Khóa luận Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp

Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, vó ngựa Mông Cổ đã tung hoành khắp Âu – Á, gieo rắc nỗi kinh hoàng và thảm họa cho nhiều dân tộc. Nếu như thế giới ngày nay, chúng ta biết Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, là một trong số những nước lớn mạnh, có địa vị trên trường quốc tế. Vậy mà lịch sử đã từng ghi nhận lại rằng: Hồi thế kỷ XIII, nghĩa là cách đây khoảng 8 thế kỷ, cả Nga và Nhật Bản, Trung Quốc đều là thuộc địa chịu khuất phục dưới vó ngựa Mông Cổ. Thành Cát Tư Hãn lên ngôi Đại Hãn năm 1206, chỉ trong vòng 20 năm ở ngôi Đại Hãn, bằng những cuộc chiến tranh “mở cõi” hủy diệt đã dựng nên một đế chế phong kiến Mông Cổ rộng lớn phía Bắc kéo dài đến Bai- Can, phía Nam đến Hoàng Hà, phía đông đến sông Tùng Hoa, Tây đến Lý Hải (biển Casienne), nghĩa là bao gồm phần đất liền mênh mông Nam Sibere, Bắc Trung Quốc, Trung Á và một phần ngoại Cáp-ca-do (Caucase). Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sức mạnh của quân Mông Cổ? Tại sao từ một bộ lạc du mục ở Trung Nguyên lại có thể trở thành một đế quốc hùng mạnh như vậy? Và tung hoành vó ngựa xâm lược của mình khắp Âu-Á trong một khi các nước trên thế giới đã có một nền văn minh tiến bộ và mạnh mẽ hơn nhiều?. Đi tìm câu trả lời cho những câu trả lời trên cũng chính là lí do đầu tiên tôi chọn đề tài này làm khóa luận tốt nghiệp. Xuyên suốt quá trình lịch sử, nhân dân Mông Cổ đã có một lối sống sinh hoạt được xem như là hoàn toàn quân sự hóa. Vậy lối sống quân sự hóa đó như thế nào mà đã tạo nên một tổ chức quân đội hùng mạnh thời bấy giờ. Đây là lí do thứ hai tôi chọn đề tài này làm khóa luận tốt nghiệp. Dưới vó ngựa của quân Mông Cổ đã làm cho nhân loại phải khiếp đảm, từ Châu Á, Châu Âu ở đâu vó ngựa Mông Cổ cũng dẫm nát cỏ đất liền. Nhưng cuối cùng sự thống trị đó cũng kết thúc nhanh chóng. Quân Mông Cổ chỉ chém giết những vùng đất chúng đi qua nhưng lại không có cách cai trị những vùng đất đó. Vậy đây có phải là nguyên nhân các dân tộc đó dễ dàng nổi dậy và giành lại được chiến thắng và làm cho quân Mông-Nguyên thất bại nhanh chóng sau một thời gian thống trị ở mỗi vùng đất không? Đây cũng là một lý do tôi chọn đề tài này. Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 5 Như Mác đã nói : “Một dân tộc này, đi chinh phục dân tộc khác thì dân tộc đó làm gì có tự do. Vì vậy, một đế quốc Mông Cổ hùng mạnh và rộng lớn đó, chẳng bao lâu bước vào quá trình phân liệt, suy yếu”. [15,8] “Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp” tuy vấn đề này đã được đề cập ở đây đó trong nhiều công trình nghiên cứu lịch sử nhưng lại không được đề cập một cách đầy đủ, hệ thống. Từ những lí do trên, tôi đã quyết định chọn vấn đề: “Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp với momg muốn góp phần tìm hiểu bức tranh lịch sử Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn một hoàn thiện hơn. 2.Lịch sử vấn đề. “Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp” là một vấn đề lịch sử khá hấp dẫn, thú vị. Vì thế đã có nhiều công trình nghiên cứu vế vấn đề này với những góc nhìn khác nhau. Trong đó đa số là những tài liệu đã được nghiên cứu từ rất sớm. Để nghiên cứu vấn đề này được tốt thì các nhà nghiên cứu phải có trong tay được những tài liệu gốc quí hiếm và cũng phải có khả năng đọc được những tài liệu đó như: “Bí sử Mông Cổ”, “Nguyên sử”. Nhưng rất tiếc ở Việt Nam những tác phẩm đó không có. Tuy nhiên nhiều tác giả Việt Nam đã dựa trên những cứ liệu trong những tài liệu gốc đó để hoàn thành các công trình nghiên cứu khoa học của mình. Trong quá trình sưu tầm và tổng hợp tôi cũng đã tham khảo được một số tài liệu sau: Nguyễn Trọng Khanh, Phan Thành Tài với cuốn: “Thành Cát Tư Hãn vó ngựa trường chinh” [15]. Có thể nói đây là cuốn sách nói đầy đủ nhất về quá trình hình thành và phát triển của nhà nước Mông Cổ. Trong đó vấn đề trọng tâm nhất là nhân vật Thành Cát Tư Hãn và các cuộc trường chinh xâm lược thống nhất và mở rộng lãnh thổ Mông Cổ của ông. Cuốn sách gồm 21 mục, mỗi mục nói về một sự kiện và nội dung theo tiến trình phát triển của lịch sử Mông Cổ từ “ Xã hội Mông Cổ trước khi nhà nước ra đời” cho đến khi Thành Cát Tư Hãn thống nhất thành một đế quốc rộng lớn. Nhìn toàn bộ nội dung cuốn sách là nói về cuộc đời và sự nghiệp của người anh hùng Thành Cát Tư Hãn – thống nhất Mông Cổ. Nhưng thông qua đó chúng ta có thể thấy được xã hội Mông Cổ trước khi có nhà nước ra đời thì lề lối sinh hoạt đã được tổ chức như là hoàn Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 6 toàn quân sự hóa. Đó cũng chính là cơ sở để xây dựng một tổ chức quân đội mạnh và thường xuyên. Ngoài ra tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề của lịch sử Mông Cổ, về đế quốc Mông Cổ mà những nội dung phần lớn là được lược khảo từ cuốn “ lịch sử bí mật Mông Cổ”. Vì vậy đây là nguồn tài liệu quan trọng trong quá trình tôi nghên cứu để hoàn thành đề tài cuả mình. Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm với cuốn: “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII” [25]. Nội dung chủ yếu đề cập tới 3 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông của nhân dân Đại Việt vào các năm 1257, 1285, 1288, nhưng cả ba lần quân Nguyên – Mông đều thất bại. Các tác giả đã tập hợp được nguồn sử liệu gốc cả chữ Hán, chữ Việt, chữ Mông Cổ, Nga, Nhật và cả một số tiếng Phương Tây nữa Đó là những nguồn sử liệu gốc quan trọng mà không phải ai cũng có thể dễ dàng sử dụng được. Tìm hiểu tác phẩm đã giúp tôi hiểu rõ hơn nhiều vấn đề trong đề tài của mình. Vũ Khắc Khoan với “Thành Cát Tư Hãn kịch” [7]. Tác phẩm gồm 3 hồi, một màn giáo đầu và một màn vĩ thanh1. Tác phẩm viết theo thể loại kịch nên đa số là các câu đối thoại của các nhân vật. Và cuộc đối thoại chính diễn ra chủ yếu giữa Thành Cát Tư Hãn và một ông già Tây Hạ bị quân Mông Cổ bắt làm con tin. Qua các cuộc đối thoại đó, chúng ta càng hiểu thêm về sự hiếu chiến của đoàn kị binh Mông Cổ cũng như tham vọng bá quyền thế giới của Thành Cát Tư Hãn. Ông cho rằng, ông sẽ bất tử và tiến hành tiếp tục cuộc xâm lược của mình phải: “dẫm nát cỏ đất liền”. Nhưng tương lai của những kẻ đi xâm lược cũng được dự báo: “Rất nhiều dân tộc đã nép mình dưới lá cờ Cửu Vĩ của Đại Hãn, bao nhiêu thành trì san thành bình địa, máu chảy thành sông, xương chất cao hơn núi. Đại Hãn định chém giết đến bao giờ mới ngưng tay?, liệu Đại Hãn có thể diệt được tất cả loài người trên mặt đất liền”. (Lời đối thoại của ông già Tây Hạ với Thành Cát Tư Hãn ) [7]. Với những thông tin từ tác phẩm mang lại, nó đã bổ sung rất nhiều về nội dung cho đề tài khóa luận này. Trần Thu Phàm, Trương Thiếu Huyền (dịch) với cuốn “Thành Cát Tư Hãn [14]. Nội dung cũng chủ yếu nói về cuộc đời và sự nghiệp của Thành Cát Tư Hãn. Cuốn 1 Màn kết thúc. Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 7 sách gồm 4 phần, mỗi phần gắn liền với một mốc quan trọng trong cuộc đời của Thành Cát Tư Hãn. Thông qua đó ta thấy được Thành Cát Tư Hãn trước khi trở thành một vị anh hùng cũng phải trải qua những khó khăn, thử thách. Điều đó đã rèn nên một con người vĩ đại của dân tộc Mông Cổ. Và trong đó nổi bật lên tài năng lãnh đạo cũng như tổ chức đời sống nhân dân và quân đội Mông Cổ mà không phải một người bình thường nào cũng có thể đảm nhận được. Nguyễn Quang Tô với cuốn “Thành Cát Tư Hãn và tồ chức quân đội Mông Cổ”,[28]. Tác giả không chỉ đề cập đến Thành Cát Tư Hãn cùng quá trình bành trướng của vó ngựa Mông Cổ mà còn đi sâu vào nghiên cứu tổ chức quân đội Mông Cổ, đặc biệt là tài năng quân sự của Thành Cát Tư Hãn. Thông qua đó chúng ta có thể thấy rằng Thành Cát Tư Hãn là một nhân vật tài giỏi như thế nào cũng như về tổ chức quân đội thời bấy giờ đã được xây dựng như thế nào. Bên cạnh những tài liệu chuyên đi sâu vào nghiên cứu lịch sử Mông Cổ cũng như Thành Cát Tư Hãn và tổ chức quân đội Mông Cổ như trên thì còn rất nhiều tài liệu khác. Mặc dù không tập trung đi sâu vào các vấn đề trên nhưng những phần mà được đề cập đến đặc biệt là những trận chiến của quân Mông Cổ dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn được miêu tả rất tỉ mỉ như: F.N.Nikiforop với cuốn“ Lịch sử thế giới thời Trung Cổ”[9]; “ Những trận đánh long trời lỡ đất của Thành Cát Tư Hãn” [ 34], cuốn “Dũng sĩ U – Lan – Bato”, [13], Ngô Sĩ Liên với :“Đại Việt sử kí toàn thư” [12]; Cao Liên với:“100 nhân vật ảnh hưởng đến lịch sử Trung Quốc” [10]; Nguễn Gia Phu, Nguyễn Huy Qúy với cuốn “Lịch sử Trung Quốc” [24]. Nhìn chung nguồn tư liệu có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài khá phong phú về số lượng, song mang tính khái quát, thiếu tính hệ thống. Chính vì vậy tôi quyết định chọn vấn đề: “Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp” làm đề tài tốt nghiệp với mong muốn tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của vị anh hùng Mông Cổ - Thành Cát Tư Hãn cũng như đất nước và con người Mông Cổ. 3. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng và kết hợp chặt chẽ phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Bên cạnh đó tôi còn sử dụng các phương pháp Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 8 nghiên cứu bộ môn như: Sưu tầm, tập hợp, chọn lọc, so sánh, đối chiếu, phân tích các tư liệu lịch sử và tiến hành các bước đi cụ thể có thể hoàn thành bài khóa luận của mình. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài. Đối tượng nghiên cứu : Xã hội Mông Cổ trước khi có nhà nước ra đời, cuộc đời và sự nghiệp của người anh hùng Thành Cát Tư Hãn và tổ chức quân đội Mông Cổ. Phạm vi đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Thành Cát Tư Hãn mà chủ yếu là trên lĩnh vực quân sự. 5. Bố cục khóa luận. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục ra bố cục bài khóa luận gồm ba chương: Chương 1: THÀNH CÁT TƯ HÃN THỐNG NHẤT MÔNG CỔ. Chương 2: THÀNH CÁT TƯ HÃN NHÀ QUÂN SỰ SUẤT SẮC. Chương 3: THÀNH CÁT TƯ HÃN VÀ NHỮNG CUỘC CHIỀN TRANH BÀNH TRƯỚNG LÃNH THỔ. Muïc luïc 2 Lời cảm ơn . 3 Mở đầu . 3 1. Lý do chọn đề tài. . 3 2.Lịch sử vấn đề. 5 3. Phương pháp nghiên cứu. 7 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài. 8 5. Bố cục khóa luận. . 8 Chương 1 8 Thành Cát Tư Hãn thống nhất Mông Cổ . 8 1.1 Khái quát về dất nước và con người Mông Cổ. . 8 a. Cuộc sống săn bắn, du mục và nơi cư trú. 8 1.2 Sự thống nhất và phát triển của đế quốc Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn. 17 Chương 2 35 Thành Cát Tư Hãn nhà quân sự xuất sắc. 35 2.1 Tổ chức quân đội và chỉ huy tối cao. . 35 2.2 Huấn luyện, trang bị và điều động. 40 2.3 Hệ thống truyền tin và hậu cần. . 45 2.4 Luật pháp, trật tự, thưởng phạt. . 48 2.5 Chiến pháp của quân Mông Cổ. 52 Chương 3 60 Thành Cát Tư Hãn và các cuộc chiến tranh bành trướng lãnh thổ. . 60 3.1 Chiến tranh với Tây Hạ. . 61 3.2 Chiến tranh với nước Kim. . 64 3.3 Chiến tranh với Tây Liêu. . 69 3.4 Chiến tranh với xứ Hồi. . 71 3.5 Đại thắng quân Nga . 78 3.6 Trận chiến cuối cùng. 80 KẾT LUẬN 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 90 PHỤ LỤC: Một số hình ảnh về quân Mông Cổ . 92

pdf100 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tây và cướp hãn quốc Tây Liêu và thi hành một chính sách khắc nghiệt, tàn bạo. Vợ của Gut Sơ Lúc là Cảnh giáo, chiều ý vợ ông ta cũng theo Cảnh giáo, rồi trở lại ngược đãi dân Hồi giáo thuộc thành phần đa số trong dân chúng. Ông ra lệnh đóng cửa tất cả các nhà thờ Hồi giáo, tịch thu tài sản, tổ chức những đội quân trú phòng quá đông đảo, rồi bắt dân chúng phải đài thọ hết Bộ tổng tham mưu Mông Cổ biết rõ nội tình hỗn loạn của Tây Liêu, dựa vào nỗi bất bình của dân chúng, Thành Cát Tư Hãn đã quyết định đem quân đi chinh phạt Tây Liêu. Thông thường Thành Cát Tư Hãn để cho viên tướng trọn quyền chỉ đạo cuộc chiến tranh, nhưng lần này ông lại cho một khẩu hiệu vắn tắt: “Vượt qua biên giới rồi, phải mở cửa tất cả đền thờ Hồi giáo và tuyên bố binh Mông Cổ đến là để gải phóng dân chúng, diệt trừ tên Gut Sơ Lúc tàn bạo” [15,163]. Nhận thức rõ tầm quan trọng và sức mạnh của tôn giáo, Đại Hãn đã lợi dụng sức mạnh đó, để tiết kiệm xương máu của quân đội mình, ông ra lệnh mở cửa các đền thờ Hồi giáo. Toàn thể dân chúng Tây Liêu đều mừng rỡ cho rằng quân Mông Cổ là đạo quân bảo vệ tự do tín ngưỡng. Cho nên, kỵ binh Mông Cổ chỉ cần kéo đến trước cửa thành, thì tức khắc dân chúng trong thành ùn ùn nổi loạn, binh trú phòng phải bỏ trốn nếu không sẽ bị tàn sát tất cả. Cửa thành đều mở rộng, dân Hồi giáo kéo ra đón quân Mông Cổ như những ân nhân giải phóng cho mình. Chẳng bao lâu Tây Liêu bị sáp Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 71 nhập vào Mông Cổ. Năm 1218, vương quốc Mông Cổ mở rộng về phía tây tới hồ Balkha và tiếp giáp với Kharezm, một quốc gia hồi giáo trải dài từ biển Caspia ở phía tây và vịnh Ba Tư, biển Ả Rập ở phía nam. Đoàn đánh chính trị của Thành Cát Tư Hãn thật lợi hại đã làm sụp đổ uy quyền của Gut Sơ Lúc. Đây chính là chiến thuật thu phục lòng dân của ông mà không phải ai cũng có thể làm được điều đó 3.4 Chiến tranh với xứ Hồi. Đế quốc Tây Liêu sụp đổ cùng với sự xuất hiện của đạo binh ở phía tây sông Irtysh. Đây là một biến cố lớn làm cho các xứ Trung Á hết sức quan tâm. Cho tới lúc đó, đám cầm quyền chỉ biết lờ mờ về Thành Cát Tư Hãn qua lời tường thuật của bọn thương nhân Hồi giáo. Theo dân Hồi thì ông là một nhà vua chuộng trật tự, ưu đãi thương nhân, thường giúp cho họ phát đạt thêm. Họ cho biết tin Đại Hãn đã chiếm nước Kim, một nước thật xa xôi ở phương Đông.. Lúc bấy giờ thế giới Hồi giáo đang ở dưới thế lực của một nhà đại chinh phục là Ala Ed Mohammed, quốc vương xứ Kharezm. Mohammed thừa hưởng một lãnh địa rộng lớn độc lập từ bờ Caspienne cho tới miền Boukhara (bây giờ thuộc Ouzbékistan) và từ biển Aral1 cho tới cao nguyên Ba Tư. Ông cử quân đi chinh phục liên miên, nới rộng bờ cõi ra khắp bốn phía: vượt qua sông Syr Daria2, lên mạn bắc chiếm một phần miền thảo nguyên Kurghise, phía đông chiếm lãnh thổ Transoxiane bao gồm vùng Samarande (Kinh đô của Kharezm) và đồng Đại Uyển (Fergana ), phía Nam thì khuất phục tất cả các bộ lạc Sơn Cước ở A Phú Hãn và bành trướng thế lực ra phía tây thuộc đất Irakpersan. Ông được suy tôn là “Cái bóng của Allah1 trên mặt đất”, là Alexandre thứ nhì, là đại đế hay tay bách chiến bách thắng. Mohammed không hoàn toàn biết gì về xứ Mông Cổ, chỉ nghe nói những chinh phạt lớn lao, cuộc chiến tranh ở nước Kim xa xôi nào đó, có kỵ binh Mông Cổ xuất 1 Là biển kín không thông thủy với bên ngoài hay đại dương khác ở khu vực Trung Á. 2 nằm ở khu vực Trung Á. 1 Allah là Đấng tối cao của Đạo Hồi. Mumhamed được coi nhà tiên tri của Thánh Allah Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 72 hiện ở miền Kirghe. Trong khi đó Thành Cát Tư Hãn biết rất rõ về xứ Hồi giáo. Từ lâu rồi, hằng ngàn vật dụng đủ loại thuộc sản phẩm của xứ Hồi đã được thông dụng ở xứ du mục: áo giáp sắt bắn không thủng, mũ chiến, mộc bằng thép, mã tấu sắc bén nổi tiếng… và cả những đồ trang sức lộng lẫy của phụ nữ. Biết rất rõ đây là một đế quốc rất hùng mạnh nên trước tiên Thành Cát Tư Hãn đề nghị với quốc vương sứ này cho giao thương