Thời kỳ trước khi đổi mới, NHNTVN độc quyền trong thanh toán quốc tế, toàn bộ thanh toán quốc tế của đất nước đều thông qua NHNT - đây là Ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam, phục vụ đối ngoại cho tất cả các hoạt động của Nhà nước. Tuy nhiên, bắt đầu công cuộc đổi mới (từ năm 1986 tới nay), với việc các NHTM đều bình đẳng trong kinh doanh đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt ngay giữa các NHTM Việt Nam cũng như với các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài dẫn tới hoạt động thanh toán quốc tế của NHNTVN gặp rất nhiều khó khăn. Thị phần thanh toán quốc tế giảm liên tục, từ 100% (năm 1986) giảm xuống còn 28% (năm 1999).
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng đã hiểu rõ thực trạng này, họ đã và đang triển khai nhiều biện pháp cấp bách để giữ vững uy tín của mình, đồng thời thông qua các giải pháp hữu hiệu này nhằm tăng dần thị phần thanh toán quốc tế - một nghiệp vụ truyền thống của họ.
Cùng chia sẻ những lo toan và khó khăn của NHNT vì sự nghiệp chung phát triển kinh tế đất nước, bài viết này xin được đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNTVN. Tuy nhiên, đây là một hoạt động rất phức tạp, hơn nữa bản thân là một sinh viên nên lượng kiến thức cũng như những kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của các thày, các bạn để những kiến nghị, đề xuất mạng tính khả thi.
78 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những vấn đề tồn tại và một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thanh toán XNK của VCB đang bị thu hẹp lại. Điều này do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Bảng 2:
Tỷ trọng thanh toán XNK qu VCB so với tổng kim ngạch cả nước (%)
1997
1998
1999
TT xuất khẩu
28,0
27,1
28,3
TT nhập khẩu
30,2
30,4
28,5
Tổng cộng
29,2
28,9
28,4
Nguồn: Báo cáo 6 tháng dầu năm 2000
Nhìn vào bảng trên trong 3 năm qua tổng kim ngạch xuất khẩu qua VCB đạt hơn 10 tỷ USD chiếm khoảng 27% kim ngạch xuất khẩu cả nước và có xu hướng tăng, nhưng doanh số thanh toán hàng nhập đạt gần 12 tỷ USD chiếm khoảng 29% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Bảng 3:
Giá trị L/C mở và thanh toán qua VCB (Món)
Năm
1997
1998
1999
Số L/C mở
2460
2510
2609
Số L/C thanh toán
2225
2270
2320
Nguồn báo cáo thanh toán NHNT
Ngoài tác động của các yếu tố khách quan có được kết quả trên là do chính sách và kết quả hoạt dộng của bản thân Ngân hàng điều này cũng phản ánh thực trạng nền kinh tế nhập siêu của nước ta.
Bảng 4:
Doanh số chuyển tiền thực hiện qua VCB
Đơn vị : Triệu USD
Chuyển tiền đến
Chuyển tiền đi
Năm 1997
2.289
1.341
Năm 1998
2.004
1.237
Năm1999
1.800
804
6 thang năm 2000
8.132
299
cộng
6. 906
3.681
Nguồn : Báo cáo thanh toán quốc tế NHNT
Doanh số chuyển tiền thực hiện qua NHNT đạt 10.59 tỷ USD, một trong những nhân tố quan trọng để khách hàng tín nhiệm thực hiện các giao dịch chuyển tiền đó là độ an toàn, chính xác, mức phí hấp dẫn trong nghiệp vụ chuyển tiền qua mạng SWIFT của NHNT.
Bảng 5:
Kết qủa hoạt động về thẻ tín dụng quốc tế
1997
1998
1999
6/20000
Cộng
Số thẻ dã phát hành
419
133047
1301
567
3617
Hạn mức tín dụng
37
52
48
Doanh số sử dụng (tỷVND)
20
76
62
34
153
Thanh toán thẻ (Mil USD)
96
1,172
71
35
278
Thu phí dịch vụ (MilUSD)
0,884
0,974
3,03
Nguồn Báo cáo thanh toán quốc tế NHNT
Là ngân hàng đi đầu trong công nghệ sử dụng “tiền nhựa ”, trong hơn 3 năm qua dã phát hành dược hơn 3000 thẻ tín dụng quốc tế. Tổng doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế qua NHNT cho đến nay là 278 triệu USD. Số dich vụ thu được từ phát hành thẻ dạt khoảng 3 triệu USD.
III. Thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
1. Thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C
- Tất cả thư tín dụng và các sửa đổi bổ sung, liên quan (nếu có) nhận được từ Ngân hàng đại lý thì phải thông báo ngay đầy đủ chính xác.
- Trước khi thông báo cho khách hàng, thanh toán viên phải kiểm tra xem đã có xác nhận mã của bộ phận mật mã hay chưa (nếu L/C mở bằng điện hay Telex) đối chiếu với mẫu chữ ký được uỷ quyền của Ngân hàng đại lý. Nếu L/C mở bằng mẫu Swift phải đúng mẫu Swift MT700 kiểm tra tính chất pháp lý của L/C làm thông báo L/C trên thông báo L/C phải lưu ý khách hàng nghiên cứu kỹ L/C, nếu có điều gì chưa đúng hoặc cần sửa đổi thì liên hệ trực tiếp người mua để sửa đổi L/C.
Tính pháp lý của L/C thể hiện ở chỗ nó được Ngân hàng phát hành tuyên bố rõ L/C được tuân theo những quy định nào nhằm xác định rõ trách nhiệm của các Ngân hàng tham gia trong nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ. Nếu L/C ghi áp dụng theo UCP bản sửa đổi số 500 năm 1993 thì thanh toán viên phải lưu ý khách hàng.
- L/C đã có mã khóa đúng chưa (nếu mở bằng telex)
- L/C đã có chữ ký đúng chữ ký đã được giới thiệu hay không
- Nếu L/C mở bằng mẫu Swift phải đúng mẫu Swift MT700
Trường hợp từ chối thông báo L/C thì phải thông báo ngay việc từ chối L/C đó cho Ngân hàng mở L/C đó biết.
- Nếu L/C được mở bằng điện và có thư xác nhận gửi sau. Khi kiểm tra chứng từ hàng xuất khẩu do khách hàng xuất trình Ngân hàng, Ngân hàng thanh toán lấy L/C mở bằng điện có mã hóa làm L/C gốc.
Nếu Ngân hàng mở điện mở L/C có tính chất báo trước chưa có các điều khoản chi tiết đầy đủ.
+ Khi thông báo điện đó cho khách hàng phải ghi rõ:
"L/C này chưa có hiệu lực thi hành " để khách hàng chú ý và chờ nhận L/C có đầy đủ chi tiết các điều khoản mới thực hiện việc giao hàng.
+ Khi nhận được L/C chi tiết.
Khi nhận được L/C chi tiết thanh toán viên kiểm tra các yếu tố nêu trên và thông báo chính thức cho khách hàng.
- Sau khi kiểm tra các yếu tố như trên thanh toán viên tiến hành lập hồ sơ L/C, ghi chép vào sổ thanh toán, đưa số liệu vào máy như quy định và gửi thông báo cho khách hàng. Đồng thời lập chứng từ thủ tục phí theo chế độ hiện hành cố định là 20 USD và hạch toán như sau:
* Nếu nhà xuất khẩu trả phí
Nợ: Tài khoản tiền gửi của khách hàng
Có: Tài khoản thu thủ tục phí về thanh toán Quốc tế.
* Nếu nhà nhập khẩu trả tiền thì vẫn tạm thu trước của nhà xuất khẩu, khi nào nhà nhập khẩu trả tiền thì hoàn trả luôn thủ tục phí và trả cho đơn vị nhập khẩu.
Nếu Ngân hàng mở L/C yêu cầu Vietcombank xác nhận L/C đó thì việc chấp nhận và định mức ký quỹ đối với việc xác nhận này do Giám đốc cơ sở xem xét và quyết định. Trên thông báo hoặc bản chính L/C phải ghi chú thêm câu "Chúng tôi xác nhận L/C này ", đồng thời tuỳ theo quy định của L/C mà tiến hành thu phí xác nhận Ngân hàng mở L/C hoặc khách hàng theo chế độ thủ tục phí hiện hành là 0,3 - 0,5% giá trị L/C trên một quý, tối thiểu 30 USD.
