Hòa nhịp cùng với sự phát triển kinh tế của nước nhà, của Tỉnh, QTD Mỹ Bình
cũng ngày càng phát triển và tự khẳng định mình đối với nền kinh tế địa phương. Là một
tổ chức tín dụng, ngoài mục đích kinh doanh thì QTD MB còn chú trọng quan tâm đến
mục tiêu chính sách xã hội. Thực tế qua 11 năm hoạt động, QTD đã giúp cho người
nông dân trong địa bàn mà QTD MB hoạt động qua việc cung cấp, bổ sung nguồn vốn
để sản xuất, chăn nuôi, mua sắm công cụ sản xuất, xây dựng và sửa chữa nhà ở, cải tạo
vườn tạp, đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế nông thôn, giúp người dân có
vốn an tâm sản xuất, mở rộng ngành nghề, đẩy mạnh sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, từ đó đã tạo ra sự thay đổi đáng kể
bộ mặt kinh tế nông thôn tỉnh nhà.
Qua phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng tại QTD MB cho thấy hoạt động tín
dụng luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong hoạt động tại đây. Do chủ động được nguồn vốn
nên mạnh dạng đầu tư tín dụng mở rộng địa bàn hoạt động, hướng đến các đối tượng
khách hàng ngoài sản xuất nông nghiệp, nên doanh số cho vay cho khu vực kinh doanh
cũng tăng dần qua các năm. Trong 3 năm qua, tình hình tăng trưởng trong hoạt động tín
dụng khá tốt, với DSCV, DSTN, tổng dư nợ tăng khá qua các năm, và tỉ lệ nợ quá hạn
luôn dưới mức cho phép. Từ những thành quả đã đạt được làm cho lợi nhuận tại đây
luôn đạt ở mức cao và có tăng trưởng. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của đơn vị
mà đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng ngày càng tiến triển tốt đẹp, tuy nhiên nó vẫn tìm
ẩn những nguy cơ gây mất an toàn trong hoạt động do tập trung nhiều vào mối vay là
nông nghiệp
47 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 970 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình cho vay tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấp, trong khi đó cho vay dài hạn
chưa phát sinh (do chưa xét duyệt cho vay). Điều này được thể hiện rõ qua các biểu đồ
sau:
------------------------------------------------------------------------------------------------------18
SVTH: Nguyễn Hữu Huy Ngành: QTKD Nông nghiệp Lớp: DH3KN1
Biểu đồ 1: Thể hiện DSCV ngắn hạn
tại QTD Mỹ Bình (từ 2003-2005)
42,135
59,092
83,108
0
10,000
20,000
30,000
40,000
50,000
60,000
70,000
80,000
90,000
2003 2004 2005 Năm
Triệu đồng
246
1,245
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
2003 2004 2005 Năm
Triệu đồng
Biểu đồ 2: Thể hiện DSCV trung hạn
tại QTD Mỹ Bình (từ 2003-2005)
KLTN: Tình hình cho vay tại QTD Mỹ Bình giai đoạn 2003-2005
--------------------------------------------------------------------------------
DSCV ngắn hạn năm 2003 là 100%, năm 2004 là 99,6% và năm 2005 là 98,5%
trên tổng doanh số cho vay, một tỉ lệ rất lớn. Có điều này là vì nguồn vốn để cho vay của
QTD MB chủ yếu từ huy động ngắn hạn, và đa phần các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn
nên việc cho vay của QTD thường tập trung cho vay ngắn hạn. Và đó cũng nằm trong xu
thế chung của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ
rất cao trong tổng doanh số cho vay), do đó thu nhập của QTD Mỹ Bình chủ yếu từ cấp
tín dụng ngắn hạn.
Hơn nữa trong 3 năm qua doanh số cho vay trung hạn tại đơn vị cũng đang tăng
dần qua các năm, chứng tỏ QTD cũng đang chú ý đến cho vay trung hạn, vì với loại cho
vay này thì lãi suất cao hơn do đó lợi nhuận cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, các khoảng cho
vay trung hạn có đặc điểm là thu hồi vốn trong nhiều năm, do đó nếu doanh số cho vay
trung hạn quá cao sẽ dẫn đến dư nợ trung hạn trong năm và các năm sau sẽ chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng dư nợ, rủi ro sẽ cao. Vì vậy trong thời gian tới, QTD cần tập trung
cho vay trung hạn bên cạnh cho vay ngắn hạn, nhưng khi cho vay trung hạn phải nhận
thức đầy đủ về đối tượng cho vay, tìm hiểu và đánh giá đúng khách hàng trước khi quyết
định cho vay, chỉ cho vay những dự án khả thi, có hiệu quả và có tài sản đảm bảo nợ
vay. Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hoá vai trò của tài sản đảm bảo nợ vay, bởi vì mục
đích cho vay là giúp khách hàng có vốn để duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh và
QTD có thể thu hồi nợ và lãi đúng hạn từ kết quả sử dụng vốn vay đó chứ không phải từ
bán tài sản này. Hơn nữa không phải tài sản nào cũng dễ dàng bán được để QTD Mỹ
Bình thu hồi nợ một cách kịp thời và thực tế việc phát mại tài sản đảm bảo nợ vay để thu
hồi nợ là một gánh nặng đối với các ngân hàng thương mại hay QTD. Do đó khi xem xét
cho vay, cán bộ tín dụng cần đặc biệt chú ý đến tính khả thi và hiệu quả của dự án.
------------------------------------------------------------------------------------------------------19
SVTH: Nguyễn Hữu Huy Ngành: QTKD Nông nghiệp Lớp: DH3KN1
Năm 2003
Ngăn han
100%
Trung han
0%
Năm 2004
Ngăn
han
99.6%
Trung
han 0.4%
Năm 2005
Ngăn
han
98.5%
Trung
han
1.5%
Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện tỉ trọng trong DSCV theo thời hạn (từ 2003 – 2005)
KLTN: Tình hình cho vay tại QTD Mỹ Bình giai đoạn 2003-2005
--------------------------------------------------------------------------------
Còn về cho vay dài hạn trong thời gian tới, QTD có thể ít quan tâm đến nó do thời
gian thu hồi vốn rất lâu, mà nguồn vốn của QTD rất thấp so với các NHTM và nó sẽ ảnh
hưởng đến hệ số an toàn và hệ số rủi ro của QTD.
4.1.2. Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn:
Còn về doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn, nhìn vào bảng và biểu đồ
sau:
Bảng 3: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn tại QTD MB (2003-2005)
(ĐVT: Triệu đồng)
Khoản mục 2003 2004 2005
Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04
Số tiền Tỉ lệ tăng /giảm (%) Số tiền
Tỉ lệ tăng
giảm (%)
Nông nghiệp
36.0
31
50.8
03
74.2
81 14.772
4
1 23.478
46
Kinh doanh
3.
415
6,02
4
7.69
9 2.609 76 1.675
28
Khác
2.68
9
2.51
1 2.373 (178)
(7
) (138) (5)
Tổng DSCV 42.135
59.3
38 84.353 17.203
4
1 25.025
(
2)
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng hàng tháng năm 2003, 2004, 2005)
Sự gia tăng doanh số cho vay theo từng thể loại trong DSCV theo mục đích sử
dụng vốn không đều nhau. DSCV theo nông nghiệp và kinh doanh tăng qua các năm,
với nông nghiệp thì DSCV năm sau tăng cao hơn năm trước (46% năm 2005 so với 41%
năm 2004), còn đối với kinh doanh thì DSCV tăng mạnh trong năm 2004 (76%), đến
2005 chỉ tăng 28%. Riêng với mục đích khác lại giảm dần qua các năm, năm 2004 giảm
7% và 2004 giảm 5%. Do trong những năm qua, đối tượng khách hàng chủ yếu của
QTD Mỹ Bình là cho vay nông nghiệp, việc đề nghị NHNN-AG cấp thêm địa bàn mới
thường tập trung vào những địa bàn có cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chính, từ đó doanh
số cho vay theo mục đích sản xuất nông nghiệp cũng tăng cao qua các năm.
