LỜI MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Viêm gan siêu vi B do Hepatitis B virus (HBV) gây bệnh phổ biến trên toàn cầu, có diễn biến phức tạp, tỷ lệ chuyển sang mãn tính cao, thường dẫn tới xơ gan và ung thư gan. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay có khoảng 2 tỉ người nhiễm virus viêm gan siêu vi B trên thế giới, trong đó có khoảng 6% nhiễm viêm gan siêu vi B cấp và 5 - 10% trong số này chuyển sang mãn tính ở người lớn, riêng với trẻ em tỉ lệ này lên đến 90%. Tỷ lệ tử vong trong giai đoạn cấp tính là 1%, biến chứng của viêm gan B cấp là viêm gan mãn, xơ gan, xơ gan mất bù và ung thư nguyên phát, dẫn tới tử vong 1 triệu người mỗi năm. Tại Việt Nam, hiện nay có khoảng 15 - 20% dân số nhiễm HBV, trong đó có khoảng 80 - 92% bệnh nhân xơ gan và ung thư gan nguyên phát có nhiễm HBV.
Một trong những kỹ thuật phổ biến dùng để chẩn đoán bệnh viêm gan siêu vi B được sử dụng hiện nay là phương pháp Real-time PCR, cho kết quả nhanh chóng, độ tin cậy cao, góp phần vào việc điều trị viêm gan mãn tính.
II. Mục tiêu đề tài
Do tỷ lệ nhiễm HBV khá cao nên ngoài biện pháp phòng ngừa thì vấn đề điều trị nhiễm HBV hay tình trạng mạng virus lâu dài trong máu cũng đang rất quan tâm. Nhưng để có thể có được những hiểu biết về các vấn đề kể trên thì cần phải xác định được một người đang mang HBsAg trong máu có thật sự đang nhiễm HBV hay không. Ngoài ra, để có được chỉ định điều trị đặc hiệu cũng như theo dõi được hiệu quả điều trị thì phải phát hiện cũng như định lượng được HBV trong máu.
Trước yêu cầu thực tế đó, khóa luận “Quy trình chẩn đoán bệnh viêm gan siêu vi B bằng phương pháp Real-time PCR” được thực hiện với mục đích đề xuất phương pháp định lượng HBV-DNA trong huyết thanh của người bệnh, nhằm giải quyết các vấn đề nói trên.
III. Nhiệm vụ đề tài
Giới thiệu sơ lược về virus gây bệnh viêm gan siêu vi B.
Tìm hiểu các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm gan siêu vi B.
Tìm hiểu quy trình chẩn đoán bệnh viêm gan siêu vi B bằng phương pháp Real-time PCR.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu, lý thuyết.
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3180 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quy trình chẩn đoán bệnh viêm gan siêu vi B bằng phương pháp Real-Time pcr, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều trị nhiễm HBV hay tình trạng mạng virus lâu dài trong máu cũng đang
rất quan tâm. Nhưng để có thể có được những hiểu biết về các vấn đề kể trên
thì cần phải xác định được một người đang mang HBsAg trong máu có thật sự
đang nhiễm HBV hay không. Ngoài ra, để có được chỉ định điều trị đặc hiệu
cũng như theo dõi được hiệu quả điều trị thì phải phát hiện cũng như định
lượng được HBV trong máu.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 2
Trước yêu cầu thực tế đó, khóa luận “Quy trình chẩn đoán bệnh viêm
gan siêu vi B bằng phương pháp Real-time PCR” được thực hiện với mục
đích đề xuất phương pháp định lượng HBV-DNA trong huyết thanh của
người bệnh, nhằm giải quyết các vấn đề nói trên.
III. Nhiệm vụ đề tài
Giới thiệu sơ lược về virus gây bệnh viêm gan siêu vi B.
Tìm hiểu các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm gan siêu vi B.
Tìm hiểu quy trình chẩn đoán bệnh viêm gan siêu vi B bằng phương
pháp Real-time PCR.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu, lý thuyết.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về bệnh viêm gan siêu vi B
1.1.1. Định nghĩa bệnh viêm gan siêu vi B [19]
Viêm gan siêu vi B là bệnh viêm gan do virus viêm gan B (Hepatitis B
Virus) gây ra, truyền nhiễm theo đường máu và sinh dục lây đến gần 1/3 dân
số trên toàn thế giới, nhiều nhất tại các nước đang phát triển.
1.1.2. Lịch sử bệnh viêm gan siêu vi B [5]
Bệnh được biết từ năm 1883 qua một vụ dịch viêm gan trên 191 người
trong số 1289 công nhân đóng tàu ở Bremen (Anh) được chủng đậu mùa. Tất
cả bệnh nhân là những người được chủng cùng một loại vaccine đậu mùa.
Năm 1965, Blumberg phát hiện kháng nguyên gây bệnh viêm gan lây
truyền qua huyết thanh, đặt tên là kháng nguyên Úc Châu (vì tìm thấy trên
một người ở Châu Úc).
HBV do Dane phát hiện năm 1970 trong huyết thanh của những bệnh
nhân viêm gan bằng kỹ thuật miễn dịch hiển vi điện tử và được gọi là hạt
Dane.
Hình 1.1. Virus viêm gan siêu vi B trong máu của một bệnh nhân nhìn
dưới kính hiển vi điện tử [23]
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 4
1.2. Đặc điểm sinh học của Hepatitis B Virus [8],[15],[18]
Tác nhân gây viêm gan siêu vi B là một loại virus thuộc họ
Hepadnaviridae, là tác nhân chủ yếu gây viêm gan và ung thư gan, được tìm
thấy trong tế bào gan và trong huyết thanh của người bị nhiễm bệnh.
1.2.1. Kích thước và cấu trúc của virus hoàn chỉnh
Hình 1.2. Cấu trúc viêm gan B [24]
Virus hoàn chỉnh (virion) là một tiểu thể hình cầu có đường kính từ 42 -
47nm được gọi là hạt tử Dane, gồm:
- Một vỏ protein có bề dày khoảng 7nm chứa kháng nguyên bề mặt
HBsAg, glycoprotein và lipid.
- Lõi có đường kính khoảng 28nm chứa một phân tử DNA, 2 loại kháng
nguyên lõi là HBcAg, HBeAg và một số enzyme quan trọng như DNA
polymerase, protein kinase.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 5
1.2.2. Cấu trúc bộ gene của HBV
Phân tử DNA của virus có dạng vòng, chứa khoảng 3,2Kb gồm hai mạch
đơn có chiều dài khác nhau: một mạch dài hay mạch [-] là mạch hoàn chỉnh
và một mạch ngắn là mạch [+] liên kết với phân tử DNA polymerase.
Hình 1.3. Cấu tạo bộ gene HBV [18]
Mạch [-] có 4 vùng mã hóa đã được xác định: gene S, gene C, gene P và
gene X.
v Gene S (surface)
Mã hóa kháng nguyên bề mặt HBsAg, gồm ba vùng (pre S1, pre S2, S)
mã hóa ba loại protein của HBsAg.
- Vùng S mã hóa protein nhỏ (là protein chủ yếu vì nó chiếm đa số) chứa
226 acid amin, có vị trí gắn glucose.
- Vùng S và pre S2 mã hóa loại protein trung bình chứa 281 acid amin,
có vị trí gắn glucose.
- Vùng S, pre S1, pre S2 mã hóa protein lớn chứa 389 - 400 acid amin,
không có vị trí gắn glucose.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 6
v Gene C (core)
Mã hóa các polypeptide ở phần lõi của virus, gồm kháng nguyên lõi là
HBcAg. Gene C có một trình tự ngắn là pre C (precore) mã hóa HBeAg. Nếu
có một đột biến tại mã ngừng (stop codon) sẽ làm cho virus không sản xuất
được HBeAg trong khi HBsAg vẫn được tổng hợp. Dòng đột biến này cũng
có vai trò trong viêm gan siêu vi mãn và viêm gan siêu vi tối cấp.
v Gene P (pol hay polymerase)
Gene P chiếm 3/4 bộ gene của virus. Gene này gối lên phần cuối gene C,
phần đầu gene X và toàn bộ gene S. Gene P mã hóa một polypeptide cơ bản,
có hoạt tính DNA polymerase và ribonuclease H.
v Gene X
Đây là gene có kích thước nhỏ nhất, mã hóa một polypeptide gồm 154
acid amin, có chức năng điều hòa sự phiên mã của virus.
