MỤC LỤC
Chương Mở Đầu
1.1 Lý do chọn đề tài. 5
1.2. Mục đích nghiên cứu. 6
1.3. Phương pháp nghiên cứu. 6
1.4. Bố cục đề tài.
Chương I: Cơ Sở Lý Luận
1.1 Khái niệm, đặc điểm, mục tiêu của dự án. 7
1.1.1 Khái niệm. 7
1.1.2 Đặc điểm của một số dự án. 7
1.1.3 Yêu cầu đối với dự án. 7
1.2 Phân loại dự án đầu tư 9
1.2.1 Phân loại the nhóm. 9
1.2.2 Phân loại mối quan hệ giữa các dự án 11
1.3 Chu kỳ của dự án. 12
1.3.1 Thời kỳ chuẩn bị đầu tư 12
1.3.2 Thời kỳ thực hiện đầu tư. 15
1.4 Các chỉ tiêu phân tích đánh giá dự án. 17
1.4.1 Chỉ tiêu lợi ích hay chi phí 17
1.4.2 Chỉ tiêu thu hồi nội bộ ( IRR ) 19 .
1.4.3 Tỷ số lợi ích ( B/C) 19
1.4.4 Thời gian hoàn vốn đầu tư 20
1.4.5 Điểm hòa vốn . 20
Chương II : PHÂN TÍCH DỰ ÁN TRỒNG MỚI CHÈ ĐÀI LOAN.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần chè Minh Rồng 17
1.1.1 Lịch sử hình thành. 17
1.1.2 Quá trình phát triển. 18
1.1.3 Chức năng nhiệm vụ của công ty. 19
1.1.4 Các nội dung của dự án đầu tư 19
1.1.4.1 Sự cần thiết đầu tư. 19
1.1.4.2 Mục tiêu 20
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Minh Rồng. 20
1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý. 20
1.2.2 Chức năng của các phòng ban. 21
1.3. Các sản phẩm của công ty Minh Rồng. 24
1.4. Quy trình sản xuất công nghệ sản phẩm của công ty. 24
1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2009-2010. 26
2.1. Giới thiệu tổng quát về dự án. 28
2.1.1 Chủ đầu tư 28
2.1.2 Hình thức tổ chức quản lý. 28
2.1.3 Thời gian thực hiện 28
2.1.4 Lí do lựa chọn sản phẩm. 28
2.2. Chương trình sản xuất kinh doanh 29
2.2.1 Sản phẩm . 29
2.2.2 Thị trường 29
2. 2.2.1 Thị trường trong nước. 29
2.2.2.2 Thị trường xuất khẩu. 30
2.3. Địa điểm đầu tư 30
2.3.1 Khu vực đầu tư trồng mới 30
2.3.2 Điều kiện tự nhiên. 30
2.3.2.1 Điều kiện khí hậu 30
2.3.2.2 Đất đai. 31
2.3.2.3 Điều kiện giao thông. 31
2.3.2.4 Tình hình lao động. 32
2. 3.2.5 Cơ sở để xác định đầu tư. 32
2.4. Giải pháp kỹ thuật, trồng và chăm sóc. 32
2.4.1 Giống chè. 32
2.4.2 Cây giống. 33
2.4.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc chè. 33
2.5. Hình thức tổ chức quản lý lao động và tổ chức thực hiện 33
2.5.1 Tổ chức thực hiện. 33
2.5.2 Lao động và chi phí nhân công 33
2.5.2.1 Lao động 33
2.5.2.2 Chi phí nhân công 34
2.6. Tổng dự toán đầu tư. 34
2.7. Vốn và nguồn vốn. 35
2.7.1 Vốn cố định. 35
2.7.2 Nguồn vốn. 35
2.7.3 Tiến độ huy động vốn 36
2.8. Phương án hoàn trả vốn vay. 36
2.8.1 Tổng hợp vốn và lãi vay phải trả. 36
2.8.2 Nguồn trả nợ 36
2.9. Phân tích hiệu quả đầu tư. 37
2.9.1 Doanh thu 37
2.9.2 Bảng tính hiệu quả 37
2.9.3 Hiện giá thu nhập 38
2.9.4 Phân tích hòa vốn 40
2.9.5 Thời gian hoàn vốn. 41
2.9.6 Hiệu quả kinh tế xã hội 42
Chương III : Kiến Nghị Và Kết Luận 44
1. Nhận xét chung về vườn chè của công ty 44
2. Một số kiến nghị và đề xuất. 46
3. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 47
Kết Luận . 48
Tài liệu tham khảo 49
Phụ Luc A: Dự trù chi phí đầu tư cho năm trồng và chăm sóc thời kì xây dựng cơ bản 50
Phụ Lục B: Lịch trả nợ vốn vay 56
Phụ Lục C: Chi phí giá thành của dự án 58
CHƯƠNG MỞ ĐẦU1.1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh doanh quốc tế và khu vực, nhất là trong thời điểm hiện tại, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại Quốc tế WTO là sân chơi chung cho tất cả các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam đang có được những thuận lợi và những khó khăn nhất định, nhất là thị trường, chất lượng sản phẩm, rào cản thuế quan thương mại được dỡ bỏ chính những điều này đã đem lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội kinh doanh, ngược lại nó cũng bóp chết khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp không tận dụng được những đặc trưng của sản phẩm cũng như thay đổi chất lượng sản phẩm để phát triển và tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường.
Trong nền kinh tế ngày nay, hầu hết tất cả các doanh nghiệp luôn luôn có sự đổi mới về sản phẩm, đa dạng hoá các mặt hàng để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Chính vì vậy nâng cao chất lượng sản phẩm có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp nhất là trong giai đoạn hiện nay của thị trường trà Việt Nam.
Xuất phát từ các yêu cầu đó, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần chè Minh Rồng tôi nhận thấy tại đơn vị đa số là giống chè cũ từ thời Pháp, chè già cỗi, mật độ thưa, năng suất thấp, búp chè kém, hiệu quả kinh tế thấp. Chính vì vậy đầu tư trồng mới chè Đài Loan có năng suất và chất lượng cao đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của Công ty nên tôi chọn đề tài: “Phân tích dự án đầu tư trồng mới chè Đài Loan” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu :
Phân tích dự án đầu tư trồng mới chè Đài Loan có năng suất và chất lượng cao của Công ty cổ phần chè Minh Rồng, nhằm thay thế diện tích trồng giống chè cũ già cỗi có năng suất và chất lượng thấp, trên cơ sở đó tăng doanh thu, thị phần và uy tín của Công ty trên thị trường trong nước cũng như thế giới.
1.3. Phương pháp nghiên cứu :
Sử dụng các phương pháp tính toán, thẩm định và xây dựng dự án : thởi gian hoạt động của dự án, doanh thu dự kiến, các chỉ số tài chính, các phương án vay và trả lãi vay, NPV, IRR dựa trên các số liệu thu thập được.
1.4. Bố cục của đề tài gồm 4 chương:
Chương I : :Cơ sở lý luận
Chương II : Phân tích dự án đầu tư trồng mới chè Đài loan
Chương III : Kiến nghị - Kết luận
Kết luận
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2599 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích dự án đầu tư trồng mới chè Đài Loan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường khu vực và thế giới.
- Thay đổi vườn chè già đã hết thời gian khai thác, chất lượng và giá bán thấp, thay bằng giống mới có hiệu quả hơn đang phát triển mạnh tại Lâm Đồng.
- Giải quyết việc làm ổn định cho người lao động và có thu nhập ổn định. Công ty quản lý tập trung, nâng cao suất đầu tư góp phần nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích và nâng cao hiệu quả đầu tư.
- Tăng cường biện pháp quản lý chất lượng nguyên liệu về phẩm chất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục của sở và của bộ NN&PTNT .
2.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần chè Minh Rồng
2.1.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
* Tổ chức bộ máy của công ty sắp xếp như sau :
Bảng 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
PHÒNG TỔNG HỢP
XƯỞNG CHẾ BIẾN
ĐỘI SẢN XUẤT 1
PHÒNG NÔNG NGHIỆP
ĐỘI SẢN XUẤT 2
ĐỘI SẢN XUẤT 3
ĐỘI SẢN XUẤT 4
ĐỘI SẢN XUẤT 5
KCS
+
QCS
KHỐI
HCVP
2.1.5.2 Chức năng của các phòng ban
a. Hội đồng quản trị :
- Trong lĩnh vực kinh doanh và đầu tư :
Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
Quyết định dự án đầu tư, việc góp vốn, mua cổ phần của các DN khác.
Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ thông qua các hợp đồng mua bán hàng hóa, vay, cho vay và các loại hợp đồng khác lớn hơn 50 % giá trị tài sản được ghi trong sổ sách kế toán công ty.
Phê duyệt các định mức kinh tế - kỹ thuật, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và phương án trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty.
- Trong công tác tổ chức :
Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy, phê duyệt biên chế, quỹ lương.
Quyết định thành lập hoặc giải thể đơn vị tổ chức thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Quyết định ban hành các quy chế quản lý nội bộ Công ty. Quyết định mức bồi thường vật chất khi các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Ban Giám đốc, người lao động gây thiệt hại cho Công ty.
Bổ nhiệm, điều động, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, phê duyệt việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức Phó Giám đốc, Kế toán trưởng theo lời đề nghị của Giám đốc.
