MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài1
1.2 Giới thiệu về nghiên cứu 2
1.2.1 Vấn đề nghiên cứu2
1.2.2 Mục đích nghiên cứu2
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.2.4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
1.2.4.1 Đối tượng nghiên cứu3
1.2.4.2 Khách thể nghiên cứu3
1.2.5 Nhiệm vụ nghiên cứu3
1.2.6 Phạm vi nghiên cứu3
1.2.7 Tính mới và giá trị thực tiễn của đề tài 4
1.2.8 Phương pháp nghiên cứu 4
1.3 Kế hoạch nghiên cứu 4
1.4 Giới thiệu cấu trúc của khóa luận 5
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
2.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu7
2.2 Một số định hướng dạy học tích cực9
2.2.1 Định hướng phát triển giáo dục hiện đại của thế kỷ XXI9
2.2.2 Định hướng dạy học lấy người học làm trung tâm 11
2.3 Cơ sở lý thuyết của việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn13
2.3.1 Con đường nhận thức của HS13
2.3.2 Mối quan hệ giữa nhận thức, thái độ và hành động14
2.3.3 Hứng thú học tập 15
2.3.4 Nguyên lý giáo dục 16
2.3.4.1 Học đi đôi với hành 17
2.3.4.2 Học tập kết hợp với lao động sản xuất18
2.3.4.3 Lý luận gắn liền với thực tiễn18
2.3.4.4 Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội .19
2.3.5 Đặc điểm của quá trình dạy học giúp HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn .20
2.3.5.1 PPDH tích cực 20
2.3.5.2 PPDH nhằm nâng cao tính tích cực trong hoạt động nhận thức của HS 21
2.3.5.3 Học và ứng dụng22
2.3.5.4 Giáo dục lao động cho HS 23
2.3.5.5 Quá trình dạy học đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn24
2.3.6 Phương tiện dạy học25
2.4 Đặc điểm của HS THPT 27
2.4.1 Đặc điểm về hoạt động nhận thức và sự phát triển trí tuệ 27
2.4.2 Đặc điểm hoạt động học tập của HS THPT28
2.5 Đặc điểm môn CN 10 29
2.5.1 Cấu trúc sách CN 10 29
2.5.2 Mục tiêu môn CN 1030
2.5.3 Vai trò môn CN 1031
2.5.4 Các ứng dụng thực tiễn môn CN 1031
2.5.4.1 Ứng dụng phần nông, lâm, ngư nghiệp32
2.5.4.2 Ứng dụng phần tạo lập doanh nghiệp33
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU34
3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu34
3.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 34
3.3 Phương pháp phỏng vấn 35
3.4 Phương pháp thống kê toán học – xử lý số liệu 35
3.4.1 Phương pháp phân tích định lượng 36
3.4.2 Phương pháp phân tích định tính37
Chương 4: PHÂN TÍCH38
4.1 So sánh lĩnh vực nghề nghiệp của ba mẹ HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT Nguyễn Thông38
4.2 So sánh mức độ nhận thức của HS THPT ở trường THPT Thủ Đức và THPT Nguyễn Thông khi học môn CN 1039
4.2.1 So sánh mức độ nhận thức của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT Nguyễn Thông về vai trò của môn CN 10 39
4.2.2 So sánh mức độ nhận thức của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT Nguyễn Thông về nội dung chương trình của môn CN 1041
4.2.3 So sánh mức độ nhận thức của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPTNguyễn Thông về mục đích học môn CN 1042
4.2.4 So sánh mức độ nhận thức của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT Nguyễn Thông về khả năng ứng dụng của môn CN 10 46
4.2.5 So sánh cách học môn CN 10 của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT Nguyễn Thông47
4.3 So sánh mức độ vận dụng kiến thức môn CN 10 vào thực tiễn của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT Nguyễn Thông 50
4.3.1 So sánh lĩnh vực vận dụng kiến thức môn CN 10 vào thực tiễn của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT Nguyễn Thông50
4.3.2 So sánh mức độ vận dụng kiến thức môn CN 10 vào thực tiễn của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT Nguyễn Thông52
4.3.2.1 So sánh mức độ vận dụng kiến thức chương 1 - phần I môn CN 10 vào
thực tiễn của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT Nguyễn Thông52
4.3.2.2 So sánh mức độ vận dụng kiến thức chương 2 – phần I môn CN 10 vào thực tiễn của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT Nguyễn Thông55
4.3.2.3 So sánh mức độ vận dụng kiến thức chương 3 - phần I môn CN 10 vào thực tiễn của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT Nguyễn Thông57
4.3.2.4 So sánh mức độ vận dụng kiến thức phần II môn CN 10 vào thực tiễn của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT Nguyễn Thông 59
4.3.3 So sánh cách thức vận dụng kiến thức môn CN 10 vào thực tiễn của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT Nguyễn Thông60
4.3.4 So sánh cảm nhận của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT Nguyễn Thông sau khi vận dụng kiến thức môn CN 10 vào thực tiễn63
4.3.5 So sánh những khó khăn của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT Nguyễn Thông sau khi vận dụng kiến thức môn CN 10 vào thực tiễn 64
4.3.6 Nhận xét chung về tình trạng vận dụng kiến thức môn CN 10 vào thực tiễn của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT Nguyễn Thông65
4.3.7 So sánh mong muốn của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT Nguyễn Thông trong quá trình học trên lớp để có thể áp dụng tốt kiến thức môn CN 10 vào thực tiễn66
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ72
5.1 Kết luận72
5.1.1 HS đã nhận thức đúng tầm quan trọng của môn CN 10 72
5.1.2 Tình hình vận dụng kiến thức môn CN 10 của HS THPT Thủ Đức và HS THPT Nguyễn Thông hiện nay74
5.1.3 Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau của HS 2 khu vực trong việc ứng dụng kiến thức môn CN 10 vào thực tiễn 74
5.1.4 Những biện pháp giúp HS nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn 75
5.2 Kiến nghị 77
TÀI LIỆU THAM K
HẢO 1
PHỤ LỤC 3
106 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2399 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận So sánh mức độ vận dụng kiến thức môn công nghệ 10 vào thực tiễn của học sinh trung học phổ thông ở thành thị và nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã có sự hứng thú với những việc làm thực tế
từ đó nâng cao tính hữu ích của môn học trong thực tiễn. Vì vậy GV cũng như nhà
trường cần phải tạo mọi điều kiện để các em có thể phát huy sở trường cũng như nâng
cao kỹ năng thực hành nhằm giúp các em nhận định được việc học đi đôi với hành sẽ
đạt được hiệu quả cao trong học tập, có nghĩa là đã thực hiện đúng với nguyên lý giáo
dục (tr16, chương cơ sở lý luận).
4.3.5 So sánh những khó khăn của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT
Nguyễn Thông sau khi vận dụng kiến thức môn CN 10 vào thực tiễn
Kết quả khảo sát dựa vào bảng câu hỏi mở (câu 10 phần phụ lục 1 – phiếu xin ý
kiến HS) người nghiên cứu đã nhận được những ý kiến như sau:
Đối với HS ở trường THPT Nguyễn Thông, các em cho rằng: do ở lớp ít có tiết thực
hành nên khi vận dụng vào thực tế cảm thấy rất khó khăn, lý thuyết không giống với thực
tiễn, thiếu nguồn nguyên vật liệu để thực hành, kết quả không thành công nên cảm thấy
chán nản và không biết nguyên nhân tại sao, không được ba mẹ ủng hộ khi làm, không
được tham quan thực tế khi học, không có người hướng dẫn cách vận dụng kiến thức vào
thực tế nên không dám làm, không có thời gian để thực hành. Đó là những khó khăn mà
các em gặp phải trong quá trình vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Đối với HS trường THPT Thủ Đức cũng có những ý kiến tương tự như trên
ngoài ra các em còn nhận định rằng: vì sống ở thành thị nên không vận dụng được,
chưa biết về thuốc, phân bón, vật nuôi, cây trồng, không có nơi để thực hành, không
hiểu lý thuyết nên không thể vận dụng được. Theo cô Nguyễn Thị Mộng Thu (GV
trường THPT Thủ Đức): “HS gặp nhiều khó khăn trong quá trình ứng dụng là do các
em còn không quan tâm tới môn học này, không được tham quan thực tế”.
