Một khía cạnh cần được đề cập đến là trong phong cách nhà báo Lê Thị Liên Hoan, chúng ta có thể thấy chất hài được thể hiện qua các tác phẩm (chất hài vốn là đặc điểm nổi bật và cái đích cần hướng đến của các nhà viết tiểu phẩm).
Trong thể loại tiểu phẩm, tính hài, việc tạo ra tiếng cười đóng vai trò quan trọng, tiếng cười là yêu cầu của cuộc sống đang vươn lên. Vì thế con người đưa đám một hình thức xã hội tiêu cực không phải bằng những điệu kèn lâm khốc bi ai mà bằng tiếng cười vui vẻ. Tiếng cười được tạo ra từ chất hài hước trong cuộc sống. Những tiếng cười vui vẻ ấy có sức công phá vào những cái xấu, và sẽ nhanh chóng đưa tiễn những hình thức xã hội xấu xí đi vào nấm mồ của dĩ vãng, làm cho xã hội trong sạch hơn. Tiếng cười là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong công thức tạo nên những tiểu phẩm hay từ xưa đến nay. Đặc biệt mỗi nhà báo khi viết tiểu phẩm đều phải chớp được khoảnh khắc lột tả chân thực nhất bản chất của vấn đề mà chọn được cách thể hiện dí dỏm, gây cười nhất thì lúc đó nhà báo ấy sẽ có một thế đứng ở thể loại tiểu phẩm. Bởi vì nhà báo đó đã nắm được cái thần, cái cốt lõi của thể loại tiểu phẩm.
Lê Thị Liên Hoan tung tẩy với những con chữ qua những đối thoại hết sức thông minh và của nhân vật. Các nhân vật bới móc, vặn vẹo từng câu chữ, đả động đến những phẩm chất tính cách riêng của nhau để mà khơi gợi vấn đề, mà giễu cợt. Chất hài trong tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan có tính xã hội sâu sắc, gây cười bằng những vấn đề có thực, những mâu thuẫn nghịch lý trớ trêu trong cuộc sống. Ông đã dùng cái cười tâm lý tác động vào nhân thức người đọc. Đó là cái cười triết lý, cười mỉa, cười gằn, cười gay gắt được thể hiện bằng lối tư duy hài hước thông minh. Các tác phẩm của ông là sản phẩm của một nhà báo và một nhà làm điện ảnh phản ánh xã hội bằng ngòi bút giải trí lành mạnh có tính luận lý chặt chẽ.
Bản sắc riêng của Lê Thị Liên Hoan trong việc tạo ra chất hài hước trước hết là giọng điệu châm biếm hài hước sắc sảo. Viết tiểu phẩm muốn hay thì phải sử dụng ngôn ngữ châm biếm hài hước. Mà đã châm biếm hài hước rất dễ dẫn đến chọc ngoáy, khó nghe. Cho nên người viết tiểu phẩm dễ bị va chạm, chỉ sơ hở một tý là bị “tuýt còi”, bị trả thù vặt bằng nhiều cách. Nhưng điều quan trọng chính là cái tâm sáng và cái tài tung hứng của tác giả thì những trở ngại ấy dường như chỉ là chuyện cỏn con. Quan trọng là hoàn thành được sứ mệnh của người cầm bút. Đó là sứ mệnh vừa vinh quang mà vừa nhọc nhằn như Lý Sinh Sự đã từng nói trong “Hãy viết tiểu phẩm đi” [10] rằng sứ mệnh giống như người công nhân công ty môi trường đô thị, chịu hứng bụi để quét rác, chịu mùi hôi để vét cống, thông tắc bể phốt, đôi khi chịu cả tiếng thị phi ở đời, chịu những búa rìu dư luận để quét đi những rác rưởi, những ung nhọt vấy bẩn xã hội. Và họ thực hiện sứ mệnh cao cả đó của mình bằng tiếng cười. Tiếng cười không đơn giản chỉ là để mua vui, để cười xong mà để đấy. Mà cái chất hài trong một tác phẩm báo chí phải là chất hài đầy sâu sắc, đầy thấm thía. Cười vào cái xấu, những cái nghịch lý, mâu thuẫn và đầy trớ trêu, chỉ cho công chúng những điều đầy tính hài hước, lạ kỳ, trái với đạo đời, lẽ thường, đem đến cho công chúng những giây phút sảng khoái, và quan trọng là đem đến những tư tưởng tầng nghĩa bên trong đằng sau tiếng cười đó.
79 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nội dung phản ánh, hiệu quả xã hội và đặc trưng phong cách nhà báo Lê Thị Liên Hoan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồ Câu: Hiền lành như thế nào?
Phóng viên: Như chim Bồ Câu. Chưa từng ai thấy chim Bồ Câu đánh ai, nói xấu ai, phản đối ai và làm hại ai bao giờ. Chả thế mà thiên hạ gọi chị là chim hòa bình.
Bồ Câu: Vậy xin hỏi nhà báo một câu này. Tính hòa bình có phải là tính chịu đựng không?
Phóng viên: Không. Mặc dù đôi khi cũng rất giống chịu đựng. Bởi nhiều khi không thể có hòa bình nếu không trừng phạt.
Bồ Câu: Nếu vậy Bồ Câu còn thua người. Con người hôm nay còn chịu đựng hơn, ít trừng phạt hơn, giỏi chịu phạt hơn tôi nữa.
Phóng viên: Vô lý.
Bồ Câu: Có gì đâu vô lý. Tôi có bằng chứng rõ ràng mà.
Từ mệnh đề “đức tính hiền lành”, Lê Thị Liên Hoan đã khéo léo xoay chuyển sang vấn đề về thái độ “chịu đựng” và đưa ra “cái bằng chứng rõ ràng” là đề cập về thái độ quá “hiền lành, chịu đựng” của phụ huynh học sinh trước việc các trường đại học không đạt tiêu chuẩn. Cách dẫn dắt rất nhẹ nhàng, uyển chuyển không hề gượng đưa độc giả đi từ thú vị này sang thú vị khác, từ việc quan tâm đến chuyện không đâu vào đâu về đức tính bồ câu dần dần được nhà báo đưa đến đứng trước vấn đề trọng đại về tiêu chuẩn các trường đại học từ lúc nào.
Vào đầu cuộc phỏng vấn, hay trò chuyện của nhân vật, tác giả chưa đi ngay vào vấn đề mà “cài bẫy”, tung hứng những câu chữ khiến người đọc tò mò. Những câu mở đầu cuộc phỏng vấn trò chuyện đều mang tính chất “tưng tửng”, chưa đâu vào đâu nhưng thực chất dần dần nó đang khéo léo xoay hướng đi vào trọng tâm vấn đề mà đặt ra. Cách thức đi vào vấn đề rất có duyên, không hề gượng ép. Công chúng bị lôi kéo những mẩu hội thoại ngắn mà đầy ẩn ý, đầy tính biện luận, luận giải của nhân vật.
Hình thức đối thoại khiến cho việc đề cập đến vấn đề, cũng như cách chỉ ra sự việc trở nên nhuần nhụy, dễ đi vào lòng người đọc, bởi công chúng là người được chứng kiến sự đấu khẩu giữa hai nhân vật trong đó có một nhân vật luôn lắm lời và thích tranh luận nhưng luôn có những biện giải rất thông minh. Cách dẫn chuyện này tạo ra không khí khách quan, sinh động đa dạng sát thực tế và tạo cho công chúng cảm giác an toàn khi họ đang nghe nhân vật thảo luận trình bày rất khách quan, chứ không phải một ai đó đang thuyết trình bắt ép công chúng theo một luồng quan điểm của họ.
Như khi đề cập đến căn bệnh “khoe” của một nhà thơ nữ khi vận động cuộc thi xe đạp, nhân vật bác sỹ đã có những chẩn bệnh và tìm ra nguyên nhân của căn bệnh khoe thơ rất thấu đáo, chặt chẽ với lý lẽ rất sâu sắc về tâm lý tự ti vì sợ không ai biết đến mình, thích phóng đại mọi sự việc để được chú ý dẫn đến hệ quả là chương trình vận động của nhà đài sụp đổ vì sự khoe thái quá ấy.
Bác sĩ: Toàn thế giới đều biết, dù cảm xúc có thật, thì việc thể hiện nó một cách tùy tiện, một cách "phô" cũng khiến thứ "nguyên liệu" cao quý ấy bị thấp đi, hoặc tệ hơn, gây dị ứng.
Phóng viên: Nguyên nhân của bệnh "khoe" này?
Bác sĩ: Thường xuất phát từ việc cứ tưởng khoe thế là sang. Và xuất phát từ tâm lý tự ti, sợ rằng nếu không nói ra không ai biết.
Phóng viên: Khổ thật.
Bác sĩ: Thêm một nguyên nhân nữa: Đấy có khả năng là cảm xúc giả. Vì giả nên người ta không trân trọng, không giữ gìn. Cảm xúc thật bao giờ cũng chân thành. Sự chân thành bao giờ cũng ít bộc lộ.
Phóng viên: Bác sĩ chả nên khắt khe quá. Như trên đã nói, tiếng mưa rõ ràng có thực.