1.2.3. Sự tái bản DNA
Trong sự tái bản DNA, mạch DNA [-] làm khuôn mẫu phiên mã ra mạch
RNA [+] gọi là mRNA. Các bản sao mRNA này sẽ được đưa vào lõi của virus
ở giai đoạn cuối của quá trình tái bản, mRNA sẽ làm khuôn mẫu cho giai
đoạn phiên mã ngược để tổng hợp mạch cDNA [-] nhờ enzyme reverse
transcriptase cũng là enzyme DNA polymerase. Sau đó, mRNA bị phân hủy
bởi hoạt tính ribonuclease. Mạch cDNA [-] lại làm khuôn mẫu tổng hợp mạch
[+] nhưng sự tổng hợp không được hoàn tất trước khi virus trưởng thành và
được giải phóng. Vì thế, các virus hoàn chỉnh thường có sự khác nhau về
chiều dài hai mạch DNA và mạch [+] luôn ngắn hơn mạch [-].
1.2.4. Các thành phần kháng nguyên
v Kháng nguyên bề mặt (HBsAg)
HBsAg được tìm thấy trong huyết thanh người dưới dạng một thành
phần của virus hoàn chỉnh hay dạng không hoàn chỉnh.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 7
Năm 1968, Bayer và cộng sự đã quan sát được hai dạng HBsAg dưới
kính hiển vi điện tử.
- Dạng hình cầu có đường kính 17 - 25nm.
- Dạng hình ống có đường kính khoảng 20nm, chiều dài thay đổi có thể
lên đến vài trăm nm.
Cấu tạo hóa học của cả hai dạng này gồm: protein, carbohydrate, lipid,
không có nucleic acid nên được xem là dạng không hoàn chỉnh của HBV.
HBsAg là chỉ điểm huyết thanh học thường được dùng để xác định
nhiễm HBV. Đồng thời các mẫu huyết thanh có HBsAg sẽ là nguồn cung cấp
kháng nguyên rất tốt, có thể làm vật liệu cho các phản ứng huyết thanh học áp
dụng trong chẩn đoán.
v Kháng nguyên lõi
Gồm hai loại: HBcAg và HBeAg
- HBcAg được tìm thấy trong nhân tế bào gan bị nhiễm HBV, trong
huyết thanh người bị nhiễm. HBcAg hiện diện như là một thành phần
của một virus hoàn chỉnh, chứ không có ở dạng tự do.
- HBeAg là loại kháng nguyên hòa tan trong huyết thanh. Ở tế bào gan
HBeAg hiện diện trong tế bào chất, sẽ được giải phóng khỏi phần lõi
của virus khi xử lý với các chất mạnh.
1.2.5. Cách thức tồn tại và khả năng gây bệnh
Các HBV gắn vào các receptor của nó trên màng tế bào gan. Sau đó,
chúng bị tế bào nuốt vào trong theo kiểu ẩm bào. Vỏ capsid của nó (khi đã lọt
vào tế bào) sẽ được một enzyme thích hợp của tế bào phân hủy và acid
nucleic của HBV được giải phóng. Acid nucleic này đi vào nhân tế bào gan,
tại đây sẽ tái tổng hợp tiến hành phiên mã, dịch mã và cuối cùng tạo sợi DNA
mới. Các sợi này được lắp ráp qua lưới nội chất tạo ra các virion, và cuối cùng
các virion được xuất bào ra ngoài.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 8
Virus gắn vào bề mặt tế bào gan: HBV gắn vào bề mặt tế bào gan cảm
thụ nhờ sự phù hợp giữa thụ thể của tế bào với protein trên màng của virus.
Virus xâm nhập tế bào: Sau khi bám vào thụ thể của tế bào chủ, có sự
hòa nhập vỏ virus với màng tế bào, sau đó capsid được phóng thích vào trong
tế bào.
Virus nhân lên trong tế bào: Đầu tiên, các thông tin di truyền của virus
được mã hóa trong các phân tử DNA sẽ được phiên mã sang các RNA thông
tin của virus. Quá trình này cần đến sự tham gia của các enzyme RNA
polymerase. Các tRNA của virus sẽ đóng vai trò truyền tin để tạo ra các DNA
của virus và các protein của vỏ capsid của virus, các virus mới sẽ được lắp ráp
từ DNA và protein.
Hình 1.4. Sự xâm nhiễm và sao chép HBV [27]
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 9
1.3. Tình hình bệnh viêm gan siêu vi B trên thế giới và Việt Nam [2],[4]
1.3.1. Tình hình bệnh viêm gan siêu vi B trên thế giới
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), hiện nay trên thế giới có khoảng 2 tỉ
người bị nhiễm HBV và 350 triệu người mang mầm bệnh mãn tính.
Viêm gan siêu vi B thường là nguyên nhân dẫn đến viêm gan mãn tính,
xơ gan và ung thư gan nguyên phát với tỷ lệ tử vong là 1 - 2 triệu người.
Các genotype HBV khác nhau phân bố ở vùng địa lý đặc trưng khác
nhau:
- Genotype A phổ biến ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Nam Phi và Ấn Độ.
- Genotype B và C thì phổ biến ở Châu Á.
- Genotype D phổ biến ở Châu Âu (vùng Địa Trung Hải), Trung Đông,
Ấn Độ và Nam Phi.
- Genotype E phổ biến ở Tây Phi.
- Genotype F phổ biến ở Trung và Nam Mỹ, Alaska.
- Genotype G phổ biến ở Châu Âu, Mexico, Mỹ.
- Genotype H thường thấy ở Trung Mỹ, Mỹ, Nhật Bản.
Tình hình HBV thay đổi theo từng khu vực địa lý. Tùy theo tỷ lệ người
mang HBsAg [+] mà người ta chia làm 3 khu vực chính:
1.3.1.1. Khu vực lưu hành thấp
Tỷ lệ HBsAg [+] khoảng 0,1 - 0,5% dân số như ở Bắc Mỹ, Tây Âu và
Úc. Tỷ lệ người mang HBsAg cao nhất ở khoảng tuổi từ 20 - 40, trẻ em hiếm
khi bị nhiễm HBV.
1.3.1.2. Khu vực lưu hành trung bình
Tỷ lệ HBsAg [+] khoảng 2 - 7% ở một số quốc gia miền Nam Châu Âu
và Đông Âu, Nga, Nam Mỹ. Kiểu lây truyền thường là phối hợp nhưng lây
nhiễm qua đường tình dục thường là quan trọng hơn. Tuổi bị lây nhiễm cao
nhất là từ 25 tuổi (khoảng 50% dân số).
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 10
1.3.1.3. Khu vực lưu hành cao
Tỷ lệ HBsAg [+] vào khoảng 8 - 15%. Đặc điểm dịch tễ học quan trọng
của vùng này là nhiễm HBV thường gặp ở trẻ em và lây nhiễm qua đường chu
sinh (đường lây từ mẹ sang con). Trung Quốc, Phi Châu, Đông Nam Á được
xếp vào khu vực này. Ngoài ra người ta cũng ghi nhận sự lây nhiễm còn xảy
ra ở tuổi thiếu niên do các trẻ bị lây lẫn nhau trong gia đình, hoặc trong bạn
bè, thường gặp ở trẻ em châu Phi. Vì vậy, hầu hết dân số bị nhiễm có huyết
thanh chẩn đoán HBV dương tính rất sớm, thường là sau 10 tuổi. Tuy nhiên,
bệnh lại thường được phát hiện ở tuổi trưởng thành, lúc mà các biến chứng
mãn tính của nhiễm HBV có thể đã xuất hiện như viêm gan mãn, xơ gan và
ung thư gan nguyên phát. Do nhiễm ở tuổi còn nhỏ nên nguy cơ mang siêu vi
mãn tính rất cao, những phát hiện này chứng tỏ rằng người trẻ mang HBV là
người có khả năng lây nhiễm nhất. Việt Nam cũng được xếp vào khu vực lưu
hành cao, nghĩa là nhiễm HBV khá phổ biến, tuy chưa có những nghiên cứu
dịch tễ học thống nhất.
