Khóa luận Những thành tựu văn hoá tinh thần của Ả Rập thời kì Văn minh Hồi giáo (thế kỉ VII – XV)

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hồi giáo là một trong 3 tôn giáo lớn nhất thế giới. Tuy ra đời muộn nhưng nó được coi là một hiện tượng tôn giáo bởi số lượng tín đồ tăng lên một cách nhanh chóng. Hồi giáo xuất phát từ Ả Rập, do đó khi nói tới tôn giáo này người ta thường nghĩ ngay tới vùng đất “Nghìn lẻ một đêm”. Người Ả Rập chỉ chia sẻ một nền văn hóa chung gọi là văn hóa Ả Rập, trong đó Hồi giáo chỉ là một thành tố cấu thành chứ không phải yếu tố quyết định để người ta xem Hồi giáo chính là Ả Rập. Trong lịch sử, những người theo đạo Hồi thường được xem là những người trung thành, thông minh và luôn có ý chí vươn lên và có thể sẵn sàng tử vì đạo. Đó cũng là lí do mà người Ả Rập theo đạo Hồi đã sáng tạo ra một nền văn hóa Hồi giáo mà ảnh hưởng của nó đã lan rộng khắp thế giới, trong đó thời kì phát triển nhất của nền văn hóa này là từ thế kỉ VII đến thế kỉ thứ XV- giai đoạn mà các sử gia thường gọi là “thời kì văn minh Hồi giáo” - bắt đầu từ khi Mohhamad sáng lập ra tôn giáo này cho tới lúc Đế chế Andalusia sụp đổ (1492) và xứ này bị quân Mông Cổ tấn công và tiêu diệt. Đây là giai đoạn mà người Ả Rập tự hào nhất vì trong suốt tám thế kỉ từ sau khi Hồi giáo ra đời, họ đã mang tôn giáo của mình truyền đi khắp châu Á và cả châu Âu lúc này đang trong đêm trường trung cổ và từ đó Hồi giáo đã kết hợp với nền văn hóa bản địa để ra đời một nền văn minh được gọi là “văn minh Hồi giáo”. Những người Ả Rập đã tạo ra một nền văn hóa đặc sắc, mang đậm tính chất tôn giáo và sự toàn tâm, toàn ý của những người Hồi giáo đối với tôn giáo của mình. Hồi giáo không phải là mẫu số chung của nền văn hóa Ả Rập nhưng nó mang tính chất quyết định đối với nền văn hóa này, đã tạo ra nét đặc trưng riêng biệt không lẫn vào đâu của cư dân nơi đây. Các nhà sử học dù rằng đã có nhiều tác phẩm viết về những thành tựu của nền văn minh Ả Rập nhưng đa số đều chưa thể hiện được tầm quan trọng của nó đối với xã hội Hồi giáo cũng như thế giới. Trên Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 6 thực tế, “Những thành tựu về văn hóa tinh thần của Ảrập thuộc thời kì “Văn minh Hồi giáo” (thế kỉ VII-XV)” không phải là một đề tài mới, dẫu vậy nó vẫn là một đề tài hay nhưng không dễ nếu như đi sâu. Trong đề tài này, người viết chủ yếu trình bày một số thành tựu quan trọng trong thời kì “văn minh Hồi giáo” (thế kỉ VII- XV) của Ả Rập nhằm làm rõ được ý nghĩa của các thành tựu ấy đối với thế giới Ả Rập nói riêng cũng như thế giới nói chung. Đồng thời, người viết cũng muốn đề cập một vài nét ảnh hưởng của Hồi giáo tại một Việt Nam như là một minh chứng cho sức sống mãnh liệt của tôn giáo này Tuy nhiên đây là đề tài về văn hoá nên người viết chỉ chú trọng mặt thành tựu văn hoá nhiều hơn là chính trị Trong chương trình Sách giáo khoa ở trường Phổ thông, không có chương nào viết về Hồi giáo mà học sinh chỉ có thể biết được vài nét về tôn giáo này thông qua tiến trình lịch sử của một số quốc gia như Ấn Độ, Indonesia . nhưng chủ yếu là về mặt chính trị, không quan tâm tới lĩnh vực văn hóa. Qua việc tìm hiểu đề tài này, người viết nhận thấy rằng những thành tựu về mặt văn hóa tinh thần thuộc giai đoạn “văn minh Hồi giáo” đã có ảnh hưởng rất to lớn đến lịch sử văn minh nhân loại. Nhiều phát minh của các nhà khoa học Ả Rập Hồi giáo trong thời gian này đã đặt nền móng cho các ngành khoa học hiện đại ngày nay, điều mà có lẽ ít ai biết. Vì vậy, qua bài viết này, người đọc hy vọng sẽ có thái độ đánh giá đúng hơn về những thành tựu của những con người đi theo Muhammad này cũng như vai trò của họ đối với lịch sử văn minh thế giới. 2. Lịch sử vấn đề Thời kì văn minh Hồi giáo là giai đoạn mà văn hóa Ả Rập phát triển mạnh mẽ nhất và đạt được nhiều thành tựu nhất và đã để lại không những cho cộng đồng Hồi giáo mà còn để lại cho thế giới những thành tựu quan trong. Có nhiều tài liệu viết về vấn đề này và qua việc tham khảo một số tài liệu đó, người viết rút ra một vài kết luận như sau: Thứ nhất, nhiều học giả công nhận từ khi Hồi giáo ra đời thì nền văn minh Ả Rập mới bắt đầu phát triển và khoảng thời gian này (thời kì “văn minh Hồi giáo”, nhất là trong các thế kỉ IX – XII) đạt được nhiều thành tựu lớn lao và quan trọng Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 7 không những đối với người Ả Rập mà nhiều thành tựu còn có ảnh hưởng đối với nhân loại hôm nay. Thứ hai, người Ả Rập đã tiếp thu được những thành tựu văn minh, khoa học của những vùng đất họ chinh phục, đặc biệt là Ba Tư, Hi Lạp, Ấn Độ, Ai Cập tạo nên sự cộng hưởng văn hóa, cho ra đời một nền văn hóa mới là “văn hóa Ả Rập”. Nói chung, sự bành trướng của Hồi giáo đã là phương tiện, cơ sở cho sự phát triển của văn minh Hồi giáo. Thứ ba, những thành tựu của văn minh Ả Rập thời kì này đã có ảnh hưởng rất lớn tới châu Âu, làm nền tảng cho phong trào Phục hưng của châu Âu vào thế kỉ XVI. Cụ thể là: - Đại cương văn hóa phương Đông [6]: trình bày tổng quan về các nền văn hóa lớn của phương Đông, trong đó phần Văn hóa Ả Rập được giới thiệu một cách khái quát nhưng khá đầy đủ từ thời kì tiền Hồi giáo cho đến năm 2007. Tác giả chỉ thuật lại lịch sử một cách sơ lược nhưng vẫn làm nổi bật lên được tầm quan trọng của tiến trình lịch sử khi xem lịch sử như là yếu tố cơ bản để quyết định đối với sự phát triển văn hóa Ả Rập. Nền văn hóa Ả Rập được trình bày dưới hình thức giới thiệu các thành tố của nền văn hóa này: tôn giáo, văn hóa vật chất phục vụ đời sống, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn, tiếng Ả Rập và nền văn học Ả Rập, khoa học và các phong tục tập quán. Tác giả đã giới thiệu khá đầy đủ những nét nổi bật và truyền thống nền văn hóa Ả Rập xưa và nay. Tuy nhiên, đúng như tên của nó, cuốn sách này chỉ giới thiệu chứ khong đi sâu vào những vấn đề khoa học phức tạp. Bên cạnh đó, tác giả cũng xác định rõ ràng về thời gian và không gian của thời kì văn minh Hồi giáo. “Phân biệt rõ Hồi giáo không phải là Ả Rập. Người Ả Rập chỉ chia sẻ một nền văn hóa chung gọi là văn hóa Ả Rập, trong đó Hồi giáo chỉ là một thành tố cấu thành chứ không phải mẫu số chung của văn hóa Ả Rập” [tr.103]. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 8 - Lịch sử văn minh Ả Rập [8]: Tác giả đã khái quát nền văn minh Ả Rập từ thời tiền Muhammad cho tới lúc người Hồi giáo bị người Mông Cổ tấn công và suy yếu. Will Durant đã trình bày rất kĩ về nền văn minh Hồi giáo qua các thời kì lịch sử và ở nhiều vùng lãnh thổ khác nhau - những nơi mà đội quân Hồi giáo đã đặt chân tới Tác giả làm rõ từ kinh Koran, phép tắc, tín ngưỡng cho tới chính quyền và cả nền kinh tế, phong tục tập quán. Ông cũng trình bày một cách rõ ràng về những thành tựu của thời kì văn minh Hồi giáo tuy rằng không xác định rõ thời gian của giai đoạn này. Đồng thời ông cũng nêu được nguồn gốc của việc hình thành những giá trị văn hoá đó cũng như ảnh hưởng của nó tới người dân Ả Rập, phương Đông, phương Tây và thế giới . Tuy nhiên trong tác phẩm của mình Will Durant đã không phân biệt rõ Hồi giáo và Ả Rập mà gần như đồng hoá nó. - Lịch sử văn minh thế giới [21]: Ả Rập và Hồi giáo chỉ là một phần nhỏ trong chương IV của cuốn sách, giới thiệu những thành tựu chủ yếu của nền văn minh Ả Rập thời cổ trung đại. Tất cả đều mang tính khái quát, sơ lược và căn bản. Tuy vậy, tác giả cũng thể hiện rõ sự khâm phục và ngưỡng mộ của mình về những thành tựu về thế giới Hồi giáo thời kì này. - Lịch sử văn hóa thế giới [2]: Sách định nghĩa rõ ràng về khái niệm văn hóa cũng như tính đa nghĩa của khái niệm này: “Khó có thuật ngữ nào phổ biến và nhiều nghĩa hơn là thuật ngữ “văn hóa”. Người ta sử dụng nó cho nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và con người , nó được hàng loạt các ngành khoa học nghiên cứu”. Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể được phân chia khá tương đối rõ ràng trong khái niệm. Văn hóa mang nguồn gốc xã hội. Đây là tài liệu không dùng cho sinh viên chuyên ngành văn hoá nên tác giả chỉ trình bày những nét chính về nền văn minh và văn hóa lớn. - Đại cương văn hóa phương Đông [31]: tác giả giải thích rõ từ “văn hóa” theo cả 2 nghĩa của phương Đông và phương Tây. Trong đó khái niệm về văn hoá của phương Tây (bắt nguồn từ tiếng Latinh) giúp người viết xác định được phạm vi đề tài của mình: “văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm tín ngưỡng nghệ thuật, Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 9 đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực cũng như những thói quen mà con người đạt được trong xã hội” (văn hóa nguyên thuỷ - Primitive Culture- 1871 ở Luân Đôn của nhà nhân loại học E.B.Taylor). - Islam Hồi giáo - tôn giáo và lịch sử văn minh nhân loại [10]: Đây là cuốn sách tổng quan về Hồi giáo nói chung từ xưa cho tới năm 2001. Trong đó nêu đầy đủ những yếu tố của nền văn minh Hồi giáo (nhưng không chi tiết), các quốc gia Hồi giáo và Hồi giáo trong thế giới ngày nay. Tuy nhiên, tác giả lại cho rằng “văn hóa Hồi giáo chính là văn hóa Ả Rập”. Đó là một nền văn hóa mới do các dân tộc Trung Cân Đông cùng xây dựng vào thời kì hưng thịnh của các quốc gia calipha, đặc biệt là khoảng thời gian 4 thế kỉ, trong đó tiếng Ả Rập và tín ngưỡng Hồi giáo là đặc trưng của nền văn hóa mới” [tr.49]. - Hồi giáo [11]: Người Ả Rập hiểu rằng tôn giáo độc thần tiến bộ hơn tôn giáo đa thần vì tính liên kết, thống nhất niềm tin tôn giáo cũng như tình cảm của toàn dân tộc. Do đó “cần phải có học thuyết mới và một nền đạo đức mới, chúng phải vừa thoả mãn được các giá trị vụ lợi, nhấn mạnh đến trách nhiệm cá nhân, đề cao cá tính mà vẫn giữ được sự thống nhất trong một dân tộc” [tr.21]. Như vậy tác giả đã tìm ra được nguồn gốc về mặt tinh thần của những giá trị văn hóa của người dân Ả Rập Hồi giáo. - Các tôn giáo [25]: cho rằng cái cốt lõi nhất của Hồi giáo đó chình là “tình cảm sùng đạo quá đáng của xã hội Hồi giáo cùng các thành viên trong xã hội đó là một thực tế toàn khối và có khi mê hoặc nó thấm đẫm toàn bộ cuộc sống ở mọi phương diện và ở từng ứng xử nhỏ nhặt” [tr.133]. Vì vậy chúng ta có thể hiểu được vì sao mà những người dân trong cộng đồng Hồi giáo lại có thể tạo ra một nền văn hóa đạm tính dân tộc tôn giáo như thế. Ngoài ra, người viết còn tham khảo một số tác phẩm sau: 1. Colin Wilson (2004), Các thánh địa trên thế giới, Nxb Mỹ thuật. 2. Trần Mạnh Thường (1999), 105 sự kiện nổi tiếng thế giới, Nxb Giáo dục. Hà Nội. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 10 3. Dominique Sourdel (Thi Hoa, Thu Thuỷ dịch) (2002), Hồi giáo, Nxb Thế giới. 4. Lê Thuỳ Chi (2005), 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới, Nxb Văn hoá - thông tin, Hà Nội. 5. Mai Quảng, Đỗ Đức Thịnh (2001), Phác thảo lịch sử văn minh nhân loại, Nxb Thế giới, Hà Nội. 6. Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hãng, Trần Văn La. (2002). Lịch sử thế giới trung đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 7. Nguyễn Hiến Lê. Bán đảo Ảrập (2002), Nxb Văn hoá, Hà Nội. 8. Nguyễn Thị Thư, Nguyễn Hồng Bích, Nguyễn Văn Sơn (2002), Lịch sử Trung cận đông, Nxb Giáo dục, TP HCM. 9. Vũ Dương Ninh (1999), Lịch sử văn minh thế giới. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 10. Nhiều tác giả (1996), Almanach Những nền văn minh thế giới, Nxb Văn hoá - thông tin. 11. Việt Anh, Quang Hùng (2002), Tên các nước và các địa danh trên thế giới, Nxb Đà Nẵng. 12. Lê Phụng Hoàng, Hà Bích Liên, Trần Hồng Ngọc (2007), Các công trình kiến trúc nổi tiếng trong lịch sử thế giới cổ trung đại, Nxb Giáo dục, TP HCM. 13. Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh (2006), Nam Bộ - đất và người (tập IV), Nxb Trẻ, TP HCM. Cùng một số tài liệu trên mạng Đối với người viết, chính sự ra đời của Hồi giáo đã là nguồn gốc đưa đến sự phát triển thịnh vượng về mọi mặt của các đế chế Hồi giáo Ả Rập trong thời kì này. Đội quân Hồi giáo đi tới đâu thì văn hóa Ả Rập phát triển và lan rộng tới đó vì vậy dù không được trình bày kĩ trong khóa luận này nhưng nhưng lịch sử chính trị vẫn là cái nền để văn hóa phát triển. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 11 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lịch sử: phương pháp này giúp ta thấy được một cách tổng thể sự phát triển của các giai đoạn lịch sử Ả Rập thời kì văn minh Hồi giáo cũng như khái quát được tất cả những thành tựu của người dân Ả Rập trong thời kì này, qua đó có cái nhìn khách quan, hệ thống sát thực hơn. - Phương pháp lôgic: để xem xét các sự kiện liên quan trong mối quan hệ biện chứng của quá trình phát triển, quá trình nhận thức lịch sử, từ đó có thể tìm ra những vấn đề có tính chất mắt xích, trọng tâm. - Phương pháp định lượng: phương pháp này cho chúng ta thấy được sự vĩ đại, quy mô của những thành tựu thời kì này qua những số liệu cụ thể. - Phương pháp tiếp cận: tìm hiểu trực tiếp tác phẩm từ đó có sự phê phán đấu tranh hoặc đồng tình với quan điểm của tác giả. 4. Phạm vi đề tài Trình bày một vài nét về Hồi giáo cùng những thành tựu của văn minh Hồi giáo thời kì Văn minh Hồi giáo (thế kỉ VII – XV) và đây cũng là trọng tâm của khóa luận. Ngoài ra, khóa luận còn giới thiệu một số vấn đề về Hồi giáo ở Việt Nam hiện nay. 5. Bố cục CHưƠNG 1: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỒI GIÁO TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN THẾ KỈ XV CHưƠNG 2: NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HOÁ TINH THẦN CỦA ẢRẬP THỜI KÌ “VĂN MINH HỒI GIÁO” (THẾ KỈ VII – XV) CHưƠNG 3: ẢNH HưỞNG CỦA HỒI GIÁO ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGưỜI CHĂM Ở VIỆT NAM KẾT LUẬN MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 MỞ ĐẦU 5 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Lịch sử vấn đề 6 3. Phương pháp nghiên cứu 11 4. Phạm vi đề tài . 11 5. Bố cục 11 CHưƠNG 1: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỒI GIÁO TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN THẾ KỈ XV 12 1.1. Sự ra đời của Hồi giáo . 12 1.1.1. Muhammad và Hồi giáo. 12 1.1.2. Kinh Koran - những giáo lý cơ bản của Đạo Hồi. . 13 1.2. Sự mở rộng lãnh địa Hồi giáo ra khỏi biên giới Ả Rập 16 CHưƠNG 2: NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA TINH THẦN CỦA Ả RẬP THỜI KÌ “VĂN MINH HỒI GIÁO” (THẾ KỈ VII - XV) 20 2.1. Giáo dục . 20 2.2. Ngôn ngữ 23 2.3. Nền văn học Ả Rập . 25 2.4. Sử học . 30 2.5. Triết học . 32 2.6. Nghệ thuật 35 2.6.1. Nghệ thuật tạo hình 35 2.6.1.1. Nghệ thuật viết chữ đẹp và Arabesque . 35 2.6.1.2. Kiến trúc 39 2.6.2. Nghệ thuật biểu diễn: Âm nhạc . 43 2.7. Khoa học tự nhiên . 44 2.7.1. Toán học . 45 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 4 2.7.2. Thiên văn . 48 2.7.3. Địa lý . 50 2.7.4. Vật lý . 52 2.7.5. Hóa học 54 2.7.6. Thực vật học . 55 2.7.7. Y học 55 CHưƠNG 3: ẢNH HưỞNG CỦA HỒI GIÁO ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGưỜI CHĂM Ở VIỆT NAM . 63 3.1. Con đường Hồi giáo vào Đông Nam Á . 63 3.2. Cộng đồng Hồi giáo người Chăm ở Việt Nam . 64 3.2.1. Về tín đồ . 65 3.2.2. Một số điểm giống và khác nhau giữa hai cộng đồng Hồi giáo người Chăm ở nước ta 66 3.2.3. Cơ sở thờ tự 73 3.2.4. Các chức sắc tôn giáo . 74 3.2.5. Tổ chức của Hồi giáo nước ta . 76 3.2.6. Mối quan hệ của Hồi giáo Việt Nam với các cộng đồng Hồi giáo khu vực và trên thế giới . 76 KẾT LUẬN 78 PHỤ LỤC . 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 82

