1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 15 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ. Những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ trước đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ trên hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, với mức tăng bình quân GDP trên 8%/năm. Tiếp đó là giai đoạn chúng ta có những điều chỉnh phù hợp nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997, và thích ứng với hoàn cảnh mới nhằm mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Năm 2002 GDP Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 7,04%/năm, và theo đánh giá mới nhất của Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc Hội thì năm 2003 tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 7,2 - 7,3% (mức tăng trưởng liên tục và cao nhất trong giai đoạn 1997 - 2003). Việt Nam đang tiến những bước vững chắc trong quá trình xây dựng kinh tế, phấn đấu năm 2020 sẽ trở thành một nước công nghiệp.
Để đạt mục tiêu đó, Nhà nước đã liên tục có những chính sách mới khuyến khích phát triển kinh tế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh. Việc ra đời Luật Thương mại 1997 và Luật doanh nghiệp 1999 được coi là hai dấu mốc quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh ở Việt Nam. Thời gian qua, hoạt động kinh doanh ở Việt Nam đã thực sự khởi sắc mạnh mẽ. Đặc biệt, sự ra đời của Luật doanh nghiệp 1999 không chỉ thể hiện sự đổi mới về cách quản lý của Nhà nước với doanh nghiệp, mà còn phản ánh tư duy mới của Nhà nước ta và toàn xã hội về vai trò của các thành phần kinh tế, của các doanh nhân trên mặt trận xây dựng kinh tế. Chưa bao giờ việc thành lập doanh nghiệp và kinh doanh lại thuận lợi và dễ dàng như hiện nay.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhận rõ một thực tế là hệ thống pháp luật về kinh doanh của Việt Nam chưa đồng bộ và đầy đủ, chưa phát triển kịp thời với thực tế rất sống động của thị trường, mà ví dụ điển hình là đến nay nước ta vẫn chưa có Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền. Những năm qua xuất hiện rất nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh, lạm dụng vị thế độc quyền mà chúng ta không thể xử lý. Những hành vi như phá sóng liên lạc của Công ty taxi Tân Hoàng Minh, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, sử dụng trái phép thương hiệu, thỏa thuận ngầm trong đấu thầu, đấu giá đang hàng ngày làm xấu đi môi trường cạnh tranh, làm tổn hại các doanh nghiệp kinh doanh chân chính, nghiêm trọng hơn là gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế, cản trở việc gia nhập WTO của nước ta.
Thực tế đó đặt ra yêu cầu bức thiết là làm thế nào để nhanh chóng tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh, khuyến khích mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường; tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính hoạt động, thúc đẩy phát triển kinh tế. Điều này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của Nhà nước, mà còn của bản thân doanh nghiệp, của người tiêu dùng, và của toàn xã hội, nhằm tạo dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam. Xuất phát từ suy nghĩ đó em chọn vấn đề ‘Những giải pháp nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh ở Việt Nam hiện nay’ làm đề tài của Khóa luận tốt nghiệp Đại học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc phân tích và đánh giá thực trạng cạnh tranh và môi trường cạnh tranh ở Việt Nam thời gian qua, người viết cố gắng phân tích các nguyên nhân dẫn đến các tồn tại, để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
v Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của Khóa luận tốt nghiệp này là những quan hệ xã hội liên quan đến cạnh tranh, môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
v Phạm vi nghiên cứu:
Cạnh tranh và môi trường cạnh tranh là vấn đề rất phức tạp, hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm không thống nhất cả ở Việt Nam và trên thế giới. Hơn nữa kinh tế thị trường ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn mới hình thành, liên tục có những biến đổi, vận động. Vì vậy, trong khuôn khổ hạn hẹp của Khóa luận cũng như do hạn chế khả năng, sự am hiểu về thị trường ở Việt Nam, người viết chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến môi trường cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, không phân biệt cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước hay tư nhân.
Khái niệm doanh nghiệp Việt Nam trong Khóa luận bao gồm các loại hình doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp 1999, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước 1995, các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài hoạt động tại Việt Nam theo luật đầu tư nước ngoài (ban hành lần đầu năm 1987, sửa đổi lần gần nhất năm 2000).
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa luận, người viết áp dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp hệ thống, so sánh, phân tích, tổng hợp; kết hợp giữa lý luận và thực tiễn thông qua các tài liệu và việc tìm hiểu, tham khảo trực tiếp từ các nhà nghiên cứu, các nhà doanh nghiệp. Khóa luận này cũng vận dụng các quan điểm, đường lối chính sách về phát triển kinh tế thị trường của Đảng và Nhà nước để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Kết cấu của Khóa luận
Ngoài các phần Mục lục, Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Khóa luận được chia thành 03 chương như sau:
CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH Ở VIỆT NAM
CHƯƠNG III:
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TẠO MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH LÀNH MẠNH TRONG KINH DOANH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH
I.KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH
1.1 Kinh doanh và đặc điểm của các hoạt động kinh doanh
1.2 Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh
II.MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
2.1 Khái niệm môi trường kinh doanh
2.2 Khái niệm môi trường cạnh tranh
2.3 Tác động của môi trường cạnh tranh đến hoạt động kinh doanh
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH Ở VIỆT NAM
I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH Ở VIỆT NAM
1.1 Nhận xét chung về thực trạng cạnh tranh trước thời kỳ đổi mới
1.2 Nhận xét về cạnh tranh trong kinh doanh từ thời kỳ đổi mới đến nay
II.ĐÁNH GIÁ VỀ MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH Ở VIỆT NAM
2.1 Những thuận lợi và kết quả
2.2 Những khó khăn và tồn tại
2.3 Nguyên nhân của những tồn tại
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TẠO MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH LÀNH MẠNH TRONG KINH DOANH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
I.VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG CẠNH TRANH VÀ KINH DOANH
1.1 Những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế xã hội
1.2 Những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam
1.3 Những vấn đề đặt ra đối với Nhà nước
II.TÌM HIỂU KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRONG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CẠNH TRANH VÀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN
2.1 Kinh nghiệm của Hoa kỳ
2.2 Kinh nghiệm của Pháp
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH LÀNH MẠNH TRONG KINH DOANH Ở VIỆT NAM
3.1 Nhóm giải pháp vĩ mô
3.2 Nhóm giải pháp vi mô
3.3 Nhóm giải pháp khác
KẾT LUẬN
104 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1820 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những giải pháp nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
)
Khai thác
Chế biến
Sản xuất
năng lượng
Tổng số
100%
100%
100%
100%
1. Khả năng chiếm lĩnh thị trường nội địa
Giành được ưu thế
26,9
28,9
26,3
85,2
Chưa vững chắc
58,8
59,2
59,2
13,6
Không có khả năng cạnh tranh
14,3
11,9
24,3
2,5
2. Khả năng xuất khẩu
Đã xuất khẩu
23,8
15,9
24,3
2,5
Triển vọng sẽ xuất khẩu
13,7
14,4
13,8
1,2
Không có khả năng xuất khẩu
62,5
69,7
61,9
96,3
Nguồn: Đặng Thanh Lê, Tác động của rào cản trong cạnh tranh đối với khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 304, 9/2003, tr. 34
Hai là, các doanh nghiệp thiếu những nhà quản lý có tầm nhìn và trình độ quản trị quốc tế. Nhiều ngành công nghiệp còn non trẻ, chưa có kinh nghiệm cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh quốc tế. Doanh nghiệp chưa nắm vững về pháp luật, qui định, thông lệ quốc tế, thông tin về thị trường thế giới. Bản chất của hội nhập quốc tế là sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường thế giới và ngược lại. Chúng ta cần những doanh nghiệp đủ mạnh, có tầm cỡ khu vực và thế giới mới có thể thu được lợi ích từ quá trình hội nhập. Tất nhiên, trong quá trình chủ động hội nhập sẽ hình thành nên một số doanh nghiệp hoặc tập đoàn có năng lực cạnh tranh mạnh. Việt Nam không thể chờ có được các doanh nghiệp mạnh có khả năng cạnh tranh rồi mới tham gia quá trình hội nhập. Muốn vậy doanh nghiệp cần sớm tìm ra cho mình lợi thế so sánh để hội nhập, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu mới; đó sẽ là vũ khí lợi hại trong cạnh tranh khu vực và quốc tế.
