Khóa luận Phương diện thể hiện của bài điều tra trên báo in (khảo sát cứ liệu trên báo Tuổi trẻ TP.HCM và Thanh niên năm 2005 - 2006)

Theo kết quả kiểm tra của Văn phòng Chính phủ, 92% vấn đề do báo chí nêu là phản ánh đúng sự thật, có tác dụng tích cực giúp việc chỉ đạo, điều hành của Chính phủ sâu sát, thực tế hơn. Tính đến hết năm 2005, số bài báo phản ánh tiêu cực, bất cập do Thủ tướng và các Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra, xử lý đã tăng 26 % so với năm 2004. Nguồn tin trên do TTTXVN cung cấp đã cho thấy vai trò quan trọng của báo chí trong cuộc chiến chống tiêu cực, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội, mà trong đó Điều tra là thể loại xung kích. Tìm một hướng đi chung cho việc thể hiện bài điều tra trên báo in là việc làm cần thiết nhằm tăng tính hấp dẫn, góp phần hoàn thiện thể loại này theo phong cách báo chí hiện đại. Được đánh giá là những tờ báo có “tiếng nói mạnh mẽ và dũng cảm trước nhiều vấn đề tiêu cực trong xã hội, bài điều tra trên báo TTTP.HCM và Thanh niên luôn được đánh giá cao về chất lượng nội dung. Với quan điểm báo chí phải bảo về quyền lợi chính đáng của nhân dân, các báo luôn đứng về phía người dân để phản ánh sự thật. Tiêu chí cao nhất của điều tra là chặt chẽ, chính xác, minh bạch. Nói đúng sự thật chưa đủ mà phải có bằng chứng xác thực. Giống như thể loại văn chứng minh, bài điều tra phải bám chặt những câu hỏi đặt ra từ đầu. Thường thì nó hơi nhiều con số, hơi nhiều trích dẫn, nhiều lý sự nên có cảm giác. khô khanVụ điện kế điện tử TP.HCM là một ví dụ. Bài điều tra đầu tiên “Điện kế điện tử, có tin cậy không?” ra ngày 3/6/2005 của báo TTTP.HCM bắt đầu từ một bức xúc rất đời thường của mấy trăm hộ ở ấp Giãn Dân, quận 9, TP.HCM: “Tại sao chúng tôi vẫn xài bình thường mà tiền điện tháng này tăng vọt?”. Cùng chia sẻ, cùng bức xúc với những những bức xúc dân sinh ấy, TTTP.HCM đã lần ra và điều tra đến tận cùng một vụ tham nhũng lớn. Và sở dỹ các bài điều tra của TTTP.HCM và Thanh niên luôn được đón đọc là bởi nguồn thông tin đáng tin cậy từ chính người dân – những độc giả của tờ báo cung cấp. Vì thế, có thể nói “sự tin cậy của bạn đọc làm nên những trang báo hay”. Riêng về phương diện thể hiện, bên cạnh những hạn chế được chỉ ra ở trên, các báo đã có sự tìm tòi sáng tạo giúp công chúng tiếp cận vấn đề điều tra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Vậy nên, để phục vụ đối tượng độc giả tốt hơn, yêu cầu đặt ra với các bài điều tra trên báo TTTP.HCM và Thanh niên là cần có sự đổi mới toàn diện về phương diện thể hiện: tổ chức bài báo thành “nhiều cửa”, ngôn ngữ chuẩn hoá, chính xác và đơn nghĩa. Chuẩn hoá thuật ngữ là một yêu cầu không khó, không chỉ mang lại hiệu quả tác động cao không những về kiến thức mà còn về tâm lý tiếp nhận công chúng. Các báo nên chú trọng để mang lại chất lượng, hiệu quả thông tin thật sự cho bài viết. Trên đây là những đề xuất về phương diện thể hiện cho thể loại điều tra trên cơ sở kiến thức báo chí mà người viết tiếp nhận được trong gần 4 năm đại học, chắc chắn còn nhiều hạn chế, sai sót. Kính mong nhận được ý kiến xây dựng của thầy cô để khoá luận được hoàn chỉnh hơn./.

doc71 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1789 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phương diện thể hiện của bài điều tra trên báo in (khảo sát cứ liệu trên báo Tuổi trẻ TP.HCM và Thanh niên năm 2005 - 2006), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à Phó đoàn thể thao VN phụ trách chủ yếu về bóng đá, các môn còn lại ở Bacalod đã có một ông Phó đoàn khác là ông Lâm Quang Thành, ông Thọ nói vậy khác nào “phủi tay” trách nhiệm của mình khi đã không theo sát được đội bóng để xảy ra tiêu cực trong đội bóng. Bài điều tra có trích dẫn lời nói của nhân vật luôn tạo nên độ tin cậy ở người đọc về nguồn thông tin mà họ đang tiếp nhận như trong bài “Trở lại các “cơ sở” sản xuất” điện kế Linkton Singapore”, báo TTTP.HCM ra ngày 25/6/2005. Trong luận điểm “Dọn sạch văn phòng Linkton Vina tại Hồ Văn Huê”, tác giả đã trích đăng nhiều ý kiến của nhiều nhân vật: - Một người đàn ông đang chỉ đạo nhóm công nhân bốc vác cho biết: “Công ty đóng cửa nghỉ mấy ngày nay. Sáng nay được “lệnh” của sếp phải chuyển toàn bộ đồ đạc, thiết bị ra Khu công nghiệp Cát Lái. Từ sáng giờ chở được 5 rồi” - Anh H., thợ cơ khí thuộc Công ty VT (phường 17, q.Gò Vấp) cho biết: “Hôm qua (23-6) Công ty Linkton Vina có thuê công ty chúng tôi chở nhiều mạch điện tử ra khu Cát Lái. Toàn bộ hàng được đóng cẩn thận trong thùng giấy. Hôm nay chỉ chở các thiết bị văn phòng, bàn ghế... ” Bằng việc trích dẫn các ý kiến của những người có liên quan, tác giả đã chứng minh có một cuộc “tháo chạy” của Linkton Vina khỏi Hồ Văn Huê. Lối trích dẫn trực tiếp mang lại tính khách quan và sự sinh động cho bài viết, bên cạnh đó, tác giả có thể trích dẫn lời nhân vật một cách gián tiếp: “Trước đây, trao đổi với Tuổi trẻ, ông Nguyễn Ngọc Hồ – trưởng phòng kinh doanh Công ty Điện lực – cho biết giá thành mỗi điện kế nhập khẩu từ Singapore hơn 500.000 đồng. Mức giá này tương đương với con số 35,28 USD/chiếc mà Công ty Linkton Vina đã bán cho Công ty Điện lực trong năm 2004 (170.070 chiếc với tổng trị giá 6 triệu USD) (...).” Ngôn ngữ nhân vật không chỉ là chứng cứ giúp nhà báo chứng minh, làm rõ nội dung vấn đề điều tra, trong một số trường hợp còn có thể “thay lời kết” cho bài báo. Ví dụ như kết luận sau: “Từ việc thanh toán... không khớp các điều kiện của hợp đồng thi công nên Kiểm toán Nhà nước đã đề nghị cắt giảm vốn đầu tư hơn 44,6 tỷ đồng. ông Lê Hùng Minh khẳng định: “Việc thực hiện đầu tư dự án của PMU18 có nhiều sai sót đã dẫn đến thất thoát lãng phí lớn. PMU18 không đủ năng lực quản lý nhưng lại được giao nhiều dự án quá sức, không nên để tồn tại một ban quản lý mà quy mô lớn như vậy” (báo TTTP.HCM, ra ngày 21/3/2006). Thông thường ý kiến của các nhân vật trong bài viết được trích đan xen trong bài viết, hoặc được đưa thành một box riêng. Báo Thanh niên, số ra ngày 14/12/2005 đã tạo lập một box độc lập “Tuyển thủ U23 nói gì về vụ 5 trụ cột bị tố cáo bán độ?”, trong đó nêu ý kiến của 3 cầu thủ: Lê Công Vinh, Huỳnh Quốc Anh, Lê Tấn Tài. Trong trường hợp này, lời nói của nhân vật có ý nghĩa bổ sung thêm thông tin “ngoài lề” cho bài viết chứ không phải là bằng chứng cụ thể nữa. Cách trích dẫn các ý kiến như vậy còn hiếm gặp trên hai tờ TTTP.HCM và Thanh niên. Theo chúng tôi, về mặt này, các báo cần học tập cách làm của báo chí nước ngoài với việc đưa “ý kiến công luận” thành một box riêng như vậy sẽ giúp độc giả dễ theo dõi và bài viết cũng trở nên khách quan hơn. 4.3 Các lớp từ xuất hiện trong bài điều tra 4.3.1. Nhóm từ khoa học Các bài điều tra trên báo TTTP.HCM và Thanh niên đề cập đến những vấn đề được coi là nhạy