Khóa luận Phương pháp cấy tạo Trầm trên cây Dó bầu

- Việc phát triển cây Dó bầu trong những năm qua rất lớn, với những mục tiêu tốt, nhất là có sự trợ giúp lớn của chính quyền địa phương và sự hưởng ứng mạnh của nông dân. - Nhu cầu tiêu thụ Trầm hương và tinh dầu Trầm trên thế giới hiện nay rất lớn, lượng cung cấp chỉ đạt khoảng 40% nhu cầu. Do đó trong 5-10 năm tới việc tiêu thụ các sản phẩm từ cây Dó bầu tạo Trầm hương trong vườn nhà là không đáng lo. - Việc trồng cây Dó bầu cần nắm vững quy trình trồng và chăm sóc. - Việc tạo Trầm hương cho cây Dó bầu có kết quả tốt qua nhiều thử nghiệm tại các trang trại và công ty kinh doanh Trầm hương. - Cây Dó bầu có thể thay thế dần các cây trồng hiệu quả thấp bằng xen canh vào sau 2-3 năm, mới phá bỏ vườn cũ. Không nên phá toàn vườn để trồng thuần cây Dó bầu, ảnh hưởng đến kinh tế.

doc54 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 848 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phương pháp cấy tạo Trầm trên cây Dó bầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n về cơ chế tạo Trầm để sản xuất Trầm một cách bền vững vẫn đang là thử thách đối với các nhà khoa học. Lý do là cho đến nay, chưa có thực nghiệm hoàn chỉnh nào, mặc dù có rải rác vài công trình đã được tiến hành trên những cây Dó bầu còn non trồng trong môi trường được kiểm soát. Theo Phạm Hoàng Hộ (1985) Dó bầu có Trầm là cây Dó bầu bị bệnh. Nguồn gốc bị bệnh đó chỉ mới được biết trong những năm gần đây. Khảo sát của Julaluddin (1977) cho rằng vùng Tóc Trầm chứa một loại nấm được xác định là Cryptosphaeria mangifera. Ông đã xác định bằng cách cho những cây Dó bầu lành mạnh nhiễm nấm. Sau một thời gian, vùng bị nhiễm trở nên sẫm màu và trở thành Tóc rõ rệt và khi đốt cũng tỏa mùi Trầm rõ rệt. Tuy nhiên đó chỉ là những tín hiệu bước đầu của sự hình thành Trầm. Việc nghiên cứu này còn quá ngắn để đến giai đoạn Trầm Kỳ. Đến nay đã xác định được nấm Cytosphaera mangiferae có ở Trầm của loài A. malaccensis và nấm Melanotus flavolives chứa trong khối Trầm từ loài A. sinensis. Trầm có thể xuất hiện trên cây Dó bầu đã to hay còn nhỏ. Trong thực tế, có nhiều cây Dó bầu đã to, với đường kính 50-60cm đã có Trầm. Ngược lại, có những cây Dó bầu đường kính mới chỉ có 15cm đã có Trầm. Các thí nghiệm gần đây cho thấy có thể kích thích tạo Trầm ở những cây Dó bầu trồng ở 4-5 năm tuổi. Tuy nhiên, trên những cây Dó bầu to, già cỗi Trầm xuất hiện nhiều hơn. Theo kinh nghiệm dân gian, có thể phân biệt cây đã có Trầm qua một số đặc điểm hình thái của cây và điều kiện hoàn cảnh nơi mọc như sau: Cây đã lớn đường kính trên 20cm. Thân cành có u bướu, cây nhiều mắt, cây bị bệnh hoặc bị thương. Lá cằn cỗi, màu xanh vàng. Vỏ khó bóc hơn những cây bình thường. Gỗ màu vàng. Cây mọc trên đất xấu nhiều sỏi đá. Trong cây Trầm hương xuất hiện ở ba nơi: rễ, gốc, đoạn thân, cành ở độ cao trên 60cm so với mặt đất rất hiếm khi có Trầm hương. Phần nhiều Trầm hương nằm nhiều ở quanh gốc, nhất là ở rễ. Chính vì thế, khi tìm Trầm hương, rễ mọc tới đâu phải đào tới đó. Người tìm Trầm không sợ bị rắn rết cắn vì họ tin rằng khi có Trầm thì rắn rết đã bị đuổi đi hết. Ở Ba Rền (Bình Trị Thiên) đôi khi người ta chặt cành để cho Trầm hình thành thấp. Gần đây, nhóm nghiên cứu Rừng Mưa Nhiệt Đới Châu Âu kết hợp với trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên và hai tỉnh Kiên Giang và An Giang đã tiến hành một chương trình nghiên cứu nhằm gây tạo Trầm hương trên cây Dó bầu trồng từ hạt ở Phú Quốc. Huỳnh Văn Mỹ (1997) cho biết ở Tiên Phước (Quảng Nam), nông dân đã đã tự nghiên cứu xử lý kỹ thuật tạo Trầm trên cây Dó bầu từ 10 năm tuổi trở lên kết Trầm theo ý muốn. Đây là một trong những vấn đề mà các nhà khoa học cần nghiên cứu, tổng kết, đánh giá và nhân rộng. 3.1.2. TÍNH CHẤT CỦA TRẦM HƯƠNG: Kỳ nam Trầm hương -Chất nhẹ, mềm, dẻo và nhuyễn. Khi nếm có đủ vị chua, cay, ngọt, đắng. - Có 4 màu chính: trắng ngà, xanh xám, vàng và đen chàm. - Cho nhiều dầu, khi đốt lên rất thơm và có khói xanh. Khói Kỳ bay thẳng lên không trung và dài. - Chất nặng, vị đắng, màu mun hoặc đỏ, dễ cháy. - Cho ít dầu, khi đốt khói Trầm có màu trắng, bay vòng quanh rồi tan ngay. Có 4 thứ chính: Bạch Kỳ, Thanh Kỳ, Huỳnh Kỳ và Hắc Kỳ (trong đó Bạch Kỳ là quý nhất) - Có 4 thứ chính: Trầm mắt kiến, Trầm rễ, Trầm mắt tử và Trầm tóc. Bảng 3.1. Tính chất của Trầm hương và Kỳ nam **Thành phần hóa học có trong trầm hương: Loại Trầm Hương tốt sản xuất từ cây Dó Bầu có thành phần tan trong cồn lên tới 40-50%, sau khi xà phòng hóa bằng KOH rồi cất hơi nước sẽ được khoảng 13% tinh dầu. Trong tinh dầu, thành phần chủ yếu là Benzylacetone (C2H5-CH2COCH3) 26%, Methoxybenzylacetone 53% và Terpene alcohol 11%. Ngoài ra còn có cinamic acid và các dẫn xuất của nó (acid B-fenilacrilic, C6H5CH-CHCOOH). Năm 1960, Sadgopal đã nghiên cứu hàm lượng tinh dầu chứa trong mẫu cây khác nhau có độ tuổi từ 10 – 80 năm tuổi bằng phương pháp chưng cất hơi nước, và kết quả hàm lượng tinh dầu thu được là vào khoảng từ 0,1% – 1,2%. Năm 1963, Maheshwari nghiên cứu việc tách phân đoạn ở nhiệt độ thấp tinh dầu Trầm hương, mà trước đây đã được thực hiện bằng việc trích bằng dung môi ở nhiệt độ phòng từ một số loại gỗ đã bị nhiễm nấm có nguồn gốc từ Ấn Độ. Sau đó, kết hợp giữa sắc ký khí và sắc ký cột, nhóm nghiên cứu này đã kết luận rằng họ đã tổng hợp được ba hợp chất furanosesquiterpen mới, thuộc nhóm selinan. Ngoài ra vào năm 1984, nhóm nghiên cứu của Nakanishi đã thực hiện việc so sánh thành phần hóa học của 2 loại tinh dầu trầm hương: Aquilaria agallocha Roxb. (nguồn gốc tại Việt Nam); Aquilaria malaccensis (nguồn gốc từ Indonesia) bằng phương pháp GC/MS (Gas Chromatography/ Mass spectrometry), thu được kết quả như sau: Bảng 3.2: Bảng so sánh Trầm hương của nhóm nghiên cứu Nakanishi Hợp chất Thành phần % Aquilaria agallocha Roxb. Aquilaria malaccensis b-Agarofuran 0,6 - a-Agarofuran - 1,3 Nor-cetoagarofuran 0,6 - 10-Epi-g-eudesmol - 6,2 Agarospirol 4,7 - Jinkohol - 5,2 Jinkohol-eremol 4,0 3,7 Kusunol 2,9 3,4 Dihidrokaranon 2,4 - Jinkohol II 2,4 - Oxo-agarospirol - 5,6 Vào năm 1993, nhóm nghiên cứu của Ishihara đã tiến hành chưng cất thử một mẫu gỗ Trầm hương lấy từ Ấn Độ và thu được kết quả như sau: Bảng 3.3. Bảng thành phần hóa học của nhóm nghiên cứu Ishihara STT Công thức hóa học Thành phần % 1 2-(2-(4 methoxyphenyl)ethyl)chromone 27.0 2 2-(2-phenylethyl)chromone 15.5 3 Oxoagarospiro 5.0 4 