Khóa luận Phân tích tài chính công ty TNHH Yaho

Với xu thế toàn cầu hóa hiện nay và chính sách mở cửa Nhà nước đã thu hút nhiều công ty trên thế giới đến Việt Nam đầu tư, cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong nước nhiều công ty đã được thành lập tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty với nhau. Trước tình hình chung đó, công ty nào có nền tài chính vững mạnh, có sự quản lý chặt chẽ và đầu tư hợp lý sẽ phát triển bền vững và không ngừng đi lên. Để hiểu rõ được nền tài chính của công ty và việc đầu tư có hợp lý hay không đòi hỏi công ty phải phân tích tài chính của chính mình dựa trêh những chỉ tiêu khách quan để có cái nhìn chính xác hơn về tài chính của công ty để từ đó có kế hoạch phát triển công ty. Qua việc phân tích tài chính của công ty TNHH YAHO đã giúp ta thấy rõ được tình hình tài chính của công ty. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của công ty tiến triển tốt nhưng việc quản lý tài chính cũng tình hình đầu tư của công ty chưa khả quan, công ty vẫn còn một số yếu kém cần khắc phục để phát huy thế mạnh cũng như thu hút vốn đầu tư vào công ty giúp công ty nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường.

doc71 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 793 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tài chính công ty TNHH Yaho, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
71.344.663 100,00% 100,00% - Bảng 2.9 : Kết cấu của nguồn vốn năm 2008-2009. ĐVT : VND NGUỒN VỐN 2009 2008 Tỷ trọng năm 2009 Tỷ trọng năm 2008 Chênh lệch A- Nợ phải trả 100.287.460.651 71.803.260.395 73,00% 81,55% -8,55% I. Nợ ngắn hạn 71.236.308.785 33.639.733.989 51,86% 38,21% 13,65% 1. Vay và nợ ngắn hạn 46.997.153.374 17.279.956.956 34,21% 19,63% 14,59% 2. Phải trả người bán 17.199.490.395 11.889.118.179 12,52% 13,50% -0,98% 3. Người mua trả tiền trước 4.875.131.641 3.739.886.091 3,55% 4,25% -0,70% 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1.282.694.503 211.717.225 0,93% 0,24% 0,69% 5. Phải trả người lao động 843.091.076 443.235.653 0,61% 0,50% 0,11% 6. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 38.747.795 75.819.885 0,03% 0,09% -0,06% II. Nợ dài hạn 29.051.151.866 38.163.526.406 21,15% 43,34% -22,20% 1. Phải trả dài hạn khác 46.000.000 0,03% 0,00% 0,03% 2. Vay và nợ dài hạn 29.005.151.866 38.163.526.406 21,11% 43,34% -22,23% B- Vốn chủ sở hữu 37.084.997.789 16.243.908.717 27,00% 18,45% 8,55% I. Vốn chủ sở hữu 37.084.997.789 16.243.908.717 27,00% 18,45% 8,55% 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 35.000.000.000 15.000.000.000 25,48% 17,04% 8,44% 2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 2.084.997.789 1.243.908.717 1,52% 1,41% 0,10% Tổng cộng nguồn vốn 137.372.458.440 88.047.169.113 100,00% 100,00% - - Qua bảng phân tích ta thấy : + Tổng nguồn vốn năm 2007 là 38.471.344.663 đồng, năm 2008 là 88.047.169.113 đồng tăng 49.575.824.450 đồng tương ứng tăng 128,6%. Qua năm 2009 tổng nguồn vốn đạt 137.372.458.440 đồng, tăng 49.325.289.327 đồng tương ứng tăng 56,02% so với năm 2008. Để thấy rõ tình hình biến động của tài sản ta đi phân tích các khoản mục sau : - Nợ phải trả, năm 2007 là 22.642.289.578 đồng chiếm tỷ trọng 58,85% trên tổng nguồn vốn. Năm 2008 là 71.803.260.395 đồng chiếm tỷ trọng 81,55% trên tổng nguồn vốn, tăng 22.70% về tỷ trọng so với năm 2007. Sang năm 2009 là 100.287.460.651 đồng chiếm tỷ trọng 73,00% trên tổng nguồn vốn, giảm 8,55% so với tỷ trọng năm 2008. Như vậy, tỷ trọng của nợ phải trả đã giảm vào năm 2009. - Nợ ngắn hạn, năm 2007 là 13.874.971.815 đồng chiếm tỷ trọng 36,07% trên tổng nguồn vốn. Năm 2008 đạt 33.639.733.989 đồng chiếm tỷ trọng 38,21% trên tổng nguồn vốn, tăng 2,14% so với tỷ trọng năm 2007. Qua năm 2009 nợ ngắn hạn tăng lên 71.236.308.785 đồng chiếm tỷ trọng 51,86% trên tổng nguồn vốn, tăng 13,65% so với tỷ trọng năm 2008. Như vậy qua các năm nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn (từ 36,07% lên 51,86% năm 2009). - Nợ dài hạn, năm 2007 là 8.767.317.763 đồng chiếm tỷ trọng 22,79% trên tổng nguồn vốn. Năm 2008 là 38.163.526.406 đồng chiếm tỷ trọng 43,34% trên tổng nguồn vốn, tăng 20,56% so với tỷ trọng năm 2007. Năm 2009 nợ dài hạn giảm xuống còn 29.051.151.866 đồng chiếm tỷ trọng 21,15%, giảm 22,20% so với tỷ trọng năm 2008. - Vốn chủ sở hữu, năm 2007 là 15.829.055.085 đồng chiếm tỷ trọng 41,15% trên tổng nguồn vốn. Năm 2008 là 16.243.908.717 đồng chiếm tỷ trọng 18,45% trên tổng nguồn vốn, giảm 22,70% so với tỷ trọng năm 2007. Năm 2009 vốn chủ sở hữu tăng lên 37.084.997.789 đồng chiếm tỷ trọng 27,00% trên tổng nguồn vốn, tăng 8,55% so với tỷ trọng năm 2008. Qua các năm vốn chủ sở hữu tăng nhanh, nhưng so với tổng thể thì tỷ trọng đã giảm (27,00% so với 41,15% năm 2007). Þ Nhìn chung, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn là các khoản mục chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Do đó, kết cấu nguồn vốn năm 2009 biến động nhiều so với năm 2008 là do : - Nợ phải trả giảm 8,55% về kết cấu, trong đó nợ ngắn hạn tăng 13,65%, nợ dài hạn giảm 22,20% trên tổng nguồn vốn. - Vốn chủ sở hữu tăng 8,55% về kết cấu, trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 8,44%, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 0,10% trên tổng nguồn vốn. 2.2.1.2. Phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh . a. Phân tích sự biến đổi của bảng kết quả hoạt động kinh doanh (theo quy mô). - Từ công thức (1) và (2), ta có bảng số liệu sau : Bảng 2.10 : Biến động về Doanh thu-Chi phí-Lợi nhuận năm 2007-2008 ĐVT : VND Chỉ tiêu 2008 2007 Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ tăng (%) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 82.300.858.988 55.930.070.315 26.370.788.673 47,15 Các khoản giảm trừ doanh thu 2.027.936 - 2.027.936 - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 