Qua kết quả hoạt động của ACB – An Giang cho thấy ngân hàng ngày
càng phát triển và đi vào ổn định cùng với quá trình phát triển đi lên của nền
kinh tế An Giang. Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu An Giang
đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn
thông qua đầu tư vốn tín dụng. Những năm qua, ngân hàng đã hoàn thành tốt
vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc thu hút vốn nhàn rỗi để tài trợ vốn đầu tư
phát triển sản xuất nông nghiệp.
Nhân tố có tính quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh, sự phát
triển của ngân hàng là khách hàng. Vì vậy cán bộ ngân hàng đã thường xuyên
quán triệt quan điểm: “Luôn hướng tới sự hoàn hảo để phục vụ khách hàng “.
Song song với việc hiện đại hóa để tăng chất lượng phục vụ khách hàng, ngân
hàng còn đổi mới tác phong làm việc, giao tiếp văn hóa; cán bộ tín dụng đã
thấu hiểu khách hàng, biết lo, biết trăn trở với những khó khăn của khách hàng;
bình đẳng và tôn trọng lợi ích của Ngân hàng và khách hàng.
56 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp
2.3.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc đầu tư phát triển nông nghiệp của
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh tỉnh An Giang.
¾ Thuận lợi:
− Hoạt động của ngân hàng luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
các ban, ngành cấp tỉnh và huyện, thị, thành cùng bà con nông dân nên mọi
quan hệ công việc của cán bộ tín dụng đều trôi chảy, suôn sẻ.
− Ngân hàng hoạt động tại địa bàn tương đối lâu, lượng khách hàng
truyền thống tương đối ổn định nên mức độ tin cậy và sự hiểu biết giữa khách
hàng và ngân hàng khá cao; thêm vào đó lực lượng cán bộ tín dụng có nhiều
năm bám trụ địa bàn, trãi qua nhiều năm kinh nghiệm nên trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ cũng được nâng cao, yêu ngành nghề, sống gắn bó với khách hàng.
− Sự tăng trưởng nền kinh tế của tỉnh nhà trên mặt trận sản xuất nông
nghiệp, vừa là tiền đề, vừa là động lực cho hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín
dụng trên địa bàn.
− Sự lãnh đạo sâu sát và hỗ trợ kịp thời của ngân hàng cấp trên đã tạo
điều kiện thuận lợi cho ngân hàng hoạt động kinh doanh.
¾ Khó khăn:
− Do địa bàn hoạt động chủ yếu là nông nghiệp, việc đầu tư vốn của
ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi thiên nhiên và thị trường, nhất là thị trường xuất
khẩu khá lớn. Năm nào nông dân “Trúng mùa, được giá” thì việc thu nợ (gốc và
lãi) dễ dàng; năm nào nông dân thất mùa hoặc “Trúng mùa, rớt giá” thì công
tác thu nợ gặp nhiều khó khăn.
− Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra ngày càng gây gắt, khả
năng mở rộng thị trường (cho vay và huy động vốn) của ngân hàng bị ảnh
hưởng. Hơn nữa, do cạnh tranh giữa các ngân hàng đã làm phát sinh tư tưởng
có ỷ lại, xem nhẹ nghĩa vụ thanh toán nợ của một số khách hàng đối với ngân
hàng.
− Có lúc, có nơi chính quyền địa phương xử lý thiếu kiên quyết hợp cùng
ý thức chấp hành pháp luật của nông dân chưa cao dẫn đến kết quả thu hồi nợ
quá hạn còn nhiều hạn chế, kém hiệu quả.
SVTH : Trần Kim Tuyến Trang 28
Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp
Tuy có không ít khó khăn trong hoạt động, nhưng với kinh nghiệm tích
lũy được trong gần mười năm, ngân hàng đã tạo được lòng tin nơi khách hàng
và luôn xác định được chỗ đứng vững chắc cho mình trên thị trường tiền tệ, tín
dụng ngân hàng.
SVTH : Trần Kim Tuyến Trang 29
Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI
NHÁNH TỈNH AN GIANG
# "
3.1. Định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh An Giang năm 2004.
3.1.1. Mục tiêu.
− Chuyển dịch cơ cấu nội ngành như: cơ cấu cây trồng vật nuôi bằng việc
luân canh, phát triển chăn nuôi bò. Trong đó, các chỉ tiêu sản lượng chủ yếu là:
sản lượng lúa dự kiến gần 2.770.000 tấn, và nâng tỷ lệ sấy lúa hè thu từ 30%
năm 2003 lên 40% năm 2004. Sản lượng bắp thường là 15.300 tấn, với bắp
non 1.700 ha (Chợ Mới 1600 ha, Châu Thành 100 ha), đậu nành 300 ha để có
sản lượng 7.860 tấn. Riêng trên 9000 ha (cả bắp non và bắp lai) với sản lượng
gần 64.000 tấn. Sản lượng mè V6 1600 tấn được VOCAR IMEX bao tiêu. Cá
nuôi các loại khoảng 150.000 tấn.
− Tổng đàn gia súc phấn đấu đạt 277.000 con, trong đó chủ yếu tăng
mạnh ở đàn bò và đàn heo. Đàn bò 57.000 con, trong đó bò sữa 1.000 con;
đàn heo gần 217.000 con (do giá heo hiện nay ở mức cao và ổn định, có lợi
cho người chăn nuôi. Trâu chỉ chiếm khoảng 3.700 con. Ước tính đàn gia cầm
khoảng 3,4 triệu con. Với mục tiêu cung cấp một sản lượng thịt xuất chuồng
các loại đạt 32.000 tấn ( thịt heo 25.400 tấn, trâu bò 2.000 tấn, gia cầm 4.600
tấn). Sản lượng trứng gia cầm 240 triệu quả.
− Thuỷ sản phát triển theo hướng tăng chất lượng, hạ giá thành, sản
lượng thuỷ sản nuôi phấn đấu đạt 136 – 150 ngàn tấn (sản lượng cá nuôi
145.830 tấn, sản lượng thuỷ sản khác 4.170 tấn) để làm nguyên liệu cho các
nhà máy chế biến và tiêu thụ nội địa, trong đó sản lượng nuôi tôm phần đấu đạt
trên 670 tấn.
− Tiếp tục thực hiện đề án 31 của Ban Cán sự UBND tỉnh để ổn định sản
xuất và đời sống trong mùa nước nổi.
− Mỗi huyện, thị, thành đều xây dựng được HTX nông nghiệp theo mô
hình có giám đốc điều hành, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm (như HTX Trường
SVTH : Trần Kim Tuyến Trang 30
Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp
Thạnh), nhân rộng điển hình 22 HTX tiên tiến, phát triển thêm nhiều loại hình
dịch vụ ở các HTX nông nghiệp.
3.1.2. Giải pháp.
Để đạt được mục tiêu nói trên cần thực hiện tốt một số giải pháp chủ
yếu sau:
− Tăng trưởng khu vực trồng trọt chăn nuôi trên cơ sở tăng thêm mùa lúa
vụ 3 khoảng 15.000 ha chủ yếu ở Thoại Sơn và Châu Phú; tăng thêm 10.000
ha lúa thơm đặc sản ở Tri Tôn và Tịnh Biên; diện tích nuôi tôm tăng thêm gần
300 ha.
− Nâng cao chất lượng hàng hóa, gắn sản xuất với nhu cầu thị trường,
hướng tới xuất khẩu, giảm giá thành sản xuất tất cả cây và con. Khuyến cáo
nông dân sử dụng các loại giống lúa thích nghi theo điều kiện từng vùng sản
xuất, Tổ chức lại sản xuất gắn dần người nuôi với nhà chế biến và xuất khẩu
thuỷ sản.
− Thực hiện mua sản phẩm với giá hợp lý, kịp thời; lập chợ nông sản và tổ
chức mạng lưới mua tại các vùng chuyên canh sản xuất lúa và rau màu chất
lượng cao xuất khẩu; và các vùng nông thôn xa để kịp thời tiêu thụ nông sản
hàng hóa của nông dân.