- Trong lĩnh vực tài chính :
Nghiên cứu và ban hành quy chế tài chính phù hợp với điều lệ.
Quyết định chào bán cổ phần mới và huy động thêm vốn theo hình thức khác.
Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của Công ty.
Xem xét quyết định việc chuyển nhượng các cổ phiếu có ghi tên.
b. Giám đốc
Quyết định về tất cả các vấn đề có liên quan đến công việc liên quan hàng ngày của Công ty.
Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT.
Tổ chức thực hiện kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty.
Quyết định lương và các khoản phụ cấp đối với người lao động trong Công ty.
Tuyển dụng lao động.
c. Ban kiểm soát
Thực hiện việc giám sát HĐQT, Giám đốc trong việc điều hành công ty.
Định kì, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành các hoạt động trong kinh doanh.
Đột xuất kiểm tra, thẩm định báo cáo tài chính Quý hoặc năm của Công ty.
Thông báo định kỳ 2 tháng một lần tình hình kiểm soát cho HĐQT.
d. Phòng tổng hợp
Tham mưu, giúp việc cho Giám Đốc về công tác tổ chức hành chính và quản trị nhân sự.
Xây dựng kế hoạch sản xuất, xây dựng cơ bản và tổ chức đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Tổ chức điều động, tuyển dụng lao động.
Tham mưu cho Giám đốc về việc xây dựng chế độ chính sách cho người lao động như : tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT.
Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, nguyên nhiên liệu và các chỉ tiêu tiêu hao trong quá trình sản xuất.
e. Phòng Nông nghiệp
Có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ đất của Công ty, thống kê số liệu theo tiến độ thu mức sản phẩm hàng ngày của từng bộ phận nhận khoán…
Xây dựng kế hoạch quản lý thu mua sản phẩm hàng tháng, quỹ, năm cho từng đợt sản xuất, xây dựng kế hoạch trồng mới chè hàng năm, đầu tư chăm sóc thâm canh chè lưu, kiến thiết cơ bản và cây che bóng các năm, quản lý hợp đồng nhận khoán, quản lý đất và tham mưu về chính sách Nhà nước, phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về những tham mưu của phòng Nông nghiệp.
f. Phòng Kế toán – Tài chính
Chịu sự lãnh đạo trực tiếp toàn diện của Giám đốc, thực hiện chức năng tham mưu giúp Giám đốc thực hiện đúng nguyên tắc, chế độ kế toán thống kê, sử dụng bảo toàn và phát triển vốn, phát hiện ngăn chặn kịp thời việc sử dụng vốn, vật tư sai mục đích.
Có nhiệm vụ ghi chép, tổng hợp và phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kì. Phân loại, tổng hợp chứng từ, cập nhật sổ sách… Tuân thủ các nguyên tắc thống nhất do bộ tài chính quy định và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi sai phạm thuộc về nguyên tắc kế toán thống kê.
* Điểm mạnh của cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức đơn giản, không cồng kềnh, có báo cáo rõ ràng, do vậy thông tin được truyền đi một cách nhanh chóng đến các phòng ban, tiết kiệm được thời gian cùng với đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm và tương đối trẻ.
2.1.5.3 Các sản phẩm kinh doanh xuất khẩu của Công ty Cp chè Minh Rồng
Bảng 2.2 Sản phẩm kinh doanh của công ty
STT
Tên danh mục mặt hang
1
Chè đen CTC gồm 5 loại: BOP (Broken Orange Pekoe), BP (Broken Pekoe), PF (Pekoe Fanning), PD (Pekoe Dust), PFD (Pekoe Fanning Dust).
2
Chè đen OTD (ORTHODOX) gồm nhiều sản phẩm : OP, P, PS, BPS, D, F, TH, SC….
2.1.5.4. Quy trình sản xuất công nghệ sản phẩm tại công ty chè Minh Rồng
Với việc lấy quan hệ sản xuất hàng hóa làm mục tiêu hoạt động chính, Công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Mặt hàng sản xuất chính của Công ty là các sản phẩm chè đen OTD và CTC, đây là những mặt hàng được ưa chuộng trên thế giới. Công ty luôn cung cấp cho thị trường những sản phẩm mang chất lượng cao, có khả năng sánh ngang với những sản phẩm cùng loại của các nước khác.
Bảng 2.3 Quy trình sản xuất chè
Quy trình công nghệ sản xuất và chế biến chè đen OTD :
Nguyên liệu chè búp
Kiểm tra đầu vào
Héo
Nhập kho
Đấu
Kiểm tra đầu ra
Sàng
Sấy
Ủ men
Vò
Quy trình công nghệ sản xuất và chế biến chè đen CTC
Nguyên liệu
Héo
Sàng lọc
OTOVAN
Trục CTC
Nhập kho
Sàng phân
Sàng tầng sôi
Ủ men tủ
Héo
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chè đen xuất khẩu được thực hiện như sau: Chè búp tươi được thu mua trực tiếp từ các đồi chè tư nhân và các hộ khoán của công ty. Sau khi kiểm tra, phân loại chất lượng của từng loại chè búp tươi, chè búp tươi được đưa vào công đoạn xử lý ban đầu là làm héo, thực hiện bằng cách sao nóng. Khi trà đã héo tới mức quy định thì được chuyển sang công đoạn vò. Ở công đoạn này, chè được vò làm 2 lần, sau đó thì sàng tơi. Tiếp đó là công đoạn ủ lên men và sấy khô, cắt sàng, phân loại và cuối cùng là đóng bao bì theo mẫu quy định.
2.1.5.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2009 – 2010
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009-2010
Đơn vị tính : VNĐ
CHỈ TIÊU
MS
T.M
2009
2010
1
2
3
4
5
1.DT bán hàng và cung cấp dịch
2.Các khoản giảm trừ doanh thu
3.DT thuần về bán hàng và dịch vụ (10=01-02)
4.Giá vốn hàng bán
5.Lợi nhuận về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 20=10-11)
6.Doanh thu hoạt động tài chính
7.Chi phí tài chính
Trong đó : Lãi vay phải trả
8.Chi phí bán hàng
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp
10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD [30=20+(21-22)-(24+25)]
11.Thu nhập khác
12.Chi phí khác
13.Lợi nhuận khác ( 40=31-32)
14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40)
15.Chi phí thuế TNDN hiện hành
16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17.Lợi nhuận sau thuế (60=50-51-52)
18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu
01
02
10
11
20
21
22
23
24
25
30
31
32
40
50
51
52
60
70
25
27
26
28
30
30
20.800.165.951
20.800.165.951
17.528.285.410
3.271.880.541
69.103.446
1.174.155.437
851.169.546
538.280.585
1.113.594.116
514.953.849
949.900.297
949.900.297
1.464.854.146
1.464.854.146
33.323.695.15
33.323.695.815
29.751.347.993
3.572.347.822
87.583.960
852.243.409
833.269.118
434.743.025
1.180.315.597
1.192.629.750
350.283.583
12.600.000
337.683.583
1.530.313.333
1.530.313.333
Nhận xét :
Doanh thu : Tổng doanh thu năm 2010 so với 2009 tăng 12.523.529.864đ (37,58 %). Như vậy cho thấy mức tiêu thụ của thị trường có nhiều khả quan hơn. Doanh thu từ các hoạt động tài chính tăng 18.480.514đ ( 21,1 %), dẫn đến lợi nhuận của kết quả hoạt động kinh doanh tăng. Lợi nhuận từ các hoạt động khác đều tăng.
Chi phí : Tổng chi phí về sản xuất hàng hóa, dịch vụ năm 2010 nhìn chung giảm so với năm 2009, trong khi đó Giá vốn hàng bán tăng 12.223.062.583đ (41,08 % ), như vậy Công ty đã chú trọng đến chất lượng sản phẩm nên giá thành cao hơn trong khi đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng ít so với năm trước, do đó đẩy lợi nhuận tăng.
Như vậy, kết quả kinh doanh của công ty trong 2 năm gần đây đã không ngừng tăng trưởng và ngày càng nâng cao thị phần của mình trên thị trường và đời sống cán bộ công nhân viên được nâng cao.
2.2 Giới Thiệu Tổng Quát Về Dự Án
2.2.1 Chủ Đầu Tư : CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ MINH RỒNG
- Quy mô đầu tư : 25 ha giống chè Kim Tuyên, Tứ Quí, Oolong.
- Địa điểm đầu tư : Công ty cổ phần chè Minh Rồng – TT Lộc Thắng
Huyện Bảo Lâm – Tỉnh Lâm Đồng.
2.2.2 Hình Thức Tổ Chức Quản Lý :
Công ty cổ phần chè Minh Rồng là đơn vị trực tiếp đầu tư từ vốn tự huy động của các cổ đông và vốn vay của Ngân hàng phát triển; chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư và hiệu quả của việc đầu tư.
2.2.3 Thời Gian Thực Hiện
Thời gian thực hiện bắt đầu từ năm 2012 tiến hành chuẩn bị đất để trồng. Đến năm 2013 kết thúc thời kỳ XDCB và đưa vào kinh doanh từ năm 2014.
2.2.4 Lý Do Chọn Sản Phẩm :
- Nhu cầu tiêu dùng chè đang có xu hướng gia tăng do lợi ích của việc uống chè ngày càng biểu hiện rõ .