với nhau. Và mục đích của Thành Cát Tư Hãn là thông qua bọn thương nhân để tìm hiểu rõ tình hình của đế quốc này. Qua việc giao thương và báo cáo của dội quân Mã khoái mà lần đầu tiên mắt Thành Cát Tư Hãn mở rộng ra khỏi Trung Á. Ông mới biết Mohammaed không phải là chúa tể ở phương tây. Bên kia đế quốc của ông ta còn nhiều nước khác nữa, đều là kẻ thù của ta và xa hơn nữa vẫn còn những nước khác theo Thiên Chúa giáo. Như vậy ở phương Tây, thế giới còn bao la vô tận và đâu đâu cũng vậy, cũng xảy ra những cảnh tượng vua chúa gây hấn đánh nhau, chưa nơi đâu có một vị chúa tể làm bá chủ thiên hạ. Nhưng việc giao thương giữa hai bên không được thuận lợi như mong muốn của Thành Cát Tư Hãn. Một toán thương nhân của Mông Cổ trà trộn vào thương đòan buôn của Hồi giáo và toàn bộ đã bị giết sau đó lại cắt râu của sứ giả Đại Hãn, đó là một chuyện kinh trời động đất. Chính sự kiện này đã dẫn tới cuộc chiến khốc liệt giữa hai bên. Thành Cát Tư Hãn phải thốt lên rằng: “Trời sẽ thấu hiểu ta không phải là người muốn gây ra thảm họa..trời sẽ ban cho ta sức lực để ta báo thù phen này” [15,176]. Bấy giờ đại quân Mông Cổ chuẩn bị để chinh tây gồm 25.000 chiến sĩ. Điều đáng nói không phải là quân số đông đảo, mà là cách trang bị cực kỳ chu đáo của họ, có thể nói, không có quân đội nào thời bấy giờ có thể sánh được với họ. Tất cả những kinh nghiệm được rút tỉa trong chiến cuộc năm năm ở nước Kim, đều được đem ra áp dụng một cách khôn khéo. Tài năng, kỹ thuật của các chuyên viên, thợ giỏi ngoại quốc đều tận dụng vào việc cải tiến kỹ thuật chiến tranh, tăng cường hệu lực chiến đấu. Họ cố gắng chỉnh đốn từ những việc rất nhỏ nhặt, cho đến tất cả những cơ cấu chiến lược quân sự. Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 73 Binh chính qui đều mặc đồng phục, lúc ở trại thì đội mũ lông, mang giày da, vớ nỉ, khoác áo lông trừu, lúc đi tác chiến đều mặc quần da ống chẽn, chân quấn sà cạp, mang dép. Áo khoác là một loại áo kép cũng bằng da, giữa độn lông thú hoặc bông, gọi là Dacha. Áo lót bên trong bằng loại tơ cực tốt, đề phòng khi trúng tên, nghạnh mũi tên chỉ nhấn mảnh áo xuống vết thương, chứ không xé rách ra được và những mảnh sắt bể sẽ rớt ra ngoài. Quân thiết kỵ binh thì mặc áo giáp sắt, gồm nhiều mảnh chồng lên như lông cánh chim. Chiến sĩ được trtang bị hai loại vũ khí: Loại đánh giáp lá cà và loại tấn công mục tiêu ở xa. Mỗi tên lính có một cây gươm, một cây mã tấu, một câu liêm để giựt kẻ địch xuống ngựa. Trên cánh tay trái của họ lại có một cây đoản đao thật sắc, gài trong một cái vòng da. Người nào cũng có hai dây cung với hai túi tên khác nhau: tên đâm thủng áo giáp, tên lửa tẩm thuốc độc…, và trong hai thứ túi ấy có một thứ đặc biệt không thấm nước, lợi hại nhất là cây cung, một loại cung đặc biệt có ba đoạn uốn, chứ không suông như loại cây cung của phương tây. Mỗi cây cung là một công trình tuyệt mỹ của người thợ, một tổng hợp nhiều vật liệu như tre, gỗ, sừng, gân, da,…xạ lực tới 400 thước. Các sử gia đều nhận rằng chính cây cung ấy là một yếu tố chiến thắng của quân đội Mông Cổ. Ngoài ra mỗi người còn có một số lao, lao ngắn, lao dài, và một dây thòng lọng thật nhạy bằng lông đuôi ngựa, một khi tung ra thì không bao giờ trật mục tiêu. Cho đến thời Nã Phá Luân (Napoleon Bonapart - đầu thế kỷ XIX), người Nga còn dùng đạo quân Kalmouk1 sử dụng thòng lọng thần tình, trong một trận tấn công, họ dùng thòng lọng lôi địch quân đang phi ngựa xuống đất và kéo lê đi, khiến cho từ đó, hễ nghe có tiếng quân Kalmouk, quân Pháp đều sợ thất thố. Mỗi kỵ binh Mông Cổ đều có ba hoặc bốn con ngựa để thay đổi. Trên lưng ngựa đều có sẵn một cái mộc tròn bằng da, cung tên không thể xuyên thủng được, một bình đựng Koumiss, một túi đựng thịt khô, phó mát cứng, và túi đựng những thứ cần thiết như kim chỉ, giũa,.. 1 Hậu duệ Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 74 Mỗi quân đội đều có đơn vị trợ chiến: - Một tiểu đoàn pháo binh, sử dụng xe bắn đá dễ tháo ráp do trâu Yak hoặc lạc đà kéo, xe phòng hỏa pháo, đại bác để phá hủy những vong đài và tiêu diệt quân phòng thủ trên mặt thành. (họ đã có thuốc nổ trước Âu châu 10 năm). - Mỗi tiểu đoàn công binh, do các chuyên viên Trung Quốc phụ trách, lo mọi việc xây cất trên bộ hoặc dưới nước như bắc cầu, đắp dê, khai kênh, thác nước.. Ngoài tổ chức thanh tra, giao cho nhiều chiến sĩ quan phụ trách việc kiểm soát vũ khí và quân trang của từng đội, người lính nào không thi hành đúng mệnh lệnh sẽ bị phạt, luôn cả cấp trên trực tiếp của họ. Những đạo tiền quân đều có hành dinh đặc biệt, chuyên lo việc chọn địa điểm đóng quân cho từng đơn vị, hành dinh chuyên kểm soát đồ đạc sau lúc nhổ trại. Không để soát đồ đạc sau lúc nhổ trại. Không để bỏ sót một món gì và hành dinh chuyên thu thập, phân phát chiến lợi phẩm. Mùa đông năm 1218, chỉnh binh mã xong xuôi, Thành Cát Tư Hãn liền di chuyển quân lên thượng lưu sông Irtych.Vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, quân Mông Cổ cũng tới được thung lũng Đại Uyển và tại đây đã diễn ra trận đánh đầu tiên giữa quân Mông Cổ và quân của Mohammed. Quân Kharesm mở màn cuộc tấn công bằng những hồi kèn và những tiếng chuông vang dậy trời đất. Quân Mông Cổ liền tràn xuống giao chiến, họ hét lên những tiếng khủng khiếp và thỉnh thoảng rú lên từng hồi thật ghê rợn. Cách điều động của họ thật kỳ lạ, ra lệnh bằng những cây hiệu kỳ nhỏ, hình thể và màu sắc khác nhau.Đang kịch chiến, bỗng dưng rút lui, tản ra làm nhiều cánh, rồi đột nhiên, hội lại tấn công ở mặt khác, khiến quân địch không biết ý định của họ ra sao nữa. Bất ngờ họ tấn công mãnh liệt vào trung quân Kharesm, suýt chút nữa quốc vương bị bắt sống. Tờ mờ hôm sau, quân thám mã Kharesm đến dọ dẫm trại Mông Cổ thì chỉ thấy một khoảng đất trống không, rải rác những xác người. Họ không ngờ thừa đêm tối, quân Mông Cổ đổi ngựa khỏe, mang hết thương binh và súc vật rút về phía đông cách đó một ngày ngựa. Quốc vương hớn hở cho rằng đã thắng trận, rút quân cề kinh đô mở tiệc khao quân, thăng thưởng cho các cấp. Nhưng thực tế đó chỉ là chiến thuật của quân Mông Cổ. Đoàn kỵ binh đó chưa biết chiến bại là gì thì làm sao có thể bỏ cuộc sớm như vậy được. Và đúng như vậy. Chẳng mấy chốc thì quân Mông Cổ đã tràn khắp Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 75 lãnh thổ của Mohammed, cướp bóc, tàn phá làng mạc, khiến Hohammde phải cố thủ ở trong thành trước các cuộc truy kích của kỵ binh Mông Cổ.. Mohammed đã có ý định bỏ trốn nhưng có lẽ tất cả ý đồ của ông ta đã quá muộn và trở nên vô nghĩa vì Thành Cát Tư Hãn đã chuẩn bị san bằng thành BOUKHRA. Tháng 2 năm 1220 quân Mông Cổ đã tới Boukhara. Đây là một trung tâm điểm của văn minh Hồi giáo, tường cao, hào sâu, nhưng lực lượng phòng thủ thật yếu ớt, vì không ai nghĩ rằng quân Mông Cổ sẽ tới đây. Dân chúng trong thành đa số là người Ba Tư, nhưng quân trú phòng hầu hết là người Thổ (Turc). Các tướng Thổ muốn giao chiến với Mông Cổ nên thừa đêm tối, họ kéo quân tinh nhuệ ra một cửa thành không có quân Mông Cổ phục kích. Chiến thuật sở trường của quân Mông Cổ là bao vây, nhưng chừa một ngõ thoát cho địch. Lúc quân Thổ lẳng lặng kéo ra, họ im lặng chờ đợ, rồi bám sát gót đến rạng ngày hôm sau, thình lình đánh tập hậu, tiêu diệt trọn đạo quân Thổ. Dân trong thành liền mở toang các cửa cho quân Mông Cổ vào. Đến lúc Boukhara đã thành bình địa, binh Mông Cổ gom dân chúng lại một nửa, chọn hạng trai tráng, khỏe mạnh dùng làm bình phong cho quân xung kích, còn lại bao nhiêu đều thả về. Mọi việc xảy ra đều quá đột ngột, nhanh chóng và khủng khiếp, khiến cho dân chúng người nào còn sống sót cũng gần như mất trí. Một nhà viết sử đã kể lại rằng: “đó là một ngày vô cùng bất hạnh, chỉ nghe tiếng khóc bi ai vĩnh biệt của già trẻ, trai gái. Bọn dã man làm nhục phụ nữ trước mặt những người bất hạnh… có những người thà chết chứ không chịu thấy thảm cảnh đó” [15,191]. Bình định thành Boukhara, các đoàn binh Mông Cổ chiến thắng đều kéo đến trước thành Samarkande. Đây là kinh đô của đế quốc Kharesm, nơi quốc vương Mohammed ngự trị, có chợ búa phồn thịnh, nhiều thư viện quan trọng, nhiều dinh thự lộng lẫy, với nửa triệu dân và một trăm ngàn quân trú phòng: đây là chỗ phòng thủ kiên cố hơn hết trong đế quốc Kharesm. Vì thế mà Thành Cát Tư Hãn phải đích thân chỉ huy đại quân. Cả ba binh đoàn đều có dẫn theo tất cả tù binh dùng vào việc công hãm thành, vì bọn tù binh và bọn đào ngũ đều phải cho rằng phải mất nhiều năm mới chiếm được Samarkande . Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 76 Thực ra Thành Cát Tư Hãn biết rất rõ việc làm của mình. Ông cho áp dụng trở lại chiến thuật mà Triết Biệt đã chinh phục đế quốc Tây Liêu, gần như không hao tốn xương máu binh đội, nhưng lần này khôn khéo hơn, thích hợp hơn với tình hình Kharesm. Trên dãy đất mênh mông này có tất cả mười hai chủng dân từ trước đến nay đã phục dịch cho bộ lạc của mình hoặc cho đế quốc Kharesm trong lúc chinh chiến. Nếu Mohammed gọi họ dấy lên thì nguy hiểm vô cùng, chẳng những cho ba mươi ngàn quân truy kích, mà còn nguy cho toàn thể quân viễn chinh Mông Cổ. Vì thế, mà không cần triệt hạ thành trì làm gì nữa. Chỉ cần bắt cho được quốc vương Mohammed trước khi ông ta có đủ thì giờ kêu gọi dân chúng và tổ chức quân đội kháng chiến. Phải làm cho ông ta kinh hoàng đến cực độ, chỉ lo chạy thục mạng mà thôi. Phải tách dời ông ta với dân chúng, phải cho dân chúng thấy rằng vận mệnh của họ không liên hệ gì với vận mệnh của quốc vương. Cho nên, đại Hãn ra lệnh cho các tướng như sau: “Nếu chưa bắt được hắn, các ngươi không được phép trở về. Cứ đuổi theo hắn khắp lãnh thổ. Chớ động tới những thành đã chịu hàng phục. Nếu nơi nào chống lại thì cứ thẳng tay hủy diệt”[15,194]. Đại Hãn lại lưu ý theo dõi xem các tướng có thi hành đúng lệnh không. Có một thành đã hàng phục binh đoàn tiên phong của Triết Biệt, vậy mà sau đó, khi kéo ngang qua thành, phò mã Tô Gu Sa đã để cho binh cướp phá. Nghe báo cáo, Đại Hãn nổi cơn lôi đình lên toan xử tử ngay phò mã. Nhưng lúc nguôi cơn giận, ông sa một tên lính đến truyền lệnh cho Tô Gu Sa “phải giao quyền chỉ huy lại cho Tốc Bất Đài, xuống làm lính xung kích trong binh đoàn này”. Kỷ luật trong quân đội Mông Cổ nghiêm khắc đến nỗi chàng rể của Đại Hãn tức khắc tuân hành, không dám thốt một lời nào. Và ít lâu sau To Gô Sa chết trong một cuộc hãm thành như những chiến sĩ xung phong khác. Trên đường truy kích quốc vương Mohammed, nơi nào chịu khuất phục thì nơi đó được bình yên, còn nơi nào chống lại thì bị tàn sát dã man. Khi tới thành Samarkande, quân Mông Cổ triệt phá tường thành lấp bằng các chiến hào, ba mươi ngàn quân Thổ ra đầu hàng, phái Hồi giáo gồm 50.000 gia đình được để yên, còn lại tất cả các dân chúng đều bị lùa ra một cánh đồng rộng. Họ lọc ra ba mươi ngàn nghệ sĩ Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 77 và thợ giỏi gửi cho các binh đoàn sử dụng, một số thanh niên khỏe mạnh thì dùng làm phu dịch, hoặc cho gia nhập quân đội viễn chinh, số còn lại họ giết hết. Ba mươi ngàn quân Thổ và tướng lĩnh đầu hàng cũng chịu chung số phận, vì người Mông Cổ không bao giờ dung thứ cho kẻ phản bạn đồng ngũ. Vài hôm sau họ chiếm nội thành và đốt ra tro bụi. Cuộc săn đuổi cứ tiếp tục ráo riết, luôn mấy tuần binh Mông Cổ không gặp một trở ngại nào, nhiều khoảng họ phi 120 cây số mỗi ngày, đến ngựa dự phòng cũng kiệt lực. Họ đuổi say sưa như một bầy chó săn đuổi theo dấu con mồi. Đến các thành bỏ ngõ, dân chúng đều mang thực phẩm đến hàng cho binh sĩ, đem cỏ ra nuôi ngựa. Quân Mông Cổ không đụng đến tơ hào của dân, giữ lại bọn cầm quyền cũ, những làng nào, thị trấn nào chống lại , họ tận sát, hủy diệt không chút thương xót. Gặp thành kiên cố họ vòng ngõ khác bỏ lại phía sau. Riêng có thành Zavch, dân chúng lại lên mặt thành đánh trống chửi rủa binh Mông Cổ. Tốc Bất Đài liền quay trở lại và chỉ trong ba ngày, giết không còn một bóng người, rồi đốt trụi. Lúc họ lên đường thì thành Zavch chỉ còn một đống tro tàn. Cuộc săn đuổi của quân Mông Cổ đã gây ra không biết bao cảnh thương tâm cho nhân dân Hồi giáo, quân Mông Cổ không bao giờ tha cho kẻ thù của mình mà săn đuổi tới cùng cho tới lúc quốc vương Mohammed tới bờ biển Caspinene tiến thẳng ra khơi nhưng vẫn chưa chịu buông tha, không những vậy mà còn mở đầu một cuộc chiến tranh hủy diệt. Mùa hạ năm 1220, quân Mông Cổ hạ trại ở khoảng giữa Samarkande và Boukhara. Họ ra đóng rải rác trong những khu rừng thưa, những vườn mận đào, trong một vùng rộng ngang dọc hàng chục cây số. Họ ráo riết huấn luyện thanh niên Thổ và Ba Tư, để đem thí mạng trong những đợt tấn công thành sắp tới. Các tay thợ Hồi giáo nổi danh đều bị trưng dụng vào việc canh tân các loại khí giới, như máy bắn tên, bắn đá, phóng hỏa, xe húc cửa thành. Hầu hết những biệt thự lộng lẫy ở chung quanh đều trở thành đống gạch vụn vì làm bia thí nghiệm. Chủ trương của chiến tranh hủy diệt toàn diện được áp dụng triệt để ở khắp các mặt trận, đè bẹp các cuộc kháng chiến của dân Hồi giáo do hoàng tử Djelal Ed Din Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 78 (con trai của Mohammed). Ở Kharaesm, Oa Khoát Đài cho đào kênh tháo nước sông Daria ra ngõ khác cho dân thành Gourgandj chết khát, có một trận quân Kharesm đánh bật quân Mông Cổ ra xa, bắt được 3.000 binh địch đem chặt đầu đến tên cuối cùng, Oa Khoát Đài cho hạ cây cối ở chung quanh, đem lấp hào, đồng thời bắn thạch não vào thành. Cuộc hỗn chiến diễn ra liên tiếp bảy ngày liền, trong khắp các ngõ đường chật hẹp. Tất cả những người còn sống sót đều bị lùa ra cánh đồng, thợ giỏi, nghệ sĩ, phụ nữ được để riêng ra, còn lại đều bị chặt đầu hết. Các sử gia ghi rằng mỗi người lính Mông Cổ phải chặt hai mươi bốn đầu người mới hoàn tất cuộc hủy diệt. Xong rồi họ gom hết bảo vật trong thành tải đi và nổi lửa đốt rụi nhà cửa còn lại. Chưa đủ, họ khơi nước sông cho tràn vào thành mới có thể tận diệt được những người, những sinh vật còn chui rúc dưới hầm hố. Bị khơi đào nhiều lần, dòng chảy của Amou Daria thay đổi hẳn, cho tới ngày nay các nhà bác học bất đồng ý kến nhau về hiện tượng một nhánh sông không đổ nước ra biển Caspinne nữa mà dòng Amou Diria nay đã khô cạn, đùn lên dãy Ousboj, một dãy đất kỳ lạ dài hàng mấy trăm cây số. Chưa kể việc nước khô cạn đã biến vùng bình nguyên giữa Caspinne và Aral thành sa mạc. Có lần Thành Cát Tư Hãn đã tự vấn về lối chiến tranh của ông, ông hỏi một tù binh: “Theo ngươi, cảnh núi xương sông máu này có thể in mãi trong lòng người không?”