MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
6. Ý nghĩa của đề tài
7. Cấu trúc khoá luận
PHẦN NỘI DUNG
Chương I. LÝ LUẬN CHUNG
I. Lý luận chung về quản lý Nhà nước đối với công tác dân tộc
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Dân tộc
1.2. Dân tộc thiểu số
1.3. Quản lý Nhà nước về dân tộc
2. Một số quản điểm về dân tộc
2.1. Quan điểm của hệ tử tưởng tư sản
2.2. Quản điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
2.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tử tưởng Hồ Chí Minh
2.3.1. Tử tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
2.3.2. Quan điểm của Đảng về công tác dân tộc
II. Nội dung quản lý Nhà nước về dân tộc
1. Đối tượng quản lý Nhà nước về dân tộc
2. Nhiệm vụ quản lý Nhà nước về dân tộc
3. Nội dung quản lý
4. Phương pháp quản lý Nhà nước về dân tộc
Chương II. QUẢN LƯ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC THÁI HUYỆN CON CUÔNG - NGHỆ AN
I. Khái quát về huyện Con Cuông - Nghệ An
1. Điều kiện tự nhiên
2. Điều kiện kinh tế - xã hội
II. Dân tộc Thái ở huyện Con Cuông - Nghệ An
1. Lịch sử hình thành và bức tranh phân bố
2. Thực trạng kinh tế - xã hội
3. Văn hoá truyền thốgn của người Thái ở huyện Con Cuông - Nghệ An
4. Các giá trị trong văn hoá truyền thống của người Thái ở huyện Con Cuông - Nghệ An
5. Thực trạng về bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc Thái ở Con Cuông - Nghệ An
5.1. Những yếu tố tác động đến văn hoá người Thái
5.2. Những biến đổi, thách thức đối với văn hoá truyền thống của người Thái Con Cuông hiện nay
III. Thực trạng của hoạt động QLNN trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc Thái ở huyện Con Cuông - Nghệ An
1. Tổ chức bộ máy làm chức năng QLNN về dân tộc ở huyện Con Cuông - Nghệ An
2. Một số chủ trương, chính sách nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá người Thái ở Con Cuông
3. Những thuận lợi khó khăn trong quản lý Nhà nước đối với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá người Thái ở Con Cuông
3.1. Thuận lợi
3.2. Khó khăn
4. Những kết quả đạt được trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái ở Con Cuông thời gian qua
4.1. Thành tựu
4.2. Tồn tại, hạn chế
5. Sự cần thiết của quản lý Nhà nước đối với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái ở huyện Con Cuông - Nghệ An
Chương III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NÂNG CAO VAI TṚ QUẢN LƯ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC BẢO TỒN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC THÁI HUYỆN CON CUÔNG - NGHỆ AN
I. Phương hướng chung
II. Một số giải pháp cụ thể
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC: Giới thiệu một số nét văn hoá truyền thống của dân tộc Thái huyện Con Cuông - Nghệ An
1. Hôn nhân của người Thái
2. Rượu càn người Thái
3. Canh Bon
4. Cơm nếp Lam
110 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2077 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quản lý Nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái ở huyện Con Cuông - Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Huyện cần có chính sách hỗ trợ nhằm khôi phục lại nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong đồng bào dân tộc Thái. Một mặt nó góp phần rất lớn vào việc giữ gìn bản sắc văn hoá tộc người, mặt khác đây cũng là những sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần giải quyết khó khăn từng bước nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho đồng bào Thái. Hiện nay, toàn huyện chỉ mới có một hợp tác xác dệt thổ cẩm và đan nát do một số cá nhân đứng ra tổ chức thành lập, tuy nhiên hoạt động của hợp tác xã này còn bó hẹp trong phạm vi nhỏ, số lượng sản phẩm ít và kém phong phú, đầu ra cho sản phẩm cũng là vấn đề nan giải của các sản phẩm mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc người này chính vì thế ngoài việc khuyến khích và hỗ trợ nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong đồng bào dân tộc Thái thì huyện cần phải tìm thị trường đảm bảo yếu tố đầu ra cho những sản phẩm dệt thổ cẩm, nếu giải quyết được vấn đề này là động lực khích lệ rất lớn cho sự khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống, góp phần tích cực giữ gì bản sắc văn hoá Thái và phát huy nó một cách có hiệu quả giúp đồng bào ổn định đời sống.
Trên đây là một số giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường vai trò của quản lý nhà nước và nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc Thái ở huyện Con Cuông - Nghệ An. Mặc dù là hơi muộn nhưng "muộn còn hơn không" đã đến lúc chính quyền và nhân dân Con Cuông đặc biệt là cộng đồng dân tộc Thái ở đây cần phải nghiêm túc và thẳng thắn nhìn nhận lại công tác bảo tồn bản sắc văn hoá tộc người Thái thời gian qua và phải đề ra những phương hướng, biện pháp thực hiện cụ thể cho thời gian tới.
KẾT LUẬN
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Thái ở Con Cuông nói riêng là một chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, được nhân dân phấn đấu thực hiện trong suốt thời gian qua. Trên con đường xây dựng nền văn hoá mới - văn hoá xã hội chủ nghĩa, bản sắc văn hoá tộ người Thái ở Con Cuông đã trải qua không ít khó khăn, thách thức. Song nhờ sự chỉ đạo và hỗ trợ của các cấp chính quyền cùng với sự nỗ lực của toàn dân, sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc Thái Con Cuông đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ.
Trong suốt quá trình phát triển cùng với đất nước, văn hoá truyền thống của đồng bào Thái ở Con Cuông chứa đựng trong nó cả những mặt tích cực và mặt hạn chế. Vì vậy, xây dựng môi trường văn hoá cho đông bào Thái ở Con Cuông không thể tính đến việc phát huy những lợi thế trong văn hoá truyền thống nhằm mục tiêu thoả mãn nhu cầu tinh thần, đời sống tâm linh, tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người, đồng thời góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Sự chệch hướng trong các hoạt động này sẽ gây nên nhiễm loạn và suy thoái lối sống, đạo đức trong xã hội.
Cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số nói chung và người Thái ở Con Cuông nói riêng đang đặt ra những vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết, trong đó có vấn đề bảo tồn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Vì vậy, việc xây dựng, tổ chức và quản lý tốt các hoạt động văn hoá truyền thống của đồng bào sẽ góp phần to lớn vào xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, làm cơ sở cho việc xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời phát huy tốt những ảnh hướng tích cực của văn hoá truyền thống vào đời sống xã hội hiện nay.
Ngày nay, xu thế tiến tới hiện đại và hội nhập vào nền văn hoá của nhân loại là một quy luật tất yếu, văn hoá của người Thái ở Con Cuông cũng như văn hoá các dân tộc anh em khác nằm ngoài sự vận động của quy luật đó. Tuy nhiên trong sự vận hành nội tại của văn hoá và các yếu tố tác động của kinh tế thị trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đã và đang đặt ra cho văn hoá các dân tộc thiểu số nói chung và văn hoá Thái ở Con Cuông nói riêng những cơ hội, thách thức mới. Một trong những thách thức cơ bản nhất, nổi trội nhất là làm thế nào để bảo tồn và phát huy được các giá trị văn hoá truyền thống tộc người trong một môi trường đầy biến động, phức tạp, làm thế nào để chủ động hội nhập mà không bị hoà tan, hiện đại mà không mất đi các giá trị văn hoá đặc sắc của tộc người Thái.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình quản lý Nhà nước về dân tộc và tôn giáo, Học viện hành chính Quốc gia, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
2. Kế hoạch 18/KH - VH “Về bảo tồn, phát triển văn hóa - xoá bỏ hủ tục lạc hậu ở vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2006 - 2010”, Phòng Văn hóa Thong tin huyện Con Cuông.
3. Báo cáo tình hình thực hiện các chương trình chính sách dân tộc huyện Con Cuông năm 2006 của UBND huyện.
4. Hướng dẫn số: 390 HD/BTD về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện quản lý Nhà nước về công tác dân tộc ở địa phương của Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An.
5. Báo cáo thực hiện công tác đầu năm 2006 của Phòng dân tộc huyện Con Cuông.
6. Lịch sử Đảng bộ Huyện Con Cuông, Nxb Văn hóa thông tin tỉnh Nghệ An (2004).
7. Văn hóa các dân tộc Tây bắc, Nxb Chính trị Quốc gia 2004.
8. Đặng Nghiêm Vạn, Cầm Trọng, Khà Văn Tiến, Tòng Kim Ân (1997): Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
PHỤ LỤC
GIỚI THIỆU MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG
CỦA DÂN TỘC THÁI HUYỆN CON CUÔNG - NGHỆ AN
HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI THÁI
Do những hoàn cảnh và điều kiện lịch sử riêng, xã hội cổ truyền của người Thái ở vùng miền tây Nghệ An nói chung, người Thái cở Con Cuông nói riêng không còn hoàn toàn giống với xã hội của người đồng độc của họ ở vùng Tây Bắc. Mặc dù vậy, xã hội của họ vẫn còn bảo lưu đậm nét những dấu ấn của xã hội cổ truyền ấy, thể hiện trên các mặt của phong tục tập quan, trong đó hôn nhân và tục lệ cưới xin là một thí dụ điển hình.
