Khóa luận Những biến động bất thường của thị trường cà phê thế giới trong thời gian qua và ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản xuất - Xuất khẩu cà phê Việt Nam

Cà phê trên thế giới được buôn bán theo hai hình thức: buôn bán trực tiếp và buôn bán qua trung gian. Thị trường cà phê thế giới chủ yếu tập trung vào các nhà phân phối lớn. Hiện nay có khoảng 20 nhà phân phối quốc tế thao túng toàn bộ thị trường, chèn ép về giá cả và chất lượng gây nhiều thiệt hại cho các nhà xuất khẩu. Điển hình là bốn tập đoàn lớn: General Foods (Mỹ), Procter & Gamble (Mỹ), Jacobs (Thuỵ Sỹ), và Consolidated Foods ( nay mang tên là Sarah Lee). Hầu hết các nhà xuất khẩu của nước ta đều phải xuất qua các trung gian quốc tế. Điều này không chỉ gây sức ép về giá cả, chất lượng mà còn ảnh hưởng đến hoạt động thu gom cà phê ở thị trường trong nước, thị trường trong nước luôn bị rơi vào thế bị động. Nguyên nhân là do vốn của các doanh nghiệp thu gom rất ít nên họ không thể thu gom cà phê để dự trữ, nên khi thị trường cà phê quốc tế sôi động thì hoạt động thu gom trong nước cũng nhộn nhịp, còn khi các trung gian quốc tế giảm lượng mua hay hạ thấp giá cả thì thị trường thu mua nội địa sẽ trao đảo, ách tắc. Việt Nam cần phải từng bước giảm dần sự phụ thuộc vào các trung gian quốc tế và tiến tới cung cấp trực tiếp cho các thị trường tiêu thụ trên thế giới. Việc thâm nhập thị trường nước ngoài, tiến tới xuất khẩu trực tiếp, giảm dần xuất khẩu qua trung gian là kết quả tổng hợp của nhiều biện pháp chính trị, ngoại giao, kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương và đòi hỏi sự nỗ lực của cơ quan Nhà nước và của các doanh nghiệp. Trong đó, cần tập trung thực hiện các bước sau: * Bản thân doanh nghiệp: + Không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh (chất lượng, chủng loại phù hợp với thị hiếu của từng thị trường) + Có kế hoạch và biện pháp bồi dưỡng, đào tạo cán bộ làm công tác thị trường nước ngoài, xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại thương có năng lực. + Cập nhật thông tin về thị trường cà phê thế giới. + Xây dựng và thực hiện chiến lược marketing, tiến hành quảng cáo, tham gia hội chợ, triển lãm và các hoạt động xúc tiến thượng mại khác ở nước ngoài để có điều kiện quảng bá về sản phẩm cà phê Việt Nam cũng như tìm kiếm đối tác, thiết lập các mối quan hệ kinh doanh.

doc87 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những biến động bất thường của thị trường cà phê thế giới trong thời gian qua và ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản xuất - Xuất khẩu cà phê Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n vốn kinh doanh của các hộ sản xuất cà phê rất eo hẹp, không đủ khả năng tài chính để găm giữ cà phê mà phải nhanh chóng bán ra để quay vòng vốn, nên việc dữ trữ cà phê chủ yếu được thực hiện bởi các doanh nghiệp quốc doanh. Để tránh tình trạng lộn xộn trong quá trình thực hiện và đảm bảo cho giải pháp này đem lại hiệu quả nhanh chóng chúng ta cần phải: + Quy định rõ những doanh nghiệp nào đủ tiêu chuẩn thực hiện tạm trữ cà phê và mức tạm trữ đối với từng doanh nghiệp là bao nhiêu. + Quy định rõ thời gian tạm trữ cà phê. Thời gian này phải đảm bảo là một khoảng thời gian thích hợp đủ để tạm ổn định lại thị trường cà phê trong nước và khi tung lượng cà phê ra sau thời gian tạm trữ sẽ không làm tăng cung cà phê đột ngột. Ước tính khoảng thời gian tạm trữ thích hợp là một năm. + Các doanh nghiệp thực hiện tạm trữ cà phê phải có kho chứa đảm bảo tiêu chuẩn để cà phê sau thời gian tạm trữ sẽ không bị giảm chất lượng. * Huỷ cà phê chất lượng kém: Thực hiện nghị quyết 407 của ICO về chương trình chất lượng, bên cạnh việc tăng lượng dự trữ cà phê, Việt Nam sẽ tiến hành loại bỏ cà phê chất lượng kém. Theo tiêu chuẩn này, cà phê chè nếu vượt quá 86 hạt và cà phê vối vượt qua 150 hạt có chất lượng thấp trong 300g sản phẩm hoặc cà phê có độ ẩm tiêu chuẩn năm ngoài khoảng 8-12,5% sẽ bị loại bỏ. Đâylà giải pháp mang tính tiêu cực song nó lại có ý nghĩa trong hoàn cảnh khó khăn hiện tại. Thứ nhất, giải pháp này có thể nhanh chóng làm giảm nguồn cung cà phê trên thị trường,đảm bảo cho lợi ích của người sản xuất cà phê. Thứ hai, giải pháp này đồng thời giúp ta kiểm soát được cà phê xuất khẩu. Cà phê xuất khẩu của Việt Nam sẽ đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng chung của các nước trên thế giới, đảm bảo uy tín cho cà phê Việt Nam. Theo VICOFA, những yêu cầu về chất lượng mà ICO đưa ra, không phải là một điều quá khó đối với thực tế của ngành cà phê Việt Nam, đặc biệt là về tiêu chuẩn không quá 150 lỗi. Quyết định của Việt Nam, nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới và là nước sản xuất cà phê vối lớn thứ nhất thế giới, đồng ý tham gia thực hiện nghị quyết của ICO sẽ phần nào giải quyết được những bế tắc của thị trường cà phê thế giới nói chung và thị trường cà phê Việt Nam nói riêng. 2.2. Nhà nước cấp tín dụng. Đây là một biện pháp rất quan trọng nhằm hỗ trợ về mặt tài chính cho các công ty, các doanh nghiệp còn yếu về vốn đầu tư cho sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu. Biện pháp này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và người sản xuất vay vốn qua ngân hàng với lãi suất thấp và thời gian cấp tín dụng hợp lý. Cụ thể: - Nhà nước cần hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng đối với các khoản vay thu mua, sơ chế và xuất khẩu cà phê Việt Nam. Các doanh nghiệp thực hiện mua tạm trữ cà phê sẽ được vay vốn với lãi suất 0% trong một khoảng thời gian hợp lý. Thậm chí, chính phủ cần phải hỗ trợ bù lỗ cho lượng cà phê tạm trữ do giá của lượng cà phê các doanh nghiệp mua vào bị giảm mạnh. - Nhà nước nên thoái phụ thu cà phê đối với các doanh nghiệp vẫn còn khoản phụ thu đã nộp năm 1994-1995 để hỗ trợ lỗ kinh doanh cà phê xuất khẩu trong năm qua. Tuy nhiên số hỗ trợ sẽ không quá 50% số lỗ kinh doanh chung của đơn vị. - Nhà nước cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê tiếp tục khoanh nợ đối với các khoản vay ngân hàng đã gia hạn, giãn nợ và quá hạn. - Đối với những hộ gia đình trồng cà phê, những khoản tiền vay đầu tư như xăng, dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, thuỷ lợi phí…sẽ trở thành khoản nợ lớn mà những hộ trồng cà phê không có khả năng thanh toán. Vì vậy nhà nước cần phải hỗ trợ cho các hộ nông dân để họ có thể duy trì được vườn cà phê trong thời điểm khó khăn này và có thể tiếp tục đầu tư cho sản xuất vụ sau bằng cách miễn toàn bộ số nợ lãi suất tiền vay tín dụng ngân hàng đối với các hộ nghèo và hộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Kontum và Lâm Đồng. Mặc dù những biện pháp này cũng chẳng thấm tháp gì so với sự thua lỗ trong thời gian qua do kinh doanh cà phê mang lại. Tuy nhiên, đây lại là biện pháp thiết thực nhất giúp cho sản