cảm của xã hội đụng chạm đến sai phạm của những nguời có chức có quyền trong bộ máy nhà nước... Do vậy, ngôn ngữ điều tra luôn phải đảm bảo tính chính xác, nghiêm túc. Khảo sát trên các báo, chúng tôi nhận thấy xuất hiện nhiều nhóm từ khoa học, liên quan tới các ngành nghề khác nhau. Ví dụ như trong bài điều tra dưới đây đầy ắp nhóm từ ngành luật: - “Ngày 29.12, một nguồn tin cho biết, Viện KSND tối cao đã chính thức phê chuẩn lệnh khởi tố bị can, bắt tạm giam bốn tháng đối với 2 cầu thủ Quốc Anh và Bật Hiếu về tội đánh bạc theo điều 248 của Bộ luật Hình sự và đề nghị CQĐT tiếp tục làm rõ hành vi “tổ chức đánh bạc” của một số cầu thủ trong vụ án một nhóm cầu thủ U23 bán độ. (Bài “Diễn biến mới nhất vụ án bán độ tại Sea Games 23: Quốc Vượng đã khai “địa chỉ” xuất phát số tiền bán độ”, báo Thanh niên, số ra ngày 30/12/2005). - “Hôm qua, Ban chuyên án của Cơ quan CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (CQĐT) đã có cuộc họp báo cáo lên lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) kết quả thẩm vấn 12 nghi can và nhân chứng (có liên quan đến nghi án đến nghi án bán độ của một số cầu thủ U23) và quá trình thu thập tài liệu cùng các nguồn chứng cứ ban đầu của nghi án trong suốt thời gian qua. Theo đó, CQĐT đã bước đầu thu thập được những chứng cứ về đường dây bán độ và xác định vai trò của những nghi can chính” (Bài “Văn Quyến nhận “độ” và rủ rê đồng đội bán độ như thế nào?”, báo Thanh niên, ra ngày 21/12/2005) Nhóm từ về kinh tế và kỹ thuật xuất hiện nhiều trong các bài điều tra về vụ PMU18 và Vụ điện kế điện tử. - “Khi ông Tiến lên làm Thứ trưởng Bộ GTVT, PMU18 như được “chắp cánh” với hàng loạt các dự án béo bở khác, nguồn vốn thực hiện từ hàng trăm đến hàng ngàn tỷ đồng, kể cả vốn đầu tư trong nước hay viện trợ phát triển (ODA). Điển hình là dự án các cầu trên QL.1 giai đoạn II-3 với tổng vốn 2.122 tỷ đồng; khôi phục các cầu QL1 giai đoạn III có tổng vốn có tổng vốn 1.485 tỷ đồng; dự án giao thông nông thôn 2 (WB2): 2.439 tỷ đồng; dự án xây dựng QL3 Hà Nội - Thái Nguyên: 3523 tỷ đồng” (Bài “Vì sao PMU18 “hái” ra dự án?”, báo TTTP.HCM ra ngày 20/3/2006) - “Xuất phát từ khiếu nại của một khách hàng trên đường Điện Biên Phủ, P.17, Q. Bình Thạnh (TP.HCM) là điện kế cơ cũng chạy... phi mã, Sở Công nghiệp TP.HCM đã tổ chức kiểm định điện kế tại một đơn vị độc lập với ngành điện là Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3. Kết quả thật bất ngờ, các chỉ tiêu khác như cấp chính xác, ngưỡng độ nhạy... đều đạt. Riêng chỉ tiêu quan trọng nhất của điện kế là đo lường lại không đạt. Cụ thể: khi thử với tải 1 ampe (điện kế 220V) thì sai số là +2,64 %, với 2 ampe sai số là +0,98 %, với 20 ampe sai số là +0,77%... Điều này có nghĩa là với điện kế này khi khách hàng sử dụng điện càng nhiều thì sai số càng thấp” (Bài “Kết quả kiểm định điện kế cơ hiệu EMIC: Đo đếm không chính xác!”, báo TTTP.HCM ra ngày 29/12/2005) Việc sử dụng nhóm từ khoa học trong các bài điều tra là cần thiết nhằm tăng độ tin cậy của thông tin, tuy nhiên lạm dụng nhóm từ này sẽ khiến bài viết trở nên khô khan, khó hiểu cản trở sự tiếp nhận của độc giả. 4.3.2. Chữ tắt Trong bài điều tra, việc sử dụng chữ tắt có tác dụng tiết kiệm ngôn ngữ, rút ngắn văn bản và cô đọng thông tin. Các thuật ngữ xuất hiện phổ biến là: CQĐT (Cơ quan điều tra), HĐXX (Hội đồng xét xử), TANDTC (Toà án nhân dân tối cao), VKSND (Viện kiểm sát nhân dân), BLHS (Bộ Luật hình sự)... Tuy nhiên, nhiều trường hợp, chữ tắt trở thành rào cản trong việc tiếp nhận thông tin đối với công chúng, đó là do tác giả đã không có phần diễn giải trước đó. Vì vậy, theo chúng tôi, đối với mỗi chữ tắt nên có phần diễn giải ở lần xuất hiện đầu tiên của nó trong bài báo, nhằm hạn chế tối đa những khó khăn của độc giả khi tiếp nhận thông tin, không gây hiểu lầm, hiểu sai lệnh nội dung thông tin, hoặc gây khó chịu cho người đọc. Như trong bài: “Nghi án một số cầu thủ bán độ tại Sea Games 23: Trách nhiệm của ông Phó đoàn Lê Thế Thọ đến đâu?” trên báo Thanh niên, số ra ngày 15/12/2005, tác giả sử dụng rất nhiều chữ tắt: LĐBĐVN (Liên đoàn bóng đá Việt Nam), UBTDTT (Uỷ ban thể dục thể thao), BHL (ban huấn luyện), TTVN (thể thao Việt Nam) nhưng trước đó không hề có sự chú thích cho người đọc. Đành rằng đây là những chữ tắt quen thuộc, nhưng không phải ai cũng có khả năng “luận”, chúng ta không thể “đánh đố” độc giả bằng lối viết cẩu thả. Họ sẵn sàng bỏ qua những bài viết như vậy. 4.4 Số liệu Số liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu trong các bài điều tra . Lô-íc éc-vu-ê đã viết: “Thêm một ví dụ, con số vào bài viết cũng có tác dụng y như khi gia giảm mắm muối vào món ăn”. 89% các bài điều tra viết về vụ án PMU18 đều có dùng số liệu, tỷ lệ này ở các bài điều tra viết về vụ Điện kế điện tử ở TP.HCM là 83%, ở các bài điều tra về vụ bán độ bóng đá của đội U23 VN là thấp nhất 68%. Như vậy, bài điều tra về các vụ án kinh tế sử dụng nhiều số liệu hơn cả, còn các vụ án về xã hội chính trị thì hạn chế. Tuy nhiên, việc đưa số liệu vào bài viết sẽ giúp các luận điểm trở nên rõ ràng và có sức thuyết phục lớn hơn. Số liệu được thể hiện trong các bài điều tra chủ yếu dưới dạng số: số tuyệt đối, số tương đối, số thập phân. Trong đó, số liệu khoa học luôn được thể hiện dưới dạng chính xác nhất, còn số liệu của các thông tin khác có thể ở dạng tương đối. Đoạn viết sau đây đầy ắp các thông số kỹ thuật và số liệu giá cả: “Qua kiểm tra tại hiện trường về hạng mục lắp điện trong lòng dầm hộp cầu Hàm Rồng, cơ quan chức năng đã phát hiện cáp đồng CU/XLPE/DATS được nhà thầu sử dụng để lắp đặt là chủng loại 3x35+1x16mm2, không đúng chủng loại 3x35+1x25mm2 như thiết kế được duyệt. Hơn nữa, đơn giá cáp đồng là 153.000 đồng/m nhưng PMU18 lại cho thanh toán với giá 174.290 đồng/m (chệnh lệch 20.790 đồng/m).” (Bài “Sai phạm nối tiếp... sai phạm”, báo TTTP.HCM, ra ngày 22/3/2006) Số liệu tương đối thường được lấy ở dạng 4 chữ số: “gói thầu R1 tại dự án cải tạo nâng cấp mở rộng quốc lộ 2 đoạn Đoan Hùng – Thanh Thuỷ (km109+940 đến km129) trị giá 53,61 tỷ đồng cho 19 km đường(…). Trong gói thầu R1 phía Công ty cổ phần Hoa Việt được nhận 35,12 tỷ đồng để thi công... 9km đường, còn Công ty công trình giao thông 889 chỉ nhận được 18,49 tỷ đồng để thi công 10 km còn lại” (Bài “Doanh nghiệp “sân sau” của Bùi Tiến Dũng”, báo TTTP.HCM ra ngày 24/3/2006). Số liệu tuyệt đối cũng được sử dụng trong một số bài điều tra, trong bài “Điện kế điện tử, có tin cậy không?”, báo TTTP.HCM ra ngày 3/6/2005, để chứng minh sự thiếu chính xác của những chiếc điện kế điện tử, tác giả đã sử dụng số liệu tuyệt đối ở mức độ đậm đặc: “Hộ ông Nguyễn Xuân Đức ở 120D/4 ấp Giãn Dân, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9 nhận được giấy báo tiền điện tháng năm (24-4-2005 đến 15-5-2005) 1.460.500 đồng cho 1.044 kWh điện, trong khi những tháng trước ông chỉ đóng tiền cho khảng trên dưới 500kWh. Hộ Trần Minh Quy (79B/4 Giãn Dân, phương Long Thạnh Mỹ) trước đây chỉ đóng tiền điện từ 800.000 – 900.000 đồng/tháng thì nay phải đóng gấp ba lần: 2.563.000đ cho 1.760kWh điện. Hộ Đinh Văn Long (cùng ấp) nhận được giấy báo số ghi tiền điện tăng hơn ba lần (1.522.000 đồng) so với tháng trước (...)”