Ba là, việc xây dựng và tăng cường hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp chuyên ngành nhằm mục tiêu tập hợp sức mạnh và nội lực của từng ngành hàng có ý nghĩa rất quan trọng. Đặc biệt, đối với những ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu thì hoạt động của hiệp hội có tác động rất tích cực đến việc tăng thị phần, mở mang thị trường, thống nhất hành động để tăng sức cạnh tranh, chia sẻ rủi ro khi thâm nhập các thị trường mới. Tuy nhiên, cần xem xét khả năng hoạt động của các hiệp hội ảnh hưởng xấu tới môi trường cạnh tranh do xu thế thỏa hiệp hay thỏa thuận ngầm giữa các thành viên hiệp hội, hoặc chèn ép, ngăn cản doanh nghiệp ngoài hiệp hội.
Những vấn đề đặt ra đối với Nhà nước
Một là, tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về kinh tế theo hướng phù hợp với các qui định của Quốc tế, mà cụ thể là những qui định của WTO. Đây là vấn đề hoàn toàn không đơn giản, đòi hỏi sự chỉ đạo thống nhất cao từ trung ương cho tới địa phương. Trước mắt, việc sửa đổi những qui định này có thể ảnh hưởng đến một số nhóm quyền lợi nhất định, nhưng về lâu dài nó sẽ đảm bảo lợi ích của toàn xã hội, do đó cần có sự cương quyết, có những quyết sách mang tính đột phá.
Theo thông tin từ Bộ tư pháp, sau giai đoạn I (từ 3/2002 tới 9/2003) rà soát các văn bản pháp lý vẫn còn hiệu lực và có liên quan tới quy định của 16 hiệp định của WTO, đã có 263 văn bản được xem xét (trong đó: 28 luật, 24 pháp lệnh, 64 nghị định, 58 thông tư). Trong số này có 52 văn bản chưa phù hợp với WTO Nguồn: TS Hoàng Phước Hiệp, Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế – Bộ Tư pháp, Vnexpress.net 01/10/2003
cần sửa đổi, bổ sung. Đồng thời Nhà nước cũng cần đảm bảo quyền lợi được bảo hộ chính đáng của doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc thực hiện những hỗ trợ mà WTO không cấm, như việc chuyển trợ cấp trực tiếp của Chính phủ cho thương mại hàng hóa (bị cấm) sang cho nghiên cứu phát triển công nghệ ứng dụng vào sản xuất (không bị cấm).
Hai là, xây dựng chiến lược dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu thiếu một chiến lược dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế sẽ không có sự phối hợp tốt trong đàm phán song phương cũng như đa phương, không thể tận dụng được các thế mạnh để đàm phán. Nhà nước cần xúc tiến chính thức thiết lập các quan hệ thương mại song phương cũng như đa phương, tiêu điểm là tích cực đàm phán để sớm gia nhập WTO, tạo điều kiện để hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam được đối xử công bằng trong thương mại quốc tế. Đồng thời, cần có cơ chế bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam bằng những qui định cụ thể khi có sự vi phạm của Chính phủ nước ngoài (như qui định đánh thuế trả đũa, đấu tranh khi có tranh chấp thương mại… như WTO cho phép). Đây có thể coi là thách thức lớn nhất và cũng là vấn đề quan trọng nhất mà chỉ có Nhà nước mới thực hiện được.
Ba là, định hướng và tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp, theo hướng khuyến khích những ngành có tiềm năng thế mạnh; tạo môi trường kinh doanh, môi trường cạnh tranh lành mạnh, thu hút đầu tư nước ngoài cho doanh nghiệp trong nước có cơ hội cọ xát, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Nhà nước cũng cần đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, xã hội, kinh tế trong nước cũng như trong quan hệ quốc tế; tranh thủ quan hệ ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế.
TÌM HIỂU KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRONG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CẠNH TRANH VÀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN
Ở Việt Nam, kinh tế thị trường là vấn đề mới mẻ, thế nhưng nhiều nước trên thế giới đã phát triển kinh tế thị trường hàng trăm năm, những kinh nghiệm của họ trong việc điều tiết cạnh tranh thực sự rất phong phú và giá trị. Trong phần này, chúng tôi chỉ xin nêu một số kinh nghiệm mà chúng tôi cho là hữu ích với tình hình hiện nay của nước ta, đó là kinh nghiệm trong xây dựng pháp luật về cạnh tranh của Hoa Kỳ và Pháp, nhằm tạo môi trường cạnh tranh tích cực cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, và kinh nghiệm đấu tranh chống độc quyền ở hai nước này.
Kinh nghiệm của Hoa kỳ
Kinh nghiệm về xây dựng luật cạnh tranh
Luật của Hoa Kỳ qui định khá cụ thể và chi tiết các vấn đề chống cạnh tranh không lành mạnh, do nền kinh tế thị trường phát triển ở trình độ cao, các nhà làm luật có nhiều kinh nghiệm thường xuyên bổ sung các qui định mới cho phù hợp tình hình thực tế. Các qui định sau không bác bỏ các điều luật trước mà chỉ bổ sung, sửa đổi, và ngày càng theo hướng cụ thể hóa. Ngoài những qui định chung về cạnh tranh trong kinh doanh, còn có những qui định về cạnh tranh trong từng ngành cụ thể (như sở hữu công nghiệp, tài sản trí tuệ, thể thao, y tế: Baseball antitrust legislation, Antitrust Health Care Advance-ment Act of 1997…).
Nhằm ngăn chặn các tổ chức độc quyền tạo nên các rào cản kinh doanh, hạn chế cạnh tranh, đạo luật chống độc quyền đầu tiên của Hoa Kỳ là Luật chống độc quyền Sherman (Sherman Antitrust Act 1890 - theo tên của Thượng Nhị Sỹ John Sherman) được Quốc hội thông qua năm 1890, và là nguồn luật cơ bản của tất cả các bộ luật chống độc quyền của Hoa Kỳ. Luật Sherman ra đời với mục tiêu duy trì tự do kinh doanh, xóa bỏ các rào cản thương mại và cạnh tranh. Trước khi luật Sherman được thông qua, nhiều bang của Hoa Kỳ đã thông qua những luật tương tự ngăn cấm các hoạt động độc quyền, thỏa thuận dàn xếp giá cả hay các hoạt động ngăn cản tự do cạnh tranh, nhưng các đạo luật này chỉ giới hạn điều chỉnh hoạt động kinh doanh trong nội bộ một bang. Sau đó, quan điểm phản đối sự tập trung quyền lực kinh tế trong tay các tập đoàn lớn hay các liên minh kinh tế đã dẫn đến việc Quốc hội thông qua Luật Sherman, dựa trên qui định trong Hiến pháp của Hoa Kỳ cho phép Quốc hội quy định các hoạt động thương mại giữa các bang.
Luật Sherman là những qui định chung nhất và có tính chất nền tảng cho luật chống độc quyền. Các trường hợp cụ thể và cách giải thích luật do Bộ Tư pháp đưa ra căn cứ điều kiện cụ thể của nền kinh tế. Tòa án, thẩm phán, Tổng chưởng lý (Attorney General) có quyền hạn rất lớn trong việc giải thích và áp dụng luật. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trở nên phức tạp hơn, hoạt động của độc quyền cũng tinh vi hơn, luật pháp về cạnh tranh của Hoa Kỳ lại tiếp tục được bổ sung: luật chống độc quyền Clayton (Clayton Antitrust Act năm 1914), luật Robinson-Patman (1936), luật Coller – Kefaner (1959), luật chống độc quyền sửa đổi Hart-Scoss-Rodino (Hart-Scoss-Rodino Anti-Trust Improvement Act năm 1976).
