Khóa luận Quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán APEC

Tiến độ thực hiện của đoàn kiểm toán phụ thuộc vào các yếu tố: trong giai đoạn thực hiện kiểm toán phụ thuộc vào tiến độ thực hiện của các tổ kiểm toán và chất lượng của kế hoạch kiểm toán; trong giai đoạn lập và phát hành báo cáo kiểm toán, tiến độ kiểm toán phụ thuộc không chỉ ở đoàn kiểm toán mà còn phụ thuộc vào các cấp kiểm soát thực hiện soát xét chất lượng báo cáo kiểm toán và ý kiến phản hồi (tham gia) của đơn vị được kiểm toán. Tuy nhiên quỹ thời gian trong quá trình kiểm toán là eo hẹp , nhưng mỗi cuộc kiểm toán phải luôn đảm bảo đúng tiến độ kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán và quy định của pháp luật. Đối với các khoản phải thu, Công ty TNHH Kiểm toán APEC cần có quy định về việc thực hiện kiểm toán như sau: - Kiểm toán viên cần nắm chắc và luôn trang bị kiến thức về quy định pháp luật đối với khoản phải thu , tránh tình trạng đưa ý kiến sai lệch. - Doanh nghiệp thông thường cũng dùng một số phương pháp khác để phòng trừ những khoản nợ xấu. Kiểm toán viên cũng cần nắm được những phương pháp này. Cụ thể có thể nêu ra một số phương pháp như sau: + Tính lãi suất trên nợ quá hạn: Đối với những khách hàng không thanh toán nợ quá lâu, doanh nghiệp có thể áp dụng lãi suất trên khoản nợ khó đòi, tương đương lãi suất cho vay của ngân hàng. Đây là cách để buộc khách hàng có trách nhiệm hơn với khoản nợ, cũng như giúp doanh nghiệp bớt đi một phần chi phí nợ.

doc77 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1888 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán APEC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công nợ phải thu - Chính sách bán chịu: sự phê duyệt, đối tượng khách hàng, giá trị nợ, thời gian nợ - Thủ tục chứng minh việc phát sinh các khoản nợ phải thu. Chứng từ liên quan khoản phải thu có hợp pháp, hợp lệ - Quy định định mức khoản bán chịu. 2.2 Hệ thống kế toán: Vấn đề cần chú ý khi kiểm toán các khoản phải thu: - Bộ máy kế toán của đơn vị khách hàng đối với khoản phải thu - Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn và ghi chép theo từng lần thanh toán. - Kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được. - Kế toán thực hiện việc tổ chức kế toán: mở sổ, ghi sổ, khóa sổ để theo dõi công nợ phải thu. - Kế toán các khoản phải thu phát sinh sau ngày khóa sổ. 2.3 Thủ tục kiểm soát: - Phê duyệt chứng từ liên quan công nợ phải thu. - Việc thực hiện đối chiếu công nợ với khách hàng. - Việc đối chiếu số liệu sổ kế toán chi tiết với sổ tổng hợp. - Việc tiến hành các thủ tục kiểm soát đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ - Biên bản ghi chép, biên bản xử lý (nếu có). Đánh giá rủi ro đối với các khoản phải thu: Đối với các khoản phải thu, các rủi ro có thể xảy ra như sau: - Rủi ro trong trình bày, phân loại các khoản phải thu : sai đối tượng thu nợ, sai thời hạn, sai giá trị nợ phải thu. - Trích lập dự phòng sai quy định kế toán - Sai phạm do kế toán hạch toán : hạch toán sai tài khoản, sai nội dung, sai giá trị, không hạch toán các khoản phát sinh sau ngày khóa sổ, hạch toán sai kỳ... - Chứng từ liên quan không đủ hợp lý, hợp lệ để xét là khoản phải thu. 4. Tài liệu thông tin cần thu thập: Đối với khoản phải thu, cần thiết phải có các tài liệu sau: - Báo cáo tài chính năm trước, năm nay - Báo cáo kiểm toán năm trước (nếu có) - Sổ kế toán chi tiết tài khoản, sổ tổng hợp, sổ cái, nhật ký chung ( chứng từ ghi sổ) - Bảng kê chi tiết đối tượng công nợ - Bảng phân tích tuổi nợ - Biên bản xác nhận số dư công nợ 5. Chương trình kiểm toán khoản mục phải thu: 5.1 Thủ tục phân tích tổng hợp: Đối với các khoản phải thu, khi kiểm toán, kiểm toán viên cũng tiến hành hai bước này. Cụ thể như sau: • Phân tích ngang: Thủ tục tổng hợp - phân tích ngang Mục tiêu So sánh số liệu về các khoản phải thu kỳ này với số liệu kỳ trước; hoặc so sánh số liệu giữa các kỳ với nhau. Xác định được biến động bất thường So sánh số liệu về khoản phải thu thực tế phát sinh với số liệu dự toán, với định mức kế hoạch của đơn vị, hoặc với số liệu ước tính của kiểm toán viên. Xác định sự biến động, sự bất thường, vượt quá kế hoạch, hay thấp hơn kế hoạch. So sánh số liệu của đơn vị với số liệu của ngành (nếu có) Xác định nếu đơn vị có những số liệu quá khác biệt, bất thường so với số liệu chung của ngành Bảng 3: Thủ tục phân tích tổng hợp các khoản phải thu • Phân tích dọc : Đối với các khoản phải thu, thủ tục tổng hợp phân tích theo chiều dọc cụ thể như sau: So sánh tỷ lệ nợ phải thu khách hàng trên tổng doanh thu của năm nay so với năm trước (toàn bộ các khách hàng và từng khách hàng), nếu có biến động lớn thì trao đổi với khách hàng về nguyên nhân của sự biến động này (sự thay đổi trong chính sách bán hàng, khả năng thanh toán của khách hàng...). 5.2 Thủ tục kiểm tra chi tiết: Khoản phải thu phát sinh đối với một doanh nghiệp cần phải được kiểm soát, để doanh nghiệp có thể thu được tiền. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải theo dõi thường xuyên, theo dõi từng đối tượng công nợ, theo dõi từng khoản phải thu dựa trên thời hạn. Do đó, khi kiểm toán các khoản phải thu, kỹ thuật phương pháp được áp dụng triệt để chính là phương pháp chọn mẫu và xác nhận; nhằm khẳng định quan hệ thanh toán giữa người mua và người bán một cách rõ ràng và sòng phẳng. Các thủ tục kiểm tra chi tiết có thể được áp dụng như sau: Bảng 4: Thủ tục kiểm tra chi tiết các khoản phải thu Mục tiêu chung Mục tiêu cụ thể đối với khoản phải thu Phương pháp áp dụng Thủ tục kiểm tra chi tiết Hiện hữu Mọi khoản phải thu phản ánh trên báo cáo tài chính thực tế phải tồn tại, có thực, vào thời điểm lập báo cáo. Xác nhận - Kiểm tra danh mục chi tiết các tài khoản đối tượng công nợ. - Gửi các yêu cầu xác nhận về các khoản phải thu tới những người mua hàng thường xuyên hoặc các khách hàng có số dư vượt quá .... (theo số tiền), có tuổi nợ vượt quá ... (theo tuổi nợ). - Tính tổng số các khoản phải thu đã được xác nhận và so sánh với tổng số các khoản phải thu. Nếu có chênh lệch phải tìm lời giải thích. - Nếu khoản phải thu không được xác nhận, thì tiến hành kiểm tra chi tiết khoản đó bằng thủ tục thay thế. Quyền và nghĩa vụ Mọi khoản phải thu phản ánh trên báo cáo tài chính đơn vị phải có quyền sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Xác nhận Xác minh tài liệu Chọn mẫu - Việc gửi xác nhận cũng đã là cách thức để xác nhận quyền, nghĩa vụ thanh toán giữa người mua, người bán. - Xem xét chứng từ, hợp đồng, thỏa thuận bán hàng có đầy đủ yếu tố pháp lý, để xác nhận các khoản phải thu là của đơn vị hay không. Phát sinh Một nghiệp vụ hay một sự kiện đã ghi chép thì phải đã xảy ra và có liên quan đến đơn vị trong thời kỳ xem xét. Chọn mẫu Xác minh số liệu - Xem sổ kế toán để tìm ra các giao dịch bất thường (đối ứng bất thường, nội dung bất thường...). - Kiểm tra chứng từ và giải thích nội dung của các giao dịch này, xác định giá trị, xem xét yếu tố pháp lý..., và chỉ ra những điểm bất hợp lý, ảnh hưởng của nó. Đầy đủ Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản công nợ phải thu đều được phản ánh trên sổ sách kế toán một cách đầy đủ. Tính toán Xác nhận - Kiểm tra đối với các khách hàng có số dư Có. Thu thập các hợp đồng hoặc thỏa thuận bán hàng để kiểm tra tính hợp lý của các số dư này và đảm bảo rằng không có khoản nào đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu mà chưa được ghi nhận. - Từ sổ chi tiết, kiểm tra một số số dư lớn có giá trị .... đối chiếu với các hợp đồng, thỏa thuận bán hàng, đối chiếu lại với sổ tổng hợp, để xác định mọi khoản phải thu đều hạch toán đầy đủ. Đánh giá Một khoản phải thu được ghi chép theo giá trị thích hợp trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành ( hoặc được thừa nhận). - Quy định về trích lập dự phòng - Quy định về đánh giá khoản phải thu có gốc ngoại tệ Tính toán Chọn mẫu Xác minh số liệu - Thu thập bảng phân tích tuổi nợ. Phân tích sự biến động tỷ trọng các khoản dự phòng trên tổng số dư các khoản phải thu. -> Đánh giá khả năng thu hồi của các công nợ. - Xem xét việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của doanh nghiệp. Số trích lập có phù hợp với số phải thu hay không, có trích lập đúng theo quy định hay không. - Kiểm tra sự hợp lý và nhất quán trong việc áp dụng tỷ giá khi hạch toán các khoản công nợ. - Kiểm tra việc đánh giá lại số dư các khoản công nợ có gốc ngoại tệ. Xác định chênh lệch tỷ giá phát sinh và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại số dư. Chính xác Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công nợ phải thu đều phải được ghi chép theo đúng giá trị của nó, được ghi nhận đúng niên độ, đúng khoản mục, đúng đối tượng, đúng tài khoản và đúng về toán học. Đối chiếu số liệu -> chính xác về niên độ. - Đối chiếu số dư chi tiết đầu kỳ với số dư chi tiết cuối kỳ năm trước, để xác định viêc kết chuyển số liệu. - Đối chiếu số dư chi tiết với thông tin trên các biên bản đối chiếu công nợ tại thời điểm khoá sổ (nếu có). - Xem xét các sự kiện sau ngày khoá sổ kế toán để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thông tin tới khả năng thanh toán của công nợ. Đối chiếu số liệu, chọn mẫu -> tính chính xác cơ học - Lập trang số liệu kế toán tổng hợp. Thu thập bảng tổng hợp chi tiết các khoản công nợ (theo cả nguyên tệ và đồng tiền hạch toán) bao gồm số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ. Thực hiện đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết công nợ với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và BCTC -> Mọi số liệu bảng tổng hợp chi tiết công nợ khớp với số liệu trên sổ tổng hợp công nợ, và trên BCTC. - Kiểm tra chọn mẫu các đối tượng ... (phát sinh lớn, bất thường, số dư lớn...), kiểm tra các định khoản trên sổ kế toán chi tiết và đối chiếu với các chứng từ kế toán để đảm bảo rằng các giao dịch được ghi nhận chính xác. Trình bày và công bố Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công nợ phải thu được phân loại, diễn đạt, và công bố phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. - Kiểm tra trình bày các khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán. - Kiểm tra viêc phân loại khoản phải thu ngắn hạn, dài hạn; phân loại phải thu khách hàng, nội bộ , phải thu khác có đúng theo quy định. - Kiểm tra các chứng từ liên quan có theo mẫu qui định, có đầy đủ yếu tố pháp lý, hợp lệ. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN APEC 2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN APEC: 2.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán APEC: Công ty TNHH Kiểm toán APEC (tên viết tắt APEC.AUDIT) được thành lập năm 2003 (tiền thân là Công ty TNHH Kiểm toán tư vấn Nam Việt), Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102007554 ngày 07/01/2003. Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán APEC Tên viết tắt: APEC.AUDIT Lĩnh vực kinh doanh: Kiểm toán và thực hiện các dịch vụ tư vấn khác về tài chính, kế toán. Chủ tịch Hội đồng thành viên: Ông Dương Đình Ngọc Giám đốc : Ông Vũ Mạnh Hà Địa chỉ trụ sở chính: P408 Nhà 17T4 Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính – Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân – Hà Nội Điện thoại: (04) 6281 8138 - Fax: (04) 6281 8139 Chất lượng dịch vụ, sự nhiệt tình, phong cách chuyên nghiệp và chi phí dịch vụ hợp lý là những yếu tố cơ bản vun đắp niềm tin và xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững giữa Công ty với khách hàng. Vì vậy Công ty luôn xác định rằng : “APEC.AUDIT - đối tác tin cậy, chuyên nghiệp”. Mục tiêu hoạt động của Công ty là cung cấp các dịch vụ chuyên ngành và các thông tin đáng tin cậy, giúp khách hàng đưa ra các quyết định quản lý, tài chính và kinh tế có hiệu quả. Hơn thế nữa, với kinh nghiệm thực tiễn về chuyên ngành, với sự tận tình trong công việc, với sự thông thạo nghiệp vụ và am hiểu các yêu cầu, các khó khăn mà khách hàng gặp phải trong hoạt động kinh doanh; Công ty hỗ trợ khách hàng giải quyết tốt các vấn đề vướng mắc một cách có hiệu quả. Sau 05 năm xây dựng, củng cố và phát triển từ 2003 đến nay, APEC.AUDIT đã tạo dựng được cơ sở vững chắc cho sự phát triển bền vững, trên nền tảng đội ngũ kiểm toán viên, chuyên gia tư vấn có trình độ, kinh nghiệm, phong cách chuyên nghiệp, quy trình kiểm toán, tư vấn và hệ thống kiểm soát chất lượng tốt, cùng với chiến lược kinh doanh đúng đắn, chính sách nhân sự hợp lý và chính sách khách hàng thoả đáng. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán APEC: Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán APEC bao gồm: Hội đồng thành viên Công ty, Ban Giám đốc, Trưởng Phòng các phòng ban. Hội đồng thành viên quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Ban Giám đốc, và các Trưởng Phòng.Trình tự và thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh trên thực hiện theo đúng quy chế hoạt động của công ty. Các vị trí và chức danh khác do Ban Giám đốc Công ty quyết định. Bốn phòng ban cơ bản có Trưởng Phòng phụ trách và chịu trách nhiệm với mọi hoạt động và kết quả công việc của Phòng. Đồng thời các Phòng ban cũng chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ các cấp lãnh đạo như Phó Giám đóc, Giám đốc, hay Chủ tịch Hội đồng thành viên của Công ty. HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN BAN GIÁM ĐỐC Phòng Hành chính Phòng Xây dựng cơ bản Phòng Báo cáo tài chính Phòng Tư vấn Phòng Kế toán Sơ đồ 5: Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán APEC 2.1.2.1 Phòng Hành chính: Phòng Hành chính là phòng chức năng của Công ty, có chức năng tham mưu và giúp Ban Giám đốc Công ty trong việc quản lý, điều hành công tác văn phòng, hành chính; công tác đảm bảo an ninh, an toàn, lễ tân, đối ngoại, pháp chế và hoạt động của các đoàn thể trong Công ty. Tổ chức bộ máy Phòng Hành chính gồm: Trưởng phòng, nhân viên hành chính, lễ tân, lái xe. 2.1.2.2 Phòng Kế toán Phòng Kế toán là phòng chức năng của Công ty, có trách nhiệm giúp Ban Giám đốc Công ty tổ chức thực hiện công tác kế toán, tài chính và quản lý tài sản, vật tư của Công ty theo đúng quy định hiện hành của Pháp luật Nhà nước. Tổ chức bộ máy của phòng Tài chính – Kế toán gồm: Kế toán trưởng, kế toán viên và thủ quỹ. -Xây dựng và theo dõi thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty. - Thống kê, lập báo cáo tài chính theo đúng chế độ và thời gian quy định. - Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty về tình hình sử dụng vật tư, tiền vốn và các chi phí. - Thanh toán lương, phụ cấp lương, tiền thưởng và các chi phí khác theo đúng chế độ, chính sách của Nhà nước và quy định của Công ty cho các đơn vị và cá nhân. - Quản lý tài sản cố định và vật tư rẻ tiền mau hỏng của Công ty; tổ chức kiểm kê tài sản định kỳ và bất thường. - Tính thuế và nộp thuế theo quy định của pháp luật. - Tổ chức bảo quản và lưu trữ các chứng từ kế toán theo đúng quy định của pháp luật và của Công ty. 2.1.2.3 Phòng Báo cáo tài chính Phòng Báo cáo tài chính là bộ phận nghiệp vụ của Công ty, có chức năng giúp Ban Giám đốc Công ty thực hiện cung cấp các dịch vụ kiểm toán (trừ kiểm toán quyết toán vốn đầu tư), định giá doanh nghiệp theo đúng quy định của Pháp luật và quy định tại Giấy phép đăng ký kinh doanh của Công ty. Tổ chức bộ máy của Phòng Báo cáo tài chính gồm có: Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng, kiểm toán viên và các trợ lý kiểm toán viên. - Tổ chức thực hiện các cuộc kiểm toán và định giá doanh nghiệp theo hợp đồng do Ban Giám đốc chỉ định. Lập và phát hành các báo cáo kiểm toán, báo cáo định giá doanh nghiệp và thư quản lý (nếu có). - Chuẩn bị File hồ sơ làm việc cho các cuộc kiểm toán, tư vấn. 2.1.3.4 Phòng Tư vấn Phòng Tư vấn là bộ phận nghiệp vụ của Công ty, có chức năng giúp Ban Giám đốc Công ty thực hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn thuế, tư vấn cổ phần hóa...cho doanh nghiệp theo đúng quy định của Pháp luật và quy định tại Giấy phép đăng ký kinh doanh của Công ty. Tổ chức bộ máy của Phòng Tư vấn gồm có: Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng, các nhân viên. 2.1.2.5 Phòng Xây dựng cơ bản : Phòng Xây dựng cơ bản là một trong ba bộ phận nghiệp vụ của Công ty, có chức năng giúp Ban Giám đốc Công ty thực hiện cung cấp các dịch vụ kiểm toán quyết toán vốn đầu tư Xây dựng cơ bản hoàn thành, tư vấn về quyết toán vốn đầu tư hoàn thành đúng theo quy định của Pháp luật và quy định tại Giấp phép đăng ký kinh doanh của Công ty. Tổ chức bộ máy của Bộ phận Kiểm toán vốn đầu tư gồm có: Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, Kỹ thuật viên và các trợ lý kiểm toán viên. 2.1.3 Đặc điểm hoạt động dịch vụ của Công ty TNHH Kiểm toán APEC: Với quan điểm phát triển "Kết tinh giá trị, vun đắp niềm tin", Công ty TNHH Kiểm toán APEC đang tạo dựng giá trị doanh nghiệp, thương hiệu, hình ảnh APEC.AUDIT qua từng ngày, từng công việc cụ thể, bằng lao động nghiêm túc, sáng tạo, nỗ lực của tất cả các thành viên trong Công ty, được kết tinh trong chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Các dịch vụ của Công ty cung cấp có thể được mô ta theo hình sau: Kiểm toán BCTC Kế toán Tư vấn thuế, tài chình, quản trị Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư hoàn thành Thẩm định tài sản Các dịch vụ chuyên ngành của APEC Sơ đồ 6: Hoạt động dịch vụ của Công ty TNHH Kiểm toán APEC Trong các dịch vụ kể trên, dịch vụ chủ yếu khách hàng sử dụng là kiểm toán BCTC, kiểm toán quyết toán vốn đầu tư hoàn thành và các dịch vụ tư vấn tài chính. Kiểm toán Báo cáo tài chính: Công việc kiểm toán Báo cáo tài chính sẽ bao gồm những nội dung chính sau: - Kiểm toán việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán Việt Nam và các quy định về kế toán có liên quan trong lập và trình bày Báo cáo tài chính; - Kiểm toán chính sách kế toán đơn vị lựa chọn, áp dụng so với quy định của từng chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành trong trình bày Báo cáo tài chính; - Kiểm toán các ước tính kế toán Công ty đã thực hiện khi lập Báo cáo tài chính; - Kiểm toán việc trình bày toàn bộ tình hình tài chính trên Báo cáo tài chính. Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư hoàn thành: Công việc kiểm toán Quyết toán vốn đầu tư hoàn thành sẽ bao gồm những nội dung chính sau: (1). Kiểm toán hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư (2). Kiểm toán nguồn vốn đầu tư (3). Kiểm toán chi phí đầu tư (4). Kiểm toán khối lượng thiết bị hoàn thành (5). Kiểm toán các khoản chi phí khác (6). Kiểm toán chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản bàn giao (7). Kiểm toán giá trị tài sản bàn giao (8). Kiểm toán tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng Tư vấn tài chính: Công việc Tư vấn tài chính sẽ bao gồm những nội dung chính sau: (1). Tư vấn quản trị doanh nghiệp - Tư vấn xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh; - Tư vấn thiết lập và vận hành tổ chức bộ máy, quy chế quy trình hoạt động của công ty; - Tư vấn thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; - Tư vấn quản trị tài chính doanh nghiệp; - Tư vấn thiết lập hệ thống kế toán; - Tư vấn quản trị chất lượng; - Tư vấn quản trị nhân sự; - Tư vấn quản trị thương hiệu, marketing. (2). Tư vấn cổ phần hoá (3). Tư vấn chuyển đổi, thành lập doanh nghiệp (4). Tư vấn xây dựng lộ trình và hoàn thiện các điều kiện niêm yết chứng khoán (5). Tư vấn phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tăng vốn (6). Tư vấn thuế (7). Tư vấn dịch vụ kế toán Hoạt động kiểm toán, tư vấn của APEC.AUDIT luôn được thực hiện theo quy trình phù hợp với chuẩn mực kiểm toán đã được thừa nhận, bảo đảm kiểm soát