. Cách đưa số liệu như trên giống như ... tung hoả mù với người đọc, sẽ rất khó khó chịu. Tóm lại, theo chúng tôi, cách đưa số liệu trong các bài điều tra trên báo TTTP.HCM và Thanh niên hiện nay còn thiếu thống nhất. Số liệu là để làm sáng tỏ cho nội dung thông tin và là chứng cứ chính xác cho bài điều tra, vì thế cần phải được sắp xếp một cách có hệ thống và theo nguyên tắc, không nên đưa số liệu một cách dàn trải có thể gây phản tác dụng vì nó gây tâm lý... ngại đọc ở độc giả. Một hướng làm hiệu quả đã được hai báo áp dụng hiện nay đó là việc đưa số liệu vào các box riêng, giúp người đọc tiện theo dõi và so sánh. Tuy nhiên cách làm này vẫn chưa được phổ biến. 4.5 Thông tin phi văn tự Thông tin phi văn tự được hiểu là những thông tin trên báo chí không đăng tải dưới dạng văn tự mà là dạng đồ hình, như: ảnh, tranh minh hoạ, bảng biểu, đồ thị, sơ đồ, bản đồ... Trên báo chí Việt Nam nói chung và riêng đối với các bài báo thuộc thể loại điều tra, việc tận dụng ưu thế của kênh thông tin phi văn tự này còn rất hạn chế. Trong khi thực tế đã chứng minh, thông tin đồ hoạ giúp người đọc tiếp nhận thông tin nhanh, dễ hiểu, dễ nhớ, ấn tượng... ảnh được sử dụng nhiều nhất. Chúng tôi sẽ chứng minh nhận xét này bằng bảng thống kê dưới đây: Báo TTTP.HCM Thanh niên Số ảnh 41 57 Tổng số bài 38 42 Tỷ lệ trung bình 1 ảnh/bài 1,4 ảnh/bài Bảng thống kê số lượng ảnh sử dụng trong loạt bài điều tra trên báo TTTP.HCM và Thanh niên năm 2005 và 2006 Theo bảng thống kê này thì Thanh niên có mức trung bình là 1,4 ảnh/bài cao hơn TTTP.HCM chỉ có 1 ảnh/bài. Có nhiều cách phân loại ảnh, ở đây chúng tôi sẽ chia ảnh sử dụng trong các bài điều tra trên hai tờ báo thành hai nhóm: ảnh chụp nhân vật và ảnh chụp khung cảnh. ảnh chụp nhân vật: ảnh chụp nhân vật chiếm 1/2 tổng số ảnh được sử dụng. Đó là các bức ảnh chụp chân dung các nhân vật được nhắc tới trong bài điều tra: Bùi Tiến Dũng – Tổng giám đốc PMU18, Nguyễn Việt Tiến – Thứ trưởng Bộ GTVT (Vụ PMU18); cầu thủ Quốc Vượng, Văn Quyến, Quốc Anh, Bật Hiếu, Lê Thế Thọ – Phó đoàn TTVN tại Seagames 23 (Vụ bán độ bóng đá của một số cầu thủ U23 VN); Lê Minh Hoàng – Giám đốc Công ty ĐLTP.HCM, Lê Văn Hoành - Phó GĐ phụ trách kinh doanh Công ty ĐLTP.HCM (Vụ điện kế điện tử TP.HCM)... ảnh sử dụng với tính chất minh hoạ, chú giải cho phần lời nói trích dẫn hoặc thông tin đưa ra trong bài điều tra. Hầu hết ảnh cỡ nhỏ, cắt cúp chặt, cốt chỉ lấy hình khuôn mặt. Những bức ảnh này biểu lộ rõ trạng thái, tâm lý của nhân vật trong những bối cảnh cụ thể như: khuôn mặt ngơ ngác, ăn năn của Văn Quyến, Quốc Vượng trong tại trạm giam T16 (Báo TTTP.HCM); dáng vẻ lầm lỳ của Bùi Tiến Dũng khi bị bắt về trụ sở của cơ quan điều tra (báo Thanh niên); sự khúm núm lẫn lo lắng của Nguyễn Mậu Thông (đàn em của Dũng “tổng”) khi bị bắt vì tội chạy án cho Bùi Tiến Dũng (TTTP.HCM)... Đây là những bức ảnh “đắt”, giá trị thông tin cao hơn cả... ngàn chữ! Lột tả được tính cách, bản chất của nhân vật. Đáng lưu ý là còn một bộ phận những bức ảnh chụp rất “mâu thuẫn” với nội dung bài báo. Nội dung bài viết là làm rõ việc bán độ của các cầu thủ, trong đó nhấn mạnh Quốc Vượng là người “cầm đầu các cầu thủ bán độ” nhưng ngay phái dưới tít bài như vậy là bức ảnh Quốc Vượng đang trong tư thế ăn mừng bàn thắng ở một trận đấu với lời chú thích ảnh đơn giản “Tiền vệ Quốc Vượng” (báo Thanh niên, số ra ngày 22/12/2005). Các tờ báo lớn không thể có cách dùng ảnh thiếu chuyên nghiệp như vậy! ảnh chụp khung cảnh: Chiếm 1/2 còn lại trong tổng số ảnh được các báo sử dụng. Hầu hết là những bức ảnh “tĩnh” chụp quanh cảnh các công trình giao thông đầy “tai tiếng” do PMU18 là chủ đầu tư, ngôi biệt thự đồ sộ của các quan chức PMU18, hoặc ảnh chụp văn phòng của Linkton Vina tại đường Hồ Văn Huê (TP.HCM) và trụ sở của một số công ty có liên quan trong vụ điện kế điện tử TP.HCM. Nhìn chung những bức ảnh có giá trị thông tin không sâu chủ yếu là để minh hoạ . Tuy nhiên vẫn có những bức ảnh mang nội dung thông tin cao như trong bài “Thế lực ngầm trong ngành giao thông” – báo Thanh niên , số ra ngày 1/4/2006, bên cạnh bức ảnh chụp tư dinh của Nguyễn Mậu Thôn, một thế lực ngầm trong giới xây dựng công trình giao thông là bức ảnh chụp một cọc tiêu bê tông... cốt tre trên QL 18 do PMU18 làm đại diện chủ đầu tư. Đây là bức ảnh “biết nói” đã tố cáo sự thật kinh hoàng từ những công trình giao thông bị “rút ruột” bởi chính “cha mẹ” của chúng là chủ đầu tư PMU18. Hoặc bức ảnh chụp hàng dài ô tô xếp trong khu nhà xe ở trụ sở PMU18 với một dòng chú thích ảnh “Xe công để không bám đầy bụi tại nhà xe trụ sở PMU18” (bài “ôtô công đã “cho mượn” như thế nào?”, báo Thanh niên, ra ngày 23/3/2006), không chỉ có tác dụng minh hoạ. Xem bức ảnh ấy, người đọc cảm thấy phẫn nộ trước sự lạm dụng tiêu xài phung phí của Bùi Tiến Dũng và các quan chức PMU18, hàng chục chiếc xe công “đập hộp” mua về để không và phát tán lung tung phục vụ cho mục đích của các cá nhân PMU18. Ngoài ra còn một số ảnh chụp vật chứng chỉ có tính chất minh hoạ cho thông tin trong bài viết. Đó là ảnh chiếc điện kế điện tử do Công ty Điện lực TP.HCM lắp đặt tại nhà dân, hay chiếc cầu dao hiệu Quán Quân do Công ty Điện lực TP.HCM “ép” người dân phải lắp thêm vào hộp điện kế cơ (báo TTTP.HCM)... Một số ảnh khác chụp các bằng chứng giấy tờ có liên quan trong vụ điện kế điện tử là “hợp đồng góp vốn do bà Trần Thị Liên – giám đốc Công ty Quang Trung ký với vợ chồng ông Lê Minh Hoàng – giám đốc CTĐL TP. HCM”. Về vụ PMU18, báo TTTP.HCM còn chứng minh có sự “bảo kê” của Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến cho một liên danh giữa công ty “sân sau” là Hoa Việt với 1 công ty khác bằng bức ảnh chụp lá đơn xin dự thầu dự án cải tạo, nâng cấp uyến đường Biểu Nghi – Phà Rừng của liên doanh Hoa Việt và Công ty xây dựng 319, với “bút phê” bên cạnh của Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến. Tuy nhiên tỷ lệ các bức ảnh này không đáng kể. Giá trị bức ảnh cũng tăng lên rất nhiều nhờ các chú thích ảnh. Về điểm này, hai báo đều ý thức rất rõ. Trong nhiều trường hợp, ảnh sẽ trở nên “vô nghĩa” nếu tác giả không có phần chú thích bên cạnh. Có thể hai bức ảnh cùng chung một lời chú thích: ảnh thứ nhất chụp Bùi Tiến Dũng đang bị còng tay vào trại tạm giam, ảnh thứ hai là chiếc ô tô mang biển số “đẹp”, phía dưới là lời chú thích ảnh đầy thâm thuý: “Con bạc VIP