Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, có thể nói lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng, ngân hàng là loại hình hoạt động mang tính năng động và rủi ro cao, đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng cho hoạt động của các doanh nghiệp.
Ngân hàng với chức năng chính là huy động vốn đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phát triển kinh tế đất nước, và qua đó cũng mang lại thu nhập cho chính bản thân ngân hàng. Tuy nhiên thời gian qua, công tác đầu tư cho vay các dự án của các ngân hàng đạt hiệu quả không cao mà nguyên nhân chính là xuất phát từ những yếu kém và chủ quan trong công tác thẩm định. Vì thế dẫn đến nhiều dự án lựa chọn đầu tư có hiệu quả thấp, ngân hàng không thu được nợ và bỏ qua những cơ hội đầu tư tốt hơn.
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Cần Thơ cũng là một đơn vị kinh doanh tiền tệ nên cũng có thể gặp phải những rủi ro trong hoạt động tín dụng. Chính vì thế đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng mà trọng tâm là chất lượng thẩm định dự án. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng mà còn góp phần tiết kiệm vốn cho toàn xã hội, thúc đẩy mở rộng và phát triển kinh tế đất nước.
Với ý nghĩa thực tế đó nên em đã chọn đề tài “Thẩm định dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Cần Thơ”
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thẩm định dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eo thu nhập của người dân cũng không ngừng tăng lên. Chính vì vậy nhu cầu về chất lượng cuộc sống của người dân cũng được nâng lên. Không chỉ là nhu cầu khám chữa bệnh, người dân còn có nhu cầu cao về chất lượng phục vụ.
Với những lý do trên, sự ra đời của một bệnh viện tư nhân là rất cần thiết.
3.2.3 Mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ của dự án
3.2.3.1 Mục tiêu
- Xây dựng một bệnh viện Đa khoa hoàn chỉnh với quy mô 200 giường
- Phục vụ chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh cho tất cả các đối tượng có nhu cầu đang sinh sống Thành phố Cần Thơ cũng như các tỉnh lân cận, giảm áp lực bệnh nhân cho các Bệnh viện nhà nước.
- Xây dựng một Trung tâm chăm sóc cức khỏe với kỹ thuật tiên tiến, thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ y bác sĩ lành nghề và hệ thống phục vụ chất lượng cao.
- Hoàn thiện về kỹ thuật, nghiệp vụ, chất lượng…góp phần tạo uy tín cho hệ thống y tế của Thành phố Cần Thơ và toàn quốc.
- Mục tiêu chính của dự án là mang lại một dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người dân và những lợi ích thiết thực cho cộng đồng.
3.2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ
- Khám chữa bệnh, cấp thuốc và chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu cho tất các đối tượng đến bệnh viện.
- Phối hợp với các bệnh viện Nhà nước, tư nhân, bán công, cơ sở vốn đầu tư nước ngoài… để nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, áp dụng kỹ thuật mới góp phần tham gia công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
- Thực hiện tốt công tác phòng bệnh trong Bệnh viện, phối hợp các cơ sở y tế dự phòng ở địa phương, tham gia thực hiện và phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm, tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe. Thực hiện phòng chống bệnh nghề nghiệp.
- Nghiên cứu khoa học về y học: Là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế từ bậc Trung học trở lên đến trên Đại học nếu có nhu cầu của các cơ quan quản lý ngành y tế và các cơ sở đào tạo.
- Hợp tác quốc tế về y học
- Quản lý kinh tế trong Bệnh viện
3.2.4 Mô tả khái quát về dự án
- Tên dự án : Dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô
- Địa điểm xây dựng: Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô được xây dựng tại phường Hưng Phú Thành Phố Cần Thơ.
Vị trí của bệnh viện nằm trong khu dân cư Hưng Phú I trong khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ. Phía Bắc giáp đường số 2, phía Nam giáp đường số 14, phía Đông giáp đường số 17, phía Tây giáp đường Quang Trung.
- Quy mô:
+ Xây dựng bệnh viện 200 giường
+ Trang thiết bị y tế hiện đại, kỹ thuật tiên tiến
+ Xây dựng đội ngũ y, bác sĩ lành nghề
+ Xây dựng hệ thống phục vụ chất lượng cao
- Hình thức đầu tư:
Vốn do các thành viên đóng góp và vốn vay Ngân hàng
- Đơn vị đầu tư dự án:
Công ty TNHH Bệnh viện Chợ Rẫy – Tây Đô
- Vốn đầu tư của dự án
Tổng vốn đầu tư: 106.026.790.000 đồng
+ Vốn tự có: 66.026.790.000 đồng
+ Vốn phải vay Ngân hàng: 40.000.000.000 đồng
- Nguồn vốn đầu tư:
Công ty TNHH Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô sử dụng nguồn vốn tự có do các thành viên công ty đóng góp và nguồn vốn vay Ngân hàng.
Tổng nguồn vốn cố định cho dự án là: 106.026.790.000 đồng
Vốn tự có của công ty tham gia 62,27%: 66.026.790.000 đồng
Vay tín dụng 37,73%: 40.000.000.000 đồng
Lãi vay vốn tín dụng trung hạn 12%/năm
- Bộ máy quản lý Bệnh viện
+ Ban giám đốc: 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc đồng thời chủ nhiệm các khoa lâm sàng
+ Phòng kế hoạch tổng hợp, điều dưỡng
+ Các khoa chuyên môn
+ Nhà thuốc
- Mô tả về hoạt động của dự án
Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô được xây dựng với qui mô 200 giường gồm: Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Mắt, Tai Mũi họng, Răng hàm mặt, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Dược, Mổ, Khám và điều trị ngoại trú.
Dự kiến nhân sự và máy móc thiết bị khám chữa bệnh của bệnh viện
Bảng 2: DỰ KIẾN SỐ LƯỢNG NHÂN SỰ CỦA BỆNH VIỆN
STT
Chuyên môn nghiệp vụ
Số lượng
1
Bác sĩ
32
2
Dược sĩ Đại học
10
3
Dược tá
15
4
Y tá
20
5
Hộ lý - Nữ hộ sinh
40
6
Kỹ thuật viên
30
7
Nhân viên hành chánh
25
8
Bảo vệ và nhân viên khác
10
Tổng cộng
182
Nguồn: Luận chứng kinh tế của dự án
Các y bác sĩ của bệnh viện được đưa đi học tập tại Bệnh viện Chợ Rẫy và khi Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô đi vào hoạt động thì họ sẽ đảm nhiệm công tác khám và điều trị bệnh.
Trang thiết bị được đầu tư khá hiện đại như máy hình ảnh cộng hưởng từ MRI, máy chụp cắt lớp điện toán xoắn ốc, máy X quang cao tầng, máy siêu âm 4 chiều, các bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi chẩn đoán nhập từ các nước Pháp, Nhật Hàn Quốc…thuộc thế hệ mới nhất với tổng chi phí mua sắm trang thiết bị là 50.552.640.000 đồng.
Giới thiệu về các giải pháp kiến trúc công trình của dự án.
Về bố cục mặt bằng
Công trình được chọn giải pháp bố cục hợp khối với các khoa nghiệp vụ được bố trí liên hoàn trong khối công trình chính, tạo sự liên hệ thuận tiện cho tất cả các khoa với các hệ thống hành lang xương cá và trục giao thông đứng (bao gồm 04 thang máy và 01 bộ thang thoát hiểm).
Các công trình phụ được bố trí xung quanh công trình chính, bao gồm: Nhà thuốc, cửa hàng, căn tin, nhà xe, nhà xác, khu rác tập trung, khu xử lý nước thải, vườn cảnh được bố trí với một cách ly vừa phải, đồng thời đảm bảo được sự liên hệ thuận tiện.
Lối đi vào Bệnh viện được chia riêng biệt theo từng chức năng, bao gồm 4 cổng: Cổng chính, cổng cấp cứu, cổng thăm bệnh và cổng phụ. Cổng phụ được dùng cho các chức năng: đưa dụng cụ, vật liệu, hóa chất…vào Bệnh viện, đưa rác ra khỏi Bệnh viện và là lối đưa xác ra khỏi Bệnh viện, tránh tầm nhìn của bệnh nhân nhằm không gây trạng thái tâm lý lo lắng và sợ hãi cho họ.
Nhà thuốc Bệnh viện được đặt ngay phía trước Bệnh viện, nằm gần cổng chính, cổng thăm bệnh và nhà xe thăm bệnh, nhằm tạo thuận tiện cho bệnh nhân và thân nhân khi cần mua thuốc đồng thời có thể phục vụ cả khu dân cư lân cận.
