Khóa luận Tác động của lãi suất đến hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Sacombank - An giang trong giai đoạn 2006 - 2008

Nâng cao chất lượng dich vụ chuyên nghiệp hơn phù hợp với xu hướng mới, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, để tạo uy tín thương hiệu và tạo niềm tin cho khách hàng. Phải có chương trình quảng cáo những sản phẩm mới của chi nhánh đến với khách hàng. Cần có những chính sách ưu đãi đối với những khách hàng truyền thống và những khách hàng có tiền gửi tại Ngân Hàng. Đa dạng hóa các phương thức huy động vốn và sử dụng vốn. Thực hiện đúng công văn ban hành của Hội Sở. Tuyển chọn và sắp xếp các nhân viên phù hợp với năng lực chuyên môn của mỗi người. 5.3 Hạn chế Do hạn chế về trách nhiệm pháp lý và năng lực thực hiện nên việc thu thập số liệu và phân tích còn tập trung vào VND chưa đi sâu vào đồng ngoại tệ. Mặt khác, các kiến nghị chỉ mang tính chất chủ quan.

pdf59 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tác động của lãi suất đến hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Sacombank - An giang trong giai đoạn 2006 - 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 TH 0.75 0.75 0.80 0.80 1.05 1.05 1.40 1.40 1.40 1.40 1.40 1.22 1.18CV NT DH 0.80 0.80 0.85 0.85 1.10 1.10 - 1.40 - - - - - NH 0.75 0.75 0.75 0.75 0.90 0.90 1.28 1.28 1.28 1.28 1.28 1.18 1.10 TH 0.75 0.75 0.75 0.75 1.00 1.00 1.35 1.35 1.35 1.35 1.35 1.22 1.18 CV CB CNV DH 0.80 0.80 0.80 0.80 1.05 1.05 - 1.35 - - - - - CVGC NH 2.00 2.00 2.00 2.00 2.15 2.15 1.40 1.45 1.45 1.45 1.45 1.40 1.23 CVPC NH - - - - - - 1.60 1.65 1.65 1.65 1.65 1.45 1.25 (Nguồn: Phòng Doanh Nghiệp Sacombank An Giang) - NH: Ngắn hạn - TH: Trung hạn - DH: dài hạn - CV GC: cho vay góp chợ. - CV PC: cho vay phố chợ Bên cạnh LS cho vay theo dư nợ giảm dần thì chi nhánh có thêm biểu LS cho vay trả góp vốn lãi chia đều tại bảng 4.6, và số liệu nhìn chung tương đối ít biến động. Qua 13 lần thay đổi LS trong 3 năm 2006- 2008 thì có 6 lần sự thay đổi không đáng kể. Đến kỳ thay đổi ngày 11/06/08 thì đều tăng với mức LS khoảng 0.35%- 0.4% nhưng CV GC lại giảm 0.75% (từ 2.15%- 1.4%). Đến kỳ thay đổi ngày 05/11/08 thì LS cho vay theo trả góp vốn lãi giảm xuống mức tối thiểu là 1.05% cho vay SXKD ngắn hạn và tối đa là 1.45% CV PC. Tóm lại, đây là loại hình cho vay dễ kiểm soát đối với chi nhánh. Vì số tiền được thu về từng ngày nên ít xảy ra rủi ro. Bảng 4.7 Biểu LS CV chứng chỉ có giá trị VND tại Sacombank AG 2006 -2008. Đơn vị tính: %/tháng Kỳ thay đổi lãi suất Đối tượng 1/3 06 3/6 06 12/11 07 6/12 07 19/2 08 21/2 08 11/6 08 29/7 08 20/8 08 9/9 08 2/10 08 5/11 08 4/12 08 A 1.20 1.20 1.20 1.20 2.20 2.20 1.75 1.75 1.75 2.20 1.67 1.50 1.25 B 0.12 0.14 0.15 0.15 0.15 0.35 0.40 0.40 0.29 0.29 0.29 0.25 0.25 C Lãi suất ở đối tượng B + lãi trên sổ (Nguồn: Phòng Doanh Nghiệp Sacombank An Giang) Tác động của lãi suất đến hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Sacombank chi nhánh An Giang trong giai đoạn năm 2006- 2008” - A là cho vay chiết khấu bộ chứng từ - C là cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi và kỳ phiếu của hệ thống Sacombank. Biểu đồ 4.3 LS CV chứng chỉ có giá trị VND tại Sacombank AG 2006 -2008. 1.2 1.25 1.51.67 2.2 1.75 2.2 1.2 0.25 0.290.40.35 0.150.140.12 0 0.5 1 1.5 2 2.5 03 /01 /06 06 /03 /07 11 /12 /07 12 /06 /07 19 /02 /08 21 /02 /08 06 /11 /08 29 /07 /08 20 /08 /08 09 /09 /08 02 /10 /08 11 /05 /08 12 /04 /08 Kỳ thay đổi % A B Tại bảng 4.7 cùng với biểu đồ 4.3 với mức LS cho vay đối tượng A trong năm 2006 và 2007 vẫn không thay đổi (A: 1.20%, B: 0.15%), đến kỳ thay đổi ngày 19/02/08 thì A chỉ thay đổi (tăng lên 2.20%) và B vẫn giữ nguyên. Do B còn phụ thuộc vào phần LS trên sổ mà trong giai đoạn này thì LS huy động tăng cao. Các kỳ thay đổi tiếp theo ngày 21/02/08 thì B tăng lên 0.35% rồi 0.40% nhưng sau đó lại giảm dần còn 0.29% và tiếp tục giảm đến kỳ thay đổi ngày 04/12/08 chỉ còn 0.25%. Đối tượng A cũng giảm từ 2.20% xuống 1.25%. Tất cả các đợt biến động đều giống như biến động của LS huy động, cho vay theo dư nợ giảm dần và cho vay vốn lãi trả góp chia đều. Tóm lại, ta thấy LS huy động và cho vay rất đa dạng và linh hoạt. Đến kỳ thay đổi ngày 02/01/08 tăng cao thì kỳ thay đổi ngày 19/02/08 LS cho vay cũng tăng. Việc này cho thấy là chi nhánh tạo khoảng thời gian để thông báo cho khách hàng biết về việc LS cho vay để khách hàng biết rõ mà SDV vay đúng mục đích và hiệu quả để từ đó chi nhánh cũng hạn chế nợ quá hạn. 4.2 Tình hình huy động vốn của Sacombank trong giai đoạn 2006- 2008 Bảng 4.8 Thực trạng tiền gửi vốn huy động theo đối tượng tại Tỉnh AG (2006 -2008) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Tổng tiền gửi - AG 3,821,000 100 5,435,000 100 8,782,000 100 Tiền gửi TCKT 972,000 25.44 927,000 17.06 2,080,000 23.68 Tiền gửi dân cư 2,610,000 68.31 4,175,000 76.82 6,505,000 74.07 Tiền gửi khác 239,000 6.25 333,000 6.13 197,000 2.24 (Nguồn: Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam - An Giang) SVTH: Hà Thị Tố Quyên_ Lớp DH6KD2 Trang 28 Tác động của lãi suất đến hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Sacombank chi nhánh An Giang trong giai đoạn năm 2006- 2008” Biểu đồ 4.4 Thực trạng tiền gửi vốn huy động theo đối tượng tại AG 2006- 2008 972 2,610 239 927 4,175 333 2,080 6,505 197 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 Tỷ đồng 2006 2007 2008 Năm Tiền gửi TCKT Tiền gửi dân cư Tiền gửi khác Nhìn về toàn cảnh của Tỉnh tại bảng 4.8 và biểu đồ 4.4 cho ta thấy nguồn VHĐ đều tăng nhanh qua các năm. Trong đó, tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong năm 2008 TG TCKT tăng 1,153,000 triệu đồng và TG từ dân cư cũng tăng thêm 2,330,000 triệu đồng. Nguyên nhân chính là trong năm 2008 có sự biến động hóa về LS huy động NH. Đặc biệt là LS cơ bản lến đến 14% ở tháng 08/2008 theo công bố của NHNH Việt Nam. Điều này cùng với việc lạm phát, khủng hoảng và biến động LS trong năm 2008 đã ảnh hưởng đến tâm lý của người dân dùng tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm tại NH. Với định hướng trở thành NH bán lẻ đa năng thì Sacombank AG càng ngày mở rộng thêm qui mô hoạt động, áp dụng nhiều biện pháp tích cực để HĐV vốn từ các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn từ các thành phần kinh tế. Cụ thể như sau: Bảng 4.9 Tình hình huy động vốn tại Sacombank An Giang (2006 -2008). Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Tổng NV HĐ 260,026 100 481,727 100 589,801 100 1. TG thanh toán & TGTK không KH 78,280 30.10 93,272 19.36 121,039 20.52 Cá nhân 3,650 4.6628 4,864 5.21 5,328 4.40 Tổ chức kinh tế 74,629 95.3364 86,461 92.70 114,852 94.89 Khác 0.61 0.0008 1,946.78 2.09 860.46 0.71 2. TG tiết kiệm có KH 181,746 69.90 388,455 80.64 468,761 79.48 2.1 Cá nhân 107,117 58.94 301,994 77.74 353,909 75.50 KH< 12 tháng 106,377 99.31 301,994 100 353,909 100 KH>=12 tháng 740 0.69 0 - 0 - 2.2 Tổ chức kinh tế 74,629 41.06 86,461 22.26 114,852 24.50 KH< 12 tháng 19,629 26.30 50,667 58.60 110,016 95.79 KH>=12 tháng 55,000 73.70 35,794 41.40 4,836 4.21 (Nguồn: Phòng Kế toán Sacombank An Giang) SVTH: Hà Thị Tố Quyên_ Lớp DH6KD2 Trang 29 Tác động của lãi suất đến hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Sacombank chi nhánh An Giang trong giai đoạn năm 2006- 2008” SVTH: Hà Thị Tố Quyên_ Lớp DH6KD2 Trang 30 Có thể nói năm 2007 là năm HĐV khá thành công của NH. Tình hình huy động năm 2007 so với năm 2006 đã có sự thay đổi lớn. Hầu hết các khoản huy động của NH đều tăng từ TG thanh toán & TGTK không KH, TG tiết kiệm có KH. TG thanh toán & TGTK không KH được quy về chung vì nó có cùng bản chất khá giống nhau. NH đều huy động với mức LS thấp và đối tượng tham gia được rút ra bất cứ khi nào. Trong đề tài được gọi là TG thanh toán. Nhìn chung, qua các năm TG thanh toán đều tăng nhưng tỷ trọng giảm. Cụ thể, năm 2006 đạt 78,280 triệu đồng chiếm 30.10% trên tổng nguồn vốn huy động, năm 2007 so với năm 2006 tăng 14,992 triệu đồng tương đương 93,272 triệu đồng và chiếm 19.36% trong tổng VHĐ, đến năm 2008 đạt 121,039 triệu đồng và tỷ trọng là 20.52%. Trong đó TG thanh toán của tổ chức kinh tế luôn chiếm tỷ trọng trên 90% trong TG thanh toán. Điều này cho thấy, NH đã có những dịch vụ khá tiện ích để thu hút các tổ chức kinh tế sử dụng. Đúng với quy luật tự nhiên. Vì vốn của các tổ chức kinh tế luôn biến đổi nên tham gia vào loại hình TG thanh toán sẽ thuận lợi trong quá trình hoạt động. Song song TG thanh toán, TGTK có KH luôn tăng và chiếm tỷ trọng trên 70% trong tổng nguồn vốn. Trái với TG thanh toán thì TGTK có KH đối với cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao hơn (trên 55% trong tổng TGTG có KH) so với TG của các tổ chức kinh tế. Đối với cá nhân thì TGTK KH dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao như năm 2006 chiếm 99.31% đến năm 2007 và năm 2008 thì tỷ trọng chiếm 100%. Điều này, làm cho TGTK KH trên 12 tháng tỷ trọng bằng không (0). Bởi vì, tiền nhàn rỗi của cá nhân chưa biết khi nào sử dụng nên họ đều gửi KH ngắn để có thể kiểm soát. Mặt khác, năm 2008 giá cả trên thị trường biến động nhanh, đặc biệt là LS có KH tăng nhanh và liên tục nên tâm lí người dân không thích gửi tiền KH dài. Bên cạnh đó, thì TGTK KH dưới 12 tháng của các tổ chức kinh tế đều tăng nhanh như: năm 2006 là 19,629 triệu đồng (chiếm 23.30%), năm 2007 đạt 50,667 triệu đồng (chiếm 58.60%) và sang năm 2008 là 110,016 triệu đồng (chiếm 95.79%). Nguyên nhân tăng là năm 2008 nền kinh tế biến động nên họ gửi KH thấp để dễ kiểm soát được. Như vậy, năm 2008 cho thấy NH đã rất nổ lực trong việc tạo lập niềm tin với khách hàng, không ngừng mở rộng thị trường tìm kiếm khách hàng. Tóm lại, có được bảng 4.9 là do: + LS của NH hấp dẫn, linh hoạt hơn so với các NH cổ phần khác trên cùng địa bàn. + NH áp dụng nhiều hình thức đa dạng hoá các kỳ hạn như kỳ hạn tuần. + Thêm vào đó uy tín của NH trong những năm qua không ngừng tăng đã góp phần không nhỏ trong việc cạnh tranh với các NH khác. + Tập trung huy động những khách hàng có số tiền gửi nhiều. + Phong cách phục vụ của nhân viên luôn được chú trọng về các mặt như đảm bảo sự văn minh, lịch sự để tạo được nhưng, Tác động của lãi suất đến hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Sacombank chi nhánh An Giang trong giai đoạn năm 2006- 2008” Biểu đồ 4.5: Tình hình huy động vốn tại Sacombank An Giang 2006- 2008. 74.629 107.117 86.461 301.994 114.852 353.909 0 50 100 150 200 250 300 350 400 Tỷ đồng 2006 2007 2008 Năm TG TT Cá nhân TG TT Tổ chức kinh tế TG TK Cá nhân TG TK Tổ chức kinh tế Nhìn vào biểu đồ 4.5 thì ta thấy rõ TGTT tổ chức kinh tế luôn cao hơn TGTT cá nhân nhưng TGTK cá nhân luôn cao hơn TGTK tổ chức kinh tế. Và đây là nguồn vốn hoạt động chủ yếu của chi nhánh. Điều này cho thấy, chi nhánh đã thực hiện tốt các mức LS linh động trong từng thời kỳ kinh tế. Tuy nhiên, trong tương lai cần phải đẩy mạnh thêm các nghiệp vụ dịch vụ để thu hút càng nhiều khách hàng mục tiêu và tiềm năng tham gia vào. Bảng 4.10 Thực trạng vốn huy động của NH và TCTD tại Tỉnh AG (2006 -2008) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % VHĐ các NH – AG 3,821,000 100 5,435,000 100 8,778,000 100 NHTM Nhà Nước 2,626,000 68.62 3,259,000 59.96 4,303,000 49.00 NHTM cổ phần 714,000 18.66 1,532,000 28.19 3,618,000 41.20 QTDND 481,000 12.59 644,000 11.85 861,000 9.80 (Nguồn: Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam - An Giang) Biểu đồ 4.6: Tình hình huy động vốn của NH và TCTD tại AG 2006- 2008. 2,626 714 481 3,259 1,532 644 4,303 3,618 861 - 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 Tỷ đồng 2006 2007 2008 Năm NHTM Nhà Nước NHTM cổ phần QTDND SVTH: Hà Thị Tố Quyên_ Lớp DH6KD2 Trang 31 Tác động của lãi suất đến hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Sacombank chi nhánh An Giang trong giai đoạn năm 2006- 2008” Nhìn chung, bảng 4.10 và biểu đồ 4.6 cho thấy nguồn VHĐ trên địa bàn Tỉnh tăng đều qua ba năm. Trong đó, NHTMNN huy động năm 2006 được 2,626 tỷ đồng, năm 2007 được 3,259 tỷ đồng, đạt 4,303 tỷ đồng ở năm 2008 và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất của khối NH trong Tỉnh. Tuy nhiên, doanh số tăng qua ba năm nhưng về tuyệt đối thì giảm như năm 2006 chiếm 68.73%, đến 2007 giảm 59.96% và tỷ trọng liên tục giảm còn 49.00% nhưng vẫn chiếm gần 50% trên tổng VHĐ của toàn Tỉnh. Bên cạnh đó, NHTMCP tăng gấp đôi qua các năm như năm 2006 là 714 tỷ đồng nhưng đến năm 2008 lên 3,618 tỷ đồng với tỷ trọng 41.20%. Mặt khác, VHĐ của các TCTD chiếm tỷ trọng thấp nhất qua các năm. Có được kết quả như bảng 4.10 nguyên nhân, các năm qua việc gia tăng LS cùng với sự ra đời của nhiều chi nhánh trong Tỉnh như: NH Mỹ Xuyên, NH Sacombank, NH Việt Á và NH EXIMBANK. Tất cả NH đưa ra nhiều hình thức quảng cáo nhằm HĐV nên nguồn VHĐ tăng cao hơn. Biểu đồ 4.7: HĐV của NH - TCTD, NHTMCP và Sacombank tại AG 2006- 2008. 