Qua các kết quả đánh giá chất lượng MTST thị xã Hoà Bình vừa nêu trên chúng tôi thấy rằng ở thị xã Hoà Bình có các vấn đề phải giải quyết cấp bách sau:
1. Đối với các cơ sở gây ô nhiễm không khí lớn như nhà máy xi măng Sông Đà, xí nghiệp gạch Hoà Bình. cần phải lắp ráp thiết lọc bụi tiên tiến để giảm thiểu xả thải bụi ra môi trường.
2. Tất cả các cơ sở sản xuất ở trong khu vực đô thị hoặc ven đô (trong đó có bệnh viện) cần xử lý nước thải trước khi đổ ra môi trường. Đặc biệt đối với nước thải bệnh viện cần phải xử lý triệt để.
3. Sự tồn đọng rác thải trong các khu dân cư ngoài gây ra ô nhiễm môi trường nó còn làm mất mỹ quan đô thị. Vì vậy chúng tôi kiến nghị thị xã giải quyết triệt để vấn đề rác thải bằng các biện pháp cụ thể như tăng cường đội ngũ cán bộ công nhân viên cho công ty Vệ sinh Môi trường Đô thị, đầu tư thêm xe đẩy thu gom rác, xe ép rác loại chuyên dùng. Ngoài ra, với diện tích 4ha cho một bãi rác như ở thị xã Hoà Bình là quá nhỏ, thời gian sử dụng và khai thác sẽ ngắn nên thị xã cần mở rộng bãi rác hoặc có các phương án khác trong tương lai. Việc xây dựng bãi rác thải phải đúng tiêu chuẩn kĩ thuật bảo đảm an toàn cho các khu vực xung quanh. Về vấn đề xử lý rác, cần tiếp thu các quy trình công nghệ xử lý rác thải bằng các phương pháp hợp lý như ủ sinh học, ủ hiếu khí.để sản phẩm rác sau khi xử lý có thể phục vụ tốt cho nông nghiệp.
4. Thị xã nên đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp ở các vùng đồi núi cho các chức năng kinh tế, chống xói mòn, trượt lở, tạo cảnh quan sinh thái cho phát triển du lịch, trong đó chú trọng đến các cây trồng có giá trị kinh tế cao.
5. Hiện tại, thị xã Hoà Bình chưa có quy hoạch môi trường, việc giải quyết các vấn đề môi trường náy sinh đều mang tính thụ động. Vì vậy, vấn đề cuối cùng chúng tôi kiến nghị thị xã là cần tiến hành quy hoạch môi trường đồng thời với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cho mục đích bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên, tiến tới phát triển bền vững.
35 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thành lập bản đồ môi trường sinh thái thị xã Hoà Bình trên cơ sở phương pháp hệ thông tin địa lý(GIS), đánh giá hiện trạng chất lượng và một số kiến nghị bảo vệ môi trường sinh thái ở thị xã đó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tâp 9: Đá vôi dạng khối dày 250 - 300m.
Bề dày của tầng đá điệp Hoà Bình từ 750 - 800m.
1.3.3. Các đá có tuổi Pecmi - Triat (P - T).
Điệp Viên Nam(P - Tvn): Phân bố ở phía Đông Nam thị xã. Thành phần chủ yếu của điêp là các đá spilit, pocfirit, bazan, diabaz cùng với tuf của chúng. Đá thường rắn chắc, có màu xám xanh, xanh lục. Trong tầng phun trào này thường xuyên xen kẽ thấu kính đá vôi, đá phiến sét than, cát kết. Chiều dày tổng thể của hệ tầng lớn hơn 100m.
1.3.4. Các đá trầm tích có tuổi Triat hạ ( T1).
Điệp Tân Lạc (T1tl): Cũng phân bố ở phía Đông Nam thị xã Hoà Bình nhưng nằm ở phía Bắc điệp Viên Nam. Mặt cắt thạch học từ dưới lên trên như sau:
- Phần dưới chủ yếu là cát kết, Tufit màu đỏ, xen cuội kết phun trào mafic, dầy 250 - 300m.
- Phần giữa gồm bột kết xen cát kết màu tím đỏ, xám phân lớp vừa đến mỏng, dầy 400 - 500m.
- Phần trên: Sét, đá vôi phân lớp mỏng, đôi nơi đá vôi chứa sét dạng giun bò, dạng vón cục màu xám tím, xám xanh, mặt cắt gồ ghề lượn sóng, dầy 80 - 150m. các đá phiến tím này chứa hàm lượng K2O khá cao (0.4 - 4%), có thể sử dụng làm phân bón tổng hợp. Tổng chiều dầy của điệp là 700 - 900m.
1.3.5. Các đá trầm tích có tuổi Triat trung (T2).
Điệp Mường Trai (T2mt): Phân bố thành dải ở phía Tây Nam thị xã. thành phần chính của điệp là sét vôi, bột kết, đá vôi, đá phiến sét, đôi nơi có kẹp lớp mỏng cát kết hạt mịn. Chiều dầy chung của tầng là 400 - 500m.
1.3.6. Các đá trầm tích có tuổi Triat thượng (T3).
Điệp Nậm Mu (T3nm): Lộ rõ chủ yếu ở phần Đông Bắc thị xã. Trong thành phần hợp chất có bột kết, đá phiến sét, cát kết màu vàng phớt đỏ, phân lớp mỏng xen ít lớp sét vôi.
1.3.7. Các trầm tích Đệ Tứ (Q):
Các trầm tích Đệ Tứ phân bố rộng rãi dọc theo hai bờ sông Đà và các thung lũng dọc sông, suối của thị xã. Thành phần chủ yếu gồm cát, cuội, sỏi, sét.
1.4. Đặc điểm môi trường đất.
Về mặt thổ nhưỡng, ở thị xã có các loại đất chủ yếu sau:
1.4.1. Đất bãi cát, cồn cát (Pb - e):
Đất này phân bố dọc hai bên bờ sông Đà và hàng năm luôn được bồi tụ sản phẩm mới. Đất có màu nâu, có lớp, thành phần cơ giới thịt và cát xen kẽ nhau, biểu hiện sự bồi lắng qua các thời kỳ lũ lụt. Trên đất này thường cấy lúa và trồng màu.
Bảng 1: Số liệu phân tích đất Pb-e
Độ sâu
pH
Tổng số %
Dễ tiêu
(ppm)
Cation trao đổi
(mg/100 gđất)
(cm)
KCl
Mùn
N
P2O5
K2O
NH
P2O5
Ca2+
Mg2+
H+
0 -15
6,2
1,52
0,17
0,13
0,89
3,5
1,25
9,20
1,80
0,56
25 - 35
7,3
0,66
0,11
0,95
10,40
1,60
0,70
60 - 70
5,80
1,40
0,70
1.4.2. Đất phù sa ngòi suối:
Đất này chiếm diện tích nhỏ, phân bố dải rác ở ven các suối của thị xã. Chúng là những dải đất nhỏ hẹp và bị phân cắt, thành phần cơ giới của đất nhẹ, màu sắc không đồng nhất từ vàng xám đến nâu vàng. Phản ứng của đất chua (pHKCl = 4.8), hàm lượng mùn tương đối nghèo, hàm lượng lân khá (gần 0.2%).
1.4.3. Đất trên sản phẩm dốc tụ:
Diện tích đất trên sản phẩm dốc tụ phân bố dải rác dưới chân đồi núi. Đất thường có màu nâu vàng, thành phần cơ giới thịt nhẹ, có nhiều mảnh đá dăm sắc cạnh, đôi khi có cả than củi, đất tơi xốp.
Bảng 2: Số liệu phân tích đất dốc tụ:
Độ sâu
pH
Tổng số (%)
Dễ tiêu (ppm)
Cation trao đổi
(mg/100 g đất)
(cm)
kcl
Mùn
N
P2O5
K2O
NH4
P2O5
Ca2+
Mg2+
H+
0 - 10
4,7
3,96
0,21
0,19
0,40
2,5
1,25
10,00
7,20
0,98
20 - 30
5,8
1,77
0,21
0,16
0,36
2,0
1,25
10,40
4,60
0,98
35 - 45
5,0
0,34
0,41
6,4
5,20
0,84
1.4.4. Đất feralit bị biến đổi do trồng lúa nước:
Đất này phân bố ở phía Đông Nam thị xã, ở các chân đồi núi thấp - nơi có độ dốc nhỏ, sườn thoải đủ nước tưới. Đây là đất hình thành tại chỗ hoặc đất dốc tụ ở những nơi địa hình tốt thuận tiện cho làm ruộng bậc thang, khiến cho đất phát triển theo chiều hướng khác hẳn ban đầu: Cấu tượng bị phá vỡ, xuất hiện glây phân tầng rõ. Tầng mặt(15cm) có màu nâu xám, thành phần cơ giới thịt nhẹ, tơi xốp. Dưới đó là tầng đế cày màu vàng xám, thịt nặng, chặt. Dưới nữa là tầng màu vàng nhạt lẫn những vệt đỏ nâu, thịt nặng kết vón khoảng 10%.