Trong trường hợp không đồng ý xác nhận L/C thì trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận được L/C phải thông báo cho Ngân hàng mở L/C biết và thông báo L/C đó cho khách hàng, trong đó lưu ý khách hàng về việc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam không đồng ý xác nhận L/C.
Việc Thông báo L/C cho khách hàng là các nhà xuất khẩu Việt Nam phải đảm bảo yêu cầu chính xác rõ ràng và đúng với bản gốc. Thưòng thanh toán viên phải gửi bản chính L/C và kèm theo bản thông báo cho đơn vị xuất khẩu và giấy thu thủ tục phí.
Tại thị trường nườc người mở, Các Ngân hàng thường mở L/C bằng thư: ví dụ: Sanwabank Tokyo, Tohbank Tokyo - Misubishi Tokyo, Tokaibank Tokyo, nên mỗi khi nhận được L/C do các Ngân hàng này mở, đều phải kiểm tra mẫu chữ ký. Còn các Ngân hàng khác hiện nay thường mở L/C bằng điện theo Code Swift MT 700.
1.1. Thông báo sửa đổi thư tín dụng :
Theo điều 11 và điều 12 của UCP năm 1993 bản sửa đổi số 500 quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của Ngân hàng thông báo khi nhận được những chỉ thị về sửa đổi L/C, khi nhận được sửa đổi của Ngân hàng mở như gia hạn, tăng giá trị... Thanh toán viên phải lập tức thông báo điều chỉnh L/C gửi cho đơn vị xuất khẩu và nếu có vướng mắe về một chi tiết nào đó thì liên hệ với Ngân hàng mở theo điều khoản 11 và điều khoản 12 trong UCP số 500 " Nếu chỉ thị nhận được không đầy đủ rõ ràng để thông báo, xác nhận hay sửa đổi tín dụng thì Vietcombank không hề chịu trách nhiệm gì "Thông báo sơ bộ này phải ghi rõ ràng thông báo gửi đến chỉ để biết và Ngân hàng thông báo được miễn trách nhiệm. Trong bất kỳ trường hợp nào thì Ngân hàng thông báo phải báo cho ngân hàng mở hành động tiếp tục và yêu cầu cung cấp những thông tin cần thiết”.
Ngân hàng mở phải cung cấp những thông tin cần thiết không chậm trễ. Tín dụng chỉ thị hoàn chỉnh và rõ ràng Ngân hàng thông báo sẵn sàng hành động theo những chỉ thị đó.
Đó là điều khoản 12 trong UCP 500 do vậy khi nhận được điện /Telex hoặc thư của Ngân hàng mở L/C điều chỉnh giảm giá trị L/C hay xin huỷ L/C, thanh toán viên phải khẩn trương thông báo cho khách hàng và khi nhận được ý kiến của họ thì phải báo ngay cho Ngân hàng mở L/C biết.
Trường hợp khách hàng đồng ý theo yêu cầu của Ngân hàng mở L/C thì thanh toán viên phải huỷ bỏ số dư L/C đó trong hồ sơ, sổ sách liên quan.
Đồng thời thanh toán viên lập phiếu chuyển khoản thu thủ tục phí sửa đổi:
- Sửa đổi tăng : 20 USD
- Sửa đổi khác 10 USD và hạch toán:
Nợ : Tài khoản tiền gửi của đơn vị
Có: Tài khoản thủ tục phí.
1.2. Nhận bộ chứng từ do khách hàng gửi đến và kiểm tra chứng từ:
Nhận được thông báo thư tín dụng, đơn vị xuất khẩu thực hiện việc giao hàng và lập bộ chừng từ gửi đến Vietcombank để thanh toán. Vietcombank đóng vai trò là Ngân hàng thanh toán cho Người hưởng lợi và đòi tiền Ngân hàng mở L/C (Trong trường hợp Vietcombank chiết khấu chứng từ).
Theo điều 14 của UCP 500 nêu rõ " Khi Ngân hàng mở uỷ quyền cho một Ngân hàng nào đó trả tiền, hay cam kết trả tiền sau, hay chấp nhận các hối phiếu hoặc chiết khấu các chứng từ phù hợp với những điều kiện của tín dụng thì Ngân hàng mở phải:
- Hoàn lại tiền cho Ngân hàng được chỉ định để trả tiền hoặc cam kết sẽ trả tiền sau hay chấp nhận các hối phiếu hoặc chiết khấu.
- Nhận chứng từ
Do vậy để đảm bảo an toàn cho việc thu hồi lại vốn, thu hồi lại các khoản thanh toán hàng xuất, việc kiểm tra chứng từ chặt chẽ và kỹ lưỡng là rất cần thiết.
Trước khi kiểm tra chứng từ, thanh toán viên phải đọc kỹ L/C và các bản sửa đổi để nắm được toàn bộ nội dung và các yêu cầu phải thực hiện. Bộ chứng từ phải được xuất trình đúng hạn. Nếu L/C có giá trị hiệu lực ở Việt Nam thì ngày xuất trình chậm nhất:
* Sau 21 ngày kể từ ngày giao hàng, nhưng phải trong thời hạn hiệu lực của L/C.
Một bộ chứng từ thanh toán thông thường gồm các chứng từ như sau:
- Hối phiếu
- Hoá đơn thương mại
- Vận đơn
- Bảng kê chi tiết
Ngoài ra còn có:
- Chứng từ bảo hiểm
- Giấy chứng nhận trọng lương, chất lượng, đóng gói.
- Giấy chứng nhậm xuất xứ
- Giấy chứng nhận khử trùng.
Tuỳ thuộc vào từng loại hàng hoá, giá cả, điều kiện khác nhau mà yêu cầu các chứng từ khác nhau.
Ví dụ: Hàng tươi sống bắt buộc phải có giấy chứng nhận kiểm dịch, nếu mua với gia CIF phải có chứng từ bảo hiểm.
Việc kiểm tra các chứng từ bảo đảm phù hợp, chặt chẽ các mặt sau:
- Loại số lượng chứng từ xuất trình
- Thời hạn xuất trình
- Nội dung, yếu tố của chứng từ phù hợp với quy định của L/C.
Một bộ chứng từ hoàn hảo thì phải phù hợp với điều kiện trên hai mặt sau:
- Từng chứng từ phù hợp với L/C.
- Các chứng từ phải phù hợp với nhau.
a. Kiểm tra hối phiếu: (Draft, bill of exchange):
Hối phiếu là công cụ để Người xuất khẩu đòi tiền Người nhập khẩu. Hôí phiếu lập ra trên cơ sở thư tín dụng nên nội dung hối phiếu phải phù hợp thư tín dụng. Một hối phiếu phải đầy đủ các yếu tố:
- Tên hối phiếu, Chủ hối phiếu.
- Địa điểm và thời hạn phát hành hối phiếu.
- Số tiền và loại tiền trên hối phiếu, số tiền phải viết bằng chữ và bằng số phải đúng loại tiền ghi trong thư tín dụng. Nếu thư tín dụng không cho phép thu 100% giá trị hoá đơn ngay khi xuất trình thì số tiền ghi trên hối phiếu chỉ là số tiền được phép thu lần đầu.
- Trên hối phiếu đòi tiền phải có tham chiếu của L/C và tên Ngân hàng phát hành, phải thể hiện rõ cách thức trả tiền.
- Hối phiếu ghi rõ tên Người lập hối phiếu là tổ chức xuất khẩu Việt Nam còn tên Người hưởng là Vietcombank, từ lúc này Vietcombank đóng vai trò là Ngân hàng thanh toán. Mặt sau của Hối phiếu có ký hậu của người hưởng hối phiếu là Vietcombank. Việc ký hậu đó đã cắt đứt việc đòi tiền của người hưởng chuyển sang cho Vietcombank. Như vậy Vietcombank trở thành Người hưởng hối phiếu từ lúc ký hậu. Do đó người trả tiền hối phiếu phải trả cho người ký hậu là Vietcombank hay theo lệnh của Vietcombank trả cho ai nếu thư tín dụng cho phép ký hậu chuyển nhượng (To order endorsment).
b. Kiểm tra hoá đơn thương mại (Commercial invoice):
Hoá đơn là bản kê mục lục hàng hoá mà Người Xuất khẩu giao cho người nhập khẩu đây là văn bản đại diện cho số hàng hoá đã giao.