Căn tin và cửa hàng được đặt gần nhà xe thăm bệnh, tạo sự thuận tiện cho bệnh nhân và khách có nhu cầu.
Vườn cảnh được đặt ở góc trước Bệnh viện, phía trục đường Quang Trung nhằm tạo một góc nhìn thoáng và đồng thời giảm bớt tiếng ồn và bụi bậm từ trục đường này.
Khu xử lý nước thải, nhà xác, nhà tập trung rác, nhà máy phát điện dự phòng được bố trí phía trục đường Quang Trung với dãy cây xanh cách ly, vừa cách ly sự ô nhiễm và sự nguy hiểm, vừa che chắn tầm nhìn cho bệnh nhân và dân cư xung quanh.
Ở công trình chính, mặt bằng được bố trí như sau:
Sảnh chính được bố trí ngay phía trước công trình tạo thành một không gian thoáng, sang trọng để đón tiếp bệnh nhân, đây là không gian tập trung đông người với các chức năng đón khách, nhận bệnh, thanh toán viện phí và là không gian định hướng đến các nơi khác trong Bệnh viện.
Hệ thống giao thông ngang được bố trí liên hoàn với một hành lang trục chính rộng 5m ở giữa và các hành lang phụ đi về các khoa. Hành lang trục chính nối liền với các sảnh và trục giao thông đứng chính.
Hệ thống giao thông đứng bao gồm trục giao thông đứng chính (với 04 thang máy, 01 thang bộ) ngay trung tâm công trình, xung quanh là 04 thang bộ thoát hiểm và 02 thang máy (01 thang phục vụ và 01 thang chuyển xác)
Hệ thống kỹ thuật được bố trí trong các ống gain và trong trần hành lang.
Hệ thống vệ sinh được bố trí hợp lý với các khu vệ sinh công cộng (có khoảng cách ly) và các phòng vệ sinh riêng biệt trong các phòng làm việc và các phòng bệnh nhân.
Bệnh viện được xây dựng gồm có 5 tầng và được sử dụng cho hoạt động chính của bệnh viện là khám, điều trị bệnh cho bệnh nhân.Với mặt bằng trệt gồm khối sảnh đón, khoa khám bệnh 1, khoa chẩn đoán hình ảnh 1. Mặt bằng lầu 1 gồm khoa khám bệnh 2, khoa xét nghiệm, khoa chẩn đoán hình ảnh 2. Mặt bằng lầu 2 gồm khoa giải phẫu, khoa sanh. Mặt bằng lầu 3 và 4, mỗi lầu có 2 đơn nguyên nội trú 25 giường. Mặt bằng lầu 5 gồm nhà bếp, nhà giặt, hội trường 120 chỗ.
Về phòng cháy chữa cháy
Bố trí hệ thống thang thoát hiểm đảm bảo bán kính thoát hiểm theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
Bố trí hệ thống báo cháy ở các tầng và khu dễ cháy
Bố trí hệ thống cấp nước chữa cháy trong khuôn viên công trình và từng tầng của công trình.
Bố trí các thiết bị chữa cháy ở những vị trí dễ cháy nhất
Thường xuyên tập huấn cho nhân viên Bệnh viện để phối hợp với những trường hợp khẩn cấp.
Về cấp thoát nước
Cấp nước sinh hoạt: Tầng trệt sử dụng trực tiếp từ hệ thống cấp thoát nước thành phố, các tầng trên sử dụng hệ thống bể chứa, máy bơm nước.
Cấp nước tiệt trùng: Sử dụng hệ thống cấp nước tiệt trùng được lắp đặt vào công trình.
Thoát nước: Toàn bộ nước trong Bệnh viện được đưa về khu xử lý nước thải thông qua hệ thống cống thoát, hố ga và được xử lý trước khi đưa ra hệ thống cống thành phố.
Về cấp điện
Nguồn điện được lấy từ hệ thống cấp điện thành phố và đưa vào công trình với sự tính toán hợp lý về thông số kỹ thuật.
Bố trí một trạm máy phát điện dự phòng, đủ công suất phục vụ cho công trình trong trường hợp cúp điện.
CHƯƠNG 4
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN BỆNH VIỆN CHỢ RẪY - TÂY ĐÔ
4.1 THẨM ĐỊNH CƠ SỞ PHÁP LÝ
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô
4.1.1 Tác động của quy định, quy chế đến hoạt động của dự án
Thông tư số 21/2000/TT-BYT 29/12/2000 của Bộ Y tế hướng dẫn điều kiện và phạm vi hành nghề tư nhân.
Quyết định số 407/QĐ-UB ngày 06/03/2000 của UBND Tỉnh về việc ban hành qui định một số chính sách đầu tư phát triển các hoạt động giáo dục, đào tạo nghề, y tế văn hóa thể dục thể thao.
Căn cứ Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản ban hành kèm theo Nghị định số 52/CP và Nghị định số 12/CP của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều trong quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
Căn cứ Quy hoạch tổng thể ngành y tế Cần Thơ đến năm 2020 đã được phế duyệt.
Căn cứ quy hoạch tổng thể và chi tiết khu đô thị mới phía Nam sông Cần Thơ đã được UBND Tỉnh Cần Thơ phê duyệt.
Căn cứ Quyết định số 108 QĐ-UB ngày 13/01/2003 của UBND Thành phố Cần Thơ về việc Quy hoạch đất xây dựng bệnh viện tư nhân tại khu Hưng Phú 1, Thành phố Cần Thơ
Căn cứ Công văn số 3226/UB cấp ngày 11/10/2002 về việc xác định địa điểm xây dựng Bệnh viện tư nhân khu vực Hưng Phú-TP Cần Thơ và thống nhất chủ trương quy hoạch địa điểm xây dựng bệnh viện tư nhân do bà Trần Thị Thu Vân đầu tư xây dựng
Căn cứ Công văn số 1543/UB cấp ngày 12/05/2004 của UBND TP Cần Thơ về việc chấp nhận chủ trương xây dựng Bệnh viện tư nhân.
Căn cứ Công văn số 4333/YT-ĐTr ngày 16/06/2004 của Bộ Y tế về việc thành lập bệnh viện tư nhân.
Các quy định trên là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và thành lập dự án. Thông qua đó hướng dẫn về điều kiện, phạm vi hành nghề tư nhân và xác định địa điểm xây dựng bệnh viện.
Dự án xây dựng bệnh viện phù hợp với chính sách quy hoạch và phát triển của Thành phố Cần Thơ. Đây là dự án thuộc lĩnh vực được hưởng ưu đãi đầu tư, dự án được miễn thuế thu nhập trong 2 năm đầu và trong 10 năm tiếp theo được giảm 50% mức thuế.
4.1.2 Tác động của quy định, quy chế đối với việc điều chỉnh chi phí của dự án
Căn cứ luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2000
Căn cứ Nghị định số 51/1999 NĐ-CP ngày 08/07/2002 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi)
Căn cứ Thông tư số 02/1999/TT-BKH ngày 24/09/1999 của Bộ kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp ưu đãi đầu tư.
Căn cứ Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 24/09/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích Xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao.
Căn cứ Quyết định số 14/QĐ-BXD ngày 20/07/2000 của Bộ Xây dựng về việc ban hành định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.
Căn cứ Thông tư số 05/2003/TT-BXD ngày 14/03/2003 của Bộ xây dựng về hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản.
Căn cứ Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ
Các căn cứ trên là cơ sở pháp lý để xác định những ưu đãi mà dự án được hưởng và là căn cứ để tính toán và điều chỉnh chi phí của dự án.
Dự án xây dựng bệnh viện thuộc lĩnh vực được khuyến khích đầu tư nên sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi về: thuế, phí, lệ phí, được đơn giản hóa thủ tục hành chính…Nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương cũng như các sở ban ngành đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình đầu tư xây dựng dự án.
Việc được ưu đãi về thuế, phí, lệ phí sẽ giúp giảm được một phần chi phí trong quá trình hoạt động của dự án. Quy định về việc trích khấu hao tài sản cố định là cơ sở hướng dẫn cho việc tính toán và trích khấu hao tài sản cố định của dự án.
4.2 THẨM ĐỊNH VỀ THỊ TRƯỜNG
4.2.1 Giới thiệu chung về hệ thống các bệnh viện của Thành phố Cần Thơ
Bảng 3: CÁC BỆNH VIỆN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Tên bệnh viện
Địa chỉ
Bệnh viện 121
Đường 30-4, thành phố Cần Thơ
Bệnh viện Da Liễu
Đường 30-4, thành phố Cần Thơ
Bệnh viện 30-4
106 đường Cách Mạng Tháng 8, thành phố Cần Thơ
Bệnh viện Y học Dân tộc
Số 6 đường 30-4, thành phố Cần Thơ
Bệnh viện Đa Khoa
Số 4 Châu Văn Liêm, thành phố Cần Thơ
Bệnh viện Nhi Đồng
204 Trần Hưng Đạo
Nguồn: www.canthoinfo.com
Theo số liệu của tổng cục Thống kê thì tổng số giường bệnh của các bệnh viện ở Thành phố Cần Thơ khoảng 1630 giường.
Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Trung Ương quy mô 700 giường đang được xây dựng ở Quốc lộ 91B, đây là bệnh viện phục vụ cho người dân cả vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Nhìn chung, hệ thống y tế ở Cần Thơ hiện còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế về trang thiết bị y tế, cơ sở hạ tầng và chất lượng khám chữa bệnh. Đối với những căn bệnh khá nghiêm trọng người dân thường phải lên Thành phố Hồ Chí Minh để khám chữa bệnh. Để Cần Thơ thực sự trở thành trung tâm kinh tế, du lịch, dịch vụ…của Đồng Bằng Sông Cửu Long thì việc đầu tư xây dựng phát triển hệ thống y tế là một trong những ưu tiên hàng đầu trong việc triển khai quy hoạch phát triển Thành phố.
4.2.2 Khu vực thị trường
Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô được xây dựng tại khu đô thị mới Hưng Phú-Nam sông Cần Thơ, gần Trung tâm Thành phố (cách cầu Quang Trung khoảng 100m). Hơn nữa, khi cầu Cần Thơ hoàn thành thì khu đô thị Hưng Phú-Nam sông Cần Thơ sẽ ngày càng phát triển và trở thành trung tâm kinh tế lớn không chỉ của Cần Thơ mà của cả khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Với vị trí thuận lợi như thế nên bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô không những sẽ thu hút được người dân ở Thành phố Cần Thơ đến khám chữa bệnh mà còn có thể thu hút được người dân ở các tỉnh, Thành phố khác trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
4.2.3 Khả năng cạnh tranh
Bên cạnh Bệnh viện Chợ Rẫy -Tây Đô là bệnh viện tư nhân đầu tiên được đầu tư xây dựng tại Thành phố Cần Thơ còn có Bệnh viện tư nhân Hoàn Mỹ - Cửu Long cũng đang được xây dựng tại khu Đô thị mới Nam Sông Cần Thơ.
Bệnh viện Hoàn Mỹ - Cửu Long có quy mô lớn hơn (quy mô 500 giường), nhưng có vị trí cách xa trung tâm Thành phố hơn.
Bệnh viện đã cử 100 y bác sĩ học tập tại Bệnh viện Chợ Rẫy và khi Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô đi vào hoạt động thì lực lượng này sẽ đảm nhiệm công tác khám chữa bệnh.
Như vậy, cùng với trang thiết bị hiện đại và những điều kiện khá thuận lợi bước đầu sẽ giúp bệnh viện hoạt động có hiệu quả dần dần tạo được niềm tin và thu hút ngày càng nhiều người dân đến khám chữa bệnh.
4.2.4 So sánh đơn giá một số dịch vụ khám chữa bệnh của Bệnh viện với một mô hình dịch vụ khám chữa bệnh khác.
Mô hình dịch vụ khám chữa bệnh được chọn là Trung tâm chẩn đoán y khoa TP. Cần Thơ.
Bảng 4: GIÁ MỘT SỐ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH ÁP DỤNG TẠI TRUNG TÂM CHẨN ĐOÁN Y KHOA CẦN THƠ
Các dịch vụ khám chữa bệnh
Đơn giá (1000đ)
I. Khám bệnh
1. Khám bệnh
5
2. Khám sức khỏe xin việc làm
20
3. Khám sức khỏe bằng lái xe 2 bánh
20
4. Khám sức khỏe bằng lái xe 4 bánh
35
II. Chẩn đoán bằng hình ảnh
1. X quang
- Blondeau + Hirtz
15
- Khác (không thuốc cản quang)
20
- Khác (có thuốc cản quang)
40
- Chụp khung đại tràng + bơm hơi
60
2. Siêu âm
- Trắng đen
20
- Bụng tổng quát
80
- Tim Doppler màu
80
- Thai Doppler màu
80
3. Điện tâm đồ
12
4. Điện não đồ
50
5. Nội soi dạ dày
50
III. Xét nghiệm
1. Xét nghiệm máu
- Huyết học
77
- Sinh hóa máu
200
- Huyết thanh học
270
2. Xét nghiệm nước tiểu
69
3. Xét nghiệm phân
12
4. Xét nghiệm các chất dịch khác của cơ thể
44
IV. Răng hàm mặt
1. Nhổ răng mọc lạc chỗ
100
2. Nhổ chân răng
20
3. Hàn răng sữa sâu ngà
50
4. Trám bít hố rãnh
50
5. Điều trị răng sữa viêm tủy có hồi phục
50
6. Răng sâu ngà
80
7. Răng viêm tủy hồi phục
80
8. Điều trị tủy răng số 1,2,3
200
9. Điều trị tủy răng số 4, 5
200
10. Điều trị tủy răng số 6, 7 hàm dưới
400
11. Điều trị tủy răng số 6,7 hàm trên
450
12. Hàn composite cổ răng
150
13. Hàn thẩm mỹ composite
200
Nguồn: Trung tâm chẩn đoán y khoa Cần Thơ
Bảng 5: GIÁ CÁC DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA BỆNH VIỆN CHỢ RẪY - TÂY ĐÔ
STT
Các dịch vụ khám chữa bệnh
Đơn giá (1000đ)
1
Thu khám và kiểm tra sức khỏe
25
2
Thu xét nghiệm tổng hợp
150
3
Điều trị nội trú
150
4
Dịch vụ sản phụ khoa
300
5
Ngoại khoa
200
6
Tai mũi họng
200
7
Răng hàm mặt
200
8
Mắt
200
9
Thu về chụp Cắt lớp máy cộng hưởng từ
2000
10
Chụp X Quang
30
11
Chụp nhủ ảnh
200
12
Siêu âm 4D
40
13
Siêu âm 3D
30
Nguồn: Luận chứng kinh tế của dự án
Qua bảng giá các dịch vụ khám chữa bệnh của Trung tâm chẩn đoán y khoa và Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô, thì giá của các dịch vụ: khám bệnh, xét nghiệm, chụp X Quang tương đương nhau.
Đơn giá các dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện được hình thành căn cứ trên việc tham khảo đơn giá của các bệnh viện tư nhân khác và giảm bớt một phần sao cho phù hợp với thu nhập của người dân miền Tây.
Mức giá của bệnh viện đưa ra như vậy là hợp lý vì nó chênh lệch không quá lớn so với các cơ sở y tế khác ở Cần Thơ. Dựa trên việc so sánh đơn giá một số dịch vụ khám chữa bệnh của Bệnh viện và trung tâm chẩn đoán y khoa Cần Thơ có thể ước lượng mức độ chênh lệch về giá trung bình từ 25-30%. Hơn nữa, bệnh viện có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị mới và hiện đại với đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh thì với giá như thế người dân vẫn có thể chấp nhận được.
4.2.5 Xác định cung cầu hiện tại
Bảng 6 : THỐNG KÊ CƠ SỞ Y TẾ ĐƯỢC NGƯỜI DÂN LỰA CHỌN ĐỂ KHÁM CHỮA BỆNH
Tên Cơ sở y tế
Số mẫu
Tỷ lệ %
1. YT thôn bản
4
1,84
2.Trạm YT X/P
22
10,14
3. PK Đa khoa KV
14
6,45
4. BV huỵên/quận
38
17,51
5. BV tỉnh TP
24
11,06
6. BV TW
1
0,46
8. YT tư nhân Tây y
110
50,69
9. Lang y
3
1,38
10. CSYT khác
1
0,46
Tổng
217
100,00
Nguồn: Bộ sưu tập số liệu điều tra về mức sống hộ gia đình năm 2004 của Tổng Cục Thống kê
Theo số liệu điều tra thì y tế tư nhân Tây y được người dân lựa chọn nhiều nhất với tỷ lệ rất cao 50,69%. Như vậy đây chính là một lượng khách hàng tiềm năng rất lớn của Bệnh viện.
Chứng tỏ xu hướng người dân có nhu cầu cao về chất lượng khám chữa bệnh cũng như chất lượng phục vụ nên y tế tư nhân Tây y là sự lựa chọn của họ. Nền kinh tế phát triển, nhu cầu về chất lượng cuộc sống ngày càng cao, và chăm sóc sức khỏe được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong đời sống người dân. Cho nên một bệnh viện tư nhân ra đời có chất lượng khám chữa bệnh cao cùng với vị trí thuận lợi và những dịch vụ phụ trợ giúp tiết kiệm được chi phí ăn ở đi lại sẽ là sự lựa chọn của người dân.
