Điều chỉnh khung giá đất phù hợp với khung giá thị trường tạo điều kiện tăng nguồn vốn
vay cho khách hàng một cách hợp lý.
Tòa án nhân dân tiếp tục hỗ trợ Ngân hàng trong việc khởi kiện khách hàng, các cơ quan
có thẩm quyền phải tiến hành đấu giá, phát mãi một cách nhanh chóng tài sản thế chấp nhằm
giảm bớt thiệt hại cho ngân hàng.
Quy hoạch chi tiết từng vùng, ngành nghề tạo định hướng phát triển, từ đó Ngân hàng mới
có thể xây dựng chiến lược đầu tư tín dụng của mình.
61 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 921 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam - Chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SVTH: Huỳnh Thị Thanh Thuý Trang 33
dụng phải chịu trách nhiệm trước ngân hàng về kết quả thẩm định của mình, thường xuyên
thăm hỏi, trao đổi kết quả kinh doanh với khách hàng, thậm chí sẵn sàng xuống tận cơ sở để
thu hồi nợ, nên Ngân hàng đã không ngừng nâng cao doanh số thu nợ đối với ngành này.
Ngành thương nghiệp - dịch vụ
Đây là ngành mang tính thời vụ cao, thường tập trung vào các dịp lễ, dịp tết Vì lúc này
hàng hoá tiêu thụ rất nhanh và đến hạn họ đều nhanh chóng trả nợ cho ngân hàng. Ngoài ra,
hàng năm An Giang thu hút nhiều khách du lịch, góp phần thúc đẩy các dịch vụ kèm theo
phát triển với mạng lưới nhà hàng, khách sạn, ngày một rộng lớn hơn, hoạt động cũng
chuyên nghiệp hơn, kinh doanh cũng ngày càng hiệu quả hơn nên ngân hàng có nhiều thuận
lợi trong công tác thu hồi nợ. Điều này được thể hiện bằng việc doanh số thu nợ của ngành
tăng liên tục qua các năm. Cụ thể: doanh số thu nợ năm 2007 đạt được 62.001 triệu đồng và
tăng 506,66% so với năm 2006, sang năm 2008 đạt 75.166 triệu đồng và tăng 21,23% so với
năm 2007.
Ngành hoạt động phục vụ cá nhân cộng đồng
Hiện nay, doanh số thu nợ của ngành này tại chi nhánh Souther Bank An Giang tăng liên
tục. Cụ thể: năm 2007 đạt được 4.801 triệu đồng tăng 101,3% so với năm trước. Nguyên nhân
tăng là do trong năm qua tình hình kinh tế trong nước nói chung và tỉnh An Giang nói riêng
tương đối ổn định nên người dân sản xuất kinh doanh có hiệu quả dẫn đến việc thu nợ của
ngân hàng được thuận lợi hơn. Bước sang năm 2008 nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn
nhưng chỉ tiêu vẫn đạt 9.750 triệu đồng tăng 103,08% so với năm trước. Để có được kết quả
này, là nhờ sự nổ lực của các cán bộ tín dụng trong việc lựa chọn khách hàng, trong công tác
thẩm định, thường xuyên theo dõi quá trình sử dụng vốn vay và đôn đốc khách hàng trả nợ
đúng hạn.
Qua kết quả phân tích về tình hình thu nợ tại Southern Bank An Giang có thể thấy rằng
thu nợ ngắn hạn luôn đạt doanh số cao hơn thu nợ trung và dài hạn. Doanh số thu nợ tăng
nhưng chậm hơn doanh số cho vay. Vì vậy cán bộ tín dụng cần nổ lực nhiều hơn nữa trong
công tác thu nợ.
3.5.3 Dư nợ
3.5.3.1 Theo thời hạn
Bảng 3-9: Dư nợ theo thời hạn của Southern Bank An Giang qua 3 năm
(2006 – 2008)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 63.309 64,88 137.346 83,00 178.234 48,11 74.037 116,95 40.888 29,77
Trung & dài hạn 34.267 35,12 28.132 17,00 192.238 51,89 (6.135) (17,90) 164.106 583,34
Tổng 97.576 100,00 165.478 100,00 370.472 100,00 67.902 69,59 204.994 123,88
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Phương Nam – CN An Giang)
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Thị Thanh Thuý Trang 34
Biểu đồ 3-4: Dư nợ theo thời hạn của Southern Bank An Giang qua 3 năm
(2006 – 2008)
63.309
137.346
192.238
178.234
28.13234.267
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
2006 2007 2008
Năm
Triệu đồng
Ngắn hạn Trung và dài hạn
Bảng 3-9 và biểu đồ 3-4 cho ta thấy dư nợ của Ngân hàng trong ba năm qua tăng liên tục.
Cụ thể: dư nợ ngắn hạn năm 2007 đạt 137.346 triệu đồng chiếm tỷ trọng 83% và tăng
116,95% so với năm trước, sang năm 2008 đạt tới 178.234 triệu đồng chiếm tỷ trọng 48,11%
và tăng 29,77%. Nguyên nhân tăng là do trong hai năm qua tình hình lạm phát nước ta tăng
cao nên giá cả hàng hoá đầu vào để phục vụ cho sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng ngày
càng tăng. Với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận cao, người dân đã không ngại mở rộng quy mô
kinh doanh. Vì vậy nhu cầu vốn của khách hàng ngày càng nhiều. Dư nợ trung và dài hạn
năm 2008 đạt 192.238 triệu đồng chiếm tỷ trọng 51,89% và tăng 583,34% so với năm trước.
Nguyên nhân là do doanh số cho vay tăng qua các năm. Hơn nữa, các khoản cho vay đối với
loại hình này có đặc điểm không thu hồi trong thời gian ngắn mà phải kéo dài trong vài năm.
Do vậy, dư nợ năm trước vẫn tồn đọng sang năm sau dẫn đến dư nợ của Ngân hàng tăng lên
trong năm kế tiếp.
3.5.3.2 Theo loại hình kinh tế
Dư nợ theo loại hình kinh tế của Southern Bank An Giang từ năm 2006 - 2008 được thể
hiện trong bảng sau:
Bảng 3-10: Dư nợ theo loại hình kinh tế của Southern Bank An Giang qua 3 năm
(2006 – 2008)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền %
1. CT TNHH 2.280 2,34 89.066 53,82 127.029 34,29 86.786 3.806,40 37.963 42,62
2. CTCP - KTTT 11.042 11,32 11.242 6,79 18.891 5,10 200 1,81 7.649 68,04
3. DNTN 1.375 1,41 4.855 2,93 8.201 2,21 3.480 253,09 3.346 68,92
5. Kinh tế cá thể 82.879 84,94 60.315 36,45 216.351 58,40 (22.564) (27,23) 156.036 258,70
Tổng 97.576 100,00 165.478 100,00 370.472 100,00 67.902 69,59 204.994 123,88
Chỉ tiêu
Chênh lệch
2007/2006 2008/20072006 2007 2008
Năm
(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Phương Nam – CN An Giang)
Ghi chú:
CT TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Thị Thanh Thuý Trang 35
CTCP – KTTT: Công ty cổ phần – Kinh tế tập thể
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
Qua bảng 10 cho ta thấy dư theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,
kinh tế tập thể và doanh nghiệp tư nhân tăng liên tục qua các năm. Trong đó công ty trách
nhiệm hữu hạn được Ngân hàng chú trọng đầu tư nên tất yếu sẽ có dư nợ tăng cả về tỷ trọng
lẫn số tuyệt đối. Cụ thể, năm 2007 đạt 89.066 triệu đồng và tăng 3.806,40% so với năm trước,
đến năm 2008 đạt 127.029 triệu đồng và tăng 42,62% so với năm trước. Nguyên nhân dẫn đến
dư nợ tăng một phần là do Ngân hàng không ngừng hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp này mở
rộng sản xuất kinh doanh, một phần luôn giữ quan hệ tốt với những khách hàng có nhu cầu
vốn tín dụng cao và một phần là do một số khách hàng trả nợ vay không tốt, điều đó có nghĩa
là Ngân hàng đầu tư vào những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì còn tồn đọng lại những
doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả của các năm trước đó.