Bảng 3: Số liệu phân tích đất feralit biến đổi do trồng lúa nước.
Độ sâu
PH
Tổng số (%)
Cation trao đổi (mg/100 g đất)
(cm)
Kcl
Mùn
N
P2O5
K2O
Ca2+
Mg2+
H+
0 - 10
5,3
3,65
0,27
0,121
0,705
5,60
2,00
1,26
30 - 40
5,5
2,02
0,15
0,100
0,450
4,00
1,60
0,77
50 - 60
0,66
0,10
0,094
0,450
4,80
1,60
0,77
1.4.5. Đất feralit phát triển trên phù sa cổ (Fp):
Phân bố thành một dải ở phía Đông thị xã. Do vận động địa chất, nền phù sa được nâng lên thoát khỏi chế độ bồi đắp ban đầu và quá trình xói mòn tạo nên hình dạng địa hình như ngày nay, trên đó phát triển đất Feralit có đặc điểm là màu nâu vàng, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình. ở độ sâu khoảng 50cm trong đất xuất hiện nhiều cuội sỏi tròn cạnh xếp thành lớp, tầng đất trung bình hoặc mỏng tỉ lệ kết vón cao, nhiều nơi đã xuất hiện đá ong. Số liệu phân tích dưới đây cho thấy mùn và các chất dinh dưỡng đều nghèo Cation trao đổi chất, trong đó Cation H+ chiếm ưu thế.
Bảng 4: Số liệu phân tích đất Feralit trên phù sa cổ.
Độ sâu
PH
Tổng số (%)
Dễ tiêu (ppm)
Cation trao đổi
(mg/100g đất)
(cm)
Kcl
Mùn
N
P2O5
K2O
N
P2O5
K2O
Ca2+
Mg2+
H+
0-10
5,8
1,50
0,092
0,023
6
0,2
5
1,30
1,02
3,95
13-23
3,8
0,90
0,078
0,023
0,147
6
0,1
3
1,63
0,34
3,26
1.4.6. Đất feralit trên đá phun trào macma kiềm (Fk):
Phân bố ở xung quanh thị xã. Đất có màu nâu vàng, thành phần cơ giới thịt từ trung bình đến nặng, cấu trúc bền vững.
Bảng 5: Số liệu phân tích đất Fk
Độ sâu
pH
Tổng số (%)
Cation trao đổi (mg/100g đất)
(cm)
KCl
Mùn
N
P2O5
Ca2+
Mg2+
H+
0 - 10
6,3
4,19
0,31
0,13
27,00
2,400
0,42
28 - 38
7,1
1,59
0,20
0,18
27,00
2,20
0,70
50 - 60
7,3
31,00
1,60
1.4.7. Đất feralit trên đá vôi (Fv):
Chiếm một diện tích nhỏ, chủ yếu phân bố ở phía Tây Nam thị xã. Đất có màu nâu vàng, với tổng dầy là 120cm, thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc trung bình, cấu tượng hạt bền vững ở độ sâu khoảng 50 cm có kết vón xuất hiện.
Bảng 6: Số liệu phân tích đất FV.
Độ sâu
pH
Tổng số (%)
Cation trao đổi (mg/100 g đất)
(cm)
(kcl)
Mùn
N
P2O5
Ca2+
Mg2+
H+
0 - 10
5,5
1,77
0,18
0,25
7,20
2,00
0,42
30 - 40
6,3
0,96
0,10
0,20
10,20
0,20
0,28
1.4.8. Đất feralit trên đá phiến sét (Fs):
Phân bố tập trung ở phía Tây, Nam thị xã. Đất được khai thác từ lâu, thực vật bị tàn phá nhiều, còn lại là cây bụi và cỏ tranh. Màu của đất là màu nâu vàng, thành phần cơ giới thịt trung bình, kết vón rải rác.
Bảng 7: Số liệu phân tích đất FS
Độ sâu
pH
Tổng số (%)
Cation trao đổi (mg/100g đất)
(cm)
(KCl)
Mùn
N
P2O5
Ca2+
Mg2+
H+
0 - 10
4
2,22
0,14
0,096
2,80
0,90
3,50
30 - 40
4,7
5,0
0,12
0,026
2,80
0,40
1,90
1.4.9. Đất feralit trên đá cát kết (Fc):
Phân bố chủ yếu ở Đông Bắc thị xã. Đất có màu vàng nhạt thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất mỏng, nhiều sỏi sạn.
Bảng 8: Số liệu phân tích đất FC.
Độ sâu
pH
Tổng số (%)
Cation trao đổi (mg/100g đất)
(cm)
(kcl)
Mùn
N
P2O5
Ca2+
Mg2+
H+
0 - 10
4
4,13
0,14
0,18
3,4
1,4
1,54
15 - 25
4
1,58
0,13
0,20
3,2
1,6
5,67
1.5. Đặc điểm môi trường khí hậu.
Khí hậu thị xã Hoà Bình mang đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thể hiện hai mùa rõ rệt trong năm là mùa mưa và mùa khô hanh. Khí hậu của thị xã tương đối thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp, nhưng cũng có những yếu tố bất thường về thời tiết. Lượng mưa bình quân trong năm 1910.0mm, độ ẩm trung bình là 85%, nhiệt độ trung bình 23.20C, số giờ nắng trung bình năm là 1620.9 giờ.
1.5.1. Chế độ bức xạ, nắng.
Chế độ bức xạ của thị xã là chế độ bức xạ nội chí tuyến, tức là mặt trời qua thiên đỉnh hai lần trong năm và điều kiện bức xạ tương phản nhau rõ rệt theo hai mùa đông và hè. Bức xạ tổng cộng năm ở đây dao động khoảng 126 - 128 Kcal/cm2/năm.
Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 1620,9giờ/năm. Thời kỳ tháng V đến tháng VII có nhiều nắng nhất, mỗi ngày có từ 5,5 - 6,1 giờ nắng. Tháng II, III có ít nắng nhất, mỗi ngày chỉ có 1,6 - 2,6 giờ nắng.
1.5.2. Chế độ gió.
Do địa hình là chủ yếu là đồi và núi thấp, lại bị chia cắt bởi các thung lũng, sông nên chế độ gió ở đây nhìn chung không phản ánh rõ chế độ hoàn lưu chung của khu vực là gió mùa Đông Bắc vào mùa đông và gió Tây Nam vào mùa hè. Nó chủ yếu mang tính chất hoàn lưu địa phương. Tốc độ gió trung bình năm nhìn chung là nhỏ, chỉ dao động trên dưới 1.0 m/giây. ở những nơi thoáng gió hoặc trên các sườn đón gió thì tốc độ gió trung bình có thể cao hơn.
1.5.3. Chế độ nhiệt.
Chế độ nhiệt bị chi phối bởi chế độ bức xạ, hoàn lưu và đặc điểm địa hình. Do có chế độ bức xạ Mặt Trời nội chí tuyến, nên nhiệt độ trung bình năm của thị xã là 23,20C, có tổng nhiệt độ năm là 84600C thuộc miền nhiệt đới (> 75000C).
Bảng 9: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm.
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Năm
N.độ (0C)
16,1
17,4
20,7
24,4
27,1
28,2
28,3
27,7
26,5
24,0
20,7
17,5
23,2
Chế độ nhiệt của thị xã phân hóa ra hai mùa nóng và lạnh rõ rệt. ở những vùng thấp như ở phía Tây Nam thị xã mùa nóng kéo dài từ tháng V đến tháng IX, thời kỳ có nhiệt độ trung bình tháng từ 27,10C đến 28,30C(tháng VII); mùa lạnh kéo dài từ tháng XII cho đến tháng II năm sau, thời kỳ có nhiệt độ trung bình tháng từ 17,40C(thángXII) đến 15,70C(thángI).
1.5.4. Chế độ mưa, ẩm.
Thị xã Hoà Bình được đánh giá là khu vực có lượng mưa vừa với lượng mưa trung bình tháng và năm được thể hiện qua bảng 10 dưới đây:
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Năm
L.mưa
(mm)
14,6
21,1
27,3
95,8
233,5
258,3
331,0
341,9
343,1
177,6
53,5
12,3
1910,0
lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa, mùa mưa kéo dài 5 - 6 tháng (từ tháng IV hoặc V đến tháng X) với 85 - 95% tổng lượng mưa năm. Số ngày mưa trung bình năm là 146,0 ngày. mùa khô kéo dài 3 - 4 tháng. Trong những tháng mùa khô, mặc dù lượng mưa chỉ chiếm trên dưới 10% tổng lượng mưa cả năm, nhưng độ ẩm(đặc biệt là độ ẩm đất) tăng lên đáng kể do thời tiết mưa phùn vào thời kỳ đông xuân(từ tháng I đến tháng III), ảnh hưởng bởi gió mùa đông bắc.
Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm khá cao, đạt 84%. Tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất là tháng V và tháng IX, chỉ đạt 82%.
1.6. Đặc điểm môi trường thuỷ văn.