9,11-eremophiladien-8-one 3.0 5 6-methoxy-2(2-(4-methoxyphenyl)ethyl)chormone 2.5 6 Guaia-1(10),11-dien-15-oic acid 1.5 7 Selina-3,11-dien-ol 1.5 8 Kusonol 1.4 9 Selina-2,11-dien-14-ol 1.0 10 Acid Guaia-1(10), 11-dien-15-oic acid 1.0 11 Selina-3,11-dien-9-one 0.8 12 Jinko-eremol 00.7 selina-4,11-dien-14-al 0.7 13 Dihydrokaranone 0.7 14 Selina-3,11-dien-14-al 0.6 15 2-hydroxyguaia-1(10),11-dien-15-oic acid 0.4 16 B-agarfuran 0.4 17 Guaia-1(10),11-dien-15-ol 0.3 18 Guaia-1(10),11-dien-15,2-olide 0.3 19 Selina-3,11-dien-14-oic acid 0.3 20 Norketoagarfuran 0.2 21 Agarspirol 0.2 22 Sinenofuranol 0.2 23 Selina-4,11-dien-14-oic acid 0.2 24 9-hydroxyselina-4,11-dien-14-oic acid 0.2 25 Dehydrojinkoh-eremol 00.1 rotundone 0.2 26 A-bulnesene 0.1 27 Karanone 0.1 28 A-guaiene 0.1 29 Bulnesene oxide 0.1 30 Guaia-1(10),11-dien-9-one 0.1 31 1,5-epoxy-norketoguaiene 0.1 32 Rotundon 0,1 33 Oxid bulnesen 0,1 Tổng 65.4 Sau đó nhóm nghiên cứu này so sánh thành phần hóa học của bốn loại tinh dầu được trích ra từ 4 loại gỗ Trầm hương thu từ các nguồn khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam, tất cả các mẫu tinh dầu thu được khi được phân tích bằng phổ GC/MS đều cho thấy chúng có chứa rất nhiều các sesquiterpen và chromon và được trình bày trong bảng dưới đây: Bảng 3.4. Bảng so sánh thành phần hóa học của nhóm nghiên cứu Ishhara từ 4 loại gỗ Trầm tại Việt Nam STT Hợp chất Thành phần % I II III IV 01 a-Guaien 0,1 0,1 <0,05 - 02 b-Agarofuran 0,3 0,2 0,1 0,8 03 a-Bulnesen 0,2 0,2 <0,05 - 04 Nor-cetoagarofuran 0,1 0,1 0,1 0,4 05 1,10-Epoxi bulnesen 0,1 <0,05 - - 06 1,5-Epoxi-nor-cetoguaien 0,1 <0,05 - - 07 Agarospirol <0,05 <0,05 0,1 0,7 08 Jinkoh-eremol 0,4 0,7 0,8 1,0 09 Kusunol 1,7 1,0 1,0 1,8 10 Dehidrojinkoh-eremol <0,05 <0,05 0,1 0,3 11 Selina-3,11-dien-9-on 0,9 2,1 0,2 - 12 Routundon 0,2 0,1 - - 13 Selina-3,11-dien-14-al 1,2 2,8 0,4 - 14 9,11-Eremophiladien-8-on 0,7 0,6 0,8 0,4 15 Selina-3,11-dien-14-ol 1,1 1,2 0,3 8,1 16 Guaia-1(10),11-dien-9-on 1,2 1,5 0,4 <0,05 17 Selina-4,11-dien-14-al 0,1 <0,05 - - 18 Guaia-1(10),11-dien-15-ol 0,8 0,6 0,4 0,2 19 Sinenofuranol 0,6 1,2 - - 20 Dihidrokaranon - - 0,2 0,8 21 Guaia-1(10),11-dien-15-al 1,0 0,7 0,2 2,6 22 Karanon 3,4 2,5 0,4 - 23 Oxo-agarospirol 0,1 0,1 <0,05 0,3 24 Guaia-1(10),11-dien-15,2-olide 1,6 1,4 5,3 11,6 25 Acid selina-4,11-dien-14-oic 0,5 0,5 0,2 - 26 Acid selina-3,11-dien-14-oic 0,6 - - - 27 Acid guaia-1(10),11-dien-15-oic 0,9 0,2 - - 28 Acid 2-hidroxiguaia-1(10),11-dien-15-oic 4,7 <0,05 - - 29 Acid 9-hidroxiselina-4,11-dien-14-oic 1,8 0,3 - - 30 2-(2-Pheniletil) chromon 0,8 <0,05 - - 31 2-(2-(4-Metoxiphenil)etil) chromon 16,1 17,2 23,6 0,3 32 6-Metoxi-2(2-(4-metoxiphenil)etil) chromon 21,2 24,5 33,0 0,7 33 Selina-3,11-dien-9-ol 2,0 3,2 3,7 0,3 I = Kanankoh (Ryoku-yu) ex. VietNam (A. agallocha) II = Kanankoh (Cha-yu) ex. VietNam (A. agallocha) III = Kanankoh (Murasaki) ex. VietNam (A. agallocha) IV = Jinkoh (Bateikei) ex. VietNam (A. sinensis) Hàm lượng các chất dễ bay hơi từ mỗi mẫu tinh dầu thu được ở trên là: – mẫu I (41%), – mẫu II (45%), – mẫu III (34%), – mẫu IV (2,7%). Hàm lượng các chất không bay hơi (bao gồm các dẫn xuất của chromon) của các mẫu I – III từ 57,3–70,5%, còn trong mẫu IV thì chỉ vào khoảng 14,8%. Ngoài ra, thành phần chính của các mẫu cây từ I – III còn được chia làm 2 nhóm như sau: - Thành phần sesquiterpen chính của các mẫu tinh dầu I và II là: guaia-1(10)-dien15-al; guaia-1(10),11-dien-15,2-olide; selina-3,11-dien-9-on; và selina-3,11-dien-9-ol. - Thành phần sesquiterpen chính của mẫu tinh dầu III là oxo-agarospirol. Không những thế, nhóm nghiên cứu này còn tiến hành việc so sánh thành phần hóa học của các mẫu cây khi bị đốt cháy, bằng cách đốt các mẫu cây thu được (mẫu I và IV) trong một hệ thống kính, nhiệt độ đốt cháy khoảng 180–210oC. Thu lấy hơi khói bằng cách trích với diethyl eter, đem phân tích bằng máy GC/MS, thu được kết quả như sau: Bảng 3.5. Bảng so sánh thành phần hóa học khi đốt cháy mẫu I, IV của nhóm nghiên cứu Ishihara STT Hợp chất Thành phần % Kanankoh (Ryoku-ku) Jinkoh (Bateikei) 01 Acid acetic 3,97 2,76 02 Acid propionic 0,14 0,18 03 Toluen 0,12 0,19 04 Furfural 0,72 2,79 05 Alcol furfuryl 0,32 0,11 06 Anisole <0,05 0,26 07 Benzaldehid 0,57 3,53 08 Phenol 0,29 0,98 09 p-Metilanisole <0,05 1,47 10 Acetophenon <0,05 0,37 11 Guaiacol 0,21 1,02 12 p-Metoxiphenol <0,05 0,79 13 p-Vinilphenol <0,05 1,22 14 Benzilaceton 0,24 2,36 15 Anisaldehid 0,26 3,29 16 p-Vinilguaiacol 0,20 0,46 17 3,4-Dimetoxiphenol 0,42 2,72 18 Vanilin 0,38 0,56 19 a-Guaien <0,05 - 20 p-Metoxibenzilaceton 0,16 2,37 21 b-Agarofuran 1,36 2,75 22 a-Bulnesen 0,33 - 23 Nor-cetoagarofuran 0,25 0,97 24 4-Hidroxi-3,5-dimetoxibenzaldehid - 1,02 25 Agarospirol 0,13 <0,05 26 4-(4-Hidroxi-3-metoxiphenil)-2-butanon - 1,88 27 Jinkoh-eremol 1,02 <0,05 28 Kusunol 3,00 0,93 29 Dehidrojinkoh-eremol <0,05 <0,05 30 Selina-3,11-dien-9-on 1,99 - 31 Selina-3,11-dien-9-ol 1,78 - 32 Selina-3,11-dien-14-al 0,31 1,40 33 9,11-Eremophiladien-8-on 0,31 2,67 34 Selina-3,11-dien-14-ol 0,64 0,50 35 Selina-4,11-dien-14-al 0,41 0,39 36 Guaia-1(10),11-dien-15-ol 0,65 - 37 Sinenofuranol - 0,37 38 Dihidrokaranon 1,37 4,73 39 Guaia-1(10),11-dien-15-al 2,30 - 40 Karanon Vết 1,36 41 Oxo-agarospirol 4,54 3,04 42 Guaia-1(10),11-dien-15,2-olide 1,68 - 43 Acid selina-4,11-dien-14-oic 1,32 - 44 Acid selina-3,11-dien-14-oic 1,02 - 45 Acid guaia-1(10),11-dien-15-oic 9,92 - 46 Acid palmitic 1,42 - 47 Acid 2-hidroxiguaia-1(10),11-dien-15-oic 4,23 - 48 Acid 9-hidroxiselina-4,11-dien-14-oic 2,33 - 49 Acid linoleic 0,46 - 50 Acid oleic 0,87 - 51 Acid stearic 0,35 - 52 2-(2-Pheniletil) chromon 5,83 0,28 53 2-(2-(4-metoxiphenil)etil) chromon 1,59 - Và gần đây nhất là vào năm 1995, nhóm nghiên cứu của Näf đã tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu của một mẫu gỗ tươi (2 năm tuổi) có nguồn gốc từ gỗ Trầm ở Ấn Độ (Aquilaria agallocha Roxb.), và thu được các kết quả sau khi đem phân tích mẫu tinh dầu bằng các phương pháp: GC/MS, 1H-NMR, 13C-NMR, COSY-HMQC và NOE. Bảng 3.6. Bảng thành phần hóa học tinh dầu một mẫu gỗ tươi của nhóm nghiên cứu Naf STT Hợp chất Thành phần % 01 b-Agarofuran 6,4 02 (S)-4a-metil-2-(1-metiletil)-3,4,4a,5,6,7-hexahidronaptalen 0,6 03 4-Phenil-2-butanon 3,5 04 a-Vetispiren 1,8 05 (1R,2R)-9-isopropil-2-metil-8-oxatriciclo[7.2.1.01,6]-4,6-dodecadien 6,6 06 (1R,2R)-9-isopropil-2-metil-8-oxatriciclo[7.2.1.01,6]-5-dodecen 