Dư nợ theo loại hình kinh cá thể có xu hướng giảm nhưng sau đó tăng trở lại. Cụ thể: năm
2007 chỉ đạt 60.315 triệu đồng và giảm 27,23% so với năm trước, đến năm 2008 đạt được
216.315 triệu đồng và tăng 258,7% so với năm trước. Nguyên nhân dư nợ tăng là do tình hình
kinh tế nước ta trong năm qua gặp nhiều khó khăn dẫn đến một số khách hàng kinh doanh
không hiệu quả, cộng thêm nợ ứ đọng của năm trước còn lại làm cho dư nợ năm 2008 tăng
vượt bật.
3.5.3.3 Theo ngành kinh tế
Dư nợ theo ngành kinh tế của Southern Bank An Giang từ năm 2006 - 2008 được thể hiện
trong bảng sau:
Bảng 3-11: Dư nợ theo ngành kinh tế của Southern Bank An Giang qua 3 năm
(2006 – 2008)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền %
1. N - LN 9.091 9,32 3.044 1,84 3.937 1,06 (6.047) (66,52) 893 29,34
2. Thuỷ sản 18.265 18,72 10.258 6,20 5.365 1,45 (8.007) (43,84) (4.893) (47,70)
3.CN - XD 820 0,84 4.728 2,86 99.898 26,97 3.908 476,59 95.170 2.012,90
5. TN - DV 66.199 67,84 140.816 85,10 238.390 64,35 74.617 112,72 97.574 69,29
9.HĐPVCNCĐ 3.201 3,28 6.632 4,01 22.882 6,18 3.431 107,19 16.250 245,02
Trong đó: CBCNV 205 587 839 382 186,34 252 42,93
Tổng 97.576 100,00 165.478 100,00 370.472 100,00 67.902 69,59 204.994 123,88
Chỉ tiêu
Chênh lệch
2007/2006 2008/20072006 2007 2008
Năm
(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Phương Nam – CN An Giang)
Ghi chú:
N – LN: Nông nghiệp – Lâm nghệp
CN - XD: Công nghiệp – Xây dựng
TN - DV: Thương nghiệp - Dịch vụ
HĐPVCNCĐ: Hoạt động phục vụ cá nhân cộng đồng
Ngành nông – lâm nghiệp
Do chỉ thị của hội sở về việc hạn chế cho vay đối với những khách hàng có tài sản thế
chấp là đất nông nghiệp nhằm thực hiện chính sách đa dạng hoá các lĩnh vực cho vay nên dư
nợ của ngành có tỷ trọng giảm dần từ 9,32% xuống 1,84% và xuống còn 1,06%. Và trong
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Thị Thanh Thuý Trang 36
năm 2007, Ngân hàng có dư nợ là 3.044 triệu đồng và giảm với tỷ lệ 66,52% so với năm
trước. Sang năm 2008 dư nợ đạt được 3.937 triệu đồng và tăng với tỷ lệ 29,34%. Sở dĩ dư nợ
giảm rồi tăng là do trong năm 2008 nhu cầu vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất của khách hàng
này càng nhiều dẫn đến số lượng vay vốn của nông dân cũng tăng theo.
Ngành thuỷ sản
Nhìn chung dư nợ của ngành thuỷ sản có xu hướng giảm đáng kể trong ba năm qua, đạt
10.258 triệu đồng (giảm 43,84% so với năm trước) và đạt 5.365 triệu đồng (giảm 47,7% so
với năm trước). Và hầu như dư nợ trong lĩnh vực chế biến đều là những khoản thu nợ được
khi đến hạn. Còn trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản thì chủ yếu tập trung ở các hộ gia đình,
hoạt động kinh doanh dựa trên kinh nghiệm, mà giá xăng dầu và giá thức ăn đều tăng trong
khi giá thành phẩm biến động bất lợi đối với người dân. Nhưng Ngân hàng đã thấy được điều
này và đã điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư vào các ngành để phù hợp với tình hình phát triển của
tỉnh. Bằng cách hạn chế cho vay đối với ngành thuỷ sản nên dẫn đến dư nợ của ngành trong
thời gian vừa qua có xu hướng giảm mạnh.
Ngành công nghiệp – xây dựng
Năm 2006 và năm 2007 dư nợ của ngành chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn (dưới 3%) nhưng
đến năm 2008 chiếm tỷ trọng 26,97%. Sở dĩ tăng là do ngân hàng đã tiếp cận được các doanh
nghiệp có quy mô hoạt động lớn trong lĩnh vực này, đặc biệt là ngành xây dựng. Còn trong
lĩnh vực chế biến nông sản thì Ngân hàng chưa tiếp cận được nhiều, mặc dù đây là ngành thế
mạnh của tỉnh. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp lớn đều trở thành khách hàng truyền
thống của các ngân hàng khác như: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, ngân
hàng Á Châu, vì có nhiều chính sách ưu đãi hơn so với Ngân hàng TMCP Phương nam –
Chi nhánh An Giang.
Ngành thương nghiệp - dịch vụ
Hiện nay, ngành thương nghiệp và dịch vụ đang đạt được những kết quả nhất định, có
những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của tỉnh. Ngân hàng Southern bank An Giang đã
nắm bắt được điều này, vì vậy trong những năm qua ngân hàng không ngừng đẩy mạnh đầu tư
vào ngành này. Cụ thể năm 2007 có dư nợ đạt 140.816 triệu đồng và tăng với tỷ lệ 112,72%
so với năm trước, đến năm 2008 có dư nợ đạt 238.390 triệu đồng và tăng với tỷ lệ 69,29% so
với năm trước. Để đạt được kết quả trên là do Ngân hàng đã chủ động hơn trong cho vay bằng
việc áp dụng nhiều chính sách thông thoáng, ưu đãi để tiếp cận khách hàng mới; tiếp tục duy
trì mối quan hệ tốt với khách hàng hiện có, cố gắng điều chỉnh lãi suất cho vay để không mất
những khách hàng có hạn mức dư nợ cao, thường xuyên nhưng khá uy tín,
Ngành hoạt động phục vụ cá nhân cộng đồng
Qua bảng 3-11 ta thấy dư nợ của ngành hoạt động phục vụ cá nhân cộng đồng tại Ngân
hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang tăng liên tục. Cụ thể năm 2007 đạt 6.632
triệu đồng và tăng 107,19% so với năm trước, đến năm 2008 chỉ tiêu này đạt 22.882 triệu
đồng và tăng 245,02% so với năm trước là do cuối năm 2007 và năm 2008 tình hình lạm phát
nước ta tăng cao làm cho một số mặt hàng thiết yếu (gạo, xăng dầu,) không ngừng gia tăng
dẫn đến nhu cầu vay vốn để phục vụ tiêu dùng của người dân cũng tăng.
