Khóa luận Nước Nga dưới sự trị vì của V.Putin (2000-2004)

MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sau khi Liên Xô sụp đổ, nước Nga nổi lên như một thừa kế xứng đáng của đất nước Xô Viết hùng mạnh ngày nào. Cả thế giới đã từng thán phục một dân tộc Nga vĩ đại với những loại vũ khí tối tân đủ sức đối đầu với Mỹ, là đối trọng đáng nể nhất của Mỹ trên trường quốc tế. Lãnh đạo nước Nga trong gần 10 năm với cương vị Tổng thống thứ hai của Liên Bang Nga rộng lớn, Boris En-xin đã để lại cho người kế vị Pu-tin một nước Nga rộng lớn về lãnh thổ nhưng lại là “một con Gấu đang ngủ đông”. Nhưng Pu-tin đã làm nước Nga thay đổi, vị Tổng thống này đã đánh thức con Gấu Nga sau một giấc ngủ dài. Với triết lý phát triển “ phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết xã hội, xây dựng một nhà nước hùng mạnh, tập trung phát triển kinh tế thị trường, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, cải thiện vị thế của Nga trên trường quốc tế”, Pu-tin đã đưa nước Nga đến với những cải cách, cải tổ trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, chính sách ngoại giao và Liên Bang Nga đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện, tình hình an ninh được cũng cố, kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định, vị thế của Nga trên trường quốc tế được nâng cao. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được Liên Bang Nga phải đối mặt với hàng loạt những vấn đề tồn tại trên con đường phát triển của mình. Cả thế gới đang hướng về nước Nga với cái nhìn tò mò. Trên cơ sở đó tôi đã quyết định chọn nước Nga làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Việt Nam đang trên con đường phát triển và hội nhập kinh tế thế giới vì thế nghiên cứu các vấn đề của thế giới nói chung và của Nga nói riêng là công việc quan trọng góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước. Là một người học tập, nhiên cứu và dạy học lịc sử trong tương lai chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến lịch sử thế giới để áp dụng vào bài daỵ Lịch sử của mình sau này về Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Yến 7 phần lịch sử hiện đại. Vì thế nghiên cứu lịch sử Liên Bang Nga giai đoạn hiện đại là một công việc cần thiết. Tôi tin rằng với những hiểu biết của mình thông qua khóa luận này Tôi sẽ có kiến thức sâu hơn về nước Nga, có cái nhìn đúng hơn, toàn diện hơn về đất nước này và vị Tổng thống trẻ tài năng Pu-tin Tôi hy vọng đây sẽ là nguồn tài liệu cung cấp cho những người muốn tìm hiểu về nước Nga có thêm hiểu biết về đất nước này. II. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Với đề tài “Nước Nga dưới sự trị vì của V.Pu-tin 2000-2004” cho khóa luận tốt nghiệp này người viết chỉ xin được giới thiệu một cách Tổng quát nhất về đất nước Nga trong những năm 2000-2004. Phác họa bức chân dung vị Tổng thống Pu-tin đã dẫn dắt nước Nga trong 4 năm ở nhiệm kỳ thứ nhất của ông. Khắc họa bức tranh toàn cảnh nước Nga với các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao với những chính sách cải cách cải tổ đất nước của vị Tổng thống mới và những thành tựu mà các chính sách đó mang lại làm cho nước Nga thức tỉnh sau một giấc ngủ dài. III. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Công việc đầu tiên của Tôi là xác định đề tài cho khóa luận của mình và giới hạn của nó, từ đó Tôi bắt đầu tìm kiếm và thu thập tài liệu, từ các sách nghiên cứu, từ Thông tấn xã Việt Nam, từ Internet và Tôi còn có một lợi thế đó là Tôi có một người quen là Việt kiều Nga, đang sống và làm việc ở Matxcơva đã 11 năm. Tôi hỏi người đó về nước Nga về quan điểm của người Nga đối với Tổng thống Pu-tin và sự thay đổi của nước Nga. Nhờ người đó tìm tài liệu trên trang báo điện tử của Nga rồi dịch cho Tôi. Từ tài liệu thu thập được Tôi bắt tay và công việc nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu mà Tôi đã sử dụng đó là phương pháp lịch sử, phương pháp lô gíc, phương pháp so sánh, phương pháp định tính, định lượng. Đối với phương pháp lịch sử, Tôi đã trình bày từng vấn đề theo trình tự thời gian, dẫn các sự kiện cụ thể như những quyết định, những chính sách được ban hành vào thời gian nào, đặc biệt Tôi đã trình bày cuộc chiến tranh Che-sni-a theo phương pháp lịch sử là chủ yếu. Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Yến 8 Kết hợp chặt chẽ với phương pháp lịch sử, phương pháp lô gíc là không thể thiếu trong bài nghiên cứu. Tôi không trình bày đơn thuần là lịch sử của nước Nga trong 4 năm 2000-2004 mà Tôi trình bày nó theo những hiểu biết của mình. Tôi đi từ trung tâm của vấn đề. Lấy phương pháp lô gíc để làm rõ vấn đề, sâu chuỗi các vấn đề và đưa ra kết luận cần thiết cho vấn đề được nêu giúp cho người đọc dễ hình dung và bao quát vấn đề. Phương pháp so sánh được thể hiện ở chỗ, Tôi đã đọc nhiều tài liệu, so sánh tài liệu tìm ra điểm chung và điểm riêng từ đó đưa điểm cần thiết vào trong khóa luận của mình. Hay Tôi đưa ra số liệu về cùng một vấn đề ở những nước khác nhau, từ đó so sánh và rút ra kết luận, Cuối cùng là phương pháp định tính định lượng. Những sự kiện, số liệu là không thể thiếu trong một bài nghiên cứu đặc biệt là nghiên cứu về vấn đề kinh tế, xã hội. Bài nghiên cứu của mình Tôi đã đưa rất nhiều số liệu cụ thể lấy từ các nguồn tư liệu để làm dẫn chứng cho từng vấn đề được nêu. Đó là 4 phương pháp cơ bản nhất mà Tôi đã sử dụng vào bài nghiên cứu của mình. Bài viết còn nhiều thiếu sót rất mong sự góp ý giúp đỡ. IV. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Đã có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước viết về Pu-tin và nước Nga, tôi xin giới thiệu một số sách mà tôi đã từng đọc và dùng để viết khóa luận này: Trong cuốn sách “Sáu lần gặp người đứng đầu nước Nga” do tác giả Đào Vân Phương dịch, là cuốn sách được xuất bản trước khi Pu-tin đắc cử Tổng thống Nga, ghi lại những tự thuật và bước đường công danh của ông. Qua đó, Pu –tin đã bộc bạch một cách kín đáo về cuộc đời của mình. Cuốn sách này cung cấp cho tôi tư liệu làm phần tiểu sử của Pu-tin. Cuốn sách chỉ đơn thuần là những câu hỏi và câu trả lời chứ không khái quát không hệ thống lại một vấn đề nào. Tác giả Hồng Thanh Quang với cuốn “Vladimir Pu-tin sự lựa chọn của cước Nga”, có tới 17 chương, đã giới thiệu bức chân dung của Pu-tin, những chính sách của Pu-tin khi ông lên cầm quyền và những thành tựu trong 2 Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Yến 9 năm đầu tiên đẫn dắt nước Nga. Cuốn sách đã cung cấp cho tôi nguồn tư liệu để tôi viết về Put-tin về nước Nga trong những năm đầu tiên trên cương vị Tổng thống của Nga. Cuốn sách chỉ giới thiệu khái quát Pu-tin cũng như những việc làm của ông khi lên nắm quyền. Cuốn của Trần Thế Lam( dịch) với tên “100 bài báo nước ngoài về Pu-tin”, gồm 4 phần 1 với tựa đề “Pu-tin con đường dẫn đến quyền lực” gồm 25 bài báo nước ngoài đã giới thiệu chân dung vị Tổng thống Pu-tin, sự mến mộ của người Nga và bạn bè quốc tế dành cho ông. Phần 2 với tên “ Pu-tin với nước Nga hôm nay” với 39 bài báo được dẫn đã giới thiệu bức tranh nước Nga với những chính sách cải cách, cải tổ, phát triển kinh tế và những thành tựu mà nước Nga đạt được trong những năm 2000-2002. Phần 3 “Pu-tin xác lập vị trí nước Nga” đã giới thiệu vị thế nước Nga trên trường quốc tế qua 8 bài báo được dẫn. Chương cuối cùng với tựa đề “Chính sách ngoại giao của Pu-tin” đã dẫn 27 bài báo nói về chính sách ngoại giao của Pu-tin, về cái nhìn của thế giới đối với chính sách ngoại giao đó, đặc biệt là với Mỹ, NATO, Châu Âu. Cuốn sách là những