Trích dẫn Nội dung
Thị trường chứng khoán là một trong những yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện đại. Mọi biến động về kinh tế, chính trị, xã hội sẽ tác động ngay trên thị trường chứng khoán và cứ nhìn vào chỉ số giá chứng khoán người ta có thể thấy rõ mức ảnh hưởng ấy tác động như thế nào.
Ở Việt Nam hiện nay, thị trường chứng khoán là thị trường sôi động, tin tức chứng khoán luôn được đưa lên hàng đầu trên các phương tiện truyền thông và đầu tư chứng khoán trở thành hoạt động phát triển mạnh mẽ được nhiều người quan tâm. Những nhà đầu tư chứng khoán cũng chính là đem tiền tham gia vào hoạt động kinh doanh của công ty và hy vọng sau một thời gian sẽ nhận được giá trị cao hơn. Nhưng liệu việc kinh doanh này có đạt được mục đích như mong muốn không khi mà công ty bạn mua chứng khoán làm ăn thua lỗ, phá sản và giá cổ phiếu giảm đáng kể.
Đầu tư chứng khoán kiếm lời là một hoạt động hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư, nhưng đầu tư chứng khoán như thế nào để đạt được lợi nhuận mục tiêu với mức rủi ro thấp nhất. Đó là lý do tôi nghiên cứu đề tài này: “thiết lập và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán”.
1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
- Phân tích lựa chọn chứng khoán trong danh mục.
- Phân tích và quyết định thời điểm mua chứng khoán.
- Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
1.2.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu tổng quát về tình hình tài chính và hoạt động của các công ty đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Chọn tập đầu tư gồm các cổ phiếu của các công ty đã được niêm yết.
- Thời gian: từ tháng 4 năm 2007 đến nay.
1.3 Phương pháp nghiên cứu:
1.3.1 Thu thập dữ liệu: thu thập dữ liệu thứ cấp từ các công ty được niên yết qua internet, báo, đài
1.3.2 Phương pháp xử lý số liệu thu được: tổng hợp, so sánh, phân tích số liệu thu được, thống kê đơn giản, vẽ đồ thị
1.3.3 Trình tự thực hiện nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý thuyết về đầu tư chứng khoán.
- Phân tích thái độ chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư để lựa chọn chiến lược và chứng khoán đầu tư.
- Phân tích tổng thể nền kinh tế và phân tích ngành.
- Tính toán các tỷ số tài chính dự án trên số liệu thu thập để đánh giá công ty.
- Sử dụng đồ thị phân tích, dự báo giá chứng khoán, chọn thời điểm mua bán thích hợp.
- Xác định phương thức quản lý danh mục đầu tư và dự đoán kết quả sau khi đầu tư.
1.4 Ý nghĩa:
1.4.1 Ở góc độ nhà đầu tư:
Việc thiết lập danh mục đầu tư có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó chính là vấn đề cốt lõi của việc ra quyết định của nhà đầu tư, việc thiết lập danh mục đòi hỏi nhà đầu tư phải nghiên cứu lý thuyết về chứng khoán và thực tế thông tin thị trường. Qua đó nhà đầu tư biết rất rõ các thông tin về loại chứng khoán mà mình đã chọn, nhờ vậy mà nhà đầu tư có thể giảm thiểu những rủi ro trong đầu tư. Ngoài ra, việc tự nghiên cứu và thiết lập danh mục còn giúp tối thiểu chi phí và gia tăng lợi nhuận.
Việc nghiên cứu để thiết lập danh mục ngoài việc giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro, còn giúp nhà đầu tư hiểu rõ về tình hình hoạt động của một số công ty, mở rộng thêm vốn kiến thức trong kinh doanh cho mình.
1.4.2 Đối với bản thân:
Nghiên cứu và thiết lập danh mục đầu tư giúp tôi rất nhiều trong việc mở mang kiến thức về thị trường chứng khoán, qua đó ứng dụng được lý thuyết đã học một cách hiệu quả.
Tôi hy vọng rằng sau khi tốt nghiệp với chuyên đề thiết lập và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán đã nghiên cứu, sẽ giúp tôi thực hiện được ước mơ trở thành nhân viên tư vấn đầu tư chứng khoán.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Đặt vấn đề
1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3 Phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Thu thập dữ liệu
1.3.2 Phương pháp xử lý số liệu thu được
1.3.3 Trình tự thực hiện nghiên cứu
1.4 Ý nghĩa
1.4.1 Đối với bản thân
1.4.2 Đối với nhà đầu
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT TẬP ĐẦU TƯ
2.1 Các hình thức đầu tư chứng khoán
2.1.1 Tự đầu tư
2.1.2 Đầu tư qua môi giới của công ty chứng khoán
2.1.3 Đầu tư qua nhà tư vấn nổi tiếng
2.1.4 Đầu tư vào quỹ đầu tư
2.1.5 Đầu tư vào Hedged Fund
2.1.6 Quỹ bán khống
2.2 Chiến lược đầu tư
2.2.1 Chiến lược mua để hưởng cổ tức và tăng giá cổ phiếu
2.2.2 Chiến lược chi phí thấp hơn giá trung bình
2.2.3 Chiến lược tổng giá trị đầu tư cố định
2.2.4 Chiến lược duy trì tỷ lệ không đổi giữa trái phiếu và cổ phiếu
2.2.5 Chiến lược mua trả chậm
2.2.6 Chiến lược bán khống
2.3 Phân tích cơ bản
2.3.1 Rũi ro và suất sinh lời
2.3.2 Phân tích nền kinh tế toàn cầu
2.3.3 Nền kinh tế quốc gia
2.3.4 Các chính sách của chính phủ
2.3.5 Phân tích ngành
2.3.6 Phân tích, đánh giá các tỷ số tài chính
2.4 Phân tích kỹ thuật
2.4.1 Các chỉ tiêu dự báo trong phân tích kỹ thuật
2.4.2 Lập đồ thị phản ánh tình hình thị trường
CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP DANH MỤC ĐẦU TƯ
3.1 Một số giả định
3.2 Mô hình thiết lập danh mục đầu tư
3.3 Phân tích vĩ mô và phân tích ngành
3.3.1 Kinh tế quốc tế
3.3.2 Kinh tế quốc gia
3.3.3 Phân tích ngành
3.4 Lựa chọn chiến lược và chứng khoán đầu tư
3.5 Phân tích và đánh giá công ty
3.5.1 Ngành xuất nhập khẩu thuỷ sản
3.5.2 Ngành vận tải
3.5.3 Ngành công nghệ thông tin
3.6 Rủi ro và suất sinh lời chứng khoán
3.7 Phân tích kỹ thuật
3.7.1 Phân tích biểu đồ giá của GMD
3.7.2 Phân tích biểu đồ giá của AGF
3.7.3 Phân tích biểu đồ giá của FPT
3.7.4 Nhận định về sự biến động giá
3.8 Đánh giá kết quả đầu tư
3.9 Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
3.10 Kết luận
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
4.2 Kiến nghị
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1809 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tới tăng theo.