Bên cạnh đó QTD Mỹ Bình cũng đang chú ý tới đối tượng khách hàng có mục đích
vay vốn là kinh doanh, tuy nhiên với thể loại vay này chỉ mới có những kinh doanh nhỏ
lẻ vay, số tiền vay thường là không lớn, và việc tìm kiếm thêm đối tượng vay vốn với
mục đích kinh doanh cũng gặp phải sự cạnh tranh từ các NHTM khác trong Tỉnh, qua đó
cho thấy sự gia tăng doanh số theo mục đích vay này tăng qua các năm nhưng tốc độ
tăng lại giảm trong năm 2005. Còn với mục đích vay khác thì QTD chưa chú ý đến
nhiều. Từ sự tăng giảm DSCV theo từng thể loại vay khác nhau, tăng mạnh theo nông
nghiệp, tăng chậm theo kinh doanh và giảm dần theo mục đích khác làm cho trong cơ
cấu cho vay theo mục đích sử dụng vốn cũng thay đổi qua các năm. Để thấy rõ hơn sự
thay đổi này, ta có biểu đồ thể hiện cơ cấu DSCV theo mục đích sử dụng vốn:
------------------------------------------------------------------------------------------------------20
SVTH: Nguyễn Hữu Huy Ngành: QTKD Nông nghiệp Lớp: DH3KN1
KLTN: Tình hình cho vay tại QTD Mỹ Bình giai đoạn 2003-2005
--------------------------------------------------------------------------------
DSCV của khách hàng có mục đích sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn qua
các năm, luôn trên 86%, còn DSCV với mục đích khác lại giảm dần qua các năm, cụ thể
2003 chiếm 6%, nhưng đến năm 2004 chỉ còn 4% và 2005 chỉ còn 3% (giảm cả về
DSCV lẫn tỉ lệ trong cơ cấu DSCV), riêng đối với DSCV theo mục đích kinh doanh thì
lại tăng trong 2004 chiếm 10% so với năm 2003 chỉ chiếm là 8%, nhưng đến năm 2005
chỉ còn 9%. Đó là do trong 2005, QTD mở rộng địa bàn hoạt động sang các xã mà nông
nghiệp là ngành sản xuất chính, do đó có nhiều khách hàng vay với mục đích sản xuất
nông nghiệp, làm cho cơ cấu về nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao hơn.
Bên cạnh đó, mặc dù đã chú ý đến đối tượng vay với mục đích kinh doanh, nhưng
trong 3 năm qua doanh số cho vay đối với khu vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng doanh số cho vay. Điều này cũng là tất yếu bởi vì những khách hàng vay với
mục đích sản xuất nông nghiệp là những khách hàng truyền thống và đã giúp cho hoạt
động kinh doanh của QTD Mỹ Bình có hiệu quả trong nhiều năm nay, nó chính là đối
tượng khách hàng chủ yếu của QTD Mỹ Bình.
Chính điều này làm tăng rủi ro tín dụng cho đơn vị, việc cho vay tập trung vào
nông nghiệp (chiếm trên 86% trong cơ cấu), một ngành mà còn phụ thuộc nhiều vào yếu
tố thiên nhiên, giá cả bấp bênh (mặc dù trong những năm qua đã có những thành công
nhất định), nhưng một khi mà thời tiết bất thuận lợi như sâu bệnh, khô hạn, lũ lụt , sẽ
------------------------------------------------------------------------------------------------------21
SVTH: Nguyễn Hữu Huy Ngành: QTKD Nông nghiệp Lớp: DH3KN1
86%
10%
4%
88%
9%
3%
86%
8%
6%
Nông nghiệp
Kinh doanh
Khác
Năm 2003
Năm 2004 Năm 2005
Biểu đồ 4: Thể hiện cơ cấu của DSCV
theo mục đích sử dụng vốn (từ 2003-2005)
KLTN: Tình hình cho vay tại QTD Mỹ Bình giai đoạn 2003-2005
--------------------------------------------------------------------------------
ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cũng như giá cả của nông sản, người nông dân
sẽ gặp khó khăn trong việc sản xuất, từ đó có thể làm mất khả năng hoàn vốn và hoàn
lãi, làm cho nợ quá hạn hoặc nợ khó đòi tăng và làm ảnh hưởng luôn đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của quỹ tín dụng Mỹ Bình. Do đó trong những năm tới, QTD MB cần
nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích thị trường và đưa ra những hướng đi cụ thể nhằm giảm
bớt phụ thuộc quá nhiều vào mối cho vay là nông nghiệp.
Từ phân tích cho thấy, mức tăng trưởng DSCV trong 3 năm qua khá tốt. Tuy nhiên
mức tăng trưởng này chưa bền vững do tập trung nhiều vào một loại hình cho vay, đó là
nông nghiệp, cho vay với thành phần kinh tế là cá thể. Như chúng ta đã biết rủi ro trong
tín dụng là rất nguy hiểm vì nó có thể làm mất khả năng chi trả của một tổ chức tín dụng
nhân dân đối với nguồn vốn tiền gửi, hay tiền vay tại các tổ chức tín dụng khác, vì thế
việc tập trung vào một loại vay là nguy hiểm, một khi loại hình này khó khăn nó cũng sẽ
làm cho QTD gặp khó khăn, do đó trong thời gian tới QTD MB cần nghiên cứu phát
triển thêm các đối tượng khách hàng vay mới.
4.2. Doanh số thu nợ
Như chúng ta biết, ngân hàng (hay tổ chức tín dụng) là tổ chức trung gian đi vay để
cho vay nên vốn của nó phải được bảo tồn và phát triển. Khi các chủ thể trong nền kinh
tế sử dụng vốn của QTD thì họ phải trả lãi cho QTD. Phần lãi này phải bù đắp được
phần lãi mà QTD đi vay, phần chi phí cho hoạt động của đơn vị và đảm bảo có lợi nhuận
cho đơn vị. Vì vậy công tác thu hồi nợ (đúng hạn và đầy đủ) được QTD đặt lên hàng
đầu, bởi một QTD muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà
còn ở công tác thu hồi nợ.
Dưới đây là bảng doanh số thu nợ của QTD MB từ 2003-2005:
Bảng 4: Bảng doanh số thu nợ tại QTD MB giai đoạn 2003 – 2005
(ĐVT: Triệu đồng)
Khoản mục 2003 2004 2005
Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04
Số tiền Tỉ lệ tăng/giảm (%) Số tiền
Tỉ lệ tăng/
giảm (%)
Theo thời hạn cho vay
- Ngắn hạn 27.934 49.365 66.875 21.431 77 17510 35
- Trung hạn - 31 209 31 - 178 574
Theo mục đích sử dụng
vốn
- Nông nghiệp 23.342 42.319 56.945 18.977 81 14.626 35
- Kinh doanh 2.112 4.595 8.489 2.483 118 3.894 85
- Khác 2.480 2.482 1.560 2 0,08 -922 -37
Tổng DSTN 27.934 49.396 67.084 21.462 77 17.688 36
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng hàng tháng năm 2003, 2004, 2005)
------------------------------------------------------------------------------------------------------22
SVTH: Nguyễn Hữu Huy Ngành: QTKD Nông nghiệp Lớp: DH3KN1
KLTN: Tình hình cho vay tại QTD Mỹ Bình giai đoạn 2003-2005
--------------------------------------------------------------------------------
Cùng với sự gia tăng của DSCV tại QTD Mỹ Bình thì doanh số thu nợ cũng tăng
qua các năm từ 2003 đến 2005, DSTN tăng mạnh trong 2004 tăng 77% và tăng chậm lại
trong 2005 tăng 36%. DSTN theo thời hạn cho vay tăng ở cả ngắn hạn và trung hạn, về
lượng tăng mạnh nhất trong năm 2004 tăng 21.431 triệu, về số tuyệt đối tăng mạnh nhất
trong năm 2005 với thể loại cho vay trung hạn (tăng 574%), còn DSTN theo mục đích
sử dụng vốn lại tăng với mục đích sản xuất nông nghiệp và kinh doanh, nhưng lại giảm
dần với mục đích khác.