Thanh toán viên kiểm tra hoá đơn:
- Số bản hoá đơn phải lập theo yêu cầu thư tín dụng
- Các hoá đơn phải có số hoá đơn, số thư tín dụng, tên Ngân hàng mở L/C
- Hoá đơn phải lập theo đúng với thư tín dụng về tên hàng, số lượng, chất lượng, trọng lượng mã hàng, tổng giá trị lô hàng...
- Trong hoá đơn phải ghi rõ điều kiện giao hàng.
c. Kiểm tra vận đơn :
Vận đơn hàng hải là chứng từ quan trọng nhất, nó được làm chứng từ chủ yếu để nhận hàng ở nơi đến. Nó xác nhận việc gửi hàng theo yêu cầu của tín dụng và quyền sở hữu hàng hoá của Người cầm vận đơn. Ngoài vận đơn đường biển (bill of lading) còn có vận đơn hàng không do các công ty hàng không hay đại lý của họ cấp chứng nhận hàng hoá đã được vận chuyển bằng đường hàng không. Thanh toán viên kiểm tra khoản mục của hàng không.
- Cảng gửi hàng và cảng đến phải phù hợp với L/C
- Phần mô tả Hàng hoá có thể ghi tổng quát nhưng phải phù hợp với hoá đơn.
- Ngày giao hàng phải trước hoặc đúng vào ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng ghi trên thư tín dụng mới được coi là phù hợp.
- Tuỳ theo điều kiện giao hàng FOB hay CIF hoặc những điều khoản đặc biệt liên quan đến cước phí ghi trong L/C, cước phí vận tải có thể được đã trả (Freight prepaid) hoặc chưa trả.
- Nếu vận đơn ghi: Ký hậu để trống (Endorsement inslank) có nghĩa là để trống để người gửi chỉ cần ký ở sau vận đơn mục đích là để cho Nhà nhập khẩu đề phòng chuyển nhượng cho người thứ 3.
d. Kiểm tra chứng từ bảo hiểm (Insuarance policy)
Chứng từ bảo hiểm hàng hoá do những rủi ro xảy ra. Ngân hàng chỉ nhận các chứng từ do Công ty bảo hiểm hay các đại lý của họ hoặc những người Bảo hiểm cấp.
- Các chứng từ Bảo hiểm phải thể hiện rằng bảo hiểm có hiệu lực chậm nhất kể từ ngày bốc hàng.
- Loại tiền Bảo hiểm phải cùng với loại tiền trong L/C
- Thanh toán viên phải kiểm tra loại bảo hiểm, chứng từ hàng hoá phải thể hiện đúng tên tầu, cảng đến các đặc điểm hàng hoá, người thụ hưởng bảo hiểm...
e. Kiểm tra chứng từ khác :
- Giấy chứng nhận xuất xứ
- Giấy chứng nhận kiểm nghiệm : Đối với hàng hoá phải qua kiểm nghiệm.
- Giấy chứng nhận kiểm dịch: Đối với hàng thực phẩm động thực vật
- Giấy chứng nhận trọng lượng hàng hoá
- Giấy chứng nhậnphân tích: Đối với hàng hoá nguyên liệu thô
- Giấy chứng nhận phẩm chất hàng hoá
- Bảng kê chi tiết đóng gói
- Giấy chứng nhận kiểm tra hàng hoá của tổ chức trung gian
Qua kiểm tra chứng từ có gì sai sót không phù hợp với quy định của L/C thì giải quyết như sau:
- Đối với chứng từ sai sót không nghiêm trọng và có thể sửa chữa được thì báo ngay cho khách hàng biết để sửa chữa lại chứng từ.
- Chứng từ xuất trình có sai sót mà khách hàng không thể sửa chữa được trên thư hoặc điện đòi tiền gửi Ngân hàng nước ngoài cần ghi đầy đủ các sai sót, đồng thời chỉ thị cách thức trả tiền khi Ngân hàng trả tiền đồng ý bỏ qua những sai sót và chấp nhận trả tiền.
1.3. Gửi bộ chứng từ đòi tiền:
Sau khi kiểm tra chứng từ, thanh toán viên gửi điện hoặc thư đòi tiền Ngân hàng trả theo L/C quy định.
- Ngân hàng trả tiền và Ngân hàng mở L/C là cùng một Ngân hàng của Nhật bản thì thanh toán viên gửi bộ chứng từ và hối phiếu đến ngân hàng đó.
- Ngân hàng trả tiền và Ngân hàng mở L/C là hai ngân hàng khác nhau. Thanh toán viên phải lập thêm hối phiếu nữa đòi tiền ngân hàng trả tìên còn bộ chứng từ thì gửi tới ngân hàng mở L/C.
Yêu cầu của điện trả tiền là phải ghi rõ số L/C của ngân hàng nước ngoài, số tham chiếu của Ngân hàng Ngoại thương và chỉ thị rõ số tiền được ghi có vào tài khoản tiền gửi của Vietcombank tại Ngân hàng nào.
Số tiền đòi gồm giá trị hối phiếu hoặc giá trị hoá đơn và tiền phí thanh toán nếu phí này do phía nhập khẩu chịu, bên cạnh đó thanh toán viên phải gửi kèm theo bản xác nhận chứng từ phù hợp và yêu cầu của Ngân hàng trả tiền xác nhận lại bằng Telex.
Trong trường hợp cơ sở Ngân hàng Ngoại thương chưa có mã hoá với ngân hàng trả tiền thì có thể gửi điện đòi tiền theo một trong các cách sau:
a. Gửi lệnh đòi tiền đến một Ngân hàng đại lý có quan hệ tốt với Ngân hàng. Ngoại thương Việt Nam để yêu cầu họ giải mã và trực tiếp truyền lệnh đòi tiền đó tới Ngân hàng trả tiền hoặc.
b. Gửi trực tiếp đòi tiền đến Ngân hàng trả tièn và nêu rõ mã sẽ do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam...(Hà nội hoặc chi nhánh Vietcombank Ho Chi Minh city) cung cấp cho quý khách đồng thời điện cho cơ sở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đó (Có quan hệ đại lý với Ngân hàng trả tiền) theo nội dung sau đay để nhờ mã giúp. Đề nghị mã với Ngân hàng...(Tên Ngân hàng trả tiền) số tiền... vào ngày... (Ngày điện đòi tiền Ngân hàng trả tiền cũng là ngày ghi trên thư gửi chứng từ) xin xác nhận mã trực tiếp với họ.
c. Gửi trực tiếp toàn bộ nội dung điện đòi tiền đến cơ sở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có quan hệ đại lý với Ngân hàng trả tiền để yêu cầu cơ sở Ngân hàng Ngoại thương đó mã và chuyển trực tiếp điện đòi tiền, ngày đòi tiền là ngày ghi trên thư gửi chứng từ.
- Ngay sau khi điện đòi tiền nước ngoài, thanh toán viên phải lập thư gửi chứng từ cho ngân hàng nước ngoài đúng như chỉ thị trong L/C về gửi chứng từ (Ngày ghi trên thư là ngày điện đòi tiền)và xác nhận chúng tôi đã đòi tiền bằng điện / Telex ngày... Tránh thực hiện hai lần.
- Nếu L/C không cho phép đòi tiền thì lập thư đòi tiền Ngân hàng nước ngoài đúng như các chỉ thị liên quan, ghi trong L/C. Thư đòi tiền phải có đầy đủ chữ ký được ủy quyền đúng theo quy định trên thư đòi tiền:
* Chứng nhận các điều khoản của L/C được thực hiện đúng
* Đề nghị họ trả tiền vào tài khoản Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hoặc tài khoản của chi nhánh tại họ hay tại Ngân hàng đại lý khác ngay khi nhận được chứng từ này.
* Ghi thêm số tiền phí mà ta phải thu (Nếu L/C cho phép).
