Khóa luận Phân tích tình hình tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng công thương An Giang

Với vai trò là đơn vị đứng đầu, điều hành, chỉ đạo hoạt động cho toàn hệ thống NHCT các tỉnh, NHCTVN cần đẩy mạnh hơn nữa vai trò của mình trong các vấn đề sau: - Bám sát các cơ chế về tín dụng và những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng, cập nhật thường xuyên và triển khai các thông tin kinh tế, thông tin về xu hướng phát triển của các ngành, các thông tin về dự báo phát triển ngành ngân hàng cho các chi nhánh. - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách thu hút nhân tài bằng cách liên kết với các trường đại học đào tạo sinh viên các ngành tài chính tín dụng, các chuyên ngành kinh tế khác. Ban hành các quy chế khen thưởng, kỷ luật rõ ràng đối với cán bộ nhân viên. Thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với cán bộ nhân viên vùng sâu vùng xa. Thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên. - Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các phần mềm quản lý chuyên môn nhằm mang lại tính hiệu quả, nhanh chóng và an toàn trong hoạt động của các chi nhánh.

pdf76 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 887 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng công thương An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 2007 nhưng lại giảm từ 2007 sang 2008. Nhưng nhìn chung tỷ trọng dư nợ ngắn hạn doanh nghiệp so với Chi nhánh luôn cao hơn 40%. Gia tăng dư nợ hay DSCV đối với doanh nghiệp đều có thể giúp gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Nhưng bên cạnh đó, ngân hàng cần phải quan tâm đến công tác thu hồi nợ. đặc biệt là đối với các khoản vay trung và dài hạn. Cùng với định hướng chung của ngân hàng là tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ phải thấp hơn 40%, cho vay trung dài hạn doanh nghiệp cũng cần phải hạn chế ở mức dưới 40%. Vì thế tỷ lệ 46,51% cho vay trung dài hạn doanh nghiệp cần được điều chỉnh giảm trong năm tới. Theo ngành kinh tế: Xem xét dư nợ cho vay doanh nghiệp theo ngành kinh tế giúp đánh giá một cách cụ thể tình hình tín dụng doanh nghiệp. Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo ngành thể hiện cụ thể trong tổng số cho vay doanh nghiệp, tỷ lệ cho vay trong từng ngành là bao nhiêu. Từ đó, đánh giá được hiệu quả cho vay của ngân hàng ở từng ngành kinh tế. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh Trang 43 Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp GVHD: TS. Bùi Thanh Quang Bảng 4.10: Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo ngành kinh tế ĐVT: Tỷ đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007 với 2006 So sánh 2008 với 2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Nông nghiệp 40 15,5 118 30,25 158 33,83 78 195 40 33,89 Công nghiệp 107 41,47 122 31,28 158 33,83 15 14,01 36 29,50 Xây dựng 9 3,48 2 0,51 1 0,21 -7 -77,77 -1 -50 TM- DV 93 36,04 142 36,41 142 30,40 49 52,68 0 0 Khác 9 3,51 6 1,55 8 1,73 -3 -33,33 2 33,33 Tổng 258 100 390 100 467 100 132 51,16 77 19,74 (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp NHCTAG) Nhìn chung, cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế chủ yếu tập trung ở 3 ngành: nông nghiệp, công ngiệp, thương mại dịch vụ. Trong suốt 3 năm, 3 ngành này vẫn luôn giữ vị trí đứng đầu. Cùng với sự biến đổi của tình hình kinh tế, của xu hướng chuyển dịch giữa các ngành nghề mà 3 ngành này có sự thay đổi về số dư nợ và tỷ trọng. Ta thấy: + Năm 2006, dư nợ của ngành công nghiệp là lớn nhất đạt 107/258 tỷ đồng tổng dư nợ doanh nghiệp. Đứng thứ 2 là ngành TM-DV 93 tỷ đồng, chiếm 36,04%. Thứ 3 là ngành nông nghiệp với 40 tỷ đồng dư nợ cho vay, chỉ chiếm 15,5%. + Năm 2007 với chính sách tăng cho vay doanh nghiệp ngành chế biến nông sản làm dư nợ ngành nông nghiệp có sự tăng trưởng mạnh. Từ 40 tỷ đồng của năm 2006 tăng lên 118 tỷ đồng, trong một năm mà dư nợ ngành này tăng đến 78 tỷ đồng, đạt tỷ lệ tăng 195%. Năm 2007 cũng là năm thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh sang ngành công nghiệp và TM-DV. Vì vậy, dư nợ ngành công nghiệp và TM-DV cũng tăng trưởng cao. + Năm 2008, dư nợ ngành nông nghiệp tiếp tục tăng, đạt 158 tỷ đồng với tốc độ 33.89% tăng thấp hơn năm 2007. Dư nợ ngành công nghiệp tăng đạt cùng mức 158 tỷ đồng. Chỉ riêng ngành TM-DV, dư nợ không tăng vẫn giữ mức 142 tỷ đồng. Như đã phân tích, dư nợ ngành nông nghiệp luôn tăng trong 3 năm với tốc độ cao. Ngành công nghiệp đứng thứ 2 về tốc độc gia tăng dư nợ. Còn ngành TM-DV, dư nợ đã không được gia tăng trong năm 2008. Ngân hàng nên tiếp tục tăng trưởng cho vay SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh Trang 44 Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp GVHD: TS. Bùi Thanh Quang ngành nông nghiệp vì An Giang vốn vẫn là tỉnh nông nghiệp, tiềm năng phát triển các doanh nghiệp nông sản, chế biến thủy sản là rất lớn. Ngân hàng cũng cần phải có chính sách cho vay riêng đối với các ngành TM-DV, bởi vì TM-DV là xu hướng phát triển trong thời gian tới của cả nước. Duy trì hiệu quả cho vay đối với ngành công nghiệp, nắm bắt kịp thời cơ hội cho vay khi mà ngày càng nhiều các khu công nghiệp được hình thành trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, dư nợ của ngành xây dựng và các ngành khác qua 3 năm vẫn ở mức thấp, ngành xây dựng có xu hướng giảm, các ngành khác biến động không theo một hướng cố định. Lý do là kinh tế tỉnh, ngành xây dựng chưa phổ biến, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng còn ít do đó nhu cầu vốn chưa cao và ngân hàng xét duyệt cho vay đối với các doanh nghiệp này cũng chưa nhiều. 