pdf86 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3986 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những thành tựu văn hoá tinh thần của Ả Rập thời kì Văn minh Hồi giáo (thế kỉ VII – XV), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n y học Ả Rập Hồi giáo còn có rất nhiều các y sĩ tài danh. Ibn al Baytar (? - 1248) đã soạn bộ “Kitab al Jami” (Những loại thức ăn và thuốc dễ kiếm) để mô tả hơn 1400 loại thảo dƣợc. Ông phân tích sự hoá hợp và khả năng trị bệnh của mỗi loại cây và đƣa ra những nhận xét sâu sắc về cách dùng các loại cây này trong cách trị bệnh. Al Zahrawi (936 - 1013) đƣợc xem là nhà phẫu thuật học Hồi giáo xuất sắc nhất trong thế kỉ X và có công đặt nền móng cho ngành phẫu thuật học ở châu Âu cho đến thời kì Phục hƣng. Bộ bách khoa toàn thƣ về y học của ông gồm 30 chƣơng “At Tasrif” (Phương pháp) liệt kê hơn 200 dụng cụ phẫu thuật do ông sáng chế. Vào thế kỉ XII, công trình này đã đƣợc dịch giả nổi tiếng Gerand dịch ra tiếng La tinh với tiêu đề “Concessio”. Suốt 500 năm sau, “Phương pháp” là cuốn sách về phẫu thuật học hàng đầu cho các bác sĩ châu Âu tham khảo. Nó còn đƣợc ƣa chuộng hơn cả các tác phẩm kinh điển về phẫu thuật học của Hi Lạp. Đến thế kỉ XIV, hai nhà y học nổi tiếng ibn al Khatib và ibn Khatima đã đƣa sự hiểu biết của Hồi giáo về dịch bệnh lên đỉnh cao. Ibn al Khatib đã viết hơn 50 công trình y học về bệnh dịch và cách phòng tránh bệnh. Công trình nghiên cứu về dịch bệnh của ibn Khatima thì đƣợc liệt vào loại siêu đẳng, vƣợt xa những hiểu biết về dịch bệnh của các nhà khoa học châu Âu ở thế kỉ XIV, XV và XVI. Nhƣ vậy, có thể nói, trong các thế kỉ VII - XV, Ả Rập là nơi có những thành tựu rất lớn về y học và là nƣớc đứng hàng đầu thế giới về sự nghiệp y tế. * Kết luận Khi đạo Hồi xuất hiện vào thế kỷ VII, sự thống nhất về nhà nƣớc - chính trị do ngƣời Ả Rập tạo dựng nên, cộng thêm sự thống nhất về tôn giáo, và ở trong phần lớn các vùng do ngƣời Ả Rập chiếm đóng có cả sự thống nhất về ngôn ngữ, đã tạo điều kiện cho sự hình thành những hình thái chung của đời sống văn hóa của các dân tộc thuộc nhà nƣớc Calipa Hồi giáo này. Ở thời kỳ đầu, việc hình thành văn hóa Ả Rập chủ yếu diễn ra nhƣ quá trình khám phá, đánh giá lại và phát triển sáng tạo những thành tựu có từ trƣớc, trong những điều kiện tƣ tƣởng, chính trị xã hội mới (đạo Hồi và nhà nƣớc Calipa) và tiếp thu những nền văn hóa của các dân tộc bị chinh phục (Hy lạp, Ba Tƣ, Ai Cập, Irad, Ấn Độ...). Bản thân ngƣời Ả Rập cũng Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 61 đóng góp vào đấy những hợp phần quan trọng: đạo Hồi, tiếng Ả Rập và truyền thống thi ca cùng vốn văn chƣơng truyền miệng (chủ yếu của ngƣời Ả Rập du mục). Một phần đóng góp lớn vào văn hóa Ả Rập thuộc về các dân tộc khác, mà, khi theo đạo Hồi, đã đồng hóa với những kẻ đi chinh phục, tiếp nhận ngôn ngữ của họ, “trở thành người Ả Rập” [39] và tham gia tích cực vào quá trình tạo dựng văn hóa Ả Rập, làm phong phú thêm nền văn hóa này bằng những truyền thống do họ kế thừa đƣợc từ các dân tộc phƣơng Đông và thế giới cổ đại. Có lẽ chƣa có nền văn minh nào lại phát triển rực rỡ về nhiều phƣơng diện nhƣ nền văn minh Hồi giáo trong giai đoạn“văn minh Hồi giáo” (tƣơng đƣơng với thời Trung cổ của châu Âu), do đó những thành tựu về văn hoá tinh thần của ngƣời dân Ả Rập trong giai đoạn này cũng hết sức phong phú và mang nhiều ý nghĩa to lớn không những chỉ cho ngƣời Ả Rập Hồi giáo mà còn cho cả thế giới. Trong khi ở Tây Âu, giáo hội Thiên Chúa giáo huỷ hoại các tác phẩm cổ điển thì nhiều tác phẩm đã đƣợc dịch sang tiếng Ả Rập và do đó vẫn đƣợc bảo tồn. Ngƣời Ả Rập không chỉ có công trong việc bảo tồn các tác phẩm này mà còn có công truyền bá các tác phẩm cổ điển khoa học của thế giới sang các nƣớc khác. Chẳng hạn nhƣ ngƣời châu Âu lần đầu tiên biết đến các Aristotle là nhờ các bản dịch các tác phẩm của ông bằng tiếng Ả Rập. Chính các du học sinh Tây Âu đến Ả Rập đã dịch lại các tác phẩm ấy từ tiếng Ả Rập ra tiếng La tinh. Thế kỷ IX - X là thời kỳ hƣng thịnh nhất của văn hóa Ả Rập và ngôn ngữ Ả Rập trong vai trò công cụ truyền tải đã góp phần tạo nên những tƣợng đài bất hủ. Những thành tựu của nó đã làm phong phú thêm nền văn hóa của nhiều dân tộc, trong đó có văn hóa các dân tộc của châu Âu thời Trung cổ, và đã có những đóng góp lớn lao cho văn hóa thế giới. Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Ả Rập đã đặt nền móng cho nhiều lĩnh vực khoa học trên thế giới ngày nay, đặc biệt là trong lĩnh vực toán học, y học và hoá học. Trong lĩnh vực nghệ thuật, ngƣời Ả Rập Hồi giáo là bậc thầy trong nghệ thuật kiến trúc, đặc biệt là việc xây dựng các thánh thất (ngay cả kiến trúc Gothic của châu Âu cũng chịu nhiều ảnh hƣởng của dòng nghệ thuật Hồi giáo). Sự ra đời Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 62 của nghệ thuật trang trí Arabesque đã tạo nên một cuộc cách mạng trong nghệ thuật trang trí của cả Tây Âu mãi cho tới tận thế kỉ XIX. Văn học của họ cũng là nguồn cảm hứng cho các nhà văn châu Âu bởi sự sáng tạo và tính phóng khoáng của nó. Vùng đất “Nghìn lẻ một đêm” cũng là nơi mà âm nhạc phát triển rực rỡ. Nhiều loại nhạc cụ ra đời và đƣợc truyền bá sang châu Âu… Ngƣời châu Âu không hề phủ nhận rằng văn hoá Ả Rập với những thành tựu nổi tiếng thời này chính là nguồn nuôi dƣỡng cho phong trào văn hoá Phục hƣng ở châu Âu. Nhƣ vậy, nhìn vào thế giới hiện đại ngày nay không một lĩnh vực nào mà không có dấu ấn của ngƣời Hồi giáo. Nhân loại biết ơn họ bởi những đóng góp không gì thay thế đƣợc của họ đối với văn minh thế giới. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 63 CHƢƠNG 3 ẢNH HƢỞNG CỦA HỒI GIÁO ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM Ở VIỆT NAM 3.1. Con đƣờng Hồi giáo vào Đông Nam Á Những nhà buôn Hồi giáo đã tới Đông Nam Á từ sớm nhƣng Hồi giáo chỉ bắt đầu có ảnh hƣởng mạnh vào thế kỷ XII. Một chứng cớ cho thấy rằng tôn giáo này vào Đông Nam Á sớm là “Ở Cù Lao Chàm (bờ biển Quảng Nam) và ở Trà Kiệu (Đà Nẵng) đã phát hiện được vài mảnh gốm màu xanh cobalt (xanh lục) thường được coi là “gốm islam” được sản xuất ở Iran, Tây Á có niên đại trước thế kỉ X” [33, 160]. A.I.Ionova, một nhà phƣơng Đông học nổi tiếng ngƣời Nga cho biết, từ thế kỉ VII – VIII đã có các khu dân cƣ buôn bán của ngƣời Ả Rập ở khu vực Đông Nam Á hải đảo. Những khu dân cƣ này thƣờng nằm dọc theo những con đƣờng buôn bán nhộn nhịp, nối liền vùng Viễn Đông và Nam Á với bán đảo Ả Rập. Dần dần, trong quá trình giao thƣơng kết hợp với truyền đạo, các tiển quốc Hồi giáo (sultanat) ra đời. Pasai là quốc gia Hồi giáo đầu tiên (1412), tiếp đó là Malacca (1414) đƣợc hình thành từ sự sụp đổ của vƣơng quốc Srivijaya. Thế kỷ XIII - XIV Hồi giáo lan rộng ra khắp khu vực quần đảo Indonesia ngày nay và làm giảm tầm ảnh hƣởng của Hindu giáo khi Malacca hoạt động nhƣ vùng trung tâm của Đạo Hồi trong vùng. Sở dĩ Hồi giáo vào khu vực Đông Nam Á một cách nhanh chóng và nhẹ nhàng vậy là do nhiều lí do: - Hồi giáo đến Đông Nam Á vào lúc các vƣơng quốc cổ đại ở nơi đây đang khủng hoảng. Lúc này sự sụp đổ của đế quốc Ấn Độ - Phật giáo Mojopahit đang trên đà suy thoái và sụp đổ, các tiểu quốc phụ thuộc vƣơng quốc này dần tách ra đòi độc lập, làm cho hệ tƣ tƣởng tôn giáo cũ cũng sụp đổ theo tạo nên một lỗ hổng trong niềm tin tôn giáo. Đó chính là cơ hội tốt để Hồi giáo xâm nhập, trở thành ngọn cờ dẫn dắt các tiểu quốc này đấu tranh giành độc lập. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 64 - Quá trình Hồi giáo hoá các tiểu quốc hải đảo phù hợp với quá trình chuyển hƣớng kinh tế của khu vực. Từ một nền kinh tế tự cung tự cấp nay chuyển sang là nơi cung cấp nguyên liệu cho các thƣơng nhân châu Âu tạo cho họ sự giàu có nhanh chóng. Đồng thời việc các thƣơng nhân nƣớc ngoài tới đây định cƣ và kết hôn với các con gái thuộc tầng lớp quý tộc địa phƣơng cùng với những lễ nghi tƣơng đối phóng khoáng của Hồi giáo nên con đƣờng cải giáo hoà bình đã diễn ra ở nơi đây một cách lẹ làng. - Chính tính mềm dẻo, bao dung và thích nghi của Hồi giáo đối với các truyền thống tín ngƣỡng địa phƣơng đã làm cho Hồi giáo nhanh chóng chiếm đƣợc ƣu thế ở các nƣớc này. - Những ngƣời tiếp thu Hồi giáo đầu tiên chính là những ngƣời đứng đầu các tiểu quốc, mà nhân dân thì rất trung thành với họ, vì vậy khi họ cải giáo thì dân chúng cũng nhanh chóng làm theo. - Một yếu tố nữa giúp cho Hồi giáo phát triển nhanh ở khu vực Đông Nam Á là việc sử dụng tiếng Mã Lai trong việc truyền bá tôn giáo mới này. Ngƣời Hồi giáo đã chọn tiếng Mã Lai để truyền bá tôn giáo của mình chứ không phải bất cứ ngôn ngữ nào khác bởi lúc này, tiếng Mã Lai đã đạt tới trình độ ngôn ngữ văn học và tôn giáo tinh tế. Không chỉ trên quần đảo Malaya - Indonesia, mà ngya khu vực ngƣời Hồi giáo ở Campuchia, nam Thái Lan, Việt Nam… tiếng Mã Lai vẫn đƣợc sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tôn giáo. Ngày nay, Đông Nam Á là một khu vực có dông dân theo Hồi giáo, trong đó cộng đồng Hồi giáo ở Idonesia là cộng đồng Hồi giáo lớn nhất thế giới. Malaysia và Brunei Darusalam là hai quốc gia Hồi giáo, nên ở đó Hồi giáo có vai trò lớn trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân. Trong khi đó, các cộng đồng Hồi giáo ở Thái Lan, Philippin, Việt Nam chỉ là thiểu số, song từ nhiều năm nay đã thu hút sự chú ý của thế giới nói chung và thế giới Hồi giáo nói riêng. 