Người thái quan niệm rằng: Việc dựng vợ gả chồng trước hết đó là quy luật của tạo hoá dành cho con người để thực hiện cái thiên chức sinh đẻ con cái, nối dõi dòng giống. Việc sinh đẻ con cái còn đáp ứng được nhu cầu lao động trong gia đình, làm chỗ dựa cho cha mẹ khi tuổi già sức yếu. ở một khía cạnh khác, việc sinh đẻ con cái cũng còn là yêu tố tăng thêm thế lực của anh em, dòng họ. Vì thế, họ luôn muốn có “con đàn, cháu đống”.
Có thể nói, nguyên tắc hay cũng có thể gọi là quy tắc cơ bản đầu tiên trong hôn nhân của người Thái ở Con Cuông là an côn noóc họ (ngoại hôn dòng họ). Đây là nguyên tắc bất di, bất dịch được quy định bởi luật tục, mọi thành viên trong cộng đồng thân tộc sinh ra từ một ông tổ từ 5 đến 7 đời, tuyệt đối không được quan hệ hôn nhân với nhau. Người nào vi phạm sẽ bị khép tội loạn luân, mà người Thái ví hiện tượng “ma kin khi ma” (chó ăn cứt chó). Ngoài việc bị dư luận xã hội lên án, chê cười, trước hết đôi nam nữ sẽ bị “toà án” dòng họ xử phạt theo quy định của của luật tục, tuỳ theo mức độ nghiêm trọng (xa hay gần về mặt huyết thống) từ nhắc nhở, buộc phải ly hôn cho đến hình thức cao nhất là khai trừ ra khỏi dòng họ (lay ho) và đuổi đi nơi khác. Trong thực tế, nguyên tắc ngoại hôn dòng họ thường chỉ được tuân thủ nghiêm ngặt trong phạm vi cộng đồng thân tộc được sinh ra từ một ông tổ 3 đến 5 đời, thì vấn đề huyết thống luôn là vấn đề xem xét đầu tiền của người trưởng họ và các bậc cha chú trong dòng họ.
Nguyên tắc cơ bản thứ hai trong hôn nhân của người Thái ở Côn Cuông là hôn nhân thuận chiều (xắp theo, xắp coong). Trường hợp lấy ngược lại coi như vi phạm tục “quay đầu lợn” (táo hua mu). Nguyên tắc này được diễn đạt như sau: Nếu con trai của A lấy con gái của B thì con trai của B không lấy được con gái của A nữa mà chỉ lấy được con gái của C. Cũng như thế, con trai của C sẽ không lấy được con gái của B nữa mà chỉ lấy được con gái của A mà thôi. Nguyên tắc này chính là cơ sỏ hình thành 3 mối quan hệ cơ bản trong dòng họ của người Thái đó là: ải nọong - hung ta và chính xao.
Hôn nhân của người Thái ở Huyện Con Cuông là hôn nhân một vợ một chồng, cư trú bên chồng. Việc lấy vợ lẽ thường rất hiếm, nếu có thường là do vợ cả không có con hoặc đôi khi là do ý muốn của người vợ cả. Hôn nhân của người Thái cũng còn thể hiện tính phụ quyền, tính mua bán và sự ngăn cách giàu nghèo giữa dòng họ quý tộc với dòng họ dân.
Con trai người thái khi chọn vợ ngoài việc lưu tới hoàn cảnh kinh tế, anh em dòng họ của nhà gái, còn hướng tới một số phẩm chất đạo đức như: Sức khoẻ, tính cần cù siêng năng, nết na hiền lành và sự chung thuỷ của cô gái. Trong khi đó, các bậc cha mẹ khi dựng vợ, gả chồng cho con cái cũng thường đòi hỏi ở các chàng rể, nàng dâu tương lai một số phẩm chất cơ bản như: Sức khoẻ, sự tháo vát trong công việc ruộng nương, anh em dòng họ ít nhiều có thế lực, kinh tế tạm được.
Như vậy, trong việc chọn vợ, kén chồng của nam nữa cũng như các bậc cha mẹ ở người Thái là người ta rất thích chú trọng đến yếu tố sức khoẻ. Đây chính là yếu tố đảm bảo cho việc sinh sản con cái và nhu cầu thực tế và sức lao động. Mặc dù sắc đẹp không phải là tiêu chuẩn được đặc lên hàng đầu, song nó vẫn là yếu tố luôn được các chàng trai cân nhắc. Người Thái thường cho rằng: Sức khoẻ và sắc đẹp là những thứ trời cho, nhưng tính cần cù siêng năng, công việc đồng áng, nội trợ cũng như cung cách ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội thì cha mẹ có thể dạy bảo được. Hơn nữa những phẩm chất đó còn được rèn luyện, thử thách nhiều trong cuộc sống thực tế. Vì thế, đôi khi người ta cũng dễ chấp nhận bỏ qua một trong vài tiêu chuẩn nào đó khi quyết định việc hôn nhân cho con cái. Trong xã hội truyền thống của người Thái ở Nghệ An trước đây nói chung, con trai quý tộc rất ít khi lấy con gái dân thường. Nếu có cũng được xem là sự ban ơn. Trong trường hợp này, để khỏi giảm uy tín và hư danh của mình, các gia đình quý tộc thường ban hành cho bố cô gái một chức dịch nhỏ. Do vai trò, địa vị giữa các nhóm Thái, giữa các nhóm thái, giữa các dòng quý tộc và chức dịch khác nhau, nên vấn đề môn đăng hộ đôi luôn được đặt ra xem xét. Hôn nhân vì thế thường có xu hướng chỉ trao đổi quan hệ giữa nội bộ các nhóm có địa vị xã hội giống nhau là chính.
Việc dựng vợ, gả chồng cho con cái còn là dịp mua bán có sự tính toán. Nhà trai là bên mua, nhà gái là bên bán và cô giáo như là thứ hàng hoá. Thật vậy, trong các lần dạm hỏi, vấn đề được hai bên trao đổi, bàn bạc nhiều nhất, kỹ càng nhất chính là giá mua người con cái “cá hua”. Theo đúng nghĩa thì cá hua là giá đầu người do luật tục quy định và phân biệt giữa dòng quý tộc với dân thường qua điều luật bất thành văn: “nang hà, xà xam”. Nghĩa là con gái quý tộc thì tối thiểu là 5 nén bạc, còn con gái dân thường, người nghèo thì tối đa là 3 nén bạc trắng (1 nén bạc trắng thường có trọng lượng từ 270 g đến 310g). Đây là mức quy định chung, nhưng trong thực tế, sự xê dịch lên xuống nhiều hay ít lại tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai gia đình. Số tiền cá hua không nhất thiết phải nộp hết ngày trong một lần mà có thể nộp làm 3 lần (Lần trong quá trình ăn hỏi, 1 lần trước lúc cưới lần 1 và lần trước lúc cưới thật). Ngoài việc căn cứ và địa vị xã hội hay ít còn được căn cứ vào số của hồi môn mà nhà gái chuẩn bị cho con gái mang về nhà chồng (chăn, đệm, gối, màn, vải vóc, áo, váy, đồ nữ trang...) giá trị của số của hồi môn này thường được tính bằng tầng (hạn) như 2 tầng (xong hạn), 3 tầng (xam hạn), 4 tầng (xí hạn).
Như vậy, trong truyền thống của người Thái, hôn nhân có sự mâu thuẫn giữa tình yêu tự do trai gái với tính phụ quyền mua bán cũng như những chế định ngặt nghèo của luật tục và tập quán truyền thống. ở đây, hôn nhân thường không phải là sự phản ánh kết quả của tình yêu tự do thực sự, bởi cho dù đôi trẻ có yêu nhau, nhưng việc có nên vợ thành chồng hay không lại hoàn toàn do cha mẹ quyết định. Chính vì thế, hành động phản ứng của các cô gái thường là tự tử bằng cách ăn lá ngón, thắt cổ, hoặc trốn theo người yêu.
Trong xã hội truyền thống của người Thái, luật tục quy định rất cụ thể đối với các trường hợp chửa hoang, ngoại tình, li dị, loạn luân... chẳng hạn, ngoại tình bắt quả tang phạt cả nam nữ mỗi người 2 nén bạc trắng, kèm theo 1 con lợn “tẩy uế” cho bản. Gái chửa hoang phạt 15 lạng bạc, đàn bà goá có chửa với trai tân hoặc gái tân có chửa với đàn ông goá phạt 2 nén bạc.