bài báo của quốc tế vì thế cái nhìn, cách đánh giá khác nhau phiến diện tùy theo từng bài, cuốn sách chưa đưa ra một cái nhìn chung nhất, một nhận định chung của người viết sách. Đây là nguồn tài liệu gốc rất quan trọng giúp cho tôi trong quá trình nghiên cứu về nước Nga trong những năm 2000-2002. Cuốn “Pu-tin và những người cộng sự” do Đỗ Hương Lan dịch, gồm 3 phần, tôi quan tâm nhìn tới phần một và hai với nội dung viết về cá nhân, về gia đình và bạn bè thân thiết của ông cũng như những chiến hữu đã sánh bước cùng ông trên con đường sự nghiệp. Cuốn sách chỉ giành đề cập tới thân thế của Pu-tin, tới bạn bè, cơ quan mà ông đã tham gia. Cuốn của tác giả Côchetcốp với tên “Nước Nga trước thềm thế kỷ XXI”, đã giới thiệu về nước Nga những năm cuối của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Cái nhìn khái quát cần thiết giúp chúng ta tìm hiểu về nước Nga trong những năm tiếp theo. Cuốn “Nhân vật số 1 V.Putin” của tác giả nước ngoài do Vũ Tài Hoa, Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Yến 10 Nguyễn Văn Phước, Lê Hiền Thảo dịch đã khắc họa bức chân dung Pu-tin với tính cách, tài năng từ thời niên thiếu cho tới bây giờ. Những bài phỏng vấn của phóng viên đối với Pu-tin và phu nhân của ông, những chính sách của ông về thành tựu sau 2 năm lên nắm quyền. Cuốn sách chỉ mới giới thiệu khái quát nhất về những vấn đề đó nhưng đó cũng là một nguồn tài liệu quan trọng để chúng ta nghiên cứu về Pu-tin và nước Nga. Tác giả Trương Dự với cuốn “Sự trỗi dậy của một con người”, đã cung cấp cho tôi nguồn tài liệu rất quan trọng về cuộc đời, sự nghiệp, thân thế của Pu-tin. Về cuộc chiến tranh Che-sni-a, về chính sách phát triển đất nước trong tất cả các lĩnh vực và thành tựu mà chính sách đó mang lại. Tuy nhiên chính sách chỉ viết từ 2002 trở về trước. Cuốn sách viết hay và đầy đủ nhưng tôi vẫn muốn bổ sung, tìm hiểu kỹ hơn về nước Nga, về Pu-tin trong những năm của nhiệm kỳ thứ nhất của ông. Tác giả Trung Hiếu dịch cuốn “Các đời Tổng thống Nga” đã cung cấp cho chúng ta tư liệu để chúng ta có cái nhìn về nước Nga, về En-xin trong những năm cuối của thế kỷ XXI. Trong đó có những lời tự bạch của En-xin, những thắc mắc của ông và của những người cộng sự trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, cuốn sách cũng giới thiệu Pu-tin, người được En-xin chọn là người thừa kế trên cương vị Tổng thống, về sự ưu ái của En-xin dành cho Pu-tin, đọc cuốn sách chúng ta còn hiểu tại sao Pu-tin lại được lựa chọn và trở thành Tổng thống một cách khá dễ dàng. Nói thật cuốn sách quá dày nhưng đọc thật khó bởi vì cuốn sách không đưa ra từng lĩnh vực, từng vấn đề để phân tích, giảng giải. Đa số là những bài viết với tên kỳ lạ. TS. Nguyễn An Hà (chủ biên) với cuốn “Liên Bang Nga trên con đường phát triển những năm đầu thế kỷ XXI”, với 200 trang ngắn gọn, xúc tích các tác giả đã giới thiệu một cách khái quát và khá đầy đủ về bức tranh đất nước Nga trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và ngoại giao về những thành tựu và hạn chế do cuộc sống cải cách, cải tổ mang lại. Đặc biệt còn dự báo phát triển của nước Nga tới năm 2015. Cuốn sách viết khá hay nhưng vẫn còn nhiều điểm quan trọng chưa được nêu. Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Yến 11 Tác giả Ngô Oanh với “Nước Nga thời Pu-tin” với hơn 300 trang chia làm hai phần. Phần một với tựa đề “Chân dung V.Putin và vị thế của nước Nga”, đã giới thiệu một cách khá toàn diện tình hình nước Nga với những thành tựu rực rỡ dưới bàn tay trị vì của Pu-tin và tình cảm của người dân Nga dành cho vị Tổng thống vĩ đại của họ. Phần hai với tựa đề “Thực trạng và những khoảng tối”, đã phản ánh khá rõ những mặt hạn chế của nước Nga lúc này. Cuốn sách là nguồn tư liệu để ta nhìn nhận về nước Nga một cách toàn diện hơn. Đó là những cuốn sách cơ bản nhất, ngoài ra còn nhiều tài liệu khác rất quan trọng lấy từ Thông tấn xã hay trong các trang web. Nhất là các tài liệu trên internet cung cấp những số liệu để làm dẫn chứng cho đề tài nghiên cứu. Đọc, suy ngẫm rồi bắt tay vào nghiên cứu tôi đã cố gắng khai thác thật tốt các tài liệu mình có. Tuy nhiên với đề tài khá rộng “Nước Nga dưới sự trị vì của V.Putin 2000-2004” tôi đã đề cập khá toàn diện về nước Nga dưới cái nhìn của mình, vì thế bài viết còn rất nhiều hạn chế và thiếu xót. Rất mong được sự giúp đỡ của người đọc. V. BỐ CỤC Luận văn của em được trình bày theo một bố cục sau: Phần mở đầu Chương I: V. Ladimir Pu-tin trở thành Tổng thống I.1. Tiểu sử trước khi trở thành Tổng thống Nga I.2. Pu-tin trở thành Tổng thống Chương II: Cải cách kinh tế và chính trị II.I: Hoàn cảnh nước Nga trước thềm thế kỷ XXI II.II. Cải cách kinh tế II.II.1. Đường lối cải cách kinh tế II.II.2. Những thành tựu đạt được II.II.3. Những hạn chế của nền kinh tế thị trường Nga 12 II.III. Cải cách chính trị II.III.1. Cải cách hành chính II.II.2. Chỉnh đốn lại các đảng phái II.III.3. Xử lý các ông trùm II.IV. Tình hình xã hội II.IV.1. Một số thành tựu đạt được trong giai đoạn 2000-2004 II.IV.2. Hạn chế về mặt xã hội Chương III: Chính sách đối ngoại III.I. Cuộc chiến tranh che-sni-a lần 2 III.I.1. Nguyên nhân III.I.2. Diễn biến III.I.3. Kết quả III.II. Chính sách đối ngoại III.II.1. Những vấn đề trong chính sách đối ngoại II.II.2. Chính sách ngoại giao hai cánh Chương IV: Kết luận Tài liệu tham khảo

pdf108 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2281 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nước Nga dưới sự trị vì của V.Putin (2000-2004), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
song phương với tinh thần linh hoạt, thực tế, tiến thủ , giành được sự phát triển rất lớn . Trong đó lấy sự kiện ngày 11 tháng 9 làm điểm chuyển ngoặt và cơ hội , mở ra cục diện mới của quan hệ ngoại giao Nga-Mỹ. Pu-tin lên nắm quyền cũng đúng là lúc ông đứng ở điểm thấ p nhất quan hệ Nga-Mỹ kể từ khi SNG ra đời . Thời kỳ đầu nước Nga độc lập, quan hệ Nga- Mỹ từng có một đoạn “tuần tăng mật” . Nhưng cùng với việc nền kinh tế Nga xấu đi , Mỹ và NATO không ngừng chèn ép Nga , hai nước Nga -Mỹ xuất hiện nhiều bất đồng nghiêm trọng trong vấn đề lớn như NATO mở rộng sang phía Đông, khủng hoảng Bốt -xni-a-Héc-xe-gô-vi-na, sự kiện Che -sni-a, khủng hoảng Cô-xô-vô,… hơn nữa Mỹ đẩy nhanh nghiên cứu chế tạo hệ thống phòng ngự tên lửa đạn đạo quốc gia (NMD), khiến cho lợi ích quốc gia của Nga đứng trước thách thức mới nghiêm trọng hơn , quan hệ Nga -Mỹ có chiều hướng xấu đi. Mỹ vẫn là quốc gia lớn mạnh nhất về thực lực kinh tế , quân sự trên thế giới, lại có ảnh hưởng chính trị rộng rãi , điều này khiến Nga phải quyết định chính sách đối với Mỹ là cần phải xây dựng trên nền tảng hợp tác . “Ý tưởng chính sách ngoại giao của Liên Bang Nga” , được Pu-tin phê chuẩn năm 2000 lại một lần nữa khẳng định quan hệ Nga-Mỹ cần phát triển trong khuôn khổ hợp tác: “Mặc dù tồn tại bất đồng nghiêm trọng , trong nhiều trường hợp tồn tại bất đồng căn bản , quan hệ lẫn nhau giữa Nga -Mỹ vẫn là điều kiện c ần thiết để cải thiện tình hình quốc tế và bảo đảm chiến lược toàn cầu … Chỉ có trường Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Yến 86 hợp tích cực đối thoại với Mỹ mới có thể giải quyết được vấn đề hạn chế và cắt gảm vũ khí hạt nhân. Vì có lợi ích của đôi bên cần duy trì tiếp xúc song phương thường xuyên và không ngừng ở tất cả các cấp , chứ không cho phép quan hệ đình trệ”18. Đôi với việc Mỹ gấp rút nghiêm cứu chế tạo NMD , Nga cho rằng kế hoạch bố trí NMD, lật đổ hiệp ước “Chống tên lửa đạn đạo” năm 1972 của Mỹ là một bộ phận cấu thành