Bác sĩ: Đúng vậy! Nhưng chả cần đi xe đạp, đi bộ hay đi xe hơi, nếu muốn, cũng nghe được tiếng mưa. Có hàng triệu bài thơ và bản nhạc về mưa hay trên trái đất này, mà tác giả của chúng không cần đi xe đạp. Đừng mang nó ra làm cái cớ để khoe.
Phóng viên: Thế này, bác sĩ ạ. Căn bệnh của cô ấy nói cho cùng, không phải sâu răng hay xoang mũi, không bắt quả tang được. Nếu như kẻ tầm thường đi xe đạp do không mua được xe máy thì vĩ nhân cưỡi xe đạp để nghe mưa.
Bác sĩ: Tuy nhiên, theo lối tư duy thông thường, tôi tin chắc nghe mưa không phải là lý do chính vì cứ ngồi im trong vườn thì cũng được nghe. Sự buồn cười của nữ thi sĩ ở đây là đã phóng đại sự nghe, biến nó thành lý do quan trọng nhất, và do đó, khiến chương trình tivi sụp đổ, bởi nhà đài rõ ràng chỉ muốn tuyên truyền cho việc đạp xe theo lối thông thường. Nhà đài chắc chắn không muốn gây hoang mang cho tâm hồn người xem hay gây lãng mạn cho chuyện đạp xe qua phố. Không có nhiều chỗ cho thơ ở đây.
Đồng thời, những bài viết của Lê Thị Liên Hoan luôn gây bất ngờ. Bất ngờ ngay khi đang đọc, bởi phỏng vấn hay trả lời cũng chỉ là một, mà hỏi và trả lời không đi thẳng luôn vào vấn đề mà loanh quanh, đi đường vòng nhưng cuối cùng cũng nhằm dẫn đến chỉ ra một ý gì đó rất bất ngờ và thấu đáo của tác giả, mang đậm tính châm chích mà có giá trị đóng góp sâu rộng nên rất …mang tính công dân. Suy ra thì cũng là để phê phán cái sự học giả dối, cái sự vô trách nhiệm, bệnh hình thức, thói đạo đức giả….nhưng nói đàng hoàng nghiêm túc đôi khi không ép phê bằng việc châm chích, cười đấy nhưng mà không ít người thấy đau đớn trong lòng, bởi thấy sao mà giống như khơi cái xấu của họ một cách tường minh như thế, khối kẻ đọc mỉm cười mà thực chất thấy ức chế, cay đắng trong lòng như cách giễu cợt về khẩu hiệu. Như khi đề cập đến sự sáo rỗng thiếu kiến thức của nhiều người dẫn chương trình hiện nay, từ câu chuyện bánh dẻo với bánh nướng ban đầu, có vẻ dài dòng, những câu hỏi đáp ban đầu có vẻ xa xôi, chỉ đả động đến việc bánh nướng được ưa chuộng hơn bánh dẻo. Nhưng sau đó, Lê Thị Liên Hoan đã khéo nắm thóp cái từ “dẻo” để từ đó triển khai vấn đề, nhanh chóng đưa ra cái sự dẻo của nghề dẫn chương trình, dẻo miệng nhưng thực chất là sáo rỗng về kiến thức. Cách thức dẫn chuyện rất bất ngờ, và khó ai có thể đoán ra được dụng ý sâu xa của nhà báo chỉ trừ khi phải theo dõi từ câu hỏi đầu tiên đến câu đáp cuối cùng, mới nhận thấy sự dẫn dắt khéo léo của tác giả.
Phương pháp dẫn chuyện này rất cần sự vững tay ở tác giả. Bởi nếu không giữ được nhịp có thể khiến cho bị lệch hướng hoặc tạo nên sự gượng gạo khi đề cập vấn đề. Bên cạnh đó, có thể gây nhàm chán cho công chúng nếu không vững vàng và không có tố chất cuốn hút trong việc đặt câu hỏi và trả lời, tạo được nhịp độ tiến triển cho cuộc đối thoại. Có thể nói, ở đây cần ở tác giả khả năng hóa thân vào nhân vật, chú ý vào những tình tiết quan trọng, và phải biết cách nói giọng của nhân vật, thể hiện đúng phong thái tâm lý cũng như đặc điểm của nhân vật.
2.2.5. Cái tôi tác giả
Cái tôi tác giả thể hiện bản lĩnh chính trị, nghiệp vụ khẳng định tinh thần “nói đến nơi làm đến chốn” và dũng cảm chỉ ra cái đúng, cái sai, kết luận vấn đề một cách xác đáng, thuyết phục bằng một cách tư duy rất thông minh, nhanh nhạy và có sức hút. Dù là nhân vật gì và thể hiện tính cách như nào, dù tác giả có hóa thân vào giọng điệu riêng của từng nhân vật thì vẫn hiện lên cái tôi của tác giả. Đó là một cái tôi cá tính, đanh đá, một cái tôi thông thạo và có một cái nhìn đầy sắc bén về vấn đề, thích lật đi lật lại vấn đề, truy gắt gao, truy đến tận cùng vấn đề, chỉ thẳng nguyên nhân mà không nề hà bằng một cách rất giễu cợt. Đặc biệt hương vị chanh chua đanh đá rất đúng bản sắc của một Lê Hoàng ngoài đời không thể lẫn vào đâu được thể hiện ở sở thích rất thích chen ngang, thích cắt lời và thích vặn vẹo từng câu chữ. Đặc biệt cái tôi ấy mang trong mình phẩm chất đầy khiêu khích, đôi khi mang tính đốp chát, không sợ trời, không sợ đất chỉ sợ không được nói ra điều mình nói. Cái tôi của tác giả cứng cỏi, có lúc bướng bỉnh hiên ngang, tuyên chiến với cái xấu, cái tiêu cực, có lúc lại mềm mại nhẹ nhàng nhưng thâm thúy có khả năng tác động đến người đọc. Tác giả thể hiện rõ thái độ khen chê của mình chứ không giấu biệt cái tôi của mình đi như trong thể loại tin, tường thuật. Những vấn đề mà tác giả đề cập là những việc đang xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, xác thực, không hề hoa mỹ mà nó ở ngay đấy, ngay cạnh những hoạt động đời thường của xã hội, của con người.
Đồng thời ta cũng thấy một cái tôi luôn gây sốc, luôn đưa ra những tuyên bố rất bất ngờ, gây sự tò mò thú vị cho công chúng như “Lời cảm ơn chân thành tới Vedan” (trong khi Vedan là thủ phạm gây ô nhiễm sông Thị Vải (!)). Thực chất đã tác giả chuẩn bị sẵn một lô lốc những lý lẽ đầy thuyết phục về vụ việc ô nhiễm của một giải thưởng, nhằm moi móc tiền của các doanh nghiệp gây những lãng phí không cần thiết. Đọc những đoạn đối thoại của hai nhân vật, ta nhìn thấy một nụ cười nhếch mép đậm chất Lê Thị Liên Hoan, một cái cười khẩy cực kỳ đáng ghét, đầy mỉa mai giễu cợt nhưng không thể cãi lại được vì những kiến giải rất đúng, rất xác thực.
Cái tôi ấy rất thích tuyên bố gây sốc (giống với con người ngoài đời, và con người một đạo diễn Lê Hoàng) rất thích “châm bị thóc, chọc bị gạo” những vấn đề cuộc sống và đặc biệt có một đặc điểm dễ nhận thấy là ở bất cứ vấn đề nào đều chỉ ra cái nguyên nhân của nó, “băm bổ” vào cái nguồn cơn xấu xa, yếu kém dẫn đến những ung nhọt xã hội. Lý luận của Lê Thị Liên Hoan không phải là đưa ra để đấy mà Lê Thị Liên Hoan luôn muốn đi đến tận cùng sâu đến gốc rễ, không kiêng dè ai, mà chỉ có một mục đích là tạo ra phản biện xã hội, nói hộ tiếng nói của công chúng, để giải tỏa những bức xúc những việc bất bình của xã hội. từ đó tạo ra những hiệu ứng xã hội tích cực nhằm cải thiện xã hội.
Cuối cùng, ở một khía cạnh nào đó, chúng ta sẽ nhận thấy có một cái tôi thích đưa đẩy dông dài, có đôi khi mải phô diễn những cái tài triết lý của mình, mải với những tiểu tiết đầy hình tượng, đầy hài hước mà quên đi việc chú tâm vào tính công kích vạch trần sự việc.