3,3 07 (2R,4aS)-2-(4a-metil-1,2,3,4,4a,5,6,7-octahidro-2-naptil)propanol 0,7 08 Nor-cetoagarofuran 0,5 09 Epi-g-eudesmol 3,8 10 2-(1,2,3,5,6,7,8,8a-Octahidro-8,8a-dimetil-2-naptil)propanal 0,5 11 Agarospirol 4,8 12 Jinkoh-eremol 4,7 13 Valerianol 5,6 14 (1S,2S,6S,9R)-6,10,10-trimetil-11-oxatriciclo[7.2.1.01,6]dodecan-2-carbaldehid 0,9 15 4-(4-Metoxiphenil)-2-butanon 2,4 16 (5R,10R)-2-isopropiliden-10-metil-spiro[4.5]-6-decen-6-carbaldehid 1,1 17 (2R,8S,8aS)-2-(1,2,6,7,8,8a-hexahidro-8,8a-dimetil-2-naptil)-2-propanol 4,4 18 (5R,7S,10R)-2-isopropiliden-10-metil-6-metilen-spiro[4.5]-7-decanol 0,6 19 Dihidrokaranon 6,6 20 (2R,8R,8aS)-2-(1,2,3,5,6,7,8,8a-octahidro-8,8a-dimetil-2-naptil)-2-propenol 2,7 21 Karanon 2,2 3.1.3. CÔNG DỤNG CỦA TRẦM HƯƠNG: Cây Dó bầu và sản phẩm chính của nó là Trầm hương đã có lịch sử từ lâu đời của Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Đó là việc Trầm hương thường có mặt trong các tác phẩm văn học, trong tín ngưỡng tôn giáo, trong các đền đài.v.v (Nguyễn Hiền và Võ Văn Chi -1991). Theo tài liệu khảo cổ học thì từ thời cổ đại xa xưa ông cha ta đã biết khai thác và sử dụng Trầm hương Đời nhà Hán (206-220TCN) nhiều nước trên thế giới đã đến Giao Châu để mua bán mà chủ yếu mua các sản vật từ Phương Nam đặc biệt quý hiếm như sừng Tê Giác, Ngà Voi, Trầm hương để đóng những chiếc rương đựng gia bảo như Long Bào của Hoàng Đế. Trầm hương còn là sản vật dùng để cống nộp hoặc là tặng phẩm của vua chúa ở nhiều nước trên thế giới. Như là ở các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, IRan, IRắc, Hy Lạp.v.vNhững người theo đạo Phật, đạo Hồi, đạo Ky Tôđều tôn sùng Trầm hương trong những buổi cúng lễ. Hầu hết các tín đồ theo các đạo kể trên đều coi Trầm hương là vật linh thiêng, giao lưu truyền cảm giữa người sống và tâm linh. Trầm hương đã được đề cao đặc biệt trong văn học Phương Đông cũng như trong nền văn học Việt Nam, cả văn học dân gian cũng như văn học chính thống. Như Nguyễn Du đã nói đến Trầm hương trong Truyện Kiều, Nguyễn Gia Thiều trong “Cung Oán Ngâm Khúc”.v.vVà cả trong ca dao tục ngữ. Ngày nay cùng với tiến bộ của khoa học kĩ thuật con người không ngừng tôn vinh giá trị của Trầm hương. Đó là việc chiết xuất tinh dầu Trầm để làm nước hoa đã và đang được phụ nữ trên thế giới ưa chuộng. Việc chiết xuất các chất thứ cấp có trong tinh dầu Trầm để làm dược liệu .v.vchính vì những vấn đề đó mà Trầm hương ngày càng có giá trị kinh tế cao, và được sử dụng trong các lĩnh vực sau: 3.1.3.1. Hương liệu mỹ phẩm: Hình 3.2: Nước hoa Làm chất định hương, điều chế các loại nước hoa hảo hạng như Sental, Nuitd’Orient, làm xà phòng tắm cao cấp dùng cho vua chúa thời trước. 3.1.3.2. Dược Liệu: Là vị thuốc quý hiếm, có công dụng chữa bệnh. 3.1.3.3. Trong Đông Y: - Trừ sơn lam chướng khí: Người ta thường xông Trầm trong nhà để trừ khí độc và thường mang Kỳ nam trong người để ngừa sơn lam chướng khí. Ở một vài vùng, là vùng Phú Khánh, người ta thường bọc Kỳ nam trong túi vải thưa để đeo ở cổ xem như “bùa hộ mệnh”. Trẻ em dưới 1 tuổi đeo 2 chỉ, 1 đến 5 tuổi đeo 3 chỉ, người lớn đeo 5 chỉ. - Dùng làm thuốc giải nhiệt và trừ sốt rét: Ở Campuchia, theo các bác sĩ Menaut và Phana Douk, người ta thường dùng Kỳ nam, Trầm và ngà voi mài với nước lạnh để uống. Ngày 2-3 lần, mỗi lần uống từ 3 phân đến 1 chỉ. - Thuốc trừ đau bụng: Theo bác sĩ Sallet ghi nhận thì thuốc Nam có toa thuốc trị đau bụng rất hay gồm: Trầm hương 2 chỉ, sắc cùng Đậu khấu, hạt cau, vỏ cây Mộc lan, Sa nhơn, Can khương...trong 2 chén rưỡi nước còn lại 9 phân chia uống thành 2 lần trong ngày sẽ làm cho bụng hết quặn đau. - Chữa bệnh đường tiểu tiện: Người ta thường mang Trầm Kỳ ở vùng hội âm để chữa bệnh đường tiểu tiện. - Theo Đông y, Kỳ nam dùng để trị các chứng độc thủy do phong thổ gây nên, làm tiêu chứng chướng mãn, no hơi, đau bụng, ói mửa, hen suyễn thở gấp, hạ được nghịch khí, thông chứng bế do khí hư gây nên. Mài từ 3 phân tới 1 chỉ, tùy theo tuổi lớn nhỏ hòa với nước lạnh hoặc bỏ vào nước đun sôi mà uống. - Chống chỉ định + Trầm Kỳ là thuốc trụy thai, nên phụ nữ có thai không nên uống hoặc mang trong mình, có thể làm sảy thai. + Những người suy nhược và biếng ăn, suy gankhông nên dùng Trầm hương. 3.1.3.4 Trong Tây Y: Trầm hương có tính kháng sinh, tạo kháng thể mạnh (diệt khuẩn, làm lành vết thương) và có tác dụng chữa một số bệnh về tim mạch (đau ngực, suy tim), bệnh hô hấp (hen suyễn), bệnh thần kinh (an thần, trị mất ngủ, giảm đau, trấn tĩnh), bệnh về tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy), bệnh về đường tiết niệu (bí tiểu tiện) 3.1.3.5. Các lĩnh vực khác: -Sản phẩm biếu tặng trong lĩnh vực ngoại giao - Ướp xác -Tôn giáo: đốt trong các chùa chiền, đền thờvào dịp lễ đặc biệt, làm nhang để đốt vào lúc cúng kiến. - Chế tác đồ thủ công mỹ nghệ: Tượng, vật cảnh, đồ trang trí -Làm giấy quý (vẽ tranh, viết kinh thánh) Các nhà khoa học ở Trường Ðại học Rutgers, bang New Jersey (Mỹ) đã sử dụng một số loại Hình 3.3: Nhang từ Trầm cây Trầm hương phổ biến có tên khoa học là Commiphora myrrha để tiến hành thử nghiệm trên loại tế bào ung thư vú MCF-7, vốn có tính năng kháng các thuốc trị ung thư. Kết quả toàn bộ tế bào ung thư đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Phát hiện này cho thấy thêm một giá trị nữa của nhựa Trầm hương trong lĩnh vực y khoa ngoài tác dụng làm thuốc giảm đau, làm lành vết thương, chống sâu răng. Hình 3.4: Đồ thủ công mỹ nghệ 3.2. TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ TIÊU THỤ: 3.2.1. TÌNH HÌNH KHAI THÁC TRẦM HƯƠNG TRONG TỰ NHIÊN. Trầm hương, Đinh hương, Nhục quế, Dầu thơmxuất hiện rất sớm trên thị trường cùng với muối ăn. Trong đó Trầm hương được xem là mặt hàng quý giá nhất do có những công dụng đặc biệt trong đời sống cũng như trong các tín ngưỡng tôn giáo. Ở Việt Nam, việc khai thác và sử dụng Trầm hương đã có từ rất lâu đời. Vào thời Bắc thuộc, nhà nước phong kiến phương Bắc hàng năm buộc nhân dân ta phải cống nạp các sản vật quý giá như Ngà Voi, Sừng Tê Giác, Ngọc TraiTrong đó có cả Trầm hương. Dưới triều nhà Nguyễn, việc khai thác Trầm hương được nhà nước quản lý hết sức chặt chẽ. Đối với những vùng có nguồn Trầm hương để khai thác, triều đình cắt đặt các đội canh tuần và buộc những người đi điệu vào rừng lấy Trầm về cống nạp. Vào thời Pháp thuộc, lệ bắt dân lấy Trầm nạp cho vua quan được bãi bỏ, nhưng bù vào đó chính quyền thực dân Pháp tăng