+ Chè có giá trị trong giao tiếp, là cầu nối trong các mối quan hệ.
+ Chất cafein trong chè làm cho tinh thần minh mẫn tăng cường hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, nâng cao năng lực làm việc, giảm bớt mệt nhọc sau những lúc lao động.
+ Hỗn hợp tanin trong chè làm cho chè có khả năng giải khát gây cảm giác hưng phấn cho người uống chè.
+Người ta còn sử dụng chè trong trị liệu bệnh, uống chè thường xuyên sẽ làm giảm quá trình viêm ở người bị bệnh khớp, hay viên gan mãn tính, có tác dụng làm tăng tính đàn hồi của thành mạch máu , điều chỉnh có hiệu quả bệnh lị, xuất huyết dạ dày và đường ruột, xuất huyết não và suy yếu mao mạch do tuổi già. +Chè còn có tác dụng chống nhiễm phóng xạ,chống ung thư ,và có tác dụng rất tốt chữa các loại bệnh về răng miệng .
+ Nhận thấy tác dụng, hiệu quả của việc uống chè đối với sức khoẻ do vậy nhu cầu của người dân gia tăng, mặt khác do môi trường sinh thái của con người ngày càng ô nhiễm, thực phẩm rất dễ bị nhiễm chất độc hoá học có hại cho sức khoẻ, chè là một loại thực phẩm ít bị ảnh hưởng. Đặc biệt ngày nay ngành chè tăng cường mở rộng dự án trồng các loại chè sạch, chè hữu cơ, chè thảo dược, chè gừng, chè thảo mộc phục vụ tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng .
Như vậy, nhu cầu tiêu dùng chè nội địa là rất cao và đang có xu hướng gia tăng đây là cơ hội hay là thị trường đâỳ tiềm năng giúp cho doanh nghiệp có định hướng phát triển mở rộng sức tiêu dùng tăng thị phần thị trường phục vụ của mình trên thị trường
- Đây là sản phẩm mang tính cạnh tranh cao về chất lượng và hiệu quả, chi phí tăng gấp 2,5 lần so với trồng và chăm sóc chè thông thường, năng suất tương đương chè thông thường nhưng giá bán chè búp tươi gấp 7-8 lần. Nếu qua chế biến thì giá bán sản phẩm còn cao hơn nhiều.
2.3 Chương Trình Sản Xuất Kinh Doanh
2.3.1 Sản Phẩm
Sản phẩm của dự án là chè búp tươi từ các giống chè thơm của Đài Loan
2.3.2 Thị Trường :
2.3.2.1 Thị trường trong nước
- Hiện nay thị trường tiêu thụ trước mắt của công ty là cung cấp sản phẩm trong nước.Dân số nước ta có tỷ lệ tăng ổn định hằng năm hơn 1 triệu người/năm. Và dân số hiện nay là xấp xỉ gần 87 triệu người, là một thị trường rất lớn để tiêu dùng chè.
- Không biết tự bao giờ, uống trà đã trở thành một nét đẹp ẩm thực của người Việt Nam. Không chỉ những người già có thói quen uống trà, mà các bạn trẻ ngày nay cũng đã bắt đầu quan tâm đến việc uống trà và thưởng thức trà.
- Và lợi ích của trà xanh đặc biệt rõ rệt ở phụ nữ, có thể cắt giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch tới 31%. Nam giới uống nhiều trà xanh cũng giảm được nguy cơ bị bệnh tim tới 22%.
- Không chỉ có tác dụng với người lớn, trà xanh còn có tác dụng với cả trẻ nhỏ. Với một liều lượng vừa đủ, uống vào buổi sáng và uống khi còn ấm có thể bổ sung vitamin, đản bạch chất, đường và chất fluoride cho cơ thể.
- Theo bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết bình quân đầu người tiêu thụ sản phẩm chè là khoảng 260g/năm (2011), dự kiến mức tiêu thụ bình quân đầu người sẽ tăng 5-6% năm, như vậy tổng mức nội tiêu sẽ tăng từ 22.100tấn/năm (2011) lên 28.730 tấn năm 2016; 34.034 tấn năm 2020 và năm 2030 sẽ tiêu thụ khoảng 47.294 tấn.
2.3.2.2 Thị trường xuất khẩu
- Khi năng suất vườn chè đã ổn định công ty sẽ đầu tư một dây chuyền chế biến để tiêu thụ tại các quốc gia trên thế giới.
- Hiện nay trên thế giới có hơn 160 nước uống chè, nước có nhu cầu tiêu dùng chè nhiều là Anh, Nga, Nhật bản, Đài Loan ... Theo thống kê của Hiệp hội tiêu dùng chè thế giới thì nhu cầu tiêu dùng chè trên thế giới ngày càng gia tăng.. Theo dự báo của FAO và ngân hàng phát triển Châu á (ADB): khối lượng tiêu thụ bình quân trên thế giới sẽ tăng 4-5% trong những năm tới.
2.4. Địa Điểm Đầu Tư
2.4.1 Khu Vực Đầu Tư Trồng Mới :
- Diện tích đầu tư cuối năm 2011: 25 ha gồm các giống Kim Tuyên: 8 ha; Tứ Quí: 14.5 ha; Oolong: 2.5 ha.
- Địa điểm: Đội sản xuất 1- Công ty cổ phần chè Minh Rồng - Khu I B Thị trấn Lộc Thắng – huyện Bảo Lâm – Lâm Đồng.
2.4.2 Điều Kiện Tự Nhiên
2.4.2.1 Điều kiện khí hậu
- Lâm Đồng nói chung, địa điểm đầu tư nói riêng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc điểm một năm có 2 mùa khá rõ: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.Với điều kiện có số ngày mưa rải đều trong năm rất thuận lợi cho cây chè sinh trưởng phát triển cho ra búp quanh năm.
-Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình 21,10C; nhiệt độ tối cao 28,90C vào tháng 4, và tối thấp 13,70C vào tháng 1.
-Ẩm độ không khí: Trung bình 86,4%; ẩm độ cao nhất vào tháng 9 là 91,3%, ẩm độ thấp nhất vào tháng 2 là 79,3%.
-Lượng mưa: khá lớn và tập trung chủ yếu trong các tháng mùa mưa. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2500 - 2800mm, tháng mưa cao nhất là tháng 9: 460,2mm, tháng thấp nhất tháng 1: 38,2mm
-Thủy văn: Khu vực đầu tư trồng mới đều có các hồ chứa nước lớn và suối bao quanh như: Hồ Bảo Lâm, hồ Tân rai … và các hồ chứa nước nhỏ công ty tự đắp rất thuận lợi cho việc tưới nước chống hạn cho chè vào mùa khô, cũng như cung cấp nước để thâm canh cho vườn chè.
2.4.2.2 Đất đai:
Đất Feranít nâu đỏ, vàng đỏ phát triển trên đá bazan thuộc đất cấp I, tầng đất dày >1m, độ thoát nước tốt, rất phù hợp cho cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê và cây ăn quả.
2.4.2.3 Điều kiện giao thông :
Với diện tích tự nhiên 146.344 ha, Bảo Lâm là một trong những huyện có diện tích lớn của tỉnh (chiếm 19%). Bảo Lâm :phía bắc giáp với tỉnh Đắk Nông, phía nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía đông giáp huyện Di Linh, phía tây giáp thị xã Bảo Lộc và các huyện: Cát Tiên, Đạ Tẻh và Đạ Huoai. Ở vị trí này, Bảo Lâm có điều kiện giao lưu khá thuận lợi với các địa bàn ở trong và ngoài tỉnh.
Quốc lộ 20, cùng với tuyến đường liên tỉnh từ Bảo Lộc đến công trình thuỷ điện Hàm Thuận - Đạ Mi tạo cho Bảo Lâm nhanh chóng tiếp cận được với Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông và vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Khu vực đầu tư trên diện tích đầu tư cũ nên giao thông đã được thiết kế thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư, phân bón cũng như vận chuyển nguyên liệu đi tiêu thụ và chế biến, gần vùng nguyên liệu và đảm bảo có nguyên liệu đủ cho nhà máy hoạt động.
Nhà máy đảm bảo có đủ nguồn nước sạch, nguồn điện và thuận tiện về giao thông.
2.4.2.4 Tình hình lao động :
Đội ngũ nhân lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh chè rất đông đảo, công nhân nhà máy chế biến chè; đội ngũ chuyên viên kỹ thuật, quản lý, kinh tế, văn phòng; đội ngũ nhân viên bán hàng;.. .
Lao động mà trực tiếp sản xuất hàng ngày là công nhân cũ của công ty, họ là những người dân cần cù chịu khó sống ở vùng đất này từ lâu, có kinh nghiệm lâu năm trong trồng và chăm sóc chè.
Ngoài ra, cứ đến mùa vụ thu hoạch thì công ty sẽ tuyển thêm nhiều lao động trong vùng, tập huấn khuyến nông và hướng dẫn kỹ thuật cho người lao động.
Bên cạnh đó Công ty có đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ, kinh nghiệm, được đào tạo căn bản về kỹ thuật chuyên về cây chè.