Qua những ý kiến trên cho thấy các em còn gặp rất nhiều khó khăn trong khi
vận dụng kiến thức. Mỗi khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến. Có thể
do chính nhận thức của các em chưa cao, hay do GV giảng dạy chưa hướng dẫn HS
Khóa luận tốt nghiệp Ngành Sư phạm KTNN
SVTH: Đỗ Thị Linh GVHD: ThS.Phạm Quỳnh Trang 65
học và thực hành theo những phương pháp tích cực, chưa có nhiều liên hệ thực tế đặc
biệt là đối với HS khu vực thành thị. Với HS thuộc khu vực nông thôn thì các em có
thể dễ dàng liên hệ với thực tế nhưng ít được tiếp cận với những phương tiện dạy học
hiện đại như máy chiếu, video kết hợp nhiều hình ảnh minh họa…Cơ cở vật chất của
nhà trường cũng rất quan trọng để tạo điều kiện cho các em thực hành nhiều hơn dưới
sự hướng dẫn của GV.
4.3.6 Nhận xét chung về tình trạng vận dụng kiến thức môn CN 10 vào thực tiễn
của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT Nguyễn Thông
Từ những kết quả khảo sát trên phản ánh:
Về lĩnh vực ứng dụng: đa phần HS trường THPT Thủ Đức ứng dụng trong lĩnh
vực bảo quản và chế biến nông sản, một số ít có ứng dụng trong lĩnh vực kinh doanh.
Còn HS trường THPT Nguyễn Thông vận dụng kiến thức vào lĩnh vực trồng trọt và
bảo quản chế biến nông sản là chủ yếu.
Về mức độ ứng dụng thì HS trường THPT Nguyễn Thông có điều kiện vận
dụng và thực hành tương đối cao hơn HS trường THPT Thủ Đức.
Về cách thức ứng dụng: HS trường THPT Nguyễn Thông tự tìm hiểu làm theo
lý thuyết đã học hay cùng làm với ba mẹ trong khi đó HS trường THPT Thủ Đức chỉ
tự tìm hiểu và làm theo lý thuyết mà không có sự hỗ trợ của ba mẹ, đôi khi các em
thảo luận và cùng làm với bạn bè.
Về cảm nhận sau khi đã ứng dụng: đa số các em đều thích thú từ đó muốn học
thực hành nhiều hơn. Tuy nhiên các em cũng gặp không ít khó khăn mà nguyên nhân
chủ yếu là do chưa được thực hành trên lớp và không có đủ thời gian để thực hiện.
Khóa luận tốt nghiệp Ngành Sư phạm KTNN
SVTH: Đỗ Thị Linh GVHD: ThS.Phạm Quỳnh Trang 66
4.3.7 So sánh mong muốn của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT Nguyễn
Thông trong quá trình học trên lớp để có thể áp dụng tốt kiến thức môn CN 10
vào thực tiễn
Bảng 4.15: Kết quả so sánh mong muốn của HS ở trường THPT Thủ Đức và
THPT Nguyễn Thông trong quá trình học trên lớp để có thể áp dụng tốt kiến thức
môn CN 10 vào thực tiễn (Câu 11 phần phụ lục 1 – phiếu xin ý kiến HS)
Thủ Đức Nguyễn Thông
Tiêu chí
Mức
độ N % ĐTB Bậc N % ĐTB Bậc
RCT 36 18,75 120 65,22
BT 121 63,02 52 28,26
1. Cung cấp
thêm nhiều kiến
thức chuyên sâu
tùy theo đặc
điểm địa phương KCT 35 18,23
2,01 8
12 6,52
2,59 5
RCT 137 71,35 136 73,91
BT 42 21,88 42 22,83
2. Thời gian
thực hành nhiều
hơn KCT 13 6,77
2,65 4
6 3,26
2,71 2
RCT 12 6,25 21 11,41
BT 62 32,29 76 41,30
3. Cung cấp kiến
thức lý thuyết
nhiều hơn
KCT 118 61,46
1,45 10
87 47,28
1,64 10
RCT 134 69,79 121 65,76
BT 34 17,71 42 22,83
4. Kết hợp tham
quan thực tế ở
các địa phương KCT 24 12,50
2,57 5
21 11,41
2,54 7
RCT 58 30,21 122 66,30
BT 106 55,21 44 23,91
5. Tổ chức các
cuộc thi đua
trong quá trình
học để tạo điều
kiện học tập lẫn
nhau
KCT 28 14,58
2,16 7
18 9,78
2,57 6
Khóa luận tốt nghiệp Ngành Sư phạm KTNN
SVTH: Đỗ Thị Linh GVHD: ThS.Phạm Quỳnh Trang 67
Thủ Đức Nguyễn Thông
Tiêu chí
Mức
độ N % ĐTB Bậc N % ĐTB Bậc
RCT 136 70,83 149 80,98
BT 50 26,04 27 14,67
6. Nội dung bài
giảng của GV có
nhiều liên hệ
thực tế KCT 6 3,13
2,68 2
8 4,35
2,77 1
RCT 75 39,06 47 25,54
BT 110 57,29 124 67,39
7. GV đưa ra các
tình huống có
tính chất khám
phá, nêu vấn đề
để học sinh xử
lý
KCT 7 3,65
2,35 6
13 7,07
2,18 8
RCT 138 71,88 138 75,00
BT 45 23,44 29 15,76
8. Sử dụng tranh
ảnh, sở đồ, các
bảng biểu và vật
thật vào trong
bài giảng
KCT 9 4,69
2,67 3
17 9,24
2,66 4
RCT 32 16,67 58 31,52
BT 93 48,44 98 53,26
9. Yêu cầu HS
chuẩn bị vật
mẫu thật nhằm
tăng khả năng
tìm tòi của HS
KCT 67 34,90
1,82 9
28 15,22
2,16 9
RCT 154 80,21 145 78,80 3
BT 29 15,10 22 11,96
10. Tăng cường
cơ sở vật chất
tạo điều kiện
cho HS thực
hành nhiều hơn KCT 9 4,69
2,76 1
17 9,24
2,70
Chú thích: RCT: Rất cần thiết, BT: Bình thường, KCT: Không cần thiết
Khóa luận tốt nghiệp Ngành Sư phạm KTNN
SVTH: Đỗ Thị Linh GVHD: ThS.Phạm Quỳnh Trang 68
0
0,5
1
1,5
2
2,5
3
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tiêu chí
Đ
iể
m
tr
un
g
bì
nh
Thủ Đức
Nguyễn Thông
Biểu đồ 4.11: Đồ thị biểu diễn kết quả so sánh mong muốn của HS ở trường THPT
Thủ Đức và THPT Nguyễn Thông trong quá trình học trên lớp để có thể áp dụng tốt
kiến thức môn CN 10 vào thực tiễn
Về nội dung:
+ Cung cấp thêm nhiều kiến thức chuyên sâu tùy theo đặc điểm địa phương: đa
số HS trường THPT Nguyễn Thông cho rằng đây là việc rất cần thiết để có thể áp
dụng tốt kiến thức môn CN 10 vào thực tiễn chiếm 65,22% trong khi đó có 63,02% số
HS trường THPT Thủ Đức cho rằng việc này chỉ ở mức 2 là bình thường. Tuy có khác
nhau về mức độ nhưng các em đều mong muốn được học nhiều về lĩnh vực mà mình
ứng dụng để có thể đạt được hiệu quả cao, quan trọng là những kiến thức đó cần phải
phù hợp với từng địa phương. Chẳng hạn HS thuộc khu vực nông thôn nhu cầu các em
cần được cung cấp thêm kiến thức thuộc lĩnh vực trồng trọt hay bảo quản nông sản,
còn HS khu vực thành thị thường chú trong đến việc chế biến nông sản hay kinh
doanh buôn bán. Nắm bắt được đặc điểm của từng vùng người GV sẽ thúc đẩy quá
trình học tập, kích thích sự tìm tòi giúp HS thích thú hơn với môn học.
+ Nội dung bài giảng của GV có nhiều liên hệ thực tế: chắc hẳn đây là điều tất
nhiên mà HS nào cũng mong muốn và cho đây là việc rất cần thiết đối với môn học
này. Tỷ lệ này chiếm 71,35% (trường THPT Thủ Đức) và 73,91% (trường THPT
Nguyễn Thông), một tỷ lệ khá cao so với số HS cho việc này là không cần thiết 6,77%
(trường THPT Thủ Đức) và 3,26% (trường THPT Nguyễn Thông). Liên hệ với thực
Khóa luận tốt nghiệp Ngành Sư phạm KTNN
SVTH: Đỗ Thị Linh GVHD: ThS.Phạm Quỳnh Trang 69
tiễn rất quan trọng, nó sẽ giúp các em hiểu và nhớ bài lâu hơn từ đó biết cách vận
dụng vốn kiến thức đã học vào cuộc sống như thế nào. Nếu không có điều đó thì
những hiểu biết của con người chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức lý thuyết, chưa thể tác
động vào thực tiễn để tái tạo chúng.