xuất và xuất khẩu cà phê có thể vượt qua được khó khăn và bình tĩnh chờ giá cà phê phục hồi chứ không vội vàng, nôn nóng quyết định xoá bỏ cây cà phê để thay thế bằng cây công nghiệp khác. II. Chiến lược lâu dài 1. Chiến lược cho sản xuất 1.1. Thay đổi cơ cấu cây trồng Cà phê chè là loại cà phê có hương vị thơm ngon, được người tiêu dùng thế giới rất ưa thích. Nó cũng chiếm phần lớn trong giao dịch cà phê thế giới với giá trị thương phẩm rất cao. Ngành cà phê Việt Nam đã và đang ngày càng phát triển, chứng tỏ vị trí quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, cơ cấu giống cũng như vùng trồng cà phê của ta chưa hợp lý. Hiện nay, ở Việt Nam diện tích trồng cà phê cà phê vối lên tới 500.000 ha, trong khi diện tích trồng cà phê cà phê chè chỉ có 20.000 ha. Điều này đã tạo ra sự mất cân đối trong cơ cấu sản phẩm, khoảng 80-85% sản lượng là cà phê vối, cà phê chè chưa chiếm nổi 20%. Trong khi đó thị trường thế giới tiêu thụ hàng năm trên 70% số lượng cà phê chè, 25%- 30% là cà phê vối. Hơn nữa, khi thị trường cà phê có biến động về giá cả, giá cà phê vối thường biến động mạnh hơn. Ví dụ như trong đợt biến động thị trường vừa qua, giá cà phê vối đã giảm từ 3000USD/tấn giai đoạn 1994-1998 xuống còn 320 USD/tấn trong khi giá cà phê chè giảm xuống mức thấp nhất cũng chỉ là 1000USD/tấn. Vì vậy, sẽ là một sự thiệt hại rất lớn nếu không nhanh chóng có sự chuyển đổi cơ cấu cà phê và ngành cà phê Việt Nam muốn đứng chân được trên thị trường cà phê chè thế giới thì phải sản xuất ra được sản phẩm cà phê chè chất lượng cao, giá thành hạ, có thế cạnh tranh được với sản phẩm cà phê chè của các nước đi trước. Theo ước tính, bước đầu ngành nên nâng tỷ lệ cà phê chè so với cà phê vối lên mức 20:80, đạt 120.000 - 132.000 tấn. Đây là mức ban đầu cần phải đạt được và sau đó sẽ tiếp tục điều chỉnh trong các năm tiếp theo. Điều này có nghĩa là sẽ xoá bỏ một số diện tích (dự kiến tới 180.000 ha) chỉ giữ lại 320.000 - 352.000 ha cà phê vối, phát triển 100.000 - 110.000 ha cà phê chè. Khi đó cà phê chè sẽ chiếm khoản 30% tổng diện tích. Tuy nhiên cũng cần phải tỉnh táo về nhận thức, không nên theo trực giác, trực quan, hễ thấy cây nào bị hạ giá là loại bỏ. Giảm diện tích cà phê vối không có nghĩa là chặt bỏ tuỳ tiện. Lúc này cà phê vối đang lao đao, không nên vì thế mà vội vàng xoá bỏ chuyển toàn bộ sang cà phê chè hay trồng các loại cây công nghiệp khác. Vòng đời cây cà phê 20 năm, có năm giá thấp, nhiều năm giá cao, tính bình quân vẫn có giá trị cao hơn nhiều loại cây khác. Hơn nữa, cà phê vối rất cần thiết để chế biến cà phê hoà tan, và rất cần để độn vào cà phê chè khi rang xay. Ngoài ra, trồng cà phê còn mang ý nghĩa trồng rừng bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy, mục tiêu xoá bỏ một số diện tích cà phê vối cũng có nghĩa là chỉ chặt bỏ các vườn cà phê phát triển ồ ạt theo phong trào, được trồng trên những vùng đất xấu, xa nguồn nước, hay cà phê tái sinh cho năng suất và chất lượng thấp. Do đặc tính của cà phê chè ưa khí hậu mát lạnh, nhiệt độ thích hợp là khoảng 18°C - 24°C và dễ bị ảnh hưởng bởi sương muối nên trồng cà phê chè ở khu vực phía Bắc như một số tỉnh; Sơn La, Yên Bái, Hà Giang… sẽ thích hợp hơn. Nếu trồng loại cà phê này ở khu vực miền Nam và Tây Nguyên thì đất trồng cà phê sẽ rộng hơn nhưng khí hậu lại nóng hơn không phù hợp với cà chè. Trong khi đó nếu trồng cà phê vối ở khu vực này thì vừa không bị sâu bệnh, lại vốn ít lời nhiều, chỉ sau 3 năm là cho thu hoạch. Muốn thực hiện tốt chiến lược này cần đảm bảo: - Có chính sách khuyến nông đúng đắn. ởnước ta, khoảng 80% sản lượng cà phê là bắt nguồn từ vườn cà phê của các hộ nông dân do đó cần phải chỉ rõ cho các hộ trồng cà phê biết về lợi ích lâu dài của cà phê chè. - Cần tuyển chọn kỹ những giống cà phê chè có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu được các loại sâu bệnh hại chủ yếu và phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam. - Đáp ứng đủ thiết bị chế biến, đào tạo cán bộ kỹ thuật, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình công nghệ vì các khâu chế biến của cà phê chè khác cà phê vối (cà phê chè được chế biến bằng phương pháp ướt trong khi cà phê vối chế biến theo phương pháp khô). Nói tóm lại, tham khảo từ kinh nghiệm trong nước và quốc tế cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu này là hợp lý đối với ngành cà phê Việt Nam cũng như thị trường cà phê quốc tế. Mấy năm nay sản lượng cà phê vối ở Việt Nam cũng như trên thế giới tăng lên nhanh chóng. Điều này không thích hợp với tiêu dùng cà phê thế giới và Việt Nam chủ trương giảm diện tích cà phê vối, tăng diện tích cà phê chè là một điều rất có ý nghĩa. 1.2. Nâng cao chất lượng Theo các chuyên gia kinh tế, việc giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam liên tục giảm không chỉ xuất phát từ nguyên nhân chung là cung về cà phê trên thị trường thế giới đã vượt quá cầu mà còn do chất lượng cà phê Việt Nam chưa cao và chưa ổn định. Nhiều khách hàng quốc tế đã có những ý kiến về chất lượng cà phê Việt Nam như cỡ hạt nhỏ, tỷ lệ hạt đen vỡ nhiều. Có thể giải thích cho tình trạng này là do thời tiết đã ảnh hưởng đến việc chăm sóc thu hoạch và bảo quản. Nhưng điều kiện tự nhiên chỉ là một phần nhỏ nguyên nhân. Còn phần lớn nguyên nhân là do yếu tố chủ quan, và đó là những nguyên nhân mà chúng ta có thế khắc phục được.Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng là rất cấp thiết, đặc biệt trong thời điểm hiện nay khi giá cà phê chưa có chiều hướng tăng lên và giá cà phê Việt Nam thường thấp hơn từ 50- 100 USD so với giá cà phê thế giới. Nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam là một công việc khó khăn và cũng rất tốn kém. Để có cà phê chất lượng cao chúng ta phải giải quyết các vấn đề cụ thể sau: - Thứ nhất, lựa chọn giống tốt phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng cà phê thì có nhiều, song sau cuộc cách mạng về gien, người ta không thể phủ nhận được giống là một yếu tố quan trọng để duy trì bảo tồn những mặt hàng truyền thống mang tính chất đặc sản có chất lượng cao đồng thời tạo ra các mặt hàng mới có năng suất cao, chất lượng tốt. Vì vậy, chúng ta cần phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để tạo ra những giống cà phê mang lại hiệu quả cao. Đồng thời ngay từ đầu phải xác định xem thị trường thế giới đang tiêu dùng loại cà phê gì để xác định cơ cấu loại giống cần đưa vào canh tác. Từ trước tới nay Việt Nam chủ yếu trồng loại cà phê vối, nhưng chất lượng và nhu cầu tiêu dùng trên thế giới lại có xu hướng nghiêng về loại cà phê chè vì nó có mùi thơm và chất lượng tốt hơn. Do vậy, chúng ta cần nhanh chóng thay đổi cơ cấu giữa giống cà phê chè và vối để tăng nhanh sản lượng loại cà phê mà thế giới ưa chuộng. Đặc biệt đối với cà phê chè ta nên lựa chọn những giống có khả