. Một con người đã từng chinh phạt khắp Á – Âu không biết thương tiếc xương máu của các dân tộc khác là gì mà cũng có lúc tự vấn lương tâm về những hành động chiến tranh xâm lược của mình. Nhưng chính với kỹ luật sắt đó mà quân đội Mông cổ mới có thể liên tiếp giành được thắng lợi trong chiến tranh và điều đó càng làm tăng lên tính hiếu chiến của quân đội Mông Cổ. 3.5 Đại thắng quân Nga. Đế chế Kharezm đại bại, quân Mông Cổ tiếp tục chia làm hai đạo quân, Thành Cát Tư Hãn chỉ huy một nhánh vượt qua sông Indus tràn vào Afgahanistan và bắc Ấn Độ. Còn một nhánh do tướng Tốc Bất Đài và Triết Biệt chỉ huy tiến vào Ba Tư và Armenia, với lực lượng 40.000 quân họ đã tiến sâu vào họ tiếp tục tiến sâu mãi về phía Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 79 Tây, vượt qua sông Dnieper tới sông Dniester. Tới đây đất vẫn còn trải rộng mênh mông bát ngát. Xa hơn nữa là xứ của giống dân da trắng: phía bắc là lãnh thổ của Nga, phía tây bắc là Ba Lan, phía tây là xứ Hungarie, phía nam là đế chế Byzance…Nhưng hai tướng Mông Cổ không có nhiệm vụ chinh các xứ phương tây. Cuộc hành quân này chỉ là để thám thính tình hình , nên khi đến biển Hắc Hải, Tốc Bất Đài đã cho quân nghỉ qua mùa đông rồi sẽ trở về Mông Cổ. Lúc về đến Mông Cổ, hai tướng đã báo các tình hình về các xứ Châu Âu với Đại Hãn. Thành Cát Tư Hãn căn cứ báo cáo đó đã thảo một kế hoạch chinh phục Châu Âu, thực hiện trong mười tám năm . Trong giai đoạn sáu năm đầu, chính Tốc Bất Đài thống lĩnh đoàn quân viễn chinh qua Nga , Hungarie, Bulgarie, Silesie, Serbie giày xéo các quốc gia này, rồi đặt nền thống trị. Trong khi ấy, các ông hoàng ở Châu Âu lại chẳng hề biết một chút gì về Mông Cổ. Vương tử Mistislav de Halize của xứ Georgie trước đây lã cưới con gái của Khả Hãn Komane, để nhờ bộ lạc này làm bình phong che trở. Nhưng bây giờ Khả Hãn Komane chạy qua Nga, liên minh với quân Nga xuất quân đuổi quân Mông Cổ. Mistislav liền triệu tập một hội nghị các hoàng thân ở Kiev. Từ các thành Kiev, Koursk, Smolensk Volhynie, Haliez, nhiều đạo quân tiến về địa điểm hội quân ở gần biển Hắc Hải. Trên con sông Dineper và Dnisester, nhiều chiến thuyền Nga cũng kéo tới, lực lượng của Nga càng lúc càng mạnh. Khi liên minh quân Nga kéo đến vùng hạ lưu sông Dnieper, Tốc Bất Đài liền phái một sứ đoàn mười người tới đại bản doanh Nga: “Tại sao người Nga lại gây chiến với chúng tôi? Người Mông Cổ không hề làm gì thương tổn đến tình giao hảo giữa đôi bên, quân Mông Cổ đến đây chỉ để trừng phạt bọn Komane là dân phiên thuộc đang phản loạn”[15,239]. Quân Nga đã mang mười sứ giả Mông Cổ ra chém rồi bí mật vượt sông Dnieper đánh úp một quân tiền đạo Mông Cổ. Sự kiện đó đã dẫn đến cuộc chiến ác liệt giữa hai bên. Suốt chín ngày liền, Tốc Bất Đài và Triết Biệt vừa đánh vừa chạy, nhưng không lúc nào rời xa quân Nga, rồi họ dừng lại sau con sông Kalka. Tám vạn liên quân Nga dàn ra trước đạo quân Mông Cổ. Mistislav nhất quyết không để cho kẻ địch trốn thoát và vì muốn chiến công đều về tay mình, liền dốc toàn lực lượng tấn công quân Mông Cổ. Nhưng quân Mông Cổ chỉ Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 80 nhằm vào nhược điểm của địch là cánh quân Komane. Toàn bộ đội kỵ binh đều tập trung vào hàng ngũ Komane, chém giết tơi bời rồi tẻ ra làm nhiều cánh đánh thốc vào mặt trận Nga. Bị tấn công, hàng ngũ quân Nga nhốn nháo, chạy tán loạn. Kết quả thất bại thảm hại, chỉ có một phần mười quân Nga trốn thoát được cuộc thảm sát. Mistislav chạy trốn trên một chiếc thuyền để tránh cuộc truy đuổi của quân Mông Cổ. Quân Mông Cổ kéo tới bao vây trại của Mistislav de Kiev. Chỉ một đợt tấn công họ chiếm được trại, mười ngàn binh lính Nga không một người nào sống sót. Tốc Bất Đài và Triết Biệt bắt trói các vương công Nga rồi ăn mừng chiến thắng. Sở dĩ liên quân Nga thất bại thảm hại là vì ngay trong lúc nguy cấp, các công quốc bất mãn với nhau, nội bộ mâu thuẫn. Khắp nước Nga không còn một đạo quân nào có thể đương đầu với quân Mông Cổ nữa. Nhưng hai tướng Mông Cổ cũng không thể chiếm toàn bộ nước Nga bằng ba vạn phu đó được. Khác với những lần trước, lần này họ chỉ truy đuổi quân bại trận một quảng đường ngắn, rồi tràn tới các thị trấn lân cận cướp giật, chém giết. Để hả mối hận họ phi ngựa lên mạn bắc, vượt qua những đồng hoang miền Nam bộ, đến tận chân rừng miền bắc bộ Nga tàn phá rồi mới chịu quay về phương Đông. Trên đường về , họ đi qua lãnh thổ Bolgar, đánh tan quân đội Bolgar rồi bắt nước này làm phiên thần, sáp nhập vào hãn địa của Truật Xích. Dọc theo sông Volga, còn bốn mươi bộ lạc Saxine cũng qui phục Mông Cổ. Những cuộc xâm lăng này đã bổ sung thêm cho nhiều vùng đất mới vào đế chế Mông Cổ và xác lập hình ảnh của Thành Cát Tư Hãn như một chiến binh khát máu trong những người không biết hoặc không muốn biết rằng ông là ông chủ thực sự của thế giới. 3.6 Trận chiến cuối cùng. Thành Cát Tư Hãn là một nhà quân sự xuất sắc, một nhà lãnh đạo thực thụ khó khẳ năng. Dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn đoàn kỵ binh Mông Cổ đã làm một cuộc viễn chinh “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử thế giới. Cuộc đời cũng như sự nghiệp của ông gắn liền với những cuộc viễn chinh bành trướng lãnh thổ. Và cho đến trận chiến cuối cùng ông vẫn luôn tỏ ra là một nhà lãnh đạo xuất sắc. Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 81 Đế chế chư hầu Tây Hạ đã từ chối không tham chiến chống lại đế chế Kharezm, và Thành Cát Tư Hãn đã thề giành cho họ sự trừng phạt. Trong khi ông đang ở Iran, Tây Hạ và Kim đã hình thành liên minh chống lại Mông Cổ. Sau một thời gian nghỉ ngơi để chỉnh đốn quân đội, Thành Cát Tư Hãn chuẩn bị chiến tranh chống lại liên minh này. Hình như linh tính báo trước rằng chiến cuộc này là chiến cuộc cuối cùng của đời ông, có lẽ không còn sống để trở vể đất tổ, nên trước lúc khởi hành, nên đã lo lập lại trật tự trong đế quốc, phân chia đoàn trại và quân đội, ban phát lãnh địa cho các con cháu. Để cho đế quốc không vì thế mà chia xẻ làm nhiều mảnh, trong Yassa như sau: “Con cháu của Đại Hãn dù đang ở nơi nào, hễ sau khi Đại Hãn băng hà, phải tụ họp về Mông Cổ, mở hội đồng quí tộc bầu cử một người có đầy đủ khả năng và uy tín lên thay thế. Tất cả đều ở dưới quyền lãnh đạo của Đại Hãn, ai lập người khác ngoài quyết định của hội đồng quí tộc sẽ bị tử hình”[15,247]. Quân Mông Cổ tràn vào Tây Hạ như thế nước vỡ bờ. Họ chiếm hết những ngọn đồi bao quanh một cái hồ bên sông Hoàng Hà. Đại Hãn sai một toàn xạ tiễn ưu tú nhất, bỏ ngựa đi trên mặt băng, khiêu khích quân địch. Kỵ binh Tây Hạ trượt băng ngã nhoài ra hết, binh sĩ kẻ té sấp, người nhào ngựa, mặc tình cho quân Mông Cổ bắn tên, phóng lao và dùng mã tấu chặt như chặt thịt trên thớt. Rồi đạo binh xạ tiễn này nhảy lên ngựa cùng với một đạo kỵ binh khác, phi vòng theo bờ hồ tấn công một đoàn pháo binh tới tiếp viện. Gươm vung cung loang loáng một buổi, quân Tây Hạ bị giết sạch, không sót một người nào. Nước Kim và Tây Hạ đã thua nhưng vẫn chưa chịu đầu hàng và cố thủ trong những thành quách kiên cố. Tuy nhiên đến lúc này thì Thành Cát Tư Hã đã thấy sức khỏe mệt mỏi và suy nhược. Các vương tử thật sự không có người nào có cái thiên tài và những đức tính như Thành Cát Tư Hãn, tài dùng người, tài thao lược, với ý chí sắt đá và lòng kiên nhẫn vô biên. Chỉ còn cách tìm một người có một vài tính cách thiết yếu mà thôi . Thành Cát Tư Hãn nghĩ xa trong tương lai và nhằm một mục đích rõ rệt, nên không cần đến ý trí sắt đá và tài thao lược của người nối ngôi Đại Hãn. Ông đặt thuật dùng người và lòng khoan dung lên trên tất cả những đức tính khác của người lãnh đạo. Thành Cát Tư Hãn lúc nào cũng canh cánh bên lòng về tương lai của đế quốc Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 82 Mông Cổ. Ngay cả đến lúc hấp hối, ông vẫn còn ra một lệnh cuối cùng : “Phải dấu kín tin ta chết và khi thái tử Tây Hạ đến bái kiến, phải giết đi luôn cả bọn tùy tùng. Tất cả hàng quý tộc và cận tướng phải về Mông Cổ, bấy giờ mới được phát tan”[15,253]. Trong chiến dịch cuối cùng của mình, Thành Cát Tư Hãn đã băng hà vào ngày 18 tháng 8 năm 1227. Thi hài được táng dưới mộ một gốc cây cổ thụ tại đỉnh núi có tên là Bourkhane Kaldoun – nơi mà trước đây có lần đi săn, Thành Cát Tư Hãn đã nói với tùy tùng: “Ta ưng chọn nơi này làm nơi yên nghỉ cuối cùng của ta, các ngươi hãy nhớ kỹ” [1,449]. Về sau, đây cũng là nghĩa địa chôn cất Đà Lôi, Oa Khoát Đài, Hốt Tất Liệt, Mông Kha. Mấy trăm năm sau, nơi này đã mọc lên những rừng cây rậm rạp um tùm. Nhiều nhà khảo cổ trên thế giới đã tìm đến đây khảo sát, nhưng ngôi mộ Thành Cát Tư Hãn chôn ở chỗ nào vẫn là một điều bí mật bao trùm. Một truyền thuyết nói rằng: nếu ai khai quật ngôi mộ Thành Cát Tư Hãn thì thế giới này sẽ chịu một thảm cảnh binh đao như ở thời ông ta. Bởi vì người đó đã đánh thức giấc ngủ của Thành Cát Tư Hãn, làm ông ta tức giận. Thành Cát Tư Hãn đã đưa nhân loại vào cảnh tang tóc đau thương. Đó là thời kỳ kinh hoàng nhất. Một nhà thơ Armenie – V.Krik (1210 – 1290) đã viết: “…không còn một dòng suối, một con sông nào không tràn đầy nước mắt chúng ta. Không còn một ngọn núi, một cánh đồng nào mà không bị quân Tar – ta giày xéo..”