cường kiểm soát việc chặt đốn cây Dó bầu để khai thác Trầm. Sau năm 1975, do trải qua mấy chục năm chiến tranh, các khu rừng gỗ quý bị bom đạn tàn phá nặng, nhiều cây Dó bầu bị bệnh, bom đạn hủy hoại lại sản sinh ra những loại Trầm Kỳ rất tốt. Các địa phương có trữ lượng Trầm hương tương đối tập trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đăklăk, Gia Lai, Kontum và đảo Phú Quốc được chính phủ cho phép khai thác và xuất khẩu Trầm hương để thu hút ngoại tệ và đổi một số máy móc thiết bị mà địa phương đang cần. Những đội công nhân chuyên nghiệp được thành lập để khai thác Trầm hương, nhưng thực tế số lượng những đội khai thác lâm sản của nhà nước tại địa phương lại quá ít ỏi so với nhu cầu. Trong thời kỳ này, sự khai thác Trầm hương phần lớn qua đường dây thương buôn cá thể. Trầm hương của nhà nước thu mua, một phần để phục vụ sản xuất dược liệu, phần khác thì xuất khẩu qua Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản Đến cuối thập niên 1990, nguồn Trầm hương tự nhiên ở Việt Nam gần như cạn kiệt và để bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia, Chính phủ đã cấm hẳn việc khai thác, mua bán Trầm hương và xem đó là hàng quốc cấm. Trong tự nhiên, không phải bất kỳ cây Dó bầu nào cũng có Trầm hương và Kỳ nam. Thông thường chỉ có 1/10 những cây trưởng thành có đường kính thân trên 20cm có khả năng tạo Trầm, đó là những cây bị bệnh sau một thời gian từ 10-20 năm hoặc lâu hơn nữa. Do đó, từ xưa đến nay, công việc tìm kiếm Trầm hương va Kỳ nam là một công việc khó khăn gian khổ. Gần đây con người đã chủ động trồng cây Dó bầu để khai thác Trầm hương và chưng cất tinh dầu Trầm. Nhiều công trình khoa học đã nghiên cứu thành công các phương pháp cấy tạo Trầm trên thân gỗ của cây Dó bầu từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước và đã mở ra một hướng đi mới cho thị trường Trầm hương trong nước cũng như thế giới. 3.2.2. NHU CẦU VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ TRẦM HƯƠNG: Như cầu tiêu thụ Trầm hương và tinh dầu Trầm trên thế giới hiện nay rất lớn, nhưng do hạn chế về vùng nguyên liệu nên lượng cung cấp chỉ đạt khoảng 40% so với nhu cầu. Trên thế giới, các nước có nhu cầu nhập khẩu Trầm hương lớn bao gồm Đài Loan, Ả Rập Saudi, Hồng Kông, Ai Cập, Ấn Độ, Nhật, Oman, Trung Quốc và một số quốc gia khác. Trong đó, thị trường nhập khẩu Trầm hương lớn nhất là Đài Loan, kế đến là Ả Rập Saudi và Hồng Kông. Chỉ tính từ 1993 đến 1998, Đài Loan đã nhập khẩu 4.500 tấn Trầm hương từ các quốc gia như: Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Thái Lan nhưng nhiều nhất là từ Indonesia (2829,5 tấn) và Việt Nam (531,8 tấn). Trước đây Trầm hương là sản vật của các nước Nam Á, nhưng theo thời gian, vùng nguyên liệu cứ thu hẹp dần. Cách đây chừng 10 năm chỉ còn một số quốc gia như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Myamar có Trầm và gần đây thì sản lượng Trầm hương ở các nước thấp hẳn do nguồn khai thác hầu như đã cạn kiệt. Hiện chỉ còn một vài nước cung cấp trầm hương cho thị trường thế giới, trong đó trầm hương Việt Nam được đánh giá là có chất lượng cao nhất. Trước năm 1991, Hình 3.5: Tinh dầu Việt Nam xuất khẩu khoảng 10 – 15 triệu USA Trầm hương mỗi năm nhưng chỉ xuất thô hoặc xuất theo dạng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ nên giá trị không cao. Qua khảo sát thị trường tại TPHCM vào thời điểm 2005, Trầm hương được phân thành 6 loại với giá trung bình như sau: Bảng 3.7. Bảng giá Trầm hương (2005). LOẠI GIÁ (USD/kg) 1 6.000 - 10.000 2 4.000 - 6.000 3 2.000 - 4.000 4 600 - 2.000 5 300 - 600 6 100 – 300 - Tinh dầu Trầm: 10.000 – 14.000 USD/lít -Kỳ nam (loại đặc biệt): 30.000 – 35.000 USD/kg *Hiệu quả kinh tế: a.Chi phí đầu tư và lợi nhuận: Các chi phí cho việc trồng cây Dó Bầu: - Chuẩn bị mặt bằng, đào hố - Tiền cây giống - Phân dùng để bón - Nước tưới, hệ thống tưới - Công chăm sóc, dọn cỏ và phí trông coi bảo vệ. Sau đây là một ví dụ về chi phí đầu tư cho một ha (trồng 1000 cây). * Chi phí năm đầu tiên. 1. Công phát băng giải phóng mặt bằng 2. Công giăng dây, đào hố(40x40x40m) 3. Cây giống 1000 cây x 6.000 đồng/cây 4. Công trồng 5. Công dọn cỏ và chăm sóc 6. Hệ thống nước tưới (khoan giếng, ống dẫn, máy bơm) 7. Công tưới nước 8. Phân bón lót và bón thúc - Công lao động - Phân bón lót (5 tấn phân chuồng) - Phân bón thúc (400 kg N-P-K) 9. Phòng trừ sâu bệnh - Công phun thuốc - Tiền mua thuốc 10. Công trông coi bảo vệ 11. Phát băng phòng chống cháy Tổng cộng: ( bao gồm [5] + [10] +[11] ) 9 năm x ( 2 triệu + 1,5 triệu + 1.5 triệu ) = 1.500.000 = 1.500.000 = 6.000.000 = 1.000.000 = 2.000.000 = 5.000.000 = 1.000.000 = 3.700.000 = 1.000.000 = 1.500.000 = 1.200.000 = 1.000.000 = 500.000 = 500.000 = 1.500.000 = 1.500.000 = 25.700.000 = 45.000.000 * Tiền mua chế phẩm tạo Trầm năm thứ 8. ( Đây là ước tính trung bình tùy theo cây lớn nhỏ mà lượng chế phẩm khác nhau) 300.000 x 1000 cây = 300.000.000 * Tổng chi phí/1ha (từ khi trồng đến khi thu hoạch) 25,7 triệu + 8.2 triệu + 45 triệu + 300 triệu = 378.900.000 * Tiền sau khi thu hoạch được. 1.000 cây x 4 triệu = 4 Tỷ VNĐ * Ghi chú: - Giá một cây tính ở trên 11 năm tuổi sau 3 năm xử lý hóa chất, 4 triệu đồng là giảm nhiều.Vì hiện nay giá một cây như vậy tối thiểu là 7 triệu đồng (giá có thể thay đổi theo thị trường). - Trường hợp sau 11 năm chưa muốn khai thác mà để lâu hơn thì lượng Trầm sẽ tăng lên, giá trị cây càng tăng lên rất nhiều. * Hiệu quả kinh tế. Tiền sau khi thu hoạch – chi phí đầu tư 4 tỉ VNĐ – 378.9 triệu VNĐ = 3.6211 tỉ VNĐ b. So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây Dó bầu với cây trồng khác: Bảng 3.8. Bảng so sánh hiệu quả kinh tế STT Loại cây Chi phí đầu tư (triệu/VNĐ) Thời gian thu hoạch(năm) Lợi nhuận (triệu/ha/năm) 1 Cao su 26 7 15 - 20 2 Cây tếch 45 30 35 3 Keo lai 15 5 6 4 Bạch đàn 18 5 6,8 5 Dó bầu 150,7 10 141 Dó bầu là cây đa dụng, có thể cho những sản phẩm như: + Gỗ làm đồ gia dụng, làm bột giấy, bột nhang + Lá làm dược liệu + Vỏ làm sợi + Sản phẩm chính của cây Dó bầu là Trầm hương, phần có giá trị nhất. Hiệu quả kinh tế của trồng cây Dó bầu, tạo Trầm hương, chế biến, xuất khẩu rất khả quan. 3.3. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TRẦM HƯƠNG 3.3.1. SỰ HÌNH THÀNH TRẦM HƯƠNG TRONG TỰ NHIÊN: Sự tạo Trầm trong tự nhiên của cây Dó bầu là sự biến đổi của các phần tử gỗ do tác động bệnh lý bởi vết nứt gãy, sự xâm nhập của các loài nấmxảy ra một cách tự nhiên năm này sang năm khác. Khi bị nhiễm bệnh ở một vùng nào đó cây sẽ tích tụ nhựa đến đây để tự băng bó vết thương, xem như một khả năng tự đề kháng để chống lại bệnh nên tạo ra Trầm hương, Kỳ nam. Trong tự nhiên không phải bất kỳ thân cây Dó bầu nào cũng có Trầm hương, chỉ có những cây bị bệnh mới chứa Trầm ở phần lõi thân. Ở phần này nếu quan sát kỹ qua kính lúp ta thấy các tế bào gỗ thoái hóa, biến dạng mất mộc tố, chứa một chất nhựa thơm (tinh dầu) biến thành những khối hình thể không đều, lồi lõm có rãnh dọc, trong màu sậm đó là Kỳ nam. Xung quanh Kỳ nam gỗ cũng biến chất ít nhiều đó là Tóc. Khi đốt cháy, Tóc tỏa ra mùi thơm (dùng làm nhang đốt). Trầm hương thường tìm thấy ở những cây Dó bầu bị bệnh sau thời gian từ 10 – 20 năm hoặc lâu hơn. Cây bị bệnh lá có màu vàng và nhỏ dần, thân cây có nhiều u bướu, xuất hiện những điểm nâu đỏ. Gỗ cây trở thành một chất bóng như đá sỏi có những nếp nhăn giống như cánh chim ưng, đó là những cây có Trầm hương và Kỳ nam. 3.3.2. KỸ THUẬT CẤY TẠO TRẦM: 3.3.2.1. Cơ sở lý luận của việc cấy tạo Trầm: Trầm là tên gọi bao gồm tinh dầu và gỗ của cây Dó bầu. Sự tạo Trầm là quá trình tích lũy tinh dầu ở một số khu vực của mô gỗ bên trong thân cây dưới tác động của yếu tố tự nhiên, theo cơ chế đặc biệt của cây. Quá trình này xảy ra trong một thời gian dài đến hàng chục năm. Nói cách khác, hiện tượng tụ Trầm là kết quả của tiến trình bệnh lý diễn ra trong mô gỗ của cây dó bầu. Gỗ cây dó bầu có cấu trúc những tế bào Libe tập trung bên trong mạch gỗ và sẽ phản ứng với các tác nhân kích thích bên ngoài để tạo thành hợp chất Sesquiteipones tạo thành mùi đặc trưng cho gỗ Trầm. Để cấy tạo Trầm, trước hết phải tạo được vết thương đặc biệt trên tế bào Libe bên trong mạch gỗ. Việc làm này có thể dùng nhiều biện pháp như vật lý, hóa học, sinh họcVới những tác động vết thương bằng tác nhân thông thường không mang lại hiệu quả như mong muốn mà phải có chất xúc tác và tác nhân sinh học kèm theo. 3.3.2.2.Các phương pháp cấy tạo Trầm. Mặc dù mỗi người có cách làm riêng, không ai giống ai nhưng nhìn chung việc cấy tạo trầm chỉ dựa trên 3 phương pháp cơ bản sau đây: + Phương pháp vật lý (Gây vết thương cơ giới): Đây là phương pháp tác động cơ giới vào thân cây Dó bầu, phương pháp này chỉ là điều kiện cần cho quá trình hình thành Trầm của cây, qua vết thương các loài vi sinh vật sẽ dễ xâm nhập vào trong thân cây để ký sinh. Phương pháp này rất đơn giản, dễ thực hiện nhưng xác suất thành công thấp. + Phương pháp hóa học (Xúc tác hóa chất): Một số hóa chất khi tiêm vào thân cây qua vết thương có tác dụng kích thích tạo Trầm. Phương pháp này rất hiệu quả, có thể tạo được nhiều trầm trong khoảng thời gian rất ngắn. Tuy nhiên phương pháp này có một số nhược điểm là trong sản phẩm nếu còn lại các thành phần hóa chất độc hại như Cl-, SO42-, NO2- và, PO43-sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và không được người tiêu dùng ưa chuộng. + Phương pháp sinh học (Men vi sinh): Như chúng ta đã biết, khi cây Dó bầu bị bệnh, tức là do nấm hoặc vi khuẩn ký sinh trong thân cây, cây có phản ứng đề kháng bằng cách tiết ra nhựa để cô lập vết thương, trên cơ sở đó Trầm được hình thành. Phương pháp cấy tạo trầm bằng men vi sinh, thực chất chỉ là phương pháp gây bệnh cho cây bằng một loại nấm hoặc vi khuẩn nào đó đã được xác định. Hiện nay việc nghiên cứu phương pháp này đã có những kết quả rất khả quan với các ưu điểm như tỷ lệ thành công cao và không để lại dư lượng độc hại trong sản phẩm. 3.3.2.3. Đặc điểm một số loài nấm có liên quan đến sự tạo Trầm. Aspergillus spp (Jaladaddin, 1970): Có cuống sinh bào tử gọi là túi đỉnh, túi đỉnh có hình cầu, hình bầu dục hoặc hình thùy. Cuống sinh bào tử phát triển từ tế bào khuẩn ty. Đầu túi đỉnh mọc ra các tế bào hình ống gọi là thể bình, thể bình có thể ở dạng đơn hoặc đôi. Các bào tử đơn hình cầu nối tiếp nhau sinh ra từ thể hình. Khi chín các bào tử tách rời ra và phát tán ra môi trường ngoài. Penicillium sp (Jaladaddin, 1970): Bào tử hình cầu hoặc hình trứng, có màu sáng hoặc trong suốt. Báo tử nối tiếp nhau đính lên cuống sinh bào tử. Cuống sinh bào tử có thể sinh nhánh 1, 2 hoặc 3 tầng trên thể bình. Khi chín bào tử tách rời nhau và rời cuống sinh bào tử để phát tán ra ngoài. Botryodiplodia sp (Gidson, 1977): Bào tử có hình trứng, khi còn non không có màu, trong suốt, không có vách ngăn, khi chín có màu nâu đen bào tử có vách ngăn. Các bào tử được chứa đựng trong một cái túi gọi là Pycnidia. Thường thì các Pycnidia tập trung tạo với nhau tạo thành những ổ nấm. Khi chín thì các Pycnidia vỡ ra cho các bào tử phát tán ra ngoài. Cladosporium sp (Blanchette, 2002): Bào tử thường biến đổi từ 1 đến 2 tế bào. Thường bào tử có hình dạng không ổn định hình cầu hoặc hình trứng không đều, hoặc hình trái chanh. Bào tử đính lên cây sinh bào tử. Loại nấm này thường sống ký sinh và hoại sinh trên thực vật bậc cao. Diplodia sp (chưa biết tác giả tuy nhiên có nhiều tài liệu nói đến khả năng tạo Trầm từ nấm này): Có bào tử đơn khi còn non trong suốt, khi chín có màu nâu đen và có vách ngăn. Bào tử có hình trứng hoặc hình bầu dục. Khi chưa chín bào tử nằm trong Pycnidia. Các Pycnidia mọc đơn độc không mọc thành cụm như Pycnidia của Botriodiplodia sp. Các Pycnidia cũng chứa ít bào tử. Khi chín Pycnidia vỡ ra cho bào tử phát tán ra ngoài. Bào tử thường ít và đơn độc. Macrophoma sp (chưa biết tác giả): Sinh sản bằng bào tử đơn. Bào tử có màu trong suốt giống như Botriodiplodia còn non. Bào tử cũng bao bọc bởi Pycnidia. Pycnidia cũng mọc đơn lẻ như Diplodia. Rhizoctonia sp (Gidson,1977): Khuẩn ty là những tế bào không nhân, có vách ngăn giữa các tế bào. Bào tử nhỏ không nhân, thường có màu tối hoặc đen, hình dạng không ổn định. Bào tử được sinh ra từ những khuẩn ty. Trichoderma sp (Gidson, 1977): Cuống bào tử đính trong suốt và có nhiều nhánh. Bào tử có một tế bào trong suốt không nhân hình trứng. Thường thì dễ nhận biết bằng sự tăng trưởng nhanh, thường có đốm xanh ở cuống bào tử. Torula sp (Blenchette 2002): Cuống sinh bào tử ngắn, đôi khi không có. Bào tử hình cầu nối tiếp nhau gắn trên đỉnh sinh bào tử, đôi khi có phân nhánh. Bào tử đôi khi có một hoặc nhiều tế bào. Phialophora sp (Gidson, 1977): Cuống bào tử ngắn, đôi khi có nhánh. Có thể bình đôi khi tròn, đầu cuống sinh bào tử hơi bè ra và bào tử mọc ra từ đây. Bào tử hình cầu, bào tử đơn có màu tối. Ngoài ra còn có rất nhiều loài nấm khác có