Hình thức đào tạo của công ty Minh Rồng là hợp tác với các trường đại học, các viện nghiên cứu, các trung tâm đào tạo trong và ngoài ngành mở các lớp giảng dạy chuyên ngành, các lớp chuyên đề có liên quan với ngành chè (kinh tế thị trường, liên doanh - liên kết.. .). chương trình đào tạo thực tiễn và đa dạng hoá.
Ngoài công nhân lao động công ty còn tổ chức đội ngũ tiếp thị tham gia công tác bán lẻ sản phẩm nhằm phát triển thị phần của công ty.
2.4.2.5 Cơ sở để xác định đầu tư :
Do yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng đất đem lại hiệu quả cho Công ty bằng cách thay đổi các giống chè có hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện hiện nay và tương lai, và đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường tạo điều kiện nâng cao đời sống cho người lao động trong công ty.
2.5. Giải Pháp Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc
2.5.1. Giống chè :
Các giống chè Kim Tuyên, Tứ Quí, Oolong … được nhập nội vào Lâm Đồng từ năm 1994 qua các công ty TNHH của Đài Loan. Những giống chè này phát triển mạnh, ưa thâm canh, có hương thơm rất đặc trưng, năng suất và chất lượng cao, thích hợp với việc chế biến chè xanh Oolong. Đến nay, những giống chè này đã phát triển hơn 2000 ha tập trung ở Bảo Lộc, Bảo Lâm, Đà Lạt, Lâm Hà…
2.5.2. Cây giống
Mua tại Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm và chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp và cây ăn quả Lâm Đồng.
2.5.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc chè cành
Cán bộ kỹ thuật nông nghiệp của công ty sẽ hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật trực tiếp đến cán bộ kỹ thuật và người lao động của đơn vị.
2.6. Hình Thức Tổ Chức Thực Hiện Và Tổ Chức Quản Lý Lao Động
2.6.1 Tổ Chức Thực Hiện
Diện tích trồng mới tại vườn chè của Công ty cổ phần chè Minh Rồng. Ban quản lý công trình Công ty gồm các thành viên như sau :
1.Giám đốc Công ty cổ phần Minh Rồng Trưởng ban
2. Trưởng Phòng Nông nghiệp Ủy viên
3. Phòng Kế toán – Tài chính Ủy viên
4. Phòng tổng hợp Ủy viên
5. Một cán bộ chuyên trách Ủy viên
Ban quản lý công trình hướng dẫn kỹ thuật và kiểm tra đơn vị triển khai thực hiện dự án. Cây giống đảm bảo chất lượng tốt để có khả năng tăng trưởng, vườn chè sẽ do công ty quản lý trực tiếp. Quản lý đầu tư từ làm đất trồng đến chăm sóc, bón phân… suốt cả thời kỳ kiến thiết cơ bản đến kinh doanh, chỉ khoán công cho người lao động không khoán sản phẩm để bảo đảm quản lý sản phẩm cả về chất lượng và số lượng, đảm bảo khả năng cạnh tranh với các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài.
2.6.2. Lao Động Và Chi Phí Nhân Công
2.6.2.1 Lao động :
Sử dụng lại lao động là người nhận khoán trên lô chè cũ. Cây chè đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao, công chăm sóc khoán phải được chuyển giao kỹ thuật đầy đủ, đơn vị thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật theo dõi giám sát quy trình trồng và chăm sóc.
2.6.2.2 Chi phí nhân công :
- Chi phí nhân công được tính theo chính sách Nhà nước và định chuẩn đầu tư XDCB.
- Công ty sẽ quản lý và chỉ đạo sản xuất tập trung.
- Chi phí cán bộ nhân viên quản lý điều hành, nhân công là phần vốn đầu tư từ vốn vay và vốn tự huy động của Công ty
2.7. Tổng Dự Toán Đầu Tư
Bảng 2.5 Tổng dự toán đầu tư
Đơn Vị Tính ( Tr.đ)
Năm
2012
2013
2014
2015
Tổng số
Chi phí trồng năm 1
1.927,41
1.927,41
Chi phí năm 2
1.189,02
1.189,02
Chi phí năm 3
1.324,05
1.324,05
Chi phí năm 4
1.579,15
1.579,15
Hệ thống tưới
300
300,00
Hệ thống điện
200
200,00
CP lập + thẩm định dự án
15
15,00
Chi phí khác + dự phòng
244,24
118,90
132,41
157,92
653,47
Tổng giá trị đầu tư
2.686,65
1307,92
1456,46
1737,10
7188,10
Vốn vay XDCB
1.880,70
915,55
1.015,5
1.215,97
5.027,72
Vốn vay lũy kế XDCB
1.880,7
2.796,25
3.811,75
5.027,72
Lãi vay thời kỳ XDCB
210,64
311,18
426,92
563,12
1511,86
Chi phí xây dựng cơ bản mà công ty cần phải đầu tư thêm đó là hệ thống tưới tiết kiệm nước bằng biện pháp tưới phun mưa. Đây là kỹ thuật tưới hiện đại, tiết kiệm nước, là biện pháp kỹ thuật cung cấp phân phối nước từng ít một, chỉ làm ướt từng khoảng đất nhỏ ở gốc, nước ngấm vào những vùng đất có sự hoạt động của rễ cây nên cây thường xuyên có nước để phát triển tốt, đặc biệt là vào mùa khô. Dự kiến chi phí cho hệ thống tưới và hệ thống điện là khoảng 500 triệu.
Chi phí năm thứ 1 bỏ ra cho 25 ha là 1.927.409.302, bao gồm chi phí vật tư (như cây giống, phân bón, vận chuyển…); nhân công lao động (như đào gốc rễ, làm đất, gom dọn…)do đây là năm đầu tiên xây dựng cơ bản nên chi phí năm này sẽ cao hơn những năm sau đó.
Qua năm thứ 2 nguồn chi phí đã giảm từ 1,9 tỷ chỉ còn gần 1,2 tỷ.Nguyên nhân là do số lượng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh đã giảm như phân hữu cơ từ 30 ĐM/ha năm 1 chỉ còn 20 ĐM/ha năm 2; chi phí cho công lao động cũng giảm do qua năm 2 không cần phải làm đất, cày bừa nữa.
Hai năm đầu được xem là năm xây dựng cơ bản, chi phí phải bỏ ra cho hai năm này là tương đối cao đặc biệt là năm đầu tiên.
Qua năm thứ 3 và thứ 4 mặc dù không còn tốn chi phí làm đất, cày bừa nhưng ngược lại chi phí phân bón, xăng phun thuốc sẽ tăng. Đối tượng thu hoạch chè là búp và lá non, vì thế lượng dinh dưỡng trong đất mất đi khá nhiều, nếu không bổ sung kịp cho đất thì cây trồng sẽ sinh trưởng kém và cho năng suất thấp vì vậy cần phải bón phân và chăm sóc kỹ hơn.
Ngoài những chi phí nêu trên thì công ty cũng phải dự kiến thêm chi phí dự phòng khác là khỏang 10% chi phí từng năm.
Tổng hợp tất cả các chi phí trên thì tổng giá trị đầu tư cho 4 năm từ 2012 đến 2015 là gần 7,2 tỷ.
2.8. Vốn Và Nguồn Vốn
2.8.1 Vốn cố định (Tr.đ)
Bảng 2.6 Vốn cố định
Tổng số
8.684,96
1)- Trồng và chăm sóc chè
6.019,63
2)- Mua máy móc thiết bị
500,00
3)- Lãi vay thời kỳ XBCB
1511,86
4)-Chi phí khác
653,47
2.8.2 Nguồn vốn (Tr.đ)
Bảng 2.7 Nguồn vốn
Diễn giải
Giá trị
Lãi suất
Vốn cố định
7.188,10
1)Vay 70% giá trị đầu tư
5031,67
11,9 %
a. Vườn chè
4684,67
b. HT điện
140,00
c. HT nước
210,00
2)Vốn tự huy động
2156,43
Tổng giá trị đầu tư của dự án là 7,188 tỷ , trong đó vốn tự huy động của các cổ đông cho dự án chiếm 30% tức là 2,156 tỷ. Còn lại dự án sẽ vay 70% .
Lãi suất mà ngân hàng cho vay đối với nghành nông nghiệp hiện giờ ở Bảo Lâm là 17%, nhưng dự án này thuộc diện được ưu đãi 30% lãi suất; nên lãi suất áp dụng cho dự án này là 11,9%.
2.8.3 Tiến độ huy động vốn
Bảng 2.8 tiến độ huy động vốn
Diễn giải
2012
2013
2014
2015
Cộng
Vốn tự huy động
805,95
392,37
440,96
521,13
2.160,38
Vay ngân hang
1.880,70
915,55
1.015,5
1.215,97
5.027,72
Cộng
2.686,65
1.307,92
1.456,46
1.737,10
7.188,10
2.9. Phương Án Hoàn Trả Vốn Vay
2.9.1 Tổng hợp vốn và lãi vay phải trả
Phương pháp trả nợ là trả đều trong thời hạn vay đối với tiền vốn giải ngân trong năm, tiền lãi trả vào cuối mỗi kỳ theo số dư nợ trong kỳ.