Hiện nay, thị trường chứng khoán được xem là thị trường phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển. Thị trường chứng khoán NewYork và London được đánh giá là thị trường lớn mạnh và đã tồn tại lâu đời, thị trường thu hút nhiều nhà đầu tư nhất trên thế giới. Còn đối với Việt Nam, được đánh giá là nước có tốc độ tăng trưởng GDP rất cao, dân số trẻ. Đây là những yếu tố khiến các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng khi đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam, thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng vươn xa ra tầm quốc tế.
3.3.2 Kinh tế quốc gia:
- Giai đoạn 2001 - 2005, Việt Nam đã thu hút gần 15 tỉ USD vốn ODA, 20 tỉ USD vốn FDI; tạo nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước.
- Năm 2005, Việt Nam đã vươn ra thế giới với kim ngạch xuất khẩu vượt 30 tỉ USD/năm, gấp hơn 6 lần so với năm 1995; chính thức hội nhập vào nền kinh tế quốc tế với 7 mặt hàng vượt mức 1 tỉ USD. Năm 2006, Việt Nam sẽ có thêm thành viên tham gia “Câu lạc bộ 1tỉ USD”. Ngoài ra, với kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm xấp xỉ 60% GDP, nền kinh tế nước ta được xem là một nền kinh tế có độ mở lớn.
- Việt Nam đã gia nhập WTO, tổ chức thương mại toàn cầu, kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến.
- Những ngành nghề được đánh giá là có nhiều tiềm năng như: công nghệ thông tin, viễn thông, dịch vụ, tài chính ngân hàng, thị trường chứng khoán và một số ngành nghề sản xuất những mặt hàng xuất khẩu mà Việt Nam có ưu thế.
- Những ngành nghề bị tác động mạnh như: ngành hàng hải, công nghiệp phụ trợ, sản xuất giấy, ngành gỗ.
- Ngoài ra, khi mở cửa thị trường theo cam kết của WTO, biến động giá hàng hóa và tỷ giá VND/USD ngày càng trở nên khó lường.
- Giá xăng dầu thế giới biến động dẫn đến những bất ổn của giá xăng dầu trong nước. Mặc dù giá xăng dầu trong thời gian qua có xu hướng giảm do kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, nhưng vẫn còn ở mức khá cao. Điều này tạo ra gánh nặng đối với nhiều nền kinh tế, đặc biệt đối với nước ta thì gánh nặng này càng lớn hơn do mức độ tiêu thụ xăng dầu khá cao (5% so với của Mỹ chỉ là 2,5% trên GDP).
- Giá cả hàng hóa bấp bênh, thấy rõ nhất là giá các mặt hàng nông hải sản xuất khẩu sẽ bị tác động mạnh do biến động bất ổn của giá cả thế giới mà cà phê là một trong những mặt hàng điển hình. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê thua lỗ hàng nghìn tỉ đồng trong nhiều năm liền. Ngoài ra, các mặt hàng nông hải sản khác là chủ lực ở nước ta như gạo, cá Basa, tôm... thời gian qua thường xuyên rơi vào cảnh được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa. Việc giá nông hải sản xuất khẩu sụt giảm trên thị trường thế giới trong những năm sắp đến là điều hoàn toàn có thể xảy ra, một phần do kinh tế thế giới có xu hướng chững lại, phần khác giá các mặt hàng này còn phụ thuộc quá nhiều vào yếu tố không thể kiểm soát được như thời tiết chẳng hạn.
- Biến động tỉ giá là một trong những nguồn gốc rủi ro chính khiến các doanh nghiệp trên thế giới luôn rơi vào thế bị động. Với việc có khả năng trong tương lai tỉ giá VND/USD ngày càng linh hoạt hơn, mà gần đây là việc Ngân hàng Nhà nước công bố chính thức mở rộng biên độ tỉ giá VND/USD lên 0,5% thì bất ổn trong tỉ giá giờ đây đã trở thành một rủi ro mà các doanh nghiệp cần phải tính đến trong khi xây dựng kế hoạch kinh doanh.
- Cho đến lúc này, có thể xem như lãi suất của Việt Nam đã được tự do hóa hoàn toàn. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, vấn đề chạy đua lãi suất trong các năm qua giữa các ngân hàng thương mại nhiều lúc không tuân theo một qui luật nào cả. Điển hình là trong năm 2006, khi mà chỉ số CPI giảm, kéo theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố giảm, các ngân hàng thương mại vẫn điều chỉnh tăng lãi suất? việc “chạy đua lãi suất” giữa các ngân hàng thương mại đã tạo ra không ít rủi ro cho doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp cần nhận thức rằng những biến động không thể nhận trước của tỷ giá, lãi suất và hàng hoá không những có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến thị phần, sức cạnh tranh và thậm chí là cả sự tồn tại của doanh nghiệp.
- Những thay đổi thất thường trong giá cả hàng hóa có thể đẩy giá cả đầu vào tăng đến mức mà người tiêu dùng chuyển hướng sang sử dụng các sản phẩm nhập khẩu thay thế. Còn biến động của lãi suất có thể tạo ra áp lực làm tăng chi phí của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nào có doanh thu thấp sẽ bị tác động bất lợi bởi lãi suất tăng lên và có thể lâm vào tình trạng kiệt huệ tài chính.
- Qua việc tìm hiểu kinh tế quốc gia, chúng ta đã thấy được sự biến động tỷ giá cũng như giá cả hàng hóa ảnh hưởng như thế nào đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời thấy được tiềm năng cũng như thách thức của một số ngành nghề trước thềm hội nhập. Như vậy việc xem xét tổng thể nền kinh tế sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc lựa chọn ngành nghề đầu tư.
