1- Những tầu du lịch có mớn nước sau, khi thủy triều cạn không thể cập vào cầu cảng được phép chuyển tải khách:
1- Nơi chuyển tải: trong phạm vi vùng nước thuộc cảng, bến quản lý
2- Chủ tầu hoặc người được ủy quyền hợp pháp phải làm giấy đề nghị chuyển tải khách, giấy đề nghị ghi rõ số lượng khách cần chuyển tải, thuyền trưởng tầu làm nhiệm vụ chuyển tải và có chữ ký của thuyển trưởng tầu chuyển tải
2- Chuyển tải khách tại điểm neo đậu lưu trú
Là việc chuyển tải khách lưu trú qua đêm giữa các tầu lưu trú du lịch hoặc giữa tầu lưu trú du lịch và tầu du lịch trở khách thăm quan kết hợp đưa khách ra tầu lưu trú du lịch
2.1- Chuyển tải khách giữa các tầu lưu trú du lịch:
2.1.1- Việc chuyển tải phải được sự đồng ý của khách lưu trú
2.1.2- Khách phải thực hiện các nội dung ghi tại điều 11 của quy định này trừ các trường hợp khác theo quy định
91 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1735 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nhân lực trên các tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à bài toán về chất lượng lao động lại trở nên xa vời. Xét về mức thu nhập thì thu nhập của nhân viên trên tầu lưu trú tương đối ổn định và ở mức khá so với nhưng vị trí tương đương nếu làm trên bờ (trung bình từ 2,5- 5 triệu/ tháng cho các vị trí khác nhau) vì ngoài tiền lương chính được nhận cố định hàng tháng theo vị trí làm việc ra thì nhân viên còn được hưỏng tiền dịch vụ: tiền đồ uống bán cho khách, tiền” tip” (thưởng) của khách du lịch để lại, tiền thưởng của doanh nghiệp hơn nữa lại không phải chi phí nhiều vì họ cũng lưu trú luôn trên tầu nhưng có một điều cần phải cải thiện đó là không gian sinh sống trên tầu cho nhân viên: Hầu hết khi đóng tầu lưu trú du lịch các chủ tầu đều muốn tối đa đến hết mức có thể diện tích trên tầu để làm các phòng cho khách, tăng doanh thu, lợi nhuận nên không gian lưu trú cho nhân viên là rất chật hẹp thường chỉ là một phòng có diện tích trung bình 8 m2- 10 m2 cho từ 4-6 nhân viên: vừa là kho chứa đồ vừa là phòng ăn, phòng ngủ. Như vậy, là một không gian rất nhỏ hẹp, gây bất tiện và không ổn định vì vậy mỗi chủ tầu nên có một sự xắp xếp bố trí hợp lí để đảm bảo không gian sinh sống tối thiểu cho nhân viên của mình. Đồng thời cũng chú ý chăm lo đến đời sống tinh thần cho nhân viên như các trang thiết bị tiện nghi, giải trí sau một ngày làm việc căng thẳng như: Đài, báo, tivi.. và việc bố trí ngày nghỉ trong tháng, ngày nghỉ phép, nghỉ tết một cách hợp lí để mỗi nhân viên đều có thời gian nghỉ ngơi và giành cho gia đình.
3.2.1.2. Thường xuyên bổ sung và nâng cao kiến thức cho nhân viên làm việc trên tầu lưu trú du lịch
Dịch vụ lưu trú trên vịnh Hạ Long không chịu ảnh hưởng quá nặng nề của hiệu ứng mùa nhưng nó vẫn tồn tại mùa cao điểm và thấp điểm: Mùa cao điểm thường từ tháng 9 đến tháng 4, và mùa thấp điểm thường từ tháng 4 đến tháng 8. Mùa cao điểm các tầu lưu trú thường hoạt động hết công suất với mức trung bình 28 chuyến/ 30 tháng có những đội tầu chạy đến 30 ngày trên tháng nên thường xảy ra tình trạng thiếu lao động và tất yếu sẽ không có thời gian cho việc đào tạo và bồi dưỡng nhân viên. Chính vì vậy vào những mùa thấp điểm doanh nghiệp nên chủ động gửi nhân viên của mình tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, ngoại ngữ do sở Du lịch tổ chức. Ngoài ra doanh nghiệp có thể tự tổ chức các lóp đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên bằng việc thuê các giáo viên, chuyên gia có kinh nghiệm về đào tạo cho nhân viên ngay trên các chuyến tầu lưu trú. Vì thật là phi thực tế nếu nghĩ bạn có thể thuê được những nhân viên có đủ năng lực và kỹ năng để đáp ứng ngay nhu cầu của tổ chức. Và thực tế của việc đào tạo trong nhà trường, thị trường lao động cạnh tranh mạnh mẽ, nhu cầu có được những nhân viên có đủ kỹ năng vượt quá khả năng cung cấp. Đó là lúc cần có sự đào tạo lại. Và việc đào tạo lại không còn quá xa lạ gì với các khách sạn và doanh nghiệp du lịch, việc đào tạo lại không chỉ trang bị cho nhân viên những kỹ năng nghề nghiệp trong môi trường mới mà điều này cũng chỉ ra rằng bạn đang đầu tư vào họ và tạo điều kiện để họ sát cánh với tổ chức. Nhân viên cũng sẽ cảm thấy được khuyến khích và có động lực hơn. Họ được học và thực tế luôn các tình huống công việc hàng ngày trên tầu lưu trú sẽ giúp nhân viên dễ tiếp thu, học hỏi và việc học cũng trở nên rất nhẹ nhàng và nhờ những khóa đào tạo đó trình độ nghiệp vụ của nhân viên sẽ ngày càng được cải thiện.
Một hình thức đơn giản mà khá hiệu quả và lại ít tốn kém đến chi phí và thời gian đó là áp dụng hình thức: đào tạo tại chỗ và đào tạo chéo. Đó là việc các nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, có kinh nghiệm làm việc và có trình độ ngoại ngữ sẽ hướng dẫn và đào tạo lại cho các nhân viên mới và các nhân viên khác trên tầu, dần dần chất lượng lao động trên các tầu lưu trú sẽ được cải thiện đáng kể.
3.2.1.3. Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho những vị trí phải tiếp xúc trực tiếp với du khách
Không thể phủ nhận được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ mà cụ thể là tiếng Anh của các lao động trực tiếp tiếp xúc với du khách. Ngoại ngữ là chiếc cầu nối nhân viên với du khách, không thể có một dịch vụ tốt, hoàn hảo khi mà nhân viên chưa sử dụng ngoại ngữ tốt. Do vậy phải tích cực cải thiện trình độ giao tiếp ngoại ngữ cho nhân viên bằng nhiều biện pháp khác nhau. Khuyến khích phong trào tự học hỏi rèn luyện trong mỗi nhân viên qua đó có những hộ trợ khen thuởng cần thiết cho nhưng nhân viên có chuyên môn và ngoại ngữ giỏi,oaps dụng tốt mô hình nhân viên tự đào tạo hướng dẫn lẫn nhau: những nhân viên giỏi ngoại ngữ sẽ giúp đỡ các nhân viên mới, các nhân viên có kỹ năng ngoại ngữ chưa thành thạo.
