Khóa luận Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam chi nhánh An Giang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Cơ sở hình thành đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan, chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế, nền kinh tế của Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Báo cáo về mục tiêu và phương hướng phát triển đất nước 5 năm 2006 – 2010 của nước ta đã nêu rõ “Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương”. Tuy nhiên, hội nhập không chỉ mang lại các cơ hội mà còn kèm theo đó rất nhiều những thách thức cho nền kinh tế nước ta. Theo cam kết khi gia nhập WTO, Việt Nam đang thực hiện lộ trình nới lỏng dần các quy định về hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài bao gồm lĩnh vực ngân hàng, việc gỡ bỏ hoàn toàn hàng rào bảo hộ đối với lĩnh vực ngân hàng đang đem đến những thách thức rất lớn cho hệ thống Ngân hàng thương mại trong nước, nếu không đủ sức cạnh tranh với hệ thống ngân hàng nước ngoài sẽ có không ít Ngân hàng thương mại trong nước phải chấp nhận bị thâu tóm, sáp nhập hoặc rút lui khỏi thị trường. Đối với đa số các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam thì hoạt động tín dụng là hoạt động chính, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng nhưng nguồn vốn điều lệ khi thành lập không đủ để Ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng khác, do đó để có vốn phục vụ cho các hoạt động này Ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng. Nếu Ngân hàng chỉ mạnh về hoạt động huy động vốn mà hoạt động tín dụng không đạt hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng thừa vốn, khi đó Ngân hàng sẽ không thể đảm bảo việc chi trả lãi cho nguồn vốn mà mình huy động. Nếu Ngân hàng cho vay nhiều mà không thể huy động đủ nguồn vốn để đáp ứng hoạt động cho vay sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng hay nói chung là ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Qua đó ta có thể nhận thấy hoạt động huy động và cho vay có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ngân hàng huy động vốn để cho vay mà muốn huy động được nhiều vốn để mở rộng hoạt động tín dụng của mình thì các khoản cho vay của Ngân hàng phải đạt hiệu quả cao để có thể đảm bảo được việc chi trả lãi cho nguồn vốn mà mình huy động, đồng thời để củng cố lòng tin ở khách hàng làm cho họ an tâm khi gửi tiền vào Ngân hàng. Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình thì hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam nói chung và ngân hàng Quốc tế Việt Nam - chi nhánh An Giang nói riêng cần được quản trị một cách tốt nhất, để đảm bảo sẽ huy động được nguồn vốn đáp ứng đủ nhu cầu của nền kinh tế và cho vay vốn có hiệu quả. Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang”.

pdf91 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiếm 21% tổng dư nợ, nhưng đến năm 2008 giảm còn 24.290 triệu đồng, giảm 38,88% so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 11,69% tổng dư nợ. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là sản xuất thủy sản của tỉnh năm 2008 rất khó khăn, giá cá sụt giảm, sản lượng nuôi chậm được tiêu thụ, cá quá lứa ứ đọng, tình hình nuôi thủy sản gặp khó khăn trong thời gian dài làm các hộ nuôi cá thu hẹp quy mô, mà khách hàng của loại hình cho vay nông nghiệp lại là những hộ nuôi cá nên làm cho dư nợ nông nghiệp năm 2008 giảm. Năm 2009, tình hình sản xuất thủy sản, đặc biệt là cá da trơn vẫn tiếp tục trầm lắng, giá thức ăn cho cá tiếp tục tăng làm giá thành nuôi tăng cao trong khi giá bán ở mức thấp làm rất nhiều hộ nuôi bi lỗ trong thời gian dài, dư nợ nông nghiệp năm này của Ngân hàng có tăng so với năm 2008 nhưng mục đích vay của khách hàng chiếm đa số là để kinh doanh vật tư nông GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 54 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang nghiệp,… Cụ thể dư nợ nông nghiệp năm 2008 đạt 50.824 triệu đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Dư nợ cho vay SXKD liên tục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ của Ngân hàng, năm 2007 dư nợ này đạt 119.225 triệu đồng, chiếm 63% tổng dư nợ; năm 2008 con số này tăng lên 168.959 triệu đồng, tăng 41,71% so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 81,34% trong tổng dư nợ; năm 2009 đạt 283.128 triệu đồng, tăng 114.169 triệu đồng tương đương tăng 67,57% trong tổng dư nợ. Đạt được kết quả này là do các thành phần kinh tế tư nhân tham gia vào ngành này ngày càng tăng do sự đa dạng cũng như phong phú của nó, bên cạnh đó, kinh tế phát triển góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nên doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm kiếm khách hàng, nhưng để giữ chân được họ thì các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong ngành này cần nguồn vốn để mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư nâng cấp trang thiết bị để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Mức dư nợ của các ngành khác cũng có xu hướng giảm năm 2008, sau đó tăng lại vào năm 2009. Cụ thể, năm 2007 dư nợ của loại hình này là 30.279 triệu đồng, chiếm 16% dư nợ của Chi nhánh, cuối năm 2008 giảm còn 14.458 triệu đồng, giảm tương đương 52,25% so với năm 2007; năm 2009 dư nợ các loại hình khác tăng 521,07% so với năm 2008, đạt 89.797 triệu đồng. Do khách hàng chủ yếu của loại hình này là vay tín chấp để tiêu dùng nên rủi ro khá cao, đi kèm là lãi suất khá cao, với tình hình lãi suất năm 2008, dư nợ ngành này giảm là xu hướng tất yếu. Qua tìm hiểu tình hình tín dụng của Ngân hàng, ta thấy quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày một rộng, Ngân hàng đã có được uy tín và vị thế nhất định trên địa bàn. Có được quy mô hoạt động ngày càng rộng là do tình hình kinh tế trên địa bàn ngày càng phát triển, số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn ngày càng nhiều kéo theo đó là nhu cầu vốn gia tăng nhanh chóng, ngoài ra Ngân hàng cũng có những chính sách tín dụng phù hợp với đặc điểm của từng loại khách hàng, thủ tục cho vay đơn giản, thái độ phục vụ nhiệt tình của các cán bộ tín dụng đã tạo điều kiện lôi kéo các DN, cá nhân đến vay vốn tại Ngân hàng. 5.1.4 Nợ quá hạn Trước khi cho bất kỳ khách hàng nào vay vốn Ngân hàng đều phải thẩm định khách hàng rất kĩ, cho vay đã khó nhưng việc thu hồi nợ lại càng khó khăn hơn. Nợ quá hạn luôn là điều trăn trở của bất cứ NHTM nào – nợ quá hạn là một phần của dư nợ đến hạn thanh toán nhưng khách hàng chưa thanh toán cho Ngân hàng do nguyên nhân chủ quan hay khách quan nào đó, buộc Ngân hàng phải làm thủ tục chuyển sang nợ quá hạn. Đây là một dạng nợ mà Ngân hàng cần hạn chế đến mức thấp nhất. Xem xét tình hình nợ quá hạn sẽ cho ta thấy thực tế số tiền mà Ngân hàng cho vay nhưng không thể thu hồi được khi đến hạn. Trên nguyên tắc, nợ quá hạn chứa đựng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Nợ quá hạn càng cao thì rủi ro tín dụng càng cao. Mặt khác nợ quá hạn còn ảnh hưởng tới lợi nhuận của Ngân hàng vì khả năng thu nợ gốc đã khó, thì khả năng thu lãi lại càng khó hơn. Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì chỉ tiêu nợ quá hạn là không thể tránh khỏi, nhưng phải hạn chế chỉ tiêu này đến mức thấp nhất vì nó có liên quan đến sự tồn tại của Ngân hàng. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 55 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang Kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động, Chi nhánh chỉ có nợ quá hạn vào năm 2007, đây là một khoản nợ ngắn hạn trị giá 12.800 triệu đồng, do khách hàng vay để kinh doanh gạo nhưng không thể xuất khẩu dẫn đến sự chậm trễ trong trả nợ của khách hàng nhưng đến đầu năm 2008, khi tìm được đầu ra, khách hàng đã nhanh chóng thanh toán khoản nợ này cho Ngân hàng. Trong khi đại đa số các ngân hàng khác hoạt động trên địa bàn, số nợ quá hạn ngày càng tăng thì nợ quá hạn ở Chi nhánh lại có chiều hướng giảm, năm 2008 và 2009 không phát sinh nợ quá hạn, qua đó ta có thể thấy hiệu quả của công tác thẩm định trước khi cho vay của Chi nhánh, việc Chi nhánh theo dõi sát sao mục đích sử dụng vốn của khách hàng, yêu cầu khách hàng mở tài khoản giao dịch tại Chi nhánh để có thể dễ dàng thu nợ, nhắc nhở khách hàng mỗi khi gần đến hạn trả nợ đã góp phần làm giảm nợ quá hạn của Ngân hàng. 5.2 Hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Để đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng ta xem xét một số chỉ tiêu sau: Bảng 5.11: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2007 2008 2009 Doanh số cho vay Triệu đồng 225.722 883.358 1.451.375 Doanh số thu nợ Triệu đồng 89.236 864.897 1.235.333 Dư nợ đầu kỳ Triệu đồng 50.422 189.246 207.707 Dư nợ Triệu đồng 189.246 207.707 423.749 Dư nợ bình quân Triệu đồng 119.834 198.477 315.728 Nợ quá hạn Triệu đồng 12.800 0 0 Vốn huy động Triệu đồng 44.575 154.577 202.783 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 195.805 224.313 438.113 Vòng quay tín dụng Vòng 1 4 4 Hệ số thu nợ % 39,53 97,91 85,11 Dư nợ/ Tổng nguồn vốn % 96,65 92,60 96,72 Dư nợ/ Vốn huy động % 424,56 134,37 208,97 GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 56 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang Nợ quá hạn/ Dư nợ % 6,76 0,00 0,00 (Nguồn: Bảng tổng kết tài sản 3 năm 2007 – 2009 của Chi nhánh) 5.2.1 Vòng quay tín dụng Vòng quay tín dụng thể hiện số vốn đầu tư được quay nhanh hay chậm trong năm. Phân tích chỉ số này nhằm đánh giá được tình hình thu nợ so với dư nợ mà chi nhánh đã cho vay để thấy rõ hơn tình hình luân chuyển vốn của Ngân hàng. Ta thấy vòng quay vốn của Ngân hàng qua 3 năm có sự biến đổi, năm 2007, số lần vốn tín dụng quay vòng rất thấp chỉ 1 vòng; sang năm 2008 số lần quay vòng vốn tăng gấp 4 lần so với năm 2007, đây là một bước tăng vọt, do năm 2008 lãi suất cho vay biến động khá nhiều, điều này khiến cho khách hàng chỉ vay vốn với thời hạn ngắn và trả nợ sớm khi không sử dụng đồng vốn ấy nữa để giảm chi phí; đến năm 2009, số vòng quay tín dụng vẫn giữ mức ổn định so với năm trước, đạt 4 vòng/ năm. Với kết quả trên ta thấy vòng quay vốn của Ngân hàng là khá nhanh, cho thấy Chi nhánh đã tận dụng tốt nguồn vốn của mình, có những chính sách cho vay và thu nợ phù hợp, hiệu quả. 5.2.2 Hệ số thu nợ Hệ số thu nợ phản ánh kết quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng, nó sẽ cho ta biết số tiền Ngân hàng thu hồi được trong một thời kỳ nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Qua bảng 5.11 ta thấy hệ số thu nợ của Chi nhánh năm 2008 tăng nhanh so với năm 2007, năm 2009 mặc dù hệ số này có giảm nhưng không đáng kể và vẫn ở mức khá cao. Cụ thể, hệ số thu nợ năm 2007 đạt 39,53%, năm 2008 đạt 97,91%, năm 2009 đạt 85,11%. Điều này cho thấy hoạt động của Ngân hàng đạt hiệu quả ngày một cao trong 3 năm qua, năm 2007 cứ 100 đồng doanh số cho vay thì Ngân hàng chỉ thu được 39,53 đồng, năm 2008 cứ 100 đồng doanh số cho vay thì Ngân hàng đã thu được 97,91 đồng, năm 2009 cứ 100 đồng doanh số cho vay thì Ngân hàng thu được 85,11 đồng. Đây thực sự là một kết quả khả quan mà Ngân hàng cần tiếp tục phát huy hơn nữa trong công tác thu nợ của mình. 5.2.3 Dư nợ trên tổng nguồn vốn Tỷ số này cho biết tỷ lệ vốn Ngân hàng dùng cho hoạt động tín dụng. Hệ số này qua có xu hướng tăng giảm nhẹ trong 3 năm ở Ngân hàng, năm 2007 là 96,65%, năm 2008 tăng lên 92,60%, năm 2009 hệ số này đã tăng lên mức 96,72%. Hiện nay các NHTM ở Việt Nam bắt đầu chuyển sang khai thác các loại hình dịch vụ để giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng nhưng ta thấy hầu như nguồn vốn ở Chi nhánh được khai thác tối đa để phục vụ cho mục đích cho vay, điều này cũng đồng nghĩa với việc Chi nhánh phải gánh chịu một mức rủi ro khá lớn. Tuy nhiên Chi nhánh trong cơ cấu cho vay của Chi nhánh, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn, đây là loại hình kinh doanh có khả năng thu hồi vốn nhanh và ít rủi ro hơn loại hình cho vay trung dài hạn nên đảm bảo hơn mục tiêu kinh doanh an toàn và hiệu quả. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 57 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang 5.2.4 Dư nợ trên vốn huy động Chỉ số này thể hiện sự đáp ứng của vốn huy động trong hoạt động cho vay của Ngân hàng, chỉ số này càng lớn càng thể hiện vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay và Ngân hàng phải sử dụng càng nhiều nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở, nếu chỉ số này bằng một là rất tốt, nó chứng tỏ vốn huy động đáp ứng vừa đủ nhu cầu vốn cho vay nhưng nếu chỉ số này nhỏ hơn một thì lại thể hiện Ngân hàng chưa sử dụng một cách triệt để nguồn vốn huy động được của mình. Ở Chi nhánh, chỉ số này qua 3 năm khá cao, năm 2007 là 424,56%; năm 2008 giảm còn 134,37%, năm 2009 tăng nhẹ lên mức 208,97%. Ta thấy Chi nhánh vẫn sử dụng vốn điều chuyển từ Hội sở khá nhiều. Chi nhánh nên đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn nhằm giảm bớt chi phí, tăng thêm lợi nhuận. 