Để thu hút khách hàng Vietcombank quy định việc kiểm tra chứng từ cũng như các thủ tục đòi tiền nước ngoài...Phải được tiến hành trong 08 giờ làm việc kể từ khi nhận được chứng từ của khách hàng. Trong khi đó UCP 500 cho phép kiểm tra trong vòng 7 ngày làm việc.
1.4. Thanh toán L/C:
Sau khi kiểm tra bộ chứng từ hàng xuất khẩu do đơn vị xuất trình, nếu bộ chứng từ có sai sót mà đơn vị xuất khẩu không thể khắc phục được Vietcombank sẽ gửi thư đòi tiền Ngân hàng mở L/C, trên thư đòi tiền phải ghi đầy đủ các sai sót và yêu cầu Ngân hàng mở L/C, thông báo cho Người mở L/C để chấp nhận sai sót, trả tiền theo chỉ dẫn ghi trên thư đòi tiền. Nếu chứng từ hợp lệ do đơn vị yêu cầu, Vietcombank có thể không hoặc có thể chiết khấu.
a. Chiết khấu truy đòi:
Đơn vị xuất nhập khẩu yêu cầu được chiết khấu, đơn vị đó phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Bộ chứng từ xuất trình phải hoàn hảo.
- Khách hàng cam kết hoàn lại số tiền đã ứng trước và tiền lãi nếu số tiền đó bị Người mua từ chối trả hoặc bị Mỹ phong toả với USD.
- Số tiền chiết khấu dưới 100% trị giá hoá đơn và chịu lãi bằng lãi vay ngoại tệ cùng loại. Vietcombank ít thực hiện chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ mà mới chỉ dừng lại ở việc chiết khấu truy đòi tiền hàng. Việc không thực hiện chiết khấu miễn truy đòi hay mua đứt bán đoạn bộ chứng từ là do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan, nguyên nhân là do chứng từ các đơn vị xuất trình hầu như còn ssai sót. Khả năng thanh toán cũng như khả năng tài chính của người mua và ngân hàng mở L/C phía Việt Nam chưa hiểu nên rủi ro nhiều.
- Nếu thực hiện việc chiết khấu miễn truy đòi thì sẽ tạo được lợi thế cho khách hàng thu hút được khách hàng sẽ nhiều hơn.
- Khi chiết khấu truy đòi hạch toán:
Nợ: TK tiền hàng xuất khẩu chờ báo có (279.070)
Có: Tài khoản tiền gửi khách hàng.
Nợ: TK tiền gửi của Vietcombank ở Ngân hàng đại lý.
Có: Tất toán TK khoản tiền hàng xuất khẩu chờ báo có (79.070)
- Khi nhận được thông báo trả tiền hoặc báo có của Ngân hàng nước ngoài có mã hoá thanh toán viên hạch toán của Vietcombank ở Nước ngoài đồng thờ thu phí theo phương thức :
VD x D x IR
A = --------------------
360 x100
A : Tiền phí phải thu
VD: Trị giá tiền hàng xuất chờ báo có
D : Số ngày chênh lệch kể từ ngày cơ sở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ghi có tài khoản của khách hàng đến ngày ngân hàng đại lý ghi có của tài khoản Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Hạch toán: IR < hoặc = mức lãi suất cho vay ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương.
Nợ: TK tiền gửi của đơn vị
Có: Dịch vụ phí thanh toán Quốc tế (809.05 ngoại tệ 16)
Thực chất đây là một khoản cho vay được thế chấp bởi một L/C at Sight nếu là khoản vay không kỳ hạn hoặc một L/C trả chậm có kỳ hạn. Nếu quá 3 tháng kể từ ngày Ngân hàng Ngoại thương gửi chứng từ đòi tiền mà không nhận được thông báo trả tiền hoặc báo có của Ngân hàng nước ngoài thì Vietcombank tự động trích tài khoản tiền gửi của đơn vị để thu nợ.
Nếu tài khoản đó hết số dư thì chuyển sang nợ quá hạn và thông báo cho phòng tín dụng theo dõi.
b. Trường hợp không chiết khấu :
Đơn vị xuất khẩu sẽ nhận được thanh toán tiền hàng khi nhận được báo có của Ngân hàng đại lý. Vietcombank thanh toán cho đơn vị.
- Tiền hàng:
Nợ: TK tiền gưỉ của Vietcombank ở nước ngoài.
Có: TK tiền gửi của đơn vị.
- Thủ tục phí đối nội, đối ngoại và thủ tục phí thanh toán 0,25% tối thiểu 10 USD tối đa 150 USD.
Nợ: TK tiền gửi của đơn vị
Có: TK thu thủ tục phí Quốc tế.
Sau đó thanh toán viên vào hồ sơ L/C đưa vào máy vi tính các yếu tố quy định, ký số dư L/C.
Nếu quá 10 ngày kể từ ngày ta điện đòi Ngân hàng trả tiền đối với bộ chứng từ có sai sót mà chưa nhận được sự trả lời hoặc chấp nhận trả tiền, Vietcombank phải điện cho Ngân hàng trả tiền nhắc thanh toán.Khi nhận được điện từ chối thanh toán, thanh toán viên phải kiểm tra lai hồ sơ để xác minh đồng thời báo ngay cho đơn vị xuất nhập khẩu Việt Nam để giải quyết trực tiếp với khách hàng.
Trường hợp thanh toán ngay chiết khấu miễn truy đòi tiền hàng thì hạch toán :
* Sau khi kiểm tra chứng từ do đơn vị xuất trình và yêu câu thanh toán ngay số tiền chiết khấu.
Nợ: TK chiết khấu từ hàng xuất khẩu: 279 08 Ngoại tệ đơn vị
Có: TK tiền gửi đơn vị
* Khi nước ngoài thông báo trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền có mã hoá hoặc báo có.
Nợ: TK tiền gửi ngoại tệ của Vietcombank ở Nước ngoài.
Có: TK chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu: 279 08 Ngoại tệ đơn vị
Số tiền chênh lệch:
Thừa:
Ghi Có tài khoản dịch vụ phí thanh toán Quốc tế 809.05 ngoại tệ 16
Thiếu:
Ghi nợ tài khoản 819.95 NT 13.
Tóm lại: Thanh toán trong thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ với Nhật Bản, Loại L/C được sử dụng chủ yếu là không huỷ ngang, trả tiền ngay. Trong quá trình thanh toán bằng thư tín dụng không phải là không có sai sót và vướng mắc, do đó Ngân hàng và các đơn vị xuất khẩu giúp đỡ lẫn nhâu cùng thực hiện. Với chức năng là Người bạn trung thành là Người hỗ trợ đắc lực cho cho các Doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường Nhật bản. Thanh toán viên của Vietcombank phải tiến hành thủ tục một cách nhanh nhất cho khách hàng tức là việc triển khai kỹ thuật nghiệp vụ trên phải có hiệu quả cao nhất và nhanh nhất nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của Vietcombank để thích ứng với cơ chế thị trường.
Tuy nhiên trong việc triển khai kỹ thuật nghiệp vụ để đạt hiệu quả cao hơn nữa cần chú ý các vấn đề ký quỹ, hình thức thanh toán cách thức trả tiền, quan hệ khách hàng... Để đạt được là Người bạn tin cậy giữ vai trò chủ đạo trong thanh toán quốc tế của Vietcombank.
2. Thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức L/C
2. 1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Ngân hàng Ngoại thương chỉ tiếp nhận hồ sơ thanh toán hàng nhập cho khách hàng khi còn đủ các điều kiện sau:
Khi nhận được được thư yêu cầu mở hoặc điều chỉnh L/C của khách hàng, phải kiểm tra nội dung theo mẫu qui định, kiểm tra nguồn vốn và khả năng thanh toán của khách hàng đối vơí L/C yêu cầu mở, để yêu cầu ký quỹ hoặc xem xét điều kiện miễn giảm ký quỹ theo qui định của Giám đốc.
Sau khi kiểm tra nếu hợp lệ thanh toán viên lập hồ sơ L/C, đưa số liệu vào mạng vi tính theo qui định. Việc mở L/C hoặc điều chỉnh L/C được thực hiện theo những phướng thức sau: Nếu bằng điện thì theo mẫu MT700, MT701,MT707 ,
Bằng TElEX có mã khoá
- Thư : Theo mẫu qui định của NHNT và phải có đầy đủ chữ ký uỷ quyền. Hạch toán số tiền ký quỹ nếu có và thu thủ tục phí theo biểu phí dịch vụ hiện hành của NHNT.