1.3.2. Tình hình bệnh viêm gan siêu vi B trong nước
Ở Việt Nam, cứ 5 - 7 người dân thì có một người nhiễm, chủ yếu là kiểu
gene B và C. Virus B xâm nhập tế bào gan, biến chúng thành nơi sản xuất
virus mới. Khi phát hiện ra sự bất thường này, hệ miễn dịch sẽ tấn công kẻ
xâm lược. Nếu “cuộc chiến“ thắng lợi, tế bào gan tổn thương sẽ được thay thế
bằng những tế bào khỏe mạnh và bệnh nhân sẽ được phục hồi. Nhưng ở một
số người, hệ miễn dịch không loại trừ được virus và họ trở thành người mang
virus viêm gan B mãn tính. Khoảng 10% số người nhiễm virus B rơi vào
trường hợp này. Trong các trường hợp xấu nhất, các tế bào gan bị virus phá
hoại bị thay thế bằng các mô sợi bất thường, dẫn đến xơ gan và ung thư gan.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 11
Trên bản đồ dịch tễ của thế giới, tỷ lệ dân số Việt Nam mang kháng
nguyên HBsAg (chứng tỏ nhiễm HBV) là trên 8%, xếp vào hàng các quốc gia
có tỷ lệ nhiễm HBV cao nhất thế giới. Nhận định này cũng được một số công
trình nghiên cứu về dịch tễ học trong và ngoài nước xác nhận. Không phải tất
cả các trường hợp nhiễm HBV đều cần phải được đặt ra vấn đề phải điều trị vì
đa số bệnh nhân đều có thể tự khỏi nhờ cơ thể có thể tạo ra đáp ứng miễn dịch
bằng kháng thể bảo vệ là kháng thể kháng kháng nguyên bề mặt của virus.
Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ người nhiễm HBV cần phải được điều trị đặc hiệu
bằng thuốc kháng virus một khi có dấu hiệu viêm gan mãn tính và lượng virus
tăng cao.
Hình 1.5. Sự phân bố HBsAg trên thế giới [25]
1.4. Đường lây của HBV, triệu chứng lâm sàng, biện pháp phòng ngừa và
điều trị HBV [4],[8],[19]
1.4.1. Đường lây của HBV
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 12
Phương thức lây nhiễm chủ yếu trong viêm gan siêu vi B là lây qua
đường tiêu hóa. Sự lây nhiễm sẽ dễ dàng xảy ra khi trong máu hoặc trong dịch
tiết của người bệnh đã nhiễm có nồng độ siêu vi B rất cao và khi người bệnh
tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố nguy cơ trong một thời gian dài. Mặt
khác, đa số những người mang siêu vi B mãn tính thường không có triệu
chứng và họ không hề hay biết để dự phòng nguy cơ lây nhiễm cho những
người xung quanh.
Về phương diện dịch tễ học, người ta ghi nhận có ba phương cách lây
nhiễm chính:
v Lây truyền qua đường ngoài tiêu hóa do tiếp xúc với máu, các vật
phẩm của máu
Cách lây nhiễm này thường gặp ở các nhân viên y tế, người được truyền
máu nhiều lần, người mắc bệnh máu khó đông và được lọc máu ngoài thận,…
Ngoài ra, bệnh còn có thể lây qua đường tiêm chích hoặc khi sử dụng các
dụng cụ không đảm bảo vô khuẩn như phẫu thuật, nội soi đường tiêu hóa,
châm cứu, xỏ lỗ tai, xăm mình, chữa răng và nhất là những người nghiện ma
túy sử dụng chung ống tiêm.
HBV có tính đề kháng tương đối và bền vững khi được bảo quản ở nhiệt
độ -20oC trong nhiều năm, có thể tồn tại ở 60oC trong bốn giờ.
v Lây truyền qua đường tình dục
Máu và các chất dịch của cơ thể như nước bọt, tinh dịch hoặc dịch âm
đạo đều chứa virus.
v Lây truyền từ mẹ sang con
HBV được lây truyền chủ yếu trong lúc sanh hơn là lúc lây qua nhau
thai. Mức độ nặng và tiên lượng của tình trạng lây nhiễm này tùy thuộc vào
hai yếu tố: mức độ nhân đôi của siêu vi và thời gian bị nhiễm HBV cấp tính ở
mẹ.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 13
1.4.2. Triệu chứng lâm sàng
- Viêm gan cấp tính
Thời gian ủ bệnh từ 1 - 6 tháng. Một số bệnh nhân có cảm giác như bị
cảm nhẹ, đôi khi không biết mình bị HBV. Một số khác bị vàng da, mệt mỏi,
đau nhức, buồn ói, chán ăn, sốt nhẹ, biến đổi cảm giác (hiện tượng đặc biệt là
người ghiền thuốc lá tự nhiên không thích mùi thuốc lá), đau bụng (dưới sườn
bên phải). Những trường hợp bị viêm nặng sẽ đưa đến gan to, ngầy ngật, khó
ngủ, mê muội, lãng trí hoặc bất tỉnh.
Biểu hiện lâm sàng: tăng nhiệt độ, vàng da (một tuần sau khi bị nhiễm và
có thể kéo dài đến 1 - 3 tháng), gan to, lách to. Hiếm khi thấy bàn tay ửng đỏ
hoặc “spider nevi” (mạch máu li ti kết tỏa thành hình nhện như hoa thị trên
da).
- Viêm gan mãn tính
Phần lớn khi bị viêm mãn tính bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Một số
bị viêm mãn tính nặng thì tiếp tục bị các triệu chứng viêm cấp như mệt mỏi,
chán ăn, đau bụng và suy gan.
Biểu hiện lâm sàng: gan to, bàn tay ửng đỏ. Khi bị biến chứng sơ gan có
thể bị ứ nước trong bụng, vàng da, loãng máu, chảy máu trong dạ dày, tĩnh
mạch tỏa lớn từ rốn (do tăng áp làm giãn tĩnh mạch cửa gan), nam vú lớn như
vú nữ, tinh hoàn teo nhỏ (vì gan yếu làm thay đổi cân bằng của các hormone
giới tính).
1.4.3. Biện pháp phòng ngừa và điều trị HBV
v Phòng bệnh
Tiêm chủng vaccine: Sau khi tiêm vaccine, để đánh giá được hiệu quả
bảo vệ của chúng cần làm xét nghiệm anti-HBsAg để phát hiện kháng thể
chống virus đã được hình thành. Khi người bệnh xét nghiệm HBsAg [+] thì
không được tiêm vaccine nữa. Hiện Việt Nam đã có vaccine viêm gan thế hệ
III mới nhất Sci-B-Vac có độ an toàn và tính hiệu quả cao hơn trước rất nhiều.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 14
Tuyệt đối không dùng chung các dụng cụ có thể gây xây xát da, niêm
mạc (dao cạo, bàn chải răng, dụng cụ y tế … hoặc truyền máu) để tránh lây
lan từ người bệnh.
Quan hệ tình dục có bảo vệ, có thể ngăn chặn sự lây nhiễm HBV.
v Điều trị
Khi mắc bệnh viêm gan B, thường sẽ xét nghiệm một mẫu máu của bệnh
nhân để tìm các dấu hiệu của bệnh gan. Hai yếu tố sẽ xem xét kĩ lưỡng là
lượng siêu vi (lượng HBV-DNA) lưu thông trong máu, và các enzyme của
gan có thể cho biết tình trạng tổn thương gan. Kiểm soát lượng siêu vi trong
máu, duy trì lượng enzyme ở mức bình thường, và tăng cường hệ miễn dịch
của bệnh nhân để ngừa bệnh hiệu quả. Hiện nay, có các loại thuốc giúp có tác
dụng chữa bệnh viêm gan B, nhưng không thể chữa khỏi được. Các loại thuốc
này được gọi là interferon và thuốc kháng siêu vi.
- Interferon
Interferon, một chất đạm tự nhiên trong cơ thể, có tác dụng tăng cường
hệ miễn dịch để ngừa bệnh. Các nhà nghiên cứu đã bào chế các loại interferon
tổng hợp có tác dụng giúp hệ miễn dịch chống viêm nhiễm trong gan và tăng
lượng kháng thể chống loại siêu vi này. Interferon có thể giúp cải thiện tình
trạng sức khỏe lá gan và giảm bớt lượng siêu vi trong gan. Việc điều trị bằng
interferon thường diễn ra trong một thời gian nhất định, thường là vài tháng,
và có thể giúp cải thiện vĩnh viễn tình trạng sức khỏe của gan mà không gây
ra triệu chứng kháng siêu vi. Chính vì vậy, interferon là biện pháp điều trị tốt
nhất được nhiều người lựa chọn đầu tiên, do nó có hoạt tính chống virus và
kích thích hệ miễn dịch.
- Thuốc kháng siêu vi
Thuốc kháng siêu vi (dạng thuốc viên hoặc thuốc nước) can thiệp vào
quá trình tái tạo HBV để ngăn chặn tình trạng tái tạo siêu vi HBV mới.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 15
Có bốn loại thuốc kháng siêu vi đã được Cơ quan Quản lý Dược phẩm và
Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp nhận. Các loại thuốc kháng siêu vi khác
nhau ở chỗ, chúng chú trọng tới một bộ phận khác nhau trên bộ gene của siêu
vi. Tuy nhiên, dần dần HBV có thể phát sinh các đột biến giúp siêu vi này tiếp
tục sinh sôi bất kể điều trị bằng thuốc viên kháng siêu vi. Hiện tượng này gọi
là “kháng” siêu vi, vì siêu vi có thể “kháng lại” thuốc kháng siêu vi. Các loại
thuốc kháng siêu vi có thể có tác dụng trong một thời gian để giảm bớt lượng
siêu vi và mức enzyme, tuy nhiên khi hiện tượng kháng thuốc xảy ra thì các
mức này lại bắt đầu tăng cao.