Bảng 7: BẢNG TÍNH THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ CHI TIÊU CHO Y TẾ BÌNH QUÂN/NGƯỜI/THÁNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ
Các chỉ tiêu
Bình quân
Thu nhập bình quân/người/tháng(đồng)
587.000
Chi phí bình quân/người/tháng (đồng)
497.000
Chi cho y tế bình quân/người/tháng (đồng)
31.000
Tỷ lệ chi tiêu cho y tế/thu nhập (%)
5,28
Tỷ lệ chi tiêu cho y tế/tổng chi (%)
6,24
Nguồn: Tự tính toán dựa trên số liệu từ bộ sưu tập số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004 của Tổng Cục Thống kê
Dựa vào số liệu thống kê, ta có phương trình hồi quy tương quan tuyến tính thể hiện mối liên hệ giữa chi tiêu cho y tế và mức thu nhập trung bình tháng là:
y = - 5,85 + 0,063x
Với hệ số b = 0,063 ta có thể nói rằng khi mức thu nhập trung bình tháng tăng lên 1000 đồng, thì chi tiêu cho y tế tăng 63 đồng.
Với mức độ tin cậy 95%, khi thu nhập bình quân tháng tăng 1000 đồng thì chi tiêu cho y tế sẽ tăng trong khoảng từ 33 đến 92 đồng.
Phương trình hồi quy tuyến tính được thiết lập nhằm để giải thích sự biến thiên của biến phụ thuộc y vào biến độc lập x. Qua đó làm cơ sở chứng minh được mức chi tiêu cho y tế của người dân phần nào phụ thuộc vào mức thu nhập trung bình tháng.
Hệ số xác định R2 = 15,38%, ta có thể nói 15,38% biến thiên về chi tiêu cho y tế có thể được giải thích bởi mối liên hệ tuyến tính giữa sự thay đổi của chi tiêu cho y tế và mức thu nhập trung bình/tháng. Giá trị P tính được là rất nhỏ. Do vậy có thể kết luận rằng có mối liên hệ tuyến tính giữa chi tiêu cho y tế và mức thu nhập bình quân tháng.
Như vậy, việc chi tiêu cho y tế phần nào chịu ảnh hưởng bởi thu nhập. Nếu có thu nhập cao người dân sẽ chi nhiều hơn cho việc chăm sóc sức khỏe cũng như họ sẽ lựa chọn cơ sở y tế tốt hơn.
4.2.6 Dự báo nhu cầu tương lai
Bảng 8: DÂN SỐ CẦN THƠ QUA CÁC NĂM
Năm
Dân số trung bình hàng năm
Tốc độ tăng trưởng so với năm trước (%)
2000
1.079.495
2001
1.091.482
101,11
2002
1.103.128
101,07
2003
1.114.259
101,01
2004
1.127.765
101,21
2005
1.137.200
100,84
Nguồn: Niên giám Thống kê TP. Cần Thơ
Dựa vào tốc độ tăng trưởng dân số hàng năm xác định được tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm của Thành phố Cần Thơ:
6-1√ 101,11*101,07*101,01*101,21*100,84 = 101,05%
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là: 101,05 – 100 =1,05%
Với Dân số năm sau = dân số năm trước + dân số năm trước x tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm, từ đó dự báo được dân số trung bình của Thành phố Cần Thơ đến năm 2011.
Bảng 9: DỰ BÁO DÂN SỐ CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2011
Năm
Dân số trung bình
2006
1149141
2007
1161207
2008
1173400
2009
1185721
2010
1198171
2011
1210752
Bảng 10: TÍNH TỶ LỆ SỐ NGƯỜI KHÁM CHỮA BỆNH TRONG NĂM CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Chỉ tiêu
Số người
Tỷ lệ %
Có khám chữa bệnh
375
83
Không có khám chữa bệnh
77
17
Tổng
452
100
Nguồn: Bộ sưu tập số liệu điều tra về mức sống hộ gia đình năm 2004 của Tổng cục Thống kê
Căn cứ vào số liệu của bảng trên có thể ước tính được trong tổng dân số của Thành phố Cần Thơ có khoảng 83% số người có nhu cầu khám chữa bệnh. Và từ số liệu điều tra về số lượt khám chữa bệnh tính được trong năm mỗi người có khám chữa bệnh trung bình có khoảng 4 lần đi khám và chữa bệnh.
Như vậy, Số lượt khám chữa bệnh hàng năm của người dân Thành phố Cần Thơ được dự báo trên cơ sở:
Số lượt khám chữa bệnh hàng năm = dân số trung bình hàng năm x 83%x 4
Bảng 11: DỰ BÁO SỐ LƯỢT KHÁM CHỮA BỆNH TRONG TƯƠNG LAI CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Năm
Số lượt
(Dân số TBx83%x4)
2007
3.855.208
2008
3.895.688
2009
3.936.592
2010
3.977.928
2011
4.019.696
Theo số liệu dự báo thì nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng tăng qua các năm, vì vậy sẽ đảm bảo cung ứng cho bệnh viện một lượng khách hàng lớn.
4.3 THẨM ĐỊNH VỀ TÀI CHÍNH
4.3.1 Các căn cứ tính toán
- Tỷ giá hối đoái tại thời điểm thiết lập dự án: 1 USD = 16000 VND
- Phương pháp tính khấu hao: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng và dựa trên cơ sở Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC, ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính về Khấu hao tài sản cố định.
- Lãi vay ngân hàng: 12%/năm
- Thuế:
+ Thuế TNDN:mức thuế là 20%/năm, trong 2 năm đầu được miễn thuế, 10 tiếp theo được giảm 50% mức thuế.
+ Thuế Môn bài: 3.000.000 đồng/năm
- Bảo hiểm xã hội và y tế: 19% tiền lương
- Các khoản chi phí:
Giả định tiền lương từ năm thứ 5 đến năm thứ 10 tăng khoảng 5% và từ năm thứ 11 đến năm thứ 15 tiếp tục tăng khoảng 5%. Dựa trên cơ sở tham khảo Nghị định 204/2004/NĐ - CP về việc xếp lương mới. Từ năm thứ 5 hoạt động của dự án đi vào ổn định nên tiền lương tăng lên và trung bình mỗi năm tăng khoảng 1%.
4.3.2 Vốn và nguồn vốn đầu tư
Tổng nguồn vốn đầu tư: 106.026.790.000 đồng
Bảng 12: DỰ TOÁN TỔNG KINH PHÍ ĐẦU TƯ
STT
CHỈ DANH
VỐN ĐẦU TƯ (đồng)
1
Xây dựng cơ bản
49.474.150.000
2
Trang thiết bị y tế
50.552.640.000
3
Vốn lưu động
6.000.000.000
4
Tổng vốn đầu tư
106.026.790.000
Nguồn: Luận chứng kinh tế của dự án
Bảng 13: KHÁI TOÁN CÁC KHOẢN CHI PHÍ XÂY DỰNG CƠ BẢN
ĐVT: 1000 đồng
CÁC KHOẢN CHI PHÍ
SỐ TIỀN
A- Phần chi phí xây dựng
24.876.750
1. Nhà chính
20.753.970
2. Nhà thuốc Bệnh viện
129.600
3. Cửa hàng - Căn tin
800.000
4. Nhà xác
143.000
5. Nhà xe nhân viên
70.200
6. Nhà xe cứu thương
151.200
7. Nhà bảo vệ
84.000
8. Tường rào
756.000
9. Cổng rào
66.000
10. Sân đường nội bộ
757.180
11. Cây xanh - Thảm cỏ
468.600
12. San lắp mặt bằng
347.000
13. Điện nước ngoại vi
350.000
B- Phần trang thiết bị
2.650.000
1. Thang máy
500.000
2. Hệ thống máy lạnh
500.000
3. Hệ thống điện thoại
50.000
4. Hệ thống PCCC
150.000
5. Hệ thống chống sét
50.000
6. Hệ thống khí y tế
200.000
7. Mạng máy tính
100.000
8. Trang thiết bị nội thất
900.000
9. Hệ thống xử lý nước thải
200.000
C- Các chi phí kiến thiết cơ bản khác
1.476.900
D- Dự phòng phí
2.470.500
E- Tiền bồi hoàn cơ sở hạ tầng
18.000.000
Tổng
49.474.150
Nguồn: Luận chứng kinh tế của dự án
Công ty TNHH Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô sử dụng nguồn vốn tự có do các thành viên công ty đóng góp và nguồn vốn vay Ngân hàng.