năng đối chọi với thời tiết sương muối thường xảy ra ở khu vực phía Bắc. - Thứ hai, cần quản lý chất lượng cà phê xuất khẩu từ khâu sản xuất, đồng thời cần có sự kiểm tra thực hiện nhằm đạt tiêu chuẩn cà phê sạch có chất lượng cao trong những năm tới. Quy hoạch những vùng chuyên cho cà phê xuất khẩu và tuỳ theo chất lượng cao thấp mà định hướng vào các thị trường xuất khẩu khác nhau. - Thứ ba: quản lý chặt chẽ từ khâu thu hoạch đến khâu chế biến vì chất lượng cà phê không chỉ phụ thuộc vào quá trình chế biến mà còn phụ thuộc chính vào khâu thu hái, phơi và bảo quản của các nhà vườn. Cần tránh tình trạng để tiết kiệm thời gian và công sức nhiều hộ nông dân thường tuốt cà phê phê một lần. Như vậy cà phê thu hoạch sẽ bị lẫn cả quả xanh do cà phê chín không đồng đều. Trước khi chế biến cần phải rửa sạch và lọc ra những quả cà phê xanh hoặc những quả cà phê quá chín đã bị lên men. Khi chế biến bằng phương pháp khô, cà phê phải được phơi nắng già. Trong trường hợp điều kiện thời tiết không thuận lợi phải có hệ thống máy sấy thay thế. -Thứ tư, công tác bao gói, kho hàng phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, an toàn cho sản phẩm phải được chú trọng. Cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác, trước khi xuất khẩu mặt hàng cà phê phải trải qua quá trình thu gom và vận chuyến đến cảng trong một thời gian dài. Hơn nữa, cà phê thường được chuyên chở bằng tầu biển nên mất rất nhiều thời gian. Nếu không có phương tiện bảo quản, vận tải tốt, bao bì, bao gói an toàn thì chất lượng cà phê sẽ không được bảo đảm, cà phê sẽ rất dễ bị mốc và mất mùi. Thực tế cho thấy nhiều lô cà phê do bao gói không tốt, khi huy động ra tới cảng lại phải mang về bán ở thị trường nội địa vì bị mất mùi thơm. - Thứ năm, cần ban hành quy chuẩn chất lượng thống nhất về cà phê cho toàn ngành cũng như những quy định mang tính pháp lý khác. Và các doanh nghiệp cần phải coi những quy chuẩn và quy định đấy là điều kiện tiên quyết khi doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê. Do ở Việt Nam trước đây cà phê chỉ được bán với 3 chỉ tiêu chất lượng đơn giản là: %thuỷ phần, %hạt đen vỡ và %tạp chất. Mặc dù Việt Nam đã ban hành tiêu chuẩn Nhà nước về yêu cầu kỹ thuật đối với cà phê nhân, tiêu chuẩn số 4193-86 và tiêu chuẩn 4193-93 nhưng hai hệ thống chỉ tiêu này vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi cao về chất lượng của thị trường. Mới đây, ngành cà phê vừa cho ban hành TCVN 4193-2001. Tuy nhiên tính pháp lý về TCVN áp dụng cho việc xuất khẩu cà phê trong suốt thời gian qua vẫn là rất thấp. Việc áp dụng tiêu chuẩn 4193 - 2001 đối với cà phê nhân xuất khẩu còn chưa được chuẩn bị tốt từ khâu phổ biến tiêu chuẩn đến mọi cơ sở sản xuất kinh doanh đến việc tổ chức thực hiện nên hầu như vấn đề này còn xa lạ với các doanh nghiệp cả sản xuất và xuất khẩu. Trong hầu hết các hợp đồng xuất khẩu cà phê, tiêu chuẩn chất lượng phần lớn là do khách hàng nước ngoài đặt ra. Tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam chỉ dừng lại ở tính hướng dẫn, thậm chí khách hàng nghe hay không là tuỳ họ. Tình trạng đó đã làm lu mờ tính pháp lý của bộ tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam về chất lượng cà phê và chính nó tạo ra sự chủ quan, thiếu thận trọng từ khâu sản xuất đến khâu thu mua, chế biến, bảo quản và xuất khẩu. Chính vì vậy, việc làm cần thiết lúc này là: - Tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn rộng rãi về tiêu chuẩn chất lượng TCVN 4193-2001. - Ngành cà phê Việt Nam phải luôn kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện TCVN 4193- 2001 của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân; có các hình thức phạt và các quy định pháp lý đối với những doanh nghiệp nào vi phạm quy định này, cũng như các hình thức khen thưởng đối với các doanh nghiệp thực hiện tốt. Một khi các doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện tốt các tiêu chuẩn này thì tất yếu người sản xuất cà phê cũng phải áp dụng tiêu chuẩn đó để sản xuất ra cà phê đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng nếu không sẽ không bán được. Một vấn đề đặt ra là những tiêu chí về chất lượng cà phê của Việt Nam không hoàn toàn giống tiêu chí của các nước, và tiêu chí của bản thân các khách hàng nước ngoài đưa ra cũng có những tiêu chuẩn khác nhau vì vậy cà phê Việt Nam rất khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu của mọi khách hàng. Ví dụ như tập đoàn Taloca của Mỹ quy định hạt đen là cả những hạt dù mầu sắc ngoài bình thường nhưng bên trong đen thì vẫn là đen. Tập đoàn Sucafina của Thuỵ Sỹ thì lại coi hạt đen là những hạt có bề ngoài đen 100% cho dù bên trong mầu sáng. Trong khi đó tập đoàn Comi của Pháp lại coi hạt đen là những hạt có bề mặt ngoài đen trên 1/2 diện tích bề mặt... Mỗi nước đưa ra một tiêu chuẩn chất lượng riêng vì vậy Việt Nam cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp với yêu cầu của phần lớn khách hàng và phù hợp với tiêu chuẩn chung của thế giới Thứ sáu, giảm mức độ ô nhiễm cà phê. Một vấn đề khác cũng mang tính chất cấp bách không chỉ đối với chất lượng cà phê Việt Nam mà còn nhiều nước xuất khẩu cà phê khác đó là mức độ ô nhiễm cà phê. Nguyên nhân là do phần lớn người trồng cà phê đều mong muốn cây cà phê cho năng suất cao nên đã sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu với hàm lượng cao và nhiều chất hoá học khác. Tại hội thảo mang tên "Chất lượng cà phê chè và bảo vệ mội trường được tổ chức ở Hà Nội vừa qua, một chuyên gia đã khuyến cáo các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cà phê Việt Nam cần phải chú trọng hơn nữa đến chất lượng nếu như muốn có được thị trường ổn định và vững chắc. Chuyên gia này cho biết, từ 1/1/2003 các nước EU sẽ áp dụng ngưỡng ô nhiễm orchatoxyn A trong cà phê nên họ sẽ huỷ bỏ một khối lượng lớn cà phê không được tiêu dùng. Nếu áp dụng ở Việt Nam thì tương đương với 40.000 tấn - trị giá gần 200 tỷ đồng mỗi năm. Đây là một vấn đề mà Việt Nam cần phải xem xét. Thị trường ngày càng có những yêu cầu khắt khe hơn về an toàn vệ sinh. Vì vậy muốn tồn tại được chúng ta không còn cách nào khác là tạo được sản phẩm "sạch" chất lượng cao. Các tiêu chuẩn ISO 14001 và ISO 14031 là những công cụ để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng và môi trường trong ngành cà phê đã được nhiều nước áp dụng và các doanh nghiệp Việt Nam càng không thể chậm trễ hơn được nữa trong việc áp dụng các tiêu chuẩn này. Sản xuất cà phê hữu cơ là một xu thế đang phát triển khá mạnh ở các nước sản xuất cà phê hiện nay vì vậy, sản xuất cà phê hữu cơ là một phương hướng mà ngành cà phê Việt Nam cần quan tâm. Tiềm năng sản xuất cà phê hữu cơ của Việt Nam là rất lớn vì phía Bắc Việt Nam có vùng núi rộng lớn điều kiện khí hậu thích hợp cho cà phê chè phát triển. Đồng thời, đồng bào dân tộc thiểu số ở đây ít sử dụng phân hoá học và thuốc trừ sâu. Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất cà phê hữu cơ. Vấn đề ở đây là việc cấp chứng chỉ cà phê hữu cơ và thị trường tiêu thụ làm sao cho thuận tiện và có hiệu qủa cho người sản xuất. Do phần lớn (80%) cà phê ở Việt Nam là do các hộ nông dân nên muốn có được cà phê sạch, chất lượng cao, cà phê hữu cơ, không bị ô nhiễm do sử dụng thuốc trừ sâu hay phân bón hoá học thì ngành cần phải tuyên truyền, hướng dẫn các hộ nông dân cách chăm bón phù hợp để không gây lãng phí nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao. Đồng thời có những chính sách hỗ trợ kịp thời để các hộ nông dân an tâm giữ và đầu tư vườn cây để vừa giữ vừa đảm bảo chất lượng. 1.3. Hạ thấp giá thành Nhân công lao động là một yếu quan trọng trong lĩnh vực sản xuất cà phê. Lao động chân tay rất cần thiết cho quá trính trồng cây, chăm sóc và thậm chí cả khâu thu hái. Mặc dù chi phí lao động của ngành cà phê tương đối thấp so với nhiều nước khác nhưng giá thành sản xuất cà phê của Việt Nam vẫn chưa thấp đến mức có thể cạnh tranh được. Theo điều tra, chi phí lương của Việt Nam là 0,18USD/h trong khi ở một số nước khác là: Trung Quốc: 0,34USD/h, Mỹ: 12.63USD/h, Nhật Bản: 16,36USD/h,…Vì vậy, vấn đề đặt ra lúc này là phải hạ thấp giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong thời gian qua giá thành sản xuất của đại đa số các hộ trồng cà phê vẫn rất cao. Chi phí sản xuất một tấn cà phê nhân lên tới 800 USD trong khi mức chung của nhiều nước khác là 450 USD. Đây quả là điều khó chấp nhận vì so với các nước khác Việt Nam, bên cạnh lợi thế về lao động, còn có nhiều lợi thế khác như : điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi, … Trước tình hình giá cả biến động bất lợi như hiện nay, hạ thấp giá thành là giải pháp đảm bảo cho sự sống còn của các hộ nông dân và các doanh nghiệp. Theo tính toán, mức giá thành bình quân sản xuất cà phê vối ở mức 450-500USD/tấn là an toàn nhất và hoàn toàn có thể làm được. Điều quan trọng là phải thay đổi cách nghĩ trước đây là cố gắng có được năng suất cao nhất sang cách nghĩ làm sao để có năng suất thích hợp nhưng đem lại hiệu quả cao nhất. * Các hộ trồng cà phê nên: - Loại bỏ những vườn cà phê năng suất thấp, nước không được cung cấp đầy đủ, đất không tốt, nếu tiếp tục duy trì sẽ không đem lại hiệu quả. - Không nên đầu tư một cách ồ ạt, lãng phí ví dụ như bón phân, phun thuốc quá nhiều, bón những loại phân vi sinh trong đất đã có đủ. - Giảm thiểu đầu tư vào phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, lượng nước tưới để đạt một năng suất không phải là cao nhất nhưng có mức lợi nhuận tốt nhất. - Nông dân trồng cà phê nên sử dụng phân hữu cơ thay cho việc dùng nhiều phân hoá học. * Các doanh nghiệp nên: - Giảm tối đa chi phí quản lý - Giảm và kéo dài thời gian phân bổ khấu hao tài sản cố định - Tìm mua nguyên liệu ở những khu vực gần để giảm chi phí vận chuyển. - Bán thu hồi vốn nhóm tài sản, thiết bị không sử dụng. - Thiết lập quan hệ mua bán cà phê nguyên liệu trực tiếp với người trồng cà phê để giảm chi phí mua qua đại lý. 1.4. Thâm canh tăng năng suất và duy trì sinh thái. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, cà phê lại sinh trưởng ở các vùng trung du, vì vậy sâu bệnh có điều kiện phát triển mạnh và dễ dàng trở thành dịch. Do đó cần luôn có các hình thức kiểm tra chăm sóc vườn cẩn thận để nhanh chóng phát hiện ra các mầm bệnh và xử lý kịp thời, tránh để lan rộng thành dịch gây thiệt hại lớn như ở một số nước khác. Mặt khác cũng cần ngăn chặn những khuynh hướng khai thác triệt để như sử dụng phân hoá học quá nhiều, làm dụng chất kích thích sinh trưởng, tưới nước ồ ạt, thúc đẩy cây ra hoa quả nhiều để có năng suất cao trong một số năm nhưng sau đó vườn cây lại tàn lụi nhanh chóng, làm hiệu quả kinh tế thấp kém. Thâm canh chăm sóc vườn cây, duy trì năng suất cao, ổn định môi trường sinh thái bền vững suốt chu kỳ sinh trưởng phải là một nhiệm vụ quan trọng. 2. Chiến lược cho chế biến 2.1. Đầu tư nâng cao công nghệ chế biến Ngoài các vấn đề về giống, khí hậu, canh tác, thì việc áp dụng công nghệ sau thu hoạch chưa hợp lý là một nguyên nhân quan trọng làm giảm chất lượng cà phê Việt Nam. Quá trình sản xuất cho thấy rằng công nghệ nào thì sản phẩm đó. Những cơ sở chế biến lạc hậu sẽ dẫn đến tình trạng bị động và thường gây ra lãng phí, giá thành cao, chất lượng kém. Hiện nay, thiết bị máy móc chế biến cà phê Việt Nam đã lạc hậu hai, ba thế hệ so với các nước trong khu vực. Điều này lý giải cho thực trạng vì sao Việt Nam xuất khẩu cà phê hạt nhưng lại nhập khẩu về cà phê chế biến từ chính nguyên liệu là cà phê Việt Nam. Nâng cao công nghệ chế biến là một vấn đề không còn phải bàn cãi. Tuy nhiên trong giai đoạn khó khăn hiện nay, cà phê sụt giá nghiêm trọng, không có lãi, người trồng cà phê khó có "lực" để đầu tư nhiều vào khâu chế biến. Thậm chí ngay cả những doanh nghiệp chế biến cà phê cũng gặp khó khăn trong vấn đề này. Vì vậy, nhà nước cần mạnh dạn đầu tư cho các doanh nghiệp trong việc nâng cao trình độ và đổi mới thiết bị - công nghệ. Trước mắt ưu tiên chế biến cà phê chè bằng các thiết bị mới hiện đại đồng thời tiếp tục thay thế dần các dây truyền chế biến cũ, lạc hậu trong cà phê vối. Tại các cơ sở làm hàng xuất khẩu cần được trang bị hệ thống chế biến đồng bộ để tái chế nâng cấp chất lượng xuất khẩu . Mục tiêu của ngành cà phê về lâu dài phải nâng cấp công nghệ khâu chế biến, theo kịp các nước khác trên thế giới. Hiện nay, đầu tư nâng cấp khâu chế biến cho bằng các nước khác là rất khó khăn và không phù hợp với nguồn vốn đầu tư eo hẹp của Việt Nam. Việt Nam nên thực hiện từng bước và trong thời điểm này Việt Nam nên lựa chọn những thiết bị và công nghệ có đặc tính mới, tiên tiến, tiêu hao ít nhiên liệu, nước sạch và phải phù hợp với điều kiện từng vùng. Theo ước tính của VINACOFE, với mức đầu tư khoảng 10 triệu đồng đã có thể xây dựng tại các bản làng có diện tích trồng cà phê nhỏ, phân tán (tổng diện tích dưới 50 ha) các trạm chế biến nhỏ công suất 0,3 tấn quả tươi/giờ. Với mức đầu tư 1,5 tỷ đồng có thể xây dựng xưởng chế biến quy mô vừa (công suất 4- 10 tấn quả tươi/ giờ) áp dụng cho các vùng cà phê có diện tích từ 50 - 100 ha. Mức chi phí này là hoàn toàn có thể thực hiện được. Tuy nhiên đối với những vùng cà phê chuyên canh (diện tích từ 500 - 1000 ha) cần xây dựng các xưởng chế biến quy mô lớn để chế biến ra cà phê đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nhà nước có thể khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài dưới hình thức đầu tư vốn hoặc chuyển giao công nghệ. Đầu tư đổi mới công nghệ trong chế biến xuất khẩu đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ và công nhân có trình độ để áp dụng các kỹ thuật tiến bộ, biết vận hành hệ thống máy móc hiện đại và quy trình công nghệ tiên tiến. Vì vậy, công tác đào tạo cho đội ngũ nhân công trong lĩnh vực chế biến cũng như công tác tuyên truyền rộng rãi đến người sản xuất, người cung cấp cà phê xuất khẩu là rất cần thiết. 