2.3. Nhận xét chung về nghệ thuật tổ chức tác phẩm
Với cách dùng hình thức hỏi đáp của thể loại phỏng vấn kết hợp với những đặc điểm về thể loại tiểu phẩm, Lê Thị Liên Hoan đã tạo dựng được những thành công khi kết hợp những ưu việt của hai thể loại phỏng vấn và thể loại tiểu phẩm. Ta có thể thấy rõ nét sự giao thoa biến thể của thể loại báo chí qua hình thức hỏi đáp, cách đặt tít hay dung lượng tác phẩm mang đặc điểm thể loại phỏng vấn. Lê Thị Liên Hoan đã khai thác triệt để các tính chất ưu việt của thể loại phỏng vấn và tiểu phầm. Đó là hình thức hỏi đáp của phỏng vấn và các yếu tố ngôn ngữ đả kích châm biếm của thể loại tiểu phẩm. Hình thức hỏi đáp được thực hiện hướng đến các đối tượng trong cuộc hoặc am hiểu về sự kiện, hình thức này tạo được sự khách quan và thu hút được sự quan tâm của công chúng, đáp ứng tính tò mò của họ. Đồng thời nghệ thuật đặt câu hỏi nghi vấn, truy tìm bản chất sự kiện làm tăng tính biện giải, lý lẽ cho tác phẩm, giúp nhà báo có thể xoay chuyển, khai thác theo nhiều hướng hay nhiều khía cạnh nhằm làm nổi bật lên vấn đề được đề cập thông qua những câu trả lời của nhân vật. Cách thức khai thác thông tin mang tính chất tay đôi – hỏi và đáp này tạo nên được một không khí sinh động và trực quan, nghiêm túc. Cùng với đó, Lê Thị Liên Hoan sử dụng lớp ngôn ngữ đậm chất hài hước với các yếu tố thông tin, lý lẽ lập luận cùng với tính giàu hình tượng và các thủ pháp nghệ thuật cùng phương pháp dẫn chuyện khéo léo vốn là thế mạnh của thể loại tiểu phẩm. Sự giao thoa này đã tạo nên những nét rất riêng biệt và một giọng điệu khó có thể hòa tan trộn lẫn của Lê Thị Liên Hoan.
Đồng thời, sự giao thoa thể loại này không làm mờ đi tính chất đặc trưng của thể loại. Ở tác phẩm của nhà báo Lê Thị Liên Hoan, tuy có sự giao thoa, nhưng chúng ta vẫn có thể nhận thấy đặc điểm của thể loại tiểu phẩm nổi trội hơn cả. Đó là sự tài hoa trong cách thức điều khiển ngôn ngữ giàu hình tượng, thông minh, cũng những thủ pháp nghệ thuật khéo léo và đầy lôi cuốn, dí dỏm và đầy bất ngờ trong phương pháp dẫn chuyện, thể hiện một cái tôi rất riêng biệt có một không hai. Và chỉ cần đọc qua, công chúng cũng có thể dễ dàng nhận ra giọng điệu của tác giả bởi phong vị đặc biệt và thói quen chữ nghĩa chỉ có thể có ở tác giả mà thôi.
Tuy nhiên, “nhân bất thập toàn”, không một nhà báo có thể xuất sắc trên mọi tác phẩm trong cuộc đời cầm bút của mình. Một người uyên bác đến mấy thì nói một nghìn lời cũng phải “vụng” dăm ba ý. Chúng ta sẽ bắt gặp một số hạt sạn nhất định trong cách thức tổ chức tác phẩm của nhà báo Lê Thị Liên Hoan. Đó là cách miêu tả đôi khi mang đậm tính chất gây cười quá nhiều, sử dụng hơi quá tay các thủ pháp nghệ thuật, những ngôn ngữ giàu chất hình tượng, khiến cho cán cân giá trị của tác phẩm nghiêng về nghệ thuật hơn là vấn đề thông tin. Nó làm cho những tác phẩm đó trở nên có phần vượt quá tầm hiểu biết của công chúng, hoặc có thể khiến công chúng chỉ chú trọng vào những tình tiết gây cười, thư giãn chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng, không để lại những giá trị thông tin sâu sắc trong lòng công chúng.
Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy, lối đi riêng trong cách xây dựng tổ chức tác phẩm của Lê Thị Liên Hoan về cách sử dụng hình thức phỏng vấn phiếm chủ và các yếu tố của thể loại tiểu phẩm đã thành công. Những ưu thế nổi vật của hình thức phỏng vấn phiếm chủ trong cách thức đặt câu hỏi, đối thoại của nhân vật cộng hưởng với những đặc điểm của thể loại tiểu phẩm trong ngôn ngữ châm biếm gây hài, phương pháp dẫn chuyện được kết hợp rất tinh tế, không hề gượng gạo mà rất tự nhiên, hình thành nên phong cách của Lê Thị Liên Hoan.
Tiểu kết chương 2
Bằng việc khắc họa những nét cơ bản về con người “hai trong một”, một người làm đạo diễn, một người làm báo, đã làm nổi bật lên phần nào cá tính của Lê Thị Liên Hoan cũng như các yếu tố ảnh hưởng vào trong phong cách của nhà báo. Trong chương này, qua việc phân tích đi sâu vào các yếu tố trong nghệ thuật tổ chức tác phẩm về các yếu tố: dung lượng, ngôn ngữ, các phương pháp dẫn chuyện, thủ pháp nghệ thuật, v.v.., khóa luận muốn chỉ ra những nét riêng đặc sắc, những thành công (và cũng có cả những vấn đề còn chưa được) đã làm nên hiện tượng Lê Thị Liên Hoan. Đồng thời qua đó rút ra những nhận xét về nghệ thuật tổ chức tác phẩm của nhà báo Lê Thị Liên Hoan một cách tổng hợp, khái quát nhất.
CHƯƠNG 3:
NỘI DUNG PHẢN ÁNH, HIỆU QUẢ XÃ HỘI
VÀ ĐẶC TRƯNG PHONG CÁCH NHÀ BÁO LÊ THỊ LIÊN HOAN
Trong mỗi tác phẩm báo chí, nội dung phản ánh là quan trọng nhất. Và trong lĩnh vực báo chí thì hiệu quả xã hội mà nhà báo tạo là vấn đề then chốt, đặc biệt trong thời đại tương tác thông tin hiện nay. Chương ba sẽ đi vào phân tích nội dung đề tài trong những tác phẩm của nhà báo Lê Thị Liên Hoan và hiệu quả xã hội của nhà báo Lê Thị Liên Hoan. Đồng thời, sẽ tổng kết lại những đặc trưng trong phong cách của Lê Thị Liên Hoan về phương diện nội dung và hình thức. Mục đích là nhằm có một cái nhìn khát quát nhất sau khi đã phân tích những tác phẩm trên hai phương diện hình thức và nội dung.
3.1. Nội dung phản ánh trong tiểu phẩm của nhà báo Lê Thị Liên Hoan
Việc lựa chọn chủ đề và đề tài rất quan trọng, thường phải mang tính thời sự và theo sát thời cuộc. Ở từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử của xã hội cũng như xu hướng phát triển chung của cộng đồng, các sự kiện hiện tượng cũng như các đối tượng thường khác nhau và vận động theo nhiều xu hướng đa dạng phong phú và nhiều cách thức mới. Bởi vậy sự nhạy bén của người viết trong việc lựa chọn đề tài cho mình đóng vai trò quan trọng, nếu không toàn bộ tác phẩm dù mang tính nghệ thuật cũng trở thành không phù hợp và cũng có nghĩa là không được công nhận.
Đề tài của Lê Thị Liên Hoan tập trung vào nhiều khía cạnh của xã hội về văn hóa, xã hội, kinh tế, v.v…Những đề tài này đều được sàng lọc qua con mắt nhìn cuộc đời, qua thế giới quan, nhân sinh quan của nhà báo Lê Thị Liên Hoan. Tác giả Lê Thị Liên Hoan đi vào những khía cạnh mang tính thú vị, kịch tính của cuộc sống thường ngày đang diễn ra tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, và cũng bám sát với thực tiễn cuộc sống hằng ngày.
3.1.1. Về mảng văn hóa – nghệ thuật
Qua khảo sát chuyên mục “Mua vui cũng được một vài trống canh” trong hai năm, có thể thấy mảng văn hóa – nghệ thuật là mảng được chú ý nhiều nhất, chiếm gần 30% trong nội dung các tác phẩm của Lê Thị Liên Hoan trong vòng hai năm qua. Đó là các vấn đề về hoạt động văn hóa nghệ thuật, các lĩnh vực bảo tồn văn hóa, di sản lịch sử, các giá trị truyền thống của dân tộc đặc biệt là vấn đề trong việc đầu tư quản lý sân khấu kịch. Có thể thấy rằng mảng văn hóa nghệ thuật là mảng sở trường của nhà báo Lê Thị Liên Hoan. Là người trong cuộc, từng lấn sân vào lĩnh vực sân khấu với kha khá số kịch bản cũng có thể được coi là có tiếng vang và để lại dấu ấn trong lòng người đọc. Ở lĩnh vực này, Lê Thị Liên Hoan có một sự quan tâm đặc biệt và cái nhìn sắc bén của một người làm nghề.
Dường như đặc thù là một người làm nghệ thuật nên đề tài về văn hóa nghệ thuật, cụ thể ở đấy là các vấn đề về sân khấu, kịch được nhà báo Lê Thị Liên Hoan để ý khá lỹ lưỡng: bài “Phỏng vấn một khán giả xem kịch” về sự yếu kém của sân khấu kịch Bắc so với trong Nam:
Khán giả: Nghĩa là sân khấu phía Bắc đã đánh mất mình. Sân khấu đã bị lãnh đạo bởi các nhà quản lý thiếu tầm nhìn xa.