Tóm lại, dư nợ của Southern Bank An Giang trong thời gian qua đều tăng. Dư nợ tăng thể
hiện sự lớn mạnh của Ngân hàng trong việc cấp vốn và khẳng định vị thế của mình trong thị
trường ngân hàng hiện nay. Trong thời gian qua, Ngân hàng không ngừng hoàn thiện các sản
phẩm cho vay để thu hút và phục vụ khách hàng tốt nhất. Để có được kết quả này thì phải nói
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Thị Thanh Thuý Trang 37
sự nổ lực, phấn đấu của các cán bộ tín dụng cộng thêm sự lãnh đạo của Ban giám đốc và các
trưởng phòng.
3.5.4 Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng
Nợ quá hạn là vấn đề được các Ngân hàng đặc biệt quan tâm, vì trong môi trường kinh
doanh tiền tệ biến động mạnh như hiện nay thì nguy cơ rủi ro tiềm ẩn mọi lúc, mọi nơi. Rủi ro
tín dụng có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hay nguyên nhân khách quan như thiên tai,
lũ lụt hay những diễn biến không thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh Vì thế các
Ngân hàng luôn tìm mọi biện pháp để phòng ngừa và hạn chế phát sinh nợ quá hạn đến mức
thấp nhất vì nợ quá hạn phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Để đánh giá tình hình
nợ quá hạn Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 3-12 : Tình hình nợ quá hạn của Southern bank An Giang qua 3 năm
(2006 – 2008)
Đơn vị tính: triệu đồng
2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền %
Nhóm 1 94.664 160.622 360.051 65.958 69,68 199.429 124,16
Nhóm 2 980 1.680 6.144 700 71,43 4.464 265,71
Nhóm 3 595 113 1.082 (482) (81,01) 969 857,52
Nhóm 4 311 138 1.232 (173) (55,63) 1.094 792,75
Nhóm 5 1.026 2.925 1.963 1.899 185,09 (962) (32,89)
Chỉ tiêu Năm
Chênh lệch
2007/2006 2008/2007
Nhìn vào bảng 3-12 ta thấy các nhóm nợ đều tăng qua các năm ngoại trừ nhóm 3, nhóm 4
có xu hướng giảm năm 2007 nhưng sau đó có xu hướng tăng năm 2008. Sở dĩ nợ nhóm 1 (nợ
đủ tiêu chuẩn) tăng liên tục qua các năm là do doanh số cho vay của Ngân hàng tăng. Mà ta
biết nợ nhóm 1 là khoản nợ đã được Ngân hàng giải ngân nhưng chưa đến hạn thu hồi.
Tiếp đến nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) là khoản nợ đã bị quá hạn dưới 90 ngày. Nếu nhóm nợ
này chiếm tỷ trọng cao thì cán bộ tín dụng nên đẩy mạnh công tác thu hồi nợ cũ, hạn chế tình
trạng nợ nhóm 2 chuyển sang nợ xấu. Ngoài ra theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước thì
bắt đầu từ nhóm nợ này ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro. Ta biết số tiền trích lập dự
phòng rủi ro thì không sinh lời cho ngân hàng
Kế tiếp là nợ thuộc nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) là khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180
ngày. Năm 2008 nợ nhóm này tăng 857,52% so với năm trước. Nguyên nhân tăng là do các
doanh nghiệp mua nguyên vật liệu đầu vào tăng, nhưng thành phẩm đầu ra lại không được giá
nên chủ yếu họ vựa lại chờ tăng giá mới bán (đối với các doanh nghiệp buôn bán lúa, gạo,).
Trong khi đó các khoản vay ngân hàng lại tới hạn. Bên cạnh đó các hộ nông dân xuống giống
trễ mùa nên dẫn đến thu hoạch sai với kỳ hạn trả nợ.
Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) là khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. Mặc dù trong năm
vừa qua cán bộ tín dụng của Ngân hàng không ngừng nổ lực đi thu hồi nợ nhằm mục đích hạn
chế nợ nhóm 3 chuyển sang nợ nhóm 4. Nhưng năm 2008 nợ thuộc nhóm này tăng tới
792,75% so với năm trước là do nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn dẫn đến các doanh
nghiệp hoạt động không sinh lãi, thậm chí lỗ, bên cạnh đó các hộ trồng lúa và chăn nuôi vừa
bị ảnh hưởng dịch bệnh, vừa không được giá dẫn đến ngân hàng khó thu hồi được nợ.
Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn), là nợ đã quá hạn trên 360 ngày, chiếm tỷ trọng khá
lớn (bình quân gần 63% trên tổng nợ xấu). Năm 2007 nợ nhóm này đạt tới 2.925 triệu đồng
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Thị Thanh Thuý Trang 38
và tăng 185,09% so với năm ngoái. Sở dĩ tăng, một phần là do cán bộ tín dụng lơ là trong
công tác thu hồi nợ cũng như thiếu kiểm soát trong quá trình sử dụng vốn của khách hàng dẫn
đến nhiều khách hàng sử dụng vốn sai mục làm cho họ bị phá sản. Bên cạnh đó, một số hồ sơ
đang thụ lý tại tòa án và thi hành án chờ xử lý. Việc xử lý và thu hồi đối với các khoản nợ này
cần phải có thời gian và áp dụng các giải pháp đồng bộ. Bước năm 2008 nhóm nợ này chỉ đạt
1.963 triệu đồng và giảm 32,89% so với năm trước là do một số hồ sơ đang thụ lý tại tòa án
đã được xử lý.
3.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
3.6.1 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn
Đánh giá hiệu quả huy động vốn là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết của các
ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang nói riêng, từ
kết quả đánh giá này Tác giả sẽ đề ra một số giải pháp khắc phục những hạn chế, nhược điểm
nhằm làm cho công tác huy động vốn có hiệu quả hơn. Để đánh giá tình hình huy động vốn
Tác giả sử dụng các chỉ tiêu sau:
Bảng 3-13: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn tại
Southern Bank An Giang qua 3 năm(2006 – 2008)
2006 2007 2008
Dư nợ (DN) Triệu đồng 97.576 165.478 370.472
Tổng vốn huy động (TVHĐ) Triệu đồng 83.177 50.208 58.054
Tổng nguồn vốn (TNV) Triệu đồng 324.572 345.887 392.072
DN / TVHĐ % 117,31 329,58 638,15
DN / TNV % 30,06 47,84 94,49
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
Dư nợ / Tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, nếu chỉ tiêu này
lớn hơn 100% thì nguồn vốn huy động được sử dụng hết cho hoạt động cấp tín dụng, nếu nhỏ
hơn 100% thì nguồn vốn huy động vẫn còn thừa.
Nhìn vào bảng 3-12 ta thấy vốn huy động của Ngân hàng có xu hướng biến động không
ổn định qua các năm. Cụ thể: năm 2006 cứ 117,31 đồng dư nợ là có sự tham gia của 100 đồng
vốn huy động, đến năm 2007 cứ 329,58 đồng dư nợ thì có sự tham gia của 100 đồng vốn huy
đồng và bước sang năm 2008 cứ 638,15 đồng thì có sự tham gia của 100 đồng vốn huy động.
Sở dĩ tăng là do giá chứng khoán tăng mạnh trong năm 2007, bước sang năm 2008 Chính phủ
thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát nên lãi suất
cơ bản tăng, kèm theo dự dữ bắt buộc cũng tăng, thêm vào đó giá vàng lại tăng cao, lãi suất
huy động của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn hấp dẫn và có uy tín hơn (Ví
dụ: Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Đông Á, Quỹ tín dụng Mỹ Bình,) điều này đã ảnh
hưởng nhiều đến công tác huy động vốn tại Chi nhánh. Trong khi thu hút vốn nhãn rỗi từ dân
chúng thì ít nhưng nhu cầu vay vốn lại nhiều nên Ngân hàng buộc phải sử dụng vốn điều
chỉnh nhiều qua ba năm.