3.2. Cộng đồng Hồi giáo ngƣời Chăm ở Việt Nam Đạo Hồi du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ X – XIV bằng con đƣờng hòa bình cùng với quá trình tan rã của quốc gia Chiêm Thành (Chămpa) và sự suy Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 65 giảm dần của đạo Hinđu - tôn giáo chính thống của ngƣời Chăm. Hiện nay vấn đề thời điểm cụ thể Hồi giáo vào Việt Nam vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Một trong những giả thuyết đƣợc chấp nhận là [40]: Othman bin Affan, vị calip thứ ba của của đế chế Hồi giáo, đã cử tín đồ đạo Hồi đại diện đầu tiên đến Việt Nam và nhà Đƣờng ở Trung Quốc vào năm 650. Có lẽ trong những năm đầu tiên sau khi đạo Hồi khai sáng, thƣơng nhân Ả Rập đi đƣờng biển đã dừng chân tại vƣơng quốc Champa trên đƣờng đến Trung Quốc. Tuy nhiên chứng cớ trong văn tịch chỉ có từ thời nhà Tống. Theo đó ta biết rằng ngƣời Chăm bắt đầu tôn sùng đạo Hồi từ cuối thế kỷ X sang đầu thế kỷ XI. Số tín đồ tăng dần qua liên hệ với vua Hồi xứ Malacca nhƣng phải đến thế kỷ XII sau khi Champa bị Việt Nam thôn tính thì đạo Hồi mới trở nên thịnh hành với ngƣời Chăm. Theo kết quả nghiên cứu của một số nhà nghiên cứu văn hóa Chăm thì khoảng từ thế kỷ X trở đi, vƣơng quốc Chăm với sự phát triển khá mạnh về hàng hải nên đã có sự tiếp xúc và giao lƣu văn hóa và buôn bán với ngƣời Indonesia và Malaysia là những nƣớc đã có đạo Hồi lan rộng. Do tình hình chiến tranh liên miên và thất bại, vƣơng triều dần suy yếu và niềm tin vào đạo Hinđu dần giảm sút nên đạo Hồi đã bám rễ đƣợc vào một bộ phận ngƣời Chăm. Vào giữa thế kỷ XIX, nhiều tín đồ đạo Hồi ngƣời Chăm đã di cƣ từ Cao Miên vào vùng Đồng bằng sông Mekong (chủ yếu là ở An Giang), phát triển cộng đồng Hồi giáo ở Việt Nam. 3.2.1. Về tín đồ Ở Việt Nam, Hồi giáo có số lƣợng không đông, chỉ xếp thứ 6 trong 6 tôn giáo đang sinh hoạt ở nƣớc ta: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo và Hồi giáo. Do vị trí địa lý và hoàn cảnh truyền đạo, điều kiện sống và sự giao lƣu của đồng bào Chăm với bên ngoài nhất là với thế giới Hồi giáo mà ở Việt Nam hình thành 2 dòng Hồi giáo: - Hồi giáo vùng Ninh Thuận, Bình Thuận là Hồi giáo không chính thống gọi là Chăm Bani (khoảng hơn 39 000 tín đồ). Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 66 - Hồi giáo ở TP. Hồ Chí Minh, An Giang, Đồng Nai, Tây Ninh gọi là Chăm Islam theo Hồi giáo chính thống (khoảng 25 000 tín đồ). Cụ thể: Tại hai tỉnh Nam trung bộ là Ninh Thuận và Bình Thuận là nơi tập trung đông đảo ngƣời Chăm, tại Ninh Thuận có 26.327 tín đồ, trong đó tín đồ đạo Bàni là 22.745 ngƣời, Islam là 1.791 ngƣời; tại Bình Thuận có 16.428 tín đồ đạo Bàni, không có tín đồ Islam, tại Thành phố Hồ Chí Minh có 4.580 tín đồ Islam, tỉnh An Giang có 12.696 tín đồ đạo Islam, không có tín đồ đạo Bàni, tỉnh Tây Ninh có 2845 tín đồ Islam, các tỉnh khác nhƣ Đồng Nai có 1679 tín đồ, Bình Dƣơng có 300, Bình Phƣớc có 270 tín đồ Islam. Giữa hai dòng Hồi giáo này có một số điểm tƣơng đồng cũng nhƣ khác biệt. 3.2.2. Một số điểm giống và khác nhau giữa hai cộng đồng Hồi giáo ngƣời Chăm ở nƣớc ta Chăm Islam ở nƣớc ta là cộng đồng Chăm Hồi giáo theo giáo phái Shfi‟i, thuộc dòng Sunnit. Còn cộng đồng Chăm Bàni là kết quả của sự hỗn dung của Hồi giáo nguyên thuỷ với tín ngƣỡng dân gian. Khác với Chăm Islam, đối với những ngƣời Chăm Bàni, những tập tục, nghi thức của Hồi giáo đã phai nhạt dần bởi nhiều lí do, trong đó phải kể đến sự tác động của những bản sắc dân tộc Chăm và Bàlamôn giáo - một tôn giáo có hệ thống giáo lí, giáo luật khác với Hồi giáo nhƣng đã ăn sâu vào tâm thức của ngƣời Chăm nơi đây. Bởi vậy có thể nói Chăm Bàni là một kiểu Hồi giáo mang đậm tính chất tín ngƣỡng bản địa. Chăm Bàni đƣợc gọi là Hồi giáo cũ, còn Chăm Islam đƣợc gọi là Hồi giáo cách tân. Do cùng có nguồn gốc sinh ra nên hai dòng này có những nét tƣơng đồng về giáo lí cũng nhƣ giáo luật Hồi giáo. Tuy nhiên việc sinh hoạt tôn giáo của hai dòng này không hoàn toàn giống nhau vì ngƣời Chăm Bàni không có liên hệ gì với cộng đồng Hồi giáo quốc tế, trong khi cộng đồng Chăm Islam ở miền Tây Nam bộ thì thƣờng xuyên liên hệ với các cộng đồng Hồi giáo ở Campuchia và Malaysia. - Về phong tục tập quán Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 67 “Giữa cha mẹ và con cái có quan hệ ràng buộc về tín ngưỡng” [7, 258]. Đó là điểm giống nhau đầu tiên và cơ bản của hai dòng Hồi giáo này ở nƣớc ta. Ngƣời Chăm Islam vốn là dòng Hồi giáo chính thống cho nên các tín đồ luôn giữ đúng những giáo lí, giáo luật của Hồi giáo thông qua việc thi hành 5 “điều răn” của Hồi giáo, không ăn thịt lợn và hút thuốc. Ngƣời Chăm Islam tin rằng những lễ vật trong các lễ hội chính là phúc lộc mà Thƣợng Đế ban tặng cho họ, vì vậy hàng năm họ có rất nhiều ngày lễ nhƣ: kỉ niệm ngày sinh Muhammad, ngày Muhammad đến Mecca, ăn chay trong tháng Ramadan, hành hƣơng, lễ đón năm mới theo lịch Hồi, lễ Ashoura vào dịp đầu năm để tạ ơn Thƣợng đế đã ban bố thực phẩm cho con ngƣời và ngày Raya Adha vào dịp cuối năm… Hằng năm, cứ đến ngày 12 tháng Rabiul Awal Hồi lịch (tháng 3), cộng đồng Chăm Islam tổ chức lễ kỉ niệm ngày sinh Muhhammad. Họ cho rằng, Muhammad là ngƣời khai sáng và truyền lại các tín ngƣỡng tốt đẹp nhất trên đời này. Ngƣời Chăm Islam nhắc nhở nhau thực hiện lời dạy bảo của ông. Đây là một trong những ngày hội quan trọng nhất của ngƣời Chăm Islam. Sau buổi lễ, họ cũng nhau xức dầu thơm (đƣợc mang về sau những chuyến hành hƣơng tới Mecca) nhƣ để hƣởng thụ phúc của Allah. Ngoài ra, ngƣời Chăm Islam còn có nghi lễ Tolakbala đƣợc tổ chức vào ngày thứ tƣ tuần cuối cùng tháng Safar (tháng 2) hàng năm. Ngƣời Chăm Islam tin rằng, vào thời gian này Thƣợng đế giáng xuống trần những tai họa, nên học phải câu xin Thƣợng đế ban cho sự bình an. Tolakbala đƣợc tổ chức vào buổi trƣa. Họ cùng nhau làm lễ, sau đó cắt tóc (cắt vài sợi), dụi mắt, biếu tiền hoặc tặng quà cho những đứa trẻ mồ côi, sờ vào đầu chúng… và cầu mong Thƣợng đế luôn mang phƣớc lành cho họ. Trong khi ngƣời Chăm Islam chịu nhiều sự ràng buộc bởi kinh Koran thì trái lại, Hồi giáo khi du nhập vào cộng đồng Chăm Bàni đã phải đối mặt với một xã hội mẫu hệ, nên nó phải hoà nhập, thích ứng với phong tục nơi đây và vì vậy nó mất đi tính cứng nhắc của mình. Do đó, ngƣời Chăm Bàni thực hành các nghi lễ Hồi giáo khác hẳn với ngƣời Chăm Islam. Họ không chỉ dành niềm tin tôn giáo cho Muhammad - ngƣời sáng lập ra đạo Hồi mà còn thực hiện nhiều nghi lễ thờ phụng các vị thần khác nhƣ nữ thần tạo ra dân tộc họ, các anh hùng của dân tộc Chăm, ông Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 68 bà tổ tiên của họ… Nếu có ngƣời Chăm Islam nào muốn nhắc nhở họ trở lại với những quy tắc chính thống của Hồi giáo thì cũng chỉ “đụng phải sự thờ ơ, thụ động, kể cả của những tộc trưởng, xã trưởng, gắn bó nhiều với truyền thống cổ xưa (của người Chăm)” [33, 166]. Tín đồ Hồi giáo Chăm Bàni không đọc bất cứ một loại kinh Hồi giáo nào cũng nhƣ không thực hiện 5 điều răn của đạo Hồi, đƣợc quyền hút thuốc và uống rƣợu bia, không cầu nguyện vào trƣa thứ Sáu. Họ cũng không nhịn ăn trong tháng Ramadan mà chuyển tháng này thành một lễ hội mang đậm màu sắc dân tộc - “Tết Ramưwan”. Về phong tục cƣới hỏi: Cả hai cộng đồng Chăm ở nƣớc ta đều cho rằng hôn nhân là bổn phận, thật bất hạnh nếu nhƣ đó là một ngƣời không lập gia đình và càng bất hạnh hơn nếu ngƣời đó đã có gia đình nhƣng không có con cái. Đối với ngƣời Chăm Bàni thì khi con gái tới tuổi lấy chồng họ sẽ nhờ một ngƣời mai mối đến đánh tiếng cho nhà trai để lo việc hôn sự. Nói chung là con gái đem đồ đi hỏi chồng. Còn ở Chăm Islam thì ngƣợc lại, bên nhà nam sẽ nhờ ngƣời đi đánh tiếng bên nhà gái. Lễ cƣới của ngƣời Chăm Bàni đơn giản hơn rất nhiều so với lễ cƣới ngƣời Chăm Islam. Lễ cƣới bên Chăm Islam thƣờng là bên đàng gái có quyền đặt điều kiện tiền đồng, tiền cƣới và lễ cƣới phải thực hiện đúng nghi thức Rukun Nikah, có đại diện hai bên, có đến thánh thất làm lễ (nhƣng cô dâu không đƣợc vào trong)… và