PV: Nặng nề vậy sao?
Khán giả: Hết sức nặng nề. Một số diễn viên có nghề, có lòng tự trọng ở Hà Nội, khi vào thành phố Hồ Chí Minh, khi nhìn các bạn diễn trên sân khấu kịch dài đã ôm mặt khóc.Họ thấy mình đang làm cái gì đó không phải nghệ thuật và không còn chỗ đứng trong lòng người xem chân chính.
Lê Thị Liên Hoan cũng còn có “Phỏng vấn một khán giả” khác, cùng với đó là các bài “Phỏng vấn một diễn viên”, ...đều đề cập đến sự lãng phí đầu tư tiền của của nhân dân vào những dự án nghệ thuật sân khấu kịch vô giá…trị, trong khi đó tiền là mồ hôi nước mắt của đất nước.
3.1.2. Về các vấn đề xã hội
Lê Thị Liên Hoan cũng đề cập đến những căn bệnh của xã hội, những thói hư tật xấu của con người trong xã hội hiện đại như chế giễu cái tinh thần “đi thi cọ xát học hỏi là chính”, dẫn đến sự ù lỳ chậm phát triển, tệ “giữ chỗ” của những vị đáng lẽ phải về hưu vẫn cố kiết giữ cương vị của mình nhằm khai thác.Các bài về lĩnh vực xã hội cũng chiếm vị trí quan trọng trong các mảng đề tài (theo thống kê, thì nó chiếm khoảng 10% trong nội dung 2 năm của Lê Thị Liên Hoan).
Lê Thị Liên Hoan có cách đánh giá và nhìn nhận rất tinh tường trong các vấn đề về mối quan hệ xã hội cũng như những căn bệnh thời hiện đại gây lên sự chậm tiến của xã hội và bản thân mỗi cá nhân trong cộng đồng đó. Ông đả kích sâu cay căn bệnh thích khoe mẽ phô trương của một nữ nhà thơ, phê phán lời ăn tiếng nói không tốt của những thiếu nữ Hà thành, châm chích đả kích sâu cay cái tệ nạn đua nhau tìm những thứ của ngon vật lạ như mật gấu, cao hổ và lột trần thủ thuật lợi dụng tâm lý hám đồ hiếm để lừa đảo của một số người, v.v…
Đề cập đến các vấn đề về những căn bệnh của xã hôi, những lối tư duy sai lệch, những cái tiêu cực “xấu xí” của bản thân mỗi cá nhân trong thời đại hiện nay, Lê Thị Liên Hoan đã “chẩn bệnh” đúng và trúng. Đồng thời với việc đưa ra rất xác đáng những nguyên nhân cốt lõi của sự việc hiện tượng và những thông tin lý lẽ thuyết phục, ắt hẳn nhiều người khi đọc bài của Lê Thị Liên Hoan sẽ không khỏi giật mình bởi nhà báo đã điểm mặt chỉ tên đúng nhiều căn bệnh xã hội mà họ đang mang trong mình.
3.1.3. Về chính sách quản lý của nhà nước
Mỗi chính sách, nghị định ra đời luôn cần có ý kiến phản hồi của dân. Bởi vì những chính sách đó quy cho cùng đều là để cải thiện đời sống của nhân dân, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Hoạt động của xã hội, của nhân dân đều dưới sự quản lý của các cơ quan chức năng. Một quyết định, một dự án quy hoạch của các cơ quan ban hành có tác động mạnh mẽ đến kiến trúc xã hội, cũng như đời sống của quần chúng. Chính vì thế, chính sách quản lý của nhà nước là rất quan trọng và luôn được xem xét kỹ. Tuy nhiên thực tế có rất nhiều những tiêu cực cũng như khúc mắc xảy ra. Báo chí đóng vai trò là tai mắt của nhân dân, là tiếng nói thể hiện tâm tư của nguyện vọng, hằng ngày luôn theo dõi quan sát những kế hoạch dự án của nhà nước để góp phần phát hiện ra những sai phạm hay những điều còn chưa tốt của cơ quan, chế độ quản lý nhằm có những kiến nghị kịp thời và chính xác. Lê Thị Liên Hoan đã chỉ ra những căn bệnh của những cơ quan quản lý, trong việc gây ra sự trì trệ cho các dự án. Ví dụ như trong bài “Phỏng vấn một chiếc ô tô”, về việc khởi công dự án xây dựng bãi giữ xe ô tô trì trệ chẳng qua là do căn bệnh quản lý mà ô tô đã nêu ra:
Ôtô: Chẳng nghi ngờ gì nữa, một trong những căn bệnh trầm kha của chúng ta là bệnh... bàn nhiều. Mà từ bàn nhiều trở thành bàn rộng. Sau đó chuyển qua bàn lung tung là gần nhau ghê lắm. Các cụ ngày xưa đã hiểu từ mấy ngàn năm điều đó, nên mới có chuyện ngụ ngôn "Đẽo cày giữa đường".
Nhìn chung, Lê Thị Liên Hoan đi sâu vào những căn bệnh, những cách thức quản lý tiêu cực chưa tốt của các nhà quản lý là nguyên nhân của những dựa án bị trì trệ, qua đó kêu gọi sự thay đổi từ họ, nhằm làm xã hội trong sạch hơn.
3.1.4. Các vấn đề khác về giáo dục, thể thao, kinh tế v.v…
Ngoài ra, giáo dục là một trong lĩnh vực quan trọng của mỗi quốc gia, lĩnh vực đào tạo con người – nhân tố chính trong việc xã hội. Ở Việt Nam ta, ngành giáo dục còn rất nhiều vấn đề bức xúc. Lê Thị Liên Hoan cũng có sự quan tâm đặc biệt tới lĩnh vực đào tạo con người này. Tuy nhiên Lê Thị Liên Hoan không đi vào phê phán những bề nổi, những sai phạm mà đi vào nguyên nhân của nó. Cụ thể như trong “Cuộc trò chuyện giữa một thầy giáo và một học sinh” Lê Thị Liên Hoan đề cập tới vấn đề phương pháp giáo dục “khuôn mẫu”:
Thầy giáo: Nghĩa là người ta coi bắt chước thành chuyện đương nhiên, chuyện cần làm, và kinh khủng nhất, thành tiêu chuẩn! Hậu quả của nó là, trong văn học, trong phim ảnh, trong sân khấu đầy rẫy những nhân vật và những tình huống giống hệt nhau.
Học sinh: Thưa thầy, phải chăng đó là mặt trái của giáo dục?
Thầy giáo: Giáo dục không bao giờ có mặt trái. Nhưng phương pháp giáo dục thì có. Phương pháp thuận tiện nhất, dễ làm nhất và đơn giản nhất của giáo dục là dạy học sinh phải làm giống như cái này hoặc làm giống như cái kia. Nó có lợi ích là tiện và nhanh, an toàn nhưng phương pháp đó sẽ thủ tiêu sự sáng tạo, vốn là hành vi quan trọng nhất của mọi con người
Hay như việc các trường đại học không đủ tiêu chuẩn, Lê Thị Liên Hoan nhấn mạnh vào thái độ quá “hiền lành” của các bậc phụ huynh học sinh trước thực trạng trường đại học chất lượng kém như thế.
Có thể thấy, ở vấn đề giáo dục, nhà báo Lê Thị Liên Hoan có những nhận định và những khía cạnh nhìn rất tinh tường và đúng đắn, ở những góc nhìn cuộc sốn mà đôi khi chúng ta bỏ qua. Cùng với đó là các mảng vấn đề thể thao kinh tế, Lê Thị Liên Hoan đề cập những khía cạnh rất xác đáng như sự ngây thơ vô lý trong một môi trường thể thao chuyên nghiệp khi một vận động viên dính phải việc dùng dopping, hay việc tổ chức, tham dự các giải thể thao nhưng quá chú trọng đến huy chương mà quên đi mất tinh thần thể thao toàn dân, hay về kinh tế là những sự lãng phí ngân sách của nhà nước trong các dự án, luận bàn về nghệ thuật kinh doanh với sản phẩm hàng hóa là phim ảnh, v.v…
Nhìn chung, các đề tài của Lê Thị Liên Hoan khá đa dạng và phong phú. Những vấn đề đặt ra đều khá thiết thực với đời sống con người với xã hội hiện đại, giúp công chúng có những góc nhìn đa dạng, sâu sát hơn, trong đó mảng về văn hóa nghệ thuật và các vấn đề xã hội được Lê Thị Liên Hoan ưu ái hơn cả. Điều này ảnh hưởng bởi đặc thù nghề nghiệp của Lê Thị Liên Hoan – đạo diễn Lê Hoàng và nhân sinh quan, cách nhìn cuộc sống của nhà báo.