4.2.4 Phân tích thực trạng nợ quá hạn: Trong hoạt động cho vay của ngân hàng, nợ quá hạn là điều mà ngân hàng không mong muốn, tỷ lệ này càng thấp thì rủi ro tín dụng của ngân hàng càng thấp. Việc làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn phụ thuộc vào cả quá trình cho vay, kể từ khâu xét cho vay đến công tác quản lý và thu hồi nợ. Bảng 4.11: Nợ quá hạn doanh nghiệp ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh nghiệp 2.739 99,63 0 0 1.491 53,8% Tổng nợ quá hạn 2.749 100% 1.977 100% 2.761 100% (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp NHCTAG) Nhìn chung, nợ quá hạn diễn biến không theo một xu hướng cố định. Nợ quá hạn đối với doanh nghiệp trong năm 2006 rất cao 2,739 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng đến 99,63% trong tổng nợ quá hạn. Dẫn đến tình trạng trên cũng là do năm 2006 ngàng nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh gay ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành chế biến nông sản, hải sản. Năm 2007, không có nợ quá hạn đối với doanh nghiệp. Nhưng sang năm 2008, nợ quá hạn lại tăng lên 1,491 tỷ đồng và chiếm 53,8% trong tổng nợ quá hạn. Qua phân tích cho thấy, công tác quản lý vốn cho vay của ngân hàng đã được thực hiện rất tốt trong năm 2007. Đạt được thành quả này là do nổ lực của tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng, đặc biệt là CBTD của phòng khách hàng doanh nghiệp và hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn lại tăng trở lại vào năm 2008, nguyên nhân là do biến động lãi suất trong năm: vào thời điểm đầu năm, lãi suất là 0.85%-0.9% (tháng); nhưng đến tháng 5, lãi suất tăng đến 1,75% (tháng) đã gây ra gánh nặng lãi vay cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế không ổn định, tình hình lạm phát gia tăng làm cho các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả dẫn đến không trả được nợ đúng hạn. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh Trang 45 Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp GVHD: TS. Bùi Thanh Quang Theo thời hạn cho vay: Bảng 4.12: Nợ quá hạn doanh nghiệp theo thời hạn cho vay ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 2.536 92,58 0 0 1.491 100 Trung,dài hạn 203 7,42 0 0 0 0 Tổng 2.739 100 0 0 1.491 100 (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp NHCTAG) Trong năm 2006, nợ quá hạn tồn đọng ở cả cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn. Nhưng tỷ trọng ở ngắn hạn cao hơn trung, dài hạn. Trong tổng nợ quá hạn từ cho vay doanh nghiệp là 2,739 tỷ đồng thì nợ ngắn hạn đã là 2,536 tỷ đồng, chiếm đến 92,58%, nợ trung, dài hạn chỉ chiếm 7,42%. Trong năm 2008, toàn bộ phần nợ quá hạn là do nợ ngắn hạn, 1,491 tỷ đồng, không có nợ trung, dài hạn. Qua phân tích cho thấy, cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng không cao, nhưng công tác thu hồi nợ tốt. Kết quả là năm 2008, không còn nợ trung, dài hạn tồn đọng. Còn về nợ ngắn hạn, tuy vẫn còn tồn đọng nhưng đã giảm nhiều (giảm 1,045 tỷ đồng) so với thời điểm năm 2006 mặc dù doanh số cho vay thể loại này lại tăng trong năm 2008. Ngân hàng đã cho vay nhiều hơn nhưng nợ quá hạn đã ít hơn. Đây là kết quả khá tốt cho nổ lực làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh Trang 46 Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp GVHD: TS. Bùi Thanh Quang Theo ngành kinh tế: Bảng 4.13: Nợ quá hạn doanh nghiệp theo ngành kinh tế ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nông nghiệp 1.042 38,04% 0 0 214 14,35% Công nghiệp 0 0 0 0 437 29,30% Xây dựng 0 0 0 0 0 0% TM-DV 1.494 54,54% 0 0 813.17 54,53% Khác 203 7,42% 0 0 26,83 1,82% Tổng 2.739 100% 0 0 1.491 100% (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp NHCTAG) Như đã nói ở trên, không có nợ quá hạn của doanh nghiệp trong năm 2007 nên trong phần phân tích sau, chúng ta chỉ xem xét tình hình nợ quá hạn của 2006 và 2008. Từ bảng số liệu ta thấy: + Năm 2006, nợ quá hạn chỉ có ở ngành nông nghiệp, ngành TM-DV và các ngành khác, không có nợ tồn động của ngành công nghiệp và xây dựng. Trong đó, ngành TM-DV chiếm tỷ trọng 54,54%, ngành nông nghiệp chiếm 38,04% còn ngành khác chiếm tỷ trọng thấp chỉ là 7,42%. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn trong nông nghiệp cao là do tình hình kinh tế tỉnh An Giang đã gặp phải một số khó khăn như: dịch bệnh trên đàn gia súc, dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoán lá trên cây lúa làm cho các doanh nghiệp chế biến nông sản, thủy sản gặp khó khăn. Còn đối với ngành TM-DV là ngành mới được phát triển theo chính sách phát triển kinh tế, nên một số doanh nghiệp ngành này làm ăn chưa đạt hiểu quả cao, một vài doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích, dẫn đến không có nguồn để trả nợ. + Năm 2008, nợ quá hạn cũng tập trung ở ngành nông nghiệp, ngành TM-DV và phát sinh thêm ở ngành công nghiệp. Nhưng so với năm 2006, nợ quá hạn năm 2008 ở các ngành đều giảm mạnh. Ngành nông nghiệp giảm 828 tỷ đồng; TM-DV giảm hơn 680 tỷ đồng. Chỉ riêng ở ngành công nghiệp là nợ quá hạn tăng 437 tỷ đồng, do trong năm ngân hàng đã tăng dư nợ cho vay của ngành đến 36 tỷ đồng, tăng 21 tỷ so với năm 2006 và tăng cao nhất so với các ngành còn lại. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh Trang 47 Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp GVHD: TS. Bùi Thanh Quang Biểu đồ 4.3: Tỷ trọng nợ quá hạn theo ngành trên tổng nợ quá hạn doanh nghiệp. Năm 2006 0% 0% 38% 55% 7%Nông nghiệp Công nghiệp Xây dựng TM-DV Khác 14% 29% 0% 55% 2% Nôngnghiệp Công nghiệp xây dựng TM-DV Khác SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh Trang 48 Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp GVHD: TS. Bùi Thanh Quang 4.3 Đánh giá rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp: Để hiểu rõ hơn về hiệu quả trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng trong những năm qua, ngoài việc phân tích những số liệu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn, chúng ta thực hiện việc tính toán các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng trong khâu cho vay doanh nghiệp so với rủi ro tín dụng toàn Chi nhánh. Cho vay doanh nghiệp đóng góp không nhỏ vào doanh số cho vay của Chi nhánh, vì thế đánh giá đúng rủi ro trong khâu này cũng góp phần đánh giá đúng rủi ro cho chi nhánh. 4.3.1 Về hệ số thu nợ: Bảng 4.14: Hệ số thu nợ (từ 2006 đến 2008) ĐVT: Tỷ đồng/% Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu Doanh nghiệp Chi nhánh Doanh nghiệp Chi nhánh Doanh nghiệp Chi nhánh Doanh số thu nợ 532 1.146 522 1.669 739 2.301 Doanh số cho vay 452 1.222 507 1.849 701 2.449 Hệ số thu nợ 117,70 93,78 102,96 90,26 105,42 93,95 Hệ số thu nợ của toàn chi nhánh qua các năm đều ở tỷ lệ rất cao trên 90%, mặc dù cũng có sự thay đổi qua các năm nhưng mức độ thay đổi không nhiều. Có thể nói, hệ số thu nợ của chi nhánh là khá ổn định. Giống như cả chi nhánh, hệ số thu nợ trong cho vay doanh nghiệp cũng khá ổn định và có tỷ lệ cao trên 100%. Điều này có nghĩa là, cứ cho doanh nghiệp vay 100 đồng thì ngân hàng có thể thu về được hơn 100 đồng nợ. Năm 2006, hệ số thu nợ doanh nghiệp là 117,78%, năm 2007 là 102,96%, năm 2008 là 105,49%. Tuy có sự sụt giảm nhẹ nhưng luôn ở mức cao. Sự sụt giảm của năm 2007 là do doanh số thu nợ trong năm giảm trong khi doanh số cho vay lại tăng. 102,96% là một tỷ lệ cao nên việc giảm này không ảnh hưởng nhiều đến ngân hàng và cũng không thể