Việc li dị thường ít khi xảy ra. Nếu có, trước hết bao giờ cũng phải do hai bên gia đình dàn xếp, sau đó mới xử phạt theo quy định của luật tục cụ thể là: Gải bỏ chồng đền 1 thành 2 số tiền cá hua, kèm theo các phí tổn trong các lần dạm hỏi. Trai bỏ vợ mất không số tiền cá hua, kèm theo 1 con lợn làm vía cho bố mẹ vợ. Việc chia con cái sau li hôn thường là trai theo bó, gái theo mẹ. Nếu vợ hoặc chồng tự ý bỏ thì người tự bỏ sẽ không được mang theo con cái, trừ khi đửa trẻ còn trong thời kỳ bú sữa mẹ.
Trong hôn nhân, nạn tảo hôn cũng là hiện tượng phố biến. Tuổi hôn nhân thường thấp: Gái từ 14 đến 15 tuổi, trai từ 15 đến 16 tuổi.
Một trong những tàn dư mẫu hệ còn rơi rớt lại trong hôn nhân của người Thái là vai trò ông cậu. Trong các lễ dạm hỏi, nhất thiết phải có ông ta. Ngày cưới phải có mâm cơm biếu riêng. ở người Thái, khi gả con gái bố mẹ chỉ được xem là “chầu côn” (chủ người), còn “chầu văn” (chủ hồn) lại chính là ông cậu, bởi lẽ khi đẻ, ông cậu là người đặt tên, làm vía cho cháu gái. ông cậu cũng là người quyết định số tiền cá hua. Tuy nhiên, do chế độ phụ quyền ở người Thái Nghệ An được củng cố, nên vai trò của ông cậu ngày càng giảm đi nhiều. Tục ngữ Thái có câu: “Thà bỏ chăn chớ bỏ màn, thà bỏ ông cậu chớ bỏ anh em” (chớ vang xút chí vang pha, vang xía lúng ta nha vang pí nọong), đã nói lên điều đó.
Trong hôn nhân của người Thái Con Cuông cũng còn tồn tại tục “cướp vợ” (lặc mia). Tuy nhiên, việc “cướp vợ” ở đây dựa trên phong tục tập quan. Việc “cướp” này không phải diễn ra bằng sử dụng bạo lực mà đã được sử thoả thuận và đồng tình của đôi trai gái. Đến xẩm tổi, chàng trai rủ thêm vài đưa bạn thân đến chỗ hẹn trước để đón cô gái về nhà mình. Trước khi đi, cô gái thường chỉ lấy vài bộ váy, đặc một miếng trầu lên miệng chiếc chõ đồ xôi để báo hiệu cho cha mẹ biết về việc mình trốn theo người yêu. Về đến nơi, nhà trai cử một đại diện mang ít lễ vật sang nhà gái thưa chuyện để xin với nhà gái cho chàng trai đến ở rể hoặc chọn ngày tốt xin tổ chức cưới. Trong trường hợp đã rồi, nhà gái buộc phải chấp thuận. Nhà trai chịu một khoản tiền phạt vạ, sau đó mang một con lợn, đôi gà, rượu đến làm vía cho bố mẹ cô gái là được.
Chế độ ở rể là một hình thức hôn nhân cư trú bên nhà vợ. Thực chất của việc ở rể là nhằm bóc lột sức lao động của người con trai. Thời gian ở rể là nhằm thử thách tính cần cù, siêng năng, khả năng lao động và đạo đức của chủ rể. Tuy nhiên, thời gian ở rể không quy định thống nhất. Có nơi từ 9 đến 12 năm, có nơi từ 3 đến 7 năm. Thời gian ở rể sẽ được tính bằng công lao động để trừ đi một phần tiền cá hua mà nhà trai phải nộp. Trong thực tế, thời gian ở rể bao lâu là do hai bên thông gia thoả thuận. Nguyên nhân của tục ở rể là: Do nhà trai không có hoặc không đủ tiền cá hua, ho nhà gái neo người, không có con trai, nhưng điều quan trọng nhất là do tâp quán quy định đối với mọi trường hợp, dù muốn hay không thì chú rể cũng phải đến làm việc cho nhà gái một thời nhất định là thực thi nghĩa vụ ở rể “tốc việc khươi”. Cũng có trường hợp, nhà trai nộp cho nhà gái 1 nén bạc thay thế cho thời gian thực hiện nghĩa vụ này. Có hai hình thức ở rể:
* Ở rể có định kỳ (dú khươi my hạn).
Có nghĩa là chú rể phải sang ăn, ở và làm việc cho nhà gái trong một thời gian nhất định. Trong thời gian ở rể, anh ta được coi như một thành viên của gia đình vợ, cùng ăn, cùng ở và được phép chung chăn gối với người vợ chưa cưới chính thức của mình. Cũng trong thời gian ở rể, đôi vợ chồng được phép gây một phần vốn riêng. Phần lớn những đôi vợ chồng thuộc dạng này, sau khi mãn hạn ở rể thường đã có vài ba mặt con, nên thường cư trú luôn bên quê vợ. Khi ra ở riêng, anh em nhà vợ sẽ giúp đỡ trong việc dựng nhà, được bố mẹ vợ cia cho một ít tài sản làm ăn (ruộng, trâu, bò và nông cụ).
* Ở rể đời (dú khươi xuất tơi)
Người Thái gọi hình thức ở rể đời là cuốm hươn, với hàm nghĩa là chú rể đến “ăn” ngôi nhà bên vợ. Trường hợp này là do nhà gái chủ động đề xuất với nhà trai. Nên nhà gái thường không lấy tiền cá hua. Chọn được ngày lành, tháng tốt nhà trai đưa con trai của mình sang nhà gái, hai bên thông gia làm cơm cúng báo tổ tiên và ra mắt họ hàng nhà vợ. Từ ngày ấy, chú rể đổi họ mình sang họ nhà vợ và trở thành người trụ cột trong gia đình.
* Tục lệ cưới xin (hịt khoong ết kéo đoong)
Có thể nói, cưới xin một sự kiện rất quan trọng trong chu kỳ đời người của người Thái. Thật vậy, theo quan niệm của người Thái thì sự kiện này không những chỉ là ngày hạnh phúc của đôi trẻ, niềm vui của gia đình, dòng họ mà còn là dịp sinh hoạt văn hoá mang tính cộng đồn làng bản.
Người Thái cho rằng: Con gài từ 20 tuổi trở lên coi như đã quá lửa, cô ta hoặc gia đình chắc hẳn có vấn đề bất ổn. Người ta luôn cảm thấy bất hạnh khi con gái đã lớn mà chưa ai dòm ngỏ, vì điều đó làm ảnh hưởng đến uy tín và thanh danh của gia đình. Trái lại, nếu con gái của họ mới chỉ 13-14 tuổi mà đã có gia đình đến đặt vấn đề xin dạm hỏi là niềm hãnh diện của cha mẹ. Chính vì thế, con cái tuổi từ 14-15 đã được tự do yêu đương, tìm hiểu người bạn đời của mình, cha mẹ không ngăn cấm. Điều đặc biệt là dư luận xã hội lại thừa nhận việc tìm hiểu, yêu đương của nam nữ ngay từ khi còn ở tuổi vị thành niên.
Việc làm quen và tìm hiểu của trai gái thường thông qua lao động, các dịp cưới xin và nhất là vào dịp tết nguyên đán. Vào các tuần trăng sáng, các chàng trai thường tụ tập thành từng tốp thổi sáo, kéo nhị để tỏ nỗi niềm riêng gửi gắm nơi các cô gái. Các bậc cha mẹ cũng thường dạy các làn điệu dân ca cho con cái ngay từ khi chúng còn ở tuổi thiếu niên. Theo tập quán của người của người Thái thì ban đêm con gái phải ở nhà để thêu thàu, dệt vải để chờ các chàng trai đến nói chuyện. Cũng có thể dăm ba cô rủ nhau tụ tập tại một nhà nào đó để kéo sợ đến khuya và cùng ngủ chung. Đây chính là điều kiện xuất hiện của tục ngủ mái (nòn xao) vốn đã tồn tại phổ biến cho đến những năm 70 trong các bản người Thái Nghệ An. Điều đáng nói là tục này lại được dư luận xã hội chấp nhận, các bậc cha mẹ cũng không ngăn cấm. Nguyên do có lẽ là xuất phát từ quan niệm về sự trinh tiết ở người Thái không quá khắt khe như một số dân tộc khác. Thật vậy, người ta cho rằng chuyện “ong bướm” của trai gái về mặt nào cũng là lẽ thường tình, còn “ong bướm” như thế nào, với ai lại là một chuyện khác.