3.2. Hiệu quả xã hội phong cách nhà báo Lê Thị Liên Hoan
Trong thời đại thông tin ngày càng đa dạng phong phú hiện nay, sự nhạy bén của người viết trong việc lựa chọn đề tài cho mình đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nếu không toàn bộ tác phẩm dù mang đầy tính nghệ thuật cũng trở thành không phù hợp và có nghĩa là không được công nhận. Đồng thời người đọc cũng có những thay đổi về nhận thức, Caren Xtorơ đánh giá: “Người đọc thời nay giàu kinh nghiệm mới, nhiều nguyện vọng, xúc động, liên tưởng nên nhạy cảm hơn, khó tính hơn. Bất cứ cái gì bằng phẳng nhàm mòn hoặc dối trá đều làm họ bất bình, đó là điều tự nhiên” [7, 214]. Chính vì thế, người viết phải có nhận thức đúng đắn biểu hiện ở thái độ, quan điểm, chính kiến của mình về vấn đề đó để xác định đúng đối tượng, tạo ra được những hiệu quả xã hội tích cực.
Nhà báo Lê Thị Liên Hoan với những tiểu phẩm báo chí dưới hình thức phỏng vấn phiếm chủ đã tạo nên một hiện tượng trong làng báo gây ít nhiều xôn xao. Trước hết cách dẫn chuyện có duyên, thông minh tạo được tiếng cười đầy sâu cay bởi một gương mặt đầy cá tính không chỉ ở lĩnh vực điện ảnh mà còn ở lĩnh vực báo chí. Không chỉ thế, gương mặt này cũng xuất hiện đều đặn trong nhiều bài phỏng vấn, với tư cách người được phỏng vấn, dần dần trở nên quen thuộc với công chúng với tư cách một đạo diễn và một người làm báo, một hiện tượng viết tiểu phẩm đầy ấn tượng.
Thể loại tiểu phẩm có ý thức khai thác những cái không bình thường để lột tả bản chất của đối tượng, tạo ra một cái nhìn mới mẻ khác lạ về đối tượng, sự việc khác lạ khi được soi tỏ dưới cái nhìn của nhà báo, đồng thời đi sâu sát vào thực tiễn của sự kiện để vạch trần, để khơi nó ra. Lỗ Tấn đã nói người viết tiểu phẩm không thể đứng ngoài hàng rào xem cháy, mà tự mình phải tham gia vào xã hội, “đốt cả mình trong đó”. Ông cho rằng bút chiến cũng như đánh nhau bằng vũ khí, bằng đấm đá, không ngại tìm chỗ hở, chỗ trống của địch để ra đòn chí mạng và đánh nhau một môn hò hét thúc trống là phép đánh của Tam Quốc diễn nghĩa, còn như chửi một câu “đ.mẹ” rồi đường hoàng quay đi mà cho mình là thắng thì thật ngây thơ. Lê Thị Liên Hoan đã “đốt cả mình trong đó”, tham gia vào công cuộc cải cách xã hội bằng cuộc chiến cầm bút với những vấn đề tiêu cực của xã hội, điểm mặt chỉ tên những ung nhọt xã hội, dám chỉ thẳng “đánh” thật.
Tất nhiên muốn đánh vào hiện thực cần phải có một cái nhìn, mà phải là cái nhìn sắc nét, có khả năng nhìn ra “yêu ma đội lốt thiên thần”, để soi rọi giúp công chúng, để cùng công chúng vạch ra những sâu bọ ẩn sau những tầng lá đẹp đẽ trong xã hội. Điều quan trọng nhất chính là chỉ ra những cái sai, nhưng ở tầm cao và thiết thực hơn cả chính là chỉ ra cái sai để sửa, mà tìm ra phương hướng giải quyết. Cho nên không chỉ mò tới nơi “tối” mà còn phải tìm tới nơi “sáng” dù chỉ thắp lên qua một đêm trong căn phòng tối đen thì bản thân nó cũng có sức tỏa sáng để tìm thấy lối ra. Tức là việc chỉ ra vấn đề đã là khó nhưng quan trọng hơn cả Lê Thị Liên Hoan luôn phanh phui, tìm ra các gốc rễ của sự việc để tìm được phương hướng giải quyết thích hợp.
Tuy nhiên không phải bằng cách viết khô cứng, thẳng thừng mà với đặc trưng của thể loại tiểu phẩm cùng hình thức phỏng vấn phiếm chủ, Lê Thị Liên Hoan đã khéo léo đưa ra cách tiếp cận vấn đề, làm “mềm” thông tin để công chúng dễ tiêu hóa hơn qua cách thứ dùng ngôn ngữ và các phương pháp nghệ thuật đầy cá tính của mình.
Xét về mặt tâm lý người tiếp nhận, cách thể hiện tác phẩm của Lê Thị Liên Hoan giúp ta nhìn nhận những mặt xấu của bản thân và xã hội một cách nhẹ nhàng nhưng đầy thâm thúy và sâu cay, tiếp thụ sự phê bình nhắc nhở một cách kín đáo, không tạo ra những phản ứng tiêu cực nhất thời nhưng có ý nghĩa tích cực lâu dài. Việc bị phơi trần ra một cách đầy công kích, công khai và quá thô đôi khi lại tạo hiệu ứng ngược, bởi con người có tâm lý phản xạ ngay lập tức với những cái thô thiển, nanh ác và đập vào mặt người khác. Kiểu đưa thông tin giúp công chúng tiếp nhận thông tin theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” bằng những biện pháp nghệ thuật tạo nên sự liên tưởng, sẽ khiến việc cải tạo ý thức xã hội diễn ra một cách có trình tự hơn sẽ tạo ra những hiệu quả đáng kể. Nhưng tư tưởng sâu sắc, ý nhị nhưng không kém phần gay gắt, ấn tượng sẽ khiến nhiều người đọc không khỏi giật mình khi nhận thấy lời nhắc nhở mình một cách nhẹ nhàng trong đó, hoặc những người đọc bị “đánh trúng tim đen” thì cũng dần dần “tỉnh ngộ” bởi cách đánh đòn vào những tiêu cực rất ý nghĩa vẫn rất nhẹ nhàng, không thô tục, ra những chiêu cực thâm hậu mang tính chất khuyên răn và dù khiến công chúng hả hê vì được nói hộ tiếng nói của mình, còn những người có bị đánh thì ắt hẳn trong lòng không khỏi thán phục bởi “viết đúng quá”.
Trọng tâm tiến công của nhà báo Lê Thị Liên Hoan chính là cái xấu, cái tiêu cực, mâu thuẫn nghịch lý của các lĩnh vực trong cuộc sống. Nó đánh vào những thói hư tật xấu của con người bằng vũ khi châm biếm đả kích sâu cay, bóc mẽ những cái rởm đời, những thứ tiêu cực của xã hội hiện đại, khiến cho những kẻ làm những việc không tốt phải cay đắng, hay xấu hổ, ngậm đắng nuốt cay.
Như nhà báo Hữu Thọ đã từng nói “Tôi không biết viết thế nào để thành công vì mỗi bài báo là một sự thử thách, nhưng tôi chắc chắn bài báo sẽ thất bại nếu làm vừa lòng mọi người” (Đề từ sách Người hay cãi – cuốn sách tiểu phẩm đầu tiên của Hữu Thọ xuất bản năm 1991). Viết báo không phải là để hài lòng tất cả công chúng, mà cái đích đến của báo chí là làm trong sạch xã hội qua việc chỉ ra những cái xấu cái tiêu cực. Quan trọng là qua những bài báo của mình, Lê Thị Liên Hoan đã đóng góp vào phần công phá những thứ xấu xa, tiêu cực của xã hội bằng chất giọng đầy cá tính, rất chua cay mà thấm đượm chân lý, thể hiện cái tâm của một cây viết có tầm để “đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”, nhằm làm xã hội trong sạch hơn, vắng bóng đi những ung nhọt xấu xa trong xã hội.
Đồng thời, những bài báo vạch trần cái xấu, cái tiêu cực một cách thâm thúy, đầy ý nghĩa đã tạo nên được làn sóng phản hồi của công chúng. Đó là sự quan tâm, đồng tình với những bài báo của Lê Thị Liên Hoan. Trước hết công chúng bị thu hút bởi cách viết cá tính, cái nhìn đầy thông minh của nhà báo Lê Thị Liên Hoan, sau đó đồng tình với cách nhìn nhận phân tích vấn đề đầy thâm thúy sâu sắc, truy căn nguyên tận gốc vấn đề với những lý giải đầy lô gic, đầy thuyết phục. Bên cạnh đó, cần nhấn mạnh rằng hiệu quả xã hội trong những tác phẩm của Lê Thị Liên Hoan là tính phản biện xã hội và tính công dân cao, đưa ra vấn đề được nhìn dưới nhiều khía cạnh, nhiều diễn giải qua cách dùng hình thức phỏng vấn phiếm chủ, những cuộc trò chuyện tạo cho một không khí rất khách quan, thoải mái (mặc dù thực chất tất cả đều là cách nhìn mang tính chủ quan của tác giả), khán giả như được cuốn vào dòng hỏi đáp liên tục, thú vị và nhận ra được những tầng nghĩa sâu sắc bên trong.
