Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động các doanh nghiệp ngoài cách sử dụng các giải pháp trên cần áp dụng một số biện pháp tổng hợp như; đẩy mạnh khâu tiêu thụ hàng hoá, xử lý kịp thời các vật tư hàng hoá chậm luân chuyển để giải phóng vốn. Thường xuyên xác định phần chênh lệch giá giữa mua và bán đối với giá thị trường tại thời điểm kiểm tra tài sản lưu động tồn kho để có bịên pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.
Thực hiện nghiêm túc, triệt để công tác thanh toán công nợ, chủ động phòng ngừa rủi ro, hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn mà từ đó làm phát sinh nhu cầu vốn lưu động dẫn đến doanh nghiệp phải đi vay ngoài kế hoạch, tăng chi phí vốn mà đáng lẽ không có. Vốn bị chiếm dụng ngày càng trở thành nợ khó đòi, gây thất thoát vốn của doanh nghiệp. Bởi vậy, để chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp nên lâp các quỹ dự phòng tài chính để có thể bù đắp khi vốn bị thiếu hụt.
48 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Sử dụng vốn ở công ty công trình giao thông 228, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỳ kinh doanh, vốn của doanh nghiệp phải sinh lời lợi tức, tức là hoạt đọng kinh doanh phải có lãi đảm bảo vốn của doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển. Đó là cơ sở để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mở rộng phạm vi tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.
Nhận thức được vai trò quan trọng của vốn như vậy thì doanh nghiệp mới có thể sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả và luôn tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
II. Hiệu quả sử dụng vốn
1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn
Để đánh giá trình độ quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, người ta sử dụng thước đo là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá trên hai góc độ: Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Trong phạm vi quản lý doanh nghiệp, người ta quan tâm đến hiệu quả kinh tế. Đây là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí hợp lý nhất. Do vậy, các nguồn lực kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp có tác động rất lớn tới .hiêủ quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Vì thế, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu mang tính thường xuyên và bắt buộc đối với doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp ta thấy được hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và quản lý sử dụng vốn nói riêng.
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa nhằm mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu.
Hiệu quả của sử dụng vốn được lượng hoá thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng hoạt động, khả năng sinh lời, tốc độ luân chuyển vốn...Nó phản ánh quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thước đo tiền tệ hay cụ thể là mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để thực hiện sản xuất kinh doanh. Kết quả thu được càng cao so với chi phí vốn bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Do đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp phát triển vững mạnh. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Phải khai thác nguồn lực vốn một cách triệt để nghĩa là không để vốn nhàn rỗi mà không sử dụng, không sinh lời.
- Phải sử dụng vốn một cách hợp lý và tiết kiệm.
- Phải quản lý vốn một cách chặt chẽ nghĩa là không để vốn sử dụng sai mục đích không để vốn bị thất thoát do buông lỏng quản lý.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn để nhanh chóng có biện pháp khắc phục những mặt hạn chế và phát huy những ưu điểm của doanh nghiệp trong quản lý và sử dụng vốn.
Có hai phương pháp để phân tích tài chính cũng như phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, đó là phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ lệ.
* Phương pháp so sánh
Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện so sánh được của các chỉ tiêu tài chính(Thống nhất về thời gian, không gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán...) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh . Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian và không gian. Kỳ phân tích được chọn là kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân. Nội dung so sánh bao gồm:
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp. Đánh giá sự tăng trưởng hay tụt lùi trong hoạt động kinh doanh để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.
- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của các doanh nghiệp khác để đánh gía tình hình tài chính của doanh nghiệp mình tốt hay xấu được hay chưa được.
- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán kế tiếp.
* Phương pháp phân tích tỷ lệ
Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ taì chính. Sự biến đổi các tỷ lệ, cố nhiên là sự biến đổi của các đại lượng tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với các tỷ lệ tham chiếu.
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính, trong mỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theo góc độ phân tích người phân tích lựa chọn những nhóm chỉ tiêu khác nhau. Để phục vụ cho việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp người ta thường dùng một số các chỉ tiêu mà ta sẽ trình bày cụ thể trong phần sau.
2. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chung.
Để đánh gí hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp một cách chung nhất người ta thường dùng một số chỉ tiêu tổng quát như hiệu suất sử dụng tổng tài sản, doanh lợi vốn, doanh lợi vốn chủ sở hữu. Trong đó:
Hiệu suất sử dụng
Tổng tài sản
=
Doanh thu
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này còn gọi là vòng quay của toàn bộ vốn, nó cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu vì vậy nó càng lớn càng tốt
Doanh lợi vốn
=
Lợi nhuận
Tổng tài sản
Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, nó cho biết một đồng vốn đầu tư đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Doanh lợi vốn
=
Lợi nhuận
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, trình độ sử dụng vốn của người quản lý doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Ba chỉ tiêu trên cho ta cái nhìn tổng quát về hiệu qủa sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nhưng như ta đã biết nguồn vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho các loại tài sản khác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động. Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng các tổng nguồn vốn mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp đó là vốn cố định và vốn lưu động
2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Như trong phần trước ta đã trình bày, tài sản cố định là hình thức biểu hiện vật chất của vốn cố định. Vì vậy, để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn cố định thì cần phải đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định qua các chỉ tiêu sau:
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
=
Doanh thu thuần
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong một năm.
Suất hao phí
Tài sản cố định
=
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ. Hệ số này càng nhỏ càng tốt.
Sức sinh lời của TSCĐ
=
Lợi nhuận
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Chỉ tiêu này cho biết trung bình một đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng chứng tỏ việc sử dụng tài sản cố định, đổi mới tài sản cố định và hệ số loại bỏ tài sản cố định để xem xét tình hình đổi mới nâng cao năng lực sản xuất của tài sản cố định
Hệ số đổi mới
=
Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ
tài sản cố định
Giá trị TSCĐ có ở cuối kỳ
Hệ số loại bỏ
==
Giá trị TSCĐ lạc hậu,cũ giảm trong kỳ
tài sản cố định
Giá trị TSCĐ có ở đầu kỳ
Hai chỉ tiêu này không chỉ phản ánh sự tăng giảm thuần tuý về TSCĐ mà còn phản ánh trình độ tiến bộ KHKT tình hình đổi mới trang thiết bị của doanh nghiệp.
