Khóa luận Những vấn đề liên quan đến phóng sự Xuôi miền Biện Thượng

Chương I: Lý thuyết - Lý luận chung về Phúng sự và Phúng sự truyền hỡnh. Chương II: Những vấn đề liên quan đến phóng sự “Xuôi miền Biện Thượng”. 1.Vài nét về làng Biện Thượng, xó Vĩnh Hựng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Húa. 2.Quy trỡnh thực hiện tỏc phẩm “Xuôi miền Biện Thượng”. 3.Những bài học kinh nghiệm rỳt ra trong quỏ trỡnh thực hiện phúng sự. * Kết luận. * Kịch bản tác phẩm phóng sự “Xuôi miền Biện Thượng”. * Tài liệu tham khảo.

doc51 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1775 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những vấn đề liên quan đến phóng sự Xuôi miền Biện Thượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử văn hóa nổi tiếng. 4. Phương pháp thực hiện: Nền tảng là cơ sở lý luận, các vấn đề lý thuyết cơ bản về phóng sự trong báo chí và phóng sự truyền hình; Quy trình để thực hiện một tác phẩm truyền hình. Phương pháp thực hiện là tác nghiệp thực tế tại hiện trường cùng với các thiết bị truyền hình (máy quay, micro,…) và làm hậu kỳ tại Trung tâm Báo chí và Hợp tác truyền thông quốc tế và Trung tâm kỹ thuật Havisco. 5. Kết cấu: Khóa luận tốt nghiệp này được trình bày với kết cấu như sau: * Mục lục. * Mở đầu. * Nội dung: Chương I: Lý thuyết - Lý luận chung về Phóng sự và Phóng sự truyền hình. Chương II: Những vấn đề liên quan đến phóng sự “Xuôi miền Biện Thượng”. Vài nét về làng Biện Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Quy trình thực hiện tác phẩm “Xuôi miền Biện Thượng”. Những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện phóng sự. * Kết luận. * Kịch bản tác phẩm phóng sự “Xuôi miền Biện Thượng”. * Tài liệu tham khảo. Chương I: LÝ THUYẾT Lý luận về phóng sự và phóng sự truyền hình 1. Phóng sự: 1.1. Khái niệm. Phóng sự ra đời có thể coi là một sự đáp ứng tính hiếu kỳ, bản năng khám phá tìm tòi của con người. Thuật ngữ phóng sự từ tiếng La tinh là “Reportage”, tiếng Anh là “Report”, có nghĩa là truyền đạt, báo tin, thông báo hay còn có nghĩa là tường thuật, bài tường thuật. Vì vậy, cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu về thể loại này. Người Đức, những người nổi tiếng về sự chính xác và logic trong tư duy, luôn hướng tới tính xác thực và ngắn gọn khi trình bày các sự kiện thì cho rằng phóng sự chỉ đơn giản là sự đưa tin. Người Pháp thì coi phóng sự là nơi điều tra, khám phá những nguyên nhân mới mẻ của sự việc, sự kiện và con người. Người Mỹ thì xem phóng sự hấp dẫn nhất ở chỗ mô tả về các cuộc họp với những cuộc tranh luận của các ông nghị ở cấp tiểu bang hay liên bang, giữa các đảng phái chính trị. Họ chờ đón những phóng sự kiểu này bởi lẽ với tính cách thực dụng của người Mỹ thì qua đó họ có thể biết được những lợi ích, quyền lợi liên quan được giải quyết như thế nào. Cũng có những quan niệm khác: Phóng là mở rộng ra, sự là sự việc, nghĩa là mở rộng sự việc. Qua đó ta thấy sự khác nhau trong quan niệm về thể loại phóng sự là do sự chi phối của đặc điểm mỗi nền báo chí và do hoạt động thực tiến báo chí của mỗi quốc gia. Tất cả đều là một quá trình nhận thức, tìm tòi, so sánh và nghiên cứu để đưa đến một khái niệm toàn thiện (chỉ mang tính tương đối) về phóng sự: “Phóng sự là một thể loại báo chí, phản ánh những sự kiện, sự việc, vấn đề đang diễn ra trong hiện thực khách quan có liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người bằng phương pháp miêu tả hay tự thuật, kết hợp nghị luận ở mức độ nhất định. Trong phóng sự, vai trò cái tôi trần thuật - nhân chứng khách quan rất quan trọng”. 1.2. Đặc điểm của phóng sự. 2.1. Phóng sự là một thể loại báo chí nên trước hết phóng sự mang các đặc trưng, đặc điểm của báo chí như: Thông tin trong phóng sự phải vể người thật việc thật, không hư cấu, tôn trọng sự kiện và tính chân thực khách quan của sự kiện. Vấn đề đề cập trong phóng sự phải có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định. 2.2. Phóng sự là thể loại giao thoa giữa văn học và báo chí. Do vậy, phóng sự có bút pháp linh hoạt, sinh động, giàu hình ảnh. Phóng sự không được phép hư cấu nhưng những vấn đề trong phóng sự đều được chắt lọc từ những sự kiện, nhân vật điển hình. Điển hình ở đây không giống với phương pháp điển hình hóa trong văn học mà là những hoàn cảnh, tình huống có vần đề, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng. 2.3. Trong phóng sự, vai trò của cái tôi trần thuật rất rõ nét. Đó là cái tôi thẩm định lý trí giàu lý lẽ mang cảm xúc thẩm mỹ. Cái tôi trong phóng sự có vai trò là người dẫn truyện, người trình bày, khâu nối những sự kiện trong tác phẩm. Nếu tác giả không có khả năng thẩm định hoặc thẩm định méo mó hiện thực thì không những không tạo ra sự hấp dẫn mà còn khiến độc giả nghi ngờ về giọng điệu của tác phẩm, khi nghiêm túc, lý lẽ, lúc hài hước, châm biếm và có khi lại tràn đầy cảm xúc. 2. Phóng sự truyền hình Khái niệm. Truyền hình là loại hình phương tiện thông tin đại chúng mới xuất hiện khoảng giữa thế kỷ XX, nhưng đã phát triển rất nhanh chóng, mạnh mẽ và được phổ biến hết sức rộng rãi. Tuy ra đời muộn hơn các loại hình báo chí khác nhưng truyền hình được thừa hưởng thành tựu của ngôn ngữ tạo hình nghệ thuật thứ 7 như: góc độ, cỡ cảnh, dựng hình, âm thanh… mà điện ảnh đã mất nhiều thời gian tìm tòi nghiên cứu. Truyền hình Việt Nam ra đời muộn hơn so với thế giới. Ngày 4/8/1968 Phó Thủ Tướng Lê Thanh Nghị ký quyết định thành lập xưởng phim vô tuyến truyền hình Việt Nam trực thuộc Tổng cục thông tin với mục đích chuẩn bị tiền đề cho ngành truyền hình sau này. Ngày 7/9/1970, chương trình thử nghiệm đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được phát sóng. Cùng với những bước tiến của lịch sử đất nước, sau khi phát thử nghiệm 2 năm (từ ngày 7/9/1970), đài Truyền hình việt Nam đã dần dần đảm nhận việc làm thời sự của điện ảnh. Phóng sự “Hà Nội, 5 ngày đọ sức”(1972) đã bắt đầu sự ra đời một thể tài phóng sự truyền hình khi nó được sử dụng làm một phần tư liệu cho bộ phim “Điên Biên Pủh trên không”. Một loạt các phóng sự truyền hình tiếp theo như: “Tiếng trống trường” (1973), “Quảng Ngãi giải phóng”, “Nha Trang tháng 4/1975” đã phần nào khẳng định vị trí của thể tài này trên sóng truyền hình. Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, mặc dù số lượng phóng sự truyền hình phát sóng trên đài truyền hình Việt Nam còn ít hơn so với thể loại phóng sự của báo viết, song phóng sự truyền hình đã phát huy được vai trò của mình là một thể loại xung kích, khai thác được nhiều vấn đề hiện thực nổi cộm như: Chùm phóng sự truyền hình của phóng viên Hòa Bình về đê điều đã nâng cao vị thế của Đài truyền hình Việt Nam trên con đường góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay. Chính vì vậy, thể loại phóng sự luôn trở nên là một khâu then chốt của các chương trình chuyên mục, chuyên đề cũng như thời sự, giáo dục của Đài truyền hình Việt Nam. Phóng sự truyền hình là một thể loại báo truyền hình thuộc nhóm chính luận nghệ thuật, phản ánh các sự kiện, con người, tình huống, hoàn cảnh điển hình trong quá trình phát sinh, phát triển, đồng thời thẩm định hiện thực đó qua cái tôi trần thuật vừa tỉnh tác lý trí, vừa cảm xúc với bút pháp giàu chất văn học bằng phương tiện kỹ thuật truyền hình. Hình ảnh và âm thanh trong phóng sự truyền hình. Ngôn ngữ phóng sự truyền hình là sự kết hợp của hai yếu tố hình ảnh và âm thanh. Trong phóng sự truyền hình, hình ảnh có vai trò cực kỳ quan trọng quyết định sự thành bại của tác phẩm. Hình ảnh trong phóng sự truyền hình vừa là phương tiện, vừa là nội dung thể hiện ý đồ tư tưởng của tác giả, nó tạo ra sức sống và sự hấp dẫn, lôi cuốn người xem. Đó là sự tác động trực tiếp, mang tính thuyết phục với người xem bằng cách “mắt thấy, tai nghe”. Vì vậy việc tìm hiểu và áp dụng đúng các nguyên tắc và phương pháp tạo hình là rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của truyền thông truyền hình. Khác với hình ảnh trong phim truyện, hình ảnh cảu phóng sự phải mang tính thời sự và tính xác thực. Đó không đơn thuần là sự mô tả sự kiện, sự việc mà còn giúp người xem “tham gia” hoặc “đứng trên” nhìn vào sự kiện. Truyền hình phôi thai từ điện ảnh, nó kế thừa có chọn lọc những yếu tố của điện ảnh như: cỡ cảnh, góc quay, động tác quay và nghệ thuật dựng phim. Các cỡ cảnh chính thường dùng trong phóng sự truyền hình là: Tòan cảnh, trung cảnh, cận cảnh, đặc tả. Khả năng biểu hiện của hình ảnh trong phóng sự truyền hình còn thể hiện ở mối liên kết giữa các hình ảnh với nhau theo tuyến tính thời gian của quá trình vận động sự kiện. Trong phóng sự truyền hình, mỗi hình ảnh đều phải bao hàm một ỹ nghĩa, một nội dung nào đó. Hình ảnh trong phóng sự không chỉ có tác dụng thông tin đơn thuần mà còn có khả năng khêu gợi thái độ, tình cảm nhất định với người xem. Đặc biệt, điểm mấu chốt của tạo hình truyền hình là bắt được cái thần, cái hồn của sự kiện, sự việc và con người. Bởi vì, sức sống máu thịt của hình ảnh chính là cái hồn, cái thần ấy. Hiện nay, một số người chưa thật chú ý đến tác động của hình ảnh trong phóng sự truyền hình mà chỉ trau chuốt lời bình sao cho thật mượt mà. Quan hệ giữa hình ảnh và âm thanh trong phóng sự truyền hình là mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ mà trong đó việc xác định tầm quan trọng của mỗi thành tố sẽ giúp phóng viên phác họa ra kết cấu tác phẩm và đánh giá hiệu quả truyền đạt thông tin của phóng sự truyền hình. Vì vậy, ngoài sức hấp dẫn của hình ảnh thì ngôn ngữ âm thanh cũng góp phần quan trọng không kém trong việc chinh phục, lôi cuốn khán giả. Âm thanh trong phóng sự truyền hình gồm 3 yếu tố: Lời bình, tiếng động hiện trường và âm nhạc. Lời bình là sự bổ sung, hỗ trợ cho những gì mà hình ảnh không nói ra được và làm sáng tỏ tư tưởng của tác phẩm, giúp họ tổng hợp, khái quát được ý nghĩa của sự kiện được phản ánh trong tác phẩm truyền hình. Lời bình phải đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn và ăn khớp với hình ảnh. Lời dẫn không chỉ đơn thuần là thuyết minh mà phải nâng lên thành nghệ thuật. Tiếng động hiện trường bao gồm âm thanh của thiên nhiên, âm thanh do sinh hoạt của con người tạo nên. Tiếng động sẽ làm tăng sự gợi cảm, tính chân thực của phóng sự truyền hình, tác động vào nhận thức, tình cảm của công chúng. Việc sử dụng tiếng động hiện trường từ cường độ, cao độ đúng lúc cũng phải được dự kiến trong kịch bản. Âm nhạc là một trong ba chất liệu làm nên âm thanh của phóng sự. Âm nhạc trong phóng sự không kéo dài suốt tác phẩm mà chỉ minh họa cho hình ảnh, sự phối hòa đan xen của tiết tấu, giai điệu phù hợp sẽ có tác dụng tôn vinh hình ảnh, tạo thêm cảm xúc cho khán giả. Điều này đòi hỏi âm nhạc sử dụng phải có kịch tính, gợi cảm và chọn lọc sao cho phù hợp với tính chất của từng đoạn phim. Phỏng vấn trong phóng sự truyền hình Trong phóng sự truyền hình nhất thiết phải có phỏng vấn. Phỏng vấn được sử dụng như một phương tiện để thu thập và khai thác thông tin từ nhân chứng, phục vụ đắc lực cho chủ đề của phóng sự truyền hình. Đó có thể là lời nói của nhân vật chính, của những người xung quanh hay của các chuyên gia cho đề tài mà phóng viên đang thực hiện. Phỏng vấn truyền hình có xuất hiện cảnh cận mặt, có tiếng nói và thể hiện thái độ, nét mặt của người được phòng vấn, làm tăng tính thuyết phục cho tác phẩm. Phỏng vấn nhân chứng là một hình thức thu thập nguồn “tư liệu sống”, đặc biệt hữu ích đối với phóng sự truyền hình. Có thể dùng nhiều cách khác nhau để thể hiện một đoạn phỏng vấn, tiếng đi trước hình, dùng cảnh trám, xuất hiện phóng viên hỏi hoặc không… Ưu thế của phỏng vấn trong phóng sự truyền hình rất lớn, nhưng làm thế nào để biểu hiện thành công ưu thế đó trong tác phẩm của mình là một vấn đề đáng chú ý. Bởi lẽ phỏng vấn không chỉ đơn giản là hỏi và đáp hoặc tham vấn, mà phỏng vấn đòi hỏi cả sự khéo léo, nghệ thuật của người phóng viên. Vai trò và các dạng kịch bản phóng sự truyền hình Phóng sự truyền hình hay bất kỳ tác phẩm truyền hình nào ra đời đều nhờ sự phối hợp của một tập thể tác giả: Phóng viên, biên tập, đạo diễn, quay phim, kỹ thuật. Vậy kịch bản được xem như là sợi dây vô hình nối các thành viên của nhóm tác giả lại với nhau. Xây dựng kịch bản chính là sự tưởng tượng ra những việc cần làm của các thành viên trên qua ba khâu: Quay, biên tập và dàn dựng. Vai trò của kịch bản truyền hình được xem như là một bản thiết kế của công trình xây dựng nhưng nó không có tính ổn định mà luôn thay đổi do đặc tính thời sự của báo chí. Thông thường kịch bản được chia làm 3 loại sau: * Kịch bản dự kiến: Được xây dựng trên cơ sở tìm hiểu thực tế, nắm bắt được cơ bản quá trình diễn biến của sự kiện sẽ xảy ra và xây dựng kịch bản dự kiến. Loại kịch bản này yêu cầu phóng viên phải có vốn sống, tư duy tìm hiểu, nhạy cảm với cuộc sống, có khả năng phát hiện vấn đề và dự đoán các tình huống có thể xảy ra. Loại kịch bản này được áp dụng đối với các phóng sự truyền hình trực tiếp. * Kịch bản đề cương: Thường