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa bào chế được loại thuốc kháng siêu vi hoặc
biện pháp điều trị kết hợp hoàn hảo có tác dụng xóa bỏ hoàn toàn HBV. Các
loại thuốc kháng siêu vi hiếm khi tạo ra các triệu chứng là phản ứng phụ.
Hiện nay FDA chấp nhận 5 thuốc để điều trị viêm gan mãn virus B:
interferon alpha-2b (1992), lamivudine (1998), adefovir dipivoxil (2002) và
entecavir (2005) và peginterferon alpha-2a (tháng 5-2005).
1.5. Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm gan siêu vi B
1.5.1. Phương pháp huyết thanh học (phát hiện kháng thể) và hóa
miễn dịch (phát hiện kháng nguyên) [5]
HBV cũng tạo ra kháng nguyên “e” hay HBeAg, được phóng thích vào
máu và phát hiện bằng thử nghiệm huyết thanh học. Sự hiện diện HBeAg và
DNA virus lưu hành trong máu là một dấu hiệu chỉ điểm virus đang tăng sinh
và có độ gây nhiễm rất cao. Khi tình trạng nhiễm trùng phục hồi, HBeAg và
HBsAg không còn trong máu, và có dấu hiệu chuyển đổi huyết thanh: xuất
hiện các kháng thể anti-HBe và anti-HBs. Vì vậy, dựa vào nguyên lý tính đặc
hiệu kháng nguyên – kháng thể có thể chẩn đoán HBV bằng kỹ thuật ELISA.
Các bước cơ bản:
- Kháng nguyên - antigen (KN) chưa biết, được gắn trên một bề mặt.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 16
- Kháng thể - antibody (KT) biết trước. Kháng thể này được gắn kết với
enzyme.
- Thêm vào một cơ chất (subtance), enzyme sẽ biến đổi cơ chất này và
tạo tín hiệu có thể xác định được.
- Đối với các ELISA phát quang, ánh sáng sẽ được phát ra từ mẫu chứa
KN - KT. Sự hiện diện của phức hợp KN - KT sẽ quyết định cường độ
sáng phát ra.
Với nguyên lý trên, ELISA giúp xác định sự có mặt hay không có mặt
cũng như lượng KN trong mẫu nghiên cứu.
Nhưng phương pháp này rất hạn chế do KN không đặc hiệu sẽ ảnh
hưởng đến kết quả xét nghiệm.
1.5.2. Phương pháp sinh học phân tử
1.5.2.1. Phương pháp khuếch đại tín hiệu bằng DNA nhánh (bDNA)
[8]
Là phương pháp phát hiện và định lượng DNA (hoặc RNA) bằng kỹ
thuật lai và khuếch đại tín hiệu trên pha rắn là các giếng thử nghiệm. Phương
pháp được thực hiện theo các bước sau: (1) HBV-DNA nếu có trong mẫu thử
sẽ lai với các đoạn dò đích (target probes), có hai loại: một loại có đầu đặc
hiệu với đoạn dò tóm bắt, một loại có đầu đặc hiệu với DNA nhánh (bDNA).
(2) Trên bề mặt của các giếng thử nghiệm có gắn các đoạn dò tóm bắt
(capture probes). Các đoạn dò này sẽ tóm bắt các đoạn dò đích, đã được lai
với HBV-DNA, nhờ đó đã tóm bắt HBV-DNA lên giếng thử nghiệm. (3) Các
đoạn dò đích, đã lai với HBV-DNA, có đầu đặc hiệu bDNA vẫn được tự do sẽ
được lai với bDNA. (4) Các nhánh của bDNA sẽ được lai với các đoạn dò
phát hiện đã đánh dấu enzyme Alkaline phosphatase, nhờ đó phát hiện được
sự hiện diện của HBV-DNA đã bị tóm bắt trên giếng. Phương pháp này có thể
phát hiện một lượng tối thiểu là 7.105 phân tử DNA trong một ml máu.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 17
Hình 1.6. Nguyên lý phát hiện HBV bằng phương pháp bDNA [14]
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 18
1.5.2.2. Phương pháp PCR [1],[3],[22]
v Nguyên tắc
Đây là một kỹ thuật tạo dòng in vitro, không cần sự hiện diện của tế bào,
cho phép khuếch đại một đoạn DNA nằm giữa hai vùng trình tự
oligonucleotide đã biết trước. Hai trình tự oligonucleotide này được gọi là
mồi xuôi - bắt cặp với mạch [+] DNA và mồi ngược bắt cặp với mạch [-]
DNA. Một phản ứng PCR là một chuỗi nhiều chu kỳ nối tiếp nhau, mỗi chu
kỳ gồm ba giai đoạn:
- Giai đoạn biến tính
Nhiệt độ phản ứng là 94oC trong 30 giây đến 1 phút, làm cho phân tử
DNA biến tính tách ra làm đôi hoàn toàn, tất cả hoạt động của các enzyme
đều dừng lại, phân tử DNA duỗi thẳng ra hoàn toàn, từ đó dễ dàng cho việc
bắt cặp và gắn các Nu vào mạch đơn đó theo nguyên tắc bổ sung.
- Giai đoạn bắt cặp
Các primer (đoạn mồi) là các đoạn Nu ngắn (khoảng 20 - 25 Nu) sẽ bắt
cặp vào các chuỗi đơn DNA sau khi biến tính theo nguyên tắc bổ sung. Sự bắt
cặp này sẽ có hai ý nghĩa đặc hiệu: đặc hiệu theo nguyên tắc bổ sung với đoạn
gene mà ta cần khuếch đại và đặc hiệu theo chiều dài của đoạn gene khuếch
đại.
- Giai đoạn kéo dài
Sau khi primer bắt cặp đặc hiệu với các mạch đơn DNA, nhờ tác dụng
của enzyme Taq polymerase ở điều kiện thích hợp sẽ gắn các Nu vào các
primer theo nguyên tắc bổ sung, từ đó làm cho đoạn mồi dài ra và hình thành
nên một mạch đơn mới bổ sung với mạch đơn cũ. Và một bản sao DNA mới
đã được hình thành. Như vậy, sau giai đoạn này ta có được hai phân tử DNA
có cấu trúc giống hệt như phân tử DNA ban đầu.
Chu kỳ này được lặp lại nhiều lần (30-40 lần), kết quả từ một số lượng
DNA đích ban đầu (N), sau n chu kỳ sẽ tạo thành N x 2n bản sao.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 19
Hình 1.7. Nguyên lý PCR [9]
v Các thành phần trong phản ứng PCR
Một phản ứng PCR thường gồm 6 thành phần cơ bản sau:
- DNA mạch khuôn
DNA mạch đôi hay mạch đơn đều có thể là nguồn vật chất ban đầu cho
phản ứng PCR, chúng được tách chiết từ tế bào thực vật, động vật, vi khuẩn
hoặc virus. Ngoài ra, RNA cũng là một nguồn vật liệu cho phản ứng khuếch
đại nếu nó được phiên mã ngược thành cDNA. Nồng độ DNA ban đầu trong
phản ứng không cần quá cao, có thể chỉ cần một phân tử DNA ban đầu cho
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 20
một phản ứng. Thông thường, nồng độ DNA ban đầu tốt nhất cho phản ứng
PCR ở khoảng 105 bản sao/phản ứng.
- Mồi
Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong phản ứng PCR, có
vai trò làm mồi cho hoạt động kéo dài mạch của DNA polymerase. Do đó,
việc thiết kế mồi phải được tiến hành thật chính xác, tránh ảnh hưởng đến
hiệu quả và độ chuyên biệt của phản ứng PCR. Nồng độ mồi trong mỗi phản
ứng PCR phải được tính toán tối ưu bằng thực nghiệm. Nếu nồng độ mồi quá
cao sẽ dẫn đến hiện tượng khuếch đại kí sinh, ngược lại sẽ làm hiệu quả
khuếch đại của phản ứng không cao. Giới hạn nồng độ mồi thường là 0.1 -
1µl.
Mồi thiết kế phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
· Tm của mồi “xuôi” và mồi “ngược” không khác nhau quá 5oC.
· Tránh sự bắt cặp bổ sung giữa mồi “xuôi” và mồi “ngược”.