82.298.831.052 55.930.070.315 26.368.760.737 47,15 Giá vốn hàng bán 77.014.890.959 53.092.638.630 23.922.252.329 45,06 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.283.940.093 2.837.431.685 2.446.508.408 86,22 Doanh thu hoạt động tài chính 15.865.216 40.705.582 -24.840.366 -61,02 Chi phí tài chính 1.524.765.529 557.329.918 967.435.611 173,58 - Chi phí lãi vay 1.524.765.529 464.084.936 1.060.680.593 228,55 Chi phí bán hàng 466.329.442 - 466.329.442 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.733.818.552 2.060.160.789 673.657.763 32,70 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 574.891.786 260.646.560 314.245.226 120,56 Thu nhập khác 227.857.144 - 227.857.144 - Chi phí khác 226.563.329 226.563.329 - Lợi nhuận khác 1.293.815 1.293.815 - Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 576.175.601 260.646.560 315.529.041 121,06 Chi phí thuế TNDN hiện hành 161.331.968 123.571.801 37.760.167 30,56 Lợi nhuận sau thuế TNDN 414.853.633 137.128.759 277.724.874 202,53 Bảng 2.11 Biến động về Doanh thu-Chi phí-Lợi nhuận năm 2008-2009 ĐVT : VND Chỉ tiêu 2009 2008 Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ tăng (%) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 151.506.225.785 82.300.858.988 69.205.366.797 84,09 Các khoản giảm trừ doanh thu 16.735.500 2.027.936 14.707.564 725,25 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 151.489.490.285 82.298.831.052 69.190.659.233 84,07 Giá vốn hàng bán 140.921.009.233 77.014.890.959 63.906.118.274 82,98 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10.568.481.052 5.283.940.093 5.284.540.959 100,01 Doanh thu hoạt động tài chính 110.486.889 15.865.216 94.621.673 596,41 Chi phí tài chính 3.406.182.058 1.524.765.529 1.881.416.529 123,39 - Chi phí lãi vay 3.406.182.058 1.524.765.529 1.881.416.529 123,39 Chi phí bán hàng 710.512.440 466.329.442 244.182.998 52,36 Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.380.139.862 2.733.818.552 2.646.321.310 96,80 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.182.133.582 574.891.786 607.241.796 105,63 Thu nhập khác 1.934.342.002 227.857.144 1.706.484.858 748,93 Chi phí khác 1.741.183.863 226.563.329 1.514.620.534 668,52 Lợi nhuận khác 220.158.139 1.293.815 218.864.324 16916,20 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.402.291.720 576.175.601 826.116.119 143,38 Chi phí thuế TNDN hiện hành 561.202.649 161.331.968 399.870.681 247,86 Lợi nhuận sau thuế TNDN 841.189.172 414.853.633 426.335.539 102,77 - Qua hai bảng phân tích trên ta thấy : + Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng 315.529.041 đồng, tương ứng tăng 121,06%. Nguyên nhân của sự biến động này là do : - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng 26.368.760.737 đồng tương ứng tăng 47,15%. - Giá vốn hàng bán năm 2008 so với năm 2007 tăng 26.368.760.737 đồng tương ứng tăng 45,06%. - Doanh thu hoạt động tài chính năm 2008 so với năm 2007 giảm 24.840.366 đồng tương ứng giảm 61,02%. - Chi phí tài chính năm 2008 so với năm 2007 tăng 967.435.611 đồng tương ứng tăng 173,58%. - Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2008 so với năm 2007 tăng 673.657.763 đồng tương ứng tăng 32,70%. Bảng 2.12 : Tổng hợp Doanh thu-Chi phí-Lợi nhuận năm 2007-2008 ĐVT : VND Chỉ tiêu 2008 2007 Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ tăng (%) Doanh thu 82.542.553.412 55.970.775.897 26.571.777.515 47,47 Chi phí 81.966.367.811 55.710.129.337 26.256.238.474 47,13 Lợi nhuận 576.185.601 260.646.560 315.539.041 121,06 Þ Nhìn chung, lợi nhuận tăng là do các khoản làm tăng lợi nhuận năm 2008 so với năm 2007 tăng 26.571.777.515 đồng tương ứng tăng 47,47% và các khoản làm giảm lợi nhuận cũng tăng 26.256.238.474 tương ứng tăng 47,13%. Nhưng do tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng chi phí nên lợi nhuận tăng thêm được 315.529.041 đồng. + Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2009 so với năm 2008 tăng 826.116.119 đồng tương ứng tăng 143,38%. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động này là do : - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 so với năm 2008 tăng 69.190.659.233 đồng tương ứng tăng 84,09%. - Giá vốn hàng bán năm 2009 so với năm 2008 tăng 63.906.118.274 đồng tương ứng tăng 82,98%. - Doanh thu hoạt động tài chính năm 2009 so với năm 2007 tăng 94.621.673 đồng tương ứng tăng 596,41%. - Chi phí tài chính năm 2009 so với năm 2008 tăng 1.881.416.529 đồng tương ứng tăng 123,39%. - Chi phí bán hàng năm 2009 so với năm 2008 tăng 244.182.998 đồng tương ứng tăng 52,36%. - Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2009 so với năm 2008 tăng 2.646.321.310 đồng tương ứng tăng 96,80%. - Thu nhập khác năm 2009 so với năm 2008 tăng 1.706.484.858 đồng tương ứng tăng 748,93%. - Chi phí khác năm 2009 so với năm 2008 tăng 1.514.620.534 đồng tương ứng tăng 668,52%. Bảng 2.13 : Tổng hợp Doanh thu-Chi phí-Lợi nhuận năm 2008-2009 ĐVT : VND Chỉ tiêu 2009 2008 Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ tăng (%) Doanh thu 153.534.319.176 82.542.553.412 70.991.765.764 86,01 Chi phí 152.132.027.456 81.966.367.811 70.165.659.645 85,60 Lợi nhuận 1.402.291.720 576.185.601 826.106.119 143,38 Þ Nhìn chung, lợi nhuận tăng là do các khoản làm tăng lợi nhuận năm 2009 so với năm 2008 tăng 70.991.765.764 đồng tương ứng tăng 86,01%, nhưng các khoản làm giảm lợi nhuận cũng tăng 70.165.659.645 đồng tương ứng tăng 85,60%. Tuy nhiên, tốc độ tăng của chi phí không nhanh bằng tốc độ tăng của doanh thu nên lợi nhuận của năm 2009 tăng thêm 826.106.119 đồng so với năm 2008. b. Phân tích sự biến đổi về kết cấu của bảng kết quả hoạt động kinh doanh. Bảng 2.14 : Kết cấu của Doanh thu-Chi phí-Lợi nhuận năm 2007-2008 ĐVT : VND Chỉ tiêu 2008 2007 Tỷ trọng năm 2008 Tỷ trọng năm 2007 Chênh