− Tạo điều kiện cho nông dân vay vốn để phát triển sản xuất; ưu tiên cho
vay đối với các hộ nông dân nông dân sản xuất theo kế hoạch chuyển đổi cơ
cấu cây trồng vật nuôi theo quy hoạch của ngành nông nghiệp.
− Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và khuyến khích nông dân sử dụng các
loại giống có giá trị và giá trị xuất khẩu, có thị trường tiêu thụ, thích hợp với
điều kiện về thổ nhưỡng và tập quán canh tác của nông dân.
− Ưu tiên đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo quản lý cho cán
bộ HTX, chủ trang trại. Tăng cường tổ chức các lớp đào tạo nghề cho nông
dân nhất là nhân giống lúa xác nhận.
− Tăng cường liên kết 4 nhà, nhân rộng mô hình HTX hoạt động có hiệu
quả; mở rộng hình thức dịch vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và sinh hoạt nông
thôn.
SVTH : Trần Kim Tuyến Trang 31
Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp
3.2. Định hướng đầu tư phát triển nông nghiệp của Ngân hàng thương
mại cổ phần Á Châu chi nhánh tỉnh An Giang năm 2004.
− Phấn đấu tăng doanh số cho vay nông nghiệp từ 119.425 triệu đồng
(2003) lên 143.310 triệu đồng (2004), tức tăng 20%.
− Mở thêm phòng giao dịch tại Châu Đốc, Tân Châu.
− Củng cố lòng tin và nâng cao uy tín đối với khách hàng.
− Cải tiến quy trình nghiệp vụ theo hướng hợp lý hóa, giảm bớt thủ tục
giấy tờ thời gian chờ của khách hàng và thời gian phục vụ của nhân viên.
− Chấn chỉnh và nâng cao chất lượng tín dụng, coi trọng công tác thu hồi
nợ đặc biệt phải kịp thời xử lý nợ quá hạn, hạn chế nợ quá hạn phát sinh ở
mức thấp nhất, tích cực thu hồi nợ quá hạn tồn đọng, phấn đấu đạt chỉ tiêu nợ
quá hạn của tỉnh giao là nhỏ hơn hoặc bằng 2% / dư nợ.
− Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát trong toàn bộ ngân hàng nhằm
kịp thời phát hiện sai sót, nhược điểm để hoàn thiện hoạt động tín dụng.
− Cho nhân viên đi học các khóa đào tạo về kỹ năng nghiệp vụ.
− Để khích lệ nhân viên hoàn thành tốt công việc phải đánh giá đúng
nhiệm vụ và chất lượng công việc đã làm của nhân viên để trả lương, thưởng
công bằng và hợp lý. Bằng cách xây dựng tiến trình nghề nghiệp nhân viên, hệ
thống lương trên cơ sở đánh giá công việc và hệ thống thưởng trên cơ sở đánh
giá mức độ hoàn thành công việc.
− Chú trọng đến quan điểm thái độ phục vụ khách hàng. Từ đó, đào tạo,
huấn luyện đội ngũ nhân viên phục vụ với phong cách chuyên nghiệp, tinh
thông nghiệp vụ, nhiệt tình phục vụ, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của khách
hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ tại ACB – An Giang, tạo cơ hội cho mỗi
cá nhân bộc lộ, rèn luyện và phát huy năng lực sẵn có, xây dựng một môi
trường làm việc tích cực, lành mạnh và hiệu quả. Trên nền tảng công nghệ và
nhân lực chất lượng cao, ACB – An Giang sẽ đủ sức song hành với khách
hàng trong từng bước đi lên.
SVTH : Trần Kim Tuyến Trang 32
Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp
3.3. Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp của Ngân hàng
thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh tỉnh An Giang.
3.3.1. Khái quát cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Á
Châu chi nhánh tỉnh An Giang.
3.3.1.1. Tình hình huy động vốn.
Ngân hàng đã có nổ lực hoạch định chiến lược kinh doanh, mở rộng
quan hệ hợp tác với các cấp ở địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho người
gởi tiền và vay vốn để ngân hàng có thể tự lực, chuẩn bị được nguồn vốn trong
hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, do tích lũy và nhận thức của người
dân còn thấp, do có quá nhiều tổ chức tín dụng cùng hoạt động nên vốn huy
động của ngân hàng còn kém, vì vậy trong hoạt động kinh doanh nếu ngân
hàng chỉ dựa vào vốn huy động để cho vay thì chưa đủ, bởi vì nhu cầu vay của
hộ sản xuất nông dân ngày càng cao, do đó đơn vị phải vay vốn từ Hội sở ACB
và tổ chức tín dụng khác để bổ sung vào nguồn vốn của ngân hàng.
Với phương châm “Đi vay để cho vay“ nên công tác huy động vốn luôn
được ACB – An Giang quan tâm và tìm cách nâng cao hiệu quả huy động vốn.
Trong những năm qua, tuy gặp không ít khó khăn, trở ngại nhưng ngân hàng
vẫn luôn mở rộng các hình thức huy động vốn, nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn
của khách hàng.
Một trong những công cụ quan trọng để điều tiết nền kinh tế nói chung
và nền kinh tế trên địa bàn tỉnh nói riêng là công cụ lãi suất, chính nhờ có chính
sách lãi suất thích hợp với từng loại kỳ hạn khác nhau đã làm cho nguồn vốn
huy động ngày càng tăng, thể hiện cụ thể qua các bảng sau:
Bảng 3.1: Nguồn vốn từ năm 2001 đến 2003 của ACB – An Giang
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003
I.Vốn huy động 40.794 45.481 51.343
1.Tiền gởi tiết kiệm 24.946 26.365 28.290
2.Tiền gởi thanh toán 15.457 17.992 21.749
3.Tiền gởi khác 391 1.124 1.304
II.Vốn khác 214.970 225.560 244.923
Tổng cộng 255.764 271.041 296.266
Nguồn: Báo cáo nguồn vốn của ACB – An Giang từ năm 2001 đến 2003.
SVTH : Trần Kim Tuyến Trang 33
Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp
Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn từ năm 2001
đến 2003 của ACB – An Giang
Chênh lệch 2002/2001 Chênh lệch 2003/2002 Chỉ tiêu
Triệu đồng % Triệu đồng %
I.Vốn huy động 4.687 11,49 5.862 12,89
1.Tiền gởi tiết kiệm 1.419 5,69 1.925 7,30
2.Tiền gởi thanh toán 2.535 16,40 3.757 20,88
3.Tiền gởi khác 733 187,47 180 16,01
II.Vốn khác 10.590 4,93 19.363 8,58
Tổng cộng 15.277 5,97 25.225 9,31
Nguồn: Báo cáo nguồn vốn của ACB – An Giang từ năm 2001 đến 2003.
Theo bảng số liệu cuối năm 2002 nguồn vốn huy động là 45.481 triệu
đồng so với năm 2001 tăng 11,49%, tương đương 4.687 triệu đồng. Nguồn vốn
huy động tăng chủ yếu do tiền gởi tiết kiệm và tiền gởi thanh toán. Năm 2003
nguồn vốn huy động của ACB – An Giang tăng 12,89%, tương đương 5.862
triệu đồng. Cụ thể như sau:
− Năm 2002, nguồn vốn huy động tăng khá so năm 2001 (+11,49%) do
nền kinh tế phát triển, nhiều người có đời sống sung túc, có vốn nhàn rỗi chưa
sử dụng đến nên đã gởi vào ngân hàng để được hưởng tiền lãi và an toàn.
− Ngân hàng đã đa dạng hóa hình thức huy động, với các kỳ hạn khác
nhau ứng với từng mức lãi suất thích hợp. Đặc biệt do ngân hàng có sản phẩm
tiền gởi tiết kiệm tích góp dự thưởng đã thu hút được nhiều người tham gia.
− Tiền gởi thanh toán tăng khá đều qua các năm với một tỷ lệ cao. Điều đó
chứng tỏ các doanh nghiệp đã quan tâm nhiều đến công tác thanh toán qua
ngân hàng bởi vì nó vừa nhanh vừa an toàn. ACB – An Giang là ngân hàng rất
uy tín trong việc chuyển tiền thanh toán cho các doanh nghiệp và tư nhân.