· Tránh các cấu trúc “kẹp tóc” trong thành phần mỗi mồi.
· Thành phần nucleotide của mồi phải cân bằng.
· Tránh các cặp GC lặp đi lặp lại nhiều lần.
· Thành phần GC khoảng 40 - 60%.
· Trình tự mồi phải đặc trưng cho trình tự DNA cần nhân bản.
- Enzyme chịu nhiệt Taq polymerase
Enzyme này có thể chịu được nhiệt độ tới 95oC. Một phản ứng PCR từ
25 - 50µl thông thường có liều lượng Taq polymerase nằm trong giới hạn từ
0.5 - 2.5 đơn vị.
- MgCl2
Có vai trò là một cofactor cho enzyme DNA polymerase hoạt động.
Ngoài ra, mồi; DNA bản mẫu; dNTPs; EDTA cũng có thể liên kết với MgCl2
và do đó sẽ cạnh tranh với DNA polymerase. Nếu nồng độ MgCl2 cao sẽ dẫn
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 21
đến hiện tượng khuếch đại kí sinh. Vì vậy, phải thiết kế nồng độ MgCl2 tối ưu
nhất cho từng phản ứng PCR cụ thể, thông thường là từ 1.5 - 4mM.
- Dung dịch đệm PCR
Dung dịch này có vai trò cung cấp những ion cần thiết cho phản ứng xảy
ra. Tùy theo nguồn DNA polymerase mà nồng độ và pH của dung dịch đệm
cũng như nồng độ KCl tối ưu sẽ thay đổi cho phù hợp. Thông thường, một
phản ứng PCR sẽ có dung dịch đệm điển hình là: 50mM KCl, 10mM Tris -
HCl, pH 8.3 ở nhiệt độ phòng.
- dNTPs (deoxyribonucleotide triphosphate)
Gồm bốn loại nucleotide được dùng trong phản ứng PCR là: dATP,
dTTP, dGTP, dCTP. Nồng độ của mỗi loại nu trong mỗi phản ứng (với nồng
độ MgCl2 1.5mM) là 200-250µl.
1.5.2.3. Phương pháp Real-time PCR [6]
ü Nguyên lý của Real-time PCR
Real-time PCR kiểm soát lượng huỳnh quang giải phóng ra trong phản
ứng, từ đó có thể biết được lượng sản phẩm PCR trong từng thời điểm (chu
kỳ) của quá trình khuếch đại, trái ngược với PCR truyền thống chỉ biết được
lượng sản phẩm được khuếch đại ở thời điểm cuối cùng của phản ứng khuếch
đại.
- Real-time PCR là một phản ứng động, cho phép phát hiện “huỳnh
quang phát ra nhờ sự khuếch đại của sản phẩm PCR” tại mỗi chu kỳ
của phản ứng PCR.
- Phân tích kết quả phản ứng mà không cần bước điện di trên gel.
- Phân tích kết quả huỳnh quang phát ra theo thời gian tại mỗi chu kỳ
phản ứng PCR bằng máy tính.
Các đặc tính của Real-time PCR
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 22
- Thiết bị Real-time PCR khác thiết bị PCR chỉ đơn giản bằng cách bổ
sung thêm thiết bị quang học vào máy PCR thông thường.
- Bổ sung cơ chất huỳnh quang vào hỗn hợp phản ứng và tiến hành phản
ứng PCR bằng máy Real-time PCR.
- Phản ứng huỳnh quang tại mọi điểm xác định nhờ thiết bị quang học.
ü Hiện nay có bốn kiểu phản ứng được sử dụng trong kỹ thuật Real-time
PCR với độ nhạy tương đương. Cả bốn phương pháp đều sử dụng các chất
nhuộm phát huỳnh quang (fluorescent dye), có sự kết hợp bước nhân bản và
phát hiện sản phẩm PCR mục tiêu nhằm theo dõi hàm lượng sản phẩm PCR
mục tiêu theo thời gian thật (real-time) của phản ứng. Phương pháp đơn giản
nhất là sử dụng một chất hóa học phát huỳnh quang có khả năng gắn vào phân
tử DNA mạch đôi. Ba phương pháp còn lại sử dụng các probe có đánh dấu
bằng chất huỳnh quang để lai đặc hiệu với sản phẩm PCR mục tiêu.
v Molecular beacon
Loại mẫu dò này có cấu trúc dạng vòng và cuống. Phần cấu trúc dạng
vòng sẽ bắt cặp bổ sung đặc hiệu với trình tự DNA mục tiêu, còn phần cấu
trúc dạng cuống được tạo thành từ các base nằm ở hai đầu mút của mẫu dò bắt
cặp bổ sung với nhau nhờ liên kết hydro. Một đầu mẫu dò sẽ được gắn một
chất hóa học phát huỳnh quang, đầu kia được gắn một chất hóa học khác có
nhiệm vụ “dập tắt” (quencher) bằng cách làm tiêu giảm năng lượng dưới dạng
nhiệt mà nó nhận được từ chất phát huỳnh quang, ngăn cản ánh sáng huỳnh
quang không phát ra. Ở trạng thái tự do trong không gian, phần cấu trúc dạng
cuống làm cho hai đầu của mẫu dò gần nhau, lúc đó phần quencher sẽ phát
huy tác dụng. Nhưng khi bắt cặp bổ sung đặc hiệu với một trình tự mục tiêu,
dạng vòng cuống của mẫu dò sẽ mất đi và trở thành dạng thẳng, khoảng cách
giữa chất phát huỳnh quang và mẫu dò gia tăng làm cho chất huỳnh quang có
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 23
khả năng phát sáng, lúc đó các thiết bị chuyên dụng sẽ tiếp nhận và phân tích
tín hiệu.
Molecular beacon có tính đặc hiệu rất cao do yêu cầu của chúng về khả
năng bắt cặp bổ sung với trình tự DNA là tuyệt đối. Vì xét về mặt nhiệt động
học, sự hình thành cấu trúc kẹp tóc ở beacon thuận lợi hơn sự hình thành các
phân tử lai không hoàn chỉnh, nếu beacon không bắt cặp bổ sung hoàn toàn
với trình tự mục tiêu, hiện tượng lai sẽ không xảy ra, và đương nhiên tín hiệu
huỳnh quang sẽ không có. Việc thiết kế mẫu dò dạng beacon rất khó và quan
trọng, trình tự nucleotide trong phần cấu trúc dạng cuống phải được thiết kế
sao cho quencher và chất phát huỳnh quang phải tiếp xúc với nhau, nếu không
sẽ làm một phần ánh sáng huỳnh quang phóng thích không đặc hiệu dẫn đến
sai lệch trong kết quả định lượng. Mặt khác, các liên kết trong cấu trúc dạng
cuống không được quá mạnh, như thế sẽ làm cản trở sự bắt cặp giữa beacon
và trình tự DNA mục tiêu.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 24
Hình 1.8. Tóm tắt cơ chế hoạt động của Beacon probe trong Real-time PCR
[7]
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 25
v Chất nhuộm gắn với DNA mạch đôi
Chất nhuộm này gắn với mọi phân tử DNA mạch đôi và chỉ phát tín hiệu
huỳnh quang khi gắn vào chúng. Cường độ huỳnh quang phát ra của chất
nhuộm này tỷ lệ thuận với hàm lượng DNA có trong phản ứng PCR. Hai chất
nhuộm phát huỳnh quang thường được sử dụng là SYBR Green I và Ethidium
bromide. Trong phản ứng PCR, các chất nhuộm sẽ gắn vào DNA mạch đôi
mới được tổng hợp trong bước kéo dài và rời ra khi các phân tử DNA bị biến
tính. Nhược điểm của phương pháp này phản ứng sẽ cho kết quả định lượng
không chính xác nếu có sản phẩm ký sinh.
v Mẫu dò đôi (Hybridization probe)
Phương pháp này có độ đặc hiệu rất cao do việc sử dụng cùng lúc hai
mẫu dò bắt cặp với trình tự DNA mục tiêu. Một mẫu dò sẽ gắn chất cho
huỳnh quang (fluorescein donor) ở đầu 3’ phát ánh sáng xanh, một mẫu dò sẽ
gắn chất nhận huỳnh quang (fluorescein accepter) ở đầu 5’ và luôn chặn ở
đầu 3’ DNA sao cho Taq polymerase không thể kéo dài mạch từ đầu này.