3.3.3 Phân tích ngành:
- Trong vài ba thập niên gần đây, khoa học kỹ thuật của thế giới phát triển rất mạnh, đặt biệt là công nghệ thông tin đã thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu phát triển nhanh chóng. Việt Nam trong thời kì hội nhập thì ngành công nghệ thông tin được đánh giá cao. Phần lớn các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ thông tin viễn thông tại Việt Nam đều là những dự án rất lớn và với những công ty tên tuổi lớn như: Hewlett Packard (Mỹ), Sonion (Đan Mạch), Renesas và Videe (Nhật), Allied Technologises (Singapore), Sony (Nhật), Samsung (Hàn Quốc)… Kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy vi tính ước tính trong năm nay sẽ tăng 25% so với năm vừa qua. Thị trường viễn thông Việt Nam cũng được đưa vào danh sách những thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất ở khu vực Châu Á.
- Ngành xuất khẩu thủy sản được đánh giá là ngành nhiều triển vọng. Chỉ trong hai tháng đầu năm 2007, xuất khẩu thuỷ sản trở thành một trong những lĩnh vực kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất: 41,94% so với cùng kỳ năm 2006. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng mở rộng, với khối lượng tiêu thụ ngày càng lớn. Điều này buộc các doanh nghiệp phải tăng công suất hoạt động để sản xuất và giao hàng theo hợp đồng đã kí với nhà nhập khẩu. Việc xuất khẩu thuỷ sản tăng trưởng với tốc độ cao là điều đáng mừng cho ngành, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế sau này như chính sự tăng trưởng của xuất khẩu dẫn đến sự thiếu hụt nguyên liệu nhất là trong những tháng đầu năm, là sự cản trở về sau cho sự tăng trưởng liên tục giá trị xuất khẩu, năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp sẽ phải hoạt động cầm chừng hay hoạt động không hết công suất và là tiền đề cho hoạt động thu mua, nhập lậu nguyên liệu thiếu đảm bảo về chất lương an toàn vệ sinh và hậu quả là nhiều lô hàng bị huỷ, bị trả lại do nhiễm lượng quá chất, kháng sinh cấm sử dụng. Như vậy, vấn đề vệ sinh an toàn sản phẩm xuất khẩu đang là vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Để khắc phục những hạn chế này, Bộ thuỷ sản cũng đưa ra nhiều giải pháp:
+ Để tránh tình trạng lúc thừa, lúc thiếu nguyên liệu cho chế biến thì phải tính đến vấn đề nhập nguyên liệu để tái chế xuất khẩu, thì cần tìm biện pháp giúp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu có được thủ tục đơn giản, tiện lợi hơn.
+ Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các qui định liên quan đến chế biến thuỷ sản và nguyên liệu thuỷ sản dùng cho chế biến xuất khẩu để giải quyết vấn đề về an toàn vệ sinh hiện nay.
+ Xử lý nặng hành vi các doanh nghiệp làm ảnh hưởng uy tín của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam như: bơm chích tạp chất, các thủ thuật làm tăng khối lượng, kích cỡ nguyên liệu, nhập nguyên liệu không rõ nguồn gốc.
Các giải pháp của Bộ thuỷ sản đưa ra nếu được thực hiện tốt thì sẽ tạo cơ hội giúp ngành xuất nhập khẩu thuỷ sản phát triển mạnh hơn trong thời gian tới.
- Trong thời kì hội nhập, ngành giao thông vận tải được nhiều thuận lợi, cũng không ít khó khăn. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt Nam như cơ sở hạ tầng, sân bay, cảng biển… tình hình xuất nhập khẩu trong nước ngày càng gia tăng và tất yếu các dịch vụ vận tải phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu cũng tăng theo, đặc biệt là dịch vụ vận tải biển, hàng không.
Mặc dù trong xu thế hội nhập, ngành vận tải có nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên, chính trong bản thân ngành vận tải Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại như: chưa bỏ được tư duy làm ăn kiểu cũ, trông chờ vào nhà nước. Ngành cũng có nhiều hiệp hội như: Hiệp hội cảng biển, Hiệp hội chủ tàu… nhưng các hiệp hội này chỉ hoạt động theo hình thức, chưa có sự hỗ trợ, liên kết nhau cùng phát triển để cạnh tranh với nước ngoài. Để ngành vận tải Việt Nam phát triển thì việc đầu tư có cơ sở hạ tầng, liên kết và hỗ trợ giữa các doanh nghiệp là rất cần thiết.
Ngành hàng hải bị xem là chịu thiệt hại nặng khi Việt Nam gia nhập WTO. Bởi vì, cảng biển Việt Nam tuy nhiều nhưng bố trí chưa hợp lý và ít cảng nước sâu để đón tàu có trọng tải lớn. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài có nhiều kinh nghiệm và phương tiện tốt hơn Việt Nam, điều này buộc Việt Nam phải nâng cao chất lượng và hạ giá thành dịch vụ. Những doanh nghiệp trong nước nổ lực vượt qua thử thách, tự hoàn thiện mình thì sẽ đứng vững và phát triển.
- Qua phân tích ngành, chúng ta có thể thấy được thuận lợi và khó khăn của ngành mà chúng ta định đầu tư. Qua đó cũng giúp chúng ta trong việc lựa chọn công ty triển vọng của ngành để đầu tư tốt hơn.
3.4 Lựa chọn chiến lược và chứng khoán đầu tư:
Tôi muốn tăng giá trị đồng vốn nhàn rỗi của mình thay vì gửi ngân hàng để hưởng lãi suất tôi chấp nhận rủi ro đầu tư vào thị trường chứng khoán để được lợi nhuận cao hơn. Vì mới đầu tư, tôi lựa chọn các công ty có vị thế để đầu tư. Thường thì giá cổ phiếu những công ty này tăng đều đặn và cổ phiếu dễ chuyển đổi thành tiền mặt. Ngoài ra khi mua cổ phiếu công ty còn tránh được rủi ro phá sản, vì đây là những công ty mạnh.
Chiến lược đầu tư là: Buy and Hold, mua và giữ đợi giá tăng sẽ bán. Chiến lược này thường thích hợp cho những nhà đầu tư mới vì không cần theo dõi giá sát sao hàng ngày mà chỉ cần lựa chọn và phân tích đúng công ty mà ta đầu tư.