3,821 5,435 8,778 714 1,532 3,618 590 482 260- 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 10,000 2006 2007 2008 Năm Tỷ đồng VHĐ các NH, TCTD – AG VHĐ NHTMCP AG VHĐ Sacombank AG Biểu đồ 4.7 vẽ lên tình hình HĐV của Sacombank AG so với các NHTMCP và các NH- TCTD trong Tỉnh AG. Nhìn tổng thể, thì các đường HĐV đều tăng. Riêng Sacombank AG năm 2006 thì huy động 260 tỷ đồng khoảng cách so với NHTMCP AG là 454 tỷ đồng (714 tỷ đồng - 260 tỷ đồng) và so NH- TCTD là 3,561 tỷ đồng (3,821 tỷ đồng - 260 tỷ đồng). Năm 2007 huy động 482 tỷ đồng tăng 222 tỷ đồng nhưng khoảng cách so với NHTMCP AG là 1,050 tỷ đồng (1,532 tỷ đồng - 482 tỷ đồng) và so NH- TCTD là 4,953 tỷ đồng (5,435 tỷ đồng - 482 tỷ đồng). Lại năm 2008 huy động 590 tỷ đồng tăng 108 tỷ đồng nhưng khoảng cách so với NHTMCP AG là 3,028 tỷ đồng (3,618 tỷ đồng- 590 tỷ đồng) và so NH- TCTD là 8,188 tỷ đồng (8,778 tỷ đồng - 590 tỷ đồng). Tóm lại, VHĐ của Sacombank có tăng nhưng so với với NHTMCP và NH –TCTD trong Tỉnh khoảng cách ngày càng xa. Đây là điều cần quan tâm. Để biết thêm về hiệu quả HĐV của Sacombank dưới sự ảnh hưởng của LS vừa qua ta cần xem xét một số chỉ tiêu sau: SVTH: Hà Thị Tố Quyên_ Lớp DH6KD2 Trang 32 Tác động của lãi suất đến hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Sacombank chi nhánh An Giang trong giai đoạn năm 2006- 2008” SVTH: Hà Thị Tố Quyên_ Lớp DH6KD2 Trang 33 Bảng 4.11 Một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả HĐV Sacombank AG năm 2006-2008 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng NV Triệu đồng 379,675 829,363 1,118,483 VHĐ Triệu đồng 260,026 481,726 589,801 VHĐ có KH Triệu đồng 181,746 388,455 468,761 TG thanh toán Triệu đồng 78,280 93,272 121,039 Tổng VHĐ AG Triệu đồng 3,827,000 5,435,000 8,778,000 VHĐ NHTMCP AG Triệu đồng 714,000 1,532,000 3,618,000 VHĐ/ Tổng NV % 68.49 58.08 52.73 VHĐ có KH/VHĐ % 69.90 80.64 79.48 TG thanh toán/VHĐ % 30.10 19.36 20.52 VHĐ/ Tổng VHĐ AG % 6.79 8.86 6.72 VHĐ/VHĐNHTMCP AG % 36 31 16 (Nguồn: tác giả tổng hợp) * VHĐ/ Tổng NV Hoạt động của chi nhánh chủ yếu phụ thuộc và nguồn VHĐ. Thông qua bảng 4.11 thì ta thấy tỷ trọng này có sự biến động theo chiều hướng giảm như: năm 2006 là 68.49%, năm 2007 là 58.08% và đến năm 2008 52.73%. Điều này cho thấy khả năng chủ động về vốn của chi nhánh đang giảm. Tuy phân tích trên thấy VHĐ tăng qua ba năm nhưng tốc độ tăng tổng nguồn vốn cao hơn. Vậy chi nhánh cần quảng bá tiếp thị sâu rộng đến mọi tầng lớp dân cư, đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đối với khách hàng cũ và lôi kéo khách hàng mới để tăng cường HĐV phù hợp với việc tăng tổng nguồn vốn. * VHĐ có KH/ VHĐ Bảng 4.11cho biết tỷ trọng này biến động qua ba năm như năm 2006 là 69.90% đến năm 2007 là 80.64% (tăng 10.74%) do năm 2007 thị trường chưa biến động nhiều nhưng tiếp theo và chi nhánh mới thành lập không lâu (2 năm) việc quảng cáo, tiếp thị vẫn còn mới nhưng đến năm 2008 thì tỷ số này giảm nhẹ còn 79.48%. Tỷ trọng đến năm 2008 vẫn còn chiếm trên 50% vẫn đủ để phản ánh tính vững chắc của chi nhánh. * TG thanh toán/ VHĐ: Tỷ số này không mang tính ổn định nhưng cần phải được xem trọng vì nó sẽ góp phần làm tăng tổng nguồn VHĐ với LS thấp. Nhìn chung tỷ trọng tại bảng 4.11 có biến động như: năm 2006 là 30.105, Năm 2007 là 19.36% (giảm 10.74% so với năm 2006) và đến năm 2008 thì đạt 20.52% (tăng 1.16% so với năm 2007). Vậy chi nhánh cũng nên đưa ra nhiều chính sách để tăng tỷ trọng này càng nhiều càng tốt. * VHĐ /Tổng VHĐ AG và VHĐ/VHĐNHTMCP AG Số liệu tính toán ở bảng 4.11 đã cho thấy 2 tỷ số VHĐ/Tổng VHĐ AG và VHĐ/VHĐNHTMCP AG đều biến động qua ba năm. Năm 2008 chiếm 6.72% tổng VHĐ của các NH và TCTD trên điạ bàn AG và chiếm 16% tổng vốn các NHTMCP trong Tỉnh. Nguyên nhân, do trên địa bàn Tỉnh ngày càng xuất hiện NH và TCTD nên miếng bánh của thị trường càng cạnh tranh quyết liệt và bị chia nhỏ ra nhiều phần hơn. Tỷ số trên cần quan tâm nên chi nhánh đưa ra nhiều hình thức trong công tác HĐV để giành lại phần bánh lớn hơn. Nhận xét chung: Thông qua các bảng trên thì ta thấy rõ ràng nguồn VHĐ ngày càng tăng nhưng so với thị trường trong Tỉnh thì khiêm tốn. Trong tương lai ngoài việc HĐV thì chi Tác động của lãi suất đến hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Sacombank chi nhánh An Giang trong giai đoạn năm 2006- 2008” nhánh nên quan tâm phong cách phục vụ, chất lượng dịc vụ, mở rộng quan hệ để thuận tiện trong việc thanh toán,nhằm thu hút số lượng khách hàng nhiều hơn. 4.3 Tình hình sử dụng vốn tại Sacombank An Giang (2006 -2008). Bảng 4.12 Tổng hợp tình hình SDV tại An Giang (2006 -2008) 2006 2007 2008 So sánh 07/ 06 So sánh 08/ 07 Chỉ tiêu Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng % Tỷ đồng % Doanh số cho vay 18,064 26,127 36,905 8,063 44.64 10,778 41.25 Doanh số thu nợ 16,546 21,106 33,820 4,560 27.56 12,714 60.24 Dư nợ 8,990 13,445 16,954 4,455 49.56 3,509 26.10 Nợ quá hạn 233 176 326 -57 -24.46 150 85.23 (Nguồn: Phòng Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam - An Giang) Qua bảng 4.12 tình hình SDV của toàn Tỉnh rất tốt qua các năm. DSCV, DS thu nợ và dư nợ đều tăng trong khi đó thì nợ quá hạn cũng tăng nhưng điều đó lại là vấn đề cần phải quan tâm trong tương lai. NQH trong năm 2007 giảm 57 tỷ đồng so với năm 2006 nhưng đến năm 2008 thì lại tăng lên 326 tỷ đồng với số tiền tăng thêm là 150 tỷ đồng tương ứng 85.23 %. Lý do chủ yếu là lạm phát trong năm 2008 tăng cao nên đã gây ra cho các DN phải trì truệ trong việc kinh doanh từ đó dẫn đến không thanh toán đúng hạn. Bảng 4.13 Tổng hợp tình hình SDV tại Sacombank An Giang (2006 -2008) 2006 2007 2008 So sánh 07/ 06 So sánh 08/ 07 Chỉ tiêu Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng % Triệu đồng % Doanh số cho vay 553,257 1,906,225 2,248,309 1,352,968 244.55 342,084 17.95 Doanh số thu nợ 329,613 1,522,786 2,021,600 1,193,173 361.99 498,814 32.76 Dư nợ 293,356 676,794 903,503 383,438 130.71 226,709 33.50 Nợ quá hạn 103 560 2,741 457 443.55 2,182 389.86 (Nguồn: Phòng Hỗ trợ Sacombank An Giang) Biểu đồ 4.8: Tình hình sử dụng vốn tại Sacombank An Giang 2006- 2008. 