đánh giá rằng công tác thu nợ của ngân hàng trong khâu này không tốt. Chẳng qua là do ngân hàng gia tăng doanh số cho vay doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh Trang 49 Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp GVHD: TS. Bùi Thanh Quang 4.3.2 Về vòng quay vốn tín dụng: Bảng 4.15: Vòng quay vốn tín dụng (từ 2006 đến 2008) ĐVT: Tỷ đồng/vòng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu Doanh nghiệp Chi nhánh Doanh nghiệp Chi nhánh Doanh nghiệp Chi nhánh Doanh số thu nợ 532 1.146 522 1.669 739 2.301 Tổng dư nợ 258 662 390 842 467 990 Vòng quay vốn tín dụng 2,06 1,73 1,34 1,98 1,58 2,32 Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thể hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Trong khi vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh luôn tăng qua các năm thì vòng quay vốn tín dụng trong các năm qua không theo một xu hướng tăng hay giảm. Cụ thể là: năm 2006 là 2,06 vòng, năm 2007 giảm còn 1,34 vòng. Do DSTN năm 2007 giảm trong khi dư nợ cho vay tăng nên đã làm tốc độ luân chuyển vốn tín dụng chậm lại. Năm 2008, vòng quay đạt 1,58 vòng. Vòng quay vốn tín dụng được cải thiện là nhờ DSTN gia tăng. Mặc dù, vòng quay vốn tín dụng doanh nghiệp luôn ở mức cao, nhưng đã có những năm nó không theo cùng xu hướng chung của chi nhánh. Điều này phòng khách hàng doanh nghiệp cần quan tâm, chú ý, tìm ra nguyên nhân để khắc phục. Hệ số này nên được duy trì ở mức cao nhằm thể hiện hiệu quả sử dụng vốn trong cho vay doanh nghiệp là khá tốt nhưng vẫn phải làm cho hệ số này tương ứng với hệ số của cả chi nhánh, như vậy sẽ dễ dàng cho chi nhánh trong việc quản lý, sử dụng nguồn vốn cho vay của toàn chi nhánh. 4.3.3 Về tỷ lệ nợ quá hạn: Bảng 4.16: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ (từ 2006 đến 2008) ĐVT: Tỷ đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu Doanh nghiệp Chi nhánh Doanh nghiệp Chi nhánh Doanh nghiệp Chi nhánh Nợ quá hạn 2,739 2,749 0 1,977 1,941 2,761 Tổng dư nợ 258 662 390 842 467 990 Tỷ nợ quá hạn 1,06% 0,41% 0% 0,23% 0,41% 0,27% Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh chất lượng tín dung và đo lường rủi ro trong thu hồi nợ của ngân hàng. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh Trang 50 Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp GVHD: TS. Bùi Thanh Quang Tỷ lệ này đối với chi nhánh và đối với cho vay doanh nghiệp có cùng xu hướng là giảm qua các năm. Với chi nhánh, tỷ lệ này luôn thấp hơn 1% và dưới 2% đối với cho vay doanh nghiệp. Theo quy định của NHNN thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ở mức cho phép là dưới 5s%. Đây là kết quả tốt cho cả chi nhánh nói chung và cho vay doanh nghiệp nói riêng khi tỷ nợ quá hạn trong 3 năm chưa vượt qua mức 2%. Chi nhánh và phòng khách hàng doanh nghiệp nên phát huy mặc tích cực này. Tuy nhiên, chúng ta thấy , tỷ lệ nợ quá hạn của doanh nghiệp luôn cao hơn của chi nhánh (trừ năm 2007). Như thế có nghĩa là cho vay doanh nghiệp có nguy cơ rủi ro hơn so với mức rủi ro chung của chi nhánh. Phòng khách hàng doanh nghiệp cần tìm cách hạ thấp tỷ lệ này cho tương xứng với chi nhánh. 4.4 Đánh giá tổng quát: Qua những phân tích trên đây, chúng ta rút ra được những thành quả mà NHCTAG đã làm được, bên cạnh đó vẫn còn một vài hạn chế cần phải khắc phục. 4.4.1 Những kết quả đạt được: - Trong những năm qua, ngân hàng đã nâng cao được hiệu quả trong cho vay doanh nghiệp, cụ thể là doanh số cho vay và dư nợ cho vay đều tăng qua các năm. - Tỷ trọng dư nợ của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, TM-DV đều tăng trưởng với tỷ trọng cao. Điều này thể hiện sự chuyển hướng cho vay của ngân hàng đến các ngành có xu thế phát triển cao trong thời gian tới, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế địa phương. - Sự nổ lực của tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng trong công tác thu hồi nợ doanh nghiệp. Làm cho tỷ trọng nợ quá hạn doanh nghiệp giảm từ 99,63% năm 2006 xuống còn 53,8% năm 2008. Đặc biệt là kết quả thu hồi nợ trong năm 2007 với tỷ lệ nợ quá hạn doanh nghiệp là 0%. Đạt hiệu quả cao trong công tác thu nợ ngành xây dựng, trong 3 năm ngành này không có nợ quá hạn. 4.4.2 Một số hạn chế: - Tỷ trọng doanh số cho vay doanh nghiệp trên tổng doanh số cho vay có xu hướng giảm qua các năm, làm mất cân đối trong tăng trưởng doanh số cho vay của cả chi nhánh. - Nợ quá hạn doanh nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, 53,8% so với cả Chi nhánh trong năm 2008. - Tỷ lệ nợ quá hạn ngành TM-DV luôn chiếm tỷ trọng cao (hơn 50%/tổng nợ quá hạn doanh nghiệp).Nợ quá hạn trong ngành công nghiệp có xu hướng tăng trở lại trong năm 2008 trong khi vào năm 2006, 2007 nợ ở ngành này không có. Tóm tắt chươngIV: Chương này đã trình bày những vấn đề liên quan trực tiếp đến lĩnh vực cho vay doanh nghiệp của NHCTAG như: thông qua 8 bước trong quy trình xét duyệt cho vay doanh nghiệp, phân tích tình hình cho vay, thu nợ và nợ quá hạn doanh nghiệp trong 3 năm 2006-2008 và rút ra những thành tựu cũng như hạn chế trong lĩnh vực này. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh Trang 51 Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp GVHD: TS. Bùi Thanh Quang CHƯƠNG V: NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG AN GIANG Từ những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn đọng, khóa luận xin đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp. 5.1 Nâng cao thương hiệu và uy tín ngân hàng: “Thương hiệu” trong kinh doanh ngân hàng có ý nghĩa cơ bản là để phân biệt sản phẩm của ngân hàng này với ngân hàng khác. “Uy tín” là tiêu chí hàng đầu trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh trong lĩnh vực chứa đựng nhiều biến động, nhiều rủi ro và nhiều áp lực cạnh tranh như ở lĩnh vực ngân hàng hiện nay. Thương hiệu có mối quan hệ biện chứng với uy tín kinh doanh. Một thương hiệu mạnh được xác lập dựa trên uy tín về chất lượng sản phẩm, trách nhiệm đối với khách hàng, trách nhiệm đối với xã hội,Ngược lại, uy tín trong kinh doanh của ngân hàng là nhân tố xác định sức mạnh của thương hiệu. Trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động, một trong những biện pháp an toàn cho đồng tiền là gửi tiền vào ngân hàng. Với nhiều ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh như hiện nay, sẽ khó cho NHCTAG trong việc huy động vốn cũng như cho vay. Bởi vì, khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn, yêu cầu về lãi suất và an toàn tín dụng cũng cao hơn. Vì thế, để khách hàng lựa