quan trọng của ý đồ xây dựng Thế giới đơn cực của Mỹ, điều này tất sẽ phá vỡ sự ổn định chiến lược quốc tế , khiến cho an ninh của Nga bị đe dọa . Để duy trì nhân tốc có lợi ảnh hưởng tới chính sách của Mỹ là cân bằng chiến lược quân sự Nga -Mỹ, bảo đảm lợi ích an ninh quốc gia và địa vị nước lớn , Nga bày tỏ kiên quyết không thể chấp nhận được đối với kế hoạch bố trí NM D và sửa đổi “Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo” của Mỹ . Vì vậy, Pu-tin đã xác định hết sức rõ ràng việc ngăn chặn Mỹ bố trí NMD là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất của chính sách đối ngoại Nga. Pu-tin cũng nhận thức rằng, bất đồng và đối kháng có thể ngăn chặn được kế hoạch phát triển NMD của Mỹ , vì vậy ông đã áp dụng biện pháp ứng phó linh hoạt , song song với việc phản đối Mỹ phát triển hệ thống tên lửa đ ạn đạo quốc gia , cũng đưa ra một phương án có tính xây dựng và cố gắng Thông qua các loại biện pháp ngoại giao để giải quyết vấn đề này . Với sự thúc đẩy của Pu-tin, Đu-ma quốc gia Nga đã phê chuẩn “Hiệp ước cắt giảm vũ k hí hạt nhân chiến lược giai đoạn hai Nga -Mỹ” (STAR II ) và “Hiệp ước cấm toàn diện thử hạt nhân” đã bị gác lại nhiều năm , Thông qua hành động này , Pu-tin đã tăng cường lập trường bảo vệ “Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo” . Đồng thời, Thông qua biện pháp ngoại giao , Pu-tin tích cực tìm kiếm sự ủng hộ của các nước lớn Tây Âu như Anh , Đức, Pháp và Canada . Các nước này lo lắng tiến trình cắt giảm vũ khí hạt nhân xoay ngược lại và xuất hiện chạy đua vũ trang mới , Pu-tin có thái độ phán đối hoặc tiêu cực đối với việc Mỹ bố trí NMD. Năm 2000, Pu-tin đã đi thăm tất cả các nước lớn Tây Âu và Canada tìm kiếm sự ủng hộ của các nước đối với Nga trong vấn đề chống tên lử a đạn đạo. Pu-tin thậm chí kiên nghị cùng với NATO và châu Âu liên hợp xây dựng 18 :10,Tr 320 Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Yến 87 hệ thống phòng ngự tên lửa đạn đạo , và trao đổi với các nhà lãnh đạo về kiến nghị này . Ngoài ra , Pu-tin còn đã ký kết “Tuyên bố chung Trung -Nga về vấn đề chống tên lửa đạn đạo” . Tuy vậy Mỹ vẫn không từ bỏ phát triển NMD , gay gắt trong vấn đề này giữa Nga và Mỹ vẫn còn tồn tại. Vấn đề che -sni-a , như đã trình bày ở phần trên , Mỹ đã ra sức phản đối Nga tiến hành chiến tranh ở che -sni-a cho tới khi sự kiện ngày 11 tháng 9 xảy ra. Về vấn đề NATO mở rộng sang phía Đông , Nga và Mỹ cùng tồn tại những bất đồng nghiêm trọng . Năm 1999, sau khi Ba Lan , Hung-ga-ri và Tiệp khắc gia nhập NATO, Mỹ và các nước đồng minh NATO bày tỏ NATO sẽ tiếp tục mở rộng sang phía Đông , đối tượng của nó tất nhiên là một số nước Đông Âu và 3 nước vùng biển Ban -Tích. Nga cho rằng , 3 nước vùng biển Ban -Tích gia nhập NATO sẽ khiến cho tình thế chiến lược quân sự biên giới Tây Bắc của Nga đứng trước mối đe dọa thực tế , do đó phản đối kịch liệt kế hoạch tiếp tục mở rộng sang phía Đông của NATO. Tháng 6 năm 2000 Pu-tin chỉ rõ, kế hoạch mở rộng hơn nữa sang phía Đông của NATO “Không phải là một kế hoạch hữu hảo, mâu thuẫn với an ninh châu Âu” . Ông nói: “NATO vượt qua biên giới của Liên Xô cũ sẽ dẫn đến xuất hiện một cục diện hoàn toàn mới đối với cả Nga và châu Âu” , điều n ày sẽ “có hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đối với toàn bộ hệ thống an ninh và lục địa châu Âu” . Sau đó ngày 23 tháng 5 năm 20001, Đu-ma quốc gia Nga đã Thông qua nghị quyết về phản đối NATO mở rộng sang phía Đông. Tháng 2 năm 2000, với kiến nghị của Pu -tin, Bộ Ngoại Giao mời Tổng thư ký của NATO Rô-bớt-sơn thăm Nga , quan hệ Nga -NATO bị đông kết từ lâu được khôi phục lại. Pu-tin khi tiếp xúc với Rô-bớt-sơn đã công nhiên đưa ra ý kiến muốn gia nhập NATO, khiến cho NATO không kịp trở tay . Tuy nhiên NATO phản đối nhưng điều này phản ánh tính linh hoạt trong chính sách ngoại giao của Pu-tin. Pu-tin cũng ý thức được rằng , xét thực lực của bản thân , hoàn toàn không thể nào ngăn cản được xu thế mở rộng sang phía Đông của NATO. Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Yến 88 Nhưng xét từ mặt khác , Nga lấy việc cuối cùng hội nhập châu Âu làm mục tiêu theo đuổi của mình, muốn hội nhập châu Âu tất nhiên phải gia nhập hai tổ chức là FU và NATO. Vì vậy, cách làm sáng suốt là nâng cao trình độ quan hệ đối tác với NATO, suy cho cùng cứ một mực phản đối thì chỉ có hại chứ không có lợi, vì vậy Pu -tin vừa kiên trì nguyên tắc , lại nhấn mạnh tiến hành hợp tác với NATO, có tính linh hoạt rất lớn . Ngày 24 tháng 5 năm 2000, Ngoại trưởng I - va-nốp tham dự hội nghị Ủy ban thường trực NATO-Nga, thế nhưng tình hình không chuyển biến tốt đẹp , Nga vẫn phản đối NATO mở rộng sang phía Đông . Mãi tới khi sự kiện ngày 11 tháng 9 xảy ra, Tổng thống Pu-tin mới chuyển biến thái độ phản đối mạnh mẽ đối với việc NATO mở rộng sang phía Đông . Đầu tháng 10 năm 2001, Pu-tin bày tỏ với phóng viên rằng Nga hy vọng NATO có sự chuyển biến , trở thành một tổ chức “Càng có tính chính trị hơn” . Nếu như NATO có sự thay đổi như vậy , Nga sẽ xem xét lại lập trường của mình đối với việc NATO mở rộng sang phía Đông . Pu-tin nhấn mạnh , nếu Nga cũng bị đưa vào trong tiến trình chính trị hóa này , vậy thì Nga sẽ “Tự nhiên thay đổi lập trường của mình đối với việc NATO bàn bạc yêu cầu xây dựng một mối quan hệ mật thiết hơn, cùng tấn công chủ nghĩa khủng bố quốc tế . Để đáp lại ngày 7 tháng 12 năm 2001, ủy ban Liên hợp NATO-Nga đã tổ chức hội nghị ngoại trưởng, trong tuyên bố hội nghị đã chỉ ra , NATO và Nga quyết định xây dựng một cơ chế hợp tác mới , nội dung bao gồm bàn bạc , hợp tác, cùng quyết sách và điều hòa hành động , phối hợp h ành động . Tuyên bố còn bày tỏ , NATO và Nga đã tăng cường hợp tác trong đấu tranh chống khủng bố và trong các lĩnh vực khác. Ngày 28 tháng 5 năm 2002, 19 nguyên thủ của các nước NATO và Pu- tin đã c ùng ký kết “Tuyên bố Rô -ma” tại Ý , Ủy ban NATO-Nga chính thức thành lập, nhắm thay thế ủy ban Liên hợp NATO-Nga vốn có, tức sẽ chuyển cơ chế “19+1” thành “Cơ chế 20 nước”. Trong “Cơ chế 20 nước” này, NATO sẽ triển khai hợp tá c bình đẳng với Nga trong các vấn đề như chống khủng bố , không quân , xử lý khủng hoảng , cứu hộ trên biến , ngăn ngừa phổ biến hạt nhân, ứng phó khủng hoảng dân sự ,… Thế nhưng , về vấn đề trung tâm liên quan tới phòng vệ NATO, can thiệp quân sự và NATO mở rộng sang phía Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Yến 89 Đông, Nga vẫn không có quyền phát ngôn , càng không có quyền quyết sách . Tuy vậy, Nga sẽ tham gia bình đẳng như một đối tác , điều này có nghĩa là Nga sẽ “Bước thêm một bước hội nhập châu Âu” trong mặt phòng vệ . Đối với Nga mà nói , cơ chế hợp tác mới xây dựng với NATO này có thể bảo vệ tối đa lợi ích quốc gia trong lần mở rộng mới sang phía Đông của NATO. Đợt mở rộng mới sang phía Đông của NATO đẩy trực tiếp phòng tuyến chiến lược tới biên giới Tây Bắc của Nga, hình thành mối nguy hiểm trực tiếp đối với an ninh quốc gia của Nga . Để giảm nhẹ mối đe dọa đối với an ninh của bản thân , vỗ về tâm trạng phản đối trong nước , tránh dẫn đến xáo trộn chính trị bên trong , chính phủ Nga cần xác lập với NATO một cơ chế hợp tác mới. Đồng thời , xây dựng cơ chế mới cũng là cơ hội quan trọng để làm thay đối tính chất của NATO. Nga luôn có mục đích lợi dụng “quan hệ kiểu mới” để cải tạo NATO, thúc đẩy NATO chuyển biến sang một tổ chức có tính chính trị , khiến NATO càng quan tâm tới an ninh của châu Âu hơn , lấy đó để tăng cường quan hệ tồn tại dựa vào nhau giữa Nga và các nước châu Âu , tạo điều kiện cho Nga sớm hội nhập châu