Lượng dòng chảy trên lãnh thổ thị xã Hoà Bình tương đối phù hợp với lượng mưa. Modun dòng chảy bình quân năm của thị xã đạt giá trị từ 19 – 25 l/s/km2. Mùa lũ ở đây trùng với mùa mưa kéo dài từ tháng VI – X, lượng dòng chảy lớn. Tháng XII đến tháng IV là các tháng mùa cạn. lúc này lượng mưa giảm hẳn, lượng nước còn lại trong sông suối rất ít. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước ngầm.
Do ảnh hưởng của đập thuỷ điên Hoà Bình xác suất lũ suối trùng với lũ sông sẽ giảm đi. Thị xã nằm trên đường đi của bão nên đỉnh lũ suối thường xảy ra trước đỉnh lũ sông Đà 1 – 2 ngày. Trường hợp lũ suối trùng với lũ sông Đà chỉ xảy ra các trận mưa kéo dài từ 3 ngày trở lên trong tháng VII, VIII. Có thể lợi dụng đặc điểm trên để có biện pháp chống úng đạt hiệu quả kinh tế. Với các con lũ tiểu mãn xảy ra vào cuối tháng V, lúc đó chỉ có con lũ ngắn ngày, khả năng lũ các nguồn suối trùng với lũ sông sẽ không còn, nhưng khả năng ngập lụt do lũ sông Đà vẫn có thể xảy ra vào những năm nhiều nước.
1.7. Đặc điểm môi trường sinh vật.
Là một đô thị vùng cao nên thảm thực vật của thị xã khá đa dạng. Chúng là kết quả của sự tác động tổng hợp của các yếu tố địa hình, khí hậu, sự phân hoá theo độ cao, nền đất đá và sự tác động mạnh mẽ của con người trong các hoạt động trồng cấy, khai thác. Ta có thể chia thảm thực vật của khu vực thị xã ra các quần xã sau đây:
1.7.1. Rừng rậm thường xanh cây lá rộng thứ sinh.
Diện tích của rừng này không còn nhiều, chỉ còn rải rác ở phía Tây, phía Nam thị xã Hoà Bình, nơi xa dân cư, ở độ cao trên 300m. Đất dưới rừng thường là đất feralit có màu vàng hay vàng đỏ, tầng đất dày hơn 50cm, thành phần cơ giới trung bình, đất thường chua và có thành phần dinh dưỡng trung bình.
Các cây tạo nên tầng chính của rừng thường có lá rộng và thường xanh. Lá cây thuộc cỡ vừa đến nhỏ. Một số cây có bao chồi bảo vệ trong thời kỳ rét. Thân cây thường không được tròn và không được thẳng, gốc thường không có bạnh vè. Phân cành sớm và cành nhánh nhiều.
Rừng thường có 3 tầng: tầng I cao 15 - 35m, tán cây tương đối liên tục, tầng cây bụi cao 2 - 8m, rải rác không liên tục, dưới cùng là tầng cỏ quyết.
Các cây tham gia vào thành phần rừng gồm nhiều loại trong các họ khác nhau. Các họ ưu thế là Re - Lauraceae, Dẻ - Fagaceae, Xoan - Meliaceae, Dâu tằm - Moraceae, Ngọc Lan - Mnoliaceae , Hồng Xiêm - Sapotaceae...
1.7.2. Rừng hỗn giao hay rừng tre nứa hỗn giao với cây lá rộng.
Diện tích của rừng này cũng không còn nhiều và thường liền kề với quần hệ rừng rậm thường xanh cây lá rộng thứ sinh, ở những độ cao thấp hơn. Đây là một kiểu thảm thứ sinh tương đối ổn định. Khi rừng lá rộng bị khai thác, nhờ bộ rễ có sức cạnh tranh mạnh và lối sinh sản bằng thân ngầm, tre nứa thường nhanh chóng chiếm một diện tích lớn trong khu vực. Khi chúng đã kín tán, khó có một loài cây gỗ nào có thể mọc dưới tán của chúng. Việc trồng rừng gỗ trên các diện tích của rừng tre nứa nói chung là khó khăn. Đất dưới rừng hỗn giao loại này thường mỏng, dinh dưỡng trung bình nhưng lại xốp, bở và thường giàu KOH.
Các loài Tre nứa thường gặp là Bương - Gigantochloa scribneriana, Vầu - Phyllostracnysbambusoides, Nứa - Schizostrachyumfunghomi, Giang - narocalamus haniltonii, Lành hanh - Phyllostrachys sp, Hóp - Bambusa multiplex, các loài Tre nứa nhỏ cao khoảng 2 - 3m cũng khá phổ biến như Sặt - Arundinaria sat, Trúc - Arundinaria amabilis.
1.7.3. Rừng nghèo đang phục hồi.
Rừng nghèo đang phục hồi chiếm một diện tích đáng kể, phân bố ở rìa Đông và Tây thị xã. Do quá trình khai phá rừng của dân địa phương nên diện tích loại rừng này đang ngày càng được mở rộng.
Sau khi khai phá rừng đất còn khá tốt, dày và ẩm. Các cây bụi, chồi non nhỏ nhanh chóng chiếm ưu thế và rừng có xu hướng khôi phục lại như ban đầu.
1.7.4. Cây bụi rậm có cây gỗ rải rác.
Quần xã thực vật này phân bố rải rác ở các vùng đồi, núi thấp. Sau khi khai phá rừng làm rẫy đất bị bỏ hoang. Các cây bụi , cây gỗ ưa ánh sáng mọc nhanh đã chiếm cứ hìmh thành một quần thể có thành phần loài phức tạp. Chiều cao các quần xã này từ 2 - 8 m.
Thành phần loài của trảng cây bụi phức tạp, gồm các loài cây gỗ của rừng cũ sót lại, hoặc mọc lên ở dạng chồi, các loại cây ưa sáng mọc nhanh được xem như các cây tiên phong tạm thời , các loại dây leo, các loại cây thân thảo dạng lùm bụi.
Các cây gỗ của rừng sót lại thường gặp như Arundinaria Cheo - Engelhartia, Trám - Canarium, Sausau - Liquidambar - formosana, Lim - ythrophloeum fordii, Lim - xẹt - Pelthophorum - tonkinensis, Xoan - Melia - azedarach, Bồ kết - Geledischia austalis
Các loài cây bụi lúp xúp, trước đây thường gặp dưới tán rừng này rất phổ biến ở trảng cây bụi như Vuốt hùm Caesalpinia bunducella, Móng châu - Bauhinia balnsae, Móng bò - B.alba, Dâu leo - Garuga pinata, Quất hồng bì - Clausena wampi, Trúc dào - Nerium odorum, Gang - Randia dumetorum, Táo dại - Zizyphus cenplia, Ngây - Rubus cochinchinensis, Mâm xôi - R. alcaeiolium, Đùm dụp - R. leoicanthus, Sâm gai - araliaarmata, Nứa - Schizostrachyum funghomi, Sung - Zanthoxylum acanthopodium. Các loài ưa sáng mọc nhanh thường gặp nhất là các cây Hu.
1.7.5. Cây bụi trảng cỏ.
Do sử dụng đất quá nhiều lần trong chu kỳ ngắn, đất trở nên nghèo kiệt về các chất dinh dưỡng và có tính chất vật lý bất lợi đối với sự phát triển của thực vật. Đất thường mỏng, đôi chỗ còn lộ ra cả tầng kết vón đá ong. Quần xã này phân bố rải rác ở các vùng đất thấp và có độ dốc nhỏ của thị xã.
1.7.6. Rừng trồng.
Trên những vùng đồi núi thấp bao quanh thị xã những năm gần đây dã được tiến hành phủ xanh. Các cây được trồng chủ yếu là bạch đàn chịu được đất cằn, keo tai tượng, luồng.
1.7.7. Các cây trồng nông nghiệp (cây hàng năm, cây lâu năm).
Các dải đất cát, đất bồi ven sông Đà, các đồi bằng thoải chuyển tiếp giữa đồng bằng và đồi, các đồi thấp phía Đông, Đông Bắc thị xã có tầng dày, ẩm được cải tạo thành các khu trồng các cây công nghiệp như chè, cà phê, dầu hoặc các cây lương thực, thực phẩm như lúa, ngô, khoai, sắn, lạc, mía, các loại đậu, rau, củ, quả khác.
Chương 2: phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp hệ thông tin địa lý(GIS).
Đây là phương pháp chủ yếu, rất quan trọng trong việc thành lập bản đồ MTST thị xã Hoà Bình - Một nội dung quan trọng của bản khóa luận, nên nó sẽ được đề cập một cách đầy đủ nhất trong hệ thống các phương pháp được ứng dụng vào bản khóa luận này.
2.1.1. Cơ sở ứng dụng phương pháp hệ thông tin địa lý(HTTĐL):
HTTĐL là hệ thông tin không gian mà Trái Đất là đối tượng định vị chính. Nó được thành lập từ tập hợp các dữ liệu định vị trong không gian, và có cấu trúc thuận tiện khi cung cấp thông tin tổng hợp để cho các quyết định. Như vậy, trước tiên nó là một công cụ bảo quản rất có hiệu quả, dễ truy nhập, thao tác cũng như thể hiện các dữ liệu không gian trong quá trình đánh giá thông tin.