Về phạm vi điều chỉnh, Luật Sherman là bộ luật của Liên bang, do đó nó bị giới hạn về quy mô theo sự hạn chế của Hiến pháp đối với chính quyền Liên bang. Tuy nhiên, phần qui định về thương mại lại cho phép bộ luật được giải thích linh hoạt và áp dụng rộng rãi. Bộ luật điều chỉnh mọi giao dịch và các hoạt động kinh doanh giữa các bang. Nếu các hoạt động diễn ra trong nội bộ một bang, bộ luật sẽ được áp dụng dựa theo qui định điều chỉnh các giao dịch có ảnh hưởng tới thương mại giữa các bang. Việc giải thích khái niệm sau nhằm mở rộng khả năng áp dụng của luật Sherman, hiện nay phạm vi điều chỉnh của Luật pháp cạnh tranh và chống độc quyền của Hoa Kỳ khá rộng, chi phối mọi hoạt động kinh tế thương mại có liên quan tới thị trường Hoa Kỳ.
Về nội dung điều chỉnh, Luật Sherman 1890 qui định mọi hợp đồng, sự liên kết (dưới dạng các Tơ rớt hay khác đi), hoặc các âm mưu hạn chế hoạt động thương mại giữa các bang hay với các nước khác đều là vi phạm pháp luật. Luật Sherman cho phép chính quyền Liên bang tiến hành kiện các tơrớt và xóa bỏ các liên minh này.
Luật Clayton 1914 cụ thể hóa và bổ sung những thiếu sót của Luật Sherman, ngoài ra còn cấm thêm 4 hình thức hạn chế cạnh tranh là: phận biệt đối xử về giá, những hợp đồng độc quyền và ràng buộc (thương mại có điều kiện), chiếm vốn giữa các công ty, sự phối hợp giữa các ban giám đốc (có người đồng thời là thành viên của 2 ban giám đốc).
Luật Robinson Patman (1936) bổ sung hành vi bán rẻ hơn cho người mua hay thị trường theo những mức giá quá thấp một cách không hợp lý. Năm 1959 luật Coller – Kefaner cấm mọi hình thức hợp nhất theo chiều ngang (hãng sản xuất các sản phẩm khác nhau, nhưng cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm cuối cùng), cấm mua cổ phần và tài sản của các hãng đang cạnh tranh nếu việc mua này hạn chế đáng kể cạnh tranh và có xu hướng hình thành một độc quyền.
Luật chống độc quyền sửa đổi Hart-Scoss-Rodino 1976 mở rộng quyền cho các cơ quan hành pháp điều tra các hoạt động sáp nhập vi phạm luật chống độc quyền, tuy nhiên có rất ít các vụ sáp nhập bị ngăn cản trong thời kỳ bùng nổ xu hướng sáp nhập vào thập niên 1980. Kết quả của một vụ kiện theo Luật Sherman bắt đầu năm 1974 đã xóa bỏ vị thế độc quyền của Tập đoàn điện tín và điện thoại đường dài Mỹ (AT&T) vào năm 1982.
Một điểm khác biệt của luật Hoa Kỳ là các chế tài xử lý vi phạm thường được qui định ngay trong luật, chứ không tách biệt vào một văn bản khác như luật Việt Nam, điều này tạo thuận lợi lớn và tăng tính khả thi khi áp dụng luật. Ví dụ, Luật Sherman 1890 qui định: “Mọi cá nhân kinh doanh độc quyền, cố gắng kinh doanh độc quyền hay liên kết với người khác để kinh doanh độc quyền bị coi là vi phạm qui định của luật Sherman, cả hai vi phạm trên đều bị phạt tối đa 10.000.000 USD với công ty và 350.000 USD với cá nhân, và hoặc phạt tù tới 3 năm” Sherman Act, 15 U.S.C. Đ1, Đ 2), www.usdoj.gov và www.law.cornell.edu/ch1.html
.
Kinh nghiệm về xây dựng cơ quan giám sát cạnh tranh
Việc thực thi luật chống độc quyền chủ yếu do Ban chống độc quyền (the Antitrust Division) thuộc Bộ Tư pháp và Uỷ ban thương mại Liên bang (Federal Trade Commission–FTC ra đời năm 1914) thực hiện. Trong thập niên 1980 hai cơ quan này đã ban hành một giải thích chi tiết hơn về luật chống độc quyền.
Tuy nhiên, Tòa án tối cao cũng có ảnh hưởng rất lớn. Trong lịch sử, có thời kỳ Tòa án tối cao đã ngăn cản chính quyền Liên bang sử dụng Luật này trong nhiều năm. Chỉ đến khi tổng thống Theodore Roosevelt phát động các chiến dịch chống độc quyền, Luật Sherman mới được sử dụng và có kết quả. Năm 1904, Tòa án tối cao ủng hộ chính quyền Liên bang trong vụ kiện yêu cầu chia tách Công ty chứng khoán phương Bắc Northern Securities Company. Đạo luật này lại được Tổng thống Taft sử dụng năm 1911 chống lại Tơrớt dầu lửa Standard và Công ty thuốc lá Mỹ.
Hoạt động chống độc quyền giảm mạnh vào những năm 1920, nhưng dưới thời Tổng thống Franklin Delano Roosevelt, nhiều đạo luật mới bổ sung cho Luật Sherman được thông qua và các hoạt động chống độc quyền được khôi phục mạnh mẽ. Trong thập niên 1990, khi vẫn còn nhiều vụ sáp nhập của các tập đoàn lớn, Uỷ ban thương mại Liên bang có xu hướng tiến hành mạnh mẽ và chặt chẽ hơn các hoạt động chống độc quyền, còn Bộ Tư pháp Mỹ thì kiên trì theo đuổi vụ kiện Công ty Mircosoft.
Kinh nghiệm về chống độc quyền thông qua phân tích một số vụ chống độc quyền điển hình
Vụ kiện chống Công ty Standard Oil
Năm 1899, Công ty Standard Oil (với 70 công ty con và 23 nhà máy lọc dầu, sở hữu 84% dầu thô của Hoa Kỳ) có ưu thế độc quyền tuyệt đối trên thị trường dầu mỏ Hoa kỳ và thu được lợi nhuận khổng lồ. Những biến động thất thường của giá cả dầu lửa đã khiến công ty này hạn chế sản lượng như là giải pháp tất yếu. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, Standard Oil đã có hành vi hạn chế đáng kể hoạt động tự do thương mại, đặc biệt là hành vi mua lại hầu hết các nhà máy lọc dầu nhỏ độc lập khác, và hành vi hạ giá trong khu vực cụ thể nhằm làm phá sản các đối thủ cạnh tranh.
Tổng thống Theodore Roosevelt đã rất nỗ lực trong cả hai nhiệm kỳ của mình tiến hành các hoạt động chống độc quyền mạnh mẽ. Chính quyền của Ông đã tiến hành đưa Công ty Standard Oil ra tòa năm 1906 với tội danh có hành vi phân biệt trong thương mại, lạm dụng ưu thế trên thị trường và kiểm soát quá lớn ngành dầu lửa của Hoa Kỳ.
Năm 1911, Tòa án tối cao đã tuyên bố Công ty Standard Oil vi phạm luật chống độc quyền Sherman 1890 và yêu cầu Công ty Standard Oil (New Jersey) giải thể 33 công ty con quan trọng nhất, bán lại cổ phiếu cho các cổ đông khác và không được phép bán cho các tơrớt khác.
Kết quả của phán quyết năm 1911 là sự ra đời của một loạt các công ty dầu mỏ nổi tiếng, như: Exxon, Mobil, Chevron, American, Esso. Đây là một bước ngoặt trong lịch sử kinh tế Hoa Kỳ, và trở thành cơ sở cho một học thuyết mới về qui định chống độc quyền của Hoa Kỳ, được gọi là qui tắc về nguyên nhân.
Vụ kiện chống Công ty AT&T
Thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, Công ty AT&T nắm 80% các mạng điện thoại nội vùng trên đất Mỹ và gần như kiểm soát toàn bộ dịch vụ gọi đường dài. Sau đó Công ty này lạm dụng vị thế của mình trên thị trường dịch vụ điện thoại gây áp lực lên ngành cung cấp các thiết bị điện thoại. Công ty buộc khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại của mình phải sử dụng các thiết bị do nhà máy của công ty sản xuất. Những thiết bị của các hãng khác thì AT&T gây khó khăn với nhiều lý do như không tương thích, không tốt. Những công ty khác muốn phát triển mạng điện thoại nội vùng bị AT&T ngăn cản thông qua việc không cho hoà với mạng điện thoại của AT&T.