chọn NHCTAG, ngân hàng cần phải đưa thương hiệu “Vietinbank” đến với khách hàng, giúp khách hàng nhận biết một cách rõ ràng về thương hiệu: Vietinbank là gì? Vietinbank có thể mang lại những sản phẩm, dịch vụ và lợi ích gì cho khách hàng?. Thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động sau: - Tổ chức các buổi họp mặt “khách hàng thân thiết”, tham gia trong các kỳ hội chợ nhằm giới thiệu đến khách hàng các dịch vụ mới của ngân hàng cũng như nắm bắt được mong muốn của khách hàng. - Tổ chức cuộc thi “tìm hiểu Vietinbank” cho rộng rãi đối tượng khách hàng tham gia với những giải thưởng có giá trị, mang dấu ấn NHCT. - Truyền tải thông tin về NHCTAG thông qua báo, đài, internet lưu ý trong việc lựa chọn kênh quảng cáo. Ví dụ: đối với đối tượng là khách hàng cá nhân ngân hàng nên áp dụng hình thức quảng cáo thông qua đài truyền hình, truyền thanhnhưng đối với khách hàng là doanh nghiệp thì việc quảng cáo thông qua tờ báo kinh tế, qua internet sẽ hiệu quả hơn. - Bên cạnh các công tác quảng bá thương hiệu, việc tăng vốn điều lệ, tức là nâng cao tiềm lực tài chính cũng là một biện pháp giúp ngân hàng tranh thủ được lòng tin của khách hàng. - Nâng cao chất lượng phục vụ, tạo dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng. - Thành lập bộ phận marketing riêng thực hiện chức năng nghiên cứu thị trường, khách hàng và quảng bá thương hiệu Vietinbank. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh Trang 52 Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp GVHD: TS. Bùi Thanh Quang Một khi NHCTAG có thể thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng thì đó cũng là lúc uy tín của NHCTAG được khẳng định một cách chắc chắn trong lòng khách hàng. 5.2 Hoàn thiện chính sách khách hàng: Cần có tiêu chí phân loại khách hàng theo từng nhóm khác nhau. Thực hiện việc nghiên cứu tâm lý, nhu cầu của từng nhóm khách hàng. Mỗi nhóm được giao cho một nhóm cán bộ tín dụng quản lý. Thực hiện những quy định dành cho cán bộ nhân viên từ khi gặp gỡ đến khi kết thúc một giao dịch. Cụ thể hóa theo tiêu chuẩn “5C”: - “Cười” (mĩm cười): chào đón và hướng dẫn khách hàng tận tình. Đây là khâu bắt buộc và rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng “ có gửi tiền hay sử dụng các dịch vụ của ngân hàng hay không?”. - “ Chia sẻ”: cán bộ nhân viên ngân hàng phải biết chia sẻ, cảm thông với khách hàng từ những việc nhỏ nhặt nhất. Ví du: khi khách hàng đến giao dịch với ngân hàng mà gặp phải mưa, ngân hàng nên tặng khách hàng áo mưa khi ra về, hay khi phát hiện trong tiền gửi của khách hàng có tiền giả, nhân viên ngân hàng cần chia sẻ với khách hàng hoặc tìm cách giúp khách hàng lấy lại số tiền đó. Tập thể cán bộ chi nhánh phải xác định rằng: “ khách hàng là người nuôi ngân hàng chứ không phải đến để nhờ vã”. - “Chu đáo, ân cần”: trong quá trình thực hiện giao dịch với khách hàng cần chỉ dẫn tận tình, đi nhẹ, nói khẽ, xử lý tình huống nhanh chóng và chú ý lắng nghe ý kiến của khách hàng. Khi khách hàng đến rút tiền tại ngân hàng cần đảm bảo bí mật và an toàn cho khách hàng. - “Chăm sóc”: thường xuyên gọi điện thăm hỏi khách hàng, tặng quà nhân ngày lễ, tết, sinh nhậtCung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho khách hàng trong suốt thời gian giao dịch. - “ Cảm ơn, hẹn gặp lại”: Nhân viên ngân hàng phải biết nói cảm ơn và mong muốn gặp lại khách hàng khi khách hàng ra về và chú ý xem khách hàng có cần sự giúp đỡ hay không. 5.3. Nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn: Để có nguồn vốn lớn đáp ứng cho hoạt động của ngân hàng và để tăng khả năng cạnh tranh thông qua sức mạnh tài chính, NHCTAG cần có những chính sách phù hợp cho huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư và các doanh nghiệp. Từ thực tế tình hình huy động vốn tại ngân hàng và môi trường huy động vốn chung của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh hiện nay, NHCT cần thực hiện một số biện pháp huy động vốn sau: 5.3.1 Vận dụng linh hoạt các hình thức huy động vốn: Ngân hàng thường huy động vốn thông qua các hình thức: nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán và tiền gửi qua các dịch vụ thẻ. Để thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền tại ngân hàng, NHCTAG cần vận dụng linh hoạt các hình thức huy động hướng đến mục tiêu: tạo ra cho khách hàng nhiều sự lựa chọn và tiết kiệm được thời gian. Biện pháp cụ thể như sau: • Đối với tiền gửi tiết kiệm của cá nhân: - Khách hàng gửi tiền tiết kiệm thường là: công nhân viên, tiểu thương, cán bộ về hưuĐặc điểm chung của đối tượng khách hàng này là không có nhiều thời gian rảnh để đến giao dịch với ngân hàng, lượng tiền gửi ít nhưng gửi thường xuyên. Điểm SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh Trang 53 Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp GVHD: TS. Bùi Thanh Quang khác biệt giữa họ là: công nhân viên và người về hưu thường gửi tiền tiết kiệm dài hạn với mục đích để dành, còn người buôn bán, thời gian gửi tiền không cố định. Căn cứ vào những đặc điểm trên, ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng chọn hình thức gửi có kỳ hạn hay không kỳ hạn cho phù hợp. Công nhân viên, người về hưu nên khuyến khích họ gửi tiết kiệm có kỳ hạn và nhấn mạnh đến yếu tố lãi suất cao để thuyết phục họ. Đối với tiểu thương ngân hàng nên khuyên họ gửi không thời hạn vì họ có thể rút tiền bất cứ lúc nào để đáp ứng vốn trong việc buôn bán của mình. Làm như thế ngân hàng có thể chủ động được thời gian hoàn trả tiền cho khách hàng, dễ dàng hơn trong sử dụng nguồn vốn huy động được. - Khi xảy ra trường hợp khách hàng rút tiền trước hạn, theo quy định khách hàng chỉ được hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Nhưng nếu nhận thấy nguyên nhân rút tiền của khách hàng là hợp lý và cũng gần đến thời gian đáo hạn. Ngân hàng có thể xem xét lại và vẫn cho khách hàng hưởng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn. - Thành lập những điểm nhận tiền gửi lưu động tại các chợ, khu công nghiệp, nhà máy, các cơ quanViệc thành lập này phải được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để khách hàng biết rõ, tránh sự nhằm lẫn ngân hàng này với ngân hàng khác, hay tránh tình trạng bị kẻ xấu lợi dụng danh nghĩa ngân hàng gạt mất tiền của khách hàng. • Đối với tiền gửi từ các tổ chức kinh tế: - Các TCKT thường gửi tiền theo hình thức tiền gửi thanh toán. Các khoản tiền này thường gửi với số lượng lớn. nhưng lại thường xuyên được các doanh nghiệp sử dụng để chi trả trả tiền mua hàng. Vì vậy, ngân hàng không thể