− Tiền gởi khác cũng tăng qua các năm như tiền gởi Ngân hàng Nhà
Nước, tiền gởi tại các tổ chức tín dụng.
∗ Đạt được các kết quả trên là do:
− Cán bộ tín dụng đã nhận thức được công tác tín dụng không chỉ đơn
thuần là cho vay mà bên cạnh đó phải tăng cường huy động vốn để thực hiện
phương châm “Đi vay để cho vay” từ đó đã vận động khách hàng gởi tiền vào
ngân hàng.
SVTH : Trần Kim Tuyến Trang 34
Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp
− Do công tác thông tin, quảng cáo, tuyên truyền về các loại hình tiền gởi,
lãi suất, cách thức gởi tiền, rút tiền được quan tâm đúng mức và thường xuyên.
− Ngân hàng đã có chính sách lãi suất thích hợp. Ban giám đốc ngân hàng
đã căn cứ vào điều kiện cung cầu trên thị trường hình thành nên khung lãi suất
thích hợp nhằm thu hút khách hàng.
− Ban giám đốc ngân hàng đã nhận thức được huy động vốn là nhiệm vụ
cực kỳ quan trọng ở tất cả các ngân hàng thương mại. Nguồn vốn huy động
nhiều sẽ giúp cho ngân hàng tự chủ được trong hoạt động kinh doanh của
mình, mở rộng tín dụng, phục vụ kịp thời nhu cầu vốn cho các đơn vị sản xuất
và cá nhân.
Tóm lại: Nguồn vốn của ACB – An Giang chủ yếu phụ thuộc vào nguồn
vốn cho vay của Hội sở ACB, tuy nhiên không thể phủ nhận được vai trò của
nguồn vốn huy động đang tăng lên hằng năm. Mặc dù vốn huy động chưa cao
nhưng phần nào đã cho thấy hướng đi đúng trong lĩnh vực này, thể hiện lượng
tiền thu hút từ khách hàng ngày càng tăng, qua đó cũng khẳng định các chính
sách, các thông tin hấp dẫn người dân gởi tiền vào ngân hàng đã phát huy tác
dụng nên đã tác động tích cực đến khách hàng, góp phần làm tăng nguồn vốn
kinh doanh. Với tiềm năng sẵn có và khả năng hiện thực ACB – An Giang
quyết tâm thực hiện tốt công tác huy động vốn vì mục tiêu “Đi vay để cho vay “.
3.3.1.2. Tình hình sử dụng vốn.
Là một Ngân hàng thương mại cổ phần nên ACB – An Giang không có
những chính sách ưu đãi của Nhà nước, nên để đối phó với sự cạnh tranh
quyết liệt từ phía các ngân hàng bạn, ACB – An Giang phải thực hiện phương
châm “Luôn hướng đến sự hoàn hảo để phục vụ khách hàng“, tiến hành trang
bị hàng loạt công nghệ hiện đại tiên tiến, phát triển chất lượng dịch vụ đến từng
khách hàng.
SVTH : Trần Kim Tuyến Trang 35
Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp
Bảng 3.3: Tình hình hoạt động tín dụng từ năm 2001
đến 2003 của ACB – An Giang
Đơn vị: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu 2001 2002 2003
Doanh số cho vay 169.264 191.836 219.211
Doanh số thu nợ 158.777 180.524 209.162
Dư nợ 142.902 157.311 176.900
Nợ quá hạn 2.664 2.423 2.089
Tỷ lệ nợ quá hạn 1,86 1,54 1,18
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện của ACB – An Giang từ năm 2001 đến
2003.
Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng hoạt động tín dụng từ năm 2001
đến 2003 của ACB – An Giang
22.572
27.375
21.747
28.638
14.409
19.589
0
5.000
10.000
15.000
20.000
25.000
30.000
35.000
2002/2001 2003/2002
Năm
Tr
iệ
u
đồ
ng Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
Dư nợ
Sau khi đi vay ngân hàng tiến hành cho vay, kết quả đem lại nhiều khả
quan. Doanh số cho vay hằng năm đều tăng một lượng đáng kể: năm 2002
tăng 13,34% so 2001, tương đương 22.572 triệu đồng và năm 2003 tăng
14,27% so 2002, tương đương 27.375 triệu đồng.
Dư nợ cũng tăng qua các năm, từng bước ngân hàng khẳng định được
mình: năm 2002 tăng 10,08% so 2001, tương đương 14.409 triệu đồng và năm
2003 tăng 12,45% so 2002, tương đương 19.589 triệu đồng.
Bên cạnh công tác cho vay, ngân hàng cũng quan tâm nhiều đến việc
thu hồi nợ, thể hiện tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm đều nhỏ hơn 2%.
SVTH : Trần Kim Tuyến Trang 36
Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp
Từ đó cho thấy ngân hàng hoạt động rất có hiệu quả trong hoạt động tín
dụng, đem lại sự tin tưởng cho khách hàng. Đạt được kết quả này là do chi
nhánh không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán
bộ tín dụng. Trước khi cho vay, ngân hàng kết hợp với chính quyền xã, ấp các
tổ trưởng thẩm định khách hàng vay vốn, nhờ đó hạn chế được cho vay sai đối
tượng, kiểm tra việc sử dụng vốn kịp thời hơn.
Tuy nhiên, ngân hàng cũng không sao tránh khỏi rủi ro trong hoạt động
của mình, do lượng khách hàng quá lớn đòi hỏi cán bộ tín dụng phải tiếp xúc
và làm việc liên tục.
3.3.2. Phân tích doanh số cho vay nông nghiệp của Ngân hàng thương
mại cổ phần Á Châu chi nhánh tỉnh An Giang.
Nghiệp vụ cho vay là một trong những hoạt động quan trọng của các
ngân hàng thương mại. Trong tổng nguồn thu của ngân hàng thì thu từ nghiệp
vụ cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, cho nên ngân hàng hoạt động tốt,
thực hiện cho vay có hiệu quả sẽ tạo nguồn thu ngày càng tăng.
Những năm qua, với sự phát triển của các thành phần kinh tế, nhu cầu
vốn cho sản xuất, kinh doanh ngày càng trở nên cấp bách và do đó nhu cầu
vốn đầu tư cho nông nghiệp cũng ngày một tăng. Trên thực tế, nguồn vốn huy
động tại địa bàn nông thôn không thể đáp ứng được nhu cầu cho hoạt động
kinh tế, xã hội của khu vực này. Chỉ tính riêng sản xuất nông nghiệp nguồn vốn
đầu tư thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chăm sóc
ruộng, vườn, đòi hỏi rất lớn.
Mặt khác, do đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh nên các hộ sản xuất ở đây
đa phần là nông dân, chủ thể chính trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, đối
tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là hộ sản xuất nông nghiệp. Với mục
tiêu góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh nhà, chi nhánh đã không
ngừng nâng cao chất lượng cũng như tiến hành giải ngân cho hộ sản xuất một
cách nhanh chóng, đáp ứng kịp thời với tiến độ sản xuất. Vì vậy, doanh số cho
vay của ngân hàng đối với hộ sản xuất tăng dần qua các năm.
SVTH : Trần Kim Tuyến Trang 37
Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp
Bảng 3.4: Doanh số cho vay nông nghiệp từ năm 2001
đến 2003 của ACB – An Giang
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003
I. Ngắn hạn 70.578 82.081 96.890
1.Trồng trọt 60.005 69.991 82.695
2.Chăn nuôi 7.044 8.257 10.357
3.MSNCNC 3.529 3.833 3.838
II. Trung hạn 18.727 21.088 22.535
1.Trồng trọt 15.920 17.886 18.565
2.Chăn nuôi 1.873 2.035 2.686
3.MSNCNC 934 1.167 1.284
Tổng cộng 89.305 103.169 119.425
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện của ACB – An Giang từ năm 2001 đến
2003.
Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay nông nghiệp
từ năm 2001 đến 2003 của ACB – An Giang
11.504
14.808
2.360 1.448
13.864
16.256
0
4.000
8.000
12.000
16.000
20.000
2002/2001 2003/2002
Năm
Tr
iệ
u
đồ
ng Ngắn hạn
Trung hạn
Tổng cộng
Thực tế đã chứng minh điều đó, qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho ta
thấy doanh số cho vay qua ba năm đều tăng. Cụ thể doanh số cho vay của cả
năm 2003 là 119.425 triệu đồng, tăng 15,76%, tương đương 16.256 triệu đồng
so 2002.
Ngân hàng Á Châu An Giang hạn chế cho vay dài hạn trong lĩnh vực
nông nghiệp vì chưa có nhiều dự án phù hợp với quy chế cho vay của ngân
hàng nên phần phân tích không đề cập đến cho vay dài hạn. Cho vay trung hạn
SVTH : Trần Kim Tuyến Trang 38
Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp
tương đối ít. Riêng cho vay ngắn hạn diễn ra thường xuyên, liên tục và có ảnh
hưởng lớn đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng Á Châu An Giang.
3.3.2.1. Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn.
An Giang _ một tỉnh nông nghiệp, thế mạnh của tỉnh là sản xuất nông
nghiệp và chăn nuôi. Chính vì thế đối tượng ACB – An Giang tập trung đầu tư
là cây lúa và chăn nuôi heo, bò. Bên cạnh đó ngân hàng còn đầu tư cho buôn
bán nhỏ, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Qua bảng số liệu trên ta thấy tình
hình cho vay của ngân hàng tăng dần qua các năm và cho vay sản xuất nông
nghiệp là chủ yếu. Phần lớn tập trung làm lúa và làm kinh tế tổng hợp.
− Đối với trồng trọt:
Lúa là loại cây trồng phổ biến nhất là ở địa bàn các huyện, vì vậy đầu tư
cho chi phí trồng lúa chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu đầu tư của
ngân hàng. Trên thực tế khi đi vay người nông dân thường vay dưới hình thức
kinh tế tổng hợp đa dạng gồm: trồng trọt, chăn nuôi, cải tạo vườn, chăm sóc
lúa và mô hình VAC ... Do đó người nông dân sẽ được vay với một hạn mức
cao hơn chi phí trồng lúa từ trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng/1 công
(1.000 m2) tùy thuộc vào phương án sản xuất của khách hàng đạt kết quả cao
hay thấp và tùy từng khách hàng.
− Đối với chăn nuôi:
Tuy ít có trại chăn nuôi với quy mô lớn, nhưng việc chăn nuôi gia súc, gia
cầm rất phát triển ở địa bàn huyện. Do nhiều nguyên nhân (tập quán, vốn ...)
nên việc chăn nuôi có quy mô lớn chưa phổ biến, chỉ với hình thức chăn nuôi
nhỏ, cá thể hộ gia đình, mang lại lợi nhuận không nhiều. Song, đó là một cách
tiết kiệm rất có hiệu quả của người nông dân, do chỉ cần một số vốn để mua
giống, thuốc chữa bệnh, thức ăn họ có thể tận dụng được khả năng sẵn có
của mình. Mức cho vay dành cho đối tượng này lệ thuộc vào chi phí chăn nuôi,
uy tín và khả năng trả nợ của khách hàng, cho vay tối đa khoảng 500.000 đồng
/1 con.
− Đối với mua sắm nông cơ, nông cụ:
Khi sản xuất có hiệu quả nông dân thường tích lũy và vay thêm vốn để
mua sắm máy móc, nông cơ, nông cụ phục vụ cho sản xuất. Đáp ứng yêu cầu
SVTH : Trần Kim Tuyến Trang 39
Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp
này ngân hàng thường cho vay trung hạn, giúp nông dân đỡ bị áp lực bởi mức
và thời gian trả nợ.
Năm 2002 doanh số cho vay trồng trọt, chăn nuôi, mua sắm nông cơ,
nông cụ tăng 16,30%, tương đương 11.504 triệu đồng. Về số tuyệt đối thì cho
vay trồng trọt tăng nhiều nhất 9.985 triệu đồng. Về số tương đối thì cho vay
chăn nuôi tăng cao nhất 17,23%. Mua sắm nông cơ, nông cụ tăng tương đối.
Năm 2003 doanh số cho vay trồng trọt, chăn nuôi và mua sắm nông cụ
theo chỉ tiêu ngắn hạn tăng lên rất nhiều so với năm 2002. Trong đó trồng trọt
tăng một lượng lớn 12.705 triệu đồng, tương đương 18,15%. Chăn nuôi tăng
với một tỷ lệ khá cao 25,43%, tương đương 2.100 triệu đồng. Mua sắm nông
cơ, nông cụ tăng rất thấp chỉ tăng 4 triệu đồng.
3.3.2.2. Phân tích doanh số cho vay trung hạn.
Cho vay trung hạn chủ yếu phục vụ mục đích: mua máy móc, xây dựng
chuồng trại, mua thêm ruộng đất, cải tạo vườn tạp
Năm 2003, doanh số cho vay trung hạn nhìn chung có tăng trong chăn
nuôi và mua sắm nông cơ, nông cụ nhằm giúp cho khách hàng mua đất ruộng,
phát triển chăn nuôi cá nên họ cần vay thời hạn dài, phân kỳ trả nợ gốc, lãi
theo từng thời gian và do đó để họ chủ động hơn trong sản xuất.
Thông thường đối với loại cho vay này ACB – An Giang áp dụng sáu
tháng trả lãi một lần, vốn gốc đến ngày đáo hạn mới thanh toán hết. Khách
hàng vay trung hạn chịu lãi suất cao hơn lãi suất ngắn hạn và phải có phương
án, dự án sản xuất, kinh doanh khả thi. Do đó khi cần thiết khách hàng mới vay
trung hạn. Tuy nhiên ACB _An Giang có hạn chế cho vay trung hạn, ngân hàng
muốn chuyển dần sang cho vay ngắn hạn để vòng quay vốn tín dụng được
nhanh, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
∗ Đạt được kết quả trên do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
− Năm 2003 điều kiện thời tiết thuận lợi, hứa hẹn một vụ mùa trồng trọt bội
thu.
− Năm này chăn nuôi cũng đạt hiệu quả khá cao, một mặt do thành quả
mang lại từ cải tạo giống đưa đến sự xuất hiện của nhiều giống cá dễ nuôi như
SVTH : Trần Kim Tuyến Trang 40
Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp
cá rô phi lưỡng tính, cá tai tượng, cá điêu hồng, mặt khác bán được giá; giá
thịt heo cũng bắt đầu tăng.
− Người dân đã áp dụng và sản xuất với mô hình VAC ngày càng đạt hiệu
quả hơn.
− Trồng trọt và chăn nuôi đạt hiệu quả nên nhu cầu mua sắm nông cơ,
nông cụ cũng tăng theo.
− Cán bộ tín dụng luôn tìm hiểu và nắm bắt được tình hình các địa
phương và có kế hoạch cho vay hợp lý.
3.3.3. Phân tích doanh số thu nợ tín dụng nông nghiệp của Ngân hàng
thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh tỉnh An Giang.
Doanh số thu nợ bao gồm tất cả các khoản thu vốn gốc mà khách hàng
trả trong năm tài chính kể cả vốn thanh toán dứt điểm hợp đồng tín dụng hoặc
vốn khách hàng trả một phần.
Hoạt động thu nợ được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm duy trì,
bảo tồn, mở rộng nguồn vốn của ngân hàng. Doanh số thu nợ phản ánh khả
năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, phản ánh sơ lược hiệu quả
hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Khi ngân hàng tiến hành cho vay ngắn hạn và trung hạn thì khi đáo hạn
sẽ tiến hành thu nợ, doanh số thu nợ thường đi đôi với doanh số cho vay. Công
tác thu nợ được thuận lợi hay không phụ thuộc rất lớn vào ý thức trả nợ của
khách hàng vay vốn.