Bảng 2.9 tổng hợp vốn và lãi vay
Năm
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
Cộng
Trả lãi
223,8
297,46
361,63
423,95
308,94
180,27
90,8
35,77
1.922,62
Trả gốc
296,9
476,33
692,18
966,38
1.060,19
689,64
524,36
300,7
5.026,68
Cộng
520,7
773,80
1.053,8
1.390,3
1.369,1
839,91
615,16
336,47
6.949,30
2.9.2 Nguồn trả nợ
Trong thời gian xây dựng cơ bản lãi vay sẽ được trả bằng các nguồn thu nhập khác của công ty (nguồn khấu hao và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh hiện có - sản xuất chè đen).
Khi chè đưa vào kinh doanh và sản xuất ổn định cả gốc và lãi công ty sẽ cân đối bằng nguồn khấu hao và lợi nhuận của dự án, phần còn thiếu sẽ tự huy động bằng các nguồn thu nhập từ quỹ khấu hao chung, lợi nhuận của Công ty.
2.10. Phân Tích Hiệu Quả Đầu Tư
2.10.1 Doanh thu
Bảng 2.10 Doanh thu
Năm
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020-2031
NSBQ tấn/ha
1,5
3
6
8
10
11
12
Sản lượng thu hoạch (tấn)
37,5
75
150
200
250
275
300
Giá bán nguyên liệu
(Tr.đ/tấn)
28
28
28
28
28
28
28
Doanh thu bán hàng (tr.đ)
1050
2100
4200
5600
7000
7700
8400
Sau thời kì xây dựng cơ bản thì vườn chè đã đi vào thời kì phát triển ổn định, năng suất bình quân qua các năm tăng dần và ổn định là 12 tấn/ha. Do đó sản lượng thu hoạch cho 25ha là 300 tấn/năm.
Nhờ xuất khẩu chè tăng cả về lượng lẫn giá, nên giá các loại chè tại thị trường trong nước tại các điểm thu mua thời gian vừa qua khá vững vàng. Tại Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng), giá chè xanh bán buôn, bán lẻ từ 25.000-30.000 đồng/kg. Đặc biệt nếu vào mùa khô thì giá chè còn có thể lên tới 35.000 đồng/kg.
Với giá chè trên thị trường như trên thì mức giá dự kiến của dự án là rất hợp lí 28.000 đồng/kg vừa phù hợp với giá thị trường vừa tạo ra lợi nhuận cho công ty,nhưng mức giá này sẽ giao động trong khoảng 10% do chi phí trồng chè cuả năm nào đó thay đổi tăng hoặc giảm quá nhiều.
2.10.2 Bảng tính hiệu quả
Có thể nói, Lâm Đồng là tỉnh còn nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư, nên đã "trải thảm đỏ" để mời gọi các nhà đầu tư vào đầu tư tại địa phương. Theo đó, dự án trồng chè này được ưu đãi miễn tiền thuế đất trong 11 năm đầu và giảm 50% cho 4 năm tiếp theo; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm đầu, giảm 50% cho 9 năm tiếp theo, thuế GTGT đối với chè olong xuất khẩu bằng 0.
Bảng 2.11 Tính hiệu quả
Đơn vị tính: ( triệu đồng)
Khoản mục
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020-2031
Doanh thu
1050
2100
4200
5600
7000
7700
8400
Chi phí
90,00
210,00
2.027,26
2.303,31
2.281,65
2.257,53
2.292,2
Lợi nhuận thuần
960
1890
2173
3297
4720
5442
6107
Lãi vay
69,54
328,22
413,8
484,12
370,54
244,25
103,8
1.922,62
LN trước thuế
890
1562
1759
2813
4350
2999
6003
Thuế
84
352
544
375
750
LN sau thuế
890
1562
1675
2461
3806
2624
5253
Khâú hao
449,26
449,26
449,26
449,26
449,26
449,26
449,26
2.10.3 Hiện giá thu nhập
Bảng 2.12 Hiện giá thu nhập
Đơn vị tính: ( tỷ đồng )
Năm
Tổng chi phí
TN & KH
Dòng tiền(CF)
2012
0
2.686,6
0
(2.686,6)
2013
1
1307,9
0
(1308)
2014
2
1456,5
1340
(117)
2015
3
1737,1
2012
275
2016
4
1854,2
2125
271
2017
5
1823,3
2911
1080
2018
6
1808,3
4256
2448
2019
7
1833,5
3074
1241
2020
8
1833,5
5703
3870
2021
9
1833,5
5703
3870
2022
10
1833,5
5703
3870
2023
11
1833,5
5703
3870
2024
12
1833,5
5703
3870
2025
13
1833,5
4953
3120
2026
14
1833,5
4953
3120
2027
15
1833,5
4953
3120
2028
16
1833,5
4953
3120
2029
17
1833,5
4953
3120
2030
18
1833,5
4953
3120
2031
19
1833,5
4953
3120
Cộng
36509
78904
42395
Hệ số chiết khấu r1 =
0,114
NPV1 =
8.561
Hệ số chiết khấu r2 =
0,271
NPV2 =
(19,13)
Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ
IRR =
27%
Hệ số sinh lời
P(B/C)=
2,16
Hiệu số của giá trị hiện tại dòng doanh thu trừ đi giá trị hiện tại dòng chi phí là 42,395 tỷ ; với chi phí sử dụng vốn là 11.9% thì giá trị hiện tại thuần (NPV) của dự án là 7,971 tỷ. Điều đó nói lên rằng những con số này sẽ trang trải chi phí vốn của công ty (11.9%) và sẽ góp một giá trị hiện tại thêm là 7,971 tỷ.
Với NPV bằng 7.971 > 0 có thể đánh giá tổng giá trị hiện tại dòng doanh thu dự kiến trong tương lai sẽ bù đắp chi phí ban đầu và còn tạo ra doanh thu.
Tỷ suất thu hồi nội bộ IRR mô tả như tỷ lệ tăng trưởng của dự án, nó xác định một tỷ suất chiết khấu sao cho giá trị hiện tại của số dư bằng tiền dự kiến thu được từ dự án đầu tư lớn hơn hoặc bằng giá trị hiện tại của số tiền bỏ ra để đầu tư.
Với NPV1 = 8.561 và NPV2 = ( 19.13) thì IRR của dự án là 27 % , tức là cao hơn chi phí cơ hội (r = 11.9%) ® dự án đạt hiệu quả kinh tế cao .
Dự án có thể chấp nhận được, do tỷ số (B/C) của dự án là 2.16 > 1. Như vậy, tổng các khoản lợi ích của dự án đủ để bù đắp chi phí phải bỏ ra của dự án và dự án có khả năng sinh lợi.
Trong toàn bộ thời gian khai thác, dự án mang lại cho công ty khoản hiện giá thu nhập thuần là 8,561 tỷ triệu đồng, tỷ suất thu hồi vốn nội bộ là 27% ; và hệ số sinh lời của vốn đầu tư là 2,16.Tổng hợp các số liệu trên thì dự án sẽ mang lại lợi nhuận và đạt hiệu quả kinh tế cao.
2.10.4 Phân tích hoà vốn
Phân tích hòa vốn cho ta biết cần bán ra bao nhiêu đơn vị hàng hóa để lấy lại vốn đầu tư cố định. Nói cách khác, tại điểm nào sẽ có sự cân đối dòng tiền do sản phẩm, dịch vụ mới mang lại. Đặc biệt hơn, tính toán hòa vốn giúp quyết định mức sản lượng mà tại đó tổng khoản tiền thu được sau thuế từ một sản phẩm hay một khoản đầu tư trang trải được tổng chi phí cố định của nó
Vòng đời của dự án là 20 năm, bao gồm 4 năm trồng và chăm sóc chè, 16 năm thu hái.
Bảng 2.13 Phân tích hòa vốn
Tổng định phí ( Tr.đ)
16.666,179
Tổng biến phí (Tr.đ)
22.012,54
Tổng doanh thu (Tr.đ)
128.450,00
Tổng sản phẩm (tấn)
4587,5
Giá bán 1 ĐVSP ( đ/kg)
28
BP/1 ĐVSP Tr.đ/tấn
4,8
Sản phẩm hòa vốn ( tấn )
718.36
Doanh thu hòa vốn ( tr.VND)
20.115
Chúng ta đã giả sử rằng chi phí và số dư trên mỗi đơn vị không thay đổi theo số lượng (nghĩa là giá bán của món hàng không thay đổi theo các mức sản lượng khác nhau)
Giá bán 1 ĐVSP chè là 28 (đ/kg) với tổng định phí là 16.666,17 và biến phí cho mỗi đơn vị sản phẩm sẽ là 4,8 (tr.đ/tấn). Như vậy số lượng đơn vị hàng hóa phải bán để trang trải toàn bộ chi phí cố định hay sản lượng hòa vốn mà dự án cần đạt được là 718,36( tấn)
2.10.5 Thời gian hoàn vốn.
Bảng 2.14 Thời gian hoàn vốn
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
2021
Vốn đầu tư
2.686,6
1307,9
1456,5
1737,1
Dòng TN
275
271
1080
2448
1241
3870
3870
Thời gian hoàn vốn không chiết khấu là thời gian trong đó cả vốn và lãi suất vay đầu tư được thanh toán bằng dòng tiền thu nhập hàng năm.
Theo phương pháp thời gian hoàn vốn không có chiết khấu thì dự án này có thời gian hoàn vốn là 5 năm 7 tháng
Thời gian hoàn vốn không có chiết khấu ( do ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định) cho công trình công nghiệp nặng, cây công nghiệp dài ngày là <= 10 năm.