Trong dung dịch phản ứng, khi chất cho và chất nhận cách xa nhau thì tín
hiệu nền là tín hiệu huỳnh quang do chất cho phát ra (màu xanh), nhưng khi
có sự bắt cặp xảy ra, hai mẫu dò sẽ được sắp xếp sao cho phần đầu của mẫu
dò này tiếp xúc với phần cuối của mẫu dò kia, lúc đó chất nhận huỳnh quang
sẽ phát ra một ánh sáng huỳnh quang mới có bước sóng lớn hơn ánh sáng mà
nó nhận được (màu đỏ) nhờ hiệu ứng FRET (sự chuyển năng lượng huỳnh
quang kiểu cộng hưởng). Cường độ ánh sáng huỳnh quang phát ra tỷ lệ thuận
với hàm lượng DNA trong mẫu. Ưu điểm của phương pháp này là việc thiết
kế mẫu dò tương đối linh động, dễ dàng hơn so với việc thiết kế beacon.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 26
Hình 1.9. Tóm tắt cơ chế hoạt động của probe đôi trong Real-time
PCR [7]
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 27
v Mẫu dò thủy giải (Hydrolysis probe)
Còn được gọi là Taqman probe. Mẫu dò này được gắn một chất phát
huỳnh quang (reporter) ở đầu 5’ và một chất “dập tắt” huỳnh quang
(quencher) ở đầu 3’ sao cho ánh sáng huỳnh quang phát ra bị hấp thu bởi
quencher. Trong phản ứng PCR, mẫu dò này sẽ bắt cặp bổ sung đặc hiệu với
trình tự DNA mục tiêu, khi Taq polymerase kéo dài mạch bổ sung từ đầu 3’
của mồi đến tiếp xúc với mẫu dò, nó sẽ thể hiện hoạt tính 5’ - 3’ exonuclease
là loại bỏ các nucleotide ở đầu của mẫu dò và thay bằng nucleotide mới. Khi
đó, chất phát huỳnh quang sẽ tách rời khỏi mẫu dò và phát tín hiệu, còn
quencher bị mất tác dụng dập tắt. Ánh sáng huỳnh quang phát ra sẽ tương ứng
với hàm lượng sản phẩm PCR có trong phản ứng. Taqman probe có tính đặc
hiệu cao, chỉ bắt cặp và phát tín hiệu nếu trình tự bổ sung với mạch khuôn là
hoàn toàn, vì vậy các sản phẩm ký sinh nếu có cũng không được phát hiện.
Thông thường, Taqman probe có nhiệt độ nóng chảy (Tm) cao hơn cặp mồi từ
8 - 10oC nhằm tạo điều kiện cho việc bắt cặp và thủy giải mẫu dò bởi Taq
polymerase.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 28
Hình 1.10. Tóm tắt cơ chế hoạt động của Taqman probe trong Real-
time PCR [7]
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 29
ü Một số điều lưu ý khi thực hiện phản ứng Real-time PCR
- Kích thước sản phẩm PCR trong phản ứng Real-time PCR
Chiều dài tối ưu của sản phẩm PCR trong phản ứng Real-time PCR
thường nhỏ hơn 100bp. Đôi khi có thể tăng kích thước sản phẩm nhân bản
đến 400bp trong một số trường hợp với Taqman probe. Sản phẩm PCR có
kích thước ngắn, nhân bản hiệu quả hơn và chịu các điều kiện bất lợi của phản
ứng tốt hơn so với các sản phẩm có kích thước dài có thể biến tính ở nhiệt độ
92oC và chỉ cần 15 giây để Taq polymerase tổng hợp hoàn toàn một mạch
mới bổ sung.
- Probe
Người ta thường thiết kế probe trước khi thiết kế cặp primer. Cặp primer
được thiết kế phải nằm gần với vị trí của probe nhưng không được trùng lắp.
Thành phần GC trong trình tự nucleotide của probe phải nằm trong khoảng 20
- 80%. Cần tránh các nucleotide lặp lại trong trình tự của probe, đặc biệt là G.
Nhiệt độ nóng chảy của probe phải lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của cặp
primer từ 8 - 10oC nhằm bảo đảm cho việc bắt cặp hoàn toàn với mạch DNA
khuôn trong bước bắt cặp và kéo dài của chu kỳ PCR. Trình tự probe không
nên có G ở đầu 5’ vì G sẽ có thể hấp thu ánh sáng huỳnh quang ngay cả khi
mẫu đã bị thủy giải bởi Taq polymerase. Nếu phải chọn probe có nhiều GC
thì nên chọn mạch bổ sung với probe có nhiều C hơn G để làm tăng cường độ
phát huỳnh quang trên cường độ huỳnh quang của nền phản ứng.
- Cặp primer
Được thiết kế sao cho kích thước của sản phẩm PCR trong khoảng 50 -
150bp. Thành phần GC của cặp primer giống như thành phần GC của probe,
khoảng 20 - 80%. Cần tránh các nucleotide lặp lại trong trình tự của primer,
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 30
đặc biệt là G, nếu có 4G hoặc hơn nữa lặp lại thì phải loại bỏ. Nhiệt độ nóng
chảy của các cặp primer trong khoảng 58 - 60oC, thấp hơn nhiệt độ nóng chảy
của probe từ 8 - 10oC. Thành phần 5 nucleotide cuối cùng của đầu 3’ không
nên có hơn 2G hoặc C nhằm tránh hiện tượng nhân bản ký sinh trong phản
ứng PCR.
- Khái niệm chu kỳ ngưỡng (threshold cycle)
Khái niệm chu kỳ ngưỡng (Ct) là khái niệm trung tâm của kỹ thuật Real-
time PCR. Nguyên tắc của kỹ thuật này dựa vào đường cong chuẩn (standard
curve) được xây dựng từ các giá trị chu kỳ ngưỡng của các mẫu dò đã có
nồng độ nucleic acid biết trước. Chu kỳ ngưỡng của một mẫu được định nghĩa
là chu kỳ mà tại đó tín hiệu huỳnh quang của mẫu vượt lên tín hiệu huỳnh
quang nền của phản ứng PCR và được các thiết bị cảm biến thu nhận. Chu kỳ
ngưỡng rơi vào pha lũy thừa của phản ứng PCR. Vì vậy, việc định lượng
trong phản ứng là chính xác vì không chịu bất kỳ ảnh hưởng nào từ pha bão
hòa (plateau phase) của phản ứng PCR. Các mẫu có nồng độ nucleic acid ban
đầu lớn thì sẽ có Ct nhỏ và ngược lại. Tín hiệu huỳnh quang nền được tạo ra
trong phản ứng Real-time PCR là do các chất phát huỳnh quang có nồng độ
xác định có sẵn trong thành phần phản ứng PCR. Chất phát huỳnh quang này
khác với chất phát huỳnh quang được sử dụng để định lượng. Trong phản ứng
Real-time sử dụng Taqman probe thì chính quencher của Taqman probe sẽ
đóng vai trò tạo tín hiệu nền cho phản ứng.
- Thiết kế đường cong chuẩn (standard curve) cho phản ứng Real-time
PCR
Việc định lượng trong phản ứng Real-time PCR được thực hiện bằng
cách so sánh hàm lượng sản phẩm PCR của mẫu xét nghiệm với hàm lượng
sản phẩm PCR từ các mẫu chuẩn có nồng độ đã biết được nhân bản đồng thời.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 31
Các thiết bị thực hiện phản ứng Real-time PCR sẽ tự động xây dựng đường
cong chuẩn dựa trên chu kỳ ngưỡng (Ct) của các mẫu có nồng độ nucleic acid
biết trước (các mẫu chuẩn - standard sample). Sau đó, nồng độ của các mẫu
xét nghiệm sẽ được tính toán trên đường cong chuẩn này.
- Tính lặp lại (reproducibility) của phản ứng Real-time PCR
Kết quả phản ứng PCR thường biến động, thay đổi từ lần này sang lần
khác, nhưng phản ứng Real-time PCR lại có tính lặp lại rất cao. Nguyên nhân
của sự khác biệt này là thời điểm phân tích kết quả. Real-time PCR phân tích
kết quả theo thời gian thật (real-time), chu kỳ ngưỡng của phản ứng lại luôn
rơi vào pha lũy thừa - là pha mà phản ứng xảy ra thuận lợi nhất. Trong khi đó,
kết quả của phản ứng PCR thông thường chỉ được phân tích khi phản ứng kết
thúc, thường là vào pha bão hòa của phản ứng. Như vậy, bất kỳ một biến đổi
nhỏ nào ở pha lũy thừa cũng sẽ dẫn đến những khác biệt rất lớn trong pha bão
hòa của phản ứng PCR thông thường.
ü Biểu đồ khuếch đại của Real-time PCR: [7]
Biểu đồ khuếch đại của Real-time PCR có: trục tung (Y) là cường độ
huỳnh quang phát ra từ ống phản ứng khi nhận ánh sáng kích thích, còn trục
hoành (X) là các chu kỳ nhiệt.