Tuy nhiên, hiệu quả xã hội của nhà báo còn môt số hạn chế nhất định. Có thể thấy một điều rằng, có những tác phẩm đề cập đến vấn đề chưa thực sự bám sát vào thời sự, sự kiện xã hôi, chỉ rõ những bất cập tiêu cực về kinh tế, chính trị hay xã hội, mà đi vào mảng văn hóa, văn nghệ hoặc khía cạnh thói hư tật xấu, ở góc độ con người nhiều hơn. Dường như Lê Thị Liên Hoan có phần quá ưu ái, thiên về mảng đời sống văn hóa nghệ thuật với sân khấu, với diễn viên nhiều hơn, mà bỏ qua những đề tài thời sự đang nổi cộm, đang gây nóng cho xã hội.
Một số nội dung trong tác phẩm của Lê Thị Liên Hoan chưa mang tính sát sao với thực tế, chưa thực sự động chạm đến những vấn đề thiết thực sát sườn của xã hội nhiều. Bởi Lê Thị liên Hoan mải mê theo những khám phá bất ngờ, những khám phá thú vị ở ngõ ngách của cuộc sống, của con người một cách vun vặt quá chăng? Như những bài phỏng vấn cảnh sát hình sự về công việc công tác lưu trữ tài liệu, hồ sơ gây án, hay những cuộc phỏng vấn vị giám đốc tình báo về những câu chuyện chiến lược tình báo đặc biệt hay công tác tuyển mộ tình báo viên. Không phủ nhận rằng những cuộc phỏng vấn đó rất hay, làm thỏa trí tò mò của công chúng về công việc của một cảnh sát, của những tình báo viên được nhìn dưới góc độ vừa hài hước vừa thú vị và đầy hấp dẫn. Nhưng cũng chỉ dừng lại ở đó, dừng lại ở việc mô tả những điều thú vị bí ẩn cùng kiến thức về ngành nghề tình báo hay cảnh sát điều tra vốn là những ngành nguy hiểm và hấp dẫn công chúng. Những tác phẩm đó chưa tạo được hiệu quả xã hội cao, có lẽ chưa chạm được đến cái đích cần đến đó là phản biện xã hội qua việc chỉ ra những cái tiêu cực, và giải pháp cho xã hội. Giá như Lê Thị Liên Hoan có thể chọn ra những đề tài bức xúc liên quan đến đời sống người dân để thay vào để mà khai thác tìm ra những khía cạnh chưa hay trong cuộc sống xã hội.
Ở phong cách nhà báo Lê Thị Liên hoan, chúng ta thường xuyên gặp những tiểu phẩm báo chí rất thú vị khiến chúng ta cất giữ nụ cười đến ngày mai, vì sự thâm thúy của một vài tiểu phẩm đủ để mang nụ cười đến rất lâu sau khi đọc. Nhưng cũng có lúc không may chúng ta sẽ vấp phải một số (chỉ một số mà thôi) các tiểu phẩm màu mè, đỏng đảnh, vặt vãnh, phô trương sự lém lỉnh, chanh chua khiến chúng ta chỉ dừng lại ở chỗ cười, hay thỏa mãn sự tò mò và mãi mãi sẽ quên chúng nhanh, xem để rửa mắt và thỏa mãn sự thèm giật gân hay có phần “tám vặt” mà thôi. Và những tác phẩm đó sẽ “cuốn theo chiều gió” và trôi vào quên lãng một cách nhanh chóng.
3.3. Đặc trưng phong cách của nhà báo Lê Thị Liên Hoan
Lê Thị Liên Hoan đã thành công khi xây dựng nên một thương hiệu riêng, một phong cách viết báo có cá tính và nổi trội trong số rất nhiều cây bút viết tiểu phẩm nói riêng, và những người cầm bút viết báo nói chung. Nhà báo Lê Thị Liên Hoan đã tạo cho mình một lối thể hiện rất riêng biệt, không thể trộn lẫn với bất kỳ ai khác trong cách lựa chọn đề tài cũng như “công nghệ” tổ chức tác phẩm của mình.
Trước hết là về đặc trưng trong nội dung thể hiện của nhà báo Lê Thị Liên Hoan. Người làm báo cần phải có một nhãn quan thật tinh tường, nhìn xa trông rộng, nhìn xoáy sâu vào đời sống để mà tìm được cái sự thật đang bị bỏ rơi bên trong. Để có năng lực này thì người cầm bút phải được tôi luyện trong trường đời, là người có vốn sống dồi dào, một cảm quan thật nhạy bén. Lê Thị Liên Hoan có một bút lực khá dồi dào và đặc biệt cây bút này có khả năng linh hoạt, khám phá ra những góc nhìn độc đáo và có giá trị ở nhiều mảng đề tài.Với một nhân sinh quan sâu sắc, và đầy thông minh, cùng trước một hiện tượng nhà báo nhìn ra những điều mà nhiều người đã vô tình đi lướt qua, bước lơ đãng nào ngờ đang để mất một đề tài hay. Lê Thị Liên Hoan đã nhìn ra những điều mà người khác không có khả năng nhìn ra hoặc đào sâu vào những góc cạnh, những tầng vỉa mà trước đó chưa ai chạm tới.
Cách tiếp cận những đề tài đã cũ, tưởng như “biết rồi khổ lắm nói mãi”, nhưng lại khám phá và nhìn nhận dưới góc nhìn mới của Lê Thị Liên Hoan tạo ra cho độc giả một sự lý thú và không khỏi khâm phục. Đồng thời, cũng phải nhận thấy cách xử lý và thể hiện vấn đề rất khéo léo và thông minh. Như vậy, về cách chọn đề tài và chủ đề, chúng ta có thể thấy rằng Lê Thị Liên Hoan không đi vào cụ thể từng vụ việc, mổ xẻ mà nhà báo truy ra cái nguyên nhân, từ con người (tất cả đều xuất phát từ con người), như về vấn đề về cơ chế quản lý thì nhà báo cho rằng cái nguyên nhân cốt lõi và chủ yếu nhất đó là ý thức của những người làm trong những cơ quan đầu não, trong vị trí có ảnh hưởng đến bao nhiêu người dân. Lê Thị Liên Hoan rất nhẹ nhàng (nhẹ nhàng một cách tinh quái), chỉ ra những điều mà đôi khi những nhà cầm cân nảy mực lãng quên (có thể là cố tình lãng quên), hoặc chưa nhìn ra (hay là không muốn nhìn ra). Lê Thị Liên Hoan đã có những bài khá ấn tượng đi vào chỉ ra những tiêu cực của xã hội khá gay gắt và thẳng thắn (tất nhiên vẫn giữ giọng điệu chua ngoa đanh đá), góp phần vào việc vạch trần những góc khuất, những mảng đen của xã hội của những lĩnh vực trong cuộc sống.
Bên cạnh việc thể hiện khéo léo đầy sắc bén những nội dung của mình, mỗi nhà báo cũng cần phải có cái “duyên” trong việc chọn đề tài. Lê Thị Liên Hoan quả là có cái “duyên” trong việc phát hiện những đề tài mà đồng nghiệp và mọi người xung quanh không để ý hoặc chưa phát hiện ra, để rồi khi đọc thì phải thốt lên “sao mình lại không để ý đến vấn đề này nhỉ” trong khi vấn đề ấy đang hiển hiện sừng sững giữa ban ngày. Thậm chí có những vấn đề đã ăn sâu bám rễ vào trong tư tưởng của nhiều người. Ví dụ như sự hy sinh của phụ nữ. Dường như hàng vạn thế kỷ nay, hoặc có lẽ từ lâu lắm rồi, có một mệnh đề mà ai cũng thấy bình thường “Làm phụ nữ thì nhất định phải hy sinh”, và sự hy sinh ấy vẫn ngày ngày được biểu dương trên báo chí. Nhưng Lê Thị Liên Hoan nhận ra một điều hoàn toàn khác đó là quan niệm về sự hy sinh của phụ nữ là sự bất công bằng trong khi ai cũng có một cuộc đời, vì sao phụ nữ không đáng được hưởng những điều kiện giống như đàn ông? Đó là cách nhìn đầy nhân ái, công bằng và hiểu rõ trân trọng phụ nữ. Hay như về vấn đề Đại lễ 1000 năm Thăng Long, khắp nơi mọi người náo nức chuẩn bị với những chương trình ca nhac, văn nghệ, sân khấu, phim truyền hình, Lê Thị Liên Hoan lại có cách nhìn tinh tường trong việc chỉ ra về việc thiếu đi một vị trí chủ chốt, cầm cân nảy mực cho một đại lễ có quy mô lớn như thế.
Cùng với đó, chúng ta cũng thấy hiện lên một con người rất cá tính, thông minh tài tình trong việc chỉ huy những đội quân ngôn ngữ sắc bén của mình để thể hiện ý tưởng khi tổ chức tác phẩm của mình. Nét riêng hơn cả là một giọng điệu đặc biệt: đanh đá chanh chua, rất ghê gớm, không e dè bất kỳ một ai và ẩn sâu cái vẻ tưng tửng là sự triết lý sâu sắc, thâm trầm đầy chất nhân ái cần có của một người cầm bút.
