Khóa luận Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh An Giang

Giải quyết hồ sơ vay nhanh chóng, khoa học, chính xác và thực hiện tốt chiến lược thu hút khách hàng, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ và khả năng giao tiếp, phục vụ của cán bộ viên chức. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán, chú trọng hoạt động Marketing, đa dạng hoá và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh lãi suất kịp thời, thông báo đến Chi nhánh kế hoạch cho vay có hiệu quả nhằm không để khách hàng bị thiệt với những chính sách ưu đãi của ngân hàng khác. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng, tăng hoạt động dịch vụ để từng bước chuyển đổi cơ cấu nguồn thu nhập và để phân tán tối đa mức độ rủi ro. Cần tiến hành nghiên cứu kỹ thị trường để xây dựng và thực hiện chiến lược, chính sách phát triển phù hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động. Cụ thể là hợp lý hóa các quy trình, thủ tục, đổi mới công nghệ và thái độ phục vụ để giảm rủi ro và chi phí . Phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền thông tin, hướng dẫn công nghệ, nghiệp vụ để giúp người vay xây dựng các dự án, thực hiện tốt các nguyên tắc, chế độ, sử dụng đồng vốn có hiệu quả, đảm bảo trả nợ đầy đủ cho ngân hàng. Mặt khác, liên hệ chính quyền địa phương và cơ quan chức năng để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ quá hạn phát sinh.

pdf63 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 938 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gày càng nhiều. Do đó, dư nợ ngắn hạn cũng được tập trung ngày càng nhiều. Dư nợ trung, dài hạn So với dư nợ ngắn hạn thì dư nợ trung, dài hạn cũng gia tăng qua các năm. Năm 2007 dư nợ trung dài hạn đạt 453.640 triệu đồng, tăng 19.146 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 4,4%. Năm 2008 dư nợ trung dài hạn đạt 614.438 triệu đồng, tăng 160.798 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng 35,4%. Nguyên nhân chính là hầu hết các khoản dư nợ cho vay đối với loại này có đặc điểm là khó thu hồi trong thời gian ngắn. Ngoài ra, do ngân hàng tạo được mối quan hệ tốt với khách hàng nên thu hút được nhiều khách hàng đến vay vốn từ đó dẫn đến dư nợ trung và dài hạn tăng lên. Mặt khác, tỷ lệ dư nợ này tăng lên một phần cũng do năm trước chuyển sang năm sau dẫn đến dư nợ của ngân hàng trong năm tiếp theo tăng lên. 4.4.3 Phân tích dư nợ hộ gia đình, cá nhân theo thể loại Bảng 4.10: Dư nợ hộ gia đình, cá nhân từ năm 2006 – 2008 theo thể loại ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % XDSCN 274.206 294.255 437.585 20.049 7,3 143.330 48,7 Tiêu dùng 134.441 172.703 69.980 (38.262) (28,5) (102.723) (59,5) SXKD 63.186 124.682 175.352 61.496 97,3 50.670 40,6 Đối tượng khác 160.288 159.385 176.980 (903) (0,6) 17.595 11 Tỷ trọng XDSCN 43,4 39,2 50,9 Tỷ trọng TD 21,3 23 8,1 Tỷ trọng SXKD 10,0 16,6 20,4 Tỷ trọng khác 25,4 21,2 20,6 Tổng 632.121 751.025 859.897 118.904 18,8 108.872 14,5 (Nguồn: Phòng Kinh Doanh Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang) SVTH: Lâm Mỹ Thanh _DH6TC1 Trang 34 Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân GVHD: TS.Bùi Thanh Quang tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang Biểu đồ 4.10: Tỷ trọng dư nợ hộ gia đình, cá nhân theo thể loại từ năm 2006 - 2008 Năm 2006 44% 21% 10% 25% XD,SCN TD SXKD Khác Năm 2007 39% 23% 17% 21% Năm 2008 51% 8% 20% 21% XD,SCN TD SXKD Khác XD,SCN TD SXKD Khác Nhìn chung trong 3 năm qua mức tăng trưởng dư nợ tại Chi nhánh tăng lên cho thấy qui mô tín dụng của ngân hàng ngày càng mở rộng. Đó là nhờ chi nhánh đã cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ gia đình, cá nhân và hầu hết tập trung vào các thể loại như: xây dựng, sửa chữa nhà, tiêu dùng, sản xuất kinh doanh, nông nhiệp,. Tình hình dư nợ của xây dựng, sửa chữa nhà ba năm qua như sau: Năm 2006 dư nợ là 274.206 triệu đồng, năm 2007 dư nợ là 294.255 triệu đồng tăng 20.049 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 7,3% so với năm 2006. Năm 2008 dư nợ là 437.585 triệu đồng tăng 143.330 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 48,7% so với năm 2007. Nguyên nhân dư nợ tăng do nhu cầu vay xây dựng, sửa chữa nhà tăng lên, mặt khác do thời gian vay lâu dài (5 – 10 năm) nên dư nợ tăng một phần cũng do dư nợ năm trước chuyển sang. Bên cạnh đó, ngân hàng không ngừng nghiên cứu, tìm kiếm những đối tượng đầu tư mới những nơi có điều kiện kinh tế thuận lợi để mở rộng mạng lưới phát triển, đáp ứng nhu cầu vay của người dân. Về dư nợ cho vay tiêu dùng có sự biến động qua các năm: Năm 2007 giảm 38.262 triệu đồng tương đương 28,5% so với năm 2006, đến năm 2008 dư nợ cũng giảm 102.723 triệu đồng ứng với 59,5% so với năm 2007. Nguyên nhân giảm là do vay tiêu dùng là để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt tạm thời của khách hàng (mua sắm trang thiết bị, SVTH: Lâm Mỹ Thanh _DH6TC1 Trang 35 Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân GVHD: TS.Bùi Thanh Quang tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang vật dụng sinh hoạt gia đình,) vì vậy khi có thu nhập hoặc có dư là khách hàng đến trả nợ ngay cho ngân hàng. Mặt khác, do DSCV tăng qua các năm nhưng đồng thời DSTN cũng tăng nhiều hơn làm cho dư nợ giảm qua các năm. Còn đối với loại hình cho vay SXKD thì dư nợ cũng tăng lên. Cụ thể dư nợ của SXKD ba năm qua như sau: Năm 2006 dư nợ là 63.186 triệu đồng, năm 2007 dư nợ là 124.682 triệu đồng tăng 61.496 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 97,3% so với năm 2006. Năm 2008 dư nợ là 175.352 triệu đồng tăng 50.670 triệu đồng tương đương tốc độ tăng trưởng là 40,6% so với năm 2008. Nguyên nhân do thị trường hàng hóa phát triển, nhu cầu mua sắm của người dân tăng nên các hộ sản xuất trong thời gian qua hoạt động có hiệu quả nên có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất do đó nhu cầu vay vốn cũng tăng lên. Tuy nhiên, trong năm 2008 do lạm phát làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình SXKD của người dân gây khó khăn trong việc trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn vì vậy mà dư nợ SXKD có xu hướng tăng trong thời gian qua. Tóm lại, dư nợ cho vay của ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang trong thời gian qua đều tăng, trong đó, dư nợ đối với cho vay xây dựng, sửa chữa nhà chiếm tỷ trọng cao nhất. Dư nợ tăng một phần cũng do trong thời gian qua, Ngân hàng đã từng bước hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ cho vay để thu hút và khách hàng đến vay vốn. Bên cạnh