Âu. Ngoài ra, Nga cũng muốn lấy đó để đổi lấy sự thừa nhận hội nhập phương Tây về chính trị , giành lấy viện trợ kinh tế và có được sự ủng hộ gia nhập Tổ chức th ương mại thế giới , khiến cho nền kinh tế Nga nhanh chóng được hồi phục và phát triển , tăng cường thực lực nâng đỡ địa vị nước lớn, mở rộng không gian xoay xở chiến lược trong cạnh tranh nước lớn. Vì vậy, Nga và NATO đánh giá cao “mối quan hệ kiểu mới” này . Pu-tin nói đây là một bước đi quan trọng của việc hai bên bước tới quan hệ hợp tác bình đẳng dựa trên sự tin cậy lẫn nhau thực sự. Tổng thư ký NATO, Rô-bơ-Sơn nói, đây là sự kết hợp của tư duy chiến tranh lạnh . Bộ trưởng Ngoại giao Anh Xtee-la nói : “Đây là nghi lễ cuối cùng của lễ an táng chiến tranh lạnh , Nga không còn là kẻ thù nữa, mà là bọn đồng minh”. Như vậy , sự kiện ngày 11 tháng 9 đã trở thành bước n goặt trong mối quan hệ Nga với Mỹ và NATO. ĐỐI VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU Châu Âu luôn là lực lượng quan trọng trong cục diện chính trị kinh tế Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Yến 90 Thế giới , còn Nga tuy nằm vắt ngay hai châu Âu -Á, nhưng luôn coi mình là nước châu Âu , tồn tại “mối tình châu Âu” sâu nặng . Trong vấn đề NATO mở rộng sang phía Đông liên quan tới Thông tin chiến lược Liên Bang Nga , tuyệt đại đa số các nước liên quan đều là nước châu Âu , và có quan hệ phát triển và hợp tác kinh tế mật thiết với Nga cũng là Liên minh châu Âu . Là đối tác kinh tế thương mại và nhà đầu tư quan trọng nhất của Nga , thị trường EU chiếm 40% kim ngạch xuất nhập khẩu của Nga , 70% xuất siêu ngoại thương của Nga đến từ các nước châu Âu. Trong toàn bộ số vốn nước ngoài mà Nga thu hút được có trên một nữa là đến từ châu Âu . Tăng cường và cải thiện hợp tác với EU , đặc biệt là với Tây Âu phù hợp với lợi ích quốc gia của Nga , vừa có thể mở rộng hợp t ác kinh tế , lại có thể tranh thủ sớm hội nhập châu Âu , tăng thêm quyền phát ngôn cho những công việc của châu Âu , làm suy yếu đi ảnh hưởng của Mỹ ở châu Âu . Vì vậy , trong chính sách ngoại giao của Pu -tin, tất nhiên châu Âu được đặt vào vị trí đặc biệt quan trọng. Sau khi Pu-tin giữ chức Tổng thống , đã xử lý mối quan hệ với các nước lớn châu Âu bằng phương châm ngoại giao linh hoạt , thực dụng tích cực tiến thủ. Tháng 4 năm 2000, ông đã lựa chọn nư ớc Anh làm nước phương Tây đầu tiên đến thăm sau khi nhận chức. Lựa chọn nước Anh có tính toán về kinh tế, vì nước Anh có thể nói giép nước Nga tại Tổ chức quỹ tiền tệ quốc tế, có thể đóng vai trò “thuyết khách” . Đồng thời, nước Anh không những có địa vị quan trọng trong liên minh châu Âu , hơn nữa cũng có mối quan hệ đặc biệt với Mỹ . Vì vậy, cải thiện quan hệ Nga -Anh còn có thể gián tiếp thúc đẩy quan hệ Nga -Mỹ phát triển, giảm bớt sự đối lập Nga-Mỹ, mở ra lối thoát nhằm làm hòa dịu mối quan hệ giữa Nga và phương Tây đang ở trong cảnh bế tắc . Trong thời gian thăm Anh , hai bên đã trao đổi ý kiến về các vấn đề quan hệ hai nước, tình hình Che-sni-a và hai nước tăng cường hợp tác trong việc tấn công tội phạm buôn lậu ma túy . Đồng thời , Pu-tin kêu gọi các nhà doanh nghiệp Anh đến Nga đầu tư , và bày tỏ rõ ràng sẽ áp dụng mọi biện pháp cải thiện môi trường đầu tư của Nga , bảo vệ lợi ích kinh tế của những nhà đầu tư phương Tây. Thông qua chuyến thăm này , Pu-tin và Ble đã đưa ra quyết định quan trọng là xây dựng cơ chế gặp gỡ hàng năm lãnh đạo hai nước Nga -Anh và Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Yến 91 thành lập đường dây nóng kinh tế hai nướ c, cũng bước được một bước quan trọng trong việc cùng Anh xây dựng “quan hệ đối tác đặc biệt” . Sau đó , Pu-tin triển khai một loạt thế tiến công ngoại giao đối với các nước châu Âu . Ngay sau đó là chuyến thăm ý , Tây Ban Nha, Đức, Pháp và đã thực hiện cuộc gặp thượng đỉnh Nga và châu Âu . Trong những chuyến thăm này Pu-tin thực hiện chính sách đối ngoại “Kinh tế thiết thực” , đặt vấn đề hợp tác kinh tế song phương và hợp tác kinh tế đa phương lên vị trí hàng đầu , đã giành được thành quả phong phú , đã thu được những lợi ích lớn trong hợp tác kinh tế và viện trợ kinh tế . Riêng Đức, giới doanh nghiệp Đức chuẩn bị đàu từ 1,7 tỉ USD tại Nga , chính phủ Đức cũng sẽ cung cấp 1 tỉ USD vay tín dụng xuất khẩu. Đồng thời, Đức là chủ nợ lớn nhất trên Thế giới của Nga (khoảng 75 tỉ Mác), Nga hy vọng có thể nhân cơ hội Pu -tin thăm Đức để miễn giảm được một phần nợ, cuối cùng hai bên đi đến quyết định hoãn trả nợ. Trong thời gian thăm Ý và Tây Ban Nha , Pu-tin cũng thảo luận trọng điểm vấn đề hợp tác kinh tế , Ý hứa cung cấp cho Nga khoản viện trợ 1,5 tỉ USD. Tại cuộc gặp Thượng đỉnh Nga và EU tổ chức tại Pa -ri vào tháng 10 năm 2000, EU bày tỏ sẽ tăng cường hơn nữa hợp tác với Nga trong lĩnh vực kinh tế , tiếp tục cung cấp viện trợ kỹ thuật cho Nga , thúc đẩy đầu tư đối với Nga giúp Nga nhanh chóng gia nhập WTO. Về mặt an ninh châu Âu , Pu-tin cũng đưa ra kiến nghị mới thành lập một tổ chức an ninh và hợp tác ở châu Âu , nhằm giữ ổn định trong khu vực châu Âu, thúc đẩy hợp tác lẫn nhau . Ông còn đề nghị kết hợp với EU xây dựng một hệ thống phòng ngụ tên lửa đạn đạo , phối hợp đánh giá tính chất và quy mô phổ biến tên lửa đạn đạo và mối đe dọa tên lửa đạn đạo có thể xảy ra , phối hợp nghiêm cứu ý tưởng hệ thống phòng ngự chống tên lửa đạn đạo phi chiến lược toàn châu Âu và xây dựng bố trí trình tự của hệ thống này. Sau đó, trong một thời gian tương đối dài , quan hệ Nga -Eu ở vào trạng thái phát triển chậm ổn định . Hai bên tuy đều cố gắng cải thiện quan hệ song phương, nhưng luôn không tìm đượ c điểm đột phá mới . Mãi đến sau sự kiện ngày 11 tháng 9 xảy ra, hai bên lấy hợp tác an ninh và chống chủ nghĩa khủng Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Yến 92 bố làm tiếp điểm lợi ích chung , quan hệ Nga -EU được cải thiện rõ rệt . Tại hội nghị thượng đỉnh chung Ng a-EU họp tháng 5 năm 2002, hai bên đã ký kết 5 tuyên bố chung về các vấn đề như quan hệ Nga -EU, tăng cường đối thoại chính trị và năng lượng song phương , bảo vệ an ninh châu Âu và hòa giải xung đột khu vực , … quan hệ hai bên đã c ó sự nâng cao mới . Sau đó , Pu-tin đã giành được quyền đăng cai hội nghị nguyên thủ G 8 năm 2006, Mỹ thúc đẩy 7 nước phương Tây cung cấp cho Nga 20 tỉ USD dùng vào tiêu hủy vũ khí . Châu Âu và Mỹ lần lượt thừa nhận Nga là nước ki nh tế thị trường vừa khẳng định đối với thành quả kinh tế của Nga, cũng khiến cho Nga cuối cùng giành được địa vị đối thoại bình đẳng với các đối tác kinh tế khác , có lợi cho thúc đẩy xây dựng không gian kinh tế thống n hất Nga -EU, bật đèn xanh cho Nga sớm gia nhập WTO và hội nhập kinh tế thế giới . Đồng thời, hình tượng của Nga ở châu Âu đã được cải thiện , sự phê phán của các nước phương Tây đối với các vấn đề của Nga như che-sni-a, nhân quyền, tự do báo chí đều giảm đi , có phần Thông cảm hơn đối với việc Nga tấn công chủ nghĩa khủng bố . Trong quan hệ với EU, Nga luôn đặt lợi ích quốc gia, lợi ích kinh tến lên địa vị hàng đầu. Mỹ hứa hẹn nhiều nhưng thực ra thì không thể sánh nổi, EU sẽ cung cấp cho Nga viện trợ mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế thương mại . Một chủ đề quan trọng trong hội nghị thượng đỉnh EU -Nga tháng 6 năm 2002 đã khởi động tiến trình nhất thể hóa Nga-EU, đưa nền kinh tế Nga hội nhập vào hệ thống kinh tế châu Âu , tạo gia “không gian kinh tế thống nhất” . Quả thực, thị trường, tiền vốn và kỹ thuật không EU sẽ là chiến mô tô mạnh nhất thúc đẩy cải cách kinh tế của Nga , còn năng lượn g phong phú , thị trường rộng lớn của Nga đối với EU mà nói chắc chắn cũng là miếng bánh ngọt lớn cực kỳ hấp dẫn . Ngược lại , hợp tác kinh tế và dựa vào nhau sẽ thúc đẩy Nga và EU xây dựng quan hệ tin cậy lanax nhau trong lĩnh vực an ninh chính trị, từ đó tăng thêm khả năng xây dựng một quan hệ đối tác chiến lược Nga-EU thực thụ. Đầy tháng 5 năm 2004, Liên minh EU đã kết nạp thêm 10 thành viên hoàn thiện giấc mơ mở rộng lớn trong lịch sử Liên minh châu Âu. EU bây giờ có 25 thành viên, với tổng 455 triệu dân, đã trở thành khối thương mại lớn nhất nếu tính theo số dân . Điều này mở ra những cơ hội và thách thức mới cho Nga . Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Yến 93 Những nước mới của EU nằm sát sườn của Ng a như Xlôvakia , Extônia, Litva, xXlôvênia, … điều này làm cho không gian chiến lược của Nga ngày càng bị co hẹp. Nhưng nó lại là cơ hội để Nga tăng cường các mối quan hệ kinh tế với EU. VỚI CÁC NƢỚC SNG Nga chủ trương “Rào chặt tườ ng rào bảo vệ sân sau”. Đối với Nga mà nói , cộng đồng các quốc gia độc lập là khu vực địa chiến lược có ý nghĩa đặc thù về chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự trực tiếp và các mặt khác , các nước trong cộng đồng SNG l à láng giềng gần của Nga , tình hình ở khu vực này có ổn định hay không, có thực hiện chính sách hữu nghị với Nga hay không, liên quan đến việc Nga có một môi trường xung quanh ổn định hay không ổn định . Mà sau khi Liên Xô giả i thể, không gian phòng ngự chiến lược của Nga bị thu hẹp nhiều, năng lực phòng ngự suy yếu nghiêm trọng, cộng thêm 3 thế lực xấu là chủ nghĩa khủng bố quốc tế , chủ nghĩa ly khai dân tộc và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo đe dọa nghiêm trọng tới an ninh của Nga và các nước trong cộng đồng các quốc gia độc lập . Vì vậy, xây dựng một hệ thống an ninh tập thể cộng đồng các quốc gia độc lập lấy Nga đứng đầu có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng cường ý nghĩa phòng vệ của bản thân Nga . Mỹ lợi dụng mâu thuẫn giữa Nga và các quốc gia độc lập để bài xích Nga làm suy yếu Nga , không ngừng thâm nhập vào SNG , khiến cho khuynh hướng li tâm và nhân tố thân phương Tây của SNG không ngừng phát triển lên , làm cho địa vị của Nga ở SNG có chiều hướng nghịch . Nga cần phải ưu tiên phát triển quyan hệ với các nước trong SNG làm chỗ dựa , tăng cường con bài đối trọng với phương Tây trong các công việc quốc tế, cũng cố địa vị lãnh đạo của Nga trong SNG . Trọng điểm ngoại giao là phát triển quan hệ láng giềng và quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước SNG. Xét về lợi ích kinh tế , khu vực SNG là cơ sở sản xuất nguyê n vật liệu quan trọng của Nga và là thị trường hàng hóa to lớn của Nga , sự phục hồi và trến hưng nền kinh tế của Nga không thể tách tời khỏi sự hợp tác với các nước SNG. Trong những năm qua , thương mại giữa Nga và SNG liên tục tăng lên khoảng 35,9%, trong đó xuất khẩu tăng 38,2% còn nhập khẩu tăng 32,6%. Tốc Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Yến 94 độ tăng trưởng doanh số thương mại giữa Nga và SNG tăng nhanh hơn so với Nga và các nước và các lãnh thổ khác là 7,8% cán cân thương mại giữa Nga và các nước SNG năm 2004 dương 8,5 tỉ USD (So với cùng kỳ năm 2003 là 5,6 tỉ USD). Các nước SNG là thị trường tiêu thụ cơ bản các sản phẩm máy móc của Nga, tỉ lêk của SNG là 2,1% trong xuất khẩu sang khu vực này sơ với m ức chung là 5,3% cơ cấu nhập khẩu của Nga và các nước SNG cân bằng hơn . Về đầu tư , mặc dù bản thân Nga là nước thiếu vốn nhưng các doanh nghiệp nguyên nhiên liệu của Nga vẫn phải nổ lực đầu tư vào sân sau SNG của mình, cạnh tranh với các hãng dầu lửa tiềm lực hơn hẳn của Anh và Mỹ nhằm hình thành liên minh “Dầu lửa” SNG mà Nga làm thủ lĩnh . Trong thời kỳ này, một trong những trọng điểm ngoại giao kinh tế cửa Nga đối với SNG là tích cực thúc đẩy nhất thể hóa kinh tế cộng đồng các quốc gia độc lập. Tháng 10 năm 2000, để thúc đẩy tiến trình liên minh thuế quan và thống nhất không gian kinh tế 5 nước một cách hiệu quả, với đề xướng cửa Pu- tin, Tổng thống cửa 5 nước thành viên liên minh thuế quan gồm Be-la-rut, Ca- rắc-xtan, Kư-rơ-gi-xtan, Nga và Tát-gi-ki-xtan đã ký hiệp ước khối cộng đồng kinh tế Âu Á, khiến cho quan hệ giữa các nước thành viên SNG bước vào một giai đoạn mới. Cùng năm, Nga và SNG đã ký kết thỏa thuận thu thuế gián tiếp và công bố hàng hóa niễn thuế và ký kết Hiệp định khung xây dựng khu mậu dịch tự do, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với nhất thể hóa kinh tế SNG. Tuy nhiên, trái ngược với quân hệ kinh tế thương mại , quan hệ an ninh chính trị giữa các nước SNG với Nga ngày càng phức tạp có sự chia rẽ sâu sắc giữa các thành viên kể từ khi diễn ra các cuộc cách mạng sắc màu , các chính phủ thân Nga sụp đổ thay thế bởi các chính phủ thân phương Tây. Cuộc chiến của Mỹ ở Ap-gha-ni-xtan thúc đảy Mỹ triển khai ngoại giao dồn dập đối với khu vực Trung Á nhằm dành lấy sự ủng hộ của Trung Á đối với sự tấn công của Ta-li-ban của Mỹ và cuộc chiến chống khủng bố Che-sni-a đã làm cho tình hình an ninh phức tạp hơn. Trong tình hình đó, Nga cùng các nước Ác-mê-ni-a, Bê-la-rút, Ca-rắc-xtan, Kư-rơ-gi-xtan, Tát-ghi-ki-xtan xây dựng tổ chức hiệp ước an ninh tập thể và Thông qua tổ chức xây dựng một đội Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Yến 95 phản ứng nhanh, tiến hành diễn tập quân sự chung để thể hiện vai trò ổn định an ninh khu vực. Tại hội nghị cấp cao ngày 10/8/2004 ở Dusanbe , thủ phủ Taja Kistan , Nga đã chính thức gia nhập tổ chức Hợp tác Trung Á (CACO), một tổ chức bao gồm Kaza Khstan , Kyrgyzstan Taja Kistan và Uzbe Kistan được thành lập vào năm 1994. Có thể nói rằng SNG là ưu tiê n số một trong chính sách đối ngoại của mình nhưng Nga rất khó hoặc còn lâu mới có thể giành lại được vị thế lãnh đạo, độc tôn như dưới thời Liên Bang Xô Viết trước đây trong SNG . Trong khi đó ảnh hưởng của Mỹ và Châu Âu ngày càng sâu rộng trong cộng đồng SNG . ĐỐI VỚI KHU VỰC CHÂU Á Nga quan niệm khu vực Châu Á là động lực phát triển của nền kinh tế thế giới, một trong những nhân tố thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và vai trò đang ngày càn g gia tăng . Những đối tác đang ngày càng đóng vai trò quan trọng là Trung Quốc , Ấn Độ và các nước Đông Nam Á . Nga cho rằng khi xây dựng đường lối đối ngoại trong khu vực này cần phải tận dụng tối đa hiệu quả của việc kết h ợp lợi ích bên trong với bên ngoài nhằm đảm bảo an ninh quốc gia của mình , bao gồm phát triển cả vùng Sbiri và Viễn Đông . Chiến lược của Nga nhằm mục đích hình thành nên “mối quan hệ sâu sắc và cân bằng với các nước trong khu vực, bảo đảm sự ổn định lâu dài . Do đặc thù đa dạng văn hóa trong khu vực, Nga cho rằng đây chính là nơi áp dụng và phát triển mô hình đối thoại các nền văn minh cho thế giới. Một đặc điểm nữa là trong khu vực này đang diễn ra các quá trình liên kết, và đều thể hiện một xu thế chung là dựa trên nguyên tắc đa phương và quyết định tập thể. Trong chính sách “ngoại giao hai cánh” của Pu -tin, phía Đông là một cánh trong đó , Trung Quốc sẽ tiế p tục chiếm vị trí trung tâm cảu chính sách châu Á -Thái Bình Dương của Nga , quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước sẽ củng cố và phát triển hơn nữa , vừa mới lên nắm quyền , Pu-tin đã phát tín hiệu này Thông qua các con đường . Năm 2000, khi gặp gỡ với Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Yến 96 Thượng Tướng Trì Hạo Điền , Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc , Pu-tin bày tỏ, Nga “sẽ kiên định bất di bất dịch tuân theo nhận thức chung đạt được