Khi đã yêu nhau, người con trai thường tỏ tình bằng cách trao kỷ vật (vòng tay, giỏ đeo...) cho cô gái để làm tin. Kỷ vật này được gọi là Khoong chiết (của làm tin). Một mặt, việc trao kỷ vật có ý nghĩa như một sự khẳng định tình yêu chung thuỷ; mặt khác, nó chứng tỏ bàn tay khéo léo của mình. Gia đình hai bên cũng thường qua lại thăm hỏi, biểu quà nhau để tỏ thiện ý và đồng tính với đôi trẻ. Vào dịp thuận lợi nhất, chàng trai đặt vấn đề với cô gái để gia đình sắm lễ vật đến ăn hỏi. Cô gái theo đó cũng báo với cha mẹ mình để chuẩn bị đón tiếp đại diện nha trai. Cũng có trường hợp, đôi trẻ không hề quan biết nhau, nhưng đến dịp tết nguyên đán, cha mẹ của người con trai vẫn tự mang lễ vật đến nhà cô gái đặt lên bàn thờ, thắp hương xin tách thành cho đôi trẻ. Trong trường hợp này, nhà gái không được phép ngăn cản, nhưng nếu không đồng ý thì nhà gái sẽ trả lại các lễ vật đó. Còn đồng ý thị mọi chuyện coi như đã được định đoạt. Ngày xưa, những chuyện gán ép hay tác thành theo kiểu này nhiều khi cũng có kết quả.
Khi đôi trẻ và hai bên gia đình đã nhất trí về hôn sự, đám cưới sẽ được tiến hành tuần tự theo các bước sau:
* Chọn người làm mối (xoọc lạm)
Theo tập quán, trước khi tiến hành các lần ăn hỏi, việc đầu tiên là chọn làm làm mối (lạm). Người làm mối nhất thiết phải là nam giới và phải có một số tiêu chuẩn nhất định như am hiểu phong tục tập quán, biết ăn nói, có uy tín, gia đình tương đối khá giả. Người thái ở Con Cuông thường chọn những anh em trai bên mẹ, hoặc anh rể của mình làm mối. Cũng có khi, bạn bè chơi thân với nhau, nhận làm mối khi con cái của một trong hai người bạn dựng vợ gả chồng. Bố hoặc mẹ chàng trai trực tiếp mang một số lễ vật như rượu, trầu cau đến nhà để đặt vấn đề nhờ giúp đỡ.
Việc chọn người làm mối trong cưới xin của người Thái không phải chỉ nhằm đảm trách của người chủ hôn, mà nó còn có ý nghĩa cao hơn. Đối với người Thái, ông mối không những là người toàn quyền thay măt cho nhà trai để bàn bạc với nhà gái và thực thi các công việc theo chức năng của mình, mà còn được xem như một người bố nuôi của đôi trẻ sau. Ông gọi vợ chồng đôi trẻ là con và đối trẻ cũng gọi vợ chồng ông là bố mẹ. Chính vì thế, ngoài việc được hưởng một số quyền lợi sau đám cưới, ông cũng có một số trách nhiệm nhất định đối với vợ chồng của đôi trẻ nữa.
* Ăn hỏi (Pay tham xao)
Cần phải nói rằng, số lần ăn hỏi không có quy định thống nhất giữa các nhóm Thái. Việc ăn hỏi cụ thể là bao nhiều lần, lễ vật gồm những gì thường là do nhà gái định ra để nhà trai thực hiện. Cũng có thể, nhà gái chỉ yêu cầu ăn hỏi một lần rồi cho cưới luôn. Trong ảtường hợp này, lễ vật đương nhiên phải nhiều hơn. Nếu nhà gái ra thời hạn là sau hai năm mới được cưới thì cứ một tháng, nhà trai phải ăn hỏi một lần. Thông thương có ba lần ăn hỏi chính sau đây.
- Lần ăn hỏi thứ nhất (pay tham tựa cốc)
Người Thái ở Con Cuông gọi lần ăn hỏi thứ nhất là pay lôm quam, có nghĩa là “thưa chuyện”. Nhà trai phải thông báo cho nhà gái biết ngày giờ cụ thể lần ăn hỏi này. Thành phần đi ăn hỏi lần thứ nhất chỉ có chủ rể và một đại diện của nhà trai. Lễ vật mang theo gồm hai chai rượu, một ít quà biết (bánh sừng bò, bánh kẹo), trầu cau. Nội dung của lần ăn hỏi này là nhà trai thông báo chính thức với nhà gái về kết quả quá trình tìm hiểu của đôi trẻ và đặt vấn đề đi tới hôn nhân. Ngày hôm đó, nhà gái thường mời ông cậu đến để cùng bàn bạc với nhà trai. Trong lần này, nhà gái phải tỏ rõ ý kiến của mình chấp thuận hay không? Nếu chấp thuận thì nhà trai ra về để chuẩn bị các lần ăn hỏi tiếp theo.
- Lần ăn hỏi thứ hai (pay tham tựa xoong)
Lần ăn hỏi thức hai được gọi là pay xo quam, nghĩa là xin ý kiến nhà gái về số tiền cá hua, về các khoản lễ vật phải nộp... thành phần đi có ông mối, chủ rể, 2 người già, 2 thành niên (1 nam, 1 nữa). Lễ vật gồm 20 bánh chưng, 10 bánh sừng bó, 2 - 4 chai rượu, 2 gói trầu cau, 2 con gà, 1 bó chè xanh. Ngày đi đã được thông báo trước cho nhà gái. Khi đến nhà gái, lễ vật được bày ra, ông mối trực tiếp báo cáo số lượng các loại lễ vật đã được mang đến, trước sự chứng kiến của nhà gái. Để tỏ thiện ý, nhà gái thường mời anh em họ hàng và nhất là ông cậu đến dự, thịt thêm vài con gà để nghênh tiếp nhà trai. Sau khi nấu nướng, lễ vật được dọn ra mâm để cúng báo với tổ tiên rồi hai bên cùng ăn cơm, uống rượu. Sau bữa cơm, hai bên bắt đầu bàn bạc và đi tới thống nhất các vấn đề cụ thể như tiền thách cưới, thời hạn nộp, các đồ sính lễ khác. Đôi trẻ được mời ra để hỏi ý kiến và khẳng định việc đồng ý kết duyên thành vợ chồng trước đại diện hai bên.
- Lần ăn hỏi thứ ba (pay tham tựa xam)
Lần ăn hỏi thứ ba được gọi là pay hắt hom, có nghĩa là khẳng định lại, đồng thời bàn bạc về các loại cũng như số lượng lễ vật, thời gian để tổ chức cưới lần một; đồng thời thống nhất số tiền cá hua mà nhà trai phải nộp cho nhà gái. Số lượng người đi lần này đông hơn hai lần trước. Thông thường là từ 6 đến 8 người, trong đó có nam, nữ, già trẻ. Lễ vật gồm 30-40 bánh chưng, 20 bánh sừng bò, 3 gói trầu, 3 gói cau, 4 chai rượu, 2 con gà, 3 kg thiẹt, 5-10 gắp cá nường. Đến nơi, lễ vật được bày ra mâm, mổ ga đẻ cúng báo tổ tiên. Sau bữa cơm, hai bên bàn bạc các vấn đề cụ thể, trong đó quan trọng nhất là việc nộp tiền cá hua và chính thức thống nhất ngày tháng để tổ chức cưới lần một. Đại diện của nhà gái đưa ra các loại, số lượng lễ vật, số tiền cá hua, ông mối có thể xin giảm bớt đôi chút. Tiền cá hua thường gồm hai loại: Bạc nén và tiền mặt. Nhà trai có thể trả đủ một lần hoặc trả trước một nửa cũng được. Lễ cưới lần một nhanh hay muộn là tuỳ thuộc vào khả năng chuẩn bị của nhà trai và nhà gái. Sau lần ăn hỏi này, nếu thời gian cưới lần một còn dài thì hàng tháng, nhà trai vẫn phải đến thăm hỏi, biếu quà để thắt chặt mối quan hệ thông gia bền vững.
* Lễ cưới
- Lễ cưới lần một (đoong lạy)
Lễ cưới lần một gọi là đoong lạy với ý nghĩa là chú rể đặt áo lên bàn thờ tổ tiên của nhà vợ, đôi trẻ chính thức ra mắt họ hàng hai bên. Sau lễ cưới lần một, chú rể chính thức thực hiện thời hạn nghĩa vụ ở rể của mình và hai bên gia đình được xưng hô là dâu, rể. Tuy nhiên, do chưa phải lần cưới chính thức mà vẫn nằm trong thời gian thử thách, nên người Thái chỉ gọi cô dâu, chú rể bằng một thuật ngữ pợ hào, khươi hào. Trong tiếng Việt không có từ tương đương, nên không thể chuyển nghĩa được hai từ này.