Trong cơ cấu DSTN theo thời hạn vay vốn tại QTD Mỹ Bình giai đoạn từ 2003-
2005 thì DSTN với thể loại vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn, điều này phù hợp với
DSCV tại đây. Bảng cơ cấu DSTN theo thời hạn:
Bảng 5: Bảng cơ cấu DSTN theo thời hạn tại QTD MB từ 2003 – 2005
(ĐVT: Triệu đồng)
Khoản mục 2003
Tỉ lệ
%
2004
Tỉ lệ
%
2005
Tỉ lệ
%
Ngắn hạn 27.934 100 49.365 99,9 66.875 99,7
Trung hạn - - 31 0,1 209 0,3
Tổng DSTN 27.934 100 49.396 100 67.084 100
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng hàng tháng năm 2003, 2004, 2005)
Doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu cho vay,
trên 99%, điều này cũng lẽ đương nhiên khi mà QTD cho vay ngắn hạn là chủ yếu. Tuy
nhiên, nó đang dần có sự thay đổi mặc dù sự thay đổi này diễn ra chậm. Trong cơ cấu
này cho vay theo trung hạn đang tăng dần tỉ trọng từ 0% đến 0,3% điều này cũng phù
hợp với DSCV trong các năm qua. Tương tự như phân theo thời gian vay vốn, thì DSTN
theo mục đích sử dụng vốn cũng phù hợp với DSCV theo nó. Ta có biểu đồ thể hiện cơ
cấu của DSTN theo mục đích sử dụng vốn.
------------------------------------------------------------------------------------------------------23
SVTH: Nguyễn Hữu Huy Ngành: QTKD Nông nghiệp Lớp: DH3KN1
Năm 2005
Năm 2003
83%
8% 9%
Năm 2004
86%
9% 5%
85%
13% 2%
Nông nghiêp Kinh doanh Khác
Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện cơ cấu
DSTN theo mục đích sử dụng vốn
tại QTD Mỹ Bình Từ 2003-2005
KLTN: Tình hình cho vay tại QTD Mỹ Bình giai đoạn 2003-2005
--------------------------------------------------------------------------------
Doanh số thu nợ theo nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất lớn, luôn trên 83%, cao nhất
trong năm 2004 chiếm 86%, do trong các năm này nền nông nghiệp Việt Nam gặt hái
được nhiều thắng lợi, mà An Giang lại là vựa lúa của cả nước, khách hàng của QTD MB
phần nhiều là nông dân, và do lúa được mùa được giá nên người nông dân đã trả nợ cho
QTD, mặt khác trong các năm trước doanh số cho vay cũng tăng cao, và đến kì hạn họ
trả nợ làm cho doanh số thu nợ với mục đích nông nghiệp tăng cao.
Còn đối với doanh số thu nợ với mục đích vay vốn là kinh doanh cũng tăng dần
qua các năm này, từ 8% năm 2003 lến 9% năm 2004 và 13% năm 2005, điều này chứng
tỏ QTD Mỹ Bình đang dần cân bằng lại cơ cấu cho vay theo mục đích sử dụng vốn, giảm
bớt tính phụ thuộc vào cho vay nông nghiệp, tăng dần cho vay theo mục đích là kinh
doanh. Bên cạnh đó, ta có thể nhận thấy DSTN với mục đích vay vốn là kinh doanh tăng
trưởng nhanh nhất trong 3 thể loại phân theo mục đích sử dụng vốn, và đó là do trong
những năm qua kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá, và An Giang không nằm ngoài xu
hướng đó, các cá thể kinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận và trả nợ cho QTD Mỹ Bình.
Trong khi đó doanh số thu nợ với mục đích vay khác lại tăng chậm trong năm 2004
(chỉ tăng 0,08%) và giảm trong năm 2005 (giảm 37%) làm cho trong cơ cấu DSTN tại
QTD Mỹ Bình thì DSTN với mục đích cho vay khác ngoài mục đích là kinh doanh và
sản xuất nông nghiệp cũng giảm dần qua các năm (từ 9% xuống còn 2%), đó là do trong
các năm này doanh số cho vay với mục đích khác cũng giảm, QTD MB chỉ cho vay khi
khách hàng tìm đến vay với loại này và được thẩm định kỹ trước khi cho vay, làm hạn
chế khách hàng vay.
Bên cạnh đó, ta có nhận xét là tại sao DSCV với mục đích khác thấp hơn với mục
đích vay là kinh doanh, nhưng doanh số thu nợ lại cao hơn, đó là do trong cho vay với
mục đích khác có cho vay trả góp, và một phần nợ đã được trả theo kì hạn trả đã thỏa
thuận trong hợp đồng vay vốn.
4.3. Dư nợ
4.3.1. Dư nợ cho vay theo thời hạn
Cùng với sự gia tăng trong DSCV và DSTN, dư nợ tại QTD Mỹ Bình cũng tăng
qua các năm, tăng mạnh nhất trong năm 2005 tăng 37%, tăng 17.269 triệu đồng.
Bảng thể hiện dư nợ cho vay theo thời hạn:
Bảng 6: Bảng dư nợ cho vay theo thời hạn từ 2003- 2005 tại QTD MB
(ĐVT: Triệu đồng)
Khoản
mục 2003 2004 2005
Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04
Số tiền Tỉ lệ tăng/ giảm(%) Số tiền
Tỉ lệ tăng
giảm (%)
Ngắn hạn 36.687 46.414 62.647 9.727 27 16.233 35
Trung hạn - 215 1.251 - - 1.036 482
Tổng 36.687 46.629 63.898 9.942 27 17.269 37
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng hàng tháng năm 2003, 2004,
2005)
------------------------------------------------------------------------------------------------------24
SVTH: Nguyễn Hữu Huy Ngành: QTKD Nông nghiệp Lớp: DH3KN1
KLTN: Tình hình cho vay tại QTD Mỹ Bình giai đoạn 2003-2005
--------------------------------------------------------------------------------
Do bắt đầu cho vay trung hạn trong năm 2004 và đẩy mạnh cho vay trung hạn
trong năm 2005 nên dư nợ cho vay trong năm 2005 tăng cao (tăng 482%). Sở dĩ có
sự tăng cao hơn này là do chính bản chất của món vay là trung hạn, tùy theo thỏa
thuận ở hợp đồng tín dụng mà mức nợ gốc sẽ được trả vào thời gian nào. Và trong
năm 2005 doanh số cho vay trung hạn tăng cao đến 406%, tương đương 999 triệu
điều này cũng là nguyên nhân làm cho tổng dư nợ đối với loại vay này tăng cao, mặt
khác tỷ lệ dư nợ này cũng do một phần dư nợ của các năm trước chuyển sang.
Còn đối với cho vay ngắn hạn, tổng dư nợ cũng tăng đều qua các năm, năm
2004 tăng 9.727 triệu, năm 2005 tăng 16.233 triệu, điều này cũng là do doanh số cho
vay trong năm này tăng khá làm tổng dư nợ tăng. Mặc dù, dư nợ cho vay đối với cho
vay trung hạn tăng ở mức 3 con số nhưng vẫn chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu dư nợ
của QTD. Điều này sẽ thể hiện rõ qua bảng biểu sau:
Bảng 7: Bảng cơ cấu tỉ trọng dư nợ cho vay thời hạn tại QTD MB
(Từ 2003 – 2005)
Khoản
mục 2003
Tỉ lệ
%
2004
Tỉ lệ
%
2005
Tỉ lệ
%
Ngắn hạn 36.687 100 46.414 99,5 62.647 98
Trung hạn - - 215 0,05 1251 2
Tổng 36.687 100 46.629 100 63.898 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003, 2004, 2005)
Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn đã giảm dần qua các năm; tỷ trọng dư nợ ngắn hạn
năm 2003 là 100% sang năm 2004 chiếm đến 99,5% và năm 2005 tỷ trọng dư nợ
ngắn hạn còn được 98% chiếm trong tổng dư nợ.
Tương ứng với sự giảm dần của tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, là sự tăng dần của tỷ
trọng dư nợ trung hạn. Cụ thể, ở năm 2003 dư nợ cho vay trung hạn chưa có, đến
2004 tỷ trọng dư nợ trung hạn chỉ là 0,05% thì đến năm 2005 là 2%.