Chính quyền Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra hành vi lạm dụng độc quyền của AT&T. Sau gần 10 năm, phán quyết của Tòa án tối cao (năm 1982) đã tuyên bố AT&T vi phạm luật chống độc quyền, và buộc công ty phải bán các mạng điện thoại nội vùng cho những công ty khác nhau, và bán các nhà máy sản xuất thiết bị điện thoại, chỉ giữ lại dịch vụ điện thoại đường dài.
Một số nhận xét rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm của Hoa Kỳ
Phải có đạo luật độc lập điều chỉnh hoạt động cạnh tranh. Qui định trong pháp luật cạnh tranh những chế tài xử lý thật nghiêm minh, thật nặng về mặt kinh tế, có tính răn đe và bồi thường hợp lý cho người bị thiệt hại, đảm bảo khả năng thực thi cao và hiệu quả của luật cạnh tranh.
Hoạt động chống cạnh tranh không lành mạnh, chống độc quyền là những cuộc đấu tranh lâu dài, và rất phức tạp (hai vụ kiện trên đều kéo dài hơn 10 năm từ khi khởi kiện tới khi tòa có quán quyết cuối cùng). Do đó, cần có sự chuẩn bị chu đáo và kỹ lượng cho đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ này.
Trong một số trường hợp, việc xác định có hay không hành vi hạn chế cạnh tranh (ví dụ, cartel thỏa thuận miệng, thỏa thuận ngầm) là rất khó khăn. Nên chăng chúng ta áp dụng qui tắc về nguyên nhân (rule of reason), theo đó, đảo ngược nghĩa vụ chứng minh sang cho đối tượng đang bị xem xét trong áp dụng luật pháp về cạnh tranh, như những qui định của Hoa Kỳ.
Kinh nghiệm của Pháp
Kinh nghiệm về xây dựng và thực thi luật pháp luật cạnh tranh
Cộng hoà Pháp đã ban hành nhiều văn bản có những qui định về cạnh tranh. Trong đó những văn bản chính là: Luật thương mại 1973, Bộ luật Dân sự 1804, Bộ luật Hình sự 1992 (thay thế Bộ luật Hình sự 1810), Luật chống kinh doanh lừa dối 1905, Luật thông tin đối với người tiêu dùng và cấm quảng cáo man trá 1978 Viện nghiên cứu khoa học Pháp lý, Chuyên đề về cạnh tranh, chống cạnh tranh bất hợp pháp … sđd. , tr. 87
.
Bộ luật hình sự 1810 của Pháp qui định hai tội danh: tội cạnh tranh bất hợp pháp, và tội lạm dụng thế mạnh để cạnh tranh. Để khẳng định một doanh nghiệp đã vi phạm, các cơ quan hữu trách phải chứng minh được doanh nghiệp đó đang có thế mạnh và đang sử dụng những thủ pháp không lành mạnh, hoặc lợi dụng thế mạnh một cách bất hợp pháp loại bỏ đối thủ.
Đối với các tội danh cạnh tranh bất hợp pháp và lạm dụng thế mạnh để cạnh tranh, hình phạt tù là hãn hữu và thời gian cũng rất ngắn. Hình phạt chủ yếu là phạt tiền ở mức rất nặng nhằm vào hai đối tượng: doanh nghiệp và người lãnh đạo doanh nghiệp.
Theo các qui định của pháp luật về cạnh tranh thì không những người lãnh đạo công ty bị phạt, mà công ty với tư cách là một pháp nhân (bị xử lý là đồng phạm) cũng phải chịu những hình phạt như phạt tiền... Đây là một ngoại lệ vì pháp luật hình sự của Pháp có nguyên tắc bao giờ cũng phải cá thể hóa trách nhiệm hình sự.
Ở Pháp, việc vi phạm các quy định của pháp luật về cạnh tranh và lạm dụng thế mạnh trong cạnh tranh để loại trừ đối thủ là các hành vi bị xếp trong nhóm tội phạm về kinh tế. Việc đấu tranh chống tội phạm trong lĩnh vực cạnh tranh bao giờ cũng qua hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: là giai đoạn các cơ quan chuyên môn tư vấn, giúp việc cho tòa án để nghiên cứu, thẩm định các hành vi có dấu hiệu vi phạm.
Giai đoạn 2: là giai đoạn tài phán.
Các nhà lập pháp cho rằng việc thành lập ngay một uỷ ban kỹ thuật nhằm điều tra, nghiên cứu về những thỏa thuận ngầm nhằm cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty là cần thiết. Năm 1979 uỷ ban này được thay thế bằng Uỷ ban cạnh tranh (nay là Hội đồng cạnh tranh).
Thành phần Hội đồng cạnh tranh gồm đại diện Tham chính viện, đại diện Bộ Tài chính-kinh tế, các tổ chức ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác. Hội đồng cạnh tranh được một cơ quan tư pháp trợ giúp. Cơ quan tư pháp này được thành lập từ năm 1979, gồm 5 thẩm phán thuộc tòa án tư pháp và một số điều tra viên là những người thuộc Bộ Tài chính-kinh tế hoặc tổng cục Thuế. Những điều tra viên, sau khi nghe tường trình và tiến hành điều tra xem xét về kinh tế, sẽ báo cáo lên Uỷ ban tư pháp và sau đó báo cáo được chuyển đến Hội đồng cạnh tranh để xem xét cho ý kiến xử lý vi phạm.
Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ tiếp nhận đơn kiện của các doanh nghiệp, của thương gia và của cơ quan có trách nhiệm, và phân tích khía cạnh kinh tế của các đơn kiện đó. Nếu chưa đến mức xử lý hình sự thì Hội đồng cạnh tranh xử phạt một khoản tiền (thường là rất lớn) và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Nếu là vi phạm nghiêm trọng Hội đồng sẽ chuyển hồ sơ cho Viện công tố để tiến hành điều tra. Bước tiếp theo là thẩm phán điều tra hoặc công tố viên xem xét rồi quyết định không vi phạm hay đủ điều kiện truy tố thì chuyển hồ sơ cho tòa án giải quyết.
Một số nhận xét rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm của Pháp
Nhà nước luôn phải đóng vai trò chủ đạo trong đấu tranh chống những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh, lạm dụng độc quyền.
Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước chuyên trách có đủ quyền lực và nhân lực để xử lý quan hệ cạnh tranh và độc quyền với tối thiểu hai cơ quan riêng biệt (một cơ quan chuyên trách xem xét khía cạnh kinh tế, một cơ quan tư pháp).
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH LÀNH MẠNH TRONG KINH DOANH Ở VIỆT NAM
Trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000, Đảng ta đã nêu rõ quan điểm về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là: “Tạo môi trường và điều kiện cho sự cạnh tranh hợp pháp và sự hợp tác, liên doanh tự nguyện, bình đẳng giữa các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế ở trong nước và với nước ngoài. Xóa bỏ độc quyền, và đặc quyền ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Đối với những lĩnh vực không thể tránh được độc quyền, Nhà nước có cơ chế kiểm soát để tránh cửa quyền, lũng đoạn. Chấp nhận sự phá sản của những đơn vị làm ăn thua lỗ, ban hành Luật phá sản” Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000, NXB Sự thật 1992, tr. 24
.
Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng cũng nêu rõ: “Phải hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh. Cạnh tranh vì lợi ích phát triển đất nước, chứ không phải làm phá sản hàng loạt, lãng phí các nguồn lực, thôn tính lẫn nhau” Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII, NXB Chính trị Quốc gia1996,tr. 27
. Theo đó, chính sách cạnh tranh cần đảm bảo các yêu cầu:
Kiên trì đường lối chính trị, kinh tế, xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam;
Tăng cường sự quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực cạnh tranh, tạo lập môi trường cạnh tranh, duy trì cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật, Nhà nước là trọng tài, định ra luật chơi, và định hướng phát triển;
Có chính sách phát triển kinh tế nhà nước, và doanh nghiệp Nhà nước phù hợp trong kinh tế thị trường.
Trên cơ sở quán triệt tinh thần trên của Đảng, và căn cứ thực trạng môi trường cạnh tranh hiện nay, Khóa luận tốt nghiệp này mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh ở Việt Nam trong thời gian tới.
