Song hành cùng với sự phát triển của xã hội, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên quan trọng và thực sự là một yêu cầu cấp bách cần đáp ứng. Tuy nhiên, đây là một quá trình rất lâu dài, phức tạp và không thể tiến hành đồng loạt. Do nhiều nguyên nhân cả về chủ quan lẫn khách quan đã nêu trên, thanh toán không dùng tiền mặt chưa thực sự nhanh chóng và thuận lợi.
Trong hoàn cảnh đó, nhiệm vụ và trách nhiệm của ngành Ngân hàng càng trở nên nặng nề hơn, bức thiết hơn. Để phù hợp với nhịp độ phát triển như vũ bão của nền kinh tế và của các yếu tố xã hội khác, và cũng để đảm bảo cho việc thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng thuận tiện, an toàn và nhanh chóng hơn, cần có sự phối hợp thực hiện hiệu quả giữa Nhà nước, Ngân hàng Trung Ương và các Ngân hàng thương mại khác.
Bên cạnh đó, cần có những chính sách, giải pháp phù hợp để thay đổi cách nhìn nhận, nâng cao kiến thức về thanh toán không dùng tiền mặt của người dân để từ đó cải thiện môi trường kinh tế khách quan, mở đường cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển.
80 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2246 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện tốt hơn nữa công tác quảng bá và tổ chức hướng dẫn việc sử dụng séc đến khách hàng, và hoàn thiện quy trình hạch toán séc để đảm bảo an toàn tài sản cho các bên trong thanh toán. Bên cạnh đó, cần rút ngắn thời gian, thủ tục phức tạp liên quan đến chuyển tiền bằng séc khác hệ thống ngân hàng.
4.2.2. Phương thức thanh toán bằng ủy nhiệm thu (UNT)
Là phương thức chiếm tỷ lệ tương đối thấp và có xu hướng giảm dần qua các năm, đặc biệt trong thanh toán trong nước ở BIDV Cần Thơ. Thực tế cho thấy, uỷ nhiệm thu đang dần bị thay thế bởi các phương thức thanh toán khác tiện dụng và phù hợp hơn.
v Trong nước:
Bảng 8. BÁO CÁO KẾT QUẢ THANH TOÁN
BẰNG UỶ NHIỆM THU TRONG NƯỚC CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
SO SÁNH 08-07
SO SÁNH
09-08
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Chênh lệch
Chênh lệch
Giá trị giao dịch
496.505
420.084
554.266
-76.421
134.182
(Nguồn: phòng dịch vụ khách hàng BIDV Cần Thơ)
Qua giai đoạn 2007-2009, tỷ lệ sử dụng uỷ nhiệm thu trong thanh toán trong nước của BIDV Cần Thơ liên tục giảm 3,75% (2007), 1,76% 2008 và 1,72% năm 2009. Mặc dù giá trị năm 2009 có tăng, nhưng xét về tổng thể, giá trị giao dịch bằng uỷ nhiệm thu vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu thanh toán không dùng tiền mặt, cho thấy uỷ nhiệm thu đã trở nên không phù hợp với thực tế thanh toán trong nước, và ngày càng để lộ nhiều khuyết điểm.
v Quốc tế: bao gồm uỷ nhiệm thu nhập (nhờ thu đến) và uỷ nhiệm thu xuất (nhờ thu xuất khẩu). So với giá trị trong thanh toán trong nước, giá trị giao dịch của uỷ nhiệm thu trong thanh toán quốc tế của BIDV Cần Thơ có thể nói là tương đối cao (xấp xỉ bằng giá trị của chuyển tiền), mặc dù đã giảm khá nhiều vào năm 2009.
Thực tế cho thấy ở Việt Nam, các doanh nghiệp thường lựa chọn phương thức này để sử dụng (sau L/C) bởi thủ tục đơn giản, nhanh gọn và không phải trải qua nhiều thủ tục phiền hà như đối với L/C. Điều này đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc khi giá trị hợp đồng không quá lớn.
Bảng 9. BÁO CÁO KẾT QUẢ THANH TOÁN UỶ NHIỆM THU NGOÀI NƯỚC CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
Đvt: USD
2007
2008
2009
SO SÁNH 08-07
SO SÁNH 09-08
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Chênh lệch
Chênh lệch
1. Uỷ nhiệm thu nhập (Nhờ thu đến)
10.160.360
14.107.260
8.181.440
3.946.900
-5.925.820
2. Uỷ nhiệm thu xuất
(Nhờ thu xuất)
21.651.012
18.159.264
14.713.251
-3.491.748
-3.446.013
Tổng
31.811.372
32.266.524
22.894.691
455.152
-9.371.833
(Nguồn: phòng dịch vụ khách hàng BIDV Cần Thơ)
Giá trị của uỷ nhiệm thu xuất khẩu và nhập khẩu đến năm 2009 đều giảm, mức giảm chiếm 15,92% trên tổng giá trị giao dịch. Trong đó, uỷ nhiệm thu xuất khẩu có giá trị giảm đều trong giai đoạn 2007-2009, điều này là do hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu đã dần chuyển hướng sang thực hiện các phương thức thanh toán khác thay cho uỷ nhiệm thu, đồng thời cũng vì tình hình lạm phát cao, tỷ giá hối đoái biến động mạnh trong các năm 2008, 2009.
4.2.3. Phương thức thanh toán bằng ủy nhiệm chi (UNC)
Hiện nay, uỷ nhiệm chi là một trong các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng rộng rãi nhất tại BIDV Cần Thơ, với giá trị giao dịch và số món đều rất lớn, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị thanh toán không dùng tiền mặt trong nước và tăng dần đều lên qua các năm:
v Về tỷ lệ (trong thanh toán không dùng tiền mặt trong nước): uỷ nhiệm chi lần lượt chiếm khoảng một nửa giá trị thanh toán, cụ thể là 49,31% năm 2007, 50,21% năm 2008 và 54,30% năm 2009.
v Về giá trị: uỷ nhiệm chi tăng dần về giá trị thanh toán: năm 2008 tăng 5.455.621 triệu đồng, tức tăng 83,56%; năm 2009 tăng 5.513.727 triệu đồng, tức tăng 46,0%.
Hình 16. BIỂU ĐỒ KẾT QUẢ THANH TOÁN
BẰNG ỦY NHIỆM CHI CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
Có thể thấy, uỷ nhiệm chi đặc biệt được các doanh nghiệp trong nước ưa chuộng sử dụng bởi tính đơn giản và tiện lợi, cùng với phạm vi thanh toán rộng. Mặt khác, do công tác tuyên truyền, hướng dẫn các thủ tục thực hiện uỷ nhiệm chi được BIDV Cần Thơ thực hiện khá tốt nên hoạt động này càng được mở rộng.
So với séc, uỷ nhiệm chi tuy cùng được thực hiện dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa người bán và người mua, nhưng nó hơn hẳn séc ở chỗ nếu trong quá trình thanh toán, tài khoản của khách hàng không đủ để chi trả thì Ngân hàng chỉ thực hiện từ chối thanh toán, mà không lập bất cứ một hình thức xử lý nào (lập giấy phạt, cảnh cáo...) như đối với séc. Điều này tạo ra tâm lý thoải mái cho doanh nghiệp nói riêng và khách hàng sử dụng nói chung.
4.2.4. Phương thức thanh toán bằng L/C
So với các phương thức thanh toán khác, L/C có một số đặc điểm riêng đáng chú ý như các quy trình phức tạp bắt buộc, tính ràng buộc pháp lý... Do đó, nó được sử dụng chủ yếu trong thanh toán quốc tế nhưng hầu như không phổ biến trong hoạt động thanh toán trong nước. Doanh số thanh toán trong nước của L/C tại BIDV Cần Thơ trong 3 năm gần đây và cả thời gian trước đều bằng 0.
Điều này một mặt phản ánh thói quen của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung là không thích sử dụng các phương thức thanh toán quá phức tạp, phải trải qua nhiều bước trung gian, nhưng mặt khác cũng nói lên rằng công tác Marketing của Ngân hàng đối với phương thức L/C chưa thật sự hiệu quả.