Khi đã xem xét đến nền kinh tế quốc gia, phân tích ngành đã chọn tôi quyết định chọn ra 5 loại chứng khoán niêm yết của ngành đã phân tích, sau đó phân tích, so sánh và chọn ra 3 loại đưa vào danh mục đầu tư. Đó là cổ phiếu của công ty sau: Công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển (GMD), công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGF), công ty cổ phần vận tải Hà Tiên (HTV), công ty cổ phần phát triển và đầu tư công nghệ (FPT), công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (ABT).
Tôi quyết định chọn bốn loại cổ phiếu thuộc 2 ngành để phân tích so sánh. Trong cùng ngành, công ty nào hoạt động tốt hơn, có nhiều triển vọng hơn, phù hợp với mục tiêu đầu tư hơn…
3.5 Phân tích và đánh giá công ty:
3.5.1 Ngành xuất nhập khẩu thủy sản:
* Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang được thành lập ngày 28/6/2001 từ việc cổ phần hóa Công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang theo quyết định số 792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty là sản xuất kinh doanh, chế biến và xuất nhập khẩu thủy hải sản đông lạnh, nông sản thực phẩm và vật tư nông nghiệp. Công ty Agifish là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất của ngành thủy sản có mô hình sản xuất kinh doanh khép kín từ khâu sản xuất cá giống, phát triển sinh sản nhân tạo, nuôi cá bè, chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu và chế biến tận dụng các phụ phẩm của cá Tra và cá Basa.
Sản phẩm cá Basa, cá Tra fillet đông lạnh của Agifish được xuất khẩu đi các thị trường nước ngoài. Các thị trường xuất khẩu chính của công ty là: Mỹ, Hồng Kông (Trung Quốc), Châu Âu (EU) và các nước Đông Nam Á - ASEAN.
Hiện nay trong cả nước có trên 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra và cá basa đông lạnh, phần lớn tập trung hoạt động ở trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Công ty Agifish hiện là doanh nghiệp đứng đầu về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá Tra, cá Basa fillet đông lạnh. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản, Agifish nằm trong số những doanh nghiệp hàng đầu (thứ 2 về sản lượng và thứ 10 về kim ngạch xuất khẩu). Lợi thế cạnh tranh của Agifish là ổn định được nguồn nguyên liệu đầu vào, có trang thiết bị máy móc hiện đại với công suất lớn và quan trọng là đã tạo được mối quan hệ đối tác với nhiều khách hàng lớn trên thế giới.
Cơ bản về tình hình hoạt của Agifish trong vài năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1 Chỉ số tài chính của AGF
Năm
2006
2005
2004
Doanh thu (triệu đồng)
1.196.432
830.979
891.534
% tăng (giảm)
43,97
6,79
80
Lợi nhuận thuần (triệu đồng)
46.616
23.355
18.098
% tăng (giảm)
99,59
29,04
EPS (VNĐ)
5.490
4.585
4.232
Cổ tức
1.800
1.300
2.400
P/E
11,06
7,71
6,96
ROA %
7,81
7,6
5,4
ROE %
20,28
20
20,1
Nợ/ vốn chủ sở hữu
2,7
1,6
2,7
* Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Bến Tre (Aquatex BENTRE ) được thành lập từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là công ty đông lạnh thủy sản xuất khẩu Bến Tre theo Quyết định số 3423/QĐ-UB ngày 01/12/2003 của UBND tỉnh Bến Tre. Tháng 05/2006, công ty đã nâng vốn điều lệ lên 33 tỷ đồng. Aquatex BENTRE là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu nghêu và cá tra hàng đầu của Việt Nam. Sản phẩm chính của Công ty là nghêu, cá tra và tôm sú đông lạnh.
Năm 2006, công ty được trao giải thưởng “2006 Business Excellence Awards” do báo thương mại, thương mại điện tử (E-TradeNews) phối hợp cùng với ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế và các cơ quan thương vụ Việt Nam tại thị trường Tây Ban Nha và Italia bình chọn phạm vi và lĩnh vực hoạt động của Công ty bao gồm: chế biến, xuất khẩu thủy sản; nuôi trồng thủy sản; nhập khẩu vật tư, hàng hóa; thương mại, nhà hàng và dịch vụ; kinh doanh các ngành nghề khác do ĐHCĐ quyết định và phù hợp với quy định của pháp luật. Cơ cấu vốn cổ phần trước khi niêm yết ngày 14/10/2006: cổ đông nội bộ là 38,01%, cổ đông nước ngoài là 10,73%, còn lại là do cổ đông bên ngoài công ty nắm giữ.
Tình hình hoạt động từ năm 2004 đến 2006:
Bảng 3.2 Chỉ số tài chính của ABT
Năm
2006
2005
2004
Doanh thu (triệu đồng)
331.377
288.744
216.434
% tăng (giảm)
14,76
33,4
Lợi nhuận thuần (triệu đồng)
25.057
7.811
5.393
% tăng (giảm)
220,79
44,83
EPS (VNĐ)
5.120
4.715
3.973
Cổ tức
2.000
1.800
1.800
P/E
10,74
7,21
7,82
ROA %
8,3
6,11
4,98
ROE %
19,98
20,01
19,8
Nợ/ vốn chủ sở hữu
2,1
1,86
1,8
Phân tích, đánh giá AGF và ABT
AGF
ABT
Kết quả sản xuất kinh doanh
Doanh thu công ty năm 2006 đạt 1196 tỷ, vượt mức kế hoạch là 850 tỷ. Tăng 43,97% so với năm 2005, trong đó doanh thu xuất khẩu đạt 797 tỷ tăng 37% so với năm 2005. Lợi nhuận sau thuế đạt 46 tỷ tăng 99,5% năm 2005.
Doanh thu công ty năm 2004 đạt 331 tỷ, tăng 14,76% so với năm 2005. Trong đó doanh thu xuất khẩu đạt 265 tỷ bằng 1/3 doanh thu xuất khẩu AGF, lợi nhuận sau thuế đạt 25 tỷ tăng gấp đôi so với năm 2005.
Đánh giá tài chính
Tỷ suất lợi nhuận tăng nhẹ, với tỷ suất ROE ở mức 20,28% tăng so với năm 2005 là 20%. ROA tăng từ 7,6 lên 7,8. Nhìn chung do vốn chủ sở hữu tăng lên cho nên mặc dù lợi nhuận sau thuế tăng nhiều nhưng ROE vẫn ở mức ổn định.