3.2.2. Giải pháp lâu dài
3.2.2.1. Xây dựng một chuẩn riêng, cụ thể cho từng vị trí làm việc trên các tầu lưu trú du lịch
Thời gian gần đây ngành du lịch cũng đang tham gia tích cực vào việc xây dựng chuẩn cho từng vị trí làm việc trong ngành du lịch mở đầu bằng việc xây dựng chuẩn tiếng Anh cho các vị trí tiếp xúc trực tiếp với du khách như: lễ tân, bàn, bar, buồng .v.v. Đó cũng là một lỗ lực nhằm chuyên nghiệp hoá và nâng cao trình độ cho nhân viên du lịch. Dịch vụ lưu trú du lịch trên vịnh cũng vậy, là một trong nhũng loại hình cơ sở lưu trú đựơc xếp hạng sao như các khách sạn và được xác định có vị trí chiến lược và tầm quan trọng trong phát triển du lịch Hạ Long. Nên thiết nghĩ cũng nên hoàn thiện mức chuẩn riêng, cụ thể về chuyên môn, nghiệp vụ và yêu cầu công việc cho từng vị trí làm việc và còn mức chuẩn phụ thuộc vào loại, hạng tầu lưu trú. Khi đã có mức chuẩn của yêu cầu công việc thì công đoạn đầu vào của nhân viên đã có thêm một tiêu chi tuyển chọn chứ không phải trong tình trạng thiếu kiểm soát như hiện nay. Và đặc biệt là chuẩn về tiếng Anh, ngay tai thời điểm hiện tại chỉ yêu cầu tối thiểu 02 nhân viên trên tầu lưu trú du lịch có chứng chỉ tiếng Anh B như vậy là quá chung chung vì trên thực tế không có gì có thể đẩm bảo những nhân viên sở hữu chứng chỉ có thể giao tiếp với khách du lịch được hay không hay nói cách khác là chất lượng của các chứng chỉ và việc quy định lại không cụ thể cho từng vị trí nếu có trường hợp 02 nhân viên tiếng Anh B lại rơi vào vị trí thuyền trưởng hay bếp thì coi như việc quy định đó không phát huy tác dụng. Hơn nữa việc chỉ xem xét trên chứng chỉ cũng là một hạn chế vì khi kiểm tra tiêu chuẩn nhân viên lại không có bất kì một thang điểm cụ thể nào để đánh giá nên đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng thực tế hiện nay trên các tầu lưu trú rất nhiều nhân viên có chứng chỉ tiếng Anh nhưng lại không thể giao tiếp được với du khách.
3.2.2.2. Các chủ tầu lưu trú cần nhận thức được tầm quan trọng của lao động làm việc trên tầu lưu trú và đầu tư đúng mức cho việc tuyển chọn và đào tạo nhân lực
Đã đến lúc cần phải nhận thức “người lao động du lịch cũng là một sản phẩm du lịch”. Một sản phẩm du lịch được đánh giá có chất lượng tốt không thể chỉ đơn thuần là điều kiện sơ sở vật chất mà nguồn nhân lực chính là yếu tố quyết định lớn đến sự hài lòng của du khách. Dịch vụ lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long phát triển một cách hết sức tự phát ồ ạt chưa có chiến lược và việc tuyển chọn lao động làm việc trên các tầu lưu trú cũng vậy, chỉ là việc đóng tầu ra thì cần có lao động làm việc trên tầu chứ chưa có bất kì một tiêu chuẩn, một yêu cầu nào cho những vị trí làm việc đó và điều quan trọng là mỗi một chủ tầu chưa có được những nhận thức đúng đắn về vai trò của những người lao động của mình. Hầu hết các chủ tầu họ chỉ có cơ sở lưu trú là các con tầu chứ chưa chủ động được nguồn khách để duy trì hoạt động và tạo lợi nhuận mà hầu hết là có sự hợp tác với các công ty tổ chức tour cung cấp nguồn khách. Nên việc chú ý quan tâm đên lao động làm việc trên tầu cũng là một trong những lợi thế lớn trong môi trường cạnh tranh giữa các chủ tầu để kí kết được những hợp đồng tour ổn định vì nhân lực được đào tạo, có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng ngoại ngữ sẽ tạo được sự hài lòng cho du khách. Mà bất kì một công ty du lịch nào cũng muốn du khách của mình có được sự hài lòng nhất. Hơn nữa theo quy luật phát triển thì dịch vụ du lịch tại Hạ Long sẽ ngày càng phát triển một cách chuyên nghiệp hơn, chúng ta đã quảng bá du lịch Hạ Long trên CNN, đã và đang bầu chọn cho vịnh Hạ Long trở thành một trong bẩy kì quan thiên nhiên mới, chúng ta cũng đang phải cạnh tranh vói Thái Lan, Malayxia… và chúng ta cúng đang lỗ lực để đón nhiều hơn nữa các du khách đến với Hạ Long thì nhân lực du lịch chính là chiếc chìa khóa thành công.
Từ việc nhận thức đúng đắn vai trò của lao động trên các tầu lưu trú mà các chủ tầu - những người tuyển chọn và quản lí lao động phải có những chiến lược và đầu tư đúng mức cho việc tuyển chọn và đào tạo lao động trên các tầu lưu trú, cụ thể là: Đưa ra các yêu cầu về chuyên môn, ngoại ngữ cho từng vị trí làm việc va tuyển chọn dựa trên các tiêu chí đó khi đó chất lượng lao động đa được sàng lọc một lần qua đầu vào thì mặc du có tốn thêm chi phí tuyển dụng nhưng sẽ tiết kiệm được chi phi cho đào tạo lại sau này. Ngoài ra cũng nên áp dụng mô hình “ đào tạo theo địa chỉ” có sự liên kết với các cơ sở dạy nghề để liên kết đào tạo theo yêu cầu, chi phí ban đầu sẽ lớn nhưng các chủ tầu sẽ có được những lao động có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu công việc cụ thể và gần như sẽ không phải đầu tư để đào tạo lại hay học việc và họ đã sẵn sàng làm việc và tạo ra lợi nhuận ngay. Tóm lại để làm được điều đó mỗi chủ tầu phải ý thức được vai trò của mỗi lao động, họ chính là yếu tố tạo nên sư tồn tại, chất lượng, thương hiệu và lao động chính là“ tài sản” của mỗi công ty.
3.2.2.3. Có sự kết hợp, hỗ trợ giữa chủ sở hữu của các tầu lưu trú và các công ty du lịch
Một thực tế là các công ty du lịch là ngưòi chịu trách nhiệm với du khách về chất lượng các chuyến tour và hơn ai hết các công ty du lịch luôn muốn những nhân viên tốt nhất làm việc trên tầu nhưng chủ các tầu lưu trú mới chính là những ngưòi tuyển dụng , đào tạo và trực tiếp quản lý họ. Do vậy nên có một sự dung hoà giữa hai đối tượng này: chủ tầu và các công ty tour cần có một sự liên kết hay nói cách khác là một sự hỗ trợ từ phía các công ty tổ chức tour trong việc tìm kiếm đầo tạo nhân viên. Vì các công ty tour hều hết đặt tại Hà Nội- một trung tâm với rất nhiều trường đào tạo nghề và là một môi trường tốt dễ dàng tìm kiếm các ứng viên theo yêu cầu hơn là các chủ tầu tại Quảng Ninh. Và thực tế đã chứng minh có hiệu quả rất tốt khi một số các công ty tour đã tuyển dụng các vị trí như đầu bếp, lễ tân sau đó đào tạo và đưa xuống tầu làm việc. Ngoài ra còn có thể phối hợp trong các chiến dịch đào tạo bồi dưỡng nhân viên.
Kết luận
Có lẽ chưa bao giờ dịch vụ lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long lại phát triển sôi động và manh mẽ như hiện nay; 120 tầu lưu trú với hơn 1200 phòng từ hạng đạt tiêu chuẩn đến đạt tiêu chuẩn 3* rất sang trọng và lịch sự. Và trong tương lai khi các điểm lưu trsu được mở rộng, sẽ có ngày càng nhiều hơn nữa các con tầu đạt tiêu chuẩn 3*, 4* đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của các du khách , các chương trình tour phong phú và hấp dẫn kết hợp với nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn sẽ là một sản phẩm du lịch độc đáo của Hạ Long và hứa hẹn rất nhiều tiềm năng thu hút các du khách quốc tế . Đã đến lúc cần phải nhận thức “người lao động du lịch cũng là một sản phẩm du lịch”, nhân lực trên các tầu lưu trú du lịch đóng một vai rèo hết sức quan trọng:.Một sản phẩm du lịch được đánh giá có chất lượng tốt không thể chỉ đơn thuần là điều kiện sơ sở vật chất mà nguồn nhân lực chính là yếu tố quyết định lớn đến năng lực cạnh tranh của các sản phảm du lịch, đến chất lượng sản phẩm lưu trú du lịch, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm du lịch, ảnh hưỏng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh và trên hết là sự hài lòng của các du khách. Mặc dù còn tồn tại những yếu điểm về chuyên môn và ngoại ngữ nhưng trên nền tảng là một lực lượng lao động trẻ, ham học hỏi có kiến thức và triển khai hiệu quả các nhóm giải pháp đề xuất thì trong tương lai chúng ta sẽ có một đội ngũ nhân lực trên các tầu lưu trú du lịch có chuyên môn vững vàng, các ký năng nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ mang đến cho du khách nhưũng dịch vụ ngày càng có chất lượng tốt hơn nữa để phát triển dịch vụ lưu trú du lịch trở thành một thế mạnh độc đáo của du lịch Quảng Ninh là điểm hấp dẫn và thu hút khách du lịch đúng nhưu phương hướng phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2000- 2010 của tỉnh đề ra.