+ Thời gian thực hành nhiều hơn: có 71,35% số HS trường THPT Thủ Đức
cũng như 73,91% số HS trường THPT Nguyễn Thông mong muốn được thực hành
nhiều hơn. Chứng tỏ các em đã có thái độ tích cực, hứng thú với môn học này đồng
thời chương trình học còn hạn chế những bài thực hành và nhà trường chưa tạo điều
kiện để các em được hoạt động bởi “Học để biết, học để làm. Học để cùng chung
sống. Học để làm người” (tr23, chương cơ sở lý luận). Tất nhiên, trong một số bài,
một số lĩnh vực, muốn thực hiện học đi đôi với hành phải có một số điều kiện, như
thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm, tham quan thực tế… Đặc biệt đối với HS khu vực
thành thị việc tạo môi trường để các em được thực hành là rất quan trọng xuất phát từ
những khó khăn đã nêu (tr64, chương 4). Dần dần nhà trường sẽ phải đáp ứng đủ
những điều kiện này để thực hiện nguyên lý “học đi đôi với hành”.
+ Cung cấp kiến thức lý thuyết nhiều hơn: có 61,46% số HS trường THPT Thủ
Đức và 47,28% số HS trường THPT Nguyễn Thông cho rằng không cần phải học
thêm nhiều lý thuyết với M < 2. Qua đợt thực tập sư phạm 2, người nghiên cứu nhận
thấy thời gian học môn CN 10 là 2 tiết/tuần nhưng HS chỉ có thể học được 3 chương
trong khi nội dung chương trình SGK có tổng cộng 4 chương. Theo nhận định của cô
Nguyễn Thị Mông Thu (GV CN 10 trường THPT Thủ Đức) và cô Phạm Thị Cúc Hoa
(GV CN 10 trường THPT Nguyễn Thông) Sở giáo dục và đào tạo quy định trong
chương 1 và chương 2 GV chỉ chọn dạy một trong hai chương mà thôi, chương còn lại
cho HS tham khảo thêm. Đồng thời với lượng kiến thức đưa ra trong SGK, mỗi bài
với 45 phút thì người GV chỉ có thể giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản không
thể cung cấp thêm những kiến thức mà các em mong muốn được biết thêm. Vì vậy mà
việc cung cấp thêm lượng kiến thức lý thuyết là không khả quan mà nội dung cần phải
cô đọng và thiết thực đối với HS. Theo ý kiến cô Nguyễn Thị Thảnh và cô Trần Thị
Bích Vân (GV CN 10 trường THPT Thủ Đức): “Nội dung chương trình giảng dạy cần
ngắn gọn và phù hợp với đặc điểm của vùng miền” . Theo ý kiến cô Nguyễn Thị
Mộng Thu (GV CN 10 trường THPT Thủ Đức): “Tâm lý HS cần phải học rất nhiều
Khóa luận tốt nghiệp Ngành Sư phạm KTNN
SVTH: Đỗ Thị Linh GVHD: ThS.Phạm Quỳnh Trang 70
môn nên nội dung cần có sự chọn lọc giảm tải cho HS”. Theo cô Phạm Thị Cúc Hoa
(GV CN 10 trường THPT Nguyễn Thông): “Không nên áp đặt lượng kiến thức mà
phải nắm bắt được các em muốn học gì”.
Về phương pháp giảng dạy:
+ Kết hợp tham quan thực tế ở các địa phương: dựa vào kết quả đã khảo sát
phần lớn HS khi học môn CN 10 đều không được đi tham quan thực tế (tr48, chương
kết quả và phân tích). Chính vì thế có 69,79% số HS trường THPT Thủ Đức (M =
2,57) và 65,76% số HS trường THPT Nguyễn Thông (M = 2,54) rất mong muốn được
đi thực tế để học hỏi được những kinh nghiệm sản xuất từ đó có thể ứng dụng dễ dàng
hơn. Theo cô Phạm Thị Cúc Hoa (GV CN 10 trường THPT Nguyễn Thông) cho biết:
“Việc tổ chức tham quan thực tế là rất tích cực nhưng nó không dễ dàng thực hiện
được vì khó sắp xếp thời gian, kinh phí cũng như địa điểm tham quan mà chỉ hướng
dẫn cho các em tự quan sát tại địa phương hay tham khảo trên các phương tiện truyền
hình”. Theo cô Trần Thị Bích Vân (GV CN 10 trường THPT Thủ Đức): “Khó có thể
tổ chức cho các em tham quan thường xuyên mà chỉ giới thiệu thông qua hình ảnh hay
video trên lớp”.
+ Tổ chức các cuộc thi đua trong quá trình học để tạo điều kiện học tập lẫn
nhau và GV đưa ra các tình huống có tính chất khám phá, nêu vấn đề để học sinh xử
lý: đa số các em nhận thấy các cách học như thế này là bình thường và rất cần thiết
với M đều lớn hơn M kì vọng. Nói đến phương pháp dạy chúng ta cần biết được nhận
định của GV như thế nào? Cô Nguyễn Thị Mộng Thu (GV CN 10 trường THPT Thủ
Đức) cho biết “Không chỉ cô lập trong một phương pháp dạy mà người GV cần phải
biết kết hợp nhiều phương pháp và thay đổi tùy theo nội dung của từng bài học”.
+ Sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, các bảng biểu và vật thật vào trong bài giảng: với
71,88% (trường THPT Thủ Đức) và 75% (trường THPT Nguyễn Thông) tổng số điều
tra rất thích học khi GV sử dụng hình ảnh thực tế hay các mẫu vật. Từ đó trang bị cho
HS kỹ năng quan sát, nhớ, tư duy ứng dụng và kích thích tính tò mò về kiến thức sắp
được học. Trong quá trình thực tập người nghiên cứu nhận thấy hiện nay với phương
pháp dạy học hiện đại, hầu hết HS được học với nhiều hình ảnh và mẫu vật rất sinh
động, tuy nhiên với ý kiến của các em trường THPT Nguyễn Thông phần lớn GV chỉ
Khóa luận tốt nghiệp Ngành Sư phạm KTNN
SVTH: Đỗ Thị Linh GVHD: ThS.Phạm Quỳnh Trang 71
giảng bài trên lớp có liên hệ với thực tế nhưng các em không được học với hình ảnh
và mẫu vật thường xuyên.
+ Yêu cầu HS chuẩn bị vật mẫu thật nhằm tăng khả năng tìm tòi của HS: phần
lớn các em cho hoạt động này chỉ ở mức độ bình thường. Có thể các em thấy e ngại
không muốn tăng thêm nhiệm vụ trong công việc chuẩn bị bài mới nhưng thật chất
nếu ứng dụng được phương pháp dạy học này càng làm tăng tính thực tế của môn học.
Theo cô Nguyễn Thị Thảnh (GV CN 10 trường THPT Thủ Đức): “Ngay cả việc đọc
trước SGK HS còn ít thực hiện thì việc chuẩn bị vật mẫu sẽ không dễ dàng áp dụng
được mặc dù nó rất tích cực”.
Về cơ sở vật chất:
Tăng cường cơ sở vật chất tạo điều kiện cho HS thực hành nhiều hơn: kết hợp
với nhận định trên của HS là muốn được thực hành nhiều hơn thì việc tăng cường cơ
sở vật chất để tạo điều kiện cho HS thực hành là một điều tất yếu chiếm 80,21%
(trường THPT Thủ Đức) và 78,8% (trường THPT Nguyễn Thông) tổng số điều tra.
Theo cô Phạm Thi Cúc Hoa (GV CN 10 trường THPT Nguyễn Thông): “Nhà trường
cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho học tập giảng dạy như:
phòng thí nghiệm, phòng nghe nhìn, vườn ươm…”. Bởi vì các bài thực hành môn CN
hiện nay đòi hỏi phải chuẩn bị đủ phương tiện muốn thực hành có hiệu quả cần được
tổ chức tiến hành tại các phòng thí nghiệm hay các xưởng trường cũng có thể là ở
ngoài vườn trường. Tạo môi trường để các em có thể thực hành dưới sự hướng dẫn
của GV sẽ giúp tăng ý nghĩa của hoạt động thực hành so với việc GV chỉ hướng dẫn
trên lớp và các em tự thực hành tại nhà. Vì vậy cần chú trọng đầu tư cơ sở vật chất của
trường hơn nữa để không tồn tại những khó khăn cho GV CN 10 như cô Nguyễn Thị
Mộng Thu (GV CN 10 trường THPT Thủ Đức) “Trường có trang bị cho Môn Công
nghệ 1 phòng bộ môn để thực hành và dạy giáo án điện tử nhưng trang thiết bị cũ kỹ,
lạc hậu, có bài thực hành khó tìm mua đúng vật liệu được hướng dẫn trong SGK”.