2.1. Sản xuất cà phê chế biến chất lượng cao, cà phê đặc biệt, cà phê hảo hạng. Một xu thế chung mà hiện nay các nước xuất khẩu cà phê trên thế giới đang theo đuổi là cho ra đời các sản phẩm cà phê chế biến chất lượng cao, hảo hạng, có hương vị đặc biệt mang tính chất đặc sản của từng vùng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khó tính của người tiêu dùng. Và đây cũng không còn là điều mới mẻ trong chiến lược phát triển cà phê của các nước, vì vậy Việt Nam cũng không nên nằm ngoài xu thế chung này. Sản phẩm hàng hoá sản xuất ra là để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu cà phê Việt Nam không có những bước cố gắng mới cho ra đời những loại cà phê chất lượng cao, đặc biệt thì cà phê Việt Nam sẽ nhanh chóng bị loại khỏi thị trường. Trong vấn đề này, Việt Nam nên học hỏi kinh nghiệm của một số nước như các nước sản xuất cà phê ở khu vực Trung và Nam Mỹ. Các nước này đã nhận biết được lợi ích của việc sản xuất cà phê chất lượng cao và cung cấp cho thị trường nhiều loại cà phê đặc sản. Ví dụ như Colombia dự định sẽ tăng gấp đôi lượng cà phê chế biến hảo hạng trong vòng 5 năm tới. Hiện nay, cà phê hảo hạng chiếm tới 10% tổng lượng cà phê xuất khẩu của nước này. Thật đáng tiếc, công nghiệp chế biến đồ uống cà phê của Việt Nam còn quá nhỏ bé, có nguy cơ bị nước ngoài tranh mất thị trường chứ chưa nói tới việc Việt Nam xuất khẩu cà phê thành phẩm chất lượng cao, hảo hạng. Có thể nói rằng, trong thời gian qua, công nghiệp chế biến cà phê đã không theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của sản xuất cà phê. Vì vậy trong thời gian tới, Việt Nam nên xây dựng chiến lược phát triển cà phê chế biến chất lượng cao, cà phê đặc biệt trước khi quá muộn. Điều này đối với Việt Nam không phải là quá khó. Việt Nam có nhiều vùng có khả năng sản xuất ra cà phê thơm ngon có hương vị đặc biệt như Buôn Mê Thuật….Hơn nữa, đa số cà phê tự nhiên của chúng ta được các nhà cung ứng của Mỹ và Châu âu đánh giá cao về chất lượng. Nếu có những chủ trương sản xuất tốt cộng với chế biến tốt ngành cà phê Việt Nam hoàn toàn có thể đưa ra thị trường những mặt hàng cà phê hảo hạng. Thị trường cà phê chế biến nhìn chung luôn ổn định cho dù thị trường cà phê nhân luôn có những biến động bất thường. Vì vậy, một khi gia nhập được vào thị trường này thì ngành cà phê Việt Nam sẽ có thế phát triển ổn định hơn, ít chịu tác động của những biến động thị trường. Bằng chứng là trong cuộc khủng hoảng thừa vừa qua, những tập đoàn chế biến cà phê là người duy nhất thu được lời nhuận cao. 3. Chiến lược cho xuất khẩu 3.1. Mở rộng thị trường xuất khẩu Với khối lượng cà phê xuất khẩu ngày càng lớn như hiện nay thì ngành cà phê Việt Nam không thể thụ động ngồi chờ khách hàng đến mua mà phải chủ động tạo ra thị trường. Vấn đề mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê không phải chỉ mới được đặt ra khi ngành cà phê Việt Nam lâm vào giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của những biến động bất thường của thị trường cà phê thế giới. Thực chất, trước đó, trong nghị quyết của Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 9 đã chỉ rõ : "định hướng phát triển trong giai đoạn 2001-2010 là phải mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước, tăng đáng kể thị phần của các nông sản chủ lực trên thị trường thế giới mà trong đó gạo và cà phê là hai mặt hàng nông sản chủ lực". Trước xu thế biến động của tình hình kinh tế nếu không có giải pháp mang tính đột phá để khai thông thị trường, thúc đẩy xuất khẩu thì khó có thể hoàn thành các chỉ tiêu xuất khẩu cho giai đoạn này. Cà phê Việt Nam mặc dù đã có mặt tại hơn 60 nước trên thế giới nhưng nói chung thị trường tiềm năng vẫn còn rất nhiều. Chúng ta cần phải củng cố các thị trường hiện có và khai thác thêm nhiều thị trường mới bởi vì có tới 95% sản lượng cà phê Việt Nam là giành cho xuất khẩu. Các thị trường tiềm năng đồng thời cũng là những thị trường trọng điểm của Việt Nam, bao gồm: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga . Để có thể xâm nhập và trụ vững tại các thị trường tiềm năng này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của các đơn vị sản xuất và xuất khẩu cà phê còn đòi hỏi sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Vì vậy, giải pháp về thị trường phải bao gồm cả giải pháp vĩ mô và giải pháp vi mô. * Xét về vĩ mô: Để đẩy mạnh việc tiếp cận thị trường và xúc tiến xuất khẩu của các doanh nghiệp, Nhà nước cần: - Bố trí tham tán nông nghiệp theo dõi thông tin và thực hiện các hoạt động giao dịch thương mại nông sản, cụ thể là mặt hàng cà phê, trước mắt ở các thị trường lớn như Trung Quốc, EU, Mỹ…Các tham tán thương mại phải đứng ra làm cầu nối giữa các đơn vị xuất khẩu cà phê với thị trường nước ngoài, giúp các đơn vị tìm hiểu và tiếp cận các thị trường này. - Bộ Nông nghiệp phải thực hiện một số nội dung xúc tiến thương mại đối với mặt hàng cà phê như: phối hợp với các nước sản xuất cà phê khác tổ chức những hội chợ chuyên về cà phê, tổ chức các buổi thử nếm, tham quan vùng sản xuất, trưng bầy hàng hoá để có dịp quảng bá mặt hàng cà phê Việt Nam - Hỗ trợ một phần kinh phí và tổ chức đầu mối giúp các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam tham gia hội chợ về cà phê ở các nước hay tổ chức các buổi hội thảo để giới thiệu với khách hàng trong và ngoài nước. Đây chính là sự hỗ trợ thiết thực nhất từ phía Nhà nước do phần lớn các đơn vị xuất khẩu cà phê có tiềm lực tài chính rất hạn chế. * Xét về mặt vi mô. Sự hỗ trợ từ phía Nhà nước là rất quan trọng, tuy nhiên yếu tố quyết định vẫn là sự nỗ lực của bản thân các đơn vị xuất khẩu cà phê. Các doanh nghiệp cần phải: - Cần phải am hiểu rõ luật pháp liên quan đến hoạt động kinh doanh ở các thị trường này. Thiếu hiểu biết về hệ thống luật của thị trường nước ngoài không phải chỉ là những khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam mà còn của các doanh nghiệp nói chung. Để tránh tình trạng này, các đơn vị nên liên hệ với các công ty luật của nước ngoài có mặt tại Việt Nam hoặc các đại sứ quán, lãnh sự quán đặc biệt là tham tán thương mại Việt Nam tại các thị trường này để được tư vấn nhằm tránh được rủi ro trong kinh doanh. - Truy cập và xử lý tốt các thông tin về các thị trường tiềm năng này, - Xây dựng hệ thống đại lý ở các thị trường tiềm năng để có dịp nghiên cứu rõ hơn về thị trường và đáp ứng kịp thời các nhu cầu. Đặc biệt cà phê xuất khẩu thường bị mốc, biến chất do quá trình chuyên chở kéo dài, vì vậy giải pháp này có thể khắc phục được tình trạng trên. - Các trang Web giới thiệu về sản phẩm cà phê Việt Nam cần phải phong