Khóa luận Phân tích tài chính công ty TNHH phong phúc

Với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế, phân tích tài chính doanh nghiệp là một yêu cầu không thể thiếu được của các nhà quản trị doanh nghiệp. Thông qua phân tích, các nhà quản trị sẽ đánh giá đúng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó có biện pháp thích hợp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp. Trong bối cảnh hòa nhập với nền kinh tế thế giới, nó là cơ hội và cũng mở ra vô vàn thách thức cho doanh nghiệp. Phân tích tài chính trở thành một điều tất yếu không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Qua quá trình phân tích tài chính tại Công Ty TNHH Phong Phúc đã giúp ta thấy được mặt tốt cũng như mặt hạn chế cần khắc phục nhằm phần nào cải tạo được tình hình tài chính hiện tại. Nhìn chung đáng giá tổng quát thì tài chính công ty cần khắn phục một số nhược điểm như đã trình bày ở trên thì sẽ cải thiện và thu được hiệu quả thiết thực trong tương lai.

doc55 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 868 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tài chính công ty TNHH phong phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp đầu tư quá ít vào tài sản khiến cho không đủ tài sản hoạt động sẽ làm tổn hại đến khả năng sinh lợi và do đó làm giảm dòng tiền tự do và giá cổ phiếu. Do vậy doanh nghiệp nên đầu tư tài sản ở mức hợp lý, và muốn biết được điều này phải phân tích các tỉ số đo lường hiệu quả hoạt động của tài sản. Vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu (11) Hàng tồn kho Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu. Số ngày hàng tồn kho = Số ngày trong năm (12) Số vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu số ngày tồn kho cho biết bình quân tồn kho của doanh nghiệp mất hết bao nhiêu ngày. Tỷ số này đo lường tính thanh khoản của hàng tồn kho. Nếu mức độ tồn kho quản lý không hiệu quả thì chi phí lưu kho phát sinh tăng, chi phí này được chuyển sang cho khách hàng làm cho giá bán sẽ gia tăng. Một công ty hoạt động lâu dài hay không phụ thuộc vào khả năng tạo ra những khoản thu nhập. Trong báo cáo tài chính cũng đã chỉ ra rằng: khả năng tạo ra thu nhập của công ty thì thường xuyên ảnh hưởng đến lưu lượng tiền mặt của công ty. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là việc đánh giá lợi nhuận thì quan trọng đối với cả nhà đầu tư và các chủ nợ. Bởi vì vòng quay hàng tồn kho sẽ tác động đến dòng tiền trong hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến vòng quay tài sản ngắn hạn, ảnh hưởng đến vòng quay tài sản dài hạn, và cuối cùng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty và ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai. Vòng quay khoản phải thu: Vòng quay khoản phải thu dùng để đo lường tính thanh khoản ngắn hạn cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu. Nó cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để công ty có thể thu hồi được khoản phải thu. Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu bán chịu (13) Khoản phải thu Vòng quay khoản phải thu cao cho biết khả năng thu hồi nợ tốt, nhưng cũng cho biết chính sách bán chịu nghiêm ngặt hơn sẽ làm mất doanh thu và lợi nhuận. Vòng quay khoản phải thu thấp cho biết chính sách bán chịu không hiệu quả có nhiều rủi ro. Vòng quay các khoản phải thu thể hiện chính sách bán chịu của công ty có ảnh hưởng đến lưu lượng tiền mặt của công ty hay không. Tỷ số vòng quay các khoản phải thu là thước đo mối quan hệ trong các khoản phải thu và mức thành công của chính sách bán chịu của công ty. Tỷ số này cho thấy khoản thời gian trung bình của một vòng quay hàng tồn kho. Tuy nhiên tỷ số này cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những nhân tố bên ngoài khác như điều kiện kinh tế và mức lãi suất. Kỳ thu tiền bình quân = Ngày trong năm (14) Vòng quay khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân cho biết bình quân doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày cho một khoản phải thu. Vòng quay khoản phải thu càng cao thì kỳ thu tiền bình quân càng thấp và ngược lại. Vòng quay tài sản ngắn hạn: Vòng quay tài sản ngắn hạn = Doanh thu (15) Tài sản ngắn hạn Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nói chung mà không có sự phân biệt giữa hiệu quả hoạt động tồn kho hay hiệu quả hoạt động các khoản phải thu. Tài sản ngắn hạn bao gồm cả tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu, chi phí trả trước ngắn hạn và hàng tồn kho. Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản ngắn hạn của công ty tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu hay cứ 100 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận nếu như lấy doanh thu chia cho bình quân tài sản ngắn hạn rồi lấy phân số này nhân cho 100. Vòng quay tài sản dài hạn: Vòng quay tài sản dài hạn = Doanh thu (16) Tài sản dài hạn ròng Tỷ số vòng quay tài sản dài hạn phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của công ty. Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản dài hạn của công ty tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay tổng tài sản: Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu (17) Tổng tài sản Tỷ số vòng quay tổng tài sản phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công ty. Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản của công ty tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Phân tích tình hình đầu tư và cơ cấu tài chính: Tỷ số nợ trên tổng tài sản: Tỷ số nợ trên tổng tài sản, thường gọi là tỷ số nợ (D/A), đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty để tài trợ cho tổng tài sản. Điều này, có nghĩa là trong số tài sản hiện tại của công ty được tài trợ khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ phải trả. Tỷ số nợ so với tổng tài sản = Tổng nợ (18) Giá trị tổng tài sản Tỷ số nợ so với tài sản nói chung thường nằm trong khoảng từ 50% đến 70%. Tỷ số này quá thấp có nghĩa là công ty hiện ít sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản. Điều này có mặt tích cực là khả năng tự chủ tài chính và khả năng còn được vay nợ của công ty cao, tuy nhiên mặt trái của nó là doanh nghiệp không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính và đánh mất đi cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ. Ngược lại, tỷ số này quá cao có nghĩa là công ty sử dụng quá nhiều nợ để tài trợ cho tài sản. Điều này khiến công ty quá phụ thuộc vào nợ vay và khả năng tự chủ tài chính cũng như khả năng còn được vay nợ của công ty thấp. Trường hợp đặc biệt, đôi khi có vài công ty có tỷ số nợ lớn hơn 1, điều này khi xảy ra cho thấy rằng nợ của công ty hiện lớn hơn tài sản, do đó, vốn chủ sở hữu của công ty hiện đang âm, tức là công ty đang trong tình trạng lỗ vốn. Chủ nợ thường thích công ty có tỷ số nợ thấp vì như thế công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông thích muốn có tỷ số nợ cao vì sử dụng đòn bẩy tài chính gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu: Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu (D/E) đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty trong mối quan hệ tương quan với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu. Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu = Tổng nợ (19) Giá trị vốn chủ sở hữu Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp so với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu. Tỷ số này cho biết mối quan hệ giữa mức độ sử dụng nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, mối quan hệ tương ứng giữa nợ và vốn chủ sở hữu của doang nghiệp. Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu nói chung là có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn 1. Tỷ số này thấp hơn 1 có nghĩa là công ty hiện sử dụng nợ ít hơn là sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản. Ngược lại, tỷ số này lớn hơn 1 có nghĩa là công ty sử dụng nhiều nợ hơn là sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản. Tỷ số khả năng trả lãi: Tỷ số khả năng trả lãi vay = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (20) Chi phí lãi vay Tỷ số khả năng trả lãi phản ánh khả năng trang trải lãi vay của công ty từ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. Khả năng trả lãi của công ty cao hay thấp nói chung phụ thuộc vào khả năng sinh lợi và mức độ sử dụng nợ. Nếu khả năng sinh lợi của công ty chỉ có giới hạn trong khi công ty sử dụng quá nhiều nợ thì tỷ số khả năng trả lãi sẽ giảm. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn: a) Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản: Tỷ số EBIT so với tài sản = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) x 100 (21) Tổng tài sản Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi trước thuế và lãi của công ty. Tỷ số này cho biết bình quân cứ mỗi 100 đồng tài sản của công ty tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi căn bản (trước thuế và lãi vay) nghĩa là chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính cho nên thường được sử dụng để so sánh khả năng sinh lợi trong trường hợp các công ty có thuế suất thuế thu nhập và mức độ sử dụng nợ rất khác nhau. b) Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận ròng x 100 (22) Doanh thu Tỷ số này cho biết lợi nhuận bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu hay cứ mỗi 100 doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. c) Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản = Lợi nhuận ròng x 100 (23) Tổng tài sản Tỷ số này cho biết mỗi 100 đồng tài sản của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH PHONG PHÚC Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Phong Phúc: Lịch sử hình thành và phát triển: Cùng với sự hình thành và phát triển của đất nước là sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của rất nhiều công ty, xí nghiệp liên doanh liên kết. Sự xuất hiện hàng loạt các loại hình kinh doanh trên bắt nguồn từ nhận thức đúng đắn, từ trình độ phát triển khoa học, kỹ thuật từ nhu cầu tiêu dùng và sinh hoạt của xã hội ngày càng cao. Công ty TNHH Phong Phúc cũng là một trong những doanh nghiệp được thành lập trong điều kiện đó. Được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4102043135 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư cấp ngày 22/09/2006, địa chỉ trụ sở chính đặt tại 268 Nguyễn Tri Phương, phường 4, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. Công ty đã đi vào hoạt động gần tròn bốn năm với sự thay đổi và phát triển không ngừng vươn xa từng ngày. Nghình nghề kinh doanh của công ty là mua bán valy, cặp táp, túi xách, giày dép, hàng may mặc, mỹ phẩm, hóa mỹ phẩm, văn phòng phẩm, giấy, lưới gói hoa, thực phẩm chế biến, đồ dùng cá nhân và gia đình. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty: Cùng với quá trình phát triển, công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của mình. Có thể nói bộ máy quản lý là đầu não, là nơi đưa ra các quyết định kinh doanh và giải quyết tất cả các phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Đến nay Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo hệ trực tuyến gồm bốn phòng ban, bốn cửa hàng tại các chi nhánh thuộc hệ thống Parkson. Toàn bộ bộ máy hành chính quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH PHÒNG HÀNH CHÁNH – NHÂN SỰ PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU CỬA HÀNG TẠI PARKSON Q1 CỬA HÀNG TẠI PARKSON HN CỬA HÀNG TẠI PARKSON HP CỬA HÀNG TẠI PARKSON C&T Quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ: Ban giám đốc Công ty: Đứng đầu bộ máy quản lý của Công ty là người điều hành toàn bộ các chuyên viên, bộ phận nghiệp vụ, vừa là người đại diện cho Công ty vừa là người đại diện cho CBCNV, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan pháp luật, trước tập thể CBCNV về hiệu quả sản xuất kinh doanh và toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp phụ trách chung, trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ, tài chính Công ty. Phòng xuất nhập khẩu: Tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phương án kinh doanh xuất – nhập khẩu mà chủ yếu là nhập khẩu. Qua đó tham mưu cho Tổng Giám đốc trong quan hệ đối ngoại, chính sách nhập khẩu, pháp luật của Việt Nam và quốc tế về hoạt động kinh doanh này. Giúp Ban Giám đốc chuẩn bị các thủ tục hợp đồng, thanh toán quốc tế và các hoạt động ngoại thương khác. Thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu và khi được ủy quyền được phép ký kết các hợp đồng thuộc lĩnh vực này. Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ giúp giám đốc về tài chính theo dõi về hoạt động kinh doanh của Công ty, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày của Công ty thông qua hạch toán các khoản phải thu, phải trả, nhập - xuất vật liệu, hàng hoá, hạch toán các chi phí phát sinh doanh thu của Công ty, xác định kết quả sản xuất kinh doanh, thanh toán với khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan thuế quan đồng thời theo dõi cơ cấu vốn và nguồn vốn hình thành nên tài sản của Công ty. Phòng kinh doanh: Cũng cố thị trường đang có và tiếp tục tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Lên kế hoạch để đạt được các mục tiêu doanh số công ty đã đề ra. Nghiên cứu khảo sát đánh giá khả năng tiềm lực của các đối tác khi liên kết kinh doanh với công ty. Giới thiệu, chào bán sản phẩm của Công ty tại các hội chợ triễn lãm, khảo sát thị trường, trao đổi nghiệp vụ, thu thập thông tin nhằm mở rộng thị trường. Phòng hành chánh nhân sự: Có nhiệm vụ tổ chức, quản lý công tác văn thư tiếp đón khách, tổ chức các cuộc họp. Sản phẩm và thị trường: Công ty chuyên nhập khẩu và cung cấp các mặt hàng Valy, cặp, túi xách, ra, gối, nệm, sản phẩm dành cho em bé, hàng nồi chảo, văn phòng phẩm cho hệ thống các cửa hàng tại các Paskson trong cả nước. Đồng thời cung cấp sỉ cho thị trường bán lẻ thông qua hệ thống Coop.mark và Metro, bán lẻ thông qua các cửa hàng của công ty tại các thành phố trong cả nước. Những thuận lợi và khó khăn của công ty: Thuận lợi của công ty: Được sự hỗ trợ đắc lực của nhiều ban nghình và doanh nghiệp khác Trình độ nghiệp vụ cán bộ trong công ty luôn được nâng cao vì luôn được đào tạo và tiếp cận với kỹ thuật công nghiệp hiện đại. Thực hiện quản lý theo mô hình tiên tiến. Khó khăn của công ty: Thị trường tiêu thụ sản phẩm cao cấp nhập khẩu bị chiếm lĩnh bởi nhiều nhãn hiệu nỗi tiếp thế giới, trong khi Phong Phúc chỉ mới hơn 5 tuổi. Đối tượng khách hàng hướng đến chỉ tập trung tại các khu vực trung tâm. Công tác marketing chưa đủ mạnh. Hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây: Bảng 2.1 : Doanh thu – Lợi nhuận của công ty năm 2007-2008-2009 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch (08/07) Chênh lệch (09/08) +/- % +/- % Doanh thu 5,638,784 6,619,102 6,648,193 980,318 17.39% 29,091 0.44% Lợi nhuận 602,600 734,469 955,381 131,869 21.88% 220,912 30.08% Qua bảng phân tích trên ta thấy : - Doanh thu của công ty năm 2008 tăng 980,318 nghìn đồng so với năm 2007. Qua năm 2009 doanh thu của công ty đạt được 6,648,193 nghìn đồng tăng 29,091 nghìn đồng so với năm 2008, tương ứng tăng 0.44%. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty tốt. - Lợi nhuận của công ty năm 2008 là 734,469 nghìn đồng tăng 131,869 nghìn đồng so với năm 2007. Qua năm 2009 lợi nhuận đạt được là 955,381 nghìn đồng tăng 220,912 nghìn đồng so với năm 2008, tương ứng tăng 30.08%. Qua phân tích trên, tình hình hoạt động kinh doanh của công khá tốt, lợi nhuận tăng nhanh hơn doanh thu. Điều đó chứng tỏ công ty có sự quản lý hiệu quả khâu chi phí, giúp chi phí giảm đi, tăng lợi nhuận lên. 2.1.7 Kế hoạch kinh doanh trong năm 2010. - Sau đây là một số kế hoạch kinh doanh của công ty. + Nâng cao doanh thu lên trên 7 tỷ đồng + Lợi nhuận đạt được trên 1 tỷ đồng + Duy trì và giảm chi phí kinh doanh hơn nữa. - Mở rộng tìm kiếm nguồn cung cấp hàng hóa nhằm làm giảm giá thành sản phẩm. - Mở rộng thị trường kinh doanh. * Phần trên là giới thiệu khái quát về công ty TNHH PHONG PHÚC, để hiểu rõ hơn tình hình tài chính của công ty ta đi phân tích sâu tài chính thông qua Bảng cân đối kết toán và Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ở phần sau. 2.2 Phân tích tài chính của công ty TNHH Phong Phúc: 2.2.1 Phân tích khái quát về tài chính của công ty: - Trước tiên, phân tích tài chính của công ty ta phải đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty thông qua bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động kinh doanh để thấy rõ được sự thay đổi về quy mô và kết cấu của từng khoản mục. 2.2.1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán: a) Phân tích sự biến động của tài sản: Phân tích sự biến động của tài sản là phân tích sự thay đổi về quy mô và kết cấu của từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán. Bảng 2.2 : Biến động của tài sản năm 2008-2009 Đơn vị tính : nghìn đồng TÀI SẢN Năm 2009 Năm 2008 Chênh lệch Tỷ lệ tăng Chênh lệch (%) Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I/ Tài sản ngắn hạn 3,019,313 56.49% 1,996,391 55.31% 1,022,922 51.24% 1.18%   - Tiền và các khoản tương đương tiền 113,527 2.12% 156,895 4.35% -43,368 -27.64% -2.22%   - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 300,970 5.63% 306,730 8.50% -5,760 -1.88% -2.87%   - Các khoản phải thu ngắn hạn 886,737 16.59% 511,623 14.17% 375,114 73.32% 2.42%   - Hàng tồn kho 1,642,933 30.74% 965,826 26.76% 677,107 70.11% 3.98%   - Tài sản ngắn hạn khác 75,146 1.41% 55,317 1.53% 19,829 35.85% -0.13% II/ Tài sản dài hạn 2,325,412 43.51% 1,613,012 44.69% 712,400 44.17% -1.18%   - Các khoản phải thu dài hạn 762 0.01% 860 0.02% -98 -11.40% -0.01%   - Tài sản cố định 1,518,899 28.42% 1,071,980 29.70% 446,919 41.69% -1.28%        + Tài sản cố định hữu hình 899,877 16.84% 746,661 20.69% 153,216 20.52% -3.85%        + Tài sản cố định vô hình 20,715 0.39% 9,141 0.25% 11,574 126.62% 0.13%        + Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 598,308 11.19% 316,178 8.76% 282,130 89.23% 2.43%   - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 601,672 11.26% 422,771 11.71% 178,901 42.32% -0.46%   - Tài sản dài hạn khác 204,079 3.82% 117,401 3.25% 86,678 73.83% 0.57%    Tổng cộng tài sản 5,344,725 100.00% 3,609,403 100.00% 1,735,322 48.08% - Bảng 2.3 : Biến động của tài sản năm 2007-2008 Đơn vị tính : nghìn đồng TÀI SẢN Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch (+/-) Tỷ lệ tăng Chênh lệch (%) Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I/ Tài sản ngắn hạn 1,996,391 55.31% 2,406,477 61.74% -410,086 -17.04% -6.43%   - Tiền và các khoản tương đương tiền 156,895 4.35% 500,312 12.84% -343,417 -68.64% -8.49%   - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 306,730 8.50% 22,800 0.58% 283,930 1245.31% 7.91%   - Các khoản phải thu ngắn hạn 511,623 14.17% 748,600 19.21% -236,977 -31.66% -5.03%   - Hàng tồn kho 965,826 26.76% 1,081,501 27.75% -115,675 -10.70% -0.99%   - Tài sản ngắn hạn khác 55,317 1.53% 53,264 1.37% 2,053 3.85% 0.17% II/ Tài sản dài hạn 1,613,012 44.69% 1,491,459 38.26% 121,553 8.15% 6.43%   - Các khoản phải thu dài hạn 860 0.02% 4,018 0.10% -3,158 -78.60% -0.08%   - Tài sản cố định 1,071,980 29.70% 757,373 19.43% 314,607 41.54% 10.27%        + Tài sản cố định hữu hình 746,661 20.69% 558,790 14.34% 187,871 33.62% 6.35%        + Tài sản cố định vô hình 9,141 0.25% 9,264 0.24% -123 -1.33% 0.02%        + Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 316,178 8.76% 189,319 4.86% 126,859 67.01% 3.90%   - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 422,771 11.71% 609,960 15.65% -187,189 -30.69% -3.94%   - Tài sản dài hạn khác 117,401 3.25% 120,108 3.08% -2,707 -2.25% 0.17%    Tổng cộng tài sản 3,609,403 100.00% 3,897,936 100.00% -288,533 -7.40% - Qua hai bảng phân tích về sự biến động của tài sản trong ba năm 2007-2008-2009 đã cho ta thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp trong các năm qua như sau : - Năm 2008 giá trị tổng tài sản là 3,609,403 nghìn đồng giảm 288,533 nghìn đồng so với năm 2007 có giá trị tổng tài sản là 3,897,936 nghìn đồng, tương ứng giảm 7.40%. Qua năm 2009 giá trị tổng tài sản là 5,344,725 nghìn đồng so với năm 2008 giá trị tổng tài sản đã tăng 1,735,322 nghìn đồng, tương ứng tăng 48.08%. Sự biến động của tài sản qua các năm là do các : + Tài sản ngắn hạn năm 2008 đã giảm 410,086 nghìn đồng so với năm 2007 (1,996,391 nghìn đồng - 2,406,477 nghìn đồng), tương ứng giảm 17.04%. Tài sản ngắn hạn giảm là do tiền và các khoản tương đương tiền năm 2008 đã giảm 343,417 nghìn đồng so với năm 2007, tương ứng giảm 68.64%. Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 236,977 nghìn đồng, tương ứng giảm 31.66%. Hàng tồn kho cũng giảm 115,675 nghìn đồng, tương ứng giảm 10.70%. Trong khi đó, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 283,930 nghìn đồng, tương ứng tăng 1245.31%. Tài sản ngắn hạn khác tăng 2,053 nghìn đồng, tương ứng tăng 3.85%. Xét về mặt tỷ trọng, tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền giảm 8.49% (4.35%-12.84%). Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 5.03% (14.17%-19.21%). Hàng tồn kho giảm 0.99% (26.76%-27.75%). Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 7.91% (8.50%-0.58%). Tài sản ngắn hạn khác tăng 0.17% (1.53%-1.37%). Vậy tài sản ngắn hạn giảm là do các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho giảm mặc dù các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng nhanh nhưng do khoản mục này chiếm tỷ trọng không nhiều so với tổng tài sản. + Tài sản dài hạn năm 2008 tăng 121,533 nghìn đồng so với năm 2007, tương ứng tăng 8.15%. Tài sản dài hạn tăng là do tài sản cố định tăng 314,607 nghìn đồng, tương ứng tăng 41.54%. Trong khi đó, các khoản phải thu dài hạn giảm 3,158 nghìn đồng, tương ứng giảm 78.60%. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn giảm 187,189 nghìn đồng, tương ứng giảm 30.69%. Tài sản dài hạn khác giảm 2,707 nghìn đồng, tương ứng giảm 30.69%. Xét về mặt tỷ trọng, tỷ trọng của tài sản cố định tăng 6.35% (20.69%-14.34%). Các khoản phải thu dài hạn giảm 0.08% (0.02%-0.10%). Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 3.94% (11.71%-15.65%). Tài sản dài hạn khác giảm 2.25% (3.08%-3.25%). Vậy tài sản dài hạn tăng là do tài sản cố định tăng mà tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao trên tổng tài sản, mặc dù các khoản mục khác trong tài sản dài hạn giảm. + Tài sản ngắn hạn năm 2009 so với năm 2008 tăng 1,022,922 nghìn đồng, tương ứng tăng 51.24%. Tài sản ngắn hạn tăng là do các khoản phải thu ngắn hạn tăng 375,114 nghìn đồng, tương ứng tăng 73.32%. Hàng tồn kho tăng 677,107 nghìn đồng, tương ứng tăng 70.11%. Tài sản ngắn hạn khác tăng 19,829 nghìn đồng, tương ứng tăng 35.85%. Trong khi đó tiền và các khoản tương đương tiền giảm 43,360 nghìn đồng, tương ứng giảm 27.64%. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 5,760 nghìn đồng, tương ứng giảm 1.88%. Xét về mặt tỷ trọng, tiền và các khoản tương đương tiền giảm 2.22% (2.12%-4.35%), các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 2.87% (5.63%-8.50%), các khoản phải thu ngắn hạn tăng 2.42% (16.59%-14.17%), hàng tồn kho tăng 3.98% (30.74%-26.75%), tài sản ngắn hạn khác giảm 0.13% (1.41%-1.53%). Vậy tài sản ngắn hạn tăng là nhờ hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trên tổng tài sản tăng kéo theo tài sản ngắn hạn tăng lên. + Tài sản dài hạn năm 2009 so với năm 2008 tăng 712,400 nghìn đồng, tương ứng tăng 44.17%. Tài sản dài hạn tăng là do tài sản cố định tăng 446,919 nghìn đồng, tương ứng tăng 41.69%. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 178,901 nghìn đồng, tương ứng tăng 42.32%. Tài sản dài hạn khác tăng 86,678 nghìn đồng, tương ứng tăng 73.83%. Xét về mặt tỷ trọng, các khoản phải thu dài hạn giảm 0.01% (0.01%-0.02%), tài sản cố định giảm 1.28% (28.42%-29.70%), các khoản đầu tư tài chính dài hạn giảm 0.46% (11.26%-11.71%), tài sản dài hạn khác tăng 0.57% (3.82%-3.25%). Vậy tài sản dài hạn giảm là do tài sản cố định giảm vì tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao trên tổng tài sản. b) Phân tích sự biến động của nguồn vốn Bảng 2.4 : Biến động của nguồn vốn năm 2008-2009 Đơn vị tính: nghìn đồng NGUỒN VỐN Năm 2009 Năm 2008 Chênh lệch (+/-) Tỷ lệ tăng Chênh lệch (%) Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I/ Nợ phải trả 1,028,787 19.25% 874,665 24.23% 154,122 17.62% -4.98%   - Nợ ngắn hạn 888,277 16.62% 785,525 21.76% 102,752 13.08% -5.14%   - Nợ dài hạn 140,510 2.63% 89,140 2.47% 51,370 57.63% 0.16% II/ Vốn chủ sở hữu 4,418,067 82.66% 2,799,564 77.57% 1,618,503 57.81% 5.09% - Vốn đầu tư của chủ sở hữu 4,315,938 80.75% 2,734,738 75.77% 1,581,200 57.82% 4.98%   - Nguồn kinh phí và quỹ khác 102,129 1.91% 64,826 1.80% 37,303 57.54% 0.11% III/ Tổng cộng nguồn vốn 5,344,725 100.00% 3,609,403 100.00% 1,735,322 48.08% - Bảng 2.5 : Biến động của nguồn vốn năm 2007-2008 Đơn vị tính : nghìn đồng NGUỒN VỐN Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch (+/-) Tỷ lệ tăng Chênh lệch (%) Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I/ Nợ phải trả 874,665 24.23% 1,651,018 42.36% -776,353 -47.02% -18.12%   - Nợ ngắn hạn 785,525 21.76% 1,581,146 40.56% -795,621 -50.32% -18.80%   - Nợ dài hạn 89,140 2.47% 69,872 1.79% 19,268 27.58% 0.68% II/ Vốn chủ sở hữu 2,799,564 77.57% 2,339,250 60.01% 460,314 19.68% 17.55% - Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2,734,738 75.77% 2,246,918 57.64% 487,820 21.71% 18.12%   - Nguồn kinh phí và quỹ khác 64,826 1.80% 92,332 2.37% -27,506 -29.79% -0.57% III/ Tổng cộng nguồn vốn 3,609,403 100.00% 3,897,936 100.00% -288,533 -7.40% - Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng nguồn vốn năm 2008 giảm so với năm 2007 là 288,533 nghìn đồng (3,897,936 - 3,609,403), tương đương tỷ lệ giảm 7.4%. Nguyên nhân là do nợ phải trả năm 2008 giảm so với năm 2007 là 776,353 nghìn đồng tương đương với tỷ lệ giảm 47.02%, trong khi đó vốn chủ sở hữu năm 2008 chỉ tăng so với năm 2007 là 460,314 nghìn đồng tương đương với tỷ lệ tăng 19.68%. Điều này cho thấy sự biến động về kết cấu giứa Tổng nợ phải trả với Tổng vốn chủ sở hữu. Cụ thể: - Nợ ngắn hạn năm 2008 giảm 795,621 nghìn đồng so với năm 2007, tương ứng giảm 50.32% và tỷ trọng lại chiếm tỷ lệ không nhỏ: từ 40.56% năm 2007 xuống 21.76% năm 2008. Trong khi đó Nợ dài hạn chỉ tăng từ 69,872 nghìn đồng năm 2007 lên 89,140 nghìn năm 2008, tương đương tăng 27.58% và tỷ trọng nợ dài hạn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn: từ 1.79% năm 2007 tăng lên 2.47% năm 2008. - Vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 487,820 nghìn đồng, tương ứng với 21.71%. Nguồn kinh phí và quỹ khác giảm 27,506 nghìn đồng, ứng với tỉ lệ giảm 29.79%, tuy nhiên do tỷ trọng chiếm tỷ lệ nhỏ nên ảnh hưởng không đáng kể. Dựa trên bảng biến động của nguồn vốn năm 2008-2009 ta có thể thấy Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2009 tăng 1,735,322 nghìn đồng so với năm 2008, tức là tăng 48.08%. Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn tăng 102,752 nghìn đồng, tương ứng tăng 13.08%, nợ dài hạn tăng 51,370 nghìn đồng, tương ứng tăng 57.63%, vồn đầu tư của chủ sở hữu tăng 1,581,200 nghìn đồng, tương ứng tăng 57.82%, Nguồn kinh phí và quỹ khác tăng 37,303 nghìn đồng, tương ứng tăng 57.54%. 2.2.1.2 Phân tích bảng Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.6 : Biến động của kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008-2009 Đơn vị tính : nghìn đồng Nguồn vốn Năm 2009 Năm 2008 Chênh lệch (+/-) Tỷ lệ tăng Chênh lệch (%) Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng   - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6,648,193 100% 6,619,102 100% 29,091 0.44% -   - Giá vốn hàng bán 4,835,772 72.74% 5,012,632 75.73% -176,860 -3.53% -2.99%   - Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,812,421 27.26% 1,606,470 24.27% 205,951 12.82% 2.99%   - Doanh thu hoạt động tài chính 257,865 3.88% 74,253 1.12% 183,612 247.28% 2.76%   - Chi phí tài chính 25,862 0.39% 40,002 0.60% -14,140 -35.35% -0.22%    Trong đó:   - Chi phí lãi vay 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00%    - Chi phí bán hàng 974,805 14.66% 899,396 13.59% 75,409 8.38% 1.07%    - Chi phí quản lý doanh nghiệp 204,192 3.07% 112,888 1.71% 91,304 80.88% 1.37%    - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 865,427 13.02% 628,437 9.49% 236,990 37.71% 3.52%    - Thu nhập khác 120,492 1.81% 0 0.00% 120,492 1.81%    - Chi phí khác 30,538 0.46% 0 0.00% 30,538 0.46%   - Lợi nhuận khác 89,954 1.35% 106,032 1.60% -16,078 -15.16% -0.25%   - Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 955,381 14.37% 734,469 11.10% 220,912 30.08% 3.27%   - Tổng Chi phí thuế TNDN hiện hành 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00%   - Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00%   - Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 963,448 14.49% 731,585 11.05% 231,863 31.69% 3.44% Bảng 2.7 : Biến động của kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007-2008 Đơn vị tính : nghìn đồng Nguồn vốn Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch (+/-) Tỷ lệ tăng Chênh lệch (%) Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng   - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6,619,102 100% 5,638,784 100% 980,318 17.39% -   - Giá vốn hàng bán 5,012,632 75.73% 4,379,796 77.67% 632,836 14.45% -1.94%   - Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,606,470 24.27% 1,258,988 22.33% 347,482 27.60% 1.94%   - Doanh thu hoạt động tài chính 74,253 1.12% 55,373 0.98% 18,880 34.10% 0.14%   - Chi phí tài chính 40,002 0.60% 19,988 0.35% 20,014 100.13% 0.25%    Trong đó:   - Chi phí lãi vay 0 0.00% 10,030 0.18% -10,030 -100.00% -0.18%    - Chi phí bán hàng 899,396 13.59% 654,102 11.60% 245,294 37.50% 1.99%    - Chi phí quản lý doanh nghiệp 112,888 1.71% 80,438 1.43% 32,450 40.34% 0.28%    - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 628,437 9.49% 559,833 9.93% 68,604 12.25% -0.43%    - Thu nhập khác 0 0.00% 45,112 0.80% -45,112 -100.00% -0.80%    - Chi phí khác 0 0.00% 2,345 0.04% -2,345 -100.00% -0.04%   - Lợi nhuận khác 106,032 1.60% 42,767 0.76% 63,265 147.93% 0.84%   - Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 734,469 11.10% 602,600 10.69% 131,869 21.88% 0.41%   - Tổng Chi phí thuế TNDN hiện hành 0 0.00% -2,884 -0.05% 2,884 -100.00% 0.05%   - Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00%   - Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 731,585 11.05% 605,484 10.74% 126,101 20.83% 0.31% Qua hai bảng phân tích sự biến động của kết quả hoạt động kinh doanh trên ta thấy: + Tổng doanh thu qua 3 năm của công ty có nhiều thay đổi. Năm 2007 chỉ đạt 5,638,784 nghìn đồng, năm 2008 đạt 6,619,102 nghìn đồng, năm 2009 đạt mức 6,648,193 nghìn đồng. Như vậy năm 2008 so với năm 2007 tăng 980,318 nghìn đồng, tương ứng tăng 17.39% và năm 2009 so với năm 2008 tăng 29,091 nghìn đồng, tương ứng tăng 0.44%. Điều này cho ta thấy quy mô hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng có chiều hướng phát triển tốt. Nguyên nhân do công ty đẩy mạnh nhập khẩu và thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng. + Giá vốn hàng bán của công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng 632,836 nghìn đồng, tương ứng tăng 14.45%. Chi phí tài chính năm 2008 so với năm 2007 tăng 20,014 nghìn đồng tương ứng tăng 100.13%, chi phí bán hàng tăng 245,294 nghìn đồng, tương ứng tăng 37.50%. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 32,450, tương ứng tăng 40.34%. Sang năm 2009 giá vốn hàng bán giảm 176,860 nghìn đồng so với năm 2008, tương ứng giảm 3.53%. Chi phí tài chính giảm 14,140 nghìn đồng, tương ứng giảm 35.35%. Chi phí bán hàng tăng 75,409 nghìn đồng, tương ứng tăng 8.38%. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 91,304 nghìn đồng tương ứng tăng 80.88%, tương ứng tăng 1.37%. + Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2008 so với năm 2007 tăng 131,869 nghìn đồng, tương ứng tăng 21.88%, năm 2009 so với năm 2008 tăng 220,912 nghìn đồng, tương ứng tăng 30.08%. Nguyên nhân là do sự thay đổi về doanh thu đã phân tích ở trên và sự biến động của khoản mục chi phí: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Vậy tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2009 tăng là do chi phí giảm xuống, trong đó giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao trên tổng doanh thu nên khi doanh thu tăng không đáng kể mà lợi nhuận vẫn tăng. 2.2.2 Phân tích các chỉ số tài chính 2.2.2.1 Phân tích khả năng thanh toán a) Phân tích khả năng thanh toán khái quát của doanh nghiệp - Từ công thức (1), (2), (3) ta lập được bảng số liệu sau Bảng 2.8 : Khả năng thanh toán khái quát của doanh nghiệp Chỉ tiêu 2009 2008 2007 So sánh 09/08 08/07 Hệ số khả năng thanh toán 5.20 4.13 2.36 1.07 1.77 Hệ số nợ so với tổng tài sản 0.19 0.24 0.42 -0.05 -0.18 Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu 0.24 0.32 0.73 -0.08 -0.41 Hệ số khả năng thanh toán của năm 2008 so với năm 2007 tăng 1.77 lần, năm 2009 so với năm 2008 tăng 1.07 lần. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty rất dồi dào, tình hình an ninh tài chính vững chắc. Hệ số nợ so với tổng tài sản của năm 2008 thấp hơn năm 2007 là 0.18 và năm 2009 thấp hơn năm 2008 là 0.05 cho thấy rằng càng về sau thì tính chủ động trong hoạt động kinh doanh của công ty càng cao, khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty dồi dào. Công ty không ở trong tình trạng bị mất cân đối trong thanh toán. Chỉ tiêu hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu của công ty năm 2007 là 0.73, năm 2008 là 0.32, năm 2009 là 0.24 (tất cả đều thấp hơn 1) điều này cho thấy các tài sản của doanh nghiệp hầu như đầu tư từ vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp có tính chủ động cao trong các quyết định kinh doanh. Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu của công ty năm 2008 so với năm 2007 thấp hơn 0.41, năm 2009 so với năm 2008 thấp hơn 0.08, điều này cho ta thấy càng về sau thì tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. b) Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn - Từ công thức (4),(5),(6) ta lập được bảng số liệu sau Bảng 2.9 : Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Chỉ tiêu 2009 2008 2007 So sánh 09/08 08/07 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0.11 0.18 0.30 -0.07 -0.12 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 2.93 2.28 1.46 0.65 0.82 Hệ số khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn 0.04 0.08 0.21 -0.04 -0.13 Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2008 so với năm 2007 giảm 0.12 lần, năm 2009 giảm so với năm 2008 giảm 0.07 lần. Chỉ tiêu này thấp nói lên khả năng thanh toán các khoản công nợ đến hạn bị chậm trễ. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ có thể đánh giá khách quan khi có số bình quân chung của ngành. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2007 là 1.46, năm 2008 là 2.28, năm 2009 là 2.93, đảm bảo cho công ty có một sức khỏe về tài chính trước khả năng thanh toán cho các bên hữu quan. Hệ số khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn của công ty thấp, năm 2007 là 0.21, năm 2008 là 0.08, năm 2009 là 0.04. Nói lên tài sản ngắn hạn của công ty không có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt dễ dàng để đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn. Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn Từ công thức (7),(8),(9),(10) ta lập được bảng số liệu sau Bảng 2.10 : Khả năng thanh toán nợ dài hạn Chỉ tiêu 2009 2008 2007 So sánh 09/08 08/07 Hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả 0.16 0.11 0.04 0.04 0.07 Hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản 0.026 0.025 0.018 0.00 0.01 Hệ số thanh toán bình thường 5.20 4.13 2.36 1.07 1.77 Hệ số thanh toán nợ dài hạn khái quát 16.55 18.10 21.35 -1.55 -3.25 Hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả của công ty thấp, công ty không có nhu cầu thanh toán nợ dài hạn cao, chứng tỏ công ty thiên về nhu cầu thanh toán ngay hơn. Hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản thấp, chứng tỏ các tài sản của doanh nghiệp không do tài trợ từ vốn vay dài hạn. Điều này nói lên công ty chưa tận dụng tốt nguồn vay để tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ số thanh toán bình thường tăng dần qua các năm và rất cao, khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt. Hệ số thanh toán nợ dài hạn khái quát: chỉ tiêu này quá cao và có xu hướng giảm dần, năm 2007 là 21.35, năm 2008 là 18.10, năm 2009 giảm xuống còn 16.55. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang điều tiết để có được khả năng thanh toán các khoản công nợ dài hạn đối với các khản công nợ phù hợp hơn. 2.2.2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động Bảng 2.11 : Bảng hiệu quả hoạt động Chỉ tiêu 2009 2008 2007 So sánh 09/08 08/07 Vòng quay hàng tồn kho 4.05 6.85 5.21 -2.81 1.64 Số ngày hàng tồn kho 90.20 53.26 70.01 36.94 -16.75 Vòng quay khoản phải thu 7.50 12.94 7.53 -5.44 5.41 Kỳ thu tiền bình quân 48.68 28.21 48.46 20.47 -20.24 Vòng quay tài sản ngắn hạn 2.20 3.32 2.34 -1.11 0.97 Vòng quay tài sản dài hạn 2.86 4.10 3.78 -1.24 0.32 Vòng quay tổng tài sản 1.24 1.83 1.45 -0.59 0.39 Qua bảng phân tích ta thấy: Vòng quay hàng tồn kho năm 2007 là 5.21 vòng, ứng với số ngày hàng tồn kho 70.01 ngày, Vòng quay hàng tồn kho năm 2008 là 6.85 vòng, ứng với số ngày hàng tồn kho 53.26 ngày, Vòng quay hàng tồn kho năm 2009 là 4.05 vòng, ứng với số ngày hàng tồn kho 90.2 ngày. Qua đó cho thấy số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì số ngày hàng tồn kho càng ngắn, cho thấy hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng hiệu quả. Năm 2008 vòng quay hàng tồn kho nhanh hơn năm 2007 là 1.64 vòng và số ngày tồn kho giảm 16.75 ngày, khả năng kiểm soát hàng tồn kho hiệu quả. Năm 2009 vòng quay hàng tồn kho giảm 2.81 vòng so với năm 2008, tương ứng số ngày tồn kho tăng 36.94 ngày, điều này cho thấy hàng tồn kho bị ứ đọng quá lâu, khả năng tạo ra doanh thu chậm, chi phí lưu kho tăng làm cho hiệu quả kinh doanh giảm. Vòng quay khoản phải thu năm 2008 tăng so với năm 2007 là 5.41 vòng, điều này chứng tỏ khả năng kiểm soát công nợ chặt chẽ. Năm 2009 giảm so với năm 2008 là 5.44 vòng, qua đó cho thấy doanh nghiệp thực hiện chính sách bán chịu nhiều và nó không mang lại hiệu quả thiết thực. Kỳ thu tiền bình quân: năm 2008 kỳ thu tiền bình quân được rút ngắn so với năm 2007 là 20.24 ngày. Năm 2009 kỳ thu tiền bình quân tăng lên so với năm 2008 là 20.47 ngày. - Vòng quay tài sản ngắn hạn năm 2007 là 2.34 nghĩa là cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra được 2.34 đồng doanh thu. Năm 2008 là 3.32 nghĩa là cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra được 4.10 đồng doanh thu. Năm 2009 là 2.20 nghĩa là cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra được 2.20 đồng doanh thu. Tỷ số này tương đối tốt nhưng chưa được ổn định. - Vòng quay tài sản dài hạn năm 2007 là 3.78 nghĩa là cứ 1 đồng tài sản dài hạn tạo ra được 3.78 đồng doanh thu. Năm 2008 là 4.10 nghĩa là cứ 1 đồng tài sản dài hạn tạo ra được 4.10 đồng doanh thu. Năm 2009 là 2.86 nghĩa là cứ 1 đồng tài sản dài hạn tạo ra được 2.86 đồng doanh thu. Chỉ số này tuy cao nhưng đã có sự giảm xuống qua năm 2009. - Vòng quay tổng tài sản năm 2007 là 1.45 nghĩa là cứ 1 đồng tổng tài sản tạo ra được 1.45 đồng doanh thu. Năm 2008 là 1.83 nghĩa là cứ 1 đồng tổng tài sản tạo ra được 1.83 đồng doanh thu. Năm 2009 là 1.24 nghĩa là cứ 1 đồng tổng tài sản tạo ra được 1.24 đồng doanh thu. 2.2.2.3 Phân tích tình hình đầu tư và cơ cấu tài chính Bảng 2.12 : Cơ cấu tài chính Chỉ tiêu 2009 2008 2007 So sánh 09/08 08/07 Tỷ số nợ trên tổng tài sản 0.19 0.24 0.42 -0.05 -0.18 Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu 0.24 0.32 0.73 -0.08 -0.41 Tỷ số khả năng trả lãi vay 56.82 0.00 -56.82 Qua bảng phân tích trên : - Tỷ số nợ trên tổng tài sản năm 2007 là 0.42 (42%) nghĩa là 42% tài sản của công ty được đầu tư từ nợ vay. - Tỷ số nợ trên tổng tài sản năm 2008 là 0.24 (24%) nghĩa là 24% tài sản của công ty được đầu tư từ nợ vay. - Tỷ số nợ trên tổng tài sản năm 2009 là 0.19 (19%) nghĩa là 19% tài sản của công ty được đầu tư từ nợ vay. - Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu giảm qua các năm từ 0.73 năm xuống còn 0.24 năm 2009. Qua phân tích trên thấy được công ty sử dụng vốn chủ sở hữu nhiều hơn vốn vay. 2.2.2.4 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Bảng 2.13 : Hiệu quả sử dụng vốn Chỉ tiêu 2009 2008 2007 So sánh 09/08 08/07 Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản 17.88% 20.35% 15.72% -2.47% 4.63% Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu 14.49% 11.05% 10.74% 3.44% 0.31% Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản 18.03% 20.27% 15.53% -2.24% 4.74% Qua bảng phân tích trên : - Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản năm 2007 là 15.72% nghĩa là cứ 100 đồng tổng tài sản tạo ra 15.72 đồng doanh thu. Năm 2008 tỷ số này là 20.35% nghĩa là cứ 100 đồng tổng tài sản tạo ra được 11.05 đồng doanh thu. Năm 2009 tỷ số này là 17.88% nghĩa là cứ 100 đồng tổng tài sản tạo ra được 17.88 đồng doanh thu. Qua đó thấy được lợi nhuận của