Dự án này có thời gian hoàn vốn là 5 năm 7 tháng, như vậy đã phù hợp với quy định của nhà nước ban hành đồng thời cũng mang lại hiệu quả kinh tế cho công ty.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu là thời gian cần thiết để lợi nhuận chiết khấu bằng tổng chi phí chiết khấu về thời điểm ban đầu.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu = số năm trước khi hoàn vốn + [ ( số vốn đầu tư chưa được thu hồi / hiện giá thu nhấp ròng) x 12]
Với cách tính trên thì thời gian hoàn vốn có chiết khấu của dự án là 6 năm 8 tháng ( với i = 11,9%)
2.10.6 Hiệu quả kinh tế - xã hội
Tạo việc làm cho người lao động, trồng chè giống mới đòi hỏi chi phí nhân công cao, giảm bớt thời gian nhàn rỗi trong nông nghiệp, lao động trong công nghiệp được sử dụng ổn định hơn, giúp tăng thu nhập ổn định cho người làm chè.
Giải quyết được một số lao động dôi dư tại địa phương và tạo thêm nguồn thu nhập cho người lao động.
Bảng 2.15 Hiệu quả kinh tế xã hội
Năm
2014
2105
2016
2017
2018
2019-2031
Quản lý (người)
1
1
1
1
1
1
Trực tiếp SX
32
32
32
32
32
32
TNBQ ng/th (Tr.đồng)
1042
1237
1432
1530
1628
1628
Cộng
33
33
33
33
33
33
Thu nhập (tr.đồng)
412.632
489.852
567.072
605.880
644.688
644.688
Tận dụng hết khả năng, lợi thế của công ty về đất thích hợp cho cây chè oolong và nguồn nước tưới của công ty để phát triển vùng nguyên liệu chè xanh, sạch. Sản xuất đa dạng hoá mặt hàng, đồng thời xây dựng thương hiệu cuả công ty.
Cùng với vườn chè của các công ty chè Đài Loan ở địa phương tạo thành vùng chè chất lượng cao, góp phần vào thực hiện các mục tiêu kinh tế và tăng nguồn đóng góp cho ngân sách địa phương.
Làm thay đổi bộ mặt kinh tế – xã hội tại địa phương. Lượng sản phẩm dành riêng cho địa phương phát triển các dịch vụ , tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương.
Thực hiện chủ trương “ xoá đói, giảm nghèo” của Đảng cho đồng bào các dân tộc thiếu số; là trồng cây phủ xanh đất trống, đồi trọc ở vùng trung du và miền núi, xây dựng môi trường sinh thái, trong lành.
CHƯƠNG III
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
3.1. Nhận Xét Chung Về Vườn Chè Của Công Ty :
- Được thành lập vào năm 1993, cho đến nay Công ty đã hoạt động 17 năm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh sản xuất chế biến chè đen OTD và CTC. Công ty đã tạo được uy tín về thương hiệu và chất lượng sản phẩm đối với thị trường trong và ngoài nước. Mức độ tăng trưởng, doanh thu bán hàng của Công ty hàng năm tăng dần. Là một công ty nhà nước chuyển sang cổ phần hóa vào tháng 4 năm 2004 vì thế nguồn vốn kinh doanh tương đối mạnh hàng năm Công ty luôn có cơ chế chuyển đổi thay giống chè mới.
- Ưu thế của Công ty là cả khu vực Miền Nam chỉ có Công ty đang sở hữu 1 máy móc làm chè đen hiện đại của Ấn Độ. Vì vậy sản phẩm của công ty đa dạng hóa các mặt hàng, hàng bán chủ yếu trong nước và xuất khẩu các nước như : Nga, Mỹ, Pakistan, Ấn Độ, Iran, Irắc, các nước Đông Âu….
- Tuy nhiên Công ty cũng gặp nhiều khó nhăn nhất là chất lượng sản phẩm chè búp tươi thấp, các nhà máy tư nhân cạnh tranh gay gắt về giá cả thị trường. Nhất là nguyên liệu đầu vào từ vườn chè của Công ty quá thấp, chất lượng kém vì vậy chính những điều này đã gây không ít khó khăn cho ban lãnh đạo trong thời gian vừa qua.
- Đánh giá về tình hình đồi chè của Công ty Cổ Phần chè Minh Rồng:
Công ty hiện đang sở hữu 450 ha chủ yếu là chè hạt, từ thời Pháp để lại giống chè chủ yếu là hạt trồng từ năm 1953 đến nay vườn chè đã già cỗi, mật độ thưa, năng suất thấp chất lượng cho búp kém. Hiệu quả kinh tế không cao, thu nhập người lao động nhận thấp.
Những thuận lợi của Công ty:
- Công ty đầu tư một thiết bị máy móc chế biến chè đen CTC rất hiện đại của Ấn Độ cả khu vực miền Nam chưa có.
- Là một Công ty nhà nước chuyển sang Công ty Cổ phần vì vậy vốn góp các cổ đông nhiều vốn điều lệ nhiều có tiềm lực tài chính mạnh đáp ứng được nhu cầu thị trường đặc biệt là khách hàng bán nguyên liệu chè búp tươi đầu vào.
- Có vùng nguyên liệu, quỹ đất dồi dào 450 ha gần nhà máy chế biến của Công ty.
- Có đội ngũ nhân viên có trình độ và tay nghề cao, trẻ, nhiệt tình, sáng tạo, cán bộ điều hành có năng lực.
- Thương hiệu của Công ty mạnh – uy tín trên thị trường và được nhiều người biết đến.
- Sự khác biệt về sản phẩm trong môi trường kinh doanh chè đen mà Công ty đang cung cấp cho khách hàng là một yếu tố then chốt trong sự thành công của doanh nghiệp.
- Luôn nắm bắt kịp thời nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, khách hàng, thị trường để phát huy tối đa hóa doanh số bán cũng như lợi nhuận của Công ty.
- Kịp thời nhận biết những khó khăn và thách thức của thị trường từ đó Công ty có những chính sách, chiến lược hợp lý để khắc phục.
Những khó khăn của công ty:
- Sở hữu nguồn nguyên liệu và quỹ đất nhiều nhưng chất lượng nguyên liệu không cao, sử dụng quỹ đất chưa có hiệu quả.
-Vùng nguyên liệu chè đã quá lâu từ năm 1953 chè già cỗi, mật độ thưa, chất lượng kém giá thành sản phẩm cao. Nguyên liệu rẻ.
-Trong quá trình mua bán nguyên liệu còn xung đột giữa khách hàng, đại lý với công ty. Chưa tạo được khách hàng thân thuộc, hay khách hàng tiềm năng.
-Vườn chè của công ty chủ yếu là khoán, nhận khoán theo quy chế cũ từ thời Nhà nước chuyển sang. Tỷ lệ ăn chia chưa được hoàn thiện. Chưa có chế độ chính sách hợp lý đối với người nhận khoán.
-Cán bộ quản lý vườn chè của công ty đã lớn tuổi, chủ yếu là quản lý theo kinh nghiệm chưa có sự logic, khoa học.
-Cách thức chăm sóc của người nhận khoán với vườn chè theo kinh nghiệm, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng.
3.2. Một Số Kiến Nghị Và Đề Xuất:
- Công ty sở hữu diện tích chè rất lớn 450 ha đa số là chè thời Pháp để lại, đã quá già cỗi chủ yếu sống bằng chồi vì vậy cần đầu tư trồng mới loại chè có năng suất cao chất lượng tốt phù hợp với nhu cầu thị trường.
- Quỹ đất của Công ty rất tiềm năng phù hợp với mọi loại chè có năng suất chất lượng cao vì vậy công ty nên nghiên cứu trồng chè Đài Loan như Oolong, Thúy Ngọc, Kim Tuyên, chè thơm……thay thế cho vườn chè cũ.
- Công ty không nên giao khoán cho người nhận khoán như cơ chế Nhà nước trước đây mà nên quản lí tập trung diện tích làm vùng nhiên liệu cho mình để đầu tư, chăm sóc đúng kỹ thuật, chủ động được trong khâu nguyên liệu chè tươi không phụ thuộc vào người nhận khoán.
- Việt Nam đã gia nhập WTO, vì vậy thị trường cạnh tranh mặt hàng chè rất gay gắt, công ty nên hướng tới trồng vùng nguyên liệu chè “sạch” phù hợp với tiêu chuẩn thế giới và thị hiếu người tiêu dùng.
- Cần chủ động thay đổi máy móc thiết bị hiện đại để đa dạng hóa sản phẩm là việc sống còn của doanh nghiệp.
- Ở thời điểm hiện tại đa số cán bộ quản lý nông nghiệp là làm theo kinh nghiệm chưa áp dụng được các tiến bộ khoa học vào nương đồi chè, chủ yếu canh tác bằng thủ công vì vậy tính khoa học chưa cao; công, chi phí cao nhưng thu nhập lại thấp không ổn định được đời sống của người nhận khoán vì vậy công ty nên đào tạo cán bộ trẻ để đáp ứng và nâng cao hiệu quả trong quản lý và thâm canh đồi chè.
- Từng bước công ty nên thay đổi cơ cấu giống, nhiều chủng loại, đặc biệt là các loại chè Đài Loan để tạo ra đa dạng hóa mặt hàng đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng.