.[15,256]. Nơi nào vó ngựa trường chinh của đoàn kỵ binh Mông Cổ băng qua, nơi đó đã phải sụp đổ, và trở thành hoang phế. Nhờ những lời ghi chép của nhà sử học Ả Rập – Abn al – Athir ,mà ngày nay người ta hiểu thêm chính sách hủy diệt hết sức dã man của quân Mông Cổ: “Xưa nay chưa từng xảy ra những tai họa tương tự như vậy. Tai họa ấy giáng xuống toàn bộ nhân loại… quân Mông Cổ không hề thương xót bất cứ ai, chúng tàn sát đàn bà, đàn ông à trẻ em, mổ bụng phụ nữ có mang để giết thai nhi, mọi người có, nó giống như gió thổi mây đen, bao trùm tất cả mọi thôn xóm”.[15,257]. Những thành tựu văn minh của loài người đã bị giẫm nát dưới vó ngựa Mông Cổ. Cung điện,giáo đường đạo Hồi, tòa thánh Boukhara lộng lẫy cùng với Kharesm – một quốc gia văn minh phồn vinh trước đây – nay đã sụp đổ, tan tành trong biển lửa. Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục loài người như vậy. Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 83 Chỉ trong vòng 17 năm, Thành Cát Tư Hãn đã tìm mọi cách vươn lên từ một vị tù trưởng bộ lạc (1189) đến địa vị Đại Hãn cao nhất (1206), được tất cả các bộ lạc Mông Cổ thần phục và tôn làm Thành Cát Tư Hãn (Gengis Khan).Ông đã nắm lấy ngôi Đại Hãn vào lúc 51 tuổi. Trong vòng hai mươi năm, bằng những cuộc chiến tranh thần tốc, Thành Cát Tư Hãn đã dựng nên một đế quốc Mông Cổ rộng lớn và xây dựng một tổ chức quân đội hùng mạnh, bách chiến bách thắng. Các hậu duệ của ông đã mở rộng quốc gia Mông Cổ rộng hơn về phía nam Trung Quốc, Nga, Iraq, Triều Tiên và Tây Tạng. Người Mông Cổ cuối cùng đã xâm chiếm Ba Lan và Hungarie dưới triều đại của Hãn vương Batu cũng như các mức độ khác nhau của sự thành công đối với Syria, Nhật Bản và Việt Nam (vì các lý do như khí hậu nóng bức, nhất là ở Trung Đông như Ả Rập Saudi). Việc mở rộng về phía châu Âu bị ngừng lại do nhiều lý do như các thành viên cao cấp của người Mông Cổ phải quay về Mông Cổ để bầu lại Đại Hãn mới hay do sự kháng cự của người châu Âu quá mạnh…Người Mông đã có thể xâm chếm toàn bộ châu Âu do họ xâm chiếm Ba Lan và Hungarie chỉ trong thời gian khoảng một vài tháng. Đế chế Mông Cổ đạt tới cực đại của nó vào thời Đại Hãn Hốt Tất Liệt - cháu nội Thành Cát Tư Hãn. Nhưng sau đó bị chia sẻ thàh nhiều hãn quốc nhỏ và ít sức mạnh hơn. Vào thời cực thịnh, Đế chế Mông Cổ trải dài từ Đông Nam Á tới châu Âu trên diện tích 35 triệu km vuông. Theo một số nguồn, đế chế này chiếm tới gần 50% dân số thế giới và bao gồm các dân tộc đông dân và văn minh nhất thời kỳ đó như Trung Quốc và phần lớn các quốc gia của thế giới Hồi gáo ở Iraq, Ba Tư và Tiểu Á. Cũng không phủ nhận là những cuộc chiến tranh của Thành Cát Tư Hãn được đặc trưng bởi sự phá hủy toàn bộ trong mức độ chưa hề có cũng như sự thay đổi lớn trong phân bố dân cư châu Á. Theo các số liệu của các nhà sử học Iran như Rashid-ad- Din Fadl Allah, thì quân Mông Cổ đã giết khoảng trên 70.000 dân ở Merv và trên một triệu dân ở Nishapur. Trung Quốc có khoảng 100 triệu dân, sau khi hoàn thành cuộc xâm lấn năm 1279, đến năm 1300 chỉ còn khoảng 60 triệu dân. Điều này cho thấy mức độ của sự hủy diệt trong các cuộc chiến tranh của Mông Cổ. Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 84 Trong thời gian gần đây, Thành Cát Tư Hãn đã trở thành biểu tượng của những cố gắng của người Mông Cổ để thế giới thấy được hình ảnh của họ sau những năm dài ngủ quên. Trong thế giới phương Tây ông thường được gắn với sự khát máu và man rợ. Các hãn Mông Cổ sau này cổ vũ dân chúng tưởng niệm ông như một thánh thần tôn giáo trong toàn đế chế. Không có Thành Cát Tư Hãn có lẽ không có Mông Cổ bởi vì đế chế Mông Cổ đã co lại từ những thành quả mà ông dựng lên từ năm 1206. Ông được tưởng nhớ đến là một nhà quân sự xuất sắc, một nhà lãnh đạo, một vị anh hùng của Mông Cổ.. KẾT LUẬN Xét trong lịch sử Trung Hoa, chúng ta thấy chế độ “Quân Quốc”1 đã 4 lần xuất hiện qua các triều đại: Tây Chu , Tề, Tần và Nguyên, với các nhà quân phiệt nổi tiếng như: Quản Trọng, Thương Ưởng và nhất là Thành Cát Tư Hãn. Thật thế dù xuất hiện trong bối cảnh một dân tộc đang ở thời kỳ chuyên sống bằng du mục và săn bắn, Thành Cát Tư Hãn đã tỏ ra là một nhân vật với nhiều thiên tài đặc biệt. Dưới triều đại của ông, dân tộc Mông Cổ được quân sự hóa từ tổ chức cho đến nếp sinh hoạt với một hệ thống pháp luật vô cùng nghiêm ngặt. Đã vậy với tài 1 Là chế độ nửa phân quyền, nửa tập quyền, quyền lực tập trung vào tay vua. Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 85 quân sự thiên phú, Hãn và con cháu sau này còn đi chinh phục các nước từ Á sang Âu, biến Mông Cổ thành một đế quốc cường thịnh nhất đương thời. Do đâu Thành Cát Tư Hãn có thể xây dựng được cơ nghiệp lớn lao như vậy, một tổ chức quân đội hùng mạnh với một bộ máy chiến tranh thuần nhất và dồi dào năng lực như thế? Các nhà nghiên cứu lịch sử đã từng nêu lên những nhận xét sau đây, mà có thể coi là ưu điểm vượt trội nhất của triều đại Thành Cát Tư Hãn. Thứ nhất, dân Mông Cổ là kỵ binh giỏi nhất thế giới. Dân Mông Cổ vốn sinh trưởng trên lưng ngựa, nếp sinh hoạt do đó cũng đương nhiên được quân sự hóa từ thưở trẻ thơ. Đã vậy với pháp luật nghiêm mật của Thành Cát Tư Hãn, mọi người dân từ 17 đế 70 tuổi đều phải phục vụ trong quân đội, dân Mông Cổ do đó đã trở thành một trại binh khổng lồ. Thành Cát Tư Hãn còn qui định rằng: chỉ các tướng lãnh tử trận thì con cháu mới được lập tước, nếu chết bệnh thì con cháu sẽ bị giáng tước cấp. Điều này càng khiến cho dân Mông Cổ càng cố gắng nuôi dưỡng ý trí “da ngựa bọc thây” coi đó như là một vinh quang không thể để mất được. Tất cả mặc nhiên biến thành những con người hiếu chiến, suốt đời chỉ biết đến chiến tranh. Về kỷ luật chỉ huy, Thành Cát Tư Hãn buộc các cấp từ thấp đến cao phải tự luyện thường xuyên. Thành Cát Tư Hãn hạ lệnh : Nếu tiểu đội trưởng (Thập phu trưởng )mà không chế ngự được đội viên thì cả bản thân lẫn vợ con đều bị tử hình, ngược lại mọi quân đều phải tuyệt đối phục tòng thượng lệnh, mọi vi phạm quân kỷ dù nhỏ, cũng bị tử hình. Đặc biệt hơn, mọi mệnh lệnh từ Hãn trực tiếp mang xuống, dù do một thần dân hèn hạ mang tới và dù là đại tướng cai quản 10 vạn binh đang trấn giữ thành vẫn phải phục mệnh. Tuy xem ra có tính cách dã man, nhưng với kỷ luật này Thành Cát Tư Hãn đã chỉ huy và điều động quân đội rất nhanh chóng và hiệu nghiệm. Mặt khác, Thành Cát Tư Hãn còn buộc các bộ tộc thuộc hạ cung ứng những tên kỵ binh tinh nhuệ. Với số kỵ binh này. Hãn thành lập đội quân Khiếp Tiết dùng đội quân này bức hiếp các bộ tộc chưa thuần phục, đồng thời kiểm soát và duy trì trật tự trong quân mình. Do nếp sống ăn thịt dê và uống sữa động vật, vốn là đặc tính của dân du mục, quân Mông Cổ còn có lợi điểm là không