phú và cập nhật hơn. Quảng cáo trên Internet hiện đang được coi là một trong những phương tiện quảng cáo phổ biến nhất và nó có tác dụng đẩy nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên đây là một số các giải pháp chung khi xâm nhập vào các thị trường. Tuy nhiên, thị trường thì muôn hình muôn vẻ, mỗi thị trường có những điều kiện thuận lợi và khó khăn khác nhau. Vì vậy, khi ứng dụng vào mỗi thị trường cần phải kết hợp với các đặc điểm riêng của các thị trường đó. Đối với thị trường Hoa Kỳ, kể từ sau khi Hiệp định thương mại Việt- Mỹ được ký kết, Việt Nam gặp nhiều thuận lợi hơn khi xâm nhập vào thị trường này. Tuy nhiên đây vẫn được đánh giá là thị trường khó tính nhất. Vì vậy khi xuất khẩu cà phê vào thị trường này cần nghiên cứu rõ nhưng tiêu chí chất lượng mà thị trường này đặt ra đối với mặt hàng cà phê và cà phê phải đảm bảo đẵ được kiểm tra cẩn thận trước khi xuất khẩu. Các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc vốn là những thị trường có truyền thống uống trà. Mặc dù trong thời gian gần đây uống cà phê đang dần dần được du nhập vào các nước này, nhưng nó vẫn chưa thế trở thành một thói quen. Để khai thác các thị trường tiềm năng này cần phải có chiến lược marketing kiên trì trong thời gian dài. Quảng cáo trên mọi phương tiện sẽ được kết hợp với việc tổ chức các buổi giới thiệu sản phẩm nhăm tạo lập hình ảnh về cà phê Việt Nam trong tâm trí người tiều dùng. Thị trường Nhật Bản và Trung Quốc vốn là những thị trường gần, vì vậy bước đầu chưa nhất thiết phải thiết lập các đại lý ở đây nhằm giảm chi phí kinh doanh. Đối với thị trường Nga, chúng ta có một lợi thế là cà phê Việt Nam đã được biết đến ở khu vực thị trường này trước những năm 90 thông qua các hiệp định xuất khẩu cà phê với chính phủ Liên Xô cũ. Vì vậy bên cạnh các hình thức quảng cáo, tham gia hội chợ ở nước này chúng ta có thể tạo dựng một mạng lưới phân phối ở đây với những cán bộ marketing giỏi về ngoại ngữ và nghiệp vụ. EU tuy không được xếp vào các thị trường tiềm năng nhưng lại là một thị trường truyền thống của cà phê Việt Nam, hàng năm Việt Nam xuất khẩu sang EU một khối lượng rất lớn. Do đặc điểm của thị trường này là nhu cầu cà phê gần như đã bão hoà vì uống cà phê đã là một thói quen lâu đời của người dân ở đây. Vì vậy, chiến lược thị trường đối với khu vực này cũng khác so với các khu vực khác. Với mục tiêu là duy trì thị phần vốn có ở khu vực thị trường này, chúng ta chủ yếu thực hiện bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giao hàng đúng hạn để tạo nên uy tín tại các thị trường này. 3.2. Xây dựng thương hiệu có uy tín Theo các chuyên gia quốc tế, việc giá cà phê của Việt Nam suy giảm không chỉ bắt nguồn từ nguyên nhân dư thừa cà phê trên thị trường thế giới mà chủ yếu là do cà phê Việt Nam còn thiếu thương hiệu, một yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt cho bất kỳ một sản phẩm giao dịch nào trên thị trường quốc tế. Cũng theo lời nhận định của ông Rolf Sauerbter, giám đốc tiếp thị của công ty Craft Foods, một hãng cà phê nổi tiếng của Đức " chất lượng cà phê Việt Nam không thua kém gì cà phê Brazil nhưng vì không có thương hiệu nên không thể cạnh tranh được. Thực tế, Việt Nam hiện là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới nhưng cho tới nay vẫn chưa có được một thương hiệu nào thực sự "đáng nể". Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với cà phê Việt Nam là phải xây dựng được thương hiệu có uy tín. Một thương hiệu được cấu thành từ một hỗn hợp các thành phần bao gồm: lôgô hay biểu tượng, tên công ty, tên sản phẩm, mầu sắc, thiết kế bao gói. Mỗi một thành phần này đóng góp cho một cảm giác đó là nhãn hiệu của doanh nghiệp, nhưng bản thân mỗi cái đó không thể tạo nên thương hiệu. Thương hiệu là kết quả các kinh nghiệm đã tích luỹ được của người tiêu dùng với nhận thức về công ty, những con người của công ty và các sản phẩm của họ. Thương hiệu cũng không phải là một hoạt động mà doanh nghiệp có thể hoàn thành trong thời gian ngắn hoặc là mua sẵn từ một công ty tư vấn hay quảng cáo. Một thương hiệu thành công được xây dựng qua một thời gian dài từ hàng trăm điều nhỏ mà doanh nghiệp làm đúng. Thương hiệu có tác dụng rất lớn vì nó luôn in sâu vào đầu óc của mọi khách hàng và càng ngày thương hiệu càng trở thành một thứ tài sản vô cùng quan trọng và là vũ khí cạnh tranh sắc bén của doanh nghiệp trên thương trường. Vì vậy, xây dựng thương hiệu là vấn đề cấp thiết hiện nay không chỉ đối với mặt hàng cà phê mà còn nhiều sản phẩm khác nói chung. Để xây dựng thương hiệu, vấn đề trước mắt là phải giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước hiểu được một cách chính xác thế nào là thương hiệu cũng như ý thức được vai trò và tầm quan trọng của nó…Tuy nhiên, từ nhận thức đến hành động vẫn còn là một khoảng cách khá xa. Vì vậy, trước tiên các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam rất cần đến sự hỗ trợ của Cục xúc tiến thương mại để quảng bá được hình ảnh của cà phê Việt Nam ra thị trường thế giới. Việc quảng bá hình ảnh của cà phê Việt Nam có thể được thực hiện bằng các chương trình quảng cáo hướng ra nước ngoài nhằm mục đích là tăng cường nhận biết của người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu trên thị trường để họ có thái độ nhìn nhận tích cực hơn, có lòng tin hơn và từ đó có thiện cảm và ưa chuộng cà phê Việt Nam hơn. Bên cạnh sự hỗ trợ của Cục xúc tiến thương mại, bản thân mỗi doanh nghiệp cũng phải nỗ lực xây dựng cho mình một thương hiệu có uy tín và bước đầu tiên các doanh nghiệp phải làm là nâng cao chất lượng kết hợp với hoạt động marketing để tạo nên những ấn tượng rất riêng và lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm. Chúng ta cần thực hiện dấu hiệu thương mại thống nhất đối với các loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Dấu hiệu này phải được gắn cho tất cả các loại sản phẩm từ cà phê nhân tới cà phê tinh chế của các nhà xuất khẩu, đồng thời tích cực truyền thông dấu hiệu đó tới thị trường tiêu dùng cà phê quốc tế. Có thể nói, cho đến nay, Trung Nguyên là thương hiệu cà phê duy nhất của Việt Nam chiếm được một vị trí nhất định trên thị trường thế giới. Thương hiệu cà phê Trung Nguyên không chỉ xuất hiện ở Mỹ, Nhật mà còn ở rất nhiều thị trường tiêu thụ khác. Một khách hàng người Nhật đã nói về ấn tượng của mình đối với cà phê Trung Nguyên như sau: "phong cách bài trí của cửa hàng mang nét văn hóa Việt Nam với các bức tranh thiếu nữ mặc áo tứ thân và các tranh ảnh Việt Nam khác. Nhiều loại cà phê khác nhau được đựng trong bao bì rất ấn tượng và bắt mắt, thu hút được sự chú ý của khách hàng". Đấy chính là điều mà cà phê Trung Nguyên đã làm được, xây dựng được một hình ảnh cà phê rất riêng mang đậm phong cách Việt Nam trong tâm trí khách hàng. Và đây cũng là điều mà