Điều này phù họp với doanh số cho vay theo thời hạn, bên cạnh đó khách hàng
chủ yếu của QTD MB nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung thường là
ngắn hạn. Do cho vay ngắn hạn sẽ giúp ngân hàng quay vòng đồng vốn nhanh hơn
và các tỉ lệ an toàn được đảm bảo hơn. Tuy nhiên, QTD cũng đang chú trọng đến
cho vay trung hạn, vì cho vay trung hạn có lãi suất cao hơn, tạo ra lợi nhuận cao
hơn, nhưng do rủi ro cũng cao hơn nên cần phải chú trọng đến công tác thẩm định,
các món vay trung hạn phải hiệu quả.
Dư nợ cho vay tăng khá, điều này có những ưu nhược điểm khác nhau. Về ưu
điểm, dư nợ cho vay tăng khá là do doanh số cho vay tăng, đồng nghĩa với nó là
khách hàng tìm đến với QTD ngày càng nhiều, họ vay nhiều hơn, tạo ra được lợi
nhuận cho QTD. Còn về nhược điểm, như ta được biết dư nợ cho vay bao gồm cả nợ
quá hạn, nếu dư nợ quá hạn tăng do nợ quá hạn tăng cao thì đây là một rủi ro cho
QTD, ảnh hưởng đến khả năng chi trả tiền gửi, lãi vay, nợ gốc ở các tổ chức tín dụng
khác, và chi phí hoạt động (Ta sẽ xem xét nợ quá hạn ở phần sau).
------------------------------------------------------------------------------------------------------25
SVTH: Nguyễn Hữu Huy Ngành: QTKD Nông nghiệp Lớp: DH3KN1
KLTN: Tình hình cho vay tại QTD Mỹ Bình giai đoạn 2003-2005
--------------------------------------------------------------------------------
4.3.2. Dư nợ cho vay phân theo mục đích sử dụng vốn:
Tiếp theo sẽ phân tích dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn, có bảng số
liệu:
Bảng 8: Dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn tại QTD MB
(từ 2003 – 2005)
(ĐVT: Triệu đồng)
Khoản mục 2003 2004 2005
Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04
Số tiền Tỉ lệ tăng/giảm (%) Số tiền
Tỉ lệ tăng
giảm (%)
Nông nghiệp 34.478 42.962 60.298 8.484 25 17.336 40
Kinh doanh 1.909 3.338 2.548 1.429 75 -790 -24
Khác 300 329 1052 9 3 723 220
Tổng 36.687 46.629 63.898 9.941 27 17.269 37
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng hàng tháng năm 2003, 2004, 2005)
Dư nợ cho vay, với mục đích sản xuất nông nghiệp, kinh doanh, hay với mục
đích khác đều tăng qua các năm, nhưng sự gia tăng này không đều nhau ở các thể
loại.
Đối với nông nghiệp - đối tượng cho vay chính tại QTD MB – Dư nợ cho vay
tăng mạnh trong năm 2005 (tăng 40%) do doanh số cho vay tăng mạnh, mặt khác do
nợ quá hạn cũng tăng cao trong năm này (tăng 1.180%).
Đối với kinh doanh, dư nợ tăng trong 2004 (tăng 75%), nhưng lại giảm trong
2005 (giảm 24%). Có điều này là do trong năm 2004 QTD Mỹ Bình bắt đầu chú
trọng đến thể loại cho vay với mục đích sử dụng vốn là kinh doanh, và trong năm
này và năm 2005 khách hàng vay kinh doanh có hiệu quả và trả nợ tốt cho QTD Mỹ
Bình làm dư nợ cho vay của các món vay với mục đích là kinh doanh giảm.
Còn dư nợ cho vay với mục đích khác đều tăng qua các năm, tăng nhẹ trong
năm 2004 (là 3%) và tăng mạnh trong năm 2005 (tăng 220%). Dư nợ cho vay với
mục đích khác trong năm 2005 tăng cao là do khách hàng vay vào thời điểm cuối
năm nên chưa đến hạn trả nợ làm cho dư nợ tăng cao.
4.4. Nợ quá hạn.
Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại một tổ chức
tín dụng. Và việc thu hồi nợ là yếu tố nói lên khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng
qua việc phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của họ được thực hiện tốt hay không.
Nếu khách hàng trả nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là
một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của QTD. Vì thế cán bộ tín dụng đã
cho vay đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người
vay đã tạo ra lợi nhuận cho đơn vị qua việc họ trả nợ và lãi đầy đủ, đúng hạn cho đơn vị.
------------------------------------------------------------------------------------------------------26
SVTH: Nguyễn Hữu Huy Ngành: QTKD Nông nghiệp Lớp: DH3KN1
KLTN: Tình hình cho vay tại QTD Mỹ Bình giai đoạn 2003-2005
--------------------------------------------------------------------------------
Trên thực tế nếu người vay không trả được nợ đúng hạn thì có thể gây ra ảnh hưởng
khác nhau đối với QTD, giả sử QTD đang trong tình trạng thiếu vốn thì sự chậm trễ trả
nợ vay sẽ gây thêm áp lực cho khả năng chi trả. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng QTD
phải thực hiện một loạt các biện pháp để thu hẹp các tài sản có khác để cải thiện khả
năng chi trả. Ngược lại, khi QTD đang ứ đọng về vốn thì việc chậm trả nợ của khách
hàng tạm thời không ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của QTD, tuy nhiên đây
vẫn là mối nguy hại phải xử lý ngay.
Dưới đây là tình hình nợ quá hạn của QTD MB qua 3 năm (từ 2003-2005):
Bảng 9: Tình hình nợ quá hạn tại QTD MB từ 2003 – 2005
(ĐVT: Triệu đồng)
Khoản mục 2003 2004 2005
Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04
Số tiền
Tỉ lệ tăng/
giảm (%)
Số tiền
Tỉ lệ tăng/
giảm (%)
Theo thời hạn cho vay
- Ngắn hạn 175 140 749 -35 -20,00 609 435
- Trung hạn - - - - - - -
Theo mục đích sử dụng
vốn
- Nông nghiệp 118 55 704 -63 -53,39 649 1180
- Kinh doanh 57 85 45 28 49,12 -40 -47
- Khác - - - - - - -
Tổng DSTN 175 140 749 -35 -20,00 609 435
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng hàng tháng năm 2003, 2004, 2005)
Trong 3 năm qua, tình hình nợ quá hạn tăng giảm không đều nhau, giảm trong năm
2004 nhưng lại tăng mạnh trong năm 2005 (tăng 435%).
Và đối với cho vay theo thời hạn thì cho vay trung hạn không phát sinh nợ quá hạn,
điều này cho thấy khi cho vay trung hạn, QTD Mỹ Bình đã phân tích, kiểm tra, đánh giá
khách hàng khá chắc chắn, chỉ cho vay với thể loại này khi thẩm định và nhận thấy rằng
nó ít rủi ro, do cho vay với loại này thường chứa đựng rủi ro cao. Và QTD đã làm tốt
công tác tín dụng, cũng như thẩm định khi cho vay trung hạn.
Tương tự, khi phân theo mục đích sử dụng vốn thì nợ quá hạn theo mục đích sử
dụng vốn khác ngoài kinh doanh và nông nghiệp cũng không phát sinh. Vì khi cho vay
với các thể loại này đã được thẩm định kỹ về khả năng chi trả của khách hàng, cũng như
phân tích kỹ về mức độ rủi ro của món vay. Trong khi đó, thể loại vay với mục đích là
kinh doanh và sản xuất nông nghiệp lại tăng giảm không đều nhau, trong năm 2004 nợ
quá hạn theo thể loại kinh doanh tăng 49,12% thì thể loại vay với mục đích sản xuất
nông nghiệp lại giảm 53,39%, và ngược lại trong năm 2005 thì nợ quá hạn của sản xuất
nông nghiệp tăng mạnh (tăng 1.180%) thì kinh doanh lại giảm 47%. Trong năm 2004,
nợ quá hạn với mục đích vay vốn là kinh doanh tăng là do khách hàng vay loại này làm
------------------------------------------------------------------------------------------------------27
SVTH: Nguyễn Hữu Huy Ngành: QTKD Nông nghiệp Lớp: DH3KN1
KLTN: Tình hình cho vay tại QTD Mỹ Bình giai đoạn 2003-2005
--------------------------------------------------------------------------------
ăn thua lỗ, không thể trả nợ cho QTD Mỹ Bình theo đúng hạn làm tăng nợ quá hạn.