2,248.3091,906.225 553.25 1,523 2,021.6 329.613 903.5676.794 293.356 0.103 0.56 2.741 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 2006 2007 2008 Năm Tỷ đồng Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ Nợ quá hạn SVTH: Hà Thị Tố Quyên_ Lớp DH6KD2 Trang 34 Tác động của lãi suất đến hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Sacombank chi nhánh An Giang trong giai đoạn năm 2006- 2008” Đối với đồng Việt Nam, bảng 4.13 các chỉ tiêu đều tăng. Trong đó, DSCV tăng mạnh nhất năm 2007 là 1,352,968 triệu đồng tương đương 245% nhưng năm 2008 thì chỉ tăng thêm 342,084 triệu đồng tương đương 17.95%. Nguyên nhân khách quan một phần là năm 2007 việc kinh doanh của DN ít gặp khó khăn nhưng năm 2008 là do LS cho vay tăng cao, nên một mặt các đối tượng đang vay vốn phải gánh chi phí quá lớn, không thể trả nợ đúng thời hạn làm cho thu nợ tăng không đáng kể (498,814 triệu) đồng thời NQH tăng rất mạnh 2,181 triệu đồng (từ 560 lên 2,741 triệu đồng) tương đương là gần 390%. Mặt khác, các đối tượng muốn vay vốn không dám vay vì nguy cơ vỡ nợ, điều đó làm cho DSCV tăng ít, chỉ 342,084 triệu đồng khác hẳn so với năm 2007 (tăng1,352,968 triệu đồng). Đối với tình hình SDV thì ta cần quan tâm đến dư nợ. Dư nợ của Sacombank AG đều tăng nhưng xét về mặt tương đối tốc độ tăng không đều. Cụ thể: Năm 2007 tăng 383,438 triệu đồng tương đương 130.71% và sang năm 2008 tăng 226,709 triệu đồng tương đương 33.50%. Vậy, chi nhánh cố gắng hơn nữa trong các nghiệp vụ để đẩy mạnh dư nơ. Theo bảng trên, cho thấy sự hoạt động nỗ lực của đội ngũ cán bộ tín dụng tại NH. Về cơ bản NH vẫn luôn cố gắng giữ mức tăng trưởng đều đặn nhằm giữ được thị phần, uy tín, năng lực cạnh tranh, hướng tới vị trí là một NH bán lẻ đa năng trong hệ thống NH Việt Nam. Nhìn chung, doanh số bình quân đều tăng, tuy nhiên thì nợ quá hạn có xu hướng tăng nhanh hơn các chỉ tiêu khác, điều này cần được quan tâm hơn nữa trong công tác tín dụng, đôn đốc thu nợ đồng thời thẩm định hợp đồng tín dụng chính xác, kỹ càng hơn trong thời gian sắp tới. Biểu đồ 4.9: Tình hình dư nợ Tỉnh AG và tại Sacombank An Giang 2006- 2008. 16,954 904 13,445 8,990 293 677 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000 2006 2007 2008 Năm Tỷ đồng Dư nợ AG Dư nợ Sacombank AG Biểu đồ 4.9 cho thấy tình hình dư nợ của Sacombank AG đều tăng nhưng khoảng cách ngày càng xa so với dư nợ toàn Tỉnh. Cụ thể năm 2006 khoảng cách 8,697 tỷ đồng (8,990 – 293 tỷ đồng), năm 2006 khoảng cách 12,768 tỷ đồng (13,445 – 677 tỷ đồng) đến năm 2008 khoảng cách 16,050 tỷ đồng (16,954 – 904 tỷ đồng). Vậy, chi nhánh nên quan tâm nhiều đến dư nợ. SVTH: Hà Thị Tố Quyên_ Lớp DH6KD2 Trang 35 Tác động của lãi suất đến hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Sacombank chi nhánh An Giang trong giai đoạn năm 2006- 2008” SVTH: Hà Thị Tố Quyên_ Lớp DH6KD2 Trang 36 Bảng 4.14 Tình hình sử dụng vốn theo thời hạn tại Sacombank An Giang (2006 -2008). Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 07/ 06 So sánh 08/ 07 Chỉ tiêu Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng % Triệu đồng % DSCV 553,257 1,906,225 2,248,309 1,352,968 244.55 342,084 17.95 Ngắn hạn (NH) 381,514 (68.96%) 1,604,511 (81.17%) 2,085,835 (92.77%) 1,222,997 320.56 481,325 30.00 Trung hạn (TH) 171,600 (31.02%) 291,063 (15.27%) 160,146 (7.12%) 119,463 69.62 (130,918) (44.98) Dài hạn (DH) 143 (0.03%) 10,651 (0.56%) 2,328 (0.10%) 10,508 7,348.46 (8,324) (78.15) DSTN 329,613 1,522,786 2,021,600 1,193,173 361.99 498,814 32.76 Ngắn hạn 229,477 (69.62%) 1,314,113 (86.30%) 1,846,596 (91.34%) 1,084,636 472.66 532,484 40.52 Trung hạn 100,136 (30.38%) 203,812 (13.38%) 171,193 (8.47%) 103,676 103.53 (32,619) (16.00) Dài hạn - 4,861 (0.32%) 3,810 (0.19%) 4,861 - (1,051) (21.61) Dư nợ 293,356 676,795 903,504 383,439 130.71 226,709 33.50 Ngắn hạn 183,410 (62.52%) 473,807 (70.01%) 713,046 (78.92%) 290,398 158.33 239,239 50.49 Trung hạn 109,803 (37.43%) 197,054 (29.12%) 186,007 (20.59%) 87,251 79.46 (11,047) (5.61) Dài hạn 143 (0.05%) 5,933 (0.88%) 4,451 (0.49%) 5,790 4,049.23 (1,483) (24.99) NQH 103 560 2,741 457 443.55 2,182 389.86 (Nguồn: Phòng Hỗ trợ Sacombank An Giang) Bảng 4.14 số liệu đã phản ánh được điểm khởi sắc SDV của chi nhánh. DSCV tăng liên tục là một nổ lực rất lớn của NH. NH chủ yếu cho vay để DN đầu tư vào sản xuất, do đó khoản vay này có vòng quay tương đối nhanh, đồng vốn được sử dụng có hiệu quả mang về lợi nhuận cao cho NH. Tất cả những nguyên nhân đó đã làm cho tốc độ tăng DSCV ngắn hạn mỗi năm đều tăng. Năm 2007 tăng 1,222,997 triệu đồng tương đương 320.56% và năm 2008 tăng tương đối ít là 481,325 triệu đồng tương đương 30%. Đây là một bước phát triển mới của NH. Cùng với sự phát triển DSCV ngắn hạn là sự biến động không đều của DSCV trung và dài hạn trong năm 2008 với tổng số tiền giảm 139,242 triệu đồng tương ứng 123.13%. Điều đó cho thấy NH cho vay trong ngắn hạn sẽ gặp ít rủi ro, khả năng thu hồi vốn nhanh. Nguyên nhân chủ yếu là trong năm 2008 kinh tế biến động, LS cũng biến động nên đa số những nhà kinh doanh chỉ giao dịch trong ngắn hạn (luôn chiếm tỷ trọng trên 68%). Nếu giao dịch trung và dài hạn thì những nhà kinh doanh khó kiểm soát được thị trường. Mặt khác, đến với tỷ lệ thu nợ như bảng 4.11 do hoạt động mua bán của các DN, các hộ sản xuất trong thời gian này có nhiều thuận lợi nên trả nợ NH đúng kỳ hạn (chiếm trên 69%). Bên cạnh đó, vẫn có DN hoạt động kém hiệu quả, vòng quay vốn tín dụng còn chậm, hàng hóa còn tồn đọng nhiều trong kho nên khả năng trả nợ còn kém. Như năm 2008 DSTN ngắn hạn tăng 532,448 triệu đồng tương ứng 40,52% (cao hơn so với cho vay NH), về TH và DH thì giảm (TH: giảm 32,619 triệu đồng tương ứng 16%, DH: giảm 1,051 triệu đồng tương ứng Tác động của lãi suất đến hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Sacombank chi nhánh An Giang trong giai đoạn năm 2006- 2008” SVTH: Hà Thị Tố Quyên_ Lớp DH6KD2 Trang 37 21,61%). Đối với các tổ chức kinh tế thì NH thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh, để kiểm tra đôn đốc thu nợ. Riêng đến với dư nợ theo thời hạn thì về TH, DH có tăng trong năm 2007 (TH: tăng 87,251 triệu đồng tương ứng 79,46%, DH: tăng 5,790 triệu đồng tương ứng 4,049.23%) nhưng đến năm 2008 thì giảm (TH: 11,047 triệu đồng tương ứng 5,61%, DH: 1,483 triệu đồng tương ứng 24,99%). Nguyên nhân của việc giảm sút này là do dư nợ TH tăng chậm hơn so với dư nợ ngắn hạn. Bên cạnh đó dư nợ ngắn hạn trong thời gian qua cũng tăng liên tục. Năm 2006 dư nợ ngắn hạn là 183,410 