lệch Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 82.300.858.988 55.930.070.315 100,00% 100,00% - Các khoản giảm trừ doanh thu 2.027.936 - 0,00% 0,00% 0,00% Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 82.298.831.052 55.930.070.315 100,00% 100,00% 0,00% Giá vốn hàng bán 77.014.890.959 53.092.638.630 93,58% 94,93% -1,35% Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.283.940.093 2.837.431.685 6,42% 5,07% 1,35% Doanh thu hoạt động tài chính 15.865.216 40.705.582 0,02% 0,07% -0,05% Chi phí tài chính 1.524.765.529 557.329.918 1,85% 1,00% 0,86% - Chi phí lãi vay 1.524.765.529 464.084.936 1,85% 0,83% 1,02% Chi phí bán hàng 466.329.442 0,57% 0,00% 0,57% Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.733.818.552 2.060.160.789 3,32% 3,68% -0,36% Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 574.891.786 260.646.560 0,70% 0,47% 0,23% Thu nhập khác 227.857.144 - 0,28% 0,00% 0,28% Chi phí khác 226.563.329 - 0,28% 0,00% 0,28% Lợi nhuận khác 1.293.815 - 0,00 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 576.175.601 260.646.560 0,70% 0,47% 0,23% Chi phí thuế TNDN hiện hành 161.331.968 123.571.801 0,20% 0,22% -0,02% Lợi nhuận sau thuế TNDN 414.853.633 137.128.759 0,50% 0,25% 0,26% Bảng 2.15 : Kết cấu của Doanh thu-Chi phí-Lợi nhuận năm 2008-2009 ĐVT : VND Chỉ tiêu 2009 2008 Tỷ trọng năm 2009 Tỷ trọng năm 2008 Chênh lệch Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 151.506.225.785 82.300.858.988 100,00% 100,00% - Các khoản giảm trừ doanh thu 16.735.500 2.027.936 0,01% 0,00% 0,01% Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 151.489.490.285 82.298.831.052 99,99% 100,00% -0,01% Giá vốn hàng bán 140.921.009.233 77.014.890.959 93,01% 93,58% -0,56% Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10.568.481.052 5.283.940.093 6,98% 6,42% 0,56% Doanh thu hoạt động tài chính 110.486.889 15.865.216 0,07% 0,02% 0,05% Chi phí tài chính 3.406.182.058 1.524.765.529 2,25% 1,85% 0,40% - Chi phí lãi vay 3.406.182.058 1.524.765.529 2,25% 1,85% 0,40% Chi phí bán hàng 710.512.440 466.329.442 0,47% 0,57% -0,10% Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.380.139.862 2.733.818.552 3,55% 3,32% 0,23% Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.182.133.582 574.891.786 0,78% 0,70% 0,08% Thu nhập khác 1.934.342.002 227.857.144 1,28% 0,28% 1,00% Chi phí khác 1.741.183.863 226.563.329 1,15% 0,28% 0,87% Lợi nhuận khác 220.158.139 1.293.815 0,15% 0,00% 0,14% Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.402.291.720 576.175.601 0,93% 0,70% 0,23% Chi phí thuế TNDN hiện hành 561.202.649 161.331.968 0,37% 0,20% 0,17% Lợi nhuận sau thuế TNDN 841.189.172 414.853.633 0,56% 0,50% 0,05% - Qua bảng phân tích ta thấy : + Lợi nhuận trước thuế của năm 2007 là 260.646.560 đồng chiếm tỷ trọng 0,47% trên tổng doanh thu. Năm 2008 là 576.175.601 đồng chiếm tỷ trọng 0,70% trên tổng doanh thu, tăng thêm 315.529.041 đồng tương ứng tăng 121,06%. Năm 2009 là 1.402.291.720 đồng chiếm tỷ trọng 0,93% trên tổng doanh thu, tăng thêm 826.116.119 đồng so với năm 2008 tương ứng tăng 143,38%. Để thấy rõ được sự biến động của lợi nhuận trước thuế ta di phân tích các khoản mục sau : - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, năm 2007 là 55.930.070.315 đồng chiếm tỷ trọng 100% trên tổng doanh thu. Năm 2008 là 82.298.831.052 đồng chiếm tỷ trọng 100% trên tổng doanh thu. Năm 2009 là 151.489.490.285 đồng chiếm tỷ trọng 99,99% trên tổng doanh thu, giảm 0,01% so với năm 2008 về tỷ trọng. Vậy qua các năm khoản mục này có tăng lên nhưng tỷ trọng trên tổng doanh thu lại giảm xuống tuy không nhiều. - Giá vốn hàng bán, năm 2007 là 53.092.638.630 đồng chiếm tỷ trọng 94.93% trên tổng doanh thu. Năm 2008 là 77.014.890.959 đồng chiếm tỷ trọng 93,58% trên tổng doanh thu, giảm 1,35% so với tỷ trọng năm 2007. Năm 2009 là 140.9212.009.233 đồng chiếm tỷ trọng 93,01% trên tổng doanh thu, giảm 0,56% so với tỷ trọng năm 2008. Vậy qua các năm tỷ trọng của giá vốn hàng bán đã giảm. - Doanh thu hoạt động tài chính, năm 2007 là 40.705.582 đồng chiếm tỷ trọng 0,07% trên tổng doanh thu. Năm 2008 là 15.865.216 đồng chiếm tỷ trọng 0,02% trên tổng doanh thu, giảm 0,05% so với tỷ trọng năm 2007. Năm 2009 là 110.486.889 đồng chiếm tỷ trọng là 0,07% trên tổng doanh thu, tăng 0,05% so với tỷ trọng năm 2008. - Chi phí tài chính, năm 2007 là 557.329.918 đồng chiếm tỷ trọng 1,00% trên tổng doanh thu. Năm 2008 là 1.524.765.529 đồng chiếm tỷ trọng 1,85% trên tổng doanh thu, tăng 0,86% so với tỷ trọng năm 2007. Năm 2009 là 3.406.182.058 đồng chiếm tỷ trọng 2,25% trên tổng doanh thu, tăng 0.43% so với tỷ trọng năm 2008. - Chi phí bán hàng, năm 2008 là 466.329.442 đồng chiếm tỷ trọng 0,57% trên tổng doanh thu. Năm 2009 là 710.512.440 đồng chiếm tỷ trọng 0,47% trên tổng doanh thu, giảm 10% so với tỷ trọng năm 2008. - Chi phí quản lý doanh nghiệp, năm 2007 là 2.060.160.789 đồng chiếm tỷ trọng 3,68% trên tổng doanh thu. Năm 2008 là 2.733.818.552 đồng chiếm tỷ trọng 3,32% trên tổng doanh thu, giảm 0,36% so với tỷ trọng năm 2007. Năm 2009 là 5.380.139.862 đồng chiếm tỷ trọng 3,55% trên tổng doanh thu, tăng 0,23% so với năm 2008. - Thu nhập khác, năm 2008 là 227.857.144 đồng chiếm tỷ trọng 0,28% trên tổng doanh thu. Năm 2009 là 1.934.342.002 đồng chiếm tỷ trọng 1,28% trên tổng doanh thu, tăng 1,00% so với tỷ trọng năm 2008. - Chi phí khác, năm 2008 là 226.563.329 đồng chiếm tỷ trọng là 0,28% trên tổng doanh thu. Năm 2009 là 1.741.183.863 đồng chiếm tỷ trọng 1,15% trên tổng doanh thu, tăng 0,87% so với tỷ trọng năm 2008. Þ Nhìn chung, các khoản mục chiếm tỷ trọng cao như : doanh thu thuần và giá vốn hàng bán thay đổi làm thay đổi lợi nhuận trước thuế. Trong đó tỷ trọng doanh thu thuần có giảm nhưng tỷ trọng của giá vốn hàng bán của năm sau so với năm trước giảm nhiều hơn nên lợi nhuận trước thuế vẫn tăng. 2.2.2. Phân tích các chỉ số tài chính. 