Bảng 10. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG L/C CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
Đvt: USD
CHỈ TIÊU
2007
2008
2009
SO SÁNH 08/07
SO SÁNH 09/08
1. Giá trị giao dịch
64.632.238
108.509.666
41.732.189
43.877.428
-66.777.477
+ L/C nhập khẩu
14.113.210
66.138.050
7.401.270
52.024.840
-58.736.780
+ L/C xuất khẩu
50.519.028
42.371.616
34.330.919
-8.147.412
-8.040.697
2. Số món
283
281
312
-7
19
+ L/C nhập khẩu
43
37
22
-6
-15
+ L/C xuất khẩu
240
244
290
-1
34
(Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng BIDV Cần Thơ)
Dựa vào bảng kết quả, có thể thấy rõ doanh số hoạt động thanh toán bằng L/C năm 2009 đã giảm rất mạnh, từ 108.509.666 năm 2008 xuống còn 41.732.189 USD 2009, ứng với tỷ lệ giảm 61,54%. Tuy nhiên, đây là thực trạng chung với hầu hết các Ngân hàng trong cả nước chứ không riêng BIDV Cần Thơ.
Cùng thời điểm trên, doanh số thanh toán bằng L/C xuất khẩu của Vietcombank Cần Thơ đã giảm từ 137.651 nghìn USD xuống còn 90.826 nghìn USD; L/C nhập khẩu giảm từ 250.664 nghìn USD xuống 87.454 nghìn USD. Tổng giá trị thanh toán bằng L/C giảm 210.035 nghìn USD, tức giảm 54,09%.
Trong các khoản thanh toán L/C tại BIDV Cần Thơ, hầu hết là L/C xuất khẩu với giá trị giao dịch hơn hẳn L/C nhập khẩu (78,16% so với 21,84% năm 2007; 39,05% so với 60,95% năm 2008 và 82,26% so với 17,74% năm 2009).
v L/C xuất khẩu:
Bảng 11. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
L/C XUẤT KHẨU CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
Đvt: nghìn USD
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
SO SÁNH 08/07
SO SÁNH 09/08
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
Chênh lệch
Chênh lệch
Gởi đi thương lượng
240
50.519
244
42.371
290
34.331
- 8.148
- 8.040
Đã thanh toán
180
27.231
183
24.389
207
21.006
- 2.842
- 3.383
Tổng
420
77.750
427
66.760
497
55.337
- 10.990
- 11.423
(Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng BIDV Cần Thơ)
Trong giai đoạn khủng hoảng năm 2008-2009, giá trị của L/C xuất khấu có sụt giảm nhưng mức giảm không quá lớn (17,11%), trong khi số món tăng. Lý do là vì BIDV đã tranh thủ khuyến khích các đơn hàng thanh toán nhỏ của doanh nghiệp, dù với giá trị không lớn.
Mặt khác trong thời gian trên, cơn sốt tỷ giá hối đoái đã tạo nên một tác động không nhỏ tới hoạt động thanh toán quốc tế, khiến các doanh nghiệp chuyển hướng từ các đơn hàng lớn sang các hợp đồng nhỏ hơn nhằm hạn chế rủi ro. Xuất khẩu giảm, dẫn đến giá trị của L/C gửi đi thương lượng cũng giảm theo.
v L/C nhập khẩu:
Bảng 12. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
L/C NHẬP KHẨU CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
Đvt: nghìn USD
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
SO SÁNH 08/07
SO SÁNH 09/08
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
Chênh lệch
Chênh lệch
Phát hành
43
14.113
37
66.138
22
7.401
52.025
-58.737
Thanh toán
36
10.134
42
69.123
10
5.516
58.989
-63.607
Tổng
79
24.247
79
135.261
32
12.917
111.014
-122.344
(Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng BIDV Cần Thơ)
Dựa vào bảng trên, có thể thấy rằng tình hình thanh toán L/C nhập khẩu trong giai đoạn 2007-2009 có sự sụt mạnh về doanh số (giảm đến 122.344 nghìn USD năm 2009, tức giảm 90,45%). Đây là mức giảm rất lớn, nếu so với mức giảm của L/C xuất khẩu. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn về tài chính vì khủng hoảng, cộng với tỷ giá hối đoái trong thời gian trên biến động khá mạnh, tạo nhiều rủi ro tiềm ẩn khiến các doanh nghiệp hạn chế nhập khẩu.
4.2.5. Phương thức thanh toán bằng thẻ
So với các phương thức thanh toán khác, thì đây là một phương thức còn tương đối mới mẻ, và chỉ mới được áp dụng từ đầu năm 2005 trở lại đây. Tuy nhiên, sự phát triển của phương thức này là vô cùng mạnh mẽ do được Ngân hàng tích cực đầu tư.
Những năm gần đây, phương thức thanh toán bằng thẻ tại BIDV Cần Thơ đã tăng trưởng không ngừng cả về số lượng thẻ phát hành, số lượng máy và giá trị giao dịch.
Xét về số lượng, do được đầu tư tương đối lớn nên mạng lưới ATM của chi nhánh liên tục được mở rộng qua các năm, kéo theo tốc độ gia tăng số lượng giao dịch và doanh số giao dịch luôn ở mức cao.
Bảng 13. BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ATM
CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
Số lượng thẻ và máy ATM
2007
2008
2009
Chênh lệch
(08/07)
Chênh lệch (09/08)
1. Số máy ATM (luỹ kế)
7
13
13
6
0
2. Số thẻ ATM (luỹ kế)
10.320
19.239
24.590
8.919
5.351
(Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân BIDV Cần Thơ)
Với việc tăng cường máy ATM lên 13 máy năm 2008, tăng 86% so với năm 2007, số lượng giao dịch và doanh số giao dịch năm 2008 tăng lần lượt 227% và 281% so với năm 2007. Năm 2009, số lượng giao dịch và doanh số giao dịch trên ATM của BIDV Cần Thơ tiếp tục tăng nhưng không cao vì số lượng máy ATM trong năm 2009 không thay đổi so với năm 2008.
Tất cả các thẻ ghi nợ nội địa (Etrans365+, Vạn dặm, Power, G7 Mart, Harmony) và thẻ tín dụng quốc tế mang thương hiệu VISA của BIDV đều đã thực hiện kết nối chuyển mạch Banknetvn. Thẻ tín dụng quốc tế của BIDV là thẻ tín dụng quốc tế VISA hạng Vàng mang thương hiệu BIDV Precious.
BIDV đang cung cấp 9 dịch vụ trên ATM gồm: rút tiền, chuyển khoản, đổi PIN, vấn tin số dư, yêu cầu in sao kê tài khoản (đầy đủ hoặcc rút gọn), phát hành sổ séc, gửi tiền tài khoản tiền gửi có kì hạn, thanh toán hoá đơn (dịch vụ thanh toán hoá đơn không áp dụng cho thẻ Vạn Dặm). Các dịch vụ cung cấp trên POS: hiện tại có 2 dịch vụ là thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ và ứng rút tiền mặt.
BIDV Cần Thơ hiện tại phát triển 4 loại thẻ ghi nợ nội địa: Vạn Dặm, Etrans 365+, Etrans 365+, Power và gần đây nhất là bộ thẻ Harmony.
PHÂN TÍCH CÁC LOẠI
THẺ GHI NỢ NỘI ĐỊA CỦA BIDV CẦN THƠ
Vạn Dặm
Etrans 365+
Power
Harmony
Hình dáng
Thiết kế đơn giản, màu sắc bắt mắt.
Thiết kế đơn giản, dễ nhìn.
Thiết kế sang trọng, độc đáo.