bao giờ bị bận rộn hay gặp trở ngại và hậu Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 86 cần trong các cuộc hành quân. Nhờ vậy khả năng hoạt động càng them phần nhanh chóng và bén nhạy. Thứ hai, biết tận dụng khả năng các loại thợ chuyên môn và phát triển quân số. Trong lịch sử chiến tranh thế giới có thể nói Mông Cổ là đội quân duy nhất biết khai thác khả năng nhân viên kỹ thuật và các loại thợ chuyên môn trên đất địch để phục vụ cho nhu cầu chiến tranh của mình, nhất là về chế tạo vũ khí. Nguyên do là Mông Cổ còn ở trình độ kỹ thuật dã man thấp kém, trong khi nhu cầu kỹ thuật chiến tranh đối với họ lại rất cần thiết. Số người bản địa bị bắt này được mang theo trong các cuộc hành quân để lâm thời chế tác vũ khí, quân trang, quân dụng hoặc phục dịch nhiều công tác khác. Nhờ vậy tới đâu quân Mông Cổ cũng đủ vũ khi và quân trang, nhiều khi còn tinh xảo hơn cả của địch quân mà không cần trông chờ hậu cần tiếp liệu1. Đội kỵ binh Mông Cổ vốn đã có khả năng hoạt động nhanh chóng, có thêm yếu tố này càng được gia tăng hiệu năng tác chiến. Về quân số ở thờ đại này, dân Mông Cổ chưa nhiều, nếu Thành Cát Tư Hãn có dốc hết tất cả vào chiến tranh khắp từ Á sang Âu cũng không khác gì muối bỏ biển. Bởi vậy ông áp dụng phương châm chiến tranh “dĩ địch chế địch” và “dĩ chiến dưỡng chiến”. Đánh bại một nước nào, việc đầu tiên là ông thực hiện biện pháp “ bắt lính” và “ vét của”. Chẳng hạn như khi chinh phục được Trung Nguyên, ông liền cho thực hiện biện pháp “bắt lính bản địa này”. Một gia đình phải ra lính một người thì gọi là “ độ hộ quân” , hai ba gia đình một người thì gọi là “chính quân hộ”. Nếu là thợ chuyên môn thì gọi là “tượng quân”; nếu là con của hàng tướng lãnh của các chư hầu thì gọi là “chất tử quân”. Cũng vậy trong cuộc chinh phục Nam Tống, loại lính Tống bị trưng tập này được gõi là Tân phụ quân, lính bản địa Liêu đông được gọi là đô quân, rồi các lính Khiết Đan quân, Nữ Chân quân, Cao Ly quân, lính vùng Vân Nam thì gọi là Thốn bạch quân, lính vùng Phúc Kiến là dư quân. Tuy vậy các loại lính bản địa này đều không buộc phải đi trấn thủ nơi xa. Tùy khả năng từng hạng, loại lính này được xếp 1 Đây là nói vũ khí thời kỳ Trung Cổ chứ không phải nói vữ khí và quân trang thời thế kỷ XX Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 87 thành loại như: Pháo quân, nỏ quân, thủy quân. Nếu là lính tình nguyện thì được gọi là “ Đáp thứ Hãn quân”. Tuy nhiên người gốc Hán thì không được cho biết quân số bao nhiêu. Bởi vậy suốt trăm năm dựng nghiệp mà quân số nhà Nguyên không ai biết rõ. Ngoài ra trong các lần tấn công thành trì địch, quân Mông Cổ còn buộc dân bản địa đi lấp hào đắp lũy, hoặc làm tiền đội, làm bia đỡ tên đạn cho họ. Thứ tư, chính sách tàn sát và cực quyền thống trị. - Trước hết chính sách tàn sát của Thành Cát Tư Hãn nhằm hai mục đích sau: - Dồn đối phương vào thế phải đầu hàng, vì không dám đương cự lại. Thực tế chiến trường này tại Trung Hoa cổ thường rất hay được các nhà chỉ huy quân sự dùng. Quân trong thành bị vây thường phải chọn một trong hai quyết định: mở cửa ra hàng địch để khỏi bị tàn sát khi thất thủ, hoặc cương quyết chống cự lại và chờ sẵn mọi thủ đoạn tán ác của địch một khi chiến bại. - Dân tộc Mông Cổ vốn ít người, lại ở trình độ dã man, mỗi khi chinh phục một nước có trình độ văn minh và đông dân như Trung Hoa, hay Hồi Hồi, tất nhiên Thành Cát Tư Hãn phải triệt để mọi cơ cấu quốc gia bản địa, đồng thời thi hành chính sách đại khổng bố để uy hiếp tinh thần, nhằm tạo lợi thế xây dựng cơ cầu thống trị mới. Chính sách tàn sát hủy diệt là biện pháp mà Thành Cát Tư Hãn thường dùng trong các cuộc viễn chinh đã làm cho các sử gia phương tây lên án là vô nhân đạo . Và nếu ở thế kỷ 13 quân Mông Cổ “dã man” như thế, thì cho đến thế kỷ 19, 20, con người qua các cuộc chiến tranh, nhất là chiến tranh xâm lược thuộc địa vẫn không thấy “tiến hóa văn minh” hơn. Đó là chưa nói tới hai quả bom nguyên tử được dội xuống hai thành phố Nagaraki và Hirôsima của Nhật Bản vào tháng 8 năm 1945. Bởi vậy dù thời đại có khác, dưới những hình thái khác, hậu quả chiến tranh bao giờ cũng tàn khốc, phi nhân. Mạnh Tử của thời chiến quốc (428 – 221) chẳng đã từng lên án chiến tranh “Đánh nhau vì giành đất, thây chất đầy nội, đánh nhau vì giành thành, xác chồng ngút thành, tội (bọn gây chiến) thật đáng chết, bọn chủ chiến đáng chịu hình phạt nặng nề nhất (tranh địa dĩ chiến sát dân dinh dã, tranh thành dĩ chiến, sát nhân dinh thành, tội bất dung u tử. Cố thiện chiến dã phục thượng hình) - Mạnh Tử [28,76]. Vấn đề do đó được đặtv ra là mọi chúng ta, từ trong mỗi quốc gia đến ngoài quốc tế, phải dồn nổ Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 88 lực chặn cho được bàn tay độc ác của bọn chủ chiến quen sống bằng máu người, có khi là máu cả đồng loại. Từ những nhận định trên ta có thể thấy cuộc đời và sự nghiệp của Thành Cát Tư Hãn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Đế quốc Mông Cổ.Tài năng của ông không chỉ đánh giá ở nghệ thuật quân sự mà còn ở những thành tựu biểu hiện trên tất các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa,.. của Đế quốc Mông Cổ hùng mạnh này. Trước hết, Thành Cát Tư Hãn đã tạo ra một bộ luật bằng chữ viết của người Mông Cổ mà tất cả mọi người trong đế chế đều phải tuân thủ. Vì sự đa dạng về dân tộc, tôn giáo và sắc tộc của các công dân và binh lính trong Đế quốc Mông Cổ bao gồm cả Trung Quốc, Ba Tư và Châu Âu ngày nay, ông đã truyền lại sự trung thành chỉ đối với ông mà không cho một ai khác. Để giữ vững và bổ sung các chi phí cho quân đội cũng như các hoạt động khác, ông đã cho phép các thủ lĩnh duy trì quyền lực khi mà họ còn cung cấp được sức mạnh quân sự, nộp cống phẩm và cung cấp nhân lực trong các cơ sở cố định. Chiếm đóng được một khu vực đất đai rộng lớn, ông đã khuyến khích thương nghiệp và trao đổi hàng hóa và người Mông Cổ nhận được hàng hóa và dịch vụ từ những người khác. Các thương nhân, giáo sĩ, đặc sứ đã được đảm bảo sự an toàn và hướng dẫn cần thiết dưới đế chế Mông Cổ, ví dụ một số ngưới trong số họ đã đến Trung Quốc như nhà du hành Giovanni da Pian del Carpini dưới thời Oa Khoát Đài hay du hành Marco Polo tới Bắc Kinh dưới thời Hốt Tất Liệt, là những người đã viết sách trong chuyến du hành của họ với một độ chính xác cao. Dưới thời Thành Cát Tư Hã, mọi “cá nhân và tôn giáo là bình đẳng trước pháp luật Mông Cổ”. Vì sự mở rộng của đế chế của ông, Thành Cát Tư Hãn đã có ảnh hưởng sâu rộng trong văn hóa của nhiều quốc gia Châu Á, chủ yếu là Trung Quốc và Nga. Ông đã tiêu diệt tầng lớp quý tộc hiện thời trong các vùng lãnh thổ của mình, tạo ra tầng lớp trí thức thô sơ trong thời kỳ đó. Ông cũng tạo ra hệ thống bưu chính rộng lớn và mở rộng sự phổ biến của việc sử dụng hệ thống chữ cái thế giới, mặc dù trong nhiều năm người ta vẫn tin rằng ông là người thất học vì sự xuất hiện gần đây của chữ viết cũng như tuổi tác của ông tại thời điểm thi hành điều đó. Tuy nhiên gần đây theo các phát kiến của các nhà sử học Mông Cổ và Trung Quốc ta thấy ông là người có học thức cao. Các Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 89 văn bản viết tay được cho là của ông cũng như nội dung của chúng cho thấy ông có thể đọc các bài thuyết pháp. Thương mại và du lịch trong lãnh thổ Trung Quốc, Trung Cận Đông và Châu Âu được phát triển mạnh mẽ bởi sự ổn định chính trị nhất mà Đế chế Mông Cổ đã đem lại khi thiết lập lại con đường tơ lụa. Ông giảm các hình phạt trong các khu vực của mình, miễn giảm thuế cho các lang y và thầy đồ, và thiết lập sự tự do tôn giáo. Các ngôn ngữ khác