được sử dụng “đối với những sự kiện, vấn đề phức tạp diễn biến trong một khoảng không gian, thời gian rộng mang tính biến động. Bằng kinh nghiệm và vốn sống của mình, phóng viên qua tìm hiểu thực tế, xây dựng được kịch bản đề cương để thực hiện chương trình. * Kịch bản chi tiết: Thường được áp dụng cho sự kiện có diễn biến tương đối ổn định bền vững như phóng sự truyền thẳng trực tiếp của các hãng thông tấn quốc tế. Ngoài ra, tùy thuộc vào sự ổn định của đối tượng mà kịch bản sẽ được chuẩn bị chi tiết tới mức độ cảnh ghi hình. Việc xây dựng kịch bản có thể thực hiện được một cách chi tiết cụ thể đối với những phóng sự mang tính chuyên đề, các chương trình mà các vấn đề nó phản ánh có sự ổn định khá, có nhiều nguồn thông tin cung cấp. Riêng với thể loại phóng sự truyền hình trực tiếp mang tính thời sự cao, thì việc xác định các bước cũng như công việc cần làm được hình thành tại hiện trường khi sự kiện đang xảy ra. Kịch bản phóng sự truyền hình là những quy ước thống nhất hành động của nhóm làm phim trong toàn bộ quá trình thực hiện tại hiện trường. Các loại phóng sự truyền hình * Phóng sự sự kiện: Là loại phóng sự phản ánh diễn biến logic của sự kiện, có kết cấu đơn giản, nhằm cung cấp cho khán giả đầy đủ quá trình diễn biến của sự kiện. Dạng phóng sự này không phải là truyền trực tiếp nên việc phân tích số liệu có thể thực hiện trước hoặc sau khi ghi hình. Tuy vậy, để giúp người xem tiện theo dõi sự kiện, các chi tiết trong phóng sự phải được kết nối để phản ánh đúng trình tự thời gian và làm nổi bật các chi tiết quan trọng của sự kiện. * Phóng sự vấn đề: Là loại phóng sự chủ yếu tập trung vào các vấn đề có ý nghĩa xã hội cao. Với loại phóng sự này, vấn đề nổi bật nhất sẽ được mang ra phân tích từ nhiều góc độ với những hình ảnh thu thập được từ nhiều nguồn, nhiều nơi, nhiều sự việc, về nhiều con người. Các hình ảnh có thể là tư liệu hoặc do phóng viên trực tiếp ghi hình nhưng phải đảm bảo tính thông tin và tính chính xác. Với các vấn đề có tính thời, việc liên hệ với những người làm bản tin hàng ngày sẽ mang lại nguồn tư liệu dồi dào cho tác giả. Với những vấn đề không có tính thời sự cao, việc đến và tìm hiểu trước để thu thập thông tin, dữ liệu là tối quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với thành công của tác phẩm. Giá trị thông tin luôn được đánh giá cao trong các dạng phóng sự này, bởi vậy hình ảnh có thể không cần quá nhiều nhưng lời bình và các đoạn phỏng vấn sẽ giúp nâng cao hiệu quả truyền thông đến với công chúng. * Phóng sự chân dung: Là loại phóng sự thường phản ánh con người với những tính cách, vị tí khác nhau trong xã hội. Loại phóng sự này chủ yếu dùng hình ảnh thật ấn tượng, cận cảnh để đặc tả các chi tiết nổi bật trong tính cách, tâm lý, nghề nghiệp, tuổi tác… của nhân vật. Trong các phóng sự này, tác giả có thể không cần xuất hiện mà chỉ là người dẫn dắt cho nhân vật tự nói lên câu chuyện của mình, một lời nói từ chính miệng của nhân vật và những người xung quanh bao giờ cũng thuyết phục hơn lời của phóng viên. * Phóng sự điều tra: Là loại phóng sự được thực hiện khi xã hội nảy sinh những vấn đề, trong đó có mâu thuẫn gay gắt hay vấn đề đang gây nhiều tranh cãi, nhằm lý giải, phân tích để đưa ra những phương pháp giải quyết những mâu thuẫn đó. * Phóng sự truyền hình trực tiếp: Đây là loại phóng sự khẳng định thế mạnh bởi nó có thể theo sát tiến trình của sự kiện khi nó đang diễn ra, tính chân thực rất cao. Chương II: Những vấn đề liên quan đến phóng sự XUÔI MIỀN BIỆN THƯỢNG 1. Vài nét về làng Biện Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Biện Thượng (nay được gọi là làng Bồng Thượng) là một làng cổ của xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Theo tư liệu khảo cổ của Viễn đông Bác cổ khai quật vào thế kỷ XX ở khu di chỉ Đa Bút (Vĩnh Tân) đã có kết luận bộ xương người tìm được thì cách đây 6.500 năm đã có cư dân sinh sống. Hiện nay, Bồng Thượng là một làng lớn có dân số 5.000/7.500 người của cả xã. Dân cư bố trí ở theo 7 cửa ngõ (ngày nay gọi là thôn), năm ngõ nội đê, hai ngõ ngoại đê ở thế bốn góc chữ điền hướng ra dòng sông Mã. Sau làng là đồng, có núi Hùng Lĩnh, núi Báo làm thế tựa vững chắc. Theo truyền ngôn, một thầy địa lý Trung Quốc đến vùng đất này đã nói: “Vặn thủy thiên sơn giai triều phục” và tiên tri vùng đất này sẽ phát tích sinh vương hầu khanh tướng. Không biết từ bao giờ làng Bồng Thượng đã có câu: “Mạch tòng Hùng Lĩnh trung linh khí/ Thế xuất công hầu tráng đế hương”. Nghiên cứu sự hình thành làng Bồng Thượng có ba tên gọi khác nhau: Làng Biện Thượng xuất hiện năm 886, làng Báo xuất hiện đầu thế kỷ thứ X gắn với tên gọi chùa Báo Ân. Làng Bồng Thượng xuất hiện thời vua Minh Mạng (1820 - 1840). Là một làng cổ nên có truyền thống văn hóa khá nổi tiếng. Các danh nhân qua các thời đại của xã Vĩnh Hùng đều tập trung ở làng Bồng Thượng. Làng Bồng Thượng cũng là vùng đất có nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, 6 di tích được nhà nước xếp hạng quốc gia, cấp tỉnh đều nằm trong đất làng Bồng Thượng. Đó là các di tích quốc gia như: Phủ Trịnh, Nghè Vẹt, đền thờ Quốc Công Hòang Đình Ái. Di tích cấp tỉnh: Đền thờ Quận Công Hoàng Đình Phùng, đền thờ Đường Công Lê Quang Lộc và chùa Báo Ân. Thành hoàng làng Bồng Thượng là Trịnh Ra tức là Quản gia Đô Bác Vương, ông mất ngày 14/11 (âm lịch), bài vị ông được thờ ở di tích Nghè Vẹt. Làng Bồng Thượng có nhiều lễ hội lớn in đậm truyền thống văn hóa còn lưu giữ đến ngày nay. Lễ hội Kỵ thần ngày 14/11 (âm lịch) tại Nghè Vẹt. Lễ hội “Giỗ Thái Vương Ttrịnh Kiểm” vào 17, 18/2 (âm lịch). Đặc biệt lễ hội “Rước nước” ở chùa Báo Ân với nhiều nghi lễ, với những chiếc thuyền rồng trên sông, với những giọng hát, điệu múa chèo thuyền giữa dòng sông Mã trong xanh đang được các nhà nghiên cứu văn hóa hết sức quan tâm. Chính dự án “khôi phục tiếng hát chèo thuyền trên sông” trong lễ hội đã được quỹ Ford tài trợ 75 triệu đồng năm 2005 để khôi phục lại. Nói về nguồn gốc lễ hội này một nhà thơ đã viết: Hơn năm rồi em có biết không/Lễ “Rước nước” bắt nguồn từ lửa... Chùa Báo Ân được xây dựng ở chân núi Báo, nhìn ra sông Mã, lễ hội diễn ra trên phạm vi rộng, ven bờ sông Mã, trên dòng sông mã và khu vực chùa Báo. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 27 đến hết ngày 30 tháng 2 (âm lịch) hàng tháng. Tối 27/2 (âm lịch) khi làng xóm lên đèn thì tại chùa Báo Ân và bến sông Mã (bến đò Hoành) mọi người đèn nến sáng trưng cả một vùng sông nước. Những chiếc thuyền (bè) đã tập kết trên sông. Sau lời tuyên bố của già làng thì thuyền, bè, người được chở lướt trên mặt sông đến giữa dòng nước biếc gọi là vụng Quần Tiên. Thuyền hạ cây nêu giữa dòng sông gió lộng đèn nến lung linh. Giữa vùng cạnh cây nêu đặt một cây đèn to sáng hắt lên sông. Đoàn người vừa chèo thuyền quanh cây nêu vừa hát. Giữa đêm xuân tháng hai, gió mát nhẹ đưa lên từng gương mặt mỗi con người, những giọng hát văn, trống quân, hát đối đáp ngân lên vang vọng một khúc sông: Những chiếc đèn hoa sen được thả bạt ngàn trên sông (đoạn sông thả đèn trong vụng Quần Tiên có nhiều đá ngầm nên nước ở đây xoáy nhẹ chạy quanh rồi mới theo dòng xuôi về biển). Đứng trên dòng sông nhìn những đèn hoa sen hàng hàng lung linh sáng lập lờ trên sông nước về xuôi thật là đẹp - Một cái đẹp thanh cao tao nhã và thơ mộng. Đó là hội “Hoa đăng” trong lễ hội. Từ vịnh thuyền (hoặc bè) trở về bến Báo Ân hát bài hát dâng trên bến cô Ba, lên bờ lên tháp Viên Quang, vào chùa, bái phật, tạ Mẫu. Sáng ngày 28/2 âm lịch là lễ chính ở chùa Báo Ân đó là lễ hội “Rước nước”. Đoàn người được phân công chuẩn bị, ăn mặc lễ hội “Kiệu Mẫu” qua ngõ Vạn, lên ngõ Chùa, qua Nghè Vẹt lên chân núi Báo qua nền Trời đất, sang khe Mang cá đến nền “Rước bóng” về chùa. Đoàn người rước kiệu Mẫu xong là đến phần “Rước nước”, trên bến Báo Ân đã tập kết 5 chiếc thuyền. Thuyền đi đầu là thuyền Rồng lớn gọi là thuyền Phật lấy nước. Thuyền thứ hai là thuyền Mẫu rất lớn. Thuyền Rồng thứ 3 là thuyền các cô, các cậu. Thuyền thứ 4 nhỏ hơn là thuyền chỉ huy. Thuyền thứ 5 là thuyền giám sát việc lấy nước.Trên 3 thuyền rộng lớn mỗi thuyền có từ 8 đến 10 thủy thủ chèo thuyền: Chiếc đầu tiên trở lọng vàng, cờ quạt, 12 nữ mặc áo tứ thân; đi hài trắng, trâm cài, đầu đội các mâm hoa quả, bình sứ hình quả bầu dục để đựng nước. Thuyền thứ 2 gọi là thuyền cô “ba Thoải” gồm các nữ ăn mặc lễ hội hát múa. Trên thuyền có phường bát âm đánh nhạc làm nền cho giọng hát, điệu múa. Số người có trên 5 chiếc thuyền có khoảng 90 đến 100 người.   Lễ hội “Rước nước” ở chùa Báo Ân xã Vĩnh Hùng là lễ hội mang đậm truyền thống văn hóa hàng ngàn năm thu hút khách thập phương đến dự lễ hội rất đông. Hiện nay, nhằm thực hiện nghị quyết TW5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, lễ hội “Rước nước” ở chùa Báo Ân đang được chính quyền địa phương chỉ đạo, khôi phục, được các ngành chức năng quan tâm để lễ hội trở về nguồn gốc giá trị của nó. Trong sự phát triển kinh tế du lịch huyện Vĩnh Lộc lễ hội “Rước nước” ở chùa Báo Ân, xã Vĩnh Hùng có ý nghĩa tác dụng tích cực không những đối với địa phương mà còn trong phạm vi toàn tỉnh Thanh Hoá . 2. Quy trình thực hiện tác phẩm phóng sự “Xuôi miền Biện Thượng” 2.1. Thu thập tài liệu Từ mục đích và gợi ý của Ban Biên tập Trung tâm Báo chí và Hợp tác truyền thông quốc tế, tôi đã hình thành nên ý tưởng để thực hiện đề tài về vùng đất Bồng Thượng - một vùng đất có bề dày về lịch sử và có nhiều di tích văn hóa và lễ hội nổi tiếng. Công việc đầu tiên trong quá trình thực hiện phóng sự đó là thu thập tài liệu, tư liệu, thông tin cho đề tài. Nếu chủ đề là “linh hồn” của một tác phẩm phóng sự thì tài liệu chính là phần “vật chất” để thực hiện “linh hồn” ấy. Do vậy phần “vật chất” này, từ lúc sưu tầm đến khi sử dụng phải đạt được sự thống nhất giữa nó với “linh hồn” của bài. Tư liệu về làng Biện Thượng được tìm hiểu qua nhiều nguồn khác nhau như tìm hiểu sách tại Thư viện Quốc gia, qua mạng Internet, qua tư liệu báo chí… Một nguồn tư liệu nữa đó là sự tìm hiểu thông tin qua điện thoại và email với ông Lê Văn Sự, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Vĩnh Lộc về văn hóa đặc trưng của huyện, đặc biệt là lịch sử văn hóa, lễ hội của làng Bồng Báo. Đó là những nguồn tư liệu ban đầu để tác giả hiểu, cảm nhận và viết đề cương kịch bản chi tiết cho chủ đề mà mình đang hướng đến. Viết kịch bản đề cương. Dựa vào những tư liệu trong quá trình đã thu thập được, tôi bắt tay vào viết kịch bản đề cương. Trong đó có việc xác định rõ địa điểm quay, dự kiến thời gian, cụm cảnh quay và những người được phỏng vấn. Đề cương kịch bản “Xuôi miền Biện Thượng”: STT Hình ảnh thể hiện TL Ý tưởng nội dung Ghi chú 1 - Phim mở đầu bằng hình ảnh cận tay đánh lên mặt trống đồng; cảnh dòng sông Mã, mờ sâu vào là hình ảnh trống đồng Đông Sơn, văn chỉ, di chỉ Đa Bút, thành nhà Hồ, phủ Trịnh… Hình ảnh về các lễ hội của làng Bồng Báo… và ra toàn cảnh của ngôi làng cổ Bồng Báo. - Hiện chữ: “Xuôi hội làng Bồng” 30s - Làng Bồng Báo là một ngôi làng Việt cổ nằm ven bờ sông Mã, thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, nơi có thành nhà Hồ, có chùa Báo Ân nổi tiếng linh thiêng huyền bí (hiện nay không còn nhưng còn vết tích và người dân cũng dựng một ngôi chùa nhỏ để thờ)… - Bên cạnh đó làng Bồng Báo còn là nơi hình thành nên nền văn hóa Đa Bút và âm vang của văn hóa Đông Sơn. - Đặc biệt làng Bồng Báo còn là một trong những ngôi làng cổ và duy nhất có ở Việt Nam sinh vương hầu khanh tướng. Nơi đã sinh ra Thái Vương Trịnh Kiểm và 11 chú Trịnh nối nhau điều hành đất nước (từ năm 1545 - 1788) và Nữ học giả Trịnh Thị Ngọc Trúc, người biên soạn cuốn từ điển Hán Nôm “Ngọc Âm chỉ Nam giải nghĩa” đầu tiên và cổ nhất của Việt Nam ở những năm thế kỷ XVI… - Lấy điệu hò sông Mã và tiếng trống đồng làm nhạc nền vào phim, tiết tấu nhanh. 2 - Di chỉ Đa Bút ở làng Đa Bút, các cồn hến, núi Đa Bút, bãi tượng đã cổ, các lăng mộ cổ… 1’ Đất của văn hóa cổ - Làng Bồng Báo là một vùng đất sinh tụ văn hóa lâu đời của người Việt cổ… Sau nền văn hóa Sơn Vi, Phùng Nguyên, Đồng Đậu… thì văn hóa Đa Bút là một nền văn hóa cổ đã tồn tại ở vùng đất này… - Theo tư liệu khảo cổ của Viễn đông bác cổ khai quật vào thế kỷ XX ở khu di chỉ Đa Bút (Vĩnh Tân) đã có kết luận bộ xương người tìm được cách đây 6.500 năm đã có cư dân sinh sống… Những cồn hến, những lăng mộ cổ nằm ven chân núi Đa Bút đã minh chứng cho điều này. 3 - Hình ảnh hang động người Việt cổ trống đồng Đông Sơn, sông Mã, các dụng khí bằng đồng. 1’ - Bên cạnh nền văn hóa Đa Bút thì làng Bồng Báo, dọc hai bờ sông Mã, vẫn âm vang đâu đây hơi hướng của văn hóa Đông Sơn - Nền văn hóa tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, phản ánh một thời kỳ phát triển văn hóa rực rỡ mà chủ nhân của nó là những người Việt cổ, người tạo ra những chiếc trống đồng mang tên trống đồng Đông Sơn. Một nền văn hóa cổ đã tồn tại ở đây cách chúng ta hàng ngàn năm… - Dọc hai bờ sông Mã, người ta đã tìm thấy nhiều trống đồng, dụng cụ binh khí bằng đồng chìm sâu trong lòng đất, với số lượng rất lớn, điều này nói lên rằng ở thời tiền cổ nghề đúc đồng ở đây rất phát triển, đặc biệt là nghề đúc trống đồng… - Như vậy chúng ta có thể nói rằng, cách đây 6.500 năm, vào thời kỳ văn hóa Đa Bút thì đất làng Bồng Báo từng là một trung tâm văn hóa kinh tế lớn và thịnh vượng của nước Đại Việt ta… 4 - Phỏng vấn một nhà khảo cổ. 40s - Nói về văn hóa Đa Bút ở làng Bồng Báo. 5 - Hình ảnh phủ Trịnh, tượng các chúa Trịnh, các văn bia, họa, thơ và hình ảnh lễ hội, cận cảnh các mâm lễ, đoàn người rước, lễ ngâm thơ các chúa Trịnh… 1’ Thái vương Trịnh Kiểm và lễ hội Thái vương Trịnh Kiểm. - Như lời tiên tri phán đoán quả không lâu, làng Bồng Báo sinh ra một vị tướng tài ba Trịnh Kiểm (sau này là chú Trịnh - một dòng chúa lớn nhất ở Việt Nam), người có công lớn trong việc phục Hưng nhà Lê… Trong 1000 năm Thăng Long Hà Nội, thì thời Lê - Trịnh chiếm tới 249 năm, quả là con số đáng để lịch sử ghi nhận… - Hơn 200 năm chúa trị vì vua chấp chính (thời Lê - Trịnh), xã hội Việt Nam không hề có chiến tranh mà ngược lại còn đòi được vùng đất Tụ Long của Trung Quốc và mở mang dánh hình chữ S của Việt Nam ngày nay. - Về kinh tế lúc đó đất nước ta đã đạt đến một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Dân gian vẫn truyền câu: “Thứ nhất kinh ky, thứ nhì phố Hiến”, hay những câu thơ vẫn lưu truyền mãi cho đến ngày nay: “Thời vua Vĩnh Tộ lên ngôi. Cơm nguội để đầy trẻ chẳng thèm ăn”… là nói về sự thịnh vượng của vùng đất Thăng Long thời Lê - Trịnh. 6 - Phỏng vấn một nhà sử học. 40s - Nói về phát tích chúa Trịnh. 7 - Phỏng vấn một người dân trong lễ hội Thái Vương Trịnh Kiểm. 35s - Nói vê truyền thống công lao và lòng biết ơn của con cháu đối với những người có công lập quốc. 8 - Hình ảnh chùa Báo Ân trên bức họa và khu chùa được phục dựng 1’30” Lễ hội rước nước chùa Báo Ân - Bên cạnh lễ hội Thái Vương - Trịnh Kiểm, làng Bồng Báo còn có lễ “Rước nước chùa Báo Ân”. Lễ hội này đã được quỹ Ford tài trợ kinh phí khôi phục lại “Tiếng hát chèo thuyền trên sông” năm 2005. - Chùa Báo Ân là ngôi chùa cổ nằm bên bờ sông MÃ, nơi có dược liệu nổi tiếng đó là “Sâm báo”, các vua chúa phong kiến đặt cho Sâm báo làng Bồng cái danh “Đại Việt đệ nhất danh sâm”. Chùa được xây dựng vào thời Trần với quy mô lớn (hình dánh giống chùa Báo Ân ở Hà Nội, nhưng nay không còn). Theo truyền thuyết ở trước chùa có một tháp Viên Quang cao ngàn trượng, trên đó có một viên xá lị mà mỗi tối nó soi sáng cả một vùng sông, trong cuộc chiến tranh với quân Chiêm Thành nó đã bị phá hủy và bị người Chiêm Thành lấy mất… 9 - Hình ảnh các thuyền lướt trên sông, mái chèo, các gương mặt người chèo, người múa hát… Cận cảnh mái chèo, các gương mặt người chèo, người múa hát… 1’ - Lễ hội rước nước trên sông bằng thuyền gồm 5 chiếc thuyền. Thuyền đi đầu là thuyền Rồng lớn gọi là thuyền Phật lấy nước. Thuyền thứ 2 là thuyền Mẫu. Thuyền Rồng thứ 3 là thuyền các cô, các cậu. Thuyền thứ 4 nhỏ hơn là thuyền chỉ huy. Thuyền thứ 5 là thuyền giám sát việc lấy nước. Trên mỗi thuyền có tới 8 đến 10 thuỷ thủ chèo thuyền: Chiếc đầu tiên chở lọng vàng, cờ quạt; 12 nữ mặc áo tứ thân, đi hài trắng, trâm cài, đầu đội các mâm hoa quả, bình sứ hình bầu dục để đựng nước. Chiếc thuyền thứ 2 gọi là thuyền cô “Ba Thoải”, gồm các nữ ăn mặc lễ hội hát múa. Trên thuyền có phường bát âm đánh nhạc làm nền cho giọng hát, điệu múa. Số người có trên 5 chiếc thuyền khỏang từ 90 đến 100 người… Đoàn người vừa chèo thuyền quanh cây nêu vừa hát… 10 - Hình ảnh đoàn người rước kiệu qua Ngõ Vạn, lên Ngõ Chúa, qua Nghè Vẹt lên chân núi Báo, qua nền Trời Đất, sang khe Mang Cá đến nền “Rước bóng” về chúa. - Hình ảnh thả đèn trên sông. 45s - Trước khi rước nước về chúa, những người trong ban lễ hội ăn mặc trang phục lễ hội phải rước qua Ngõ Vạn, lên Ngõ Chúa, qua Nghè Vẹt lên chân núi Báo, qua nền Trời Đất, sang khe Mang Cá đến nền “Rước bóng” về chúa. - Đặc biệt trong lễ hội có thả đền hoa sen trên sông. Trên đoạn sông hàng nghìn cái đèn hoa sen được thả sáng rực, lung linh xuôi trên mặt nước thật đẹp, giọng hò và trống hội ngân lên vang vọng cả một khúc sông… 11 - Phỏng vấn một du khách. 30s - Cảm nhận về lễ hội rước nước, mong muốn lễ hội được bảo tồn và mở rộng hơn nữa. 12 - Hình ảnh của thành nhà Hồ, phủ Trịnh… và hình ảnh của lễ hội trên sông với tiếng trống hội và điệu hò sông Mã ngân mãi trong lòng người đi xa. 30s Kết phim - Trong sự phát triển kinh tế huyện Vĩnh Lộc, ngoài những thắng cảnh như thành nhà Hồ, phủ Trịnh, động Hồ Công, các di tích văn hóa Đa Bút, Đông Sơn… và đặc biệt là lễ hội “Rước nước” ở chùa Báo Ân, lễ hội Thái Vương Trịnh Kiểm sẽ là điểm nhấn cho nền kinh tế du lịch của huyện Vĩnh Lộc nói riêng và của tỉnh Thanh Hóa nói chung trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước… Mong rằng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, lễ hội làng Bồng Báo sẽ dần được khôi phục đúng như giá trị ban đầu của nó và là điểm du lịch tâm linh lý tưởng của du khách gần xa. 13 Tổng thời lượng 10 phút. 2.3. Ghi hình. Kịch bản đề cương chính là cái sườn để phóng viên bám vào đó tác nghiệp tại hiện trường. Sau khi hoàn thành kịch bản đề cương, chúng tôi chuẩn bị cho việc hậu cần như: máy móc, băng hình, kinh phí, ăn ở, liên lạc với địa phương… Lịch đi quay tại làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa được ấn định trong vòng 4 ngày, từ ngày 2/4 đến ngày 5/4/2008. Ngày 2/4, chúng tôi những người làm chương trình xuất phát từ Hà Nội đến làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ngày 3/4 quay di tích văn hóa Đa Bút, Phủ Trịnh, thành nhà Hồ, dòng sông Mã, phong cảnh làng quê… Ngày 4/4 đến ngày 5/4 quay cảnh lễ hội “Rước nước”… Trong quá trình ghi hình, chúng tôi gặp nhiều thuận lợi. Đó là sự tiếp đón chu đáo của lãnh đạo địa phương, đặc biệt là lãnh đạo Bí thư xã Lê Văn Nghị. Một thuận lợi đó nữa là trong những ngày ghi hình thời tiết không mưa nên có được ánh sáng đẹp, quay được những phong cảnh đẹp, đặc biệt là dòng sông Mã, tượng Phủ Chúa và văn hóa Đa Bút với nhiều di tích xưa để lại. Những ngày diễn ra cảnh lễ hội thời tiết đẹp, không mưa làm cho khung cảnh lễ hội cũng tươi tắn, sinh động hơn, rất thuận lợi cho việc ghi hình. Chúng tôi đã cố gắng ghi hình một cách tự nhiên nhất, âm thanh cũng được xử lý cẩn trọng để thu được những tiếng hiện trường chân thực nhất. Bên cạnh những thuận lợi, chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn. Đó là đường sá đi vào