Ngoài ra để đánh giá trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp sử dụng hai chỉ tiêu sau:
Hiệu suất sử dụng
=
Doanh thu thuần
Vốn cố định
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu doanh thu thuần.
Hiệu quả sử dụng
=
Lợi nhuận
Vốn cố định
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu lợi nhuận. Nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định, chỉ tiêu này càng lớn thì càng tốt.
2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Khi phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta thiường dùng các chỉ tiêu sau :
Hệ số đảm nhiệm
=
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Vốn lưu động
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều và ngược lại.
Sức sinh lợi của
=
Lợi nhuận
Vốn lưu động
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Đồng thời, để đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta cũng đặc biệt quan tâm đến tốc độ luân chuyển của vốn lưu động vì trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng qua các hình thái khác nhau. Do đó, nếu đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết về nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động người ta dùng chỉ tiêu sau:
Số vòng quay của
=
Doanh thu thuần
Vốn lưu động
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số luân chuyển của vốn lưu động. Nó cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại.
Thời gian của một
=
Thời gian của một kỳ phân tích
vòng luân chuyển
Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng, thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của vốn lưu động càng lớn và làm rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn vòng quay hiệu quả hơn.
Mặt khác, do vốn lưu động biểu hiện dưới dạng tài sản lưu động khác nhau như tiền mặt, nguyên vật liệu, các khoản phải thu...nên khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta còn đi đánh giá các mặt cụ thể trong công tác quản lý sử dụng vốn lưu động. Sau đây là một số chỉ tiêu cơ bản nhất phản ánh chất lượng của công tác quản lý ngân quỹ và các khoản phải thu.
Tỷ suất thanh toán
ngắn hạn
=
Tổng số tài sản lưu động
Tổng số nợ ngắn hạn
Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh) của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan.
Tỷ suất thanh toán
tức thời
=
Tổng số vốn bằng tiền
Tổng số nợ ngắn hạn
Thực tế cho thấy, tỷ suất này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, còn nếu nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong thanh toán công nợ và do đó có thể phải bán gấp hàng hoá , sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán . Tuy nhiên, nếu tỷ suất này quá cao lại phản ánh một tình trạng không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Số vòng quay các khoản
=
Tổng số doanh thu bán chịu
phải thu
Bình quân các khoản phải thu
Chỉ tiêu này cho biêt mức hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc đi thu hồi nợ. Nếu các khoản phải thu được thu hồi nhanh thì số vòng luân chuyển các khoản phải thu sẽ nâng cao và công ty ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, nếu số vòng quay luân chuyển các khoản phải thu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt (chủ yếu là thanh toán ngay hay thanh toán trong một thời gian ngắn).
Thời gian một vòng quay các khoản phải thu
=
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu này cho thấy để thu hồi được các khoản phải thu cần một thời gian là bao lâu. Nếu số ngày vòng quay mà lớn hơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàng thì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại, số ngày quy định bán chịu cho khách hàng lớn hơn thời gian này thì có dấu hiệu chứng tỏ việc thu hồi nợ đạt trước kế hoạch về thời gian. Ngoài ra, dể phục vụ cho quá trình phân tích người ta còn sử dụng kết hợp với các chỉ tiêu tài chính như:Tỷ suất tài trợ, tỷ suất đầu tư, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu...
Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanhnói chung cũng như quản lý và sử dụng vốn nói riêng doanh nghiệp luôn chịu tác động của rất nhiều các yếu tố. Do vậy, khi phân tích đánh giá để dưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì doanh nghiệp phải xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như ảnh hưởng gián tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
3.1. Chu kỳ sản xuất
Đây là một đặc điểm quan trọng gắn trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu chu kỳ ngắn, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm tái tạo, mở rộng sản xuất kinh doanh, ngược lại nếu chu kỳ sản xuất dài doanh nghiệp sẽ chịu một gánh nặng ứ đọng vốn và lãi phải trả cho các khoản vay.
3.2. Kỹ thuật sản xuất:
Các đặc điểm riêng về kỹ thuật tác động liên tục tới một số chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định như hệ số đổi mới máy móc thiết bị, hệ số sử dụng về thời gian, về công suất.
Nếu kỹ thuật sản xuất đơn giản, doanh nghiệp dễ có điều kiện sử dụng máy móc thiết bị nhưng lại phải luôn đối phó với các đối thủ cạnh tranh và yêu cầu của khách hàng ngày càng cao về sản phẩm. Do vậy doanh nghiệp dể dàng tăng doanh thu, lợi nhuận trên vốn cố định nhưng khó giữ được chỉ tiêu này lâu dài. Nếu kỹ thuật sản xuất phức tạp, trình độ trang bị máy móc thiết bị cao doanh nghiệp có lợi thế trong cạnh tranh giảm lợi nhuận trên vốn cố định.
3.3. Đặc điểm của sản phẩm:
Sản phẩm của doanh nghiệp là nơi chứa đựng chi phí và việc tiêu thụ sản phẩm mang lại doanh thu cho các doanh nghiệp qua đó quyết định lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nếu sản phẩm là tư liệu tiêu dùng nhất là sản phẩm công nghiệp nhẹ như: rượu, bia, thuốc lá...thì sẽ có vòng đời ngắn, tiêu thụ nhanh và qua đó giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Hơn nữa nhưng máy móc dùng để sản xuất ra nhưng sản phẩm này có giá trị không quá lớn do vậy doanh nghiệp dễ có điều kiện đổi mới. Ngược lại nếu sản phẩm có vòng đời dài có giá trị lớn, được sản xuất trên dây truyền công nghệ có giá trị lớn như: ô tô, xe máy...việc thu hồi vốn sẽ lâu hơn.
3.4. Tác động của thị trường.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm có tác động rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu thị trường sản phẩm ổn định sẽ là tác nhân tích cực trước đây cho doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng và mở rộng thi trường. nếu sản phẩm mang tính thời vụ thì ảnh hưởng tới doanh thu, quản lý sử dụng máy móc thiết bị và tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
3.5. Trình độ đội ngũ cán bộ và lao động sản xuất:
- Trình độ tổ chức quản lý của lãnh đạo.