Tài liệu tham khảo
1/ Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Báo cáo kết quả công tác quản lý, bảo tồn phát huy giá trị Vịnh Hạ Long năm 2007 - phương hướng nhiệm vụ năm 2008.
2/ Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Báo cáo kết quả công tác quản lý, bảo tồn phát huy giá trị Vịnh Hạ Long năm 2008 - phương hướng nhiệm vụ năm2009.
3/ Ban Quản lý vịnh Hạ Long và Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Quảng Ninh, Đặc điểm khí tượng hải văn Vịnh Hạ Long, Hạ Long 10-2005.
4/ Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Vịnh Hạ Long Di sản thiên nhiên thế giới - Hạ Long 1-2007.
8/ Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Một số văn bản pháp quy liên quan đến công tác quản lý, bảo tồn khu Di sản Vịnh Hạ Long, Hạ Long 1-2003.
6/ Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Hạ Long những lời đánh giá và ca ngợi Hạ Long 4-2000.
7/ Bộ xây dựng, Viện quy hoạch đô thị nông thôn, Báo cáo tóm tắt quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long đến 2020.
8/ Cơ quan JICA Nhật Bản, Đánh giá môi trường Vịnh Hạ Long năm 2000.
9/ Trần Đức Thanh, Nhập môn Du lịch, NXB ĐHQG-Hà Nội 2001.
10/ Tỉnh uỷ Quảng Ninh, Nghị quyết của Ban Thường Vụ Tỉnh Uỷ về công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long đến 2005, số 09 NQ/TU, Hạ Long 30-11-2001.
11/ UBND tỉnh Quảng Ninh, Sở Du lịch Quảng Ninh, Quy hoạch phát triển Du lịch tỉnh Quảng Ninh thời kì 2001-2010.
12/ UBND tỉnh Quảng Ninh, Sở Du lịch Quảng Ninh, Quyết định số 4117/2005/ QĐ- UBND Quy định về việc quản lý hoạt động của tầu du lịch trên vịnh Hạ Long
13/ UBND tỉnh Quảng Ninh, Sở Du lịch Quảng Ninh, Quyết định số 410/2005/ QĐ- UBND Quy định về việc quản lý hoạt động của tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long
14/ UBND tỉnh Quảng Ninh ,Bộ Văn hoá Thông tin, UBQG UNESCO của Việt Nam, Hội thảo Vịnh Hạ Long 5 năm Di sản thế giới, Hạ Long 4-2000.
15/ Phạm Hồng Hải, Cẩm nang du lịch Vịnh Hạ Long, NXB Thế giới và Ban Quản lý vịnh Hạ Long - 2005
16/ Non nước Hạ Long – Thi Sảnh, Hội khoa học lịch sử Quảng Ninh 10-2002.
17/ Tạp chí Du lịch Việt Nam
Số ra tháng 8/2004; tháng10/2004; tháng11/2004; tháng 12/2004;
tháng 1/2005; tháng 2/2005.
18/ Tạp chí Chân trời UNESCO
Số ra tháng 12/2004 ; tháng 1/2005; tháng 2/2005
19/ Tạp chí Quản lý Nhà Nước
20/ Website :http:// www.vietnam tourism.com
21/ Website :http:// www.halongtourism.com
22/ Website :http:// www.columbuscruiser.com
23/ Website :http:// www.Pintacruiser.com
24/ Website :http:// www.Ninacruiser.com
25/ Website :http:// www.baitulongtravel.com
26/ Website :http:// www.emeraudecruiser.com
phụ lục
Phụ lục1: một số hình ảnh về tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long
Bô Phòng tắm
Phòng Double
Phòng Twin
Boong tầu
Phòng hòa nhạc
Một buổi dậy thái cực quyền
Chèo kayak
Khu nhà hàng
Ngắm cảnh vịnh
Phụ lục 2 : phiếu lấy ý kiến khách du lịch đã sử dụng dịch vụ trên tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long
Survey questionaire
(About the staffs and services on boat in HaLong bay)
Dear Guest!
In order to further improve services on the boat in Ha Long bay. Your feed back will be very use for us. Please, fill out the questionnaires
Your name:……………………………………………………………………………………………………………………….
Nationality:……………………………………………………………………………………………………………………….
Email:………………………………………………………………………………………………………………………………..
Trip to Hạ Long Bay
Date:…………………………………………………………………………………………………………………………………
Guide
Bad
Nornal
Good
Excellent
Language skills
Professional knowledge
Flexibility
Enthusiasm
Junk’sname:……………………………………………………………………………………………………………………
Yourcomments:………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Yoursuggestions:…………………………………………………………………………………………………………….
Junk
Bad
Normal
Good
Excellent
Room
Hygiene
Comfort
Atmosphere
Yourcomments:………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
Yoursuggestions:…………………………………………………………………………………………………………..
Staff
Bad
Normal
Good
Excellent
Languages kills
Professional knowledge
Flexibility
Enthusiasm
Yourcomments:……………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
Yoursuggestions:……………………………………………………………………………………………………………
Thank your for joining!
Phụ lục 3: phiếu lấy ý kiến khách du lịch đã sử dụng dịch vụ trên tầu lưu trú du lịch Bái Tử Long
BAI TU LONG HUNG NGUYEN CO., LTD
Add: 54 Nguyen Huu Huan St., Hoan Kiem, Hanoi
Tel: +844 926 3715 – Fax: +844 926 3716
Email: baitulongtravel@gmailcom
Website: www.baitulongtravel.com/baitulongjunk.com
TRAVEL DATE
From: …… /…… /2009
To: ……… / ……./ 2009
No.junk: 69 79 96 99
Name of the guide: ………………. …..
FEEDBACK FORM
TOUR GUIDE
Ex
Good
Aver
Poor
Attitude
L Language
Com Comunication
K Knowledge
Helpuf
DRIVER
Ex
Good
Aver
Poor
Attitude
Dr Driving skill
CREW
Ex
Good
Aver
Poor
Attitude
Com Comunication
ROOM, RESTAURANT & KITCHEN
Please indicate the quality of food, beverage and the service of our outlets:
Ex
Good
Aver
Poor
Qua Qualities of food
Efficiency of service
Overall impression
Cleanliness
Comfortable amenities
TOUR IN HALONG BAY
How do you rate the following?
Ex
Good
Aver
Poor
Itinerary
Visited
Anniversary organization
Thank you for choosing our servce.
How did you know about the Junk?
baitulong.com
Tourist information
Google
Fiends
Pathfinder
Hanoi Map
Noibai Airport
Hotel (Special, pls):
Other (Special, pls)
……………………
……………………
What did you like the best in our Junk?
………………………………………………………….
…………………………………………………………..
Would you like to stay in our Junk again?
Yes
No
If “No” please let us know why you were not satisfied?
………………………………………………………….
………………………………………………………….
…………………………………………………………..
………………………………………………………….
General comments?
………………………………………………………….
………………………………………………………….
…………………………………………………………..
………………………………………………………….
Do you have any other suggestions which you
would to make?
………………………………………………………….
………………………………………………………….
…………………………………………………………..
………………………………………………………….
Your name: ……………………………………………
Email: ………………………………………………….
Date of birth: …………………………………………..