2.2.2.1. Phân tích khả năng thanh toán. a. Phân tích các khoản phải thu. - Từ công thức (4) ta có bảng số liệu sau : Bảng 2.16 : Các khoản phải thu năm 2007-2008. ĐVT : VND Các khoản phải thu 2008 2007 Tỷ trọng (%) Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ tăng (%) 2008 2007 I. Các khoản phải thu ngắn hạn 30.097.274.191 10.206.346.691 34,18 26,53 19.890.927.500 194,89 1.Phải thu khách hàng 13.688.236.968 4.308.735.238 15,55 11,20 9.379.501.730 217,69 2. Trả trước cho người bán 16.110.672.542 5.424.114.729 18,30 14,10 10.686.557.813 197,02 3. Các khoản phải thu khác 298.364.681 473.496.724 0,34 1,23 -175.132.043 -36,99 II.Tài sản ngắn hạn khác 377.313.115 77.816.691 0,43 0,20 299.496.424 384,87 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 144.902.304 77.816.691 0,16 0,20 67.085.613 86,21 2. Thuế GTGT được khấu trừ 232.410.811 -  0,26 0,00 232.410.811 - Tổng cộng 30.474.587.306 10.284.163.382 34,61 26,73 20.190.423.924 196,33 Bảng 2.17 : Các khoản phải thu năm 2008-2009. ĐVT : VND Các khoản phải thu 2009 2008 Tỷ trọng (%) Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ tăng (%) 2009 2008 I. Các khoản phải thu ngắn hạn 61.568.220.400 30.097.274.191 44,82 34,18 31.470.946.209 104,56 1. Phải thu khách hàng 25.283.847.787 13.688.236.968 18,41 15,55 11.595.610.819 84,71 2. Trả trước cho người bán 35.411.073.650 16.110.672.542 25,78 18,30 19.300.401.108 119,80 3. Các khoản phải thu khác 873.298.963 298.364.681 0,64 0,34 574.934.282 192,70 II.Tài sản ngắn hạn khác 129.018.234 377.313.115 0,09 0,43 -248.294.881 -65,81 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 129.018.234 144.902.304 0,09 0,16 -15.884.070 -10,96 2. Thuế GTGT được khấu trừ - 232.410.811 0,00 0,26 -232.410.811 -100,00 Tổng cộng 61.697.238.634 30.474.587.306 44,91 34,61 31.222.651.328 102,45 - Qua hai bảng phân tích trên ta thấy : + Khoản phải thu năm 2008 tăng 20.190.423.924 đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 196,33% là do các khoản phải thu khách hàng tăng 9.379.501.730 đồng tương ứng tăng 217,69%, trả trước cho người bán tăng 10.686.557.813 đồng tương ứng tăng 197,02%. Kết hợp phân tích kết cấu khoản phải thu năm 2008 chiếm tỷ trọng 34,61% trên tổng tài sản, năm 2007 chiếm tỷ trọng 26,73% trên tổng tài sản. + Khoản phải thu năm 2009 tăng 31.222.651.328 đồng so với năm 2008 tương ứng tăng 102,45% là do trả trước cho người bán tăng 19.300.401.108 đồng tương ứng tăng 119,80%, các khoản phải thu khác tăng 574.934.282 đồng tương ứng tăng 192,70%. Kết hợp phân tích kết cấu khoản phải thu năm 2009 chiếm tỷ trọng 44,91% trên tổng tài sản. Þ Qua các năm khoản phải thu đã tăng về quy mô và tỷ trọng. b. Phân tích các khoản phải trả. - Từ công thức (5) ta lập được bảng số liệu sau : Bảng 2.18 : Các khoản phải trả năm 2007-2008. ĐVT : VND Các khoản phải trả 2008 2007 Tỷ trọng (%) Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ tăng (%) 2008 2007 I. Nợ ngắn hạn 33.639.733.989 13.874.971.815 38,21 36,07 19.764.762.174 142,45 1. Vay và nợ ngắn hạn 17.279.956.956 4.657.903.893 19,63 12,11 12.622.053.063 270,98 2. Phải trả người bán 11.889.118.179 5.430.027.779 13,50 14,11 6.459.090.400 118,95 3. Người mua trả tiền trước 3.739.886.091 1.635.560.461 4,25 4,25 2.104.325.630 128,66 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 211.717.225 541.680.005 0,24 1,41 -329.962.780 -60,91 5. Phải trả người lao động 443.235.653 1.609.799.677 0,50 4,18 -1.166.564.024 -72,47 6. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 75.819.885 - 0,09 - 75.819.885 - II. Nợ khác - - - - - - Tổng cộng 33.639.733.989 13.874.971.815 38,21 36,07 19.764.762.174 142,45 Bảng 2.19 : Các khoản phải trả năm 2008-2009. ĐVT : VND Các khoản phải trả 2009 2008 Tỷ trọng (%) Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ tăng (%) 2009 2008 I. Nợ ngắn hạn 71.236.308.785 33.639.733.989 51,86 38,21 37.596.574.796 111,76 1. Vay và nợ ngắn hạn 46.997.153.374 17.279.956.956 34,21 19,63 29.717.196.418 171,97 2. Phải trả người bán 17.199.490.395 11.889.118.179 12,52 13,50 5.310.372.216 44,67 3. Người mua trả tiền trước 4.875.131.641 3.739.886.091 3,55 4,25 1.135.245.550 30,36 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1.282.694.503 211.717.225 0,93 0,24 1.070.977.278 505,85 5. Phải trả người lao động 843.091.076 443.235.653 0,61 0,50 399.855.423 90,21 6. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 38.747.795 75.819.885 0,03 0,09 -37.072.090 -48,89 II. Nợ khác - - - - - - Tổng cộng 71.236.308.785 33.639.733.989 51,86 38,21 37.596.574.796 111,76 - Qua hai bảng phân tích trên ta thấy : + Khoản phải trả năm 2008 tăng 19.764.762.174 đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 142,45% là do vay và nợ ngắn hạn năm 2008 tăng 12.622.053.063 đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 270,98%. Phải trả người bán năm 2008 tăng 6.459.090.400 đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 118,95%. Người mua trả tiền trước năm 2008 tăng 2.104.325.630 đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 128,66%. Kết hợp phân tích kết cấu các khoản phải trả năm 2008 chiếm tỷ trọng 38,21% trên tổng nguồn vốn, năm 2007 chiếm tỷ trọng 36,07% trên tổng nguồn vốn. + Khoản phải trả năm 2009 tăng 37.596.574.796 đồng so với năm 2008 tương ứng tăng 111,76% là do vay và nợ ngắn hạn tăng 29.717.196.418 đồng so với năm 2008 tương ứng tăng 171,97 đồng. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tăng 1.070.977.278 đồng so với năm 2008 tương ứng tăng 505,85%. Kết hợp phân tích kết cấu các khoản phải trả năm 2009 chiếm tỷ trọng 51,86% trên tổng nguồn vốn. Þ Qua các năm khoản phải trả tăng về quy mô và tỷ trọng. c. Phân tích khả năng thanh toán nhanh bằng tiền. - Từ công thức (6) ta có bảng số liệu sau : Bảng 2.20 : Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền. ĐVT : VND Chỉ tiêu 2009 2008 2007 Tiền và các khoản tương đương tiền 3.792.381.213 1.005.978.645 1.143.664.403 Nợ ngắn hạn 71.236.308.785 33.639.733.989 13.874.971.815 Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền 0,0532 0,0299 0,0824 - Qua bảng phân tích trên ta thấy : Năm 2008 tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền là 0,0299 đã giảm 0.0525 so với năm 2007 là 0,0824. Năm 2009 là 0,0532 tăng 0,0233 so với năm 2008 nhưng vẫn còn thấp hơn so với năm 2007 là 0,0292. Chỉ số này của công ty là quá thấp cho thấy được khả năng chi trả của công ty đối với các khoản nợ tới hạn của là kém. d. Phân tích khả năng thanh toán hiện thời. - Từ công thức (7) ta có bảng số liệu sau : Bảng 2.21 : Bảng tỷ số thanh toán hiện thời. ĐVT : VND Chỉ tiêu 2009 2008 2007 Tài sản ngắn hạn 96.302.305.756 56.310.083.591 21.118.116.214 Nợ ngắn hạn 71.236.308.785 33.639.733.989 13.874.971.815 Tỷ số thanh toán hiện thời 1,3519 1,6739 1,5220 - Qua bảng phân tích trên ta thấy : Tỷ số thanh toán hiện thời năm 2008 là 1,6739>1 và năm 2007 là 1,5220>1, điều đó cho thấy được tài sản ngắn hạn của công ty đảm bảo đủ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2009 là 1,3519>1 tuy chỉ số này vẫn đảm được khả năng thanh toán của công ty nhưng đã có sự đi xuống so với năm 2008, đặc biệt còn thấp hơn năm 2007. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của công ty giảm xuống. e. Phân tích khả năng thanh toán nhanh. - Từ công thức (8) ta có bảng số liệu sau : Bảng 2.22 : Tỷ số thanh toán nhanh. ĐVT :VND Chỉ tiêu 2009 2008 2007 Tài sản ngắn hạn-Hàng tồn kho 65.489.619.847 31.480.565.951 11.427.827.785 Nợ ngắn hạn 71.236.308.785 33.639.733.989 13.874.971.815 Tỷ số thanh toán nhanh 0,9193 0,9358 0,8236 - Qua bảng phân tích trên ta thấy : Tỷ số thanh toán nhanh năm 2008 là 0,9358<1 và năm 2007 là 0,8236<1, điều đó cho thấy khả năng thanh toán nhanh của tài sản ngắn hạn là không đảm bảo để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn đến hạn cùng một lúc. Tuy nhiên tỷ số này đã tăng vào năm 2008 cho thấy được công ty nỗ lực khắc phục việc trả nợ ngắn hạn của mình. Nhưng vào năm 2009 tỷ số này đã giảm so với năm 2008 là 0,0165. Þ Nhìn chung khả năng thanh toán của công ty không kém, nhưng tỷ số thanh toán nhanh so với thanh toán hiện thời có sự chênh lệch cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động của hàng tồn kho chưa tốt. Lượng dự trữ tiền của công ty còn ít khó đáp ứng được nhu cầu thanh toán cấp thiết. 2.2.2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động. a. Vòng quay hàng tồn kho. - Từ công thức (9) ta có bảng số liệu sau : Bảng 2.23 : Vòng quay hàng tồn kho. ĐVT : VND Chỉ tiêu 2009 2008 2007 Doanh thu 151.506.225.785 82.300.858.988 55.930.070.315 Hàng tồn kho 27.821.101.775 17.259.903.035 9.690.288.429 Vòng quay hàng tồn kho 5,4451 4,7682 5,7718 - Qua bảng phân tích trên ta thấy : Vòng quay hàng tồn kho năm 2008 là 4,7682 vòng làm cho số ngày hàng tồn kho tăng lên 76 ngày so với năm 2007 là 5,7718 vòng, số ngày hàng tồn kho là 64 ngày. Năm 2009 vòng quay hàng tồn kho là 5,4451 vòng, số ngày hàng tồn kho tăng lên 66 ngày so với năm 2008. Điều đó chứng tỏ công ty có quan tâm đến việc tồn kho của hàng hóa là không để số ngày tồn kho quá cao dẫn đến tăng chi phí lưu kho. b. Vòng quay khoản phải thu. - Từ công thức (10) ta có bảng số liệu sau : Bảng 2.24 : Vòng quay khoản phải thu. ĐVT : VND Chỉ tiêu 2009 2008 2007 Doanh thu 151.506.225.785 82.300.858.988 55.930.070.315 Khoản phải thu 45.832.747.296 20.151.810.441 10.206.346.691 Vòng quay khoản phải thu 3,3053 4,0839 5,4799 - Qua bảng phân tích trên ta thấy : vòng quay khoản phải thu năm 2008 là 4,0839 vòng, làm cho kỳ thu tiền bình quân tăng lên 89 ngày so với năm 2007 là 5,4799 vòng, kỳ thu tiền bình quân là 66 ngày. Năm 2009 là 3,3053 vòng, kỳ thu tiền bình quân là 110 ngày tăng hơn so với năm 2008. Điều này chứng tỏ công ty không quản lý tốt các khoản nợ, chưa quan tâm đến việc thu tiền công nợ, để nợ quá lâu khiến cho công ty mất chi phí cơ hội và bị chiếm dụng vốn nhiều. c. Vòng quay tài sản ngắn hạn. - Từ công thức (11) ta có bảng số liệu sau : Bảng 2.25 : Vòng quay tài sản ngắn hạn. ĐVT : VND Chỉ tiêu 2009 2008 2007 Doanh thu 151.506.225.785 82.300.858.988 55.930.070.315 Tài sản ngắn hạn 76.306.194.674 38.714.099.903 21.118.116.214 Vòng quay tài sản ngắn hạn 1,9853 2,1258 2,6484 - Qua bảng phân tích trên ta thấy : + Năm 2007 vòng quay tài sản ngắn hạn là 2,6484 vòng có nghĩa là cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn thì tạo ra được 2,6484 đồng doanh thu. + Năm 2008 vòng quay tài sản ngắn hạn là 2,1258 vòng có nghĩa là 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra được 2,1258 đồng doanh thu. + Năm 2009 vòng quay tài sản ngắn hạn là 1,9853 vòng có nghĩa là 1 vòng tài sản ngắn hạn tạo ra được 1,9853 đồng doanh thu. Þ Nhìn chung, chỉ số này của công ty là quá thấp mà lại giảm qua các năm chứng tỏ hiệu quả hoạt động của tài sản ngắn hạn thì kém và việc quản lý tài sản ngắn hạn là không tốt. e. Vòng quay tài sản dài hạn. - Từ công thức (12) ta có bảng số liệu sau : Bảng 2.26 : Vòng quay tài sản dài hạn. ĐVT : VND Chỉ tiêu 2009 2008 2007 Doanh thu 151.506.225.785 82.300.858.988 55.930.070.315 Tài sản dài hạn 36.403.619.103 24.545.156.986 17.353.228.449 Vòng quay tài sản dài hạn 4,1614 3,3530 3,2230 - Qua bảng phân tích trên ta thấy : + Năm 2007 vòng quay tài sản dài hạn là 3,2230 vòng nghĩa là cứ 1 đồng tài sản dài hạn tạo ra được 3,2230 đồng doanh thu. + Năm 2008 vòng quay tài sản dài hạn là 3,3530 vòng nghĩa là 1 đồng tài sản dài hạn tạo ra được 3,3530 đồng doanh thu. + Năm 2009 vòng quay tài sản dài hạn là 4,1614 vòng nghĩa là 1 đồng tài sản dài hạn tạo ra được 4,1614 đòng doanh thu. Þ Nhìn chung, chỉ số này của công ty còn