Trường hợp khách hàng yêu cầu mở L/C xác nhận, trước khi mở L/C ngoài việc kiểm tra nguồn vốn của L/C tthanh toán viên phải tra điều khoản qui định phí xác nhận. Nếu người mua chịu phí phải xác định rõ nguồn tiền trả phí xác nhận.
Khi mở L/C xác nhận, trong L/C phải chi ra tên địa chỉ đầy đủ của ngân hàng xác nhận trong trường hợp Ngân hàng thông báo đồng thời là ngân hàng xác nhận thì trong L/C phải ghi “ please add your confir mation (đối vơí L/C mở bằng Telex hoặc bằng thư) và chỉ rõ phí xác nhận do ai chịu.
Nếu một ngân hàng xác nhận không phải là ngân hàng thông báo thì phải liên hệ trước với ngân hàng đại lý có quan hệ tốt với NHNT đề nghị họ xác nhận, nếu họ chấp thuận thì căn cứ theo yêu cầu của họ khi mở L/C phải thông báo cho biết để họ gưỉ xác nhận L/C cho ngân hàng thông báo Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ lhông chịu trách nhiệm đối với bất kỳ sự chậm trễ nào gây ra do chậm xác nhận L/C của Ngân hàng nước ngoài
Trường hợp Ngân hàng xác nhận yêu cầu ký quỹ, khi chuyển tiền ký quỹ trên lệnh chuyển tiền phải yêu cầu họ trả lãi số tiền ký quỹ kể từ ngày họ nhận được tiền đến khi thanh toán xong L/C đó. Thanh toán viên phải theo dõi chặt chẽ và hạch toán tiền ký quỹ theo chế độ hiện hành.
Đối với L/C phải ký quy theo quy định của Ngân hàng Ngoại thương thì thanh toán viên phải thực hiện hạch toán ký quỹ theo chế độ. Mức phí ký quỹ chung cho từng khách hàng do Giám đốc quyết định.
Đối với L/C xác nhận số tiền ký quỹ không được thấp hơn số tiền Ngân hàng Ngoại thương phải ký quỹ tại Ngân hàng nước ngòai.
Trường hợp phí điều chỉnh do người hưởng lợi chịu, trong điện hoặc thư gửi Ngân hàng thông báo phải ghi rõ: Phí điều chỉnh sẽ được trừ vào tiền hàng khi thanh toán L/C hoặc lập thư đòi phí sau.
Phải có hồ sơ theo dõi các khoản phí đã đòi NH nước ngoài, trong vòng 30 ngày không được nhận tiền phí thì phải nhắc NH thông báo. Định kỳ vào đầu tháng sau đó phải báo cáo số liệu về việc thu phí nước ngoài cho trưởng phòng để xử lý kịp thời những khoản phí chưa thu được.
Trong thời hạn hiệu lực của L/C, nếu :
- Ngân Hàng thông báo yêu cầu huỷ L/C : Thanh toán viên phải thông báo ngay cho người mua và đề nghị họ trả lời bằng văn bản, khi nhận dược trả lời của khách hàng bằng văn bản thì phải điện ngay cho Ngân Hàng thông báo biết.
Người mua yêu cầu huỷ L/C : căn cứ vào thư uêu cầu của khách hàng NHNT điện báo cho NH thông báo biết, trong nội dung điện ghi rõ “trong vòng 07 ngày làm việc nếu không nhận được trả lời thì L/C tự động huỷ ”
Khi L/c hết hạn hiệu lực hoặc L/c được phép huỷ, phải huỷ số dư L/C và hoàn trả ký quỹ nếu có.
2.2. Kiểm tra chứng từ, giao chứng từ, trả tiền:
Khi nhận được chứng từ giao hàng từ nước ngoài, thanh toán viên phải kiểm tra chứng từ trước khi giao cho khách hàng.
* Trường hợp L/C cho phép đòi tiền bằng điện :
Khi nhận được đòi tiền của NH nước ngoài xác nhận chứng từ phù hợp, thanh toán viên kiểm tra sự xác nhận mã (nếu bằng Telex), các mẫu điện thích hợp (nếu bằng SWIFT), nếu hợp lệ thanh toán viên thực hiện trả tiền theo chỉ dẫn trên lệnh chuyển tiền đồng thời điện báo cho NH đòi tiền biết họ họ yêu cầu sử dụng MT756 (nếu bằng SWIFT), trừ phí trên số tiền phải trả và hạch toán theo chế độ Kế Toán hiện hành. Mặc dù đã trả tiền theo lệnh đòi tiền nhưng khi nhận được chứng từ, thanh toán viên phải kiểm tra, nếu phát hiện chứng từ không phù hợp với điều kiện L/C thì phải thông báo ngay cho khách hàng theo mẫu qui định, đồng thời thông báo ngay cho NH nước ngoài, trong thông báo phải chỉ ra những điểm không hợp lệ và ghi rõ : Chúng tôi đang giữ chứng từ chờ quyết định của các ông (we are holding the documents at your disposal).
Khi nhận được điện đòi tiền của NH nước ngoài thông báo chứng từ không phù hợp, thanh toán viên phaỉ thông báo ngay cho nhười mua chi tiết những điểm không phù hợp, yêu cầu người mua trả lời bằng văn bản trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của NHNTVN.
+ Nếu người mua chấp nhận thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo qui định.
+ Nếu Người mua không chấp nhạn thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán một phần thì phải điện báo ngay cho NH đòi biết.
Trường hợp L/C qui định đòi tiền bằng chứng từ :
- Khi nhận được chứng từ nước ngoài xác nhận chứnh từ phù hợp, thanh toán viên phải kiểm tra chữ ký uỷ quyền, kiểm tra nội dung chứng từ
+ Nếu phù hợp thì thực hiện việc trả tiền và giao chứng từ cho khách hàng.
+ Nếu chứng từ không phù hợp với các điều kiện, điều khoản L/C, thanh toán viên phải thông báo ngay cho người mua những điểm không phù hợp, yêu cầu họ trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của NH phải có ý kiến bằng văn bản về bộ chứng từ đó, đồng thời phải điện báo cho NH chuyển chứng từ những điểm không phù hợp, trên điện báo phải nêu rõ : chúng tôi đang giữ chứng từ và chờ sự định đoạt của các ông.
Việc thông báo cho NH chuyển chứng từ không được quá 07 ngày làm việc của NH kể từ ngày tiếp theo ngày nhận chứng từ.
Trường hợp nhận được chứng từ của NH nước ngoài gửi đến nhờ thu theo L/C do chứng từ không phù hợp, phải thông báo cho người mua và nêu rõ các điểm không phù hợp... và yêu cầu người mua trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Ngân hàng phải có ý kiến bằng văn bản về bộ chứng từ đó. Nếu chấp nhận thanh toán thì giao chứng từ cho khách hàng và thực hiện việc trả tiền theo qui định, nếu không chấp nhận thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán miột phần thì phải thông báo ngay cho NH chuyển chứng từ biết.
Trường hợp người mua yêu cầu NHNT phát hành bảo lãnh nhận hàng hoặc ký hậu vận đơn để nhận hàng nhập theo L/C, người mua phải có yêu cầu bằng văn bản và cam kết và cam kết trả tiền kể cả khi chứng từ không phù hợp và thu thủ tục phí theo biểu phí hiện hành của NHNT.
Trường hợp khách hàng yêu cầu chỉ định NH hoàn trả ngay khi mở L/C, chi nhánh cần xem xét những trường hợp cụ thể để quyết định có chấp nhận chỉ định NH hoàn trả hay không, nhưng phải đủ các điều kiện sau :
+ L/C hạn chế thanh toán tại một Ngân hàng thương mại có tín nhiệm với NHNTVN.
+ Số tiền tối đa của L/C là 500.000 USD hoặc tương đương.
+ Nhân hàng được chỉ định hoàn trả phải là Ngân hàng giữ tài khoản và là Ngân hàng đại lý chính của NHNTVN.