Tổng nguồn vốn cố định cho dự án là: 106.026.790.000 đồng
Vốn tự có của công ty tham gia 62,27%: 66.026.790.000 đồng
Vay tín dụng 37,73%: 40.000.000.000 đồng
Lãi vay vốn tín dụng trung hạn 12%/năm
4.3.3 Dự trù doanh thu, chi phí và lãi lỗ
Trong những năm đầu, hoạt động của bệnh viện chưa ổn định nên dự kiến trong năm thứ 1 bệnh viện chỉ hoạt động với công suất 60%, năm thứ 2 hoạt động với công suất 80% và từ năm thứ 3 đến năm thứ 15 hoạt động với công suất 100%.
4.3.3.1 Dự trù doanh thu
Doanh thu của bệnh viện hàng năm gồm doanh thu từ hoạt động khám chữa bệnh, từ kinh doanh hiệu thuốc, và từ các khoản thu khác.
Bảng 14: DỰ KIẾN GIÁ CÁC DỊCH VỤ VÀ SỐ LƯỢT SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA BỆNH VIỆN
STT
Các dịch vụ khám chữa bệnh
Đơn giá (1000đ)
Số lượt mỗi ngày (lượt)
1
Thu khám và kiểm tra sức khỏe
25
250
2
Thu xét nghiệm tổng hợp
150
50
3
Điều trị nội trú
150
100
4
Dịch vụ sản phụ khoa
300
25
5
Ngoại khoa
200
50
6
Tai mũi họng
200
40
7
Răng hàm mặt
200
50
8
Mắt
200
45
9
Thu về chụp Cắt lớp máy cộng hưởng từ
2000
5
10
Chụp X Quang
30
50
11
Chụp nhủ ảnh
200
10
12
Siêu âm 4D
40
50
13
Siêu âm 3D
30
100
Nguồn: Luận chứng kinh tế của dự án
Bảng 15 : GIẢI THÍCH CÁC KHOẢN THU KHÁC TRONG 1 NĂM
STT
Diễn giải
Thành tiền (đồng)
1
Kim, chỉ, bông băng
311.000.000
2
+ Cửa hàng
+ Siêu thị
138.000.000
1.500.000.000
3
Căn tin
126.000.000
4
Giữ xe
75.000.000
Cộng
2.150.000.000
Nguồn: Luận chứng kinh tế của dự án
Doanh thu các dịch vụ khám chữa bệnh hàng năm = Đơn giá x số lượt khám mỗi ngày x 30 x 12 x Công suất hoạt động
Dự kiến doanh thu về kinh doanh hiệu thuốc trong 1 năm là 3.000.000.000 đồng
Bảng 16 : DỰ TRÙ DOANH THU QUA CÁC NĂM
ĐVT: 1000 đồng
Doanh thu
Năm 1 (60%)
Năm 2 (80%)
Năm 3-15
(100%)
1.khám và kiểm tra sức khỏe
1.350.000
1.800.000
2.250.000
2.Thu xét nghiệm tổng hợp
1.620.000
2.160.000
2.700.000
3.Điều trị nội trú
3.240.000
4.320.000
5.400.000
4.Dịch vụ sản phụ khoa
1.620.000
2.160.000
2.700.000
5.Ngoại khoa
2.160.000
2.880.000
3.600.000
6.Tai mũi họng
1.728.000
2.304.000
2.880.000
7.Răng hàm mặt
2.160.000
2.880.000
3.600.000
8. Mắt
1.944.000
2.592.000
3.240.000
9.Doanh thu về kinh doanh hiệu thuốc
1.800.000
2.400.000
3.000.000
10.Thu về chụp cắt lớp bằng máy cộng hưởng từ
2.160.000
2.880.000
3.600.000
11.Chụp X Quang
324.000
432.000
540.000
12.Chụp nhủ ảnh
432.000
576.000
720.000
13.Siêu âm 4D
432.000
576.000
720.000
14.Siêu âm 3D
648.000
864.000
1.080.000
15.Thu khác
1.290.000
1.720.000
2.150.000
Tổng Doanh thu
22.908.000
30.544.000
38.180.000
4.3.3.2 Dự trù chi phí hàng năm
Chi phí hàng năm của bệnh viện gồm có tiền lương trả cho công nhân viên, phụ cấp lương, các khoản chi phí khác, và chi phí về phân bổ tiền bồi hoàn đất. Tiền bồi hoàn đất để xây dựng Bệnh viện là 18.000.000.000 đồng được tính như một khoản chi phí và được phân bổ đều trong 15 năm, như vậy mỗi năm khoản chi phí này là 1.200.000.000 đồng.
Bảng 17: LƯƠNG BÌNH QUÂN HÀNG THÁNG
ĐVT: đồng
Chức danh
Số lượng
(người)
Lương bình quân
(từ năm 1-4)
Lương bình quân
(từ năm 5-10)
Lương bình quân
(từ năm 11-15)
Bác sĩ
32
3.000.000
3.150.000
3.300.000
Dược sĩ ĐH
10
2.500.000
2.620.000
2.750.000
Dược tá
15
2.000.000
2.100.000
2.200.000
Y tá
20
1.800.000
1.890.000
1.980.000
Hộ lý - Hộ sinh
40
1.500.000
1.570.000
1.650.000
Kỹ thuật viên
30
2.000.000
2.100.000
2.200.000
Nhân viên hành chánh
25
1.500.000
1.570.000
1.650.000
Bảo vệ + khác
10
1.200.000
1.260.000
1.320.000
Nguồn: Luận chứng kinh tế của dự án
Tiền lương hàng năm = số lượng x Lương bình quân tháng x 12 x Công suất hoạt động
Bảng 18 : PHỤ CẤP LƯƠNG CB-CNV TRONG 1 NĂM
ĐVT: Đồng
STT
Các khoản phụ cấp
Số tiền
1
Phụ cấp chức vụ
308.000.000
2
Phụ cấp ca 3
330.000.000
3
Phụ cấp độc hại
282.000.000
4
Phúc lợi tập thể
1.145.400.000
5
BHXH-BHYT
Tổng lương hàng năm x 19%
Nguồn: Luận chứng kinh tế của dự án
Phụ cấp lương hàng năm = Tổng phụ cấp lương x công suất hoạt động
Phúc lợi tập thể = 3%x Doanh thu
Phụ cấp chức vụ = 0,8%x Doanh thu
Phụ cấp ca 3 = 0,85%x Doanh thu
Phụ cấp độc hại = 0,75%xDoanh thu
Bảng 19: GIẢI THÍCH CÁC KHOẢN CHI KHÁC TRONG 1 NĂM
ĐVT: 1000 đồng
STT
Diễn giải
Thành tiền
1
CP cho hội nghị
120.000
2
In ấn, văn phòng phẩm
150.000
3
Điện, máy phát điện
1.340.000
4
Nước sinh hoạt phục vụ
280.000
5
Bưu điện phí
50.000
6
Xăng, dầu phục vụ
300.000
7
CP tiếp khách
142.000
8
Vật rẻ tiền mau hỏng
80.000
9
Đồ vải các loại
450.000
10
Nước uống
30.000
11
Chi phí dụng cụ, vật tư
450.000
12
Chi phí quản lý
150.000
13
Bảo dưỡng tu bổ máy móc
570.000
14
Bảo dưỡng tu bổ công trình
980.000
15
Nghiệp vụ phí
100.000
16
Chi phí mua thuốc các loại
2.600.000
17
Chi mua kim, chỉ, bông băng
248.800
18
Chi mua hàng hóa cho cửa hàng, siêu thị
1.310.400
19
Chi phí căn tin
100.800
20
Chi khoán về giữ xe
60.000
Tổng cộng
9.512.000
Nguồn: Luận chứng kinh tế của dự án
4.3.3.3 Dự trù lãi lỗ hàng năm
Lãi vay Ngân hàng là 12%/năm
Phương pháp tính khấu hao: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng và dựa trên cơ sở Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC, ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính về Khấu hao tài sản cố định.
- Thuế:
+ Thuế TNDN:mức thuế là 20%/năm, trong 2 năm đầu được miễn thuế, 10 tiếp theo được giảm 50% mức thuế.