nhau như Thổ Nhĩ Kỳ được phát triển và các loại hình tôn giáo đã nảy nở do có tự do tôn giáo. Quân đội Mông Cổ mở đầu cho phần lớn chân Á biết đến bàn tính và la bàn cũng như cho châu Âu biết đến thuốc súng và thuốc nổ được phát minh bởi người Trung Quốc đã phát triển để đối phó với người châu Âu. Ông là người thống nhất các bộ lạc Mông Cổ, là điều mà một số người cho là thành tựu đáng kể nhất của ông. Ông cũng là người đầu tiên ngăn chặn sự phân chia bắc và nam Trung Quốc được bắt đầu từ thời kỳ nhà Tống. Đặc biệt ông đã xây dựng được một tổ chức quân đội hùng mạnh đưa Đế chế Mông Cổ từ một bộ lạc du mục trở thành một Đế quốc rộng lớn và hùng mạnh. Nhận thức về nhân vật Thành Cát Tư Hãn có nhiều ý kiến khác nhau. Ở phương Tây và Trung Đông, hình ảnh ông là không tích cực lắm vì ông đã giết quá nhiều người cũng như là mối đe dọa đối với cuộc sống và tài sản của họ. Tuy nhiên, ở phương Đông thì ông là một trong những lãnh tụ có ảnh hưởng to lớn đối với lịch sử. Ngày nay, những người Mông Cổ tìm thấy ở ông như là người sáng lập ra và thống nhất Mông Cổ, là điều mà họ không thể có được trước khi có ông. Ngược lại, ở Trung Đông, người ta có cách đánh giá hơi pha trộn về ông và các hậu duệ của ông vì quân đội của họ đã xâm chiếm và tiêu hủy thành Baghdad, nhưng cuối cùng thì một số trong quân đội Mông Cổ đã chuyển sang theo đạo Hồi và có cuộc sống hòa trộn với dân bản xứ. Một số trường phái và các nhà khoa học, phụ thuộc vào gốc gác của họ, cho rằng những người Mông Cổ là những người xây dựng hay những kẻ hủy diệt vĩ đại nhất. Nhìn nhận về Thành Cát Tư Hãn ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày nay là mâu thuẫn vì các nhà sử học Trung Quốc vừa nhìn thấy ở ông mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực. Trong khi người ta nhận thức được những tổn thất nặng nề mà ông gây ra, thì hình ảnh của ông trong một phương diện nào đó được nhìn nhận tốt hơn do ông đã Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 90 đưa các sự kiện gây ra sự chia rẽ bắc- nam Trung Hoa có từ thời nhà Tống đi vào dĩ vãng. Ngoài ra, sự phỉ báng Thành Cát Tư Hãn là một sự xúc phạm ghê gớm đối với các công dân Trung Quốc có nguồn gốc Mông Cổ, là những người mà giống như bà con của họ ở Mông Cổ coi Thành Cát Tư Hãn như một người anh hùng dân tộc và xu hướng trong lịch sử Trung Quốc hiện đại đã tránh nói tới điều đó. Tuy nhiên dù có nhìn nhận như thế nào thì cũng không thể phủ nhận công lao của Thành Cát Tư Hãn đối với Mông Cổ cũng như tài năng của một thiên tài quân sự và nhà lãnh đạo tài giỏi của ông. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Ánh, Trần Đăng Thao và nhiều tác giả (2000), “Bộ thông sử thế giới vạn năm”, NXB Văn Hóa Thông Tin. 2. Huỳnh Công Bá (2000), “Lịch sử Việt Nam”, NXB Thuận Hóa. 3. Biệt Lam Trần Huy Bá (2000), “Xã tắc hai phen bon ngựa đá”, Tạp chí nghiên cứu Tri Tân (1941- 1946) Trung tâm UNESCO, Trung tâm tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam, Hà Nội. 4. Chu Hữu Chí – Khương Thiếu Ba (chủ biên) (2000), “Thế giới 5000 năm”, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 91 6. Nguyễn Xuân Cẩm, „Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược trân đất Hà Bắc”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 4, năm 1979. 7. Nguyễn Kim Dân – Nguyễn Hồng Trang – Vũ Hải, “ Nguồn gốc tên gọi các nước trên thế giới”, NXB Văn Hóa thông tin. 8. Tiên Đàm (2000), “Quân Mông Cổ”, Tạp chí nghiên cứu Tri Tân (1941- 1946) Trung tâm UNESCO, Trung tâm tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam, Hà Nội. 9. Lưu Minh Hàn, “Lịch sử thế giới Trung Cổ?, (tập 2), NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Bùi Hữu Hồng dịch (1996), “100 nhân vật ảnh hưởng đế lịch sử Trung Quốc”, NXB Trẻ. 12. Lê Văn Hưu – Ngô Sĩ Liên (1993), “Đại Việt sử kí toàn thư”, NXB Hà Nội. 13. Nguyễn Huỳnh (1982), “Dũng sĩ U- Lan – Ba- To”, NXB Kim Đồng. 14. Dương Thiếu Huyền, Trần Thu Phàm, “Thành Cát Tư Hãn”, NXB Trẻ. 15. Nguyễn Trọng Khanh, Phan Thành Tài (1989), “Thành Cát Tư Hãn vó ngựa trường chinh”, NXB Tổng hợp Tiền Giang. 16. Vũ Khắc Khoan (1962), “Thành Cát Tư Hãn kịch”, In tại nhà in Đông Nam Á – Sài Gòn. 17. Trần Trọng Kim, “ Việt Nam Sử Lược”, NXB Văn Hóa Thông Tin. 18. Phan Ngọc Liên và nhiều tác giả (2004), “Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc”, NXB Quân đội Nhân dân Việt Nam. 19. Nguyễn Hiến Lê, “Lịch sử Thế giới”, (tập 1), NXB Thuận Hóa. 20. Nguyễn Minh Mẫn – Hoàng Văn Việt (2007), “ Con đường tơ lụa quá khứ và tương lai”, NXB Gíao Dục. 21. Lương Ninh, “Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á”, ( tập 2), NXB Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội. 22. Lê Văn Quang (1995), “ Lịch sử Vương Quốc Thái Lan”, NXB Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh. 23. Lê Văn Quang (1996), “Lịch sử Nhật Bản”, NXB Đại Học Tổng Hợp. 24. Nguyễn Gia Phú, Nguyễn Huy Qúy, “Lịch sử Trung Quốc”, NXB Gíao Dục. Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 92 25. Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm (2003), “Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên – Mông thế kỷ XIII”, NXB Quân Đội Nhân dân – Hà Nội. 26. Văn Tân, “Những yếu tố đưa đến chiến thắng quân Nguyên – Mông hồi thế kỷ XIII”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 4, năm 1980. 27. Nguyễn Thị Thu Thủy, “ Việt Nam và Đông Nam Á thời kỳ chống xâm lược Mông –Nguyên(thế kỷ XIII), NXB Trẻ. 28. Nguyễn Quang Tô, “ Thành Cát Tư Hãn và tổ chức quân đội Mông Cổ”, Thư viện Khoa Học Xã Hội Thành phố Hồ Chí Minh. 29. Nguyễn Khắc Thuần, “ Đại cương lịch sử cổ trung đại Việt Nam”, NXB Gíao Dục. 30. Hà Văn Thư, “ Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam”, NXB Hà Nội. 31. Vũ Quang Thiện (2005), “Lịch sử Mianma”, NXB Khoa học – Xã Hội. 32. Mai Trang, “ Những trận đánh quân Nguyên – Mông trên đất Vĩnh Phú xưa”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 4, năm 1979. 33. Nguyễn Đăng Vinh, (1986), “Quân đội nhân dân Mông Cổ”,NXB Quân đội nhân dân. 34. “Những trận đánh long trời lỡ đất của Thành Cát Tư Hãn”, Tạp chí Kiến thức ngày nay, ngày 1/6/1997. 35.: http:// vi.wikipedia.org PHỤ LỤC: Một số hình ảnh về quân Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 93 Hình 1:Thành Cát Tư Hãn [35] Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 94 Hình 2: Người lính Mông Cổ [35] Hình 2: Người lính Mông Cổ [35] Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 95 Hình 3: Kỵ binh Mông Cổ [35] Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 96 Hình 4:Một chiến binh Mông Cổ thế kỷ XIII [35] Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 97 Hình 5: Người lính Mông Cổ [35] Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 98 Hình 6: Trang bị của ngưới lính Mông Cổ khi ra trận Cổ [35] Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 99 Hình 7: Trang phục của người lính Mông Cổ [35] Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan Trang 100 Hình 8: Bản đồ quá trình xâm lược và mở rộng lãnh thổ của đế quốc Mông Cổ [35] Chú thích: - Original area of control: Vùng thuộc đế quốc Mông Cổ - Empire in 1207 and 1227: Đế quốc Mông Cổ từ 1207 đến 1227 - Limits of the empire: Danh giới của đế quốc - Movements of Genghis Khan and his generals: Các cuộc hành binh của Thành Các Tư Hãn và quân đội của ông ta. - Empires in Asia at the beginning of the 13 th century: Đế quốc Mông Cổ ở khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XIII.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDOTHILOAN.pdf
Tài liệu liên quan