giữa Tổng thống En -xin và Chủ tịch Giang Trạch Dân , tiếp tục dốc sức vào phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược trong đó bao gồm cả chính trị , kinh tế, khoa học kỹ thuật , văn hóa , quân sự” . Đồng thời bày tỏ trong các công việc quốc tế, Nga và Trung Quốc cũng tiến hành hợp tác tốt đẹp , hai bên đều có lập trường thống nhất trong các vấn đề như xây dựng đa cực , phản đối xây dựng Thế giới đơn cực , phản đối can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác . Hai bên đã ký kết “Bản ghi nhớ về tăng cường hơn nữa hiểu biết lẫn nhau trong vấn đề quân sự” . Pu-tin bày tỏ sự ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan , ủng hộ Trung Quốc thực hiện toàn vẹn lãnh thổ. Tháng 7 năm 2000, Pu-tin thực hiện chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Trung Quốc . Pu-tin coi Trung Quốc là đối tác chiến lược của Nga , phát triển quan hệ với Trung Quốc là một trong những hướng ưu tiên chính của chính sách ngoại của Nga . “Tuyên ngôn Bắc Kinh Nga -Trung Quốc” và “Tuyên bố chung Chủ tịch nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và Tổng thống Liên Bang Nga về vấn đề chống tên lửa đạn đạo” đã được ký kết . Nga và Trung Quốc cùng bày tỏ việc ủng hộ một Thế giới đa cực và phản đối k ế hoạch phòng ngự tên lửa đạn đạo quốc gia của Mỹ. Tháng 7 năm 2001, Chủ tịch Giang Trạch Dân sang thăm Nga , hai Nguyên Thủ đã ký kết “Tuyên bố chung Mat -xcơ-va Nguyên Thủ Nga - Trung Quốc” , “Hiệp ước hợp tác hữu nghị láng giềng Nga-Trung Quốc” xác định rõ sẽ cố xác định lại ý chí kiên định hai bên mãi mãi là láng giềng tốt , đối tác tốt , bạn bè tốt bằng hình thức luật pháp , đặt nền tảng pháp luật chắc chắn cho Nga và Trung Quốc phát triển h ơn nữa quan hệ láng giềng hữu nghị . Hiệp ước định vị quan hệ Trung -Nga là quan hệ đối tác chiến lược bình đẳng , tin cậy, tập trung thể hiện lợi ích rộng rãi của Trung Quốc và Nga trong phát triển quan hệ song phương và quốc tế. Việc ký hiệp ước đã đánh dấu quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Trung -Nga đã bước vào giai đoạn mới không ngừng lớn mạnh và phát triển đi vào chiều sâu. Tháng 12 năm 2002 Pu-tin đã tới thăm Trung Quốc lần thứ 2, hai Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Yến 97 bên đã ký “Tuyên bố chúng nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và Nga” . Nhấn mạnh trong “Tuyên bố chung” , cần tăng cường đi sâu vào quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước , tiếp tục tăng cường hợp tác trong mặt chống chủ nghĩa khủng bố, nhắc lại sẽ tuân thủ phương châm và nguyên tắc của “Hiệp ước hợp tác hữu nghị láng giềng Trung -Nga” và nhấn mạnh nổi bật ý nghĩa quan trọng của việc tăng cường hợp tác kinh tế thương mại Trung -Nga. Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Trung -Nga đã trở thành một tổ chức quan trọng trong nền chính trị quốc tế . Là hai nước lớn ở gần nhau , hai nước thường trực Liên hợp quốc , hai bên Trung -Nga lấy lợi ích chiến lược chung làm đ ầu mối , lấy toàn cầu hóa kinh tế và nhất thể hóa kinh tế khu vực làm hướng đi chính, lấy tin cậy chính trị cao đọ và cơ chế hợp tác kiện toàn làm bảo đảm, quan hệ hai bên đã bước vào một thời kỳ phát triển mới , mối quan hệ trong các mặt an ninh quốc gia, hợp tác quốc tế và hợp tác kinh tế không ngừng được tăng cường và đi sâu. Một là về mặt an ninh quốc gia chống chủ nghĩa khủng bố , chống chia rẽ đất nước , trong các loại lợi ích củ a quan hệ hai nước , tầng cơ bản nhất , ổn định nhất phải là lợi ích an ninh quốc gia hai bên. Nga và Trung Quốc đều là hai quốc gia có diện tích rộng lớn, dân số đông và quân đội khổng lồ , đều có vũ khí hạt nhân . Hai bên có hơn 4300km đường biên giới . Tình hình đó đã quyết định hai nước Trung -Nga có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với an ninh của nhau. Đặc biệt là sau sự kiện , ngày 11 tháng 9 tình hình quốc tế có sự thay đổi to lớn , cộng đồng quốc tế đứng trước mối đe dọa mới của chủ nghĩa khủng bố. Trong tình hình đó , tháng 6 năm 2001 Nga và Trung Quốc cùng với các nước Ca-dắc-xtan, Kư-rơ-bi-xtan, Tát-gi-ki-xtan và Ư-dơ-bê-xtan thành lập tổ chức Hợp tác Thượ ng Hải trên cơ sở tăng cường tin cậy quân sự , cắt giảm lực lượng quân sự biên giới và hợp tác kinh tế. Hợp tác chiến lược của hai nước Trung-Nga trong hợp tác quốc tế chống khủng bố đã trở thành nội dung quan trọng và điểm tăng trưởng mới của quan hệ song phương. Ngoài ra hai nước còn đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực giao lưu Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Yến 98 kỹ thuật quân sự . Nga lần lượt bán cho Trung Quốc các loại vũ khí hiện đại như máy bay chiến đấu Su -27, Su-30MK, tàu khu trục tên lửa đạn đạo lớp hiện đại, tàu ngầm động lực chính quy lớp Ki lô , hệ thống tên lửa đạn đạo phòng không C-300. Hai là về mặt hợp tác quốc tế . Sau khi Nga độc lập , quan hệ hai bên Trung-Nga phát triển thuận lợi , vấn đề biên giới trong lịch sử ảnh hưởng lâu dài tới quan hệ hai nước đang được giải quyết , “Tuyên bố chung” mà hai bên ký kết khi Pu -tin thăm Trung Quốc lần thứ hai đã nêu rõ cần phải giải quyết triệt để vấn đề biên giới Tru ng-Nga do lịch sử để lại . Đồng thời , biện pháp an ninh ở khu vực biên giới cũng cố định bằng hình thức thỏa thuận quốc tế song phương hoặc đa phương. Hai bên Trung -Nga cũng đứng trước tình hình quốc tế nghiêm trọng. Nga và p hương Tây tồn tại xung đột trong vấn đề NATO mở rộng sang phía Đông và Ban -Căng, Trung Quốc tồn tại bất đồng nghiêm trọng với Mỹ và Nhật Bản trong vấn đề an ninh Đông Bắc Á , hai bên đều phản đối Mỹ phát triển NMD và TMD , cảm thấy bất mãn trước xu thế ngày càng nghiêng về quyết định độc lập các vấn đề quốc tế lớn quan mặt các cơ quan quốc tế như Liên Hợp Quốc . Những vấn đề này cần hai bên Trung -Nga tăng cường liên hệ , điều hòa lập trường, ủng hộ lẫn nhau. Đồng thời , hai bên Trung -Nga cũng là nước thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp Quốc , có cách nhìn thống nhất trong việc tăng cường vai trò của Liên Hợp Quốc và Hội đồng Bảo an cùng các cơ quan chuyên môn của nó. Hai bên đều nhất trí chủ trương cần cố gắng tăng cường vai trò trung tâm trong xử lý các công việc quốc tế , nhất là lĩnh vực an ninh và phát triển của tổ chức quốc tế có quyền cấu thành là Liêp Hợp Quốc này , Thông qua các kiểu hợp tác chiến lược này, bảo vệ tốt hơn lợi ích quốc gia của hai nước trong công việc quốc tế . Sẽ có lợi cho nâng cao địa vị quốc tế của hai nước , xây dựng trật tự kinh tế chính trị quốc tế mới công bằng hợp lý, thúc đẩy hòa bình thế giới. Ba là về mặt hợp tác kinh tế . Hai bên Trung-Nga đều đứng trước khó khăn tiến hành cải cách , đẩy mạnh phát triển kinh tế . Thế nhưng trong Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Yến 99 quan hệ song phương , giao lưu thương mại và hợp tác k inh tế luôn luôn là một khâu yếu , không tương xứng với hợp tác chính trị tương đối cao của hai bên . Kể từ khi Pu -tin lên nắm quyền , hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực kinh tế phát triển ổn định : Cùng với sự chuyển đổi thể chế kinh tế và quan hệ chính trị hai nước phát triển mật thiết , chính phủ hai nước gấp rút cung cấp sự ủng hộ mềm như luật pháp , tài chính tiền tệ và trọng tài cho hợp tác kinh tế song phương, những nhân tố tích cực nà y sẽ thúc đẩy kinh tế có lợi để kinh tế thương mại hai nước phát triển , khiến cho nền tảng kinh tế của quan hệ hợp tác chiến lược Trung-Nga được củng cố hơn nữa . Năm 2001, tổng kim ngạch song phương đạt tới 10,67 tỉ USD, tăng 30% so với năm 