Vai trò của người lãnh đạo trong quá trình sản xuất kinh doanh là rất quan trọng. Sự điều hành và quản lý sử dụng vốn hiệu quả để thể hiện ở sự kết hợp một cách tối ưu các yếu tố sản xuất, giảm chi phí không cần thiết đồng thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh, đem lại cho doanh nghiệp sự tăng trưởng và phát triển.
- Trình độ tay nghề của người lao động.
Nếu công nhân sản xuất có trình độ tay nghề cao phù hợp với trình độ công nghệ của dây truyền sản xuất thì việc sử dụng máy móc thiết bị sẽ tốt hơn, khai thác tối đa công suất của máy móc thiết bị làm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Để sử dụng tiềm năng lao động có hiệu quả nhất, doanh nghiệp phải có một cơ chế khuyến khích vật chất cũng như trách nhiệm một cách công bằng. ngược lại nếu cơ chế khuyến khích không công bằng quy định trách nhiệm không rõ ràng sẽ làm cản trở mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
3.6. Trình độ sản xuất tổ chức kinh doanh.
Đây cũng là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải trải qua ba giai đoạn là cung ứng, sản xuất và tiêu thụ.
- Cung ứng là quá trình chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất như: Nguyên vật liệu, lao động...nó bao gồm hoạt động mua và dự trữ. Một doanh nghiệp tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh tức là doanh nghiệp nghiệp đó đã xác định được lượng phù hợp của từng loại nguồn nhiên vật liệu, số lượng lao động cần thiết và doanh nghiệp đã biết kết hợp tối ưu các yếu tố đó. Ngoài ra đảm nhiệm hiệu quả kinh doanh thì chất lượng hàng hoá đầu vào phải được đảm bảo, chi phí mua hàng giảm đến mức tối đa có thể. Còn mục tiêu của dự trữ là đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, nếu để đồng vốn được sử dụng có hiệu quả thì phải xác định được mức dự trự hợp lý để tránh trường hợp dự trữ quá nhiều dẫn đến ứ đọng vốn và tăng chi phí bảo quản.
- Khâu sản xuất (Đối với các doanh nghiệp thương mại không có khâu này) trong giai đoạn này phải sắp xếp dây truyền sản xuất cũng như công nhân sao cho sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả nhất, khai thác tối đa công suất, thời gian làm việc của máy móc đảm bảo kế hoạch sản xuất sản phẩm.
- Tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp phải xác định giá bán tối ưu đồng thời cũng phải có những biện pháp thích hợp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng. Khâu này quyết định đến doanh thu, là cơ sở để doanh nghiệp tái sản xuất.
3.7. Trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn:
Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Công cụ chủ yếu để theo dõi sử dụng vốn là hệ thống kế toán – Tài chính. Công tác kế toán thực hiện tốt sẽ đưa ra các số liệu chính xác giúp cho lãnh đạo nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung cũng như việc sử dụng vốn nói riêng trên cơ sở đó ra quyết định đúng đắn. Mặt khác, đặc điểm hạch toán kế toán nội bộ doanh nghiệp luôn gắn với tính tổ chức sản xuất của doanh nghiệp nên cũng có tác động đến việc quản lý vốn, vì vậy, thông qua công tác kế toán mà thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, sớm tìm ra những điểm tồn tại để có biện pháp giải quyết.
3.8. Các nhân tố khác
Ngoài các nhân tố kể trên còn rất nhiều các nhân tố khách quan khác ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Các chính sách vĩ mô của nhà nước trong nền kinh tế thị trường là điều tất yếu nhưng các chính sách vĩ mô của nhà nước tác động một phần không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Cụ thể hơn từ cơ chế giao vốn, đánh giá tài sản cố định, sự thay đổi các chính sách thuế, chính sách cho vay, bảo vệ và khuyết khích nhập một số loại công nghệ nhất định đều có thể làm tăng hoặc giảm hiệu qủa sử dụng vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó các quy định của nhà nước về phương hướng, định hướng phát triển của các ngành kinh tế đều ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Tuỳ từng doanh nghiệp và tuỳ từng thời kỳ khác nhau mà mức độ ảnh hưởng, tác động của các yếu tố này có khác nhau.
Ngoài ra đối với những doanh nghiệp nhà nước thì chủ trương định hướng phát triển của ngành cùng với quy định riêng của các đơn vị chủ quản cấp trên cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật: Trong điều kiện hiện nay, khoa học công nghệ phát triển với tốc độ chóng mặt, thị trường công nghệ biến động không ngừng và chênh lệch về trình độ công nghệ giữa các nước là rất lớn, nó đặt doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh gay gắt. Do vậy, để sử dụng vốn có hiệu quả doanh nghiệp phải xem xét đầu tư vào công nghệ và phải tính đến hao mòn vô hình do phát triển không ngừng của tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Môi trường tự nhiên: Là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến doanh nghiệp như khí hậu, thời tiết, môi trường...các điều kiện làm việc trong môi trường tự nhiên phù hợp sẽ tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả công việc.
Mặt khác các điều kiện tự nhiên còn tác động đến các hoạt động kinh tế và cơ sở vật chất của doanh nghiệp, tính thời vụ, thiên tai, lũ lụt...gây khó khăn cho rất nhiều doanh nghiệp và ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh thường đặt ra nhiều mục tiêu và tuỳ thuộc vào giai đoạn hay điều kiện cụ thể mà có những mục tiêu được ưu tiên thực hiện. Nhưng tất cả đều nhằm mục đích cuối cùng là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, đạt được mục tiêu đó doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển được.
Một doanh nghiệp muốn thực hiện tốt mục tiêu của mình thì phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả. trong khi đó yếu tố tác động có tính chất quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Như phần trên ta đã trình bày hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp phải xét đến các nhân tố ảnh hưởng kkhi tìm các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt trong điều kiện hiện nay.
Trước đây trong cơ chế kinh doanh tập trung quan liêu, bao cấp, doanh nghiệp nhà nước coi nguồn vốn cấp phát từ nguồn ngân sách nhà nước đồng nghĩa với “cho không” nên khi sử dụng nhiều doanh nghiệp không cần quan tâm đến hiệu quả, kinh doanh thua lỗ đã có nhà nước bù đắp đã gây ra tình trạng vô chủ trong việc quản lý và sử dụng vốn dẫn tới lãng phí vốn và hiệu qủa kinh tế rất thấp. Theo số liệu thống kê cho thấy việc sử dụng tài sản cố định đạt 50% - 60% công suất thiết kế, phổ biến chỉ hoạt động một ca/ngày vì vậy hệ số sinh lời của đồng vốn thấp.
Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hôị chủ nghĩa, các doanh nghiệp buộc phải chuyển mình theo cơ chế mới có thể tồn tại và phát triển. Cạnh tranh là quy luật của thị trưởng, nó cho phép tận dụng triệt để mọi nguồn lực của doanh nghiệp và của toàn xã hội vì nó khiến cho doanh nghiệp phải luôn tự đổi mới, hạ giá thành tăng năng suất lao động, cải tiến mẫu mã chất lượng sản phẩm để có thể đứng vững trên thương trường và làm tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu. Bởi vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có vị trí quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Hoạt động cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn đề cao tính an toàn, đặc biệt là an toàn tài chính. Đây là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn tài trợ dễ dàng hơn, khả năng thành toán của doanh nghiệp được đảm bảo, doanh nghiệp có tiềm lực để khắc phục những khó khăn và một số rủi ro trong kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh. Để đáp ứng các yêu cầu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm...
Doanh nghiệp phải có vốn, trong khi đó vốn của doanh nghiệp chỉ có hạn vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều cần thiết.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu các mục tiêu khác của doanh nghiệp như nâng cao uy tín sản phẩm trên thị trường, nâng cao mức sống của người lao động...vì khi hoạt động mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và mức sống của người lao động ngày càng được cải thiện. Điều đó giúp cho năng suất lao động của doanh nghiệp ngày càng nâng cao, tạo sự phát triển cho doanh nghiệp và các ngành liên quan. Đồng thời nó cũng làm tăng những khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Như vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không những đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và ngươì lao động mà nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế và toàn xã hội. Do đó, các doanh nghiệp phải luốn tìm ra các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Phần II
Phân tích tình hình sử dụng vốn ở công ty công trình giao thông 228
I. Tình hình đặc điểm chung của công ty công trình giao thông 228
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty công trình giao thông 228 là một đơn vị thanh toán kinh doanh độc lập có tài khoản và con dấu riêng. Trụ sở chính của công ty đặt tại: 371 Nguyễn Văn Cừ – Gia Lâm – Hà Nội.
Tiền thân của công ty công trình giao thông 228 là: Đội đại tu đường bộ 105 được thành lập từ tháng 8 năm 1970.
Qua các thời kỳ chiến tranh chống mỹ và xây dựng đất nước, để phù hợp với tình hình tổ chức, công ty đã được bộ giao thông vận tải nhiều lần quyết định đổi phiên hiệu:
- Đội đại tu đường bộ 105 năm 1970
- Công ty đại tu đường bộ 105 năm 1971
- Xí nghiệp đường bộ 128 năm 1982
- Xí nghiệp đường bộ 228 năm 1988
- Xí nghiệp quản lý đường bộ 228 năm 1989
- Phân khu quản lý đường bộ 228 năm 1991
- Công ty đại tu đường bộ 228 năm 1992
- Công ty sửa chữa công trình giao thông 228 năm 1993
- Công ty công trình giao thông 228 năm 1995 đến nay.
2. Đặc điểm về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh:
Quản lý là yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đảm sản xuất kinh doanh có hiệu quả và quản lý tốt sản xuất, công ty công trình giao thông 228 được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện chế độ thủ trưởng quản lý điều hành trong sản xuất kinh doanh trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của cán bộ công nhân viên trong công ty. Bộ máy quản lý của công ty gọn nhẹ, tổ chức điều hành chung mọi hoạt động của công ty là giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm với nhà nước.
Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, giúp việc cho giám đốc có 3 phó giám đốc: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh, phó giám đốc phụ trách vật tư - thiết bị và phó giám đốc phụ trách kỹ thuật.
Dưới các phó giám đốc là các phòng: Phòng kinh doanh, phòng tổ chức nhân chính, phòng tài vụ, phòng vật tư thiết bị, phòng kỹ thuật KCS. Về chức năng và các phòng ban có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc phải hướng dẫn kiểm tra về việc thực hiện tiến độ sản xuất kinh doanh, tiến độ quản lý các đội, các công trình để giúp cho đội trưởng nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh, tổ chức ghi chép phục vụ cho việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh và thực hiện hạch toán kinh tế.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty công trình giao thông 228 được thể hiện qua sơ đồ sau:(Xem trang bên)
II. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty công trình giao thông 228.
1. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong vài năm gần đây:
Trong những năm qua, được sự chỉ đạo thường xuyên trực tiếp của bộ giao thông vận tải cùng với sự giúp đỡ rất lớn của tổng công ty công trình giao thông 4 về giải quyết việc làm, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức sản xuất và đầu tư mua sắm, thiết bị tiên tiến nên doanh nghiệp đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên do sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường đã gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ta có thể thấy rõ hơn thông qua một số chỉ tiêu:
Kết quả sản xuất kinh doanh trong năm 2000 – 2001 – 2002
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm
Tỷ lệ
2000
2001
2002
2001/2000
2002/2001
1
Giá trị tổng sản lượng
13.968
20.790
20.441
148,84
98,32
2
Doanh thu
13.087
20.453
16.875
156,28
82,51
3
Doanh thu thuần
12.945
20.290
15.925
156,74
78,94
4
Lợi nhuận trước thuế
235
286
-1.283
122,55
-
5
Tỷ suất LN/DTT x 100
1,82
1,42
-8,075
-
-
6
Nộp NSNN
606
1.345
1.153
221,95
85,72
7
Tổng quỹ lương
1.554
2.198
2.002
141,44
91,08
8
TNBQ 1 người/tháng
0,67
0,88
0,615
131,34
68,89
Từ năm 2001 trở về trước doanh nghiệp luôn làm ăn có lãi, giá trị tổng sản lượng năm sau tăng so với năm trước. Năm 2001 giá trị tổng sản lượng đạt 20.790 triệu đồng, giá trị sản lượng bằng 148,84% so với năm 2000 tăng 6.822 tiệu đồng.