được hoạt động kiểm toán, tư vấn và chất lượng của dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Hệ thống quy trình này cũng luôn được cập nhật, cải tiến, hoàn thiện phù hợp với sự phát triển của ngành kiểm toán. 2.2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI MỘT ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG: Trong khuôn khổ bài có giới hạn, em xin tập trung vào tiến trình kiểm toán các khoản phải thu tại một đơn vị cụ thể, vì vậy trình tự các bước như công việc trước khi kiểm toán, lập kế hoạch ban đầu có thể được rút gọn. Kết hợp với những kiến thức thu được trong quá trình thực tập, em xin trình bày cụ thể quy trình kiểm toán các khoản phải thu tại một đơn vị khách hàng của Công ty TNHH Kiểm toán APEC như sau: - Tìm hiểu thông tin về đơn vị được kiểm toán - Tài liệu thông tin thu thập - Hệ thống kiểm soát nội bộ - Thủ tục phân tích tổng hợp - Thủ tục kiểm tra chi tiết 2.2.1. Tìm hiểu thông tin về khách hàng: - Khách hàng: Đơn vị A trực thuộc của Tổng Công ty B – kiểm toán năm thứ 2 - Đặc điểm hoạt động: Đầu tư, quản lý, khai thác và kinh doanh cơ sở hạ tầng theo các dự án được phê duyệt. - Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006. - Kỳ kế toán : từ 01/01/2008 đến 31/12/2008 - Hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị: Nhật ký chung - Phần mềm kế toán sử dụng: Phần mềm chung với tổng Công ty. - Các sổ kế toán áp dụng:các sổ kế toán được mở để theo dõi phải thu gồm : sổ cái, sổ chi tiết công nợ ( mở cho từng tài khoản). 2.2.2. Tài liệu thông tin thu thập: TỔNG CÔNG TY B Mẫu số B01-DN ĐƠN VỊ A (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31/12/2008 Đơn vị: Đồng TÀI SẢN Mã Thuyết minh 31/12/2008 1/1/2008 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 12,974,157,452 200,085,379,668 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 176,813,481 705,072,211 1. Tiền 111 V.01 176,813,481 705,072,211 Tiền mặt tại quỹ 78,535,229 310,876,531 Tiền gửi ngân hàng 98,278,252 394,195,680 2. Các khoản tương đương tiền 112 0 0 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 V.02 0 4,064,690,478 1. Đầu tư ngắn hạn 121 0 4,064,690,478 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn (*) 129 III. Các khoản phải thu 130 12,776,991,071 195,278,616,979 1. Phải thu của khách hàng 131 5,113,300,968 115,000,000 2. Trả trước cho người bán 132 0 0 3. Phải thu nội bộ 133 0 0 4. Phải thu theo tiến độ HĐXD 134 0 0 5. Các khoản phải thu khác 138 V.03 7,663,690,103 195,163,616,979 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139 0 0 IV. Hàng tồn kho 140 0 0 1. Hàng tồn kho 141 V.04 0 0 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) V. Tài sản ngắn hạn khác 150 20,352,900 37,000,000 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 18,000,000 37,000,000 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 2,352,900 0 3. Thuế và các khỏan khác phải thu Nhà Nước 154 V.05 0 0 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 0 0 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 104,381,536 168,267,866 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 0 0 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 0 0 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 0 0 3. Phải thu nội bộ dài hạn 213 0 0 4. Phải thu dài hạn khác 218 0 0 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 0 0 II. Tài sản cố định 220 104,381,536 168,267,866 1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 104,381,536 168,267,866 - Nguyên giá 222 989,755,730 989,755,730 - Giá trị hao mòn lũy kế 223 (885,374,194) (821,487,864) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09 0 0 - Nguyên giá 225 0 0 - Giá trị hao mòn lũy kế 226 0 0 3. Tài sản cố định vô hình 227 V.10 0 0 - Nguyên giá 228 0 0 - Giá trị hao mòn lũy kế 229 0 0 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 0 0 III. Bất động sản đầu tư 240 0 0 - Nguyên giá 241 V.12 0 0 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 242 0 0 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 0 0 1. Đầu tư vào công ty con 251 0 0 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 0 0 3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.13 0 0 4. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn (*) 259 0 0 V. Tài sản dài hạn khác 260 287,276,507,222 82,890,620,784 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 287,276,507,222 82,890,620,784 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 0 0 3. Tài sản dài hạn khác 268 0 0 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 300,355,046,210 283,144,268,318 NGUỒN VỐN Код Пояснение 31/12/2008 1/1/2008 A. NỢ PHẢI TRẢ 300 300,355,046,210 283,144,268,318 I. Nợ ngắn hạn 310 300,355,046,210 283,144,268,318 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 0 0 2. Phải trả người bán 313 0 0 3. Người mua trả tiền trước 314 V.16 4,299,514,868 4,061,997,650 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 315 0 0 5. Phải trả công nhân viên 316 V.17 11,450,000 0 6. Chi phí phải trả 317 0 0 7. Phải trả nội bộ 318 0 0 9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 V.18 242,295,470,449 248,325,720,249 10.Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 53,748,610,893 30,756,550,419 II. Nợ dài hạn 330 0 0 1. Phải trả dài hạn người bán 331 0 0 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 0 0 3. Phải trả dài hạn khác 333 0 0 4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20 0 0 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 0 0 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 0 0 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 0 0 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 0 0 I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22 0 0 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 0 0 2. Thặng dư vố cổ phần 412 0 0 3. Vốn khác của chủ hữu 413 0 0 4. Cổ phiếu ngân quỹ 414 0 0 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 0 0 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 0 0 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 0 0 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 0 0 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 0 0 10. Lợi nhuận chưa phân phối 420 0 0 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 0 0 II. Nguồn kinh phí và các quỹ khác 430 0 0 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 0 0 2. Nguồn kinh phí 432 0 0 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 439 0 0 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 