ít nhiều liên quan đến sự tạo Trầm nhưng với giới hạn của đề tài nên chưa thể thống kê hết được. (Theo Illustrated genera of imperfect fungi của H.L: Barnett division of plant sciences Wets Virginia University Morgantown West Virginia and Barry B. Hunter Department of Biologi California State College California, Pennsylvania). Hình 3.6: Bào tử nấm Aspergillus spp Hình 3.7: Bào tử nấm Penicillium sp Hình 3.8: Bào tử nấm Botryodiplodia sp Hình 3.9: Bào tử nấm Cladosporium sp Hình 3.10: Bào tử nấm Diplodia sp Hình 3.11: Bào tử nấm Pycnidia Hình 3.12: Bào tử nấm Macrophoma sp Hình 3.13: Bào tử nấm Rhizotonia sp Hình 3.14: Bào tử nấm Trichoderma sp Hình 3.10: Bào tử nấm Torula sp 3.3.3. THÍ NGHIỆM CẤY TẠO TRẦM: (công ty TNHH TM&DV Tinh Đất Việt) 3.3.3.1. Khoan cây để bố trí thí nghiệm: Sau khi đã chuẩn bị song các điều kiện cần (chủng vi sinh, hóa chất) thì thí nghiệm được bố trí như sau: Các cây Dó bầu đã được chọn để bố trí thí nghiệm được đánh dấu và khoan vào những vị trí đã được đánh dấu. Việc bố trí các lỗ khoan sao cho theo hình xoắn ốc, vòng quanh cây theo thân cây từ dưới lên. Hình 3.11 Lỗ khoan trên cây Dó bầu Sao cho mỗi mũi khoan cách nhau 20cm về chiều cao. Còn về chiều ngang thì tùy theo chu vi trung bình của mỗi cây. Chiều ngang được tính theo số đo trung bình của chu vi đoạn cây dùng để khoan chia cho 7 nghiệm thức. Với việc bố trí mũi khoan như vậy thì tất cả các mũi khoan, từng đôi một sẽ không nằm trên một đường thẳng của mạch gỗ. Khi đã tính toán và đánh dấu chính xác vị trí các lỗ cần khoan thì tiến hành khoan. Dùng khoan tăng trưởng Pressler để khoan với mũi khoan có đường kính 10-12mm, và khoan sâu vào thân cây khoảng 5-8cm. 3.3.3.2. Kết quả quan sát phản ứng của cây sau khi bố trí nghiệm: Sau 1-2 tuần theo dõi thì thấy phần lớn các cây được bố trí thí nghiệm có các phản ứng mạnh mẽ ở các nghiệm thức khác nhau. Đối với các nghiệm thức được bố trí bằng hợp chất hóa học thì có phản ứng mạnh hơn những nghiệm thức được bố trí bằng vi sinh. Ở các nghiệm thức này thì vùng mô chết lớn hơn. Diện tích của vùng mô chết không đồng đều giữa các nghiệm thức cũng như giữa các cây. Trung bình diện tích vùng mô bị chết là 6,5cm * 2cm. Đối với các nghiệm thức bố trí bằng vi sinh thì hầu như không có phản ứng. Vùng mô chết quanh các nghiệm thức là do kết quả của quá trình khoan cây mang lại. Do đó có nhiều dấu hiệu hình thành mô mới để hàn gắn vết thương. Kết quả này có được là do sự đối chứng với các nghiệm thức khoan đối chứng, là chỉ khoan mà không tác động gì thêm. Về khả năng sinh sản, khả năng cho ra hoa của cây bố trí thí nghiệm và cây không bố trí thí nghiệm là như nhau. Nhưng khả năng kết trái của cây không bố trí thí nghiệm cao hơn cây có bố trí thí nghiệm là rõ rệt. Đối với một số cây có bố trí thí nghiệm thì cho hoa rất nhiều nhưng đến khi bắt đầu đậu quả thì quả non bị rụng nhiều. Quan sát bên ngoài thì thấy các nghiệm thức hóa học có phản ứng mạnh với cây hơn so với các nghiệm thức vi sinh. Điều này cũng đúng với các trường hợp khác. Vì phần lớn các chất có nguồn gốc từ sinh học. Ngược lại các nghiệm thức bằng sinh học tuy có tác dụng chậm nhưng có tác dụng lâu dài và thân thiện với môi trường, không để lại dư lượng các hóa chất trong các sản phẩm Trầm hương sau này. 3.3.3.3. Kết quả hình thành Trầm hương. Sau khi bố trí thí nghiệm từ 8 tháng đến 2 năm tiến hành cưa một số cây và khảo sát sự hình thành Trầm hương trong các nghiệm thức. Ở hầu hết các nghiệm thức đều làm các vùng gỗ biến đổi màu. Tuy nhiên sự biến đổi màu không đồng nhất giữa các mẫu. Có mẫu cho màu nâu đen, có mẫu cho màu đen, cũng có mẫu chỉ cho màu vàng nhạt. Diện tích mặt cắt phần gỗ biến đổi màu của các nghiệm thức cũng khác nhau. Khảo sát vùng gỗ biến đổi màu thì thấy ngoài phần gỗ đã biến đổi màu ra ta còn thấy các mạch gỗ có biến đổi màu khác chạy dài và ăn sâu vào các lớp gỗ không biến đổi màu. Các sớ gỗ biến đổi màu này gọi là Chỉ. Đặc biệt các Chỉ này còn chạy dọc theo sớ gỗ của cây và sen kẽ với các mạch gỗ. 3.3.4. MỘT SỐ THÀNH TỰU VỀ NGHIÊN CỨU CẤY TẠO TRẦM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC: Hiện nay nhu cầu Trầm hương trên thế giới ngày càng gia tăng, trong khi đó lượng Trầm tự nhiên gần như đã cạn kiệt do việc khai thác bừa bãi. Giống Aquilaria cho Trầm Kỳ được liệt kê trong sách đỏ của IUCN (The International Union for the Conservation of Nature and Natural Resources) và một số loài, trong đó có cây Dó bầu, được xem có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo tồn và phục hồi. Sự hình thành Trầm hương tự nhiên trong thân gỗ cây Dó bầu là một quá trình lâu dài phải mất một thời gian từ vài chục năm trở lên và không phải bất cứ cây nào cũng cho Trầm. Ở Việt Nam, song song với việc nhân giống cây Dó bầu để trồng (trong vườn hộ gia đình hoặc ở trang trại) việc cấy tạo Trầm cũng đã xuất hiện ở một số địa phương như: Hà Tỉnh, Quảng Nam, Đồng Nai, Khánh Hoà, Phú Quốc, Bình Định Nhưng đây là cách làm có tính bộc phát theo kinh nghiệm của mỗi người. Có nơi người ta dùng đinh hoặc mẫu sắt hình tam giác được cắt ra từ thùng phuy cũ đóng trực tiếp vào thân cây. Có nơi người ta dùng khoan điện khoan vào thân cây ở nhiều vị trí khác nhau, sau đó bơm hóa chất vào các lỗ đã khoan. Các hóa chất đó có thể là H2SO4 loãng, HCOOH, KMnO4, HCl, NaHSO3, FeCl3 hoặc FeSO4 Trên thế giới, việc nghiên cứu cấy tạo Trầm đã được các nhà khoa học theo đuổi hơn 40 năm qua và đã có những thành công đáng kể. Đến năm 1994-1995 trường ĐH Kyoto (Nhật), nghiên cứu thành công phương pháp cấy tạo Trầm bằng men vi sinh và phương pháp này tiếp tục được GS Gishi Honda thử nghiệm tại Trung Quốc với tỉ lệ thành công trên 80%. Những năm gần đây, GS. Gishi Honda (Nhật) và GS TS Trần Kim Qui (Việt Nam) đã ứng dụng quy trình công nghệ sinh học này để gây tạo Trầm trên thân gỗ của cây Dó bầu tại Lâm Đồng - Việt Nam, kết quả bước đầu cho thấy sau cấy men từ 6-12 tháng lượng Trầm thu được trên một cây vào khoảng 700gr. Tại Việt Nam, tổ chức Rừng Mưa Nhiệt Đới (The rain forest project -TRP ) đây là một tổ chức phi chính phủ của Hà Lan, được sự tài trợ của liên minh Châu Âu, kết hợp với trường Đại Học Quốc Gia TP HCM đã tiến hành nghiên cứu các phương pháp cấy tạo Trầm khác nhau trên cây Dó bầu tại hai địa phương là An Giang và Kon Tum từ năm 1992 đến nay. Công trình nghiên cứu này mang lại nhiều kết quả rất khả quan, trong đó cho thấy sự hình thành Trầm có thể xảy ra trên những cây Dó bầu 4-5 năm tuổi sau khi xử lý chất xúc tác từ 6 đến 17 tháng. Nhà khoa học Nguyễn Hồng Lam (Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản) đã nghiên cứu chế phẩm sinh học Lt và chế phẩm này rất có triển vọng trong việc ứng dụng vào thực tế. Ngoài ra, một số nhà khoa học ở Việt Nam, thuộc các tổ chức khác nhau, cũng đang tiếp tục nghiên cứu đề tài này. Tuy nhiên, cho đến nay các kết quả nghiên cứu nói trên vẫn chưa được công bố rộng rải, có lẽ đây là vấn đề độc quyền về bí quyết nghề nghiệp và kỹ thuật của mỗi người. 