L/C có qui định NH hoàn trả, sau khi mở L/C thanh toán viên tién hành lập uỷ quyền hoàn trả gửi NH hoàn trả bằng SWIFT, bằng TELEX họăc bằng thư, trong nội dung L/C phải ghi rõ : Ngân hàng đòi tiền phải thông báo về việc đòi tiền trước 02 ngày làm việc. Đối với các L/C cho phép tự động ghi Nợ, trong nội dung l/C phải qui định rõ : Phải thông báo ghi nợ trước 02 ngày làm việc.
Trường hợp cần sửa đổi hoặc uỷ quyền, thanh toán viên phải thông báo ngay cho NH được uỷ quyền bằng SWIFT, bằng TELEX, hoặc bằng thư.
Chương III
Những vấn đề tồn tại và một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương
________
I./ một số tồn tại trong thanh toán L/C với thị trường nước ngoài của Ngân hàng Ngoại thương :
Trong một số trường hợp nhất là các loại hình nghiệp vụ mới chưa được quy trình hóa và văn bản hóa đã dẫn đến tình trạng thiếu chặt chẽ về mặt pháp lý, cụ thể là trường hợp phát hành P/B theo yêu cầu của GENERALIMEX, Vietcombank phát hành P/B chỉ trên một thư yêu cầu rất đơn giản và không có yêu cầu cụ thể.
* Kỹ năng xử lý của cán bộ thanh toán còn bất cập so với yêu cầu phát triển và mở rộng thanh toán quốc tế. Nhận thức của cán bộ Vietcombank về quan hệ kinh doanh giữa các Ngân hàng với Khách hàng còn có những vấn đề chưa thực sự làm hài lòng khách hàng.
Nhiều nơi, nhiều lúc vì quá thiên lệch để bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong nước đã sử lý nghiệp vụ thoát ly với tập quán quốc tế dẫn đến hậu quả ngân hàng vi phạm UCP 500 làm ảnh hưởng đến uy tín trên thương trường.
Thiếu sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ các khâu nghiệp vụ trong ngân hàng nhất là tín dụng và thanh toán để thu hút, ràng buộc khách hàng.
* Chính sách của nhà nước và văn bản của các nhành chức năng chưa đồng bộ và chưa phù hợp với tình hình phát triển của công tác thanh toán. Các văn bản pháp quy của ngành Ngân hàng cho nghiệp vụ thanh toán chưa đáp ứng kịp thời hoặc chưa đủ nên trong việc thực hiện nghiệp vụ còn dè dặt.
* Vietcombank ở vào thế cạnh tranh bất lợi so với Ngân hàng Nước ngoài vì các Ngân hàng này dường như được coi là hợp lệ khi cho vay ngoại tệ để thu mua xuất khẩu. Các Ngân hàng Nước ngoài thường được các Ngân hàng mẹ đỡ đầu có vốn điều lệ lớn nên được phép cho vay dự án lớn, nhờ vậy mà có điều kiện ràng buộc người vay thực hiện thanh toán qua họ nên kim ngạch thanh toán qua Vietcombank giảm đi.
* Trình độ am hiểu về thanh toán quốc tế của nhiều đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu còn hạn chế và trong một số trường hợp đã có biểu hiện làm ăn không trung thực.
II./ Một số kiến nghị nhằm giải quyết tồn tại trong thời gian tới :
1. Kiến nghị chung
Để có thể duy trì và giữ vững thị phần của Vietcombank trong thanh toán quốc tế, một số vấn đề đáng quan tâm là:
Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về thanh toán quốc tế làm căn cứ thực hiện nhất là khi xảy ra tranh chấp với khách hàng. Ngân hàng bổ sung quy định về biểu phí thanh toán qua Ngân hàng cho phù hợp với việc phất triển các nghiệp vụ của Ngân hàng Thương mại.
Kiến nghị viới Ngân hàng Nhà nước đề nghị với Chính phủ cần có sự thống nhất giữa các Bộ, Ngành có liên quan để tránh sự sung đột pháp lý giữa thông lệ Quốc tế với quy định trong nước về nghĩa vụ cam kết tài chính của Ngân hàng với Nước ngoài.
Tiếp tục tập trung giải quyết dứt điểm các vương mắc trong thanh toán quốc tế. Để đảm bảo uy tín trong thanh toán cần nghiên cứ đưa ra hạn mức thanh toánddối với các khách hàng trong nước cũng như với các ngân hàng nước ngoài trên cơ sở tín nhiệm trong thanh toán và căn cứ vào các số lượng các giao dịch.
* Cần tập trung nghiên cứu và phải có biện pháp tổng thể mới có thể thúc đẩy được công tác thanh toán Quốc tế và cân bằng hoạt động kinh doanh giữa tín dụng và dịch vụ.
Duy trì và tăng cường mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, chủ động tìm hiểu khách hàng để có thông tin kịp thời và chính xác về phía khách hàng.
Cần có kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ thanh toán.
Rà soát lại các văn bản về thanh toán trong nước, quy trình hóa và mẫu biểu hóa nghiệp vụ thanh toán, bảo lãnh. Phối hợp chặt chẽ công tác thanh toán trong nước và thanh toán với nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Nên thường xuyên có các thông tin kịp thời về quan hệ thanh toán của các ngân hàng đại lý cũng như thông tin về quan hệ khách hàng.
Nâng cao và hòan thiện chương trình vi tính hóa trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng để đảm bảo công tác thanh toán được thực hiện thông suất và chính xác.
2. Một số ý kiến nhằm năng cao hiệu quả thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương pháp tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
a. Thời gian thanh toán đối với bộ chứng từ :
Trong thời gian thanh toán xuất khẩu điều quan trong nhất là làm thế nào xác lập được bộ chứng từ hoàn hảo phù hợp với nguyên tắc và tập quán Quốc tế và L/C và phải được chuyển nhanh. Vì vậy đối với các Ngân hàng Nước ngoài thường thanh toán chậm, thì ta cần cương quyết đòi họ phải trả đúng hạn và phải trả lãi thời gian chậm thanh toán nếu có giá trị. Điều đáng tiếc là phần lớn các bộ chứng từ xuất của Vietcombank có giá trị không lớn do đó trong trường hợp Ngân hàng Nước ngoài thanh toán chậm, lãi phạt trả chậm quá nhỏ đôi khi không đủ để thanh toán điện phí hay bưu phí gửi đi đòi. Vì vậy vấn đề này cần được giải quyết theo hệ thống và phạm vi toàn Ngành tại Vietcombank TW.
b. Tìm hiểu các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng tránh các sai sót về chứng từ để có thể làm cho các ngân hàng nước ngoaì từ chối thanh toán:
Đây là vấn đề cơ bản trong việc thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ, một vấn đề có nhiều vướng mắc do khả năng hạn chế của các doanh nghiệp xuất khẩu địa phương. Thực tế có một số Công ty xuất khẩu cán bộ nghiệp vụ chưa hề biết đến “draft hay invoice” ra sao và trong nhiều trường hợp cán bộ Vietcombank phải hướng dẫn tỷ mỷ thậm chí ngân hàng phải làm giúp họ.
Tình trạng phổ biến là chứng từ làm không đẹp và không nghiêm túc về hình thức, và còn nhiều sai sót về nội dung về vấn đề này nên chăng Vietcombank có thể in sẵn các mẫu Draft, Invoice...cho đẹp để phát cho khách hàng xuất khẩu điền vào như một số các Ngân hàng nước ngoài vẫn làm như Ci Ti Bank, Nationnabank Korea hoặc Mitsubi shi Bank vv... Và hầu hết các Ngân hàng Quốc tế lớn, phí tổn in các mẫu biểu này có thể tính vào phí thanh toán hàng xuất. Làm như vậy bộ chứng từ của khách hàng vừa đẹp lại vừa đồng bộ về hình thức mà bớt được nhiều sai sót về nội dung (vì khách hàng chỉ điền vào những chỗ trống để chừa sẵn).
c. Triển khai nghiệp vụ chiết khấu các bộ chứng từ :
Để thực hiện “ mua đứt bán đoạn “ bộ chứng từ trong thanh toán L/C at sight” thì vấn đề quan trọng là phải có đầy đủ, đồng bộ những điều kiện mà Ngân hàng Ngoại thương thực hiện chiết khấu bộ chứng từ để làm cơ sở chắc chắn thu lại được tiền từ Ngân hàng nước ngoài.