thấp chứng tỏ việc quản lý tài sản dài hạn còn chưa tốt gây lãng phí, nhưng công ty đã có sự cải thiện qua từng nay bằng việc chỉ số vòng quay tài sản dài hạn tăng dân qua từng năm. e. Vòng quay tổng tài sản. - Từ công thức (13) ta có bảng số liệu sau : Bảng 2.27 : Vòng quay tổng tài sản. ĐVT : VND Chỉ tiêu 2009 2008 2007 Doanh thu 151.506.225.785 82.300.858.988 55.930.070.315 Tổng tài sản 112.709.813.777 63.259.256.888 38.471.344.663 Vòng quay tổng tài sản 1,3441 1,3010 1,4538 - Qua bảng phân tích trên ta thấy : + Năm 2007 vòng quay tổng tài sản là 1,4538 vòng nghĩa là cứ 1 đồng tổng tài sản tạo ra được 1,4538 đồng doanh thu. + Năm 2008 vòng quay tổng tài sản là 1,3010 đồng nghĩa là 1 đồng tổng tài sản tạo ra được 1,3010 đồng doanh thu. + Năm 2009 vòng quay tổng tài sản là 1,3441 đồng nghĩa là 1 đồng tổng tài sản tạo ra được 1,3441 đồng doanh thu. Þ Nhìn chung, chỉ số này của công ty là thấp, chưa thấy được hiệu quả trong việc quản lý tài sản. 2.2.2.3. Phân tích đầu tư và cơ cấu tài chính. a. Tỷ số nợ trên tổng tài sản. - Từ công thức (15) ta có bảng số liệu sau : Bảng 2.28 : Tỷ số nợ trên tổng tài sản. ĐVT : VND Chỉ tiêu 2009 2008 2007 Tổng nợ 100.287.460.651 71.803.260.395 22.642.289.578 Tổng tài sản 112.709.813.777 63.259.256.888 38.471.344.663 Tỷ số nợ trên tổng tài sản 0,7300 0,8155 0,5885 - Qua bảng phân tích trên ta thấy : + Tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty năm 2007 là 0,5885 (58,85%) tức là 58,85% tài sản được đầu tư từ nợ vay. + Tỷ số nợ trên tổng tài sản năm 2008 là 0,8155 (81,55%) tức là 81,55% tài sản được đầu tư từ nợ vay. + Tỷ số nợ trên tổng tài sản năm 2009 là 0,7300 (73%) tức là 73% tài sản được đầu tư từ nợ vay. Þ Qua đó ta thấy tỷ số này của công ty ngày càng tăng cao, tạo cho công ty khó khăn về việc trả nợ và có ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư khi mà khoản nợ ngày càng nhiều. b. Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu. - Từ công thức (14) ta có bảng số liệu sau : Bảng 2.29 : Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu. ĐVT : VND Chỉ tiêu 2009 2008 2007 Tổng nợ 100.287.460.651 71.803.260.395 22.642.289.578 Vốn chủ sở hữu 37.084.997.789 16.243.908.717 15.829.055.085 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 2,7043 4,4203 1,4304 - Qua bảng phân tích trên ta thấy : + Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2007 là 1,4304 lần. Năm 2008 là 4,4203 lần tăng 2,9899 lần. Năm 2009 là 2,7043 lần giảm 1,1716 lần. Þ Nhìn chung, tỷ số này đã tăng lên, chứng tỏ công ty đang sử dụng nguồn vốn từ nợ vay để đầu tư ngày càng tăng. c. Tỷ số khả năng trả lãi. - Từ công thức (16) ta có bảng số liệu sau : Bảng 2.30 : Tỷ số khả năng trả lãi. ĐVT : VND Chỉ tiêu 2009 2008 2007 Lợi nhuận trước lãi vay và thuế 4.588.315.640 2.099.657.315 724.731.496 Chi phí lãi vay 3.406.182.058 1.524.765.529 464.084.936 Tỷ số khả năng trả lãi vay 1,3471 1,3770 1,5616 - Qua bảng phân tích trên ta thấy : + Tỷ số khả năng trả lãi vay năm 2007 là 1,5616 lần cho biết công ty có 1,5616 đồng để chi trả cho 1 đồng lãi vay. Năm 2008 tỷ số này là 1,3770 lần cho biết công ty có 1,3770 đồng để chi trả cho 1 đồng lãi vay. Năm 2009 là 1,3471 lần cho biết công ty có 1,3471 đồng để chi trả cho 1 đồng lãi vay. Þ Nhìn chung chỉ số này của công ty quá thấp mà lại còn giảm qua các năm cho thấy được hoạt động kinh doanh của công ty chưa có hiệu quả. d. Phân tích đòn bẩy tài chính. - Từ công thức (17) ta có bảng số liệu sau : Bảng 2.31 : Số liệu đòn bẩy tài chính. ĐVT : VND Chỉ tiêu 2009 2008 2007 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 4.588.315.640 2.099.657.315 724.731.496 Lợi nhuận trước thuế 1.402.291.720 576.175.601 260.646.560 Đòn bẩy tài chính 3,2720 3,6441 2,7805 - Qua bảng phân tích trên ta thấy : + Đòn bẩy tài chính năm 2007 là 2,7805 lần. Năm 2008 là 3,6441 lần tăng 0,8636 lần so với năm 2007. Năm 2009 là 3,2720 lần giảm 0,3721 lần. Điều đó cho thấy việc sử dụng đòn bẩy tài chính chưa có hiệu quả và cải thiện là bao nhiêu. 2.2.2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn. a. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu. - Từ công thức (18) ta có bảng số liệu sau : Bảng 2.32 : Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu. ĐVT : VND Chỉ tiêu 2009 2008 2007 Lợi nhuận ròng 1.402.291.720 576.175.601 260.646.560 Doanh thu 151.489.490.285 82.298.831.052 55.930.070.315 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu 0,93% 0,70% 0,47% - Qua bảng phân tích trên ta thấy : + Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2007 là 0,47% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra được 0,47 đồng lợi nhuận. + Năm 2008 là 0,70% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 0,70 đồng lợi nhuận. + Năm 2009 là 0,93% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 0,93 đồng lợi nhuận. Þ Nhìn chung, tỷ số này của công ty qua các năm đã có sự cải thiện nhưng tỷ số này vẫn còn thấp cho thấy chưa có sự thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh để có hiệu quả cao. b. Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản. - Từ công thức (19) ta có bảng số liệu sau : Bảng 2.33 : Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản. ĐVT : VND Chỉ số 2009 2008 2007 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 4.588.315.640 2.099.657.315 724.731.496 Tài sản 112.709.813.777 63.259.256.888 38.471.344.663 Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản 4,07% 3,32% 1,88% - Qua bảng phân tích trên ta thấy : + Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản năm 2007 là 1,88% nghĩa là cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra được 1,88 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. + Năm 2008 là 3,32% nghĩa là cứ 100 đồng tài sản tạo ra được 3,32 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. + Năm 2009 là 4,07% nghĩa là cứ 100 đồng tài sản tạo ra được 4,07 đồng lợi nhuận. Þ Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đã được cải thiện nhiều (từ 1,88% năm 2007 tăng lên 4,07% năm 2009). c. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản. - Từ công thức (20) ta có bảng số liệu sau : Bảng 2.34 : Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản. ĐVT : VND Chỉ tiêu 2009 2008 2007 Lợi nhuận ròng 841.189.172 414.853.633 137.128.759 Tài sản 112.709.813.777 63.259.256.888 38.471.344.663 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản 0,75% 0,66% 0,36% - Qua bảng phân tích trên ta thấy : + Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản năm 2007 là 0,36% nghĩa là cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra được 0,36 đồng lợi nhuận ròng. + Năm 2008 là 0,66% nghĩa là cứ 100 đồng tài sản tạo ra được 0,66 đồng lợi nhuận ròng. + Năm 2009 là 0,75% nghĩa là cứ 100 đồng tài sản tạo ra được 0,75 đồng lợi nhuận ròng. Þ Nhìn chung, tỷ số này của công ty quá thấp mặc dù có tăng qua các năm. So tỷ số này với tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay ta thấy có sự chênh lệch lớn, điều đó chứng tỏ công ty chưa khai thác được vốn vay để tạo lợi nhuận. d. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu. - Từ công thức (21) ta có bảng số liệu sau : Bảng 2.35 : Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu. ĐVT : VND Chỉ tiêu 2009 2008 2007 Lợi nhuận ròng 841.189.172 414.853.633 137.128.759 Vốn chủ sở hữu 26.664.453.253 16.036.481.901 15.829.055.085 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu 3,15% 2,59% 0,87% - Qua bảng phân tích trên ta thấy : + Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu năm 2007 là 0,87% nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được 0,87 đồng lợi nhuận ròng. + Năm 2008 là 2,59% nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 2,59 đồng lợi nhuận ròng. + Năm 2009 là 3,15% nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 3,15 đồng lợi nhuận ròng. Þ Nhìn chung, tỷ số này đã có sự tăng nhanh từ năm 2007 sang năm 2008 (từ 0,87% tăng lên 2,59%) mặc dù vốn chủ sở hữu không tăng bao nhiêu. Điều này cho thấy được công ty đã tăng được lợi nhuận trước thuế và đã có sự thay đổi trong mức thuế thu nhập doanh nghiệp. Chương 3 : Nhận xét – Kiến nghị 3.1. Nhận xét. - Qua việc phân tích tài chính của công ty TNHH YAHO ở phần 2.1 ta có một số nhận xét sau : + Về vấn đề vốn và tài sản của công ty ta thấy : tổng tài sản và nguồn vốn đã tăng dần qua các năm, chứng tỏ công ty đang mở rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên tốc độ tăng của các năm lại không giống nhau năm 2008 tăng nhanh hơn năm 2007 128,86% nhưng sang năm 2009 tốc độ tăng chỉ còn 56,02%so với năm 2008 cho thấy được sự tăng trưởng của công ty là không ổn định. + Kết cấu của tài sản : tỷ trọng của tài sản ngắn hạn đã tăng dần qua các năm cho thấy được công ty muốn tăng vốn lưu động để mở rộng hơn việc kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận ngày càng cao cho công ty. Trong khi đó, tỷ trọng của tài sản ngắn hạn lại giảm dần mặc dù giá trị của tài sản dài hạn vẫn tăng điều này chứng tỏ công ty đang chuyển hướng kinh doanh từ chú trọng sản xuất sang thương mại. + Kết cấu của nguồn vốn : tỷ trọng của nợ phải trả trên tổng nguồn vốn đã tăng nhanh từ 58,85% năm 2007 lên 81,55% năm 2008 tuy qua năm 2009 có giảm nhưng không đáng kể. Trong khi đó, tỷ trọng vốn chủ sở hữu đã giảm và chỉ còn 27% năm 2009. Điều đó cho thấy công ty đã vay nợ quá nhiều và khả năng chi trả trả lãi sẽ giảm. + Về hoạt động kinh doanh : doanh thu của công ty ngày càng tăng nhưng lợi nhuận đem lại thì không cao điều đó cho thấy được hoạt động kinh doanh chưa đem lại hiệu quả cao. Nguyên nhân chính là do việc sản xuất của công ty chưa tốt không làm cho giá vốn hàng bán của công ty không giảm xuống mà tăng theo doanh thu, đồng thời với việc công ty vay nợ nhiều cũng góp phần làm giảm lợi nhuận vì tốc độ tăng của chi phí lãi vay nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. + Các chỉ số tài chính : - Đối với khả năng thanh toán ta thấy khả năng thanh toán của công ty là không tốt. Khả năng thanh toán bằng tiền mặt của công ty là quá thấp chứng tỏ tiền mặt tại quỹ của công ty là không nhiều không thể đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết của công ty. Và sự chênh lệch giữa tỷ số thanh toán hiện thời và tỷ số thanh toán nhanh khá cao làm cho khả năng thanh toán của công ty giảm xuống. - Đối với hiệu quả hoạt động ta thấy khoản phải thu của công ty chưa được tốt, kỳ thu tiền bình quân còn cao làm vòng quay khoản phải thu thấp. Hiệu quả hoạt động của tài sản chưa cao, lợi nhuận đem lại thấp. - Đối với đầu tư và cơ cấu tài chính tỷ số nợ của công ty đang tăng dần làm tình hình nợ của công càng tăng dẫn đến khả năng thanh toán của công ty giảm, ảnh hưởng tới uy tín của công ty làm khả năng vay của công ty giảm. Và việc sử dụng đòn bẩy tài chính chưa tốt không phát huy được khoản vốn vay làm cho khoản lãi vay ngày càng tăng. - Đối với hiệu quả sử dụng vốn tỷ số lợi nhuận tuy có tăng nhưng chưa cao nên lợi nhuận của công ty không nhiều. 