công ty tăng dần qua các năm. - Với tỷ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2007 là 10.74% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 10.74 đồng lợi nhuận. Năm 2008 là 11.05% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 11.05 đồng lợi nhuận. Năm 2009 là 14.49% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 14.49 đồng lợi nhuận. - Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản năm 2007 là 15.53% nghĩa là cứ 100 đồng tổng tài sản tạo ra được 15.53 đồng. Năm 2008 là 20.27% nghĩa là cứ 100 đồng tổng tài sản tạo ra được 20.27 đồng. Năm 2009 là 18.03% nghĩa là cứ 100 đồng tài sản tạo ra được 18.03 đồng lợi nhuận. CHƯƠNG 3 : NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ 3.1 Nhận xét Qua việc phân tích tài chính công ty TNHH Phong Phúc ở phần 2.2, đã cho thấy được tình hình tài chính của công ty như sau : - Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua các năm tuy có tăng, giảm nhưng nhìn chung tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ giảm và giá trị tài sản năm 2009 cao hơn năm 2007. Điều đó cho thấy công ty đã có sự khắc phục nhằm nâng cao giá trị tài sản của mình hơn nữa. - Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhìn chung có sự tăng trưởng đáng kể, nhưng tốc độ tăng của doanh thu chưa được tốt vì năm 2008 là 17.39% sang năm 2009 chỉ còn 0.44%, vì các khoản chi phí giảm cho nên lợi nhuận của công ty tăng lên đồng thời tốc độ tăng của năm sau cũng cao hơn năm trước. - Khả năng thanh toán của công ty khá cao nhưng khả năng thanh toán nhanh của công ty lại thấp chứng tỏ lượng tiền mặt tại quỹ của công ty thấp, khoản phải thu và hàng tồn kho cao dẫn đến khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn thấp sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của công ty và làm mất uy tín của công ty đối với nhà đầu tư, chủ nợ. - Hiệu quả hoạt động của công ty, vòng quay khoản phải thu và vòng quay hàng tồn kho thấp dẫn đến thời gian quay vòng cao làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty, dẫn đến vốn của công ty bị chiếm dụng lâu khiến công ty bị mất chi phí cơ hội, làm cho công ty muốn tiếp tục kinh doanh phải đi vay vốn ở ngoài sẽ phát sinh thêm chi phí lãi vay. - Tình hình đầu tư và cơ cấu tài chính, tài sản của công ty được đầu tư chủ yếu từ vốn chủ sở chứng tỏ công ty có sự tự chủ cao về tài chính. Tuy nhiên, việc hạn chế vay nợ đã khiến cho công ty không thể sử dụng đòn bẩy tài chính. - Hiệu quả sử dụng vốn, có sự cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn để tạo ra doanh thu, giúp nhà đầu tư có cái nhìn tốt về công ty. 3.2 Kiến nghị Qua những nhận xét trên, cho thấy công ty còn có những hạn chế cần khắc phục. Em xin đưa ra một số kiến nghị sau : 3.2.1 Kiến nghị đối với công ty - Về hoạt động kinh doanh, mặc dù doanh thu tăng, chi phí giảm và lợi nhuận tăng nhưng tốc độ tăng doanh thu so với năm trước đã giảm công ty cần phải đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa hơn nữa. - Về khả năng thanh toán, khả năng thanh toán nhanh của công ty còn thấp mặc dù khả năng thanh toán cao, công ty nên tăng lượng tiền mặt tại quỹ lên nhằm đảm bảo nhu cầu thanh toán của công ty trong trường hợp cấp thiết. - Về hiệu quả hoạt động, công ty cần phải có chính sách bán hàng tốt hơn nhằm giải phóng lượng hàng tồn kho tăng số vòng quay hàng tồn kho lên hơn nữa. Đồng thời phải đưa ra chính sách chiết khấu nhằm giảm thời gian thu tiền bình quân xuống để công ty thu hồi vốn phục vụ cho việc kinh doanh. - Công ty nên vay vốn nhiều hơn nhất là vay dài hạn để tạo thêm nguồn kinh doanh đồng thời có khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính giúp nâng cao lợi nhuận thu được. 3.2.2 Kiến nghị đối với Nhà nước - Đối với công ty nhập khẩu nguồn mua USD rất quan trọng đòi hỏi Nhà nước cần có chính sách ổn định giá USD, có lượng cung dồi dào và giúp doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn USD rẻ. - Nhà nước cần phải quản lý chặt chẽ việc hàng hóa nhập lậu, hàng nhái làm ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu của hàng hóa. - Các cơ quan Nhà nước cần đưa ra những chỉ tiêu đánh giá để đánh giá chính xác hơn về tài chính của doanh nghiệp. - Nhà nước cần giúp đỡ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay có lãi suất thấp nhằm kích thích sự phát triển của doanh nghiệp tạo. KẾT LUẬN Với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế, phân tích tài chính doanh nghiệp là một yêu cầu không thể thiếu được của các nhà quản trị doanh nghiệp. Thông qua phân tích, các nhà quản trị sẽ đánh giá đúng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó có biện pháp thích hợp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp. Trong bối cảnh hòa nhập với nền kinh tế thế giới, nó là cơ hội và cũng mở ra vô vàn thách thức cho doanh nghiệp. Phân tích tài chính trở thành một điều tất yếu không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Qua quá trình phân tích tài chính tại Công Ty TNHH Phong Phúc đã giúp ta thấy được mặt tốt cũng như mặt hạn chế cần khắc phục nhằm phần nào cải tạo được tình hình tài chính hiện tại. Nhìn chung đáng giá tổng quát thì tài chính công ty cần khắn phục một số nhược điểm như đã trình bày ở trên thì sẽ cải thiện và thu được hiệu quả thiết thực trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Th.s Bùi Văn Trường (2009). Phân tích hoạt động kinh doanh. Nhà xuất bản lao động xã hội. 2. PGS.TS Phạm Văn Dược (2009). Phân tích hoạt động kinh doanh. Nhà xuất bản lao động xã hội. 3. TS. Phan Đức Dũng (2009) . Phân tích báo cáo tài chính và định giá trị doanh nghiệp. Nhà xuất bản thống kê. 4. PGS.TS Bùi Văn Dương (2009). Giáo trình kế toán tài chính phần 5. Nhà xuất bản lao động. 5. TS. Nguyễn Ngọc Quang (2007). Phân tích hoạt động kinh tế. Nhà xuất bản giáo dục.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN TOT NGHIEP.doc
Tài liệu liên quan