Khóa luận Ngoại thương Việt Nam với sự phát triển nông nghiệp nông thôn
Bằng phương pháp nghiên cứu khoa học, khoá luận: "Ngoại thương Việt Nam với sự phát triển của nông nghiệp nông thôn" đã đạt được những kết quả sau: 1. Khoá luận nghiên cứu về vai trò của hoạt động ngoại thương đối với nền kinh tế quốc dân. Phân tích rõ những lợi ích mà ngoại thương mang lại cho nền kinh tế quốc dân nói chung và cho quá trình CNH - HĐH NNNT nói riêng. Ngoài ra khoá luận còn nêu được chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoạt động ngoại thương qua các thời kỳ, điểm qua những kết quả đã đạt được nhằm hệ thống chặng đường phát triển của ngoại thương Việt Nam. 2. Trên cơ sở phân tích rõ các nội dung cơ bản của CCKT nông thôn bao gồm: Ngành nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, dịch vụ, khoá luận đã chỉ rõ sự cần thiết và tất yếu phải chuyển dịch CCKT nông thôn theo hướng CNH - HĐH. 3. Khoá luận đã nêu một cách khái quát mô hình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn của Trung Quốc và Thái Lan. Từ đó đưa ra một số bài học kinh nghiệm có tính gợi mở cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt Nam. Các bài học kinh nghiệm phù hợp với thực trạng phát triển kinh tế và điều kiện tự nhiên vốn có ở Việt Nam. 4. Khoá luận nghiên cứu về thực trạng tiến hành CNH - HĐH NNNT Việt Nam, trong đó phân tích rõ những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế trên các lĩnh vực của quá trình CNH -HĐH NNNT từ sau "đổi mới" đến nay, bao gồm: cơ giới hoá nông nghiệp, thuỷ lợi hoá nông nghiệp, hoá học hoá nông nghiệp, công nghệ vi sinh, CCKT nông thôn, hệ thống giao thông, điện khí hoá. 5. Trên cơ sở phân tích thực trạng chương trình phát triển ngoại thương nhằm đẩy mạnh tiến trình CNH - HĐH NNNT Việt Nam, khoá luận đã nêu được kết quả của hoạt động ngoại thương nhờ có chính sách "đổi mới", " mở cửa" nền kinh tế. Cụ thể là thực trạng xuất khẩu gạo, một số cây công nghiệp (cà phê, chè, cao su), rau quả - gia vị, trâu bò, lợn, thuỷ hải sản, và mặt hàng thủ công Mỹ nghệ. 6. Khoá luận nghiên cứu và phân tích rõ mối quan hệ giữa ngoại thương và quá trình CNH - HĐH hoá NNNT Việt Nam. Phát triển ngoại thương tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH NNNT, CNH - HĐH NNNT lại là cơ sở để đẩy mạnh hoạt động ngoại thương. 7. Trên cơ sở phân tích thuận lợi và khó khăn của việc thực hiện CNH - HĐH NNNT, các quan điểm cơ bản và mục tiêu CNH - HĐH NNNT và xuất khẩu nông sản. Khoá luận đã đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh CNH - HĐH NNNT bao gồm: mở rộng thị trường trong và ngoài nước, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng các làng nghề truyền thống, phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, công nghệ vi sinh, bao bì - bao gói, các biện pháp về tài chính tín dụng, các biện pháp tăng cường quản lý của Nhà nước như chính sách chuyển dịch cơ cấu thị trường, gắn lưu thông nội địa và hoạt động ngoài thương với sản xuất trong đó có chính sách tăng cường hiểu biết về kỹ năng văn hoá xuất khẩu, đây là vấn đề hiện được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ngoai thuong VN voi su phat trien nong nghiep nong thon.doc