Nhóm giải pháp vĩ mô
Thứ nhất, cần khẩn trương ban hành Luật cạnh tranh. Sau gần ba năm chuẩn bị, đến nay Ban soạn thảo Luật cạnh tranh đã đưa ra dự thảo lần 9 với nội dung khá hoàn chỉnh. Mục đích của luật này là điều chỉnh mặt trái của cạnh tranh, luật không cấm cạnh tranh mà tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và bảo vệ môi trường cạnh tranh đó. Việc soạn thảo Luật cạnh tranh có nhiều nét mới, trong đó có những qui định khá cụ thể các chế tài, biện pháp xử lý. Việc ban hành luật này cần gắn với các văn bản hướng dẫn cụ thể để đảm bảo khả năng thực thi nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, chúng tôi kiến nghị cần giảm bớt các thủ tục, để sao cho Luật cạnh tranh Việt Nam có thể được ban hành trong năm 2004. Điều này sẽ là yếu tố quyết định để tạo nên môi trường cạnh tranh phù hợp và lành mạnh đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, Nhà nước cần thống nhất quan điểm đánh giá vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, xóa bỏ tư tưởng phân biệt đối xử trong quản lý kinh tế. Thời gian qua, công việc này đã được thực hiện, nhưng chưa đủ sâu, đủ rộng và đủ mạnh. Trong xã hội, hiện tượng phân biệt không chỉ tồn tại trong tư tưởng, nhận thức của một số cơ quan công quyền, một số địa phương, và một số công chức, mà nó còn thể hiện qua sự không thống nhất giữa những chính sách của Nhà nước. Giải quyết được vấn đề tư tưởng là chúng ta cơ bản đặt nền tảng cho việc xây dựng và hoàn thiện môi trường cạnh tranh.
Thứ ba, Nhà nước cần rà soát lại và hạn chế bớt số lượng các lĩnh vực doanh nghiệp Nhà nước được độc quyền kinh doanh, kiên quyết tiến hành tự do hóa trong những ngành không thực sự quan trọng với an ninh quốc gia. Đồng thời, cần đẩy mạnh chương trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, với quan điểm chỉ giữ lại những doanh nghiệp thực sự có hiệu quả, mạnh dạn thực hiện giao bán, khoán, cho thuê, hay cổ phần hóa những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, doanh nghiệp trong những ngành Nhà nước không giữ độc quyền kinh doanh. Đây là vấn đề phức tạp ở nước ta, do nó ảnh hưởng không nhỏ tới một số nhóm lợi ích; nhưng xét về lợi ích lâu dài và lợi ích toàn cục thì Nhà nước cần có những quyết sách mạnh mẽ, dũng cảm và kịp thời; trong đó cần hết sức lưu ý những điểm sau:
Một là, cần phân biệt rõ độc quyền Nhà nước với độc quyền doanh nghiệp. Kiên quyết chống việc lợi dụng độc quyền Nhà nước để thực hiện độc quyền doanh nghiệp. Độc quyền Nhà nước tồn tại nhằm thực hiện những nhiệm vụ cụ thể mà việc quản lý điều hành nền kinh tế đòi hỏi, trong khi đó độc quyền doanh nghiệp (dưới danh nghĩa độc quyền Nhà nước) có xu thế lạm dụng vị thế thu lợi nhuận độc quyền cao cho bản thân doanh nghiệp đó, đi ngược lại lợi ích chung của xã hội. Vấn đề này có thể được giải quyết thông qua việc cho phép nhiều doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong những lĩnh vực độc quyền Nhà nước, hoặc chia nhỏ các doanh nghiệp độc quyền Nhà nước hiện nay có qui mô quá lớn bao trùm cả một ngành, một khu vực cụ thể, hạn chế bớt ảnh hưởng của vị thế độc quyền của từng doanh nghiệp. Dưới áp lực của một số nhóm lợi ích, độc quyền vẫn được duy trì với rất nhiều lý do được đưa ra, như đảm bảo việc làm, công bằng xã hội; nhưng đó chỉ là những mục tiêu trước mắt, điều đó làm tăng sức trì trệ của nền kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu hiệu quả kinh tế dài hạn.
Hai là, xác định rõ khái niệm “vai trò chủ đạo” của doanh nghiệp Nhà nước trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Doanh nghiệp Nhà nước chỉ thực sự thực hiện được vai trò chủ đạo (định hướng) trong kinh tế thị trường khi doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp mạnh, có năng lực cạnh tranh vượt trội. Doanh nghiệp Nhà nước không thể dựa vào quy định hành chính cho phép duy trì vị trí độc tôn của mình, vì đó sẽ là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng sự trì trệ, tụt hậu và lãng phí trên qui mô lớn. Vấn đề trở lại là cần có môi trường cạnh tranh lành mạnh để doanh nghiệp Nhà nước phát triển vững mạnh, khi đó những doanh nghiệp này sẽ thực hiện tốt nhất vai trò chủ đạo, đầu tầu kinh tế của mình.
Thứ tư, hoàn thiện các chính sách của Nhà nước theo hướng khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, tạo vị thế và điều kiện kinh doanh công bằng cho mọi thành phần kinh tế. Nhà nước cần xây dựng một chiến lược quốc gia về cạnh tranh có tính định hướng và ổn định lâu dài, đồng thời đảm bảo sự phù hợp với các qui định của quốc tế. cụ thể là cần nhanh chóng xóa bỏ những rào cản (có nguồn gốc từ chính sách) trong gia nhập, rút lui khỏi thị trường, cũng như những qui định tạo sự bất bình đẳng trong khả năng tiếp cận các nguồn lực, tiếp cận khách hàng giữa các loại hình doanh nghiệp. Song song với đó là quyết tâm, nỗ lực trong đàm phán gia nhập WTO trong thời gian sớm nhất, cũng như đàm phán các hiệp định kinh tế thương mại song phương.
Thứ năm, tăng cường vai trò và hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước về cạnh tranh, giải pháp này gắn với công cuộc cải cách hành chính ở nước ta; mà cốt lõi vẫn là cải cách đội ngũ công chức, cán bộ công quyền, xác định rõ cơ quan hành chính làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước (administration) chứ không phải cai trị (governance).
Thứ sáu, cần sớm xây dựng một cơ quan Nhà nước chuyên trách để thống nhất quản lý các hành vi liên quan đến cạnh tranh. Hiện nay, vẫn còn nhiều tranh luận xung quanh mô hình của cơ quan này, với hai quan điểm chủ đạo là : thành lập Uỷ ban cạnh tranh quốc gia (ngang cấp bộ) và thành lập Cục quản lý cạnh tranh (thuộc Bộ Thương mại). Chúng tôi ủng hộ quan điểm thứ nhất, vì cạnh tranh và độc quyền là lĩnh vực thực sự mới mẻ và phức tạp, hơn nữa nước ta hiện nay vẫn tồn tại số lượng lớn doanh nghiệp Nhà nước (có qui mô lớn) trực thuộc các Bộ, một cơ quan quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Thương mại sẽ không thể điều tiết hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này. Có ý kiến cho rằng mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh trực thuộc Chính phủ đi ngược lại xu thế cải cách hành chính hiện nay, với bộ máy cồng kềnh sẽ khó khăn trong triển khai sớm. Nhưng chúng tôi thấy mục tiêu cải cách hành chính là làm tăng hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước, chúng ta chỉ cắt giảm bộ phận nào, cơ quan nào cồng kềnh hơn nhu cầu công việc, tăng hiệu suất lao động. Cơ quan nào thực sự cần thiết, thì không thể vì lý do “tiết kiệm” mà không thành lập. Một cơ chế gọn nhẹ nhưng không hiệu quả cũng chính là sự lãng phí lớn.