sử dụng các khoản này để cho vay hay đầu tư với thời gian dài. Nhằm tranh thủ các khoản tiền gửi lớn từ các doanh nghiệp, ngân hàng nên mở rộng hình thức tiền gửi không kỳ hạn dành cho các khoản lợi nhuận giữ lại của các doanh nghiệp. - Mở tài khoản tiền gửi cho các tổ chức hành chính sự nghiệp, giúp các tổ chức này trong việc chi trả tiền mua sắm công cụ, thiết bị phục vụ hoạt động. • Đối với tiền gửi qua thẻ: - Ngân hàng cần nghiên cứu nhu cầu và xu hướng phát triển của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt để cho ra đời các sản phẩm thẻ phù hợp, tiện lợi. Tổ chức các buổi giới thiệu thẻ đến khách hàng và thực hiện nhiều đợt làm thẻ miễn phí. - Mở rộng hình thức gửi tiền qua thẻ ATM thông qua việc liên kết với các cơ quan có trả lương nhân viên qua thẻ. - Hiện đại hóa công nghệ, tăng chất lượng và số lượng các máy rút tiền tự động (ATM). Kết hợp với các siêu thị, trung tâm mua sắm, để đặt máy rút tiền tại các điểm này và mời họ mở tài khoản tại ngân hàng. Bên cạnh những giải pháp cụ thể cho từng loại tiền gửi, ngân hàng tạo ra nhiều ưu đãi về lãi suất tiền và thời gian gửi tiền linh hoạt để khách hàng lựa chọn. 5.3.2 Hoàn thiện mạng lưới, mô hình hoạt động. - Trước tiên là mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch. Cùng với 4 phòng giao dịch là Thoại Sơn, Chợ Mới, Long Xuyên, Châu Thành, NHCTAG cần lập thêm 2 phòng giao dịch, 1 phòng dành cho Tân Châu, An Phú và 1 phòng dành cho Tri Tôn, Tịnh Biện để tăng cường hoạt động của ngân hàng tại các vùng này. Bởi vì, chi nhánh NHCT Châu Đốc không thể thu hút hết lượng khách hàng tại các huyện này. Hơn nữa, SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh Trang 54 Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp GVHD: TS. Bùi Thanh Quang các ngân hàng khác cũng đã có phòng giao dịch tại đây. Nếu không có phòng giao dịch tại những nơi này sẽ gây khó khăn cho khách hàng khi muốn giao dịch với NHCTAG và họ sẽ chọn các ngân hàng khác. - Ngân hàng nên thành lập phòng huy động vốn thực hiện các nhiệm vụ sau: nhận tiền gửi, hoàn trả tiền cho khách hàng khi đến hạn, thanh toán qua tài khoản hộ khách hàng; quản lý hồ sơ của các khách hàng này; nghiên cứu thị trường, nghiên cứu hình thức huy động vốn của các ngân hàng trên cùng địa bàn; tìm hiểu nhu cầu từ phía khách hàng gửi tiền. 5.3.3 Nâng cao chất lượng phục vụ. - Khi khách hàng đến gửi tiền, mọi thông tin về khách hàng cần phải được bảo mật. Với những khách hàng rút tiền với số lượng lớn, ngân hàng cần đảm bảm an toàn cho khách hàng bằng các cho cán bộ an ninh của ngân hàng đưa khách hàng về tận nhà. - Thông báo thường xuyên, kịp thời những dịch vụ hay quy định mới của ngân hàng, những chính sách lãi suất mới của NHNN đến khách hàng. - Nhân viên ngân hàng khi tiếp nhận khách hàng gửi tiền cần phải có thái độ ân cần, niềm nở, hướng dẫn tận tình, lắng nghe ý kiến và làm theo yêu cầu của khách hàng. 5.3.4 Tăng cường hoạt động marketing. - Tăng cường các hoạt động chiêu thị nhằm giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới đến với khách hàng qua các phương tiện thông tin đại chúng, internet, tham gia hội chợ. - Tổ chức câu lạc bộ những “khách hàng thân thiết”. Đây là những khách hàng có số lượng tiền gửi lớn, thường xuyên. - Triển khai nhiều dịch vụ khuyến mãi, hậu mãi như: rút thăm trúng thưởng, tặng quà khi gửi tiền tại ngân hàng. Tặng quà cho khách hàng trong dịp sinh nhật, lễ, tết. 5.4 Về lĩnh vực cho vay doanh nghiệp: Cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng trung bình từ 30% đến 40% trong tổng doanh số cho vay của NHCTAG. Muốn gia tăng doanh số cho vay trong thời gian tới, NHCTAG cần tăng cường các hoạt động quảng cáo, thực hiện những chính sách cho vay phù hợp. Trong đó, phát huy hiệu quả trong cho vay đối với doanh nghiệp là nhiệm vụ không thể thiếu. Với tình hình kinh tế khủng hoảng chung như hiện nay, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, nhiều doanh nghiệp đã không thể trụ vững trên thị trường. Để tăng doanh số cho vay doanh nghiệp, NHCTAG cần quan tâm đến những khó khăn mà doanh nghiệp đang đối mặt, nắm bắt được nhu cầu và mong muốn từ phía các doanh nghiệp trong việc tìm nguồn vốn tài trợ cho sản xuất kinh doanh. Sau đây là một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp: 5.4.1 Tiếp cận thị trường, tìm hiểu nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. - Liên kết với cơ quan ban ngành địa phương để thu thập kịp thời những thông tin phát triển kinh tế, các dự án phát triển kinh tế vùng, dự án xây dựng các khu công nghiệp của tỉnh nhằm nắm bắt được nhu cầu thành lập doanh nghiệp, các dự án kinh doanh cũng như biết được nhu cầu vốn mà các doanh nghiệp cần. Thành lập phòng giao dịch tại các huyện có đề án phát triển kinh tế, các điểm giao dịch nhỏ tại các khu công nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh Trang 55 Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp GVHD: TS. Bùi Thanh Quang - Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình kinh tế và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, kết hợp tổ chức các buổi “trò chuyện cùng doanh nghiệp” nhằm tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp, các hoạt động nghiên cứu thị trường dành cho khách hàng doanh nghiệp. 5.4.2 Vận dụng linh hoạt các phương thức cho vay: Hiện tại, NHCTAG khi cho các doanh nghiệp vay vốn thường áp dụng 3 phương thức. Đó là: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng và cho vay theo dự án đầu tư. Trong đó, chủ yếu là cho vay theo hạn mức tín dụng. Đó là những phương thức cho vay được NHNN quy định, nhưng để tạo cho khách hàng nhiều sự lựa chọn và dễ dàng hơn khi vay vốn NHCT cần áp dụng một cách linh hoạt các phương thức trên. Cụ thể như sau: - Đối với doanh nghiệp vay vốn lần đầu, không nhất thiết phải áp dụng phương thức cho vay từng lần. Khách hàng mới cũng có khả năng trở thành khách hàng thân thiết trong tương lai, làm hài lòng họ là điều rất cần thiết. Vì vậy, khi ngân hàng xác định được giá trị tài sản thế chấp có thể vượt qua mức vốn cho vay, kế hoạch trả nợ của doanh nghiệp được đánh giá tốt thì ngân hàng nên cho vay theo một hạn mức tín dụng mà ngân hàng thấy phù hợp với mục đích vay, với các thức giải ngân an toàn. Điều đó giúp giảm được thời gian làm thủ tục mỗi lần doanh nghiệp đến vay và cũng để doanh nghiệp thấy được lòng tin của ngân hàng đối với mình. Như vậy, doanh nghiệp có thể chọn NHCT để vay vốn cho những lần kế tiếp. - Có thể cho vay vượt hạn mức đối với các doanh nghiệp có uy