Thiết kế lạ, lấy ý tưởng từ Âm Dương-Ngũ Hành
Khách hàng
mục tiêu
Sinh viên, giới trẻ
Tất cả các cá nhân và tổ chức
Doanh nhân, những người có thu nhập cao
Người có thu nhập cao (Là loại thẻ thay thế cho Power)
Phí phát hành
30.000 VND
Hạng chuẩn:
50.000VND
Hạng vàng:
70.000VND
Hạng đặc biệt:
100.000VND
60.000VND
110.000VND
(Giảm 50% với nhóm khách hàng 3 người trở lên)
Hạn
mức GD
Trung bình, với 5 lần rút tiền tối đa/ ngày
Khá cao, với số lần giao dịch tối đa lần lượt là 5, 10, 20lần/ngày với các hạng Chuẩn, Vàng, Đặc biệt.
Cao, với 20 lần rút tiền tối đa/ngày.
Rất cao, với 20 lần rút tiền tối đa/ngày.
1. Số tiền rút tối đa/ngày
5.000.000VND
Hạng Chuẩn:
10.000.000 VND
Hạng Vàng:
15.000.000VND
Hạng Đặc biệt:
20.000.000 VND
30.000.000VND
40.000.000 VND
(Cao nhất từ trước đến nay tại Việt Nam)
2. Số tiền rút tối đa/lần
2.000.000VND
Hạng Chuẩn:
3.000.000 VND
Hạng Vàng:
3.000.000VND
Hạng Đặc biệt:
3.000.000 VND
3.000.000VND
5.000.000 VND
¤ Công tác phát hành thẻ:
Hình 17. BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH
CÁC LOẠI THẺ ATM CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
Dựa vào biểu đồ, có thể thấy việc phát hành thẻ không ngừng được chú trọng, với số lượng thẻ có sự gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, số lượng thẻ phát hành vào năm 2009 chỉ bằng hơn nửa số thẻ đã phát hành năm 2008 cũng cho thấy rằng thị trường thẻ đã dần đi đến mức bão hòa và công tác phát hành thẻ của BIDV Cần Thơ đã dần bị chững lại.
BIDV Cần Thơ trong các năm gần đây tập trung chủ yếu vào phát hành loại thẻ Vạn Dặm và Etrans 365+, trong khi thẻ Power (thẻ quyền năng doanh nhân) ít được quan tâm hơn: năm 2007: BIDV Cần Thơ phát hành được 3.432 thẻ Vạn Dặm, 2391 thẻ Etrans nhưng chỉ phát hành 120 thẻ Power. Tình hình cũng diễn ra như vậy vào các năm 2008 với 4.926 thẻ Vạn Dặm, 3.790 thẻ Etrans và 203 thẻ Power.
Hình 18. BIỂU ĐỒ CƠ CẤU CÁC LOẠI THẺ ATM PHÁT HÀNH CỦA BIDV CẦN THƠ NĂM 2009
Khoản mục
2007
2008
2009
Chênh lệch
2008/2007
Chênh lệch
2009/2008
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Số tiền
%
Số tiền
%
DS rút tiền mặt
114.428
163.783
336.649
49.355
43,13
172.866
105,55
DS chuyển khoản
6.022
29.049
78.967
23.027
382,38
49.918
171,84
Tổng DS thanh toán
120.450
192.832
415.616
72.382
60,09
222.784
115,53
Trong năm 2009, thẻ Power chỉ phát hành được 214 thẻ, chiếm xấp xỉ 4% trong tổng số thẻ phát hành. Tỷ lệ này được lý giải là do thẻ Power (thẻ quyền năng) là thẻ được thiết kế cho đối tượng khách hàng đặc trưng là các doanh nhân, với hạn mức giao dịch cao hơn các loại thẻ khác (tối đa 30 triệu/ngày), thậm chí cao hơn cả thẻ Etrans 365+ Hạng Đặc biệt (tối đa 20 triệu/ngày). Do đó, công tác phát hành thẻ Power không đơn giản như thẻ Etrans (thẻ dành cho mọi đối tượng) và Vạn Dặm (thẻ dành cho sinh viên và giới trẻ).
Hiện tại, BIDV Cần Thơ đang thực hiện phát hành đại trà 2 loại thẻ trên thông qua việc liên kết với các trường Đại học, Cao Đẳng (đối với thẻ Vạn Dặm) và tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng (đối với thẻ Etrans).
Mặt khác, doanh số phát hành thẻ Power thấp một phần do loại thẻ này đang được BIDV tập trung thay thế bằng thẻ Harmony với nhiều dịch vụ, tiện ích
hấp dẫn, và đặc biệt là hạn mức rút tiền, chuyển tiền cao hơn hẳn so với Power (hạn mức giao dịch của Harmony lên đến 60.000.000VND/ngày).
¤ Doanh số phát sinh:
Bảng 14. DOANH SỐ PHÁT SINH TRÊN TÀI KHOẢN THẺ
CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng BIDV Cần Thơ)
Trong tổng giá trị thanh toán không dùng tiền mặt trong nước của BIDV Cần Thơ, doanh số thanh toán bằng thẻ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, cụ thể là 0,91% (2007), 0,80% (2008) và 1,29% năm 2009. Điều này chứng tỏ công tác thanh toán bằng thẻ ở BIDV Cần Thơ vẫn chưa được triển khai hiệu quả, việc sử dụng thẻ thanh toán của BIDV còn chưa phổ biến với các khách hàng. Một nguyên nhân nữa khiến cho hoạt động này có giá trị giao dịch thấp là do hạn mức rút tiền, hạn mức tín dụng của BIDV còn quá nhỏ so với nhu cầu thực sự của người dân cũng như doanh nghiệp.
Một ví dụ cụ thể là loại thẻ dành cho doanh nhân Power, có hạn mức tín dụng là 30 triệu đồng, với số lần rút tiền tối đa trong ngày là 20 lần; Thẻ Etrans 365+ Hạng đặc biệt với số tiền rút tối đa 20 triệu đồng (số lần rút tối đa 20), Hạng Vàng 15 triệu (số lần rút tối đa 10), hạng Chuẩn 10 triệu (số lần rút tối đa 5); Thẻ Vạn Dặm số tiền tối đa 5 triệu, số lần rút tối đa 5 lần. Thực tế, các hạn mức này tuy đã được BIDV nâng lên so với ban đầu, nhưng vẫn chưa đủ để thoả mãn nhu cần trong thực tế, đặc biệt là với một số khách hàng đặc biệt như giới doanh nhân, thì hạn mức 30 triệu là quá ít.
Chính vì một số bất cập trong thanh toán như khách hàng gặp nhiều khó khăn khi sử dụng thẻ để rút tiền cũng như chuyển khoản (không quen với thao tác dùng thẻ, máy nuốt thẻ v.v...) cộng với hạn mức sử dụng và số lần rút tiền trong ngày còn thấp đã dẫn đến doanh số thanh toán bằng thẻ ở BIDV chưa thật sự cao, so với các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khác.
4.2.6. Phương thức thanh toán điện tử
Do là phương thức thanh toán rất mới mẻ nên hiện việc áp dụng ở Ngân hàng đầu tư và phát triển Cần Thơ còn tương đối hạn chế. Hiện nay, dịch vụ Ngân hàng điện tử (Homebanking, Phonebanking, InternetBanking v.v...) mới chỉ đang trong giai đoạn thử nghiệm với giá trị giao dịch không đáng kể, chủ yếu mới áp dụng tại Chi nhánh của BIDV ở các TP lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Trong số này, các hình thức như Homebanking và Phonebanking hiện đang dần dần biến mất, nhường chỗ cho Internetbanking và Mobilebanking trong tương lai.
Trong số này, phát triển nhanh và mạnh nhất là các dịch vụ chuyển tiền qua mạng điện thoại di động. Hiện nay, BIDV Cần Thơ đang triển khai Dịch vụ chuyển tiền điện tử VNTopup.
Dịch vụ này tuy chỉ mới bắt đầu được thực hiện từ nửa cuối năm 2009, nhưng đã đạt được doanh số giao dịch tương đối khả quan là 43.250 triệu đồng (2009).