Nationality:……………………………………………..
Address: ……………………………………………….
We look forward to welcoming you back very soon!
Phụ lục 4: Quy định Quản lý hoạt động tầu du lịch trên vịnh Hạ Long
ủy ban nhân dân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
tỉnh Quảng ninh Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
Quy định
Quản lý hoạt động tầu du lịch trên vịnh Hạ Long
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4117/2005/Qđ-UBND ngày 3/11/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Chương 1
Quy định chung
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh , đối tượng áp dụng
Bản quy định này quy định tiêu chuẩn, hoạt động và công tác quản lý đối với tầu du lịch hoạt động trên vịnh Hạ Long
Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến dịch vụ vận chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long đều thuộc đối tượng điều chỉnh của quy định này
Các tầu chở khách du lịch quá cảnh qua cửa khẩu quốc tế Hông Gai, tầu thuyền thể thao, thuyền chèo tay, tầu làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh không thuộc đối tượng điều chỉnh của quy định này
Điều 2: Các hoạt động dịch vụ của tầu du lịch trên vịnh Hạ Long được quy định trong các Quy định này bao gồm:
Kinh doanh vận chuyển khách du lịch
Dịch vụ kinh doanh ăn uống và các dịch vụ khác trên tàu du lịch
Điều 3: Giải thích từ ngữ
Các từ dưới đây được hiểu như sau:
1-Tầu đu lịch
Là phương tiện thuỷ nội địa dùng để vận chuyển khách tham quan vịnh Hạ Long, đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các Điều 5,6,7,8,9 của Quy định này
Các loạic xuồng cao tốc, thuyền buồm chuyên dùng để vận chuyển khách du lịch tham quan vịnh Hạ Long, đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 13 của quy định này
Người( hay nhân viên )làm việc trên tầu: Bao gồm thuyền viên, nhân viên và phục vụ trên tầu được chủ tầu hợp đồng lao động và có tên trong danh bạ thuyền viên của tầu
Vịnh Hạ Long: là toàn bộ vùng biển , đảo rộng 1553km2, bao gồm cả Vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử long và một phần của vùng biển huyện đảo Vân Đồn
Chủ tầu( chủ phương tiện): Đựơc quy định tậi khoản 1 điều 6 nghị định số21/2005/ND-CP ngày 1/3/2005 của chính phủ” Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Giao thông đương thuỷ nội địa”
Điểm du lịch, điểm tham quan: Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch
Tuyến du lịch: Là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch. Tuyến du lịch trên vịnh Hạ Long nằm trong các tuyến, luồng giao thông đường thuỷ nội địa đã được cơ quan có thẩm quyền công bố theo quy định của nhà nước
Tuyến , luồng giao thông đường thuỷ nội địa; cảng , bến: Được quy định tại Luật giao thông đường thuỷ nội địa và các văn bản liên quan khác của nhà nước
Điều 4: Các quy định hiện hành của nhà nước về hoạt động của phương tiện thuỷ nội địa đều được áp dụng đối với tầu du lịch trên vịnh Hạ Long. Khi kinh doanh các ngành nghề có điều kiện, chủ phương tiện pahỉ đảm bảo các điều kiện, quy định hiện hành của nhà nước. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định hiện hành của nhà nước
Chương 2
Quy định đối với tầu du lịch
Mục 1
Quy định điều kiện, tiêu chuẩn thuyền viên đối với tầu du lịch
Điều 5: Tiêu chuẩn an toàn
1- Tầu đóng mới, hoán cải,sửa chữa, đang khai thác phải đảm bảo phù hợp “Danh mục các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành áp dụng cho phương tiện thủy nội địa”, ban hành kèm theo Quyết định số 25/2004/QĐ- BGTVT ngày 25/11/2004 của Bộ Giao thông vận tải.
2- Các điều kiện an toàn:
2.1- Radio theo dõi thòi tiết;có hệ thống thông tin liên lạc bằng VHF và điện thoại di động đảm bảo liên lạc 24/24h với trung tâm tìm kiếm cứu nạn- Ban Quản lý Vịnh Hạ Long và cơ quan cấp phép rời cảng, bến và cơ quan quản lý điểm neo đậu lưu trú
2.2- Có tủ thuốc, dụng cụ y tế dự phòng để chữa trị các bệnh thông thường và sơ cứu
2.3 Trang thiết bị an toàn phòng cháy chữa cháy
2.4- Có cầu dẫn đưa đón khách an toàn và thuận tiện
2.5- Máy chính là loại động cơ diezen thuỷ, có công suất để tầu đạt tốc độ khai thác tối thiểu là 12hm/h; độ ồn, độ rung theo quy phạm quy định .
Điều 6: Tiêu chuẩn về hình dáng kiến trúc các bộ phận trên tầu
Có hình dáng kiến trúc đẹp , hài hoà , theo quy phạm
Thân tầu: Phần trên mớn nứơc và thượng tầng phải được sơn màu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải
Được thiết kế có khả năng thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức, đảm bảo thông thoáng
Có các phòng, bộ phận chức năng đáp ứng dịch vụ phục vụ khách, cụ thể:
4.1- Phòng khách
4.2- Hành lang dẫn khách đến các khu vực chức năng
4.3- Tối thiểu 01 phòng vệ sinh cho tàu có sức chở từ 20 khách trở xuống và 02 phòng vệ sinh đối với tầu có sức chở trên 20 khách
Điều7: Tiêu chuẩn tiện nghi của tầu
Phòng khách phải được bố trí tại boong chính, được ốp trần cách nhiệt, sạch đẹp trang nhã; sàn tàu lát gỗ xẻ đánh bóng hoặc vật liệu ốp lát khác tạo mầu sắc êm dịu, dễ làm vệ sinh và lau rửa; có đủ ghế ngồi theo đăng kiểm của tầu, ghế ngồi phải là loại ghế đảm bảo chất lượng, chiều rộng mỗi ghế không nhỏ hơn 50cm; có rèm che nắng
Hành lang bên ngoài phòng khách và boong doạ phải có lan can đảm bảo chiều cao theo quy phạm
Buồng vệ sinh phải được ốp lát bằng gạch men hoặc vật liệu tương tự từ sàn đến trần, có bàn cầu, có bồn chứa nước ngọt để xả vào bàn cầu, có chậu rửa, vòi nước,gương treo tường, và có cửa kín.
Boong dạo có mái che, có số ghế ngồi mềm không quá 1/3 số khách theo đăng kiểm
Cầu thang lên boong dạo phải có bề rộng không nhỏ hơn 60cm và coa tay vịn
Quầy dịch vụ đặt tại phòng khách, có tủ kính trưng bày hàng hóa
Các phòng, bộ phận chức năng trên tầu phải có hệ thống cửa đóng mở được
Tầu phải có đủ nước sạch, nước giải khát phục vụ khách trong suốt hành trình
Điều 8: Trang thiết bị vệ sinh môi trường
Rác thải sinh hoạt trên tầu phải được chứa trong thùng có nắp đậy, đảm bảo mỹ quan; Các loại chất thải nguy hại như: sơn, pin, ắc quy, thuốc diệt côn trùng phải được thu gom xử lý theo quy định
Có két chứa lắng, lọc chất thải lỏng và nước thải sinh hoạt
Điều 9: Điều kiện của người làm việc trên tầu
Nhân viên làm việc trên tầu phải đáp ứng các điều kiện sau:
1- Có hộ khẩu thường trú hoặc đăng kí nhân khẩu tạm trú tại địa phương thuộc tỉnh Quảng Ninh- nơi có cảng, bến mà phương tiện có hợp đồng, đăng ký neo đậu.