tín tín dụng tốt, hoạt động hiệu quả, trong những trường hợp đột xuất như: tăng công suất hoạt động phục vụ nhu cầu đột xuất của thị trường; giá nguyên vật liệu tăng bất ngờ, hạn mức tín dụng hiện tại không đủ đáp ứng. - Đối với cho vay các dự án lớn, nếu ngân hàng không đủ vốn cho vay, ngân hàng nên liên kết với ngân hàng khác cho vay hợp vốn. - Với các doanh nghiệp là khách hàng thân thiết, khi có nhu cầu vay vốn từ trên 12 tháng đến 14 tháng, ngân hàng nên xem xét khoản vay này như vay ngắn hạn và áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn. Ngoài ra ngân hàng nên mở rộng cho vay với các hình thức khác. Cùng với chính sách kích cầu lần thứ 2 của Chính phủ, ngân hàng cần tăng cường cho vay trung, dài hạn đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, cho vay trung, dài hạn thì khách hàng thường nợ ngân hàng trong thời gian dài hơn nên cần có nguồn vốn phù hợp để tránh được khó khăn trong quay vòng vốn và không ảnh hưởng khả năng thanh toán của ngân hàng. Tăng cường cho vay đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thương mại, dịch vụ như: nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch, lữ hành, dịch vụ làm đẹpBởi vì những ngành nghề đó phù hợp với xu thế hiện nay, người tiêu dùng thường hay sử dụng các dịch vụ này. Hơn nữa, An Giang là tỉnh có nhiều khu du lịch, di tích lịch sử có khả năng thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan. Một khi du lịch phát triển, các loại hình kinh doanh nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ kèm theo cũng phát triển. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh Trang 56 Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp GVHD: TS. Bùi Thanh Quang 5.4.3 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng (CBTD): Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, ảnh hưởng rất lớn đến quyết định vay vốn của khách hàng. Vì vậy, đào tạo CBTD từ trình độ chuyên môn cho đến khả năng thu hút khách hàng là yêu cầu không thể thiếu. - CBTD cần phải có những kiến thức về hoạt động của doanh nghiệp, khi tuyển dụng nhân viên cho phòng khách hàng doanh nghiệp cần mở rộng đối tượng, ngoài những người học chuyên ngành tài chính tín dụng, phòng khách hàng doanh nghiệp cần tuyển những người có kiến thức về tài chính doanh nghiệp hay kiến thức về thiết lập và thẩm định dự án. - Tổ chức các buổi tập huấn, các cuộc thi cho CBTD về kiến thức chuyên môn, về khả năng giao tiếp và kinh nghiệm xử lý tình huống phát sinh trong suốt quá trình cho vay doanh nghiệp. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp, ngân hàng cần phải có quy trình cho vay nhanh chóng, dễ dàng không gây nhiều khó khăn, lúng túng hay mất nhiều thời gian của khách hàng. 5.4.4 Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng doanh nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang có rất nhiều ngân hàng hoạt động, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần. Các ngân hàng luôn luôn trong tư thế cạnh tranh gay gắt. Muốn giữ chân khách hàng, ngân hàng cần phải có nguồn tài chính mạnh, sản phẩm, dịch vụ đa dạng, công nghệ hiện đại và chất lượng phục vụ tận tình. Nói riêng về chất lượng phục vụ khách hàng doanh nghiệp tại NHCTAG, khóa luận kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực này. - Các doanh nghiệp đến vay vốn ngân hàng để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, họ cần được giải ngân nhanh để bắt kịp kế hoạch sản xuất. Do đó, ngân hàng cần nghiên cứu rút giảm các thủ tục không cần thiết, giảm bớt thời gian đi lại của các doanh nghiệp. - Ngân hàng nên lập phòng “khách hàng Vip”, trang bị đầy đủ tiện nghi, nước uống. Phòng này được dùng để tiếp đại diện các doanh nghiệp đến vay vốn trong lúc ngồi chờ CBTD giải quyết thủ tục vay vốn. - Ban lãnh đạo ngân hàng thường xuyên thăm hỏi lãnh đạo các doanh nghiệp có mối quan hệ tín dụng lâu dài. Gửi thư hoặc điện chúc mừng những thành công mà doanh nghiệp đạt được. Sẵn sàng giúp đỡ doanh nghiệp khi doanh nghiệp cần. 5.4.5 Đa dạng hóa loại hình doanh nghiệp cho vay. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có đầy đủ các loại hình doanh nghiệp đang hoạt động như: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phầnNhưng khách hàng của NHCTAG đa số là các công ty cổ phần, doanh nghiệp ở loại hình khác rất ít được ngân hàng xét duyệt cho vay. Bởi vì, công ty cổ phần là tổ chức kinh tế có nhiều người sở hữu, nhiều người quản lý, nhiều nhân viên giỏi, nên có thể hoạt động tốt hơn các loại hình khác. Thế nhưng, để tăng cho vay doanh nghiệp và tăng tính cạnh tranh, ngân hàng nên mở rộng cho vay ở tất cả các loại hình doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm 95% số lượng doanh nghiệp ở nước ta), đây là những doanh nghiệp có tìm năng phát triển tốt. Cùng với chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua hình thức bảo lãnh, đã cho thấy một xu hướng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ta. NHCT nên nắm SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh Trang 57 Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp GVHD: TS. Bùi Thanh Quang bắt cơ hội này, tăng cường các hoạt động tiếp thị để đưa nghiệp vụ bảo lãnh đến với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đó vừa nhằm thực hiện tốt chính sách của Chính phủ, vừa tranh thủ được mối quan hệ tín dụng đối với các doanh nghiệp này trong tương lai. 5.4.6 Kết hợp cho vay với các sản phẩm dịch vụ hợp lý. Để gia tăng cho vay doanh nghiệp, NHCTAG cần kết hợp cho vay với các sản phẩm dịch vụ hợp lý như: bao thanh toán, bảo lãnh, và cho vay thanh toán xuất nhập khẩu. Cụ thể như sau: - Trong bao thanh toán cho doanh nghiệp xuất khẩu, ngân hàng ứng trước cho doanh nghiệp một khoản tiền theo giá trị lô hàng, phần còn lại ngân hàng sẽ cho doanh nghiệp vay để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh. Như vậy, ngân hàng vừa có thể gia tăng doanh số cho vay, vừa thu được phí từ nghiệp vụ bảo lãnh. Tuy nhiên, khoản cho vay này không có tài sản đảm bảo, ngân hàng cần xem xét uy tín của doanh nghiệp để quyết định cho vay. - Kết hợp cho vay với bảo lãnh dự thầu đối với doanh nghiệp xây dựng. Bảo lãnh dự thầu có thể giúp doanh nghiệp xây dựng tranh thủ được lòng tin của đối tác, ký được hợp đồng xây dựng và sau khi công trình kết thúc, doanh nghiệp có thể hoàn vốn, lãi cho ngân hàng. Công trình xây dựng là tài sản hình thành từ vốn vay được dùng làm tài sản thế chấp. Bảo lãnh ảnh hưởng rất lớn đến uy tín ngân hàng, nên việc tìm hiểu rõ về hiệu quả hoạt động