Lê Thị Liên Hoan khá giàu có trong vốn ngôn ngữ của mình và đặc biệt rất nhuần nhuyễn khi sử dụng chúng tạo nên một lối chệch chuẩn ấn tượng. Đó là thứ ngôn ngữ rất triết lý, thông minh nhưng không hề khô cứng, khó hấp thụ, bởi nó được hòa quyện bới tính chất giàu hình tượng, không hề lên gân mà rất đời thường, với cách đưa đẩy rất có duyên của ngôn ngữ đối thoại. Tính triết lý, biện giải khá sâu sắc và gây bất ngờ thú vị, cách nhìn sự vật cũng như cách mô tả khá sắc bén và thâm thúy. Có thể thấy, Lê Thị Liên Hoan khá hoạt ngôn, cách dùng ngôn ngữ thông minh và tạo ra nhiều điều thú vị. Cái nhìn sắc sảo, ngôn từ sắc lẹm nhưng cũng hài hước, ngòi bút sâu cay chuyên phê phán người khác. Đó là một giọng điệu có cái tâm thế rất thích tranh luận, thích cắt ngang, nhưng đã nói thì luôn đưa ra những lý lẽ rất có lý và hài hước. Ưu điểm của Lê Thị Liên Hoan là sự thông minh, tài tung tẩy với chữ nghĩa rất đặc sắc, rất đáng chú ý và ấn tượng.
Bên cạnh đó, không thể không nói đến sự trợ giúp việc dùng hình thức phỏng vấn phiếm chủ - lối đi riêng của Lê Thị Liên Hoan trong nghệ thuật tổ chức tác phẩm. Với cách thức độc đáo này, Lê Thị Liên Hoan đã tận dụng và khai thác triệt để nhằm thể hiện được năng khiếu nghề nghiệp của mình (khả năng xử lý kịch bản, sáng tạo nhân vật xuất sắc). Hình thức phỏng vấn phiếm chủ đã giúp Lê Thị Liên Hoan tung hoành ngang dọc với việc tạo ra nhiều tuyến nhân vật, nhiều cuộc hỏi đáp đa dạng, nhiều màu sắc và có điều kiện thể hiện ngôn ngữ phong phú, dồi dào và hình tượng của mình. Dùng hình thức phiếm chủ - không nhằm đích danh một ai thì những tưởng sẽ không ai ngán vì “cả làng Vũ Đại, chắc nó trừ mình ra”. Nhưng thực chất nó có sức công phá to lớn bởi không chỉ đích danh ai nhưng lại bóc trần bản chất nguyên nhân của sự việc khiến cho những kẻ liên đới, những kẻ đã làm việc xấu phải ngậm đắng nuốt cay bởi sợ há miệng mắc quai. Bởi Lê Thị Liên Hoan thích truy đến cùng cái nguyên nhân của những cái xấu, cái đỏng đảnh của cuộc sống xã hội, bóc đi cái vỏ ngoài đẹp đẽ để cái xấu lộ nguyên hình và bằng vũ khí là ngôn từ chỉ ra ngọn ngành của nguyên nhân gốc rễ, để công chúng cùng suy ngẫm. Ngôn từ ở đây chính là ngôn ngữ hỏi đáp, có khả năng truy vấn đến tận gốc, cũng như nhà báo có thể dễ dàng lật lại vấn đề để phản biện, để thỏa mãn tính tò mò. Lê Thị Liên Hoan đã thành công trên lối đi riêng với hình thức phỏng vấn phiếm chủ của mình. Hình thức ấy là một mảnh ghép đặc biệt và có giá trị quan trọng góp phần làm nên một phong cách, một thương hiệu Lê Thị Liên Hoan. Bởi khi nhắc đến hiện tượng Lê Thị Liên Hoan thì một mệnh đề luôn đi kèm như một chân lý đó là hình thức phỏng vấn phiếm chủ.
Một khía cạnh cần được đề cập đến là trong phong cách nhà báo Lê Thị Liên Hoan, chúng ta có thể thấy chất hài được thể hiện qua các tác phẩm (chất hài vốn là đặc điểm nổi bật và cái đích cần hướng đến của các nhà viết tiểu phẩm).
Trong thể loại tiểu phẩm, tính hài, việc tạo ra tiếng cười đóng vai trò quan trọng, tiếng cười là yêu cầu của cuộc sống đang vươn lên. Vì thế con người đưa đám một hình thức xã hội tiêu cực không phải bằng những điệu kèn lâm khốc bi ai mà bằng tiếng cười vui vẻ. Tiếng cười được tạo ra từ chất hài hước trong cuộc sống. Những tiếng cười vui vẻ ấy có sức công phá vào những cái xấu, và sẽ nhanh chóng đưa tiễn những hình thức xã hội xấu xí đi vào nấm mồ của dĩ vãng, làm cho xã hội trong sạch hơn. Tiếng cười là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong công thức tạo nên những tiểu phẩm hay từ xưa đến nay. Đặc biệt mỗi nhà báo khi viết tiểu phẩm đều phải chớp được khoảnh khắc lột tả chân thực nhất bản chất của vấn đề mà chọn được cách thể hiện dí dỏm, gây cười nhất thì lúc đó nhà báo ấy sẽ có một thế đứng ở thể loại tiểu phẩm. Bởi vì nhà báo đó đã nắm được cái thần, cái cốt lõi của thể loại tiểu phẩm.
Lê Thị Liên Hoan tung tẩy với những con chữ qua những đối thoại hết sức thông minh và của nhân vật. Các nhân vật bới móc, vặn vẹo từng câu chữ, đả động đến những phẩm chất tính cách riêng của nhau để mà khơi gợi vấn đề, mà giễu cợt. Chất hài trong tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan có tính xã hội sâu sắc, gây cười bằng những vấn đề có thực, những mâu thuẫn nghịch lý trớ trêu trong cuộc sống. Ông đã dùng cái cười tâm lý tác động vào nhân thức người đọc. Đó là cái cười triết lý, cười mỉa, cười gằn, cười gay gắt được thể hiện bằng lối tư duy hài hước thông minh. Các tác phẩm của ông là sản phẩm của một nhà báo và một nhà làm điện ảnh phản ánh xã hội bằng ngòi bút giải trí lành mạnh có tính luận lý chặt chẽ.
Bản sắc riêng của Lê Thị Liên Hoan trong việc tạo ra chất hài hước trước hết là giọng điệu châm biếm hài hước sắc sảo. Viết tiểu phẩm muốn hay thì phải sử dụng ngôn ngữ châm biếm hài hước. Mà đã châm biếm hài hước rất dễ dẫn đến chọc ngoáy, khó nghe. Cho nên người viết tiểu phẩm dễ bị va chạm, chỉ sơ hở một tý là bị “tuýt còi”, bị trả thù vặt bằng nhiều cách. Nhưng điều quan trọng chính là cái tâm sáng và cái tài tung hứng của tác giả thì những trở ngại ấy dường như chỉ là chuyện cỏn con. Quan trọng là hoàn thành được sứ mệnh của người cầm bút. Đó là sứ mệnh vừa vinh quang mà vừa nhọc nhằn như Lý Sinh Sự đã từng nói trong “Hãy viết tiểu phẩm đi” [10] rằng sứ mệnh giống như người công nhân công ty môi trường đô thị, chịu hứng bụi để quét rác, chịu mùi hôi để vét cống, thông tắc bể phốt, đôi khi chịu cả tiếng thị phi ở đời, chịu những búa rìu dư luận để quét đi những rác rưởi, những ung nhọt vấy bẩn xã hội. Và họ thực hiện sứ mệnh cao cả đó của mình bằng tiếng cười. Tiếng cười không đơn giản chỉ là để mua vui, để cười xong mà để đấy. Mà cái chất hài trong một tác phẩm báo chí phải là chất hài đầy sâu sắc, đầy thấm thía. Cười vào cái xấu, những cái nghịch lý, mâu thuẫn và đầy trớ trêu, chỉ cho công chúng những điều đầy tính hài hước, lạ kỳ, trái với đạo đời, lẽ thường, đem đến cho công chúng những giây phút sảng khoái, và quan trọng là đem đến những tư tưởng tầng nghĩa bên trong đằng sau tiếng cười đó.