+ Thuế Môn bài: 3.000.000 đồng/năm
Bảng 21: TÍNH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Tên tài sản
Số tiền
(1000 đồng)
Thời gian khấu hao (năm)
Tỷ lệ KH/năm
Số tiền KH/năm
(1000 đồng)
Chi phí xây dựng công trình
31.005.550
25
4%
1.240.222
Cây xanh thảm cỏ
468.600
8
12.50%
58.575
Máy móc thiết bị
46.888.640
12
8.33%
3.905.824
Hệ thống khác
3.664.000
8
12.50%
458.000
Tiền bồi hoàn cơ sở hạ tầng
18.000.000
Bảng 22: SỐ TIỀN TRÍCH KHẤU HAO QUA CÁC NĂM
ĐVT: đồng
Năm 1 đến năm 8
Năm 9 đến năm 12
Năm 13 đến năm 15
5.662.620.700
5.146.045.700
1.240.222.000
Số tiền khấu hao mỗi năm từ năm 1 đến năm 8 gồm tổng số tiền khấu hao mỗi năm của chi phí xây dựng công trình, cây xanh thảm cỏ, máy móc thiết bị và hệ thống khác.
Số tiền khấu hao mỗi năm từ năm 9 đến năm 12 gồm tổng số tiền khấu hao mỗi năm của chi phí xây dựng công trình và máy móc thiết bị vì cây xanh thảm cỏ và hệ thống khác đã khấu hao hết.
Số tiền khấu hao mỗi năm từ năm 13 đến năm 15 bằng số tiền khấu hao mỗi năm của chi phí xây dựng công trình vì các tài sản khác đã khấu hao hết.
Lợi nhuận thuần của dự án trong 7 năm đầu không cao do dự án phải chịu khoản chi phí khá lớn cho việc trả lãi vay Ngân hàng. Trong những năm sau mặc dù các khoản chi phí khác có biến động nhưng lợi nhuận thuần của dự án cũng đạt mức khá cao và tương đối ổn định.
4.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính
4.3.4.1 Tính lãi suất chiết khấu
Bảng 24: BẢNG TÍNH LÃI SUẤT CHIẾT KHẤU
Nguồn vốn
Tỷ lệ trong tổng vốn đầu tư
Chi phí sử dụng
(Tính theo mỗi nguồn)
Chi phí sử dụng
(Tính theo tổng vốn)
1. Vốn tự có
2. Vốn vay
62,27%
37,73%
7,2%
12%
4,48%
4,52%
Lãi suất chiết khấu
9%
4.3.4.2 Chỉ số sinh lời của dự án (BCR)
Chỉ số sinh lời của dự án BCR là tỷ lệ giữa hiện giá tổng thu nhập và hiện giá tổng chi phí được xác định trong suốt vòng đời của dự án. Điều kiện cần và đủ để dự án có hiệu quả là khi hệ số BCR >1
Bảng 25: BẢNG TÍNH CHỈ SỐ SINH LỢI
ĐVT: 1000 đồng
Năm (n)
r = 9%
Chi phí
Doanh thu
Hiện giá chi phí
Hiện giá doanh thu
0
1
1
0,917
11.200.932
22.908.000
10.271.254,64
21.006.636
2
0,842
14.534.576
30.544.000
12.238.112,99
25.718.048
3
0,772
17.868.220
38.180.000
13.794.265,84
29.474.960
4
0,708
17.868.220
38.180.000
12.650.699,76
27.031.440
5
0,650
18.117.406
38.180.000
11.776.313,90
24.817.000
6
0,596
18.117.406
38.180.000
10.797.973,98
22.755.280
7
0,574
18.117.406
38.180.000
10.399.391,04
21.915.320
8
0,502
18.117.406
38.180.000
9.094.937,81
19.166.360
9
0,460
18.117.406
38.180.000
8.334.006,76
17.562.800
10
0,422
18.117.406
38.180.000
7.645.545,33
16.111.960
11
0,388
18.377.302
38.180.000
7.130.393,18
14.813.840
12
0,356
18.377.302
38.180.000
6.542.319,51
13.592.080
13
0,326
18.377.302
38.180.000
5.991.000,45
12.446.680
14
0,299
18.377.302
38.180.000
5.494.813,30
11.415.820
15
0,275
18.377.302
38.180.000
5.053.758,05
10.499.500
Tổng
137.214.786,50
288.327.724
BCR = 2,10
Chỉ tiêu hiệu quả sinh lời BCR>1 cho nên chỉ tiêu này thỏa mãn điều kiện của dự án với lãi chấp nhận được.
4.3.4.3 Hiện giá thuần NPV
Bảng 26: BẢNG TÍNH NPV
Năm (n)
r = 9%
LNR + KH
PV
CF tính giảm cộng dồn
0
1
1
0,917
6.904.068.000
6.331.030.356
-99.695.759.644
2
0,842
11.206.424.000
9.435.809.008
-90.259.950.636
3
0,772
14.896.983.670
11.500.471.393
-78.759.479.243
4
0,708
15.502.130.638
10.975.508.492
-6.778.397.0751
5
0,650
16.082.300.374
10.453.495.243
-57.330.475.508
6
0,596
16.919.415.448
10.083.971.607
-47.246.503.901
7
0,574
17.787.859.648
10.210.231.438
-37.036.272.463
8
0,502
18.619.896.670
9.347.188.128
-27.689.084.335
9
0,460
18.568.239.170
8.541.390.018
-19.147.694.316
10
0,422
18.568.239.170
7.835.796.930
-11.311.897.387
11
0,388
18.334.332.770
7.113.721.115
-4.198.176.272
12
0,356
18.334.332.770
6.527.022.466
2.328.846.194
13
0,326
16.087.802.800
5.244.623.713
7.573.469.907
14
0,299
16.087.802.800
4.810.253.037
12.383.722.944
15
0,275
28.490.022.800
7.834.756.270
20.218.479.214
NPV = 20.218.479.214 > 0, nên dự án khả thi về mặt tài chính
4.3.4.4 Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn
+ Thời gian hoàn vốn không chiết khấu
Năm
Vốn đầu tư ban đầu
LNR + KH
CF cộng dồn
106.026.790.000
1
6.904.068.000
-99.122.722.000
2
11.206.424.000
-87.916.298.000
3
14.896.983.670
-73.019.314.330
4
15.502.130.638
-57.517.183.692
5
16.082.300.374
-41.434.883.318
6
16.919.415.448
-24.515.467.870
7
17.787.859.648
-6.727.608.222
8
18.619.896.670
11.892.288.448
9
18.568.239.170
30.460.527.618
10
18.568.239.170
49.028.766.788
11
18.334.332.770
67.363.099.558
12
18.334.332.770
85.697.432.328
13
16.087.802.800
101.785.235.100
14
16.087.802.800
117.873.037.900
15
28.490.022.800
146.363.060.700
TGHV = 7 năm + (6.727.608.222/ 18.619.896.670)x12
= 7 năm 4 tháng
+ Thời gian hoàn vốn có chiết khấu
TGHV = 11 năm + (4.198.176.272/6.527.022.466)x12
= 11 năm + 8 tháng
4.3.4.5 Tỷ suất doanh lợi nội bộ IRR
IRR
=
r1
+
x
( r2 – r1 )
NPV1
NPV1 + │NPV2│
= 10% + (11.643.039.336x(13% - 10%)/(11.643.039.336 + 8.467.160.400)
= 11,74%
IRR = 11,74% > MARR ( 7,2%)
IRR = 11,74% ≈ lãi suất vay của ngân hàng (12%)
IRR = 11,74% > chi phí sử dụng vốn chung (9%)
Chính vì vậy IRR = 11,74% là chấp nhận được và vẫn đảm bảo cho dự án có lời.
Điểm hòa vốn là điểm giúp phân biệt vùng lời, vùng lỗ của dự án. Điểm hòa vốn càng nhỏ chứng tỏ hoạt động của dự án trong năm càng tốt vì vùng lỗ hẹp, vùng lời rộng. Nhận thấy điểm hòa vốn của dự án qua các năm giảm dần, chứng tỏ hoạt động của dự án ngày càng ổn định và lợi nhuận tăng lên. Trong 2 năm đầu điểm hòa vốn của dự án cao là do dự án mới đi vào hoạt động, chưa hoạt động hết công suất. Từ năm thứ 6 hoạt động của dự án đã ổn định hơn, điểm hòa vốn lý thuyết của dự án là 0,595 gần bằng điểm hòa vốn trung bình của dự án trong 15 năm là 0,575.
4.3.4.7 Phân tích các tỷ lệ tài chính
Bảng 30: BẢNG TÍNH CÁC TỶ LỆ TÀI CHÍNH
Năm hoạt động
Lợi nhuận ròng/doanh thu
(%)
Lợi nhuận ròng/Vốn đầu tư
(%)
1
5,42
1,17
2
18,15
5,23
3
24,19
8,71
4
25,77
9,28
5
27,29
9,83
6
29,48
10,62
7
31,76
11,44
8
33,94
12,22
9
35,16
12,66
10
35,16
12,66
11
34,54
12,44
12
34,54
12,44
13
38,89
14,00
14
38,89
14,00
15
71,37
25,70
+ Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu
Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu sẽ cho ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng số liệu cho thấy tỷ lệ này ngày một tăng và dần dần đi vào ổn định.