5.2.5 Nợ quá hạn trên dư nợ Chỉ số này phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng, trên một đồng dư nợ có bao nhiêu đồng nợ quá hạn. Chỉ số này càng thấp thì càng tốt, khi đó có ít nợ quá hạn và chất lượng tín dụng cao. Nếu chỉ số này càng cao thì chất lượng tín dụng thấp và hoạt động tín dụng của Ngân hàng có nhiều rủi ro. Quy định của Ngân hàng nhà nước chỉ số này tối đa là 5%, Ngân hàng nào có chỉ số này nhỏ hơn 5% được đánh giá là tốt. Năm 2007, chỉ số này lên đến 6,76% nhưng 2 năm tiếp theo chỉ số này đã giảm xuống còn không. Ta thấy Chi nhánh kiểm soát nợ quá hạn tốt và chất lượng tín dụng ở Chi nhánh ngày càng cao. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 58 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang CHƯƠNG 6 TỐI ƯU HÓA CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN – CHO VAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 6.1 Tối ưu hóa cơ cấu huy động vốn và cho vay 6.1.1 So sánh lãi suất huy động bình quân và lãi suất cho vay bình quân Bảng 6.1: LÃI SUẤT HUY ĐỘNG BÌNH QUÂN VÀ LÃI SUẤT CHO VAY BÌNH QUÂN Năm Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 Chi phí trả lãi cho VHĐ Triệu đồng 2.539 21.417 21.158 Doanh số phát sinh của VHĐ Triệu đồng 297.743 2.135.984 12.384.460 Thu nhập từ lãi cho vay Triệu đồng 12.194 41.806 38.394 Doanh số cho vay Triệu đồng 225.722 883.358 1.451.375 Lãi suất huy động bình quân % 0,85 1,00 0,17 Lãi suất cho vay bình quân % 5,40 4,73 2,65 Chênh lệch giữa LSHĐBQ và LSCVBQ % 4,55 3,73 2,47 (Nguồn: Bảng cân đối tài sản của Chi nhánh trong 3 năm 2007 – 2009) Ghi chú: Chi phí trả lãi cho VHĐ LSHĐBQ = Doanh số phát sinh của VHĐ Thu nhập từ lãi cho vay LSCVBQ = Doanh số cho vay Qua bảng 6.1 trên ta thấy chênh lệch giữa LSHĐBQ và LSCVBQ có xu hướng giảm dần. Năm 2007, trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng, vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng lớn (đến hơn 77%) nên lãi suất cho vay khá cao, bên cạnh đó nền kinh tế nước ta nửa đầu năm này phát triển sôi động, khách hàng có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất. Năm 2008, khi giải pháp mạnh thắt chặt CSTT được thực hiện từ ngày 10/6/2008, NHNN thực hiện cơ chế điều hành lãi suất mới, lãi suất cơ bản được điều chỉnh tăng từ 12%/năm lên 14%/năm. Sau khi áp dụng mức lãi suất cơ bản mới, cuộc cạnh tranh về huy động vốn diễn ra giữa các ngân hàng trên địa bàn đã gay gắt nay càng gay gắt hơn, có khi lãi suất huy động được đẩy lên gần 20%/năm; điều này đã làm cho cả LSĐVBQ năm 2008 có sự gia tăng. Trong khi đó nền kinh tế khủng hoảng, lãi suất tăng nhanh làm cho DN có xu hướng thu hẹp sản xuất, trả nợ trước hạn, tăng trưởng tín GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 59 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang dụng khả quan hơn vào cuối năm, khi lãi suất đã giảm đáng kể nên LSCVBQ có giảm so với năm trước, làm cho chênh lệch giữa LSĐVBQ và LSCVBQ có giảm so với năm 2007. Bên cạnh đó năm 2008, nguồn vốn Ngân hàng sử dụng cho vay chủ yếu là VHĐ, vốn điều chuyển giảm mạnh trong cơ cấu vốn cũng góp phần làm giảm chi phí giúp chênh lệch giữa hai loại lãi suất giảm. Đến năm 2009, do lãi suất cơ bản giảm, năm trước Ngân hàng hạn chế nhận những khoản tiền gửi dài hạn nên LSHĐBQ giảm mạnh. LSHĐBQ giảm làm LSCVBQ cũng có xu hướng giảm theo. Nền kinh tế năm 2009 có khởi sắc đáng kể so với năm trước làm nhu cầu vay của các DN cũng như các cá nhân gia tăng trong khi lãi suất huy động có xu hướng giảm, tốc độ tăng trưởng của huy động vốn gia tăng không kịp với tốc độ tăng trưởng tín dụng làm cho nguồn vốn điều chuyển Ngân hàng sử dụng tăng mạnh so với năm 2008, đây cũng là một nguyên nhân khiến cho chênh lệch giữa LSĐVBQ và LSCVBQ năm 2009 giảm so với năm 2008. Ngân hàng cần tích cực thúc đẩy hơn nữa hoạt động huy động vốn của mình, góp phần giảm LSĐVBQ, gia tăng khoảng cách giữa lãi suất đầu vào và đầu ra để có thể bù đắp chi phí dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi, chi phí quản lý… giúp các ngân hàng có được lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, vốn là hoạt động chiếm vị trí chủ đạo trong hoạt động của Ngân hàng. Qua sự so sánh LSHĐBQ và LSCVBQ trong 3 năm 2007, 2008 và 2009 ta thấy chênh lệch giữa 2 loại lãi suất trên của Ngân hàng vẫn còn khá thấp, có thể dẫn đến rủi ro lãi suất cao, để lượng hóa rủi ro lãi suất này ta áp dụng mô hình thời lượng. 7 Mô hình thời lượng: a/ Xác định các yếu tố đầu vào: Tài sản có và tài sản nợ được xác định là số dư vào ngày 31/12/2009 Lãi suất huy động là lãi suất theo kỳ định lại lãi suất thực tế vào tháng 12/2009. Lãi suất cho vay được căn cứ vào lãi suất cho vay ngắn hạn tại thời điểm 31/12/2009, do lãi suất cho vay trung và dài hạn áp dụng hình thức lãi suất cố định có điều chỉnh theo từng thời kỳ và doanh số cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng thấp. Lãi suất tái chiết khấu căn cứ vào mức lãi suất chiết khấu Ngân hàng dùng để phân tích tài chính các dự án, xem xét cấp tín dụng. Tại thời điểm 31/12/2009 lãi suất này là 11%/năm. Lãi suất tiền gửi tại các TCTD khác là lãi suất ngân hàng thực nhận được. Lãi suất thị trường được lấy là lãi suất huy động bình quân của Ngân hàng, ngày 31/12/2009 lãi suất này là 9,88%/năm GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 60 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 61 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc b/ Thời lượng hai vế bảng cân đối kế toán: Từ Phụ lục 1 ta xác định được thời lượng tài sản nợ và tài sản có như sau: Bảng 6.2: THỜI LƯỢNG TÀI SẢN NỢ VÀ TÀI SẢN CÓ Chỉ tiêu Số tiền (triệu đồng) Thời lượng (tháng) Tỷ trọng * Thời lượng (tháng) A - Tài sản nợ Kỳ hạn nhỏ hơn 6 tháng 346777 2,25 1,78 Từ 6 - < 12 tháng 43026 6,83 0,67 Từ 12 - < 24 tháng 47460 12,84 1,39 Từ 24 tháng trở lên 850 31,19 0,06 Thời lượng trung bình 3,90 B - Tài sản có Cho vay kỳ hạn 3 tháng 197650 2,97 1,34 6 tháng 97512 5,85 1,30 9 tháng 73200 5,83 0,97 12 tháng 47450 8,84 0,96 24 tháng 2800 14,41 0,09 36 tháng 1335 19,23 0,06 66 tháng 3802 30,34 0,26 Tiền gửi tại các TCTD khác 14364 1,00 0,03 Thời lượng trung bình 5,02 Bảng 6.3: CHÊNH LỆCH THỜI LƯỢNG BÌNH QUÂN Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2009 Thời lượng tài sản nợ Tháng 3,90 Thời lượng tài sản có Tháng 5,02 Vốn huy động Triệu đồng 202.783 Tổng tài sản Triệu đồng 438.113 Tỷ lệ VHĐ/ Tổng tài sản % 46,29 DURgap Tháng 3,21 Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang Từ bảng 3.1 của Phụ lục 1 trang 78 ta xác định được giá trị thiệt hại/ thu nhập tiềm năng đối với Ngân hàng: Bảng 6.4: GIÁ TRỊ THIỆT HẠI/ THU NHẬP TIỀM NĂNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG KHI LÃI SUÂT TĂNG/ GIẢM Biến động lãi suất tăng/giảm Giá trị thiệt hại/ thu nhập tiềm năng (Triệu đồng) 3% -38.452 2% -25.635 1% -12.817 0% 0 -1% 12.817 -2% 25.635 -3% 38.452 c/ Nhận xét: Từ bảng 6.2 ta thấy: - Thời lượng tài sản có lớn hơn thời lượng tài sản nợ nên khi lãi suất biến động tăng sẽ xuất hiện rủi ro định giá lại đối với tài sản nợ. Do khi lãi suất tăng, lãi suất đầu vào của các khoản tiền gửi của khách hàng sẽ nhanh chóng được điều chỉnh theo lãi suất thị trường vì kỳ hạn đến hạn của tài sản nợ ngắn, trong khi đó các khoản Ngân hàng cho vay lại có kỳ hạn đến hạn dài hơn tương ứng với thời lượng dài của tài sản có dẫn đến thiệt hại cho Ngân hàng. Ngược lại nếu lãi suất giảm, Ngân hàng sẽ có cơ hội nhận khoản thu nhập tiềm năng. - Chênh lệch thời lượng (DA – DL*k) giữa tài sản có và tài sản nợ của Ngân hàng khá lớn, độ lệch thời lượng này càng lớn thì rủi ro lãi suất đối với Ngân hàng càng cao. Để giảm thiểu rủi ro lãi suất, Ngân hàng nên điều chỉnh cơ cấu vốn huy động và cho vay của mình, giảm chênh lệch thời lượng tài sản có và thời lượng tài sản nợ. Với cơ cấu hiện tại, khi lãi suất giảm 1%, Ngân hàng có thể chịu thiệt hại đến 12.817 triệu đồng; lãi suất tăng 2%, giá trị thiệt hại lên đến 25.635 triệu đồng; ta thấy rằng khi lãi suất càng tăng thì Ngân hàng càng phải chịu giá trị thiệt hại lớn, mặc dù khi lãi suất giảm Ngân hàng cũng có thể có thu nhập tiềm năng nhưng theo xu thế hiện tại từ cuối năm 2009, lãi suất tiền đồng tăng liên tục, việc cạnh tranh huy động vốn giữa các Ngân hàng cũng làm cho lãi suất tăng, do đó khả năng Ngân hàng gánh chịu thiệt hại là rất lớn. d/ Đề xuất: Để kiểm soát được rủi ro lãi suất và giảm được thiệt hại về tài sản cần phải điều chỉnh giảm chênh lệch thời lượng dần đến 0. Để cho độ lệch thời lượng bằng 0, thì nhà quản trị không thể điều chỉnh DA = DL, bởi vì tổng tài sản có luôn lớn hơn VHĐ của Ngân hàng, do đó hệ số k là luôn khác 1. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 62 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang Một giải pháp để UE = 0 là điều chỉnh DL sao cho DA = DL* k. Nhà quản trị có thể điều chỉnh giảm chênh lệch thời lượng đến 0 bằng những cách sau: (1) Điều chỉnh giảm thời lượng tài sản có (DA). Để giảm thời lượng tài sản có Ngân hàng phải giảm tỷ lệ cho vay trung và dài hạn trong cơ cấu cho vay của mình. (2) Đồng thời giảm DA và tăng DL. Theo cách này Ngân hàng có thể đồng thời tăng tỷ trọng tiền gửi dài hạn và giảm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn. (3) Điều chỉnh đồng thời hệ số k và DL. Ngân hàng điều chỉnh tăng hệ số k bằng cách tăng tổng vốn huy động của mình, đồng thời cũng tăng lượng tiền gửi dài hạn đề tăng thời lượng tài sản nợ. Trong những giải pháp trên ta thấy cách thức nhất và thứ hai ít khả thi vì tỷ lệ cho vay trung và dài hạn trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng vốn đã chiếm rất ít (chỉ 0,82%). Nên để tối ưu hóa cơ cấu, giảm chênh lệch thời lượng Ngân hàng phải tăng cường hơn nữa hoạt động huy động của mình, tăng tổng vốn huy động để tăng hệ số k; trong cơ cấu vốn huy động Ngân hàng cần tích cực tăng tỷ lệ tiền gửi có những kỳ hạn dài để tăng thời lượng tài sản nợ. 6.1.2 Kết quả hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của hầu hết các NHTM Việt Nam, cũng như các Ngân hàng khác, thu nhập lãi thuần vẫn chiếm phần lớn trong tổng lợi nhuận của VIB An Giang. Bảng 6.4: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Thu nhập từ hoạt động tín dụng 15.574 52.548 48.263 Chi phí hoạt động tín dụng 10.246 44.808 39.675 Thu nhập thuần từ hoạt động tín dụng 5.328 7.740 8.588 (Nguồn: Báo cáo Thu nhập chi phí của Chi nhánh trong 3 năm từ 2007 đến 2009) Từ những phân tích về KQHĐKD, hoạt động cho vay và bảng 6.3, ta thấy được hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Năm 2007, mặc dù Ngân hàng lỗ 460 triệu đồng nhưng hoạt động tín dụng vẫn đem về 5.328 triệu đồng lợi nhuận. Năm 2008 thu nhập thuần từ hoạt động tín dụng vẫn tăng dù tình hình lãi suất biến động mạnh, tốc độ tăng trưởng tín dụng bị hạn chế, lãi suất tăng nên cả chi phí và thu nhập từ hoạt động tín dụng đều tăng mạnh so với năm 2007. Năm 2009 lãi suất giảm xuống và có chiều hướng ổn định. Bên cạnh đó do quản lý chất lượng tín dụng tốt nên không có nợ quá hạn phát sinh, góp phần làm giảm chi phí hoạt động tín dụng của Ngân hàng, do đó mặc dù thu nhập từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng có giảm so với năm 2008 nhưng thu nhập lãi thuần vẫn tăng. Để góp phần tăng hơn nữa thu nhập lãi thuần Ngân hàng nên áp dụng chính sách lãi suất ổn định, khuyến khích khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng với những kỳ hạn dài để giảm thiểu rủi ro chênh lệch kỳ hạn tiền gửi và kỳ hạn cho vay. Cần đẩy mạnh hơn GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 63 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang nữa hoạt động huy động vốn, giảm sử dụng nguồn vốn điều chuyển để tăng tính độc lập trong hoạt động và giảm chi phí. 6.2 Giải pháp 6.2.1 Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của Ngân hàng: Huy động vốn là một hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có thể phát triển bền vững, ổn định. Những năm qua nguồn vốn huy động của Ngân hàng không đủ để đáp ứng việc cho vay vốn là do số lượng TCTD hoạt động trên địa bàn nhiều, cạnh tranh về huy động vốn diễn ra hết sức gay gắt, bên cạnh đó người dân vẫn có thói quen mua vàng để dành hơn là mang tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Trên cơ sở tiếp tục phát huy các hình thức huy động hiện có, giữ chân khách hàng truyền thống, Ngân hàng cần phát triển thêm nhiều hình thức huy động mới, phấn đấu đạt mức tăng trưởng vốn huy động với nhịp độ ngày càng cao, bền vững, từng bước giảm nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở. Sau đây là một số biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn: Ngân hàng cần mở rộng hoạt phạm vi hoạt động của mình ra các Huyện giáp biên giới của tỉnh, vài năm gần đây hoạt động kinh tế cửa khẩu phát triển mạnh mẽ, nhất là từ khi các siêu thị miễn thuế mở cửa, lượng người đến đây mua sắm ngày càng tăng, đã phát sinh nhiều nhu cầu về các dịch vụ Ngân hàng, bên cạnh đó nền kinh tế phát triển làm