Trong khi đó, đến năm 2005 khách hàng vay vốn với mục đích kinh doanh, kinh doanh
có hiệu quả trả nợ tốt cho QTD vì thế mà nợ quá hạn với loại này giảm. Ngược lại với
mục đích vay vốn là kinh doanh, thì mục đích vay vốn để sản xuất nông nghiệp lại tăng
mạnh trong năm này (tăng 1.180%), có sự tăng cao này là do cán bộ tín dụng và khách
hàng đã định kì hạn nợ không phù hợp, chỉ tính đến thời hạn thu hoạch mà không tính
đến thời hạn bán được lúa, vì thế khi đến kì hạn nợ lúa chưa bán được khách hàng không
thể trả nợ đúng hạn định. Bên cạnh đó trong năm này, có chính sách không cho gia hạn
nợ như những năm trước nên khách hàng bị bất ngờ vẫn tưởng sẽ được gia hạn như các
năm trước, không kịp xoay sở trả nợ đến hạn, vì thế phần vay này sẽ chuyển qua nợ quá
hạn, làm nợ quá hạn tăng cao.
Nhìn từ góc độ khác qua biểu đồ cơ cấu tỉ trọng nợ quá hạn tại QTD Mỹ Bình theo
mục đích sử dụng vốn:
67%
33%
Nông nghiêp Kinh doanh
Trong năm 2003 và năm 2005 nợ quá hạn với mục đích sử dụng vốn là sản xuất
nông nghiệp cao hơn so với mục đích vay vốn là kinh doanh, và trong năm 2005 tỉ trọng
trong nông nghiệp chiếm rất lớn đến 94% càng cho thấy, nếu chỉ tập trung vào một mối
cho vay thì rủi ro càng cao, như trường hợp trên ta thấy tổng nợ quá hạn trong năm 2005
của vay trong nông nghiệp rất lớn, tuy nhiên nó chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng dư
------------------------------------------------------------------------------------------------------28
SVTH: Nguyễn Hữu Huy Ngành: QTKD Nông nghiệp Lớp: DH3KN1
94%
6%
Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện cơ cấu nợ quá hạn theo
mục đích SDV tại QTD MB (từ 2003 – 2005)
39%
61%
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
KLTN: Tình hình cho vay tại QTD Mỹ Bình giai đoạn 2003-2005
--------------------------------------------------------------------------------
nợ (chỉ chiếm 1,1% trong tổng dư nợ), vì thế nó chưa ảnh hưởng gì lớn đến hoạt động
của QTD Mỹ Bình, nhưng đơn vị cũng cần củng cố lại việc cấp tín dụng theo mục đích
vay nông nghiệp, khắc phục những nguyên nhân làm phát sinh nợ quá hạn với loại vay
này.
4.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của QTD MB qua
3 năm (từ 2003-2005)
Dưới đây là bảng phản ánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại
QTD Mỹ Bình:
Bảng 10: Bảng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tại QTD MB
giai đoạn 2003- 2005
(ĐVT: Triệu đồng)
Khoản mục 2003 2004 2005
Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04
Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%)
Doanh số cho vay 42.135 59.338 84.353 17.203 41 25.015 42
Doanh số thu nợ 27.934 49.396 67.084 21.462 77 17.688 36
Dư nợ bình quân 29.228 41.658 55.263,5 12.430 43 13.605,5 33
Nợ quá hạn 175 140 749 -35 -20 609 435
Tổng dư nợ 36.687 46.629 63.898 9.942 27 17.269 37
Tổng tài sản có 45.865 54.422 69.649 8.557 19 15.227 28
Tỷ lệ thu nơ thu nợ
(DSTN/DSCV) 66,3% 83,2% 79,5% 16,9% 26 -3,7% -4
Vòng quay vốn tín dụng
(DSTN/ Dư nợ bình quân) 0,956 1,186 1,214 0,230 24 0,028 2
Tỷ lệ rủi ro tín dụng
(Tổng dư nợ/ Tổng tài sản có) 79,98% 85,70% 91,70% 5,7% 7 6% 7
Tỉ lệ nợ quá hạn
(Nợ quá hạn/ tổng dư nợ) 0,477% 0,300% 1,172% -0,177% -37 0,872% 290
(Nguồn:Văn kiện Đại hội thành viên năm 2003, 2004, 2005 )
Qua bảng biểu ta có các nhận xét:
Thứ nhất – Tỷ lệ thu nợ năm 2004 tăng 26% so với năm 2003, và năm 2005 lại
giảm 4% so với 2004, do trong năm 2005 doanh số cho vay tăng cao và nhanh hơn so
với doanh số thu nợ, và một phần là do khách hàng trả trễ hạn. Và hệ số này luôn nhỏ
hơn 1 cho thấy doanh số thu nợ luôn thấp hơn doanh số cho vay vì doanh số cho vay
tăng qua các năm, điều này đòi hỏi QTD Mỹ Bình phải có chiến lược để chủ động nguồn
vốn để đáp ứng được nhu cầu vay mới.
Thứ hai - vòng quay vốn tín dụng, trong những năm qua vòng quay vốn tín dụng
tăng qua các năm, cho thấy tốc độ lưu chuyển vốn tín dụng của QTD Mỹ Bình ngày
càng nhanh, việc thu hồi nợ của QTD Mỹ Bình ngày càng tốt, điều này giúp cho đơn vị
------------------------------------------------------------------------------------------------------29
SVTH: Nguyễn Hữu Huy Ngành: QTKD Nông nghiệp Lớp: DH3KN1
KLTN: Tình hình cho vay tại QTD Mỹ Bình giai đoạn 2003-2005
--------------------------------------------------------------------------------
có thể xoay vòng đồng vốn nhanh, giúp cho các thành viên khác vay làm tăng được
doanh số cho vay.
Thứ ba – Tỷ lệ rủi ro tín dụng, chỉ tiêu này đã phản ánh chính sách tín dụng của
QTD Mỹ Bình, và chỉ tiêu này cho thấy tại đây tập trung quá nhiều vào cho vay (luôn
trên 80% và năm 2005 lên đến 91,7% tổng tài sản có). Đây chính là lĩnh vực mang lại
nhiều lợi nhuận nhất cho đơn vị trong những năm qua, và trong những năm tới tại đây tỉ
lệ rủi ro tín dụng vẫn ở mức cao do QTD Mỹ Bình đang đề nghị NHNN- An Giang cho
phép mở rộng địa bàn hoạt động cho vay. Việc tập trung vào cho vay là điều hiển nhiên
của một QTD nhân dân (vì nó là hoạt động chính), tuy nhiên nó cũng là lĩnh vực chứa
đựng nhiều rủi ro, vì thế trong thời gian tới đơn vị cần đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư để
phân tán rủi ro, hay có thể vẫn tiếp tục tập trung vào cho vay nhưng cần phải tăng cường
công tác thẩm định để các món vay có mức độ rủi ro là thấp nhất.
Cuối cùng là tỉ lệ nợ quá hạn. Hiện nay, theo mức độ cho phép của Ngân hàng Nhà
nước thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là dưới 5%, trong đó tỷ lệ nợ khó đòi trong
tổng nợ quá hạn thấp thì được coi là tín dụng có chất lượng tốt. Nhưng ở đây, những con
số này rất thấp dưới 1,2%, cho thấy tỉ lệ nợ quá hạn ở QTD MB là rất tốt. Và đây là chỉ
tiêu thể hiện trực tiếp công tác thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của cán bộ tín
dụng, đồng thời phản ánh khả năng thu hồi vốn của QTD đối với khách hàng cũng như
uy tín của khách hàng đối với QTD. Vì thế, công tác thẩm định của cán bộ tín dụng tại
đây được đánh giá tốt, khả năng thu hồi vốn của QTD tốt do những thành viên đa phần
là những người có uy tín và là khách hàng lâu năm tại đây, mặt khác QTD đã hạn chế
cho những khách hàng thường xuyên trả nợ chậm trễ mà không có lí do chính đáng.