Doanh thu qua các năm cụ thể năm 2001 doanh thu tăng 7.366 triệu đồng so với năm 2000, lợi nhuận tăng 22,55% so với năm 2000 tăng lên 739 triệu đồng. Đời sống công nhân viên được cải thiện dần, tổng quỹ lương năm 2001 = 141,41% so với năm 2000, thu nhập bình quân đầu người tăng lên 131,34% so với năm 2000.
Nói chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn luôn có lãi năm 2000 lợi nhuận trước thuế là 235 triệu đồng, năm 2001 là 288 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ở mức 1,42 - 1,82 (Cứ một trăm đồng doanh thu được 1,42 – 1,82 đồng lợi nhuận). Tuy vậy, năm 2001 tỷ suất lợi nhuận giảm do tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng lợi nhuận. Bước sang năm 2002 dù có nhiều cố gắng song gía trị tổng sản lượng chỉ đạt được 20.441 triệu đồng = 98,3% so với năm 2001 doanh thu giảm mạnh (giảm 3.578 triệu đồng = 82,51%) so với năm 2000 doanh nghiệp bị lỗ 1.283 triệu đồng, nộp ngân sách nhà nước chỉ đạt 48,45% kế hoạch.
Tài liệu tài chính công ty qua các năm(Xem tiếp trang bên)
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm
Chênh lệch
Chênh lệch
2000
2001
2002
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
1
Tổng tài sản
Tr. đ
14..864
21..614
308..100
6.750
45,41
9.196
42,55
2
Tài sản lưu động
,,
2.996
10.412
17.694
7.416
247,5
7.282
69,94
3
Vốn bằng tiền
,,
1.073
2.073
1.259
1.900
1098
-814
-39,27
4
Tài sản cố định
,,
10.640
11.202
13.117
562
5,28
1.915
17,1
5
Tổng nguồn vốn
,,
14.864
21.614
30.810
6.750
45,41
9.196
42,55
6
Nợ phải trả
,,
9.190
16..979
27..617
7.789
84,76
10.668
62,83
7
Nợ ngắn hạn
,,
2.785
12.729
19.677
9.944
357,1
6.948
54,58
8
Vốn chủ sở hữu
,,
5674
4635
3163
1039
183
1472
3176
9
Tỷ suất tài trợ (8)/( 5%)
,%
38,17
21,4
10,2
-
-
-
-
10
Tỷ suất đầu tư (4)/(1)%
%
71,58
51,83
42,57
-
-
-
-
11
Tỷ lệ (6/1)
-
61,83
78,56
89,73
-
-
-
-
12
Tỷ suất TTNH (2)/ (7)
-
1,08
00,82
0,899
-
-
-
-
13
Tỷ suất TT tức thời (3)/ (7)
-
0,062
0,163
0,064
-
-
-
-
Qua những số liệu tính toán trên đây ta có thể thấy được khái quát tình hình tài chính của công ty trong 3 năm gần đây. Trước hết tổng tài sản và tổng nguồn vốn của doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm, năm 2002 tổng tài sản tăng 42, 55% so với năm 2001 tăng 45, 41% so với năm 2000. Giá trị tổng tài sản tăng từ 14.864 triệu đồng lên 30. 810 triệu đồng (gấp 2 lần), điều đó đã cho thấy doanh nghiệp có nhiều cố gắng trong vốn huy động vốn tài trợ cho các tài sản của doanh nghiệp để có thể sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc tăng tài sản cũng như nguồn vốn của tông ty đã thực sự hợp lý hay chưa thì ta sẽ phân tích cụ thể hơn trong những phần sau ở đây ta xem xét một số chi tiết tài chính để có một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Về tỷ suất tài trợ năm2000 chỉ tiêu này là 38,171% đền năm 2001 giảm xuống còn 10,27%. Trong khi tổng nguồn vốn tăng nhanh mà nguồn vốn chủ sở hữu lại có hướng giảm dần, sự biến động như vậy là không hợp lý, nó cho thấy nức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp là thấp.
Về tỷ suất đầu tư, năm 2000 tài sản cố đinh chiếm tới 71,58% và tỷ trọng này giảm dần, năm 2001 là 51,83% đến năm 2002 là 42,57%
Ngoài ra, tỷ trọng nợ phải trả tiền tổng tài sản tăng nhanh qua các năm, năm 2002 tỷ trọng này là 89,73% là quá lớn so với kết quá kinh doanh của doanh nghiệp, tỷ trọng này tăng lên 1,45 lần so với năm 2000. Điều này dễ thấy vì nợ phải trả của công ty liên tục tăng năm 2001 tỷ lệ này tăng 84,76% so với năm 2000, năm 2002 tăng lên 62,83% so với năm 2001. Vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là vốn vay do đó tiến lãi phải trả cao mà thực tế việc sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều bất lợi đo đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty trong những năm qua.
Tỷ suất thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2001, 2002 chỉ đạt mức 0,8 do đó công ty rất khó khăn để thanh toán những khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh.
Trong 3năm 2000, 2001, 2002 tỷ xuất thanh toán tức thời của doanh nghiệp ít có khả năng thanh toán ngay tồn giữ tiền mặt của doanh nghiệp là rất thấp .
Vốn hoạt động thuần bằng (=) tài sản trừ lưu động ( –) nợ ngắn hạn vốn lưu động thuần của doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Năm 2001 vốn lưu động thần là (10.412 - 12.729 = -2317 triệu đồng) năm 2002 là (17.694 - 19.677 = -1.983 triệu đồng ) tình trạng này ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như khả năng thanh toán của công ty cần có sự điều chỉnh để duy trì mức vốn luân chuyển thuần hợp lý. Bên cạnh đó hiệu quả sử dụng vốn năm 2002 cũng giảm mạnh so với các năm trước .
Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty :
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
1
Doanh thu
13.087
20.453
16.875
2
Lợi nhuận trước thuế
235
288
- 1,283
3
Lợi nhuận sau thuế
176
216
-
4
Tổng tài sản
14864
21.614
30.813
5
Vốn chủ sở hữu
5674
4653
3163
6
Hiệu suất sử dụng TTS (1)
0,88
0,95
0,55
7
Doanh lợi (4) / (2) %
1,58
1,33
- 4,16
8
Doanh lợi vốn CSH (5)/(3)%
3,1
4,66
-
Năm 2001, hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 0,95 tăng 7% so với năm 2000, nó cho biết một đồng tài sản đem lại cho doanh nghiệp 0,95 đồng doanh thu. Nhưng đến năm 2002 một đồng tài sản chỉ thu về 0,55 đồng doanh thu, doanh lợi vốn năm 2001 tuy có giảm so với năm 2000 nhưng 100 đồng vốn bỏ ra kinh doanh vẫn thu đưọc 1,33 đồng lợi nhận . Năm 2002 doanh nghiệp bị lỗ 4,16 đồng, hiệu quả sử dụng vốn của công ty năm 2002 là rất thấp, không bảo toàn được vốn doanh nghiệp .