300,355,046,210 283,144,268,318 BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH SH Tên tài khoản Số dư đầu kỳ Số phát sinh Số dư cuối kỳ TK Nợ Có Nợ Có Nợ Có 111 Tiền mặt tại quỹ 310,876,531 4,295,824,956 4,528,166,258 78,535,229 112 Tiền gửi Ngân hàng 394,195,680 7,010,208,930 7,306,126,358 98,278,252 128 Đầu tư ngắn hạn khác 4,064,690,478 1,859,042,360 5,923,732,838 - 131 Phải thu của khách hàng 115,000,000 25,231,821,968 20,233,521,000 5,113,300,968 133 Thuế GTGT được khấu trừ 255,752,367 253,399,467 2,352,900 138 Phải thu khác 195,163,616,979 6,702,206,781 194,202,133,657 7,663,690,103 141 Tạm ứng 37,000,000 41,000,000 60,000,000 18,000,000 211 Tài sản cố định 989,755,730 - - 989,755,730 214 Khấu hao tài sản cố định 821,487,864 63,886,330 885,374,194 241 Chi phí đầu tư xây dựng 82,890,620,784 204,385,886,438 - 287,276,507,222 331 Phải trả cho người bán 4,061,997,650 229,790,766 467,307,984 4,299,514,868 333 Thuế và các khoản phải nộp 2,304,834,156 2,316,284,156 11,450,000 334 Phải trả công nhân viên 2,496,996,534 2,496,996,534 - 336 Phải trả nội bộ 248,325,720,249 22,843,453,761 16,813,203,961 242,295,470,449 338 Phải trả, phải nộp khác 30,756,550,419 236,812,866 23,228,873,340 53,748,610,893 642 Chi phí quản lý 2,791,345,708 2,791,345,708 Tổng cộng 283,965,756,182 283,965,756,182 280,684,977,591 280,684,977,591 301,240,420,404 301,240,420,404 2.2.3 Hệ thống kiểm soát nội bộ: Bảng 5: Câu hỏi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục phải thu Câu hỏi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục phải thu Có Không Không sử dụng Khoản phải thu được phân loại chi tiết theo từng đối tượng, theo từng nội dung X Đối chiếu công nợ với khách hàng X Bộ phấn khác quản lý các khoản công nợ Х Quy định về đánh giá các khoản phải thu có gốc ngoại tệ Х Tiến hành đánh giá lại các khoản phải thu có gốc ngoại tệ vào thời điểm cuối kỳ Х Chính sách bán chịu X Thủ tục chứng minh sự phát sinh các khoản phải thu X Quy định về định mức các khoản phải thu X Việc tiến hành phân loại các khoản nợ phải thu theo tuổi nợ để xác định số cần trích lập dự phòng, và có biện pháp xử lý đối với khoản nợ khó đòi X Trích lập dự phòng khoản phải thu theo đúng chế độ kế toán X Môi trường kiểm soát: - Đơn vị được kiểm toán có tién hành quản lý các khoản phải thu. Đơn vị có các quy định, thủ tục liên quan đến khoản phải thu: chính sách bán chịu, quy định định mức khoản phải thu, các thủ tục chứng minh việc phát sinh khoản phải thu. Như vậy, ban giám đốc của đơn vị có quan tâm lớn đến hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản phải thu. - Các khoản phải thu bao gồm : phải thu của khách hàng, và phải thu khác • Đối tượng chính của các khoản phải thu của khách hàng: + Công ty liên doanh A + Công ty dược phẩm B + Công ty cổ phần thương mại C + Công ty TNHH sản xuất D • Chủ yếu các khoản phải thu khác là tiền đền bù giải phóng mặt bằng tại địa phương, và chi tiền tư vấn xây dựng công trình PC. Ngoài ra, các khoản phải thu khác còn là các khoản chi phí điện nước, xăng xe, văn phòng phẩm mà Đơn vị A nộp hộ Tổng Công ty B và khoản nộp hộ này Đơn vị A được thu lại. Hệ thống kế toán: - Bộ phận kế toán các khoản phải thu được tách riêng - Đơn vị hạch toán chi tiết khoản phải thu theo từng đối tượng - Kế toán chưa theo dỗi khoản nợ phải thu theo tuổi nợ - Kế toán chưa tiến hành trích lập dự phòng đối với khoản phải thu Thủ tục kiểm soát: - Đơn vị có thực hiện đối chiếu công nợ với khách hàng - Đơn vị có tiến hành đối chiếu số liệu kế toán chi tiết với sổ tổng hợp khoản phải thu. 2.2.4 Thủ tục phân tích tổng hợp: Chọn phương pháp Phân tích ngang: So sánh số liệu kỳ này với kỳ trước; hoặc so sánh số liệu giữa các kỳ với nhau. Không tiến hành phân tích dọc : So sánh tỷ lệ nợ phải thu khách hàng trên tổng doanh thu của năm nay so với năm trước (toàn bộ các khách hàng và từng khách hàng) . Lí do : Đơn vị A là đơn vị trực thuộc không có doanh thu. Bảng 6:So sánh số liệu khoản phải thu giữa các kỳ KM Dư cuối kỳ này (1) Dư cuối kỳ trước (2) Chênh lệch (3)=(1)-(2) TK131 5,113,300,968 115,000,000 4,998,300,968 (*) TK138 7,663,690,103 195,163,616,979 187,499,926,876 (**) (*) Có sự biến động lớn giữa số cuối kỳ năm trước và số cuối kỳ năm nay. Nguyên nhân: Trong năm tài chính, Đơn vị cho thuê đất tại công trình PC. Số tiền từ việc cho thuê đất chưa thu được thanh toán. (**) Có sự biến động lớn giữa số cuối kỳ năm trước và số cuối kỳ năm nay. Nguyên nhân: Phát sinh khoản đền bù giải phóng mặt bằng tại địa phương, khoản tiền huy động vốn kỳ này thu được tiền. Chênh lệch trên TK 138 lớn, cần thiết phải có những thủ tục chi tiết để kiểm tra đối chiếu nội dung, giá trị. 2.2.5 Thủ tục kiểm tra chi tiết: Khi tiến hành kiểm tra chi tiết, trước tiên cần tiến hành thu thập số dư và đối chiếu số liệu : - Số liệu trên Bảng cân đối số phát sinh: Bảng 7: Bảng tổng hợp số liệu của các khoản phải thu Khoản mục Đầu kỳ Số phát sinh Cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có TK131 115,000,000 (1) 25,231,821,968 20,233,521,000 5,113,300,968 (3) TK138 195,163,616,979 (3) 6,702,206,781 194,202,133,657 7,663,690,103 (4) (1,3) Khớp với số liệu trên Bảng cân đối kế toán năm trước, biên bản đối chiếu công nợ của khách hàng, Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm trước. (2,4) Khớp với số liệu trên Bảng cân đối kế toán năm nay, sổ chi tiết, số cái. Biên bản đối chiếu công nợ của khách hàng tới thời điểm 31/12/2008 Số liệu số phát sinh khớp với sổ chi tiết tài khoản Sau khi xem xét số liệu tổng hợp, bước tiếp theo là tiến hành kiểm tra chi tiết từng khoản mục. 2.2.5.1 Khoản phải thu khách hàng: TỔNG CÔNG TY B SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 131 Đơn vị A Từ ngày 01/01/2008 đến ngày 31/12/2008 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Số dư đầu kỳ  115,000,000 28/02 HT-02-004 2/28/2008 Cty liên doanh y học A chuyển trả 80% tiền thuê đất 1121 20,233,521,000 31/03 HT-03-004 3/31/2008 VAT phải nộp 33311 196,030,269 31/03 HT-03-004 3/31/2008 Tiền thuê đất tại công trình PC- công ty dược phẩm B 3387 1,960,302,699 31/03 HT-03-005 3/31/2008 VAT 33311 152,000,000 31/03 HT-03-005 3/31/2008 Tiền thuê đất tại công trình PC của công ty cổ phẩn thương mại C 3387 1,520,000,000 31/03 HT-03-006 3/31/2008 VAT phải nộp 33311 1,945,771,727 31/03 HT-03-006 3/31/2008 Tiền thuê đất tại công trình PC của công ty TNHH sản xuất D 3387 19,457,717,273 Cộng phát sinh 25,231,821,968 20,233,521,000 Số dư cuối kỳ 5,113,300,968  Hà Nội,ngày 