Qua biểu đồ bên dưới ta có thể thấy đối với từng ống phản ứng thì cường
độ huỳnh quang mà máy ghi nhận được trong những chu kỳ đầu là rất thấp và
hầu như không thay đổi, nó hiển thị trên một đường thẳng nằm ngang và có
thể gọi là “giai đoạn ủ” (hoặc giai đoạn phục hồi), vì trong giai đoạn này
DNA đã được nhân bản thành các bản sao nhưng số lượng bản sao chưa đủ để
giúp cho chất phát huỳnh quang nhận được ánh sáng kích thích để phát ra ánh
sáng huỳnh quang đủ cường độ để máy ghi nhận. Khi số lượng bản sao của
DNA đạt đến lượng khuếch đại nhất định thì ánh sáng phát ra đủ cường độ để
máy ghi nhận, đồng thời đường biểu diễn khuếch đại bắt đầu ngóc lên.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 32
Cường độ huỳnh quang tỷ lệ thuận với số lượng bản sao của DNA, nên
sẽ tăng gấp đôi theo cấp số nhân của lượng bản sao DNA sau mỗi chu kỳ, có
thể gọi đây là “giai đoạn lũy thừa” về cường độ huỳnh quang.
Cường độ huỳnh quang trong ống phản ứng chỉ tăng đến một mức độ nào
đó thì sẽ tăng trưởng chậm lại và đạt “giai đoạn bình nguyên”. Do phản ứng
PCR đến giai đoạn kết thúc và đã cạn dần dNTP, và enzyme polymerase
không hoạt động nữa.
Sau khi hoàn thành quá trình PCR, ta phân tích sẽ thấy một thông số
quan trọng luôn đi kèm đó là chu kỳ ngưỡng Ct (threshold cycle). Ở tại chu
kỳ ngưỡng (hay chu kỳ nhiệt) này là thời điểm thiết bị Real-time PCR ghi
nhận được tín hiệu huỳnh quang phát ra từ ống phản ứng bắt đầu vượt qua
cường độ huỳnh quang nền.
Chu kỳ ngưỡng được xác định bằng số chu kỳ mà ở đó đường nền (base
line) cắt được đường biểu diễn khuếch đại.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 33
Hình 1.11. Biểu đồ biểu diễn khuếch đại ghi nhận cường độ huỳnh quang
phát ra từ ống phản ứng khi nhận được ánh sáng kích thích vào mỗi chu
kỳ nhiệt [7]
Cường độ huỳnh quang
Giai đoạn ủ
Pha lũy
thừa
Giai đoạn bình nguyên
Đường biểu diễn khuyếch đại
Cường độ huỳnh quang nền
Đường nền(base line)
Chu kỳ nền Chu kỳ ngưỡng (ct) Chu kỳ nhiệt
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 34
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Vật liệu thiết bị
2.1.1. Vật liệu sinh học
Mẫu thử nghiệm: mẫu huyết thanh.
2.1.2. Thiết bị, dụng cụ
Máy Real-time PCR và hệ thống máy tính, phần mềm hỗ trợ.
Hình 2.1. Máy ly tâm thu huyết thanh
Hình 2.2. Máy Stratagene Mx3000P
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 35
Hình 2.3. Máy ly tâm
Hình 2.4. Máy vortex
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 36
Miropipette 0.5-10µl, 20-100µl, 100-1000µl.
Tủ cấy vô trùng.
Vật liệu tiêu hao: găng tay, khẩu trang, đầu tip có phin lọc, eppendorf.
Hình 2.5. Máy ủ nhiệt khô
Hình 2.6. Máy ly tâm eppendorf 0.2ml
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 37
2.1.3. Hóa chất
v Hóa chất cho tách chiết DNA:
- Dung dịch (1): Trizol gồm phenol 38%, guanidine thiocyanat
0.8M, glycerol 5%, pH 8.0.
- Dung dịch (2): Chloroform.
- Dung dịch (3): Isopropanol tuyệt đối có chứa chất trợ tủa.
- Dung dịch (4): Ethanol 70%.
- Dung dịch (5): dung dịch TE 1X (Tris 0.1M - EDTA 0.001M).
v Hóa chất trong Real-time PCR:
- Real-time PCR mix. Thành phần của một phản ứng Real-time
PCR 25µl gồm: dung dịch đệm (buffer) 1X, dNTP 200µM, Taq
DNA polymerase 0.625 unit, MgCl2 1.5mM, nước cất vô trùng,
mồi và mẫu dò.
- Mẫu chứng âm (nước cất), chứng dương (chứa virus HBV).
- Standard HBV (dùng xây dựng đường chuẩn)
+ Tube PCR mix chứa standard 102 copies
+ Tube PCR mix chứa standard 104 copies
+ Tube PCR mix chứa standard 106 copies
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 38
2.2. Phương pháp tiến hành
Hình 2.7. Quy trình phát hiện HBV bằng phương pháp Real-time PCR
2.2.1. Phương pháp thu nhận và xử lý mẫu
- Lấy máu tĩnh mạch, lấy lúc đói và buổi sáng là tốt nhất.
- Máu chỉ giữ ở 4 - 8oC trong tối đa 4 giờ, sau đó phải tách huyết
thanh.
Thu mẫu
Tách chiết DNA
Thu nhận DNA
Thực hiện Real-time
PCR
Phân tích kết quả
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 39
- Lấy 3ml máu bệnh nhân cho vào ống nghiệm thu máu chuyên
dụng.
- Ly tâm ống nghiệm chứa máu 3000 vòng/phút trong 15 phút.
- Thu khoảng 0.5ml huyết thanh chuyển vào tube 1.5ml vô trùng.
- Giữ tube huyết thanh ở -20oC cho đến khi tiến hành xét nghiệm.
2.2.2. Phương pháp tách chiết
v Nguyên tắc
Việc tách chiết DNA bao gồm các bước cơ bản sau: (1) phá màng tế bào,
(2) loại protein, (3) tủa DNA. Để thu nhận DNA tinh sạch, người ta cần loại
bỏ những thành phần tạp nhiễm, mà quan trọng nhất là protein. Sự tách chiết
dựa trên nguyên tắc hòa tan khác nhau của các phân tử khác nhau (nucleic
acid/protein) trong hai pha không hòa tan (phenol, chloroform/nước).
Các hóa chất dùng trong quy trình tách chiết: phenol; guanidine
thiocyanat có trong thành phần dung dịch Trizol, là những chất biến tính
protein mạnh, khi xử lý với hai hóa chất này, tế bào sẽ bị phá vỡ và giải
phóng các thành phần nội bào: DNA; RNA; protein… Chloroform – thường
đi kèm với phenol, có tác dụng bổ sung và loại bỏ hoàn toàn dấu vết phenol,
chloroform cũng làm biến tính protein nhưng yếu hơn phenol. Sau khi ly tâm,
mẫu xử lý với Trizol sẽ phân tách thành hai lớp: lớp dưới là phenol, lớp trên
là nước chứa DNA, phần protein bị biến tính sẽ nằm ở bề mặt phân cách hai
lớp này và bị loại bỏ. DNA trong phần dịch nổi ở trên sẽ được thu nhận bằng
cách tủa với Isopropanol có bổ sung chất trợ tủa. Chất trợ tủa là một loại
polymer có cấu trúc mạng lưới nên dễ dàng bắt được các phân tử DNA,
nhưng không ức chế phản ứng PCR. Sau khi tủa, tủa sẽ được rửa lại một lần
nữa với Ethanol 70% và cuối cùng sẽ được bảo quản trong TE 1X.
v Quy trình thực hiện
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 40
- Cho 200µl mẫu (huyết thanh) vào một eppendorf có sẵn 900µl
dung dịch (1), vortex 30s, để yên 10 phút. Thêm vào 200µl dung
dịch (2), trộn đều. Ly tâm 13000 vòng/phút trong 10 phút. Mục
đích của bước này là phá màng tế bào.
- Thu 600µl dịch nổi có chứa DNA vào một eppendorf sạch khác
có sẵn 600µl dung dịch (3). Trộn đều, để yên 10 phút. Ly tâm
13000 vòng/phút trong 10 phút. Đây là bước loại protein.
- Loại bỏ dịch nổi (protein), thu cặn màu hồng (DNA). Cho từ từ
900µl dung dịch (4) vào. Ly tâm 13000 vòng/phút trong 5 phút.
Với mục đích tủa DNA.
- Loại bỏ hết dịch nổi, thu cặn. Để khô ở 60oC, 10 phút. Cho vào
50µl dung dịch (5). Cuối cùng là bước tinh sạch, bảo quản.