Dư nợ / Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ánh chính sách tín dụng của Ngân hàng, cho thấy hoạt động của Ngân
hàng có tập trung vào hoạt động tín dụng hay không. Qua 3 năm vừa qua, tại Chi nhánh
Southern Bank An Giang chỉ tiêu này luôn có xu hướng tăng dần. Cụ thể: năm 2007 đạt
47,84% là do trong năm Ngân hàng mua nhiều trang thiết bị công cụ dụng cụ (máy hút bụi,
máy in laer,làm cho tổng nguồn vốn tăng. Sang năm 2008 chỉ tiêu này tăng đáng kể đạt
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Thị Thanh Thuý Trang 39
94,49%. Nguyên nhân là do Ngân hàng không ngừng tìm kiếm khách hàng mới để mở rộng
dư nợ, tức mở rộng quy mô đầu tư. Tuy nhiên tín dụng là nghiệp vụ mang lại lợi nhuận cao
song rủi ro gặp phải cũng không nhỏ. Do đó, trong thời gian tới Ngân hàng nên đa dạng hoạt
động của mình bằng các nghiệp vụ như: cung cấp dịch vụ cho khách hàng, bao thanh toán,
để phân tán rủi ro, đồng thời nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng.
Từ thực trạng trên cho thấy khả năng huy động vốn tại chỗ của Chi nhánh còn yếu, không
chủ động được nhu cầu vốn để đầu tư mà phải dựa vào nguồn vốn điều hoà nhận từ hội sở.
Như thế, đã gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc chủ động quyết định những món vay lớn,
do phải xin vốn từ hội sở, ngoài ra lãi suất nhận vốn từ hội sở thường cao hơn lãi suất huy
động tại chỗ. Do đó việc cải thiện chính sách lãi suất đối với những khách hàng truyền thống,
có uy tín, có năng lực tài chính mạnh cũng gặp phải khó khăn, vì sẽ giảm lãi suất bình quân
đầu ra, trong khi lãi suất bình quân đầu vào cao hơn so với các NHTM nhà nước trên địa bàn.
Vì thế, Chi nhánh rất khó trong việc thực hiện chính sách khách hàng, thu hút khách hàng có
chất lượng tín dụng cao đến quan hệ tín dụng.
3.6.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
Bảng 3-14: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại
Southern Bank An Giang qua 3 năm (2006 – 2008)
2006 2007 2008
DSCV Triệu đồng 195.721 196.438 421.075
DSTN Triệu đồng 96.826 128.536 216.081
Dư nợ cho vay tín chấp (DN CVTC) Triệu đồng 205 587 839
NQH Triệu đồng 2.912 4.856 10.421
Nợ xấu Triệu đồng 1.932 3.176 4.277
TDN Triệu đồng 97.576 165.478 370.472
Hế số thu nợ % 49,47 65,43 51,32
DN CVTC / TDN % 0,21 0,35 0,23
NQH / TDN % 2,98 2,93 2,81
Rủi ro tín dụng % 1,98 1,92 1,15
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như thiện chí và khả năng
trả nợ của khách hàng. Tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang, hệ số thu
nợ có sự tăng giảm không ổn định qua ba năm. Năm 2006 chỉ có 49,47%, là năm có hệ số thu
nợ thấp nhất, do doanh số thu nợ có tốc độ tăng chậm hơn doanh số cho vay. Trong khi đó,
năm 2007 có hệ số thu được cải thiện hơn, đạt tỷ lệ 65,43%. Mặc dù trong năm ngân hàng
không thu hồi được nợ đối với các hộ nuôi cá, trồng lúa, nhưng bù lại các ngành nghề khác
đều sản xuất, kinh doanh có hiệu quả nên khả năng thu hồi nợ tốt. Bước sang năm 2008, hệ số
thu nợ giảm xuống chỉ còn 51,32% là do doanh số cho vay trung và dài hạn trong năm vừa
qua tăng đáng kể. Do đặc điểm của thể loại cho vay này là thu nợ dần qua các năm. Hơn nữa,
trong năm qua tình hình kinh tế không ổn định làm cho khách hàng gặp nhiều khó khăn trong
sản xuất kinh doanh nên công tác thu hồi nợ của Ngân hàng không được thuận lợi. Vì vậy,
trong thời gian tới Ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp cho công tác thu hồi nợ, từng
bước đưa chỉ tiêu này tăng cao góp phần nâng cao hiệu quả đồng vốn đầu tư.
Tỷ lệ dư nợ cho vay tín chấp trên tổng dư nợ
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Thị Thanh Thuý Trang 40
Ta thấy tỷ lệ này luôn biến động qua các năm và luôn chiếm tỷ lệ rất thấp trên tổng dư nợ
(bình quân gần 0,265%). Điều này nói lên khả năng gặp rủi ro trong việc cho vay tín chấp tại
Chi nhánh rất thấp. Sở dĩ tổng dư nợ của cho vay tín chấp thấp là do Ngân hàng chỉ cho vay
đối với cán bộ công nhân viên làm việc tại Ngân hàng, cộng thêm Ngân hàng chỉ cho vay
50% thu nhập hiện thời của cán bộ làm việc lâu năm. Còn các nhân viên làm việc hợp đồng
chỉ được vay dưới 30 triệu đồng (Ví dụ: Anh A vừa ký hợp đồng làm việc tại ngân hàng, thời
hạn hợp đồng là 2 năm, lương 3 triệu đồng/tháng. Nếu Anh A này làm việc lâu năm sẽ vay
được số tiền là: 50% x 24 tháng x 3 triệu đồng/tháng = 36 triệu đồng. Tuy nhiên do hạn mức
cho vay tín chấp nên Anh A chỉ được vay 30 triệu đồng trở xuống).
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Hiện nay, theo quy định của NHNN thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là dưới 5%. Chỉ
tiêu này càng thấp thì được coi là tín dụng có chất lượng tốt. Vậy trong ba năm qua tình hình
nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại Chi nhánh chiếm tỷ lệ khá cao (gần 3%). Điều này cho thấy
nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng chưa được chất lượng. Chứng tỏ cán bộ tín dụng còn yếu
kém trong công tác thẩm định cũng như việc quản lý thu hồi nợ.
Rủi ro tín dụng
Qua bảng 3-14 ta thấy rủi ro tín dụng tại Chi nhánh có xu hướng giảm dần nhưng vẫn còn
cao (trên 1,68%). Nguyên nhân chỉ tiêu này qua các năm có tỷ lệ cao là do cán bộ tín dụng
thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin sai dẫn đến cho vay không hiệu quả làm cho ngân
hàng không thu hồi được nợ mới cũng như nợ dồn tích của những năm trước. Điều này đã ảnh
hưởng đáng kể đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng vì phải trích lập nhiều chi phí dự
phòng rủi ro tín dụng. Vì vậy, trong thời gian tới ngân hàng cần có những biện pháp hỗ trợ
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng, góp phần tăng trưởng lợi nhuận, hạn
chế rủi ro trong kinh doanh ngân hàng nói riêng cũng như sự phát triện tỉnh nhà nói chung.
3.6.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
Tác giả đã phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả tín dụng, cho
thấy trong ba năm qua chưa được tốt lắm. Mà ta biết các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
hiện nay chủ yếu vẫn là hoạt động tín dụng. Vậy thời gian qua hoạt động tín dụng đã góp
phần tăng trưởng lợi nhuận của Chi nhánh như thế nào? Để trả lời được câu hỏi này các nhà
phân tích cũng như Tác giả phải dùng nhiều chỉ tiêu để phân tích và đánh giá. Do nơi Tác giả
thực tập chỉ là một Chi nhánh nên chỉ tiêu ROE (Return On Equity) được xem bằng 1. Vì vậy
để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Chi chánh Tác giả chỉ dùng chỉ tiêu ROA (Return On
Assets).