HTTĐL là một hệ thống bao gồm các phần mềm, phần cứng máy tính và một cơ sở dữ liệu đủ lớn, có các chức năng thu thập, cập nhật, quản trị và phân tích, biểu diễn dữ liệu địa lý phục vụ giải quyết lớp rộng lớn các bài toán ứng dụng có liên quan tới vị trí địa lý trên bề mặt trái đất.
Nói chung, chúng ta có thể phân loại HTTĐL tuỳ thuộc vào việc ứng dụng. Ví dụ, chúng ta có thể nói hệ thông tin đô thị hoá theo tọa độ không gian để quản lý đô thị, hệ thông tin về lãnh thổ để quản lý lãnh thổ, hệ thông tin lâm nghiệp có toạ độ không gian để quản lý rừng v.v…
Cấu trúc một HTTĐL bao gồm ba nhóm thành phần, đó là thiết bị, phần mềm và khung cảnh tổ chức. Trong đó hai thành phần đầu tiên là cấu thành của một HTTĐL .
+ Thiết bị (phần cứng): Bao gồm máy tính và các thiết bị ngoại vi có khả năng thực hiện các chức năng vào, ra và xử lý các thông tin phần mềm.
Hình 1: Sơ đồ tổ chức một hệ thống “phần cứng”.
Trạm xử lý
đầu đọc đĩa Mềm,CDrom...
Thiết bị số
hóa
Bộ xử lý
trung tâm (cpu)
tủ đọc băng từ
Thiết bị in ra
Kết quả
+ Phần mềm : Các thành phần của phần mềm nói chung gồm năm nhóm chức năng sau:
- Nhóm chức năng nhập và hiệu chỉnh các dữ liệu (hình 3).
- Lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu (hình 4).
- In ra và trình bày các dữ liệu.
- Chuyển đổi dữ liệu (bảo quản, sử dụng và phân tích).
Đối thoại với người sử dụng.
Hình 2: Cấu trúc các mô đun trong một “phần mềm”.
Nhu cầu cần
giải quyết
Mô đun nhập
các dữ liệu
Quản lý cơ sở
dữ liệu
Hiển thị và
in kết quả
Mô đun xử lý các dữ liệu
Hình 3: Các bước nhập dữ liệu trong một HTTĐL.
Tư liệu
thực địa
tư liệu ảnh
Tiền xử lý Thông tin
công cụ
số hóa
dữ liệu
mô tả
Lưu trữ trên đĩa
Hoặc băng từ
công cụ chuyển
đổi khuôn dạng
Bản đồ
Nhập dữ liệu
Hình 4: Các hợp phần của một “ Cơ sở dữ liệu địa lý”
Quản lý
Mục tiêu và các
yêu cầu quản lý
Thông tin
lưu trữ
Hệ thống
địa lý
Dữ liệu
+ Vấn đề tổ chức: Được thể hiện thông qua hình 5.
Hình 5: Cấu trúc tổ chức một HTTĐL.
nhập vào
Cơ sở dữ liệu
Hệ thống quản lý
Yêu cầu cần giải quyết
Cơ sở dữ liệu địa lý
Vị trí
Tôpô
Thuộc tính
Trích tư liệu
Xử lý thông tin
+ Vấn đề dữ liệu trong HTTĐL.
Cơ sở dữ liệu là một tập hợp các lớp thông tin ở dạng vcctơ, rastơ, bảng số liệu, văn bản với những khuôn dạng chuẩn sao cho các phần mềm HTTĐL có thể đọc, xử lý, giải các bài toán chuyên đề có mức độ phức tạp khác nhau.
Tóm lại: Từ đặc điểm và cấu trúc, chức năng của một HTTĐL, chúng ta thấy một HTTĐL hoàn toàn có khả năng xây dựng được bản đồ địa hình, bản đồ thuỷ văn, bản đồ địa chất… với các chức năng của một HTTĐL, chúng ta có thể xây dựng được bản đồ cảnh quan sinh thái(CQST) hay bản đồ MTST của khu vực nghiên cứu dựa vào các bản đồ thành phần đã xây dựng được ở trên thông qua một số thuật toán về chồng xếp.
2.1.2. ứng dụng phần mềm Mapinfo trong việc thành lập bản đồ MTST.
2.1.2.1. Tổ chức thông tin theo các tập tin.
Mapinfo là một phần mềm HTTĐL GIS cho giải pháp máy tính để bàn (Desktop Solution). Các thông tin trong MapInfo được tổ chức theo từng bảng (Table), mỗi một Table là một tập hợp các File về thông tin đồ hoạ hoặc phi đồ hoạ chứa các bản ghi giữ liệu mà hệ thống tạo ra. Bạn chỉ có thể truy nhập vào các chức năng của phần mềm MapInfo khi mà bạn đã mở ít nhất một Table.
Toàn bộ các MapInfo Table mà trong đó có chứa các đối tượng địa lý được tổ chức theo các tập tin sau đây: (ví dụ “A” là tên của Table bất kỳ)
A. tab: Chứa các thông tin mô tả cấu trúc dữ liệu của bạn. Đó là file ở dạng văn bản mô tả khuôn dạng của file lưu trữ thông tin của bạn.
A. dat: Chứa các thông tin nguyên thuỷ của bạn. Phần mở rộng của tập tin này có thể là *.wks, dbf, xls nếu bạn làm việc với các thông tin nguyên thủy là các số liệu từ Lotus 1-2-3.dBase/FoxBase và excel.
A. map: Bao gồm các thông tin mô tả các đối tượng địa lý.
A. id: Bao gồm các thông tin về sự liên kết giữa các đối tượng với nhau.
A. ind: Chứa các thông tin về chỉ số đối tượng. Tập tin này chỉ có khi trong cấu trúc của Table đã có ít nhất một trường (Field) dữ liệu đã được chọn làm chỉ số hoá (Index). Thông qua các thông tin của file này chúng ta có thể thực hiện tìm kiếm thông tin thông qua một chỉ tiêu cho trước bằng chức năng Find của MapInfo.
A. wor: Quản lý các thông tin tổng hợp về các Table hoặc các cửa sổ thông tin khác nhau của MapInfo vào chung một tập tin và các mối tương quan giữa các đối tượng đó phải được bảo tồn như khi tạo lập.
2.1.2.2. Tổ chức thông tin theo các lớp đối tượng.
Các thông tin bản đồ trong các phần mềm GIS thường được tổ chức quản lý theo từng lớp đối tượng.
Lớp thông tin về đường địa giới các thành phần môi trường.
Lớp thông tin về vùng lãnh thổ của các thành phần.
Lớp thông tin về các cơ sở hạ tầng.
Lớp thông tin về tên địa danh các địa phương...
Xã Yên Mông
Xã Sủ Ngòi
T.X Hoà Bình
Lớp địa danh
Lớp cơ sở hạ tầng
Lớp đường
Lớp lãnh thổ
Lớp địa giới
Với cách tổ chức thông tin theo từng lớp đối tượng như vậy đã giúp cho phần mềm Mapinfo xây dựng thành các khối thông tin độc lập cho các mảnh bản đồ máy tính. Điều đó sẽ giúp cho việc thành lập các bản đồ máy tính một cách linh hoạt khi tập hợp lớp thông tin khác nhau trong hệ thống và dễ dàng thêm vào bản đồ đã có các lớp thông tin mới hoặc xoá đi các lớp thông tin không cần thiết.
Các đối tượng bản đồ chính mà trên cơ sở đó Mapinfo sẽ quản lý, trừu tượng hoá các đối tượng địa lý trong thế giới thực và thể hiện chúng thành các loại bản đồ máy tính khác nhau là:
+ Đối tượng vùng (Region) – thể hiện các đối tượng khép kín hình học và bao phủ một vùng diện tích nhất định. Chúng có thể là các Polygons, hình ellipse và hình chữ nhật. Ví dụ như lãnh thổ địa giới một xã, hồ nước, khu rừng, .v.v.
+ Đối tượng điểm (Point) – thể hiện vị trí cụ thể của các đối tượng địa lý, ví dụ như ống khói nhà máy, cột cờ, điểm bán xăng,.v.v.
+ Đối tượng đường (Line) – thể hiện các đối tượng không khép kín hình học và chạy dài theo một khoảng cách nhất định. Chúng có thể là các đường thẳng, các đường gấp khúc và các cung. Ví dụ như đường phố, sông suối,
+ Đối tượng chữ (Text) – thể hiện các đối tượng không phải là địa lý của bản đồ như nhãn, tiêu đề, ghi chú.v.v
Phương pháp phân tích, xử lý HTTĐL vừa nêu được kết hợp chặt chẽ với phương pháp viễn thám. Phương pháp viễn thám là phương pháp sử dụng bức xạ điện từ (ánh sáng nhiệt, sóng cực ngắn) như một phương tiện để điều tra và đo đạc những đặc tính của đối tượng. Trong khoá luận này chúng tôi sử dụng ảnh vệ tinh SPOT 1 : 50000 của Pháp (chụp ngày 2/1/1996) để giải đoán các yếu tố môi trường bằng mắt trong đó chủ yếu là giải đoán thảm thực vật.
