Khóa luận Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang

TÓM TẮT Kinh tế địa phương đang trên đà phát triển, đặc biệt là các ngành nghề có chu kỳ kinh doanh ngắn nên nhu cầu về vốn để mở rộng quy mô sản xuất ngày càng tăng cao, thúc đẩy sự ra đời của tín dụng ngắn hạn. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có một NHTM đóng vai trò trung gian tín dụng thực hiện nhiệm vụ “đi vay để cho vay” tạo vòng chu chuyển vốn nhịp nhàng trong xã hội. Do đó hàng loạt ngân hàng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết trên, điều này càng làm cho quá trình cạnh tranh diễn ra gay gắt và khốc liệt hơn. Vì thế để tồn tại và phát triển đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có hướng đi riêng và linh hoạt xây dựng các chính sách lãi suất phù hợp. Trong quá trình hoạt động Vietcombank An Giang luôn cố gắng bám sát đường lối, chủ trương của tỉnh thông qua việc tài trợ vốn cho các ngành nghề chủ lực tại địa phương như lương thực, thủy sản góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương. Mục đích của đề tài “Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh An Giang” là nhằm tìm hiểu về hoạt động huy động vốn cũng như quá trình cho vay tại chi nhánh, phân tích để làm rõ các yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng tín dụng của chi nhánh như: vốn huy động, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn, từ đó đề ra những biện pháp để nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro nợ quá hạn tại chi nhánh. Qua thời gian thực tế tại Vietcombank An Giang nhận thấy rằng chi nhánh có thế mạnh về cho vay ngắn hạn, năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều này thể hiện rõ qua sự tăng trưởng hàng năm của doanh số cho vay ngắn hạn và dư nợ cho vay ngắn hạn tại chi nhánh. Đồng thời tình trạng nợ quá hạn tại chi nhánh vẫn tồn tại nhưng không đáng kể. Bên cạnh tình hình huy động vốn có xu hướng giảm do tình trạng cạnh tranh trên thị trường. Rút ra được điều này là do trong quá trình tìm hiểu đã tiến hành phân tích doanh số cho vay, thu nợ, và dư nợ theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế, phân tích các hình thức huy động vốn để thấy rõ nguyên nhân sự tăng giảm không ổn định, bên cạnh còn sử dụng các chỉ số để hỗ trợ trong quá trình đánh giá hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn ngắn hạn. Tóm lại đề tài bao gồm tất cả 5 chương và chủ yếu là thực hiện 2 công đoạn sau: - Tìm hiểu tổng quan về Ngân hàng thương mại, giới thiệu thực trạng huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại Vietcombank An Giang. - Thu thập số liệu, phân tích, đánh giá để từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị hy vọng sẽ giúp cho sự phát triển bền vững lâu dài của chi nhánh.

pdf73 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1860 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y. Đóng góp vào thành công của việc thu nợ thì ngoài việc triển khai thành công nhiều dự án kinh doanh của các hộ sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao từ đó công tác trả nợ được thực hiện đúng và đủ hơn, bên cạnh còn có vai trò rất quan trọng của các cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay nhằm sàng lọc kỹ các đối tượng khách hàng từ đó giúp ngân hàng tránh được tình trạng tồn đọng nợ. 4.2.3.2. Phân tích DSCV và DSTN ngắn hạn theo ngành kinh tế: Để có cái nhìn tổng quát hơn về DSCV và DSTN theo ngành kinh tế chúng ta cần phân tích bảng số liệu dưới đây: Bảng 4.8: DSCV và DSTN ngắn hạn theo ngành kinh tế ĐVT: Triệu đồng 2005 2006 2007 Chỉ tiêu DSCV DSTN Tỷ lệ% TN/CV DSCV DSTN Tỷ lệ% TN/CV DSCV DSTN Tỷ lệ % TN/CV NN&LN 555.435 428.230 77,1 80.668 61.442 76,2 674.728 735.190 109 Thủy sản 1.040.407 891.089 85,6 1.022.486 753.916 73,7 1.097.636 1.131.154 103 CNCB 1.289.881 1.120.253 86,8 2.005.326 1.915.811 95,5 251.229 1.603.380 638 TN 1.032.644 891.591 86,3 1.072.268 777.179 72,5 1.913.016 1.812.696 95 Khác 84.855 78.716 92,8 273.502 225.260 82,4 2.093.097 213.188 10 Tổng 4.003.222 3.409.879 85,2 4.454.250 3.733.608 83,8 6.029.706 5.495.608 91 (Nguồn: Tổ Tổng hợp - Phòng Khách hàng) Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang GVHD: Ths. Đỗ Công Bình SVTH: Võ Thùy Dương Trang 44 ¾ Ngành Nông nghiệp và lâm nghiệp: - Về DSCV: + Năm 2005 DSCV đạt khá cao 555.435 triệu đồng, nhưng đến năm 2006 giảm chỉ còn 80.668 triệu đồng, so với năm 2005 thì giảm khoảng 474.767 triệu đồng, với tốc độ giảm 85,5%. Nguyên nhân vì năm này tình hình nông nghiệp nói chung chuyển biến khá xấu, về trồng trọt dịch bệnh trên lúa phát triển ngày càng nhiều, về chăn nuôi lại bùng nổ cúm gia cầm nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động SXKD của các hộ nông dân, vì thế chi nhánh hạn chế giải ngân cho ngành này trong giai đoạn 2005-2006. + Năm 2007 tình hình có vẻ khả quan hơn, hoạt động cấp tín dụng tăng lên rõ rệt đạt đến 674.728 triệu đồng, cao hơn năm 2006 khoảng 594.060 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 736,4%. Lý do vì vào năm này người dân gặp thuận lợi về mùa màng, đa phần các hộ nông dân đều thu được sản lượng cao. Về mặt hàng gạo riêng 10 tháng đầu năm 2007 đã xuất 140 ngàn tấn tương đương kim ngạch gần 140 triệu USD tăng 93% so với cùng kỳ, hơn nữa mặt bằng giá cũng có lợi cho người dân tăng 35 USD/ tấn so với cùng kỳ năm 2006. Mặt hàng rau quả cũng tăng rõ rệt tổng sản lượng xuất khẩu 10 tháng trên 7.960 tấn, kim ngạch đạt trên 6,67 triệu USD tăng 48%. Ngoài ra việc tăng DSCV của VCB vào năm 2007 một phần cũng do chủ trương của tỉnh là tập trung cung ứng, bù đắp thiếu hụt về vốn để đẩy mạnh ngành lương thực thực phẩm - một thế mạnh của địa phương. - Về DSTN: Tình hình thu nợ tại chi nhánh có biến động trong 3 năm 2005-2007. Cụ thể như sau: + Năm 2005 DSTN đạt 428.230 triệu đồng, năm 2006 đạt 61.442 triệu đồng, so với năm 2005 giảm 366.788 triệu đồng, tốc độ giảm 85,7%. Công tác thu nợ ít biến động trong 2 năm 2005-2006, chiếm khoảng 77% DSCV, nợ đã thu hồi được đáng kể nhưng nhìn chung vẫn còn tồn đọng nợ dù không nhiều lắm, điều đó thể hiện ngân hàng vẫn chưa tăng cường đốc thúc khách hàng trong công tác trả nợ. Ngoài ra vào năm này người dân gặp lao đao trong công tác phòng dịch trên nông phẩm và gia súc, gia cầm nên gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ đầu ra, vì thế việc trả nợ không được thực hiện đúng và đủ. + Nhưng đến năm 2007 nhờ sự nỗ lực không ngừng của các bộ tín dụng mà DSTN đã tăng vọt đạt 735.190 triệu đồng, so với năm 2006 thì tăng khoảng 673.748 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 1,097%, chiếm 109% DSCV của chi nhánh, tức là không những đã thu hồi đủ số nợ năm này mà còn thu hồi thêm được một phần nợ tồn đọng từ năm trước của khách hàng, chứng tỏ năm 2007 ngành này làm ăn hiệu quả, nông dân trúng mùa lại thêm lợi thế xuất khẩu tăng, kinh doanh đạt hiệu quả cao vì thế mà công tác trả nợ được thực hiện rất tốt. ¾ Ngành thủy sản: - DSCV: DSCV ngành thủy sản chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu cho vay của chi nhánh. + Năm 2005 DSCV đạt 1.040.407 triệu đồng, năm 2006 đạt 1.022.486 triệu đồng, giảm hơn so với năm 2005 là 17.921 triệu đồng, tốc độ giảm 1,7%. Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang GVHD: Ths. Đỗ Công Bình SVTH: Võ Thùy Dương Trang 45 + Năm 2007 DSCV đạt 1.097.636 triệu đồng, tăng hơn năm 2006 khoảng 75.150 triệu đồng, tốc độ tăng 7,3%. Nhìn chung DSCV của ngành thủy sản đang tăng trưởng khá tốt. Nguyên nhân vì kế hoạch của VCB trong cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế là tập trung vốn phát triển cho các ngành nghề chủ lực tại địa phương, điển hình là thủy sản. Bên cạnh đó năm này thủy sản cũng đạt nhiều thắng lợi về sản lượng kèm theo xu hướng tình hình thị trường và giá cả trên Thế giới lại có lợi cho công tác xuất khẩu của mặt hàng này. - DSTN: + Năm 2005 DSTN là 891.089 triệu đồng, chiếm 85,6% DSCV. Năm 2006 đạt 753.916 triệu đồng, giảm so với năm 2005 là 137.173 triệu đồng, tốc độ giảm 15,4%, chiếm 73,7% DSCV của chi nhánh. Tỷ trọng của DSTN giảm từ 85,6% năm 2005 chỉ còn 73,7% năm 2006, với tốc độ giảm 14%. Nguyên nhân vì tốc độ giảm của DSTN cao hơn tốc độ giảm của DSCV. + Tuy thế tình hình thu nợ lại rất khả quan vào năm 2007, DSTN đạt 1.131.154 triệu đồng, so với năm 2006 thì tăng khoảng 377.238 triệu đồng, tốc độ tăng 50%, và chiếm 103% DSCV, nghĩa là thu hồi được toàn bộ số nợ năm này và thu thêm được một phần nợ của năm trước. Nguyên nhân vì đây là một trong những ngành chủ lực nên luôn được đầu tư, tạo mọi điều kiện để có thể phát huy tốt thế mạnh của địa phương, từng bước thực hiện mở rộng diện tích nuôi trồng, đầu tư tốt về con giống cho đến việc cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn kỹ lưỡng cách thức nuôi trồng để người dân thu được năng suất cao. Bên cạnh tình hình Thế giới có lợi cho xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa trong 10 tháng đầu năm 2007 đạt 274 triệu USD tăng 48% so với cùng kỳ năm 2006, người nông dân làm ăn hiệu quả vì thế mà việc trả nợ được thực hiện khá tốt. ¾ Ngành công nghiệp chế biến : - DSCV: Thời gian gần đây đời sống của người dân ngày càng được nâng cao vì thế nhu cầu tiêu dùng những mặt hàng đã được chế biến sẵn ngày càng tăng. Ngoài ra thức ăn chế biến sẵn của Việt Nam cũng là mặt hàng được ưa chuộng tại nhiều nước trên Thế giới làm cho ngành công nghiệp chế biến phát triển mạnh mẽ nên thúc đẩy nhu cầu về vốn cao, từ đó làm tăng DSCV tại ngân hàng. Cụ thể như sau: + Năm 2005 đạt 1.289.881 triệu đồng, năm 2006 đạt 2.005.326 triệu đồng, so với năm 2005 thì tăng khoảng 715.445 triệu đồng, tương đương 55,5%. Nguyên nhân gia tăng DSCV đối với ngành này vào năm 2006 là do Nhà nước ta ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu cung cấp các mặt hàng nông phẩm và thủy sản chế biến sẵn. Hơn nữa khi so sánh với bình quân giá trên thị trường Thế giới thì các sản phẩm Việt Nam có ưu thế về giá rẻ, điều kiện thuận lợi nên nhu cầu vốn để đầu tư sản xuất tăng cao, từ đó thúc đẩy DSCV tại chi nhánh. + Nhưng năm 2007 DSCV giảm chỉ còn 251.229 triệu đồng, giảm hơn so với năm 2006 khoảng 1.754.097 triệu đồng, tương đương tốc độ giảm 87,5%. Nguyên nhân của sự sụt giảm về tín dụng vào năm 2007 là do hoạt động kinh doanh tiếp tục phát triển theo chiều hướng tốt, sản lượng tiêu thụ nhiều, lợi nhuận thu được cao, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động được nguồn vốn kinh doanh nên nhu cầu vay vốn cũng giảm đi. - DSTN: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình thu nợ đối với ngành CNCB tăng trưởng liên tục qua các năm. Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang GVHD: Ths. Đỗ Công Bình SVTH: Võ Thùy Dương Trang 46 + Năm 2005 DSTN đạt 1.120.253 triệu đồng, chiếm 86,8% DSCV. Năm 2006 đạt 1.915.811 triệu đồng, tăng hơn năm 2005 khoảng 795.558 triệu đồng, tốc độ tăng 71%, chiếm 95,5% DSCV của chi nhánh. Ta thấy mặc dù trong các năm trước tình hình nợ tồn đọng của ngành này chiếm khá lớn thế nhưng chi nhánh vẫn tiếp tục bơm vốn để ngành này hoạt động được liên tục. Thực tế chúng ta phải hiểu CNCB là một ngành đòi hỏi khoản đầu tư cho máy móc thiết bị là rất lớn, mà để thu được hiệu quả thì cần phải có thời gian, mặc dù chú trọng an toàn trong công tác quản lý nợ là việc làm cấp thiết để ngân hàng hoat động có hiệu quả thu được lợi nhuận, thế nhưng trong kinh doanh có những thời điểm đòi hỏi chúng ta phải có sự mạo hiểm để đạt những thành công lớn hơn vì thông thường mạo hiểm lớn lợi nhuận sẽ cao. Hơn nữa việc ngân hàng trợ giúp về vốn cho các doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn sẽ giúp ngân hàng tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, là điều kiện để giữ chân khách hàng lâu dài. Tuy nhiên ngân hàng không nên duy trì hoạt động này thường xuyên vì như thế sẽ chứa đựng nhiều rủi ro. + DSTN giảm vào năm 2007, đạt 1.603.380 triệu đồng, so với năm 2006 thì giảm khoảng 312.431 triệu đồng, với tốc độ giảm 16,3%, và chiếm 638% DSCV của chi nhánh. Ta thấy năm 2007 tình hình lại trái ngược hoàn toàn đó là cho vay ít nhưng thu nợ lại đạt khá cao, điều này cũng dễ hiểu bởi vì năm này hoạt động kinh doanh của ngành bắt đầu có lãi nên sử dụng vốn tự có để quay vòng vốn vì thế mà nhu cầu vay vào năm này giảm rõ rệt, đồng thời DSTN lại tăng cao bởi vì làm ăn có hiệu quả thu được lợi nhuận cao nên tất toán hết số nợ còn tồn đọng ngân hàng. ¾ Ngành thương nghiệp: - DSCV: Đây là ngành chiếm tỷ trọng vay vốn cao nhất trong tất cả các ngành nghề. Nhu cầu vốn của ngành này tăng liên tục qua 3 năm, số liệu như sau: + Năm 2005 DSCV là 1.032.644 triệu đồng, năm 2006 đạt 1.072.268 triệu đồng, so với năm 2005 thì tăng khoảng 39.624 triệu đồng, tốc độ tăng 3,8%. + Năm 2007 DSCV đạt 1.913.016 triệu đồng, tăng hơn năm 2006 là 840.748 triệu đồng, tốc độ tăng 78,4%. Nhìn chung DSCV đối với ngành công nghiệp chế biến tăng trưởng qua các năm. Nguyên nhân vì Viêt Nam gia nhập WTO hứa hẹn nhiều điều kiện thuận lợi do đó đẩy mạnh hoạt động thông thương mua bán giữa các nước với nhau để tận dụng lợi thế cạnh tranh của mỗi nước, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả vì thế đẩy mạnh nhu cầu vay vốn. - DSTN: DSCV của ngành này tăng liên tục vì vậy tăng cường công tác thu nợ là việc làm cấp thiết. Số liệu cụ thể như sau: + Năm 2005 DSTN đạt 891.591 triệu đồng, chiếm 86,3% DSCV. Năm 2006 đạt 777.179 triệu đồng, so với năm 2005 thì giảm 114.412 triệu đồng, tốc độ giảm 12,8%, và chiếm 72,5% DSCV của chi nhánh. Tỷ trọng DSTN giảm dần nguyên nhân vì DSCV tăng 3,8%, trong khi DSTN lại giảm 12,8%. + Năm 2007 đạt 1.812.696 triệu đồng, tăng hơn năm 2006 là 1.035.517 triệu đồng, tốc độ tăng 133,2%, và chiếm 95% DSCV của chi nhánh. Nói chung năm 2007 công tác thu nợ đạt hiệu suất khá tốt. Nguyên nhân vì tình hình kinh doanh tăng trưởng nên việc trả nợ được thực hiện khá tốt, đồng thời điều đó cũng thể hiện ý thức trả nợ cao của khách hàng. Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang GVHD: Ths. Đỗ Công Bình SVTH: Võ Thùy Dương Trang 47 ¾ Các ngành khác: - DSCV: Theo bảng số liệu ta thấy tình hình cấp tín dụng đối với các ngành khác có sự biến động qua các năm nhưng theo chiều hướng tăng. Tuy không phải là những ngành hàng chủ lực của địa phương song tổng số các ngành kinh tế cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong DSCV. Cụ thể như sau: + Năm 2005 DSCV đạt 84.855 triệu đồng, năm 2006 đạt 273.502 triệu đồng, so với năm 2005 thì tăng khoảng 188.647 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 222,3%. + Năm 2007 DSCV tiếp tục tăng đạt 2.093.097 triệu đồng, tăng hơn năm 2006 là 1.819.595 triệu đồng, tốc độ tăng 665,3%. Nhìn chung DSCV tăng trưởng liên tục qua các năm, trong đó vốn vay của ngành xây dựng là khá lớn vì nhu cầu về nhà ở tăng cao, hơn nữa đây giai đoạn tỉnh đầu tư tăng cường những công trình trọng điểm nên đẩy mạnh DSCV tại VCB. Ngoài ra DSCV tăng một phần là do ngân hàng đã mở rộng cho vay đối với một số ngành nghề khác, như kinh doanh khách sạn nhà hàng… để tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường trong công tác giành thị phần giữa hàng loạt các ngân hàng hiện có trên địa bàn. - DSTN: Tại chi nhánh tình hình thu nợ diễn ra như sau: + Năm 2005 DSTN đạt 78.716 triệu đồng, chiếm 92,8% DSCV. Năm 2006 đạt 225.260 triệu đồng, tăng hơn năm 2005 khoảng 146.544 triệu đồng, tốc độ tăng 186,2%, và chiếm 82,4% DSCV của chi nhánh. + Năm 2007 DSTN đạt 213.188 triệu đồng, giảm hơn năm 2006 khoảng 12.072 triệu đồng, tương đương tốc độ giảm 5,4%, và chiếm 10% DSCV của chi nhánh. Nhìn chung công tác thu nợ đối với các ngành khác có xu hướng giảm, số nợ thu hồi được rất hạn chế so với DSCV. Nguyên nhân vì các ngành được ngân hàng giải ngân để đầu tư xây dựng sơ sở hạ tầng trong giai đoạn 2005-2007 đều gặp khó khăn, trong đó ngành xây dựng vấp phải sự tăng giá không ngừng của nguyên vật liệu nên làm chậm tiến độ thi công hoặc tạm ngừng công trình đang thi công, cơ sở hạ tầng được đầu tư nhưng không thể đưa vào sử dụng nên không thu hồi được lợi nhuận, kinh doanh khó khăn vì thế mà việc trả nợ không được thực hiện đầy đủ; về kinh doanh khách sạn thì mặc dù trong những năm gần đây hoạt động du lịch phát triển khởi sắc, các lễ hội địa phương được tập trung quảng bá và tổ chức khá thành công nhưng đa phần khách thập phương đến chỉ để tham quan chứ không lưu lại vì thế mà kinh doanh khách sạn gặp khó khăn, nên công tác thu nợ bị hạn chế vào năm này. Nhìn chung: - DSCV: Ta thấy hoạt động tín tại chi nhánh khá hiệu quả. DSCV tăng lên rõ rệt qua từng năm góp phần vào sự tăng trưởng của từng ngành nghề, nhất là những ngành chủ lực của địa phương như thủy sản, lương thực. Chi nhánh luôn là ngân hàng cho vay thu mua lương thực lớn nhất trên địa bàn với thị phần chiếm khoảng 80%, từ đó giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc ký các hợp đồng xuất mà không sợ phải ký giá thấp, mua giá cao và người nông dân không bị tư thương ép giá. Sở dĩ đạt những thành công như vậy là nhờ vào sự nỗ lực rất lớn của chi nhánh. VCB AG luôn cố gắng xây dựng chính sách lãi suất hợp lý để có thể hỗ trợ kịp thời cho công tác kinh doanh, phát Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang GVHD: Ths. Đỗ Công Bình SVTH: Võ Thùy Dương Trang 48 triển của các ngành nghề. Bên cạnh DSCV tăng cũng thể hiện ngân hàng đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được. Tuy nhiên ngân hàng vẫn tập trung nhiều vào cho vay nông nghiệp, doanh số lại bấp bênh tăng giảm không ổn định, như thế rủi ro sẽ cao vì thế ngân hàng cần lưu tâm mở rộng đối tượng khách hàng để phân tán rủi ro. - DSTN: Từ bảng số liệu ta thấy hầu hết tình hình thu nợ của tất cả các ngành kinh tế được thực hiện khá tốt, hiệu quả sử dụng vốn cao, đa phần số vốn cho vay đều thu hồi được. tuy nhiên ngành xây dựng lại không khả quan lắm vì mặc dù nhu cầu về nhà ở và các công trình mọc lên như nấm nhưng song hành giá nguyên vật liệu lại tăng cao ngất ngưỡng chính vì thế làm đóng băng tình trạng xây cất trong một thời gian dài, hàng loạt công trình sau khi nhận thi công bị lỗ nặng vì thế DSCV cao nhưng tỷ lệ thu nợ lại rất thấp. Điều này cũng là hồi chuông cảnh tỉnh đối với chi nhánh đó là cần thẩm định kỹ và chỉ xét duyệt cho vay đối với các dự án khả thi, đồng thời ngân hàng cũng cần phán đoán trước về tình hình giá cả chung để tránh những sai sót về sau. Tóm lại DSTN đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó thể hiện khả năng thẩm định, xét duyệt cho vay của ngân hàng từ đó góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng, đồng thời tạo lợi nhuận đề ngân hàng tiếp tục hoạt động. 4.2.3.3. Phân tích dư nợ cho vay ngắn hạn: ™ Theo thành phần kinh tế: Dư nợ là khoản tiền mà ngân hàng phải thu từ khách hàng vay trong một khoảng thời gian ấn định trước. Dư nợ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, nếu dư nợ càng cao chứng tỏ ngân hàng đang mở rộng thị phần, nhưng nếu quá cao cũng đồng nghĩa rủi ro sẽ cao. Ta sẽ đi vào phân tích theo từng thành phần kinh tế để có thể hiểu sâu hơn: Bảng 4.9: DNCV ngắn hạn theo thành phần kinh tế ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % DNNN 127.121 57.012 71.538 (70.109) (55,2) 14.526 25,5 DNTN 233.005 188.056 208.215 (44.949) (19,3) 20.159 10,7 CTCP 63.000 116.031 173.059 53.031 84,2 57.028 49,1 KTCT 170.216 173.000 267.828 2.784 1,64 94.828 54,8 Tổng DNCV 593.342 534.099 720.640 ( 59.243) (9,98) 186.541 34,9 (Nguồn: Tổ Tổng hợp - Phòng Khách hàng) Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang GVHD: Ths. Đỗ Công Bình SVTH: Võ Thùy Dương Trang 49 Biểu đồ 4.6: DNCV ngắn hạn theo thành phần kinh tế 127.121 233.005 63.000 170.216 57.012 188.056 116.031 173.000 71.538 208.215 173.059 267.828 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm DNNN DNTN CTCP KTCT Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ biến động liên tục trong 3 năm qua. - Năm 2005 đạt 593.342 triệu đồng, năm 2006 là 534.099 triệu đồng, so với năm 2005 thì giảm 59.243 triệu đồng, tương đương tốc độ giảm 9,98%. Nguyên nhân của sự sụt giảm dư nợ vào năm 2006 là do vật giá leo thang làm tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp nên gây khó khăn cho đầu ra của sản phẩm, vì thế doanh nghiệp hạn chế vay vốn dẫn đến dư nợ cho vay giảm nhẹ vào năm 2006, bên cạnh do tình hình bất ổn của thị trường nên chi nhánh chủ động thắt chặt tín dụng, công tác xét duyệt cho vay tại chi nhánh được tiến hành chặt chẽ hơn. - Đến năm 2007 DNCV tăng trở lại đạt 720.640 triệu đồng, so với thời điểm năm 2006 thì tăng khoảng 186.541 triệu đồng, với tốc độ tăng 34,9% Nguyên nhân là do chủ trương đầu tư, khuyến khích của tỉnh cùng nhiều điều kiện thuận lợi từ thị trường nên không những thu hồi được nợ từ khách hàng quen thuộc mà còn mở rộng thêm một số khách hàng mới. Từng thành phần kinh tế dưới đây sẽ phản ánh rõ hơn: ¾ Đối với DNNN: - Năm 2005 DNCV đạt 127.121 triệu đồng, năm 2006 giảm chỉ còn 57.012 triệu đồng, tức là giảm khoảng 70.109 triệu đồng, tương đương tốc độ giảm 55,2%. Nguyên nhân vì một số DNNN hoạt động kinh doanh không thuận lợi, hiệu suất kinh tế thấp nên ngân hàng hạn chế cho vay trong năm này. - Và năm 2007 tình hình dư nợ tại chi nhánh tăng lên 71.538 triệu đồng, cao hơn so với thời điểm năm 2006 khoảng 14.526 triệu đồng, tốc độ tăng 25,5%. Nguyên nhân vì nhận thấy nền kinh tế đang tăng trưởng, DNNN đang phát triển khởi sắc trở lại, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả khá tốt nên ngân hàng chủ động đẩy mạnh tín dụng đối với thành phần kinh tế này. Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang GVHD: Ths. Đỗ Công Bình SVTH: Võ Thùy Dương Trang 50 ¾ Đối với DNTN: Tình hình dư nợ diễn ra như sau: - Năm 2005 đạt 233.005 triệu đồng, năm 2006 là 188.056 triệu đồng, so với thời điểm năm 2005 thì giảm khoảng 44.949 triệu đồng, tốc độ giảm 19,3%. - Năm 2007 tăng trở lại đạt 208.215 triệu đồng, cao hơn so với năm 2006 khoảng 20.159 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 10,7%. Tình hình DNCV của DNTN tuy có sự biến động nhưng vẫn chiếm cao nhất trong các thành phần kinh tế. Nguyên nhân vì trong giai đoạn 2005-2007 nền kinh tế địa phương đang trên đà phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, trong đó có DNTN, thành phần kinh tế này tận dụng tốt nguồn vốn vay từ ngân hàng, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, hiệu quả kinh tế thu được khá tốt, nên nhu cầu về vốn tăng cao. ¾ Đối với CTCP: - Năm 2005 đạt 63.000 triệu đồng, năm 2006 tăng lên 116.031 triệu đồng, cao hơn năm 2005 khoảng 53.031 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 84,2%. - Năm 2007 dư nợ tiếp tục gia tăng đạt 173.059 triệu đồng, so với năm 2006 thì tăng khoảng 57.028 triệu đồng, với tốc độ tăng là 49,1%. DNCV tăng đều đặn qua các năm, trong đó tăng cao nhất là năm 2007 đạt 173.059 triệu đồng. Nguyên nhân vì sự xuất hiện ngày càng nhiều các CTCP trên địa bàn đòi hỏi trong từng công ty phải đầu tư vốn nhiều để đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra chính sách lãi suất hấp dẫn của ngân hàng đã thu hút đáng kể lượng khách hàng mới, điều đó giải thích vì sao DNCV tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2005-2007. ¾ Đối với KTCT: - Năm 2005 đạt 170.216 triệu đồng, năm 2006 là 173.000 triệu đồng, cao hơn so với năm 2005 khoảng 2.784 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 1,64%. - Năm 2007 dư nợ tiếp tục gia tăng đạt 267.828 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2006 khoảng 94.828 triệu đồng, tốc độ tăng là 54,8%. Tóm lại tình hình dư nợ của KTCT tăng liên tục trong 3 năm qua. Nguyên nhân vì chủ trương của tỉnh là khuyến khích tăng gia sản xuất ở các hộ cá thể đơn lẻ nên đối tượng này làm ăn đạt hiệu quả kinh tế cao, nhu cầu vay vốn để mở rộng kinh doanh tăng. Bên cạnh đó đây là thành phần kinh tế có tiềm năng phát triển trong tương lai do đó ngân hàng cần lưu tâm xây dựng những chính sách lãi suất hợp lý để thu hút đối tượng này. Nhìn chung tình hình dư nợ của chi nhánh khá tốt tuy vẫn có sự biến động nhẹ nhưng không ảnh hưởng lớn lắm đến hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng cần duy trì tình trạng này để có thể mở rộng cho vay thu được lợi nhuận nhưng cũng cần cẩn thận trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay để tránh rủi ro tín dụng. Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang GVHD: Ths. Đỗ Công Bình SVTH: Võ Thùy Dương Trang 51 ™ DNCV ngắn hạn theo ngành kinh tế: Bảng 4.10: Dư nợ cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp và lâm nghiệp 104.620 45.261 59.809 (59.359) (56,7) 14.548 32,1 Thủy sản 135.645 194.043 216.500 58.398 43 22.457 11,6 Công nghiệp chế biến 78.957 105.168 214.477 26.211 33,2 109.309 103,9 Thương nghiệp 244.160 125.477 142.438 (118.683) (48,6) 16.961 13,5 Các ngành khác 29.960 64.150 87.416 34.190 114,1 23.266 36,3 Tổng DNCV 593.342 534.099 720.640 ( 59.243) (9,98) 186.541 34,9 (Nguồn: Tổ Tổng hợp - Phòng Khách hàng) Biểu đồ 4.7: DNCV ngắn hạn theo ngành kinh tế 104.620 135.645 78.957 244.160 29.960 45.261 194.043 105.168 125.477 64.150 59.809 216.500 214.477 142.438 87.416 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm Nông nghiệp và lâm nghiệp Thủy sản Công nghiệp chế biến Thương nghiệp Các ngành khác DNCV biến động không ổn định trong thời gian qua. Năm 2006 giảm nhẹ do khó khăn chung của nền kinh tế tác động trực tiếp đến tình hình kinh doanh của các ngành kinh tế, sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả không cao nên khách hàng giảm nguồn vốn vay để tiết giảm chi phí. Năm 2007 DNCV tăng trưởng trở lại do năm này ngân hàng thu hút được một lượng lớn khách hàng vay nên đẩy mạnh tình hình dư nợ tại chi nhánh. Từng ngành kinh tế dưới đây sẽ giải thích cụ thể hơn: Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang GVHD: Ths. Đỗ Công Bình SVTH: Võ Thùy Dương Trang 52 ¾ Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp: DNCV có xu hướng giảm trong giai đoạn 2005-2007. Số liệu như sau: - Năm 2005 là 104.620 triệu đồng, năm 2006 giảm chỉ còn 45.261 triệu đồng, so với thời điểm năm 2005 thì giảm đến 59.359 triệu