Bảng 3-15: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Southern Bank An Giang qua 3
năm (2006 – 2008)
2006 2007 2008
Lợi nhuận sau thuế 2.890 3.989 1.750
Tài sản có 324.572 345.887 392.072
ROA (%) 0,89 1,15 0,45
Chỉ tiêu Năm
(Nguồn: Phòng kế toán của Southern Bank An Giang)
ROA là chỉ tiêu phản ánh một đồng tài sản sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho Ngân
hàng. Nó còn đo lượng khả năng quản lý tài sản sinh lợi7 của Ngân hàng.
7 Tài sản sinh lợi = Tài sản có - tiền mặt – tài sản cố định.
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Thị Thanh Thuý Trang 41
Nhìn vào bảng 3-15 ta thấy ROA có sự biến động không ổn định. Năm 2006 ROA chỉ đạt
0,89%, là cứ 100 đồng tài sản bỏ ra thì thu được 0,89 đồng lợi nhuận ròng. Sang năm 2007
ROA tăng nhẹ đạt được 1,15%. Nguyên nhân tăng là do trong năm này, tình hình kinh tế An
Giang đạt được nhiều thắng lợi lớn, GDP tăng 13,73% cao nhất trong vòng 17 năm kể từ năm
1990. Nhu cầu vốn tiếp tục tăng cao. Đã tạo điều kiện tốt cho hoạt động của Ngân hàng
TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang. Bước vào năm 2008 ROA giảm nhẹ chỉ đạt
0,45%. Tuy nhiên xét về bản chất Ngân hàng hoạt động có hiệu quả nhưng chưa cao, trong ba
năm qua tổng tài sản luôn tăng kèm theo đó lợi nhuận cũng có tăng rồi giảm. Điều đó cho
thấy Ngân hàng chưa có cơ cấu tài sản hợp lý, chưa có sự linh hoạt, uyển chuyển giữa các
hạng mục tài sản có. Vì vậy trong thời gian tới Ngân hàng cần có những biện pháp điều chỉnh
cơ cấu tài sản hợp lý cũng như việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để góp phần gia tăng lợi
nhuận cho Ngân hàng.
3.7 Những tồn tại trong hoạt động tín dụng.
3.7.1 Về công tác huy động vốn
Nguồn vốn huy động chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vì vậy, Ngân
hàng vẫn còn phụ thuộc vào vốn điều chỉnh của hội sở.
Vốn huy động trong những năm qua của Ngân hàng chưa được ổn định. Cụ thể: năm 2007
có chiều hướng giảm mạnh (39,64%) nhưng năm 2008 có xu hướng tăng nhẹ trở lại (15,63%).
Hơn nữa, trong 3 năm qua Ngân hàng không huy động được tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng
của các loại hình kinh tế trong xã hội. Vì thế, Ngân hàng không chủ động được các khoản vay
lớn của khách hàng.
Chi nhánh chưa có thẻ ATM (Automated Teller Machine) nên không thể tận dụng được
nguồn vốn nhàn rỗi của những khách hàng cá nhân hay chưa phát triển mạnh dịch vụ mở tài
khoản cá nhân.
Chi nhánh chưa chú trọng nhiều vào huy động vốn có lãi suất thấp thông qua tiền gửi của
các tổ chức kinh tế xã hội.
3.7.2 Về công tác cho vay
Quy trình tín dụng còn mang đậm tính hành chánh cục bộ, đối với số tiền vay trên 1 tỷ
phải trình về hội sở duyệt, điều này làm chậm tốc độ giải ngân, gây khó khăn cho khách hàng
khi có nhu cầu vốn gấp.
Ngân hàng chưa tiếp cận được nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong ngành
sản xuất hiện đại như: cơ khí chế tạo máy móc, sản xuất vật liệu xây dựng,
Các hình thức cho vay của Ngân hàng chưa được đa dạng hoá (ví dụ: Ngân hàng tạm
ngưng cho vay mua xe ôtô đảm bảo bằng tài sản thế chấp chính chiếc xe đó, ngân hàng không
nhận hồ sơ vay vốn mà tài sản thế chấp 100% là quyền sử dụng đất nông nghiệp).
Chất lượng tín dụng đang báo động, mặc dù nợ xấu có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn còn
cao, nợ tồn đọng thu hồi chậm nên tiềm ẩn nhiều rủi ro.
3.8 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng.
3.8.1 Về công tác huy động vốn
Trên địa bàn tỉnh An Giang đã có 49 tổ chức tín dụng gồm: 5 chi nhánh NHTM quốc
doanh, 1 Ngân hàng Chính sách xã hội, 1 Ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên, 16 chi
nhánh TMCP, 1 quỹ tín dụng trung ương và 25 Quỹ tín dụng nhân dân (tại thời điểm ngày 24
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Thị Thanh Thuý Trang 42
tháng 12 năm 2008)8. Thêm vào đó các bưu điện, các công ty bảo hiểm cũng tham gia vào thị
trường huy động vốn với ưu điểm mạng lưới hoạt động rộng lớn. Điều này đã gây nhiều sức
ép trong công tác huy động vốn của các ngân hàng nói chung và cho Ngân hàng TMCP
Phương Nam – Chi nhánh An Giang nói riêng.
Hiện nay, lãi suất huy động của Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang
thấp hơn so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Cụ thể: Ngân hàng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn – Chi nhánh An Giang có lãi suất không kỳ hạn là 0,3%/tháng; kỳ hạn
12 tháng 0,667%/tháng trong khi ở Ngân hàng Southern Bank An Giang lần lượt là
0,25%/tháng; 0,665%/tháng.
Hoạt động dịch vụ cũng góp phần hỗ trợ công tác huy động vốn, thế nhưng hiện nay mức
phí dịch vụ mới mà Ngân hàng Southern Bank An Giang thường áp dụng cao hơn một số
ngân hàng khác (ví dụ: Dịch vụ chuyển tiền cùng hệ thống mức phí thấp nhất là 25.000 đồng,
còn chuyển tiền khác hệ thống mức phí thấp nhất là 45.000 đồng ). Vì vậy một số khách hàng
truyền thống sang quan hệ với các ngân hàng khác.
Trong thời gian gần đây giá vàng tăng cao nên nhiều người dân chuyển hướng sang đầu
cơ vàng.
Ngân hàng chưa chú trọng việc tuyên truyền, quảng bá thương hiệu dẫn đến có nhiều
khách hàng chưa biết về hoạt động của ngân hàng.
Ngân hàng chưa tuyên truyền rộng rãi về lợi ích gửi tiền đối với các tầng lớp dân cư hay
họ có thói quen giữ tiền ở nhà, ngại giao dịch.
Kỹ năng nghiệp vụ của nhân viên còn hạn chế, cộng thêm thái độ phục vụ khách hàng
chưa được tận tình nên không tạo sự tin tưởng của khách hàng.
3.8.2 Về công tác cho vay
Mạng lưới dịch vụ cầm đồ ngày càng lớn mạnh và có ưu điểm thủ tục không rườm rà cũng
góp phần cạnh tranh với ngân hàng.