Bảng 3.5: Doanh số thu nợ nông nghiệp từ năm 2001 đến 2003
của ACB – An Giang
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003
I. Ngắn hạn 66.573 76.374 90.882
1.Trồng trọt 55.229 64.384 76.823
2.Chăn nuôi 6.584 7.676 10.430
3.MSNCNC 4.760 4.314 3.629
II. Trung hạn 17.665 20.560 22.607
1.Trồng trọt 15.049 17.739 19.327
2.Chăn nuôi 1.766 1.906 2.206
3.MSNCNC 850 915 1.074
Tổng cộng 84.238 96.934 113.489
SVTH : Trần Kim Tuyến Trang 41
Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện của ACB – An Giang từ năm 2001 đến
2003.
Biểu đồ 3.3: Tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ nông nghiệp
từ năm 2001 đến 2003 của ACB – An Giang
9.801
14.508
2.895 2.047
12.696
16.555
0
4.000
8.000
12.000
16.000
20.000
2002/2001 2003/2002
Năm
Tr
iệ
u
đồ
ng Ngắn hạn
Trung hạn
Tổng cộng
3.3.3.1 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn.
Cho vay ngắn hạn trong nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao tại ACB –
An Giang. Do vậy, công tác thu hồi nợ ngắn hạn luôn được quan tâm đúng
mức, kiểm tra đều đặn nhằm đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được diễn
ra trôi chảy, liên tục.
Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả thu nợ mỗi năm đều tăng đối với
hai ngành trồng trọt và chăn nuôi trong giai đoạn 2001 – 2003. Song, thu nợ
trong lĩnh vực mua sắm nông cơ, nông cụ giảm, nguyên nhân chính do một số
nông dân vay, nhưng sản xuất không đạt kết quả cao nên chưa có nguồn để trả
nợ.
− Đối với trồng trọt:
Doanh số cho vay trồng trọt qua các năm đều tăng, nhất là năm 2003,
nên doanh số thu nợ tăng. Tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ năm 2003
cao hơn tốc độ tăng trưởng của năm trước (19% > 14,72%). Điều này cho thấy
công tác thu nợ năm 2003 đạt hiệu quả tích cực hơn.
− Đối với chăn nuôi:
Doanh số thu nợ cũng tăng đáng kể, năm 2003 đạt 10.430 triệu đồng,
tăng 35,88% so 2002, tương đương 2.754 triệu đồng.
SVTH : Trần Kim Tuyến Trang 42
Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp
− Đối với mua sắm nông cơ, nông cụ:
Doanh số thu nợ giảm dần qua các năm, từ 4.760 triệu đồng (năm 2001)
giảm còn 3.629 triệu đồng (năm 2003). Bởi vì một số nông dân vay, nhưng sản
xuất không đạt kết quả cao nên chưa có tiền để trả nợ cho ngân hàng.
3.3.3.2. Phân tích doanh số thu nợ trung hạn.
Nhìn chung, vốn vay được thu hồi về tăng lên rõ rệt qua các năm, từ
17.665 (năm 2001) đến 22.607 triệu đồng (năm 2003). Năm 2003 công tác thu
hồi nợ đạt hiệu quả không cao hơn năm 2002, khoảng 9,96%, tương đương
2.047 triệu đồng. Do hạn chế cho vay trung hạn trong lĩnh vực trồng trọt nên tỷ
lệ tăng trưởng doanh số thu hồi nợ năm 2003 (8,95%) có thấp hơn so 2002
(17,88%). Ngược lại, tỷ lệ tăng trưởng trong thu nợ chăn nuôi cao hơn năm
2002 (15,77% > 7,89%). Thu nợ trong lĩnh vực mua sắm nông cơ, nông cụ tăng
khá cao 17,37%, tương đương 159 triệu đồng.
∗ Doanh số thu nợ đạt kết quả khả quan như trên do:
− Khách hàng vay vốn làm ăn có hiệu quả nên họ có nguồn để trả nợ vay.
− Cán bộ tín dụng chấp hành nghiêm túc quy trình nghiệp vụ tín dụng từ
lúc đánh giá khách hàng đến lúc phát vay, có sự chọn lựa rất kỹ khi quyết định
cho vay, luôn kiểm tra, theo dõi quá trình khách hàng sử dụng vốn vay.
− Kiên quyết không cho vay đối với khách hàng cố tình không thanh toán
nợ đúng hạn.
− Phân tích đúng đắn, kịp thời nguyên nhân gây ra nợ quá hạn và có
nhiều biện pháp giải quyết hợp lý để khách hàng có thể tiếp tục sản xuất, kinh
doanh để trả nợ ngân hàng. Tạo mối quan hệ vững chắc với khách hàng, thúc
đẩy công tác thu nợ ngày càng có hiệu quả.
− Ngân hàng thực hiện tốt việc đôn đốc trả nợ của hộ vay, gởi giấy báo kịp
thời đến tay khách hàng; mặt khác còn được sự hỗ trợ của các cấp đoàn thể
chính quyền địa phương.
SVTH : Trần Kim Tuyến Trang 43
Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp
3.3.4. Phân tích dư nợ cho vay nông nghiệp của Ngân hàng thương mại
cổ phần Á Châu chi nhánh tỉnh An Giang.
Số dư nợ trên tài khoản phản ánh đầy đủ, chính xác lượng vốn đầu tư
phát triển kinh tế mà ngân hàng đã thực hiện được tại thời điểm xem xét. Phân
tích dư nợ kết hợp với phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ cho phép
ta phản ánh tốt hơn, đầy đủ hơn hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong giai
đoạn hiện nay đối với chi nhánh ACB – An Giang.
Bảng 3.6: Dư nợ cho vay nông nghiệp từ năm 2001
đến 2003 của ACB – An Giang
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003
I. Ngắn hạn 59.626 65.333 71.341
1.Trồng trọt 50.104 55.711 61.584
2.Chăn nuôi 6.875 7.457 7.384
3.MSNCNC 2.647 2.165 2.373
II. Trung hạn 15.812 16.340 16.268
1.Trồng trọt 13.402 13.529 12.767
2.Chăn nuôi 1.581 1.710 2.190
3.MSNCNC 829 1.101 1.311
Tổng cộng 75.438 81.673 87.609
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện của ACB – An Giang từ năm 2001 đến
2003.
Biểu đồ 3.4: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay nông nghiệp
từ năm 2001 đến 2003 của ACB – An Giang
5707 6008
528
-72
6235 5936
-1000
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
2002/2001 2003/ 002
Năm
Tr
iệ
u
đồ
ng Ngắn hạn
Trung hạn
Tổng cộng
Năm 2003 dư nợ có tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng chậm hơn tốc độ
tăng trưởng của năm 2002 (dư nợ năm 2003 tăng 7,27% trong khi năm 2002 là
SVTH : Trần Kim Tuyến Trang 44
Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp
8,27%). Doanh số cho vay của ngân hàng năm 2003 tăng cao, nhưng doanh số
thu nợ lại tăng mạnh hơn nên dư nợ cho vay giảm về tốc độ tăng.
3.3.4.1. Phân tích dư nợ cho vay ngắn hạn.
− Đối với trồng trọt:
Do doanh số cho vay trồng trọt năm 2003 tăng cao hơn doanh số thu nợ
từ ngành này nên dư nợ trồng trọt tăng hơn so với năm 2002 là 10,54%, tương
đương 5.873 triệu đồng, tuy nhiên tốc độ tăng không cao hơn tốc độ tăng của
năm 2002.
− Đối với chăn nuôi:
Khi nói đến nông nghiệp không thể nào không nhắc đến chăn nuôi. Đây
là một lĩnh vực, góp phần khá lớn đến quá trình giải quyết việc làm, rút ngắn
thời gian nông nhàn của người nông dân. Song hai năm qua (2001, 2002) chăn
nuôi có gặp khó khăn do dịch bệnh, sự sụt giảm giá cả, ảnh hưởng đến tình
hình cho vay nên dư nợ của ngân hàng có giảm.