2.2. Phương pháp khảo sát điều tra thực địa.
Đây là phương pháp không thể thiếu được đối với các nhà nghiên cứu tự nhiên nói chung và môi trường nói riêng. Phương pháp khảo sát điều tra thực địa cung cấp các bằng chứng, số liệu cho việc thành lập bản đồ MTST cũng như cho việc đánh giá hiện trạng môi trường.
Phương pháp khảo sát điều tra thực địa là phương pháp tiến hành khảo sát đo vẽ ngoài thực tế. Bằng các quan sát, người nghiên cứu trực tiếp thu nhận, ghi chép và phân tích các hiện tượng theo mục đích nghiên cứu của mình, đồng thời phải tiến hành đo vẽ các mặt cắt, các khoanh vi lãnh thổ của đối tượng nghiên cứu, tiến hành lấy mẫu, xác định sơ bộ các mẫu ở ngoài thực địa, sau đó đưa về phòng phân tích.
2.3. Phương pháp phân tích hệ thống.
Phương pháp phân tích hệ thống tiến hành phân tích trên một hệ thống cụ thể, trên một tổng thể gồm nhiều bộ phận, nhiều yếu tố thành phần có quan hệ tương hỗ với nhau và với môi trường xung quanh chúng. Khi phân tích hệ thống, xét từng yếu tố, nhưng không thể xét riêng lẻ mà phải xét mỗi yếu tố trong mối tương quan và tác động qua lại của nó với các yếu tố khác và môi trường bên ngoài của chúng. Xét hệ thống không chỉ xét tại từng thời điểm mà xét cả qúa trình tác động của chúng.
Sau khi xem xét các yếu tố, phương pháp phân tích hệ thống đòi hỏi phải xem xét tổng hợp tất cả các yếu tố thành phần trong thể thống nhất của hệ thống và nghiên cứu trong tổng thể cùng các yếu tố tác động từ bên ngoài, nghiên cứu những đặc thù, những qui luật của từng hệ thống, xét mỗi hệ thống trong quá trình phát sinh, phát triển, tăng trưởng, suy thoái để thấy được xu thế và tìm ra phương hướng tác động tích cực nhất vào hệ thống để có hiệu quả nhất cho những quyết định theo các mục tiêu nghiên cứu của hệ thống.
Phương pháp phân tích hệ thống được áp dụng vào trong đánh giá chất lượng môi trường cũng như trong kiến nghị bảo vệ MTST thị xã Hoà Bình.
Chương 3:
thành lập bản đồ môi trường sinh thái thị xã Hoà Bình.
3.1. Khái niệm Môi trường sinh thái
Theo định nghĩa (Nguyễn Thế Thôn, 2000), Môi trường sinh thái là môi trường sống của con người hoặc hệ sinh vật của một hệ sinh thái nhất định, có không gian sống nhất định bao gồm hệ thống môi trường ấy cùng với con người và hệ sinh vật ấy. MTST được tổng hợp bởi tất cả các môi trường sống thành phần của hệ sinh thái theo lãnh thổ. MTST cụ thể hoá môi trường sống theo hệ sinh thái đồng thời được cụ thể theo lãnh thổ bởi các CQST. Nói cách khác, CQST là cụ thể hoá MTST theo lãnh thổ. CQST là lãnh thổ của MTST, tức là lãnh thổ môi trường sống của con người và các thể sinh vật. Bởi vậy nghiên cứu MTST chính là nghiên cứu CQST hoặc cũng có thể nói nghiên cứu CQST chính là nghiên cứu MTST theo lãnh thổ(danh từ MTST đã được sử dụng phổ biến ở nước ta trong các lĩnh vực văn liệu).
CQST theo định nghĩa là tổng thể lãnh thổ hiện tại, có cấu trúc cảnh quan địa lý và có chức năng sinh thái của các hệ sinh thái đang tồn tại và phát triển trên đó. Các CQST được phân biệt với nhau theo cấu trúc cảnh quan và theo chức năng sinh thái khác nhau trên các phần lãnh thổ khác nhau. CQST là cơ sở lãnh thổ của MTST, nó là tổ hợp của các thành phần tự nhiên và của hệ sinh thái. Cơ sở đề nghiên cứu MTST chính là nghiên cứu các CQST.
3.2. Nguyên tắc thành lập bản đồ môi trường sinh thái
Như vừa nói ở trên muốn nghiên cứu MTST theo lãnh thổ thì phải nghiên cứu CQST vì CQST là MTST theo lãnh thổ. Bởi vậy, muốn thành lập bản đồ MTST tất yếu trước hết phải thành lập bản đồ CQST vì CQST là cơ sở lãnh thổ của MTST. Nói như vậy không có nghĩa là thành lập bản đồ CQST là đủ, vì các yếu tố thành phần của cảnh quan và của hệ sinh thái ở trên đó về căn bản phản ánh các yếu tố tự nhiên của cảnh quan và hệ sinh thái khi chưa so sánh với tiêu chuẩn môi trường sống của con người và sinh vật và do đó chúng chưa thể phản ánh đầy đủ về các hiện trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và sự cố môi trường do con người gây ra. Vì thế, MTST khác bao gồm cả các yếu tố của CQST và các yếu tố môi trường do con người gây ra như ô nhiễm, suy thoái, tai biến và sự cố môi trường. Cũng chính do đó, bản đồ MTST khác với bản đồ CQST là trên các lãnh thổ CQST còn biểu diễn cả các yếu tố ô nhiễm, suy thoái, tai biến và sự cố môi trường.
Từ những điều vừa trình bày cho thấy rằng nguyên tắc đầu tiên của việc thành lập bản đồ MTST là thành lập bản đồ CQST. Thành lập bản đồ CQST là tổng hợp các bản đồ của các thành phần cảnh quan cùng với các chức năng sinh thái của các hệ sinh thái ở trên đó.
Việc tổng hợp các bản đồ thành phần để có bản đồ CQST được thực hiện theo phương pháp họa đồ hoặc ứng dụng phần mềm máy tính Mapinfo cùng việc thành lập bản chú giải bằng phương pháp ma trận. Khi đã có bản đồ CQST thì nhất thiết phải đưa các yếu tố ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, tai biến môi trường, sự cố môi trường lên bản đồ CQST theo các ký hiệu diện và điểm và chú giải của chúng là bản đồ chú giải bổ xung ở dưới bảng chú giải ma trận.
3.3. Đặc điểm môi trường sinh thái thị xã Hoà Bình
Dựa vào các nguyên tắc vừa nêu trên, dựa vào phương pháp HTTĐL và phần mềm Mapinfo bản đồ MTST thị xã Hoà Bình được xây dựng bởi sự chồng ghép các bản đồ thành phần. Bản đồ MTST thị xã đã thể hiện 138 đơn vị MTST. ở mỗi đơn vị trên bản đồ được biểu diễn bằng màu sắc và được đánh số hiệu thứ tự. Nó thể hiện đầy đủ các thành phần môi trường được đồng nhất ở trong mỗi đơn vị đó. Do khuôn khổ của bản khoá luận có hạn nên chúng tôi không thể mô tả hết tất cả các đơn vị MTST ở đây. Tuy nhiên, trên bản chú giải ma trận, ở mỗi ô ma trận đặc trưng cho mỗi đơn vị MTST thể hiện đầy đủ các thành phần của MTST. ở mỗi ô ma trận hoàn toàn có thể đọc được các yếu tố về địa hình, đất đá theo hàng ngang và đọc được tất cả các yếu tố quần xã sinh vật, khí hậu, thuỷ văn theo cột dọc.
Để có thể phục vụ cho việc đánh giá tổng hợp và các kiến nghị về bảo vệ môi trường từ bản đồ MTST, chúng tôi đã chia bản đồ MTST ra làm 4 tiểu vùng MTST sau đây:
- Tiểu vùng 1: Tiểu vùng MTST đồi núi Tây Bắc
- Tiểu vùng 2: Tiểu vùng MTST núi Tây Nam.
- Tiểu vùng 3: Tiểu vùng MTST Đông Nam.
- Tiểu vùng 4: Tiểu vùng MTST trung tâm
3.3.1. Tiểu vùng MTST đồi núi Tây Bắc
- ở tiểu vùng này bao gồm các đơn vị MTST hình núi cao nhất của vùng đạt tới độ cao 400m với các địa hình núi từ 200 - 600m. ở đây cũng có địa hình đồng bằng ven tả ngạn sông Đà có độ cao tuyệt đối từ 15 - 20m và có đồng bằng đồi từ 20 - 100m cùng với các đồi từ 100 - 200m. Trừ đồng bằng có đất phù sa còn tất cả các địa hình khác phổ biến loại đất feralit trên các đá trầm tích, phun trào khác nhau và đá vôi. Đặc biệt duy nhất ở tiểu vùng này có rừng tự nhiên lá rộng thường xanh còn phân bố ở trên núi từ độ cao từ độ cao 400 - 700m. Tuy là khí hậu ấm nhưng ở đây do đai cao của núi đến 700m nên có khí hậu đai cao mát mẻ hơn. Rừng hỗn giao và rừng nghèo kiệt đang phục hồi còn khá phổ biến ở tiểu vùng này. Từ 400m trở xuống phân bố chủ yếu là cây bụi trảng cỏ cùng vùng cây công nghiệp chè, trẩu rộng lớn. Các địa hình đồng bằng, đồng bằng - đồi ven sông được canh tác nông nghiệp với các cây chủ yếu là lúa, hoa màu, mía...