Hiện nay, Vietcombank chưa thực hiện chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ một cách rộng rãi. Chứng từ do đơn vị xuất khẩu Việt Nam lập thường có sai sót, nên việc thanh toán tiền sẽ gặp khó khăn.
Cạnh tranh Ngân hàng hiện nay hiệu quả cao nhất là có thể thanh toán nhanh hơn cho các nhà xuất khẩu. Vietcombank có nhiều lợi thế vì vậy cần phát huy mạnh lĩnh vực. Vietcombank cần đảy mạnh hơn việc chiết khấu khi đơn vị có bộ chứng từ hoàn hảo.
Trong thực tế các doanh nghiệp xuất khẩu ở địa phương thường bị nước ngoài chèn ép, thanh toán chậm và các nhà Xuất khẩu phải bị thiệt thòi, không dám đứng đơn kiện vì lý do tiền theo kiện lớn hơn giá trị bộ chứng từ. Vì vậy nên chăng Vietcombank nên có những buổi họp, toạ đàm với các khách hàng để truyền đạt những thông tin mình thu thập được để khách hàng rút kinh nghiệm.
d. Luật lệ chi phối hoạt động thanh toán Quốc tế :
Những vướng mắc quan trọng nhất trong thanh toán xuất khẩu có lẽ là sự thiếu am hiểu các luật lệ chi phối hoạt động thanh toán Quốc tế của các doanh nghiệp xuất khẩu, từ đó dẫn đến sự thiếu thông cảm giữa người Xuất nhập khẩu và Ngân hàng, đôi khi còn dẫn đến những căng thẳng không đáng có. Rất nhiều cán bộ nghiệp vụ và cả lãnh đạo của các doanh nghiệp không am hiểu nguyên tắc “ độc lập của bộ chứng từ đối với hàng hoá “ trong hoạt động thanh toán của Ngân hàng. Họ quan niệm rất đơn giản theo nguyên tắc “ tiền trao cháo múc “ nhận hàng rồi mới trả tiền. Muốn tránh được những vướng mắc lớn này Vietcombank có thể giúp khách hàng tìm hiểu các văn bản chế độ chi phối hoạt động thanh toán, nhất là các điều khoản UCP 500 của phòng Thương mại Quốc tế về trách nhiệm của Ngân hàng đối với chứng từ các loại, để phù hợp với thông lệ Quốc tế nhằm nâng cao chất lượng phục khách hàng.
e. Đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Nhiều năm qua bộ phận thanh toán quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương được xây dựn theo mô hình từ thời bao cấp. trong khi đó nghiệp vụ trên thế giới đã có nhiều thay đổi. Để hoà nhập được với môi trường hoạt động của ngân hàng thì Ngân hàng Ngoại thương cần nghiêm túc xem xét lại về cơ cấu tổ chức về cán bộ thanh toán quốc tế, mạnh dạn cải cách và xây dựng mô hình mới cho phù hợp với sự phát triển của công nghệ thanh toán hiện nay. Mô hình tổ chức còn phải dáp ứng được điều kiện tạo luồng thông tin thông suốt, chính xác và cập nhật trong toàn hệ thống Ngân hàng xây dựng được cơ sở dữ liệu đầy đủ, an toàn giúp cán bộ phận thanh tra Quốc tế và các cấp Lãnh đạo có đầy đủ thông tin để xây dựng kế hoạch hành động, xác định xu hướng phát triển hay ra quyết định xử lý công việc hàng ngày được chính xác.
Đa dạng hóa sẩn phẩm dịch vụ
Với sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ về công nghệ và thương mại điện tử hiên nay, Ngân hàng Ngoại thương cần có định hướng rõ ràng để áp dụng các công nghệ hiện đại nhằm đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong giai đoạn mới bắt nhịp với sự phát triển về công nghệ nắm bắt được yêu cầu của các khách hàng trong giai đoạn thay đổi và phát triển công nghệ. Trước mắt cần nghiên cứu và triển khai tề thành công về dịch vụ Ngân hàng Điện tử. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đưa ra các sản phẩm dich vụ Internet- Banking. Nghiên cứu và nắm bắt xu hướng phát triên của thương mại điện tử trong tương lai để chuẩn bị cho các dich vụ Ngân hàng tương ứng.
Xây dựng đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế có trình độ chuyên môn cao
Chất lượng thanh toán quốc tế phụ thuộc phần lớn vào trình độ của các cán bộ thanh toán do đó Ngân hàng Ngoại thương cần có sự đầu tư thích hợp cho công việc tuyển chọn đào tạo và làm việc trong lĩnh vực này mang tính chất chuyên môn hoá cao
Thực hiện một chính sách khách hàng hấp dẫn, linh hoạt để thu hút và tạo lập cơ sở các khách hàng truyền thống ổn định cùng với Ngân hàng Ngọai thương, phải kết hợp nhiều loại hình dịch vụ tổng hợp để đáp ứng các nhu cầu tổng thể như chính sách về tín dụng, dịch vụ thanh toán cao, lãi suất hấp dẫn, thoả mãn nhu cầu mua bán ngoại tệ, kết hợp với sự tư vấn và xây dựng mối quan hệ khách hàng nhiệt tình với công việc để phục cho khách hàng truyền thống theo yêu cầu của họ. Gắn liền chính sách ưu đãi với sự đánh giá phân loại khách hàng thuờng xuyên tại tất cả các khâu giao dịch. Nhgiên cứu khép kín nghiệp vụ cấp vốn vay với việc xuất trình chứng hàng xuất qua Ngân hàng Ngoại thương.Cần phát huy ưu thế của Ngân hàng Ngoại thương trong quan hệ Quốc tế để có những thông tin, đánh giá về các ngân hàng đại lý kịp thời để có những đối sách phù hợp nhằm góp phần thúc đẩy và nâng cao chất lượng trong thanh toán. Phối hợp chặt chẽ giữa các phòng chức năng trung Ưong với cá phòng chức năng nghiệp vụ tại các Chi nhánh để có được sự thống nhất rong giải quết công việc, tránh gây ra khó khăn ách tắc đáng tiếc.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh Xuất Nhập khẩu tham gia vào thanh toán Quốc tế
Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là người trực tiếp tham gia quá trình thanh toán Quốc tế. Để nghiệp vụ này thực hiện được tốt bản thân các doanh nghiệp phải tự khắc phục những yéu kém cuả mình
Phải có đội ngũ cán bộ nhân viên am hiểu kỹ thuật nghiệp vụ, ngoại thương, trình độ ngoại ngữ để tham gia ký kết các hợp đồng ngoại thương tránh được những điều khoản thanh toán bất lợi. Bố trí các cán bộ làm công tác kinh doanh xuất nập khẩu ngoài các tiêu chuẩn trên còn phải có sự năng động, nhanh nhạy để nắm bắt kịp thời các thông tin diễn biễn về giá cả, tỉ giá hối đoái và các bạn hàng trong và ngoài nước. Xây dựng chiến lược marketing, kế hoạch sản xuát, kinh doanh tiến hành triển khai đúng kịp thời với tiến độ giao hàng, nâng cao chất luợng sản phẩm, thay đổi mẫu mã củng cố và tăng cường mở rộng bạn hàng.
Doanh nghiệp phải chú trọng hết sức đến khâu thanh toán lựa chọn phương thức thanh toán nào có lợi nhất, khi tiến hành thanh toán cẩn thận, chính xác uy tín nếu sử dụng L/C hàng xuất cố gắng hoàn chỉnh bộ chứng từ hoàn hảo để bảo đảm quyền lợi của mình trong thanh toán. Cần tham khảo thêm những tư vấn của ngân hàng khi sử dụng các phương thức thanh toán.