Thứ bảy, Nhà nước cần khuyến khích hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề cạnh tranh, độc quyền trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vốn còn rất mới mẻ tại Việt Nam; đồng thời tranh thủ học hỏi kinh nghiệm quốc tế về xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Nhóm giải pháp vi mô
Nhóm giải pháp chung cho các doanh nghiệp
Doanh nghiệp, với tư cách là chủ thể hoạt động trực tiếp trên thị trường, có ảnh hưởng quyết định tới tính lành mạnh của môi trường cạnh tranh. Do đó những giải pháp liên quan tới doanh nghiệp cũng có tính quyết định với vấn đề xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Thứ nhất, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược cạnh tranh gắn với chiến lược kinh doanh của mình, trong đó xác định rõ những công cụ, và chính sách cạnh tranh cụ thể cho từng thị trường cụ thể. Chiến lược này giúp doanh nghiệp luôn chủ động trước những thay đổi của cạnh tranh trên thị trường, tránh sử dụng những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh.
Thứ hai, doanh nghiệp cần nỗ lực xây dựng văn hóa doanh nghiệp, khuyến khích niềm tự hào về uy tín của tổ chức, khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh trong nội bộ doanh nghiệp. Đây là biện pháp duy trì sự phát triển và tính tự đổi mới của doanh nghiệp, từ đó phát hiện lợi thế riêng có trong cạnh tranh. Doanh nghiệp là tế bào của môi trường cạnh tranh, những tế bào này phát triển lành mạnh thì môi trường cạnh tranh cũng trong sạch. Ngược lại doanh nghiệp cũng chỉ có thể phát triển được trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Vì vậy, đảm bảo nguyên tắc lành mạnh trong cạnh tranh cũng chính là đảm bảo cho tương lai của doanh nghiệp.
Thứ ba, doanh nghiệp cần tích cực, chủ động tìm hiểu nắm bắt thông tin thị trường, đặc biệt thông tin về tình hình cạnh tranh, từ đó có kế hoạch và hành động cụ thể bảo vệ quyền lợi của mình. Tư tưởng thụ động, ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước hiện nay của một số doanh nghiệp Việt Nam cần sớm bị loại bỏ. Doanh nghiệp chính là đối tượng đầu tiên chịu thiệt hại do cạnh tranh không lành mạnh, bản thân cơ quan Nhà nước cũng không thể kiểm soát hết mọi biểu hiện không lành mạnh trong cạnh tranh. Sự chủ động của doanh nghiệp sẽ tạo cơ chế tự giám sát rất hiệu quả để bảo vệ cạnh tranh trên thị trường. Giải pháp này hoàn toàn không mới mẻ, nhưng chưa thực sự được nhìn nhận một cách đúng đắn tại Việt Nam.
Nhóm giải pháp cho doanh nghiệp Nhà nước
Thứ nhất, bản thân các doanh nghiệp Nhà nước cần kiên quyết phá bỏ tư tưởng độc quyền, ỷ lại vào “những ưu đãi” của Nhà nước. Những cán bộ lãnh đạo các doanh nghiệp Nhà nước cần phát huy hơn nữa tính chủ động sáng tạo, mạnh dạn chấp nhận cạnh tranh. Từ đó, doanh nghiệp chủ động phát huy thế mạnh để chiếm lĩnh thị trường trong nước, cũng như hướng ra thị trường quốc tế. Chính các doanh nghiệp Nhà nước, thông qua hoạt động của mình, phải phát huy vai trò chủ đạo, đầu tầu trong cạnh tranh lành mạnh, và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Thứ hai, doanh nghiệp Nhà nước phải tự nỗ lực đổi mới mình, chấp nhận luật chơi công bằng thì mới có thể tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp Nhà nước cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho mình; chủ động đề bạt những nhà quản trị có thực tài vào vị trí quản lý, và có chế độ đãi ngộ xứng đáng. Tiến hành bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo doanh nghiệp căn cứ vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, và theo từng nhiệm kỳ từ 3 tới 5 năm.
Nhóm giải pháp cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Thứ nhất, các doanh nghiệp tư nhân cần tăng cường nội lực của mình thông qua việc phát triển đội ngũ nhân viên, trình độ công nghệ…Điều này đặc biệt quan trọng trong hoàn cảnh có sự chênh lệch lớn giữa khối doanh nghiệp dân doanh và khối doanh nghiệp nhà nước hiện nay ở Việt Nam. Sự lớn mạnh của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ tạo thế cân bằng hơn trong cạnh tranh, hạn chế sự lũng đoạn của các doanh nghiệp nhà nước
Thứ hai, các doanh nghiệp tư nhân cần tăng cường những liên kết lành mạnh thông qua hình thức các hội, hiệp hội doanh nghiệp. Những liên kết này không nhằm hạn chế cạnh tranh, mà ngược lại tạo cơ chế cho các doanh nghiệp hỗ trợ lẫn nhau về thông tin, thị trường; từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, khuyến khích phát triển cạnh tranh lành mạnh. Đồng thời hoạt động của các hiệp hội sẽ giúp hình thành cơ chế chống cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh. Những hiệp hội có thể liên kết để kiện các hãng có hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, hoặc xây dựng cơ chế trừng phạt riêng với những hành vi chưa được quy định trong luật, hoặc có quy định nhưng khó thực hiện. Giải pháp này khắc phục được những hạn chế trong việc thực thi pháp luật về cạnh tranh.
Nhóm giải pháp khác
Thứ nhất, sớm thiết lập cơ chế thông tin giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến vấn đề thực thi pháp luật cạnh tranh. Cơ chế này giúp phát huy khả năng giám sát hoạt động cạnh tranh của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Từ đó cơ quan Nhà nước tiến hành xác minh và xử lý. Đồng thời các doanh nghiệp tận dụng được nguồn thông tin nhanh, phong phú về những vi phạm ảnh hưởng tới lợi ích của mình, nhờ vậy có phản ứng linh hoạt và kịp thời hơn bảo vệ lợi ích của mình.
Thứ hai, các cơ quan thông tin đại chúng cần nghiêm túc, chính xác hơn trong việc đưa các thông tin liên quan đến doanh nghiệp và hoạt động cạnh tranh trên thị trường, hạn chế đưa thông tin chưa được xác minh gây ảnh hưởng tiêu cực đến cạnh tranh. Đồng thời, Nhà nước cần ban hành quy định buộc các cơ quan thông tấn bồi thường thiệt hại khi đưa thông tin sai lệch, gây hậu quả nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ ba, Nhà nước cũng như doanh nghiệp cần tích cực phát triển khoa học kỹ thuật nhằm không ngừng cải tiến công nghệ sản xuất, tìm kiếm những sản phẩm thay thế, từ đó phá thế độc quyền của những nhà sản xuất hiện hữu. Ví dụ, sự phát triển không ngừng của khoa học đã xóa bỏ độc quyền trong ngành sản xuất máy vi tính và điện thoại di động.
Thứ tư, trong lĩnh vực quảng cáo khuyến mãi, theo chúng tôi cần quy định rõ những chương trình khuyến mại, dự thưởng phải có sự giám sát của bên thứ ba (cơ quan Nhà nước, hay hiệp hội người tiêu dùng), và giá trị những giải thưởng không được trao sẽ chuyển vào các quỹ từ thiện. Cơ chế giám sát này sẽ giúp lập lại trật tự trong hoạt động khuyến mãi, ngăn chặn sự lạm dụng quảng cáo, khuyến mãi lừa dối khách hàng về giá trị, cơ cấu giải thưởng.
Thứ năm, tăng cường phổ biến những thông tin về khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, và chống cạnh tranh không lành mạnh, kết hợp việc nâng cao ý thức của doanh nghiệp, và của người tiêu dùng về thực thi pháp luật cạnh tranh. Bản thân mỗi người tiêu dùng cũng cần thay đổi những thói quen xấu, vốn thường bị các gian thương lợi dụng để cạnh tranh không lành mạnh; đó cũng chính là góp phần trong xây dựng văn hóa tiêu dùng.
Thứ sáu, đội ngũ doanh nhân cần không ngừng nâng cao đạo đức kinh doanh, kiên quyết không thực hiện hoặc giúp đỡ người khác thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Đó là trách nhiệm, nghĩa vụ công dân của doanh nhân , đồng thời cũng là cơ sở, điều kiện cho sự thành công bền vững của bản thân doanh nhân đó.