− Đối với mua sắm nông cơ, nông cụ:
Năm 2003 tăng 9,58% so 2002, tương đương 207 triệu đồng do công
tác thu nợ kém hơn công tác cho vay.
3.3.4.2. Phân tích dư nợ cho vay trung hạn.
− Đối với trồng trọt:
Do ngân hàng định hướng chuyển cho vay trồng trọt từ trung hạn sang
ngắn hạn, nên doanh số cho vay ở lĩnh vực này giảm dần, dẫn đến dư nợ cho
vay trung hạn trong trồng trọt giảm dần. Năm 2002 chỉ tăng 127 triệu đồng,
song năm 2003 giảm mạnh 762 triệu đồng. Mặc dù nông dân vay ngắn hạn
nhưng khi đáo hạn nợ, họ có thể gia hạn thêm 12 tháng, như vậy từ cho vay
ngắn hạn đã chuyển thành cho vay trung hạn, nếu bị thất mùa thì năm sau trả
nợ cũng được.
− Đối với chăn nuôi:
Dư nợ cho vay tăng dần qua các năm từ 1.581 triệu đồng (năm 2001)
đến 2.190 triệu đồng (năm 2003). Do có nhiều hộ sản xuất muốn phát triển
chăn nuôi với quy mô lớn, như cải tạo ao, hầm, tăng đàn đại gia súc ...
SVTH : Trần Kim Tuyến Trang 45
Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp
− Đối với mua sắm nông cơ, nông cụ:
Dư nợ tăng đều qua các năm về tổng số (2002/2001 là 272 triệu đồng,
2003/2002 là 211 triệu đồng), mặc dù tỷ lệ không đồng đều (2002/2001 là
32,87%, 2003/2002 là 19,14%).
3.3.5. Phân tích dư nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng nông nghiệp của
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh tỉnh An Giang.
Nợ quá hạn là vấn đề tất yếu trong quá trình đầu tư tín dụng, nó được
xem là rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Nợ quá hạn cao thể hiện
chất lượng của hoạt động tín dụng thấp và ngược lại.
Bảng 3.7: Nợ quá hạn nông nghiệp từ năm 2001 đến 2003
của ACB – An Giang
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003
1.Trồng trọt 1.136 1.086 983
2.Chăn nuôi 180 170 138
3.Mua sắm nông cơ, nông cụ 98 92 73
Tổng cộng 1.414 1.348 1.194
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện của ACB – An Giang từ năm 2001 đến
2003.
Tại ACB – An Giang, trong nông nghiệp nợ quá hạn xảy ra cả trong ba
lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và mua sắm nông cơ, nông cụ.
Tính đến cuối năm 2003 nợ quá hạn tín dụng nông nghiệp chiếm tỷ
trọng 1,36% dư nợ trong lĩnh vực này và cũng cùng thời điểm trên nợ quá hạn
tín dụng nông nghiệp chiếm tỷ trọng 57,16% trong tổng nợ quá hạn của chi
nhánh ACB – An Giang. Thêm vào đó, nợ quá hạn có giảm dần qua các năm,
nếu năm 2001 nợ quá hạn của trồng trọt, chăn nuôi và mua sắm nông cơ, nông
cụ là 1.414 triệu đồng thì năm 2002 là 1.348 triệu đồng và đến cuối năm 2003
còn 1.194 triệu đồng. Điều đó cho thấy ACB – An Giang rất quan tâm đến việc
kiểm soát và xử lý nợ quá hạn.
SVTH : Trần Kim Tuyến Trang 46
Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp
Bảng 3.8: Nợ quá hạn tín dụng nông nghiệp trong tổng nợ quá hạn
năm 2003 của ACB – An Giang
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2003
Nợ quá hạn nông nghiệp 1.194
Tổng nợ quá hạn 2.089
Nợ quá hạn nông nghiệp / Tổng nợ quá hạn (%) 57,16
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện của ACB – An Giang từ năm 2001 đến
2003.
Năm 2003 nợ quá hạn giảm xuống khá lớn do công tác thẩm định của
cán bộ tín dụng được nâng cao, nhân viên tín dụng sàng lọc, lựa chọn khách
hàng có uy tín tốt để cho vay và xem xét số hộ này để tăng hạn mức tín dụng,
đồng thời kiên quyết không cho vay đối với các hộ có nguy cơ mất khả năng
thanh toán nhằm giảm bớt rủi ro...
∗ Nợ quá hạn phát sinh bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu
sau:
− Lũ lụt xảy ra liên tiếp trong những năm qua làm cho nhiều hộ bị mất
trắng, một số hộ có thu hoạch một phần nên không đủ nguồn để trả nợ ngân
hàng.
− Cơn bão số 05 tuy đã qua nhưng vẫn còn làm ảnh hưởng đến nhiều hộ
nông dân đưa đến khách hàng không thanh toán được nợ vay, “buộc” ngân
hàng phải khởi kiện để thu hồi nợ.
− Giá hàng nông sản có giảm mạnh trong những năm qua.
− Dịch bệnh làm ảnh hưởng đến kết quả chăn nuôi, giá “đầu vào” cao,
“đầu ra” thấp, không bù đắp đủ chi phí dẫn đến lỗ lả.
− Một số khách hàng thụ động trong trả nợ (lãi và vốn), “buộc” cán bộ tín
dụng tại địa bàn đến nhận trực tiếp, bằng không sẽ không chịu trả đúng hạn
theo hợp đồng tín dụng đã thoả thuận.
Nhìn chung, phần lớn nợ quá hạn của ACB – An Giang là do nguyên
nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan của ngân hàng rất thấp, điều đó đã
phản ảnh tương đối sát chất lượng tín dụng.
SVTH : Trần Kim Tuyến Trang 47
Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp
Tóm lại: nợ quá hạn qua ba năm có chiều hướng giảm, cho thấy ACB –
An Giang đã hòa nhập vào quỹ đạo chung của hệ thống ngân hàng trên cùng
địa bàn. Qua đó có thể khẳng định hoạt động tín dụng của ngân hàng rất có
hiệu quả.
3.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng nông nghiệp của Ngân hàng
thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh tỉnh An Giang.
An Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều
tiềm năng về kinh tế, nhất là trong lĩnh vực đất nông nghiệp, hiện đang đứng
đầu cả nước về sản lượng lúa nên ngân hàng rất chú trọng đến lĩnh vực này;
đồng thời tích cực mở rộng tín dụng nông nghiệp. Đến nay ngoài thành phố
Long Xuyên là nơi có trụ sở của chi nhánh, ngân hàng còn mở rộng đầu tư đến
05 huyện (Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân, Chợ Mới và Thoại Sơn).
ACB – An Giang thường cho vay với lãi suất thấp hơn các ngân hàng
thương mại ngoài quốc doanh khác trên cùng địa bàn. Mặt khác, ACB – An
Giang cũng chú trọng phát triển tín dụng công thương nghiệp, đầu tư các dự án
chỉnh trang đô thị, sửa chữa và xây dựng nhà ở Năm 2000, ngân hàng còn
mở rộng sang lĩnh vực cho vay tiêu dùng dưới hình thức trả góp như cho vay
đối với cán bộ công nhân viên mua xe, mua sắm dụng cụ sinh hoạt thể hiện
ở bảng số liệu về cơ cấu cho vay từ năm 2001 đến năm 2003 của ACB – An
Giang dưới đây.
Bảng 3.9: Cơ cấu cho vay từ năm 2001 đến 2003 của ACB – An Giang
Đơn vị: Triệu đồng
2001 2002 2003
Chỉ tiêu
Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ %
1.NN 75.438 52,79 81.673 51,92 87.609 49,525
2.CTN 67.464 47,21 75.638 48,08 89.291 50,475
Tổng cộng 142.902 100,00 157.311 100,00 176.900 100,00
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện của ACB – An Giang từ năm 2001 đến
2003.