3.3.4.1. Trong nước. Trước nhu cầu ngày càng cao trên thế giới về Trầm hương nguyên liệu, cộng với giá cả ngày một tăng, thiên nhiên ưu đãi .v.vHiện nay có rất nhiều dự án của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào trồng cây Dó bầu để tạo Trầm. Như ông Nguyễn Ngọc Toàn, chủ tịch Hội đồng tịch quản trị công ty FongSan đã đầu tư trồng 60 hecta Dó bầu tại xã An Khương, huyền Bình Long, tỉnh Bình Phước. Đến nay 11 năm tuổi. Hiện nay ông Toàn và ông Sơn đã và đang gây tạo Trầm hương trên những cây Dó bầu này và bước đầu này và bước đầu đã thu được thành công. Chính vì vậy mà công ty này đã nhân rộng mô hình này tại nhiều tỉnh thành trong cả nước như: Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Lâm Đồng, Gia Lai.v.v(theo tài liệu của sở Lâm Nghiệp tỉnh Gia Lai). Ngoài ra ở nhiều tỉnh thành khác trên cả nước bà con nông dân cũng phát triển và trồng Dó bầu ngay tại những vùng đất của nhà mình. Theo kinh nghiệm dân gian họ tự truyền nhau và mày mò tìm cách tạo Trầm sao cho hiệu quả. Như cấy bột sắt vào cây, cấy mảnh bom, đạn, cho dầu vào trong các vết thương để dẫn dụ kiến. Khi kiến lên ăn dầu vô tình làm tổn thương cây. Qua quá trình thời gian cây sẽ tạo ra Trầm mắt kiến. Đề tài điều tra số liệu khai thác Trầm ngoài tự nhiên của 59 cây Dó bầu của Viện Khoa Học Lâm Việt Nam. Trong đó có 13 cây cho Trầm hương có khả năng xuất khẩu chiếm 21%, 21 cây có dấu hiệu có Trầm hương ở các vị trí khác nhau trên cây chiếm 35,6% còn lại 25 cây không có Trầm hương. Đề tài gây tạo Trầm hương bằng tác động cơ giới của Kỹ sư Nguyễn Hồng Lam (Trung Tâm Nghiên Cứu Lâm Đặc Sản). Đề tài đã thực hiện trên 54 cây Dó bầu ở độ tuổi từ 6 đến 18 tuổi. Kết quả đối với 27 cây chỉ tác động cơ giới làm tổn thương cây mà không gây tác động gì thêm. Và theo định kì hai năm quan sát một lần. Đối với 27 cây còn lại thì sau khi tác động cơ giới gây tổn thương cho cây sau đó tiến hành phun dung dịch phòng bệnh Benlat 1%. Phun theo định kì hai tháng một lần, và phun trong ba lần. Kết quả cho thấy đối với 27 cây chỉ tác động cơ giới làm tổn thương mà không phun Benlat thì hai năm đầu không có dấu hiệu gì. 4 năm, 6 năm, 8 năm sau thấy có hai cây tạo Trầm hương. Còn 27 cây sau khi gây chấn thương có sử dụng Benlat để phun thì không cho kết quả tạo Trầm hương. Vậy việc tạo Trầm có liên quan đến bệnh lí của cây. Đề tài nghiên cứu khả năng tạo Trầm bằng chế phẩm sinh học (Lt) (Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam, Trung Tâm Nghiên Cứu Lâm Đặc Sản). Sau khi gây chấn thương bằng tác động cơ giới như đục khoan vào thân cây vị trí 0.8m, 1.2m, 1.5m so với mặt đất. Sau đó đưa chế phẩm sinh học vào vết thương. Đề tài tiến hành trên 3 nhóm tuổi khác nhau của cây Dó bầu. Nhóm 1 từ 4-8 tuổi. Nhóm 2 từ 10-14 tuổi. Nhóm 3 từ 16-20 tuổi. Ngoài ra trong phạm vi đề tài còn đánh giá sự tạo Trầm ở rừng trồng tập trung và phân tán. Kết quả cho thấy sự hình thành Trầm ở các nhóm lứa tuổi là như nhau. Sự tạo Trầm bằng chế phẩm sinh học không phụ thuộc vào độ tuổi. Tuy nhiên, với cây có độ tuổi cao hơn đường kính gốc lớn hơn thì cho sản lượng Trầm nhiều hơn. 3.3.4.2. Ngoài nước. Ở Ấn Độ TS. Shiva thì cho rằng kết quả hình thành Trầm hương trong tự nhiên có liên quan đến bệnh lý của cây. Nhưng nguồn gốc gây bệnh thì chưa có kết luận. Ở Malaysia sau khi tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề tạo Trầm hương ngoài tự nhiên thì tiến sĩ khoa học Julajudin đã đi đến kết luận: Quá trình hình thành Trầm ngoài tự nhiên có liên quan đến bệnh lý của cây. Nguồn gốc hình thành Trầm là do sự cộng sinh của loài nấm Criptophoerica Mangifera với thân gỗ mà thành (1996). Năm 1989 tiến sĩ Naiyna Thonggijem và các cộng sự (Thái lan) nghiên cứu về vấn đề tạo Trầm cho rằng quá trình hình thành Trầm hương trên cây Dó Bầu là kết quả cộng sinh của loài nấm sau đây Cephalos Potrium, Fusarium Botriodiplodia, Chactomium. 3.4.THÁCH THỨC & TRIỂN VỌNG 3.4.1. THÁCH THỨC: Cây Dó bầu được trồng và đã tạo ra Trầm hương, cho hiệu quả kinh tế cao, nhưng đó mới là kết quả bước đầu, có tính chất tự phát, riêng lẻ. Để SX trầm hương nhân tạo (trồng cây Dó, tạo Trầm hương, chế biến, xuất khẩu) trở thành ngành kinh tế SX hàng hóa hiệu quả cao dựa trên lợi thế "trời cho" của nước ta, phía trước còn nhiều khó khăn, thách thức: Trước hết là ở cấp quốc gia chưa có chiến lược phát triển rõ ràng đối với cây Dó bầu cho Trầm hương. Nghị định số 18/HĐBT, ngày 17/01/1992 của Hội đồng bộ trưởng xác định cây Dó (Aquilaria crassna) là một trong những lọai thực vật đặc hữu, có giá trị đăc biệt về khoa học và kinh tế, có số lượng và trữ lượng rất ít, đang có nguy cơ diệt chủng. Nghiêm cấm khai thác và sử dụng, khuyến khích hổ trợ mọi tổ chức và cá nhân bảo vệ, phát triển nguồn lợi quý hiếm này. Nhưng mãi tới 13 năm sau (2005), Bộ NN & PTNT mới chính thức đưa cây Dó bầu vào danh mục cây trồng rừng sản xuất ở 6/9 vùng sinh thái lâm nghiệp.Trước đó (1998) trong dự án cấp quốc gia về trồng mới 5 triệu ha rừng, loài cây đặc biệt quý hiếm này cũng không có mặt chính thức trong danh sách cây trồng chủ yếu của dự án. Không có chiến lược, không quy họach nên cây Dó bầu không có đất trồng chính thức, không có nguồn cung cấp tín dụng và nhiều khó khăn dành cho loài cây này. Một vài số liệu tính toán hết sức thú vị về loài cây này: Nếu có 100 triệu cây Dó bầu trồng đã trưởng thành (tương ứng với 100.000 ha trồng thuần loại), tác động cho mỗi cây tạo ra 1 kg trầm hương lọai 5 (điều này rất hiện thực), với giá bán thấp nhất hiện nay 100 USD/kg (bằng 50% giá trầm hương thiên nhiên cùng lọai), thì giá trị tạo ra sẽ là 10 tỷ USD/CKSX 10 năm. Hoặc toàn bộ cây Dó đã tạo Trầm như trên, chế biến thành tinh dầu (50cây/lít), giá bán 6.000USD/lít, thì giá trị tạo ra là 12 tỷ USD. Dĩ nhiên muốn có 10 - 12 tỷ USD, trong đó thu nhập trước thuế ít nhất là 4-5 tỷ USD, trước hết