+ Tỷ suất lợi nhuận/Vốn đầu tư
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn đầu tư vào dự án sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cũng tăng dần qua các năm và dần đi vào ổn định.
4.3.4.8 Phương án trả nợ vay
Vốn vay được thanh toán từ việc trích 50% lợi nhuận thuần và 50% khấu hao cơ bản hàng năm. Nợ được thanh toán bắt đầu từ năm thứ 2
Bảng 31: PHƯƠNG ÁN TRẢ NỢ VAY
ĐVT: 1000 đồng
Năm
LNR + KH
Dư nợ vay đầu kỳ
Lãi vay trong kỳ
Trả nợ gốc trong kỳ
Dư nợ vay cuối kỳ
1
6.904.068
40.000.000
4.800.000
0
40.000.000
2
11.206.424
40.000.000
4.800.000
3.452.034
36.547.966
3
14.896.984
36.547.966
4.385.755,92
5.603.212
30.944.754
4
15.502.131
30.944.754
3.713.370,48
7.448.492
23.496.262
5
16.082.300
23.496.262
2.819.551,44
7.751.065,50
15.745.196,50
6
16.919.415
15.745.196,50
1.889.423,58
8.041.150
7.704.046,50
7
17.787.860
7.704.046,50
924.485,58
7.704.046,50
0
Thời gian trả nợ = 6 năm + (7704046,5/8459707,5)x12
= 6 năm 11 tháng
4.3.4.9 Đánh giá an toàn về tài chính
+ An toàn về vốn
Vốn riêng
Tỷ lệ vốn riêng trên vốn vay =
Vốn vay
= 66.026.790.000/40.000.000.000 = 1,65
Tỷ lệ này lớn hơn 1 nên đảm bảo an toàn về vốn.
+ An toàn về khả năng trả nợ K
Lợi nhuận ròng + Khấu hao
K =
Nợ phải trả
Với K≥1,4 thì đảm bảo an toàn về khả năng trả nợ
Hàng năm công ty trích 50% lợi nhuận và 50% khấu hao để trả nợ và trả hết nợ trong 6 năm 11 tháng nên công ty luôn đảm bảo khả năng trả nợ.
+ Phân tích nhạy cảm
Theo lý luận về chiến lược Marketing hỗn hợp thì những chiến lược chính bao gồm: Chiến lược sản phẩm (P1), chiến lược giá (P2), chiến lược chiêu thị (P3) và chiến lược phân phối (P4). Ta cũng có thể xem các chiến lược này là những yếu tố chủ yếu của một trạng thái thị trường, ảnh hưởng đến hiệu quả và an toàn đầu tư.
Cho nên cần nghiên cứu xem khi các yếu tố này của thị trường thay đổi thì lãi ròng sẽ thay đổi theo như thế nào và dự án có còn an toàn hay không.
Trong các yếu tố trên thì yếu tố có khả năng biến động nhiều đó là nhu cầu thị trường thay đổi (chiến lược chiêu thị) và chiến lược giá thay đổi.
- Quan hệ giữa tốc độ biến động nhu cầu thị trường và tốc độ biến động lãi ròng
Tốc độ biến động nhu cầu thị trường
Tốc độ biến động lãi ròng
Giảm 5 %
Giảm 10,73 %
Giảm 10%
Giảm 23,58 %
Tăng 5%
Tăng 12,86%
Tăng 10%
Tăng 29,88%
Nhận thấy tốc độ biến động của lãi ròng cao hơn rất nhiều so với tốc độ biến động của nhu cầu thị trường, điều này chứng tỏ rằng dự án rất nhạy cảm với yếu tố nhu cầu.
Bảng 32: TÍNH ĐỘ NHẠY KHI NHU CẦU THỊ TRƯỜNG THAY ĐỔI
Trường hợp cơ bản
Nhu cầu giảm 5%
Nhu cầu giảm10%
IRR
11,74%
10,27%
8,60%
NPV
20.218.479.214
9.757.134.114
-2.781.592.786
Trường hợp cơ bản
Nhu cầu tăng 5%
Nhu cầu tăng 10%
IRR
11,74%
13,24%
15,29%
NPV
20.218.479.214
32.757.206.114
49.364.651.214
Khi nhu cầu thị trường giảm 5% dự án vẫn còn đảm bảo khả thi về tài chính nhưng nếu nhu cầu giảm 10% thì dự án không còn khả thi nữa.
NC 5 0
5
LR
Hình 4: ĐỒ THỊ MÔ TẢ HÀNH LANG AN TOÀN THEO ĐƯỜNG PHÂN GIÁC CỦA DỰ ÁN KHI NHU CẦU THỊ TRƯỜNG THAY ĐỔI
NC: Nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của dự án
LR: Lãi ròng
Hình 4 mô tả hành lang an toàn theo đường phân giác khi nhu cầu thị trường giảm. Nếu các tính toán cho thấy dự án nằm dưới đường phân giác, tức tốc độ giảm lãi ròng nhanh hơn tốc độ giảm nhu cầu, thì dự án không an toàn nữa.
- Quan hệ giữa tốc độ biến động giá bán sản phẩm và tốc độ biến động lãi ròng
Tốc độ biến động giá bán
Tốc độ biến động lãi ròng
Giảm 5%
Giảm 13,37%
Giảm 10%
Giảm 26,74 %
Tăng 5%
Tăng 13,37%
Tăng 10%
Tăng 26,74%
Tốc độ biến động của lãi ròng cao hơn rất nhiều so với tốc độ biến động của giá bán sản phẩm nên dự án cũng rất nhạy cảm với yếu tố giá bán sản phẩm.
Bảng 33: TÍNH ĐỘ NHẠY KHI GIÁ BÁN SẢN PHẨM THAY ĐỔI
Trường hợp cơ bản
Giá bán giảm 5%
Giá bán giảm 10%
IRR
11,74%
9,01%
8,14%
NPV
20.218.479.214
7.181.918.214
-5.854.642.786
Trường hợp cơ bản
Giá bán tăng 5%
Giá bán tăng 10%
IRR
11,74%
13,30%
14,91%
NPV
20.218.479.214
33.255.040.214
46.291.601.214
Khi giá bán sản phẩm giảm 5% thì dự án vẫn còn khả thi về mặt tài chính và sẽ không còn khả thi khi giá bán giảm xuống 10%.
G 5 0
5
LR
Hình 5: ĐỒ THỊ MÔ TẢ HÀNH LANG AN TOÀN THEO ĐUỜNG PHÂN GIÁC CỦA DỰ ÁN KHI GIÁ BÁN SẢN PHẨM THAY ĐỔI
G: Giá bán sản phẩm
LR: Lãi ròng
Hình 5 mô tả hành lang an toàn theo đường phân giác của dự án khi giá bán sản phẩm thay đổi. Nếu các tính toán cho thấy dự án nằm dưới đường phân giác, tức tốc độ giảm lãi ròng nhanh hơn tốc độ giảm của giá bán, thì dự án không an toàn nữa.
4.4 THẨM ĐỊNH VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG
4.4.1 Các chỉ tiêu về doanh lợi xã hội của dự án
4.4.1.1 Hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư
+ Lợi nhuận gộp trên vốn cố định Ii:
=
Lợi nhuận gộp 287.729.106.000
Ii = = 2,71
Tổng vốn cố định 106.026.790.000
Chỉ tiêu này nói lên 1 đồng vốn cố định làm ra được 2,71 đồng lợi nhuận gộp.
+ Doanh thu trên vốn đầu tư Id
=
Tổng Doanh thu 549792000000
Id = = 5,18
Tổng vốn đầu tư 106.026.790.000
Chỉ tiêu này nói lên 1 đồng vốn đầu tư làm thu được 5,18 đồng doanh thu
4.4.1.2 Chỉ tiêu mức độ thu hút lao động
Vốn đầu tư cho một người lao động Iv
Tổng số vốn đầu tư của dự án 106.026.790.000
Iv = Số lao động của dự án = 182 = 582.564.780
Đối với dự án: vốn đầu tư trên 1 lao động là 582.564.780 đồng
4.4.1.3 Mức đóng góp ngân sách
Bảng 34: ĐÓNG GÓP CHO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Chỉ tiêu
Số tiền (đồng)
Thuế môn bài
45.000.000
Thuế TNDN
24.363.888.000
Tổng số tiền
24.408.888.000
Mức đóng góp vào ngân sách 24.408.888.000
If = = = 0,23
Tổng số vốn đầu tư 106.026.790.000
Đối với dự án: một đồng vốn đầu tư đóng góp vào ngân sách 0,23 đồng
4.4.2 Giá trị gia tăng của dự án
Bảng 35 : GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA DỰ ÁN
ĐVT: 1000 đồng
Các chỉ tiêu
Số tiền
Lợi nhuận trước thuế
194.745.703
Lương
64.998.600
Thuế
24.408.887
Lãi vay
23.332.587
Giá trị gia tăng
307.485.777
Như vậy tổng giá trị gia tăng trong cả thời hạn đầu tư của dự án là 307.485.777.000 đồng
4.4.3 Các tác động của dự án đối với kinh tế xã hội
Đây là một dự án đầu tư lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế cả nước nói chung và nền kinh tế của Thành phố Cần Thơ nói riêng.