kinh doanh, về uy tín tín dụng của doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng. - Đối với các doanh nghiệp có kế hoạch mua bán với những đối tác mới, để tranh thủ lòng tin của họ, giúp doanh nghiệp ký được hợp đồng, ngân hàng sẽ đứng ra bão lãnh về chất lượng sản phẩm hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Kết hợp với cho vay ngắn hạn dùng tài trợ cho doanh nghiệp mua nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm theo kế hoạch. - Cùng với việc cho vay nhập khẩu hàng hóa đối với doanh nghiệp nhập khẩu, ngân hàng nên khuyến khích doanh nghiệp sử dụng thẻ thanh toán quốc tế của ngân hàng mình để thanh toán tiền hàng hoặc ngân hàng sẽ cung cấp luôn dịch vụ chuyển tiền chi trả cho nhà xuất khẩu. 5.5 Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng. Rủi ro trong cho vay doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để hạn chế rủi ro nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp, ngân hàng phải có kế hoạch hữu hiệu từ khâu xét duyệt cho vay đến khâu quản lý và thu hồi nợ. 5.5.1 Hoàn thiện quá trình tín dụng từ tiếp nhận đơn vay đến thu hồi nợ. + Xét duyệt cho vay và giải ngân. - CBTD cần tìm hiểu rõ về khách hàng, về chủ sở hữu, người điều hành doanh nghiệp, tính xác thực của các giấy tờ có liên quan đến quyền kinh doanh, quyền sở hữu. - Định giá đúng giá trị tài sản thế chấp, yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin, giấy tờ về tài sản thế chấp. Ước lượng chính xác giá trị tài sản thế chấp có thể thu hồi nếu khách hàng không trả được nợ. - Nâng cao chất lượng thẩm định. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh Trang 58 Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp GVHD: TS. Bùi Thanh Quang - Hạn chế việc giải ngân bằng tiền mặt trừ những khoản vay để chi trả tiền lương, mua sắm nguyên vật liệu nhỏ lẻ. + Theo dõi quá trình sử dụng vốn. - Theo sát dự án của doanh nghiệp nhằm có giải pháp giúp đỡ doanh nghiệp khi cần thiết cũng như kịp thời xử lý nếu các doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích. - Đề nghị khách hàng gửi báo cáo tài chính hoặc báo cáo tình hình lợi nhuận hàng tháng cho ngân hàng. + Thu hồi vốn.. - Nếu hai doanh nghiệp có quan hệ mua bán với nhau mà cả hai đều có tài khoản tại ngân hàng, ngân hàng nên đề nghị hai doanh nghiệp thanh toán bằng chuyển khoản. Như vậy, ngân hàng có thể dùng số tiền trong tài khoản của doanh nghiệp để gán nợ (nếu doanh nghiệp không có khả năng trả nợ). - Kết hợp với cơ quan có thẩm quyền trong công tác thu hồi nợ. + Xử lý nợ quá hạn. Ngân hàng cần tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn để có hướng giải quyết kịp thời, hiệu quả. - Đối với trường hợp nợ quá hạn do thiên tai, rủi ro kinh doanh do tình hình kinh tế chung hay vì lý do gì đó doanh nghiệp không thể trả đúng hạn nhưng xác định được nguồn trả nợ, ngân hàng nên điều chỉnh lại thời gian trả nợ với mức lãi suất phù hợp, tư vấn tài chính giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. - Đối với trường hợp doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả (do lỗi của doanh nghiệp) hay cố tình trì hoãn việc trả nợ. Ngân hàng cần nhờ đến sự can thiệp của cơ quan chức năng, thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi vốn. - Đối với khoản vay theo chỉ định của cấp trên, nếu xảy ra quá hạn nợ, ngân hàng hoàn thiện thủ tục gửi Chính phủ xử lý. Ngoài ra, đối với các khoản vay không có tài sản đảm bảo, nhân viên ngân hàng cần phải theo sát khách hàng, kịp thời có biện pháp xử lý phù hợp. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường công tác kiểm soát nội bộ, tránh trường hợp CBTD vì chạy theo doanh số cho vay mà lơ là, qua loa trong việc xem xét các khoản vay từ doanh nghiệp. 5.5.2 Nâng cao hiệu quả xem xét và đánh giá tài sản thế chấp: Tài sản thế chấp là một yêu cầu không thể thiếu khi xét duyệt cho vay, tài sản thế chấp là nguồn thu hồi vốn nhanh nhất khi doanh nghiệp không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Vì vậy, cần phải có một quá trình xem xét và đánh giá giá trị tài sản thế chấp hiệu quả nhất. Sau đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quá trình này: - Ngân hàng cần thành lập bộ phận chuyên về thẩm định tài sản thế chấp (có thể tuyển người mới, có chuyên môn về thẩm định tài sản hoặc đưa nhân viên đi đào tạo về lĩnh vực này). - Thường xuyên cập nhật thông tin kinh tế, thị trường. Nắm bắt kịp thời giá trị thị trường của các loại tài sản thế chấp. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh Trang 59 Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp GVHD: TS. Bùi Thanh Quang - Liên kết với các ngân hàng trong và ngoài hệ thống để kiểm tra tài sản thế chấp, tránh tình trạng khách hàng dùng một tài sản đến thế chấp ở nhiều ngân hàng. - Liên kết với cơ quan thẩm định của tỉnh nhằm đánh giá chính xác giá trị tài sản. Bên cạnh việc thực hiện những giải pháp trên, để nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh nói chung và nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp nói riêng, ngân hàng cần phải: ¾ Xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, tiện lợi: xây nhà để xe riêng cho khách hàng, mở rộng diện tích các phòng khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân, trang bị thiết bị máy tín, máy in, máy photo hiện đại. ¾ Thường xuyên đổi mới công nghệ hiện đại nhằm tăng sức cạnh tranh với các NHTMCP. Tóm tắt chương V: Trên đây là một số biệni pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại NHCTAG. Từ những biện pháp nhằm gia tăng nguồn vốn huy động, tăng hiệu quả cho vay doanh nghiệp và một số biện pháp để quản lý cũng như hạn chế rủi ro tín dụng, rủi ro không thu hồi được nợ từ các doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh Trang 60 Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp GVHD: TS. Bùi Thanh Quang CHƯƠNG VI KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận. Với việc nghiên cứu đề tài “Phân tích tình hình tín dụng doanh nghiệp tại NHCTAG”, khóa luận đã trình bày được một số những nội dung chủ yếu sau: - Chương I: Chương này đã nêu lên một số vấn đề về cơ sở chọn đề tài, về mục tiêu nghiên cứu. Cũng như thông qua các vấn đề về phương pháp và phạm vi áp dụng cho việc nghiên cứu. - Ở chương II: Khóa luận đã trình bày một số cơ sở lý thuyết có liên quan đến lĩnh vực ngân hàng như: lý thuyết về ngân hàng thương mại; một số các khái niệm cần phải hiểu rõ liên quan đến hoạt động ngân hàng như: cho vay, hình thức và phương thức cho vay..; khóa luận cũng