đó, cũng do ngân hàng có đội ngũ cán bộ làm việc tích cực, nhiệt tình phục vụ khách hàng tạo ấn tượng tốt đối với họ. Chính vì thế, doanh số cho vay của ngân hàng không ngừng tăng lên làm dư nợ cũng tăng theo. Điều đó cho thấy hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng ngày càng được nâng cao. 4.5 Phân tích thực trạng nợ quá hạn hộ gia đình, cá nhân Khoản mục nợ quá hạn không thể không có ở bất kỳ một ngân hàng nào. Nợ quá hạn là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và có tác động sâu sắc đến quan hệ kinh tế trong xã hội. Cũng như doanh số thu nợ, nợ quá hạn phản ánh chất lượng tín dụng của hoạt động ngân hàng và hiệu quả sử dụng vốn vay của người đi vay. Do đó, đòi hỏi ngân hàng cần phải xem xét cho vay một cách thận trọng để có thể hạn chế rủi ro xuống thấp nhất. Cụ thể tình hình nợ quá hạn trong ba năm qua của chi nhánh được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 4.11: Nợ quá hạn hộ gia đình, cá nhân từ năm 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % 1.HGĐ, cá nhân 10.543 14.181 15.985 3.638 34,5 1.804 12,7 2.Tổng NQH 11.288 15.614 18.207 4.326 38,3 2.593 16,6 3. Tổng nợ xấu 16.369 17.754 23.191 1.385 8,46 5.437 30,6 (Nguồn: Phòng Kinh Doanh Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang) SVTH: Lâm Mỹ Thanh _DH6TC1 Trang 36 Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân GVHD: TS.Bùi Thanh Quang tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang Biểu đồ 4.11: Nợ quá hạn hộ gia đình, cá nhân từ năm 2006 - 2008 18.207 15.98514.18110.543 11.288 15.614 17.754 23.191 16.369 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 HGĐ, cá nhân Tổng nợ QH Tổng nợ xấu Qua bảng số liệu ta thấy nợ quá hạn hộ gia đình, cá nhân chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn khoảng 90% và có sự biến động qua các năm vì đối tượng cho vay chủ yếu ở ngân hàng là hộ gia đình, cá nhân. DSCV năm nay tăng dẫn đến nợ quá hạn cũng có xu hướng tăng. Cụ thể năm 2007, NQH là 14,181 triệu đồng tăng 3,638 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 34.5%. Năm 2008, NQH là 15.985 triệu đồng tăng 1.804 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng 12,7%. Nguyên nhân NQH tăng qua các năm không phải do cán bộ tín dụng không tích cực trong công tác thu nợ mà là do trong quá trình sử dụng vốn khách hàng có thể sẽ gặp một số rủi ro như: gia đình bất hòa, ly thân, bệnh tật,....Bên cạnh đó, khách hàng vay vốn trả nợ chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp nên không tránh khỏi một số rủi ro do thiên tai, giá cả hàng hóa phục vụ cho sản xuất ngày càng tăng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến làm ăn thua lỗ không đủ tiền để trả nợ làm ngân hàng không thu được nợ nên các khoản này được chuyển thành nợ quá hạn. Mặt khác, một số khác cố tình dây dưa không trả nợ gây khó khăn trong công tác xử lý NQH tại ngân hàng. Về nợ xấu thì vẫn có sự gia tăng qua từng năm, năm 2006 là 16.369 triệu đồng, đến năm 2007 tăng lên 17.754 triệu đồng và đến năm 2008 là 23.191 triệu đồng. Nguyên nhân tăng một phần là do các khoản nợ của năm trước chuyển sang và một số khoản nợ chưa trả được ở nhóm khác chuyển xuống nợ nhóm 3 – 5 làm cho tổng nợ xấu của ngân hàng tăng lên, một phần là do khách hàng trả lãi chậm so với thời gian qui định nên khoản vay cũng phải bị chuyển nhóm nợ. Ngoài ra do biến động của thị trường nên tình hình kinh doanh của người dân cũng gặp không ít khó khăn làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Chính vì vậy, ngân hàng cần có những chính sách ưu đãi để giúp đỡ những hộ vay vốn chẳng hạn như: gia hạn thời hạn cho vay, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, ngoài ra cần cho vay thêm đối với những khách hàng cũ có uy tín và những khách hàng có tiềm năng SVTH: Lâm Mỹ Thanh _DH6TC1 Trang 37 Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân GVHD: TS.Bùi Thanh Quang tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang trả nợ để họ có thể tạo ra lợi nhuận theo hướng khác để trả những khoản nợ cũ cho ngân hàng. Do đó, CBTD cần phải kiểm tra khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không, theo dõi quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng,.. Ngoài ra, Ngân hàng cần thận trọng khi xét duyệt cho vay, thẩm định các điều kiện vay vốn của khách hàng, chọn lọc và loại bỏ những khách hàng không có thiện chí trong việc trả nợ. Thường xuyên thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng theo qui định, theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng NQH xảy ra. 4.6 Đánh giá chất lượng cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân Trên cơ sở đi vay để cho vay do đó hoạt động tín dụng được xem là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng, nếu trong quá trình kinh doanh đó không mang lại hiệu quả thì ngân hàng sẽ không tồn tại lâu dài được và việc giải thể là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, ngân hàng cũng hoạt động vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận bởi vì đó là điều kiện quyết định sự phát triển lâu dài của chi nhánh. Để thấy được hiệu quả hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân qua ba năm của chi nhánh ta cần phân tích một số chỉ tiêu tài chính sau làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả cho vay của Ngân hàng. 4.6.1 Hệ số thu nợ Bảng 4.12: Hệ số thu nợ từ năm 2006 - 2008 ĐVT: Triệu đồng, % Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 CHỈ TIÊU HGĐ Cá nhân Chi nhánh HGĐ Cá nhân Chi nhánh HGĐ Cá nhân Chi nhánh DSCV 586.199 805.958 816.943 1.094.346 1.328.506 1.711.153 DSTN 705.746 926.323 698.039 913.946 1.219.634 1.551.574 Hệ số thu nợ 120,4 114,9 85,4 83,5 91.8 90,7 (Nguồn: Phòng Kinh Doanh Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang) Ta thấy hệ số thu nợ của ngân hàng biến động qua các năm, năm 2006 là 114,9%, năm 2007 giảm còn 83,5% và đến năm 2008 là 90,7%. Riêng đối với các hộ gia đình, cá nhân thì hệ số này cũng có sự thay đổi: năm 2006, hệ số thu nợ là 120,4%, năm 2007 giảm xuống còn 85,4% sang năm 2008 tăng lên là 91,8%. Nhìn chung, khả năng thu nợ của ngân hàng và đối với hộ gia đình, cá nhân trong ba năm qua khá tốt, công tác thu nợ cũng đang có sự chuyển biến tốt. Nguyên nhân dẫn đến hệ số thu nợ năm 2007 giảm không phải do ngân hàng hoạt động kém hiệu quả mà là giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng trưởng chưa cân xứng. Vì vậy, để đảm bảo chỉ tiêu hệ số thu nợ thì không phải làm cho hệ số này càng cao càng tốt mà phải đảm bảo sự cân bằng