- Công ty nên tránh thuê mướn nhân công vãng lai bên ngoài. Cần có một đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề để gắn họ với Công ty làm nguồn lao động chính và các chế độ chính sách phù hợp với người lao động.
- Công ty tập trung nguồn nhân lực tài chính để dần dần thay đổi các giống chè già cỗi mà thay thế vào giống có năng suất chất lượng cao, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên ngành, mở rộng thị trường, nắm bắt thông tin về đối thủ cạnh tranh đang hoạt động kinh doanh cùng với công ty .
- Song song với việc công ty nên nghiên cứu, khảo sát diện tích đất để trồng cây nông nghiệp có hiệu quả phát huy tận dụng tối đa quỹ đất hiện có.
3.3. Định Hướng Phát Triển Của Công Ty Trong Thời Gian Tới
Cần nắm bắt các chủ trương của chính phủ Việt Nam mở cửa tham gia khu vực mậu dịch tự do và nhu cầu thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ban giám đốc cần tiếp tục đầu tư để công ty phát triển bền vững, tuân thủ pháp luật, đóng góp cho xã hội phát triển.
Việc thay đổi giống chè chất lượng cao là một yêu cầu bức thiết đối với công ty cổ phần chè Minh Rồng. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng hiệu quả đầu tư, sử dụng hiệu quả tài sản hiện có nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập.
Trồng giống chè chất lượng cao đòi hỏi chi phí đầu tư như phân bón, thuốc sâu, tưới nước, nhân công… cao hơn chè thường. Khác với vườn chè hiện có, Công ty cổ phần chè Minh Rồng thu lại diện tích để quản lý và đầu tư tập trung (không khoán trắng cho người lao động, thu sản phẩm). Chỉ khoán công chăm sóc, toàn bộ sản phẩm thu hái công ty mang về chế biến hết.
Vì vậy công ty có khả năng đầu tư thâm canh với mức độ cao hơn để tăng năng suất và nâng cao chất lượng để có thể cạnh tranh được với các công ty TNHH của Đài Loan trên cùng một địa bàn.
KẾT LUẬN
Việt Nam đã gia nhập WTO, vì vậy thị trường cạnh tranh mặt hàng chè rất gay gắt, đặc biệt là ngày càng có nhiều sản phẩm chè đa dạng, có chất lượng cao, do đó để có thể cạnh tranh được Công ty nên hướng tới trồng vùng nguyên liệu chè mới phù hợp với tiêu chuẩn thế giới và thị hiếu người tiêu dùng.
Trong khi đó, Công ty đang sở hữu diện tích trồng chè khá lớn, khoảng 450 ha, nhưng lại đa số là giống chè cũ, được trồng từ thời Pháp nên chất lượng và năng suất không cao, vì vậy Công ty nên nghiên cứu trồng các loại chè Đài Loan mới như Oolong, Thúy Ngọc, Kim Tuyên, chè thơm thay thế cho vườn chè cũ.
Xuất phát từ các nhận định đó, Dự án “ Đầu tư trồng mới chè thơm (Đài Loan) có năng suất và chất lượng cao” sẽ góp phần giúp cho Công ty bắt đầu xây
dựng một vùng nguyên liệu bền vững, ổn định và phát triển đa dạng hóa sản phẩm để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Dự án có thời gian thu hồi vốn nhanh, sau khi hoàn vốn sẽ cho hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt có thể sử dụng quỹ đất đang dư thừa của công ty nên tính khả thi của dự án là khá cao.
Tóm lại, việc thay đổi giống chè chất lượng cao là một yêu cầu cấp thiết đối với Công ty Cổ phần chè Minh Rồng để có thể cạnh tranh được với các công ty TNHH của Đài Loan trên cùng một địa bàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS TS. Phước Minh Hiệp, Th.S Lê Thị Vân Đan (2007); Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư; NXB Thống kê.
Th.S Bảo Trung (2002) ; Lập kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp, nhà xuất bản Đồng Nai
TS. Phạm Xuân Giang (2002); Phương pháp lập và phân tích dự án đầu tư.
Th.S Đỗ Trọng Hoài (2002); Quản trị dự án đầu tư,NXB Thống kê
TS Nguyễn Văn Thuận (2006); Quản trị tài chính; NXB Thống kê.
Phụ Lục A:
Bảng Dự Trù Chi Phí Đấu Tư Cho Năm Trồng Và Chăm Sóc Thời kỳ Xây Dựng Cơ Bản
Chi phí xây dựng
500.000.000
Hệ thống tưới
300.000.000
Hệ thống điện (trạm biến áp + bơm)
200.000.000
1. Dự toán hệ thống tưới
TT
Vật liệu
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
I
Hệ thống ống dẫn
5,890,000
II
Nhân Công
800,000
1
Đào rãnh chôn ống
Đồng
1
300,000
300,000
2
Thiết kế + Ráp HT ống
Đồng
1
500,000
500,000
III
Máy bơm
Đồng
2,000,000
Dự toán cho 1 ha
8,690,000
Chi phí cho 25 ha :
217,250,000
2. Dự toán hệ thống điện
Vật liệu
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Trạm biến áp 180 KVA
Đồng
1
200,000,000
200,000,000
Đường dây tới máy bơm
Đồng
103,098,000
Vật liệu
101,598,000
Nhân công
Đồng
30
50000
1,500,000
Tổng cộng
303,098,000
3. Chi phí vườn chè
3.1. Chi phí năm thứ 1
Trồng các giống: Kim Tuyên; Tứ Quý; Oolong
Mật độ thiết kế: 14.285 cây/ ha
I/ Chi phí trực tiếp
1/ Vật tư:
32.145.200
(A)
TT
TÊN VẬT TƯ
ĐVT
ĐM/ HA
ĐƠN GIÁ
THÀNH TIỀN
1
Phân hữu cơ
M3
30
165.000
4.950.000
2
Bã mía tủ mặt luống
M3
80
70.000
5.600.000
3
Phân NPK
Kg
400
6.700
2.200.000
4
Phân supe lân
"
1000
3.200
3.200.000
5
Phân ka li
"
100
3.900
390.000
6
Thuốc mối
"
40
15.000
600.000
7
Thuốc xử lý bệnh
Lít
4
100.000
400.000
8
Cây giống chè cành
Cây
14300
800
11.440.000
9
V/c cây giống
Cây
14300
60
858.000
10
Vôi bột
Kg
1000
1.000
1.000.000
11
Điện tưới nước
Kw/ha
300 kw*2
1.500
900.000
12
Xăng phun thuốc
Lít
6
21.200
127.200
2) - Nhân công: CN nông nghiệp bậc 4, nhóm I, khu vực 30%
380 công x 13.529 đồng x 3.08
15.834.342
(B)
3) Làm đất:
5.319.052
(C)
Trong đó NCTM
2.282.742
-Đào gốc rễ: 2,02 x 394.018 x 1,055 x 1,24
1.041.218
Trong đó NCTM
71.500
-Chi phí gom dọn: 1,14 x 669.348 x 1,055 x 1,24
998.231
Trong đó NCTM
55.093
-Chi phí nhân công gom dọn:Công bậc 3,2/7
53,5 công x 12.636 x 3.08
2.082.160
-Máy cày: 1,35 x 489.380 đ/ca x 1,055 x 1,24
864.279
Trong đó NCTM
50.295
-Máy bừa: 0,72 ca x 353.713 đ/ca x 1,055 x 1,24
333.164
Trong đó NCTM
23.694
Cộng trực tiếp phí (A+B+C)
53,298,594
(D)
II- Chi phí chung: (B+NCTM )x 55%
9,964,396
(P)
III-
Thu nhập chịu thuế tính trước: (D+P) x5,5%
3,479,464
(N)
-Giá trị dự toán trước thuế: (D+P+N)
66,742,454
(H)
IV
-Thuế VAT: H x 5%
3,337,123
(VAT)
V
-Giá trị dự toán sau thuế
70,079,577
(G)
VI
-Chi phí khác:
88.377
1)-Chi phí thiết kế:
20.000
(K1)
2)-Chi phí thẩm định thiết kế dự toán:(H x0,1073%)
68.377
(K2)
VII
-Dự phòng phí:(H+K1+K2+VAT)x10%