2.2.3. Phản ứng Real-time PCR
Thực hiện phản ứng:
- Cho 5µl chứng +, chứng - hoặc dịch DNA tách chiết vào tube
Real-time PCR mix.
- Trước và sau khi đặt phản ứng PCR phải ly tâm tube để tất cả
dung dịch nằm dưới đáy tube.
- Đặt vào máy Real-time PCR cùng với một bộ standard .
- Cài đặt chương trình định dạng vị trí các mẫu trong block nhiệt
của máy, cài đặt chương trình Real-time PCR: 1 chu kỳ: 95oC -
5; 40 chu kỳ: 95oC - 15”, 60oC - 1’ (chọn đọc kết quả tại bước
này). Chọn chức năng chờ cho đến khi “Heat lid” đạt 105o thì
chương trình luân nhiệt bắt đầu.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 41
Hình 2.8. Chu trình nhiệt của Real-time PCR
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 42
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
v Phân tích kết quả định lượng HBV dựa vào đường chuẩn bằng phương
pháp Real-time PCR
Để Real-time PCR xác định được chính xác số lượng bản đích ban đầu
có trong mẫu thử nghiệm thì phải thực hiện Real-time PCR các mẫu thử
nghiệm chứa các số lượng bản DNA đích ban đầu cần xác định số lượng cùng
lúc với các mẫu chuẩn chứa số lượng DNA đích ban đầu đã biết rõ số lượng.
Và thường thì các mẫu chuẩn là các mẫu pha loãng theo hệ số pha loãng 10
chứa số lượng DNA đích ban đầu. Sau khi hoàn tất các chu kỳ nhiệt của Real-
time PCR, trên biểu đồ khuếch đại, các mẫu chuẩn và các mẫu thử nghiệm sẽ
có các đường biểu diễn khuếch đại của nó và tương ứng với các đường biểu
diễn khuếch đại này, các mẫu chuẩn và mẫu thử nghiệm đều có một chu kỳ
ngưỡng (Ct).
Đường biểu diễn vẽ lên mối quan hệ giữa chu kỳ ngưỡng với số lượng
bản DNA đích ban đầu có trong các mẫu chuẩn, được gọi là đường biểu diễn
chuẩn (standard curve). Đây là một đường thẳng tuyến tính đi qua các điểm
tọa độ xác định bởi số lượng bản DNA đích ban đầu của từng mẫu chuẩn (trên
trục tung) và chu kỳ ngưỡng của ống phản ứng chứa số lượng bản DNA đích
này. Trên biểu đồ chuẩn này, trục tung (Y) là Ct còn trục hoành (X) là số
lượng bản DNA đích ban đầu có trong các mẫu chuẩn.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 43
Định tính
Hình 3.1. Đường biểu diễn khuếch đại mẫu thử nghiệm
- Mẫu chuẩn dương: dương tính, cho thấy mồi và mẫu dò hoạt động bình
thường.
- Chứng nội: dương tính, chứng tỏ phản ứng diễn ra bình thường.
- Mẫu chứng âm: âm tính, chứng tỏ quy trình được thực hiện tốt, không
có hiện tượng nhiễm chéo xảy ra.
- Mẫu thử nghiệm: có kết quả dương tính với HBV.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 44
Định lượng
Hình 3.2. Biểu đồ đường chuẩn
Qua biểu đồ đường chuẩn ta thấy E=101.7% (nằm trong khoảng 90-
105%), R2=0.999 (≥ 0.99) và độ dốc (slope lý tưởng -3.32) của đường biểu
diễn là -3.281. Có thể kết luận đây là biểu đồ chuẩn lý tưởng.
- Tính toán số lượng bản sao ban đầu
Các mẫu chuẩn và mẫu thử nghiệm đều có một chu kỳ ngưỡng (Ct). Do
đã biết số lượng bản sao ban đầu của các mẫu chuẩn, ta có thể xây dựng được
phương trình đường chuẩn thể hiện mối tương quan giữa chu kỳ ngưỡng và số
lượng bản sao
chu kỳ ngưỡng =a*log(số lượng bản sao ban đầu) +b (1)
Từ Ct của mẫu xét nghiệm và phương trình (1) ta có thể xác định được
số lượng bản sao ban đầu của mẫu xét nghiệm.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 45
KẾT LUẬN
Trước yêu cầu cấp thiết của các nhà nghiên cứu y học, cần phải có một
thử nghiệm phát hiện và có thể định lượng được HBV-DNA trong máu của
người bệnh nghi nhiễm HBV. Nhờ đó, các nhà nghiên cứu y học mới có thể
biết được tình trạng nhiễm HBV thật sự trên người bệnh, cho được chỉ định
điều trị đặc hiệu, và theo dõi hiệu quả điều trị.
Khóa luận được thực hiện nhằm tìm hiểu quy trình chẩn đoán bệnh viêm
gan siêu vi B bằng phương pháp Real-time PCR. Kết quả thu được cho thấy
việc sử dụng kỹ thuật Real-time PCR trong chẩn đoán HBV cho độ nhạy cao,
kết quả chính xác, ổn định và đặc biệt là có thể áp dụng một cách dễ dàng.
Với kết luận trên, hy vọng rằng phương pháp Real-time PCR trong chẩn
đoán bệnh viêm gan siêu vi B được sử dụng rộng rãi trong các phòng thí
nghiệm và trong cả việc theo dõi điều trị bệnh.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
[1] Hồ Huỳnh Thùy Dương. (2002). Sinh học phân tử (khái niệm-phương
pháp-ứng dụng). NXB giáo dục.
[2] Nguyễn Hữu Chí. Chủng ngừa viêm gan siêu vi B. NXB TPHCM.
[3] Lê Thị Hòa. (2010). Xây dựng quy trình phát hiện đồng thời Chlamydia
Trachomatis và Nisseria gonorhoeae bằng kỹ thuật Real-time PCR. Đồ án tốt
nghiệp đại học.
[4] Tạ Hùng Vương, Nguyễn Trần Khánh. (2010). Xác định tỷ lệ HBV
Genotyping ở bệnh nhân nhiễm HBV mạn tính tại Việt Nam. Báo cáo thực
tập tốt nghiệp.
[5] Lưu Phương Nam. (2011). Quy trình định lượng HBV bằng phương
pháp Real-time PCR. Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
[6] Phan Quốc Việt, Hồ Thị Thanh Thủy. (2008). Ứng dụng sinh học phân
tử trong chẩn đoán bệnh nhiễm ở người. Tài liệu tập huấn của Công ty Cổ
phần Thương mại Sản xuất và Dịch vụ Việt Á.
[7] Phạm Hùng Vân. (2009). PCR và Real-time PCR Các vấn đề cơ bản và
áp dụng thường gặp. NXB Y học chi nhánh TP.HCM.
[8] Lê Thúy Quyên. (1999). PCR-phát hiện và định lượng HBV-DNA. Luận
án thạc sĩ khoa học.
[9] Bruce Alberts, Alexander Johnson, Julian Lewis, Martin Raff, Keith
Roberts, and Peter Walter. (2008). Molecular Biology of the cell. NXB:
Taylor & Francis.
Tài liệu tiếng Anh
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 47
[10] Welzel TM, Miley WJ, Parks TL, Goedert JJ, Whitby D, Ortiz-
Conde BA. (2006 Sep). Real-time PCR assay for detection and quantification
of hepatitis B virus genotypes A to G.
[11] Monjardino J, Velosa J, Thomas HC, de Moura MC. (1991 Jul).
Serum HBV DNA detected by PCR in dot blot negative HBV chronic carriers
with active liver disease.
[12] Dr. Yamina Lazizi*, Jacques Pillot. (March 1993). Delayed clearance
of HBV-DNA detected by PCR in the absence of viral replication.
[13] Chien-Hung Chen a, Jin-Town Wang a,b,*, Cha-Ze Lee a, Jin-Chuan
Sheu a, Teh-Hong Wang a, Ding-Shinn Chen a,c. (January 1995).
Quantitative detection of hepatitis B virus DNA in human sera by branched-
DNA signal amplification.
[14] Gregory J. Tsongalis, PhD. (2006). Branched DNA Technology in
Molecular Diagnostics.
Tài liệu Internet
[15] |newsid:840
[16]
[17]
[18]
[19]
quat-ve-viem-gan-sieu-vi-b
[20]
[21]
[22]
[23]
[24]
[25]
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Võ Thị Hải Yến 48
[26]
[27] https://www.qiagen.com/geneglobe/pathwayview.aspx?pathwayID=217
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KHOA LUAN TOT NGHIEP.pdf