và chiếc xe biển số “lộc phát”” (báo Thanh niên, ra ngày 21/2/2006). Song, do nhiều bức ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ nên chú thích cũng chỉ có tính chất thông báo đơn giản như trong bài “Trách nhiệm của ông Lê Thế Thọ đến đâu?” (báo Thanh niên, ra ngày 15/12/2005), ngay phía dưới tít bài là bức ảnh ông Lê Thế Thọ chụp chung với ông Lê Hồng Minh – Trưởng đoàn TTVN tại Seagames 23 và hai vận động viên VN, chú thích ảnh là: “Ông Lê Thế Thọ tại sân Rizal Memorial”. Từ những bức ảnh trên đây có thể khẳng định, ảnh và chú thích ảnh cũng là một kênh thông tin quan trọng và có hiệu quả mà báo TTTP.HCM và Thanh niên đều ý thức khai thác. Kết quả một cuộc điều tra gần đây nói rằng độc giả các báo dành nhiều thời gian xem những bức ảnh trên báo nhiều gấp ba lần so với thời gian dành đọc báo in (Vũ Quang Hào. “Báo chí và đào tạo báo chí Thuỵ Điển”. Nxb Lý luận chính trị năm 2004 ). Bảng biểu, đồ thị hay sơ đồ, bản đồ... hầu như không được các báo sử dụng trong bài điều tra. Báo TTTP.HCM, trong bài “Công ty một nhà” bán cho người nhà”, ra ngày 6/7/2005 có đưa ra một bảng thống kê “Giá trị hợp đồng kinh tế ký kết giữa Quang Trung và Công ty Điện lực TP.HCM” từ năm 2001 đến 5/2005. Các con số tăng dần theo từng năm cho thấy sự liên quan vô cùng chặt chẽ về kinh tế giữa Quang Trung và CTĐL TP. Tuy nhiên, theo sự khảo sát của chúng tôi ở các bài điều tra trên báo TTTP.HCM và Thanh niên, thì đây là bài báo duy nhất có sử dụng bảng biểu, ngoài ra không có bài điều tra nào sử dụng đồ thị, sơ đồ ... Thực tế này cho thấy các báo chưa nhận thức rõ vai trò và tác dụng của việc sử dụng thông tin phi văn tự trong bài điều tra, một thể loại đòi hỏi tính chính xác, rạch ròi, minh bạch về mặt pháp lý. Về mặt này, các báo cần 5. Một vài nhận xét về phương diện thể hiện bài điều tra của báo TTTP.HCM và Thanh niên Điều tra vốn được xem là thể loại khó viết đối với người làm báo và khó đọc đối với công chúng báo chí. Khó viết vì nó đòi hỏi nhà báo phải có kiến thức sâu sắc về luật pháp và cũng không dễ viết hay do bị chi phối bởi những đặc điểm về thể loại. Khó đọc vì bài điều tra hiện nay trên báo chí nói chung và báo in nói riêng còn khô khan, rập khuôn máy móc. Trước tình hình ấy, báo TTTP.HCM và Thanh niên vẫn có được những bài điều tra hấp dẫn được công chúng và tạo dựng được phong cách của mình ở một thể loại rất khó. Chúng tôi đánh giá đây là thành công của hai tờ báo. 5.1. Thanh niên Thanh niên được đánh giá là tờ báo xông xáo và quyết liệt trong nhiều vấn đề nóng hổi của xã hội, có chính kiến và quan điểm riêng; luôn đứng về phía đông đảo công chúng, đối lập với những thế lực đen... Riêng mảng điều tra về các vụ án, vụ việc quan trọng, Thanh niên luôn sẵn sàng nói thẳng, nói thật. Một số cây bút điều tra tiêu biểu của Thanh niên hiện nay là: Việt Chiến, Trần Hùng, Xuân Toàn... Các bài điều tra của Thanh niên có giới hạn chặt chẽ, ổn định về dung lượng (dưới 1500 từ/bài). Đây là mức dung lượng vừa phải của một bài điều tra, phù hợp với đặc điểm của công chúng hiện nay không có nhiều thời gian, họ chỉ quan tâm tới những vấn đề bức xúc nhất hoặc trực tiếp liên quan tới quyền lợi của họ. Trên báo Thanh niên , các bài điều tra được ưu tiên ở những trang đặc biệt: Bài điều tra về Vụ điện kế điện tử TP.HCM thường được đăng ở trang 4 thuộc chuyên mục Kinh tế – xã hội. Bài điều tra về Vụ bán độ của một số cầu thủ U23 VN đăng ở trang 16, 17 thuộc chuyên mục Thể thao. Bài điều tra về Vụ PMU18 đăng ở trang 4, chuyên mục Kinh tế – xã hội. Như đã thống kê ở trên, báo Thanh niên chú trọng sử dụng tít kích thích và tít hỗn hợp vì thế luôn hấp dẫn được người đọc. Nội dung của tít bài cũng rất phong phú, vừa thông báo vừa gợi mở được vấn đề, kích thích được trí tưởng tượng tò mò của độc giả: “Không thể giữ được phần hồn của cầu thủ” (ra ngày 29/12/2005), “Mở rộng điều tra đường dây cá độ bóng đá Bùi Quang Hưng: Bùi Tiến Dũng đã “phân phát” 108 chiếc xe ô tô đắt tiền cho ai? ” (số ra ngày 21/2/2006) Báo Thanh niên cũng rất chú trọng tới phần sapô, các bài điều tra có sử dụng sapô chiếm tới 83,3 %, trong đó chủ yếu là sapô nêu nội dung chính của bài báo. Ví dụ: “Theo nguồn tin Thanh niên nắm được tối 19.3, số tiền mà Bùi Tiến Dũng, nguyên Tổng giám đốc PMU18 dùng để chạy án lên tới 500.000 USD. Một nguồn tin khác cho rằng số tiền mà Dũng “tổng” huy động chiến hữu, bạn bè hỗ trợ cho mình trong phi vụ tày đình này có thể còn nhiều hơn nữa. Hiện tại, Cơ quan điều tra (CQĐT) chỉ mới làm rõ được 50.000 USD và gần một tỷ đồng mà 3 cá nhân đã dùng để “chạy” cho Dũng” (bài “Liên quan đến vụ án “con bạc triệu đô”: Bùi Tiến Dũng đã dùng 500.000 USD để chạy án?”, báo TTTP.HCM, ra ngày 20/3/2006). Do dung lượng bài viết không quá dài, chỉ có 52,4% bài điều tra của báo Thanh niên có sử dụng tít xen, một bài điều tra có nhiều nhất là 3 tít xen. Riêng về ảnh, báo rất chú trọng việc sử dụng cho bài điều tra trung bình có 1,4 ảnh/bài. Đây là tỷ lệ cao so với nhiều báo khác. Song theo đánh giá chung của chúng tôi, Thanh niên tuy là tờ báo của thế hệ trẻ (cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam), nhưng ngôn ngữ có phần “già” hơn chính nó. Cụ thể là các bài điều tra của Thanh niên chưa phong phú về phương diện thể hiện, đây là hạn chế mà tờ báo nên tìm cách khắc phục, đổi mới. 5.2. TTTP.HCM Cùng một đối tượng phục vụ là giới trẻ nhưng các bài điều tra của Thanh niên có phần “già dặn” và “trầm”, trong khi đó TTTP.HCM lại có phong cách đặc biệt năng động, trẻ trung, độc đáo hơn. Một số cây bút điều tra tiêu biểu của báo là: Võ Hương, Như Hằng, Minh Quang... Bài điều tra trên TTTP.HCM thường có dung lượng lớn, có nhiều bài trên 2000 từ/bài chiếm cả một trang báo. Cách tổ chức trang khá linh hoạt: Bài điều tra về Vụ điện kế điện tử TP.HCM thường được đặt ở trang 4, thuộc chuyên mục Pháp luật – Nhà nước & Công dân Bài điều tra về Vụ bán độ của một số cầu thủ U23 VN đăng ở trang 14 thuộc chuyên mục Thể thao. Bài điều tra về Vụ PMU18 đăng ở trang 3 – Thời sự hoặc trang 4 thuộc chuyên mục Kinh tế – xã hội. Dạng tít báo thường dùng là tít kích thích, gợi nhiều trí tò mò của người đọc: Ví dụ: “Điện kế điện tử, có tin cậy không?” (báo TTTP.HCM ra ngày 3/6/2005). Hoặc “Linkton – “công ty gia đình xuyên quốc gia”” (báo TTTP.HCM ra ngày 11/7/2005) , và “Liên minh ma quỷ tại các dự án nghìn tỷ” (báo Thanh niên, ra ngày 31/3/2006). Cùng với tít bài, cách “rút” sapô của TTTP.HCM rất hấp dẫn, có tới 86,8% các bài điều tra đều sử dụng sapô. Nội dung sapô chủ yếu nêu vấn đề và gợi mở hướng giải quyết. Kiểu sapô này đặc biệt được hai báo TTTP.HCM ưu dùng trong các bài điều tra bởi ưu điểm của nó là kích thích sự tò mò, hấp dẫn người đọc. Nếu là người đọc, bạn khó có thể bỏ quá những bài viết có sapô còn “bỏ ngỏ” hoặc