một phần quan trọng trong lễ cƣới nữa là tiệc cƣới. Ngƣời Chăm Islam giống nhƣ những ngƣời Hồi giáo khác trên thế giới, đều xem hôn lễ là dịp quan trọng nhất của đời ngƣời cho nên cần phải tổ chức lớn, mời đông đủ bà con láng giềng và các tín đồ Islam khác. Sau lễ cƣới cô dâu về nhà chồng. Và ngƣời đàn ông có quyền có nhiều vợ nhƣng thƣờng hiếm. Riêng với ngƣời Chăm Bàni thì lễ cƣới đƣợc đơn giản hóa nhiều, bởi những phong tục Hồi giáo đã hòa lẫn với các tín ngƣỡng dân gian của xã hội Chăm nơi đây. Họ không có chuyện thách cƣới hay thách tiền đồng, trai gái đƣơc quyền tìm hiểu nhau trƣớc khi quyết định chuyện hôn nhân. Dù nữ là ngƣời mang lễ vật đi cƣới nhƣng trong lễ cƣới ngƣời trao nhẫn cƣới (có trong lễ vật của nhà gái) lại là chú rể. Ngƣời Chăm Bàni cũng không quan trong chuyện tiệc cƣới và tiệc cƣới của Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 69 họ thƣờng đơn giản (thông thƣờng là do nhà gái đài thọ). Sau đám cƣới, ngƣời nam về bên nhà nữ để ở rể, hoặc cũng có thể cả hai dọn ra ở riêng. Về việc tang lễ, ngƣời Hồi giáo Islam ở nƣớc ta quan niệm rằng cuộc sống hiện tại chỉ là tạm bợ nên khi trong nhà có ngƣời chết thì không ai đƣợc khóc, vì họ tin tƣởng rằng cuộc sống hạnh phúc đang đợi ngƣời chết ở thế giới bên kia. Ngƣời Chăm Bàni thì đƣợc quyền thể hiện cảm xúc của mình trƣớc cái chết của một ngƣời hơn. Đối với ngƣời Chăm Hồi giáo, họ thực hiện việc thổ táng, không dùng quan tài mà chỉ quấn ngƣời chết trong tấm vải liệm. Họ cũng không xây mộ, mà đặt trên những phần đất chôn những phiến đá để đánh dấu. Hàng năm họ thƣờng không tổ chức giỗ, mà trong nhà cũng không thờ ảnh tƣợng. Phú Văn Hẳn viết về ngƣời Chăm Islam nhƣ sau” “đối với ông bà tổ tiên của gia đình, dòng họ mình, người Chăm thường xuyên tưởng nhớ và tổ chức thăm viếng vào những ngày cuối tháng Ramadan. Tuy không còn hình thức cúng giỗ nhưng khi nào có món ăn ngon, vật quý mà nhớ tới người đã khuất thì gia đình có thể làm bữa tiệc mời bà con, ho hàng tới dự. Đây cũng là dịp để bày tỏ lòng tôn kính với người đã khuất và lòng hiếu thảo, biết ơn của người con, người cháu đến ông bà tổ tiên đã sinh ra và nuôi dưỡng mình lớn khôn” [7, 259]. Còn ngƣời Chăm Bàni thì thƣờng giỗ 49 ngày, một năm rồi sau đó không giỗ nữa. Ngƣời Chăm Bàni và ngƣời Chăm Islam cũng giống nhƣ những ngƣời Hồi giáo khác, họ kiêng thịt heo. Ngƣời Islam còn kiêng cả huyết những con vật nhƣng Chăm Bàni thì không. - Trang phục Y phục của những ngƣời Chăm Hồi giáo, nam cũng nhƣ nữ, chủ yếu là sarong, bằng một tấm vải dài 2m, rộng 1m25, quấn quanh thân theo kiểu váy, thắt nút ở dây lƣng. Chức sắc mặc áo dài trắng, nam đội mũ “cà lồ trắng” (Rupe‟as) hay kapeak nay thƣờng dùng nỉ đen, đôi khi Hình 10: Các cô gái Chăm Islam [nguồn: ] Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 70 đội mũ chụp (fej) đỏ hoặc đen, cũng có khi là một dải băng quấn đầu. Đối với ngƣời Chăm Islam thì ngƣời nữ khi ra ngoài tuy không cần che mạng nhƣng thƣờng trên đầu họ có quấn một chiếc khăn. - Tháng ăn chay Đó là tháng Ramadan - tháng Chín theo lịch Hồi giáo. Đối với ngƣời Chăm Islam, trong tháng này họ thực hiện nghĩa vụ nhịn ăn nhƣ bất cứ tín đồ Hồi giáo nào. Họ phải nhịn mọi thứ vào ban ngày và chỉ đƣợc phép ăn uống, hút thuốc vào ban đêm. Họ không đƣợc hát xƣớng vui chơi, hoặc quan hệ tình dục, không đƣợc sát sinh, không đƣợc gây gổ, cãi vã… Vào ngay cuối cùng của tháng Ramadan, nghi lễ Raya Iadil Fitrah - ngày cuối cùng của tháng ăn chay - đƣợc tổ chức trọng thể để mừng cho việc họ đã vƣợt qua tháng ăn chay. Sau những ngày nhịn đói, nhịn khát, họ đã hiểu đƣợc thế nào là sự túng thiếu và thèm cảm giác đƣợc ăn, đƣợc uống trong cuộc sống thƣờng ngày, qua đó họ biết đƣợc nỗi khổ của những ngƣời nghèo và cảm thông với họ. Trong ngày này, họ thƣờng tổ chức ăn uống, đi viếng mộ và chúc tụng lẫn nhau. Còn đối với ngƣời Chăm Bàni họ chuyển tháng này thành một ngày lễ khác gọi là Ramưwan. Tết Ramƣwan cũng giống nhƣ tết Nguyên đán của ngƣời Kinh, đó là tết lớn nhất của ngƣời Chăm Bàni. Vào ngày đầu tiên của tết này, họ thƣờng tổ chức đi thăm mộ (hình 11). Đây là phong tục một phần thuộc về tôn giáo, còn lại là tín ngƣỡng dân gian, sự tƣởng niệm và biết ơn dòng tộc, tổ tiên. Tuy nhiên, với ngƣời Chăm Bàni ở Bắc Bình nói riêng và Bình Thuận nói chung, việc kiêng kị, ăn chay trong tháng Ramƣwan chỉ có các tu sĩ, những ông sƣ cả, thầy Mƣm, thầy Char thực hiện. Bởi Hình 11: Tết Ramưwan [nguồn: ] Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 71 theo họ thì mọi giáo luật đều phải phù hợp với điều kiện sinh sống của địa phƣơng. Nếu đến mùa Ramƣwan mà tất cả tín đồ đều phải đến thánh đƣờng thì mùa vụ sẽ không thể thực hiện, ảnh hƣởng đến đời sống của dân làng. Các tu sĩ sẽ đại diện cho tất cả tín đồ hãm mình trong thánh đƣờng đọc kinh, cầu nguyện. Dân chúng vẫn đƣợc ăn uống, làm việc bình thƣờng trong suốt tháng Ramƣwan. Đây là một sự biến đổi rất tiến bộ của các thế hệ tu sĩ đi trƣớc mà các tín đồ ngày nay luôn biết ơn tổ tiên, ông bà mình. Do sự hỗn dung của Hồi giáo với văn hóa dân gian mà ngƣời Chăm Bàni không quan trọng tháng Ramadan giống nhƣ ngƣời Chăm Islam. Đối với họ, đây là lễ quan trọng nhất trong năm. Trong những ngày này, ngƣời phụ nữ Chăm Bàni thƣờng đội đồ (thƣờng là cơm, bánh, trái cây, trứng vịt…) đến chùa để cho các tăng lữ trong chùa dùng. Trong 3 ngày đầu tiên thì đội đồ vào 3 lần/ngày, sau đó cho đến hết tháng là 4 lần/ ngày. Kết thúc 30 ngày đọc kinh, cầu nguyện, sáng ngày thứ 30, các tu sĩ chuẩn bị cho “Lễ đổi gạo”, hay còn gọi là bố thí. Gạo là do gia đình tu sĩ và các tín đồ mang tới. Hình thức chia căn cứ vào số lƣợng ngƣời của các gia đình, kể cả ngƣời sống và ngƣời chết. Chia xong, các gia đình cử ngƣời đến mang những thứ đƣợc chia về và phân phát cho từng ngƣời trong gia đình nhƣ là lộc. “Lễ đổi gạo” vừa thích hợp với tập. quán của ngƣời Chăm xƣa cũng nhƣ hợp với phong tục của một dân tộc xuất phát từ nền văn minh lúa nƣớc. Đến buổi chiều, các tu sĩ lại tiếp tục đọc kinh, cầu nguyện, chuẩn bị cho thủ tục quan trọng cuối cùng là đƣa cây thánh ra ngoài vào sáng hôm sau. Không ai biết cây thánh có từ bao giờ, chỉ biết đƣợc nó là vật truyền từ đời này sang đời khác. Theo các cụ già thì nó đƣợc làm bằng trầm hƣơng loại tốt và luôn tỏa mùi thơm. “Cũng như lễ đón mặt trời lặn, người Chăm Bàni tin rằng lễ đưa cây thánh ra ngoài diễn ra trọn vẹn thì năm đó cả làng sẽ được phước lớn” [46]. Lễ Ramƣwan của ngƣời Chăm Bàni thực sự là rất độc đáo, mang đậm tính chất dân gian. Điều ấy chứng tỏ một điều rằng, đạo Hồi khi và nƣớc ta, đặc biệt là khi tiếp xúc với cộng đồng Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận đã có nhiều biến đổi thể hiện sự thích ứng của tôn giáo này đối với những ngƣời dân bản địa. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 72 - Về địa vị người phụ nữ Một điểm khác biệt quan trọng giữa hai dòng Hồi giáo ở nƣớc ta đó chính là về vai trò của ngƣời phụ nữ. Ngƣời phụ nữ thuộc dòng Chăm Islam luôn chịu sự ràng buộc nghiêm ngặt trong xã hội, phải thực hiện đúng những điều trong kinh Koran. Họ không quan trọng việc học vấn mà cơ bản là ngƣời phụ nữ phải biết chăm lo việc nhà, phục vụ chồng và chăm sóc con cái. Họ phụ thuộc vào ngƣời đàn ông. Tuy nhiên, khác với quan điểm hồi giáo, khi ra ngoài họ không cần phải che mạng. một số ngƣời Chăm Islam cho rằng con gái học hành nhiều đi ra ngoài xã hội làm việc dễ bị cám dỗ, dễ xa rời cộng đồng và tôn giáo của mình. Cộng đồng sẽ phê phán, lên án bố mẹ trong việc dạy dỗ con cái, đồng thời không đƣợc cộng đồng nhìn nhận là gia đình ngoan đạo. Chính vì những áp lực nhƣ vậy nên các bậc bố mẹ không muốn cho con gái mình đi học để tránh những hậu quả trên. Trong khi đó ngƣời phụ nữ Chăm Bàni lại có vị trí bình đẳng hơn, địa vị của họ có phần cao hơn cả nam giới bởi họ là trụ cột trong gia đình, đƣợc khuyến khích vƣơn lên khẳng định vị trí của mình bằng việc tham gia vào các công việc của xã hội, các lĩnh vực y tế, giáo dục… Con cái thƣờng theo họ mẹ hơn là theo họ cha nhƣ ngƣời Chăm Islam. Các cô gái Hồi giáo nƣớc ta không phải mang mạng che mặt khi ra ngoài, tuy nhiên ở ngƣời Chăm Islam, trên đầu mỗi cô gái thƣờng quấn