Tiểu vùngMTST phía Bắc hiện nay đang được phát triển kinh tế nông nghiệp với một hệ thống cây trồng phong phú, lâm nghiệp cũng đang được chú ý. Cơ sở công nghiệp duy nhất của tiểu vùng là nhà máy xi măng Sông Đà.
3.3.2. Tiểu vùng MTST núi Tây Nam
+ Đây là tiểu vùng có địa hình núi chủ yếu từ 200 - 400m, có một ít từ 400 - 600m, phân bố ở hai bên hồ Sông Đà. Đất chủ yếu là đất feralit trên các đá khác nhau. ở đây cũng còn rừng tự nhiên lá rộng thường xanh, cùng với rừng hỗn giao và rừng nghèo đang được phục hồi. Ngoài ra cũng thấy trên các sườn núi ven hồ Sông Đà có phân bố cây bụi rậm có cây gỗ rải rác. Cây bụi và trảng cỏ có ít ở tiểu vùng này. Cây nông nghiệp, cây công nghiệp chỉ rải rác không đáng kể.
+ Tiểu vùng này đang sử dụng cho mục đích lâm nghiệp trong đó tập trung trồng tre bương xuất khẩu măng và chiếu tre cùng với trồng cây ăn quả. Bên cạnh đó, ở tiểu vùng này còn có nhà máy thủy điện sông Đà và một số cơ sở công nghiệp khác.
3.3.3. Tiểu vùng MTST Đông Nam.
Tiểu vùng này có địa hình đồi và đồng bằng là chủ yếu, một phần là địa hình núi có độ cao 200 - 400m. Lớp thổ nhưỡng chủ yếu là đất feralit trên các loại đá khác nhau. Thảm phủ rừng chủ yếu là rừng nghèo kiệt đang được phục hồi, cây bụi rậm có cây gỗ rải rác, cây bụi trảng cỏ, rừng thông, cây công nghiệp chè, trẩu và một diện tích nhỏ là cây nông nghiệp. Tuy nhiên ở tận cùng phía Nam còn một diện tích nhỏ rừng rậm thường xanh cây lá rộng. Khí hậu của tiểu vùng so với hai tiểu vùng vừa mô tả là ấm hơn vì địa hình đồng bằng - đồi, đồi là chủ yếu, thầp hơn hai tiểu vùng vừa mô tả.
Đất nông nghiệp của tiểu vùng này bị khai thác quá mức nên đã bị thoái hóa và hiện nay vẫn đang được sử dụng cho mục đích nông nghiệp.
3.3.4. Tiểu vùng MTST trung tâm.
Tiểu vùng này có địa hình đồng bằng và đồng bằng - đồi là chủ yếu. Nền địa chất là các đá trầm tích tuổi Triat, Đệ Tứ. Lớp thổ nhưỡng bao gồm đất bãi cát, cồn cát, đất phù sa ngòi suối, đất feralit bị biến đổi do trồng lúa, thảm thực vật điển hình là các quần xã thực vật nằm trong các khu đông dân cư, quần xã lúa nước. Cây trồng chủ yếu là lúa, hoa màu và rau quả. ở đây cũng tập trung các cơ sở công nghiệp như nhà máy bia Hoà Bình, công ty chế biến thực phẩm Pacific, xí nghiệp đồ mộc, xí nghiệp chế biến tre bương xuất khẩu, xí nghiệp gạch Hoà Bình... và một số cơ sở khác như bệnh viện, công ty du lịch,v.v... Là một tiểu vùng dân cư đông đúc, có nhiều nhà máy, xí nghiệp và các xã nông nghiệp ven đô, nên tiểu vùng này có công nông nghiệp phát triển đặc biệt là công nghiệp phát triển nhất tỉnh Hoà Bình. Điều đó cũng nói nên rằng trên tiểu vùng đang tồn tại những vấn đề môi trường cần giải quyết.
Chương 4.
Đánh giá hiện trạng chất lượng và một số kiến nghị bảo vệ MTST thị xã Hoà Bình
4.1. Đánh giá hiện trạng chất lượng MTST cho sự sống của con người ở thị xã Hòa Bình.
Với gần 76 ngàn dân sinh sống trên diện tích là 132km2, trong một khu vực tập trung phần lớn các cơ sở sản xuất của cả tỉnh thì việc đánh giá chất lượng môi trường MTST cho con người thị xã Hoà Bình là rất quan trọng.
4.1.1. Đánh giá chất lượng môi trường nước.
Theo các tài liệu có được ở sở khoa học và công nghệ môi trường tỉnh Hòa Bình cho thấy chất lượng môi trường nước(bao gồm cả nước mặt và nước ngầm) slà tương đối tốt, các chỉ tiêu ô nhiễm thấp, hàm lượng kim loại nặng không nhiều. Riêng các khu vực bị ảnh hưởng bởi tiếp nhận nước thải của các nhà máy sản xuất công nghiệp, khu chợ, khu bệnh viện, khu tập trung đông dân cư, một số chỉ tiêu vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.
+ Tại khu vực nhà máy bia Hòa Bình, nước thải ở đây có hàm lượng BOD vượt quá tiêu chuẩn cho phép 3 lần, COD vượt quá tiểu chuẩn cho phép từ 3-5 lần, có mùi hôi do các chất hữu cơ phân huỷ...
Bảng 11: Kết quả phân tích mẫu nước thải nhà máy bia Hoà Bình
Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả
TCVN 5945-1995
Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả
TCVN 5945-1995
1
N.độ
0C
30,3
40
9
NH4+
mg/l
4,88
-
2
pH
-
6,61
5,5-9
10
Fe
mg/l
0,79
-
3
DO
mg/l
1,78
-
11
NO3-
mg/l
2,4
-
4
Độ dẫn
610
-
12
PO43-
mg/l
15,8
6
5
TDS
mg/l
300
-
13
Cl-
mg/l
64,61
-
6
Độ đục
NTU
118,4
14
COD
mg/l
514
100
7
SS
mg/l
134
-
15
BOD5
mg/l
426
50
8
Coliform
MPN/100ml
31*104
10000
16
H2S
mg/l
0,56
0,5
(Nguồn: Sở KHCN&MT tỉnh Hoà Bình)
+ Khu vực nhà máy đường Hoà Bình, bệnh viện cũng có tình trạng ô nhiễm tương tự. Tại đây các chất ô nhiễm cũng đều vượt tiêu chuẩn cho phép như các hợp chất hữu cơ, vô cơ, COD, BOD5... Đặc biệt, việc xả nước chất thải chưa qua xử lý từ bệnh viện tỉnh ra khu vực đồng ruộng xã Sủ Ngòi gây ô nhiễm môi trường nước rất nguy hiểm.
Bảng 12: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước khu vực nhà máy đường Hoà Bình và bệnh viện tỉnh.
Stt
Chỉ tiêu
ĐVT
Nhà máy đường
Bệnh viện tỉnh
TCVN 5945-1995
1
pH
5,8
6
5,5-9
2
BOD5
mg/l
800
100
50
3
Chất rắn lơ lửng
mg/l
500
150
100
4
Dầu mỡ
mg/l
3
1,5
5
5
Coliform
MNP/100ml
104
6
COD
mg/l
1200
130
100
7
Nồng độ muối
mg/l
8
Phenol
mg/l
0,5
0,05
9
Nhiệt độ
0C
32
29
40
10
Amoniac
1
(Nguồn: Sở KHCN&MT tỉnh Hoà Bình)
+ Tại khu vực chợ thị xã hoặc một số khu vực chợ tạm, nước thải cũng đã ô nhiễm ở mức cao gấp 3 -4 lần tiêu chuẩn cho phép.
+ Nước thải nước khu vực dân cư tập chung đông đúc như tiểu vùng trung tâm, hàm lượng Coliform cao vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần gây ô nhiễm nguồn nước mặt nước ngầm trong khu vực. Chúng tôi có kết quả phân tích ở một số phường xã được thể hiện qua bảng 13 sau:
4.1.2. Môi trường không khí.
Các chất gây ô nhiễm không khí của các nhà máy, xí nghiệp rất dễ phát tán và lan xa, nên khả năng gây ảnh hưởng tới sức khoẻ là rất lớn. Hoạt động sản xuất công nghiệp của thị xã còn ở mức khiêm tốn, nên nhìn chung chất lượng không khí bị ảnh hưởng không nhiều. Các kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí của một số nhà máy chủ yếu cho thấy số chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép chưa đến mức báo động.