các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam cần phải học tập. Nếu như xây dựng một thương hiệu có uy tín là một vấn đề khó khăn đòi hỏi thời gian và sự kết hợp của nhiều yếu tố thì việc quản lý thương hiệu cũng là một vấn đề không đơn giản. Sự kiện thương hiệu của một số mặt hàng Việt Nam như cà phê Trung Nguyên, thuốc lá Vinataba, nước mắm Phú Quốc… đang bị các nước khác sử dụng là một bài học cho các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cà phê nói riêng. Vì vậy, bên cạnh việc xây dựng thương hiệu có uy tín, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến vấn đề quản lý và củng cố thương hiệu của mình. 3.3. Giảm dần phương thức xuất khẩu qua trung gian Cà phê trên thế giới được buôn bán theo hai hình thức: buôn bán trực tiếp và buôn bán qua trung gian. Thị trường cà phê thế giới chủ yếu tập trung vào các nhà phân phối lớn. Hiện nay có khoảng 20 nhà phân phối quốc tế thao túng toàn bộ thị trường, chèn ép về giá cả và chất lượng gây nhiều thiệt hại cho các nhà xuất khẩu. Điển hình là bốn tập đoàn lớn: General Foods (Mỹ), Procter & Gamble (Mỹ), Jacobs (Thuỵ Sỹ), và Consolidated Foods ( nay mang tên là Sarah Lee). Hầu hết các nhà xuất khẩu của nước ta đều phải xuất qua các trung gian quốc tế. Điều này không chỉ gây sức ép về giá cả, chất lượng mà còn ảnh hưởng đến hoạt động thu gom cà phê ở thị trường trong nước, thị trường trong nước luôn bị rơi vào thế bị động. Nguyên nhân là do vốn của các doanh nghiệp thu gom rất ít nên họ không thể thu gom cà phê để dự trữ, nên khi thị trường cà phê quốc tế sôi động thì hoạt động thu gom trong nước cũng nhộn nhịp, còn khi các trung gian quốc tế giảm lượng mua hay hạ thấp giá cả thì thị trường thu mua nội địa sẽ trao đảo, ách tắc. Việt Nam cần phải từng bước giảm dần sự phụ thuộc vào các trung gian quốc tế và tiến tới cung cấp trực tiếp cho các thị trường tiêu thụ trên thế giới. Việc thâm nhập thị trường nước ngoài, tiến tới xuất khẩu trực tiếp, giảm dần xuất khẩu qua trung gian là kết quả tổng hợp của nhiều biện pháp chính trị, ngoại giao, kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương và đòi hỏi sự nỗ lực của cơ quan Nhà nước và của các doanh nghiệp. Trong đó, cần tập trung thực hiện các bước sau: * Bản thân doanh nghiệp: + Không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh (chất lượng, chủng loại phù hợp với thị hiếu của từng thị trường) + Có kế hoạch và biện pháp bồi dưỡng, đào tạo cán bộ làm công tác thị trường nước ngoài, xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại thương có năng lực. + Cập nhật thông tin về thị trường cà phê thế giới. + Xây dựng và thực hiện chiến lược marketing, tiến hành quảng cáo, tham gia hội chợ, triển lãm và các hoạt động xúc tiến thượng mại khác ở nước ngoài để có điều kiện quảng bá về sản phẩm cà phê Việt Nam cũng như tìm kiếm đối tác, thiết lập các mối quan hệ kinh doanh. * Về phía Nhà nước: + Tổ chức tốt các việc nghiên cứu, khảo sát thị trường nước ngoài. Nâng cao trách nhiệm và tạo điều kiện thuận lơi cho các cơ quan có trách nhiệm của Bộ Thương Mại (như: các Vụ chính sách thị trường ngoài nước, các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, Viện nghiên cứu thương mại, Cục xúc tiến thương mại, Trung tâm thông tin thương mại) trong công tác nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin và kết quả nghiên cứu cho các doanh nghiệp. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam ra nước ngoài khảo sát, tìm kiếm thị trường và bạn hàng xuất khẩu. + Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất và chế biến cà phê Việt Nam xây dựng ở nước ngoài mạng lưới đại lý để giới thiệu và phân phối hàng. + Ký cam kết "G to G" với các nước mà ở đó sự can thiệp của chính phủ có vai trò quyết định đối với việc nhập khẩu cà phê nước ta. + Bên cạnh việc xây dựng kênh thông tin thương mại thông suốt từ các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài và Bộ thương mại đến các doanh nghiệp sản xuất, chế biến- xuất khẩu cà phê Việt Nam, nhà nước còn có thể thực hiện thương mại hoá thông tin, áp dụng các phương thức linh hoạt khác nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể và kịp thời của doanh nghiệp. 4. Chiến lược về tổ chức và quản lý. 4.1. Nâng cao vai trò quản lý của VICOFA. - Tăng cường vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA) nhằm theo dõi sát sao diễn biến thị trường cà phê thế giới, dự đoán và tổ chức thống nhất hành động của các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam, điều hoà lợi ích giữa các doanh nghiệp xuất khẩu, chế biến và sản xuất cà phê đồng thời đưa ra kiến nghị với chính phủ trong việc hình thành các chính sách về sản xuất chế biến và xuất khẩu cà phê. Phối hợp với các bộ ngành để xác định kế hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam trong tương lai nhằm đảm bảo tính bền vững, cân đối ở thị trường cà phê trong nước và trên thế giới. Cụ thể là: + Tham gia xây dựng, bổ sung và hoàn thiện Tiêu chuẩn quốc gia về cà phê Việt Nam. + Xác định kế hoạch phát triển cân đối của ngành cà phê Việt Nam đến năm 2010. + Tham gia xây dựng kế hoạch phát triển 100.000ha cà phê chè +Tham gia xây dựng chương trình về Công nghệ chế biến, cải tiến chất lượng sản phẩm đối với cà phê. + Tham gia xây dựng chiến lược thị trường cho cà p hê Việt Nam . - VICOFA cần đưa ra các tiêu chuẩn đối với hoạt động xuất khẩu cà phê để giảm bớt số doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này, nhằm tránh tình trạng tranh mua tranh bán, phá giá thị trường. Thực tế cho thấy, Colombia đã nhiều năm đứng ở vị trí thứ nhì thế giới về sản lượng nhưng nước này chỉ có 35 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, trong khi Việt Nam hiện có tới 157 nhà xuất khẩu. Trong đó, chỉ với 15 đơn vị lớn đã có thể xuất khẩu tới 78% tức là 3/4 sản lượng cà phê cả nước. Và với 25 đơn vị lớn đã có thể xuất khẩu tới 89% sản lượng cà phê cả nước. Điều này có nghĩa là chỉ với số đơn vị xuất khẩu chiếm 16% đã có thế xuất khẩu được 89% tổng sản lượng cà phê cả nước. Vì vậy, VICOFA nên củng cố và chỉ đạo tốt 25 đơn vị xuất khẩu mạnh và nên loại bỏ bớt những doanh nghiệp kinh doanh vụn vặt và đem lại hiệu quả không cao bằng cách đưa ra những điều kiện nhất định được tham gia xuất khẩu cà phê. Colombia mặc dù chủ trương tự do xuất khẩu cà phê nhưng đồng thời lại đề ra những tiêu chí nhất định còn ở Việt Nam thì doanh nghiệp nào cũng có thể xuất khẩu cà phê. Điều này gây rất nhiều khó khăn trong việc quản lý chất lượng cà phê cũng như kiểm soát được lượng cà phê xuất khẩu. Hơn nữa, hình thức xuất khẩu manh mún, khối lượng bé, không có quy mô thường bị ép giá, làm giảm kim ngạch xuất khẩu. - VICOFA phải là đầu mối trong việc kiểm soát chất lượng và điều tiết số lượng cà phê xuất khẩu. Các đơn vị khi xuất khẩu cà phê yêu cầu phải có sự xác