2- Có lý lịch rõ ràng và có các bằng cấp chứng chỉ sau:
2.1- Bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh làm việc trên tầu
2.2-100% số nhân viên được đào tạo nghiệp vụ du lịch( do Sở Du lịch
Quảng Ninh cấp chứng nhận)
2.3- Chứng chỉ nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy theo quy định tại Nghị định số 35/2003/NĐ-CP nagỳ 04/4/ 2003 của chính phủ “ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy”; chứng chỉ bơi lặn
3-Phải được chủ tầu kí hợp đồng lao động theo các quy định của Luật Lao động
4- Mặc trang phục riêng của đội tầu, đeo thẻ chức danh khi làm việc
5- Đủ tiêu chuẩn về sức khoẻ theo quy định tại Quyết định số 4293/2004/QĐ- BYT ngày 01/12/2004 của Bộ Y tế
6- Nắm vững quy định về quản lý Vịnh Hạ Long
7- Được cơ quan quản lý cảng bến cấp thẻ chức danh
Điều 10: Các tiêu chuẩn khác
Tầu phải treo cờ tổ quốc theo quy định
Phải có bảng nội quy hướng dẫn an toàn và các quy định khác bằng tiếng Việt, Anh, Trung Quốc
Có bảng niêm yết giá thuê tầu và giá cả các loại hang hoá dịch vụ trên tầu
Có các laọi bảo hiểm: Trách nhiệm dân sự chủ tầu, bảo hiểm hành khách, bảo hiểm thuyền viên
Bảo đảm vệ sinh sạch sẽ; toàn bộ tầu và các thiết bị, dụng cụ phục vụ khách phải được làm vệ sinh hàng ngày
Khi hoạt động chủ tầu pahỉ bố trí đủ các chức danh theo quy định
Điều 11: Chủ tầu, người làm việc trên tầu phải cam kết thực hiện các quy định về bảo đảm an ninh trật tự và phải chịu trách nhiệm về các hành vi sau nều xảy ra trên tầu :
1-Lợi dụng tầu để mua bán, tàng trữ, sử dụng ma tuý, vũ khí, chất nổ, hoá chất độc hại trái phép
2- Tàng trữ, phổ biến văn hoá phẩm cấm lưu hành
3- Tuyên truyền mê tín dị đoan
4- Môi giới, tổ chức, chứa chấp mại dâm , cờ bạc
5- Các hoạt động trái pháp luật khác dưới mọi hình thức
Mục 2
Phận loại tầu du lịch
Điều 12: Các loại tầu du lịch
Tuỳ theo điều kiện cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ, tầu du lịch được xếp làm 4 loại như sau:
Loại đạt tiêu chuẩn tối thiểu
Loại đạt tiêu chuẩn 1sao
Loại đạt tiêu chuẩn 2 sao
Loại đạt tiêu chuẩn 3 sao
Điều 13: Tầu đạt tiêu chuẩn tối thiểu
Đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại các điều 5,6,7,8,9,10,11 của Quy định này
Các loại xuồng cao tốc, thuyền buồm có tham gia vào vận chuyển khách du lịch đảm bảo các điều kiện sau sẽ được công nhận đạt tiêu chuẩn tối thiểu
2.1- Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, an toàn và đựơc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa: Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trương
2.2- Đảm bảo các điều kiện được quy định tại các điểm1,2,3,4 khoản 2 Điều 5; các khoản 1 và 3 Điều 6; các điều9,10,11 của bản quy định này
Điều 14: Tầu đạt tiêu chuẩn 1sao
Phải đáp ứng các quy định tại khoản 1điều 13 của quy định này và các yêu cầu sau:
Dây chuyền phục vụ giữa các bộ phận đảm bảo thuận tiện; chất lượng các trang thiết bị tốt; bài trí hài hoà
Có dịch vụ: bán hàng lưu niệm, giải khát
100% nhân viên phục vụ được đào tạo nghiệp vụ do sở Du lịch Quảng Ninh cấp chứng nhận; 50% thuyền viên trên tầu có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu trình độ A tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc; có khả năng và thái độ phục vụ tốt
Điều 15: Tầu đạt tiêu chuẩn 2 sao
Phải đáp ứng các tiêu chuẩn tại Điều 14 của quy định này và các yêu cầu sau:
Được thiết kế và đóng bằng các vật liệu cao cấp, nội goại thất được trang trí trang nhà, hài hào, đồng bộ. Dây chuyền phục vụ giữa các bộ phận đảm bảo thuận tiện, liên hoàn, một chiều
Có tối thiểu 02 phòng vệ sinh
Có dịch vụ ăn, giữ đồ cho khách, khuân vác hành lý
Mức độ phục vụ: Có các dịch vụ phcụ vụ theo yêu cầu của khách
Yêu cầu về nhân viên: Có ít nhất 01 nhân viên có trình độ B ngoại ngữ trở nên ( tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc). Có trang phục riêng của đội tầu
Điều 16: Tầu đạt tiêu chuẩn 3 sao
Phải đáp ứng các tiêu chuẩn tại Điều 15 của quy định này và các yêu cầu sau:
Toàn bộ vật liệu của tầu phải đạt chất lượng tốt, đồng bộ , sang trọng
Chất lượng trang thiết bị rất tốt, đồng bộ về màu sắc, kiểu dáng, kích thước
Mức độ phục vụ: Phục vụ theo yêu cầu của khách với các dịch vụ có trên tầu
Yêu cầu về nhân viên: 50% nhân vien phục vụ được đào tạo nghiệp vụ du lịch về các lĩnh vực buồng , bàn, lễ tân ( do các trường đào tạo về du lịch cấp chứng chỉ) ; có ít nhất 50% số nhân viên đạt trình độ B ngoại ngữ( tiếng Anh hoặc tiếng trung Quốc) trở lên có trang phục riêng cho từng bộ phận phục vụ của đội tầu .
Phụ lục 5: Quy định quản lý hoạt tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long
( Ban hành kèm theo Quyết định số 410/2006/ QD- UBND ngày 26/01/2006
Của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
ủy ban nhân dân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
tỉnh Quảng ninh Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
quy định
Quản lý hoạt động tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long
( Ban hành kèm theo Quyết định số 410/2006/ QD- UBND ngày 26/01/2006
Của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Chương 1
Quy định chung
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh , đối tượng áp dụng
Bản quy định này quy định tiêu chuẩn, hoạt động và công tác quản lý nàh nước đối với tàu du lịch có kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long( sau đây gọi là tầu lưu trú du lịch)
Tổ chức, cá nhân Việt Nam, nước ngoài kinh doanh tầu lưu trú du lịch đều phải thực hiện bản quy định này, Quy định quản lý hoạt động tầu du lcihj ban hành kèm theo Quyết định số 4117/2005/QĐ - UBND ngày 03/11/2005 của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và các Quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.
Các tầu chở khách du lịch, quá cảnh qua cửa khẩu cảng Quốc tế Hồng Gai không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quy định này
Điều 2: Tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long ngoài việc tuân theo bản quy định này phải thực hiện các quy định hiện hành của Nhà nước về hoạt động của phương tiện thủy nội địa, về kinh doanh các ngành nghề có điều kiện. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh tầu lưu trú du lịch phải đăng ký kinhd oanh theo quy định hiện hành.
Điều 3: Giải thích từ ngữ
Tầu lưu trú du lịch : Là phương tiện thủy nội địa chuyên dùng đẻ kinh doanh vận chuyển khách tham quan và khách lưu trú qua đêm trên phương tiện.
Người làm việc trên tầu : Bao gồm thuyền viên, nhân viên phục vụ trên tầu, được chủ tầu hợp đồng lao động và có tên trong danh ba thuyền viên của tầu
Vịnh Hạ Long: Là toàn bộ vùng biển, đảo rộng 1553km2, bao gồm Vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long và một phần vùng biển, đảo huyện Vân Đồn
Chủ tầu( chủ phương tiện): Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 21/2005/ND-CP ngày 1/3/2005 của chính phủ “ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa”
Điểm neo đậu lưu trú: Là khu vực dành cho các tầu lưu trú du lịch neo đậu qua đêm
Chương 2
Quy định điều kiện, tiêu chuẩn đối với tầu lưu trú du
Điều4: Điều kiện kỹ thuật ,an toàn
Được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thiêt theo loại tầu có chức năng vận chuyển khách du lcihj vfa kinhd oanh cơ sở lưu trú du lịch , đảm bảo đồng bộ các tiêu chuẩn về kỹ thuật , an toàn, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường đối với phương tiện thủy nội địa có cơ sở lưu trú du lịch.