KẾT LUẬN
Qua việc phân tích thực trạng môi trường cạnh tranh ở Việt Nam, chúng tôi có thể rút ra một số kết luận sau:
Công cuộc đổi mới kinh tế do Đảng ta khởi xướng từ Đại hội VI đã thực sự mang lại những thay đổi lớn, rất căn bản cho hoạt động kinh tế của đất nước, tạo tiền đề xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh ở Việt Nam. Một trong những chuyển biến quan trọng nhất là việc cho phép hình thành và hoạt động nhiều thành phần kinh tế dựa trên nguyên tắc tự do, bình đẳng, và phát triển đồng bộ các loại thị trường. Đây là một trong những điều kiện chính giúp Việt Nam huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội cho công cuộc xây dựng đất nước.
Tuy nhiên, môi trường cạnh tranh trong kinh doanh ở Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển lành mạnh, thể hiện ở cả ba mặt: các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh ngày càng phổ biến, những hành vi hạn chế cạnh tranh xuất hiện với nhiều mức độ khác nhau, độc quyền vẫn tồn tại gây trở ngại lớn cho phát triển cạnh tranh.
Trong khi đó, tiến trình hội nhập kinh tế khu vực, và quốc tế đang đặt ra cho chúng ta nhiều yêu cầu bức thiết, đặc biệt là vấn đề thống nhất những qui định của pháp luật Việt Nam với qui định của pháp luật và thông lệ quốc tế. Việc xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ là một bước chuẩn bị quan trọng cho chúng ta trên con đường trở thành thành viên WTO.
Trước thực trạng đó, nhiều giải pháp trước mắt cũng như lâu dài đã được đề xuất, thực hiện. Tuy nhiên, đây không chỉ là công việc của các nhà làm luật, mà là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân. Khi các doanh nghiệp có ý thức kinh doanh trong sạch, khi văn hóa trong kinh doanh phát triển lành mạnh thì chắc chắn chúng ta sẽ tìm ra con đường phù hợp hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế. Chúng ta chờ đợi sự ra đời của Luật Cạnh tranh, nhưng càng mong đợi hơn sự lớn mạnh thực sự của đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam, với một thế hệ doanh nhân mới có trí tuệ, đạo đức góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
Đại từ điển Kinh tế thị trường, Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa, Hà Nội 1998
Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 1, Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội 1995
Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hoá Việt Nam, Nguyễn Như Ý (chủ biên), NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội 1998
Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê (chủ biên), NXB Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng 2000
G.A. Côdơlốp và S.P. Perơvusin, Từ điển kinh tế, NXB Sự thật, Hà Nội 1976
Bách Khoa toàn thư Liên Xô, tập 2, in lần 3, NXB Sự thật, Hà Nội, 1973
Niên giám thống kê 2002, Tổng cục thống kê 2003
Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000, NXB Sự thật, Hà Nội 1991
Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996
Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001
C.Mác và P.Enghen toàn tập, tập 4, NXB Sự thật, Hà Nội 1995
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1992
Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995
Luật Doanh nghiệp 1999, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1999
Luật Thương mại 1997, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1998
Ban soạn thảo luật cạnh tranh, Dự thảo làn 7 Luật cạnh tranh của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bradley R. Schiller, Kinh tế ngày nay, sách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2002
N.Gregory Mankiw, Kinh tế Vĩ mô, sách, NXB Thống kê, Hà Nội 1999
Philippe Lasserre – Joseph Putti, Chiến lược quản lý và kinh doanh, tập 1, sách tham khảo, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996
Thierry de Montbrial – Pierre Jacquet, Thế giới toàn cảnh Ramses 2001, sách tham khảo, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001
Robert S. Pindyck – Daniel L. Rubinfeld, Kinh tế học vi mô, sách, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 1994
Mai Ngọc Cường, Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, sách tham khảo, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001
GS.TS Ngô Đình Giao (chủ biên), Phát triển môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghiệp và chế bíên thực phẩm hoạt động có hiệu quả, báo cáo tổng hợp, NXB Kỹ thuật, Hà Nội 1996
Th.S. Nguyễn Thị Khế, Th.S. Bùi Thị Khuyên, Luật kinh doanh, sách, NXB Thống kê, Hà Nội 1999
Vũ Khoan, Đề cương trình bày vấn đề Mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế Quốc tế
Đoàn Văn Kỳ, Bán phá giá và biện pháp, chính sách bán phá giá hàng nhập khẩu, NXB Thống kê, Hà Nội 1998
TS. Trần Du Lịch (chủ biên), Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế để đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, sách, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002
Nguyễn Văn Linh, Đổi mới để tiến lên, sách, NXB Sự thật, Hà Nội 1988
TS. Nguyễn Như Phát, ThS. Bùi Nguyên Khánh, Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, sách, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, 2001
Nguyễn Văn Thanh (chủ biên), Từ diễn đàn Siatơn toàn cầu hoá và Tổ chức Thương mại Thế giới, sách tham khảo, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000
PGS.TS Hoàng Ngọc Thiết, Tranh chấp từ hợp đồng xuất nhập khẩu án lệ trọng tài và kinh nghiệm, sách tham khảo, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002
Bộ Thương mại Hoa Kỳ, Báo cáo của Bộ Thương mại Hoa Kỳ quyết định về tình trạng kinh tế thị trường/ phi thị trường của Việt Nam, 2002
Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay, sách tham khảo, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, 2001
Hướng dẫn doanh nghiệp về hệ thống thương mại Thế giới, sách tham khảo, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001
Từ Xiatơn đến Đôha toàn cầu hoá và Tổ chức Thương mại Thế giới, sách tham khảo, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002
Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc – Viện chiến lược phát triển (Bộ kế hoạch và đầu tư), Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam, sách tham khảo, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1999
Nhiều tác giả, An ninh kinh tế và kinh tế thị trường Việt Nam, sách, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội 2002
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách cạnh tranh ở Việt Nam, sách, NXB Lao Động, Hà Nội 2000
Chuyên đề về cạnh tranh, chống cạnh tranh bất hợp pháp và kiểm soát độc quyền, Viện nghiên cứu khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp), Hà Nội 1996
Bộ Thương mại và Đại học Ngoại Thương, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “ Thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Hà Nội tháng 11/2003
Nguyễn Quốc Dũng, Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2000
Đặng Vũ Huân, Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Luật học, Đại học Luật Hà Nội 2002
Ngô Kim Thanh, Biện pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước sản xuất hàng tiêu dùng ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 2001
Yên Dung, Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, báo Nhân dân 05/9/1999, trang 2
Phạm Hoàng Giang, Bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh và độc quyền trong pháp luật cạnh tranh, Tạp chí Nhà nước và pháp luật 9/2003
Đặng Vũ Huân, Chống cạnh tranh bất hợp pháp ở Cộng hoà Pháp, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, 1996 số 8