Qua những chỉ tiêu phân tích sơ bộ trên đây có thể thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp khó . Ngoài những bất lợi do điều kiện khách quan mang lại thì hoạt động quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng tác động không nhỏ, do vậy, cần đi sâu phân tích chi tiết để thấy được những mặt mạnh và những mặt còn hạn chế để có giải pháp kịp thời và hiệu quả .
2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty công trình giao thông 228.
a. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty CTGT 228 .
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp ta căn cứ vào năng lực hoạt động của tài sản cố định thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản cố định, mức sinh lời tài sản cố định ... Các chỉ tiêu này được thể hiện qua biểu sau (Xem tiếp trang bên)
Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Đơn vị: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm
% T,G
2001/2000
%T,G 2002/2001
2000
2001
2002
1
Doanh thu thuần
12945
20209
15925
56,74
-21,51
2
Lợi nhuận trước thuế
235
288
-1283
53
-545,4
3
NG bình quân TSCĐ
12561
16498
17813
22,55
7,97
4
VCĐ bình quân
9175,5
10921
12159
31,34
11,34
5
Hiệu quả sử dụng TSCĐ
1,031
1,230
0,896
19,30
-27,32
6
Sức sinh lợi của TSCĐ
0,019
0,017
-0,027
-10,53
-523,5
7
Suất hao phí của TSCĐ
0,97
0,813
1,199
-16,19
37,64
8
Hiệu suất sử dụng VCĐ
1,411
1,858
1,310
31,68
-24,49
9
Hiệu quả sử dụng VCĐ
0,026
0,026
-0,106
0
-507,7
So với năm 2000, chỉ tiêu mới sinh lợi nhuận tài sản cố định giảm đi 10, 53 %, tuy nhiên hiệu suất sử dụng của tài sản cố định vẫn tăng lên 0, 199 đồng doanh thu thuần / 1đồng TSCĐ và suất hao phí TSCĐ giảm xuống, năm 2000 để có 1 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra 0, 97 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ, đến năm 2001 công ty chỉ phải bỏ ra 0, 813 đồng công ty đã tiết kiệm được trên 3 tỷ đồng nguyên giá bình quân TSCĐ nhờ việc nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định . Điều này dễ hiểu vì trong năm 2001 doanh nghiệp đẵ đầu tư thêm máy móc thiết bị mới nguyên giá bình quân tăng lên 31,34 % năng lực sản xuất của TSCĐ tăng lên khiến doanh thu thuần tăng lên 56,74% so với năm 2000, mức sinh lợi của TSCĐ lại giảm xuống . Năm 2001, do công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên doanh thu tăng lên 56,74% nhưng do lũ lụt ở trong miền nam kéo dài đã làm tăng chi phí cho các công trình ngoài dự kiến, làm cho tỷ lệ lãi định mức giảm xuống, nên lợi nhuận không tăng lên tương ứng với tốc độ tăng doanh thu. Cũng vì thế mà hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp không tăng lên so với năm 2000: một đồng vốn cố định đem lại 0,026 đồng lợi nhuận bằng năm 2000 mặc dù hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng lên 31,68% (Một đồng vốn cố định bình quân mang lại 1,858đ doanh thu, tăng lên 0,447đ. Sang năm 2002 hiệu quả sử dụng vốn cố định bị giảm mạnh sức sinh lợi của tài sản cố định giảm tới 523,5% so với năm 2001, một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định bị lỗ 0,072đ, hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm 27,32% so với năm 2001, suất hao phí tài sản cố định tăng lên 37,64%. Để có một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra 1,199 đồng nguyên giá tài sản cố định tăng lên 0,306 đồng/ một đồng doanh thu)
Năm 2002 doanh nghiệp tiếp tục đầu tư thêm phương tiện vận tải, nguyên giá bình quân tài sản cố định tăng lên 7,97% so với năm 2001, nhưng hiệu suất sử dụng tài sản cố định lại giảm xuống. Nguyên nhân là do phương tiện mới chưa phát huy được hết khả năng vận hành, trong khi tỷ lệ trích khấu hao lớn, mức khấu hao năm 2002 là 2.644 triệu đồng chiếm 16,6% doanh thu. Trong khi đó công ty vẫn phải trả lãi ngân hàng năm 2002 là: 1.547 triệu đồng chiếm 9,17% doanh thu. Tất cả các yếu tố đó đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Tuy vậy trong thời gian tới những phương tiện vận tải và máy móc thiết bị mới đầu tư sẽ phát huy năng lực sản xuất. Doanh nghiệp sẽ khai thác sử dụng ở mức cao hơn tạo điều kiện nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định cũng như hiệu quả sử dụng vốn cố định.
b. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty công trình giao thông 228.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp ta dùng các chỉ tiêu như: Sức sinh lời, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động và các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động như số vòng quay vốn lưu động, thời gian của một vòng luân chuyển.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Đơn vị: Triệu đồng
TTT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm
Tỷ lệ tăng giảm 01/00
Tỷ lệ tăng giảm 02/01
2000
2001
2002
1
Doanh thu thuần
Tr.đ
12.945
20.290
15.925
56,74
21,51
2
Lợi nhuận trước thuế
-
235
288
-1.283
22,55
- 689,04
1
VLĐ bình quân
-
2058
6704
14.053
225,8
109,6
Sức sinh lợi của VLĐ (2)/(3)
-
0,114
0,043
- 0,09
- 62,28
- 309,3
5
Hệ số đảm nhiệm
-
0,159
0,33
0,88
107,55
166,67
6
Số vòng quay VLĐ
Vòng
6,29
3,027
1,133
- 51,88
- 62,57
7
Thời gian một vòng luân chuyển
Ngày
57,23
118,93
317,74
107,81
167,17
Ta nhận thấy sức sinh lời của vốn lưu động liên tục giảm qua các năm 2001 so với năm 2000, sức sinh lời của vốn lưu động giảm xuống 1 đồng vốn lưu động bình quân chỉ đem lại 0,43đ lợi nhuận giảm 62,28%. Sang năm 2002 công ty bị lỗ tới 1.283 triệu đồng đã làm cho sức sinh lời của vốn lưu động giảm mạnh. 1 đồng vốn lưu động bình quân bị lỗ 0,09đ và sức sinh lợi giảm 309,3% so với năm 2001 hiệu quả sử dung vốn lưu động năm 2002 rất thấp doanh nghiệp đã không bảo toàn được vốn.Vốn lưu động bình quân vẫn tiếp tục tăng nhưng với sản xuất của vốn lưu động lại có nhiều hướng giảm xuống, thông qua hệ số đảm nhiệm vốn lưu động cho ta biết có một đồng doanh thu thuần thì phải bỏ ra bao nhiêu lần vốn lưu động, từ số liệu trên cho ta thấy hệ số đảm nhiệm vốn lưu động tăng với tốc độ ngày càng nhanh năm 2001 hệ số này tăng lên 107,55% và năm 2002 tăng lên 166,67% so với năm 2001. Nếu như năm 2000 để có một đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp chỉ phải bỏ ra 0,03 đồng, còn 2002 phải bỏ ra 0,88đ. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động tăng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng thấp, không tiết kiệm được vốn lưu động ngoài chỉ tiêu trên để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta phải xét đến số vòng quay của vốn lưu động và thời gian của một vòng luân chuyển vốn lưu động vì nó giúp ta thấy được khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp. Từ năm 2000 trở lại đây số vòng quay của vốn lưu động giảm dần, trong năm 2000 vốn lưu động quay được hơn 6 vòng nhưng đến năm 2002 vốn lưu động chỉ quay được một vòng, doanh thu về rất thấp giảm 21,51% so với năm 2000 về số tuyệt đối là 4.365triệu đồng trong khi đó vốn lưu động bình quân lại tăng lên 109,6% so với năm 2001 điều đó chứng tỏ tốc độ doanh thu thuần đã không tăng lên tương ứng với tốc độ tăng của vốn lưu động điều này làm giảm số vòng quay của vốn.
Đồng thời, thời gian của một vòng luân chuyển vốn lưu động cũng tăng lên, năm 2000 thời gian một vòng luân chuyển là 57,23 vòng năm 2001 chỉ tiêu này là 118,93 ngày và năm 2002 thời gian của một vòng luân chuyển kéo dài 317,74 ngày. Điều đó cho ta thấy được thu hồi vốn lưu động rất chậm và nó đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Sở dĩ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp năm 2002 lại giảm như vậy là do rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là sự bất định, không thường xuyên cho việc công ty được thanh toán các khoản nợ và phải thường xuyên duy trì một số công trình không có lợi ở các đội.
Phần III
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty công trình giao thông 228.
Giải pháp 1: Đánh giá và đánh giá loại tài sản cố định.
Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh như hiện nay, tài sản cố định thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ hao mòn vô hình, do đó, để có cơ sở cho việc tính toán khấu hao thu hồi vốn đầy đủ, doanh nghiệp cần phải giản thiểu sự chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị trên sổ sách của tài sản. Muốn vậy, doanh nghiệp phải có kế hoạch và biện pháp đánh giá và đánh giá lại tài sản một cách thường xuyên, chính xác mức khấu hao hợp lý để thu hồi vốn hoặc kịp thời sử lý những tài sản cố định bị mất giá để chống lại sự thất thoát vốn. Tính hiệu quả cần phải đạt được các quyếy định sử lý là
phải bảo toàn vốn cố định trong mọi trường hợp biến động giá cả nói chung và hao mòn vô hình nói riêng.
Giải pháp 2: Lựa chọn phương pháp tính khấu hao và xác định mức khấu hao hợp lý
Vốn cố định được thu hồi thông qua việcdoanh nghiệp tính và trích lập quỹ khấu hao, do đó viềc bảo đảm tính và trích đủ khấu hao có mồt ý nghĩa hết sức quan trọng khi tính và trích đủ khấu hao, người quản lý không chỉ quan tâm đến tình hình tài sản cố định, mức độ tham gia của nó vào quá trình sản xuất kinh doanh mà còn phải quan tâm đến thời hạn sử dụng nguồn vốn đầu tư, loại tài sản để lựa chọn phương pháp tính khấu hao thích hợp.
Hiện nay, có nhiều phương pháp tính khấu hao tài sản cố định phương pháp tuyến tính cố định, phương pháp luỹ thoái… nhưng phổ biến nhất hiện nay mà hầu hết các doanh nghiệp đang sử dụng là phương pháp khấu hao tuyến tính cố định ( phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian).
Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm đyựơc tính bằng công thức
Mk =
Trong đó: + Mk mức trích khấu hao hàng năm
+ NG nguyên giá tài sản cố định
+T thời gian sử dụng định mức của tài sản cố định
Tuy nhiên, tuỳ từng đặc điểm kinh doanh và điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp tính khấu hao thích hợp để vừa đảm bảo thu hồi vốn nhanh vừa đảm bảo toàn bộ được vốn đỡ gây ra biến động về giá thành .
Giải pháp 3: Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Để nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị , giảm thời gian tác nghiệp, hợp lý hoá dây truyền công nghệ, đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt chế độ duy tu bảo dưỡng máy móc, áp dụng các chế độ khuyến khích vật chất và trách nhiệm đối với người quản lý và sử dụng tài sản cố định.
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, các doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt quá trình sản xuất. Có nghĩa là tổ chức sản xuất trong kinh doanh phải đảm bảo 3 nguyên tắc này đem lại những tác dụng to lớn như.
Tiết kiệm thời gian trong sản xuất
Sử dụng hợp lý công suất và thời gian hoạt động của máy móc thiết bị
.Góp phần đảm bảo sản xuất nhịp nhàng.
Bảo đảm hoàn thành kế hoạch sản xuất với hiệu quả cao.