Thành phần nhà trai gồm 12 đến 14 người có già trẻ, nam nữa, trong đó có một phù dâu, 1 phù rể. Lễ vật có bánh chưng, bánh sừng bò, gà, lợn, rượu, gạo... số lượng cụ thể do nhà gái quy định. Đến nhà gái, lễ vât được bày ra, chủ rể bỏ chiếc áo lên bàn thờ mà nhà. Gà, lợn được mổ thịt, dọn thành các mâm, ông mối để cúng báo tổ tiên nhà gái. Cúng xong, chủ rể lạy năm lần, sau đó lạy bố mẹ vợ bốn lần. Hai bên thông gia cùng ăn cơm, hát đến khuya mới thôi.
- Lễ cưới chính thức bên nhà gái (đoong tang xao)
Lễ cưới chính thức được gọi là kin đoong. Người Thái thường nói: “au pợ mi bươn, ết hươn mi mụ” (cưới dâu theo tháng, dựng theo ngày). Theo đó, người ta coi trọng ngày hơn tháng, nhưng lại coi trọng tháng hơn năm. Người Thái vốn có lịch riêng của họ và được sử dụng rộng rãi vào mọi mặt của đời sống hàng ngày. Hiện nay, tuy họ tính tháng theo âm lịch, nhưng cách tính cũng như cách sử dụng ngày, tháng của họ lại có sự khác biệt so với âm lịch. Cụ thể là các tháng trong năm được chia thành tháng chẵn và tháng lẻ. Các tháng chẵn (bươn cụ) gồm: 2-3, 5-6, 8-9, và 11-12 (tức tháng Một và Chạp âm lịch). Các tháng lẻ (bươn piếu) gồm: 1,4,7 và 10.
Như vậy, các tháng chẵn là những tháng tốt và đều có thể tiến hành các công việc cưới xin, dựng nhà được. Tuy nhiên, ngày vốn được coi là quan trọng hơn tháng, nên việc tổ chức cưới xin nhất thiết phải được chọn những ngày tốt. Về mặt này, theo lịch của người Thái thì trong tháng chẵn có 8 ngày gọi ca ết kin (lời khuyên trong làm ăn).
Dưới đay, chúng tôi chỉ xin dịch nghĩa lời khuyên của 8 ngày đó.
Một cặm, xao lết phắc cở xạ (mùng 1, có khiếu trồng rau cỏ), Tốt
Xoong cặm, xao lết phắc xớ xạ (mùng 2, chăm chỉ, chung thuỷ), Tốt
Xăm cặm, ha hươn tốc tị đi tàn hặng (mùng 3, có số làm giàu), Tốt
Xí cặm, xao pắng lực nhinh chai (mùng 4, có nhiều con cái), Tốt
Hà cặm, quai dú lạng lưm kè (mùng 5, lười chăn nuôi), Xấu
Hốc cặm, hồng hàng le dú đông (mùng 6, bệnh tật, chết yểu), Xấu
Chết cặm, công xặng hươn xia lạ (mùng 7, chống phá sản), Xấu
Pét cặm, nà pợ mớ vít hừn (mùng 8, chồng lấy vợ mới), Xấu.
Theo lời khuyên ở trên, lễ cới chính thức thường được tổ chức vào các tháng chẵn hoặc sau khi thu hoạch xong mùa vụ. Riêng tháng 1 (tháng giêng) uy là tháng lẻ, nhưng đây là thời điểm kết thúc mùa đông, mử đầu mua xuân, nên người ta vẫn tổ chức việc cưới xin được. Như vậy, nếu tính theo ca 8 ngày thì mùng 9 của tháng sẽ làm mùng 1, mùng 10 sẽ là mùng 2 cho đến 16 sẽ ứng vào vị trí của ngày mùng 8 trong tháng. Cứ như vậy cho đến hết tháng thì thôi.
Thông thường từ khi cưới lần một cho đến lễ cưới chính thức chỉ kéo dài lâu nhất trong vòng một năm. Trong thời gian chờ đợi, hai bên thông gia vẫn thường đi lại thăm hỏi nhua, biếu quà cáp, những thứ của ngon, vật lạ.Trước ngày cưới chính thức khoảng một tuần, nhà trai cử người đem lễ vật sang nhà gái để thông báo ngày giờ sẽ đến. Nừu đường đi quá xa, nhà trai thường đến nghỉ trọ tại một gia đình trong bản để đến đúng giờ hẹn (trể giờ hẹn, nhà trai sẽ bị nhà gái phạt tiền).
Đoàn nhà trai gồm 10 đến 14 ngày. Lễ vật gồm 1 con lợn ít nhất từ 30kg trở lên, 20 kg gạo, 10 chai rượu, 4 hoặc 6 con gà, cá khô, trầu cau... số lượng cụ thể của từng lễ vật do hai bên đã thống nhất từ trước. Nừu thiếu, nhà trai buộc phải nộp thay bằng tiền mặt. Trước khi lên nhà, nhà trai cử một người đem mâm trầu cau đến trước để thông báo. Khi đoàn nhà trai đến cổng, nhà gái cử một vài người (chủ yếu là phụ nữ) ra đóng cổng và choàng lên đó một tấm mặt chăn hay tấm vải đỏ. Đây là tục lệ nhằm thử tài đối đáp người làm mối. Đại diện nhà gái dùng lời hát để giả vờ ngạc nhiên hỏi ông mối bằng nhiều câu hỏi rất hóc búa. Nếu trả lời được thì nhà gái mới mở cổng cho vào, nếu không nhà trai phải chi một ít tiền chuộc lỗi. Lúc này, trên đầu cầu thang, một tốp nam nữ của nhà gái đang chuẩn bị sẵn các thau nước bẩn (nước củ ráy, nước vo gạo) để khi đoàn nhà trai lên cầu thang, họ tập trung hắt nước làm cho đoàn nhà trai ướt hết quần áo mới cho vào nhà. Tục lệ này tàn dư của hôn nhân thời nguyên thủy, phản ánh sự giằng co giữa chế độ mẫu quyền và phụ quyền trong chế độ hôn nhân từ cư trú bên nhà vợ chuyển sang cư trú bên nhà chồng. Việc hắt các thứ nước bẩn vào đoàn nhà trai là quyền được phép theo luật tục của họ hàng nhà gái mà nhà trai hay bất cứ một người nào có thể ngăn cản.
Vào trong nhà, các lễ vật được bày ra, ông mối báo cáo và giao nộp cho họ nhà gái rồi cùng ngồi tiếp chuyện. Thanh niên thịt lợn, mổ gà nấu nướng. Công việc nấu nướng xong xuôi, người ta dọn thành 6 mâm trở lên, tuỳ theo từng dòng họ: 1 mâm cúng ma nhà gái (pan phi hươn), 1 mâm làm vía cho bố mẹ cô dâu (pan văn), 1 mâm cúng bên ngoại nhà gái (pan lung ta) và 1 mâm cúng ông mối (phan lạm). 1 mâm cúng biểu bên nhà trai (pan đoong), 1 mâm cúng hồn của những người chết không có con thờ tự (pan canh hạnh). Tuy nhiên, số mâm cúng này nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào luật tục riêng của từng dòng họ. Nếu nhà trai chưa nộp hết tiền cá hua thì lần này phải nộp đủ cho nhà. Ngoài ra, nhà trai còn phải nộp một số khoản tiền (bằng bạc hay tiền giấy) như: Tiền công nuôi dưỡng của bố mẹ vợ gọi là ngân khanh mẹ, tiền xin đưa dâu gọi là ngân kho tòn pợ. Nếu cô dâu còn chị gái chưa đi lấy chồng thì nhà trai phải nộp thêm tiền qua dây chão gọi là ngân vài xiều...
Khi các mâm cúng đã dọn xong, ông mối kính cẩn cúng dâng lễ vật cho ma nhà của nhà gái, một thầy cúng khác cúng mâm làm vía cho bố mẹ cô dâu. Cúng xong, chú rể lạy mà nhà vợ năm lạy, rồi hai họ căn cơm. Sau buổi tiệc là cuộc vui rượu cần, hát chúc tụng đến khuya mừng cho gia chủ và đôi vợ chồng trẻ. Khoảng canh một, nhà gái đem toàn bộ số của hồi môn của cô dâu ra giới thiệu để nhà trai nhận, đồng thời cũng giao luôn cô dâu cho nha trai quản lý. Nếu vì lý do nào đó, đến lúc đón dâu mà không thấy cô dâu thì nhà gái không chịu trách nhiệm nữa. Lúc này, nhà gái đem một chiếc đĩa ra đưa cho chú rể, trong đĩa có vài cái chén. Chú rể cầm chai rượu theo sự giới thiệu của ông cậu nàh gái rót rượu đi mời người một theo thứ bậc từ cao xuống thấp. Mỗi thành viên bên nhà gái đều phải nhận 1 chén rượu để uống và bỏ vào đĩa một ít tiền mừng. Tục này gọi là khươi lạy (rể lạy). Số tiền họ nhà gái mừng chú rể gọi là tiền mừng rể (ngân chòm khươi). Ngoài ra, bố mẹ vợ còn biếu chú rể một khoản tiền theo tập quán gọi là tiền gối rể (ngân mon hua khươi). Cả hai khoản tiền này được công bố rồi giao cho chú rể. Chú rể lạy tạ họ hàng và bố mẹ vợ bốn lạy.