hứa hẹn những nội dung thông tin hấp dẫn... 89,5% các bài điều tra của TTTP.HCM có sử dụng tít xen, trung bình mỗi bài báo có ít nhất 2 tít xen/bài, cá biệt có những bài sử dụng tới 4 tít xen như bài “Những dự án đầy “tai tiếng” (TTTP.HCM, ra ngày 21/3/2006). Nội dung của tít xen cũng rất phong phú: tít xen dạng trích dẫn, dạng thông báo khái quát.... Kiểu tít xen nào cũng tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn độc giả vào bài viết. Ví dụ: “Siêu ban” PMU18”, “Những mối quan hệ ziczac...” (20/3/2006). Lại có tít xen vận dụng từ thành ngữ dân gia rất khéo léo như “Trăm sông đều đổ ra biển...” (6/7/2005) ... Trung bình mỗi bài điều tra của TTTP.HCM có 0,8 box/bài, tỷ lệ này cao hơn Thanh niên (chỉ có 0,5 box/bài) cho thấy các tác giả luôn tìm tòi hướng thể hiện cho nội dung bài báo. Một trong những đặc điểm ngôn ngữ của bài điều tra ấy là tính chính luận, tuy nhiên khi đọc các bài điều tra của TTTP.HCM người ta dễ nhận ra cả ngôn ngữ văn học với những hình ảnh ẩn dụ, so sánh: “Công ty gia đình xuyên quốc gia”, “Trượt dài trên con đường quyền lực”... Lập luận có cơ sở, thông tin xác thực, nhiều chiều nhưng không nặng nề, chứng cứ cụ thể và có tính phát hiện, thêm vào đó hình thức thể hiện của TTTP.HCM khá phong phú. Có thể nói TTTP.HCM đã và đang tiếp cận được cách làm báo hiện đại, mang thông tin đến gần hơn với công chúng. Tuy nhiên với thể loại điều tra để hấp dẫn được đông đảo công chúng, đòi hỏi sự đổi mới toàn diện về phương diện thể hiện. Trên cơ sở những thành tựu của hai tờ báo Thanh niên và TTTP.HCM, chúng tôi sẽ đề xuất một hướng thể hiện mới cho bài điều tra trên báo in theo phong cách báo chí hiện đại. Chương II Một số đề xuất cho bài điều tra trên báo in theo cách thể hiện của báo chí hiện đại A - Đặt vấn đề Báo chí Việt Nam ngày càng phát triển và đang trên đà hội nhập với nền báo chí hiện đại của thế giới. Trong quá trình đó, không ít thể loại báo chí truyền thống trên báo in đã mất đi hoặc ít xuất hiện hơn, để đáp ứng yêu cầu của thực tế, các thể loại báo chí phải luôn tự hoàn thiện. Điều tra là thể tài báo chí quan trọng và xung kích của báo chí, đặc biệt trong tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đang diễn biến phức tạp, vấn đề chống tiêu cực trở thành điểm nóng của đời sống kinh tế xã hội. Tuy nhiên, muốn hấp dẫn được công chúng, các bài điều tra hiện nay cần thoát khỏi lối viết truyền thống – mỗi bài báo có độ dài hàng nghìn chữ đầy ắp và lẫn lộn các thông tin sự kiện đến phân tích, nhận định của phóng viên, cùng các ý kiến phỏng vấn rồi các số liệu khô khan, sự kiện có liên quan... Theo chúng tôi, bài điều tra cần có lối thể hiện mới theo phong cách của báo chí hiện đại, nghĩa là luôn đáp ứng được mong muốn của độc giả, gần hơn với độc giả và phù hợp với mọi đối tượng độc giả. Về phía độc giả, họ sẽ không bao giờ từ chối một bài báo đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin, thoả mãn và phù hợp với mọi ý thích, thói quen, bối cảnh và thời gian đọc báo của họ. Nội dung các bài điều tra luôn đề cập tới những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống tuy nhiên độc giả ngày nay rất đa dạng, họ ở nhiều tằng lớp khác nhau, trình độ khác nhau, lứa tuổi khác nhau, ngành nghề khác nhau... hơn nữa, họ là những người rất “khó tính”. Độc giả không có nhiều thời gian để đọc báo, vì thế họ sẽ chỉ đọc những bài báo liên quan tới vấn đề họ quan tâm và “bắt mắt” họ ngay từ cách trình bày/ thể hiện. Vậy, bài điều tra cần phải có cách thể hiện như thế nào để hấp dẫn được đông đảo công chúng? Trước hết, về mặt nội dung, bài điều tra phải luôn tìm ra những hướng tiếp cận khác nhau cho cùng một vấn đề. Ví dụ, cùng viết về vụ PMU18, chúng ta có thể điều tra làm rõ: nguồn gốc ra đời của PMU18 (Ban quản lý dự án số 18), những tiêu cực và khuất tất xung quanh PMU18, PMU18 làm thế nào để “hái” được nhiều dự án, có những ai được hưởng “lộc” từ PMU18, các công trình bị PMU18 “rút ruột” như thế nào... Ngoài ra, với những nhân vật quan chức có dính líu tới PMU18, chúng ta có thể tìm hiểu lai lịch của từng người, làm rõ mối quan hệ giữa các nhân vật này, ý kiến của cơ quan điều tra, những vị lãnh đạo cấp trên về họ, ý kiến của người dân quan tâm tới vụ việc này. Xem xét vấn đề của PMU18 ở góc độ quản lý cán bộ, quản lý Đảng viên... Với vụ án một số cầu thủ U23 VN bán độ tại Sea Games 23, ngoài việc cung cấp những thông tin có được từ cơ quan điều tra, nhà báo sẽ giúp công chúng hiểu vì sao các cầu thủ U23 có thể sẵn sàng đánh đổi tương lai và danh dự Tổ quốc để lấy 20 triệu đồng, làm rõ trách nhiệm của những người lãnh đạo khi để xảy ra vụ bán độ trong các cầu thủ U23, đặt ra câu hỏi có hay không đường dây mua bán độ bóng đá giữa các cầu thủ ở các kỳ thi đấu trước đây và đề xuất hướng điều tra... Tương tự với vụ điện kế điện tử TP.HCM, các bài điều tra không chỉ nêu lên những sai phạm trong việc lắp đặt điện kế điện tử của Công ty Điện lực TP.HCM, sự thật về những chiếc điện kế điện tử “nhập khẩu”, mà cần điều tra làm rõ mối quan hệ nhập nhằng giữa những người có trách nhiệm ở Điện lực TP.HCM và công ty nhận thầu Linkton, sự thật về công ty Linkton Singapore, ý kiến của ngành điện lực TP.HCM, ý kiến của những người dân đang chịu hậu quả trực tiếp từ vụ gian lận này... Khảo sát và nghiên cứu báo TTTP.HCM và Thanh niên, chúng tôi đánh giá đây là hai tờ báo có nhiều bài điều tra đột phá, có tính chiến đấu cao, thể hiện sự tìm tòi, phát hiện vấn đề. Về phương diện thể hiện, các báo nên làm tốt hơn, bài điều tra cần được tổ chức thành “nhiều cửa”, theo đó một bài báo được cấu thành chủ yếu là: tít, sapô, text (chính văn), đồ hình (minh hoạ, bảng biểu...), ảnh, phần phỏng vấn, box dữ liệu. Không nhất thiết bài báo nào cũng phải đảm bảo tất cả các yếu tố nhưng theo cách làm này bài điều tra sẽ thoả mãn nhu cầu thông tin của độc giả, phù hợp với mọi ý thích, thói quen, bối cảnh và thời gian đọc báo của độc giả. (*) Cụ thể, bài điều tra “nhiều cửa” sẽ được tổ chức như thế nào? Dưới đây là những phân tích và ví dụ cụ thể. B – Bài điều tra trên báo in theo cách thể hiện của báo chí hiện đại Bài điều tra có “nhiều cửa”sẽ giúp độc giả thu nhận thông tin nhanh hơn, dễ hiểu hơn, toàn diện hơn và rành rẽ hơn. Vì tuỳ thuộc vào sở thích, mối quan tâm, thời gian đọc... , độc giả có thể đọc toàn bộ, có thể đọc tít và sapô, hoặc chỉ lướt qua kênh phi văn tự là nắm tương đối rõ nội dung của bài báo. Nhưng có độc giả chỉ quan tâm tới số liệu, thậm chí chỉ xem ý kiến phỏng vấn về vấn đề mà bài điều tra đặt ra. Tít bài ( bao gồm: tít chính và tít phụ): Tít bài có nhiệm vụ thu hút sự quan tâm, tò mò của người đọc vì thế phải ấn tượng, tránh dùng nhiều ký hiệu, chữ viết tắt, nhiều dấu chấm, phẩy trong tít vì trông rối mắt và khó hiểu, nhưng vẫn đảm