Tầu đóng mới , hoán cải sửa chữa, đang khai thác phảI đảm bảo phù hợp” Danh mục quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành áp dụng cho phương tiện thủy nội địa” Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2004/QD- BGTVT ngày 25/11/2004 của bộ giao thông vận tải.
Phải có công suất máy chính đạt từ 60 CV trở nên, có khả năng hoạt động trong vùng cấp S1; có hệ thống báo mức nước ngập tại hầm tầu
Các điều kiện an toàn
4.1- Radio theo dõi thời tiết; có hệ thống thông tin liên lạc bằng VHF và điện thoại di động đảm bảo liên lạc 24/24h vơI strung tâm tìm kiếm cứu nạn- Ban Quản lý vịnh Hạ Long và cơ quan cấp phép rời cảng, bến và cơ quan quản lý điểm neo đậu
4.2- Có tủ thuốc, dụng cụ y tế dự phòng để chữa trị những bệnh thông thường và có sơ cứu khi có tai nạn, ốm đau xảy ra
4.3- Có trang thiết bị an toàn,phòng cháy chữa cháy đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, hiệu lực theo quy định, lắp đặt tại vị trí thuận tieenjc ho việc sử dụng
4.4- Có cầu dẫn đưa đón khách lên xuống tầu an toàn, thuận tiện
Điều 5: Tiêu chuẩn về hình dáng kiến trúc, các bộ phận trên tầu
Có hình dáng kiến trú đẹp, hài hòa, theo quy phạm; được thiết kề và đóng bằng vật liệu cao cấp; nội ngoại thất được trang trí trang nhã, hài hào; đồng bộ, dậy chuyền phục vụ giữa các bộ phận đảm bảo thuận tiện, liên hoàn
2- Có đủ các phòng, bộ phận chức năng được thiết kế thông thoáng, an toàn và đáp ứng dịch vụ phục vụ khách, cụ thể:
2.1- Phòng khách, quầy bar;
2.2- Hành lang dẫn khách đến các khu chức năng, các phòng;
2.3- Tối thiểu có 02 phòng vệ sinh;
2.4- Phòng ngủ;
2.5- Bếp, phòng ăn;
2.6- Boong dạo;
Điều 6: Tiêu chuẩn phòng ngủ
Tầu phải có ít nhất 02 phòng ngủ, có phòng vệ sinh khép kín, hành lang đi lại giữa các phòng đảm bảo thuận tiện và đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Diện tích phòng ngủ tối thiểu đạt 8m2/ phòng; chiều ngang của phòng tối thiểu đạt 2,4m
2-Các phòng ngủ phải được thiết kế có khả năng thông gió tự nhiên hoặc quạt gió cưỡng bức đảm bảo thông thoáng; có điều hòa nhiệt độ;
1- Trang thiết bị tiện nghi tối thiểu tại phòng ngủ: Giường ngủ có kích thước tối thiểu đạt 0.8x 1.9m; bàn đầu giường; đệm nằm; vải trải giường; gối ; chăn len( có vỏ bọc); rèm che cửa sổ; đèn phòng; thảm chùi chân;đèn ngủ; bộ ấm chén uống nước;phích nước;dép đi trong phòng;mắc treo quần áo;bản hướng dẫn khách sử dụng các tiện nghi trong phòng, sử dụng thiết bị an toàn và thoát hiểm khi có sự cố, các quy định về an toàn, an ninh trật tự và các quy định khác bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc; phao cá nhân đủ theo số lượng, giường tại phòng ngủ, không kể số lượng phao đăng kiểm; hệ thống chuông gọi cấp cứu, chuông gọi cửa, “mắt thần” trên cửa buồng, dây khóa xích (khóa an toàn cho phòng ngủ),túi kim chỉ, cặp đựng các ấn phẩm và các bản hướng dẫn sử dụng dịch vụ, nội quy dịch vụ
Điều 7: Tiêu chuẩn tiện nghi của các phòng, bộ phận chức năng
Phòng khách
Phải được bố trí tại boong chính, được ốp trần cách nhiệt,sạch đẹp, trang nhã, sàn tàu lát gỗ xẻ đánh bóng hoặc vật liệu ốp lát khác tạo màu sắc êm dịu,dễ làm vệ sinh và lau rửa; có đủ ghế ngồi theo đăng kiểm của tầu, ghế ngồi phải là loại ghế đảm bảo chất lượng,chiều rộng mỗi ghế không nhỏ hơn 50cm,có rèm che nắng; có quầy bar phục vụ đồ uống; quầy dịch vụ có tủ kính trưng bày hàng hóa
Phòng vệ sinh
Phải được ốp lát bằng gạch men hoặc các vật liệu tương tự từ sàn đến cổ trần; có cửa kín; có bồn chứa nước ngọt để xả vào bàn cầu; chậu rủa mặt; vòi tắm hoa sen;vòi nước; hộp đựng xà phòng và xà phòng 20gram,khăn mặt; gương treo; cốc đảnh răng; giá treo khăn mặt;gương treo; hộp đựng giấy vệ sinh; thùng rác; khăn tắm; khăn mặt
3-Phòng ăn, khu bếp:
Phải đảm bảo các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 17 bản Quy định hoạt động tầu du lịch ban hành kèm theo Quyết định số 4117/2005/ QĐ- UBND ngày 30/11/2005 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
4-Hành lang bên ngoài phòng khách có lan can đảm bảo chiều cao theo quy định.
5- Boong dạo: có số ghế ngồi mềm không ít hơn 1/3 số khách theo đăng kiểm, có lan can đảm bảo chiều cao theo quy định.
6- Cầu thang lên boong dạo có bề rộng không nhỏ hơn 60cm và có tay vịn.
7- Các phòng, bộ phận chức năng trên tầu phải có hệ thống cửa ngăn riêng.
8-Tầu phải có đủ nước sạch, nước giải khát phục vụ khách trong suốt hành trình.
Điều 8: Trang thiết bị đảm bảo vệ sinh môi trường
Có thùng rác đựng chất thải rắn hàng ngày, có nắp đậy, đảm bảo mỹ quan, để nơi thuận tiện.
Có két chứa, lắng , lọc chất thải lỏng và nước thải sinh hoạt, tổng dung tích két không nhỏ hơn 400 lít, có thiết bị hút, xả.
Có két chứa dầu thải và hệ thống xử lý dầu thải với dung tích và công suất phù hợp với từng tầu và công suất máy.
Điều 9: Điều kiện và tiêu chuẩn người làm việc trên tầu
Người làm việc trên tầu phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
1- Có hộ khẩu thường trú hoặc đăng kí nhân khẩu tạm trú tại địa phương thuộc tỉnh Quảng Ninh- nơi có cảng, bến mà phương tiện có hợp đồng, đăng ký neo đậu.
2- Có lý lịch rõ ràng và có các bằng cấp chứng chỉ sau:
2.1- Bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh làm việc trên tầu
2.2-100% số nhân viên được đào tạo nghiệp vụ du lịch( do Sở Du lịch
Quảng Ninh cấp chứng nhận); 50% thuyền viên trên tầu có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu
trình độ A tiếng Anh; có ít nhất 02 nhân viên trên tầu có trình độ B ngoại ngữ tiếng Anh;
2.3- Chứng chỉ nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy theo quy định tại Nghị định số 35/2003/NĐ-CP nagỳ 04/4/ 2003 cảu chính phủ “ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy”; chứng chỉ bơi lặn
3-Phải đựoc chủ tầu kí hợp đồng lao động theo các quy định củaLuật Lao động
4- Mặc trang phục riêng của đội tầu, đeo thẻ chức danh khi làm việc
5- Đủ tiêu chuẩn về sức khoẻ theo quy định tại Quyết định số 4293/2004/QĐ- BYT ngày 01/12/2004 của Bộ Y tế
6- Nắm vững quy định về quản lý Vịnh Hạ Long
7- Ngoài số thuyền viên định biên theo quy định , nhân viên làm dịch vụ du lịch trên tầu, phải có số nhân viên phục vụ bàn, buồng theo tỷ lệ1nhân viên/ 2 phòng ngủ và 1 nhân viên nấu bếp, tổng số nhân viên nấu bếp và nhân viên phục vụ phải có ít nhất 2 người trên tầu.