- Lễ dưa đón dâu (tòn pợ)
Giờ đón dâu do nhà trai quyết định và thường không tính theo giờ đồng hồ mà theo bảng tính giờ gọi là lai nham và kiểu bấm độn (lực mự) theo cách tính riêng của họ. Theo đó, giờ đưa dâu thường là cung xí xum (giờ vui vẻ) được ghi trong lai nham. Tuy nhiên, giờ xuất hành phải là lúc trời còn tối, nghĩa là không nhìn rõ mặt người. Nếu không, người ta cho rằng ma quỷ nhìn thấy cô dâu đẹp mà bắt mất.
Đến giờ, ông mối thay mặt nhà trai cảm ơn họ hàng nhà gái rồi xin phép đưa dâu. Thanh niên khiêng các thứ đồ chăn, đệm... đi trước, ông mối và chú rể xuống cầu thang, vợ ông mối cầm tay cô dâu. Khi bước ra khỏi cửa, bà cô của cô dâu lấy chiếc nón đội lên đầu người cháu và thực hiện động tác kéo tay cháu của mình vào nhà, trong khi bà mối thì kéo ra ngoài. Cứ như thế vài ba lần thì thôi. Khi chưa ra khỏi làng, trên đường đi, thi thoảng người ta lại đánh 3 tiếng chiêng báo hiệu lễ đưa dâu.
Nhà gái cử một đoàn tiễn cô dâu sang nhà trai. Số lượng ít hay nhiều không thành vấn đề nhưng phải là số chẵn (riêng bố mẹ của cô dâu không được đi). Trước khi lên bước vào nhà chồng, cô dâu buộc phải mặc bộ y phục truyền thống của dân tộc, đầu quấn khăn, tay đeo các đồ trang sức, đi chân đất. Để tiếp đón nhà gái, trước cầu thang, người ta cho dọn sẵn một bàn rượu gọi là lầu thú moóc (rượu xua sương sớm) để chào đón đoàn nhà gái. Bố mẹ và họ hàng nhà trai thường ra đến tận cổng để đón cô dâu và chào đoàn nhà gái. Đến chân cầu thang, cô dâu và chú rể phải dừng lại để làm lễ rửa chân để nhập gia (xuối tin). Người ta để sẵn trên bục chân cầu thang một chiếc thau đựng nước và một cái gáo. Chú rể đặc chân phải lên bục, cô dâu đặt chân trái, sau đó ông mối đọc bài cúng nhập gia. Cúng xong, ông ta cầm gáo múc nước trong thau dội 2 gáo lên chân của đôi vợ chồng, rồi hai người khoác vai nhau lên nhà, đi thẳng vào buồng hạnh phúc.
- Lễ cưới bên nhà trai (đoong tang báo)
Trong đám cưới của người Thái, lễ cưới bên nhà trai bao giờ cũng được tổ chức to hơn, long trọng hơn lễ cưới bên nhà gái. Số lượng khách mời thường là anh em họ hàng thân tộc, tất cả các gia đình trong bản và một số gia đình ở các bản kế cận. Người ta thường tổ chức ăn uống linh đình kéo 1,2 ngày liền, nhất là những gia đình giàu có, khá giả. Và, người ta nghĩ như vậy mới vui và hãnh diện với bà con chòm xóm, nếu không thì đó sẽ là một điều bất hạnh và nhục nhã. Vì thế, số lượng lương thực, thực phẩm và rượu bao giờ cũng được chuẩn bị nhiều hơn. Số lượng này một mặt do gia chủ tự lo, mặt khác hết thảy bà con đến dự đều góp giúp thêm. Hơn thế nữa, việc tương trợ, giúp đỡ nhau giữa anh em thân tộc cũng như các gia đình trong bản khi có các công việc hệ trọng như cưới xin, tang ma, hoạn nạ và là tập quán chi phối và ràng buộc giữa các thành viên trong cộng đồng.
Do số lượng mời nhiều, nên số mâm có thể lên đến hàng trăm, việc bố trí ăn phải chia làm nhiều lượt mới hết.
Sau khi lên nhà, cô dâu, chú rể và các phù dâu, phù rể đều phải ngồi trong buồng hạnh phúc. Tại đây, người ta đặt 1 vò rượu cần có cắm 2 chiếc cần hút. Trên đỉnh cần hút được buộc treo một lọn sợi gai tượng trung cho hạnh phúc trăm năm của đôi vợ chồng. Một mâm cơm đặc ở giữa gồm có: 2 miếng mía bổ đôi, 2 chén rượu, 2 đùi gà, 1 quả trứng bổ đôi. Mọi người ngồi tim lặng để lắng nghê ông mối diễn xướng phần nghi lễ tơ hồng (phục vụ) xe tơ, kết tóc trăm năm cho đối uyên ương. Nói xong, đôi vợ chồng phải ăn hết lượt các phần thức ăn được bày trong mâm cơm. Khi ăn, vợ gắp cho chồng, chồng gắp cho vợ theo kiểu chéo tay để khẳng định hạnh phúc bền lâu, sự đồng cam cộng khổ vui sướng hay hoạn nạn đều có nhau. Trong lễ phục panh, cô dâu buộc phải búi tóc ngược và đội khăn (lễ này giống như lễ “tẳng cẩu” của người Thái Đen ở vùng Tây bắc). Việc búi tóc ngược (tăng cẩu) này chính là dấu hiệu của người con gái đã có chồng để phân biệt với các cô gái chưa chồng.
Theo tập quán, khi nấu nướng xong, bên nhà trai cũng được dọn thành 4 mâm để cúng: 1 mâm cúng mà nhà, 1 mâm cúng bên ngoại (lúng ta) 1 mâm cúng tạ ơn ông mối, 1 mâm cúng tạ ơn nhà vợ. Cúng xong, cô dâu được mời ra quỳ dưới bàn thời để lạy ma nhà của chồng, sau đó đó hai họ ngồi vào ăn cơm. Theo luật tục, họ nhà gái bao giờ cũng được mời ăn trước, được tiếp phần cơm thịt nhiều hơn. ăn cơm xong, nhà trai làm thủ tục giới thiệu cô dâu trước họ hàng gọi là pợ lạy. Cô dau cầm một khay rượu, được ông mối giới thiệu theo thứ bậc lần lượt tất cả những người trong họ nhà chồng (bố mẹ chồng, các bác, chú, anh em họ hàng nhà chồng...). Giới thiệu đến người nào, người đó đón lấy một chén rượu từ tay cô dâu uống rồi bỏ vào khay số tiền mừng. Số tiền mà bó mẹ chồng biếu con dâu được gọi là ngân tòn pợ. Tất cả số tiền này đều được công bố rồi giao cho cô dâu giữ làm vốn riêng. Sau thủ tục này, nhà trai mở rượu cần để khoản đãi bà con họ hàng và nhà gái. Tiêc rượu cần thường kéo dài cho đến tận khuya mới dứt. Trước khi nhà gái xin phép ra về, nhà trai luôn có một mâm cơm biếu bộ mẹ cô dâu gọi là pan khàu kháo pác. Tối hôm đó, nhà trai còn dành phần cơm rượu riêng để tạ ơn thanh niên nam nữ, những người đã giúp đỡ phục vụ đám cưới. ăn cơm xong, bao giờ gia chủ cũng dành một vò rượu cần cho tni sinh hoạt văn nghệ. Số rượu này gọi là làu báo xao. Trước lúc ra về, bà mối là người trực tiếp trải đôi chiếu mới trong buồng cô dâu chuẩn bị cho đêm tân hôn. Việc trải chiếu của bà mối vừa là tập quán, lại được xem là việc thiện, nên theo tập quán truyền thống, sau khi trải chiếu cho đôi vợ chồng mơi, nhà trai phải biếu bà ta một ít tiền gọi là tiền công lót ổ (ngân pốt tì non).