xuất hiện nhiều doanh nghiệp và cá nhân thành đạt, lượng vốn nhàn rỗi của họ khá lớn. Ngân hàng nên áp dụng lãi suất bậc thang, khách hàng gửi tiền càng nhiều thì lãi suất cao. Đối với những khoản tiền lớn gửi dài hạn Ngân hàng nên thực hiện lãi suất cao, kèm quà tặng, tiện ích cho khách hàng, bên cạnh đó cũng kèm những biện pháp để khách hàng không rút tiền trước hạn. Cần mở rộng công tác tuyên truyền và tiếp thị về huy động vốn để người dân biết được về lãi suất, hiệu quả các dịch vụ tiện ích của Chi nhánh như: bảo mật, an toàn, thuận tiện và sinh lãi cũng như các hình thức huy động vốn đa dạng của Ngân hàng thông qua nhiều hình thức khác nhau như: báo, tạp chí, internet, phát tờ bướm,… nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Thường xuyên cải tiến phong cách giao dịch, bố trí cán bộ giao dịch trực tiếp có kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cao, tác nghiệp nhanh chóng, chính xác, hướng dẫn tận tình, rút ngắn được thời gian thực hiện các giao dịch nhằm tiết kiệm thời gian, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng. Thường xuyên theo dõi diễn biến các sản phẩm, lãi suất huy động của các NHTM khác trên địa bàn, để kịp thời đưa ra những sản phẩm huy động có tính cạnh tranh cao, lãi suất hấp dẫn, phù hợp với tình hình cung cầu vốn trên thị trường và đặc biệt là tâm lý của khách hàng. Thúc đẩy hơn nữa dịch vụ thu chi hộ và quản lý dòng tiền cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp có nguồn thu thường xuyên để khai thác nguồn tiền gửi không kỳ hạn. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 64 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang Ổn định lãi suất huy động của Chi nhánh, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn mới như tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm bảo hiểm… 6.2.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay của Ngân hàng: Bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động huy động vốn vào Ngân hàng thì Ngân hàng cũng phải nỗ lực tìm biện pháp nâng cao hiệu quả cho vay vốn. Để tránh cho đồng tiền bị đóng băng làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận thì Ngân hàng phải có những biện pháp hợp lý để phát triển song song hai hoạt động huy động vốn và cho vay vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. - Đối với khách hàng truyền thống, vay trả có uy tín, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì Ngân hàng nên dùng một mức cho vay ưu đãi giúp cho doanh nghiệp phấn đấu hạ giá thành sản phẩm tạo thế cạnh tranh có lợi hơn và qua đó tạo được mức lợi nhuận cao hơn. - Sau khi cho vay, Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, theo dõi tình hình kinh doanh của khách hàng để có biện pháp kịp thời thu hồi nợ khi có vấn đề phát sinh. - Tăng cường thông tin giữa các Ngân hàng về tình hình tài chính của các doanh nghiệp và các sai phạm của khách hàng. Ngân hàng có thể sàng lọc đối tượng vay mạo hiểm, có triển vọng xấu khỏi quá trình cho vay để hạn chế rủi ro thông qua hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro. - Ngân hàng nên mở rộng thêm các hình thức cho vay như cho vay đồng tài trợ, tránh việc từ chối khách hàng vì món vay vượt mức cho phép, làm như thế chẳng những Ngân hàng sẽ tăng được nguồn thu mà rủi ro cũng được san sẻ. - Đơn giản hoá thủ tục vay vốn, rút ngắn thời gian vay vốn, giải ngân nhanh chóng, giúp khách hàng nhận được nguồn vốn kịp thời. - Cần trang bị thêm phương tiện làm việc hiện đại cho cán bộ tín dụng, thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị này, để cán bộ tín dụng thực hiện công việc của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 65 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang CHƯƠNG 7 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 7.1 Kiến nghị Cần hoàn thiện hệ thống thông tin về khách hàng để Ngân hàng dễ dàng trong quản lý và theo dõi. Tăng cường hơn nữa hoạt động huy động vốn Đa dạng hóa các sản phẩm huy động và cho vay của Ngân hàng, tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn khi sử dụng sản phẩm của Ngân hàng. Hoàn thiện hơn nữa các dịch vụ của Ngân hàng đã được khách hàng tín nhiệm như dịch vụ chuyển tiền… Thường xuyên thăm dò ý kiến, nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu. Nghiên cứu để đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng Đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như phong cách của GDV khi tiếp xúc khách hàng. 7.2 Kết luận Trong 3 năm qua, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn khi những chính sách vĩ mô của Chính phủ thay đổi liên tục, lãi suất cơ bản không ổn định, tăng trưởng tín dụng bị hạn chế… do các biến động của tình hình kinh tế trong và ngoài nước đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Nhưng hệ thống NHTM nói chung và VIB An Giang nói riêng đã có những nỗ lực rất lớn để vượt qua những khó khăn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn và các dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Qua phân tích ta nhận thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng phát triển mạnh, vốn huy động năm sau cao hơn năm trước, đến năm 2009 vốn huy động đã là 202.783 triệu đồng. Vốn huy động trong những năm qua có sự tăng lên đáng kể là kết quả nỗ lực của toàn thể Ban lãnh đạo và nhân viên Ngân hàng; sự đa dạng và phong phú của các hình thức, phương thức huy động; áp dụng lãi suất huy động vốn linh hoạt; tích cực quảng bá hình ảnh của Ngân hàng đến với khách hàng… Mặc dù có sự tăng trưởng khả quan nhưng nhìn chung vốn Ngân hàng huy động được không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn ở địa phương và Ngân hàng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển của Hội sở, tỷ lệ vốn điều chuyển trong tổng nguồn vốn vẫn còn cao, đây là mặt yếu của Ngân hàng, làm chi phí Ngân hàng cao hơn vì chi phí sử dụng nguồn vốn này cao hơn sử dụng vốn huy động. Để gia tăng lợi nhuận và có thể chủ động trong hoạt động của mình Ngân hàng cần thúc đẩy hơn nữa tốc độ tăng trưởng vốn huy động, giảm tối thiểu nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở. Bên cạnh kết quả đạt được của công tác huy động vốn, công tác cho vay của Ngân hàng cũng phát triển không ngừng để tận dụng nguồn vốn huy động được, đáp ứng nhu cầu vốn của thị trường. Doanh số cho vay của Ngân hàng mỗi năm đều gia tăng đáng kể do có chính sách cho vay hợp lý, thủ tục đơn giản, đội ngũ nhân viên tận tình, sản phẩm cho vay đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Nếu xét về thời hạn thì Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn, đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 66 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang của khách hàng, góp phần quay vòng nhanh nguồn vốn của Ngân hàng, tạo nhiều lợi nhuận hơn và ít rủi ro hơn. Nếu xét về loại hình cho vay thì doanh số cho vay của những DN và cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ chiếm đa phần. Về hoạt động thu nợ và dư nợ của Ngân hàng cũng rất khả quan. Dư nợ của Ngân hàng tăng trưởng khá nhanh, điều này chứng tỏ quy mô hoạt động của Ngân hàng ngày một lớn. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nên thu nợ thời hạn này cũng cao. Đa số các khách hàng đều có khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ cao, qua đó cho thấy công tác thẩm định trước khi cho vay và theo dõi nguồn vốn cho vay của Ngân hàng được thực hiện rất tốt, chỉ có nợ xấu vào năm 2007 nhưng do nguyên nhân khách quan, không lường trước được khi Nhà nước không cho xuất khẩu gạo với lo ngại về an ninh lương thực quốc gia, ngoài năm 2007 thì năm 2008 và 2009 hầu như không có nợ xấu. Từ những thành quả đạt được làm cho lợi nhuận của Ngân hàng luôn đạt ở mức khá cao và có sự tăng trưởng nhưng Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay. Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại doanh thu chủ yếu cho Ngân hàng nên nếu chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và cho vay quá thấp Ngân hàng sẽ không thể bù đắp chi phí hoạt động và đảm bảo có lời. Ngân hàng nên đa dạng hóa hơn nữa các sản phẩm dịch vụ của mình nhằm tăng nguồn thu phí dịch vụ, đây là mảng tiềm năng, ít rủi ro hơn cho vay nhưng vẫn sinh lời cao. Ngoài ra còn phải chú ý đến thời lượng bình quân của vốn huy động và cho vay, cần phải tăng tỷ lệ vốn huy động trên tổng tài sản và tỷ trọng tiền gửi dài hạn trong cơ cấu vốn huy động để giảm chênh lệch thời lượng bình quân, góp phần hạn chế rủi ro lãi suất cho Ngân hàng. Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, hội nhập sâu và rộng hơn với nền kinh tế toàn cầu đã mở ra nhiều cơ hội cho hoạt động của các Ngân hàng, nhưng đồng thời nó cũng tạo ra không ít khó khăn khi ngày càng nhiều những Ngân hàng nước ngoài xuất hiện ở Việt Nam. NHTM trong nước có ưu thế là am hiểu con người, địa phương, nắm bắt được tâm lý người Việt, có được một lượng khách hàng quen thuộc, có mạng lưới rộng trên cả nước; thế nhưng với nguồn vốn dồi dào và nếu nhân viên các ngân hàng nước ngoài cũng là người Việt thì liệu lợi thế trên có còn không? Do đó để phát triển, tồn tại và có thể cạnh tranh với các Ngân hàng trong và ngoài nước khác, NHTMCP Quốc Tế Việt Nam và Chi nhánh VIB An Giang cần tích cực hoàn thiện mình hơn nữa bằng cách áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý Ngân hàng để giao dịch được bảo mật, an toàn và nhanh chóng cho khách hàng; bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ, có thái độ thân thiện, phong cách phục vụ tận tâm, không chỉ là người thực hiện giao dịch mà còn là người tư vấn cho khách hàng để khách hàng có được sản phẩm, dịch vụ tối ưu, có lợi nhất; đa dạng hóa hơn nữa các sản phẩm tiền gửi, cho vay và các loại hình dịch vụ để khách hàng có sự lựa chọn phong phú; tranh thủ thời cơ khi các ngân hàng nước ngoài và một số Ngân hàng trong nước khác chưa xuất hiện trên địa bàn để củng cố uy tín của Ngân hàng, tạo thói quen sử dụng dịch vụ của Ngân hàng cho khách hàng. GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 67 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang PHỤ LỤC TÀI SẢN NỢ Kỳ hạn Lãi suất (%/tháng) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Không kỳ hạn 0,25 41.969 9,58 1 tuần 0,75 12.280 2,80 2 tuần 0,76 7.510 1,71 3 tuần 0,77 12.512 2,86 1 tháng 17.015 3,88 2 tháng 10.897 2,49 3 tháng 0,87 9.264 2,11 6 tháng 28.496 6,50 9 tháng 0,86 14.530 3,32 12 tháng 35.210 8,04 18 tháng 12.250 2,80 36 tháng 0,84 850 0,19 Vốn điều chuyển 0,92 235.330 53,71 Tổng 438.113 100,00 TÀI SẢN CÓ Chỉ tiêu Kỳ hạn (tháng) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) 3 197.650 45,11 6 97.512 22,26 9 73.200 16,71 12 47.450 10,83 24 2.800 0,64 36 1.335 0,30 Cho vay 66 3.802 0,87 Tiền gửi tại các TCTD khác 1 14.364 3,28 Tổng 438.113 100,00 GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 68 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang Lãi suất %/tháng %/năm Chiết khấu 0,92 11,00 Cho vay 1,00 12,00 Tiền gửi tại các TCTD khác 0,87 10,40 U Các đại lượng trong những bảng sau được xác định bằng các công thức: Trả lãi = Số dư đầu kỳ * Lãi suất CF = Trả nợ gốc + Trả lãi PVF = 1/(1+ Lãi suất)t PV = CF * PV Trong đó: CF : Dòng tiền PVF : Hệ số chiết khấu PV : Giá trị hiện tại của dòng tiền t : Tháng thứ t D : Thời lượng DA : Thời lượng của toàn bộ tài sản có DAi : Thời lượng của tài sản có i WAi : Tỷ trọng của tài sản nợ i ( WA1+WA2+…+WAn=1) DL : Thời lượng của toàn bộ tài sản nợ DLj : Thời lượng của tài sản nợ j WLj : Tỷ trọng của tài sản nợ j ( WL1+WL2+…+WLn=1) GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 69 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang n : Số loại tài sản có phân theo tiêu chí kỳ hạn m : Số loại tài sản nợ phân theo tiêu chí kỳ hạn UE : Giá trị thiệt hại/ Thu nhập tiềm năng của Ngân hàng khi lãi suất biến động DURgap : chênh lệch thời lượng bình quân A : Tài sản có R : Lãi suất thị trường UR : Chênh lệch lãi suất tăng hay giảm so với thời điểm gốc 1/ Thời lượng của tài sản nợ Bảng 1.1: Thời lượng của khoản tiền gửi 1 tuần Tuần thứ Số dư đầu tuần (triệu đồng) Trả nợ gốc (triệu đồng) Trả lãi (triệu đồng) CF PVF PV PV*t 1 12.280 12.280 21 12.301 0,9980 12.276,55 2.864,53 Tổng 12.276,55 2.864,53 Thời lượng của khoản tiền gửi 1 tuần: DL = 0,23 tháng Bảng 1.2: Thời lượng của khoản tiền gửi 2 tuần Tuần thứ Số dư đầu tuần (triệu đồng) Trả nợ gốc (triệu đồng) Trả lãi (triệu đồng) CF PVF PV PV*t 1 7.510 0 13 13 0,9980 13,26 3,09 2 7.510 7.510 13 7.523 0,9959 7.492,82 3.496,65 Tổng 7.506,08 3.499,74 Thời lượng của khoản tiền gửi 2 tuần: DL = 0,47 tháng Bảng 1.3: Thời lượng của khoản tiền gửi 3 tuần Tuần thứ Số dư đầu tuần (triệu đồng) Trả nợ gốc (triệu đồng) Trả lãi (triệu đồng) CF PVF PV PV*t 1 12.512 0 22 22 0,9980 22,34 5,21 2 12.512 0 22 22 0,9959 22,29 10,40 3 12.512 12.512 22 12.534 0,9939 12.458,31 8.720,82 Tổng 12.502,94 8.736,43 GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 70 