SVTH : Trần Kim Tuyến Trang 48
Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp
Biểu đồ 3.5: Cơ cấu cho vay từ năm 2001 đến 2003 của ACB – An Giang
75.438
81.673
87.609
67.464
75.638
89.291
0
20.000
40.000
60.000
80.000
100.000
2001 2002 2003
Năm
Tr
iệu
đồ
ng
NN
CTN
Qua bảng số liệu trên cho thấy năm 2003 tỷ trọng cho vay nông nghiệp
có dấu hiệu suy giảm, mặc dù xét về số tuyệt đối vốn tiếp tục tăng so với
những năm trước. Tỷ trọng giảm đã phản ảnh đúng quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn, thực chất là phát triển mạnh các ngành, nghề phi nông
nghiệp, giảm dần giá trị sản lượng nông nghiệp trong tổng giá trị sản phẩm nội
địa (GDP) của tỉnh nhà.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất, kinh doanh của bất cứ
tổ chức kinh tế nào cũng phải mang lại hiệu quả cho đơn vị mình. Nếu không,
đơn vị đó sẽ khó tồn tại và việc phá sản, giải thể là điều không thể tránh khỏi.
Không chỉ riêng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chú trọng đến mục tiêu
tối đa hóa lợi nhuận mà ngay cả ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực cung cấp
dịch vụ và kinh doanh tiền tệ cũng hoạt động vì mục tiêu này. Bởi đó là điều
kiện tiên quyết, quyết định sự phát triển bền vững, lâu dài của các đơn vị. Vì
vậy hiệu quả sản xuất, kinh doanh luôn được đề cao đối với ngân hàng, chúng
được tập trung thể hiện ở hiệu quả của việc sử dụng vốn, cụ thể là:
3.4.1. Chỉ tiêu dư nợ trên nguồn vốn.
Bảng 3.10: Dư nợ và nguồn vốn từ năm 2001 đến 2003
của ACB – An Giang
Chỉ tiêu 2001 2002 2003
Dư nợ 75.438 81.673 87.609
Nguồn vốn 255.764 271.041 296.266
Dư nợ / nguồn vốn (%) 29,50 30,13 29,57
SVTH : Trần Kim Tuyến Trang 49
Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện của ACB – An Giang từ năm 2001 đến
2003.
Tỷ lệ này qua các năm có biến động tăng, giảm khác nhau, nhưng chênh
lệch không nhiều. Dư nợ vẫn tăng qua các năm, nhưng không nhanh bằng tốc
độ tăng của nguồn vốn. Ta thấy ngân hàng chưa tận dụng hết khả năng cho
vay của mình, dư nợ chiếm tỷ trọng rất thấp trong nguồn vốn: năm 2001 là
29,50%, năm 2002 là 30,13% và năm 2003 là 29,57%. Đây là điều bất lợi cho
ngân hàng, cần phải có biện pháp thích hợp sử dụng triệt để nguồn vốn ngân
hàng đang có.
3.4.2. Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động.
Bảng 3.11: Dư nợ tín dụng nông nghiệp và vốn huy động
từ năm 2001 đến 2003 của ACB – An Giang
Chỉ tiêu 2001 2002 2003
Dư nợ 75.438 81.673 87.609
Vốn huy động 40.794 45.481 51.343
Dư nợ / vốn huy động (%) 185 180 171
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện của ACB – An Giang từ năm 2001 đến
2003.
Dư nợ và vốn huy động tại địa bàn của ngân hàng đều tăng qua các
năm. Tuy nhiên, nguồn vốn này còn quá thấp so với dư nợ, cho thấy khả năng
huy động của ngân hàng chưa đạt hiệu quả cao. Năm 2001 dư nợ gấp 1,85 lần
nguồn vốn huy động, tỷ lệ này ở năm 2002 là 1,80 lần và 2003 là 1,71 lần. Năm
2003 được ghi nhận là ngân hàng có cố gắng lớn trong huy động vốn, thoát
dần sự lệ thuộc vào Hội sở và tổ chức tín dụng khác. Ngân hàng cần phải đẩy
mạnh công tác quảng cáo, khuyến mãi hấp dẫn, kích thích người dân gởi tiền
vào ngân hàng.
SVTH : Trần Kim Tuyến Trang 50
Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp
3.4.3. Chỉ tiêu hệ số thu nợ.
Bảng 3.12: Doanh số thu nợ và cho vay từ năm 2001 đến 2003
của ACB – An Giang
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003
Doanh số thu nợ 84.238 96.934 113.489
Doanh số cho vay 89.305 103.169 119.425
Hệ số thu nợ (%) 94,33 93,96 95,03
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện của ACB – An Giang từ năm 2001 đến
2003.
Nhìn chung, công tác thu nợ tại ngân hàng qua các năm đều đạt tỷ lệ
tương đối cao, mặc dù có sự thăng trầm. Sở dĩ như thế do trình độ nghiệp vụ
tín dụng của cán bộ tín dụng ngày một nâng cao, nhiệt tình trong công tác, nhất
là công tác thu nợ, từ đó đã đưa doanh số thu nợ khá cao. Ngân hàng cần phải
phát huy hơn nữa, để đạt hiệu quả cao hơn so với hiện tại.
3.4.4. Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dư nợ.
Bảng 3.13: Nợ quá hạn và dư nợ từ năm 2001 đến 2003
của ACB – An Giang
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003
Nợ quá hạn 1.414 1.348 1.194
Dư nợ 75.438 81.673 87.609
Nợ quá hạn / dư nợ (%) 1,87 1,65 1,36
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện của ACB – An Giang từ năm 2001 đến
2003.
Tỷ lệ này giảm dần qua các năm, từ 1,87% xuống còn 1,36%, điều đó
chứng minh hoạt động tín dụng ngân hàng đạt hiệu quả cao và mang đến lợi
nhuận, khẳng định sự vững vàng, chững chạc trong kinh doanh của chi nhánh
ACB – An Giang.
SVTH : Trần Kim Tuyến Trang 51
Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp
3.4.5. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng.
Bảng 3.14: Doanh số thu nợ và dư nợ bình quân từ năm 2001
đến 2003 của ACB – An Giang
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003
Doanh số thu nợ 84.238 96.934 113.489
Dư nợ bình quân 73.037 78.556 84.641
Vòng quay vốn (vòng) 1,15 1,23 1,34
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện của ACB – An Giang từ năm 2001 đến
2003.
Vòng quay vốn tín dụng của ACB – An Giang năm 2002 là 1,23 vòng,
tăng 0,08 vòng so 2001 và năm 2003, tiếp tục tăng so năm trước 0,11 vòng,
chủ yếu do doanh số thu nợ trong năm của ngân hàng tăng nhanh hơn tốc độ
tăng của dư nợ bình quân.
Vòng quay vốn tín dụng tăng biểu hiện tính tích cực trong việc sử dụng
đồng vốn. Đồng vốn quay nhanh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chủ động
bố trí vốn tín dụng đối với ngân hàng, hứa hẹn trong thời gian tới của ACB – An
Giang đầy triển vọng.
3.5. Một số biện pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động đầu tư phát triển nông nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Á
Châu chi nhánh tỉnh An Giang.
Nâng cao hiệu quả tín dụng là một yêu cầu bức xúc để đảm bảo cho
hoạt động ngân hàng ngày càng mở rộng và phát triển vững chắc. Trên cơ sở
phân tích hoạt động đầu tư phát triển nông nghiệp tại ACB –An Giang, nếu có
thể chúng tôi xin nêu ra một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động đầu tư của ngân hàng như sau:
¾ Ngân hàng cần củng cố và phát triển thị trường tín dụng nông nghiệp,
nông thôn, hướng vào các loại cây trồng, vật nuôi là thế mạnh của tỉnh như lúa
đặc sản có chất lượng cao, xuất khẩu được, hoa màu, chăn nuôi thuỷ sản nhất
là tôm, cá, đại gia súc như bò
¾ Ngân hàng cần chủ động tìm khách hàng, hướng dẫn họ lập phương án,
dự án đầu tư có hiệu quả. Từ đó việc thu hồi nợ sẽ dễ dàng hơn.