Khóa luận tốt nghiệp Ngành Sư phạm KTNN
SVTH: Đỗ Thị Linh GVHD: ThS.Phạm Quỳnh Trang 72
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Đề tài “So sánh mức độ vận dụng kiến thức môn CN 10 vào thực tiễn của HS
THPT ở thành thị và nông thôn” được nghiên cứu với những câu hỏi sau:
- Câu hỏi 1: HS đã nhận thức đúng tầm quan trọng của môn CN 10 hay chưa?
- Câu hỏi 2: Tình hình vận dụng kiến thức môn CN 10 của HS THPT Thủ Đức
và HS THPT Nguyễn Thông hiện nay như thế nào?
- Câu hỏi 3: Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau của HS 2 khu vực trong việc
ứng dụng kiến thức môn CN 10 vào thực tiễn là gì?
- Câu hỏi 4: Biện pháp nào giúp HS nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào
thực tế?
Sau khi tiến hành điều tra HS trường THPT Thủ Đức thuộc khu vực thành thị và
trường THPT Nguyễn Thông thuộc khu vực nông thôn, thu được kết quả như sau:
5.1.1 HS đã nhận thức đúng tầm quan trọng của môn CN 10
Hầu hết HS thuộc 2 khu vực đều có nhận thức tích cực đới với môn học thông
qua những nhận định:
Vai trò của môn CN 10:
Cung cấp những kỹ thuật cơ bản về trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh: 92,19%
HS thành thị và 94,56% HS nông thôn đồng ý. Dựa vào cấu trúc SGK HS đã nhận
định đúng vai trò của môn CN 10: chương 1 và chương 3 của phần I cung cấp nhiều
kiến thức về lĩnh vực trồng trọt trong đó có bảo quản và chế biến nông sản, chương 2
cung cấp kiến thức về lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản đại cương, phần II dành riêng
cho lĩnh vực kinh doanh buôn bán.
Cung cấp nhiều kiến thức thực tế được ứng dụng vào sản xuất và đời sống hằng
ngày: 84,64% HS thành thị và 91,84% HS nông thôn đồng ý. Sau khi cải cách SGK
môn CN 10 đã kết hợp đưa vào nhiều hình ảnh minh họa, nội dung từng bài đều có thể
dễ dàng liên hệ với thực tế, nhiều bài thực hành thiết thực với cuộc sống như bài 16:
Nhận biết một số sâu, bệnh hai lúa, bài 24: Quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật
nuôi, bài 36: Quan sát triệu chứng, bệnh tích của gà mắc bệnh Niu cát xơn
Khóa luận tốt nghiệp Ngành Sư phạm KTNN
SVTH: Đỗ Thị Linh GVHD: ThS.Phạm Quỳnh Trang 73
(Newcastle) và cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết do vi rút, bài 47: Làm sữa chua, sữa đậu
nành bằng phương pháp đơn giản, bài 45: Chế biến xi rô từ quả…
Nội dung của môn CN 10:
Kết quả có 47,4% HS thành thị và 10,87% HS nông thôn đồng ý nội dung môn
CN 10 quá nhiều và phức tạp đối với trình độ của HS. Tỷ lệ này có sự chênh lệch giữa
2 khu vực nguyên nhân chính là do HS thuộc khu vực thành thị có cuộc sống không
gắn kiền với thực tế sản xuất nông nghiệp nên các em còn thấy ít khó khăn trong việc
liên hệ thực tiễn. Tuy vậy đa số các em cho rằng nội dung môn CN 10 rất thực tế và có
nhiều hình ảnh minh họa nên HS rất hứng thú khi học chiếm 83,86% HS thành thị và
83,6% HS nông thôn. Nhận thức đúng vai trò môn CN 10 nên các em cảm thấy thích
thú từ đó sẽ có mục đích học phù hợp hơn.
Mục đích học môn CN 10:
Đối với HS thành thị mục đích học môn CN 10 chủ yếu là để chế biến một số
loại nước uống cho gia đình (88,54%), bảo quản và chế biến nông sản cho gia đình
(78,65%), rèn luyện kỹ năng thực hành trong thực tiễn (72,4%), rèn luyện ý thức giữ
gìn và bảo vệ tài nguyên, môi trường (66,67%).
Đối với HS nông thôn, các em học môn CN 10 là để phụ giúp ba mẹ trồng trọt,
chăn nuôi (88,05%), chế biến một số loại nước uống cho gia đình (84,78%), bảo quản
và chế biến nông sản cho gia đình (83,15%), rèn luyện kỹ năng thực hành trong thực
tiễn (80,97%), có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài nguyên, môi trường (78,8%).
Khả năng ứng dụng của môn CN 10:
Kết quả khảo sát cho thấy có 69,79% HS thành thị và 69,02% HS nông thôn
học môn CN 10 giúp làm được nhiều việc bổ ích trong cuộc sống.
Nói tóm lại với HS khu vực thành thị, một số em nhận thấy nội dung của môn
học này tương đối khó do chưa có nhiều kiến thức thực tế cho môn học. Tuy nhiên
thông qua kết quả khảo sát cho thấy HS thuộc cả 2 khu vực thành thị và nông thôn đều
nhận thức đúng đắn về vai trò, mục đích và khả năng ứng dụng của môn CN 10 trong
các lĩnh vực gần gũi với cuộc sống của các em. Bên cạnh đó cũng có một số ít chưa
nhận thức tốt đối với môn học nhưng dù sao đây là kết quả đáng vui cho GV dạy môn
CN 10 cũng như ngành giáo dục khi phần lớn các em HS đã nhận thức đúng và không
có thái độ học lệch như chỉ chú trọng đến những môn học có thể thi tốt nghiệp hay
Khóa luận tốt nghiệp Ngành Sư phạm KTNN
SVTH: Đỗ Thị Linh GVHD: ThS.Phạm Quỳnh Trang 74
khối ngành học sau tốt nghiệp. Vì các em cho môn học này cần thiết, không chỉ ứng
dụng vào thực tiễn mà còn rèn luyện nhiều kỹ năng như thực hành, quan sát, tư
duy…hay còn giúp định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
5.1.2 Tình hình vận dụng kiến thức môn CN 10 của HS THPT Thủ Đức và HS
THPT Nguyễn Thông hiện nay
Đối với HS thành thị: đa số các em vận dụng kiến thức vào lĩnh vực bảo quản
và chế biến nông sản (144 ý kiến) đặc biệt là phần chế biến lương thực thực phẩm
thông qua các hoạt động như: bảo quản thịt, trứng, sữa, cá (94,27%), chế biến xiro,
rượu trái cây, nước ép từ quả (89,06%), chế biến thịt, cá, sữa (83,34%), làm sữa chua,
sữa đậu nành (90,62%).
Đối với HS khu vực nông thôn lĩnh vực vận dụng đa dạng hơn HS trồng trọt
(175 ý kiến) như: nhận dạng các loại phân bón (77,72%), trồng và chăm sóc hoa kiểng
quanh nhà (91,85%), nhận dạng các loại sâu bệnh hại (81,52%), giải thích cho mọi
người hiểu ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học đến môi trường (85,87%). Đồng thời còn
hoạt động nhiều ở lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản (144 ý kiến): bảo quản hạt,
củ làm giống (70,44%),bảo quản lúa, gạo, khoai lang, sắn (82,06%), bảo quản thịt,
trứng, sữa, cá (91,85%), giúp ba mẹ đi xay xát lúa gạo (85,87%), chế biến xi rô, rượu
trái cây, nước ép từ quả (84,24%), chế biến thịt, cá, sữa (93,48%), làm sữa chua, sữa
đậu nành (85,33%), chế biến chè (80,98%).
Tuy nhiên qua kết quả khảo sát nhận thấy đa phần các em chỉ vận dụng ở mức
độ thỉnh thoảng do không có nhiều thời gian để thực hành cũng như không được tham
quan thực tế. Ngoài những lĩnh vực trên các em HS còn vận dụng kiến thức chăn nuôi,
thủy sản và kinh doanh nhưng tỷ lệ rất ít.