về mức độ tăng lên của doanh số cho vay và doanh số thu nợ khi đến hạn thanh toán. Tuy nhiên, trong năm 2008 hệ số thu nợ đã có xu hướng tăng trở lại là do: cán bộ tín dụng thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn, luôn theo dõi và kiểm tra quá trình khách hàng sử dụng vốn vay, tránh tình trạng kéo dài thời gian trả nợ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. SVTH: Lâm Mỹ Thanh _DH6TC1 Trang 38 Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân GVHD: TS.Bùi Thanh Quang tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang 4.6.2 Vòng quay vốn tín dụng Bảng 4.13: Vòng quay vốn tín dụng từ năm 2006 - 2008 ĐVT: Triệu đồng, Vòng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 CHỈ TIÊU HGĐ Cá nhân Chi nhánh HGĐ Cá nhân Chi nhánh HGĐ Cá nhân Chi nhánh Dư nợ 632.121 852.633 751.025 1.033.033 859.897 1.192.612 DSTN 705.746 926.323 698.039 913.946 1.219.634 1.551.574 Vòng quay vốn TD 1,2 1,1 1,0 0,8 1,5 1,3 (Nguồn: Phòng Kinh Doanh Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang) Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, đồng thời thể hiện thu hồi nợ nhanh hay chậm. Vòng quay vốn tín dụng càng lớn thì việc đưa vốn vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng đạt hiệu quả. Ta thấy vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng có sự tăng giảm qua các năm: năm 2006 là 1,1 vòng, năm 2007 giảm xuống còn 0,8 vòng và tăng vào năm 2008 là 1,3 vòng. Sự tăng giảm vòng quay vốn tín dụng của hộ gia đình, cá nhân cũng tương đương với sự tăng giảm của ngân hàng. Được biểu hiện như sau: Năm 2006, vòng quay vốn tín dụng là 1,2 vòng. Năm 2007 vòng quay vốn tín dụng giảm còn 1,0 vòng. Năm 2008, vòng quay vốn tín dụng tăng lên 1,5 vòng. Để vòng quay vốn tín dụng được nhanh hơn đòi hỏi ngân hàng phải theo sát tình hình thu nợ, xử lý các khoản nợ tồn đọng sắp tới hạn, thường xuyên theo dõi, kiểm tra và có biện pháp xử lý đối với các khoản nợ quá hạn đồng thời tích cực thu hồi nợ quá hạn để tiếp tục đưa nguồn vốn này đầu tư cho nền kinh tế. 4.6.3 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ Bảng 4.14: Nợ quá hạn trên tổng dư nợ từ năm 2006 - 2008 ĐVT: Triệu đồng, % Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 CHỈ TIÊU HGĐ Cá nhân Chi nhánh HGĐ Cá nhân Chi nhánh HGĐ Cá nhân Chi nhánh NQH 10.543 11.288 14.181 15.614 15.985 18.207 Dư nợ 632.121 852.633 751.025 1.033.033 859.897 1.192.612 Tỷ lệ 1,67 1,32 1,89 1,51 1,86 1,53 (Nguồn: Phòng Kinh Doanh Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang) SVTH: Lâm Mỹ Thanh _DH6TC1 Trang 39 Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân GVHD: TS.Bùi Thanh Quang tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang Đây là một trong những chỉ số quan trọng đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra chỉ số này còn cho thấy được mức rủi ro tín dụng Ngân hàng. Chỉ số này càng thấp thì rủi ro tín dụng Ngân hàng càng thấp tức là chất lượng tín dụng Ngân hàng càng cao và ngược lại. Như đã phân tích thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của hộ gia đình, cá nhân năm 2006 là 1,67%, năm 2007 là 1,89% và năm 2008 là 2,06%. So với tỷ lệ nợ quá hạn của toàn chi nhánh thì tỷ số này cao hơn và mức tăng giảm cũng cao hơn cụ thể tỷ số này của toàn chi nhánh thể hiện như sau: năm 2006 là 1,32%, năm 2007 là 1,51%, năm 2008 là 1,53%. Tuy NQH có tăng nhưng tỷ lệ này vẫn nằm ở mức cho phép của ngân hàng là 3%, đa số NQH ngân hàng đều xác định rõ nguyên nhân, giá trị tài sản thế chấp, địa chỉ,...và Ngân hàng đã tập trung vào công tác thu hồi NQH giao cho tổ xử lý nợ chuyên trách thực hiện đồng thời Ngân hàng cũng đã trích dự phòng rủi ro theo qui định. Bên cạnh đó, ngân hàng cần chú ý trong việc phân loại nợ, đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn từng bước đưa tỷ lệ này giảm xuống dưới mức an toàn để đảm bảo hoạt động tín dụng được tốt hơn. 4.6.4 Dư nợ trên vốn huy động Bảng 4.15: Dư nợ trên vốn huy động từ năm 2006 - 2008 ĐVT: Triệu đồng, % Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 CHỈ TIÊU HGĐ Cá nhân Chi nhánh HGĐ Cá nhân Chi nhánh HGĐ Cá nhân Chi nhánh Dư nợ 632.121 852.633 751.025 1.033.033 859.897 1.192.612 Vốn huy động 181.787 189.618 264.029 291.643 303.871 378.846 Tỷ lệ 347,7 450 284,4 354,2 283 315 (Nguồn: Phòng Kinh Doanh Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang) Chỉ tiêu này cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu nhỏ thì ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả. Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động và so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động được. Qua bảng kết quả cho thấy trong thời gian qua, chi nhánh cũng đã sử dụng hết nguồn vốn huy động được và tỷ lệ này luôn đạt trên 100%. Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động của ngân hàng có sự biến động qua 3 năm. Năm 2006 là 450%, năm 2007 là 354,2%, năm 2008 là 315%. Đối với hộ gia đình, cá nhân thì tỷ lệ này trong những năm qua đều có sự biến động tương thích: năm 2006 là 347,7%, năm 2007 giảm còn 284,4%, đến năm 2008 là 283%. So với tỷ lệ ngân hàng thì điều này thể hiện hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh đối với hộ gia đình, cá nhân khá tốt. Mặc dù huy động vốn có tăng SVTH: Lâm Mỹ Thanh _DH6TC1 Trang 40 Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân GVHD: TS.Bùi Thanh Quang tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu cho vay ngày càng tăng. Nguyên nhân làm nguồn vốn huy động không tăng cao do ngân hàng chưa có những sản phẩm, dịch vụ mới lạ để đáp ứng tối đa những tiện ích cho khách hàng, cùng với sự cạnh tranh khá gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn ngày càng nhiều dẫn đến công tác huy động vốn tại ngân hàng ngày càng khó khăn vì thế ngân hàng nên đưa ra nhiều biện pháp hữu hiệu như làm tốt công tác phục vụ khách hàng, vận dụng linh hoạt cơ chế lãi suất,....để nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên đáp ứng tốt nhu cầu cho vay hiện nay. 4.7 Đánh giá những thành công và tồn tại chủ yếu trong hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân ™ Thành công: Nhìn chung sau hơn chín năm đi vào hoạt động Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang đã từng bước thích ứng với cơ chế thị trường, đã xác định mục đích chủ yếu là cho vay làm nhà và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Qua phân tích đánh giá tình hình cho vay hộ gia đình, cá nhân tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang cho thấy hoạt động này góp phần vào việc cung cấp, bổ sung, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình, cá nhân trong việc xây dựng, sửa chữa nhà ở, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng,...từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Xây dựng thành công mô hình Ngân hàng thương mại hoạt động đa năng, với cơ chế lãi suất linh hoạt và hợp lý, mở rộng mạng lưới về phạm vi, quy mô hoạt động, nâng cao thu nhập, đảm bảo tăng trưởng nguồn vốn ổn định. Có đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhiều kinh nghiệm nhiệt tình với công việc. Thời gian thẩm định và giải quyết hồ sơ vay vốn nhanh chóng từ đó tiếp nhận được nhiều hồ sơ tạo được uy tín và sự tín nhiệm đối với khách hàng. Cơ chế lãi suất linh hoạt có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác, thái độ phục vụ ân cần, chu đáo thu hút được nhiều khách hàng đến vay vốn. Mỗi khi chi nhánh gặp khó khăn đều được sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ tận tình của Hội sở và các phòng ban khác. ™ Tồn tại: Vốn huy động tăng chậm do đó chưa đáp ứng được nhu cầu vốn tín dụng đặc biệt là trong những năm tới nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khu dân cư,....có xu hướng tăng lên đồng thời vay với thời hạn dài, lãi suất thấp. Vì vậy, Chi nhánh không đáp ứng được nhu cầu đó. Nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng nhưng số lượng cán bộ tín dụng hạn chế và mạng lưới hoạt còn thưa thớt nên tốn nhiều chi phí thẩm định, công tác quản lý và tái thẩm định còn mất nhiều thời gian. Công tác tiếp thị, truyền thông, quảng cáo, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn về kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng gặp khó khăn do chưa có phòng marketing chuyên nghiệp. Chưa có nhiều sản phẩm huy động vốn và sản phẩm tín dụng mới để thu hút nhiều đối tượng khách hàng. SVTH: Lâm Mỹ Thanh _DH6TC1 Trang 41 Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân GVHD: TS.Bùi Thanh Quang tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang ¾ TÓM TẮT CHƯƠNG 4: Qua phân tích và đánh giá hoạt động cho vay hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng qua ba năm ta thấy tình hình hoạt động ngân hàng khá hiệu quả, các chỉ số như doanh số cho vay, doanh số dư nợ, tình hình thu nợ và chỉ tiêu nợ quá hạn đều có sự tăng trưởng đáng kể dẫn đến doanh thu và lợi nhuận cũng có sự tăng trưởng. Từ đó, ngân hàng đã khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực cung ứng, bổ sung vốn cho người dân trong quá trình SXKD đặc biệt là trong xây dựng, sửa chữa nhà. Mặc dù tình hình kinh tế xã hội có sự biến động trong những năm qua, đồng thời xuất hiện nhiều ngân hàng thương mại và các quỹ tín dụng nên ngân hàng đã đặt vào thế phải cạnh tranh gay gắt. Nhưng nhìn chung tình hình kinh doanh vẫn có sự tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên, dù phải cạnh tranh, đối mặt với những bất lợi trong quá trình hoạt động nhưng từ lúc hoạt động đến nay ngân hàng chưa gặp những tình trạng rủi ro nào, dẫn đến tổn thất lớn gây thiệt hại nặng nề cho ngân hàng, có được kết quả này là nhờ sự nổ lực rất lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên và sự lãnh đạo chặt chẽ của giám đốc trong những năm qua. Vì thế, trong giai đoạn sắp tới để có thể kinh doanh có hiệu quả cao thì ngân hàng cần có những biện pháp để nâng cao chất lượng tín dụng hơn nữa. Qua quá trình tham khảo, tìm hiểu thực tế đồng thời kết hợp với những kiến thức của bản thân, nên trong chương tiếp theo sẽ đưa ra một số giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng hộ gia đình, cá nhân cho ngân hàng. SVTH: Lâm Mỹ Thanh _DH6TC1 Trang 42 Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân GVHD: TS.Bùi Thanh Quang tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH AN GIANG Những năm qua, ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang đã góp phần không nhỏ trong việc giúp các hộ vay vốn để mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở. Tuy nhiên, để có thể phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường đa dạng, phức tạp và cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Chính vì vậy, để có thể đứng vững và kinh doanh có hiệu quả thì cần phải có những chiến lược, tầm nhìn và một số biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh với những bước đi phù hợp. Nhưng bên cạnh đó, ngân hàng vẫn còn gặp một số vướng mắc sau: Vốn huy động không đủ đáp ứng cho vay mà Chi nhánh phải lệ thuộc vào điều chuyển từ Hội sở. Tuy nhiên, trong những năm tới nguồn vốn điều chuyển này có thể bị cắt giảm vì Hội sở mở thêm nhiều Chi nhánh khác, Hội sở sẽ tập trung vốn cho các Chi nhánh mới đồng thời với nguồn vốn điều chuyển này ngân hàng phải chịu khoản chi phí rất cao . Nợ quá hạn tăng lên qua các năm, đây là điều đáng ngại, đặc biệt là nợ khó đòi tại cụm tuyến dân cư rất khó giải quyết . Công tác tuyên truyền, quảng cáo hình thức gửi tiết kiệm đến dân cư chưa được nhiều, nhiều người dân chưa biết đến các hình thức huy động với các loại lãi suất đi kèm . Dưới đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng hộ gia đình, cá nhân cho ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang: 5.1 Đẩy mạnh công tác huy động vốn: Tăng cường công tác huy động vốn trên địa bàn, khai thác các nguốn vốn có tính ổn định và vững chắc trong dân cư, thay đổi cơ cấu nguồn vốn hợp lý, nâng cao tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn. Để thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cần phải: Đa dạng hóa các hoạt động của ngân hàng trên cơ sở mở rộng thêm mạng lưới hoạt động ở các huyện nhằm mở rộng thị trường. Mở rộng mối quan hệ với các tổ chức tín dụng khác để tăng trưởng nguồn vốn. Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa các hình thức huy động vốn: tăng nguồn vốn huy động trung dài hạn có lãi suất thấp để phục vụ nhu cầu vay vốn trung dài hạn nhằm hạn chế rủi ro; tăng tiền gửi thanh toán, Tiếp tục đổi mới chính sách khuyến mãi trong huy động vốn theo hướng thích hợp và hiệu quả, hướng vào khách hàng, áp dụng các hình thức khuyến mãi phù hợp, phong phú, gây ấn tượng tốt về ngân hàng. Thường xuyên nghiên cứu thị trường, tâm lý khách hàng để có chính sách lãi suất phù hợp. Tăng cường công tác marketing, quảng bá các sản phẩm tiền gửi tại các chi nhánh, tập trung củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động mạng lưới hiện có, đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền quảng cáo, luôn đổi mới công nghệ, tác phong giao dịch để tạo tâm lý an tâm cho khách hàng gửi tiền. SVTH: Lâm Mỹ Thanh _DH6TC1 Trang 43 Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân GVHD: TS.Bùi Thanh Quang tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang 5.2 Không ngừng mở rộng qui mô tín dụng hộ gia đình, cá nhân 5.2.1 Nâng cao doanh số cho vay Cần nâng cao chất lượng món vay đối với hộ gia đình, cá nhân ngay khi bắt đầu cho vay: chú trọng thẩm định những điều kiện vay vốn gắn với xếp loại khách hàng nhằm đảm bảo cho vay đúng cơ chế, chính sách tín dụng, không ngừng nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát, thường xuyên phân tích nợ nhằm phát hiện những sai sót để khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó, mở rộng hoạt động cho vay trung, dài hạn để đáp ứng nhu cầu khách hàng, tính toán thời hạn cho vay hợp lý và cũng cần tăng doanh số cho vay xây dựng nhà ở hơn nữa nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng là phát triển nhà ở cho nhân dân ở An Giang. Tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với trung tâm thông tin tín dụng với mục đích giúp cho ngân hàng có thêm những thông tin cần thiết để làm cơ sở cho việc đầu tư tín dụng có hiệu quả, ngăn ngừa phát sinh nợ khó đòi. Chú trọng và tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra nội bộ hạn chế thấp nhất các vi phạm về cơ chế, nguyên tắc tín dụng. Cải tiến phương thức phục vụ khách hàng và thủ tục cho vay: khi khách hàng đến vay vốn hầu hết đều có tư tưởng: có được vay dễ dàng không, gặp ai để liên hệ, thủ tục có rườm rà không và khi nào mới nhận được tiền Vì vậy, ngân hàng tiếp tục phát huy hơn nữa những hiệu quả của “tổ tư vấn nghiệp vụ tín dụng” nhằm giải quyết 02 vấn đề cơ bản : - Trực tiếp giao dịch với khách hàng và hướng dẫn một cách cụ thể, rõ ràng để khách hàng hiểu được phương thức vay vốn của ngân hàng. - Nếu được vay “tổ tư vấn nghiệp vụ tín dụng cho khách hàng” làm hoàn chỉnh bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng để họ không còn cho là thủ tục vay vốn của ngân hàng rườm rà hay không thể làm được mà phải chờ qua người trung gian. Bên cạnh việc nâng cao doanh số cho vay thì công tác thu nợ cũng không thể xem thường vì nó phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Để thu nợ tốt ngân hàng cần: tăng cường phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác thu nợ, nhất là khách hàng có nợ quá hạn cần có sự can thiệp của cơ quan Nhà Nước nhằm xử lý nợ; thường xuyên theo dõi kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, nếu khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích thì lập tức thu hồi trước hạn còn đối với khách hàng gặp khó khăn thực sự thì cùng nhau tìm cách giải quyết. 5.2.2 Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ dành cho hộ gia đình, cá nhân Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ phù hợp trong từng thời kỳ, nghiên cứu lợi thế và bất lợi của từng dịch vụ, giúp khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng một cách hiệu quả nhất. Đối với các dịch vụ truyền thống (như dịch vụ tín dụng, dịch vụ thanh toán) đây là yếu tố nền tảng không chỉ có ý nghĩa duy trì khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, mà còn tạo ra thu nhập lớn nhất cho ngân hàng. Vì vậy, NHTM cần phải duy trì và nâng cao chất lượng theo hướng: Hoàn thiện quá trình cung cấp dịch vụ, đảm bảo tính công khai, minh bạch, đơn giản thủ tục làm cho dịch vụ dễ tiếp cận và hấp dẫn khách hàng. Nâng cao chất lượng tín dụng gắn với tăng trưởng tín dụng; xoá bỏ những ưu đãi trong cơ chế tín dụng nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng; hoàn thiện cơ chế SVTH: Lâm Mỹ Thanh _DH6TC1 Trang 44 Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân GVHD: TS.Bùi Thanh Quang tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang Đối với các dịch vụ mới như chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, thẻ tín dụng, bảo lãnh ngân hàng, thấu chi, các sản phẩm phái sinh cần phải nâng cao năng lực marketing của các NHTM, giúp các doanh nghiệp và công chúng hiểu biết, tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các dịch ngân hàng, nâng cao tiện ích của các dịch vụ ngân hàng, sử dụng linh hoạt công cụ phòng chống rủi ro gắn với các đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng. 5.2.3 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị cho hoạt động ngân hàng Phát triển hạ tầng kỹ thuật, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến để nhanh chóng tiếp cận với công nghệ hiện đại, quản trị và dịch vụ ngân hàng mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng; đồng thời sớm xây dựng hệ thống dự phòng dữ liệu, hoàn thiện hệ thống an ninh mạng và từng bước áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng. Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng phục vụ cho công tác điều hành kinh doanh, quản lý nguồn vốn, quản lý rủi ro, hệ thống thanh toán liên hàng, hệ thống giao dịch điện tử Đảm bảo dịch vụ được cung cấp nhanh chóng, chính xác, an toàn, đem lại lợi ích cho cả ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế. Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng phục vụ cho công tác điều hành kinh doanh, quản lý nguồn vốn, quản lý rủi ro, hệ thống thanh toán liên hàng, hệ thống giao dịch điện tử Đảm bảo dịch vụ được cung cấp nhanh chóng, chính xác, an toàn. Cần thường xuyên rà soát để bổ sung, chỉnh sửa kịp thời hệ thống quy chế, quy trình nội bộ, quản lý rủi ro tất cả các mặt hoạt động, các ngân hàng chưa ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cần khẩn trương trình NHNN xem xét, chấp thuận đem lại lợi ích cho cả ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế. 5.3 Xử lý triệt để, kiên quyết các khoản nợ quá hạn Nợ quá hạn là một vấn đề luôn làm các nhà quản trị quan tâm bởi vì khi đánh giá chất lượng tín dụng người ta thường dựa vào tình hình nợ quá hạn. Bất cứ ngân hàng nào dù quản lý giỏi đến đâu cũng không thể triệt tiêu nợ quá hạn. Vì vậy, ngân hàng cần áp dụng một số biện pháp sau: Thường xuyên đánh giá, phân tích kỹ từng khoản nợ quá hạn và phân loại nợ để áp dụng các chính sách dự phòng phù hợp. Ngoài ra, cần rà soát, lập kế hoạch trong việc thu hồi nợ quá hạn, tuân thủ những qui định của ngân hàng Nhà nước chuyển nợ quá hạn một cách nghiêm túc và thực hiện việc xử lý nợ quá hạn một cách triệt để. SVTH: Lâm Mỹ Thanh _DH6TC1 Trang 45 Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân GVHD: TS.Bùi Thanh Quang tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang Khi khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh thì việc thanh toán cho ngân hàng cũng gặp khó khăn. Do đó, để giúp cho khách hàng có khả năng trả nợ ngân hàng cần xem xét nguyên nhân thất bại trong kinh doanh của khách hàng do đâu? Và cùng với khách hàng bàn bạc tìm phương hướng giải quyết như điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ để khách hàng có thời gian trả nợ. Mặt khác, có thể tiếp tục cho khách hàng vay để giải quyết khó khăn tạm thời về tài chính, có thêm thu nhập và trả nợ cho ngân hàng. Nhưng ngân hàng cũng cần phải xem khách hàng có thiện chí trả nợ hay không để có quyết định là có nên tiếp tục cho vay không. Làm như vậy, có thể vừa giúp cho khách hàng vượt qua khó khăn, khách hàng sẽ có tâm lý chịu ơn nên ý thức trả nợ cao và có khi tuyên truyền về ngân hàng giúp cho uy tín ngân hàng được nâng cao, và ngân hàng có thể thu được nợ mà khách hàng còn có cách nhìn sâu sắc, thiện cảm với ngân hàng. 5.4 Nâng cao chất lượng đào tạo, tuyển dụng, đãi ngộ đội ngũ cán bộ tín dụng tại ngân hàng: 5.4.1 Công tác đào tạo Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa việc nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên vì cán bộ là khâu quyết định hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Cần xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng có đầy đủ phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, có trình độ, năng lực chuyên môn, hiểu biết về kiến thức pháp luật,. Coi trọng việc đào tạo và đạo tạo lại cán bộ một cách thường xuyên, liên tục. Trước hết, cần phải phân loại cán bộ để có kế hoạch đào tạo cụ thể cho phù hợp với trình độ và công việc đang làm. Chú trọng nâng cao kỹ năng cho cán bộ, nhân viên của ngân hàng, bao gồm các kỹ năng khác nhau: kỹ năng phục vụ khách hàng, kỹ năng đàm phán, kỹ năng thu thập và tổng hợp thông tin, kỹ năng phân tích Do hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, sản phẩm nên chỉ những kiến thức về kinh tế, tiền tệ, ngân hàng là chưa đủ. Nhân viên ngân hàng cần có những thông tin cần thiết về kinh tế, kỹ thuật, tổ chức Định kỳ tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Đồng thời lập kế hoạch cử các cán bộ trẻ có năng lực đi đào tạo chuyên sâu ở các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt, các dịch vụ mới. 5.4.2 Tuyển dụng Trong tuyển dụng nhân viên cũng nên lựa chọn sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc và ưu tiên cho sinh viên hệ chính quy từ các trường đại học có uy tín. Khi có nhu cầu về nhân sự ngân hàng nên công bố rộng rãi ra ngoài như vậy có thể lựa chọn được người thích hợp với vị trí đang thiếu trong rất nhiều đơn xin việc. Bên cạnh đó, tuyển dụng theo nguồn lao động nội bộ sẽ giúp ngân hàng tìm được những ứng cử viên có được những tiêu chuẩn tối thiểu, ngoài ra còn giúp cho ngân hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc sàn lọc, loại bỏ những hồ sơ không đạt yêu cầu. SVTH: Lâm Mỹ Thanh _DH6TC1 Trang 46 Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân GVHD: TS.Bùi Thanh Quang tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang 5.4.3 Thực hiện chính sách đãi ngộ, thu hút và giữ chân nhân viên giỏi một cách thỏa đáng Chính sách đãi ngộ: Trong chính sách đãi ngộ cán bộ, cần chú trọng trình độ, năng lực cán bộ và có chính sách thỏa đáng đối với những người có học vị, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Tất cả các nhân viên được cấp sổ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, thường xuyên tổ chức cho nhân viên đi nghỉ mát vào các dịp lễ, ngày nghỉ Khen thưởng phải được thực hiện thường xuyên ổn định và công bằng. Chế độ tiền lương: Xây dựng chế độ tiền lương hợp lý, xây dựng hệ số trả lương, thưởng để đáp ứng nhu cầu thi đua chất lượng hiệu quả. Cán bộ tín dụng phải hưởng lương cao hơn vì thu nhập của Chi nhánh Ngân hàng phần lớn là do hoạt động tín dụng mang lại. Và những cán bộ tín dụng nào làm việc tốt thì mức lương cũng cao hơn những cán bộ tín dụng làm việc không tốt thì mới kích thích tinh thần làm việc đối với cán bộ tín dụng và từ đó hiệu quả công việc cũng cao hơn. Môi trường làm việc: cần tạo một môi trường làm việc thoải mái, thoáng mát tạo không khí hứng thú giúp các nhân viên có sự thích thú trong khi làm việc, môi trường làm việc cũng cần có tính cạnh tranh nhưng phải trên tinh thần lành mạnh nhằm giúp nhân viên phát huy được năng lực của bản thân. 5.4.4 Hoàn thiện cung cách phục vụ khách hàng, nâng cao khả năng giao tiếp của cán bộ nhân viên Đổi mới phong cách giao dịch, thể hiện sự văn minh lịch sự của cán bộ đối với khách hàng. Nâng cao tính kỹ cương, kỹ luật của cán bộ, nhân viên trong ngân hàng. Thường xuyên nâng cao phẩm chất đạo đức cho cán bộ kết hợp với theo dõi, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện không tốt như: ngâm hồ sơ, giao tiếp thiếu tế nhị, không thân thiện... Bên cạnh đó, cần tổ chức thường xuyên các buổi thảo luận, trao đổi giải quyết những khó khăn trong công việc để nhân viên có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Đặc biệt cần nâng cao khả năng giao tiếp cán bộ nhân viên khi tiếp xúc với khách hàng bởi vì kỹ năng giao tiếp có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và đó là một trong những yếu tố quan trọng tạo ấn tượng tốt đẹp, sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng. Vì vậy, khi tiếp xúc khách hàng cần phải tôn trọng, lắng nghe, kiên nhẫn, trung thực và gây dụng niềm tin tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Ngoài ra, chi nhánh cần thực hiện thêm một số giải pháp sau: Ngân hàng nên chủ động phân tán rủi ro để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro: không nên tập trung quá nhiều vốn vào một khách hàng; đối với những dự án lớn cần huy động nhiều ngân hàng tham gia tài trợ và cùng quản lý vốn vay; hạn chế cho vay ở các lĩnh vực có tỷ lệ rủi ro cao. Đẩy mạnh việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng để vừa phát triển thêm các dịch vụ vừa xây dựng cơ sở và tạo điều kiện hội nhập với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Cải tạo cơ sở vật chất, tạo trụ sở khang trang thoáng mát nhằm gây ấn tượng tốt để thu hút khách hàng. Tiếp tục xác định đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng vẫn là cho vay xây dựng nhà, đối với khách hàng truyền thống của ngân hàng là nông dân, các hộ sản xuất SVTH: Lâm Mỹ Thanh _DH6TC1 Trang 47 Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân GVHD: TS.Bùi Thanh Quang tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang kinh doanh vay mua, xây dựng, sữa chửa nhà ở và các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần củng cố và phát triển hoạt động cho vay, tăng dư nợ. Áp dụng các chương trình phần mềm kế toán thống nhất trong toàn tỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, kiểm soát tổng hợp hoạt động kinh doanh và công tác báo cáo hoạt động. Tổ chức nghiên cứu đối thủ cạnh tranh phải được thực hiện thường xuyên trên cơ sở so sánh về sản phẩm, lãi suất, các hoạt động quảng cáo, mạng lưới ngân hàng,...Từ đó, tạo sự khác biệt của ngân hàng về sản phẩm dịch vụ, lãi suất, quảng cáo,...để thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Đẩy mạnh các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là hệ thống thanh toán tiền nợ, thanh toán chuyển tiền, củng cố các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện có.Tăng cường đầu tư các thiết bị thanh toán, máy rút tiền tự động,... Đổi mới tổ chức quản lý và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận cũng như trong toàn hệ thống của ngân hàng. Trước hết sớm hình thành Phòng chăm sóc khách hàng nhằm giúp ngân hàng tiếp cận được khách hàng một cách thường xuyên, nắm bắt thông tin, nguyện vọng, thậm chí khiếu nại hay phản ảnh của khách hàng để chấn chỉnh kịp thời, kể cả khách hàng gửi tiền và vay tiền của ngân hàng. ¾ TÓM TẮT CHƯƠNG 5: Trên đây là một số giải pháp nhằm giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, hiện nay ngân hàng cũng đã không ngừng theo dõi, nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội, phân tích đánh giá những biến động về lãi suất cho vay và huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn để đưa ra nhiều biện pháp hữu hiệu: điều chỉnh chiến lược lãi suất phù hợp từng thời kỳ, vận dụng linh hoạt cơ chế lãi suất, làm tốt công tác chăm sóc khách hàng, chú ý đến đối tượng cho vay chủ yếu vẫn là xây dựng, sửa chữa nhà từ đó đã thu hút khách hàng đến giao dịch với ngân hàng ngày càng nhiều hơn. Việc thực hiện chính sách có chọn lọc trong những năm qua nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của ngân hàng, phân loại đối tượng đầu tư,... Bên cạnh đó, ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến công tác huy động vốn nhằm tạo sự cân đối giữa đầu vào và đầu ra để có thể chủ động hơn về nguồn vốn trong việc cấp tín dụng của ngân hàng đặc biệt là đối với cho vay hộ gia đình, cá nhân. SVTH: Lâm Mỹ Thanh _DH6TC1 Trang 48 Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân GVHD: TS.Bùi Thanh Quang tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL mặc dù được thành lập sau hơn so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn nhưng đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Tuy là ngân hàng thương mại nhưng mục đích kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận mà còn chú trọng quan tâm đến mục tiêu chính sách xã hội. Thực tế trong những năm qua vốn của ngân hàng đã đóng góp rất lớn vào công cuộc huy động vốn, đáp ứng yêu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh ở tất cả các thành phần kinh tế nói chung và hộ gia đình, cá nhân nói riêng. Sau quá trình tìm hiểu và phân tích hoạt động cho vay hộ gia đình, cá nhân trong 3 năm qua để từ đó đưa ra một số biện pháp cần thiết nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng. Đề tài này bao gồm 6 chương trong đó có 3 chương thực hiện việc phân tích và nghiên cứu để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau: Chương 1: Mở đầu sơ lược về đề tài gồm: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp, phạm vi nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận nêu lên một số khái niệm, lý thuyết được sử dụng cho quá trình nghiên cứu đề tài. Chương 3: Giới thiệu sơ lược về ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang, chương này để tìm hiểu hoạt động, khái quát tình hình kinh doanh của ngân hàng về các mặt: lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, những thuận lợi và khó khăn trong năm 2008, Đồng thời cho thấy kết quả hoạt động của Ngân hàng trong 3 năm qua có sự tăng trưởng. Mặc dù trong suốt quá trình kinh doanh, Ngân hàng có nhiều thuận lợi nhưng cũng có khó khăn khi đối mặt với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực này như hiện nay. Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động cho vay hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng. Qua quá trình phân tích cho thấy sự tăng trưởng của ngân hàng thể hiện ở một số mặt chủ yếu như: tình hình huy động vốn qua các năm đều tăng thu hút được vốn nhàn rỗi trong dân cư. Bên cạnh đó, tình hình sử dụng vốn cũng đạt hiệu quả cao thể hiện quy mô tín dụng được mở rộng, tạo được niềm tin và uy tín đối với khách hàng. Mặt khác, quá trình này nhằm đánh giá phát hiện những ưu, khuyết điểm của việc cho vay hộ gia đình, cá nhân trong các năm qua. Chương 5: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả cho vay hộ gia đình, cá nhân. Chương này chủ yếu đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ gia đình, cá nhân và tập trung chủ yếu vào một số yếu tố như: giải pháp về nhân sự, xử lý các khoản nợ quá hạn, tăng doanh số cho vay kết hợp đẩy nhanh công tác thu nợ, công tác huy động vốn, Qua tìm hiểu, phân tích và đánh giá tình hình cho vay tại ngân hàng cho thấy ngân hàng đã từng bước hoàn thành nhiệm vụ kinh tế xã hội của Tỉnh, xác định được mục đích chủ yếu là cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở. Bên cạnh đó để nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh của hoạt động tín dụng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay là một vấn đề không đơn giản, không chỉ đối với bản thân ngân SVTH: Lâm Mỹ Thanh _DH6TC1 Trang 49 Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân GVHD: TS.Bùi Thanh Quang tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang hàng phát triển nhà ĐBSCL mà còn liên quan tới các ngân hàng khác. Chính vì vậy, cần phải luôn cố gắng nổ lực hơn nữa để đưa hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang ngày càng có hiệu quả hơn. 6.2 Kiến nghị 6.2.1 Đối với cơ quan Nhà Nước: Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý: các cơ quan có trách nhiệm của Nhà nước cần tiếp tục bổ sung, sữa đổi các văn bản pháp lý trên cơ sở một khung khổ pháp lý đồng bộ, rõ ràng phù hợp với cơ chế thị trường. Cần có chính sách phù hợp nhằm điều tiết thu nhập của các hộ có thu nhập cao đồng thời có chính sách giảm thuế và giá trị sử dụng tài nguyên cho các hộ, vùng khó khăn hoặc gặp thiên tai. Chính phủ chỉ đạo các địa phương nhanh chóng quy hoạch vùng, tiểu vùng, đẩy nhanh tiến độ cấp quyền sử dụng đất