Hiện tại, các kênh chuyển tiền chủ yếu của dịch vụ này là qua ATM và SMS. Khách hàng có thể sử dụng điện thoại di động để nhắn tin theo cú pháp quy định để giao dịch, áp dụng cho các mạng điện thoại Vinaphone, Mobiphone, Viettel, Sphone và EVN Telecom.
Khi sử dụng dịch vụ VNTopup, khách hàng vẫn được hưởng khuyến mãi của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, và thậm chí còn được khuyến mãi 6% giá trị nạp, ngay cả đối với mệnh giá thẻ nạp dưới 50.000VNĐ.
Cấu trúc nạp tiền qua SMS:NAP MệnhGiá Sốđiệnthoại Mậtkhẩu gửi tới 8049Trong đó:+ NAP: là từ khoá của dịch vụ+ Mệnhgiá: là mệnh giá nạp tiền (VN10, VN20, VN500…)+ Sốđiệnthoại: là số điện thoại được nạp tiền – nếu nạp tiền cho chính thuê bao đăng ký sử dụng dịch vụ BIDV – VnTopup thì không cần ghi+ MậtKhẩu: là mật khẩu của khách hàng đặt khi kích hoạt dịch vụ
Ngoài ra ở BIDV Cần Thơ, phương thức thanh toán bằng chuyển tiền điện tử hiện là một trong những phương thức được ưa chuộng, với tổng giá trị giao dịch tương đối lớn.
@ Trong thanh toán trong nước:
Tổng giá trị giao dịch của thanh toán điện tử lần lượt là 3.271.642 triệu đồng (2007), 6.301.266 triệu đồng (2008) và năm 2009 là 9.322.635 triệu đồng.
Là phương thức được ưa chuộng sử dụng ở BIDV Cần Thơ thứ hai sau uỷ nhiệm chi, chuyển tiền điện tử chiếm tỷ trọng 24,71% (2007), 26,40% (2008) và 28,93% năm 2009 trong tổng thanh toán trong nước. Có thể thấy, tuy không có chuyển biến mạnh mẽ nhưng hoạt động chuyển tiền điện tử tại BIDV Cần Thơ ngày càng phát triển hơn, với giá trị và tỷ trọng tăng đều qua các năm dù mức tăng không lớn.
@ Trong thanh toán quốc tế:
Tổng giá trị giao dịch của chuyển tiền điện tử lần lượt là 12.979.270 USD (2007), 16.095.120 USD (2008) và 12.319.710 USD (2009) và chiếm tỷ lệ khiêm tốn hơn nhiều so với L/C và nhờ thu: 3,56% (2007), 5,89% (2008) và 4,38% năm 2009.
Điều này được lý giải là vì chuyển tiền điện tử là phương thức thích hợp để sử dụng trong trường hợp hai bên đã có sự tin tưởng lẫn nhau, và cần thời gian chu chuyển vốn nhanh, thủ tục đơn giản. Ở phương thức này, Ngân hàng chỉ đóng vai trò là người trung gian chuyển tiền, ngoài ra không có bất cứ một tác động nào khác. Trong khi đó, hoạt động thanh toán quốc tế lại thường diễn ra giữa các đối tác xa lạ về văn hoá, cần có sự bảo lãnh về uy tín của Ngân hàng để đảm bảo việc thanh toán được diễn ra thuận lợi.
Bảng 15. BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN ĐIỆN TỬ NGOÀI NƯỚC CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
Đvt: USD
CHỈ TIÊU
2007
2008
2009
CHÊNH LỆCH 08/07
CHÊNH LỆCH 09/08
1. TT đi (OW)
4.100.600
5.971.310
3.626.450
1.870.710
-2.344.860
a. Mậu dịch
4.070.860
5.915.210
3.611.250
1.844.350
-2.303.960
b. Phi mậu dịch
29.740
56.100
15.200
26.360
-40.900
2. TT đến (IW)
8.878.670
10.123.810
8.693.260
1.245.140
-1.430.550
a. Mậu dịch
8.483.500
9.884.280
8.494.050
1.400.780
-1.390.230
b. Phi mậu dịch
395.170
239.530
119.210
-155.640
-120.320
Tổng
12.979.270
16.095.120
12.319.710
3.115.850
-3.775.410
(Nguồn: phòng dịch vụ khách hàng BIDV Cần Thơ)
Qua bảng báo cáo, có thể nhận thấy năm 2009 đã có sự giảm sút rõ rệt về giá trị giao dịch của chuyển tiền, từ tăng 3.115.850 USD năm 2008 (tăng 24%) thành giảm 3.775.410 USD (giảm 23,46%) vào năm 2009 do đây là thời kỳ diễn ra khủng hoảng kinh tế, các khoản giao dịch quốc tế bị ngưng trệ nên doanh số của cả chuyển tiền đi và chuyển tiền đến đều bị ảnh hưởng mạnh.
Trong các khoản chuyển tiền, chủ yếu vẫn là chuyển tiền mậu dịch, chuyển tiền phi mậu dịch chỉ chiếm một lượng nhỏ, ít có ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch. Cụ thể là trong cơ cấu chuyển tiền thì tỷ trọng của chuyển tiền phi mậu dịch trên tổng số giao dịch chuyển tiền năm 2007 là 3,27%, năm 2008 là 1,84% và năm 2009 là 1,09% trong khi tỷ trọng của chuyển tiền mậu dịch ngày càng tăng, chiếm đến 96,73% (2007), 98,17% (2008) và 98,91% (2009).
4.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI BIDV CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2007-2009
v Môi trường kinh tế:
Bao gồm các yếu tố: mức độ tiền tệ hoá, thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát… thể hiện trình độ phát triển của nền kinh tế. Sự phát triển và ổn định của các nhân tố này là điều kiện thuận lợi để phát huy các chức năng thanh toán của ngân hàng đồng thời tác động mạnh mẽ đến nhu cầu và cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Khi nền kinh tế trong nước đang trong giai đoạn tăng trưởng, các biến số vĩ mô đều có dấu hiệu tốt, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển sẽ là cơ hội tốt trong việc đẩy mạnh các hoạt động thanh toán qua ngân hàng. Bởi khi đó sản xuất hàng hoá phát triển mạnh, nhu cầu trao đổi mở rộng, quá trình mua bán diễn ra thường xuyên hơn, chi tiêu thực tế của dân cư tăng nhanh đòi hỏi công tác thanh toán không dùng tiền mặt phải phát triển kịp thời, thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế.
Trong tình hình môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các ngân hàng phải tập trung củng cố năng lực của mình và phải bắt đầu nghiên cứu kỹ kưỡng các đối thủ, cũng như các khách hàng của họ. Đó chính là điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
v Môi trường văn hoá-xã hội:
Được hình thành từ những tổ chức và những nguồn lực khác nhau có ảnh hưởng cơ bản đến giá trị của xã hội như cách nhận thức, trình độ dân trí, trình độ văn hoá, lối sống, thói quen sử dụng và cất trữ tiền tệ và sự hiểu biết của dân chúng về hoạt động thanh toán qua ngân hàng. Trình độ văn hoá-xã hội cao sẽ giúp hoạt động thanh toán qua ngân hàng phát triển mạnh và ngược lại.
Sự phát triển của hệ thống thanh toán bắt nguồn từ các giao dịch thương mại mang tính xã hội và dựa trên các quy ước, tập quán, thói quen trong mua bán, thanh toán. Một xã hội, người dân có thói quen tiêu tiền mặt, việc phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn.
v Cơ sở hạ tầng và công nghệ thanh toán đang trong giai đoạn hình thành cùng với việc áp dụng các kỹ thuật, qui trình công nghệ thông tin, thanh toán hiện đại. Do đó, thanh toán không dùng tiền mặt trở thành một vấn đề phức tạp và cần có sự phối hợp đồng bộ trên nhiều phương diện: vốn, phương tiện thanh toán và kỹ thuật mới tiên tiến; lượng thời gian cần thiết, trình độ tổ chức vận hành, thực hiện v.v..