đã trình bày về ý nghĩa cũng như cách tính các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng trong ngân hàng. - Chương III: Giới thiệu đôi nét về NHCTVN và NHCTAG. Đặc biệt đi sâu tìm hiểu về NHCTAG: một số vấn đề về cơ cấu tổ chức; những qui định của ngân hàng trong xét duyệt cho vay đối với doanh nghiệp như: điều kiện cho vay, lãi suất, hình thức. Ngoài ra, trong chương này, khóa luận đã trình bày về tình hình huy động vốn trong 3 năm 2006-2008 của NHCTAG cũng như tìm hiểu về tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn của toàn chi nhánh. - Chương IV: Là chương trọng tâm, chương này trình bày kết quả phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHCTAG, thông qua việc phân tích từ doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ cho đến tình hình nợ quá hạn trong lĩnh vực này. Cùng với các hệ số về thu nơ, vòng quay vốn tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn của riêng cho vay doanh nghiệp, giúp đánh giá tốt hơn về hiệu quả cho vay doanh nghiệp của ngân hàng. Từ đó tìm ra những mặt tích cực và những mặt hạn chế trong lĩnh vực này. - Chương IV: Là chương đề ra một số biện pháp đề ra nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy những thành quả đạt được, giúp cho khâu cho vay doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. 6.2 Kiến nghị. 6.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN): Ngân hàng Nhà nước là cơ quan đầu não của ngành ngân hàng, mọi chính sách, quy định của NHNN đều có ảnh hưởng lớn đến hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng. Vì vậy, cần phải có một cơ chế hoạt động thống nhất giữa NHNN với các TCTD. Bên cạnh đó, NHNN cần chú trọng thực hiện tốt các công việc sau: - Chú trọng đến việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy chế có liên quan đến hoạt động ngân hàng. - Thông tin đầy đủ, kịp thời cho các ngân hàng về định hướng phát triển chung của ngành ngân hàng, chính sách tiền tệ sẽ áp dụng, vì những chính sách này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh Trang 61 Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp GVHD: TS. Bùi Thanh Quang - Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro, những quy định mới về đánh giá xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. - Tổ chức thanh tra giám sát về tính thống nhất giữa hệ thống pháp luật và hoạt động của các ngân hàng. 6.2.2 Đối với NHCTVN: Với vai trò là đơn vị đứng đầu, điều hành, chỉ đạo hoạt động cho toàn hệ thống NHCT các tỉnh, NHCTVN cần đẩy mạnh hơn nữa vai trò của mình trong các vấn đề sau: - Bám sát các cơ chế về tín dụng và những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng, cập nhật thường xuyên và triển khai các thông tin kinh tế, thông tin về xu hướng phát triển của các ngành, các thông tin về dự báo phát triển ngành ngân hàng cho các chi nhánh. - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách thu hút nhân tài bằng cách liên kết với các trường đại học đào tạo sinh viên các ngành tài chính tín dụng, các chuyên ngành kinh tế khác. Ban hành các quy chế khen thưởng, kỷ luật rõ ràng đối với cán bộ nhân viên. Thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với cán bộ nhân viên vùng sâu vùng xa. Thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên. - Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các phần mềm quản lý chuyên môn nhằm mang lại tính hiệu quả, nhanh chóng và an toàn trong hoạt động của các chi nhánh. 6.2.3 Đối với các cơ quan, tổ chức có liên quan: - Đối với chính quyền địa phương các cấp: + Chính quyền địa phương cần tăng cường giúp đỡ ngân hàng thông qua việc thông tin kịp thời, đầy đủ các chủ trương, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế tỉnh. Tạo hành lang pháp lý nhanh gọn trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản, công chứng, chứng thựcnhằm tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp thế chấp tài sản để vay vốn ngân hàng đúng quy định. + Mở rộng môi trường đầu tư thông thoáng, có kế hoạch thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế, nhằm giúp các doanh nghiệp có cơ hội hợp tác kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm, phát triển công nghệmở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh; phát triển kinh tế cửa khẩu Tri Tôn-Tịnh Biện, Tân Châu-An Phú. + Chính quyền cần hỗ trợ, giúp đỡ ngân hàng trong công tác thu hồi nợ đối với các doanh nghiệp cố tình trì hoãn việc trả nợ. - Đối với các sở ban ngành tỉnh: Các sở ban ngành tỉnh cần lên kế hoạch phát triển ngành, mở rộng môi trường đầu tư cho các doanh nghiệp. Bãi bỏ một số thủ tục hành chính rườm rà. - Đối với doanh nghiệp: + Doanh nghiệp thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin thị trường, nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh Trang 62 Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp GVHD: TS. Bùi Thanh Quang SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh Trang 63 + Khi đến vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của ngân hàng, đặc biệt là phương án sản xuất kinh doanh hoặc kế hoạch trả nợ. Thực hiện đúng các yêu cầu mà ngân hàng đề ra trong suốt thời gian vay nợ. + Khi gặp khó khăn, cần thông báo cho ngân hàng để có hướng giải quyết, tránh tình trạng không trả được nợ, mất uy tín với ngân hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO W X 1. Khắc Luyện. Năm 2007. “ Thu nợ quá hạn, nợ tồn đọng: cần biện pháp mạnh và hợp lý”. Bài đăng trên trang 2. ThS Mai Văn Hoạt. Năm 2008. "Xây dựng quy trình giao tiếp khách hàng: Tạo dấu ấn và bản sắc Ngân hàng Công Thương". Bài đăng trên trang 3. Phương Dung. Năm 2008. "Nghệ thuật thu hút khách hàng". Bài đăng trên trang 4. PGS-TS Nguyễn Văn Hiệu. Năm 2008. “Nhận diện giá trị văn hóa Vietinbank qua thương hiệu và logo”. Bài đăng trên trang 5. 6. 7. ongmai 8. 9. 10. Lê Thị Thùy liên. Năm 2006. Phân tích hình hình cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp-phát triển nông thôn An Giang. Khóa luận tốt nghiệp. Khoa Kinh tế - quản trị kinh doanh, Đại học An Giang. 11. Võ Thanh Thảo. Năm 2008. “Cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Công thương An Giang. Chuyên đề tốt nghiệp. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 12. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn. Năm 2004. Tiền tệ - Ngân hàng. NXB thống kê. 13. TS. Nguyễn Minh Kiều. Năm 2007. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. NXB thống kê.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1139.pdf
Tài liệu liên quan