5.1.3 Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau của HS 2 khu vực trong việc ứng dụng
kiến thức môn CN 10 vào thực tiễn
Qua quá trình nghiên cứu nhận thấy nguyên nhân chính dẫn đến sự khác nhau
của HS 2 khu vực trong việc ứng dụng kiến thức môn CN 10 vào thực tiễn là nghề
nghiệp của ba mẹ hay nói khác hơn đó là do môi trường sống tạo điều kiện cho HS
được vận dụng kiến thức vào những gì quen thuộc và có ích cho cuộc sống. Chẳng
hạn, HS nông thôn thuộc thành phần gia đình nông dân (56,52%) nên các em ứng
dụng nhiều vào lĩnh vực trồng trọt và bảo quản chế biến nông sản. Với HS thành thị
Khóa luận tốt nghiệp Ngành Sư phạm KTNN
SVTH: Đỗ Thị Linh GVHD: ThS.Phạm Quỳnh Trang 75
không được tiếp cận với nền nông nghiệp Việt Nam nên các em ít vận dụng vào lĩnh
vực trồng trọt, chăn nuôi, 45,83% ba mẹ gắn liền với công việc buôn bán các loại
nông sản hay những sản phẩm nước uống, thực phẩm phục vụ nhu cầu cho con người
vì vậy nên các em cảm thấy dễ dàng với việc ứng dụng vào lĩnh vực bảo quản chế
biến nông sản.
5.1.4 Những biện pháp giúp HS nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Về nội dung:
Nội dung là hệ thống những tri thức, là phương tiện để chuyển tải phương pháp
tư duy, phương pháp làm việc khoa học, phương tiện để người GV tổ chức các hình
thức học tập cho HS.
Có một số nguyên nhân dẫn tới học sinh bị quá tải trong học tập, trong đó có
nguyên nhân từ chương trình và từ việc áp dụng chương trình trong dạy học. Để nâng
cao chất lượng dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải đánh giá, thu thập các ý kiến
góp ý cho chương trình và sách giáo khoa để từ đó có những hướng dẫn điều chỉnh
một cách hợp lý theo hướng giảm tải những nội dung không phù hợp hoặc trùng lặp
giữa các bộ môn.
Nhà trường không nên đặt mục tiêu cung cấp hết tất cả những kiến thức cho
người học. Mục tiêu của nhà trường là phải trang bị cho ngườii học một vốn tri thức
cơ bản cộng với một năng lực tự mình chủ động tìm kiếm những tri thức cần thiết
trong suốt cuộc đời. Vấn đề chúng ta cần cấp bách giải quyết hiện nay là trả lời được
các câu hỏi: Vốn tri thức cơ bản đó gồm những tri thức gì? Có gì cần phải thêm bớt so
với các chương trình hiện hành? Đặc biệt đối với môn CN 10 cần phải:
- Cung cấp thêm nhiều kiến thức chuyên sâu tùy theo đặc điểm địa phương.
Môn CN 10 cung cấp rất nhiều kiến thức thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy
sản đại cương, bảo quản chế biến nông sản và lĩnh vực kinh doanh. Nắm bắt đặc điểm
của từng vùng sẽ đáp ứng đúng và đầy đủ nhu cầu học tập của HS bởi vì xu hướng
giáo dục hiện nay là trả lời cho câu hỏi “HS học gì?” mà không phải là “GV dạy gì?”.
Từ đó sẽ tăng mức độ hứng thú học tập và tiếp thu nhanh chóng vốn kiến thức cơ bản
cần thiết cho HS.
- Nội dung bài giảng của GV có nhiều liên hệ thực tế, không mang tính lý
thuyết hàn lâm mà phải cô đọng phù hợp với trình độ từng lứa tuổi. Lý luận gắn liền
Khóa luận tốt nghiệp Ngành Sư phạm KTNN
SVTH: Đỗ Thị Linh GVHD: ThS.Phạm Quỳnh Trang 76
với thực tiễn là một trong những nguyên lý quan trọng của nền giáo dục Việt Nam.
Trong khi giảng dạy lý luận, GV thường xuyên liên hệ với thực tiễn sinh động của
cuộc sống sẽ làm cho lý luận không còn khô khan, HS dễ dàng tiếp thu vốn kiến thức
từ đó làm tăng chất lượng và hiệu quả của quá trình đào tạo.
- Phân bố thời gian thực hành nhiều hơn bởi “học đi đôi với thực hành”, một
phương pháp học tập hiệu quả. Cần chú trọng nhiều hơn vào các bài tập thực hành để
rèn luyện kỹ năng thực hành cho HS, đặc biệt đối với các môn kỹ thuật. Các loại thực
hành có thể tiến hành trong nhà trường, ngoài trường, các mức độ thực hành để làm
tăng chất lượng và hiệu quả học tập của HS.
Về phương pháp giảng dạy:
Để đạt được kết quả tốt trong quá trình giáo dục, sau khi cải cách nội dung việc
tiếp theo cần phải làm là cải tiến phương pháp giảng dạy. Chính PPDH là chiếc chìa
khóa giúp các em mở cửa vốn tri thức, khi sử dụng PPDH tích cực người GV cố gắng
nâng cao hiệu quả học tập, khả năng lĩnh hội kiến thức, nâng cao các kỹ năng và phát
triển năng lực cá nhân cho HS. Bằng cách vận dụng kết hợp tối đa mọi phương tiện,
phương pháp hướng dẫn, tạo môi trường học tập tích cực qua đó HS sẽ phát huy khả
năng tìm tòi và giao tiếp với nhau. Các PPDH tích cực với những đặc trưng cơ bản
hướng tới quá trình học tập của người học nói chung và HS nói riêng, tạo điều kiện
cho họ làm chủ bản thân và làm chủ tri thức, từ đó vận dụng được kiến thức tốt nhất
trong cuộc sống và khẳng định mình trong tập thể xã hội.
Đặc biệt người GV cần phải biết kết hợp linh hoạt các phương pháp giảng dạy
tùy theo từng nội dung, từng điều kiện cũng như đặc điểm của từng lớp học. Đối với
môn CN 10, một môn học sinh động gắn liền với những kiến thức thực tế sẽ tạo nhiều
điều kiện để người GV phát huy tính sáng tạo trong phương pháp giảng dạy cũng như
đa dạng hóa các phương tiện dạy học giúp HS có thái độ tích cực trong việc vận dụng
kiến thức môn CN 10 vào thực tiễn. Sau đây là một số ý kiến mà người nghiên cứu
đưa ra sau khi khảo sát và biết được những khó khăn mà các em gặp phải trong quá
trình vận dụng kiến thức vào thực tiễn:
- Kết hợp tham quan thực tế ở các địa phương.
- Tổ chức các cuộc thi đua trong quá trình học để tạo điều kiện học tập lẫn nhau.
Khóa luận tốt nghiệp Ngành Sư phạm KTNN
SVTH: Đỗ Thị Linh GVHD: ThS.Phạm Quỳnh Trang 77
- GV đưa ra các tình huống có tính chất khám phá, nêu vấn đề để học sinh xử lý.
- Sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, các bảng biểu và vật thật vào trong bài giảng.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học với giáo án điện tử, kết hợp hình
ảnh và video…
Về cơ sở vật chất:
Theo ý kiến của một số GV CN 10 cùng với sự đồng tình của 95,31% HS
trường THPT Thủ Đức và 90,76% HS trường THPT Nguyễn Thông là phải tăng
cường cơ sở vật chất tạo điều kiện cho HS thực hành nhiều hơn.
Hiện nay việc giảng dạy kiến thức cho HS nói chung vẫn chưa có nhiều tiếp
xúc với thực hành. HS ít có điều kiện tiếp xúc để nghiên cứu, quan sát và tiến hành
thực hiện các thí nghiệm, hay các bài thực hành. Vì vậy mỗi trường cần có vườn thực
tập, phòng thí nghiệm thực hành môn học tạo điều kiện cho các em vừa “học” vừa
“hành” dưới sự hướng dẫn của GV chuyên môn nhằm đạt hiểu quả cao hơn trong quá
trình học tập.
5.2 Kiến nghị
Qua quá trình thực tập tại trường phổ thông và dựa trên kết quả khảo sát của đề
tài, trong phạm vi nghiên cứu người nghiên cứu xin đề xuất một số kiến nghị sau:
Về phía Bộ giáo dục và đào tạo
Cần giảm tải để nội dung chương trình học ngắn gọn, gắn liền với thực tiễn sản
xuất và phù hợp với đặc điểm của vùng miền. Chương trình không nặng về cung cấp
nhiều kiến thức mà các kiến thức được lựa chọn cơ bản, vừa đủ để phát triển năng lực
tư duy, phương pháp học, phương pháp thực hành, phát triển năng lực giải quyết vấn
đề... cho HS.
Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn chuyên môn cũng như kỹ năng giảng
dạy (rèn luyện PPDH hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học với giáo
án điện tử, các phần mềm dạy học như powerpoint, violet…)
Hỗ trợ các trang thiết bị, phương tiện hiện đại cho các cơ sở trường học để
phục vụ cho việc giảng dạy môn CN 10 cũng như các môn học khác.