bảo nêu lên những gì quan ------------------------- (*) Theo Vũ Quang Hào. Báo chí và đào tạo báo chí Thuỵ Điển. Nxb Lý luận chính trị. 2004. trọng nhất của bài viết, phản ánh trung thực nội dung và phải phù hợp với ảnh hoặc đồ hoạ kèm bài. Theo chúng tôi, tít bài cần ngắn gọn, không nên dài quá 10 - 12 từ. Tóm lại, tít phải đảm bảo các yếu tố: tính trung thực, hấp dẫn, chính xác và hàm súc. Riêng phần tít phụ, tuỳ thuộc vào nội dung và dung lượng của bài viết, có thể sử dụng tít phụ để bổ sung cho tít chính. Tít phụ phải phù hợp với tít chính và cùng sắc thái với tít chính. Sapô (phần giới thiệu): Dùng để giới thiệu xuất xứ, nguồn gốc, bối cảnh chính trị – xã hội của tác phẩm, đồng thời nêu những nội dung cơ bản nhất mà tác phẩm sẽ trình bày chi tiết. Phần này nên viết ngắn gọn trong khoảng 100 - 150 từ . Theo chúng tôi, các bài điều tra trên báo TTTP.HCM đang viết tốt phần này. Phần Text (phần chính văn): Đây là trọng tâm của tác phẩm, là nơi tác giả thể hiện quan điểm, chính kiến, chủ đề tư tưởng của tác phẩm và tất cả tư liệu có được trong cả quá trình điều tra, nghiên cứu. Các sự kiện, chi tiết cần được sắp xếp thành từng “nhóm”, theo những luận điểm rõ ràng, rồi phân tích, mổ xẻ kỹ lưỡng trên cơ sở các căn cứ pháp lý. Mỗi luận điểm chia bài viết thành những đoạn nhỏ chứa khoảng 250 – 300 từ. Đây là dung lượng vừa đủ để “níu” mắt người đọc. Sử dụng tít xen. Tít xen nằm lẫn trong phần Text nên dung lượng vừa đủ là dưới 10 từ để người đọc tiện theo dõi. ý kiến của tác giả được thể hiện qua cách đặt tít chứ không riêng phần kết luận. Thông tin phi văn tự: Sử dụng ưu thế của kênh thông tin phi văn tự là giải pháp thông minh cho các bài điều tra có quá nhiều thông tin, tình tiết, nhiều kiến giải... ảnh: chính là mức độ đọc đầu tiên, thu hút sự chú ý của độc giả. Hình ảnh chuyển tải thông tin và làm cho trang báo trở nên thông thoáng hơn, đặc biệt trong bài điều tra ảnh cũng được coi là minh chứng thuyết phục, làm tăng độ tin cậy cho bài báo. Trong bài điều tra của một số báo hiện nay chỉ sử dụng 1 – 2 ảnh có tính chất minh họa. Theo chúng tôi, cần sử dụng ít nhất là 3 ảnh (có chú thích ảnh và tên tác giả) trong một bài điều tra, trong đó có 1 ảnh “đinh” – bức ảnh quan trọng nhất (phụ thuộc vào khả năng thẩm định của tác giả). Các bức ảnh còn lại là ảnh chân dung nhân vật có phát biểu ý kiến được trích đăng. Có thể sử dụng tranh minh họa trong trường hợp cần thiết. Một bức ảnh tốt phải đảm bảo những yếu tố sau: sống động, bố cục chặt chẽ, có thông tin. ảnh phải có kèm chú thích ảnh, chỉ chấp nhận không có chú thích khi tít hoặc tít phụ bao trùm bài báo và bức ảnh đóng luôn vai trò chú thích. Đồ hình (đồ thị, sơ đồ, bản đồ, bảng biểu...): các bài điều tra hiện nay hầu như không đưa đồ hình vào bài viết. Điều này làm giảm đi tính hấp dẫn, vì trong nhiều trường hợp, đồ hình sẽ hỗ trợ việc truyền tải thông tin so sánh, đối chiếu, người đọc sẽ dễ dàng hiểu được ý nghĩa của các con số thay vì chỉ hiểu một cách mơ hồ. Cột phỏng vấn: Cột phỏng vấn bao gồm: ý kiến công luận, ý kiến nhà báo, ý kiến của người đại diện cơ quan chức năng thành một cột riêng có kèm ảnh chụp chân dung. Đối với bài điều tra, thông tin từ các cột phỏng vấn sẽ tăng tính khách quan, độ tin cậy đối với độc giả. Báo Thanh niên và TTTP.HCM vẫn chưa chú ý tới việc đưa các ý kiến phỏng vấn nhân vật thành cột (phần) phỏng vấn riêng mà vẫn để lẫn với phần text. Chúng tôi sẽ bổ sung các cột phỏng vấn ở một số bài viết nhằm tăng hiệu quả thông tin cho bài điều tra. Hộp dữ liệu (Box): Hộp dữ liệu bao gồm những thông tin bổ sung hoặc thông tin không nhất thiết phải đưa vào phần chính văn. Có thể là những dòng trích ngang lý lịch, sự nghiệp của nhân vật (kèm ảnh) hoặc trích đăng công văn, văn bản pháp lý, số liệu có liên quan tới vụ việc... Theo chúng tôi, hộp dữ liệu cũng được coi là kênh thông tin hấp dẫn cung cấp thêm thông tin đối với độc giả có nhu cầu tìm hiểu sâu. Những dữ liệu này cần được chọn lọc, chính xác và sắp đặt gọn, rõ. Từ những bài điều tra ban đầu trên báo TTTP.HCM và Thanh niên, chúng tôi sẽ tổ chức các bài viết này thành bài báo “nhiều cửa” theo cách thể hiện của báo chí hiện đại. Trong khoá luận này, đi kèm mỗi bài điều tra đã được tổ chức lại thành “nhiều cửa”, ở phần phụ lục sẽ có các bài báo “gốc” của báo TTTP.HCM và Thanh niên để tiện cho việc so sánh, đối chiếu. Một số ví dụ về bài điều tra được tổ chức thành “nhiều cửa”: Về vụ điện kế điện tử TP.HCM Bài “Kết quả kiểm định điện kế cơ hiệu EMIC: Đo đếm không chính xác!” – báo TTTP.HCM số ra ngày 29/12/2005. Bài điều tra của tác giả Lan Vi có dung lượng dưới 1000 từ, sử dụng tới 3 tít xen, nhưng chỉ có 1 ảnh và 1 box dữ liệu. Theo chúng tôi, thay vì chỉ đưa box ý kiến phản hồi của một người dân về chất lượng điện kế cơ hiệu EMIC có thể dùng cột phỏng vấn (kèm ảnh) có nêu ý kiến của cán bộ trung tâm đo lường và hai ý kiến của những hộ dân có lắp điện kế EMIC. Việc bổ sung cột phỏng vấn bài viết sẽ trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn. Bức ảnh “đinh” của bài báo sẽ được phóng to hơn và chuyển về phía bên phải của sapô để bài viết không “nặng”, vì chúng tôi bổ sung bảng “kết quả kiểm tra đo lường điện kế cơ hiệu EMIC” đặt góc bên trái dưới phần text của bài viết. Phần phỏng vấn và số liệu khi được “bóc tách” khỏi nội dung bài báo sẽ giúp người đọc tiện so sánh và đối chiếu. Bài “Điện kế điện tử sản xuất ở đâu?” – báo TTTP.HCM ra ngày 16/6/2005. Đây là bài điều tra của nhóm tác giả báo TTTP.HCM . Do dung lượng của bài viết tương đối lớn (gần 2000 từ), nên các tác giả đã dùng tới 3 tít xen, sử dụng 2 box dữ liệu và 1 ảnh. Tuy nhiên, theo chúng tôi cần phải bổ sung cột phỏng vấn (kèm ảnh) nêu rõ ý kiến của 3 người là: nhân viên phụ trách kinh doanh của Công ty Linkton, người dân sống gần trụ sở của Công ty Linkton ở đường Hồ Văn Huê. Đây là những ý kiến khách quan sẽ giúp bài viết có độ tin cậy cao hơn. Ngoài ra, ở phần box dữ liệu sẽ trích dẫn ý kiến (kèm ảnh) của ông Lê Minh Hoàng – Giám đốc Công ty Điện lực TP.HCM, đây là ý kiến của người trực tiếp liên quan và có trách nhiệm tới vụ việc này. Về phía độc giả, họ có thêm kênh thông tin để tiếp nhận trong bài viết. 3. Bài “Công ty Điện lực và người tiêu dùng – Ai bị lừa?” – báo Thanh niên số ra ngày 27/6/2005. Dung lượng gần 1000 từ, bài viết có 1 ảnh “đinh”, 1 box dữ liệu và không sử dụng tít xen. Với một bài viết như vậy, người đọc sẽ gặp khó khăn khi tiếp nhận thông tin. Do đó, chúng tôi sẽ bổ sung thêm box phỏng vấn kèm ảnh ông luật sư Phan Trung Hoà và ông Lê Minh Hoàng – Giám đốc Công ty Điện lực TP.HCM. Đây là hai ý kiến khác nhau về cùng một vấn đề, độc giả sẽ được tiếp nhận thông tin từ đa chiều và có thể có những đánh giá của riêng mình. Ngoài ra, chúng tôi sẽ chia phần text thành hai ý nhỏ. sử dụng 2 tít xen sẽ khiến bài viết trở nên rõ ràng hơn rất nhiều: Điện kế điện tử có chính xác? Ai bị lừa? Về vụ một số cầu thủ U23 VN bán độ tại Sea Games 23 1. Bài “Ban huấn luyện người Việt đã thiếu trách nhiệm như thế nào?” – báo Thanh niên, số ra ngày 16/12/2005. Dung lượng hơn 2000 từ nhưng bài viết chỉ có 2 tít xen và 2 ảnh, không có box dữ liệu. Theo chúng tôi, bài báo cần bổ sung thêm phần phỏng vấn (kèm ảnh) nêu ý kiến của ông HLV. Rield, Bộ trưởng Chủ nhiệm UBTDTT Nguyễn Danh Thái và Trưởng đoàn TTVN tại Sea Games 23 Nguyễn Hồng Minh, ông Lê Bửu – nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT về các vấn đề liên quan tới đội tuyển U23 VN. Ngoài ra, bổ sung thêm box dữ liệu “Ông Lê Thế Thọ là ai?”