- Dự án góp phần phát triển hệ thống y tế của Thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám chữa bệnh của người dân. Giúp người dân có điều kiện phát hiện và chữa trị bệnh sớm.
- Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động
- Đóng góp cho ngân sách nhà nước thông qua các khoản nộp thuế, lệ phí…
4.4.4 Các tác động của dự án đối với môi trường
4.4.4.1 Dự tính mức độ ảnh hưởng xấu đến môi trường
- Nước thải và rác thải của bệnh viện chứa nhiều hóa chất và các sinh vật gây bệnh. Nước thải bệnh viện có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và nguy hiểm đến đời sống con người.
Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện gây ra là các chất hữu cơ; các chất dinh dưỡng của ni-tơ (N), phốt-pho (P); các chất rắn lơ lửng và các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Các chất hữu cơ có trong nước thải làm giảm lượng ô-xy hòa tan trong nước, ảnh hưởng tới đời sống của động, thực vật thủy sinh. Song các chất hữu cơ trong nước thải dễ bị phân hủy sinh học, hàm lượng chất hữu cơ phân hủy được xác định gián tiếp thông qua nhu cầu ô-xy sinh hóa (BOD) của nước thải. Thông thường, để đánh giá độ nhiễm bẩn chất hữu cơ có trong nước thải, người ta thường lấy trị số BOD. Các chất dinh dưỡng của N, P gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn tiếp nhận dòng thải, ảnh hưởng tới sinh vật sống trong môi trường thủy sinh; các chất rắn lơ lửng gây ra độ đục của nước, tạo sự lắng đọng cặn làm tắc nghẽn cống và đường ống, máng dẫn. Nước thải bệnh viện rất nguy hiểm vì chúng là nguồn chứa các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm như thương hàn, tả, lỵ... làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
- Nguy cơ bức xạ: chất phóng xạ có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, đi qua da bị xước. Các chất phóng xạ ở dạng rắn, lỏng, khí nếu không được xử lý tốt sẽ ảnh hưởng đến nhân viên, bệnh nhân và người dân.
4.4.4.2 Biện pháp xử lý
Bảng 36: CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHO VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Hạng mục
Số tiền (đồng)
Hệ thống xử lý nước thải
200.000.000
Cây xanh-Thảm cỏ
468.600.000
Nguồn: Luận chứng kinh tế của dự án
Bệnh viện đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo theo tiêu chuẩn về môi trường. Nước thải sẽ được đưa vào khu xử lý nước thải trước khi thải ra hệ thống cống thành phố.
Xây dựng khu xử lý nước thải, nhà xác, khu tập trung rác với dãy cây xanh cách ly để cách ly sự ô nhiễm và sự nguy hiểm.
Bố trí nhiều mảng cây xanh bên trong nhằm tạo vi khí hậu cho công trình. Bệnh viện đã sử dụng 4686,2 m2 (44,16%) diện tích đất để bố trí cây xanh-thảm cỏ.
Rác được tập trung về phòng rác để phân loại (sử dụng túi phân loại trong y tế) rồi đưa đi đốt ở bãi rác Thành phố.
Khi không thể ở cách đủ xa nguồn bức xạ, người ta sử dụng che chắn bức xạ. Các vật liệu có nguyên tử số cao, thông dụng là chì, che chắn hiệu quả nhất các bức xạ gama và tia X. Để an toàn bức xạ, toàn bộ các phòng chụp X-Quang, Citi….được thiết kế tường bê tông cốt thép kết hợp với các lớp bọc chì.
Trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại cho khoa Chống nhiễm khuẩn nhằm phòng chống ô nhiễm môi trường ngay trong bệnh viện.
4.5 KẾT LUẬN VỀ TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN
Theo tính toán ta có giá trị NPV của dự án là 20.218.479.214 đồng, chỉ số IRR của dự án là 11,74%, thời gian trả nợ vay là 6 năm 11 tháng và thời gian hoàn vốn có chiết khấu là 11 năm 8 tháng, chỉ số BCR >1, các tỷ lệ tài chính đều tốt.
Tóm lại, dự án khả thi, đề xuất cho vay của công ty được chấp nhận và thống nhất thời gian thu hồi vốn vay theo kế hoạch cụ thể đã đề ra theo bảng kế hoạch trả nợ.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Sau khi thực hiện thẩm định dự án qua việc phân tích thị trường của dự án dựa trên cơ sở thu thập các số liệu thống kê kết hợp với các thông tin từ báo, tạp chí…, thẩm định về phương diện pháp lý dựa trên các căn cứ quy định về luật, cùng với việc kiểm tra, tính toán hiệu quả tài chính của dự án cho thấy dự án khả thi. Doanh nghiệp có khả năng hoàn trả nợ và lãi vay cho Ngân hàng. Vì vậy Ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay.
Hơn nữa, dựa trên việc thẩm định về phương diện kinh tế - xã hội - môi trường thì dự án rất có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung. Tổng số tiền mà dự án đóng góp cho Ngân sách nhà nước là 24.408.888.000 đồng. Dự án đã góp phần phát triển hệ thống y tế của Thành phố, đáp ứng nhu cầu về chất lượng phục vụ và khám chữa bệnh cho người dân. Tin rằng dự án sẽ mang lại nguồn thu lớn cho Ngân hàng từ hoạt động cho vay và góp phần mang lại lợi ích cho người dân và toàn xã hội.
5.2 KIẾN NGHỊ
Qua việc thực hiện đề tài thẩm định dự án Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại Ngân hàng em xin kiến nghị mang tính chất tham khảo, hy vọng góp một phần nhỏ để hoạt động cho vay của Ngân hàng đối với dự án được hiệu quả hơn và đảm việc thu hồi được nợ.
Công tác thẩm định đạt hiệu quả cao sẽ giúp Ngân hàng nhận rõ được cơ hội sinh lời và đánh giá đúng được rủi ro phát sinh khi thực hiện hợp đồng tín dụng, từ đó Ngân hàng có được phương hướng và biện pháp cụ thể để theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng, đảm bảo việc thu hồi vốn cho vay và lãi vay một cách chắc chắn, đúng tiến độ theo kế hoạch đã đưa ra ban đầu và thực hiện cam kết trong hợp đồng.
Cần lưu trữ các báo cáo cũng như các dữ liệu về doanh nghiệp hàng tháng, hàng quí hoặc hàng năm để hình thành nên một hệ thống thông tin đầy đủ, chặt chẽ, nhanh chóng và tiện lợi khi cần thiết sử dụng các thông tin này. Đồng thời tạo điều kiện dễ dàng khi cần bàn giao khách hàng giữa các nhân viên trong Ngân hàng.
Do dự án lớn và có đặc điểm phức tạp , nguồn thông tin chi tiết về dự án rất ít, nằm ngoài khả năng thu thập, phân tích, đánh giá của cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định nên Ngân hàng cần phải liên hệ trao đổi với các chuyên viên kỹ thuật, các luật sư tư vấn về các vấn đề liên quan đến dự án như thị trường, công nghệ kỹ thuật, cơ sở pháp lý của dự án…để hỗ trợ cán bộ tín dụng đánh giá chính xác vấn đề cần được thẩm định trong dự án, giúp công tác thẩm định đạt kết quả cao.
Cán bộ tín dụng có thể thu nhập thông tin từ Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế, các phương tiện thông tin từ báo đài.... Để từ đó có được những thông tin toàn diện, chính xác, kịp thời phục vụ cho công tác thẩm định dự án.
Cán bộ tín dụng cũng cần giúp đỡ chủ đầu tư tính toán hiệu quả kinh tế trên cơ sở dự kiến quá trình kinh doanh, thu lợi nhuận, đồng thời có cảnh báo đối với chủ đầu tư về những rủi ro mà dự án có thể gặp để chủ đầu tư đề ra những biện pháp hạn chế rủi ro, đảm bảo dự án hoạt động hiệu quả, trả nợ Ngân hàng đầy đủ cả gốc và lãi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NOIDUNG.doc