cần có 100.000 ha đất hoặc hơn và khoảng 60.000 tỷ VNĐ vốn đầu tư. Đó là một thách thức không nhỏ! - Thách thức thứ hai là trồng cây Dó, tạo Trầm hương, chu kỳ sản xuất tương đối dài ngày (khoảng 10 năm), vốn đầu tư lớn (hơn 500 triệu/ha), sản phẩm chưa phải là mặt hàng nhu cầu thiết yếu cho sản xuất và đời sống, nếu không có chính sách hổ trợ của Nhà nước, nhất là về tín dụng thì không dễ dàng gì phát triển nhanh ngành mới, có nhiều lợi thế này. Và điều đó xảy ra, nước ta sẽ chấp nhận đi sau Thái Lan, cho dù Thái Lan không có lợi thế tự nhiên bằng ta. - Thách thức thứ ba là về công nghệ tạo Trầm. Đây là khâu quyết định nhất, nhưng chưa tập trung nghiên cứu, thực nghiệm một cách bài bản, chưa tạo ra sản phẩm đồng loạt, chất lượng tương ứng và chuyển giao rộng rãi. Một thách thức khác cũng không kém phần khó khăn là thông tin về thị trường còn bất cập, rời rạc, chưa được định lượng rõ ràng (mới dựa theo số liệu thương mại lịch sử). Ngoài ra, còn những thách thức khác như: Chất lượng cây giống, các chỉ tiêu về lâm sinh đối với cây Dó bầu trồng, sự tương thích giữa các cây trồng xen, bệnh của cây, tạo Trầm chất lượng cao, sự hiểu biết về tạo Kỳ nam cũng như tổ chức hổ trợ nghề nghiệp đang đặt ra khá cơ bản và bức bách. 3.4.2. TRIỂN VỌNG: Triển vọng của việc trồng cây Dó bầu, tạo Trầm hương, chế biến, xuất khẩu là rất hiện thực và hấp dẫn: Một là, trồng cây Dó, tạo Trầm hương, chế biến, xuất khẩu, hiệu quả kinh tế rất cao. Đây là động lực trực tiếp thúc đẩy các tổ chức và cá nhân đầu tư vào ngành sản xuất mới này. Thật hấp dẫn và lý tưởng đối với sản xuất lâm nghiệp khi một ha trồng cây Dó, tạo Trầm hương có thể làm ra giá trị 1,5 - 1,8 tỷ đồng/CKSX 10 năm, bình quân giá trị tạo ra 150 -180 triệu ha/năm, trong đó lợi nhuận từ 50 - 60%. Hai là, sản phẩm trầm hương, nhất là tinh dầu có thị trường tiềm năng rộng lớn vì đó là là nguyên liệu có nguồn gốc thảo dược qúy hiếm mà ngành hương liệu - mỹ phẩm hướng tới để cho ra những sản phẩm nước hoa, mỹ phẩm được coi là người bạn vĩnh hằng của sắc đẹp và sự quyến rũ của phụ nữ, nhất là tầng lớp phụ nữ thượng lưu, có thu nhập cao. Các ngành đông y, dược phẩm, các lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt là Hồi giáo và Phật giáo, có nhu cầu sử dụng Trầm hương ngày càng nhiều. Đây chính là thị trường hiện thực, lý tưởng, có khả năng thanh toán nhanh của ngành sản xuất Trầm hương nhân tạo của Việt Nam. Ba là, sự khan hiếm về nguồn cung cấp Trầm hương thiên nhiên cạn kiệt, sự phục hồi tự nhiên hết sức lâu dài, làm cho giá cả có xu hướng ngày càng tăng. Điều này thật sự có lợi cho ngành sản xuất Trầm hương nhân tạo. Một điều hết sức may mắn là cây Dó bầu cho Trầm hương nhiều và tốt chỉ có ở Việt Nam và một vài quốc gia (Campuchia, Lào). Đó là lợi thế so sánh hết sức quan trọng .Từ kinh nghiệm thành công bước đầu về trồng cây Dó bầu, tạo được Trầm, cùng với khát khao làm giàu, tính năng động sáng tạo của người Việt Nam, có sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, sẽ là cơ hội cho ngành sản xuất Trầm hương nhân tạo nước ta phát triển. Ngoài ra còn một số đề tài , “Nghiên cứu thành phần hóa học và khả năng sử dụng lá cây dó bầu như nguồn nguyên liệu mới để chế biến trà”, là đề tài vừa được Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM thông qua. Đề tài cho thấy một triển vọng mới cho cây Dó bầu sử dụng để làm trà đã được những nhà khoa học quan tâm. Đề tài do cử nhân Đặng Uy Nhân và các cộng sự khoa Hóa học, ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM thực hiện. Trầm hương và Kỳ nam được chưng cất lấy tinh dầu phục vụ cho ngành công nghiệp hương liệu mỹ phẩm và còn được sử dụng trong y khoa (cả Đông lẫn Tây y). Chính do nó có nhiều công dụng và khá đặc biệt như vậy nên giá Trầm hương trên thị trường trong và ngoài nước rất cao. Tuy nhiên từ khi mới trồng cho tới 5 – 7 năm cây Dó bầu chưa có khả năng tạo thành Trầm hương, lá Dó bầu lúc này có thể tận dụng để làm trà như một nguồn nguyên liệu mới để chế biến trà. Cử nhân Đặng Uy Nhân, chủ nhiệm đề tài cho biết, tại một số địa phương ở Đồng Nai, Bình Phước, lá cây Dó bầu được phơi khô nấu nước uống. Hiện có một số công ty nước ngoài quan tâm tới nguồn nguyên liệu này ở VN. Đặng Uy Nhân cho biết, tháng 9/2009, anh sẽ sang Đan Mạch cùng bắt tay với một công ty Đan Mạch nghiên cứu sâu về khả năng sử dụng lá cây Dó bầu để làm trà và những tác dụng của nó. CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN: - Việc phát triển cây Dó bầu trong những năm qua rất lớn, với những mục tiêu tốt, nhất là có sự trợ giúp lớn của chính quyền địa phương và sự hưởng ứng mạnh của nông dân. - Nhu cầu tiêu thụ Trầm hương và tinh dầu Trầm trên thế giới hiện nay rất lớn, lượng cung cấp chỉ đạt khoảng 40% nhu cầu. Do đó trong 5-10 năm tới việc tiêu thụ các sản phẩm từ cây Dó bầu tạo Trầm hương trong vườn nhà là không đáng lo. - Việc trồng cây Dó bầu cần nắm vững quy trình trồng và chăm sóc. - Việc tạo Trầm hương cho cây Dó bầu có kết quả tốt qua nhiều thử nghiệm tại các trang trại và công ty kinh doanh Trầm hương. - Cây Dó bầu có thể thay thế dần các cây trồng hiệu quả thấp bằng xen canh vào sau 2-3 năm, mới phá bỏ vườn cũ. Không nên phá toàn vườn để trồng thuần cây Dó bầu, ảnh hưởng đến kinh tế. 4.2.KIẾN NGHỊ: - Các công trình nghiên cứu cần được tiếp tục theo dõi nhằm đánh giá một cách khách quan nhất khả năng tạo Trầm hương của các nghiệm thức, và các chế phẩm từ đó tìm ra được phương pháp gây tạo Trầm hương tối ưu nhất . - Đầu tư nhiều hơn về thời gian và tài chính để có thể tìm được những giống Dó bầu có khả năng cho Trầm hương hiệu quả nhất. - Cây Dó bầu là cây phù hợp với khí hậu nước ta đặc biệt là vùng rừng núi, nơi có phần lớn người dân tộc thiểu số sống. Đời sống của họ còn đang gặp rất nhiều khó khăn. Nên việc gây tạo thành công Trầm hương băng phương pháp nhân tạo được xem là hướng đi mới nhằm xóa đói giảm nghèo và tiến tới phát triển kinh tế ở những địa phương này. Vì vậy, các cơ quan tổ chức có thẩm quyền cần có chính sách quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa để các nhà khoa học yên tâm vào nghiên cứu để cho ra một quy trình công nghệ ổn định, có thể chuyển giao rộng rãi ra ngoài để sản xuất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKHOA LUAN TOT NGHIEP.doc
  • docxDANH SÁCH HÌNH ẢNH.docx
  • docLOI CAM ON.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc
Tài liệu liên quan