Có thể nói, Lê Thị Liên Hoan – nhà báo cũng như Lê Hoàng – đạo diễn là một hiện tượng nổi trội, nhận được khá nhiều sự “chăm sóc” của nhà báo cũng như dư luận. Cũng không thể phủ nhận rằng Lê Thị Liên Hoan là một người hoạt khẩu, và có tài trong việc tung hứng ngôn ngữ một cách rất thông minh. Đọc những tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan thực sự rất cuốn hút bởi những định nghĩa ngược, những lý giải sắc bén, những tình tiết thú vị, cái tung tẩy đầy văn hóa, cái nhếch mép đầy khinh khỉnh. Ở cả những tiểu phẩm khác bên cạnh những bài sử dụng hình thức phỏng vấn phiếm chủ mang tính báo chí, ta còn thấy rõ nét hơn sự thông minh, tấu hài rất đặc sắc của Lê Hoàng. Một đạo diễn xử lý kịch bản khá xuất sắc, người tạo ra những cuộc phỏng vấn đưa đẩy dẫn dắt phải nói là cực khéo và rất duyên dáng. Bên những bài tiểu phẩm na ná giống nhau, mua vui nhàn nhạt đầy rẫy trên mặt báo hằng ngày, đọc được những tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan có tình tiết thú vị, ý nghĩa, những cách tạo hình tượng đầy cá tính quả là một điều ấn tượng và khó quên
Tất cả những điều này để nói rằng Lê Thị Liên Hoan cũng như đạo diễn Lê Hoàng là người thông minh khi thể hiện vấn đề, làm sống dậy những cái tưởng chừng như tẻ nhạt, vô nghĩa, biết cách miêu tả, biết cách gây ấn tượng và cuốn hút cũng như cách mà đạo diễn Lê Hoàng đã từng thể hiện ngoài đời. Chúng ta cũng thấy thấp thoáng bóng dáng của một đạo diễn tâm huyết với nghệ thuật nước nhà trong sự ưu ái với mảng văn hóa nghệ thuật. Đó là những trăn trở với những hội diễn, vở diễn, kém giá trị làm tổn thất ngân sách nước nhà, hay cái nhìn sắc bén khi khám phá ra một người “nhạc trưởng”, tổng chỉ huy cho Đại lễ 1000 năm Thăng long. Những trăn trở của người làm nghệ thuật – làm nghệ thuật vì nhân dân đã được. Đồng thời qua những tác phẩm báo chí, ta cũng bắt gặp một Lê Hoàng, một nhà xử lý kịch bản xuất sắc qua những cuộc phỏng vấn phiếm chủ rất cuốn hút và duyên dáng với những tình huống đối thoại thông minh, đầy bất ngờ. Ông đã vận dụng và chuyển thể thành công những nguồn lợi từ kinh nghiệm lĩnh vực làm đạo diễn giúp ích cho công việc cầm bút, phản ánh thực trạng xã hội.
Đó là một con người với một cá tính, một giọng điệu đanh đá, chua cay nhưng sâu sắc, triết lý với cách dùng ngôn ngữ thông minh và lôi cuốn, giàu hình tượng. Và ở góc độ đạo diễn Lê Hoàng, hay ở đây là với “vai diễn” nhà báo Lê Thị Liên Hoan, thì những cá tính ấy vẫn thể hiện lên rất rõ nét trong mỗi tác phẩm với những cuộc phỏng vấn mang tính chất giả tưởng nhưng có giá trị xã hội thật sự. Sự giao thoa của thể loại, giữa thể loại phỏng vấn và thể loại tiểu phẩm, đã làm nên những yếu tố thành công trong phong cách của Lê Thị Liên Hoan, tạo nên một diện mạo, lối đi mới rất ấn tượng.
Tiểu kết chương 3
Qua việc đi vào phân tích nội dung phản ánh trong những bài báo của Lê Thị Liên Hoan, chương ba muốn làm nổi bật lên hiệu quả tác động vào xã hội của nhà báo Lê Thị Liên Hoan. Một bài báo mà không tạo ra được dư luận, thì là một bài báo vô giá trị, chỉ dùng để “làm cảnh” trên mặt báo mà thôi. Hình thức thể hiện khéo léo, sắc sảo cuốn hút suy cho cùng cũng là để làm tôn lên nội dung phản ánh của bài báo mà thôi. Đồng thời, phong cách nhà báo Lê Thị Liên Hoan được hình thành, một thương hiệu Lê Thị Liên Hoan tồn tại trong lòng công chúng phần chính là bởi nội dung phản ánh, bởi tính hiệu quả trong phản biện xã hội, tạo ra được dư luận (tất nhiên là cả đồng tình lẫn phản đối). Và có duy trì được thương hiệu đó hay không thì còn tùy thuộc vào nhân sinh quan, thế giới quan của nhà báo theo từng thời kỳ phát triển của xã hội. Nếu thực sự có tâm, có tầm thì sẽ trụ vững được trong làng báo hiện nay.
KẾT LUẬN
Có thể thấy rằng, nhà báo là người nằm trong dòng chảy thông tin về các lĩnh vực đời sống xã hội nên cần phải định hướng thông tin, phải lựa chọn thông tin, xem có đáng mặt thông tin, để thông tin cho thích đáng. Và mỗi nhà báo cần phải tìm ra cho mình những phương thức phản ánh sự thật một cách thu hút và hấp dẫn công chúng. Ở mỗi thể loại báo chí, rất cần ở mỗi nhà báo cách thể hiện sự trung thực toàn diện hiện thực xã hội đi kèm có những nét đặc trưng riêng của mình, nắm chắc đặc điểm thể loại tạo tiền đề và chất liệu hình thành những tác phẩm hay cuốn hút và để lại dấu ấn trong lòng công chúng. Đặc biệt với thể loại báo chí chính luận nghệ thuật – thể loại báo chí với tính trội là thông tin sự kiện, lý lẽ và thẩm mỹ là điều kiện tốt tạo nên những chệch chuẩn, hình thành các phong cách nhà báo.
Hiện nay trong mảnh đất thể loại tiểu phẩm, những chuyên mục tiểu phẩm ngày càng nở rộ trên các báo: báo Sài Gòn giải phóng với mục “Nhìn, nghe và nghĩ” của nhiều tác giả, báo Tuổi trẻ trong mục “Chuyện thường ngày” của Bút Bi, Đài Tiếng nói Việt Nam có mục “Chuyện thật như bịa” hay “Tôi xem, đọc, thấy, nghe” (báo Thể thao & Văn hóa) cũng tồn tại một thời gian rồi “Từ phủ khai phong” của báo Pháp luật Hồ Chí Minh, “Câu chuyện thời sự” thỉnh thoảng xuất hiện ở một số báo và tạp chí,…Trong địa hạt thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, nếu phong sự nổi lên những tên tuổi như Huỳnh Dũng Nhân, Xuân Ba, v.v. thì trong thể loại tiểu phẩm, không thể không nhắc đến Lê Thị Liên Hoan (mặc dù phong cách Lê Thị Liên Hoan có sự giao thoa trong thể loại báo chí giữa phỏng vấn và tiểu phẩm nhưng đặc điểm thể loại tiểu phẩm vẫn là đặc tính nổi trội hơn cả). Trong môi trường cạnh tranh ở địa hạt tiểu phẩm, Lê Thị Liên Hoan vẫn là một thương hiệu có tiếng với cái tên rải đều có tính ổn định trên nhiều trang báo lớn . Bên cạnh việc quan trọng nhất đối với một nhà báo là có con mắt xanh, một cảm quan lựa chọn thông tin nóng bỏng và phù hợp yêu cầu của xã hội, có thể nhận thấy một điều quan trọng trong danh tiếng của Lý Sinh Sự là cách tung hứng những con chữ với vốn hiểu biết sâu sắc về nhân tình thế thái, cách viết thông minh, đầy cá tính, không thể trộn lẫn vào đâu được đã tạo nên một phong cách riêng và độc đáo. Phong cách không thể trộn lẫn và cách viết đã đạt đến trình độ nhuần nhuyễn của nhà báo Lê Thị Liên Hoan đã giúp cho thương hiệu nhà báo, đứng vững trong lòng độc giả trong tình hình “nhà nhà viết tiểu phẩm, người người viết tiểu phẩm” hiện nay. Hình thức đối thoại giữa hai nhân vật được sử dụng khá nhiều. Ví dụ như chuyên mục “Trà nóng trà đá” trên báo Tiền Phong, hay chuyên mục “Mõ” của báo Nông Thôn ngày nay cũng là tiểu phẩm với hình thức mạn đàm đối thoại, với ngôn ngữ đời thường, dân dã. Tuy nhiên, dạng bài phỏng vấn phiếm chủ thì chỉ có ở thương hiệu Lê Thị Liên Hoan. Có lẽ bản quyền Lê Thị Liên Hoan - một phong cách với ngôn ngữ sắc bén, thông minh, một tay viết cừ khôi trong việc tung hứng ngôn từ và lối viết dài hơi, đầy ấn tượng thì không ai có thể bắt chước, vi phạm bản quyền được. Đặc biệt là cái giọng đanh đá, chanh chua, cái sở thích truy đến gay gắt đến tận cùng vấn đề một cách rất ngoa ngoắt, rất khó chịu của Lê Thị Liên Hoan thì đúng là “dù có đốt ra tro” vẫn có thể nhận ra được.
Bên cạnh đó, cần khẳng định rằng điều làm nên thành công cho chuyên mục là cái tài của tác giả. Nhưng quan trọng hơn cả là “cái tâm kia mới bằng ba cái tài”. Đó là cái tâm của một người làm báo vì đời sống của nhân dân, vì nhân dân mà cầm bút, nói hộ tâm tư nguyện vọng của nhân dân, giải tỏa những bức xúc trong cuộc sống xã hội với nhiều vấn đề hiện nay.
Có thể nói rằng, mỗi người cầm bút ở lĩnh vực báo chí – thông tin sự thật rất cần tạo nên một thương hiệu phong cách, bởi đã mang tiếng làm nghề báo thì ắt hẳn cần phải có danh gì ở đời, và tạo một ấn tượng sâu đậm trong lòng công chúng./
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14232.doc