nhận đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của VICOFA nhằm cung cấp những sản phẩm cà phê chất lượng cao, bảo đảm uy tín. Mặc dù điều này có thế sẽ gây đôi chút phiền phức cho các đơn vị xuất khẩu nhưng đây lại là một biện pháp tối ưu để quản lý chặt chẽ chất lượng cà phê và buộc các đơn vị xuất khẩu cà phê phải thực hiện nghiêm túc tiêu chuẩn về chất lượng cà phê vừa được ban hành. Đồng thời sự quản lý nghiêm ngặt như vậy sễ tránh được hiện tượng xuất khẩu cà phê một cách ồ ạt vào mỗi vụ thu hoạch chịu sự ép giá, sau đó lại khan hiếm cà phê trong nước trong khi nhu cầu của thị trường thế giới vẫn cao. - Đối với thị trường thu mua cà phê cho xuất khẩu, VICOFA cần phải phối hợp với Bộ Thương Mại để đề ra thông tư quy định mức chênh lệch giá xuất khẩu so với mức giá thế giới tại hai thị trường London và Newyork nhằm hạn chế tình trạng bán ồ ạt đẩy giá cà phê xuống thấp, gây thiệt hại cho các nhà sản xuất. Kiên quyết loại trừ những tổ chức không đủ điều kiện ra khỏi hoạt động phân phối cà phê. Khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu và các nhà máy chế biến, các nhà nhập khẩu nước ngoài mở các đại lý trực tiếp tới tận vùng sâu vùng xa, thực hiện mua bán trực tiếp với người sản xuất. Cần kiểm tra điều kiện và cấp giấy phép kinh doanh cho các đại lý. Hạn chế tối đa hình thành nhiều cấp đại lý và các trung gian đầu cơ cà phê. - Về đối ngoại, VICOFA cần tăng cường hợp tác hơn nữa với tổ chức Hiệp hội các nước sản xuất cà phê (ACPC) và tổ chức cà phê thế giới (ICO) nhằm đưa ra các trương trình hành động đảm bảo cho lợi ích của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê nói chung và lợi ích của quốc gia nói riêng. Quan hệ chặt chẽ với Hiệp hội cà phê của một số nước xuất khẩu cà phê lớn như Indonesia, ấn Độ, Brazil, Colombia để phối hợp các biện pháp nhằm ổn định thị trường cà phê thế giới. 4.2. Giải pháp về cơ chế chính sách. Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam, đem lại lợi nhuận xuất khẩu cao, nhưng đồng thời cũng là mặt hàng chịu nhiều rủi ro, biến động. Vì vậy, Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên và hỗ trợ về mọi mặt đối với mặt hàng này. - Nhà nước cần sớm có cơ chế chính sách giải quyết vốn cho xuất khẩu cà phê thông qua chính sách tín dụng, chính sách thuế… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đủ vốn để dự trữ và găm hàng chờ cơ hội giá có lợi để bán tránh tình trạng bị ép giá do bán tống bán tháo vào đầu vụ thu hoạch nhằm nhanh chóng thu hồi vốn để đầu tư cho vụ sau. - Hình thành quỹ bình ổn giá cà phê nhằm điều hoà cung cầu cà phê trên thị trường. Quỹ này thường xuyên hoạt động nhằm hỗ trợ cho hoạt động dự trữ cà phê của toàn ngành và của từng doanh nghiệp. - Giảm mức thuế suất đối với những mặt hàng sản phẩm cà phê. - Có biện pháp khuyến khích mạnh, các hình thức thưởng cụ thể đối với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cà phê. - Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng cho vùng sản xuất cà phê tập trung như: thuỷ lợi, giao thông, cơ sở chế biến… Đồng thời nâng cấp máy móc, ứng dụng khoa học công nghệ vào khâu chế biến cà phê - Do giá cả cà phê biến động phức tạp nên Chính phủ cần đưa ra chính sách giá cả phù hợp để đảm bảo lợi ích cho người sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê. Cần quy đình mức giá sàn để tránh tình trạng bị ép giá khi thị trường biến động theo chiều hướng bất lợi sản phẩm. + Giá mua sản phẩm của người sản xuất. (căn cứ vào giá FOB xuất khẩu tại cảng Việt Nam ) Gm = Gxk - (Cxk + Lxk) Trong đó: Gm : Giá mua sản phẩm Gxk : Giá FOB tính bằng đồng Việt Nam Cxk : Chi phí xuất khẩu Lxk : Lợi nhuận xuất khẩu Mức giá mua theo công thức tính như trên sẽ được so sánh với mức giá chuẩn trong mỗi giai đoạn (mức giá tối thiểu của các đơn vị thu mua). Khi giá cà phê xuống dưới mức giá chuẩn, Nhà nước cần phải trợ giá cho người sản xuất. Trường hợp giá lên cao thì Nhà nước thu lại một phần thông qua các chính sách kinh tế. Vì vậy giá mua cho từng thời kỳ và từng vùng sẽ là: Giá mua = Giá chuẩn x k Hệ số k được xác định căn cứ vào sự biến động của sản xuất cà phê từng vùng và mức độ ổn định của giá trị đồng tiền. + Chính sách giá xuất khẩu : (căn cứ vào mức giá ở thị trường London) Gxk Việt Nam = Giá London x k Trong đó hệ số k là hệ số chênh lệch tối đa giữa giá ở thị trường London với giá ở Việt Nam. Kết luận Cà phê là một cây trồng có hiệu qủa kinh tế cao và là một cây có chỗ đứng vững chắc trong ngành nông ngiệp nước ta. Trong vòng 20 năm lại đây, ngành cà phê Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng vượt bậc tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Đợt biến động thị trường cà phê thế giới này và những hậu quả mà nó đem lại một lần nữa phản ánh chính xác hơn thực trạng của ngành cà phê Việt Nam trong thời gian qua. Trong những năm qua ngành cà phê Việt Nam đã khai thác tối đa lợi thế về khí hậu, đất đai và nguồn lao động rẻ của mình khiến cho diện tích và sản lượng không ngừng tăng gây bất ngờ cho nhiều người. Đó là điều đáng mừng. Tuy nhiên, đấy cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến những điểm yếu của ngành cà phê Việt Nam. Việt Nam chủ yếu chỉ phát triển cà phê từ những lợi thế mình có mà chưa biết tận dụng những lợi thế đó để phát triển cho phù hợp với nhu cầu và xu thế của thị trường. Ngành cà phê Việt Nam đạt được những bước tiến lớn trong sản lượng, nhưng mặt chất lượng, một điểm quan trọng nhất đối với mặt hàng cà phê, thì lại gần như dậm chân tại chỗ. Nhược điểm này không chỉ khiến cho Việt Nam góp một phần đáng kể vào việc cung cấp dư thừa cà phê trên thị trường, đẩy giá cà phê đến mức thấp nhất trong thời gian mấy chục năm qua, mà còm làm cho ngành cà phê Việt Nam phải gánh chịu nhiều thiệt thòi từ cuộc khủng hoảng này. Trước tình hình biến động của thị trường cà phê, chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp tài kể cả biện pháp huy động ngân sách nhà nước để giúp đỡ nông dân qua khỏi khó khăn. Nhưng dù sao do khả năng tài chính của nhà nước có hạn nên người sản xuất và xuất khẩu cà phê vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Điều quan trọng hơn cả là Chính phủ phải chỉ ra hướng đi, chiến lược lâu dài cho ngành cà phê. Sự điều chỉnh phương hướng là một vấn đề quan trọng nhất đối với ngành cà phê Việt Nam. Những biến động của thị trường cà phê thế giới trong thời gian qua đã khiến cho ngành cà phê Việt Nam phải lao đao, tuy nhiên bên cạnh xấu đó cũng có mặt tốt là chính trong khó khăn này ngành cà phê Việt Nam mới thấy rõ hơn những thiếu sót tồn tại của mình và từ đó chọn cho mình một hướng đi đúng đắn và hiệu quả và bền vững hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockho¸ luËn .doc
  • docb×a.doc
  • docký hiÖu.doc
  • docmôc lôc.doc
  • docphô lôc.doc
Tài liệu liên quan