Các khu công nghiệp, siêu thị tập trung chưa phát triển, đang trong giai đoạn qui hoạch và xây dựng, nên chưa có điều kiện thu hút tiêu dùng của dân cư, chưa sử dụng được các công nghệ thanh toán hiện đại tương thích.
v Cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động thanh toán
Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành kinh tế chịu sự giám sát chặt chẽ của luật pháp và các cơ quan chức năng của Chính phủ. Cơ sở pháp lý cho hệ thống thanh toán là nền tảng đảm bảo cho các chủ thể thanh toán yên tâm và tham gia tích cực vào quá trình thanh toán vì quyền lợi của họ được pháp luật bảo vệ.
Việc hoàn thiện bổ sung hệ thống văn bản pháp quy về công tác thanh toán không dùng tiền mặt gày càng phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trường sẽ đảm bảo hơn về quyền lợi của khách hàng. Những quy định về thủ tục thanh toán được đơn giản hơn, dễ hiểu, dễ sử dụng, theo thông lệ quốc tế sẽ đẩy nhanh tốc độ thanh toán và thu hút được nhiều khách hàng tham gia.
Hệ thống các văn bản về thanh toán không dùng tiền mặt quy định về quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia vào quá trình thanh toán; giám sát và xử lý rủi ro, tranh chấp trong thanh toán; các văn bản về quản lý cung cấp các thông tin thanh toán cũng như các vấn đề có liên quan làm cho khách hàng có tham gia vào quá trình thanh toán yên tâm và gắn bó hơn với ngân hàng.
Cơ chế, chính sách, môi trường và tổ chức quản lý thanh toán hiện đại trong điều kiện nền kinh tế ở Việt Nam vẫn còn khá nhiều bất cập, đáng bàn cãi trước sự bùng nổ và phát triển của thương mại điện tử và Công nghệ thông tin trên thế giới.
CHƯƠNG 5:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
5.1. NHÓM GIẢI PHÁP CHUNG
5.1.1. Giải pháp về nguồn nhân lực
Ở bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào, yếu tố con người cũng là nhân tố đầu tiên quyết định sự thành bại của hoạt động. Vì vậy Ngân hàng cần tập trung vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ có đầy đủ các phẩm chất và trình độ bao gồm:
v Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
Đây luôn luôn là yếu tố đầu tiên và tiên quyết để xây dựng hệ thống cán bộ, do đó Ngân hàng nên tạo điều kiện để nhân viên của mình nâng cao năng lực, bằng các trải qua các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ (phân tích tín dụng, thẩm định dự án, quản lý rủi ro, tài trợ xuất nhập khẩu v.v...) Việc nâng cao mặt bằng văn hoá chung cũng cần thiết, phải đảm bảo rằng 100% cán bộ của chi nhánh đạt trình độ Đại học và sau đại học.
Để làm được điều đó, Ngân hàng nên trích khoảng 5-10% lợi nhuận hàng năm cho công tác đào tạo cán bộ. Bên cạnh đó, cần tham gia liên kết đào tạo với các trường Đại học, từ đó dễ dàng chọn lọc và tuyển dụng những sinh viên giỏi. Ngoài ra, nên có chế độ khen thưởng, hoặc tăng lương, nâng chức phù hợp cho những người có cố gắng trong học tập, công tác.
v Khả năng quản lý, lãnh đạo:
Ngoài năng lực chuyên môn thì ở vị trí lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng nhất thiết phải có khả năng quản trị nguồn nhân lực, hay nói cách khác, đó chính là năng lực điều phối và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động, tạo điều kiện cho mọi cá nhân phát huy cao nhất khả năng của mình để thực hiện các mục tiêu chung của Ngân hàng.
Năng lực quản lý, lãnh đạo không phải là khả năng bẩm sinh mà hoàn toàn có thể đạt được khi học tập, rèn luyện và trải qua thực tế hoạt động. Do đó, Ngân hàng cần mở các lớp học bổ sung năng lực quản trị, giao tiếp bên cạnh chuyên môn cho cán bộ của mình, đặc biệt là các cán bộ ở vị trí cấp cao.
v Năng lực ngoại ngữ:
Trong điều kiện hội nhập hiện nay, song hành cùng với trình độ chuyên môn, năng lực ngoại ngữ chính là chìa khoá để mở ra cánh cửa hoà nhập với nền kinh tế thế giới.
Do đó, Ngân hàng cần chú trọng việc bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ của cán bộ, đặc biệt là cán bộ ở các Phòng Quan hệ khách hàng, dịch vụ khách hàng... thông qua việc liên kết với những Trung tâm Ngoại Ngữ mở các lớp đàm thoại, dịch thuật hoặc các khoá học chứng chỉ quốc tế như TOEIC, TOEFL, IELTS... Mặt khác, đối với công tác tuyển nhân viên mới, cần ưu tiên cho những người có khả năng ngoại ngữ, đáp ứng tối thiểu từ bằng B trở lên.
v Khả năng tin học:
Ngoài năng lực về ngoại ngữ, tin học cũng là một lĩnh vực cần được quan tâm. Thiếu cán bộ giỏi về tin học, Ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại. Đặc biệt đối với các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như thẻ, thanh toán điện tử... cán bộ không những phải hiểu rõ quy trình, nguyên tắc thực hiện nghiệp vụ, mà còn phải nắm vững thao tác sử dụng các công cụ hiện đại như hệ thống phần mềm, website, các công cụ bảo mật như chữ ký điện tử...
Để làm được điều đó, Ngân hàng cần không ngừng gửi nhân viên của mình tham gia các khoá huấn luyện, học hỏi các công nghệ mới. Đối với những nhân viên có chuyên môn về tin học, cần được đề bạt và sắp xếp vào những vị trí thích hợp để họ sử dụng được hiệu quả năng lực của mình.
Đi kèm với những khả năng trên, điều cần thiết là cán bộ Ngân hàng phải luôn luôn được rèn luyện, bồi dưỡng các phẩm chất trung thực, liêm chính để có thể vững vàng trước mọi thử thách của tình hình xã hội luôn biến động.
5.1.2. Giải pháp về công tác Marketing
Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay, Marketing là một công tác không thể thiếu và có tầm quan trọng đặc biệt, giúp Ngân hàng cải thiện hình ảnh của mình trong mắt khách hàng. Để đạt được thành công trong công tác Marketing, cần thực hiện những hoạt động cụ thể là:
J Mở những hoạt động tuyên truyền và khuyến mãi thích hợp:
Thông qua những công cụ truyền thông sẵn có (Internet, báo chí, TV…) để tăng cường hoạt động marketing cho Ngân hàng. Bên cạnh quảng cáo, cần tổ chức tốt công tác chăm sóc khách hàng đối với những khách hàng quen thuộc.
VD: Khách hàng mở tài khoản thanh toán qua ngân hàng các dịch vụ như trả tiền điện, nước, điện thoại, Internet, cước bưu điện… được tặng quà vào những dịp lễ như 8/3, 30/4, 1/5… Hay khách hàng thanh toán với giá trị giao dịch lớn, thường xuyên sẽ được nhận những phiếu mua hàng; bốc thăm trúng thưởng; hoặc được miễn phí thanh toán trong thời hạn một tháng.
J Đề ra chiến lược phát triển mạng lưới, mở rộng khách hàng: thành lập bộ phận tiếp thị ngân hàng nhằm tiếp cận thị trường. Qua đó thu thập và phân tích đầy đủ thông tin thị trường nhằm phân loại đối tượng khách hàng, tìm hiểu và nắm được các nhu cầu của khách hàng để tạo thêm các sản phẩm dịch vụ đáp ứng cho khách hàng.
Cần tập trung vào việc mở tài khoản cá nhân bởi đó là tiền đề cho việc ứng dụng các công cụ TTKDTM qua ngân hàng. Để đạt được điều này, quan trọng nhất là trước mắt là tập trung vào giá cả dịch vụ (phí mở tài khoản) và xúc tiến khách hàng (quảng cáo và khuếch trương sản phẩm đến khách hàng).