SVTH : Trần Kim Tuyến Trang 52
Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp
¾ Đẩy mạnh hơn nữa công tác tiếp thị, quảng cáo, xây dựng chiến lược để
có thể thu hút khách hàng; đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh để chủ
động trong hội nhập với Khu vực và Thế giới. Cần chú trọng phương pháp tiếp
thị gián tiếp thông qua chính khách hàng của mình bằng việc nâng cao chất
lượng phục vụ họ để họ tự giới thiệu ngân hàng với khách hàng khác.
¾ Đơn giản hóa thủ tục, điều kiện cho vay nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho khách hàng sớm tiếp cận với vốn tín dụng của ngân hàng khi họ có nhu
cầu. Cán bộ tín dụng cần kiên trì giải thích cho khách hàng về quyền lợi của họ
khi khách hàng trả nợ vay trước hoặc đúng từ đó kích thích họ thực hiện đúng
thoả thuận với ngân hàng.
¾ Nâng cao trình độ thẩm định các dự án đầu tư. Quyết định cho vay trên
cơ sở hiệu quả sản xuất, kinh doanh, vốn tự có và khả năng trả nợ của khách
hàng.
¾ Không nên quá coi trọng tài sản thế chấp, cầm cố. Trong thực tế việc xử
lý tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đất đai.
Chính vì vậy tài sản thế chấp không là mục đích chính, thực chất nó chỉ
là phương tiện, biện pháp để giảm thiểu rủi ro. Không có tài sản nào thế chấp
tốt hơn hiệu quả sản xuất, kinh doanh của người vay vốn. Đây chính là biện
pháp mà các ngân hàng nói chung và đặc biệt Ngân hàng Á Châu An Giang nói
riêng nên áp dụng.
¾ Thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho
vay. Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến việc sử dụng vốn của khách hàng.
Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn và
hiệu quả của đồng vốn tín dụng nhằm phát hiện kịp thời các sự cố để có biện
pháp xử lý ngay. Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở khách hàng khi đến hạn
thanh toán nợ.
¾ Ngân hàng cần đáp ứng nhu cầu vay vốn, thời hạn cho vay phù hợp với
phương án sản xuất, kinh doanh, chu kỳ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
¾ Mọi khoản nợ quá hạn đều có nguyên nhân của nó. Do vậy phải phân
tích cụ thể từng nguyên nhân, muốn thế cán bộ ngân hàng cần đến tận địa bàn
cho vay để nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của từng khách hàng vay
vốn nhằm có biện pháp giúp đỡ họ khắc phục kịp thời.
SVTH : Trần Kim Tuyến Trang 53
Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp
¾ Để hạn chế rủi ro đối với tín dụng nông nghiệp, ngân hàng cần phối hợp
với các nhành có liên quan như Sở Nông Nghiệp, Trung tâm khuyến nông, Sở
Khoa học công nghệ để đưa ra những khuyến cáo bổ ích nhằm phòng tránh
các ảnh hưởng tiêu cực, tác động xấu đến kết quả sản xuất của bà con nông
dân.
¾ Kiên quyết khởi kiện những khách hàng có biểu hiện lừa đảo, chây ỳ
không muốn trả nợ ngân hàng. Kiện toàn, củng cố Trung tâm bán đấu giá tài
sản các cấp, từ đó giúp cho ngân hàng có thể phát mãi tài sản được nhanh
chóng hơn, hạn chế nợ dây dưa, khô đọng phát sinh trong hoạt động tín dụng
ngân hàng.
¾ Ngân hàng nên kiến nghị với Nhà nước về việc hình thành Quỹ rủi ro
nông nghiệp để có sự tham gia của hộ nông dân; những doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh nông sản và nhất là Ngân sách Nhà nước giữ vị trí trọng yếu
trong Quỹ này để thiết thực giúp cho người nông dân khắc phục rủi ro.
¾ Có chế độ khen thưởng đối với cán bộ tín dụng đạt chỉ tiêu, không có nợ
quá hạn hoặc có nợ quá hạn thấp; có chế độ ưu đãi công tác phí đối với cán bộ
tín dụng trực tiếp cho vay, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa. Chú trọng đào tạo
nghiệp vụ cho cán bộ nhằm không ngừng nâng cao năng lực quản lý, điều
hành và tác nghiệp của cán bộ, nhân viên.
¾ Cùng với địa phương phối hợp, tiếp cận khách hàng để nắm nhu cầu
vay vốn; đồng thời định kỳ 06 tháng / lần tiến hành phân loại khách hàng để có
đối xử thích hợp về hồ sơ, thủ tục vay vốn, lãi suất, mức và thời hạn cho vay
Bên cạnh đó cần nắm vững quy hoạch, kế hoạch của địa phương để chủ động
bố trí vốn tín dụng cho phù hợp.
SVTH : Trần Kim Tuyến Trang 54
Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp
KẾT LUẬN
# "
Qua kết quả hoạt động của ACB – An Giang cho thấy ngân hàng ngày
càng phát triển và đi vào ổn định cùng với quá trình phát triển đi lên của nền
kinh tế An Giang. Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu An Giang
đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn
thông qua đầu tư vốn tín dụng. Những năm qua, ngân hàng đã hoàn thành tốt
vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc thu hút vốn nhàn rỗi để tài trợ vốn đầu tư
phát triển sản xuất nông nghiệp.
Nhân tố có tính quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh, sự phát
triển của ngân hàng là khách hàng. Vì vậy cán bộ ngân hàng đã thường xuyên
quán triệt quan điểm: “Luôn hướng tới sự hoàn hảo để phục vụ khách hàng “.
Song song với việc hiện đại hóa để tăng chất lượng phục vụ khách hàng, ngân
hàng còn đổi mới tác phong làm việc, giao tiếp văn hóa; cán bộ tín dụng đã
thấu hiểu khách hàng, biết lo, biết trăn trở với những khó khăn của khách hàng;
bình đẳng và tôn trọng lợi ích của Ngân hàng và khách hàng.
Ngân hàng luôn duy trì phục vụ tốt khách hàng đang có mối quan hệ,
đồng thời mở rộng thêm khách hàng mới. Tích cực tìm kiếm các dự án đầu tư
trung, dài hạn an toàn, hiệu quả nhằm ổn định, tăng trưởng tỷ trọng dư nợ
trung, dài hạn. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát quy trình nghiệp vụ kinh
doanh một cách thường xuyên; biết uốn nắn, sửa chữa kịp thời sai sót trong
tác nghiệp; kiên quyết xử lý các trường hợp sai phạm nhằm nâng cao chất
lượng tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh. Nâng cao trình
độ và ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, thực hiện hiện đại hóa ngân
hàng thông qua tự đào tạo là chính.
Bên cạnh những thuận lợi, ngân hàng gặp không ít khó khăn, trở ngại,
nhưng với sự đoàn kết, gắn bó chặt chẽ, với các nổ lực vượt bậc của từng
thành viên trong một guồng máy mạnh và có hiệu quả, Ngân hàng thương mại
cổ phần Á Châu An Giang vẫn phát huy được thế mạnh của mình trong việc
thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra.
SVTH : Trần Kim Tuyến Trang 55
Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp
Thời gian qua Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu An Giang luôn
chú trọng đến chất lượng hoạt động. Các chỉ tiêu về vốn huy động, dư nợ cho
vay, nợ quá hạn, lợi nhuận của ngân hàng đều diễn biến theo hướng khả quan.
Tuy tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao, nhưng tính an toàn và hiệu quả của
chúng luôn được đảm bảo, thể hiện tập trung ở tỉ lệ nợ quá hạn dưới 2%.
Tính đến nay, chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu An
Giang đã vượt qua giai đoạn gần mười năm và đang bước vào giai đoạn mới.
Với quyết tâm và nổ lực của bản thân ngân hàng, sự tín nhiệm của khách
hàng, cùng những hỗ trợ của cơ quan hữu quan, chắc chắn rằng Ngân hàng
thương mại cổ phần Á Châu An Giang nhất định sẽ thành công hơn trong thời
gian qua, đưa giá trị thương hiệu ACB nói chung, ACB – An Giang nói riêng
ngày càng phát triển bền vững.
SVTH : Trần Kim Tuyến Trang 56
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1129.pdf