31 tháng 12 năm 2008 NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRƯỞNG Lê Thị A Lê Văn C • Kiểm tra nội dung từng khoản phải thu: Theo sổ chi tiết tài khoản 131, nhận thấy nội dung tài khoản 131 là tiền thuê đất, và thuế GTGT từ tiền thuê đất. - Tổng hợp số tiền thuê đất : 22,938,019,972 - Số thuế VAT từ tiền thuê đất : 2,293,801,996 Nhận thấy, Đơn vị A hạch toán khoản tiền thuê đất trên vào tài khoản 3387 là chưa đúng bản chất nghiệp vụ. Do Đơn vị A sử dụng nguồn từ Tổng Công ty B, không hạch toán doanh thu. Vì vậy kết luận của kiểm toán viên là Đơn vị A nên chuyển sang theo dõi tại tài khoản 336 Bút toán điều chỉnh: Nợ TK 3387 / Có TK 336 : 22,938,019,972 • Kiểm tra Phát sinh Nợ của TK 131: Cần tiến hành kiểm tra chứng từ liên quan để xem xét tính hợp lý hợp lệ của chứng từ, đồng thời tính toán lại số tiền phải thu để xác định tính chính xác về số học. Kiểm tra chi tiết từng đối tượng công nợ có nghiệp vụ phát sinh Nợ TK 131. Công ty dược phẩm B: Theo Hợp đồng kinh tế số 02 VC/HĐKT ngày 01/03/2008, Số tiền thuê đất công ty dược phẩm B phải trả Đơn vị A là 123,226 USD. Tỷ giá đơn vị áp dụng để hạch toán là 17499đ. Tuy nhiên , cuối kỳ Đơn vị A không tiến hành đánh giá lại chênh lệch tỷ giá. Tỷ giá vào thời điểm 31/12/2008 : 17490đ. Số tiền do chênh lệch tỷ giá là :(17,499đ -17,490đ)*123,226USD = 1,109,034đ Công ty cổ phẩn thương mại C: Theo Hợp đồng kinh tế số 12 VC/HĐKT ngày 20/03/2008: Đơn vị A phải thu số tiền về thuê đất là 1,672,000,000VND trong đó thuế phải thu là 152,000,000VND. Số liệu phát sinh khớp với số liệu trong sổ chi tiết tài khoản. Công ty TNHH sản xuất D: Theo Hợp đồng kinh tế số 09/C/HĐKT ngày 29/02/2008: Công ty TNHH sản xuất D pahỉ trả công ty A số tiền thuê đất là 19,457,717,273 VND trong đó tiền thuế VAT là 1,945,771,727 VND. Số liệu phát sinh khớp với số liệu trên sổ cái chi tiết của tài khoản. • Kiểm tra Phát sinh Có của TK 131: Kiểm tra chi tiết từng đối tượng công nợ có nghiệp vụ phát sinh Có TK 131: Công ty liên doanh y học А : Theo Hợp đồng kinh tế số 01 VC/HĐKT ngày 01/01/2007: Ngày 28/02/2008 Công ty liên doanh y học A thanh toán 80% số tiền thuê đất của công ty A là 1,156,267 USD. Công ty hạch toán theo tyr giá 1 USD = 17,499VND. Tỷ giá tại ngân hàng Agribank tại ngày 31/12/2008 là 1USD= 17,490VND. Số tiền chênh lệch do tỷ giá hối đoái là: (17,499 – 17490 ) * 1,156,267 = 10,406,403 VND. Kết luận: - Đơn vị A chưa theo dõi nguyên tệ để đánh giá tỷ giá hối đoái cuối kỳ theo quy định kế toán. - Đơn vị A chưa hạch toán chi tiết khoản tiền ngoại tệ trên Các chỉ tiêu ngoài bảng. - Trong kỳ hoạt động, Đơn vị A chưa tiến hành lập bảng phân tích tuổi nợ các khoản phải thu chi tiết. Ý kiến: - Đơn vị A cần theo dõi khoản phải thu theo nguyên tệ và đánh giá chênh lệch tỷ giá hối đoái cho phù hợp với chế độ kế toán. - Đơn vị A cần lập bảng phân tích tuổi nợ các khoản phải thu để thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý. - Đơn vị A cần hạch toán đúng nội dung các khoản phải thu. 2.2.5.2 Phải thu khác : Tiến hành lập bảng đối ứng tài khoản, kiểm tra xem xét các tài khoản đối ứng bất thường về nội dung, giá trị, tài khoản...để xác nhận tính chính xác, tính trình bày phân loại, tính đầy đủ, cũng như mục tiêu phát sinh. • Tổng hợp tài khoản đối ứng: Bảng 8: Bảng tổng hợp số liệu tài khoản đối ứng của các khoản phải thu TK đối ứng PS Nợ PS Có 1111 1,468,138,140 52,035,123 1121 492,170,000 1331 184,759,178 141 8,450,000 241 192,683,115,062 3338 1,117,840 3362 5,1568,026,000 790,054,294 3388 6,382,501 6426 62,327,980 Tổng 6,702,206,781 194,202,133,657 - Khoản đối ứng Nợ với TK 3362 là tiền giải phóng mặt bằng tại địa phương - Khoản đối ứng Có với TK 241 là tiền huy động vốn, nhưng hạch toán kết chuyển nội dung khoản huy động vốn vào TK241 là không đúng. Đơn vị cần theo dõi khoản này trên TK336. • Kiểm tra việc hạch toán, trình bày phân loại : -Chứng từ sắp xếp khoa học, hạch toán trên sổ đúng giá trị ghi trên chứng từ gốc. Các nghiệp vụ phát sinh hầu hết đầy đủ các chứng từ kèm theo. Kết luận: - Các khoản phải thu khác tập trung chủ yếu vào khoản tiền giải phóng mặt bằng. Chứng từ , hợp đồng hầu hết hợp lý hợp lệ. - Hạch toán một số khoản chưa hợp lý, cần điều chỉnh Ý kiến: Đơn vị A cần theo dõi , phân loại các khoản phải thu khác trên các tài khoản hợp lý để thuận lợi cho việc theo dõi, kiểm soát và quản lý. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN APEC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN APEC: Hoạt động kiểm toán là một hoạt động phức tạp có liên quan chặt chẽ đến các quy định của pháp luật về chất lượng kiểm toán và chuẩn mực nghề nghiệp. Hoạt động kiểm toán chịu sự chi phối mạnh mẽ của yếu tố môi trường kiểm toán. Trong điều kiện nền chuyển đổi và hội nhập kinh tế của Việt Nam, sự hình thành chưa đầy đủ các yếu tố về cơ sở pháp lý, môi trường văn hoá kinh doanh, nhận thức của doanh nghiệp và xã hội đối với nghề nghiệp kiểm toán là những yếu tố có liên quan mật thiết đến chất lượng dịch vụ kiểm toán. Chính vì vậy, để nâng cao hiêu quả chất lượng kiểm toán, Công ty TNHH Kiểm toán APEC cần quan tâm đến những vấn đề sau: Mối quan hệ của khách hàng và công ty kiểm toán: Vì cạnh tranh giữa các công ty kiểm toán ngày càng mạnh mẽ, nên việc thỏa mãn nhu cầu với khách hàng là khó tránh khỏi . Tránh tình trạng làm suy yếu vai trò kiểm toán, và giá trị của dịch vụ kiểm toán thì công ty kiểm toán không nên vì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng mà không tuân thủ pháp luật, hoặc nghiêm trọng hơn là thông đồng, bỏ qua gian lận, báo cáo sai số liệu. Chính vì lí do đó, để tránh được rủi ro này, Công ty TNHH Kiểm toán APEC cần tiến hành củng cố cho kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán viên những hiểu biết về giá trị hoạt động kiểm toán bằng những buổi đào tạo, thảo luận, rút kinh nghiệm nội bộ về đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời, công ty TNHH Kiểm toán APEC cũng cần thường xuyên tiến hành soát xét chất lượng kiểm toán. 3.1.2 Nâng cao đào tạo kỹ năng cho các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viên: Kỹ năng kiểm toán viên là một trong những yếu tố quan trọng trong sự thành công của mỗi cuộc kiểm toán, đối với các công ty kiểm toán độc lập nói chung và đối với Công ty TNHH Kiểm toán APEC nói riêng. Vì vậy việc cập nhật kiến thức, kỹ năng là điều cần thiết. Nếu không được cập nhật thường xuyên, dẫn tới thiếu kỹ năng, thu thập bằng chứng sai, cũng sẽ khiến ý kiến kiểm toán viên bị sai lệch. Chính vì thế, Công