Điều 10: Các điều kiện khác
Tầu phải treo cờ tổ quốc và cờ di sản theo quy định
Phải có bảng nội quy hướng dẫn an toàn và các quy định khác bằng tiếng việt, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc
Có bảng niêm yết giá thuê tầu và các loại hàng hóa dịch vụ trên tầu
Có các loại bảo hiểm: trách nhiệm dân sự chủ tầu,bảo hiểm hành khách, bảo hiểm thuyền viên.
Bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, toàn bộ tầu và và thiết bị, dụng cụ trên tầu, đảm bảo độ ồn, độ rung không quá tiêu chuẩn cho phép.
Két sắt bảo quản đồ quí cho khách.
Có giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường do sở Tài nguyên- Môi trường Quảng Ninh cấp
Khi hoạt động chủ tầu phải bố trí đủ các chức danh theo qui định, người làm việc trên tầu phải có tên trong danh bạ thuyền viên theo qui định.
Có máy phát điện đủ công suất cấp điện cho các thiết bị trên tầu, đảm bảo độ ồn, độ rung không quá tiêu chuẩn cho phép.
Tầu, chủ tầu phải đảm bảo các qui định theo Nghị định số 08/2001/ND- CP ngày 22/02/2001 của chính phủ “ Về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện”; có giấy cam kết thực hiện đúng các quy định về an ninh trựt tự với công an tỉnh Quảng Ninh( phòng quản lý hành chính về trật tự xã hội- PC13)
Có giấy chứng nhận cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn do Sở Du lịch Quảng Ninh cấp khi phương tiện đáp ứng các điều kiện quy định tại chương 2 của bản Quy định này. Giấy chứng nhận này chỉ có giá trị khi các điều kiện về an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường , an ninh trật tự còn hiệu lực.
Có hợp đồng neo đậu lưu trú nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long với Ban Quản lý Vịnh Hạ Long.
Chương 3
Quản lý khách, tầu lưu trú du lịch
Điều 11:
Khách lưu trú du lịch phải đảm bảo:
Có giấy tờ tùy thân hợp lệ( chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu)
Đã làm thủ tục khai báo tạm trú theo quy định và được cơ quan Công an xác nhận.
Đã mua vé thăm quan và nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long
Điều 12: Tầu lưu trú du lịch có đủ điều kiện, tiêu chuẩn ghi tại chương 2 của quy định này được phép đón khách lưu trú qua đêm trên Vịnh , nhưng phải thực hiện các quy định dưới đây:
Chỉ được đón, đưa khách lưu trú qua đêm trên vịnh khi khách đã thực hiện điều 11 của Quy định này.
Số lượng khách lưu trú qua đêm trêm Vịnh không vượt quá số giường dăng ký. Trường hợp có trẻ em ( dưới 12 tuổi) đi cùng thì chỉ được phép không quá 01 trẻ em/ 1 phòng và phương tiện phải có đủ phao cứu sinh, các thiết bị an toàn khác cho số khách ghép này.
Phải thực hiện việc neo đậu, thời gian lưu trú theo quy định.
Phải làm thủ tục xin phép dời cảng, bến, đăng ký lưu trú qua đêm tại các điểm neo đậu và rời điểm neo đậu
Điều 13: Thời gian lưu trú, vị trí neo đậu
1-Thời gian lưu trú là khoảng thời gian tính từ khi thả neo theo quy định tại khoản 2 điều này đến 6 giờ sáng hôm sau.
2- Thời gian thả neo:
2.1- Mùa hè: Từ 18h30( tính từ ngày 16/4 đến hết ngày 31/10 hàng năm)
2.2- Mùa đông: Từ 18h00 ( tính từ ngày 01/11 năm trước đến hết ngày 15/4 năm sau)
3- Vị trí neo đậu: Tại các điểm đã được sở giao thông- Vận tải Quảng Ninh công bố và được ghi trong giấy phép rời cảng, bến
Điều 14: Thủ tục xin phép rời cảng, bến
Chủ tầu hoặc thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền hợp pháp phải làm thủ tục xin cấp giấy phép rời cảng , bến:
02 bản danh sách khách lưu trú qua đêm trên vịnh ( theo mẫu thống nhất của cơ quan quản lý cảng bến)
Giấy khai báo tạm trú của khách theo hướng dẫn của cơ quan công an
Giấy đề nghị cơ quan quản lý cảng, bến cấp giấy rời cảng có ghi rõ số lượng khách, lịch trình, địa điểm neo đậu( theo mẫu thống nhất của cơ quan quản lý cảng bến)
Toàn bộ giấy tờ trên chuyển tới cơ quan quản lý cảng bến.
Điều 15: Thủ tục cấp giấy phép rời cảng bến
Khi nhận được giấy đề nghị cấp giấy phép rời cảng bến, cơ quan quản lý cảng, bến tiến hành làm thủ tục sau:
Kiểm tra các giấy tờ của tầu, chứng chỉ, bằng cấp thuyền viên, danh sách hành khách, danh sách thuyền viên, xác nhận vào sổ nhật trình, sổ đi lại,các giấy tờ, điều kiện khác theo quy định và cấp giấy phép rời cảng , bến
Việc cấp giấy phép rời cảng chỉ được thực hiện tại các cảng, bến được cơ quan có thẩm quyền cho phép, theo đúng quy định , hành trình, tuyến, luồng, điểm thăm quan, điểm neo đậu đã quy định và kết thúc trước 16h30 hàng ngày. Thời gian cho phép lưu trú của tầu không quá 5 đêm cho một lần cấp giấy phép
Tầu được cấp phép lưu trú ban đêm phải thực hiện việc lưu trú như quy định ở điều 13 cảu Quy định này; ngoài thời gian lưu trú nghỉ đêm, tầu được phép đưa khách thăm vịnh theo tour, tuyến đã quy định
Điều 16: Ngừng cấp giấy phép rời cảng bến
Cơ quan có thẩm quyền ngừng câp giấy phép rời cảng ,bến cho tầu lưu trú du lịch khi:
Có tin bão khẩn cáp; thời tiết khong đảm bảo an toàn( sương mù, sóng,gió lớn từ cấp 5 trở lên) theo thông báo của trung tâm khí tượng thủy văn Quảng Ninh; thời tiết diễn biến bát thường, phức tạp có thể gây mất an toàn cho phương tiện
Số lượng tầu đăng ký tại các điểm neo đậu đã đủ số lượng theo quy định
Có thông báo của cơ quan quản lý điểm neo đậu vè điều kiện không an toàn, an ninh..... tại các điểm neo đậu
Tầu đang chịu chế taig xủ lý dừng cấp giấy phép rời cảng theo điều 47 của Quy định quản lý hoạt động tầu lưu trú ban hành kèm theo Quyết định số 4117/2005/ QD- UBND ngày 03/11/2005 của ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh và điều 34 của văn bản quy định này
Không đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự thủ tục đối với tầu lưu trú du lịch theo bản quy định này và các quy định khác có liên quan
Điều 17: Quản lý phương tiện vận chuyển
Thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm điều khiển tầu đi đúng hành trình, tuyến, luồng, điểm thăm quan, neo đạu đã quy định
Trên tầu phải có sổ nhật trình( theo mẫu thống nhất được quy định tại phụ lục, sổ nhật trình phải được cơ quan cấp giấy phép rời cảng đóng dấu giáp lai) . Hành trình của tầu phải được ghi chép đầy đủ chính xác, có xác nhận của cơ quan cấp giấy phép rời cảng và cơ quan quản lý điểm neo đậu
3-Thuyền trưởng phải đón, trả khách, neo đậu đúng điểm đã được ghi trong Giấy phép rời cảng
Điều 19: Thủ tục dăng ký đến và rời điểm neo đậu
Khi đến điểm neo đậu, chủ tầu hoặc người đại diện hợp pháp phải hoàn tát các thủ tục sau với cơ quan quản lý điểm neo đậu
1 - Thủ tục đăng ký neo đậu:
1.1- Xuất trình giấy phép rời cảng; danh sách hành khách dã được cơ qun công an xác nhận; vé thăm quan vịnh Hạ Long hợp lệ của khách du lịch