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang Thời lượng của khoản tiền gửi 3 tuần: DL = 0,70 tháng Bảng 1.4: Thời lượng của khoản tiền gửi 1 tháng Tháng thứ (t) Số dư đầu tháng (triệu đồng) Trả nợ gốc (triệu đồng) Trả lãi (triệu đồng) CF PVF PV PV*t 1 17.015 17.015 149 17.164 0,991 17.015,12 17.015,12 Tổng 17.015,12 17.015,12 Thời lượng của khoản tiền gửi 1 tháng: DL = 1 tháng Bảng 1.5: Thời lượng của khoản tiền gửi 2 tháng Tháng thứ (t) Số dư đầu tháng (triệu đồng) Trả nợ gốc (triệu đồng) Trả lãi (triệu đồng) CF PVF PV PV*t 1 10.897 0 95 95 0,991 94,43 94,43 2 10.897 10.897 95 10.992 0,983 10.802,72 21.605,44 Tổng 10.897,15 21.699,87 Thời lượng của khoản tiền gửi 2 tháng: DL= 1,99 tháng Bảng 1.6: Thời lượng của khoản tiền gửi 3 tháng Tháng thứ (t) Số dư đầu tháng (triệu đồng) Trả nợ gốc (triệu đồng) Trả lãi (triệu đồng) CF PVF PV PV*t 1 9.264 0 81 81 0,991 80,28 80,28 2 9.264 0 81 81 0,983 79,59 159,17 3 9.264 9.264 81 9.345 0,974 9.104,33 27.312,98 Tổng 9.264,19 27.552,43 Thời lượng của khoản tiền gửi 3 tháng: DL = 2,97 tháng GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 71 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang Bảng 1.7: Thời lượng của khoản tiền gửi 6 tháng Tháng thứ (t) Số dư đầu tháng (triệu đồng) Trả nợ gốc (triệu đồng) Trả lãi (triệu đồng) CF PVF PV PV*t 1 28.496 0 245 245 0,991 242,47 242,47 2 28.496 0 245 245 0,983 240,37 480,75 3 28.496 0 245 245 0,974 238,29 714,88 4 28.496 0 245 245 0,966 236,23 944,91 5 28.496 0 245 245 0,957 234,18 1.170,91 6 28.496 28.496 245 28.741 0,949 27.279,36 163.676,17 Tổng 28.470,91 167.230,09 Thời lượng của khoản tiền gửi 6 tháng: DL = 5,87 tháng Bảng 1.8: Thời lượng của khoản tiền gửi 9 tháng Tháng thứ (t) Số dư đầu tháng (triệu đồng) Trả nợ gốc (triệu đồng) Trả lãi (triệu đồng) CF PVF PV PV*t 1 14.530 0 125 125 0,991 123,64 123,64 2 14.530 0 125 125 0,983 122,57 245,13 3 14.530 0 125 125 0,974 121,50 364,51 4 14.530 0 125 125 0,966 120,45 481,81 5 14.530 0 125 125 0,957 119,41 597,04 6 14.530 0 125 125 0,949 118,38 710,25 7 14.530 0 125 125 0,941 117,35 821,45 8 14.530 0 125 125 0,933 116,33 930,67 9 14.530 14.530 125 14.655 0,925 13.551,43 121.962,88 Tổng 14.511,06 126.237,38 Thời lượng của khoản tiền gửi 9 tháng: DL = 8,70 tháng GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 72 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang Bảng 1.9: Thời lượng của khoản tiền gửi 12 tháng Tháng thứ (t) Số dư đầu tháng (triệu đồng) Trả nợ gốc (triệu đồng) Trả lãi (triệu đồng) CF PVF PV PV*t 1 35.210 0 295 295 0,991 292,33 292,33 2 35.210 0 295 295 0,983 289,80 579,60 3 35.210 0 295 295 0,974 287,29 861,87 4 35.210 0 295 295 0,966 284,80 1.139,21 5 35.210 0 295 295 0,957 282,34 1.411,68 6 35.210 0 295 295 0,949 279,89 1.679,35 7 35.210 0 295 295 0,941 277,47 1.942,27 8 35.210 0 295 295 0,933 275,07 2.200,52 9 35.210 0 295 295 0,925 272,68 2.454,15 10 35.210 0 295 295 0,917 270,32 2.703,22 11 35.210 0 295 295 0,909 267,98 2.947,80 12 35.210 35.210 295 35.505 0,901 31.986,38 383.836,58 Tổng 35.066,35 402.048,58 Thời lượng của khoản tiền gửi 12 tháng: DL = 11,47 tháng Bảng 1.10: Thời lượng của khoản tiền gửi 18 tháng Tháng thứ (t) Số dư đầu tháng (triệu đồng) Trả nợ gốc (triệu đồng) Trả lãi (triệu đồng) CF PVF PV PV*t 1 12.250 0 103 103 0,991 101,71 101,71 2 12.250 0 103 103 0,983 100,82 201,65 3 12.250 0 103 103 0,974 99,95 299,86 4 12.250 0 103 103 0,966 99,09 396,34 5 12.250 0 103 103 0,957 98,23 491,14 6 12.250 0 103 103 0,949 97,38 584,27 7 12.250 0 103 103 0,941 96,53 675,74 8 12.250 0 103 103 0,933 95,70 765,59 9 12.250 0 103 103 0,925 94,87 853,83 10 12.250 0 103 103 0,917 94,05 940,48 11 12.250 0 103 103 0,909 93,23 1.025,58 12 12.250 0 103 103 0,901 92,43 1.109,12 GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 73 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang 13 12.250 0 103 103 0,893 91,63 1.191,14 14 12.250 0 103 103 0,885 90,83 1.271,66 15 12.250 0 103 103 0,878 90,05 1.350,70 16 12.250 0 103 103 0,870 89,27 1.428,27 17 12.250 0 103 103 0,863 88,49 1.504,40 18 12.250 12.250 103 12.353 0,855 10.562,67 190.128,05 Tổng 12.176,92 204.319,53 Thời lượng của khoản tiền gửi 18 tháng: DL = 16,78 tháng Bảng 1.11: Thời lượng của khoản tiền gửi 36 tháng Tháng thứ (t) Số dư đầu tháng (triệu đồng) Trả nợ gốc (triệu đồng) Trả lãi (triệu đồng) CF PVF PV PV*t 1 850 0 7 7 0,991 7,06 7,06 2 850 0 7 7 0,983 7,00 13,99 3 850 0 7 7 0,974 6,94 20,81 4 850 0 7 7 0,966 6,88 27,50 5 850 0 7 7 0,957 6,82 34,08 6 850 0 7 7 0,949 6,76 40,54 7 850 0 7 7 0,941 6,70 46,89 8 850 0 7 7 0,933 6,64 53,12 9 850 0 7 7 0,925 6,58 59,25 10 850 0 7 7 0,917 6,53 65,26 11 850 0 7 7 0,909 6,47 71,16 12 850 0 7 7 0,901 6,41 76,96 13 850 0 7 7 0,893 6,36 82,65 14 850 0 7 7 0,885 6,30 88,24 15 850 0 7 7 0,878 6,25 93,72 16 850 0 7 7 0,870 6,19 99,10 17 850 0 7 7 0,863 6,14 104,39 18 850 0 7 7 0,855 6,09 109,57 19 850 0 7 7 0,848 6,03 114,66 20 850 0 7 7 0,840 5,98 119,65 21 850 0 7 7 0,833 5,93 124,54 22 850 0 7 7 0,826 5,88 129,34 23 850 0 7 7 0,819 5,83 134,05 GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 74 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang 24 850 0 7 7 0,812 5,78 138,67 25 850 0 7 7 0,805 5,73 143,19 26 850 0 7 7 0,798 5,68 147,63 27 850 0 7 7 0,791 5,63 151,98 28 850 0 7 7 0,784 5,58 156,25 29 850 0 7 7 0,777 5,53 160,42 30 850 0 7 7 0,770 5,48 164,52 31 850 0 7 7 0,764 5,44 168,53 32 850 0 7 7 0,757 5,39 172,46 33 850 0 7 7 0,751 5,34 176,31 34 850 0 7 7 0,744 5,30 180,08 35 850 0 7 7 0,738 5,25 183,77 36 850 850 7 857 0,731 626,72 22.561,84 Tổng 840,59 26.222,17 Thời lượng của khoản tiền gửi 36 tháng: DL = 31,19 tháng Bảng 1.12: Thời lượng của vốn điều chuyển Tháng thứ (t) Số dư đầu tháng (triệu đồng) Trả nợ gốc (triệu đồng) Trả lãi (triệu đồng) CF PVF PV PV*t 1 235.330 0 2.157,19 2.157,19 0,991 2.138,51 2.138,51 2 235.330 0 2.157,19 2.157,19 0,983 2.120,00 4.239,99 3 235.330 235.330 2.157,19 237.487,19 0,974 231.371,28 694.113,84 Tổng 235.629,79 700.492,34 Thời lượng của khoản tiền gửi 36 tháng: DL = 2,97 tháng Thời lượng của Tài sản nợ: DL = = 3,90 tháng GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 75 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang 2/ Thời lượng của tài sản có Bảng 2.1: Thời lượng của khoản cho vay kỳ hạn 3 tháng Tháng thứ Số dư đầu tháng (triệu đồng) Thu nợ gốc (triệu đồng) Thu lãi (triệu đồng) CF PVF PV PV*t 1 197.650 0 1.977 1.977 0,991 1.959 1.959 