Bước đầu, nên miễn phí dịch vụ mở tài khoản và thẻ để khuyến khích các giao dịch bằng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt qua Chi nhánh: mở thẻ ATM không cần có số dư trong tài khoản; trả lãi tiền gửi thanh toán để được sử dụng vào nhu cầu thanh toán sinh hoạt. Việc thu hút khách hàng để gia tăng khối lượng tài khoản cá nhân là tiền đề phát triển khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu cá nhân.
Mục tiêu lợi nhuận của Chi nhánh trong giai đoạn đầu cần đặt sau mục tiêu khách hàng để phát triển số lượng khách hàng. Những chi phí Chi nhánh bỏ ra trong giai đoạn đầu của chiến lược mở rộng thị trường có thể bù đắp bằng lợi nhuận thu được từ sử dụng một tỷ lệ nhất định tiền gửi thanh toán đã phát triển ổn định.
Mặt khác, sau một thời gian khi các dịch vụ Ngân hàng được khách hàng ưa chuộng, trở thành tiện nghi sinh hoạt trong đời sống của đại bộ phận dân cư, đó chính là thời kỳ để Chi nhánh chuyển sang thu phí dịch vụ về mở tài khoản, xử lý thông tin và tư vấn khách hàng. Trong giai đoạn này thực hiện thu phí dịch vụ, mục tiêu lợi nhuận của Chi nhánh và lợi ích khách hàng được chú trọng ngang nhau và có nhiều cơ hội để cải thiện, nâng cao.
J Tăng cường công tác PR: thông qua tài trợ các chương trình (thể thao, ca nhạc, từ thiện…) lớn và có nhiều khách hàng tham gia. Đến từng nơi tập trung nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng để khuếch trương sản phẩm. Chi nhánh cần chủ động làm tốt công tác tiếp thị tới các cơ quan và các trường đại học, cao đẳng bao gồm cả nhà trường và nhu cầu của cán bộ, sinh viên… Nếu được có thể đầu tư các trang thiết bị, bố trí cán bộ, mở quầy giao dịch riêng cho các trường; thậm chí có thể mở chi nhánh cấp II, hoặc phòng giao dịch, lắp đặt máy ATM ngay trong các trường. Ngoài ra Chi nhánh cũng cần đẩy mạnh truyền thông quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại các trường thông qua các áp phích, hội thảo… Bên cạnh đó, có thể miễn giảm phí dịch vụ chuyển tiền cho sinh viên, đặc biệt là nộp tiền học phí.
J Phát triển mạnh dịch vụ hỗ trợ khách hàng: tư vấn khách hàng miễn phí, phát tài liệu hướng dẫn và thường xuyên cung cấp cho khách hàng tiềm năng giá cả của các loại hình dịch vụ cũng như chế độ ưu đãi của ngân hàng. Cần có chính sách rõ ràng, ưu tiên các khách hàng có hoạt động thường xuyên, có số dư tài khoản thanh toán ổn định. Chi nhánh nên đưa ra các chương trình bốc thăm trúng thưởng trên các số hiệu tài khoản của khách hàng nhằm tạo động lực vật chất để thu hút.
5.1.3. Giải pháp về công nghệ ngân hàng
Để bắt kịp với đà phát triển của thế giới, Chi nhánh phải luôn cập nhật thông tin về các công nghệ mới trong ngành bên cạnh công nghệ lõi(Corebanking) hiện có, ví dụ như các công nghệ về Ngân hàng đa năng Symbols với các chức năng được thiết kế cho các hệ thống nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, ngân hàng bán buôn, ngân hàng Internet và hệ thống quản lý quan hệ khách hàng v.v…
Song hành với cập nhật và đổi mới, Ngân hàng cũng cần lưu tâm đến việc kết nối với các Ngân hàng khác nhằm đảm bảo công nghệ ứng dụng của mình luôn tương thích với hệ thống, để hoạt động thanh toán của khách hàng vì thế mà không gặp bất kỳ trở ngại, trục trặc nào về kỹ thuật.
5.1.4. Về chất lượng dịch vụ
Trong bất cứ ngành nghề kinh doanh nào, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu để quyết định thành công của doanh nghiệp, và ngành Ngân hàng cũng không phải là một ngoại lệ. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ, thoả mãn đến mức cao nhất mong muốn của khách hàng, cần thực hiện các chính sách:
J Luôn giữ thái độ ân cần, lịch sự với khách hàng:
Trong quá trình giao dịch, khách hàng và cán bộ Ngân hàng thường phải tiếp xúc với nhau nhiều lần, trực tiếp hay gián tiếp qua điện thoại, Internet… để hoàn thành các thủ tục cần thiết. Trong thời gian đó, nếu thái độ và cách hành xử của nhân viên Ngân hàng không tốt sẽ dễ dấn đến việc khách hàng đánh giá sai về chất lượng dịch vụ của Ngân hàng, dù mọi khâu khác đều hoàn hảo. Do đó, việc quan trọng đầu tiên trong vấn đề bảo đảm chất lượng dịch vụ là tổ chức tốt công tác huấn luyện nhân viên, để đảm bảo rằng không những khách hàng hài lòng với dịch vụ mà còn tiếp tục quay lại vào những lần giao dịch kế tiếp.
J Tung ra các dịch vụ mới hấp dẫn, tiện ích cao:
Đời sống ngày càng phát triển thì thị hiếu và đòi hỏi của khách hàng càng tăng lên, mà đôi khi những sản phẩm dịch vụ cũ chưa thể đáp ứng được kịp thời, do đó việc ra đời những dịch vụ mới là vô cùng cần thiết. Mặt khác, để thu hút sự chú ý của khách hàng cũng cần không ngừng đưa ra những dịch vụ mới với những điều kiện hấp dẫn, phù hợp với sở thích và đem lại sự tiện lợi cho khách hàng.
VD: BIDV đang triển khai sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế BIDV Precious, với nhiều tính năng mới đặc biệt và vô cùng hấp dẫn như:
üChia sẻ tiện ích của thẻ với người thân thông qua việc phát hành tối đa 2 thẻ phụ với hạn mức chi tiêu của thẻ phụ nằm trong tầm kiểm soát của chủ thẻ chính;
ü Hỗ trợ khách hàng 24/7 của BIDV (miễn phí cước gọi);
ü Hỗ trợ y tế và du lịch toàn cầu;
ü Bảo hiểm 24/24 trên phạm vi toàn cầu với giá trị lên tới 50 triệu đồng và hỗ trợ khẩn cấp tại nước ngoài…
Làm được điều đó, Ngân hàng sẽ trở thành người đi tiên phong, nắm được lợi thế của người đi đầu trong tình hình cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
5.1.5. Về cơ cấu tổ chức, quản lý
Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ góp phần rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Trong hoạt động quản lý, cần chú trọng vào 3 công tác chính yếu:
@ Tuyển dụng, sắp xếp cán bộ vào vị trí phù hợp và có chế độ đãi ngộ xứng đáng với năng lực của họ.
@ Khi hoạt động đi vào giai đoạn phát triển cao, cần xây dựng thêm mạng lưới các phòng giao dịch, các điểm đặt máy ATM… với chi phí hợp lý.
@ Thực hiện phân loại khách hàng theo cá nhân, tổ chức hay thành phần kinh tế để đưa ra chính sách tác động thích hợp. Bên cạnh đó, cần chú trọng tạo mối quan hệ tốt để giữ chân khách hàng quen thuộc, đồng thời thu hút thêm những khách hàng mới.
5.2. NHÓM GIẢI PHÁP RIÊNG ĐỐI VỚI TỪNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
5.2.1. Giải pháp cho thanh toán bằng séc
Cùng với uỷ nhiệm chi và chuyển tiền điện tử, đây là một trong ba phương thức tỏ ra thích hợp nhất trong hoạt động thanh toán giai đoạn hiện nay tại Việt Nam. Giải pháp cần thực hiện để đẩy mạnh công tác thanh toán dùng séc bao gồm các hoạt động sau:
Ø Xúc tiến quảng cáo, giới thiệu về séc cũng như quy trình thực hiện thanh toán bằng séc, các ưu điểm, thuận tiện khi dùng séc với doanh nghiệp và người dân.