Đặng Vũ Huân, Kinh nghiệm chống cạnh tranh bất hợp pháp, hạn chế cạnh tranh và kiểm soát độc quyền ở Mỹ, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 1997 số 1(105)
Đặng Vũ Huân, Những thách thức về phương diện pháp lý trước quá trình toàn cầu hoá, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, 2000 số 10
Đặng Vũ Huân, Mối liên hệ trong điều chỉnh pháp luật của luật cạnh tranh và các luật chuyên ngành, Tạp chí Dân chủ và pháp luật 4/2001
Đặng Vũ Huân, Mối quan hệ giữa pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Nhà nước và pháp luật 9/2003
TS.Vũ Đức Long, Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam về phương diện pháp lý, Tạp chí Dân chủ và pháp luật 11/2000
Đặng Thanh Lê, Rào cản trong cạnh tranh, yếu tố quyết định cường độ cạnh tranh trên thị trường, Nghiên cứu kinh tế 298, 3/2003
Đặng Thanh Lê, Tác động của rào cản trong cạnh tranh đối với khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, Nghiên cứu kinh tế 304, 9/2003
Nguyễn Văn Linh, Diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương lần 6 khoá VI 1989, báo Tuổi trẻ 14/4/1989
Th.S Vũ Lưu Mai, Từng bước hoàn thành môi trường pháp lỹ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế 263, tháng4/2000
Nguyễn Như Phát, Xây dựng pháp luật về cạnh tranh, Tạp chí Nhà nước và pháp luật 3/1997
Võ Trí Thành, Cạnh tranh và chính sách cạnh tranh, bản chất, nội dung và trường hợp của Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế 263, 4/2000
Võ Trí Thành, Cạnh tranh và chính sách cạnh tranh: bản chất, nội dung và trường hợp Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế 263, tháng4/2000
Th.S Trịnh Quốc Toàn, Hệ thống tư pháp Hoa Kỳ, Tạp chí Dân chủ và pháp luật 4/2001
Tài liệu tiếng Anh:
Harvard business review series, Strategy seeking and securing competitive advantage, edited Cynthia A.Montgomery and Micheal E.Porter, the United States of America 1991
IDT/MDG progress – Viet Nam, The United Nations and the International development targets/Millennium development goals
Kara Olson, The consequences of US anti-dumping laws, University of Virginia, 2002
Micheal E. Porter, The competitive advantage of nations, Harvard business review March- April 1990
Tran Vo Hung Son - Chau Van Thanh, Analysis of the sources of economic growth of Viet Nam, CAS Discussion paper No 21, 12/1998
Internet:
www.mofa.gov.vn (Bộ Ngoại giao Việt Nam)
www.VnExpress.net (Báo điện tử Vnexpress)
www.vnn.vn (Báo điện tử Vietnamnet )
www.vneconomy.com.vn (Trang tin điện tử Thời báo kinh tế Việt Nam)
www.usdoj.gov (Bộ Tư pháp Hoa kỳ)
www.usinfo.state.gov (Trang tin của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ)
www.usembassy.state.gov/vn1 (Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam)
www.law.cornell.edu/ch1.html(Trang tin Pháp luật, trường luật Cornell)
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mục tiêu và lý do can thiệp của Nhà nước
Mục tiêu
Hiệu quả kinh tế
Ổn định kinh tế vĩ mô
Công bằng xã hội
Lý do can thiệp
Sự thất bại của thị trường: cạnh tranh không hoàn hảo
Thể chế, điều tiết của Nhà nước và kinh tế Nhà nước vốn hạn chế cạnh tranh
Hoạt động (tăng trưởng) kinh tế có tính chu kỳ
Căn bệnh kinh niên của nạn thất nghiệp
Lạm phát (và đôi khi là thiểu phát)
Thâm hụt thanh toán vãng lai và cán cân thanh toán
Lựa chọn xã hội và tiêu chí công bằng (như về thu nhập, phân phối phúc lợi) + các chi tiêu khác về văn hóa đạo đức…
Can thiệp Nhà nước
Khuyến khích cạnh tranh (có thể cả) giải điều tiết
Chính sách vĩ mô (tài khóa, tiền tệ, tỷ giá, thu nhập) + chính sách thương mại…
Chính sách điều tiết phân phối thu nhập + chính sách xã hội khác…
Lưu ý: Tăng trưởng kinh tế (dài hạn)
Hiệu quả ổn định kinh tế vĩ mô Công bằng xã hội
đánh đổi và mâu thuẫn?
Phụ lục 2: Thống kê vốn đầu tư phát triển phân theo thành phần kinh tế
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng số (ngàn tỷ)
72,45
87,40
108,37
117,13
131,17
145,33
163,5
180,4
Khu vực Nhà nước
30,45
42,90
53,57
65,03
76,96
83,57
95,00
94,40
Khu vực ngoài quốc doanh
20.00
21,80
24,50
27,80
31,54
34,59
38,50
52,00
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
22,00
22,70
30,30
24,30
22,67
27,17
30,00
34,00
Nguồn: www.vneconomy.com.vn/index.php
Phụ lục 3: Kết quả doanh thu của các Tổng Công ty 91
Giai đoạn 1996-1999; tỷ đồng
Tổng Công ty
1996
1997
1998
1999
Dầu khí Việt Nam
3.470
4.423
19.817
30.676
Điện lực Việt Nam
10.078
12.439
14.868
13.815
Bưu chính viễn thông
7.168
8.272
10.804
13.067
Lương thực Miền Nam
9.316
10.727
12.821
12.543
Hàng không Việt Nam
5.439
6.067
6.346
6.797
Dệt may Việt Nam
4.962
5.360
5.917
6.583
Xi măng Việt Nam
6.341
6.499
6.577
5.819
Thuốc lá Việt Nam
4.163
5.030
5.951
5.730
Thép Việt Nam
5.160
5.499
5.786
5.520
Hóa chất Việt Nam
3.939
4.545
5.128
5.200
Than Việt Nam
3.658
4.255
4.558
4.015
Lương thực Miền Bắc
1.787
1.644
2.657
3.573
Hàng hải Việt Nam
1.724
2.043
2.387
2.306
Giấy Việt Nam
1.282
1.645
2.205
2.304
Cao su Việt Nam
2.060
1.857
1.862
1.948
CN tàu thủy Việt Nam
446
455
655
765
Cà phê Việt Nam
1.149
1.700
1.950
1.800
Nguồn: TS. Nguyễn Như Phát, ThS. Bùi Nguyên Khánh, Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Công an Nhân dân 2001, tr. 96
Phụ lục 4: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam 1988-2002
Năm
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
Tổng vốn
đăng ký
triệu USD
371,8
582,5
839,0
1322,3
2165,0
2900,0
3765,6
6530,8
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng vốn
đăng ký
triệu USD
8497,3
4649,1
3897,0
1548,3
2.012,4
2.503,0
1.333,2
Nguồn: www.vneconomy.com
Phụ lục 5: Thống kê tốc độ tăng và cơ cấu GDP 1996 - 2002(%)
Năm
Tốc độ tăng % (tính theo gia so sánh)
Cơ cấu (tính theo giá thực tế)
Tổng số
Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
Công nghiệp, Xây dựng
Dịch vụ
Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
Công nghiệp, Xây dựng
Dịch vụ
1996
9,34
4,40
14,46
8,80
27,76
29,73
42,51
1997
8,15
4,33
12,62
7,14
25,77
32,08
42,15
1998
5,76
3,53
8,33
5,08
25,78
32,49
41,73
1999
4,77
5,23
7,68
2,25
25,43
34,49
40,08
2000
6,79
4,63
10,07
5,32
24,53
36,73
38,74
2001
6,89
2,98
10,39
6,10
23,25
38,12
38,63
2002
7,04
4,06
9,44
6,54
22,99
38,55
38,46
Nguồn: www.vneconomy.com
Phụ lục 6: Các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi và Luật cạnh tranh
Nền kinh tế có luật cạnh tranh (năm ban hành)
Nền kinh tế đang trong quá trình thông qua Luật cạnh tranh
Nền kinh tế
Năm
Nền kinh tế
Năm
Châu Phi
Algeria
1995
Mali
1992
Cameroon Senegal Morocco Zambia Zimbabwe Ai-Cập Jordan Gabon Ghana
Cốt đi voa
1991
Nam Phi
1979
Kenya
1988
Tunisia
1991
Châu Á
Trung Quốc
1993
Sri Lanka
1987
Indonesia
Malaysia
Philipin
Ấn Độ
1969,1991
Đài Loan
1991
Pakistan
1970
Thái Lan
1979
Hàn Quốc
1980
Mỹ La tinh
Argentina
1919,1946, 1980 sửa đổi
Jamaica
1993
Ecuador
El salvado
Paraguay
Brazil
1962, 1994
Mexico
1992
Chile
1950, 1973
Peru
1991, 1994
Colombia
1959, 1992
Venezuela
1992
Các nền kinh tế chuyển đổi
Belarus
1992
Latvia
1991
Albania
Armenia
Azerbaijan
Crotia
Macedonia
Tajikistan
Bulgaria
1991
Moldovia
1992
CH Czech
1991
Ba Lan
1990
Estonia
1993
Romania
1991
Grudia
1992, sửa đổi
Nga
1991
Hungary
1990
Slovakia
1994
Kazakstan
1991,1994
Ukraine
1992
Kyrgyzstan
1994
Ubekistan
1992,1994
Nguồn: Võ Trí Thành, Cạnh tranh và chính sách cạnh tranh, bản chất, nội dung và trường hợp của Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế 263, 4/2000, tr.14ii
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luat15.doc