các khu di tích ghập ghềnh, rất khó đi, đoàn làm phim phải xuống đẩy xe. Mặt khác, khi quay những cảnh rước nước trên sông, chúng tôi chỉ có một chiếc thuyền nên rất khó cho việc di chuyển để lấy hình ảnh và góc độ đẹp, thiếu cỡ cảnh vì chỉ có một máy quay. Một khó khăn nữa là, lễ hội rất đông người tham gia nên không tránh khỏi sự lộn xộn, rất khó cho việc di chuyển máy quay . Hoàn thành kịch bản chi tiết Sau khi đi quay về cùng với những tư liệu đã thu thập được, tôi bắt tay vào việc hoàn thành kịch bản chi tiết. Việc đầu tiên, tôi xem lại các băng tư liệu đã quay và ghi lại các tham cốt cảnh cần phải dựng. Dựa vào đó tôi sơ dựng kịch bản chi tiết gồm các cụm cảnh quay và sơ lược ý nội dung cần thể hiện. Khi dựng kịch bản chi tiết có sự thay đổi khá nhiều so với kịch bản đề cương. Đó là phải lựa chọn những hình ảnh đắt, chứa đựng thông tin từ những băng hình đã quay được. Sau đó phải sắp xếp, gắn kết với nhau sao cho hợp lý giữa hình ảnh và nội dung cần thể hiện. Kịch bản chi tiết “Xuôi miền Biện Thượng”: STT Cụm hình ảnh Ý lời bình Âm nhạc Tham cốt cảnh Thời lượng 1 Bảng chữ trên nền dòng sông Mã XUÔI MIỀN BIỆN THƯỢNG Nhạc hò sông Mã Băng số 1 ( 27’01”) 10s 2 Cảnh dòng sông Mã, cánh đồng lúa, thành nhà Hồ, cảnh lễ hội, các di tích, các bức tượng thờ… Giới thiệu những nét văn hóa tiêu biểu của làng Bồng Thượng. Nhạc nhẹ nhàng Băng số 1 (30’19”, 32’10”, 32s 3 Phỏng vấn Ông Lê Tiến Thọ - Thứ trưởng Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch, nói về làng Bồng Thượng với dấu ấn văn hóa Đa Bút. 35s 4 Cảnh dọc hai bờ sông Mã, các dãy núi, hang động, hiện vật cổ. Chứng minh qua các di tích này nằm giữa sơ kỳ và hậu kỳ thời đá mới ở Việt Nam Nhạc hò sông Mã 30s 5 Cảnh thuyền trên dòng sông Mã Sự giao lưu giữa cư dân miền ngược với cư dân miền xuôi đã sản sinh ra những điệu hò sông Mã Nhạc hò sông Mã 37s 6 Phỏng vấn Ông Lê Tiến Thọ - Thứ trưởng Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch, nói về xuất xứ của những điệu hò sông mã 1’15” 7 Cảnh lễ hội Thái Vương Trịnh Kiểm. Hình ảnh tượng thờ Chúa Vùng đất này còn sinh ra các khai quốc công thần tài ba, đặc biệt là sinh ra một con người mà tên tuổi rạng danh trong lịch sử phong kiến Việt Nam đó là Trịnh Kiểm. Nhạc hò sông Mã 55s 8 Phỏng vấn Giáo sư. Tiến sỹ Ngô Đức Thọ - Viện Hán Nôm Việt Nam, nói về dòng họ của Trịnh Kiểm và Trịnh Kiểm. 32s 9 Các bức tượng thờ dòng họ Trịnh: Văn Tổ Nghị Vương Trịnh Tráng, Du Tổ Thuận Vương Trịnh Giang, Linh Vương Trịnh Khải, Thánh Tổ Thịnh Vương Trịnh Sâm, Án Đô Vương Trịnh Bồng. Cảnh các di tích ở Hà Nội: Văn miếu Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột, Chùa Trấn Quốc. Sự tưởng nhớ công lao to lớn của con cháu đời nay đối với cha ông đã góp phần làm nên 1000 năm Thăng Long lịch sử. Nhạc nhẹ nhàng Băng số 2 (4’32”, 4’05”) 1’22” 10 Cảnh bia đá, các bức tượng đá, cảnh lăng mộ. Các di tích còn lại cho thấy nơi đây từng là vùng văn hóa sầm uất Nhạc nhẹ nhàng 25s 11 Cảnh lễ hội “Rước nước” tại chùa Báo Ân, cảnh lễ hội về đêm, Các lễ hội được tổ chức như một nghi lễ tâm linh không thể thiếu của người dân nơi đây. - Nhạc hò sông Mã. - Tiếng động hiện trường 55s 12 Phỏng vấn Bà Cao Thị Vân - một người dân tại xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, nói về sự vui mừng khi đến tham dự lễ hội. Tiếng động hiện trường 30s 13 Cảnh lễ hội rước nước trên sông, cảnh người dân đến tham dự lễ hội, cảnh rước nước đến chùa Báo Ân. Lễ hội là một dịp để ôn lại lịch sử, để nhớ, để đền ơn những bậc tiền nhân có công trong công cuộc trung hưng đất nước. Tiếng động hiện trường 1’10” Dựng băng Quá trình dựng hình là công đoạn sắp xếp và ghép nối các cảnh ghi hình rời rạc thành trường đoạn và tác phẩm hoàn chỉnh theo đúng ý đồ kịch bản đã đề ra. Những hình ảnh đã được chọn lọc để móc xích với nhau tạo thành sự thống nhất về nội dung và nêu bật hình tượng phản ánh. Quá trình biên tập, dựng diễn ra trong 3 ngày. Dựa trên đề cương sơ dựng đã hoặch định và tham cốt cảnh ghi lại, tôi tiến hành dựng. Trong quá trình dựng, các hình ảnh được kết nối theo trình tự của kịch bản chứ không phải quá trình ghi hình nên tìm kiếm được cảnh quay đắt và phù hợp quả thực không dễ. Tiếp đến là chọn nhạc nền và xử lý nhạc nền. Bản nhạc nền phải có giai điệu phù hợp với nội dung để tăng hiệu quả của hình ảnh. Khi đã có một tác phẩm tương đối hoàn chỉnh, tôi nhờ sự đóng góp ý kiến của giáo viên hướng dẫn và một số đồng nghiệp để phát hiện lỗi và tiếp tục hoàn thiện tác phẩm. Tổng kết quá trình thực hiện phóng sự. - Thời gian: 7 ngày liên hệ, 3 ngày thực hiện ghi hình, 3 ngày biên tập và dựng, 1 ngày đọc lời bình, sửa chữa và hoàn chỉnh tác phẩm. - Số người phỏng vấn: 3 người. - Số lượng băng DVC đã sử dụng: 5 băng (45 phút/băng). - Thời lượng tác phẩm: 10 phút (nghĩa là cắt bỏ đi 215 phút ghi hình). - Số lượng sử dụng đĩa nhạc: 2 đĩa, trong đó sử dụng 4 bài nhạc làm nềnn. - Số lượng đĩa in (đĩa in thô sau khi dựng, đĩa in để chỉnh sửa, đĩa in hoàn chỉnh): 5 DVD, 1 VCD. - Số lượng đĩa nộp: 3 DVD. 3. Những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện phóng sự. Những kiến thức về báo chí truyền hình rất quan trọng, tuy nhiên để hoàn thành được một tác phẩm phóng sự truyền hình nói riêng thì việc cọ xát thực tế cũng không kém phần quan trọng. Từ thực tế trong việc đi thu thập tài liệu, cho đến việc ghi hình, dựng hình và hoàn thành tác phẩm đã cho tôi nhiều kinh nghiệm để hiểu hơn việc thực hành một tác phẩm truyền hình là như thế nào. Ví dụ, như khi thực hiện các cảnh quay tại hiện trường có nhiều việc ngoài dự kiến nên phải nhanh nhậy để tùy cơ ứng biến sao cho thuận lợi, phù hợp. Nhiều hình ảnh phát sinh, đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa đạo diễn và quay phim, phát hiện bằng mắt những cảnh trong lễ hội, phối hợp để ghi hình một cách nhanh nhất. Mặt khác, muốn có được hình ảnh sống động, chân thực thì phải quay được những cảnh quay tự nhiên nhất, làm sao để người được quay không chú ý quá vào ống kính của mình, mà phải để họ thể hiện một cách tự nhiên. Với tác phẩm của mình, tôi muốn trực tiếp đọc lời bình. Tuy nhiên, vì đây là lần đầu tiên đọc lời bình cho một tác phẩm truyền hình, cách lấy hơi, ngắt giọng và việc dàn trải đều, điều chỉnh về âm điệu còn nhiều hạn chế. Mặc dù vậy đó cũng là những kinh nghiệm giúp tôi hiểu được tầm quan trọng của giọng đọc đối với giá trị của tác phẩm tác động đến người xem. KẾT LUẬN Khi hoàn thành tác phẩm phóng sự của mình, tôi hiểu