triệu đồng đến năm 2007 tăng thêm 290,398 triệu đồng tương đương 158.33% so với năm 2006. Và trong năm 2008 dư nợ đã tăng thêm 239,239 triệu đồng tương đương 50.49% so với năm 2007. Dư nợ ngắn hạn liên tục tăng là một dấu hiệu tốt chứng tỏ khả năng tăng trưởng tín dụng của NH. Tín dụng ngắn hạn có vòng quay vốn nhanh, nhanh chóng thu hồi vốn và ít rủi ro hơn tín dụng TH, phù hợp với nhu cầu của người dân địa phương nên NH không ngừng nâng cao dư nợ ngắn hạn. Song song việc cho vay, thu nợ và dư nợ thì vẫn còn nợ quá hạn - nợ xấu luôn là điều trăn trở của bất cứ NHTM nào. Cho vay phải thẩm định khách hàng là điều khó, song việc thu hồi nợ lại càng khó hơn. Do rất nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan làm cho tình hình NQH luôn tồn tại trong hoạt động của NH. Tình hình NQH cho thấy hiệu quả SDV của NH. Tình hình nợ quá hạn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho NH, vì thế NH cần chủ động hơn nữa trong công tác thu nợ để hoạt động tín dụng được an toàn và hiệu quả. Bảng 4.15 Tình hình SDV theo loại hình kinh tế - Sacombank An Giang 2006 -2008. 2006 2007 2008 So sánh 07/ 06 So sánh 08/ 07 Chỉ tiêu Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng % Triệu đồng % DSCV 553,257 1,906,225 2,248,309 1,352,968 244.55 342,084 17.95 Nông nghiệp 81,690 (15%) 317,585 (17%) 414,286 (18%) 235,895 288.77 96,701 30.45 Kinh doanh 298,243 (54%) 1,216,785 (63.8%) 1,482,881 (66%) 918,542 307.98 266,097 21.87 Ngành khác 173,324 (31%) 371,855 (19.5%) 351,141 (15.6%) 198,531 114.54 (20,714) (5.57) DSTN 329,613 1,522,786 2,021,600 1,193,173 361.99 498,814 32.76 Nông nghiệp 52,762 137,313 205,841 84,552 160.25 68,528 49.91 Kinh doanh 181,622 1,007,581 1,321,349 825,959 454.77 313,767 31.14 Ngành khác 95,229 377,892 494,410 282,663 296.82 116,519 30.83 Dư nợ 293,356 676,795 903,504 383,439 130.71 226,709 33.50 Nông nghiệp 22,999 (8%) 69,099 (10%) 136,897 (15%) 46,100 200.44 67,799 98.12 Kinh doanh 146,852 (50%) 356,056 (53%) 517,589 (57%) 209,204 142.46 161,533 45.37 Ngành khác 123,505 (37%) 251,640 (37%) 249,018 (28%) 128,136 103.75 (2,622) (1.04) Nợ quá hạn 103 560 2,741 457 443.55 2,182 389.86 (Nguồn: Phòng Hỗ trợ Sacombank An Giang) Tác động của lãi suất đến hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Sacombank chi nhánh An Giang trong giai đoạn năm 2006- 2008” Biểu đồ 4.10: Tình hình SDV theo loại hình kinh tế - Sacombank An Giang 2006 -2008 81.69 298.24 173.32 317.585 1,216.785 371.855 414.286 1,482.88 351.14 - 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 Tỷ đồng 2006 2007 2008 Năm Nông nghiệp Kinh doanh Ngành khác Bảng 4.15 và biểu đồ 4.10 giúp ta sẽ xem xét DSCV cụ thể của từng ngành. An Giang là một Tỉnh thuần nông, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên DSCV qua 3 năm có sự thay đổi rất lớn giữa các ngành. Qua biểu đồ và cùng bảng 4.15 ta thấy DSCV ngành kinh doanh tăng liên tục trong ba năm (từ 298,243 triệu đồng lên đến 1,482,881 triệu đồng). Năm 2008 chiếm tỷ trọng 66% trên tổng số cho vay. Đối với ngành nông nghiệp và các ngành khác có xu hướng tăng tương đối, tổng chiếm 34% trên tổng số DSCV. Ngoài ra, DSCV đối với ngành khác (cho vay mua xe, bất động sản, CBCNV,) giảm trong năm 2008 là 20,741 triệu đồng tương ứng 5.57% trong tổng DSCV. Vì năm 2008 đã có nhiều biến động thị trường giá cả nên dẫn đến việc hạn chế chi tiêu của cá nhân trong Tỉnh. Thêm vào đó, khách hàng chính của NH là các DN nhỏ và vừa nên việc tập trung vốn vào ngành kinh doanh là hoàn toàn đúng định hướng hoạt động của NH. Đây là điểm mạnh của NH, vì NH đã tìm được nhiều khách hàng tin tưởng để cho vay và áp dụng mức LS cho vay phù hợp với từng ngành nghề. Trong tương lai chi nhánh sẽ mở rộng cho vay sang nhiều khối ngành thương mại dịch vụ để phù hợp tình hình phát triển kinh tế của địa phương. Tóm lại cơ cấu cho vay sẽ có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình địa bàn Tỉnh. Vậy cần phải có sự nổ lực của mọi thành viên trong chi nhánh nhằm mang lại hiệu quả cao. Việc thu hồi nợ được xem là công tác quan trọng trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. Mặt khác, việc thu nợ góp phần tích cực trong việc tái đầu tư và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong lưu thông. Bất cứ NH nào muốn tồn tại và phát triển, hoạt động ngày càng hiệu quả thì không chỉ phụ thuộc vào DSCV, đánh giá đúng khách hàng mà tiến hành thu nợ một cách tốt mà còn phải biết tránh rủi ro. Cho nên DS thu nợ là điều kiện để hoạt động chi nhánh được duy trì và phát triển. Cụ thể việc thu nợ đối với ngành Nông nghiệp tăng qua các năm như năm 2007 tăng trên 84,000 triệu so với năm 2006, sang năm 2008 tăng 68,528 triệu so với năm 2007, ngành kinh doanh thì năm 2007 tăng 825,959 triệu tương đương 454.77% và năm 2008 tăng 313,767 triệu đồng tương đương 31.14%. Đối với các ngành khác năm 2007 tăng 282,663 triệu, năm 2008 tăng 116,519 triệu đồng. Tóm lại, đây là kết quả rất khả quan về tình hình thu nợ của chi nhánh. Việc này, chứng tỏ chi nhánh đã rất tích cực đổi mới tìm nhiều SVTH: Hà Thị Tố Quyên_ Lớp DH6KD2 Trang 38 Tác động của lãi suất đến hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Sacombank chi nhánh An Giang trong giai đoạn năm 2006- 2008” SVTH: Hà Thị Tố Quyên_ Lớp DH6KD2 Trang 39 biện pháp thu hồi nợ đối với những món vay như về thời hạn, LScho vay nhưng nhìn chung số tiền gia tăng trong năm 2008 không cao hơn năm 2007. Lý do, trong năm 2008 do quá trình SXKD của nhiều ngành chưa đạt hiệu quả cao, thua lỗ và gặp nhiều khó khăn nên trả nợ NH không đúng hạn. Đến với dư nợ. Đây là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về qui mô hoạt động tín dụng của NH trong từng thời kỳ. Các NH có mức dư nợ cao thường có qui mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. Nhìn chung, dư nợ ngành kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng dư nợ (trên 50%). Điều này cho thấy nguồn thu trong tương lai của chi nhánh còn phụ thuộc vào ngành kinh doanh khá nhiều. Năm 2006 dư nợ ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng là 8%. Ở hai năm tiếp theo tỷ trọng không chỉ ở tại chỗ mà tăng lên 10% vào năm 2007 và 15% vào năm 2008. Như vậy, NH đã cố gắng thu các khoản nợ của ngành nông nghiệp làm cho dư nợ ngành này tăng và các ngành khác thì tỷ trọng giảm từ 37% xuống còn 28%. Cụ thể năm 2008 giảm 2,622 triệu