một chiếc khăn. - Trong lĩnh vực giáo dục Trong lĩnh vực này hai dòng Chăm Hồi ở nƣớc ta có sự khác nhau tƣơng đối lớn. Đối với những ngƣời Chăm Islam thì việc giáo dục một đứa trẻ đƣợc tuân theo phƣơng pháp truyền thống của đạo Hồi. Nghĩa là đứa bé lúc lên 6 sẽ đƣợc gởi vào trƣờng thánh thất để đƣợc học để thuộc đƣợc kinh Koran, sau đó mới đƣợc học văn hoá. Vì vậy trong cộng đồng Chăm Islam có xây dựng những trƣờng học Hồi giáo dành riêng cho con em họ, tuy nhiên nội dung chƣơng trình học khác hẳn với chƣơng trình phổ cập của nhà nƣớc. Cũng có lúc họ gởi con em mình tới trƣờng học của ngƣời Kinh nhƣng do khác biệt về ngôn ngữ (học sinh Chăm không rành tiếng Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 73 Kinh) nên khó tiếp thu, vả lại phong tục tập quán của Hồi giáo cũng là một trở ngại đáng kể (ngày thứ 6 không đi học, ăn chay trong tháng Ramadan…). Đa số những em đi học là những bé trai, bé gái rất ít. Trái lại, ngƣời Chăm Bàni thì theo học các lớp văn hoá của ngƣời Kinh. Thƣờng thƣờng trong những lớp đầu cấp sẽ có giáo viên ngƣời Chăm,trong quá trình dạy vừa nói tiếng Kinh vừa nói tiếng Chăm, giúp các em ngƣời Chăm thông thạo đƣợc tiếng quốc ngữ. Vả lại, các học sinh ngƣời Chăm Bàni cũng không bị ràng buộc nhiều bởi các quy định của Hồi giáo (không ăn chay trong tháng Chín, không cầu nguyện… ) nên ít gặp khó khăn hơn các em học sinh thuộc dòng Chăm Islam. Và ở ngƣời Chăm Bàni, nữ đƣợc khuyến khích đi học bởi vai trò của ngƣời phụ nữ trong xã hội đƣợc nâng cao. Tóm lại bên cạnh nhƣng điểm tƣơng đồng thì Chăm Bàni và Chăm Islam ở nƣớc ta vẫn có những điểm khác nhau cơ bản. Và điều đó đã làm cho bức tranh tôn giáo ở Việt Nam càng phong phú hơn. Tuy có sự khác nhau nhƣng giữa hai dòng Hồi giáo này không có sự kỳ thị mà hòa hợp với nhau với tinh thần đoàn kết lẫn nhau không những chỉ ở thời điểm hiện nay mà ngay cả trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc. 3.2.3. Cơ sở thờ tự Có sự khác nhau rất rõ ràng đối với việc xây dựng các cơ sở thờ tự của 2 dòng Hồi giáo này, bởi ở ngƣời Chăm Islam thì họ xây dựng những thánh thất giống nhƣ bất cứ cộng đồng Hồi giáo nào trên thế giới, trong khi đó ngƣời Chăm Bàni lại xây dựng những ngôi chùa đặc trƣng riêng của mình. - Các thành đƣờng của ngƣời Chăm Islam ở nƣớc ta có dáng dấp giống nhƣ các thánh đƣờng trên thế giới, bởi Hồi giáo có quy định quy tắc trong việc xây dựng thánh đƣờng và cách bài trí bên trong. Thánh đƣờng Hồi giáo là nơi sinh hoạt tập thể và có tính thiêng với các tín đồ Chăm Islam. Trong “Thánh đường có bài trí đơn giản, không bàn ghế, không có đồ thờ quý hay nhạc cụ, chỉ có chiếc gậy mà theo truyền thuyết là của giáo chủ Muhammad đã dùng nó để đi truyền đạo” [51]. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 74 Có hai loại thánh đƣờng: thánh đƣờng (Mosqué) và tiểu thánh đƣờng (Surau). Thánh đƣờng xây theo hƣớng Đông - Tây để khi quỳ lạy tín đồ hƣớng về phía thánh địa Mecca. Bên trong có hậu tẩm là nơi chức sắc Imâm đứng hƣớng dẫn tín đồ làm lễ, có Minbar là nơi thầy Khotib giảng giáo lý. Bên góc thánh đƣờng có tháp cao để chức sắc kêu gọi tín đồ đến hành lễ. Tiểu thánh đƣờng còn gọi là nhà nguyện là nơi cầu nguyện và hội họp. Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay cả nƣớc có 41 thánh đƣờng, 19 tiểu thánh đƣờng Islam, tập trung nhiều nhất ở An Giang (16 thánh đƣờng, 8 tiểu thánh đƣờng). Cũng nhƣ các tôn giáo khác, cơ sở thờ tự của Hồi giáo là “chốn linh thiêng, là nơi chuyển tải những ước mong về tâm linh của tín đồ đối với thượng đế Allah” [37], vì vậy, mặc dù kinh tế còn khó khăn, nhà cửa chƣa đƣợc khang trang nhƣng cộng đồng Hồi giáo Chăm Islam dành nhiều công sức, tiền của để tôn tạo, sửa chữa hoặc xây mới các thánh đƣờng. - Số lƣợng chùa Bàni là 17 chùa, ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Chùa Bàni đƣợc xây dựng khá đơn giản, cách bài trí bên trong cũng khác, mang một sắc thái riêng biệt, mang đậm tính chất địa phƣơng, không giống nhƣ bất cứ thánh thất Hồi giáo nào trên thế giới. Bên trong chùa có một cây thánh - là vật thiêng duy nhất đƣợc thờ, một cái trống lớn là nhạc cụ duy nhất để phục vụ lễ hội. Phần cuối của chùa đặt một chiếc hậu tẩm là nơi để thầy Mumtân (ngƣời mới đƣợc tấu chức trong lễ hội xoay vòng) để giảng giáo lí. Chùa Bàni chỉ thực sự mở vào tháng Ramƣwan - tháng vào chùa của các chức sắc tôn giáo Bàni. Đây không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo của đạo Chăm Bàni mà còn là nơi để các chức sắc tôn giáo dòng Chăm Bàni trao đổi các kinh nghiệm sản xuất với cộng đồng tín đồ cũng nhƣ tuyên truyền các chính sách, chủ trƣơng, pháp luật của Đảng và nhà nƣớc. 3.2.4. Các chức sắc tôn giáo - Các chức sắc tôn giáo của Chăm Bàni không đƣợc khuyến khích sống độc thân. Trong cuộc sống hàng ngày họ là ngƣời rất có kinh nghiệm trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp nên họ thƣờng là những ngƣời có uy tín cả bên đạo lẫn bên đời. Hiện nay, số lƣợng chức sắc của Chăm Bàni khoảng hơn 400 ngƣời. Họ tham gia vào tất cả các nghi lễ tín ngƣỡng của cộng đồng: tang ma, cƣới hỏi, tẩy uế, Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 75 làm lễ cho ngƣời ốm… Các vị chức sắc này còn có ảnh hƣởng lớn tới các sinh hoạt tôn giáo của Chăm Bàlamôn trong khi ngƣời Chăm Bàlamôn thì không đƣợc tham gia vào các hoạt động tôn giáo của Chăm Bàni. Chức sắc Bàni đƣợc duy trì theo chế độ cha truyền con nối. Nếu dòng họ nào không có ngƣời làm chức sắc thì tầng lớp chức sắc ở chùa sẽ xem xét cho một ngƣời trong họ làm. Vì vậy nhìn vào số lƣợng các chức sắc của Chăm Bàni sẽ biết đƣợc cộng đồng đó có bao nhiêu dòng họ. - Theo giáo lý Islam, không có hệ thống giáo phẩm hoặc giáo sĩ chuyên nghiệp, vì mọi ngƣời tin rằng ai nấy cũng bình đẳng nhƣ nhau, chịu trách nhiệm trƣớc Đấng Tạo Hoá với những việc làm bản thân mình ở thế gian này. Tuy nhiên, việc điều hành sinh hoạt trong thôn làng gắn liền với với các giáo đƣờng (masjid). Trên thực tế, có một hệ thống chức sắc điều hoà sinh hoạt tại các thôn làng:  Hakim là một vị đứng đầu xóm đạo, chịu trách nhiệm đối ngoại và điều hành tổng quát mọi việc nội bộ xóm làng liên quan đến Islam.  Na-ib là vị phụ tá của Hakim, thay thế Hakim khi vị này đi vắng.  Ahly là một chức năng lãnh đạo cao cấp Puk (ấp, xóm). Các puk nằm xa thánh đƣờng (masjid) trung tâm thƣờng thiết lập cho riêng mình một cơ sở kiến trúc quy mô nhỏ hơn masjid, gọi là surao, để dân chúng còn có nơi tham gia lễ nguyện tập thể hằng ngày và chỉ đến masjid vào những ngày thứ sáu hoặc những ngày lễ trọng đạo hằng năm. Trong hệ thống đạo, còn có một vài chức năng khác nhau gắn liền với giáo đƣờng là:  Imam là một vị có hiểu biết sâu rộng về giáo lý và thuộc lòng kinh sách, đứng ra hƣớng dẫn các lễ nguyện cầu tập thể.  Khotib là ngƣời cũng nhƣ Imam nhƣng trách nhiệm chỉ vào ngày thứ sáu hoặc ngày lễ Raya.  Bilal là ngƣời đảm trách xƣớng kinh, kêu gọi bổn đạo đến dâng lễ nguyện tập thể sau hồi trống.  Seak là ngƣời trông nom thánh đƣờng. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 76 3.2.5. Tổ chức của Hồi giáo nƣớc ta - Tổ chức của đạo Bàni: Chủ yếu là ở từng chùa, mỗi chùa ngoài Cả chùa và các vị chức sắc chăm lo việc đạo, họ đều tổ chức Ban cai quản chùa hoặc Ban phong tục. Ban cai quản chùa có nhiệm vụ chăm lo đời sống tôn giáo cho tín đồ, vận động tín đồ sống "tốt đời đẹp đạo" đoàn kết với cộng đồng dân cƣ các tôn giáo khác. Tổng sƣ cả là ngƣời đƣợc các sƣ cả suy tôn, có uy tín lớn trong đạo, nhƣng không bắt buộc phải có mà tuỳ vào mỗi địa phƣơng (ở Bình Thuận suy tôn sƣ cả Thanh Tàu làm tổng sƣ cả). - Tổ chức của ngƣời Chăm Islam: Ngƣời Chăm Islam thành lập tại thánh đƣờng các Ban quản trị thánh đƣờng. Đứng đầu mỗi Ban quản trị là vị Hakim sau đó là một số chức sắc nhƣ Naep, Ahly, thƣ ký, thủ quỹ. Bên cạnh việc chăm lo đời sống tín ngƣỡng tôn giáo cho tín đồ, Ban quản trị còn là cầu nối giữa cộng đồng Hồi giáo trong Jamaah với chính quyền cơ sở. Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1992 đã đƣợc phép thành lập Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo thành phố Hồ Chí Minh, trụ sở tại số nhà 15 đƣờng Nguyễn Văn Trỗi, phƣờng 15, quận Phú Nhuận; nhiệm kỳ hoạt động cẩ Ban Đại diện là 5 năm, bao gồm Trƣởng ban, các Phó Trƣởng ban, Thƣ ký, ngoài ra còn có Ban cố vấn, bộ phận văn phòng và Ban quản trị của 14 khu vực. Ban Đại diện là cầu nối giữa cộng đồng tín đồ Hồi giáo tại thành phố với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc để chăm lo lợi ích chính đáng cho tín đồ, động viên tín đồ thực hiện quyền công dân, nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trƣơng chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc. Do vị trí thành phố là trung tâm của khu vục Nam Bộ, nên Ban Đại diện hoạt động và có mối quan hệ rộng hơn với cộng đồng Hồi giáo các tỉnh lân cận và tham gia một số hoạt động quốc tế. 3.2.6. Mối quan hệ của Hồi giáo Việt Nam với các cộng đồng Hồi giáo khu vực và trên thế giới Trong quá trình hình thành và phát triển chỉ có cộng đồng Chăm Islam là có quan hệ quốc tế, cộng đồng Chăm Bàni không có mối liên hệ quốc tế nào. Cộng đồng Chăm Islam giữ mối liên hệ với khu vực bởi yếu tố tôn giáo và cả yếu tố hôn nhân văn hoá. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 77 Từ khi nƣớc ta chính thức là thành viên khối ASEAN 28/5/1995 và nhất là từ khi nƣớc ta thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xƣớng và lãnh đạo, cộng đồng Hồi giáo Việt Nam có điều kiện để hội nhập vào khu vực Đông Nam Á, nơi có số lƣợng tín đồ đông đảo, có nhiều quốc gia coi Hồi giáo là quốc đạo. Họ tham gia vào các hoạt động nhƣ thi xƣớng kinh Koran, du học, dự các hội nghị Hồi giáo, viếng thánh địa Mecca v.v… Theo thống kê chƣa đầy đủ, từ năm 1992 đến nay, các sinh viên Hồi giáo nƣớc ta đƣợc các tổ chức Hồi giáo quốc tế tài trợ du học, kể cả diện tự túc là trên 80 trƣờng hợp. Những hoạt động đó góp phần hiểu biết thêm bên ngoài, đồng thời cũng làm cho bè bạn hiểu Việt Nam hơn, đặc biệt là hiểu chính sách của Nhà nƣớc Việt Nam là luôn luôn tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng tôn giáo, các tôn giáo đều bình đẳng trƣớc pháp luật, dù là theo tôn giáo nào nhƣng là ngƣời Việt Nam thì đều có niềm tự hào về đất nƣớc mình, về lịch sử của dân tộc Việt Nam. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 78 KẾT LUẬN Đạo Hồi là tôn giáo có số lƣợng tín đồ đông thứ hai trên thế giới (sau đạo Thiên Chúa) chỉ sau 14 thế kỉ ra đời và phát triển. Có lẽ cho tới giờ thế giới vẫn còn kinh ngạc bởi sức sống mãnh liệt của tôn giáo này. Đƣợc sáng lập bởi Muhammad vào thế kỉ thứ VII, trên bán đảo Ả Rập khô cằn và nóng bỏng, Hồi giáo cũng giống nhƣ một cơn bão cát sa mạc đã đƣa nó lan rộng ra khắp bán đảo lớn nhất thế giới này và truyền đi khắp mọi miền trên trái đất. Lúc chết Muhammad chỉ trăn trối lại rằng các tín đồ của ông hãy mang lời dạy của Chúa tới chân trời góc bể và có bây giờ nếu Muhammad còn sống chắc hẳn ông sẽ rất hài lòng bởi kết quả hơn cả mong đợi ấy. Phan Thế Châu cho rằng Hồi giáo là một tôn giáo không nhìn nhận sự cách biệt giai cấp và sự phân biệt giữa các giống ngƣời, chính vì vậy mà nó đã nhanh chóng đƣợc ngƣời dân những nơi ngƣời Ả Rập chinh phục tin theo, đặc biệt ở xã hội mà sự phân biệt đẳng cấp rất nặng nề nhƣ Ấn Độ. Những ngƣời Hồi giáo, “họ có một lí tưởng về một cộng đồng Hồi giáo toàn cầu, thống nhất tất cả các tín đồ vượt qua tất cả các sự khác biệt về chủng tộc, quốc gia và gia tộc” [6, 257]. Đồng thời Hồi giáo có tính thống nhất về tôn giáo, xã hội và chính trị nên do đó sự truyền giáo cũng chính là hành động bành trƣớng của các vƣơng triều Hồi giáo tiếp sau Muhammad. Cũng chính vì lí tƣởng về một xã hội chung nhất nhƣ vậy nên ngƣời Ả Rập đã mang tất cả tinh hoa và sự sáng tạo của mình để xây dựng một nền văn hoá mới của thế giới - văn hoá Ả Rập - không chỉ riêng trong phạm vi nơi mà đạo Hồi ra đời mà còn bao trùm cả tất cả những vùng đất mà đạo quân Hồi giáo đi qua. Từ lúc đạo Hồi ra đời, văn hoá Ả Rập thực sự phát triển, đặc biệt là thời kì “văn minh Hồi giáo” (thế kỉ VII - XV). Đó là giai đoạn mà tôn giáo này vƣợt ra biên giới của bán đảo Ả Rập và tạo nên nền văn hoá Ả Rập nổi tiếng thế giới suốt thời Trung cổ. Một trong những cơ sở văn hoá của Hồi giáo đó chính là ngôn ngữ Ả Rập. Những ngƣời Hồi giáo cho rằng tiếng Ả Rập là ngôn ngữ thiêng bởi đó là ngôn ngữ Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 79 của kinh Koran - những lời khải thị của thánh Allah. Bởi vì một ngƣời Hồi giáo khi đọc kinh Koran buộc phải đọc bằng tiếng Ả Rập cho nên ngôn ngữ này có sức sống trên toàn cầu và ngày càng hoàn thiện bởi đƣợc sử dụng với một số lƣợng tín đồ đông đảo. Ngƣời Ả Rập hay nói có vần điệu, giống nhƣ lời lẽ của thánh kinh nên văn học Ả Rập cũng mang sắc thái du dƣơng, nhẹ nhàng, có những vần điệu là thoả mãn lòng ngƣời. Qua đó ngôn ngữ Ả Rập càng đƣợc trau chuốt hơn. Nền văn học Hồi giáo cũng đã khơi gợi cảm hứng cho các nhà văn châu Âu sáng tác những tác phẩm bất hủ. Đạo Hồi nghiêm cấm thờ ản tƣợng hay vẽ hình ngƣời nên mĩ thuật hầu nhƣ không phát triển, vì thế nghệ thuật thƣ pháp và trang trí Arabesque phát triển. Ngƣời ar dùng chữ Ả Rập trích từ kinh Koran để trang trí trên những cung điện, thánh thất, sách, lụa, cửa… Với họ nhƣ thế là tôn thờ Allah, bởi ngôn ngữ của Ngƣời ở khắp mọi nơi cũng nhƣ thể hiện uy quyền của Ngƣời ở mọi lúc mọi nơi. Họ cũng dùng hoạ tiết Arabếque để trang trí, và phong cách nghệ thuật này cho đến bây giờ luôn là một thành tựu vĩ đại của nghệ thuật thế giới. Không thể phủ nhận rằng ngƣời Ả Rập Hồi giáo có công rất lớn trong việc lƣu giữ và truyền bá văn hoá giữa các nền văn minh. Từ một dân tộc du mục và lạc hậu nhất thế giới đƣơng thời, họ đã tiến hành thánh chiến đối với những vùng đất lân cận không chịu cải đạo theo Hồi giáo - những nơi có trình độ văn minh cao hơn, chinh phục họ và học hỏi nền văn hoá của họ. Không giống nhƣ các nƣớc Tây Âu trong thời gian này Giáo hội Thiên Chúa giáo đang làm tàn lụi những thành tựu văn hoá của nhân loại, cũng không có sự đồng hoá văn hoá dân tộc du mục này, mà trái lại tất cả đã kết hợp và cho ra một nền văn hoá Ả Rập mang nhiều yếu tố Ả Rập và cả những yếu tố bản địa của những nơi mà Hồi giáo có mặt. Về mặt văn hoá tinh thần, ngƣời Ả Rập đã đạt đƣợc những thành tựu sáng chói trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học và nghệ thuật. Ngƣời ta vẫn cho rằng muốn một đất nƣớc phát triển thì trƣớc hết phải lo phát triển con ngƣời, và những ông hoàng Hồi giáo đã rất quan tâm đến việc giáo dục trong đế quốc. Trƣờng đại học đầu tiên nằm trên lãnh thổ của những vƣơng công Hồi giáo, ra đời vào thế kỉ thứ IX, trƣớc châu Âu gần 200 năm. Cũng cần nhận Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 80 thấy rằng “nền khoa học Ả Rập là sự kết tinh các gia tài tri thức Hy Lạp, La Mã, Ba Tư và Ả Rập” [6, 113]. Trong khi châu Âu còn đang chìm trong đêm trƣờng Trung cổ thì các nhà bác học Ả Rập thông qua công việc dịch các tác phẩm cổ điển của Hi Lạp, Ấn Độ… ra tiếng Ả Rập đã mở ra cho cả thế giới Ả Rập một chân trời kiến thức mới. Và cũng từ đây, họ đẩy mạnh công tác học hỏi, nghiên cứu gia tài khoa học này và xây dựng nền khoa học tiên tiến cho cộng đồng Ả Rập Hồi giáo. Khắp nơi trong đế quốc, hoạt động dịch thuật diễn ra rầm rộ. Trong các thƣ viện của ngƣời Ả Rập có các công trình toán học, thiên văn, vật lí, địa lí, y học… của ngƣời Ả Rập, các bản dịch những công trình khoa học của các nhà khoa học Hi Lạp nổi tiếng nhƣ Hippocrates, Galen, Aristolte. Những công trình nghiên cứu khoa học của ngƣời Ả Rập đã trình bày những ý tƣởng mới, có lôgic và thực chứng rõ ràng, trái ngƣợc với những giáo lí của nhà thờ La Mã trung cổ. Do đó đế quốc Ả Rập nhanh chóng trở thành trung tâm học thuật của thế giới lúc này. Rất nhiều công trình nghiên cứu của các học giả nổi tiếng thời cổ đại của châu Âu đƣợc ngƣời châu Âu biết đến thông qua các bản dịch của ngƣời Ả Rập. Nhƣ vậy ngƣời Ả Rập đã có công lƣu giữ các thành tựu về học thuật của thế giới. Ngoài ra, các thành tựu về học thuật lúc này của ngƣời Ả Rập cũng ừa một trong nữhng yếu tố nuôi dƣỡng cho phong trào Phục hƣng ở châu Âu sau này. Trong công trình “Sự đóng góp về văn hoá của Hồi giáo đối với thế giới Cơ đốc”, T.C.Young đã nói: kể từ khi chúng ta, những tín đồ đạo Kito, tìm đến các kinh đô Hồi giáo và những người thầy Hồi giáo để học nền nghệ thuật của họ, các khoa học của họ và nền triết học của họ thì chúng ta đã nợ họ món nợ văn hoá. Chúng ta nợ học công lao giữ gìn cho chúng ta di sản văn hoá cổ điển của chúng ta cho đến khi chúng ta có thể tìm lại di sản đó và hiểu di sản đó” [6, 114]. Qua đó ta thấy đƣợc tầm quan trọng của những ngƣời Ả Rập đối với nền văn hoá châu Âu và thế giới nhƣ thế nào. Đạo Hồi là một trong những tôn giáo có tầm ảnh hƣởng to lớn nhất trên thế giới. Nó lan đi khắp châu Âu, châu Phi, qua tới châu Mĩ, đến tận nƣớc Nga xa xôi và len lỏi cả vào khu vực Đông Nam Á. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 81 Đối với Việt Nam, đạo Hồi đã du nhập vào nƣớc ta từ thế kỉ thứ X- XIV và bám rễ đƣợc ở một số cộng đồng ngƣời Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tuy ngƣời Chăm ở nƣớc ta thuộc hai dòng Hồi giáo khác nhau nhƣng nó không đối lập nhau, mà vẫn mang tinh thần đoàn kết tôn giáo giống nhƣ chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc ta. Điều này làm cho bức tranh tôn giáo của Việt Nam thêm phong phú nhƣng cũng không mang nặng màu sắc chính trị. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 82 PHỤ LỤC LỊCH PHÁP HỒI GIÁO Dƣơng lịch sớm nhất trên thế giới là do ngƣời Ai Cập cổ sáng tạo ra, còn âm lịch sớm nhất thế giới là sản phẩm của ngƣời cổ Babylon và tổ tiên ngƣời Trung Quốc. Thế kỉ XVIII TCN, âm lịch sử dụng ở Babylon và Trung Quốc thời nhà Hạ rất giống nhau, đều cứ cách 2, 3 năm lại thêm một tháng nhuận để cho tƣơng ứng với thời gian Trái Đất quay một vòng quanh mặt trời. Về mặt ghi năm thì loại âm lịch này có thể nói là hoàn toàn giống với dƣơng lịch. Do đó, ngƣời ta gọi âm lịch của ngƣời cổ Babylon và lịch nhà Hạ ở Trung Quốc là “âm - dương lịch”. Tuy nhiên trên thế giới vẫn có một loại lịch thuần tuý là âm lịch, đó là lịch Hồi giáo. Lịch Islam giáo do Muhammad sáng lập (còn gọi là lịch Musunman). Lịch này không tƣơng ứng với thời gian trái đất quay quanh mặt trời. Ta hãy xét xem 2 ngày trong lịch dƣới đây: - Ngày mở đầu năm đầu tiên của lịch Hồi giáo là ngày 16 tháng 7 năm 622, tức là ngày thứ hai sau khi Muhammad tiến vào Medina. Ta thấy mở đầu của lịch Islam so với ngày mở đầu của dƣơng lịch thế giới chậm mất 6 tháng rƣỡi. - Calip tiến quân vào thành Damacus là ngày 16 tháng 1 năm 14 theo lịch của đạo Hồi, tức là ngày 11 tháng 3 năm 635 theo dƣơng lịch. Nhƣ vậy, tháng 1 lịch Hồi giáo so với tháng 1 dƣơng lịch chỉ chậm hơn một tháng. Lịch của ngƣời Hồi giáo lấy một lần trăng tròn làm một tháng, tháng đủ 30 ngày, tháng thiếu 29 ngày, 12 tháng là một năm. Mỗi tháng lại có bình quân 29 ngày rƣỡi, nhƣng thời gian trăng tròn trăng khuyết lại hơn 29 ngày rƣỡi, cho nên cứ cách 2, 3 năm lại có một tháng nhuận. Nhƣ vậy năm thƣờng theo lịch Hồi giáo có 354 ngày, năm nhuận là 355 ngày, so với thời gian thực tế trái đất quay quanh mặt trời là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây thì thiếu khoảng 22 ngày. Dó đó cách tính năm theo lịch Islam rất không hợp với dƣơng lịch cũng nhƣ âm lịch. Ví nhƣ từ năm 622 đến năm 1931, dƣơng lịch và âm lịch đều trải qua 1310 năm, còn lịch Hồi giáo Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 83 vì chậm 11 tháng nên trải qua 1350 năm, so với công lịch và dƣơng lịch thế giới thì tăng vằ chẵn 40 năm. Chính vì lịch Hồi giáo đơn thuần là âm lịch nên nó không liên quan tới 4 mùa. Ví nhƣ nói rằng ngày Nguyên đán theo lịch Islam năm nay vào mùa hạ thì 8 năm sau nó rơi vào mùa xuân, 16 năm sau lại thuộc mùa đông, còn 24 năm sau nữa ngày này lại chuyển sang mùa thu. Để phân biệt bốn mùa, tiện cho công việc cấy trồng thu hoạch nông sản, ngƣời Ả Rập lại sáng tạo ra một loại dƣơng lịch. Loại lịch này lấy ngày “xuân phân” (21 hoặc 22 tháng 3 dƣơng lịch thế giới) làm ngày mở đầu một năm, thƣờng là 365 ngày, năm nhuận 366 ngày. Nhƣng loại lịch này ngƣời Ả Rập dùng để tính toán thời gian canh tác chứ không dùng để tính năm. Từ lúc ra đời đến nay, lịch Hồi giáo đƣợc xem nhƣ là “quốc lịch”, đƣợc ngƣời Hồi giáo sử dụng nhƣ một trong những điều luật cơ bản nhất của tín đồ Hồi giáo. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách tham khảo 1. Việt Anh, Quang Hùng (2002), Tên các nước và các địa danh trên thế giới, Nxb Đà Nẵng. 2. X Carpusina & V. Carpusina (2004), Lịch sử văn hoá thế giới, Hà Nội. 3. Phan Thế Châu (1973), Hồi giáo lược khảo, Nxb Đông Quang, Sài Gòn. 4. Lê Thuỳ Chi (2005), 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới, Nxb Văn hoá-thông tin, Hà Nội. 5. Clive J. Chrisie (Trần Văn Tuỵ, Đào Dục, Lê Thu Anh, Lê Thị Hồng dịch) (2000), Lịch sử Đông Nam Á hiện đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 6. Mai Ngọc Chừ (chủ biên) (2008), Giới thiệu văn hóa Phương Đông, NXB Hà Nội. 7. Nguyễn Mạnh Cƣờng (2008), Văn hóa tín ngưỡng của một số dân tộc trên đất Việt Nam, Nxb Văn hóa- thông tin và Viện Văn hóa. 8. Will Durant (Nguyễn Hiến Lê dịch) (2004), Lịch sử văn minh Ảrập, Nxb Văn hóa-thông tin, Hà Nội. 9. Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) (2005), Việt Nam - đất nước con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Nguyễn Đức, Thế Trƣờng, Lê Yên (2002), Islam Hồi giáo - tôn giáo và lịch sử văn minh nhân loại, Nxb Văn hoá thông tin. 11. Trịnh Huy Hoá (2002), Hồi giáo, Nxb Trẻ (bản tải từ trang web: 12. Lê Phụng Hoàng (chủ biên) (2001), Lịch sử văn minh thê giới, Nxb Giáo dục, TP HCM. 13. Lê Phụng Hoàng, Hà Bích Liên, Trần Hồng Ngọc (2007), Các công trình kiến trúc nổi tiếng trong lịch sử thế giới cổ trung đại, Nxb Giáo dục, TP HCM. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 85 14. Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh (2006), Nam Bộ - đất và người (tập IV), Nxb Trẻ, TP HCM. 15. Nguyễn Hiến Lê (2002), Bán đảo Ảrập, Nxb Văn hoá, Hà Nội. 16. Cao Liên (2003), Phác thảo lịch sử thế giới, Nxb Thanh niên. 17. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (1998), Lược sử Đông Nam Á, Nxb Giáo dục. 18. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2003), Sổ tay kiến thức lịch sử (phần lịch sử thế giới), Nxb Giáo dục. 19. Nguyễn Văn Luận (1974), Người Chàm Hồi giáo miền Tây Nam - phần Việt Nam, Tủ sách Biên khảo - Bộ Văn hoá Giáo dục và Thanh niên 20. Nhiều tác giả (1996), Almanach Những nền văn minh thế giới, Nxb Văn hoá- thông tin. 21. Vũ Dƣơng Ninh (1999), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 22. Lƣơng Ninh (chủ biên) (2008), Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Giáo dục. 23. Lƣơng Ninh (chủ biên) (1998), Lịch sử văn hoá thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 24. Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hãng, Trần Văn La (2002), Lịch sử thế giới trung đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 25. Paul Poupard (Nguyễn Mạnh Hảo dịch) (2002), Các tôn giáo, Nxb Thế giới. 26. Mai Quảng, Đỗ Đức Thịnh (2001), Phác thảo lịch sử văn minh nhân loại, Nxb Thế giới, Hà Nội. 27. Dominique Sourdel (Thi Hoa, Thu Thuỷ dịch) (2002), Hồi giáo, Nxb Thế giới. 28. Nguyễn Chí Tình (2009), Văn hoá và thời đại, Nxb Khoa học xã hội. 29. Marguerite Marie Thiollier (Lê Diễn dịch) (2001), Từ điển các tôn giáo, Nxb Khoa học xã hội. 30. Nguyễn Thị Thƣ, Nguyễn Hồng Bích, Nguyễn Văn Sơn (2002), Lịch sử Trung cận đông, Nxb Giáo dục, TP HCM. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trịnh Tiến Thuận Trang 86 31. Lƣơng Duy Thứ (chủ biên), Phan Thu Hiền, Phan Nhật Chiêu (1996), Đại cương văn hoá phương Đông, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 32. Trần Mạnh Thƣờng (1999), 105 sự kiện nổi tiếng thế giớ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 33. Viện Thông tin Khoa học, Bộ môn Khoa học về tín ngƣỡng và tôn giáo (1997), Những đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo ở Việt Nam, Thông tin chuyên đề, Hà Nội. 34. Hoàng Tâm Xuyên (chủ biên) (2001), 10 tôn giáo lớn trên thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 35. Colin Wilson (2004), Các thánh địa trên thế giới, Nxb Mỹ thuật. Các trang web 36. 37. 38. 39. 40. 41. 42. 43. 44. 45. 46. 47. 48. 49. 50. 51.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMINHTRANG.pdf
Tài liệu liên quan