rằng để có được một tác phẩm truyền hình hoàn chỉnh cần sự đóng góp và phối hợp của nhiều khâu, nhiều bộ phận, cá nhân và sự hợp tác từ bên ngoài. Nó là “đứa con tinh thần” của phóng viên, quay phim, biên tập viên, kỹ thuật viên… Muốn hoàn thành tốt một phóng sự truyền hình, cần phải biết lắng nghe, thu thập, cọn lọc và thực hành nhiều hơn trong công việc để có được kinh nghiệm khi tiến hành. “Xuôi miền Biện Thượng” là phóng sự nói về đề tài văn hóa, về một vùng đất có bề dày lịch sử, có nhiều di tích văn hóa và lễ hội nổi tiếng, đó là làng Bồng Thượng. Qua đó cho ta thấy sự đa dạng và phong phú loại hình sinh hoạt văn hoá truyền thống của nhân dân nơi đây. Đó là những giá trị văn hoá dân gian hết sức đặc sắc, quý giá, cần phải được bảo tồn phát huy để phục vụ nhu cầu đời sống sinh hoạt văn hoá tinh thần, tín ngưỡng cho nhân dân. Là nền tảng để địa phương khơi dậy tiềm năng di sản văn hóa, đồng thời là tiềm năng quan trọng để phát triển kinh tế du lịch. Quá trình thực hiện phóng sự là kỷ niệm, là những kinh nghiệm được rút ra sau khi hoàn thành phóng sự. Bản thân tôi đã học hỏi được một điều quan trọng đó là: một biên tập viên không chỉ phải giỏi về chuyên môn biên tập mà còn phải biết sử dụng căn bản về kỹ thuật mới có thể chủ động và xử lý tốt tư liệu cũng như các tình huống. /. TÀI LIỆU THAM KHẢO A - Sách viết bằng tiếng Việt 1. Dương Xuân Sơn, Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, NXB Đại học Quốc gian Hà Nội, 2004. 2. Dương Xuân Sơn, Báo chí truyền hình (tập bài giảng), 2005. 3. Dương Xuân Sơn, Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, NXB Văn hóa thông tin, 1995. 4. Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang, Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004. 5. Trần Quang, Làm báo lý thuyết và thực hành, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2001. 6. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001. 7. Trần Quốc Vượng (chủ biên), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, 2003. 8. Hà Minh Đức (chủ biên), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 3, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997. 9. Nhiều tác giả, Hỏi và đáp về văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội, 1998. 10. Vũ Thế Bình (chủ biên), Non nước Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2005. 11. Hà Văn Tấn (chủ biên), Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994. 12. Lê Trung Vũ (chủ biên), Lễ hội cổ truyền, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992. 13. Nhật An, Phát thanh - Truyền hình, NXB Trẻ, 2006. 14. Tập thể tác giả khoa Báo chí - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Thể loại báo chí, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2005. 15. Trần Bảo Khánh, Sản xuất chương trình truyền hình, Phân viện Báo chí tuyên truyền. B - Sách các tác giả nước ngoài 16. Brigitte Besse, Didier Desormeaux, Phóng sự truyền hình, NXB Thông tấn, 2004. 17. G.V Cudơnhétxốp, X.L.Xvich, A.La.Lurốpxki, Báo chí truyền hình, tập 1 & 2, NXB Thông tấn, 2004. 18. IÊC-GI TE-PLIX, Lịch sử điện ảnh thế giới, NXB Văn hóa, 1978. C - Các Website: 19. 20. D - Nguồn tư liệu băng bình * Nguồn tư liệu băng hình tại Trung tâm Báo chí và Hợp tá truyền thông quốc tế - Bộ Thông tin và Truyền thông. 21. Tây Đô một lần gặp lại. 22. Chiếu chèo quê hương. 23. Xuân về trên đất đô Lương. 24. Hai di sản văn hóa bên một dòng sông. 25. Duyên thầm Huế xưa. 26. Ký ức Hàm Rồng. 27. Nét đẹp xứ Đoài. 28. Mảnh đất hai vua. Kịch bản tác phẩm phóng sự “Xuôi miền Biện Thượng”. STT Hình ảnh Lời bình Âm nhạc Thời lượng 1 Bảng chữ trên nền dòng sông Mã XUÔI MIỀN BIỆN THƯỢNG Nhạc hò sông Mã 12s 2 Cảnh dòng sông Mã, cánh đồng lúa, thành nhà Hồ, cảnh lễ hội, các di tích, các bức tượng thờ… Dòng Mã Giang mênh mang sóng bạc. Dải Hùng Vương mang mác điệp trùng. Núi sông hun đúc khí hùng. Sáo Sơn, Biện Thượng một vùng Thanh Hoa. Sáo Sơn, Biện Thượng là tên một vùng đất cổ nằm ven bờ sông Mã. Xứ Biện Thượng được nhắc đến bởi nơi đây là vùng đất quý hương của các chúa Trịnh Việt Nam, được người xưa gọi với cái tên là làng Bồng Báo. Nơi có những điệu dô tá, dô tà và dấu vết người xưa còn in lại với nền văn hóa Đa Bút, cùng âm vang của văn hóa Đông Sơn. Nhạc nhẹ nhàng 35s 3 Phỏng vấn Ông Lê Tiến Thọ - Thứ trưởng Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch: Nằm ở phía Bắc hạ lưu sông Mã có một vùng đất đấy là làng Bồng Báo, và ở nơi đây là nơi phát tích của Chúa Trịnh tồn tại hơn 200 năm. Một vùng đất mà nơi ấy đã tạo ra những dấu ấn về văn hóa hết sức sâu đậm, bên dãy núi Mông Cù có làng Đa Bút và trở thành địa danh. Ở đây chúng ta có thể gọi đó là văn hóa Đa Bút. 35s 4 Cảnh dọc hai bờ sông Mã, các dãy núi, hang động, hiện vật cổ… Dọc hai bờ con sông Mã, ven các dãy núi Bờ Lăng, sao sỉa, đá nàng, trong các hang động các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều hiện vật cổ như: Rìu đá, cuốc đá, bàn nghiền, chày nghiến, đồ gốm đã cho biết di tích này nằm giữa sơ kỳ và hậu kỳ thời đá mới ở Việt Nam. Nhạc hò sông Mã 30s 21 5 Cảnh thuyền trên dòng sông Mã Dòng sông Mã lắm thác ghềnh, khó chèo chống ngược xuôi, nhưng lại là nơi giao lưu giữa cư dân miền ngược với cư dân miền xuôi, người trên bến, kẻ dưới thuyền… Cũng ở dòng sông Mã này đã sản sinh ra những điệu hò dô khoan dô hầy, mà dân gian vẫn quen gọi là hò sông Mã. Nhạc hò sông Mã 37s 20 6 Phỏng vấn Ông Lê Tiến Thọ - Thứ trưởng Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch Nhưng có cái ấn tượng đối với dòng sông Mã đó là những điệu hò. Điệu hò này xuất xứ từ những hoạt động của những người sống hai bên bờ sông, và đặc biệt là mỗi lần những con thuyền từ dưới xuôi chở cá, chở muối, chở nước mắm lên miền ngược và những cái bè từ miền ngược xuôi về miền xuôi, chở cây luồng, cây gỗ và những nông thổ sản từ phía Bắc thượng Lào đi về đây. Cái hoạt động này ngoài cái giao lưu hàng hóa, có một giao lưu nữa đó chính là những điệu hò. Những điệu hò này nó làm cho hoạt động văn hóa ở hai bên bờ sông được sôi động, và cái sôi động nhất chính là cái điệu hò ấy nó làm sức lay động trên dòng sông được sinh ra và những câu thơ như: ớ hò thuyền than mà đậu bến than, chúc em hai chữ bình an anh về. 1’15” 56 7 Cảnh lễ hội Thái Vương Trịnh Kiểm. Hình ảnh tượng thờ Chúa Cùng với những điệu hò, sông Mã còn ghi lại biết bao chiến tích Bình Ngô, cùng nhiều chiến công khôi phục triều Lê. Nơi đây từng sinh ra các khai quốc công thần như: Trịnh