tương ứng 1.04%. Tuy dư nợ của ngành chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng NH nên đầu tư nhiều ngành để góp phần đa dạng hóa khách hàng nhằm phân tán rủi ro. Tất cả các NH đều mong muốn tối thiểu chi phí nhưng lại tối đa hóa lợi nhuận cũng như nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để đánh giá được điều đó ta phải SDV như thế nào. Căn cứ vào số liệu tình hình hoạt động thực tế ta có bảng chỉ tiêu như sau: Bảng 4.16 Một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả SDV Sacombank AG năm 2006- 2008 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng tài sản Triệu đồng 379,675 829,363 1,118,483 VHĐ Triệu đồng 260,026 481,726 589,801 Doanh số cho vay Triệu đồng 553,257 1,906,225 2,248,309 Doanh số thu nợ (DSTN) Triệu đồng 329,613 1,522,786 2,021,600 Dư nợ Triệu đồng 293,356 676,794 903,503 Dư nợ bình quân(DN BQ) Triệu đồng 178,365 823,472 1,241,900 Nợ quá hạn Triệu đồng 103 560 2,741 Hệ số thu nợ (DSTN/DNCV) % 59.58 79.88 89.92 Vòng quay TD(DSTN/DN BQ) vòng 1.848 1.849 1.627 Nợ quá hạn/ dư nợ % 0.035 0.083 0.307 Dư nợ/VHĐ Lần 1.13 1.40 1.53 Dư nợ/Tổng tài sản % 77.27 81.60 80.78 (Nguồn: tác giả tổng hợp) * Hệ số thu nợ (HSTN) Thông qua HSTN thì ta biết được công tác thu hồi nợ và chỉ số này càng cao thì công tác thu hồi nợ càng tốt. Qua bảng 4.16 ta thấy HSTN tăng qua các năm. Năm 2006 là 59.58%, năm 2007 là 79.88% tốc độ tăng 20.31% so với năm 2006, năm 2008 là 89.92% nhưng chỉ tăng 10.03% so vói năm 2007. Điều này giúp ta nhận định tốc độ công tác thu hồi nợ của chi nhánh chưa đồng đều nhưng vẫn được xem ngày càng nâng lên từng bước. Đây là kết quả khả quan và cần phát huy hơn nữa trong việc thu nợ của Chi nhánh. * Vòng quay tín dụng (VQ TD) Yếu tố này giúp ta hiểu rõ hơn về tình hình luân chuyển vốn trong năm. VQ TD có sự biến động qua các năm. Năm 2006 là 1,848 vòng, năm 2007 tăng lên không đáng kể nhưng đến năm 2008 thì lại giảm còn 1.627 vòng. Bởi vì, trong năm 2008 xảy ra lạm phát nên khách Tác động của lãi suất đến hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Sacombank chi nhánh An Giang trong giai đoạn năm 2006- 2008” SVTH: Hà Thị Tố Quyên_ Lớp DH6KD2 Trang 40 hàng đến xin gia hạn nợ với lý do giả cả hàng hóa biến động, buôn bán chậm, nên chưa thể hoàn thành nợ đúng hạn. * Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ: Chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng TD càng kém. Qua bảng 4.16 ta thấy tỷ lệ này tăng qua các năm (năm 2006 là 0.035% đến năm 2008 là 0.307%). Tuy có tăng qua các năm nhưng vẫn dưới mức 5% thì xem như hoạt động TD đang ở mức bình thường. * Tỷ lệ dư nợ trên VHĐ: Như đã trình bày trong phần 1.3.2 thì tỷ số này >1 VHĐ không đủ cho vay nhưng thông qua bảng 4.16 tỷ số này tăng qua các năm và nó luôn > 1. Năm 2006 bình quân 1.13 đồng dư nợ có 1 đồng VHĐ tham gia, năm 2007 tình hình huy động vốn của NH so với 2006 bình quân 1.40 đồng dư nợ có 1 đồng VHĐ tham gia. Sang năm 2006 tỷ lệ tham gia vốn huy động trong tổng dư nợ là 1.53. Vậy trong thời gian tới, chi nhánh cần phải bổ sung thêm vốn để cho vay, thực hiện nhiều chiến dịch cho khâu Marketing hơn (đa dạng hóa các hình thức HĐV) nhằm đem lại lợi nhuận cao. * Tỷ lê dư nợ trên tổng tài sản: Trong ba năm chỉ tiêu này luôn cao, như vậy cứ một đồng tài sản thì chi nhánh đã đầu tư xấp xỉ và trên 0.7 đồng. Điều này phản ánh quy mô hoạt động lớn. Tóm lại, thông qua các số liệu về cho vay và các chỉ tiêu phân tích thì đa phần chi nhánh thực hiện công tác SDV tương đối tốt. Tuy nhiên, trong thời gian tiếp theo cần phải phát huy hơn về nghiệp vụ này và nên tăng cương mạnh hơn về việc HĐV, công tác thu hồi nợ để tăng số vòng quay TD nhiều lần trong năm. 4.4 Tác động của lãi suất đến hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Sacombank AG Bảng 4.17 Chi phí trả lãi VHĐ của Sacombank AG 2006 -2008 2006 2007 2008 So sánh 07/ 06 So sánh 08/ 07 Chỉ tiêu Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng % Triệu đồng % Tổng chi 8,735 23,557 38,005 14,822 169.69 14,448 62.33 Chi trả lãi tiết kiệm 8,573 (98%) 23,009 (98%) 35,355 (93%) 14,436 168.39 12,346 53.66 Chi trả lãi PH giấy tờ có giá trị 162 (2%) 548 (2%) 2,650 (7%) 386 238.27 2,102 383.58 (Nguồn: Phòng kế toán Sacombank- An Giang) Để có được những khoản thu nhập thì NH phải chi ra những khoản chi phí tương ứng. Đối với thu nhập lãi thì sẽ có các khoản chi phí tương ứng như trả lãi tiền tiết kiệm. NH đã không ngừng sử dụng nhiều biện pháp, chiến lược để nâng cao khả năng HĐV như: đa dạng hóa hình thức huy động, chính sách LS linh hoạt, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao công nghệ, nâng cao chất lượng phục vụ nên đã thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và dân cư. Chính vì vậy mà chi phí trả lãi tiền gửi cũng theo đó mà tăng lên: năm 2006 là 8,735 triệu đồng, năm 2007 là 23,557 triệu đồng và năm 2008 lên đến 38,005 triệu đồng và luôn chiếm tỷ trọng trên 93% trong tổng chi. Bên cạnh đó do LS đã tăng liên tục trong ba năm nên chi phí trả lãi nói chung và chi phí trả lãi tiền gửi nói riêng đều tăng. Tác động của lãi suất đến hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Sacombank chi nhánh An Giang trong giai đoạn năm 2006- 2008” SVTH: Hà Thị Tố Quyên_ Lớp DH6KD2 Trang 41 Đến với việc chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng rất thấp (khoảng 7%), khó kiểm soát và ít bị ảnh hưởng. Hơn nữa, khi phát hành giấy tờ có giá phải có sự chỉ đạo trực tiếp của Hội sở và NHNN. Các chi nhánh không được tự phát hành giấy tờ có giá khi chưa có quyết định của NH Trung Ương. Vì vậy, khoản này không nằm trong sự chủ động và kiểm soát của chi nhánh. Ngoài ra, khoản này cũng kém nhạy cảm với LS, khi LS biến động, khoản chi phí này không tác động làm thay đổi cơ cấu chi phí của NH. Như vậy, chỉ có chi phí trả lãi TGTK là ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi phí lãi, nguyên nhân là do sự biến động của yếu tố LS. LS càng tăng thì chi phí càng cao, VHĐ càng tăng thì chi phí càng cao. Ta có tốc độ tăng chi phí lãi và tốc độ tăng VHĐ qua 3 năm như sau: Bảng 4.18 So sánh tốc độ tăng chi phí lãi và tốc độ tăng vốn huy động năm 2006- 2008 Chỉ tiêu 2007/2006 2008/2007 Tốc độ tăng bình quân Tốc độ tăng vốn huy động 85.26 22.43 53.85 Tốc độ tăng chi phí lãi 169.69 61.33 115.51 (Nguồn: Tác giả tự tính) Dễ thấy trên bảng 18, tốc độ tăng chi phí lãi