1.2- Đăng ký thời điểm kết thúc neo đậu; ký tên vào sổ đăng ký neo đậu
1.3 Nộp các phí theo quy định.
2- Tại điểm neo đậu
2.1- Tầu lưu trú du lịch phải được neo bằng neo của tầu hoặc buộc vào phao neo đã trang bị tại nơi neo đậu; tuân thủ nội quy và hướng dẫn của cơ quan quản lý điểm neo đậu
2.2- Căn cứ vào sức chứa và tình hình an ninh trật tự tại mỗi điểm neo đậu, tầu lưu trú du lịch phải cháp hành sự điều chuyển vị tri neo đậu của cơ quan quản lý điểm neo đậu
3- Thủ tục rời cảng , bến
3.1- Trước khi rời điểm neo đậu, tầu lưu trú phải có xác nhận của cơ quan quản lý điểm neo đậu vào sổ nhật trình của tầu
3.2- Ký tên vào sổ theo dõi neo đậu cảu cơ quan quản lý điểm neo đậu
3.3- Đưa rác đến đúng nơi quy định
Điều 20: Chuyển tải khách
1- Những tầu du lịch có mớn nước sau, khi thủy triều cạn không thể cập vào cầu cảng được phép chuyển tải khách:
Nơi chuyển tải: trong phạm vi vùng nước thuộc cảng, bến quản lý
Chủ tầu hoặc người được ủy quyền hợp pháp phải làm giấy đề nghị chuyển tải khách, giấy đề nghị ghi rõ số lượng khách cần chuyển tải, thuyền trưởng tầu làm nhiệm vụ chuyển tải và có chữ ký của thuyển trưởng tầu chuyển tải
2- Chuyển tải khách tại điểm neo đậu lưu trú
Là việc chuyển tải khách lưu trú qua đêm giữa các tầu lưu trú du lịch hoặc giữa tầu lưu trú du lịch và tầu du lịch trở khách thăm quan kết hợp đưa khách ra tầu lưu trú du lịch
2.1- Chuyển tải khách giữa các tầu lưu trú du lịch:
2.1.1- Việc chuyển tải phải được sự đồng ý của khách lưu trú
2.1.2- Khách phải thực hiện các nội dung ghi tại điều 11 của quy định này trừ các trường hợp khác theo quy định
2.1.3- Chủ tầu hoặc người đại diện hợp pháp của các tầu phải làm thủ tục bỏ sung việc đến và dời điểm neo đậu vơi cơ quan quản lý điểm neo đâu.
Điều 21: Bảo vệ môi trường
Chất thải trên tầu phải được thu gom, xử lý và chuyển đến nơi quy định
Không xả chất thải lỏng, rắn ra vịnh Hạ Long, các loại chất thải nguy hiểm như: sơn,pin, ắc quy, thuốc diệt côn trùng... phải được thu gom xử lý theo quy định
Cơ quan quản lý điểm nwo đậu có trách nhiệm làm vệ sinh, đảm bảo các yêu cầu về môi trường tại các khu vực tầu lưu trú du lịch
Chương 4
Điểm neo đậu, cơ quan quản lý điểm neo đậu
Điều 22: Quy định về điểm neo đậu
Là khu vực đã được sở giao thông vận tải Quảng Ninh công bố theo quy định của pháp luật sau khi đã được các ngành Giao thông vận tải, Công an, Du lịch, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long kiểm tra các điều kiện hoạt động
Phỉa có hệ thống phao khống chế neo đậu, phao neo tầu, biển nội quy, biển được phép neo đậu, các điều kiện khác theo quy định và được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, cho phép neo đậu
Điều kiện hoạt động, quản lý điểm neo đậu cho tầu lưu trú du lịch thực hiện theo Quy chế quản lý hoạt động của cảng, bến thuỷ nội địa bân hành kèm theo quyết định số 07/2005/QD-BGTVT ngày 7/1/2005 của Bộ trưỏng Bộ Giao thông vận tải và các qui định pháp luật khác có liên quan
Ban quản lý vịnh Hạ Long có trách nhiệm thành lập đơn vị quản lý điểm neo đậu theo quy định
Điều 23: Đơn vị quản lý điểm neo đậu
Đơn vị quản lý điểm neo đậu cho tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long trực thuộc Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, thực hiện việc quản lý trực tiếp tại điểm neo đậu với nhiệm vụ chủ yếu sau:
Quản lý cơ sở vật chất tại điểm neo đậu
Hưóng dẫn các tầu có cơ sở lưu trú du lịch chấp hành nội quy, các quy định về hạot động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long, về an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trưòng và các quy định khác có liên quan tại điểm neo đậu
Làm thủ tục đăng ký neo đậu và rời điểm neo đậu cho tầu lưu trú du lịch theo quy định; điều hành các phương tiện ra vào, neo đậu tại các điểm neo đậu
Kiểm tra và lập biên bản khi phát hiện các dấu hiệu vi phạm của tầu lưu trú du lịch khi kiểm tra tại điểm neo đậu
Bán vé thăm quan vịnh Hạ Long, thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Hoàn tất các thủ tục hành chính cho tầu theo quy định tại Điều 19 của Quy định này.
Lập sổ sách theo dõi tình hình hoạt động của tầu thuyền nghỉ đêm trên vịnh, định kì hàng tháng, quý, năm báo cáo tình hình hoạt động của tầu thuyền tại điểm neo đậu
Tổ chức thu dọn vệ sinh, giải quyết môi trường tại các điểm neo đậu cho tầu lưu trú trên vịnh
Xác nhận vào danh sách hành khách đối với tầu từ cảng, bến khác ngoài thành phố Hạ Long đến lưu trú trên vịnh Hạ Long
Chương 5
Trách nhiệm của các tổ chức cá nhân liên quan
Mục 1: Trách nhiệm của chủ tầu, thuyền trưỏng, khách lưu trú du lịch
Điều 24: Trách nhiệm của chủ tầu lưu trsu du lịch
Thực hịên trách nhiệm của chủ tầu du lịch quy định tại Điều 33 Quy định quản lý hoạt động của tầu du lịch ban hành kèm theo quyết định số 4117/2005/QD-UBND ngày 3/11/2005 của uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
Trực tiếp hoặc uỷ quyền hợp pháp cho người đại diện chủ tầu ở trên tầu khi có khách lưu trú, bố trí đủ thuyền viên và người phục vụ trên tầu.
Ký hợp đồng với đơn vị lữ hành( hoặc khách du lịch), với đoàn khách đi trên nhiều tầu phải thể hiện rõ trong hợp đồng
Trực tiếp hoặc liên đới chịu trách nhiệm liên quan đến hoạt động của tầu lưu trú du lịch.
Không để phương tiện đón ,trả, chuyển, ghép, sang nhượng khách trái quy định, số khách lưu trú không vượt quá số giường đăng ký
Trực tiếp hoặc uỷ quyền hợp pháp lập danh sách, khai báo tạm trú cho khách theo đúng quy định
Trách nhiệm đã đựơc quy định tại bản Quy dịnh này và quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 25: Trách nhiệm của thuyền trưởng tầu lưu trú du lịch
1-Thực hiện trách nhiệm thuyền trưởng tầu du lịch quy định tại điều 34 Quy định quản lý hoạt động tầu du lịch ban hành kèm theo quyết định số 4117/2005/QD-UBND ngày 3/11/2005 của uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
2- Quản lý sổ nhật trình, ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung trong sổ; lưu trữu sổ nhật trình, dánh sách khách nghỉ lưu trú ít nhất 6 tahngs và xuất trình cơ quan chức năng khi có yêu cầu
3- Chỉ nhận khách có giấy tờ tuỳ thân hợp lệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21484.doc