7,016,795
(R)
Dự toán 1 ha
77,096,372
Dự toán 25 ha
1,927,409,302
3.2 Chi phí năm thứ 2
I/ Chi phí trực tiếp
1/ Vật tư:
19,013,600
(A)
TT
TÊN VẬT TƯ
ĐVT
ĐM/ HA
ĐƠN GIÁ
THÀNH TIỀN
1
Phân hữu cơ
m3
20
165.000
3.300.000
2
Bã miá tủ mặt luống
m3
70
70.000
4.900.000
3
Phân NPK
Kg
1.200
6.700
8.040.000
4
Trung vi lượng
Kg
100
6.000
600.000
5
Thuốc trừ sâu bệnh
Lít
8
100.000
800.000
6
Cây giống chè dặm
Cây
1.400
800
1.120.000
7
Vân chuyển
Cây
1.400
60
84.000
8
Xăng phun thuốc
Lít
8
21.200
169.600
2) - Nhân công: CN nông nghiệp bậc 4, nhóm I, khu vực 30%
290công x 13.529 đồng x 3.08
12,084,103
(B)
3)
Tưới nước: 8,17 ca x113.225 x 1,055 x 1,24
1.210.148
(C)
-Trong đó NCTM 8,17x16400
133.988
Cộng trực tiếp phí (A+B+C)
32,307,851
(D)
II- Chi phí chung: (B+NCTM)x55%
6.719.950
(P)
III-
Thu nhập chịu thuế tính trước: (D+P) x 5,5%
2,146,529
(N)
-Giá trị dự toán trước thuế: (D+P+N)
41,174,330
(H)
IV
-Thuế VAT: H x 5%
2,058,716
(VAT)
V
-Giá trị dự toán sau thuế
43,233,046
(G)
VI
-Chi phí khác:
45.873
1)-Chi phí thiết kế:
4.500
(K1)
2)-Chi phí thẩm định thiết kế dự toán: (Hx0,1073%)
41.373
(K2)
VII
-Dự phòng phí:(H+K1+K2+VAT)X10%
4,327,892
(R)
Dự toán 1 ha
47,560,938
Dự toán 25 ha
1,189,023,455
3.3 Chi phí năm thứ 3
I/ Chi phí trực tiếp
1/ Vật tư:
23,778,000
(A)
TT
TÊN VẬT TƯ
ĐVT
ĐM/ HA
ĐƠN GIÁ
THÀNH TIỀN
1
Phân hữu cơ
M3
20
165.000
3.300.000
2
Bã mía tủ mặt luống
M3
60
70.000
4.200.000
3
Phân NPK
Kg
2000
6.700
13.400.000
4
Trung vi lượng
Kg
100
6.000
600.000
5
Thuốc trừ sâu bệnh
Lít
10
100.000
1.000.000
6
V/C cây giống
Đ
500
60
30.000
7
Cây giống chè dặm
Cây
500
800
400.000
8
Xăng p. thuốc + đốn
Lít
40
21.200
848.000
2) - Nhân công: CN nông nghiệp bậc 4, nhóm I, khu vực 30%
275công x 13.529 đồng x 3.08
11,459,063
(B)
3)
Tưới nước: 12,22 ca x113.225 x 1,055 x 1,24
1.810.038
(C)
-Trong đó NCTM: 12,22x16400
200.408
Cộng trực tiếp phí (A+B+C)
37,047,101
(D)
II- Chi phí chung: (B+NCTM)x55%
6,412,709
(P)
III-
Thu nhập chịu thuế tính trước: (D+P) x5,5%
2,390,290
(N)
-Giá trị dự toán trước thuế: (D+P+N)
45,850,100
(H)
IV
-Thuế VAT: H x 5%
2,292,505
(VAT)
V
-Giá trị dự toán sau thuế
48,142,605
(G)
VI
-Chi phí khác:
50.241
1)-Chi phí thiết kế:
4.500
(K1)
2)-Chi phí thẩm định thiết kế dự toán: (Hx0,1073%)
45.741
(K2)
VII
-Dự phòng phí:(H+K1+K2+VAT)X10%
4,819,285
(R)
Dự toán 1 ha
52,961,889
Dự toán 25 ha
1,324,047,229
3.4 Chi phí năm thứ 4
I/ Chi phí trực tiếp
1/ Vật tư:
31,672,000
(A)
TT
TÊN VẬT TƯ
ĐVT
ĐM/ HA
Đ. GIÁ
THÀNH TIỀN
1
Phân hữu cơ
M3
20
165000
3.300.000
2
Bả mía tủ mặt luống
M3
70
70000
4.900.000
3
Phân NPK
Kg
3000
4.700
14.100.000
6
Trung vi lượng
"
100
6.000
600.000
7
Thuốc trừ sâu bệnh
Lít
15
100.000
1.500.000
8
Xăng p. thuốc + đốn
Lít
60
21.200
1.272.000
2) - Nhân công: CN nông nghiệp bậc 4
268 công x 13.529 đồng x 3.08
11.167.378
(B)
3)
Tưới nước: 18,15 ca x 113.225 x 1,055 x 1,24
2.688.395
(C)
-Trong đó NCTM 18,15 x 16400
297.660
Cộng trực tiếp phí (A+B+C)
45,527,773
(D)
II- Chi phí chung: (B+NCTM) x 55%
6,305,771
(P)
III-
Thu nhập chịu thuế tính trước: (D+P) x 5,5%
2,850,845
(N)
-Giá trị dự toán trước thuế: (D+P+N)
54,684,388
(H)
IV
-Thuế VAT: H x 5%
2,734,219
(VAT)
V
-Giá trị dự toán sau thuế
57,418,608
(G)
VI
-Chi phí khác:
55.705
1)-Chi phí thiết kế:
4.500
(K1)
2)-Chi phí thẩm định thiết kế dự toán:(H x 0,1073%)
51.205
(K2)
VII
-Dự phòng phí:(H+K1+K2+VAT) x 10%
5,747,431
(R)
Dự toán 1 ha
63,166,039
Dự toán 25 ha
1,579,150,978
Phụ Lục B:
Bảng Lịch Trả Nợ Vốn Vay
1. Vay đầu tư năm 2012
Lãi suất 11,9 %/năm; Thời hạn 5 năm
Năm
2012
2013
2014
2015
2016
Giá trị đầu kỳ
1.880,70
1584,07
1252,15
880,73
465,11
Trả lãi
223,80
188,51
149,01
104,81
55,35
Trả gốc
296,63
331,93
371,42
415,63
465,11
Trả lãi và gốc
520,43
520,43
520,43
520,43
520,43
Giá trị cuối kỳ
1584,07
1252,15
880,73
465,11
0,00
2. Vay đầu tư năm 2013
Diễn giải
Lãi suất 11,9%; Thời hạn 5 năm
Năm
2013
2014
2015
2016
2017
Giá trị đầu kỳ
915,55
771,15
609,57
428,76
226,43
Trả lãi
108,95
91,77
72,54
51,02
26,95
Trả gốc
144,40
161,58
180,82
202,33
226,43
Trả lãi và gốc
253,35
253,35
253,35
253,35
253,35
Giá trị cuối kỳ
771,15
609,57
428,76
226,43
0,00
3. Vay năm 2014
Diễn giải
Lãi suất 11,90%; Thời hạn 5 năm
Năm
2014
2015
2016
2017
2018
Giá trị đầu kỳ
1.015,50
856,32
678,2
478,89
255,86
Trả lãi
120,85
101,90
80,71
56,99
30,45
Trả gốc
159,18
178,12
199,31
223,03
255,6
Trả lãi và gốc
280,02
280,02
280,02
280,02
280,02
Giá trị cuối kỳ
856,32
678,2
478,89
255,86
0,00
4. Vay năm 2015
Diễn giải
Lãi suất 11,9%/năm; Thời hạn 5 năm
Năm
2015
2016
2017
2018
2019
Giá trị đầu kỳ
1.215,97
1024,16
809,53
569,35
300,59
Trả lãi
144,70
121,86
96,33
67,75
35,77
Trả gốc
191,81
214,63
240,18
268,76
300,7
Trả lãi và gốc
336,51
336,51
336,51
336,51
336,51
Giá trị cuối kỳ
1024,16
809,53
569,35
300,59
0,00
Phụ Lục C: CHI PHÍ GIÁ THÀNH CỦA DỰ ÁN
STT
KHOẢN MỤC
LOẠI
Đơn giá
ĐM
2014
2015
2016
2017
2018-2031
Diện tích KD
25
25
25
25
25
NSBQ
6
8
10
11
12
Sản lượng thu hái
150
200
250
275
300
1
Phân bón
BF
517,475
630,275
630,275
705,475
780,675
2
Thuốc sâu
BF
1.000.000
20
50,000
50,000
50,000
50,000
50,000
3
Nhiên liệu
BF
80,840
80,840
80,840
80,840
80,840
4
Lương chăm sóc
ĐF
175,725
175,725
175,725
175,725
175,725
5
Lương thu hái (1500đ/kg)
BF
1500
225,000
300,000
375,000
412,500
450,000
6
Lương quản lý (3% LTTSX)
ĐF
12,022
14,272
16,522
17,647
18,772
7
BHXH+ BHYT + KFCD
78,422
93,099
107,777
115,116
122,454
8
Khấu hao CB
ĐF
449,26
449,26
449,26
449,26
449,26
9
Thuê đất (đ/ha)
ĐF
560.000
14,000
14,000
14,000
14,000
14,000
10
Công cụ & BHLĐ (đ/ha)
ĐF
170.000
4,250
4,250
4,250
4,250
4,250
11
Chi phí khác (đ/ha)
ĐF
300.000
7,500
7,500
7,500
7,500
7,500
12
Lãi vay
361,63
423,95
308,94
180,27
90,8
Tổng cộng
2.027,26
2.303,31
2.281,65
2.257,53
2.292,24
Biến phí
873,315
1.061,11
1.136,11
1.248,81
1.361,51
Định phí
1.154,94
1.242,19
1.073,54
1.027,71
895,731
Chi phí hoạt động
1.578,00
1.854,05
1.832,39
1.808,27
1.842,98
Giá thành NL/tấn
13,52
11,52
9,12
8,21
7,65
Chi phí /ha
82,09
93,13
91,27
90,30
91,69
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai lam lai.doc
- Bai lam lai.pdf