Tóm lại, qua việc phân tích tình hình cho vay tại QTD MB trên cho thấy cơ cấu
cho vay tại đây đang chiếm ưu thế ở cho vay ngắn hạn tài trợ cho sản xuất nông nghiệp.
Bắt đầu từ giữa năm 2004 thì QTD MB bắt đầu cho vay trung hạn tài trợ cho nông
nghiệp, kinh doanh và loại vay này bước đầu đã có những hiệu quả nhất định với doanh
số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ tăng khá mạnh qua các năm, trong khi đó nợ quá
hạn thì bằng không, và trong tương lai QTD MB sẽ tiếp tục chú ý đến hình thức vay này.
4.6. Một vài giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại QTD MB
Qua phân tích về tình hình cho vay tại QTD MB trong 3 năm qua, tôi nhận thấy
tình hình cho vay ở đây phát triển khá tốt với doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư
nợ cho vay đều tăng qua các năm, mặc dù nợ quá hạn vẫn tồn tại và phát sinh nhưng nó
còn trong mức cho phép. Tuy nhiên, tại đây còn quá phụ thuộc vào một mối cho vay
(nhất là nông nghiệp), đó là nguy cơ tìm ẩn tạo nên rủi ro cho QTD. Từ thực tế đó, tôi đã
đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại đây:
4.6.1. Tăng cường Marketing cho QTD MB nhằm làm tăng doanh số cho vay
Trong giai đoạn ngày nay sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại hay tổ
chức tín dụng là rất gay gắt vì thế yếu tố Marketing phải được QTD đặc biệt chú ý,
đòi hỏi phải có một kế hoạch Marketing cụ thể, cần phải phân tích điểm mạnh và
điểm yếu của mình, vị thế của mình trên thị trường như uy tín, ấn tượng đối với
khách hàng, tình hình nhân sự, tình hình tài chính, tổ chức quản lí tại cơ quan, và
nhất là với hoạt động nghiên cứu và phát triển. Đồng thời kết hợp với việc phân tích
------------------------------------------------------------------------------------------------------30
SVTH: Nguyễn Hữu Huy Ngành: QTKD Nông nghiệp Lớp: DH3KN1
KLTN: Tình hình cho vay tại QTD Mỹ Bình giai đoạn 2003-2005
--------------------------------------------------------------------------------
môi trường bên ngoài của mình như thông tin về thị trường (hiện tại cũng như tiềm
năng), tình hình cạnh tranh như thế nào, đối thủ cạnh tranh chính của mình, họ có
những điểm mạnh, điểm yếu gì, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, sản phẩm thay thế và
nguy cơ nếu nó xuất hiện. Việc phân tích khách hàng cũng rất cần thiết, yếu tố tâm lí
khi mà họ đi vay, họ cần những gì và họ chú ý những gì, khách hàng có những thế
mạnh gì?
Phân tích môi trường vĩ mô cũng rất cần thiết mà QTD MB không thể bỏ qua,
chúng ta cần phải biết các tác động của các định chế pháp lí của nhà nước, các chính
sách của NHNN-VN sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đơn vị, cần nắm bắt được môi
trường kinh tế có những thay đổi nào nó tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt
động tại quỹ tín dụng, yếu tố văn hóa, xã hội, dân số ở những địa bàn mà QTD MB
đang cũng như sẽ hoạt động. Yếu tố công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt
động tại đây, vì thế QTD cần phải biết những công nghệ mới gì phù hợp với hoạt
động của mình, giúp cho việc phục vụ khách hàng cũng như trong công tác quản lí
và hoạt động của mình, hay những loại hình cho vay mới tiện lợi và thích hợp với
khách hàng, giúp thu hút được nhiều khách hàng, đơn vị cần cập nhật thường xuyên
và phải mạnh dạng trong việc đưa các yếu tố này vào trong hoạt động khi có điều
kiện thích hợp.
Từ đó đưa ra chiến lược cụ thể:
- Chiến lược sản phẩm dịch vụ: hiện nay trong cơ cấu cho vay tại QTD MB
thì chỉ tập trung vào đối tượng vay là sản xuất nông nghiệp với thời hạn
vay ngắn hạn. Điều này đã tạo nên một nguy cơ tìm ẩn rất lớn trong tín
dụng. Một khi ngành này gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng đến khả năng chi trả
khách hàng, làm ảnh hưởng luôn đến khả năng chi trả của QTD. Vì thế,
trong thời gian tới QTD MB cần tập trung cho công tác nghiên cứu và phát
triển, tìm thêm những thể loại vay mới, những hình thức vay mới mà trên
thị trường có nhu cầu, xác định mức cho vay tối đa đối với từng đối tượng
khách hàng, các ngành nghề kinh tế và những tài sản bảo đảm với từng đối
tượng vay.
- Có chiến lược giá cả phù hợp: đưa ra các chính sách và thủ tục liên quan
đến việc tính lãi suất, phí và thời hạn cho vay. Chính sách tín dụng phải xác
định được nguyên tắc định lãi suất áp dụng đối với từng loại khách hàng,
phù hợp với quy mô của món vay, khoản vay và phương pháp tính lãi
tương ứng,...
- Xác định khu vực kinh doanh của mình để tập trung cho vay, đầu tư có
hiệu quả và an toàn. Duy trì những đối tượng khách hàng truyền thống tạo
ra lợi nhuận cho QTD MB trong thời gian qua, đồng thời đề nghị NHNN-
An Giang cho phép mở rộng địa bàn hoạt động mới mà qua nghiên cứu
QTD xác định địa bàn này hoạt động sẽ có hiệu quả.
- Có chiến lược chiêu thị phù hợp: Có những ưu đãi với những thành viên là
khách hàng vay lâu năm và có ý thức trả nợ tốt như về lãi suất, về thủ tục
và khuyến mãiTạo điều kiện để khách hàng mới dễ dàng là thành viên
vay tại QTD MB. Tăng cường công tác quảng bá, tiếp thị hình ảnh của
------------------------------------------------------------------------------------------------------31
SVTH: Nguyễn Hữu Huy Ngành: QTKD Nông nghiệp Lớp: DH3KN1
KLTN: Tình hình cho vay tại QTD Mỹ Bình giai đoạn 2003-2005
--------------------------------------------------------------------------------
QTD Mỹ Bình, cần phải tạo được tư tưởng khi cần vay một món tiền là nhớ
ngay đến QTD MB, có thể thông qua các thành viên, các cộng tác viên hay
chính quyền địa phương.
Thực hiện tốt được các hoạt động trên sẽ giúp cho QTD MB gia tăng được
doanh số cho vay trong thời gian tới, từ đó gia tăng dư nợ cho vay do có nhiều khách
hàng vay mới, duy trì được lượng khách hàng cũ, và tạo ra ngày càng nhiều lợi
nhuận cho QTD MB. Qua đó, nắm bắt được nhu cầu của thị trường, từng bước đa
dạng hóa các loại hình cho vay, giảm phụ thuộc quá nhiều vào một đối tượng khách
hàng, một thể loại vay từ đó phân tán được rủi ro trong tín dụng.
4.6.2. Các giải pháp nhằm làm giảm nợ quá hạn và tăng doanh số thu nợ
Như đã phân tích, thực trạng nợ quá hạn vẫn phát sinh và tồn tại tại đơn vị. Và
việc nợ quá hạn phát sinh là chuyện bình thường đối với bất kì một tổ chức tín dụng
nào. Do đó,vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể giảm thiểu được tối đa nợ quá hạn,
phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro phát sinh từ nó. Để giảm thiểu được nợ quá hạn cần
chú ý những vấn đề sau:
Thứ nhất, QTD Mỹ Bình tiếp tục duy trì việc thực hiện đầy đủ qui trình tín
dụng, đặc biệt là trong khâu thẩm định cho vay, vì thẩm định là khâu quan trọng để
giúp QTD đưa ra các quyết định đầu tư một cách chuẩn xác, từ đó nâng cao được
chất lượng của các khoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, bảo đảm hiệu quả tín
dụng vững chắc; tránh thẩm định tuỳ tiện, sơ sài hoặc không chính xác, từ đó cho
vay với những khách hàng không tốt, khách hàng sử dụng đồng vốn vay không đúng
với mục đích vay vốn trong khế ước vay, hoặc khách hàng có phương án sản xuất
kinh doanh không hiệu quả. Cần phải xử lý nghiêm các cán bộ tín dụng làm sai
nguyên tắc, quy trình cho vay; nhất là đối với những nhân viên buông lỏng các điều
kiện tín dụng để có nhiều khách hàng, từ đó dẫn tới chất lượng tín dụng có nhiều rủi
ro.