Tổ chức biên soạn và tập huấn cho giáo viên sử dụng các tài liệu hướng dẫn
dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình để áp dụng trong dạy học và
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, không vượt quá yêu cầu chương trình, đặc
Khóa luận tốt nghiệp Ngành Sư phạm KTNN
SVTH: Đỗ Thị Linh GVHD: ThS.Phạm Quỳnh Trang 78
biệt là đối với những HS có khó khăn trong học tập, có trình độ nhận thức trung bình
hoặc yếu.
Về phía nhà trường
Tiêu chuẩn tuyển chon GV cần chặt chẽ, GV giảng dạy phải cố đầy đủ trình độ
chuyên môn cũng như các kỹ năng sư phạm cần thiết.
Các nhà trường tổ chức cho toàn thể nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên của
đơn vị sinh hoạt nghiệp vụ sư phạm, đánh giá những mặt được, mặt còn hạn chế của
từng cá nhân, từ đó xây dựng phương hướng rèn luyện đạo đức, lối sống, chuyên môn,
nghiệp vụ cho mỗi thành viên, trong đó cần nhấn mạnh yêu cầu: Mỗi nhà giáo là một
tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo.
Thường xuyên vận động các phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”; “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, thực hiện
cuộc vận động “Hai không” trong giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Tăng cường chất lượng giảng dạy của GV thông qua các buổi họp tổ chuyên
môn, thao giảng, dự giờ, chuyên đề bồi dưỡng, rút kinh nghiệm…Thực hiện chia
nhóm GV để sinh hoạt chuyên môn theo khối lớp hoặc các ban.
Tổ chức thêm các buổi tập huấn, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực
cho cán bộ quản lí giáo dục và GV nhằm đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học và
phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động trong nhận thức của học sinh, phù hợp khả năng nhận thức của học sinh.
Công tác kiểm tra việc soạn giảng cũng rất quan trọng nhà trường cần kiểm tra
sát sao. Tổ chức các hội giảng đầu mỗi năm học tạo tiền đề cho giáo viên tìm tòi, đổi
mới phương pháp giảng dạy.
Cần tạo điều kiện giảng dạy và học tập tối đa cho GV, HS như chuẩn bị đầy đủ
các trang thiết bị dạy học lý thuyết lẫn thực hành như: phòng thí nghiệm, phòng thực
hành, các hóa chất và dụng cụ cần thiết, các phương tiện dạy học hiện đại như máy
chiếu, mẫu vật, bảng biểu, hình ảnh minh họa…
Trang bị cho HS không gian để phát triển khả năng tự học hay học nhóm như:
thư viện, phòng tự học…
Khóa luận tốt nghiệp Ngành Sư phạm KTNN
SVTH: Đỗ Thị Linh GVHD: ThS.Phạm Quỳnh Trang 79
Tổ chức cho HS được tham quan thực tế để gắn kết giữa kiến thức lý thuyết với
thực tế sản xuất. Nếu không có điều kiện thời gian có thể kết hợp tham quan học hỏi
một lúc nhiều nội dung môn học.
Đối với các trường khu vực thành thị hay cả khu vực nông thôn nên xây dựng
các khu vườn ươm hay vườn thí nghiệm, tạo điều kiện cho HS vừa học vừa quan sát
vừa thực hành.
Về phía GV giảng dạy môn CN 10
Trước tiên GV cần phải được đào tạo chính quy có trình độ chuyên môn giỏi
đồng thời cần có nhiều kiến thức thực tiễn.
Muốn có trò giỏi phải có thầy giỏi. Vì vậy, đổi mới PPDH là một yêu cầu khắt
khe của nhà trường đối với mỗi thầy, cô giáo. Bắt đầu từ việc soạn giáo án, có thể dạy
cùng một khối song GV phải có giáo án riêng cho phù hợp với từng lớp. Đổi mới
PPDH đồng thời với đổi mới kiểm tra đánh giá. Không nhồi nhét kiến thức, không bắt
nhớ máy móc gây nặng nề cho HS.
Nâng cao hiệu quả và chất lượng giảng dạy, hạn chế tình trạng dạy “chay”, GV
tích cực làm và sử dụng đồ dùng dạy học, đặc biệt là những bài thực hành. Môn học
phải trực quan, sinh động, dễ hiểu hơn đối với HS. Việc sử dụng đồ dùng học tập
được xếp vào tiêu chí thi đua của giáo viên. Đồng thời, GV cần áp dụng mạnh mẽ
công nghệ thông tin trong dạy và học một cách hợp lý tránh tình trạng nhìn - chép
trong sử dụng giáo án điện tử.
GV tăng cường đầu tư tự học, tự nghiên cứu; học ở sách vở tài liệu và đồng
nghiệp; nâng cao tinh thần “Kỉ cương – Tình thương – Trách nhiệm”, là tấm gương
sáng cho HS noi theo.
Nội dung môn học và hoạt động giáo dục cần chú ý đến những nội dung mang
tính liên môn, thiết thực với cuộc sống. Vì vậy, nội dung môn học cần giảm lý thuyết
hàn lâm, tăng cường thực hành, gắn với các tình huống đời sống và yêu cầu giải quyết
vấn đề.
Cần nắm bắt được tâm lý của HS, phải có tâm huyết với nghề, tạo không khí
lớp học sôi động khích lệ hứng thú học tập để đạt được hiệu quả giảng dạy cao nhất.
Tích cực tham gia các buổi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, chuyên
môn. Nó giúp cho GV kịp thời tiếp cận, làm quen cái mới, cái sắp thay đổi, cải tiến,
Khóa luận tốt nghiệp Ngành Sư phạm KTNN
SVTH: Đỗ Thị Linh GVHD: ThS.Phạm Quỳnh Trang 80
đồng thời củng cố, bổ sung, nâng cao nhận thức, hiểu biết về những phần kiến thức,
kỹ năng sư phạm còn thiếu, còn hạn chế.
Đối với HS
Hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo
dục của nhà trường với thái độ tích cực và tự giác.
Xây dụng thời gian biểu học tập để chủ động thời gian học ở nhà kết hợp vận
dụng kiến thức vào thực tế ở gia đình, địa phương.
Cần nắm bắt tình hình phát triển của địa phương, điều kiện phát triển của đất
nước để có định hướng học tập tốt nâng cao hứng thú cũng như việc ứng dụng kiến
thức vào thực tế đối với môn học.
Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, xã hội và tích cực tham gia các hoạt
động do trường, lớp, địa phương tổ chức nhằm có nhiều cơ hội để học tập và vận dụng
những kiến thức đã học vào cuộc sống.
Cần có cách học tập chủ động, sáng tạo: tự học, tự tìm hiểu những thông tin
cần thiết cho môn học thông qua trao đổi kinh nghiệm với ba mẹ, bạn bè, người dân
địa phương hay chính thầy cô trên lớp.
Đối với chuyên ngành sư phạm kỹ thuật ở các trường ĐH
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay đang đặt ra cho
ngành giáo dục những đòi hỏi bức thiết, phải kiên quyết và triệt để đổi mới từ công tác
lãnh đạo, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cải tiến và nâng cao chất lượng,
chương trình giảng dạy… Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là giáo dục, rèn luyện đội
ngũ giáo viên - nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy, ngay từ khi còn đào
tạo đội ngũ GV mới, các trường ĐH cần xây dựng đội ngũ nhà giáo theo hướng chuẩn
hóa, chất lượng cao, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ và cân đối về cơ cấu. Cơ quan
quản lý giáo dục các cấp cần đặc biệt chú trọng nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo
đức và lương tâm nghề nghiệp cũng như trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ,
phong cách sư phạm cho đội ngũ nhà giáo.
Chỉ thị số 2516/CT-BGDĐT về việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong ngành giáo dục. Các sinh viên chuyên
ngành sư phạm kỹ thuật cần phải nắm vững kiến thức chuyên ngành, đặc biệt phải có
lòng tâm huyết với nghề mà mình đã chọn.
Khóa luận tốt nghiệp Ngành Sư phạm KTNN
SVTH: Đỗ Thị Linh GVHD: ThS.Phạm Quỳnh Trang 81
Tích cực học hỏi, rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng về công
nghệ thông tin để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy sau này.
Rèn luyện tính năng động sáng tạo trong học tập trên tinh thần tự học, tự trau
dồi kiến thức là chính để góp phần giúp ích cho việc công tác giảng dạy sau này.
Đặc biệt đối với việc đào tạo sinh viên sư phạm ngành kỹ thuật nông nghiệp cần
phải chú trọng đào tạo các kỹ năng thực hành, rèn nghề nhằm tăng cường các kiến thức
thực tế để dễ dàng định hướng HS trong quá trình vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Đối với gia đình và địa phương
Các đơn vị địa phương và gia đình cần phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với
nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất cho HS. Đồng thời còn phải
tạo điều kiện tốt nhất để HS có thể vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng
phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần xây dựng cơ sở vật
chất nhà trường như: góp phần xây dựng những khu vườn ươm, vườn thí nghiệm tạo
điều kiện cho HS tham quan thực tế.