Tỷ suất lợi nhuận ROA là 8,3; ROE đạt 19,97% thấp hơn AGF là 20,28%. Thông thường công ty tốt thì ROE phải cao hơn mức trung bình của các công ty cùng ngành. Điều này cho thấy công ty kiếm được nhiều tiền hơn trên đồng vốn bỏ ra đầu tư. Như vậy, ở chỉ số này AGF được đánh giá tốt hơn
Thông tin cổ phiếu
Chỉ số P/E trung bình năm 2006 là 11,06 thấp hơn P/E trung bình thị trường là 11,3. Nhưng với kết quả kinh doanh khả quan của AGF từ 2004 đến 2006 thì giá cổ phiếu trong năm 2007 có thể tăng.
Chỉ số P/E trung bình năm 2006 đạt 10,74 vẫn thấp hơn P/E trung bình toàn thị trường. Mặc dù kết quả kinh doanh qua các năm biểu hiện tốt nhưng giá cổ phiếu ABT có tăng trong tương lai không thì chưa chắc. Bởi vì, ABT là doanh nghiệp trẻ khả năng cạnh tranh trong thời gian sắp tới sẽ như thế nào khi mà công ty không còn được bảo hộ miễn thuế.
Thị trường
Thị trường chủ yếu của AGF là thị trường xuất khẩu chiếm 70% tổng doanh thu, thị trường nội địa chiếm 30%. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, Hồng Kông, Tây Ban Nha, Bỉ, Đức, Singapore, Úc, Canada, Anh, Ba Lan, Đài Loan… Cuối năm 2006 và những tháng đầu năm 2007 các đơn đặt hàng từ Mỹ và EU tăng mạnh và kim ngạch xuất khẩu năm 2006 đạt 40 triệu USD.
Thị trường xuất khẩu vẫn là thị trường chủ yếu, chiếm 75% tổng doanh thu, với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2006 hơn 13 triệu USD. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là EU, Nhật, Mỹ. Tuy ABT xuất khẩu chiếm 75% doanh thu nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ khoảng 1/3 kim ngạch xuất khẩu của AGF
Đánh giá SWOT
Thế mạnh:
- Thương hiệu phổ biến rộng rãi trong và ngoài nước, công nghệ tiến bộ, nguồn nguyên liệu ổn định, hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu khắc khe của thị trường quốc tế. Công ty ngày càng đa dạng hoá sản phẩm, phát triển thị trường mới, chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Điểm yếu:
- Phụ thuộc thị trường xuất khẩu, khi thị trường xuất khẩu biến động sẽ ảnh hưởng nhiều tới doanh thu.
- Công nghệ tiến bộ, nguồn nguyên liệu đạt chất lượng, có hệ thống quản lý chất lượng tốt. Có khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế
- Phụ thuộc vào xuất khẩu; thị trường nội địa chiếm 25% tỷ trọng, xuất khẩu chủ yếu sang EU và Mỹ và các nước này kiểm tra đầy đủ mức dư lượng kháng sinh trong cá gây khó khăn cho việc xuất khẩu.
Nhìn chung qua phân tích 2 loại cổ phiếu trên cho ta thấy AGF là công ty có kết quả kinh doanh tốt hơn và có thương hiệu nổi tiếng hơn trên thị trường quốc tế. Công ty có qui mô doanh thu lớn trên thị trường và có tỷ suất sinh lợi khá cao.Trong khi đó, mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh ABT tăng trưởng tốt nhưng doanh thu thấp hơn rất nhiều so với AGF chỉ bằng khoảng 1/3 doanh thu AGF, thị trường xuất khẩu chưa được mở rộng chủ yếu là EU và Mỹ, có thể gặp rủi ro khi 2 thị trường này biến động.
Như vậy, thông qua phân tích tổng thể có thể thấy rằng, AGF được đánh giá tốt hơn, có nhiều triển vọng phát triển hơn.
3.5.2 Ngành vận tải:
* Công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển (GMD) được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần theo quyết định số 1489 QĐ/TCCB - LĐ ngày 24 tháng 7 năm 1993. Công ty là đơn vị đầu tiên của ngành tham gia cung cấp các dịch vụ liên quan cho loại hình vận chuyển hàng hóa bằng container. Từ năm 1995 Công ty bắt đầu khai thác mô hình Cảng Cạn (ICD) nằm sâu trong nội địa kết hợp với việc bốc xếp và chuyển tải container bằng đường thủy nội địa (Midstream).
Mức vốn điều lệ ban đầu: 6.207.600.000 VNĐ, mức vốn điều lệ hiện tại: 200.000.000.000 VNĐ. Cơ cấu vốn chủ sở hữu trong công ty hiện tại như sau: Nhà nước sở hữu 15,75%; cổ đông trong Công ty sở hữu 26,66%; cổ đông ngoài Công ty sở hữu 44,82% và cổ phiếu quỹ là 12,77%.
Những lĩnh vực hoạt động chính hiện nay của Công ty bao gồm: tổ chức kinh doanh vận tải đa phương thức, vận chuyển container bằng đường thủy nội địa đến Cảng cạn (ICD) và ngược lại; tổ chức xếp dỡ, sang mạn container và các loại hàng hóa khác từ tàu xuống sà lan và ngược lại trong khu vực các cảng; tổ chức kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển và hàng không, kinh doanh khai thác bến bãi container và các dịch vụ có liên quan; kinh doanh văn phòng làm việc
Nguồn khách hàng chủ yếu của Công ty là các nhà xuất nhập khẩu, sản xuất (VolCafe của Thụy Sĩ, Sucafina của Singapore - chuyên xuất nhập khẩu cà phê…, các chủ tàu hàng rời (YL Sung của Hàn Quốc, Allied Maritime của Hy Lạp...); các hãng vận tải hàng hải chuyên tuyến vận tải container (Yangming của Đài Loan, Sinkor, Hajin của Hàn Quốc...).
Những nét chính trong chiến lược kinh doanh của công ty là: ưu tiên ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến vào Việt Nam, đi đầu trong việc mở ra những loại hình dịch vụ mới, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ theo hướng hiện đại. Đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị, cơ sở hạ tầng để nâng cao khả năng cạnh tranh. Chú trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực, công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm dịch vụ mới và quản lý chất lượng dịch vụ.