Bảng 14: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực xung quanh nhà máy xi măng Sông Đà:
Thời gian khảo sát đo đạc(9/9/2000)
Nồng độ trung bình của các chất khí độc hại
CO(mg/m3)
SO2(mg/m3)
NO2(mg/m3)
SPM(mg/m3)
Ghi chú
15h00 - 16h00
5.040
0.040
0.010
1.836
Thời gian khảo sát ban ngày từ 13h - 18h.
16h00 - 17h00
4.862
0.038
0.008
1.624
17h00 - 18h00
5.124
0.044
0.015
1.882
-
-
-
-
Giá trị trung bình
5.009
0.041
0.011
1.780
TCVN 5937 - 95
40
0.5
0.4
0.3
(Nguồn: Sở KHCN&MT tỉnh Hoà Bình)
Từ bảng kết quả trên so với tiêu chuẩn TCVN 5937 - 1995 cho thấy: Nồng độ trung bình của các chất khí độc hại trong môi trường không khí khu vực nhà máy xi măng Sông Đà đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép, riêng nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép hơn 5.5 lần. Hiện tượng ô nhiễm bụi đã ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người dân và năng xuất cây trồng ở các khu vực xung quanh nhà máy nhưng hiện nay vẫn chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả. Nhà máy đã phải bồi thường thiệt hại cho người dân khu vực bị ảnh hưởng.
Bảng 15: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực xung quanh nhà máy bia Hoà Bình.
Thời gian khảo sát đo đạc(9/9/2000)
Nồng độ trung bình của các chất khí độc hại
CO(mg/m3)
SO2(mg/m3)
NO2(mg/m3)
SPM(mg/m3)
Ghi chú
15h00 - 16h00
5.842
0.041
0.032
0.316
Thời gian khảo sát ban ngày từ 13h - 18h.
16h00 - 17h00
6.218
0.052
0.038
0.342
17h00 - 18h00
6.384
0.054
0.043
0.376
-
-
-
-
Giá trị trung bình
6.184
0.049
0.038
0.345
TCVN 5937 - 95
40
0.5
0.4
0.3
(Nguồn: Sở KHCN&MT tỉnh Hoà Bình)
Từ bảng kết quả trên cho thấy nồng độ trung bình của các chất khí độc hại đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép theo quy định của TCVN 5937 - 1995, nồng độ bụi(SPM) lớn hơn tiêu chuẩn cho phép một ít, chủ yếu do các phương tiện giao thông trên quốc lộ 6 gây ra.
Là đầu mối giao thông từ Hà Nội đi các tỉnh vùng Tây Bắc và ngược lại, nên vấn đề ô nhiễm không khí ở thị xã chủ yếu là bụi do gây ra bởi các phương tiện giao thông trên quốc lộ 6 đi qua trung tâm thị xã. Chúng tôi có một số kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí ở một số địa điểm sau:
Bảng 16: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại ngã ba cung Văn Hoá thị xã.
Thời gian khảo sát đo đạc (09/09/2000)
Nồng độ trung bình của các chất khí độc hại
CO
(mg/m3)
SO2
(mg/m3)
NO2
(mg/m3)
SPM
(mg/m3)
Ghi chú
15h00 - 16h00
5.386
0.028
0.012
0.412
Thời gian khảo sát ban ngày từ 13h - 18h
16h00 - 17h00
6.045
0.030
0.014
0.468
17h00 - 18h00
6.385
0.034
0.019
0.483
-
-
-
-
-
Giá trị TB
6.122
0.031
0.015
0.455
TCVN 5937 - 95
40
0.5
0.4
0.3
(Nguồn: Sở KHCN&MT tỉnh Hoà Bình)
Bảng 17: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại UBND thị xã Hoà Bình.
Thời gian khảo sát đo đạc
(10/09/2000)
Nồng độ trung bình của các chất khí độc hại
CO
(mg/m3)
SO2
(mg/m3)
NO2
(mg/m3)
SPM
(mg/m3)
Ghi chú
8h00 - 9h00
0.645
0.006
0.024
0.210
Thời gian khảo sát ban ngày từ 8h - 12h
9h00 -10h00
0.756
0.007
0.030
0.321
10h00 - 11h00
0.867
0.008
0.036
0.432
-
-
-
-
-
Giá trị TB
0.756
0.007
0.030
0.321
TCVN 5937- 95
40
0.5
0.4
0.3
(Nguồn: Sở KHCN&MT tỉnh Hoà Bình)
Bảng 18: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại Cầu Đồng Tiến, thị xã Hoà Bình (ngày khảo sát: 10 - 09 - 2000):
Thời gian khảo sát đo đạc
Nồng độ trung bình của các chất khí độc hại
CO
(mg/m3)
SO2
(mg/m3)
NO2
(mg/m3)
SPM
(mg/m3)
Ghi chú
8h00 - 9h00
0.460
0.011
0.080
0.236
Thời gian khảo sát ban ngày từ 8h - 12h
9h00 -10h00
0.570
0.012
0.088
0.347
10h00 - 11h00
0.680
0.013
0.096
0.458
-
-
-
-
-
Giá trị TB
0.570
0.012
0.088
0.347
TCVN 5937 - 95
40
0.5
0.4
0.3
(Nguồn: Sở KHCN&MT tỉnh Hoà Bình)
Từ các số liệu phân tích nhận thấy các chất khí độc hại khu vực trung tâm thị xã đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép theo quy định TCVN 5937 - 1995. Nồng độ bụi SPM xấp xỉ và vượt tiêu chuẩn cho phép không nhiều.
4.1.3. Môi trường tiếng ồn:
Tiếng ồn ở các khu đô thị và công nghiệp của thị xã nhìn chung nằm dưới tiêu chuẩn cho phép theo quy định của TCVN 1995, mức ồn trung bình từ 65-75 dBA với nguồn gây chủ yếu là các phương tiện giao thông đi lại trên các trục đường quốc lộ tỉnh. Đối với nhà máy xi măng Sông Đà, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, nhà máy gạch, bia, đường… mức ồn dao động từ 75 -95dBA. Kết quả phân tích tiếng ồn của cho thấy xung quanh các khu vực sản xuất mức độ tiếng ồn mới chỉ dưới hoặc xấp xỉ mức cho phép.
Bảng 19: Kết quả phân tích tiếng ồn ở một số cơ sở sản xuất.
Điểm đo
Thời gian
LAeq(dBA)
LAmax(dBA)
LA50(dBA)
Nhà máy gạch Quỳnh Lâm
(Khu tập kết gạch)
16h-17h
54,0
51,8
77,4
66,9
49,2
47,6
54,8
52,0
78,0
67,6
49,8
48,1
55,1
54,6
78,6
67,8
50,4
48,5
Giá trị trung bình
53,7
72,7
48,9
Ngã ba Thị xã Hoà Bình
(trước cổng cung văn hoá)
17h-18h
69,6
67,2
82,6
82,5
64,9
62,8
69,2
67,9
83,4
83,3
65,9
63,7
69,8
68,4
83,8
83,7
66,4
63,9
Giá trị trung bình
68,7
83,2
64,6
Nhà máy bia Hoà Bình
(Khu dân cư cách 30m)
17h-18h
52,9
54,0
69,0
76,2
49,0
49,5
53,3
54,4
69,4
76,8
49,4
49,9
53,8
53,8
70,2
77,1
6,3
50,6
Giá trị trung bình
53,7
73,2
49,8
Nhà máy Pacific
(Sân nhà máy)
17h-18h
55,8
55,0
72,1
73,2
53,0
50,9
56,0
55,6
72,9
73,9
53,5
51,7
56,6
55,8
73,4
74,3
53,9
52,4
Giá trị trung bình
55,8
73,3
52,6
TCVN 5949-1995
65
(Nguồn: Sở KHCN&MT tỉnh Hoà Bình)
4.1.4. Hiện trạng chất thải rắn đô thị.
Vấn đề chất thải rắn cũng cần phải được quan tâm trong việc đánh giá chất lượng môi trường sống cho con người. Cùng với sự phát triển tương đối nhanh chóng của thị xã trong thời gian gần đây, lượng chất thải rắn cũng tăng theo. Hiện nay chỉ tính riêng khu vực thị xã diện tích thu gom rác hàng ngày lên tới 70 ha, nhưng chỉ thực hiện được gom thường xuyên là 28ha/ ngày đạt 40% yêu cầu. Khu vực thu gom chủ yếu là khu vực trung tâm thị xã. Như vậy còn có một diện tích tương đối lớn chưa được thu gom rác thường xuyên như phường Đồng Tiến, phường Chăm Mát, phường Tân Thịnh, Tân Hoà...
Lượng rác cần vận chuyển đến tập kết và xử lý là 80m3/ngày, nay mới chỉ vận chuyển được 65m3/ngày, đạt 82% yêu cầu. Lượng rác thải chưa được thu gom, vận chuyển ngoài gây ô nhiễm môi trường làm mất mỹ quan đô thị, nó còn là môi trường thuận lợi cho sinh vật gây bệnh ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân.
Hiện nay bãi xử lý rác đã được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng với diện tích 4ha đã cho những kết quả nhất định.
4.2. Đánh giá chất lượng MTST cho sự phát triển kinh tế xã hội ở thị xã Hòa Bình.