2000. Từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2002 kim ngạch thương mại hai nước đã đạt tới 7,64 tỉ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2001. Năm 2004 vượt mức 20 tỉ USD đạt được 21,23 tỉ USD. Hiện nay Nga là bạn hàng lớn thứ 8 của Trung Quốc và Trung Quốc là bạn hàng lớn thứ 2 của Nga. Ngoài ra, hợp tác năng lượng giữa Trung Quốc và Nga rất gây chú ý . Đặc biệt là việc xây dựng đường ống dẫn dầu từ Xi -bê-ri-a của Nga đến vùng Đông Bắc Trung Quố c. Trong “Công báo chung” do Thủ tướng hai nước ký tại Thượng Hải tháng 8 năm 2002, đã quy định sẽ “Cơ quan chủ quản nhà nước của các bên cần đẩy nhanh tiến hành xem xét phê chuẩn đối với dự án , nhằm sau khi được phê chuẩn r ồi, nghiên cứu thỏa thuận dụng theo tính khả thi , chuyển dự án này vào giai đoạn thiết kế sơ bộ” . Công trình được khởi công vào tháng 7 năm 2003, hoàn thành cuối năm 2004, thời gian hợp tác là 25 năm. Kế hoạch bắt đầu từ nă m 2005 vận chuyển dầu sang Trung Quốc , mỗi năm là 20 triệu tấn, bắt đầu từ 2010 nâng lên 30 triệu tấn/năm. Nhưng xét tình hình thực tế trước mắt , do nền kinh tế của hai nước đều ở vào thời kỳ phát triển , đều rất cần thu h út vốn đầu tư nước ngoài , hơn nữa sản phẩm của các bên đều không có mấy sức cạnh tranh quốc tế thương mại Trung -Nga vẫn tụt hậu xa so với quan hệ chính trị của hai nước . Thế nhưng, trong “Ý tưởng chính sách ngoại giao Liên Bang Nga” cũng đã đặc biệt nhấn mạnh “Nga sẽ nổ lực phát triển hợp tác cùng có lợi trong các mặt với Trung Quốc , nhiệm vụ chủ yếu là tiến hành hợp tác kinh tế quy mô lớn phù hợp với trình đọ quan hệ chính trị” . Khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Yến 100 Trung Quốc trước khi sang thăm Trung Quốc lần hai , Pu-tin đã nói : “Kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng , nhất là phát triển trong những năm gần đây khiến cho mọi người ngày càng quan tâm chú ý tới kinh nghiệm cảu Trung Quốc. Vì vậy, chúng ta trước tiên cần phải hết sức coi trọng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế . Về mặt này có nhiều vấn đề có thể thảo luận chẳng hạn như dự án năng lượng mà tôi đã từng nhắc tới. Khi Trung Quốc không ngừng tăng trưởng , nhu cầu năng lượng cũng tăng trưởng . Tài nguyên năng lượng của Trung Quóc có hạn, nhưng tài nguyên của Nga rât phong phú , về mặt này có thể đàm phán hợp đồng lâu dài , điều này vừa phù hợp với lợi ích của Nga , cũng phù hợp với lợi ích của Trung Quốc” . Vì vậy, cùng với nền kinh tế Nga từng bước phục hồi và kinh tế thị trường Trung -Quốc ngày càng hoàn thiện và sự cố gắng chung của Chính phủ hai nước, quy mô và lĩnh vực hợp tác kinh tế thương mại Trung- Nga tất sẽ tiếp tục mở rộng , nhân tốc kinh tế sẽ từng bước mở rộng tỉ lệ trong quan hệ hai nước. Trong phát triển quan hệ hai nước Trung -Nga cũng tồn tại những nhân tố bất lợi . Thứ nhất , hai bên ở vào chế độ xã hội khác nhau , hình thức khác nhau chắc chắn sẽ không ảnh hưởng ít nhiều đối với quan hệ hai bên . Thứ hai, trong suy nghĩ của nhiều người Nga “Thuyết mới đe dọa của Trung Quốc” vẫn có ảnh hưởng nhất định đặc biệt là những thay đổi to lớn trong phát triển kinh tế của Trung Quốc khiến cho luận điệu này có được thị trường nhất định . Đây cũng là nhân tố không xác định trong phát triển lây dài quan hệ Nga-Trung. Nhưng xét về tổng thể , triển vọng phát triển quan hệ Trung -Nga là tốt đẹp. Sau sự iện ngày 11 tháng 9, tình hình thế giới có sự thay đổi lớn, các nước đều đứng trước sự lựa chọn , cơ hội và thách thức mới . Trong tình hình đó, lần gặp gỡ định kỳ của các nhà lãnh đạo hai nước đã có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Sự tôn trọng nguyên tắc hợp tác láng giềng Trung -Nga, lập trường ủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề quốc tế mà hai b ên cùng quan tâm , “mãi mãi là láng giềng tốt , bạn bè tốt , đối tác tốt”. Với tác dụng của cơ chế hợp tác kiện toàn, quan hệ Trung -Nga nhất định có sự phát triển liên tục , ổn định và lành mạnh. VỀ VẤN ĐỀ GIA NHẬP WTO Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Yến 101 Nga cho rằng với tiềm lực khoa học công nghệ và Giáo dục của mình Nga không muốn ở ngoài lề của quá trình toàn cầu hóa kinh tế và vì thế Nga sẽ tham gia tổ chức thương mại thế giới với tư cách xây dựng luật chơi và điều tiết thương mại Thế giới. Nga cũng cho rằng dù vòng đàm phán đa phương về tự do thương mại đang gặp khó khăn , WTO vẫn sẽ là một cơ chế quan trọng và ngày càng gia tăng trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế . Để gia nhập WTO, Nga đang và đã cải tổ và cơ cấu lại nền kinh tế, Nga phải đàm phán với các đối tác duy trì bảo hộ cho một số lĩnh vực, điều mà Nga cho rằng với bất cứ nước nào khi gia nhập WTO đều phải tính toán. Như vậy nhờ chính sách ngoại giao Thông minh khéo léo những chuyến công du của V.Pu-tin đã tạo cho nước Nga một vị thế mới, thiết lập các quan hệ ngoại giao thân thiện với mọi quốc gia và tổ chức . Nga vẫn đang chiếm một cực quan trọng trong Thế giới đa cực đang hình thành sau chiến tranh lạnh. Nga vẫn là đối thủ đáng nể nhất của Mỹ và Tây Âu. Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Yến 102 CHƢƠNG IV: KẾT LUẬN Được chọn làm người kế nhiệm, Pu-tin đã được En-xin dọn những rào cản cơ bản của cửa điện Krem-li, cộng với tất cả những gì mà Pu-tin làm được trong thời gian giữ cương vị Quyền Tổng thống Nga, cánh cửa điện Krem-li đã mở tung chào đón tân Tổng thống V.Pu-tin. Ngày 26/3/2000, sau cuộc bầu cử Tổng thống được tiến hành thành công, Pu-tin đã chính thức trở thành Tổng thống Liên Bang Nga, ông thừa hưởng từ người tiền nhiệm Boris En-xin một nước Nga rộng lớn về lãnh thổ nhưng lại đang đứng trên bờ vực thẳm hay gọi khác đi là “ một đống đổ nát”. Thế nhưng Pu-tin đã dẫn dắt nước Nga thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị xã hội trầm trọng mà đỉnh cao là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1998 do người tiền nhiệm để lại. Trong những năm đàu thế kỷ XXI, nước Nga ngày càng khẳng định mình với triết lý “ phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết thống nhất xã hội, xây dựng một nhà nước hùng mạnh, tập trung phát triển kinh tế thị trường, nâng cao đời sống của nhân dân, bảo đảm an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, cải thiện vị thế nước Nga trên trường quốc tế”. Liên Bang Nga đã đạt được những thành tựu lớn lao về mọi măt chính trị, kinh tế, xã hội, đời sống của nhân dân dược nâng cao, tình hình an ninh chính trị được ổn định, vị thế của nước Nga trên trường quốc tế được cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, Liên Bang Nga hiện đang phải khắc phục hàng loạt những mặt tồn tại trên con đường phát triển của mình. Để xây dựng một nước liên bang hùng mạnh, Pu-tin đã dẫn dắt nước Nga đi theo con đường cải cách và cải tổ trên tất cả các lĩnh vực. Cải cách hành chính, cải tổ hệ thống đảng phái, cũng cố quyền lực nhà nước liên bang, nâng cao hiệu quả của nhà nước trong việc hoàn thiện nền kinh tế thị trường, thực hiện các chương trình kinh tế , xã hội. Những tồn tại lớn mà hệ thống chính trị đang phải điều chỉnh là: thứ nhất, vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, mức độ can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế, bảo đảm môi trường tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh, “ nhà nước ở mực độ cần thiết, tự do ở mức độ cần thiết”; thứ hai, mối quan hệ giưa các thể chế chính trị, giữa trung ương và Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Yến 103 địa phương, tăng cường quyền lực trung ương