- Lễ tạ ơn ông mối (hừn hoi lạm)
Lễ tạ ơn ông mối sau đám cưới của người Thái gọi là hừn hoi lạm. Lễ này được tiến hành vào sáng sớm hôm sau. Đôi vợ chồng mới và bố mẹ chú rể mang một số lễ vật như: Phần thịt mông của con lợn to nhất, 1 con gà, 3 chai rượu, 2 chiếc gối, 2 chiếc đệm vải ngôi đến tạ ơn công lao của ông bà mối đã giúp cho 2 con nên vợ, nên chồng. Đến nơi, cú rể thịt gà cúng ma nhà ông mối rồi ăn cơm. Từ đây, đôi vợ chồng mới phải gọi ông nà mối là bố mẹ. Ngoài ra, hàng năm vào mùng 1 tết nguyên đán, đôi vợ chồng phải có một mâm cơm đến cúng ma nhà của ông ta, lệ này kéo dài ít nhất 5 đến 6 năm thì thôi. Khi đôi vợ chồng có con đầu lòng, dù gái hay trai thì ông mối luôn phải có một con gà, một bộ quần áo cho đứa bé. Khi đứa bé lớn lên đến tuổi dựng vợ gả chồng, nhất thiết phải mời ông mối tham dự, nếu không sẽ bị bà còn chê cười vì tội bất hiếu.
- Lễ lại mặt (âu lực pay dam đoong)
Sau đám cưới 3 ngày, đôi vợ chồng trẻ cùng bố mẹ mang lễ vật sang nhà bố mẹ cô dâu để tạ ơn. Đây là lễ không những thể hiện lòng kính trọng, hiếu thảo của con rể đối với bố mẹ vợ, mà còn là dịp để hai bên thông gia gặp gỡ, trao đổi tình cảm gắn bó mối quan hệ lung ta và nhính xao. Cuộc vui kéo dài thâu đêm. nếu nhà xa thì bên nàh trai ngủ lại một đêm, sáng hôm sau mới về. Vào ngày mùng 1 tết Nguyên đán đầu tiên sau đám cưới, con rể nhất thiết phải mang 1 con lợn khoảng 10 đến 20 kg và một số lễ vật khác như rượu, cá khô... đến chúc tết bố mẹ vợ. Sau đó, hàng năm cũng vào dịp này, vợ chồng con rể hoặc cháu ngoại đều phải có mâm cơm biếu ông bà ngoại.
RƯỢU CẦN NGƯỜI THÁI
Trong các dịp lễ tết, lễ hội, mừng nhà mới, cưới, hỏi, đón khách... uống rượu cần là điều không thể thiếu được đối với phong tục sinh hoạt văn hoá của người Thái.
Cách sản xuất, pha chế, làm men như thế nào hay thời gian làm bao nhiều thì dùng được, đó là cả một bí quyết. Bởi thế mà một vùng, một huyện vùng làm thì duy chỉ có một vài bản, làng như: “Kẻ mẻ” và Mậu đức, Con Cuông là nổi tiếng Rượu cần loại ngan khi uống ta cảm nhận được năm vị: cay, đắng, ngọt, chua, the, nồng. Đồng bào Thái làm men bằng cách lấy gạo ngâm nước khoảng 1 tiếng đồng hồ, sau đó gạn nước giã thành bột. Lá Mít (Bơ mị), lá Mía (nơ òi), lá Nhân trần (bơ há na), lá Quế (bơ quẻ) không có lá quế thì cho ít vở quế (pước quẻ) cũng được, giã thật nhỏ đem rắc trộn đều với bột gạo. Sú thêm ít nước cho dẻo rồi vắt thành bánh hình tròn dẹt to bằng lòng bàn tay, yêu cầu khi nặn bánh men phải vắt thật kho, nếu không rượu sẽ bị chua. Bánh men được rải ra nống, phủ đều rơm sạch lên trên. Để như thế 7 ngày cho lên meo đều, cất hết rơm phơi như thế 3 ngày trong bóng râm cho meo xẹp hết. Đem men phơi trên gác bếp (sấy) cho khô đến lúc nào thấy con mọt mò đến là bánh men có thể dùng được. Cách chế biến rượu cần cũng phải cầu kỳ một chút. Bước dầu người ta lấy trấu (trấu gạo nếp càng tốt) đêm đi đãi cho trôi bớt số vỏ trấu nào mà khi ngấm nước không chìm (trấu lép phía đầu vỏ trấu không còn tấm). Sau đó đem hông lên đổ ra nống rải ra cho nguội, trộn xôi vào. không có xôi có thể dùng ngô xay hoặc sắn hông chín (không dùng sắn bột, dễ bị tắc cần). Khi xôi hoặc sắn được trộn đều với trấu nhờ nguội hẳn thì cho men, tuỳ theo lượng trấu để cho men. Thường thì một chum cho khoảng 5 đến 7 viên, tán nhỏ rắc trộn thật đều. Xôi xếp khoảng 1kg vắt bẹp đem nướng than cho sém thơm, cho xuống đáy chum, sau đó cho các nguyên liệu đã làm sẵn nói trên cho vào chum sành nén thật chặt, bịt thật kín để như thế từ 3 tháng trở lên thì dùng được. Rượu cần để càng lâu càng tốt, nhưng tốt nhất chỉ nên dùng trong năm, để lâu quá trấu sẽ vụn ra không tốt, nếu bịt không kín rượu không ngon dễ bị sâu (dòi). Nén không chặt khi pha nước lã ngấm xuống, uống bị đau bụng. Chỉ cho vào chum sành không cho vào các dụng cụ bằng kim loại, chất men tác động vào dễ sinh ra độc tố, không có lợi cho sức khoẻ con người. Uống rượu cần ngon nhất là pha nước suối trong sạch (nước lã) pha xong mói được cắm cần, nước ngấm dần vi khuẩn không theo xuống qua các tâng men được và nước cốt không bị ảnh hưởng (khi chưa pha rượu cần đã có nớ cốt, có thể đốt cháy nếu là loại rượu ngon) khi uống phải cám cần xuống thật sâu tận đáy chum để tránh hút phải nước lã. Điều kiêng kị là không được thổi ngược không khí ở trong miệng vào chum, rượu sẽ mau nhạt. Khi làm nếu non mèn rượu có vị ngọt nhiều hơn, người Thái gọi là “Lỗu mẹ nhinh” (Rượu đàn bà). Nếu già men rượu sẽ nồng hơn, còn gọi là “Lẫu po xai” (Rượu đàn ông).
Người thái quan niệm rằng, cuộc vui nào cũng đều có linh hồn của cuộc đó, nên khi bắt đầu vào cuộc trước khi uống họ đều phải cúng Giàng mời linh hồn của cuộc đó về uống trước (nếu không biết cúng cũng phải nói vài lời). Sau hồn người già và khách quý uống trước họ gọi là “kin xắp li” có nghĩa là uống theo từng đợt, “ti côc” (tức là vòng đầu) “ti ki giam” (uống thăm nhau, đoàn kết) họ cùng trao đổi ý kiến với nhau là nên uống bao nhiều sừng (đơn vị đo bằng sừng bò tót, hoặc sừng trâu) cuối cùng do người làm “chàm” quyết định (chàm là người cầm trịch có trách nhiệm chào mời đong rượu như trọng tài).
Đợt đầu không tình thời gian do vậy bặt buộc người làm “chàm” phải trổ hết tài năng mời chào khách uống bằng các câu hát mời di dỏm văn hoá. Sau khi uống xong những người uống nước kể cả người già, khách quý đều phải đúng dậy múa theo nhịp khèn bè của điệu hát lăm có tiết tấu của cồng chiêng đệm theo. Những người khác tiếp tục ngồi vào sự sắp xếp của “chàm” để uống “thăm nhau”.
Uống hết lượt thăm nhau từ già, khách, trẻ, gái trai là đến uống thi, đã gọi là thi thì phải có luật uống, hiểu được luật uống thì mới cảm thấy thú vị, vui lây, say tình, say nghĩa, say men.
Có rất nhiều cách quy định định thi uống, phải được xem nhiều lần và biết tiếng thì mới hiểu được “luật uống” của họ.
Xin nêu 3 cách uống đơn giản dễ hiểu, nếu số cần là 8 thì 8 người ngồi vào, thường được đan xen năm, nữ số người được chìa làm hai bên, mỗi bên 4 người, hai bên cùng trao đổi để thống nhất cách sống.
Cách 1: “Kin lầu vang phoong” là dùng nước đong vào sừng bò tót có lỗ chảy, thời gian chảy hết bao nhiều lần đong thì dùng, hai bên căn cứ vào thời gian đó để uống, nếu bên uống trước nhiều hơn bên uống sau, thì bên uống sau phải uống thêm cho bằng bên uống trước hoặc bị phạt một sừng hay phải uống lại từ đầu và ngược lại.
Cách 2: “Kin lầu phịt kết” là dùng một thanh nứa nhỏ bằng 2 que tăm dài khoảng 10cm bẻ gấp đôi, sau đó đặt lên miệng chum rượu cần đã được đong đầy, đặt thanh nứa vào mặt nước (nửa ngoài, nửa trong) và bắt đầu uống, uống đến bao giờ mặt nước trong chum cạn xuống làm bật thanh nứa lên gọi là “phịt kết” lúc đó mới thôi và số người uống sau cũng phải uống như vậy nếu không sẽ bị phạt.