Giải pháp 4: Sửa chữa, duy tu bảo dưỡng tài sản cố định
Công tác này có mục đích là duy trì khả năng hoạt động bình thường cho tài sản cố định và cần tiến hành định kỳ để phát hiện , sửa chữa kịp thời những hỏng hóc chứ không phải đến lúc xảy ra sự cố mới xem xét sửa chữa , thay thế. Tuy nhiên, đôi khi chi phí sửa chữa còn hơn giá trị của tài sản cố định trong trường hợp này cần cân nhắc giữa việc sửa chữa hay thanh lý tài sản này.
Giải pháp 5: Kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
Sau mỗi kỳ kế hoạch, nhà quản lý phải tiến hành phân tích, đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định và vốn cố định thông qua những chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định đầu tư, điều chỉnh lại quy mô cơ cấu sản xuất cho phù hợp, khai thác được những tiềm năng sẵn có và khắc phục những tồn tại trong quản lý.
Giải pháp 6: Nâng cao hiệu qủa vốn cố định
Giải pháp quan trọng nhất để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn là đẩy mạnh hơn nữa công tác đấu thầu các công trình .Công ty phải chủ động tìm
kiếm và ký kết hợp đồng để tạo nguồn ổn định phát huy hiệu suất sử dụng
của các phương tiện thi công cơ giới .
Đồng thời công ty phải lập kế hoạch cụ thể ,đặc biệt là kế hoạch sử dụng các phương tiện thi công công trình .Nắm chắc sư biến động của thời tiết (mưa lớn ,lũ ,lụt bão) để có kế hoạch hoàn thành các công trình cụ thể tránh hiện tượng do ngặp thiên tai nên không hoàn thành công trình dấn đến phải huỷ hợp đồng như năm 2002 sẽ ngây thiệt hại không nhỏ cho công ty.
Giải pháp 7: Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động ở từng khâu luân chuyển.
Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý vốn lưu động nhằm:
- Tiết kiệm vốn lưu động sử dụng trong sản xuất kinh doanh.
- Thông qua việc xác định nhu cầu lưu động ở từng khâu để nắm được lượng vốn lưu động cần phải đi vay – tránh ứ đọng vốn ( nhất là vốn đi vay )
Đảm bảo đủ vốn lưu động cần thiết cho sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. Thúc đẩy tốc luân chuyển vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Giải pháp 8: Tổ chức khai thác tốt các nguồn vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Trước hết, doanh nghiệp cần khai thác triệt để các nguồn vốn nội bộ và các khoản vốn có thể chiếm dụng một cách thường xuyên ( nợ định mức ), sử dụng tiết kiệm có hiệu quả nhất nguồn vốn này. Nếu còn thiếu, doanh nghiệp phải tìm đến các nguồn vốn bên ngoài như vốn vay Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vốn liên doanh, vốn phát hành trái phiếu… tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải cân nhắc, tính toán, lựa chọn phương thức huy động sao cho chi vốn là thấp nhất.
Giải pháp 9: Các biện pháp tổng hợp
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động các doanh nghiệp ngoài cách sử dụng các giải pháp trên cần áp dụng một số biện pháp tổng hợp như; đẩy mạnh khâu tiêu thụ hàng hoá, xử lý kịp thời các vật tư hàng hoá chậm luân chuyển để giải phóng vốn. Thường xuyên xác định phần chênh lệch giá giữa mua và bán đối với giá thị trường tại thời điểm kiểm tra tài sản lưu động tồn kho để có bịên pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.
Thực hiện nghiêm túc, triệt để công tác thanh toán công nợ, chủ động phòng ngừa rủi ro, hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn mà từ đó làm phát sinh nhu cầu vốn lưu động dẫn đến doanh nghiệp phải đi vay ngoài kế hoạch, tăng chi phí vốn mà đáng lẽ không có. Vốn bị chiếm dụng ngày càng trở thành nợ khó đòi, gây thất thoát vốn của doanh nghiệp. Bởi vậy, để chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp nên lâp các quỹ dự phòng tài chính để có thể bù đắp khi vốn bị thiếu hụt.
Giải pháp 10: Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động.
Tăng cường việc kiểm tra tài chính đối với việc sử dụng vốn lưu động, thực hiện công việc này thông qua một số chỉ tiêu như: vòng quay vốn lưu động, sức sinh lợi của vốn lưu động…
Trên đây là một số vấn đề liên quan tới vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Trong phần I, chúng ta đã tìm hiểu về vốn, phân loại vồn và vai trò của vốn đối với doanh nghiệp.Chúng ta cũng đã tìm hiểu về ý nghĩa hiệu quả sử dụng vốn, sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như các chỉ tiêu, các nhân tố ảnh hưởng và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp.
Kết luận
Sử dụng vốn có hiệu quả nhằm bảo toàn phát triển vốn trong các doanh nghiệp hiện nay là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Là một doanh nghiệp nhà nước phải hạch toán độc lập, với quy mô không lớn trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và nhiều hạn chế đang gặp không ít khó khăn bởi áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt của cơ chế thị trường. Việc tìm ra giải pháp để công ty sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn lực sẵn có của mình có ý nghĩa rất quan trọng.
Do nội dung nghiên cứu phức tạp, thời gian thực tập có hạn và trình độ kiến thức chưa sâu nên đề tài nghiên cứu còn những khuyết điểm không thể tránh khỏi. Tôi rất mong các thầy giáo, cô giáo và ban lãnh đạo công ty tham gia góp ý để tôi có thể hoàn thiện hơn nữa khóa luận của mình
Cuối cùng tôi xin chân thành cám thầy giao Nguyễn Văn Tác, ban lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên công ty công trình giao thông 228 đã tận tình chỉ bảo trong thời gian thực tập cũng như hoàn thành khóa luận này.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp khoa ngân hàng – tài chính đại học kinh tế quốc dân - Nhà xuất bản thống kê - 2000
2. Quản trị tài chính doanh nghiệp -- tác giả: PTs: Vũ Duy Hà - Đoàn Văn Huệ Thạc sỹ Nguyễn Quang Ninh nhà xuất bản thống kê - 2000
3. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh- khoa kế toán - đại học kinh tế quốc dân. Nhà xuất bản giáo dục – 1999
4. Báo cáo tài chính công ty công trình giao thông 228 – 2000; 2001; 2002
5. Tạp trí tài chính
6. Tạp trí ngân hàng
7. Thời báo kinh tế
Nhận xét
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37011.doc