Kết luận
Việc hoạch định xây dựng nền kinh tế đất nước theo định hướng XHCN trong cơ chế thị trường cho đến bây giờ đã được toàn dân ta nhận thức là đường lối chiến lược phát triển đúng quy luật. Đất nước đang chuyển mình trong tiến trình đổi mới theo đường lối này là không thể thay đổi. Nền kinh tế Việt Nam nói chung, cũng như Vietcombank nói riêng khi bước vào cơ chế thị trường chỉ có thể phát huy sức mạnh vốn có, tiềm ẩn của bản thân đồng thời phải hiểu rất rõ về điều kiện vươn lên từ một phát điểm thấp kém thì mới mau chóng thoát khỏi mối đe doạ khủng hoảng kinh tế thập kỷ 80 và nguy cơ tụt hậu đối với nền kinh tế thế giới hiện nay và sau này. Tuy pháp lệnh Ngân hàng ra đời đã tạo đà và nền tảng cho hoạt động kinh doanh ban đầu theo cơ chế thị trường của hệ thống Ngân hàng trong đó có Vietcombank những môi trường pháp lý đảm bảo cho các mối quan hệ được điều chỉnh bởi các bộ luật và văn bản dưới luật lại hầu như đứng ở cột mốc đầu tiên đây là một khó khăn làm cho “sân chơi thiếu vắng trọng tài ”. Mặc dù vậy, hệ thống tổ chức và hoạt động của Vietcombank đã và đang tiếp tục đổi mới về cơ bản trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, một lĩnh vực chiếm vị trí quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển đất nước.
Sự mở rộng và phát triển các lĩnh vực về nghiệp vụ thanh toán qua Vietcombank đã tạo tiền đề cho phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có cơ hội phát huy được tác dụng của mình để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho đất nước. Từ đó, phương thức thanh toán này ngày càng được biết đến cặn kẽ và chính xác hơn, được sử dụng và phổ biến rộng rãi hơn. Vietcombank đã, đang và sẽ coi phương thức này như một công cụ đắc lực trong việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán để đáp ứng, phục vụ ngày càng tốt hơn mọi nhu cầu đặt ra trong quá trình thanh toán xuất khẩu thương mại và phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Dù còn có những vấp váp, những “hạt sạn” trong lịch sử của mình với gần 37 năm tuổi nghề, Vietcombank mang trên mình nhiều thành quả đáng ghi nhận với một trọng trách và trách nhiệm nặng nề nhưng rất đáng tự hào và vinh dự bởi sự tin cậy của Đảng, sự tin yêu của người dân trong nước cũng như người Việt Nam sống xa Tổ quốc, sự tín nhiệm của các nhà ngoại giao, và các thương gia, ngân hàng nước ngoài và nhất là các khách hàng là những nhà doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong và ngoài nước mà Vietcombank đã quan hệ và hợp tác trong hoạt động kinh doanh của mình.
Vietcombank không dừng lại ở các kết quả đã đạt được mà còn phải vượt qua những chặng đường gian nan vất vả để hướng tới mục đích là một trung tâm thanh toán đối ngoại lớn nhất của cả nước để góp phần vào công cuộc xây dựng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Hoà chung vào một thế giới mới - thế giới tràn ngập nền hoà bình, phồn vinh và hạnh phúc và của cả nhân loại văn minh.
Trên đây là toàn bộ nội dung khoá luận nghiên cứu về hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thuác tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam những ý kiến nêu trong bài này là xuất phát từ thực tế hoạt động thanh toán quốc tế tại đơn vị mình em hy vọng rằng qua bài viết này sẽ đóng góp được một phần nhỏ bé vào quá trình hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương PGS - Đinh Xuân Trình.
Tạp chí Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (1998 - 1999).
UCP 500 (bản sửa đổi năm 1993).
INCOTERMS 1990 - Bộ thương mại
Quy tắc và quy trình nghiệp vụ thanh toán Quốc tế của Vietcombank.
Danh sách Ngân hàng đại lý 1999.
Báo cáo kết quả kinh doanh sau 5 năm đổi mới (Vietcombank).
Tài liệu hội nghị giám đốc (Tháng 6/2000 - Vietcombank).
Thời báo kinh tế Việt Nam (các số năm 1997 - 1998 - 1999)
Lời cảm ơn
Xin chân thành cảm ơn các anh, chị Phòng thanh toán xuất nhập khẩu và các cán bộ đang công tác tại Hội sở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi về lý luận cũng như phương pháp nghiên cứu và chọn lọc, tiếp cận thực tiễn trong quá trình tôi thực tập tại đây.
Xin chân thành cảm ơn các thầy và các cô giáo tại Học viện Ngân hàng và truyền đạt kiến thức cho tôi trong những năm học vừa qua nhờ đó mà tôi đã tiếp thu và học hỏi để hoàn thành được khoá luận này.
Hy vọng và tin tưởng rằng qua những vấn đề được nêu lên trong khoá luận này mà tôi phản ánh sơ lược được phần nào đó về tình hình hoạt động ngoại thương Việt Nam nói chung và công tác thanh toán xuất khẩu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói riêng.
Kính mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các cán bộ công tác tại Ngân hàng Ngoại thương Viêt Nam cũng như toàn bộ các bạn sinh viên để khoá luận này có ý nghĩa thực tiễn hơn.
Học viên: Phí Thị Tú
Lời mở đầu
Xu hướng toàn cầu hoá ngày càng lan rộng và bị thao túng bởi các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, đẩy thế giới của chúng ta vào guồng quay của sự liên doanh, liên kết không biên giới. Trong xu thế chung của nền kinh tế thế giới, mỗi nước đều muốn tận dụng những lợi thế tương đối của mình để phát triển kinh tế , điều này đã dẫn tới quá trình tất yếu của phát triển thương mại Quốc tế.
Việt Nam với chủ trương phát triển nền kinh tế mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập với nền kinh tế trong khu vực cũng như trên toàn thế giới đã tham gia vào việc tăng cường phát triển quan hệ hợp tác Quốc tế thông qua hoạt động thương mại Quốc tế nhằm tìm kiếm những nguồn đâù tư, nguồn lợi nhuận để thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm tiền đề cho việc phát triển kinh tế nước nhà.
Góp phần không nhỏ trong hoạt động thương mại Quốc tế chính là hoạt động thanh toán quốc tế, đây là một mắt xích không thể thiếu trong quá trình mua bán hàng hoá hay dịch vụ, là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng thông qua việc chi trả lẫn nhau mà không cần tính đến biên giới. Thanh toán quốc tế đã giải quyết tốt mối quan hệ hàng hoá và tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình tái sản suất và đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hoá.
Trong những năm đổi mới vừa qua, hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng của nước ta có nhiều bước thăng trầm, song điều khẳng định là nó ngày càng hoàn thiện và phát triển. Để minh chứng cho điều đó, chúng ta hãy xem xét hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNTVN).
Thời kỳ trước khi đổi mới, NHNTVN độc quyền trong thanh toán quốc tế, toàn bộ thanh toán quốc tế của đất nước đều thông qua NHNT - đây là Ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam, phục vụ đối ngoại cho tất cả các hoạt động của Nhà nước. Tuy nhiên, bắt đầu công cuộc đổi mới (từ năm 1986 tới nay), với việc các NHTM đều bình đẳng trong kinh doanh đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt ngay giữa các NHTM Việt Nam cũng như với các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài dẫn tới hoạt động thanh toán quốc tế của NHNTVN gặp rất nhiều khó khăn. Thị phần thanh toán quốc tế giảm liên tục, từ 100% (năm 1986) giảm xuống còn 28% (năm 1999).
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng đã hiểu rõ thực trạng này, họ đã và đang triển khai nhiều biện pháp cấp bách để giữ vững uy tín của mình, đồng thời thông qua các giải pháp hữu hiệu này nhằm tăng dần thị phần thanh toán quốc tế - một nghiệp vụ truyền thống của họ.
Cùng chia sẻ những lo toan và khó khăn của NHNT vì sự nghiệp chung phát triển kinh tế đất nước, bài viết này xin được đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNTVN. Tuy nhiên, đây là một hoạt động rất phức tạp, hơn nữa bản thân là một sinh viên nên lượng kiến thức cũng như những kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của các thày, các bạn để những kiến nghị, đề xuất mạng tính khả thi.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo và các cán bộ của ngân hàng Ngoaị thương Việt Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28192.doc