để nhân dân yên tâm sản xuất kinh doanh, đảm bảo điều kiện vay vốn ngân hàng nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh. Chính phủ chỉ đạo các địa phương quy định giá trị sử dụng đất phù hợp với giá chuyển đổi trên thị trường để cho hộ sản xuất đảm bảo điều kiện vay vốn. Trong bối cảnh người dân nông thôn thiếu thông tin, thiếu khoa học kỹ thuật, thiếu kinh nghiệm sản xuất, thị trường, khả năng tài chánh nếu chỉ giải quyết vấn đề về vốn thì vẫn chưa đủ và khó có thể phát huy hiệu quả. Do đó Nhà nước cần phải có những chính sách và giải pháp đồng bộ như chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm Nhà nước đã có chủ trương mở rộng đối tượng cho vay, nới lỏng điều kiện đảm bảo tiền vay nhưng trong thực tế hiện nay, tỷ lệ hộ nông dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử sụng đất ở một số địa phương còn rất thấp. Đề nghị Nhà nước và các ngành có liên quan đẩy mạnh tiến độ giao đất cho nông dân. Nhà nước cần đẩy nhanh tiến độ thành lập phòng bán đấu giá tài sản thanh lý ở nhiều nơi, có uy tín và đúng theo pháp luật để Ngân hàng có thể bán, thanh lý tài sản một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn. Nhà nước cần xúc tiến và thành lập các trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm để tránh tình trạng người vay có thể dùng một tài sản đảm bảo để vay ở nhiều tổ chức tín dụng. Để vay vốn ngân hàng, người dân cần phải có tài sản thế chấp mà cụ thể là quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn. Song việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở một số địa phương còn rất chậm. Do đó đề nghị các cấp chính quyền địa phương đẩy mạnh tiến độ hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân an tâm sản xuất và dễ dàng trong việc thực hiện quan hệ vay vốn đối với ngân hàng. 6.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà Nước: Quản lý chặt chẽ hơn nữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, hạn chế tình trạng các tổ chức do chạy theo số lượng nên xảy ra tình trạng cạnh tranh không lạnh mạnh nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình như: cho vay không đúng nguyên tắc, không đúng qui trình nghiệp vụ,Từ đó, hạn chế được tình trạng nợ quá hạn phát sinh SVTH: Lâm Mỹ Thanh _DH6TC1 Trang 50 Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân GVHD: TS.Bùi Thanh Quang tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang trên diện rộng, đảm bảo được cho vay trên cơ sở an toàn vốn của ngân hàng. Ngân hàng Nhà Nước cần có biện pháp, cơ chế quản lý, thanh tra, kiểm tra và qui định cụ thể có bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng và hoạt động ngân hàng Khống chế mức lãi suất cho vay giữa các ngân hàng để tránh tình trạng một số ngân hàng hạ lãi suất cho vay để hấp dẫn khách hàng dẫn đến mất cân đối giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Để đảm bảo được tình hình tài chính thì các ngân hàng chủ yếu cạnh tranh với nhau bằng phong cách giải quyết thủ tục nhanh chóng, cơ sở vật chất tiện nghi. Từ đó, khắc phục được việc so sánh không đúng giữa ngân hàng này với ngân hàng khác của một bộ phận khách hàng. 6.2.3 Đối với Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL: Giải quyết hồ sơ vay nhanh chóng, khoa học, chính xác và thực hiện tốt chiến lược thu hút khách hàng, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ và khả năng giao tiếp, phục vụ của cán bộ viên chức. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán, chú trọng hoạt động Marketing, đa dạng hoá và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh lãi suất kịp thời, thông báo đến Chi nhánh kế hoạch cho vay có hiệu quả nhằm không để khách hàng bị thiệt với những chính sách ưu đãi của ngân hàng khác. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng, tăng hoạt động dịch vụ để từng bước chuyển đổi cơ cấu nguồn thu nhập và để phân tán tối đa mức độ rủi ro. Cần tiến hành nghiên cứu kỹ thị trường để xây dựng và thực hiện chiến lược, chính sách phát triển phù hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động. Cụ thể là hợp lý hóa các quy trình, thủ tục, đổi mới công nghệ và thái độ phục vụ để giảm rủi ro và chi phí . Phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền thông tin, hướng dẫn công nghệ, nghiệp vụ để giúp người vay xây dựng các dự án, thực hiện tốt các nguyên tắc, chế độ, sử dụng đồng vốn có hiệu quả, đảm bảo trả nợ đầy đủ cho ngân hàng. Mặt khác, liên hệ chính quyền địa phương và cơ quan chức năng để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ quá hạn phát sinh. Tuyển chọn và bố trí đủ cán bộ cho ngân hàng cơ sở theo yêu cầu của công việc và có tiêu chuẩn rõ ràng để bố trí phù hợp. Quan tâm công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ đủ tiêu chuẩn theo quy định, có chính sách khuyến khích cán bộ tích cực học tập đúng mức trên mọi phương diện và phải có một chính sách tiền lương hợp lý cho nhân viên. SVTH: Lâm Mỹ Thanh _DH6TC1 Trang 51 Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân GVHD: TS.Bùi Thanh Quang tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang SVTH: Lâm Mỹ Thanh _DH6TC1 Trang 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Nguyễn Minh Kiều.năm 2006. Tiền tệ - Ngân hàng. TP Hồ Chí Minh. NXB Thống Kê. 2. Nguyễn Thị Mùi. năm 2001.Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng. NXB Xây Dựng 3. Nguyễn Đăng Dờn. năm 1998. Tiền tệ ngân hàng. NXB TP Hồ Chí Minh. 4. TS. Nguyễn Minh Kiều. năm 2006. Nghiệp vụ ngân hàng. TP Hồ Chí Minh. NXB Thống Kê. 5. Nguyễn Thị Thùy Nhi. 2007.Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Sacombank chi nhánh An Giang. Luận văn tốt nghiệp. Khoa KT – QTKD. Đại học An Giang. 6. Dương Văn Bản. 2007. Phân tích hoạt động cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng NN và PTNT chi nhánh Châu Thành tỉnh An Giang. Chuyên đề tốt nghiệp. Khoa KT – QTKD. Đại học An Giang. 7. Huỳnh Lê Xuân Hà. 2008. Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Mỹ Xuyên. Khóa luận tốt nghiệp đại học. Khoa KT – QTKD. Đại học An Giang. 8. Các quy chế về cho vay tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang: + Quyết định số 319/QTTD – NHNN ngày 27/05/2005 của giám đốc ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL. + Quyết định số 43/2005/QĐ – NHNN – HĐQT ngày 17/05/2005 của chủ tịch Hội Đồng Quản Trị ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL. 9. Đọc từ: www.mof.gov.vn 10. Đọc từ: www.sbv.gov.vn 11. Đọc từ: www.saga.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1100.pdf
Tài liệu liên quan