Lãi suất cho vay thường cao hơn các ngân hàng thương mại khác (Chẳng hạn: Hiện nay
Chi nhánh đang áp dụng lãi suất thỏa thuận (1,2%/tháng) cho mọi đối tượng trừ trường hợp
khách hàng nằm trong đối tượng hổ trợ lãi suất), quá trình thẩm định và giải quyết món vay
mất quá nhiều thời gian, thủ tục còn rườm rà.
Hiện nay Ngân hàng chỉ chấp nhận những hồ sơ xin vay 200.000.000 đồng trở lên (đối với
những khách hàng mới). Điều này đã làm thu hẹp doanh số cho vay của Ngân hàng.
Năng lực, trình độ nghiệp vụ của một các bộ tín dụng còn hạn chế, thiếu biện pháp tiếp
cận doanh nghiệp cũng như người dân để mở rộng đầu tư.
Cho vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, ít quan tâm đến cho vay tín chấp đối với những
dự án có hiệu quả. Vì vậy, thường mức cho vay chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn sản xuất kinh
doanh của khách hàng.
Kết luận chương 3: Qua phân tích về thực trạng hoạt động và đánh giá hiệu quả tín dụng
của Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang từ năm 2006 đến năm 2008 đã
cho thấy: những kết quả đạt được về huy động vốn, cho vay, hiệu quả kinh doanh và những
8 truy cập
22/04/2009
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Thị Thanh Thuý Trang 43
nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của Chi nhánh. Từ những nguyên nhân, tồn tại
ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của Chi nhánh đòi hỏi phải có những giải pháp cơ bản, đồng
bộ để nâng cao hiệu quả tín dụng tại Chi nhánh. Có như vậy, Chi nhánh ngân hàng TMCP
Phương Nam An Giang mới có thể phát triển một cách an toàn và hiệu quả.
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Thị Thanh Thuý Trang 44
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NH TMCP PHƯƠNG NAM – CHI NHÁNH AN GIANG
4.1 Về công tác huy động vốn
Bất kỳ tổ chức kinh tế nào, muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao thì trước hết
phải nói đến đồng vốn. Ngân hàng cũng vậy, hoạt động chủ yếu của ngân hàng là tập trung
thu hút huy động vốn. Vì vậy, ngân hàng phải có nguồn vốn dồi dào để đảm bảo cho hoạt
động kinh doanh tiền tệ tín dụng được thuận lợi.
Với thực trạng thị trường huy động vốn cạnh tranh ngày càng gay gắt, hầu hết các ngân
hàng đã đưa ra nhiều hình thức huy động tiền gửi có khuyến mãi phong phú, lãi suất cao hơn
so với lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong kinh doanh, việc
đặc biệt quan tâm tới công tác huy động vốn và các sản phẩm, dịch vụ... nhằm thực hiện mục
tiêu tăng trưởng nguồn vốn, tăng thu phí, đảm bảo cân đối vốn an toàn hiệu quả, đồng thời
nâng cao uy tín của Southern Bank An Giang là đều hết sức cần thiết. Nhận thấy được vấn đề
quan trọng này nên tôi đưa ra một số ý kiến để góp phần nâng cao công tác huy động vốn.
4.1.1 Nâng cao vị thế của Chi nhánh
Điều quan trọng ở đây là tạo niềm tin nơi khách hàng, phải nói rằng niềm tin là một trong
những vấn đề sống còn của ngân hàng. Ngân hàng có huy động được nhiều hay không là nhờ
vào lòng tin của dân chúng. Vì vậy đây là một trong những giải pháp cấp thiết của các ngân
hàng thương mại nói chung và cho Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang
nói riêng, phải tự tạo lập hình ảnh riêng cho mình.
Trước hết Ngân hàng phải là nơi đảm bảo an toàn tài sản của khách hàng, phải đảm bảo
“gửi vào thuận lợi, rút ra dễ dàng”. Muốn vậy, Chi nhánh phải tăng cường nâng cao chất
lượng hoạt động, chất lượng phục vụ làm cho khách hàng có cảm tình, nhân viên ngân hàng
phải hết lòng giúp đỡ và nhiệt tình tư vấn cho khách hàng.
Ngân hàng cần tạo lập mối quan hệ với các cơ quan ban hành, hoặc Ngân hàng tài trợ các
chương trình do địa phương tổ chức thi diễn (ví dụ: mừng sinh nhật Bác Tôn, các ngày lễ lớn
30/04,), hoặc trao học bổng cho các trẻ em nghèo hiếu học.
4.1.2 Giải pháp về lãi suất
Đây là yếu tố phản ánh lợi ích vật chất trực tiếp nhất của khách hàng gửi tiền tại ngân
hàng. Hiện nay, các ngân hàng đều cần vốn cho hoạt động cấp tín dụng rất cao vì nhu cầu đầu
tư của nền kinh tế tăng với xu hướng phát triển kinh tế chung. Do đó, mặt bằng lãi suất huy
động vốn trên thị trường trong thời gian gần đây liên tục biến động. Tâm lý khách hàng sẽ
chọn gửi tiền tại nơi có lãi suất huy động cao vì khách hàng cho rằng lãi suất cao thì lãi nhận
được nhiều. Trường hợp như thế xảy ra đối với khách hàng gửi tiền tiết kiệm với mục đích
chủ yếu là sinh lợi.
Hiện nay, mức lãi suất huy động của ngân hàng là tương đối thấp so với các chi nhánh
khác trên cùng địa bàn, điều này đã làm cho một số khách hàng rút tiền ở Southern Bank An
Giang và chuyển sang gửi tiền ở các ngân hàng khác. Vì vậy, Ngân hàng nên tăng lãi suất huy
động ngang với các ngân hàng bạn. Ngoài ra, Ngân hàng cần xây dựng chính sách khách hàng
hấp dẫn linh hoạt, ưu tiên cho khách hàng cũ để giữ chân họ, đồng thời phải có những chính
sách khuyến mãi khác nhằm lôi kéo khách hàng mới.
Đẩy mạnh các hình thức tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm lãi suất bậc thang theo tháng, bằng
nhiều hình thức trả lãi trước hoặc lãi sau. Bên cạnh đó, Ngân hàng không ngừng nghiên cứu
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Thị Thanh Thuý Trang 45
và mở rộng các hình thức huy động mới: tiết kiệm lãi suất bậc thang có kỳ hạn theo tuần, phát
hành kỳ phiếu có thưởng, bốc thăm trúng thưởng với giá trị lớn như chương trình gửi tiền
trúng xe hơi, biệt thự,để kích thích tâm lý người dân. Đặc biệt, để khuyến kích khách hàng
gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12, ngoài những giải thưởng nêu trên, Ngân hàng nên cộng thêm
lãi suất thưởng sau cho phù hợp với số tiền gửi của khách hàng (ví dụ: Ông A gửi tiết kiệm có
kỳ hạn 12 tháng với số tiền 200.000.000 đồng, lãi suất ngân hàng đang áp dụng là 8%/năm,
lãi suất thưởng 0,05%/năm, loại lãnh lãi cuối kỳ. Vậy mỗi tháng Ông A nhận được:
200.000.000x((8% +0,05%)/12) = 1.341.666 đồng/tháng thay vì không có lãi suất thưởng Ông
A chỉ nhận được 1.333.333 đồng/tháng. Trường hợp Ông A gửi số tiền 500.000.000 đồng có
cùng kỳ hạn ở trên ngân hàng nên áp dụng lãi suất thưởng là 0,1%/năm chẳng hạn)
4.1.3 Giải pháp về nhân sự
Cán bộ công nhân viên Ngân hàng nhất là giao dịch viên cần phải có nghiệp vụ chuyên
môn cao, hướng dẫn nhiệt tình, vui vẻ, rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng. Bên cạnh
đó, cần phát huy tính trung thực, đạo đức nghề nghiệp của mỗi cá nhân, tạo thiện cảm với
khách hàng thông qua việc kiểm đếm phát hiện tiền thừa tự giác trả lại.