cao hơn tốc độ tăng VHĐ. Cho nên tốc độ tăng bình quân 3 năm của VHĐ thấp hơn tốc độ tăng chi phí lãi. Như vậy, với việc tăng LS huy động qua 3 năm nghiên cứu, làm cho chi phí lãi tăng mạnh so với tốc độ tăng VHĐ. VHĐ tăng bình quân là 53.85% trong khi chi phí tăng bình quân là 115.51%. Vậy tốc độ VHĐ tăng chậm hơn 61.66 % bình quân. Bảng 4.19 Thu nhập lãi của Sacombank AG 2006 -2008 2006 2007 2008 So sánh 07/ 06 So sánh 08/ 07 Chỉ tiêu Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng % Triệu đồng % Tổng thu từ lãi 26,722 62,926 98,838 36,204 135.48 35,912 57.07 Thu lãi cho vay 26,416 (98.85%) 62,374 (99.12%) 98,538 (99.70%) 35,958 136.12 36,164 57.98 Thu lãi tiền gửi 43 (0.16%) 33 (0.05%) 14 (0.01%) (10) (23.26) (19) (57.58) Thu lãi theo loại hình kinh doanh 263 (0.98%) 519 (0.82%) 286 (0.29%) 256 97.34 (233) (44.89) (Nguồn: Tác giả tự tính) Nhìn chung, tổng thu từ lãi liên tục tăng qua ba năm, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 135.48%, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 57.07%. Đây là một tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Trong tổng thu nhập lãi thì thu lãi cho vay chiếm gần như toàn bộ tổng thu nhập từ lãi với tỷ trọng trên 98%. Thu lãi tiền gửi, thu lãi theo loại hình kinh doanh chiếm tỷ trọng rất thấp dưới 0.1% nên ít ảnh hưởng đến tổng thu từ lãi và giảm qua các năm. Vì trong những năm qua nguồn vốn kinh doanh NH tập trung chủ yếu vào hoạt động tín dụng và áp dụng các chiến lược đa dạng hóa hình thức tín dụng, đẩy mạnh công tác cho vay ở các tuyến khách hàng mới, các DN vừa và nhỏ, có chính sách LS ưu đãi thích hợp. Tóm lại, chi nhánh vừa có khách hàng mới, vừa khách hàng cũ nên thu nhập lãi không ngừng được tăng lên. Tác động của lãi suất đến hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Sacombank chi nhánh An Giang trong giai đoạn năm 2006- 2008” SVTH: Hà Thị Tố Quyên_ Lớp DH6KD2 Trang 42 Để thấy rõ hơn LS đã ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động tín dụng, cụ thể là thu nhập từ lãi, ta xem xét sự biến động của hai chỉ tiêu tốc độ tăng của tổng dư nợ và tốc độ tăng của thu nhập lãi. Bảng 4.20 So sánh tốc độ tăng thu nhập lãi và tốc độ tăng tổng dư nợ năm 2006 - 2008 Chỉ tiêu 2007/2006 2008/2007 Tốc độ tăng bình quân Tốc độ tăng tổng dư nợ 49.56 26.10 37.83 Tốc độ tăng thu nhập lãi 135.48 57.07 96.28 (Nguồn: Tác giả tự tính) Qua bảng trên ta thấy rõ tốc độ tăng tổng dư nợ qua 3 năm là thấp. Như vậy, ngoài những nguyên nhân khách quan, LS tăng cũng đã góp phần làm giảm tổng dư nợ. Tuy nhiên, do LS tăng nên làm cho tốc độ thu nhập lãi cũng tăng lên bình quân 96,28%, gấp hơn 2.5 lần tốc độ tăng tổng dư nợ bình quân. 4.5 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian tới. 4.5.1 Một số giải pháp quản trị tốt hơn về vấn đề lãi suất Để nâng cao hiệu quả nghiệp vụ cần thực hiện điều chỉnh lãi suất phù hợp để đảm bảo chi nhánh hoạt động có lợi nhuận. Theo chủ quan về cách nhìn nhận vấn đề nên tôi xin có một số giải pháp như sau: Một là kiểm soát chặt chẽ các loại lãi suất, bao gồm LS huy động và LS cho vay. Chi nhánh có thể thực hiện điều này bằng cách thường xuyên theo dõi LS của thị trường, đối thủ cạnh tranh, đồng thời kiểm tra tình hình hoạt động thường xuyên nhằm kịp thời có hướng điều chỉnh phù hợp LS hiện hành. Hai là phải duy trì tốc độ LS cho vay cao hơn hoặc bằng tốc độ tăng LS huy động, LS đi vay. Nhằm duy trì độ chênh lệch ở một con số đảm bảo an toàn, hiệu quả. Ba là nên có thêm điều khoản trong hợp đồng tín dụng về sự điều chỉnh LS khi có thay đổi ngoài mức thỏa thuận. Bốn là cần quản trị tách biệt giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay, phải có kỳ hạn hợp lý để có sự an toàn tốt nhất đối với LS, hạn chế tối đa rủi ro khi LS biến động. Năm là nên sử dụng một chính sách LS linh hoạt, đặc biệt đối với những khoản vay lớn, thời hạn dài thì cần tìm kiếm nguồn vốn tương xứng. 4.5.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn Công tác huy động vốn đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của NH, nó là cơ sở để NH có được một nguồn vốn ổn định và tạo thế chủ động cho NH trong quá trình hoạt động. Đề tài xin nêu ra một số giải pháp HĐV mang lại hiệu quả hơn: Một là NH cần giữ vững mối quan hệ thân thiết, gần gũi với khách hàng và khuyến khích họ gia tăng doanh số tiền gửi. Thực hiện chi trả chính xác, kịp thời, đảm bảo lợi nhuận, an toàn vốn cho khách hàng. Hai là mở rộng hoạt động HĐV xuống địa bàn huyện, dùng khâu Marketing để khơi dậy tâm lý người dân muốn gửi tiền vào NH. Chi nhánh cũng cần tiếp thu ý kiến của NH cấp trên và các cấp chính quyền địa phương để đặt thêm PGD trên địa bàn huyện tạo điều kiện gia tăng nguồn VHĐ. Tác động của lãi suất đến hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Sacombank chi nhánh An Giang trong giai đoạn năm 2006- 2008” SVTH: Hà Thị Tố Quyên_ Lớp DH6KD2 Trang 43 Ba là đa dạng hóa các hình thức HĐV, cần chú trọng vai trò của TGTK, nhất là những khoản TG có KH trên 1 năm để gia tăng vốn ổn định. Bốn là NH phải áp dụng mức LS phù hợp nằm trong với khung quy định của NH Nhà nước. LS tiền gửi phải được tính toán hợp lý, bảo đảm lợi ích của cả hai bên. Năm là chính sách HĐV cần phải linh hoạt tháo gỡ khó khăn cho người gửi tiền khi họ có rủi ro trong cuộc sống, nếu rút tiền trước hạn thì trả lãi theo số ngày đã gửi. Sáu là Chi nhánh cần phải đưa ra các dịch vụ tốt, thuận lợi như: chỗ để xe, bố trí quầy giao dịch, nước uống, trụ sở kiên cố, nhân viên lịch sự, am hiểu chuyên môn, có hệ thống chi trả tự động, chuyển tiền theo yêu cầu nhanh chóng, chính xác, thời gian làm việc phù hợp. Nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm và phẩm chất đạo đức ở nhân viên, thực hiện phương châm hoạt động “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. 4.5.