2 197.650 0 1.977 1.977 0,983 1.942 3.885 3 197.650 197.650 1.977 199.627 0,974 194.486 583.457 Tổng 198.387 589.301 Thời lượng của khoản cho vay kỳ hạn 3 tháng: DA = 2,97 tháng Bảng 2.2: Thời lượng của khoản cho vay kỳ hạn 6 tháng Tháng thứ Số dư đầu tháng (triệu đồng) Thu nợ gốc (triệu đồng) Thu lãi (triệu đồng) CF PVF PV PV*t 1 97.512 0 975 975 0,991 967 967 2 97.512 0 975 975 0,983 958 1.917 3 97.512 0 975 975 0,974 950 2.850 4 97.512 0 975 975 0,966 942 3.767 5 97.512 0 975 975 0,957 934 4.668 6 97.512 97.512 975 98.487 0,949 93.480 560.879 Tổng 98.230 575.048 Thời lượng của khoản cho vay kỳ hạn 6 tháng: DA = 5,85 tháng Bảng 2.3: Thời lượng của khoản cho vay kỳ hạn 9 tháng Tháng thứ Số dư đầu tháng (triệu đồng) Thu nợ gốc (triệu đồng) Thu lãi (triệu đồng) CF PVF PV PV*t 1 73.200 0 732 732 0,991 726 726 2 73.200 0 732 732 0,983 719 1.439 3 73.200 24.400 732 25.132 0,974 24.485 73.454 4 48.800 0 488 488 0,966 471 1.885 5 48.800 0 488 488 0,957 467 2.336 6 48.800 24.400 488 24.888 0,949 23.623 141.736 GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 76 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang 7 24.400 0 244 244 0,941 230 1.607 8 24.400 0 244 244 0,933 228 1.821 9 24.400 24.400 244 24.644 0,925 22.789 205.098 Tổng 73.737 430.102 Thời lượng của khoản cho vay kỳ hạn 9 tháng: DA = 5,83 tháng Bảng 2.4: Thời lượng của khoản cho vay kỳ hạn 12 tháng Kỳ thứ Số dư đầu tháng (triệu đồng) Thu nợ gốc (triệu đồng) Thu lãi (triệu đồng) CF PVF PV PV*t 1 47.450 23.725 2.847 26.572 0,949 25.221 151.326 2 23.725 23.725 1.424 25.149 0,901 22.656 271.876 Tổng 47.877 423.202 Thời lượng của khoản cho vay kỳ hạn 12 tháng: DA = 8,84 tháng Bảng 2.5: Thời lượng của khoản cho vay kỳ hạn 24 tháng Kỳ thứ Số dư đầu tháng (triệu đồng) Thu nợ gốc (triệu đồng) Thu lãi (triệu đồng) CF PVF PV PV*t 1 2.800 700 168 868 0,974 845,07 5.070,43 2 2.100 700 126 826 0,948 782,94 9.395,26 3 1.400 700 84 784 0,923 723,50 13.022,97 4 700 700 42 742 0,898 666,65 15.999,64 Tổng 3.018,16 43.488,30 Thời lượng của khoản cho vay kỳ hạn 24 tháng: DA = 14,41 tháng GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 77 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang Bảng 2.6: Thời lượng của khoản cho vay kỳ hạn 36 tháng Kỳ thứ Số dư đầu tháng (triệu đồng) Thu nợ gốc (triệu đồng) Thu lãi (triệu đồng) CF PVF PV PV*t 1 1.335 223 80,10 302,60 0,949 287,22 1.723,29 2 1.113 223 66,75 289,25 0,901 260,59 3.127,03 3 890 223 53,40 275,90 0,855 235,92 4.246,58 4 668 223 40,05 262,55 0,812 213,09 5.114,20 5 445 223 26,70 249,20 0,770 191,97 5.759,20 6 223 223 13,35 235,85 0,731 172,45 6.208,25 Tổng 1.361,24 26.178,55 Thời lượng của khoản cho vay kỳ hạn 36 tháng: DA = 19,23 tháng Bảng 2.8: Thời lượng của khoản cho vay kỳ hạn 66 tháng Kỳ thứ Số dư đầu tháng (triệu đồng) Thu nợ gốc (triệu đồng) Thu lãi (triệu đồng) CF PVF PV PV*t 1 3.802 346 228,12 573,76 0,949 544,59 3.267,51 2 3.456 346 207,38 553,02 0,901 498,21 5.978,57 3 3.111 346 186,64 532,28 0,855 455,15 8.192,72 4 2.765 346 165,91 511,54 0,812 415,18 9.964,29 5 2.419 346 145,17 490,80 0,770 378,09 11.342,83 6 2.074 346 124,43 470,07 0,731 343,71 12.373,48 7 1.728 346 103,69 449,33 0,694 311,84 13.097,30 8 1.383 346 82,95 428,59 0,659 282,32 13.551,60 9 1.037 346 62,21 407,85 0,625 255,00 13.770,25 10 691 346 41,48 387,11 0,593 229,73 13.783,95 11 346 346 20,74 366,37 0,563 206,37 13.620,49 Tổng 3.920,21 118.943,00 Thời lượng của khoản cho vay kỳ hạn 66 tháng: DA = 30,34 tháng GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 78 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang Bảng 2.9: Thời lượng của khoản tiền gửi 1 tháng tại các TCTD khác Tháng thứ (t) Số dư đầu tháng (triệu đồng) Thu nợ gốc (triệu đồng) Thu lãi (triệu đồng) CF PVF PV PV*t 1 14.364 14364 124 14.488 0,991 14.363,03 14.363,03 Tổng 14.363,03 14.363,03 Thời lượng của khoản tiền gửi 1 tháng: DA = 1 tháng Thời lượng của Tài sản có: DA = = 5,02 tháng 3/ Giá trị thiệt hại/ thu nhập tiềm năng đối với Ngân hàng Từ công thức ta xác định: Bảng 3.1: GIÁ TRỊ THIỆT HẠI/ THU NHẬP TiỀM NĂNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG KHI LÃI SUÂT TĂNG/ GiẢM Biến động lãi suất tăng/giảm Giá trị thiệt hại/ thu nhập tiềm năng (Triệu đồng) 3 % -38.452 2 % -25.635 1 % -12.817 0 % 0 -1 % 12.817 -2 % 25.635 -3 % 38.452 GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 79 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang TÀI LIỆU THAM KHẢO Bích Nghị. 23.12.2009. Chênh lệch tiền gửi, tiền vay [trực tuyến]. Báo Bình Thuận. Đọc từ 9946 (đọc ngày 24.03.2010) Cục thống kê An Giang. 2007. Thông báo tình hình kinh tế xã hội năm 2007. An Giang. Cục thống kê An Giang. 2008. Thông báo tình hình kinh tế xã hội năm 2008. An Giang. Cục thống kê An Giang. 2009. Thông báo tình hình kinh tế xã hội năm 2009. An Giang. Huỳnh Văn Tâm. 2009. Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang. Luận văn tốt nghiệp cử nhân Tài chính doanh nghiệp. Khoa Kinh tế - QTKD, Đại học An Giang. Lê Văn Tư. 2005. Quản trị Ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Tài Chính. Lưu Thị Kiều Lựu. 2009. Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP An Bình Long Xuyên. Luận văn tốt nghiệp cử nhân Tài chính doanh nghiệp. Khoa Kinh tế - QTKD, Đại học An Giang. Nguyễn Đăng Dờn. 2005. Tiền tệ ngân hàng. TP Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê. Nguyễn Đăng Dờn. 2009. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. TP Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Nguyễn Minh Kiều. 2006. Nghiệp vụ Ngân hàng. TP Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê. Nguyễn Thị Ngọc Diệp. 2009. Quản trị rủi ro tài chính. Đại học An Giang: Tài liệu giảng dạy lưu hành nội bộ. Nguyễn Văn Tiến. 2005. Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng. Hà Nội: NXB Thống Kê. Trần Tuyết Nhung. 12.07.2009. Quản lý rủi ro tài chính [trực tuyến]. Đọc từ (đọc ngày 20.05.2010) Vân Linh. 31.05.2009. Rủi ro lãi suất…tái hiện nỗi lo [trực tuyến]. Tạp chí tài chính. Đọc từ idung/ViewArticleDetail/tabid/56/Key/ViewArticleContent/ArticleId/797/Default. aspx (đọc ngày 15.04.2010) Xuân Hòa. 05.12.2008. Chứng khoán thủng đáy 300 điểm [trực tuyến]. Đọc từ (đọc ngày 21.03.2010) GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 80 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan tich co cau huy dong von va tin dung tai ngan hang TMCP quoa te viet nam chi nhanh an giang.PDF
Tài liệu liên quan