Cách 3: “Kin lầu chằm pác” là đong nước đầy chum bắt đầu uống thì “chàm” cho nước chảy từ sùng bò tót vào thẳng miệng chum, nếu uống chậm, uống ít rượu tràn ra miệng chum thì sẽ bị phạt. cứ thế uống lần lượt theo từng vòng, từng đợt, xong họ lại đứng dậy cùng nhau nhảy múa, hát đối. Bởi thế cuộc vui của họ có thể kéo dài thâu đêm.
CANH BON
Canh bon là một món dân dã của người Thái, thoạt đầu mới trông thì chẳng có gì hấp dẫn, nhưng ăn rồi nhớ mãi. Tuy dân dã thế, nhưng để làm nên bát canh bon “xịn” ngon cũng hết sức công phu.
Người ta thái mùng ở những vát mùng trông nơi con lạch có nước chảy và chỉ dùng tay giật bẹ mùng (không lấy mùng ở những nơi nước đọng, không dùng dao cắt mùng, vì làm như vậy ăn sẽ bị ngứa). Mùng được rửa sạch, để cả lá cuộn tròn gọn 3,4 lá thành một búi, một nồi canh có thể dùng từ 7-8 bùi (tuỳ theo số lượng người ăn).
Cùng nấu với mùng có da trau hun khói. Da trâu được cắt thành từng miếng to bằng bàn tay, xâu thành chuổi, đem trao dưới gác bếp để hông khói cho khô quắt lại, người ta treo thế để làm thức ăn dự trữ, khi nào cần thì đưa vài ba miếng xuống chế biến. Da trâu khô được rửa nước cho sạch bồ hóng, ngâm nước khoảng 5-10 phút, sau đó nướng trên than cho chín thơm đem ra cạo sạch, chặt thành từng miếng nhỏ, cho vào nồi ninh mềm, cho từng bùi mùng vào đun, mùng xẹp xuống, cho gạo, tấm, cùng với con nhím hoặc vèo nhím vào (năng, vào chìm đã được sấy khô).
Khi mùng nhừ, dùng đũa bếp, đánh cho mùng nhuyễn ra, da gảim muối, hoặc nước mắm, mỳ chính, bột lá sả (lá cây sả nướng dòn, giã nhỏ lấy bột), rau mùi. Một vị đặc biệt không thể thiếu đó là hạt tiêu rừng (mặc khén).
Món này người ta ăn ghém với lộc tặp mạ, có nơi gọi chờ ờng (từ khoa học cây kim anh). Khi ăn món này có vị đặc trưng của mùng, có độ keo của da trâu, có vị đắng của nang nhím, có mùi thơm của lá sả nướng, vị hơi cay của hạt tiêu rừng, có vị chát bùi của lộc mạ, ăn với cơm rất ngon miệng.
Bởi thế người thái mới có câu ca ngợi canh bon: “Canh bon non hem pác mò”. Có nghĩa là ăn canh bon ngủ quên nơi miệng nồi.
Các ông lang (thầy thuốc) người thái còn cho món ăn này có tác dụng chữa bệnh dạ dày, bệnh gan mật, giải độc.
Người Thái quan niệm rằng đây là món ăn dân dã, nên họ không mang ra tiếp khách quý, mà chỉ có những người bạn thân tình họ mới giám mời.
CƠM NẾP LAM
Mùa xuân đến, đồng bào Thái vào rừng chặt những cây nứa non về làm lạt gói bánh chưng. Họ chọn những cây non lóng dài làm lạt, số còn lại họ đốn thành từng ống, một đầu có đáy lam cơm nếp hoặc một số loại thức ăn.
Ở đây ta chỉ đề cập cơm nếp lam. Nếp được đãi sạch cho vào chậu nhôm ngâm một buổi cho nở ra, đổ ra thúng cho ráo nước. La chuối rừng non, cuộc tròn cho vào lót thành ống nứa, đong gạo nếp đã ngâm vào khoảng một phần hai ống cho một nhúm muối nhỏ vào, rót lấy nước đầy hai phần ba ống. Sau đó dùng lá chuối nút đầu ống và lam ống nứa con trên than hồng, không hơ trực tiếp vào lửa, có thể cháy ống nứa mà cơm lại chín không đều. Xoay trở ống nứa cho nóng đều, sém dần, khi nước trong ống nứa sôi cạn toả mùi thơm phức, ống nứa sém đều là cơm đã chín. Đưa ống com lam ra chờ cho giảm độ nóng, mở nút lá chuối, lấy dao khứa miệng ống ra thành từng thanh nhỏ khoảng 1 cm. Dùng dao chẻ bó lớp bỏ tinh (cật) ở bên ngoài để lại lớp vỏ giấy. Khi ăn, ta chỉ cần dùng tay bốc lớp vỏ gâíy như bóc chuối, ta có được thỏi cơm nếp lam có quấn lá chuối rừng, mùi thơm của ống nứa non, lá chuối rừng non, cùng với cơm nếp lam tạo thành mùi vị đặc trưng ăn rất dẻo và ngon miệng. Nếu bạn muốn ăn cơm lam sém và nóng thì chỉ cần lam lại ống khi đã được bóc hết lớp vỏ tinh, lớp vỏ giấy tuy sém nhưng vẫn “an toàn” vì bên trong còn lớp vỏ chuối rừng bao bọc. Cơm nếp lam ăn với cá mát nướng.
Uống nước chè đâm.
Bên dòng suối trong.
Nghe con chim hót
Líu lo trên cành.
Bạn sẽ được sống những giây phút thanh bình, ngon lanh, thú vị./.
Quản lý Nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái ở huyện Con Cuông - Nghệ An
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
6. Ý nghĩa của đề tài
7. Cấu trúc khoá luận
PHẦN NỘI DUNG
Chương I. LÝ LUẬN CHUNG
I. Lý luận chung về quản lý Nhà nước đối với công tác dân tộc
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Dân tộc
1.2. Dân tộc thiểu số
1.3. Quản lý Nhà nước về dân tộc
2. Một số quản điểm về dân tộc
2.1. Quan điểm của hệ tử tưởng tư sản
2.2. Quản điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
2.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tử tưởng Hồ Chí Minh
2.3.1. Tử tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
2.3.2. Quan điểm của Đảng về công tác dân tộc
II. Nội dung quản lý Nhà nước về dân tộc
1. Đối tượng quản lý Nhà nước về dân tộc
2. Nhiệm vụ quản lý Nhà nước về dân tộc
3. Nội dung quản lý
4. Phương pháp quản lý Nhà nước về dân tộc
Chương II. QUẢN LƯ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC THÁI HUYỆN CON CUÔNG - NGHỆ AN
I. Khái quát về huyện Con Cuông - Nghệ An
1. Điều kiện tự nhiên
2. Điều kiện kinh tế - xã hội
II. Dân tộc Thái ở huyện Con Cuông - Nghệ An
1. Lịch sử hình thành và bức tranh phân bố
2. Thực trạng kinh tế - xã hội
3. Văn hoá truyền thốgn của người Thái ở huyện Con Cuông - Nghệ An
4. Các giá trị trong văn hoá truyền thống của người Thái ở huyện Con Cuông - Nghệ An
5. Thực trạng về bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc Thái ở Con Cuông - Nghệ An
5.1. Những yếu tố tác động đến văn hoá người Thái
5.2. Những biến đổi, thách thức đối với văn hoá truyền thống của người Thái Con Cuông hiện nay
III. Thực trạng của hoạt động QLNN trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc Thái ở huyện Con Cuông - Nghệ An
1. Tổ chức bộ máy làm chức năng QLNN về dân tộc ở huyện Con Cuông - Nghệ An
2. Một số chủ trương, chính sách nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá người Thái ở Con Cuông
3. Những thuận lợi khó khăn trong quản lý Nhà nước đối với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá người Thái ở Con Cuông
3.1. Thuận lợi
3.2. Khó khăn
4. Những kết quả đạt được trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái ở Con Cuông thời gian qua
4.1. Thành tựu
4.2. Tồn tại, hạn chế
5. Sự cần thiết của quản lý Nhà nước đối với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái ở huyện Con Cuông - Nghệ An
Chương III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NÂNG CAO VAI TṚ QUẢN LƯ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC BẢO TỒN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC THÁI HUYỆN CON CUÔNG - NGHỆ AN
I. Phương hướng chung
II. Một số giải pháp cụ thể
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC: Giới thiệu một số nét văn hoá truyền thống của dân tộc Thái huyện Con Cuông - Nghệ An
1. Hôn nhân của người Thái
2. Rượu càn người Thái
3. Canh Bon
4. Cơm nếp Lam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DL (174).doc