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Ngoài việc thực hiện tốt những giải pháp trên thì NH cần chú trọng vào những giải pháp nâng cao SDV. Cụ thể như sau: Một là khi thực hiện quy trình cho vay, cán bộ tín dụng cần xem xét số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn, cơ cấu về quy mô địa bàn để nắm được nhu cầu vay vốn cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Hai là Chi nhánh luôn tìm hiểu và theo dõi quá trình SXKD của hộ vay nhằm đánh giá đúng tiến độ thực hiện các phương án vay vốn, không nên xem việc thế chấp là yếu tố quyết định cho vay mà chủ yếu mục đích vay có mang lại hiệu quả thiết thực và có khả năng trả được nợ không. Ba là đối với khách hàng truyền thống, vay trả đúng kỳ hạn, hoạt động SXKD hiệu quả thì NH nên có những chính sách ưu đãi giúp cho DN phấn đấu giảm chi phí. Bốn là chi nhánh nên quan tâm khách hàng khi họ lâm vào tình trạng khó khăn, nếu được tạo điều kiện cho họ vượt qua cái khó để tiếp tục SXKD. Điều này giúp NH tạo được mối quan hệ lâu dài hơn, và giúp cho việc thu nợ cũng như xử lý nợ quá hạn sẽ dễ dàng hơn. Năm là đào tạo đội ngũ cán bộ TD nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong việc thẩm định dự án cho vay. Biện pháp này nhằm đem lại sự an toàn, đảm bảo vốn vay của NH. Tác động của lãi suất đến hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Sacombank chi nhánh An Giang trong giai đoạn năm 2006- 2008” SVTH: Hà Thị Tố Quyên_ Lớp DH6KD2 Trang 44 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Trong một nền kinh tế thị trường, LS là biến số rất nhạy cảm. Với tình hình LS tiền gửi tăng nhanh trong giai đoạn 2006- 2008 thì các NH luôn phải cạnh tranh về mức LS, chất lượng dịch vụ, sản phẩm để duy trì thu hút khách hàng,Tất cả đều ảnh hưởng đến công tác HĐV và SDV. Qua phân tích trên thì ta thấy rõ ràng LS huy động hay cho vay đều ảnh hưởng đến nghiệp vụ HĐV và SDV. LS càng tăng thì nguồn VHĐ càng tăng nhưng vẫn chưa phù hợp với việc tăng tổng nguồn vốn và chi phí trả lãi cao. Mặt khác DSCV, dư nợ cũng tăng qua các năm. Tuy nhiên, trong thuận lợi vẫn không tránh khỏi những khó khăn như tỷ lệ vòng vay chưa nhiều, tốc độ thu hồi nợ còn hạn chế không đồng đều nên ảnh hưởng đến nợ quá hạn tăng trong năm 2008. Có thể do một số nguyên nhân như: + Khách quan: do sự tác động của thị trường tiền tệ đã dẫn đến sự biến động về LS, số lượng NH và TCTD tăng (48 lên 53) nên thị phần đã có sự phân chia. + Chủ quan: khâu Marketing của NH chưa thực sự đạt hiệu quả. Tóm lại, trong thời gian qua chi nhánh đã tích cực điều chỉnh LS theo sự biến động thị trường, đưa ra nhiều hình thức với nhiều LS ưu đãi, tăng thêm kỳ hạn tuần,..để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Mặt khác, chi nhánh cũng tăng cường quảng bá, tiếp thị, ưu đãi,đến khách hàng để tạo uy tín thương hiệu trong địa bàn Tỉnh. Vậy trong thời gian tiếp theo chi nhánh cần phát huy mạnh hơn nữa để mạng lại lợi nhuận cao 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà Nước Kịp thời triển khai phương án quy hoạch tổng thể đô thị, tạo điều kiện cho NH an tâm trong công tác cho vay, có sự thẩm định đúng đắn hơn. Có biện pháp tuyên truyền cho nhân dân hiểu được quyền và nghĩa vụ trong giao dịch dân sự để thực hiện tốt các hợp đồng vay. Cần có những chính sách bình đẳng cho các NH trong hoạt động kinh doanh vận động theo cơ chế thị trường. 5.2.2 Đối với Hội Sở Hội sở cần quan tâm chỉ đạo kịp thời cho các chi nhánh khi thực hiện các quy định hoặc công văn mới ban hành. Thường xuyên theo dõi hoạt động của các chi nhánh để hỗ trợ trong công tác, cấp thêm kinh phí xây dựng trụ sở hoặc ưu đãi lãi suất cung cấp vốn cho các chi nhánh. Mở rộng và tăng thêm quyền hạn cho các chi nhánh khi quản lý điều hành hoạt động kinh doanh trong từng khu vực. Xây dựng biểu lãi suất hấp dẫn, linh hoạt và phù hợp đối với mỗi chi nhánh trong từng khu vực. Tác động của lãi suất đến hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Sacombank chi nhánh An Giang trong giai đoạn năm 2006- 2008” SVTH: Hà Thị Tố Quyên_ Lớp DH6KD2 Trang 45 5.2.3 Đối với Sacombank An Giang. Nâng cao chất lượng dich vụ chuyên nghiệp hơn phù hợp với xu hướng mới, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, để tạo uy tín thương hiệu và tạo niềm tin cho khách hàng. Phải có chương trình quảng cáo những sản phẩm mới của chi nhánh đến với khách hàng. Cần có những chính sách ưu đãi đối với những khách hàng truyền thống và những khách hàng có tiền gửi tại Ngân Hàng. Đa dạng hóa các phương thức huy động vốn và sử dụng vốn. Thực hiện đúng công văn ban hành của Hội Sở. Tuyển chọn và sắp xếp các nhân viên phù hợp với năng lực chuyên môn của mỗi người. 5.3 Hạn chế Do hạn chế về trách nhiệm pháp lý và năng lực thực hiện nên việc thu thập số liệu và phân tích còn tập trung vào VND chưa đi sâu vào đồng ngoại tệ. Mặt khác, các kiến nghị chỉ mang tính chất chủ quan. TÀI LIỆU THAM KHẢO G F Lê Văn Tề, Lê Đình Viên. 2003. “Tiền tệ và ngân hàng”. TP HCM. NXB Lao động- Xã Hội Lê Văn Tề, Nguyễn Thị Xuân Liễu. 2008. “Quản trị ngân hàng thương mại”. TP HCM. NXB Thống kê Nguyễn Văn Dờn. 2007. “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”. TP HCM. NXB Thống kê Tạp chí ngân hàng. Số 20. 07/2008 Tạp chí ngân hàng. Số 34. 12/2008 NHTMCP Sài Gòn Thương Tín. 2006. “Báo cáo kết quả hoạt động năm 2007 và phương hướng năm 2008”. NHTMCP Sài Gòn Thương Tín. 2007. “Báo cáo kết quả hoạt động năm 2008 và phương hướng năm 2009”. NHNN Việt Nam- An Giang. 2006. “Báo cáo kết quả hoạt động năm 2007 và phương hướng năm 2008 tỉnh An Giang”. NHNN Việt Nam- An Giang. 2007. “Báo cáo kết quả hoạt động năm 2008 và phương hướng năm 2009 tỉnh An Giang”. NHTMCP Sài Gòn Thương Tín. 2006. “Báo cáo kết quả hoạt động năm 2007 và phương hướng năm 2008”. Bùi Hồng Minh, 12/2006.“Quản trị rủi ro giảm chi phí huy động vốn của các ngân hàng thương mại trong điều kiện hội nhập”, [trực tuyến]. Đọc từ ngày 05/05/2008 Nguyễn Hà, 18/02/2008.“Lãi suất tăng cao và hàng loạt tác động không mong đợi”, [trực tuyến], GMT+7. Đọc từ: ngày 04/05/2008. Nguyễn Thị Ngọc Hương.2006.Phân tích tác động của lãi suất đến tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Mỹ Xuyên. Chuyên đề tốt nghiệp cử nhân tài chính doanh nghiệp. Khoa Kinh Tế. Đại Hoạc An Giang. Minh Dung, 05/06/2006.“Tài chính- Ngân hàng”, [trực tuyến], GMT+7. Đọc từ: ngày 04/05/2008. TTXVN, 08/01/2007,“Lãi suất tiền gửi cao do cạnh tranh của các NH”, [trực tuyến]. Đọc từ: ngày 05/05/2008. Châu Thị Nhãn.2007. Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp cử nhân Tài Chính doanh nghiệp. Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh. Đại Hoạc Cần Thơ. Tô Thị Như Nhàn.2008. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang. Luận văn tốt nghiệp cử nhân kế toán doanh nghiệp. Khoa Kinh Tế -Quản Trị Kinh Doanh. Đại Hoạc An Giang.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1148.pdf
Tài liệu liên quan