đồng, với tốc độ giảm 56,7%. Nguyên nhân vì tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi phát triển trên diện rộng nên năng suất vào năm 2006 giảm đáng kể, ngoài ra lạm phát của thị trường làm tăng chi phí đầu vào của các hộ nông dân, tất cả những yếu tố trên đều góp phần làm giảm hiệu quả kinh tế của người dân, kinh doanh khó khăn nên chi nhánh hạn chế giải ngân cho ngành này. - Năm 2007 dư nợ tại chi nhánh tăng trở lại đạt 59.809 triệu đồng, tăng khoảng 14.548 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng là 32,1% so với năm 2006. Nguyên nhân vì ngành nông nghiệp được tạo mọi điều kiện để có thể phát huy thế mạnh địa phương do đó thu nhập tăng trưởng mạnh, hơn nữa nhiều chương trình khuyến nông được đẩy lên cao trào góp phần vào thành công của ngành nghề này, vì thế đạt hiệu quả kinh tế cao nên ngân hàng chủ động đẩy mạnh cho vay đối với thành phần kinh tế này. ¾ Ngành thủy sản: - Năm 2005 đạt 135.645 triệu đồng, năm 2006 là 194.043 triệu đồng, so với năm 2005 thì tăng khoảng 58.398 triệu đồng, với tốc độ tăng là 43%. - Năm 2007 dư nợ tại chi nhánh tiếp tục gia tăng đạt 216.500 triệu đồng, cao hơn năm 2006 khoảng 22.457 triệu đồng, tương đương tố độ tăng 11,6%. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy dư nợ tăng trưởng đều đặn trong 3 năm qua. Nguyên nhân vì nhu cầu vay vốn để mở rộng diện tích nuôi trồng, đầu tư phát triển con giống của các hộ nông dân tăng cao, nên đẩy mạnh DNCV đối với ngành thủy sản vào năm này. ¾ Ngành công nghiệp chế biến: Đối với ngành công nghiệp chế biến DNCV tăng trưởng liên tục, thể hiện cụ thể qua các số liệu dưới đây: - Năm 2005 đạt 78.957 triệu đồng, năm 2006 là 105.168 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2005 khoảng 26.211 triệu đồng, với tốc độ tăng là 33,2%. - Năm 2007 tiếp tục tăng đạt 214.477 triệu đồng, cao hơn so với năm 2006 khoảng 109.309 triệu đồng, tương đương với tốc độ tăng 103,9%. Tóm lại DNCV đối với ngành công nghiệp chế biến gia tăng đều đặn trong 3 năm qua. Nguyên nhân là do giai đoạn này hoạt động kinh doanh của ngành công nghiệp chế biến gặp nhiều thuận lợi, hiệu quả kinh tế thu được khá cao từ đó phát sinh cao nhu cầu vốn để mở rộng đầu tư trang thiết bị máy móc nên đẩy mạnh tình hình dư nợ tại chi nhánh. ¾ Ngành thương nghiệp: Tình hình dư nợ đối với ngành này có xu hướng giảm trong 3 năm qua. - Năm 2005 là 244.160 triệu đồng, năm 2006 đạt 125.477 triệu đồng, so với năm 2005 thì giảm khoảng 118.683 triêu đồng, với tốc độ giảm là 48,6%. Nguyên nhân vì Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang GVHD: Ths. Đỗ Công Bình SVTH: Võ Thùy Dương Trang 53 trong năm 2006 tình hình kinh doanh của ngành thương nghiệp khá tốt, thu nhập tăng trưởng mạnh, đồng vốn quay vòng tốt không cần nguồn vốn tài trợ từ ngân hàng nên thực hiện việc trả nợ trước hạn nhằm giảp thiểu chi phí góp phần tăng trưởng lợi nhuận trong năm này. - Năm 2007 tăng nhẹ trở lại đạt 142.438 triệu đồng, cao hơn so với năm 2006 là 16.961 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 13,5%. Nguyên nhân của tình trạng này là do điều kiện thị trường Thế giới có lợi cho công tác xuất khẩu từ đó góp phần thúc đẩy ngành này tăng trưởng mạnh thu được lợi nhuận cao, nên ngành thương nghiệp càng tăng cường mở rộng đầu tư sản xuất, vì thế tăng trưởng dư nợ tại chi nhánh. Nhìn chung tình hình dư nợ của ngân hàng khá tốt tuy cũng có những thời điểm biến động nhưng lại theo chiều hướng tốt, ngân hàng cần duy trì tình trạng này. Tuy nhiên chi nhánh cũng cần lưu tâm xây dựng chính sách lãi suất hợp lý để mở rộng đối tượng khách hàng. Tuy thế cần cẩn thận trong công tác thẩm định để không xảy ra tình trạng tồn đọng nợ góp phần giúp chi nhánh phát triển bền vững. 4.2.3.4. Thực trạng nợ quá hạn của tín dụng ngắn hạn: Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Nợ quá hạn phát sinh sẽ làm tăng rủi ro của ngân hàng. Vì vậy hạn chế nợ quá hạn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng. Có thể nói nợ quá hạn xảy ra ở hầu hết các NHTM vì đã kinh doanh tất nhiên phải tồn tại rủi ro, chỉ có sự khác biệt là tình trạng này xảy ra nhiều hay ít mà thôi. Thực chất của nợ quá hạn chính là món vay đến hạn trả nhưng khách hàng lại không tất toán đủ vì thế dần chuyển sang nợ quá hạn. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài ngân hàng sẽ khó chủ động được nguồn vốn dễ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Ngoài ra nợ quá hạn cũng thể hiện chất lượng thẩm định, xét duyệt và khả năng quản lý các món vay của cán bộ tín dụng. Nếu công tác này được thực hiện tốt sẽ tránh cho ngân hàng những khoản nợ quá hạn. Đây cũng là một trong các mục tiêu quyết định sự phát triển bền vững của một ngân hàng. Chúng ta cần đi sâu phân tích để hiểu rõ hơn thực trạng nợ quá hạn ngắn hạn tại chi nhánh. Bảng 4.11: Thực trạng nợ quá hạn của tín dụng ngắn hạn ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Nợ quá hạn của TDNH 3.310 3.085 2.638 (225) (6,8) (447) (14,5) DNCV ngắn hạn 593.000 534.000 721.000 (59.000) (9,9) 187.000 35 NQH/ DNCV NH (%) 0,56 0,58 0,37 3,57 (36,2) (Nguồn: Tổ Tổng hợp - Phòng Khách hàng) Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang GVHD: Ths. Đỗ Công Bình SVTH: Võ Thùy Dương Trang 54 Biều đồ 4.8: Nợ quá hạn của tín dụng ngắn hạn 3.310 593.000 3.085 534.000 2.638 721.000 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm Nợ quá hạn ngắn hạn DNCV ngắn hạn Nhìn vào bảng số liệu ta thấy dư nợ cho vay tuy có biến động nhưng nhìn chung cũng khá tốt. Cụ thể: - Năm 2005 đạt 593.000 triệu đồng, năm 2006 giảm chỉ còn 534.000 triệu đồng, so với năm 2005 thì giảm hơn 59.000 triệu đồng, với tốc độ giảm 9,9%. Nguyên nhân là do hàng loạt các ngân hàng thương mại được thành lập trên địa bàn nên thị phần của chi nhánh giảm là điều tất yếu, kéo theo là sự giảm sút của dư nợ cho vay. - Năm 2007 tình hình dư nợ tăng trưởng trở lại, đạt 721.000 triệu đồng, tức tăng hơn so với năm 2006 khoảng 187.000 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng là 35%. Nguyên nhân vì kinh tế địa phương đang phát triển thuận lợi nên hầu hết khách hàng có nhu cầu vay vốn cao để đầu tư, mở rộng sản xuất. Một phần cũng do công tác tiếp thị, đa dạng các hình thức cho vay của ngân hàng đã mang lại hiệu quả nên thu hút đáng kể lượng khách hàng đến với chi nhánh. Dư nợ cho vay của chi nhánh tuy có sự sụt giảm nhẹ vào thời điểm năm 2006, nhưng nhìn chung đang phát triển theo chiều hướng tốt. Tuy vậy áp lực cạnh tranh trên thị trường là rất lớn nên trong thời gian tới ngân hàng cần xây dựng những chính sách lãi suất hợp lý, đồng thời tăng cường công tác tiếp thị, chủ động tìm kiếm khách hàng để dư nợ của chi nhánh ngày càng tăng trưởng. DNCV của chi nhánh tăng trưởng liên tục nhưng nợ quá hạn lại giảm dần qua các năm: - Năm 2005 NQH là 3.310 triệu đồng, chiếm 0,56% DNCV của chi nhánh. Năm 2006 NQH giảm còn 3.085 triệu đồng giảm đi khoảng 225 triệu so với năm 2005 tương đương 6,8%, chiếm 0,58% DNCV của chi nhánh. - Và tiếp tục giảm vào năm 2007 chỉ còn 2.638 triệu đồng, tức giảm thêm 447 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ giảm 14,5% và đây cũng là khoản nợ thấp nhất trong 3 năm. NQH năm 2007 chiếm 0,37% DNCV của chi nhánh. Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang GVHD: Ths. Đỗ Công Bình SVTH: Võ Thùy Dương Trang 55 Nợ quá hạn giảm luôn là tín hiệu đáng mừng đối với ngân hàng nói chung. Có thể giải thích nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong năm 2005 chi nhánh đã tích cực thu hồi các khoản nợ tồn đọng, chủ yếu là thu hồi 6.400 triệu đồng của công ty Lương thực An Giang trong năm 2005. Và tiếp tục thu hồi thêm 6.200 triệu đồng vào năm 2006 cũng là của công ty Lương thực An Giang. Ngoài ra nguyên nhân làm giảm tình trạng nợ quá hạn một phần còn do công tác kiểm tra, thẩm định, xét duyệt cho vay của ngân hàng được thực hiện đầy đủ theo đúng quy trình tín dụng từ đó hạn chế bớt tình trạng nợ quá hạn, bên cạnh cũng thể hiện nổ lực của cán bộ tín dụng trong công tác.phân tích, đánh giá tư cách khách hàng vay cũng như tính khả thi của dự án. Nợ quá hạn giảm còn do các doanh nghiệp làm ăn ngày càng hiệu quả, dự án kinh doanh thu nhiều lợi nhuận vì thế họ chủ động trả nợ đúng hạn hoặc trước hạn. Tuy nhiên chi nhánh cũng cần lưu tâm vấn đề này vì dù sao tình trạng nợ quá hạn tồn tại cũng thể hiện ngân hàng vẫn còn khá lỏng lẽo trong công tác thu hồi nợ. Vì vậy ngân hàng cần phân công phân nhiệm từng chức trách riêng của cán bộ tín dụng, đặc biệt là người phụ trách theo dõi, giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng để tạm ngừng giải ngân khi cần thiết như thế sẽ tránh được tình trạng nợ quá hạn. Bên cạnh sự tăng trưởng của dư nợ cho vay thì hạn chế nợ quá hạn cũng đang là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng. Trong giai đoạn 2005-2007 DNCV của chi nhánh đang tăng trưởng, trong khi nợ quá hạn có xu hướng giảm. Và Tỷ lệ NQH so với DNCV của chi nhánh giảm dần qua các năm. Đặc biệt năm 2007 dư nợ cho vay của ngân hàng tăng cao nhất trong khi nợ quá hạn giảm thấp nhất, đây là tín hiệu tốt, chi nhánh cần duy trì tình trạng này. Tóm lại mặc dù vẫn tồn tại tình trạng nợ quá hạn tại chi nhánh nhưng chiếm khá thấp so với dư nợ cho vay của ngân hàng, vả lại đây là khoản nợ nằm trong mức cho phép do đó không ảnh hưởng nhiều lắm đến hoạt động kinh doanh thông thường của ngân hàng. 4.2.3.5. Đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn: Bảng 4.12: Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2006 2007 Doanh số cho vay ngắn hạn Triệu đồng 4.003.222 4.454.250 6.029.706 Doanh số thu nợ ngắn hạn Triệu đồng 3.409.879 3.733.608 5.495.608 Dư nợ cho vay ngắn hạn Triệu đồng 593.000 534.000 721.000 Dư nợ cho vay ngắn hạn bình quân Triệu đồng 593.000 563.500 627.500 Nợ quá hạn ngắn hạn Triệu đồng 3.310 3.085 2.638 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 1.718.000 1.751.000 1.961.000 Vốn huy động Triệu đồng 531.000 256.000 340.000 Hệ số thu nợ % 85,2 83,8 91,14 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 5,75 6,63 8,76 Tỷ lệ NQH/ Dư nợ % 0,56 0,58 0,37 Tỷ lệ Dư nợ/ Tổng nguồn vốn % 34,5 30,5 36,77 (Nguồn: Tổ Tổng hợp - Phòng Khách hàng) Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang GVHD: Ths. Đỗ Công Bình SVTH: Võ Thùy Dương Trang 56 Để có cái nhìn đầy đủ hơn về tình hình hoạt động tín dụng của VCB AG trong 3 năm vừa qua ta sẽ lần lượt đi sâu phân tích từng chỉ tiêu trên đây từ đó có những cách nhìn nhận và đánh giá chính xác hơn. ™ Hệ số thu nợ: Hệ số thu nợ là chỉ tiêu đánh giá chất lượng thu hồi nợ của ngân hàng và ý thức trả nợ cũng như tình hình kinh doanh hiện tại của khách hàng. Chúng ta cần đặt chỉ số này trong các khía cạnh cả cho vay và thu nợ để có cái nhìn tổng quát tránh đưa ra kết luận sai lầm vì đôi khi hệ số thu nợ thấp là do trong giai đoạn chi nhánh mở rộng thị phần. Nhìn chung tình hình thu nợ qua các năm của VCB AG tiến triển theo chiều hướng tốt, tăng dần qua các năm và luôn đạt ở mức cao, trong 2 năm 2005-2006 luôn đạt trên 80% và cao nhất là năm 2007 đạt đến 91,14%, điều đó cho thấy công tác thu nợ được ngân hàng thực hiện khá tốt. Ngân hàng cần duy trì tình trạng này. Tuy nhiên trong trường hợp này hệ số thu nợ cao tất yếu DSTN cao, điều này cũng đồng nghĩa DSCV sẽ có xu hướng giảm, đây cũng là mối quan tâm của hầu hết các ngân hàng, chúng ta cần phấn đấu song song sao cho vừa thu hồi được nợ tốt vừa tăng cường được hoạt động cấp tín dụng như thế mới nâng cao khả năng của chi nhánh trong xu thế cạnh tranh hiện nay. Do đó đòi hòi tập thể cán bộ công nhân viên ngân hàng cần nổ lực hết mình, đặc biệt là các cán bộ tín dụng cần theo sát khách hàng trong suốt quá trình thẩm định vay vốn và ngay cả sau khi vay để đánh giá xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích không, có thu được hiệu quả kinh tế không để từ đó có những quyết định chính xác là tiếp tục cung ứng vốn hay là tạm ngừng giải ngân nhằm tránh tình trạng nợ tồn đọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thông thường của ngân hàng. ™ Vòng quay vốn tín dụng: Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng luân chuyển vốn của ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao thể hiện đồng vốn quay vòng nhanh đem lại hiệu quả kinh tế cao, điều này đồng nghĩa công tác thu nợ được ngân hàng thực hiện khá tốt. Tình hình 3 năm 2005-2007 vòng quay vốn tín dụng tăng liên tục, trong đó nổi bật là năm 2007 vòng quay này đạt cao nhất với 8,76 vòng. Nhìn chung tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của chi nhánh khá tốt, thời gian thu hồi nợ nhanh, điều đó cho thấy hoạt động đưa vốn vào sản xuất kinh doanh là có hiệu quả, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của thị trường. ™ Nợ quá hạn/ Dư nợ: Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng, nó thể hiện nợ quá hạn chưa thu hồi được trong tổng dư nợ cho vay. Hiện nay theo quy định của NHNN mức cho phép của nợ quá hạn trên tổng dư nợ là dưới 5%. Từ bảng số liệu ta thấy nợ quá hạn tại chi nhánh như sau: - Năm 2005 là 0,56%, năm 