Tình hình hoạt động của công ty từ năm 2004 đến 2006:
Bảng 3.3 Chỉ số tài chính của GMD
Năm
2006
2005
2004
Doanh thu (triệu đồng)
1.211.978
871.204
824.439
% tăng (giảm)
39,11
5,6
Lợi nhuận thuần (triệu đồng)
219.574
118.593
112.712
% tăng (giảm)
85,14
5,21
EPS (VNĐ)
6.449
5.733
4.569
Cổ tức
1.200
1.200
1.200
P/E
16,1
9,59
8,6
ROA %
26,43
16,67
16,21
ROE %
40,06
24,16
24,03
Nợ/ vốn chủ sở hữu
0,86
1,21
1,34
*Công ty cổ phần vận tải Hà Tiên (HTV) đăng ký hoạt động và được cấp giấy phép ngày 21/01/2000 với vốn điều lệ đạt 48 tỷ đồng.
Ngành, nghề kinh doanh và các sản phẩm chính: Kinh doanh vận tải đường thuỷ, vận tải đường bộ trong và ngoài nước, kinh doanh tổng hợp vật tư, thiết bị phương tiện vận tải, khai thác bến bãi và kinh doanh các ngành nghề khác theo phạm vi cho phép của pháp luật.
Tình hình cung cấp các loại dịch vụ: Công ty là một doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực vận tải hàng hoá, hiện đang cung cấp hai loại hình dịch vụ chính là vận tải đường thuỷ và vận tải đường bộ. Doanh thu vận tải đường thuỷ chiếm tỷ trọng lớn với trên 80% hàng năm trong tổng doanh thu của công ty. Công ty là một trong những doanh nghiệp có đội ngũ phương tiện vận tải thuỷ hàng đầu về năng lực vận chuyển trong khu vực vận tải thuỷ ở Miền Nam và đồng bằng sông Cửu Long. Trong năm 2004, công ty chiếm 6,5% thị phần của tổng khối lượng vận chuyển hàng hoá khu vực phía Nam (tương đương 2,75 triệu tấn với khối lượng luân chuyển 152,69 triệu tấn Km). Công ty đang là đơn vị vận tải thuỷ duy nhất có thể bao tiêu vận chuyển toàn bộ nguyên liệu đầu vào cho công ty xi măng Hà Tiên 1 và một phần cho công ty xi măng Hà Tiên 2. Trong đó, 90% tổng doanh thu của đội vận tải thuỷ của công ty là từ 02 nguồn vận chuyển này. Hàng hoá vận chuyển cho 02 công ty xi măng trên đây chủ yếu là Clinker, Thạch cao và đá Puzolan được vận chuyển từ Hà Tiên.
Tình hình hoạt động từ năm 2004 đến 2006:
Bảng 3.4 Chỉ số tài chính của HTV
Năm
2006
2005
2004
Doanh thu (triệu đồng)
86.751
79.312
77.261
% tăng (giảm)
9,3
2,6
Lợi nhuận thuần (triệu đồng)
14.515
8.300
8.391
% tăng (giảm)
74,87
- 1
EPS (VNĐ)
3.220
3.012
2.875
Cổ tức
1.300
1.300
1.300
P/E
10,2
9,1
7,36
ROA %
18,33
11,6
11,32
ROE %
14,42
11,24
10,07
Nợ/ vốn chủ sở hữu
1,2
1,12
0,98
* Phân tích, đánh giá GMD và HTV:
GMD
HTV
Kết quả sản xuất kinh doanh
Doanh thu năm 2006 đạt 1211 tỷ, tăng 39,11% so với năm 2005. Trong đó, vận tải biển chiếm khoảng 70% tổng doanh thu. Hoạt động kinh doanh khai thác bến bãi container, đầu tư có cơ sở hạ tầng giao thông vận tải… chiếm 30% tổng doanh thu. Năm 2006 doanh nghiệp được ưu đãi về thuế nên lợi nhuận trước thuế có tăng 33,3% so với năm 2005, nhưng lợi nhuận thuần tăng đến 85,14% so với năm trước.
Tổng doanh thu đạt hơn 86 tỷ, tăng 9,3% so với năm 2005, tăng 12,28% so với năm 2004. Với mức tăng trưởng này công ty được đánh giá là công ty có mức tăng trưởng chậm. Doanh thu chỉ khoảng 7% so với doanh nghiệp cùng ngành GMD. Trong đó, giao thông đường thuỷ chiếm 80% doanh thu; vận tải đường bộ, kinh doanh thiết bị, phương tiện vận tải… chiếm 20% doanh thu. Năm 2006 doanh nghiệp được giảm 50% thuế thu nhập nên lợi nhuận sau thuế đạt 14,5 tỷ tăng 75% so với năm 2005.
Đánh giá tài chính
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động tốt, với ROE năm 2006 là 40,06% tăng 68,8%. Vốn chủ sở hữu không đổi, do đó việc tăng lên của lợi nhuận đã làm ROE tăng mạnh và lớn hơn ROE trung bình toàn thị trường là 20,55%. Điều này cho thấy mức sinh lời của công ty là rất tốt. ROA đạt 26,43 cao hơn trung bình thị trường là 11,69. Chỉ số này cho thấy công ty kiếm được lợi nhuận tính trên tổng tài sản ở mức khá cao. Chỉ số khả năng thanh toán năm 2006 là 2,3; chỉ số này lớn hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán của công ty là rất tốt.
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động tăng so với năm 2005 nhưng vẫn ở mức thấp, ROE đạt 14,42%, thấp hơn ROE trung bình toàn thị trường và thấp hơn ROE của GMD. Điều này đồng nghĩa với việc công ty kiếm được ít tiền hơn trên đồng vốn bỏ ra so với công ty GMD. ROA đạt 18,33 cao hơn ROA trung bình thị trường nhưng vẫn thấp hơn ROA của GMD. Trong cùng ngành thì ROA của công ty nào cao sẽ được đánh giá tốt hơn. Vì thế, ở chỉ tiêu này GMD được đánh giá cao hơn. Chỉ số khả năng thanh toán nhanh 1,2 lớn hơn 1 nên cũng được đánh giá là an toàn về khả năng thanh toán.
Thông tin về cổ phiếu
Chỉ số P/E năm 2006 là 16,1 cao hơn P/E trung bình thị trường là11,3 thể hiện triển vọng phát triển của công ty trong tương lai. Ngày 21/3/2007 chính thức giao dịch cổ phiếu phát hành thêm.
Chỉ số P/E trung bình năm 2006 là 10,2 thấp hơn P/E trung bình thị trường và thấp hơn P/E của GMD. P/E thấp có thể do cổ phiếu của công ty bị đánh giá thấp, ngoài ra cũng có thể do tình tình kinh doanh chưa tốt, triển vọng phát triển kém.