4.1.4 Giải pháp về marketing
Hàng tháng hoặc hàng quý, Ngân hàng nên có những chương trình quảng cáo và thông
báo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng để người dân biết được: cơ chế lãi
suất linh hoạt, hấp dẫn, hợp lý; hình thức trả lãi phong phú; các dịch vụ hỗ trợ đa dạng và chất
lượng cao,. Cũng như việc quảng bá thương hiệu và nâng cao uy tín của Southern Bank An
Giang. Từ đó, tạo được lòng tin cho những khách hàng tiềm năng cũng như duy trì mối quan
hệ thường với khách hàng truyền thống.
Ngân hàng cần cải thiện tình hình huy động vốn trong dân cư, Ngân hàng cần khảo sát khả
năng huy động vốn trên địa bàn thành phố Long xuyên, thị xã, thị trấn, cho các cán bộ làm
tiếp thị qua nhiều hình thức như: phát tờ rơi, tờ bướm, tập trung chủ yếu vào các tiểu thương ở
chợ, hộ kinh doanh buôn bán thu nhập bằng tiền để thay đổi tâm lý giữ tiền mặt ở nhà và tạo
cho họ thói quen quan hệ với ngân hàng.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh An Giang chưa có thùng thẻ ATM của Southern Bank, mặc dù
Southern Bank đã liên minh với nhiều thùng thẻ của ngân hàng khác trong nước như Ngân
hàng TMCP Sài Gòn, Đông Á, Việt Á.nhưng vẫn gây khó khăn cho khách hàng khi muốn
giao dịch qua thẻ và sử dụng các tiện ích từ thẻ ATM của Southern Bank. Vì vậy muốn huy
động tốt tiền gửi thanh toán, Ngân hàng cần lắp đặt thùng thẻ tại các địa điểm đông người như
trường Đại học An Giang, Trung tâm giáo dục thường xuyên, các cơ quan, siêu thị.Đồng
thời tư vấn các đơn vị sử dụng thẻ ATM cho việc chi trả lương của đơn vị mình, đưa sản
phẩm thẻ của Southern Bank đến với các trường học kể trên nhằm mục đích vừa huy động
được tiền gửi thanh toán và vừa quảng bá thương hiệu của ngân hàng mình.
Ngân hàng nên kéo dài thời gian giao dịch tới 20 giờ, để có thể cạnh tranh với bưu điện và
ngân hàng khác (Ngân hàng Đông Á).
Ngân hàng cần liên kết với các siêu thị Co.op Mart An Giang, siêu thị điện máy An
Giang,để khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán qua thẻ ATM.
Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang nên thành lập tổ chăm
sóc khách hàng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ. Nhiệm vụ của tổ chủ yếu là: tư
vấn về hình thức tiền gửi, thời hạn, lãi suất, chính sách khuyến mãi; có thể trả lời thắc mắc
của khách hàng về các thông tin liên quan đến dịch vụ, sản phẩm ngân hàng. Bên cạnh đó, tổ
chăm sóc khách hàng cũng là những cán bộ huy động vốn lưu động, họ có thể đến tận nhà
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Thị Thanh Thuý Trang 46
nhận tiền gửi, trả lãi cho khách hàng cũng như việc trả tiền thừa cho họ nhằm mục đích tạo
lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng.
4.2 Về công tác cho vay và thu nợ
Nếu huy động vốn mà không sử dụng thì việc huy động sẽ vô nghĩa. Vì vậy, bên cạnh việc
huy động vốn Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang cần đưa ra một số biện
pháp để gia tăng doanh số cho vay với phương châm “an toàn và phát triển”. Đặc biệt, trong
bối cảnh cạnh tranh giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn ngày càng gay gắt. Sau đây tôi xin
đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay:
Cần rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng để đáp ứng kịp thời nhu
cầu sản xuất của khách hàng.
Cần mở rộng cho vay đối với khách hàng có tài sản thế chấp 100% là đất nông nghiệp
nhằm phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của tỉnh An Giang.
Thực hiện chính sách ưu đãi lãi suất đối với khách hàng truyền thống thường xuyên giao
dịch với Ngân hàng. Những khách hàng vay rất uy tín, có dự án vay vốn khả thi thì có thể áp
dụng cho vay không có tài sản đảm bảo một phần dư nợ mà tất cả tài sản đều hợp lý, hợp
pháp đã được thế chấp nhưng còn thiếu.
Cán bộ tín dụng nên dựa vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thu nhập cũng như thời hạn thu
hồi vốn đầu tư của khách hàng để tính toán thời gian thu hồi nợ phù hợp với khả năng trả nợ
của khách hàng nhằm hạn chế nợ xấu và giảm gánh nặng về lãi suất do bị phạt cho khách
hàng.
Ngân hàng nên lập bảng thăm dò thị trường về nhu cầu vốn vay hiện nay của các doanh
nghiệp và bà con nông dân, cho nhân viên xuống tận nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng
làm công tác tiếp thị cũng như hỗ trợ khách hàng về thủ tục vay vốn.
Cán bộ tín dụng nên thường xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở, đôn đốc
khách hàng trả đúng cả gốc và lãi. Thậm chí xuống tận nơi sản xuất kinh doanh của khách
hàng để thu hồi nợ nhằm đỡ mất thời gian và chi phí đi lại hoặc điện thoại nhắc nhở khách
hàng tới ngày đóng lãi.
Bên cạnh đó, Ngân hàng cần tham gia hoặc kết hợp với cơ quan ban ngành địa phương tổ
chức các buổi giao lưu với doanh nghiệp trong tỉnh để tiếp cận khách hàng một cách thuận lợi
cũng như tìm hiểu công việc làm ăn của từng khách hàng như thế nào để có chính sách phù
hợp. Có thể bước đầu là tiếp thị các dịch vụ để tạo hình ảnh một Ngân hàng đầy tiện ích, sau
thì Ngân hàng đặt quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp.
4.3 Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng
Ngân hàng cần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thẩm định.Vì thẩm định là khâu
quan trọng giúp Ngân hàng đưa các quyết định đầu tư một cách chuẩn xác. Từ đó nâng cao
được chất lượng các khoản cho vay, hạn chế được nợ quá hạn phát sinh, đảm bảo hiệu quả tín
dụng vững chắc. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế từng loại khách hàng và dự án mà khi thẩm
định, cán bộ tín dụng xem xét linh hoạt các quyết định trong quá trình thẩm định nhưng phải
đầy đủ và chặt chẽ các vấn đề thuộc về nguyên tắc, tránh thẩm định tùy tiện, sơ sài không
chính xác.
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ trong Chi nhánh (nhất là cán bộ tín
dụng) nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức tổng
hợp về các ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, để giúp họ có thể phân tích, đánh giá, phân loại
khách hàng, thẩm định dự án một cách dễ dàng và chính xác hơn. Từ đó, giúp nâng cao hiệu
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Thị Thanh Thuý Trang 47
quả tín dụng, hạn chế rủi ro xảy ra. Đây là giải pháp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, bởi vì cán
bộ tín dụng giỏi có thể tiếp cận được những khách hàng sử dụng vốn vay tốt, giúp đảm bảo
được độ an toàn đồng vốn cho vay.