3.2 Kiến nghị - Qua những nhận xét trên ta thấy công ty còn có những hạn chế cần khắc phục. Để giúp công ty cải thiện được những hạn chế trên, em xin đưa ra một số kiến nghị. 3.2.1. Đối với công ty. - Về phần tài sản và nguồn vốn, em xin có kiến nghị sau : kết cấu của tài sản và nguồn vốn chưa hợp lý, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhưng tập trung vào khoản phải thu và hàng tồn kho cần phải cân đối lại mặt này nên giảm tài sản ngắn hạn tăng tài sản dài hạn lên chiếm tỷ trọng khoảng 40% trên tổng tài sản. Giảm lượng hàng tồn kho và khoản phải thu đồng thời tăng lượng tiền mặt để đáp ứng nhu cầu chi trả của công ty. - Về hoạt động kinh doanh của công ty chưa đem lại lợi nhuận cao. Xin đề nghị với công ty phải giảm giá vốn hàng bán hơn nữa vì tốc độ tăng giá vốn hàng bán gần bằng với tốc độ tăng doanh thu do đó lợi nhuận của công ty lại phụ thuộc vào các khoản thu nhập khác mà công ty vừa sản xuất vừa bán hàng sẽ làm hoạt động sản xuất của công ty không còn hiệu quả. Vì vậy công ty phải giảm giá vốn hàng bán bằng cách tìm các nguồn cung ứng nguyên vật liệu để có được nguồn nguyên vật liệu rẻ, cải thiện các khâu sản xuất sản phẩm hạn chế việc lãng phí nguyên vật liệu giảm được sản phẩm hư hỏng. - Về khả năng thanh toán của công ty là quá thấp làm cho các nhà đầu tư hay chủ nợ nhìn vào sẽ cảm thấy e ngại và có khả năng sẽ không đầu tư và cho vay vốn nữa mà nguồn vốn của công ty phụ thuộc nhiều vào khoản nợ vay tuy điều nay đem lại lợi ích cho chủ sở hữu nhưng khi các chủ nợ thu hồi lại nợ vay thì công ty khó mà chi trả được. Đề nghị công ty nên nâng cao khả năng thanh toán của công ty hơn nữa để có thể thu hút vốn nhà đầu tư hoặc có thể tìm nguồn vốn vay khác có lãi suất thấp hoặc có thể vay vốn từ nhân viên công ty để họ có thêm thu nhập và nâng cao khả năng làm việc của nhân viên đồng thời cũng nâng cao được khả năng quản lý của công ty. - Về hiệu quả hoạt động ta thấy vòng quay hàng tồn kho và khoản phải thu còn thấp, thời gian quay vòng bình quân còn cao làm giảm tính thanh khoản của hàng hóa và vốn bị chiếm dụng lâu làm mất đi chi phí cơ hội đầu tư. Công ty cần phải nâng cao vòng quay hàng tồn kho và khoản phải thu đó là làm giảm thời gian quay vòng bình quân xuống còn 30 ngày. Công ty có thể cho bán nợ để tăng vòng quay hàng tồn kho đồng thời tăng chiết khấu để khuyến khích người mua trả tiền sớm để giảm thời gian thu tiền bình quân. Còn vòng quay tài sản thì chưa được tốt vì tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm khá cao trên tổng nguồn vốn mà hiệu quả đem lại rất thấp. Đề nghị công ty nên giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn mà tăng tỷ trọng tài sản dài hạn lên vì vòng quay tài sản dài hạn khá cao. Nâng cao việc quả lý tài sản để có hiệu quả tốt hơn. - Về đầu tư và cơ cấu tài chính đó là công ty chưa sử dụng vốn vay có hiệu quả bằng việc sử dụng đòn bẩy tài chính chưa tốt dẫn đến việc chi trả lãi vay không tốt làm nhà đầu tư không tin tưởng vào việc quản lý của công ty. Đề nghị công ty nên sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn tránh hao hụt, cần có những khoản đầu tư khác để thu thêm lợi nhuận và sử dụng một phần vốn vay để mở rộng quy mô sản xuất nhằm tăng sản lượng giảm giá vốn hàng bán. - Về hiệu quả sử dụng vốn ta thấy lợi nhuận ròng trên vốn chủ hữu quá cao so với lợi nhuận ròng trên tài sản, điều này chỉ có lợi đối với chủ sở hữu bởi vì họ bỏ ra ít vốn nhưng thu lại lợi nhuận nhiều trong khi phần lợi nhuận để chi trả cho nhà đầu tư thì thấp. Công ty cần xem lại khoản này nếu hiệu quả sử dụng vốn cứ tiếp tục như thế sẽ khiến cho nhà đầu tư và chủ nợ không còn quan tâm đến công ty nữa và họ sẽ rút vốn. Công ty cần phải nâng cao tỷ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản trên 1% để nhà đầu tư yên tâm về khoản lợi nhuận của mình. 3.2.2. Đối với Nhà nước. - Để đánh giá được tình hình tài chính của công ty một cách chính xác hơn đòi hỏi cơ quan quản lý Nhà nước cần phải có một điểm để so sánh, được gọi là chỉ số ngành. Chỉ số này được tính bình quân số lượng các công ty trong cùng một ngành. Nó biểu hiện mức trung bình để đánh giá được nền tài chính của công ty có đạt tiêu chuẩn hay không. Hiện nay, cơ quan quản lý Nhà nước chưa thể thống kê được để có một con số cụ thể làm cho việc đánh giá bị thiếu chính xác vì chỉ so sánh giữa các năm để thấy được sự tăng giảm mà thôi. - Với tình hình kinh tế hiện nay vừa trải qua thời kỳ khủng hoảng toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh đến việc sản xuất-tiêu thụ sản phẩm của công ty. Cơ quan Nhà nước cần có chính sách giảm lãi suất vay nhằm phục vụ cho sản xuất và giúp các công ty trong nước tiếp cận được với các nguồn vốn nước ngoài giúp công ty phục hồi. KẾT LUẬN Với xu thế toàn cầu hóa hiện nay và chính sách mở cửa Nhà nước đã thu hút nhiều công ty trên thế giới đến Việt Nam đầu tư, cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong nước nhiều công ty đã được thành lập tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty với nhau. Trước tình hình chung đó, công ty nào có nền tài chính vững mạnh, có sự quản lý chặt chẽ và đầu tư hợp lý sẽ phát triển bền vững và không ngừng đi lên. Để hiểu rõ được nền tài chính của công ty và việc đầu tư có hợp lý hay không đòi hỏi công ty phải phân tích tài chính của chính mình dựa trêh những chỉ tiêu khách quan để có cái nhìn chính xác hơn về tài chính của công ty để từ đó có kế hoạch phát triển công ty. Qua việc phân tích tài chính của công ty TNHH YAHO đã giúp ta thấy rõ được tình hình tài chính của công ty. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của công ty tiến triển tốt nhưng việc quản lý tài chính cũng tình hình đầu tư của công ty chưa khả quan, công ty vẫn còn một số yếu kém cần khắc phục để phát huy thế mạnh cũng như thu hút vốn đầu tư vào công ty giúp công ty nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Phan Đức Dũng (2009). Phân tích báo cáo tài chính và định giá trị doanh nghiệp. Nhà xuất bản thống kê. 2. TS Nguyễn Minh Kiều (2009). Tài chính doanh nghiệp căn bản. Nhà xuất bản thống kê. 3. TS. Nguyễn Minh Kiều (2006). PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH. Nhà xuất bản Thống kê . 4. PGS.TS Trần Ngọc Thơ (2005). Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Nhà xuất bản thống kê. 5. Tham khảo luận văn trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ HCM.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa Luan Tot Nghiep (hoan thanh).doc
Tài liệu liên quan