Thực hiện đầy đủ các qui định về bảo đảm tiền vay. Mặc dù, việc bảo đảm tiền
vay không thể thay thế cho khả năng hoàn trả nợ của khách hàng. Nhưng bảo đảm
tiền vay là cần thiết trong một hợp đồng tín dụng. Bảo đảm tiền vay sẽ làm giảm bớt
tổn thất cho đơn vị khi khách hàng vì lý do nào đó không thanh toán được nợ, và nó
cũng là nó là động lực thúc đẩy khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho đơn vị. Vì
thế, nó cần phải được lập hợp đồng rõ ràng, đầy đủ, đồng thời phải xác định rõ về
việc xử lý tài sản khi khách hàng không thực hiện đúng những cam kết trong hợp
đồng tín dụng. Và một khi nó xảy ra thì việc xử lý tài sản bảo đảm cần tiến hành
khẩn trương, kiên quyết nhằm nhanh chóng giải quyết vốn vay bị ứ đọng. Đối với
những món vay đã quá hạn lâu ngày nên cương quyết thu hồi dứt điểm, có thể giải
quyết bằng những biện pháp chế tài như khiếu kiện, phát mãi tài sản đảm bảo để
tránh những tổn thất cho đơn vị.
Đồng thời bộ phận tín dụng tiếp tục kết hợp chặt chẽ với bộ phận kế toán cho
vay thông qua việc cung cấp danh sách các khoản nợ sắp và đến hạn để cán bộ tín
dụng tiến hành nhắc nợ và đôn đốc việc trả nợ của khách hàng để việc thu hồi nợ và
lãi được trả đúng hạn. Việc đôn đốc, thu hồi nợ cũng cần phải được tiến hành song
song với việc kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, tài sản
------------------------------------------------------------------------------------------------------32
SVTH: Nguyễn Hữu Huy Ngành: QTKD Nông nghiệp Lớp: DH3KN1
KLTN: Tình hình cho vay tại QTD Mỹ Bình giai đoạn 2003-2005
--------------------------------------------------------------------------------
bảo đảm của khách hàng,... để có những biện pháp thích hợp, kịp thời giúp đỡ khách
hàng giải quyết khó khăn về tài chính, trả nợ cho QTD Mỹ Bình.
Đối với những thành viên vay mới cần nắm rõ xem họ có chí thú làm ăn hay
không, uy tín, tính trung thực như thế nào, tình hình thu nhập trong gia đình, việc
này ta có thể tìm hiểu thông qua các cộng tác viên ở đại bàn hoạt động, chính quyền
địa phương hay các thành viên ở lân cận. Và cũng qua những người này đơn vị kiểm
soát tình hình sử dụng vốn của khách hàng để có những đôn đốc, nhắc nhở hay tạo
điều kiện trong việc trả nợ của khách hàng.
Đối với khách hàng để nợ quá hạn, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, nếu do
nguyên nhân bất khả kháng có thể cho gia hạn nợ tiếp tục và tạo điều kiện để họ
vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh, để có điều kiện trả nợ cho đơn
vị.
Thứ hai, nợ quá hạn phát sinh là do cán bộ tín dụng và khách hàng định kì hạn
nợ không phù hợp và do chính sách không cho gia hạn nợ. Vì thế, ban điều hành
QTD Mỹ Bình cần nhắc nhở cán bộ tín dụng phải định kỳ hạn thu nợ và lãi tiền vay
phù hợp để giúp khách hàng trả nợ thuận lợi hơn, hạn chế trường hợp định kì hạn nợ
một cách tùy tiện (thường cho 1 năm) mà không chú ý đến chu kỳ sản xuất, kinh
doanh của khách hàng, thời hạn thu hồi vốn của dự án, khả năng trả nợ và thu nhập
của khách hàng. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng khi cho vay cần cho khách hàng biết
về việc không cho gia hạn nợ để khách hàng biết mà không ỷ lại vào việc gia hạn
nợ.
Một khi khách hàng trả nợ đúng hạn sẽ giảm thiểu rủi ro trong tín dụng, đồng
thời làm tăng được doanh số thu nợ và tạo ra lợi nhuận cho đơn vị.
4.6.3. Giải pháp về nhân sự trong công tác cho vay
Trong thời đại kinh doanh ngày nay, yếu tố con người là rất quan trọng. Vì thế,
QTD Mỹ Bình cần phải thu hút, thuê, giữ lại những cán bộ cho vay vừa có năng lực
vừa có phẩm chất tốt.
Trước mắt, cần phải biết nhu cầu về nhân sự, chuẩn bị trước kế hoạch tuyển
dụng, đào tạo và huấn luyện nhân viên để đón đầu nhu cầu trong tương lai, nên có
chính sách tuyển dụng cán bộ dựa trên trình độ, khả năng tiếp nhận và sự nhạy bén
trong công việc để có thể thu hút được những người thực sự giỏi về làm việc tại đơn
vị. Bên cạnh đó, cần có các chính sách về đãi ngộ hấp dẫn, khuyến khích cán bộ lao
động theo đúng nguyên tắc và hiệu quả, thưởng phạt nghiêm minh để giữ cán bộ.
Điều chỉnh cơ cấu lương hợp lí, cân đối giữa trình độ, năng lực, kết quả hoàn thành
công việc và thâm niên, tạo động lực để nhân viên làm việc.
Đối với những nhân viên tín dụng không đáp ứng được yêu cầu của công việc
hoặc không nhiệt tình làm việc có thể cho họ thôi việc để tuyển người mới có nhiệt
tình và có chuyên môn cao hơn.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật thêm về nghiệp vụ và kinh
nghiệm thẩm định cho cán bộ tín dụng. QTD MB cần thường xuyên có chính sách
gửi cán bộ, nhân viên đi đào tạo huấn luyện để nâng cao thêm trình độ chuyên môn
cho họ, nhằm hạn chế đến mức tối đa những sai phạm của cán bộ nhân viên, giúp
------------------------------------------------------------------------------------------------------33
SVTH: Nguyễn Hữu Huy Ngành: QTKD Nông nghiệp Lớp: DH3KN1
KLTN: Tình hình cho vay tại QTD Mỹ Bình giai đoạn 2003-2005
--------------------------------------------------------------------------------
cán bộ tín dụng nâng cao được hiệu quả trong phân tích, đánh giá đúng đắn đối
tượng khách hàng trước, trong và sau khi vay vốn. Từ đó hiệu quả cấp tín dụng được
nâng cao, khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả và hoàn trả nợ đúng
hạn cho QTD và giảm được nợ quá hạn.
Trên đây là một số giải pháp để có thể nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả
hoạt động của QTD MB và nhằm phòng ngừa, giảm thiểu được rủi ro.
4.7. Kiến nghị
Trong quá trình thực tập và làm việc tại QTD MB, tôi luôn nhận thấy sự tất bật làm
việc, sự nhiệt tình, tận tụy trong công việc của toàn thể nhân viên QTD Mỹ Bình. Trong
thời gian tới, công tác nâng cao chất lượng tín dụng và quản lý rủi ro càng phải được thắt
chặt hơn nữa trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để thực hiện được điều này
tôi xin được đề xuất một vài kiến nghị sau:
- Để thực hiện được tốt giải pháp tăng cường hoạt động Marketing, trong thời
gian tới QTD Mỹ Bình cần tăng cường nhân sự có năng lực và kinh nghiệm
trong lĩnh vực Marketing, giúp đơn vị có thể phân tích môi trường kinh doanh
hợp lí và đề ra các chiến lược phù hợp trong từng điểm khác nhau. QTD Mỹ
Bình có thể lập ra một bộ phận chuyên trách trong công tác nghiên cứu thị
trường, lập chiến lược Marketing cho đơn vị, và bộ phận này có thể kiêm luôn
việc cảnh báo rủi ro với một thể loại vay nào đó.