Tổ chức nhiều phong trào thanh niên kết hợp giáo dục lao động cho HS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Kỷ yếu hội thảo khoa học
Võ Minh Giang , 2009. Phát triển phương pháp dạy học đại học mang đậm bản
sắc nền giáo dục Việt Nam. Nhà trường Việt Nam trong một nền giáo dục tiên tiến,
mang đậm bản sắc dân tộc. TP. HCM, ngày 27 – 29/11/2009. Hội khoa học tâm lý
– giáo dục Việt Nam. Trang 258 – 261.
Sách
1. Đỗ Văn Bình, 2005. Nghiên cứu khó khăn tâm lí trong học tập của sinh viên
năm thứ nhất CĐSP Quảng Trị. ĐH SP Hà Nội.
2. Nguyễn Hữu Châu, 2005. Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình
dạy học. NXB Giáo dục.
3. Trần Khánh Đức, 2002. Sư phạm kỹ thuật. Nhà xuất bản giáo dục.
4. Lê Văn Hảo, 2006. Sổ tay phương pháp giảng dạy và đánh giá. Trường ĐH
Nha Trang.
5. Nguyễn Quang Huỳnh, 2006. Một số vấn đề lý luận giáo dục chuyên nghiệp và
đổi mới phương pháp dạy học. NXB Quốc gia Hà Nội.
6. Vũ Ngọc Khánh, 2000. Từ điển văn hóa giáo dục Việt Nam. NXB Văn hóa
thông tin. Tr 213.
7. Nguyễn Văn Khôi và ctv, 2006. Công nghệ 10. NXB Giáo dục.
8. Châu Kim Lang, 1987. Dạy kỹ thuật nông nghiệp ở trường THPT. NXB Giáo dục.
9. Phạm Viết Lượng, 2000. Giáo dục học. NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.
10. Châu Kim Lang, 2002. Phương pháp nghiên cứu khoa học. NXB Giáo dục.
11. Lê Phước Lộc, 2002. Lí luận dạy học. Trường Đại học Cần Thơ. Tr 12-13.
12. Bùi Ngọc Oánh, 1996. Tâm lý lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. NXB ĐH Sư
phạm Tp. HCM.
13. Trần Thị Tuyết Oanh và ctv, 2006. Giáo trình giáo dục học. NXB Đại học Sư phạm.
14. Thái Duy Tuyên, 1999. Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại. NXB Giáo dục.
15. Dương Thiệu Tống, 2005. Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập. NXB
Khoa học xã hội.
16. Võ Ngàn Thơ, 2005. Bài giảng môn khuyến nông. ĐH Nông lâm Tp. HCM.
17. Nguyễn Đức Thành và ctv, 2006. Dạy học CN 10. NXB Giáo dục.
18. Nguyễn Quang Uẩn, 2004. Tâm lý học đại cương. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
19. Nguyễn Như Ý, 1999. Đại từ điển Tiếng Việt. NXB Văn hóa thông tin.
Luận văn
1. Phạm Thị Hiền, 2007. Tìm hiểu nhận thức của học sinh một số trường PTTH
quận Thủ Đức – TP.HCM về ứng dụng kiến thức Công nghệ 10 vào thực tiễn.
Bộ môn SP KTNN trường ĐH Nông Lâm Tp. HCM.
2. Đỗ Thị Mỹ Hạnh, 2008. Xây dựng một số video clip hỗ trợ phần thực hành kỹ thuật
nông nghiệp ở trường THPT. Bộ môn SP KTNN trường ĐH Nông Lâm Tp. HCM.
3. Nguyễn Thị Hải Hà, 2009. Khảo sát tình hình ứng dụng kiến thức môn Công
nghệ 10 vào thực tiễn sản xuất tại địa phương của học sinh ở huyện Bù Đăng –
Bình Phước. Bộ môn SPKT trường ĐH Nông Lâm Tp. HCM.
4. Phạm Thị Thu Nguyên, 2006. Xây dựng bài thực hành môn kỹ thuật nông nghiệp cho
học sinh THPT. Bộ môn SP KTNN trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM.
5. Đinh Văn Quang, 2006. Khảo sát thực trạng học tập môn CN 10 của học sinh trường
THPT Thủ Đức, Tp. HCM. Bộ môn SP KTNN trường ĐH Nông Lâm Tp. HCM.
Trang Web
Thanh Hà,
Doi_moi_giao_duc_huong_toi_mot_xa_hoi_tri_thuc_trong_the_ky_21/, truy cập ngày
15/12/2010
Phạm Đức Vượng,
truy cập ngày 12/12/2010
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi dành cho học sinh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN SƯ PHẠM KỸ THUẬT
PHIẾU XIN Ý KIẾN HỌC SINH
Các bạn học sinh thân mến!
Tôi là Đỗ Thị Linh – sinh viên ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp đang thực hiện
đề tài “So sánh mức độ vận dụng kiến thức môn Công nghệ 10 vào thực tiễn của
học sinh THPT ở thành thị và nông thôn”. Để có kết quả chính xác tôi rất mong sự
cộng tác của tất cả các bạn.
Các bạn hãy đánh dấu X vào vào câu trả lời mà bạn cho là hợp lý (chỉ đánh dấu một
lần cho mỗi ý).
Bạn là học sinh trường
THPT Thủ Đức THPT Nguyễn Thông
Câu 1: Ba mẹ bạn làm nghề gì?
a. Nông nghiệp c. Buôn bán
b. Cán bộ công chức d. Nghề khác:………………..............
Câu 2: Nhận xét của bạn khi học môn Công nghệ 10:
Các mức độ
Các nhận xét
Rất
đồng ý
Đồng
ý
Còn
phân vân
Không
đồng ý
1. Cung cấp nhiều kiến thức thực tế được
ứng dụng vào sản xuất và đời sống hằng
ngày
2. Môn CN 10 chỉ là môn học phụ, không
cần thiết phải học nhiều
3. Cung cấp những kỹ thuật cơ bản về trồng
trọt, chăn nuôi, kinh doanh
4. CN 10 là môn học rất khó hiểu và không
thực tế nên không được ứng dụng nhiều
5. Học môn CN 10 giúp bạn làm được nhiều
việc bổ ích trong cuộc sống
6. Nội dung môn CN 10 quá nhiều và phức
tạp đối với trình độ của bạn
7. Nội dung thực tế và có nhiều hình ảnh
minh họa nên bạn rất hứng thú khi học
Câu 3: Bạn học môn CN 10 với mục đích gì?
Các mức độ
Mục đích
Rất
đồng ý
Đồng
ý
Còn
phân vân
Không
đồng ý
1. Học để bổ sung kiến thức cho
những môn học khác
2. Học để kéo điểm các môn khác
3. Học để phụ giúp ba mẹ trồng trọt, chăn
nuôi hoặc kinh kinh doanh
4. Học để biết cách chế biến một số
loại thức uống cho gia đình
5. Học để biết cách bảo quản và chế biến
nông sản cho gia đình
6. Học để có ý thức giữ gìn và bảo vệ
tài nguyên, môi trường
7. Rèn luyện kỹ năng thực hành
trong thực tiễn
Câu 4: Khi học môn CN 10 bạn áp dụng các cách học sau đây ở mức độ nào?
Các mức độ
Cách học
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hoàn toàn
không
1. Học bài cũ, đọc bài mới và liên hệ thực tiễn
trước khi đến lớp
2. Chăm chú nghe thầy cô giáo giảng bài và đưa ra
những câu hỏi thắc mắc
3. Chỉ học bài, ghi nhớ theo sự giảng dạy của thầy
cô
4. Được thực hành tại lớp dưới sự hướng dẫn của
thầy cô
5. Khi học xong bạn tự mình thực hành ở nhà
6. Khi học các bạn được đi tham quan thực tế
7. Học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế sản xuất
địa phương
8. Vận dụng kiến thức thông qua những trò chơi
bổ ích
9. Ghi nhớ bài tại lớp thông qua liên hệ với thực
tiễn
Câu 5: Bạn ứng dụng kiến thức môn CN 10 vào lĩnh vực nào nhiều nhất?
a. Trồng trọt d. Bảo quản và chế biến nông sản
b. Chăn nuôi e. Kinh doanh
c. Thủy sản f. Lĩnh vực khác:…………………
Câu 6: Mức độ vận dụng kiến thức môn CN 10 vào thực tiễn:
Các mức độ
Nội dung
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không bao
giờ
1. Sản xuất giống cây trồng
2. Xác đinh tỉ lệ nảy mầm của hạt giống
3. Xác định tính chất đất trồng của địa phương
4. Áp dụng cải tạo đất ở địa phương
5. Nhận dạng các loại phân bón
6. Trồng và chăm sóc hoa kiểng quanh nhà
7. Bắt và nhận dạng các loại sâu bệnh hại
8. Giải thích cho mọi người hiểu ảnh hưởng xấu
của thuốc hóa học đến môi trường.