Khả, Trịnh Khắc Phục… Đến thời trung hưng có Lỵ quốc công Trịnh Duy Thuần, Phúc hưng hầu Trịnh Duy Duyệt và Tả đô đốc Trịnh Duy Liệu đã cùng An thành hầu Nguyễn Kim phò lập vua Lê Trang Tông lên ngôi mở đầu công cuộc trung hưng. Đất Sáo Sơn ven dòng sông Mã đã sinh ra một con người mà tên tuổi còn rạng danh trong lịch sử phong kiến Việt Nam đó là Trịnh Kiểm - người mở nghiệp chúa và có công lao to lớn với công cuộc trung Hưng triều Lê. Nhạc hò sông Mã 55s 45 8 Phỏng vấn Giáo sư. Tiến sỹ Ngô Đức Thọ - Viện Hán Nôm Việt Nam Trong dòng chảy lịch sử Việt Nam, họ Trịnh là một trong những dòng họ có lịch sử lâu đời và là một dòng họ đế vương. Nhưng dòng họ Trịnh mà chúng ta nói ở đây là dòng họ của Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm quê ở làng Sóc Sơn, hương Biện Thượng nay thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.Vốn là rể của Nguyễn Kim, Trịnh Kiểm nối tiếp con đường của Nguyễn Kim tiếp tục củng cố xây dựng lực lượng trung Hưng. 32s 29 9 Các bức tượng thờ dòng họ Trịnh: Văn Tổ Nghị Vương Trịnh Tráng, Du Tổ Thuận Vương Trịnh Giang, Linh Vương Trịnh Khải, Thánh Tổ Thịnh Vương Trịnh Sâm, Án Đô Vương Trịnh Bồng. Cảnh các di tích ở Hà Nội: Văn miếu Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột, Chùa Trấn Quốc. Người con quê hương Sóc Sơn ngà ấy đã cùng với Quốc công Nguyễn Kim dẹp giặc lập nhiều chiến công. Sau này ông được phong làm đô tướng Tiết chế Thái sư Lượng quốc công, đứng mũi chịu sào chèo lái con thuyền trung Hưng nhà Lê. Từ đó sự nghiệp xây dựng và mở rộng đất nước của các chúa Trịnh và nhà Lê mà nhất là dưới thời Chúa Trịnh Tùng thì thu được nhiều thắng lợi về quân sự. Mở ra một trang mới vẻ vang cho lịch sử phong kiến Việt Nam. Rõ ràng là công lao phục Hưng nhà Lê của các chúa Trịnh, mà đặc biệt là chúa Trịnh Tùng vô cùng to lớn. Đây là thời kỳ phong kiến duy nhất ở Việt Nam có vua trị vì Chúa chấp chính. Đất Thăng Long kẻ chợ, hơn 200 năm không hề có giặc ngoại xâm, phát triển đến cực thịnh về văn hóa kinh tế, giáo dục, nho giáo… là nằm ở thời Lê trung Hưng này. Có được 1000 năm Thăng Long Hà Nội ngày nay, các chúa Trịnh thực sự là những bậc minh quân góp phần cho sự kết trái nở hoa 1000 năm Thăng Long lịch sử. Nhạc nhẹ nhàng 1’22” 10 Cảnh bia đá, các bức tượng đá, cảnh lăng mộ. Vùng đất Biện Thượng vào thời Lê trung Hưng, đây là một trong những vùng văn hóa sầm uất, bởi các Chúa Trịnh đã cho xây dựng ở quê hương mình nhiều lăng tẩm đền chùa to đẹp, qua các di tích phủ Trịnh, Nghè Vẹt, Chùa Báo Ân… và các khu lăng mộ cho phép ta hình dung nơi đây khi xưa phải là một vùng đất với đầy rẫy những đền chùa, phủ Chúa. Nhạc nhẹ nhàng 26s 11 Cảnh lễ hội “Rước nước” tại chùa Báo Ân, cảnh lễ hội về đêm, Từng là vùng đất giáp kinh thành Tây Đô, lại là vùng đất quý Hương của các Chúa Trịnh, nên từ ngàn xưa ở làng Bồng Báo đã có những lễ hội dân gian rất độc đáo, tiêu biểu như lễ hội Kỵ Thần tại Nghè Vẹt, lễ hội “Giỗ Thái Vương Trịnh Kiểm”. Và đặc biệt là lễ hội “Rước nước” ở chùa Báo Ân diễn ra vào dịp đầu xuân với nội dung nói về công lao của người mẹ trong tục thờ cúng của người dân Việt Nam. Chùa Báo Ân được xây dựng từ thời Lý, trong khi đó chỉ là một cái Am nhỏ với tên gọi là Am lộc Sơn Tự, đến thời Lê trung Hưng, các Chúa Trịnh đã cho xây dựng lại trên nền Am cũ thành một ngôi chùa với dáng vẻ uy linh, bề thế và đổi tên thành Chùa Báo Ân Tự. Ngày nay lễ hội rước nước vẫn được người dân đón nhận như một nghi lễ tâm linh. - Nhạc hò sông Mã. - Tiếng động hiện trường 57s 12 Phỏng vấn Bà Cao Thị Vân - một người dân tại xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa Chúng tôi là người dân rất phấn khởi và vui mừng, dù rằng công việc nặng nhọc vất vả đồng áng, chúng tôi cũng sắp xếp thời gian để con cháu và cùng thể toàn thể đến dự lễ rước nước ngày 28 hàng năm tại chùa Báo Ân, xã Vĩnh Hùng. Tiếng động hiện trường 30s 13 Cảnh lễ hội rước nước trên sông, cảnh người dân đến tham dự lễ hội, cảnh rước nước đến chùa Báo Ân. Tuy cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng lễ hội rước nước là một dịp để người dân được thả hồn mình vào thế giới của tâm linh, được buông những vất vả nặng nhọc công việc đồng áng xuống làn nước mát Mã Giang, được rửa đi những phiền muộn trong cuộc sống, và quan trọng hơn đây là một dịp để ôn lại lịch sử, để nhớ, để đền ơn những bậc tiền nhân có công trong công cuộc trung hưng đất nước. Tiếng động hiện trường 1’10” 29 MỤC LỤC (Kèm theo DVD phóng sự Xuôi miền Biện Thượng) PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………....1 Lý do chọn đề tài………………………………………………..1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài…………………………………...1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề……………………………………...2 Phương pháp thực hiện………………………………………...2 Kết cấu…………………………………………………………..3 Chương I LÝ LUẬN VỀ PHÓNG SỰ VÀ PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH…..4 1. Phóng sự………………………………………………………………...4 1.1. Khái niệm……………………………………………………….4 1.2. Đặcđiểm của phóng sự……………………………………….....5 2. Phóng sự truyền hình…………………………………………………..5 2.1. Khái niệm…………………………………………………….....5 2.2. Hình ảnh và âm thanh trong phóng sự truyền hình……………..7 2.3. Phỏng vấn trong phóng sự truyền hình…………………………9 2.4. Vai trò và các dạng kịch bản phóng sự truyền hình…………...10 2.5. Các loại phóng sự truyền hình………………………………...11 Chương II NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN PHÓNG SỰ “XUÔI MIỀN BIỆN THƯỢNG”…………………………………………………..13 1. Vài nét về làng Biện Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa………………………………………………………………..13 2. Quy trình thực hiện phóng sự………………………………………..16 2.1. Thu thập tài liệu……………………………………………….17 2.2. Viết kịch bản đề cương………………………………………..21 2.3. Ghi hình……………………......................................................27 2.4. Hoàn thành kịch bản chi tiết…………………………………...28 2.5. Dựng băng……………………………………………………..33 2.6. Tổng kết quá trình thực hiện phóng sự………………………..33 3. Những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện phóng sự………………………………………………………………………….34 KẾT LUẬN....………………………………………………………35 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………36 KỊCH BẢN PHÓNG SỰ “XUÔI MIỀN BIỆN THƯỢNG”..……37 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN KKHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG ----------šá›---------- XUÔI MIỀN BIỆN THƯỢNG Khãa LuËn tèt nghiÖp NGÀNH : BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLBC 17.doc
Tài liệu liên quan