- Tăng cường công tác kiểm tra tinh thần làm việc và trách nhiệm của cán bộ tín
dụng để có những nhắc nhở và xử lí kịp thời những sai phạm.
- Ban lãnh đạo QTD Mỹ Bình phải luôn theo dõi, đảm bảo các chỉ tiêu về tỉ lệ
khả năng chi trả, tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu theo qui định (dưới 3% theo qui
định tại QTD Mỹ Bình). Nếu thấy tỉ lệ này có dấu hiệu không an toàn, cần nhắc
nhở và đôn đốc cán bộ tín dụng trong công tác nhắc nhở và thu hồi nợ.
- Đặc biệt, QTD Mỹ Bình phải luôn giữ được mối quan hệ tốt với chính quyền,
các ban ngành để có sự hỗ trợ khi cần thiết
------------------------------------------------------------------------------------------------------34
SVTH: Nguyễn Hữu Huy Ngành: QTKD Nông nghiệp Lớp: DH3KN1
KLTN: Tình hình cho vay tại QTD Mỹ Bình giai đoạn 2003-2005
--------------------------------------------------------------------------------
Chương V
KẾT LUẬN
Hòa nhịp cùng với sự phát triển kinh tế của nước nhà, của Tỉnh, QTD Mỹ Bình
cũng ngày càng phát triển và tự khẳng định mình đối với nền kinh tế địa phương. Là một
tổ chức tín dụng, ngoài mục đích kinh doanh thì QTD MB còn chú trọng quan tâm đến
mục tiêu chính sách xã hội. Thực tế qua 11 năm hoạt động, QTD đã giúp cho người
nông dân trong địa bàn mà QTD MB hoạt động qua việc cung cấp, bổ sung nguồn vốn
để sản xuất, chăn nuôi, mua sắm công cụ sản xuất, xây dựng và sửa chữa nhà ở, cải tạo
vườn tạp, đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế nông thôn, giúp người dân có
vốn an tâm sản xuất, mở rộng ngành nghề, đẩy mạnh sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, từ đó đã tạo ra sự thay đổi đáng kể
bộ mặt kinh tế nông thôn tỉnh nhà.
Qua phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng tại QTD MB cho thấy hoạt động tín
dụng luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong hoạt động tại đây. Do chủ động được nguồn vốn
nên mạnh dạng đầu tư tín dụng mở rộng địa bàn hoạt động, hướng đến các đối tượng
khách hàng ngoài sản xuất nông nghiệp, nên doanh số cho vay cho khu vực kinh doanh
cũng tăng dần qua các năm. Trong 3 năm qua, tình hình tăng trưởng trong hoạt động tín
dụng khá tốt, với DSCV, DSTN, tổng dư nợ tăng khá qua các năm, và tỉ lệ nợ quá hạn
luôn dưới mức cho phép. Từ những thành quả đã đạt được làm cho lợi nhuận tại đây
luôn đạt ở mức cao và có tăng trưởng. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của đơn vị
mà đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng ngày càng tiến triển tốt đẹp, tuy nhiên nó vẫn tìm
ẩn những nguy cơ gây mất an toàn trong hoạt động do tập trung nhiều vào mối vay là
nông nghiệp.
Bước vào thập niên đầu của thế kỷ XXI, trước những thách thức nội tại cũng như
sức ép cạnh tranh từ bên ngoài, QTD Mỹ Bình cần phát huy những thành tích đã đạt
được trong những năm qua, hạn chế những sai sót, những mặt còn yếu để hoạt động của
đơn vị luôn ổn định, luôn được khách hàng tin yêu và tập trung phấn đấu xây dựng 1
QTD Mỹ Bình vững mạnh, toàn diện.
------------------------------------------------------------------------------------------------------35
SVTH: Nguyễn Hữu Huy Ngành: QTKD Nông nghiệp Lớp: DH3KN1
KLTN: Tình hình cho vay tại QTD Mỹ Bình giai đoạn 2003-2005
--------------------------------------------------------------------------------
PHỤ LỤC
------------------------------------------------------------------------------------------------------36
SVTH: Nguyễn Hữu Huy Ngành: QTKD Nông nghiệp Lớp: DH3KN1
Phụ lục 1: Giấy đề nghị vay vốn
Phụ lục 2: Hợp đồng thế chấp tài sản
Phụ lục 3: Hợp đồng tín dụng
Phụ lục 4: Báo cáo thẩm định
Phụ lục 5: Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay
KLTN: Tình hình cho vay tại QTD Mỹ Bình giai đoạn 2003-2005
--------------------------------------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Lưu Thanh Đức Hải, năm 2006, Giáo trình Quản trị Marketing
2. ThS. Huỳnh Phú Thịnh (Khoa Kinh tế-QTKD trường Đại học An Giang),
năm 2005, Giáo trình Chiến lược kinh doanh (chuyên ngành nông nghiệp)
3. Tô Kim Ngọc, năm 2003, Những vấn đề cơ bản về Tiền tệ-Tín dụng-
Nhân dân và Quỹ Tín Dụng Nhân Dân, Học viện ngân hàng xuất bản
4. TS. Tô Ngọc Hưng, năm 2003, Nội dung chủ yếu của Luật NHNN và
Luật các Tổ chức Tín dụng, Học viện Ngân hàng xuất bản
5. TS. Trần Quang Khánh (Vụ các tổ chức tín dụng và hợp tác), năm 2003,
Mô hình tổ chức và hoạt động của QTD Nhân dân, NHNN Việt Nam
xuất bản.
6. Quách Thị Cúc (Vụ các tổ chức tín dụng và hợp tác), năm 2003, Nghiệp
vụ Tín dụng QTD Nhân dân, NHNN Việt Nam xuất bản.
7. GS.TS Lê Văn Tư, năm 2005, Nghiệp vụ Ngân hàng Thương Mại, Nhà
xuất bản Tài chính
8. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn, năm 2003, Tín dụng-Ngân hàng, Nhà xuất
bản Thống kê.
9. Lâm Thị Cẩm Thi, năm 1004, Phân tích tình hình cho vay mua, xây
dựng và sữa chữa nhà ở tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà Đồng
bằng Sông Cửu Long tỉnh An Giang, Luận văn cử nhân kinh tế, Đại học
An Giang
10. Lê Thị Huyền Trân, năm 2004, Tình hình hoạt động tín dụng và một số
giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng
Ngoại thương An Giang, Luận văn cử nhân kinh tế, Đại học An Giang
11. Nguyễn Ngọc Bửu Châu, năm 2004, Phân tích tình hình hoạt động tín
dụng của chi nhánh Ngân hàng Công Thương-An Giang qua ba năm
2001-2003, Luận văn cử nhân kinh tế, Đại học An Giang
12. QTD Mỹ Bình (2003), Báo cáo hoạt động tín dụng hàng tháng năm 2003
13. QTD Mỹ Bình (2004), Báo cáo hoạt động tín dụng hàng tháng năm 2004
14. QTD Mỹ Bình (2004), Báo cáo hoạt động tín dụng hàng tháng năm 2005
15. QTD Mỹ Bình (2004), Văn kiện Đại hội thành viên năm 2003
16. QTD Mỹ Bình (2005), Văn kiện Đại hội thành viên năm 2004
17. QTD Mỹ Bình (2006), Văn kiện Đại hội thành viên năm 2005
18. Qui chế tổ chức và hoạt động của HĐQT QTD Mỹ Bình, năm 2004
19. Qui chế hoạt động của Ban Điều Hành QTD Mỹ Bình, năm 2003
20. Qui chế làm việc của Ban Kiểm Soát QTD Mỹ Bình, năm 2003
21. Báo cáo QTD Mỹ Bình Phát triển an toàn và hiệu quả, năm 2006
------------------------------------------------------------------------------------------------------37
SVTH: Nguyễn Hữu Huy Ngành: QTKD Nông nghiệp Lớp: DH3KN1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1127.pdf