làm cho chính quyền địa phương trở nên thụ động. việc phân cấp phân chia quyền hạn phải làm sao khuyến khích được các địa phương này năng động tự chủ trong phát triển, đặc biệt với một nước có lãnh thổ rộng lớn như Nga, có tới 89 chủ thể và phức tạp về thể chế. Trong nhiệm kỳ tiếp theo của mình, Pu-tin cần phải tiếp tục cải cách hệ thống đảng chính trị, hướng tới xây dựng hai đến ba đảng mạnh làm đối trọng, cạnh tranh nhau nhưng về cơ bản có quan điểm phát triển giống nhau, nhằm ổn định chính trị hơn nữa; tiệp tục cải cách hành chính, điều chỉnh luật pháp, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, hướng tới chuyên nghiệp và phục vụ tốt hơn cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội; tiếp tục phân cấp phân quyền cho các địa phương, nâng cao quyền tự do, tự chủ trong phát triển kinh tế của các địa phương, tạo ra sự thống nhất về đường lối và năng đọng trong thực hiện, bảo đảm phát triển kinh tế nhanh và bền vững đồng thời ổn định an ninh chính trị và toàn vẹn lãnh thổ. Về phát triển kinh tế: kinh tế thị trường đã được xác lập và đang ngày càng hoàn thiện, thành tựu lớn nhất là nhà nước đã quản lý điều tiết nền kinh tế theo nguyên tắc thị trường bằng các công cụ kinh tế vĩ mô như chính sách thuế, chính sách tỉ giá, lãi xuất chính sách thương mại,… Nga đã đạt được ổn định kinh tế vĩ mô, cán cân thương mại thặng dư, ngân sách dư thừa, đồng rúp đã được tự do chuyển đổi, lạm phát được kìm chế và ở mức thấp… Những thành tựu này góp phần vào phát triển kinh tế cao của Nga trong những năm vừa qua. Tuy nhiên để phát triển hơn nưa trong những năm tới đây, Nga vẫn phải tăng cường hoàn thiện nền kinh tế thị trường, nâng cao khr năng của nền kinh tế, khắc phục cơ cấu tăng trưởng cũng như cơ cấu xuất nhập khẩu, liên kết hiệu quả hơn nữa nền kinh tế thế giới. Nga cần tăng cường phát triển khoa học công nghệ, tăng đầu tư vào nguồn nhân lực, nâng hàm lượng công nghệ cao và trí thức tập chung vào các sản phẩm mà Nga có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới nhằm trước hết khắc phục cơ cấu xuất khẩu nguyên nhiên liệu và hướng tới phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, liên kết hiệu quả nền kinh tế Nga vào thế giới… Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Yến 104 Về chính sách xã hội: mặc dù đời sống của nhân dân được cải thiện trong mấy năm nhiệm kỳ thứ nhất của Pu-tin , Liên Bang Nga đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt dân số và tình trạng phân hóa xã hội sâu sắc. đây là những mối đe dọa tiềm ẩn đối với sự phát triển của nước Nga hiện nay và trong tương lai. Yếu tố quan trọng hàng đầu trong triết lý phát triển là đoàn kết thống nhất xã hội, và để làm điều đó Nga muốn xây dựng một xã hội công dân, mà thành phần trung lưu chiếm ưu thế, làm nòng côtfs gắn kết xã hội. Tuy nhiên trên thực tế, do tính lịch sử do sự phatrs triển kinh tế, văn hóa, do những sai lầm trong cải tổ, xã hội Nga ngày càng bị phân hóa sâu sắc hơn. Nga ngày càng chú trọng hơn tới con người, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển. Nhiều chương trình nhằm nâng cao đời sống của nhân dân, cải thiện về nhà ở , giáo dục, y tế cho người dân với những mục tiêu hết sức cụ thể đang được thực hiện. tuy nhiên việc định hình một nhà nước công dân đang là cái đích khá xa. Về lĩnh vực đối ngoại, trong những năm đầu thế kỷ XXI, Liên Bang Nga thực hiện đường lối ngoại giao linh hoạt, thực tế, lấy lợi ích kinh tế là ưu tiên hàng đầu, cân bằng giữa đông và tây. Với chính sách “ngoại giao hai cánh” kế thừa và phát triển chính sách “ con chim ưng hai đầu” của người tiền nhiệm, Nga đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, dần lấy lại thế độc lập tự chủ, nâng cao vị thế của Nga. Đặc biệt là trong cuộc chiến tranh che-sni-a Pu-tin đã khăc phục được những khuyết điểm mà người tiền nhiệm để lại từ cuộc chiến tranh lần thứ nhất, Pu-tin đã đặt lợi ở Che-sni-a nâng cao vai trò của Nga trong cuộc chiến chống khủng bố trên toàn thế giới. Tuy nhiên ngay tại không gian hậu Xô Viết, không gian chiến lược nơi được coi là ưu tiên số một của Nga, lại nảy sinh nhiều vấn đề không như mong muốn của Nga. Trong Tổng quan đường lối đối ngoại những năm đầu thế kỷ XXI, một văn kiện quan trọng Tổng kết và định hướng chính sách đối ngoại của Nga, cho thấy Nga tiếp tục đẩy mạnh đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ linh hoạt đa phương hóa, đa dạng hóa, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nga với lợi ích của cộng đồng thế giới ; Nga ủng hộ một trật tự thế giới đa cực, ủng hộ việc giải quyết các vấn đề quốc tế, tôn trọng vai trò của Liên Hợp Quốc; Nga sẽ tham gia tích cực hơn vào các công việc Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Yến 105 quốc tế và khu vực, đặc biệt trong việc tăng cường đối thoại giữa các nền văn minh, chống lại các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống; cải thiện vị thế của Nga trên trường quốc tế, góp phần hơn nữa vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng của thế giới. Như vậy những vấn đề phát triển của Nga vừa mang tính lịch sử vừa mang tính thời đại, các giải pháp cũng đòi hỏi sự kết hợp hài hòa đặc thù Nga với tính thời đại. Một nước Nga hùng mạnh thịnh vượng sẽ góp phần gia tăng thế giới đa cực, tăng cường sự ổn định hòa bình và phát triển trong khu vực và thế giới. Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Yến 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Natalia Ghêvorkian-Natalia Timacova-Andray Côlexnhicốp, Đào Vân Phương (dịch), Sáu lần gặp gỡ người đứng đầu nước Nga-V.Pu-tin, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. 2. Hồng Thanh Quang, Vladimir Putin sự lựa chọn của nước Nga, NXB quân đội nhân dân Hà Nội, 2001 3. Oleg Blotski, Lê Văn Thắng (dịch), V.Putin câu chuyện cuộc đời, NXB CAND và công ty văn hóa Phương Nam phối hợp thực hiện, 2002 4. Trần Đức Lam (dịch), 100 bài báo nước Nga về V.Putin, NXB Thông tấn Hà Nội, 2002 5. A.A Mukhin, Đỗ Hương Lan (dịch), Pu-tin và những người cộng sự, NXB CAND và công ty văn hóa Phương Nam phối hợp thực hiện, 2003 6. A.P Côchetcốp, Nước Nga trước thềm thế kỷ XXI, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004 7. Nguyễn Đình Hương, Chuyển đổi kinh tế thị trường của Liên Bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 8. Vũ Tài Hoa. Nguyễn Văn Phước. Lê Hiền Thảo, Vladimir Putin nhân vật số 1, NXB TPHCM, 2006 9. Alecxandr Olbich, Nguyễn Kiều Diệp (dịch), Pu-tin và xứ mệnh lịch sử, NXB CAND, 2006 10. Chương Dự. Hồng Phượng (dịch), Putin – Sự trỗi dậy của một con người, NXB Từ điển Bách Khoa, 2008 11. Lê Phụng Hoàng, Lịch sử Liên Xô và Liên Bang Nga sau chiến tranh thế giới thứ 2, khoa lịch sử Trường ĐHSPTPHCM, 2007 12. Lêonnid Mlechin, Trung Hiếu (dịch), Các đời Tổng thống Nga, NXB CAND, 2008 13. TS. Nguyễn An Hà (chủ biên), Liên Bang Nga trên con đường phát triển những năm đầu thế kỷ XXI, NXB Khoa học xã hội, 2008 Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Yến 107 14. Nguyễn Văn Phước. Vũ Tài Hoa, Bush và quyền lực nước Mỹ, NXB Lao động, 2006 15. Ngô Oanh, Nước Nga thời Putin, NXB Văn hóa Thông tin, 2008 16. Các bài trên báo Thông tấn xã Việt Nam từ 2000-2004 17. Thông tin từ Internet: a. www.nuocnga.net b. www.onthi.com c. www.mofahem.gov.vn d. www.forum.hanu.vn e. www.vietbao.vn f. www.putinvanuocnga.html g. www.tapchicongsan.org.vn i. www.langson.vn k. www.goverment.ru l. www.mid.ru m. www.most.ru

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUUTHIYEN.pdf
Tài liệu liên quan