Ø Đẩy mạnh quá trình cải tiến, rút ngắn thời gian kiểm tra và luân chuyển chứng từ để giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng.
5.2.2. Giải pháp cho ủy nhiệm thu (UNT)
Là một trong những phương thức thanh toán ra đời khá sớm, uỷ nhiệm thu càng ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm trong giao dịch thương mại ngày nay, đặc biệt là việc tạo ra sự bất bình đẳng giữa các bên tham gia mà cụ thể là cán cân nghiêng hẳn về phía người mua. Thông thường, phương thức này chỉ áp dụng được khi người bán hoàn toàn tin tưởng người mua, vì khi áp dụng phương thức này rất dễ xảy ra rủi ro bị chiếm dụng vốn.
Do đó, để khắc phục các nhược điểm của uỷ nhiệm thu, thúc đẩy việc áp dụng nó, Ngân hàng cần tăng cường phổ biến, giải thích cho khách hàng nắm rõ quy trình thực hiện, cũng như tập huấn cho nhân viên và đầu tư vào các trang thiết bị hỗ trợ cho việc thanh toán.
5.2.3. Giải pháp cho ủy nhiệm chi (UNC)
Hiện tại, đây là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được ưa chuộng nhất bởi những ưu điểm của nó đem lại nhiều thuận lợi cho khách hàng. Mặt khác, công tác thực hiện uỷ nhiệm chi cũng rất đơn giản dễ dàng, phù hợp với sở thích của người Việt Nam nói chung và khách hàng nói riêng.
Do đó, công tác đẩy mạnh việc sử dụng dịch vụ thanh toán uỷ nhiệm chi chỉ cần tập trung vào việc tăng cường phổ biến cho khách hàng về uỷ nhiệm chi, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp vì đây là đối tượng thường sử dụng uỷ nhiệm chi nhất.
5.2.4. Giải pháp cho thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)
Trong hoạt động thanh toán quốc tế, phương thức L/C đặc biệt phát huy được tác dụng và sử dụng rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên, đây lại là một phương thức tương đối phức tạp, đòi hỏi cao khi thực hiện nên có thể dẫn đến tâm lý ngại sử dụng cho khách hàng. Do đó, Ngân hàng cần xác định mở rộng hoạt động giới thiệu, tư vấn doanh nghiệp (đối tượng chính sử dụng L/C) sử dụng dịch vụ thanh toán này, song hành với các hoạt động sau:
Ø Thực hiện tốt công tác thẩm định khách hàng, phân tích kỹ lưỡng năng lực tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của bên mở L/C để tránh rủi ro khi thanh toán.
Ø Bổ nhiệm các cán bộ có trình độ như ngoại ngữ, năng lực chuyên môn (hiểu biết về các quy tắc thực hành tín dụng thống nhất chứng từ như UCP 500, UCP 600, ISBP 681, eUCP 1.1, URR 525, v.v…) và dày dạn kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế để thực hiện công tác thanh toán bằng L/C.
5.2.5. Giải pháp thanh toán bằng thẻ
Thẻ thanh toán là phương thức thanh toán hiện đại và rất phổ biến ở các nước có hệ thống Ngân hàng phát triển. Những năm gần đây, hoạt động thanh toán bằng thẻ ở Việt Nam tuy chỉ ở giai đoạn ban đầu nhưng có bước phát triển vô cùng mạnh mẽ. Không chỉ BIDV Cần Thơ mà các Ngân hàng khác trong địa bàn nói riêng và trong cả nước nói chung đều đầu tư rất nhiều cho dịch vụ này. Chính vì thế, để mở rộng hoạt động của dịch vụ thanh toán bằng thẻ, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau đây:
Ø Thúc đẩy công tác phát hành thẻ qua các phương tiện truyền thông đại chúng như TV, Internet, báo đài v.v... cùng đội ngũ cộng tác viên để giới thiệu với khách hàng những thuận lợi, ưu điểm của việc sử dụng thẻ, từ đó tạo lập tài khoản khách hàng, xúc tiến hoạt động phát hành thẻ. Mặt khác, Ngân hàng cần thông qua các cơ quan trung gian như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng lớn, khách sạn v.v.. để áp dụng thẻ vào việc thanh toán ở những cơ sở kinh doanh này.
Ø Phát triển các sản phẩm và dịch vụ thẻ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng không ngừng biến đổi, cần không ngừng phát triển các sản phẩm thẻ mới với tính năng vượt trội như: các loại thẻ quốc tế (thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng) và các sản phẩm thẻ liên kết với các tổ chức thẻ quốc tế có uy tín như Visa, MasterCard, American Express, Diner Club, JCB, Delta v.v...
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thẻ mới như thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, Internet, truyền hình cáp v.v... trên hệ thống ATM, POS. Kết hợp linh hoạt giữa cho vay tiêu dùng tín chấp với các sản phẩm thẻ cung cấp cho nhóm khách hàng mục tiêu là người có thu nhập từ trung bình khá thường xuyên ổn định, công chức, viên chức trong các doanh nghiệp.
Ø Kiểm soát chặt chẽ hiệu quả hoạt động của hệ thống máy (ATM, POS): luôn kiểm tra, sửa chữa máy thường xuyên, đặc biệt là với máy ATM. Thay mới các máy ATM bị hỏng hóc hoặc quá cũ, không để xảy ra những sự cố ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như tài sản của khách hàng như một số trường hợp hở điện gây chết người, máy nuốt thẻ v.v... trong thời gian vừa qua.
Mặt khác, cũng cần chú ý đến vị trí đặt các máy ATM: nên đặt ở nơi thuận tiện, đông người qua lại để phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng.
Ø Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng sử dụng thẻ: bên cạnh việc khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ của mình, Ngân hàng nên chú trọng hoạt động chăm sóc khách hàng bao gồm hỗ trợ khách hàng, giải đáp thắc mắc khi sử dụng thẻ 24/24, bảo hiểm thẻ, thực hiện tốt hoạt động giao dịch qua thẻ để đảm bảo quyền lợi của họ.
Ø Quan tâm đúng mực đến các khách hàng doanh nghiệp: cần thường xuyên tìm hiểu, rà soát, xác định những doanh nghiệp có quan hệ với chi nhánh chưa sử dụng dịch vụ thẻ để tiếp cận và giới thiệu cho khách hàng biết để sử dụng.
Đối với những khách hàng sử dụng thường xuyên, giá trị giao dịch lớn và có mối quan hệ mật thiết với Ngân hàng, cần có những chính sách ưu đãi khi khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ (như các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, tiếp tục phát triển dịch vụ thẻ, chi hộ lương cho CBCNV của Doanh nghiệp thay vì cho vay ứng lương CBCNV bằng tiền mặt).
5.2.6. Giải pháp thanh toán điện tử
Do hoạt động thanh toán điện tử còn nhiều mới mẻ ở Việt Nam nói chung và ở địa bàn TP Cần Thơ nói riêng, Ngân hàng cần thực hiện các công tác:
Ø Tăng cường liên kết với các tổ chức chuyên về thanh toán điện tử (VinaPay, VietUnion, VietPay, PeaceSoft....) và các doanh nghiệp, xây dựng các Website để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, kết nối hoạt động thương mại điện tử với thanh toán điện tử.
Ø Tập trung nguồn vốn để hoàn thiện các thiết bị máy móc, hệ thống phần mềm cùng đường truyền mạng thật mạnh để đảm bảo cho mọi giao dịch của khách hàng được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện.
Ø Xây dựng hệ thống thanh toán điện tử theo một chuẩn thống nhất và tương thích với các hệ thống thanh toán điện tử khác ở phạm vi trong nước cũng như quốc tế.