2006 đạt 0,58%, tăng 3,57% so với năm 2005. Tình trạng này xảy ra là do tốc độ giảm của nợ quá hạn thấp hơn tốc độ giảm của DNCV, dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn/ dư nợ tăng. - Năm 2007 đạt tỷ lệ 0,37%, giảm hơn 36,2% so với năm 2006. Nguyên nhân vì năm 2007 chi nhánh chủ động đẩy mạnh hoạt động tín dụng, bên cạnh tăng cường quản lý nợ tốt, theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn của khách hàng nhằm có sự điều chỉnh Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang GVHD: Ths. Đỗ Công Bình SVTH: Võ Thùy Dương Trang 57 kịp thời. Đồng thời cũng thể hiện khả năng thu hồi nợ tốt của ngân hàng cũng như ý thức trả nợ của khách hàng. Ta thấy qua 3 năm 2005-2007 tuy vẫn tồn tại tình trạng nợ quá hạn nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với DNCV và vẫn nằm trong khuôn khổ cho phép của Nhà nước, trong khi đó dư nợ cho vay đang có xu hướng tăng. Với tình hình kinh doanh hiện tại có thể thấy ngân hàng đang tăng trưởng khá tốt. Nhìn chung tuy có sự biến động qua các năm nhưng tình hình nợ quá hạn của ngân hàng cũng khá thấp cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh tốt. Cần phát huy thêm. Tuy vậy ngân hàng cũng không nên quá chủ quan cần thường xuyên theo dõi hoạt động kinh doanh của khách hàng, đôn đốc khách hàng thanh toán nợ đúng hạn để lợi nhuận ngày một tăng lên góp phần vào sự tăng trưởng của chi nhánh. ™ Dư nợ/ Tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này cho ta biết trong tổng nguồn vốn hiện có thì ngân hàng đầu tư bao nhiêu cho hoạt động tín dụng. Tình hình cụ thể như sau: - Năm 2005 là 34,5%, năm 2006 đạt tỷ lệ 30,5%, tức giảm đi 11,5% so năm 2005. - Đặc biệt cao nhất là năm 2007 đạt 36,77%, cao hơn so với năm 2006 là 20,6%. Trong giai đoạn 2005 – 2007 tỷ số dư nợ/ tổng nguồn của chi nhánh đạt khá thấp là do tình hình cạnh trên thị trường tạo áp lực chia sẽ thị phần của chi nhánh. Vì thế trong thời gian tới ngân hàng cần nâng cao doanh số tín dụng, song song đó công tác thẩm định, xét duyệt cho vay phải luôn được giám sát chặt chẽ nhằm giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng khá lớn ngân hàng nên mở rộng đầu tư vào các loại hình dịch vụ như kinh doanh vàng, ngoại tệ, bảo lãnh thanh toán…để tận dụng triệt để nguồn vốn hiện có tránh tình trạng vốn bị đóng băng gây lãng phí. 4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương tỉnh An Giang: 4.3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn: Nguồn lợi nhuận chính của ngân hàng chủ yếu từ hiệu quả của tiến trình cho vay. Quá trình cho vay lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của tình hình huy động vốn, do đó để tăng thu nhập của ngân hàng đòi hỏi phải có chính sách huy động vốn tốt. Vì vậy để nâng cao hiệu quả huy động vốn cần thực hiện một số biện pháp sau: - Xây dựng một chính sách lãi suất phù hợp để vừa thu hút được khách hàng vừa tăng thu nhập cho ngân hàng, đồng thời đa dạng hoá các hình thức huy động như phát hành giấy tờ có giá, phát hành thẻ... Như ta thấy tuy trong thời gian qua ngân hàng có áp dụng hình thức này nhưng tỷ lệ chiếm trên tổng vốn huy động lại quá thấp. Do đó ngân hàng cần tăng cường đẩy mạnh hoạt động này tại chi nhánh như thế sẽ nâng cao đáng kể lợi nhuận. - Tạo mối quan hệ tốt với các khách hàng là các doanh nghiệp, công ty có nhu cầu chi trả lương hàng tháng cho nhân viên. Bởi vì đến kỳ hạn trả bắt buộc các công ty phải chuyển tiền vào tài khoản của ngân hàng trước thời gian ấn định chi trả một vài ngày, thông thường các khoản thanh toán là rất lớn vì vậy ngân hàng có thể tận dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong khoản thời gian ngắn này để đầu tư một số lĩnh vực khác như kinh doanh vàng hoặc cho vay đáo hạn nợ…sau đó sẽ hoàn trả vào đúng thời điểm. Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang GVHD: Ths. Đỗ Công Bình SVTH: Võ Thùy Dương Trang 58 - Cần đưa ra chính sách ưu đãi đối với một số khách hàng truyền thống của chi nhánh như tăng quà đối với các dịp lễ trong năm. Bên cạnh để khuyến khích khách hàng gửi tiền có thể đưa ra chương trình khuyến mãi gửi tiền dự thưởng hoặc gửi tiền tặng tiền trên số dư tiền gửi. Và thực chất trong thời thời gian qua ngân hàng cũng đã áp dụng hình thức này và khá thành công. Cụ thể khách hàng gửi 1 tỷ đồng sẽ nhận được quà tặng 250.000 đồng, gửi trên 10 tỷ nhận được tặng phẩm là hàng hóa, dưới 10 tỷ sẽ nhận được tiền chuyển trực tiếp vào tài khoản tiền gửi của khách hàng . Đó cũng là một giải pháp tốt để tăng cường công tác huy động vốn tại chi nhánh. Ngoài ra nhân viên chi nhánh vận động khách hàng gửi 10 tỷ đồng sẽ được ngân hàng thưởng 500.000 đồng. Chính vì vậy tình hình huy động vốn của ngân hàng thời gian qua tiến triển khá. - Ngoài một số hình thức trên thì hình ảnh ngân hàng cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác huy động vốn. Thời gian tới ngân hàng cần tăng cường quảng bá hình ảnh cũng như thương hiệu VCB AG như các sản phẩm mới và những tiện ích của sản phẩm. - Đầu tư trang thiết bị để có thể phục vụ tốt và nhanh nhất cho khách hàng. Ngoài ra cũng cần đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tác phong nghề nghiệp để có thể đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Tất cả những điều đó sẽ góp phần tạo lòng tin cho khách hàng về một ngân hàng hiện đại với đội ngũ nhân viên nhiệt tình và chu đáo. 4.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn: Hoạt động cho vay đóng vai trò chính yếu trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính vì thế đẩy mạnh doanh số cấp tín dụng là việc làm thiết thực. Cần thực hiện những biện pháp sau: - Thiết lập một quy trình tín dụng phù hợp, trong đó phải cụ thể từng thành phần như điều kiện, thời hạn và mức cho vay, đặc biệt là nguyên tắc thẩm định. Điều này phải được phổ biến cụ thể đối với từng nhân viên của phòng tín dụng. Tuy nhiên chính sách cho vay và mức lãi suất sẽ thay đổi phù hợp với thị trường và chính sách của ngân hàng trong từng giai đoạn do đó nhân viên phải thường xuyên theo dõi để có thể cập nhật kịp thời. - Thời gian gần đây hàng loạt ngân hàng rơi vào tình trạng lao đao do nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao dẫn đến đình trệ hoạt động kinh doanh thông thường. Từ đó càng khẳng định tính chất quan trọng của công tác thẩm định. Có thể nói thẩm định là khâu quan trọng nhất trong quy trình tín dụng của ngân hàng. Nó góp phần giúp ngân hàng tránh tình trạng nợ quá hạn, ảnh hưởng chung đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Do đó cần nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định thông qua việc thực hiện đánh giá, xem xét tính khả thi của dự án cũng như tư cách của khách hàng vay. - Tăng cường thêm một số loại hình cho vay để phân tán rủi ro và cũng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. - Ngân hàng có thể mở rộng thêm một số phòng giao dịch trên các địa bàn khác trong thành phố Long Xuyên để tăng lượng khách hàng cho chi nhánh. Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang GVHD: Ths. Đỗ Công Bình SVTH: Võ Thùy Dương Trang 59 - Quảng bá tuyên truyền hình ảnh của VCB An Giang trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Đơn giản hóa thủ tục hành chính để giải quyết nhanh nhu cầu của khách hàng, tạo hình ảnh đẹp về một ngân hàng năng động, nhanh nhẹn. Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang GVHD: Ths. Đỗ Công Bình SVTH: Võ Thùy Dương Trang 60 Chương 5 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận: Ngân hàng TMCPNT AG từ thời điểm thành lập đến nay đã hoạt động được gần 20 năm. Có thể nói đây là một khoảng thời gian khá dài. Tuy cũng có những bước thăng trầm trong quá trình phát triển nhưng nhìn chung ngân hàng vẫn trụ vững và tạo được uy tín trong lòng khách hàng. Để đạt những thành công như vậy là nhờ sự nỗ lực hết mình của toàn thể ban lãnh đạo và nhân viên chi nhánh. Đối với nền kinh tế địa phương ngân hàng luôn đóng tốt vai trò trung gian tín dụng, kịp thời cung ứng vốn để các doanh nghiệp nắm bắt thời cơ, chủ động được nguồn vốn kinh doanh, từng doanh nghiệp phát triển bền vững nên góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy nhanh nền kinh tế tỉnh nhà. Như ta thấy nhu cầu vay vốn khá cao nhưng vốn huy động lại không đủ đáp ứng nên chủ yếu là sử dụng nguồn vốn được cung ứng từ trung ương. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần xây dựng chính sách huy động với mức lãi suất hấp dẫn để có thể vừa thu hút khách hàng gửi tiền vừa tăng thu nhập cho ngân hàng. Tình hình cho vay tại chi nhánh trong giai đoạn này tiến triển nhanh, tăng dần qua các năm chứng tỏ ngân hàng hoạt động khá tốt. Tuy nhiên ngân hàng cần theo dõi sát sao vấn đề này, DSCV tăng thì hoạt động thu nợ đi kèm cũng phải tăng như thế mới đảm bảo cho sự phát triển ổn định của ngân hàng. Ngoài ra khi phân tích ta thấy rõ nguồn thu nhập chính của ngân hàng chủ yếu vẫn thu từ hoạt động tín dụng. Do đó trong thời gian tới ngân hàng cần đẩy mạnh các loại hình kinh doanh khác, nhất là dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu để vừa tăng lợi nhuận cho chi nhánh vừa hạn chế được rủi ro. Năm 2007 hàng loạt các NHTM được thành lập trên địa bàn làm cho tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Vì thế đòi hỏi chi nhánh phải tỉnh táo trong kinh doanh không nên vì chạy theo lợi nhuận mà công tác thẩm định, xét duyệt cho vay được thực hiện một cách qua loa, chiếu lệ như thế vô hình chung lại đẩy ngân hàng lâm vào tình trạng tồn đọng nợ, hoạt động kinh doanh vì thế mà bị gián đoạn sẽ là cơ hội cho các ngân hàng khác vượt lên. 5.2. Kiến nghị: Do thời gian thực tập ngắn, kiến thức học được ở trường chỉ mang tính lý thuyết, chưa tiếp cận thực tế nhiều vì vậy còn nhiều hạn chế trong quá trình phân tích, đánh giá. Do đó những kiến nghị sau đây chỉ mang tính chất tham khảo. 5.2.1. Đối với NHTMCP Ngoại thương Việt Nam: - Cần có những chính sách chỉ đạo nhanh chóng khi có những biến động về tình hình kinh tế để Ngân hàng Ngoại thương An Giang kịp thời ứng phó từ đó tăng khả năng cạnh tranh của chi nhánh trên thị trường. - Đầu tư cơ sở hạ tầng cho chi nhánh bởi vì hiện tại chi nhánh hoạt động trong một môi trường khá chật hẹp, số lượng nhân nhân viên hiện tại là khá đông trong khi đó phòng ốc lại quá ít. Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang GVHD: Ths. Đỗ Công Bình SVTH: Võ Thùy Dương Trang 61 5.2.2. Đối với NHTMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang: - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường để kịp thời xây dựng những chiến lược, chính sách phát triển chi nhánh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. - Thiết kế sản phẩm dịch vụ đơn giản, dễ sử dụng, tăng cường thêm nhiều máy ATM để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. - Khai thác triệt để thế mạnh địa phương để đầu tư tín dụng vào các ngành nghề truyền thống, chiến lược từ đó góp phần thay đổi bộ mặt của tỉnh. Đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường công tác quản trị rủi ro nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho VCB AG. - Xây dựng chương trình Marketing rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, đồng thời phải có chính sách khuyến mãi, hậu mãi đối với khách hàng. - Định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng để lắng nghe nguyện vọng và yêu cầu của khách hàng đối với VCB AG về sản phẩm, về thái độ phục vụ của nhân viên chi nhánh, từ đó có những chấn chỉnh kịp thời nhằm giữ chân khách hàng truyền thống và mở rộng thêm khách hàng mới. - Tích cực tham gia các hoạt động do địa phương và các tổ chức đoàn thể trong cả nước tổ chức như: lập quỹ học bỗng tài trợ cho sinh viên, học sinh nghèo hiếu học, đóng góp cứu trợ khi có thiên tai bão lụt xảy ra, xây dựng nhà tình nghĩa cho bà mẹ Việt Nam anh hùng… vừa thể hiện tấm lòng tri ân đối với cả một thế hệ đã đem lại hòa bình cho cuộc sống của chúng ta hôm nay, vừa có thể chung tay góp sức cải thiện cuộc sống cho người dân, đồng thời gián tiếp quảng bá hình ảnh của VCB AG trong lòng khách hàng. - Đào tạo đội ngũ nhân viên trình độ chuyên môn cao, phong cách phục vụ tận tình, có tinh thần trách nhiệm. Bên cạnh cần giao chỉ tiêu cụ thể cho từng nhân viên trong công tác huy động vốn và cho vay tại chi nhánh. Có những khen thưởng kịp thời nếu thực hiện đúng hoặc vượt chỉ tiêu đặt ra để tạo môi trường làm việc sôi nổi, nhiệt tình. - Thường xuyên tổ chức đại hội văn nghệ, thể thao tại chi nhánh để tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh cho nhân viên, đồng thời góp phần tăng cường tinh thần đoàn kết trong một tập thể. TÀI LIỆU THAM KHẢO - PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn. 2005. Tiền tệ ngân hàng. NXB Thống kê - TS. Nguyễn Minh Kiều. 2006. Tiền tệ ngân hàng. NXB Thống kê - TS. Nguyễn Ngọc Hùng. 1999. Lý thuyết tiền tệ ngân hàng. NXB Tài chính - Kỷ yếu 15 năm thành lập Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan tich tinh hinh huy dong von va cho vay ngan han tai ngan hang TMCP ngoai thuong chi nhanh a.PDF
Tài liệu liên quan