4.2.1. Đánh giá cho ngành kinh tế lâm nghiệp.
MTST thị xã Hoà Bình được phân chia ra 138 đơn vị lãnh thổ MTST và sau đó được hợp nhất với nhau thành bốn tiểu vùng sinh thái. Đặc điểm MTST của bốn tiểu vùng MTST đã cho thấy thị xã Hoà Bình có vùng đồi núi rộng lớn ở ven đô, đất đồi núi có tầng dầy còn khá và chất lượng đất chưa bị thoái hóa nhiều. Cho nên khả năng phát triển kinh tế lâm nghiệp ở thị xã Hoà Bình là rất đáng kể. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc tính toán các loại cây trồng lâm nghiệp, trong đó có cây bương là thích hợp nhất; các loại cây gỗ quý như lát, lim cũng rất thuận lợi cho sự phát triển ở đây. Ngoài ra ở đây cũng thuận lợi cho phát triển cây lâm nghiệp để lấy nguyên liệu phục vụ cho nhà máy giấy của tỉnh.
4.2.2. Đánh giá cho ngành kinh tế nông nghiệp.
Có bốn tiểu vùng MTST đã được nêu trên, ta thấy tiểu vùng trung tâm là có điều kiện phát triển nông nghiệp hơn cả. Đất phù sa tương đối tốt, địa hình, khí hậu và tưới tiêu thuận lợi. Nhưng do quá trình đô thị hóa xảy ra nhanh, nên đất nông nghiệp bị thu hẹp dần. mặt khác dân số vẫn tiếp tục phát triển, cho nên nông dân ở các xã ven đô nhiều nơi vẫn cứ tiếp tục tiến lên các đồi núi xung quanh để làm nương rẫy. Và do đó môi trường đất, cây rừng tiếp tục bị tác động làm suy thoái, vì thế sự phát triển kinh tế nông nghiệp ở đây thiếu bền vững.
4.2.3. Đánh giá chất lượng MTST cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Thị xã Hoà Bình nằm ở vị trí cửa ngõ vùng miền núi Tây Bắc xuống vùng đồng bằng sông Hồng trù phú, cách trung tâm Hà Nội khoảng 75km theo đường quốc lộ 6, cùng dân cư đông đúc là những điều kiện rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, nhưng hiện nay vẫn chưa khai thác hết tiềm năng.
Các cơ sở công nghiệp ở thị xã hiện nay vẫn chưa chú ý đến việc xử lý chất thải trước khi xả thải ra môi trường. Vì vậy vấn đề quan trọng là tất cả các cơ sở công nghiệp cần phải xử lý vấn đề ô nhiễm phát sinh từ nhà máy.
4.2.4. Đánh giá chất lượng MTST cho ngư nghiệp.
Phần hồ Sông Đà là thuỷ vực lớn nhất của thị xã có điều kiện tốt cho phát triển ngư nghiệp. Hồ có các vật chất hữu cơ từ lưu vực chuyển đến dồi dào nên các loài động thực vật ở đây có nhiều về số lượng và đa dạng về thành phần loài. Theo kết quả nghiên cứu trong những năm 1991 - 1993 với 6 đợt khảo sát của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã phát hiện được 79 loài tảo của 6 ngành là: tảo sillic, tảo lục, tảo lam, tảo giáp, tảo mắt, tảo vàng. Về động vật nổi, hồ có mật độ động vật nổi dao động trong khoảng 5000-6000 cá thể/m3 với 39 loài. Về động vật đáy thì ngược lại, do hồ sâu áp suất nước lớn khiến cho nhiều loài côn trùng không sống được nên động vật đáy nghèo nàn về số lượng cũng như thành phần loài. Hiện tại mới chỉ phát hiện được 8 loài chủ yếu là thuộc nhóm tôm, cua...
Sự giàu có về số lượng và thành phần loài động thực vật cùng với chất lượng nước tốt, hồ lớn và sâu và những điều kiện rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là cá.
4.2.5. Đánh giá chất lượng MTST cho du lịch.
Thị xã Hoà Bình có nhà máy thủy điện Sông Đà - một công trình đồ sộ nhất nước ta, hồ Sông Đà, rừng rậm thường xanh, sự đa dạng dân tộc, văn hoá... là những tiềm năng phát triển du lịch rất tốt, đặc biệt là du lịch sinh thái.
4.3. Một số kiến nghị bảo vệ MTST thị xã Hoà Bình
Qua các kết quả đánh giá chất lượng MTST thị xã Hoà Bình vừa nêu trên chúng tôi thấy rằng ở thị xã Hoà Bình có các vấn đề phải giải quyết cấp bách sau:
1. Đối với các cơ sở gây ô nhiễm không khí lớn như nhà máy xi măng Sông Đà, xí nghiệp gạch Hoà Bình... cần phải lắp ráp thiết lọc bụi tiên tiến để giảm thiểu xả thải bụi ra môi trường.
2. Tất cả các cơ sở sản xuất ở trong khu vực đô thị hoặc ven đô (trong đó có bệnh viện) cần xử lý nước thải trước khi đổ ra môi trường. Đặc biệt đối với nước thải bệnh viện cần phải xử lý triệt để.
3. Sự tồn đọng rác thải trong các khu dân cư ngoài gây ra ô nhiễm môi trường nó còn làm mất mỹ quan đô thị. Vì vậy chúng tôi kiến nghị thị xã giải quyết triệt để vấn đề rác thải bằng các biện pháp cụ thể như tăng cường đội ngũ cán bộ công nhân viên cho công ty Vệ sinh Môi trường Đô thị, đầu tư thêm xe đẩy thu gom rác, xe ép rác loại chuyên dùng. Ngoài ra, với diện tích 4ha cho một bãi rác như ở thị xã Hoà Bình là quá nhỏ, thời gian sử dụng và khai thác sẽ ngắn nên thị xã cần mở rộng bãi rác hoặc có các phương án khác trong tương lai. Việc xây dựng bãi rác thải phải đúng tiêu chuẩn kĩ thuật bảo đảm an toàn cho các khu vực xung quanh. Về vấn đề xử lý rác, cần tiếp thu các quy trình công nghệ xử lý rác thải bằng các phương pháp hợp lý như ủ sinh học, ủ hiếu khí...để sản phẩm rác sau khi xử lý có thể phục vụ tốt cho nông nghiệp.
4. Thị xã nên đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp ở các vùng đồi núi cho các chức năng kinh tế, chống xói mòn, trượt lở, tạo cảnh quan sinh thái cho phát triển du lịch, trong đó chú trọng đến các cây trồng có giá trị kinh tế cao.
5. Hiện tại, thị xã Hoà Bình chưa có quy hoạch môi trường, việc giải quyết các vấn đề môi trường náy sinh đều mang tính thụ động. Vì vậy, vấn đề cuối cùng chúng tôi kiến nghị thị xã là cần tiến hành quy hoạch môi trường đồng thời với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cho mục đích bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên, tiến tới phát triển bền vững.
Tài liệu tham khảo
Lê Đức An, Lê thạc Cán. Sổ tay hướng dẫn Đánh giá tác động môi trường cho phát triển du lịch. Tổng cục Du lịch Việt Nam-Bộ Khoa hoc Công nghệ và Môi trường-Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia.
Tôn Thất Chiểu, Đỗ Đình Thuận. Đất Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, 1996
Nguyễn Văn Chiển, Trần Văn Trị và nnk, Địa chất Việt Nam phần miền Bắc. Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nôi 1977.
Nguyễn Đình Dương, Eđy Nierynck, Phạm Ngọc Hồ. ứng dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý trong quy hoạch môi trường, Hà Nội 1999.
Nguyễn Văn Đài. Giáo trình hệ thông tin địa lý(GIS), Hà Nội 1999.
Phạm Ngọc Đăng. Quản lý Môi trường đô thị và khu công nghiệp, Nxb Xây Dựng, Hà Nội 2000.
Nguyễn Đình Hoè, Nguyễn Thị Loan. Đánh giá nhanh môi trường, Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường tỉnh Ninh Thuận, tháng 9/ 1998.
Trần Hiếu Nhuệ. Xây dựng chiến lược BVMT thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH tỉnh Hoà Bình đến năm 2010, Hà Nôi 2000.
Nguyễn Ngọc Thạch. áp dụng Viễn thám và hệ thông tin địa lý(GIS) để nghiên cứu và dự báo tai biến tự nhiên ở tỉnh Hoà Bình, Hà Nội 2002.
Nguyễn Thế Thôn. Giáo trình Địa lý cảnh quan môi trường. Trường Đại học Khoa học Tư nhiên-ĐHQG Hà Nội, Hà Nội 2000.
Nguyễn Thế Thôn. Giáo trình Quy hoạch môi trường. Trường Đại học Khoa học Tư nhiên-ĐHQG Hà Nội, Hà Nội 2000.
Ngyễn Thế Thôn, Nguyễn Đình Hoè. Giáo trình Địa chất môi trường. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên-ĐHQG Hà Nội, Hà Nội 1998.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DAN219.doc