Thực hiện phân loại địa bàn, bố trí cán bộ tín dụng phù hợp với địa bàn phân công. Những
cán bộ có trình độ, năng lực chuyên môn cao cũng như kinh nghiệm thì được bố trí ở địa bàn
có nền kinh tế hàng hóa phát triển, vì ở đó khách hàng vay vốn rất đa dạng, kỹ thuật nghiệp
khó hơn.
Kết luận chương 4: Từ thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam
– Chi nhánh An Giang. Tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng
tại Ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng gay gắt.
Bao gồm các giải pháp sau:
• Về công tác huy động vốn
• Về công tác cho vay và thu nợ
• Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng
Trong những giải pháp trên, Ngân hàng nên thực hiện giải pháp về công tác thu nợ trước
nhằm hạ thấp nợ quá hạn cũng như việc hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, nâng cao hiệu
quả tín dụng. Đồng thời Ngân hàng cần chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cho cán bộ tín dụng để thực hiện các giải pháp khác để góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng
cho Ngân hàng.
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Thị Thanh Thuý Trang 48
Chương 5: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
5.1 Kiến nghị
5.1.1 Đối với chính quyền địa phương
Điều chỉnh khung giá đất phù hợp với khung giá thị trường tạo điều kiện tăng nguồn vốn
vay cho khách hàng một cách hợp lý.
Tòa án nhân dân tiếp tục hỗ trợ Ngân hàng trong việc khởi kiện khách hàng, các cơ quan
có thẩm quyền phải tiến hành đấu giá, phát mãi một cách nhanh chóng tài sản thế chấp nhằm
giảm bớt thiệt hại cho ngân hàng.
Quy hoạch chi tiết từng vùng, ngành nghề tạo định hướng phát triển, từ đó Ngân hàng mới
có thể xây dựng chiến lược đầu tư tín dụng của mình.
5.1.2 Đối với ngân hàng TMCP Phương Nam
Khi áp dụng những chính sách hoặc ban hành các văn bản phải phù hợp với tình hình kinh
tế xã hội của từng vùng, miền hay nói cách khác nơi mà Chi nhánh đang đặt trụ sở.
Giao quyền chủ động và linh hoạt cho Giám đốc Chi nhánh trong việc thực thi lãi suất phù
hợp với mặt bằng lãi suất huy động trên địa bàn.
Lắp đặt, trang bị một số máy ATM trên địa bàn mà Chi nhánh đang hoạt động, để khách
hàng có thể giao dịch dễ dàng hơn.
5.1.3 Đối với ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang
Trang bị trang web riêng để quảng bá hình ảnh cũng như các sản phẩm dịch vụ tiện ích.
Đào tạo, bố trí, sắp xếp cán bộ sao cho phù hợp với năng lực của mỗi người.
Chi nhánh cần tuyển dụng thêm nhân viên, để khắc phục tình trạng hồ sơ tồn động quá
nhiều như hiện nay.
5.2 Kết luận
Qua quá trình xem xét và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh, cho thấy
hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng khoảng 93% trên thu nhập lãi. Vì
vậy việc hoàn thiện chất lượng tín dụng luôn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Ngân hàng,
góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiềm lực tài chính, vị thế cũng như khả năng cạnh
tranh,
Tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang với phương châm hoạt động
của mình “Tất cả vì sự thịnh vượng của khách hàng” đã không ngừng nâng cao vai trò là
cầu nối giữa nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, cung ứng vốn kịp thời đến mọi thành phần kinh
tế của tỉnh.
Tình hình huy động vốn: trong ba năm qua công tác huy động vốn tại Chi nhánh gặp rất
nhiều khó khăn. Đặt biệt trong nhiều năm liền Chi nhánh không huy động được tiền gửi tiết
kiệm trên 12 tháng từ tầng lớp dân cư dẫn đến Chi nhánh không chủ động cấp những khoản
tín dụng lớn. Mặc dù trong thời gian qua Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An
Giang đã cố gắng và phấn đấu hết mình để có nguồn vốn ngày càng lớn mạnh, tạo sự ổn định
trong hoạt động kinh doanh.
Tình hình hoạt động tín dụng: tuy gặp nhiều khó khăn trong công tác tiếp cận khách hàng
tiềm năng, giữ chân khách hàng hiện có, nợ xấu đang ở mức cao. Nhưng nhờ sự nổ lực của
Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên ngân hàng nên doanh số cho vay, doanh số thu nợ. dư
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh An Giang
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Thị Thanh Thuý Trang 49
nợ đều tăng qua các năm, ngoài trừ ngành nông lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm là
do chính sách của hội sở hạn chế cho vay những khách hàng có tài sản thế chấp 100% đất
nông nghiệp, còn ngành thuỷ sản bị giảm nhẹ năm 2008 là do tình hình dịch bệnh, giá cả
thành phẩm bị bắp bênh, thị trường đầu ra bị thu hẹp, Nhận thấy được điều này nên trong
năm qua Ban lãnh đạo của Chi nhánh đã hạn chế cho vay loại ngành nghề này nhằm hạn chế
thiệt hạn cho Ngân hàng.
Nợ quá hạn tại Chi nhánh diễn biến phức tạp và đang ở tỷ lệ khá cao (gần 3%), chủ yếu
phát sinh do khách hàng chậm đóng lãi hay chậm trả vốn gốc cho Ngân hàng khi khoản vay
đáo hạn, nhóm nợ xấu cũng đang ở tỷ lệ khá cao (gần 1,68%). Điều này đã gây thiệt hại lớn
đến lợi nhuận và chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Tuy nợ quá hạn và nợ xấu đang ở tỷ lệ
khá cao trên tổng dư nợ nhưng vẫn còn thấp hơn qui định của Ngân hàng Nhà nước.
Nhìn chung, tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian qua chưa có hiệu
quả cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đăng Dờn. (2005). Tiền Tệ Ngân Hàng, Nhà xuất bản Thống kê - Trang 100.
2. Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng. (2006). Nhập Môn Tài Chính - Tiền tệ, Nhà
xuất bản Thống kê Đại Học Quốc Gia TP. HCM - Trang 71 và 75.
3. Nguyễn Minh Kiều. (2008). Nghiệp Vụ Ngân Hàng, Nhà xuất bản Thống kê - Trang
59.
4. Thái Văn Đại. (2005). Giáo Trình Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại, Trường Đại
Học Cần Thơ năm 2005 - Trang 100.
5. Theo Quyết định số 1132B/2008/QĐ-TGĐ ngày 01/09/2008 của Tổng giám đốc Ngân
hàng TMCP Phương Nam về việc thực hiện quy chế cho vay.
6. Nguyễn Minh Kiều. (2006). Tín Dụng và Thẩm Định Tín Dụng Ngân Hàng, Nhà xuất
bản tài chính - Trang 27
7. Quyết định số 1132B/2008/QĐ-TGĐ ngày 01/09/2008 của Tổng giám đốc Ngân hàng
TMCP Phương Nam về việc thực hiện quy chế cho vay đối với khách hàng.
8. Nguyễn Thị Mai. 2006. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Kiên Giang. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Kế
toán. Khoa Kinh tế, Đại học Cần Thơ.
9. Huỳnh Lê Xuân Hà. 2008. Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế đối
ngoại. Khoa kinh tế, Đại học An Giang.
10. Trần Thị Diễm Tuyền. 2008. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh An Giang. Luận văn tốt
nghiệp Cử nhân Kế toán. Khoa kinh tế, Đại học An Giang.
11. truy cập ngày 28/03/2009
12. truy cập ngày 02/04/2009
13. ếXãhộihằngnămcủatỉnh/tabid/65/Default.aspx
, truy cập ngày 15/04/2009
14. truy cập ngày 24/02/2009
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1096.pdf