. Bài viết đã có 2 tít xen nhưng theo chúng tôi có thể chia bài thành bốn ý nhỏ hơn, nghĩa là có thêm 2 tít xen nữa: Biết nhưng không nói... Những lời nguỵ biện Chỉ cần một chút trách nhiệm Sao không báo công an? Sử dụng nhiều tít xen và ảnh, bài viết sẽ trở nên thoáng và dễ nhìn hơn, độc giả cũng có thêm các kênh thông tin khác nhau để tiếp cận nội dung bài điều tra. 2. Bài “Cơ quan tố tụng xác định: Quốc Vượng giữ vai trò chính” – báo TTTP.HCM số ra ngày 22/12/2005. Bài viết có dung lượng 1500 từ nhưng chỉ có 2 tít xen, 1 box dữ liệu, ảnh không tốt (cảnh công an đang khám xét nhà Quốc Vượng nhưng chụp từ phía sau, nhìn rất phản cảm). Tuy nhiên do bức ảnh có tính chất thời sự nên vẫn được sử dụng. Theo chúng tôi, bài viết phải có 1 ảnh “đinh” nằm ngay dưới tít bài, sapô ở bên trái ảnh. Box dữ liệu cung cấp thông tin bổ sung vẫn giữ nguyên nhưng bổ sung thêm phần phỏng vấn nêu ý kiến, lời phát biểu của các cầu thủ trong đội tuyển U23 nói về đồng đội của mình. Bài viết có 2 tít xen tương đương với 2 ý nhỏ: Văn Quyến: không phải chủ mưu Lộ diện kế hoạch bán độ 3. Bài “Diễn biến mới nhất vụ án bán độ tại Sea Games 23: Quốc Vượng cầm đầu các cầu thủ bán độ” , báo Thanh niên số ra ngày 22/12/2005. Bài viết không có sapô, sử dụng ảnh “đinh” không tốt (Quốc Vượng trong tư thế ăn mừng bàn thắng mâu thuẫn với nội dung tít bài), dung lượng 2 tít xen quá dài. Do đó ở bài báo này, chúng tôi sẽ thay bức ảnh này bằng ảnh chụp cận khuôn mặt hai cầu thủ Quốc Vượng - Văn Quyến và ảnh chụp Quốc Vượng đang bị đưa vào trại tạm giam T16. Đây là những bức ảnh “đinh” của bài nên sẽ được phóng to. Theo chúng tôi, bài viết có thể đưa thêm ý kiến phỏng vấn người hâm mộ về vụ việc một số tuyển thủ U23 bán độ. Cột phỏng vấn này nằm ở góc phải của bài báo. Phần text chia thành 4 ý nhỏ có sử dụng tít xen: Quốc Vượng là chủ mưu “Bán” mình lấy 20 – 30 triệu Chứng cứ “hạ gục” Quyến Bán độ trận chung kết U23 VN – Thái Lan? Về vụ PMU18 1. Bài “Ô tô công đã cho mượn như thế nào?” – báo TTTP.HCM số ra ngày 23/3/2006. Theo chúng tôi, với bài viết có dung lượng tương đối lớn nên sử dụng nhiều tít xen để độc giả có hứng thú khi nhìn vào trang báo, đó là: Ai mượn xe công? 1001 lý do để mượn xe “Chây ỳ” không trả xe Những xe đã bị niêm phong Để làm rõ việc điều chuyển xe trái nguyên tắc của PMU18, bài viết cần có thêm bảng dữ liệu thống kê “11 chiếc xe PMU18 “cho mượn” vô thời hạn” và cột phỏng vấn (kèm ảnh) những đơn vị đã “mượn” xe của PMU18. ý kiến của các nhân vật trong bài viết sẽ được lấy từ phần text và đặt ở góc phải của bài báo giúp người đọc tiện theo dõi. 2. Bài “Thế lực ngầm trong ngành giao thông” – báo Thanh niên số ra ngày 1/1/2006. Đây là bài điều tra có chất lượng ảnh tốt, có 2 box dữ liệu bổ sung cho nội dung bài viết, ngoài ra còn có cột thông tin “PMU là siêu quyền lực?” chạy dọc bài viết, tuy nhiên tác giả lại không dùng tít xen. Bài viết có dung lượng hơn 2000 từ dễ gây tâm lý ngại đọc ở độc giả nhưng họ sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều khi tác giả đưa các tít xen vào bài viết: PMU luôn có “sân sau”? Những “cao thủ” tại PMU Quyền lực các “sân sau” 3. Bài “Bảo kê” cho Công ty Bắc Nam” – báo TTTP.HCM số ra ngày 25/3/2006. Bài viết có tới 3 tít xen, bức ảnh “đinh” chụp con đuờng mà PMU18 “hỗ trợ” cho huyện Chí Linh (Hải Dương) nhưng thực chất là nhằm phục vụ các trang trại của quan chức PMU18. Chúng tôi bổ sung ảnh chụp bản đồ huyện Chí Linh đặt bên cạnh ảnh “đinh”. Bản đồ này sẽ giúp người đọc hình dung được vị trí của con đường dài hơn 7 km từ quốc lộ 18 dẫn qua đền Chu Văn An sang đến khu di tích Côn Sơn. Trong bài điều tra của tác giả Minh Quang – Võ Hồng Quỳnh, bức ảnh “đinh” ở bên cạnh sapô nhưng chúng tôi sẽ thay đổi vị trí này bằng cách đặt ảnh dưới phần sapô. Nhận xét Qua những dẫn chứng trên đây, chúng tôi khẳng định bài điều tra được tổ chức theo lối cấu trúc “nhiều cửa” có nhiều tính ưu việt hơn so với cách thể hiện trên báo chí hiện nay. Việc tạo bài báo có “nhiều cửa” như vậy giúp cho độc giả thu nhận thông tin nhanh hơn, dễ hiểu hơn, toàn diện hơn và cũng rành rẽ hơn. Đứng trước một vấn đề mà tác giả đề cập, nếu phần phân tích sự kiện, chi tiết được trình bày thành các luận điểm nhỏ, viết ngắn gọn, rõ ràng, độc giả sẽ tiếp nhận thông tin và nắm bắt thông tin một cách dễ dàng hơn. Hoặc một sơ đồ, một bản đồ có thể giúp độc giả hiểu vấn đề nhanh hơn so với việc chỉ đọc đoạn bài viết dành miêu tả về nội dung đó. Hay đọc phần phỏng vấn trong các bài báo, độc giả sẽ cảm thấy tin tưởng vào tính khách quan của nguồn thông tin, sự kiện mà mình đang tiếp nhận, mặt khác việc lấy ý kiến phỏng vấn sẽ tạo không khí “giao lưu” gần gũi giữa độc giả với các nhân vật trong bài báo. Một câu hỏi đặt ra là: nội dung hay vấn đề được đề cập trong bài điều tra có ảnh hưởng như thế nào tới hình thức thể hiện của bài báo? Với các bài điều tra trên báo TTTP.HCM và Thanh niên về vụ điện kế điện tử ở TP.HCM, vụ một số cầu thủ U23 VN bán độ tại Sea Games 23 và vụ PMU18, chúng tôi nhận thấy có sự giống và khác nhau trong cách thể hiện từng vụ việc này. Cả ba vấn đề kể trên đều thuộc lĩnh vực kinh tế – xã hội, riêng vụ một số cầu thủ U23 VN bán độ tại Sea Games 23 còn là vấn đề của lĩnh vực thể thao. Theo cách thể hiện/trình bày của báo chí hiện đại, các bài điều tra này được tổ chức thành “nhiều cửa”, tức là đều phải có tít (tít chính, tít phụ), phần sapô, ảnh, ngoài ra còn có các kênh thông tin khác: box dữ liệu, bản đồ, bảng thống kê... Nhưng tuỳ thuộc vào nội dung vấn đề, không phải với bất kỳ bài điều tra nào cũng cần đầy đủ các kênh thông tin trên. Cụ thể như sau: Loạt bài điều tra vụ điện kế điện tử TP.HCM cần sử dụng cả ảnh chân dung và ảnh khung cảnh. Đó là ảnh chụp chân dung ông Giám đốc Công ty Điện lực TP.HCM, hay ông Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh, những người có liên quan tới vụ gian lận điện kế điện tử hoặc chân dung những người dân được phỏng vấn, ngoài ra ảnh chụp văn phòng của Công ty Linkton Vina, hay ảnh chụp tại