CHƯƠNG 6:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Song hành cùng với sự phát triển của xã hội, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên quan trọng và thực sự là một yêu cầu cấp bách cần đáp ứng. Tuy nhiên, đây là một quá trình rất lâu dài, phức tạp và không thể tiến hành đồng loạt. Do nhiều nguyên nhân cả về chủ quan lẫn khách quan đã nêu trên, thanh toán không dùng tiền mặt chưa thực sự nhanh chóng và thuận lợi.
Trong hoàn cảnh đó, nhiệm vụ và trách nhiệm của ngành Ngân hàng càng trở nên nặng nề hơn, bức thiết hơn. Để phù hợp với nhịp độ phát triển như vũ bão của nền kinh tế và của các yếu tố xã hội khác, và cũng để đảm bảo cho việc thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng thuận tiện, an toàn và nhanh chóng hơn, cần có sự phối hợp thực hiện hiệu quả giữa Nhà nước, Ngân hàng Trung Ương và các Ngân hàng thương mại khác.
Bên cạnh đó, cần có những chính sách, giải pháp phù hợp để thay đổi cách nhìn nhận, nâng cao kiến thức về thanh toán không dùng tiền mặt của người dân để từ đó cải thiện môi trường kinh tế khách quan, mở đường cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Kiến nghị đến Chính Phủ và các Ban ngành có liên quan
Theo khảo sát thực tế, thanh toán bằng tiền mặt còn rất phổ biến trong nền kinh tế. Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và chiếm đại đa số trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư. Trong khi đó, số người sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nhân viên công sở có thu nhập cao và ổn định.
Mặc dù từ năm 2001 đến nay, tỷ trọng tiền mặt được sử dụng trong thanh toán so với tổng phương tiện thanh toán đã giảm dần, cụ thể là: 20,3%(năm 2004); 19%(năm 2005); 17,21%(năm 2006), 16,36%(2007), 14,6%(2008) và năm 2009 là 13,9% nhưng tỷ trọng vẫn còn ở mức cao hơn so với thế giới, nhất là các nước tiên tiến như Thụy Điển (0,7%), Na Uy (1%). Trung Quốc là nước phát triển trung bình nhưng cũng chỉ ở mức là 10%.
Trước tình hình đó, Nhà nước và các Ban ngành có liên quan cần nhanh chóng xác định và thống nhất quan điểm để xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách về tổ chức, quản lý, điều hành hệ thống thanh toán trong toàn bộ nền kinh tế- xã hội chứ không chỉ dừng lại ở hệ thống thanh toán qua ngân hàng.
Mặt khác, cần sớm điều chỉnh luật thanh toán để xử lý tổng thể phạm vi và đối tượng, các chủ thể tham gia, các hệ thống thanh toán; các kích thích mang tính đòn bẩy khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt; ứng dụng công nghệ thanh toán hiện đại, tập trung, tương thích, ngang tầm trong phạm vi toàn quốc với trung tâm thanh toán quốc gia là Ngân hàng Trung ương.
Các văn bản pháp qui khác có liên quan đến thanh toán trong nền kinh tế chẳng hạn như: về thương mại điện tử; thương phiếu, hối phiếu v.v… cần được ban hành đồng bộ với cơ chế thanh toán hiện đại phù hợp với xu thế hội nhập.
Hình thành và xây dựng kết nối các mạng, hệ thống thanh toán thích ứng Trên cơ sở đó mở rộng đối tượng và phạm vi thanh toán, các yêu cầu thanh toán, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế xã hội, từ đó giảm chi phí và tăng hiệu quả thanh toán.
Xây dựng cổng thanh toán chung quốc gia để từ đó đảm bảo an toàn về thanh toán cho hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế; giám sát có hiệu quả nguồn vốn ra vào đất nước, góp phần đảm bảo an ninh về kinh tế của quốc gia.
Tập trung nguồn vốn cần thiết để xây dựng và mở rộng cở sở hạ tầng công nghệ thanh toán; đồng thời chú trọng đào tạo cán bộ có trình độ sử dụng, vận hành các phương tiện kỹ thuật mới.
6.2.2. Kiến nghị đến Ngân hàng Nhà Nước
Là ngân hàng của các ngân hàng, Ngân hàng nhà nước là người đề ra các quy định vừa là người theo dõi kiểm tra việc thực hiện các quy định đó. Đồng thời, với vị trí là đầu mối của các Ngân hàng thương mại, NHNN cũng thực hiện vai trò trung gian thanh toán cho các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng cũng như lập ra các trung tâm thanh toán bù trừ. Để thúc đẩy vai trò đó của mình, Ngân hàng Nhà nước cần giải quyết một số vấn đề:
{ Từng bước hoàn thiện hệ thống thanh toán:
Hiện tại, hệ thống thanh toán Ngân hàng nước ta vẫn còn nhiều điểm bất cập và không đồng bộ. Hiện nay Ngân hàng nhà nước đang thực hiện dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Theo mô hình mới, sau hơn 2 năm thực hiện, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng mới được thực hiện ở các thành phố lớn là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, triển khai tại Hội sở chính và một số chi nhánh, số còn lại vẫn phải thực hiện trên hệ thống cũ (Thời kỳ mô hình Ngân hàng 2 cấp thanh toán qua truyền file trên máy tính qua đường điện thoại). Vì thế, hiệu quả chưa cao, cần nhanh chóng triển khai giai đoạn 2 của dự án hiện đại hoá nhằm “phủ sóng” toàn bộ trong hệ thống mỗi ngân hàng, khắc phục tình trạng vận hành cùng lúc hai hệ thống cũ và mới.
{ Thành lập một bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành hệ thống thanh toán toàn quốc:
Tại Ngân hàng Trung ương, cần xây dựng một bộ máy thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý, gồm những cán bộ cấp cao có đủ năng lực, trình độ và đủ tầm để có thể dự đoán trước tình hình phát triển của hoạt động Ngân hàng thế giới để áp dụng vào tình hình thực tiễn tại Việt Nam, đảm đương hiệu quả chức năng, nhiệm vụ là quản lý và kiểm soát hoạt động thanh toán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng.
6.2.3. Kiến nghị đến Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ
Như đã nêu trên, để hoạt động của Ngân hàng Đầu tư & phát triển chi nhánh Cần Thơ nói chung và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng nói riêng ngày càng phát triển, cần sớm thực thi nhiều chính sách và biện pháp cụ thể theo một kế hoạch hợp lý, từ chiến lược Marketing đến hoạt động thu hút khách hàng, từ việc xây dựng chiến lược kinh doanh bao gồm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng công nghệ hiện đại đến vấn đề về tổ chức nhân sự và quản lý nhân sự.
Làm được điều đó, Ngân hàng sẽ có thể tận dụng hiệu quả đến mức cao nhất các nguồn lực tài chính, công nghệ và nhân sự của mình, từ đó có thể phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao hoạt động của Ngân hàng Việt Nam sánh ngang tầm với hệ thống Ngân hàng thế giới. Không những thế, điều này còn góp đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng của người dân và nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, thúc đấy nền kinh tế Việt Nam ngày càng đi lên, từng bước trở thành một nước có nền kinh tế hàng hoá dịch vụ phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thị Cành. (2006), Phương pháp và phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học kinh tế, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
GS. TS. Lê văn Tư (1997), Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
PGS. TS. Lê Văn Tề, Ths. Nguyễn Thị Xuân Liễu (2003), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
GS. TS. Lê Văn Tư (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.
Vũ Ngọc Nhung (1998), Những vấn đề tiền tệ và ngân hàng, NXB TPHCM.
TS. Nguyễn Thị Thượng Liên, TS. Nguyễn Văn Thành, PGS. TS. Đinh Văn Sơn (2003), Tiền tệ và ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
Nguyễn Tấn Bình (2004), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống kê, TPHCM.
Các trang tin:
1. www.baothuongmai.com.vn
2. www.customs.gov.vn
3. www.en.wikipedia.com
4. www.etradenews.com
5. www.tapchithuongmai.com
6. www.vietnamnet.vn
7. www.vinanet.com.vn
8. www.vneconomy.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14202.doc