ty TNHH Kiểm toán APEC cần luôn đảm bảo những điều sau: - Kỹ năng kiểm toán phải mang tính thực tế - Kiểm toán viên phải nắm được kỹ năng nhận dạng các rủi ro khi tiến hành các cuộc kiểm toán. Công ty TNHH Kiểm toán APEC chủ trương: thông qua những buổi trao đổi chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật thông tin pháp luật, kiểm toán viên cấp cao hướng dẫn cho kiểm toán viên cấp dưới, đồng thời định hướng cho các trợ lý kiểm toán viên. Đây là những buổi trao đổi rất có ích để từng cá nhân rèn luyện, tự tích lũy kỹ năng. 3.1.3 Vấn đề áp dụng chương trình kiểm toán: Chương trình kiểm toán ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của cuộc kiểm toán. Tuy nhiên việc áp dụng chương trình kiểm toán cũng chịu nhiều yếu tố từ phía kiểm toán viên,cũng như kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp kiểm toán áp dụng. Vấn đề mà Công ty TNHH Kiểm toán APEC luôn cần chú trọng đối với từng kiểm toán viên khi áp dụng chương trình kiểm toán: - Kiểm toán viên không nên lạm dụng công nghệ thông tin trong một số trường hợp, để tránh việc tăng thời gian xử lý số liệu và giảm thời gian thu thập bằng chứng. - Kiểm toán viên tránh việc áp dụng quá cứng nhắc các phương pháp kiểm toán, nên hướng vào việc đưa ra ý kiến kiểm toán hơn là thực hiện một cách cứng nhắc và đầy đủ các chương trình kiểm toán. HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN APEC: Về việc lập kế hoạch kiểm toán: Kế hoạch kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán APEC được lập trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và chế độ kế toán. Kế hoạch kiểm toán chi tiết cho từng cuộc kiểm toán. Dựa vào kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát có liên quan đến hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán. Tuy nhiên công ty TNHH Kiểm toán APEC lại chỉ lập kế hoạch chung cho cuộc kiểm toán, mà không lập kế hoạch cho từng khoản mục riêng rẽ chi tiết.Điều này ảnh hưởng tới việc thu thập các bằng chứng kiểm toán, và hiệu quả của cuộc kiểm toán. Về thực hiện kiểm toán: Tiến độ thực hiện của đoàn kiểm toán phụ thuộc vào các yếu tố: trong giai đoạn thực hiện kiểm toán phụ thuộc vào tiến độ thực hiện của các tổ kiểm toán và chất lượng của kế hoạch kiểm toán; trong giai đoạn lập và phát hành báo cáo kiểm toán, tiến độ kiểm toán phụ thuộc không chỉ ở đoàn kiểm toán mà còn phụ thuộc vào các cấp kiểm soát thực hiện soát xét chất lượng báo cáo kiểm toán và ý kiến phản hồi (tham gia) của đơn vị được kiểm toán. Tuy nhiên quỹ thời gian trong quá trình kiểm toán là eo hẹp , nhưng mỗi cuộc kiểm toán phải luôn đảm bảo đúng tiến độ kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán và quy định của pháp luật. Đối với các khoản phải thu, Công ty TNHH Kiểm toán APEC cần có quy định về việc thực hiện kiểm toán như sau: - Kiểm toán viên cần nắm chắc và luôn trang bị kiến thức về quy định pháp luật đối với khoản phải thu , tránh tình trạng đưa ý kiến sai lệch. - Doanh nghiệp thông thường cũng dùng một số phương pháp khác để phòng trừ những khoản nợ xấu. Kiểm toán viên cũng cần nắm được những phương pháp này. Cụ thể có thể nêu ra một số phương pháp như sau: + Tính lãi suất trên nợ quá hạn: Đối với những khách hàng không thanh toán nợ quá lâu, doanh nghiệp có thể áp dụng lãi suất trên khoản nợ khó đòi, tương đương lãi suất cho vay của ngân hàng. Đây là cách để buộc khách hàng có trách nhiệm hơn với khoản nợ, cũng như giúp doanh nghiệp bớt đi một phần chi phí nợ. + Chiết khấu nợ khó đòi: Nếu khách hàng thực sự gặp khó khăn trong khâu thanh toán, chiết khấu nợ là giải pháp cần thiết. Đây là hình thức giảm giá trị khoản nợ cho khách hàng, tạo điều kiện để khách hàng có thể thanh toán nợ dứt điểm. Giá trị chiết khấu tùy thỏa thuận giữa hai bên. Dù có thể chịu thiệt chút đỉnh nhưng đổi lại doanh nghiệp sẽ sớm giải quyết được những khoản nợ xấu này. + Tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ: Đối với khách hàng không chịu thanh toán nợ, hoặc cố tình trì hoãn, doanh nghiệp có thể nhờ cậy đến công ty thu nợ hoặc luật sư chuyên giải quyết công nợ. Những người này sẽ cố gắng thu hồi những khoản phải thu cho doanh nghiệp thông qua đàm phán, thương lượng hoặc kiện tụng. Nhưng thực hiện các giải pháp này doanh nghiệp thường mất nhiều thời gian và chi phí. + Bao thanh toán Ngoài ra, để xử lý nợ, doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, có thể sử dụng dịch vụ bao thanh toán để được chiết khấu, có khi lên đến 80% giá trị khoản phải thu. + Bán nợ: Doanh nghiệp cũng có thể xử lý nợ xấu thông qua việc bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện chỉ có một đơn vị duy nhất thực hiện dịch vụ này là Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC). + Quản lý nợ: Đây là bước doanh nghiệp phải thực hiện trước hết, một cách thường xuyên, liên tục trong quá trình hoạt động kinh doanh. Cách tốt nhất để quản lý nợ xấu là đừng để nó xảy ra. Doanh nghiệp phải nắm rõ danh mục nợ phải thu và có kế hoạch thu nợ rõ ràng, không để phát sinh nợ khó đòi. Muốn vậy, doanh nghiệp phải kiện toàn bộ máy kế toán, thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán quản trị. Đặc biệt, doanh nghiệp cần tăng cường kiểm tra các quan hệ giao dịch thường xuyên có số dư phải thu lớn. Tất cả những phương pháp trên, kiểm toán viên cần nắm rõ và cần thu thập thông tin chi tiết để có thê đưa ra kết luận phù hợp. - Khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán cần bám sát chương trình kiểm toán khoản phải thu một cách linh động, đạt được đầy đủ các mục tiêu chung đối với kiểm toán các khoản phải thu. 3.2.3 Về bằng chứng kiểm toán: Đặc trưng cơ bản và xuyên suốt trong quá trình tác nghiệp kiểm toán là việc thu thập bằng chứng để làm căn cứ hình thành các ý kiến đánh giá, kết luận, kiến nghị của kiểm toán viên. Chất lượng của cuộc kiểm toán chỉ được đảm bảo khi các kiểm toán viên thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp. Bởi bằng chứng kiểm toán ngoài việc là căn cứ để kiểm toán viên đưa ra ý kiến đánh giá kết luận, kiến nghị trong báo cáo kiểm toán; thì bằng chứng kiểm toán còn là cơ sở cho việc kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán và là dữ liệu cho các kỳ kiểm toán sau. Tính đầy đủ thể hiện ở số lượng bằng chứng cần thu thập; còn thích hợp là thước đo chất lượng thể hiện độ tin cậy, sự xác đáng, phù hợp của bằng chứng kiểm toán. Chuẩn mực số 6 “Thu thập bằng chứng kiểm toán” quy định “Khi thu thập bằng chứng kiểm toán, kiểm toán viên phải thực hiện: ghi chép đầy đủ các bằng chứng kiểm toán và những công việc trong quá trình thu thập bằng chứng đồng thời phân loại, sắp xếp, quản lý các bằng chứng kiểm toán theo từng mối quan hệ kinh tế - tài chính và nội dung, phạm vi kiểm toán, làm cơ sở cho việc lập báo cáo kiểm toán”. Kiểm toán viên trong Công ty TNHH Kiểm toán APEC cần xác định yếu tố quan trọng của bằng chứng kiểm toán, thu thập bằng chứng chính là việc quan trọng để đưa ra ý kiến. Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán viên cần phải nắm vững. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp phải áp dụng một cách linh hoạt trong những tình huống cụ thể. Đối với các khoản phải thu, khi tiến hành thu thập bằng chứng cho mục tiêu nào, kiểm toán viên cần đánh tham chiếu, đưa ra bước thực hiện, và ghi lại cách thức thực hiện, kết luận sau khi thực hiện đối với các bằng chứng đó. Ví dụ bằng chứng về thư xác nhận công nợ, bằng chứng về hợp đồng kinh tế, bằng chứng bảng phân tích tuổi nợ... Về công tác kiểm tra soát xét chất lượng kiểm toán: Một trong những yêu cầu đặt ra đối với bất kỳ cơ quan kiểm toán nào để đảm bảo chất lượng kiểm toán là phải thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra và soát xét chất lượng kiểm toán. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp kiểm toán viên xác định rõ trách nhiệm được giao, tránh được những sai sót trong từng nội dung, từng bước công việc kiểm toán và đảm bảo cuộc kiểm toán tuân thủ các chuẩn mực, quy trình và kế hoạch kiểm toán. Chuẩn mực số 10 – Kiểm tra và soát xét chất lượng kiểm toán quy định: “Công việc của kiểm toán ở mỗi bước và mỗi giai đoạn kiểm toán viên đều phải kiểm tra và soát xét lại chất lượng một cách đầy đủ, đúng đắn và kịp thời”. Như vậy để đảm bảo công việc kiểm toán, kiểm toán viên phải tuân thủ chuẩn mực, quy trình và kế hoạch kiểm toán, có như vậy công tác kiểm tra, soát xét phải được thực hiện ở tất cả các cấp độ. Công ty TNHH Kiểm toán APEC cần xác định những vấn đề trên là quan trọng. Chính vì vậy Công ty cần định hướng cho kiểm toán viên trong Công ty những điều sau: - Kiểm toán viên phải tự soát xét lại nội dung công việc của mình sau mỗi bước thực hiện. - Tổ trưởng tổ kiểm toán phải thường xuyên tiến hành soát xét chất lượng công việc của các thành viên trong tổ kiểm toán. - Trưởng đoàn kiểm toán thực hiện soát xét chất lượng kiểm toán và công tác kiểm soát của các tổ kiểm toán. - Các cấp trợ lý kiểm toán phải chịu trách nhiệm về chất lượng kiểm toán đối với các nội dung được kiểm soát ở cấp của mình. PHẦN KẾT LUẬN Những quyết định đúng đắn luôn cần dựa trên những thông tin có tính chính xác. Vì vậy đối với lãnh đạo của một doanh nghiệp thông tin trên Báo cáo tài chính được kiểm toán là cơ sở quan trọng để ra quyết định quản lý. Đứng trước yêu cầu đó, các công ty kiểm toán ngày càng tăng lên về số lượng. Bên cạnh đó, yêu cầu về chất lượng kiểm toán cũng là một bài toán không dễ. Công ty TNHH Kiểm toán APEC cũng vậy, luôn xác định cho Công ty rằng: Công ty là bạn đồng hành tin cậy của các doanh nghiệp. Vì vậy, mọi cuộc kiểm toán của Công ty luôn đặt ra mục tiêu là : đem lại thông tin chính xác, phù hợp với chuẩn mực kế toán và kiểm toán. Đối với phần hành phải thu, doanh nghiệp thông thường có sự quản lý không tốt. Chính vì thế nhiệm vụ của kiểm toán viên càng cao hơn. Thông qua việc tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính cho Đơn vị A do Công ty TNHH Kiểm toán APEC thực hiện, chúng ta đã thấy được quy trình cụ thể áp dụng cho khoản mục này của Công ty. Từ đó nhận biết được việc thực hiện kiểm toán các khoản phải thu của Công ty, đồng thời chúng ta cũng nhận ra được những rủi ro, những quy trình đánh giá, thủ tục cụ thể đối với phần hành này. Mặc dù đã cố gắng trong suốt quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán APEC cũng như trong suốt quá trình nghiên cứu lý luận kiểm toán và hoàn thiện báo cáo này, nhưng luận văn của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các anh chị tại Công ty để báo cáo thực tập của em hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn thầy giáo PGS. TS. Ngô Trí Tuệ và cô giáo Th.S Trương Minh Hiền, cùng các anh chị kiểm toán viên đã giúp đỡ và chỉ bảo em tận tình trong suốt thời gian qua. PHỤ LỤC BẨNG BIỂU 1. Sơ đồ 1: Phân loại các khoản phải thu...................................................................... 13 2. Bảng 1: Phương pháp trích lập khoản nợ phải thu quá hạn..................................... 15 3. Sơ đồ 2: Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính........................................................ 18 4. Sơ đồ 3: Lập kế hoạch kiểm toán............................................................................... 19 5. Sơ đồ 4:Thực hiện kiểm toán...................................................................................... 27 6. Bảng 2: Mục tiêu đối với kiểm toán các khoản phải thu........................................... 31 7. Bảng 3: Thủ tục phân tích tổng hợp các khoản phải thu.......................................... 35 8. Bảng 4: Thủ tục kiểm tra chi tiết các khoản phải thu............................................... 37 9. Sơ đồ 5: Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán APEC.............. 45 10. Sơ đồ 6: Hoạt động dịch vụ của Công ty TNHH Kiểm toán APEC.......................... 48 11. Bảng cân đối kế toán.................................................................................................. 52 12. Bảng cân đối số phát sinh.......................................................................................... 55 13. Bảng 5: Câu hỏi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục phải thu 57 14. Bảng 6:So sánh số liệu khoản phải thu giữa các kỳ........................................ ........ 59 15. Bảng 7: Bảng tổng hợp số liệu của các khoản phải thu.......................................... 60 16. Sổ chi tiết tài khoản 131........................................................................................... 61 17. Bảng 8: Bảng tổng hợp số liệu tài khoản đối ứng của các khoản phải thu khác..... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam – Bộ Tài chính 2. Giáo trình Kiểm toán tài chính Trường Đại học Kinh tế quốc dân,Nxb Đại học Kinh tế quốc dân,2006 3. Giáo trình Kiểm toán Báo cáo tài chính Học viện Tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội, 2008 4. Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Nga – Website

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25924.doc
Tài liệu liên quan