Singapore ... Mỗi bức ảnh đều có giá trị là thông tin bổ sung hoặc minh hoạ cho nội dung bài viết. Tương tự, đối với loạt bài điều tra về vụ PMU18, cả hai loại ảnh chân dung và ảnh khung cảnh được sử dụng tối đa nhằm khắc hoạ chân dung những “con bạc triệu đô”, những quan chức tiêu cực tại PMU18, những dự án mờ ám của PMU18 trong nhiều năm qua... Riêng ở loạt bài điều tra về vụ một số cầu thủ U23 VN bán độ tại Sea Games 23, ảnh chân dung các cầu thủ, giới lãnh đạo tronh ngành thể thao (khi cần nêu ý kiến phỏng vấn) là chủ yếu. Trong bài điều tra, cần thiết phải có cột phỏng vấn trong bài viết nhằm tạo thêm một kênh thông tin khách quan từ phía công chúng. Tuy nhiên, nếu ở loạt bài điều tra về vụ một số cầu thủ U23 VN bán độ tại Sea Games 23, đối tượng phỏng vấn là các quan chức trong ngành bóng đá, một số cầu thủ và ý kiến của giới hâm mộ và yêu thể thao chân chính. Thì ở vụ điện kế điện tử TP.HCM, đối tượng trả lời phỏng vấn là những người chịu trách nhiệm liên quan tới những sai phạm về điện kế điện tử và người dân đang trực tiếp chịu hậu quả của hàng loạt điện kế điện tử kém chất lượng. Còn điều tra về vụ PMU18, nội dung bài viết tập trung làm rõ những tiêu cực và mờ ám tại PMU18 – Ban quản lý dự án số 18, do đó đối tượng phỏng vấn là quan chức của ngành Giao thông về vấn đề quản lý cán bộ và quản lý kinh tế, phỏng vấn một số vị lãnh đạo tổ chức Đảng – Nhà nước về quản lý cán bộ Đảng viên trong ngành và quan điểm chống tham nhũng... Việc sử dụng box dữ liệu và bảng biểu trong các bài điều tra về vụ điện kế điện tử và vụ PMU18 là rất cần thiết. Đây là hai kênh thông tin bổ sung các số liệu thống kê hoặc kết quả điều tra của cơ quan có thẩm quyền, hoặc là thông tin do chính nhà báo phát hiện được trong quá trình điều tra. Khi bài viết có quá nhiều thông tin số liệu, box dữ liệu hoặc bảng biểu sẽ “bóc tách” các thông tin ấy để thuận tiện hơn cho người đọc. Ví dụ như trong bài “Kết quả kiểm dịnh điện kế cơ hiệu EMIC: Đo đếm không chính xác”(báo TTTP.HCM số ra ngày 29/12/2005) có thêm bảng “Kết quả kiểm tra chỉ tiêu đo lường điện kế cơ hiệu EMIC”. Hay như bài “Thế lực ngầm trong ngành giao thông” (báo Thanh niên số ra ngày 1/4/2006) có tới 2 box dữ liệu là: “Thủ tướng Phan Văn Khải không chấp nhận bản kiểm điểm thiếu trách nhiệm của lãnh đạo Bộ GTVT” và box đưa tin ông Nguyễn Việt Tiến tiếp tục phải giải trình về một số dự án có giao cho PMU18... Sử dụng bản đồ trong bài điều tra cũng là một cách làm tăng hiệu quả thông tin tới bạn đọc. Bài điều tra về vụ PMU18 có thể đưa thêm kênh thông tin phi văn tự là bản đồ bên cạnh các kênh thông tin khác như: box dữ liệu, bảng biểu, cột phỏng vấn... Như trong bài “Bảo kê” cho Công ty Bắc Nam” (báo TTTP.HCM số ra ngày 23/3/2006) có thêm bản đồ huyện Chí Linh (Hải Dương) nơi có con đường dài hơn 7 km từ quốc lộ 18 dẫn qua đền Chu Văn An sang đến khu di tích Côn Sơn do PMU18 là chủ đầu tư. Về mặt ngôn ngữ, yêu cầu đối với bài điều tra là phải đơn giản, cụ thể, sinh động. Ngôn ngữ đơn giản thể hiện ở việc sử dụng từ vựng chính xác và thông dụng, tránh dùng từ đa nghĩa. Sau đó là ngữ pháp đơn giản và sử dụng các câu ngắn gọn, đơn nghĩa và chứa hàm lượng thông tin cao, từng từ, từng câu sử dụng phải mang lại yếu tố thông tin cho bài viết. Bên cạnh đó, bài điều tra phải được chuẩn hoá thuật ngữ. Dùng thuật ngữ chuẩn xác là yêu cầu bắt buộc để bài viết chuẩn mực, dễ đọc và dễ hiểu. Tuy nhiên yêu cầu chung là các bài viết về mảng này nên hạn chế dùng thuật ngữ chuyên ngành, đặc biệt tác giả - nhà báo phải là người nắm rõ các thuật ngữ mình sử dụng để không có những sai sót khiến độc giả hiểu lầm hoặc khó chịu. Kết luận Theo kết quả kiểm tra của Văn phòng Chính phủ, 92% vấn đề do báo chí nêu là phản ánh đúng sự thật, có tác dụng tích cực giúp việc chỉ đạo, điều hành của Chính phủ sâu sát, thực tế hơn. Tính đến hết năm 2005, số bài báo phản ánh tiêu cực, bất cập do Thủ tướng và các Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra, xử lý đã tăng 26 % so với năm 2004. Nguồn tin trên do TTTXVN cung cấp đã cho thấy vai trò quan trọng của báo chí trong cuộc chiến chống tiêu cực, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội, mà trong đó Điều tra là thể loại xung kích. Tìm một hướng đi chung cho việc thể hiện bài điều tra trên báo in là việc làm cần thiết nhằm tăng tính hấp dẫn, góp phần hoàn thiện thể loại này theo phong cách báo chí hiện đại. Được đánh giá là những tờ báo có “tiếng nói’ mạnh mẽ và dũng cảm trước nhiều vấn đề tiêu cực trong xã hội, bài điều tra trên báo TTTP.HCM và Thanh niên luôn được đánh giá cao về chất lượng nội dung. Với quan điểm báo chí phải bảo về quyền lợi chính đáng của nhân dân, các báo luôn đứng về phía người dân để phản ánh sự thật. Tiêu chí cao nhất của điều tra là chặt chẽ, chính xác, minh bạch. Nói đúng sự thật chưa đủ mà phải có bằng chứng xác thực. Giống như thể loại văn chứng minh, bài điều tra phải bám chặt những câu hỏi đặt ra từ đầu. Thường thì nó hơi nhiều con số, hơi nhiều trích dẫn, nhiều lý sự nên có cảm giác... khô khanVụ điện kế điện tử TP.HCM là một ví dụ. Bài điều tra đầu tiên “Điện kế điện tử, có tin cậy không?” ra ngày 3/6/2005 của báo TTTP.HCM bắt đầu từ một bức xúc rất đời thường của mấy trăm hộ ở ấp Giãn Dân, quận 9, TP.HCM: “Tại sao chúng tôi vẫn xài bình thường mà tiền điện tháng này tăng vọt?”. Cùng chia sẻ, cùng bức xúc với những những bức xúc dân sinh ấy, TTTP.HCM đã lần ra và điều tra đến tận cùng một vụ tham nhũng lớn. Và sở dỹ các bài điều tra của TTTP.HCM và Thanh niên luôn được đón đọc là bởi nguồn thông tin đáng tin cậy từ chính người dân – những độc giả của tờ báo cung cấp. Vì thế, có thể nói “sự tin cậy của bạn đọc làm nên những trang báo hay”. Riêng về phương diện thể hiện, bên cạnh những hạn chế được chỉ ra ở trên, các báo đã có sự tìm tòi sáng tạo giúp công chúng tiếp cận vấn đề điều tra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Vậy nên, để phục vụ đối tượng độc giả tốt hơn, yêu cầu đặt ra với các bài điều tra trên báo TTTP.HCM và Thanh niên là cần có sự đổi mới toàn diện về phương diện thể hiện: tổ chức bài báo thành “nhiều cửa”, ngôn ngữ chuẩn hoá, chính xác và đơn nghĩa. Chuẩn hoá thuật ngữ là một yêu cầu không khó, không chỉ mang lại hiệu quả tác động cao không những về kiến thức mà còn về tâm lý tiếp nhận công chúng. Các báo nên chú trọng để mang lại chất lượng, hiệu quả thông tin thật sự cho bài viết. Trên đây là những đề xuất về phương diện thể hiện cho thể loại điều tra trên cơ sở kiến thức báo chí mà người viết tiếp nhận được trong gần 4 năm đại học, chắc chắn còn nhiều hạn chế, sai sót. Kính mong nhận được ý kiến xây dựng của thầy cô để khoá luận được hoàn chỉnh hơn./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc14213.DOC
Tài liệu liên quan