Thị trường
Khách hàng chủ yếu của công ty là các nhà xuất nhập khẩu, sản xuất (Volcafe của thuỵ sĩ, Sucafina của Singapore), chuyên xuất nhập khẩu café, các chủ tàu hàng rời của Hàn Quốc, Hy Lạp…Công ty đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển trong nước, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ vận tải để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế.
Thị trường chủ yếu là thị trường nội địa, các khách hàng lớn đó là công ty xi măng Hà Tiên 1 và công ty xi măng Hà Tiên 2. Doanh thu từ loại hình giao thông đường thuỷ chiếm 80% doanh thu. Là doanh nghiệp vận tải thuỷ có đội ngũ vận tải thuỷ hàng đầu ở khu vực phía Nam và đồng băng sông Cửu Long.
Phân tích SWOT
* Thế mạnh:
- Việt Nam với chiều dài 3200 km biển đây là điều kiện thuận lợi cho vận tải biển. Công ty hoạt động nhiều lĩnh vực với nhiều sản phẩm đa dạng và khả năng cạnh tranh tốt. Cổ phiếu của công ty được đánh giá là một trong những cổ phiếu mạnh trên thị trường niêm yết.
* Điểm yếu:
- Công ty hoạt động vận tải biển là chủ yếu, nhưng Việt Nam chưa có nhiều cảng nước sâu, đón tàu lớn. Còn phía doanh nghiệp thì có rất ít tàu trọng tải lớn trong khi xu thế hội nhập hiện nay thì cạnh tranh trở nên ngày càng quyết liệt. Các doanh nghiệp nước ngoài có điều kiện tốt hơn nhảy vào thị trường Việt Nam, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
- Phát triển mạnh thị trường khu vực Miền Nam về vận tải thuỷ, là đơn vị duy nhất có thể bao tiêu toàn bộ nguyên liệu đầu vào cho công ty xi măng Hà Tiên 1.
- Thị trường hoạt động kinh doanh còn nhỏ hẹp, chủ yếu là thị trường trong nước, các sản phẩm dịch vụ chưa nhiều. Còn lệ thuộc nhiều vào hai công ty xi măng Hà Tiên 1 và công ty xi măng Hà Tiên 2.
Phân tích và so sánh 2 cổ phiếu GMD và HTV trong ngành vận tải, ta thấy được sự phân biệt rõ rệt của 2 loại cổ phiếu này.
Cổ phiếu GMD đã tồn tại rất sớm trên thị trường niêm yết (năm 2001), công ty có doanh thu tăng trưởng cao, thị trường rộng rãi, tình hình tài chính ổn định. Trong khi HTV có doanh thu tăng ổn định nhưng chỉ bằng 7% của GMD, tình hình tài chính kém hơn nhiều so với GMD, thị trường hoạt động còn nhỏ và trong thời gian tới còn gặp nhiều áp lực cạnh tranh.
Như vậy, cổ phiếu GMD khi so sánh với HTV thì được đánh giá tốt hơn.
3.5.3 Ngành công nghệ thông tin
* Công ty cổ phần và đầu tư công nghệ FPT: năm 2006 doanh số FPT đạt 11.693 tỷ đồng (tương đương 730 triệu USD), tăng trưởng 42,40% so với năm 2005. Lợi nhuận trước thuế FPT đạt 606 tỷ đồng, tăng 77% so với năm 2005 và đạt 110% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ cũng tăng 60% và đạt 109% kế hoạch. FPT là công ty tập trung được đông đảo cán bộ làm tin học nhất Việt Nam. Đến cuối năm 2006, FPT có 7008 nhân viên (tăng 41,6 % so với năm 2005).
Các lĩnh vực hoạt động chính của FPT: tích hợp hệ thống, sản xuất phần mềm (đáp ứng thị trường nội địa và xuất khẩu), phân phối các sản phẩm CNTT, cung cấp các giải pháp, các dịch vụ viễn thông và Internet, đào tạo lập trình viên quốc tế và chuyên gia mỹ thuật đa phương tiện, bảo trì các thiết bị viễn thông và tin học, phân phối điện thoại di động, bất động sản…
Đối tác của FPT là các công ty tin học và viễn thông uy tín trên thế giới như Cisco, Checkpoint, IBM, HP, Microsoft, Motorola, Oracle, Samsung, Toshiba, Nokia ... Bên cạnh đó, FPT còn làm dịch vụ hậu mãi, là nhà bảo hành chính thức của nhiều hãng (như IBM, HP, Motorola, Samsung...) tại Việt Nam về cả phần cứng lẫn phần mềm. Với hệ thống đối tác này FPT có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới nhất của thế giới trong lĩnh vực CNTT, viễn thông cho khách hàng tại Việt Nam.
Tình hình hoạt động kinh doanh của FPT trong 3 năm gần nhất:
Bảng 3.5 Chỉ số tài chính của FPT
Năm
2006
2005
2004
Doanh thu (triệu đồng)
21.399.752
14.100.792
8.734.781
% tăng (giảm)
51,76
61,43
Lợi nhuận thuần (triệu đồng)
535.612
301.378
138.904
% tăng (giảm)
77,72
116,9
EPS (VNĐ)
7.880
6.870
5.529
Cổ tức
1.500
1.800
1.720
P/E
60,06
50,76
48,62
ROA %
24,13
19,02
14,18
ROE %
46,6
29,08
21,15
Nợ/ vốn chủ sở hữu
2,37
2,23
4,07
* Phân tích và đánh giá FPT
- Hoạt động sản xuất kinh doanh: doanh thu năm 2006 đạt 21.399 tỷ tăng 51,76% so với năm 2005, doanh thu tăng trưởng bình quân hơn 50% mỗi năm từ 2004 đến nay. Lợi nhuận sau thuế đạt 535 tỷ, tăng 77,72% so với năm 2005 và đạt 110% kế hoạch.
- Đánh giá tài chính: tỷ số lợi nhuận hoạt động ROE đạt 46,6% cao hơn mức trung bình thị trường là 20,55% cho thấy mức sinh lời của công ty rất cao. ROA đạt 24,13% cũng cao hơn mức trung bình thị trường 11,69%. Tỷ số lợi nhuận hoạt động của công ty đều đạt mức khá tốt, điều này cho thấy công ty làm ăn hiệu quả, có nhiều triển vọng trong tương lai và giá cổ phiếu có thể sẽ tăng. Ngoài ra, chỉ số khả năng thanh toán đạt 2,32 còn thể hiện khả năng thanh toán nợ tốt của công ty.