9. Giúp ba mẹ chọn giống vật nuôi
10. Nhận dạng một số giống vật nuôi có ở địa
phương
11. Tìm hiểu nhu cầu và hàm lượng một số loại
thức ăn cho vật nuôi
12. Nuôi chậu cá cảnh trong nhà
13. Xác định chuồng nuôi ở địa phương có đủ
tiêu chuẩn hay chưa
14. Quan sát và xác định nguyên nhân gây bệnh
cho vật nuôi
15. Giúp ba mẹ mua thuốc trị bệnh cho vật nuôi
16. Bảo quản hạt, củ làm giống
17. Bảo quản lúa, gạo, khoai lang, sắn…
18. Bảo quản thịt, trứng, sữa, cá
19. Giúp ba mẹ đi xay xát lúa gạo
20. Chế biến xiro, rượu trái cây, nước ép từ quả
21. Chế biến thịt, cá, sữa
22. Làm sữa chua, sữa đậu nành
23. Chế biến chè (trà)
24. Giúp ba mẹ bán hàng
25. Tham gia các hoạt động ngoại khóa như
buôn bán trong hội chọ ẩm thực, cắm trại…
26. Phân tích tại sao việc buôn bán bị thất bại
hay không mang lại lợi nhuận
Câu 7: Sau khi học các bài thực hành môn CN 10, bạn có áp dụng các bài thực
hành đó tại nhà?
a. Thực hành lại tất cả các bài thực hành tại nhà
b. Chỉ áp dụng thực hành khi GV bắt buộc
c. Chỉ thực hành những nội dung mình thích
d. Không bao giờ
Câu 8: Bạn đã vận dụng kiến thức môn CN 10 vào thực tiễn bằng cách nào?
a. Tự tìm hiểu và làm theo lý thuyết đã học
b. Hỏi ý kiến ba mẹ và cùng làm
c. Thảo luận và làm theo nhóm
d. Ý kiến khác:………………………………………………………..
Câu 9: Sau khi vận dụng kiến thức môn CN 10 vào thực tiễn bạn cảm thấy như
thế nào?
a. Thích học lý thuyết hơn thực hành
Vì:……………………………………………………………………………….
b. Thích học thực hành hơn lý thuyết
Vì:……………………………………………………………………………….
c. Thích học cả 2 phần
Vì:……………………………………………………………………………….
d. Không thích học phần nào cả
Vì:………………………………………………………………………………
Câu 10: Trong khi vận dụng kiến thức vào thực tế bạn gặp những khó khăn gì?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 11: Để có thể áp dụng tốt kiến thức môn CN 10 vào thực tiễn bạn mong
muốn điều gì trong quá trình học trên lớp?
Các mức độ
Nội dung
Rất cần
thiết
Bình
thường
Không
cần thiết
1. Cung cấp thêm nhiều kiến thức chuyên sâu
tùy theo đặc điểm địa phương
2. Thời gian thực hành nhiều hơn
3. Cung cấp kiến thức lý thuyết nhiều hơn
4. Kết hợp tham quan thực tế ở các địa phương
5. Tổ chức các cuộc thi đua trong quá trình học
để tạo điều kiện học tập lẫn nhau
6. Nội dung bài giảng của GV có nhiều liên hệ
thực tế
7. Giáo viên đưa ra các tình huống có tính chất
khám phá, nêu vấn đề để HS xử lý.
8. Sử dụng tranh ảnh, sở đồ, các bảng biểu và
vật thật vào trong bài giảng
9. Yêu cầu học sinh chuẩn bị vật mẫu thật
nhằm tăng khả năng tìm tòi của học sinh
10. Tăng cường cơ sở vật chất tạo điều kiện
cho học sinh thực hành nhiều hơn
Xin chân thành cảm ơn. Chúc các bạn học tốt!
Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn trực tiếp giáo viên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN SƯ PHẠM KỸ THUẬT
PHIẾU PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN
Kính thưa các thầy cô!
Em là Đỗ Thị Linh – sinh viên ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp đang thực hiện
đề tài “So sánh mức độ vận dụng kiến thức môn Công nghệ 10 vào thực tiễn của
học sinh THPT ở thành thị và nông thôn”. Để có kết quả chính xác em rất mong sự
đóng góp ý kiến của quý thầy cô nhằm giúp em hoàn thành tốt đề tài. Em xin chân
thành cảm ơn!
Câu 1: Nội dung giảng dạy gồm:
Tổng cộng số tiết là:………Bao gồm:
Phần I: Nông, lâm, ngư, nghiệp
Chương I:.…tiết lý thuyết,…..tiết thực hành,…..ôn tập và kiểm tra
Chương II:.…tiết lý thuyết,…..tiết thực hành,…..ôn tập và kiểm tra
Chương III:.…tiết lý thuyết,…..tiết thực hành,…..ôn tập và kiểm tra
Phần II: Tạo lập doanh nghiệp
Chương IV:.…tiết lý thuyết,…..tiết thực hành,…..ôn tập và kiểm tra
Chương V:.…tiết lý thuyết,…..tiết thực hành,…..ôn tập và kiểm tra
Câu 2: Nghề nghiệp ba mẹ có ảnh hưởng đến lĩnh vực vận dụng kiến thức môn
CN 10 của các em HS hay không? Tại sao?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Câu 3: Thái độ của học sinh khi học môn học này?
Tích cực: ……………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
Tiêu cực:…………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
Câu 4: Điểm mới của môn CN 10 sau khi cải cách sách giáo khoa là gì?
(Gợi ý: có thêm nhiều kiến thức về kinh doanh, có nhiều nội dung kiến thức mới có
thể vận dụng vào thực tế sản xuất tại địa phượng, có nhiều kiến thức áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật giúp các em sớm tiếp cận với nền kinh tế nông nghiệp hiện đại…)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Câu 5: Phương pháp giảng dạy Thầy Cô hay sử dụng nhất:
Đối với dạy lý thuyết
Gợi ý:
a. Thuyết giảng kết hợp viết bảng
b. Dạy tại phòng nghe nhìn với giáo án điện tử
c. Thảo luận theo nhóm ngay tại lớp
d. Liên hệ thực tế và có vật mẫu thật
e. Kết hợp nhiều phương pháp và thay đổi thích hợp ở mỗi bài
Ý kiến của giáo viên……………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………….
Đối với dạy thực hành
Gợi ý:
a. Bài thực hành không cần dạy mà cho các em tự nghiên cứu
b. Hướng dẫn cho học sinh thực hành tất cả các bài thực hành, sau đó cho các em
tự thực hành lại tại nhà
c. Tổ chức cho học sinh thi đua thực hành giữa các nhóm
d. Cho học sinh đi tham quan thực tế
e. Chỉ dạy một số bài cơ bản, dễ thực hiện
Ý kiến của giáo viên:……………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Câu 6: Vì sao Thầy Cô lại chọn phương pháp giảng dạy trên?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Câu 7: Theo Thầy Cô học sinh ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế ở lĩnh
vực nào là nhiều và có hứng thú nhất?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Câu 8: Những thuận lợi và khó khăn nào về cơ sở vật chất của trường ảnh hưởng
đến công tác giảng dạy môn CN 10?
Thuận lợi:……………………………………………………………….
………………………………………………………………………………
Khó khăn:……………………………………………………………….
………………………………………………………………………………
Câu 9: Những khó khăn mà học sinh gặp phải trong quá trình vận dụng kiến
thức vào thực tiễn là do đâu?
Gợi ý:
a. Học sinh không quan tâm tới môn học này
b. Học sinh không được tham quan thực tế
c. Kiến thức lý thuyết không gắn liền với thực tế
d. Các em không được thực hành nhiều
Ý kiến của giáo viên:……………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
Câu 10: Những ứng dụng của môn CN 10 vào thực tiễn sản xuất tại địa phương
là gì?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Câu 11: Để nâng cao chất lượng dạy và học góp phần nâng cao mức độ vận dụng
kiến thức môn CN 10 vào thực tế thì cần phải cải tiến về:
Nội dung giảng dạy:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Phương pháp giảng dạy:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Trang thiết bị, máy móc, đồ dùng dạy học:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý Thầy Cô!
Tp. HCM, ngày….tháng….năm 2011
Sinh viên nghiên cứu
Đỗ Thị Linh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DoThiLinh.pdf