- Thông tin về cổ phiếu: cổ phiếu công ty mới được niêm yết 12/2006, nhưng được sự thu hút đông đảo của các nhà đầu tư, khối lượng giao dịch bình quân 20 phiên đạt 115.229 cổ phiếu. Trong đó cũng thu hút được số đông nhà đầu tư nước ngoài. Giá cổ phiếu mới niêm yết là 400 ngàn đồng/ cổ phiếu có lúc giá lên tới 650 ngàn đồng/ cổ phiếu. Cổ phiếu FPT có chỉ số P/E trung bình năm 2006 là 60,06 một chỉ số rất cao, thể hiện khả năng kinh doanh tốt trong tương lai, nhiều nhà đầu tư đánh giá rất cao FPT vì họ tin tưởng nhiều vào những chiến lược kinh doanh của FPT trong thời gian xắp tới.
- Thông tin thị trường: công ty FPT hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: sản xuất phần mềm, lắp ráp, bảo hành, bảo trì dịch vụ viễn thông, truyền hình, bất động sản… FPT đang làm chủ công nghệ trên tất cả các hướng phát triển của mình với các chứng chỉ ISO cho tất cả các lĩnh vực hoạt động. FPT luôn được bình chọn là công ty tin học uy tín nhất Việt Nam, sản phẩm và dịch vụ FPT luôn giành được các giải cao nhất của hội tin học Việt Nam, Vinasa trong những năm qua.
Hệ thống khách hàng rộng rãi bao gồm trong nước và ngoài nước. Công ty có các đối tác uy tín trên thế giới như: Cisco Checkpoint, IBM, HP, Microsoft… với các đối tác này, FPT có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới nhất của thế giới trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông cho khách hàng tại Việt Nam.
FPT có thương hiệu nổi tiếng, đi đầu trong chất lượng đối với sản phẩm và dịch vụ, thị trường tiêu thụ rộng rãi, chiếm lĩnh thị trường trong nước. Trong thời kì hội nhập hiện nay, ngành công nghệ thông tin được đánh giá có nhiều triển vọng. Đây cũng là cơ hội cho công ty phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Qua phân tích và đánh giá công ty, so sánh các công ty trong cùng ngành đã cho ta thấy được tình hình kinh doanh của các công ty này, từ đó lựa chọn được công ty tốt hơn để đầu tư. Các công ty trong phần phân tích được đánh giá cao, phù hợp mục tiêu đầu tư là FPT, GMD, AGF. Tuy nhiên việc lựa chọn chứng khoán của các công ty để đầu tư cũng cần tính đến rủi ro và suất sinh lợi của chứng khoán, có vậy đầu tư mới đem lại hiệu quả tốt hơn.
3.6 Rủi ro và suất sinh lợi chứng khoán.
Bảng 3.6: rủi ro và suất sinh lợi dự kiến
Rủi ro giá CK quí 4/2006
GMD
AGF
FPT
ABT
HTV
21,39%
16,87%
32,09%
22.1%
18.24%
Suất sinh lợi dự kiến
0,28
0,24
0,31
0.22
0.20
Suất sinh lợi 2006
0,5
0.64
0,4
0.25
0.31
: giá khớp lệnh hằng ngày.
: giá khớp lệnh trung bình.
N : mẫu, tính bằng số ngày.
DIV: tỷ lệ chi trả cổ tức.
: Pi- P (P: giá mua chứng khoán dự kiến, Pi: giá bán chứng khoán dự kiến).
Bảng 3.2 giá chứng khoán dự kiến
Giá chứng khoán dự kiến
Giá mua
Giá bán
GMD
140.000
180.000
AGF
110.000
135.000
FPT
430.000
560.000
ABT
100.000
120.000
HTV
36.000
45.000
(Giá chứng khoán sẽ được nói kỹ ở phần: phân tích kĩ thuật chứng khoán qua các biểu đồ).
Rủi ro về giá cao nhất là FPT, vì giá FPT dao động mạnh với biên độ dao động lớn và tiếp theo là GMD và ABT, giá cổ phiếu cũng biến động nhiều. Nguyên nhân của sự biến động giá này một phần do có nhiều cổ phần của các công ty được niêm yết vào dịp cuối năm 2006, chẳng hạn như FPT và khuynh hướng đầu tư theo phong trào vào cổ phiếu mới lại diễn ra, làm cho khối lượng giao dịch cổ phiếu trên thị trường của một số công ty giảm sút. Ngoài ra, các nhà đầu tư trong nước nghĩ rằng các nhà đầu tư nước ngoài đầu cơ vào thị trường chứng khoán Việt Nam ở một số loại cổ phiếu và những nhà đầu tư trong nước cũng theo khuynh hướng đầu tư này, làm cho giá một số loại chứng khoán tăng liên tục và những chứng khoán khác lại giảm giá. Khi thị trường ổn định thì giá chứng khoán trở lại mức giá thực của nó. Vì vậy nguyên nhân này cũng làm cho giá các loại chứng khoán bị đầu cơ biến động mạnh.
Qua bảng rủi ro và suất sinh lợi, ta có thể sắp xếp các chứng khoán theo chiều rủi ro và suất sinh lợi giảm dần như sau:
* Rủi ro: FPT > ABT > GMD > HTV > AGF
* Suất sinh lợi: FPT > GMD >AGF > ABT > HTV
Như vậy, với rủi ro và suất sinh lợi như cách sắp xếp trên, ta có thể thấy dễ dàng chọn GMD và AGF là 2 cổ phiếu có suất sinh lợi cao và rủi ro thấp. FPT là cổ phiếu có suất sinh lợi cao nhất và rủi ro cũng vậy, nhưng ở mức sinh lợi và rủi ro này có thể chấp nhận được. Còn đối với HTV và ABT là 2 cổ phiếu có rủi ro cao nhưng suất sinh lời ở mức thấp nên không được chọn vào danh mục.
Giả sử tỷ suất sinh lợi của 3 loại chứng khoán độc lập, do đó hệ số tương quan từng cặp chứng khoán bằng 0. Danh mục gồm 40% đầu tư cho FPT, 30% cho GMD, 30% cho AGF.
* Suất sinh lợi tập đầu tư:
rp = 0,4.0,31 + 0,3.0,28 + 0,3.0,24
rp = 28%
* Rủi ro tập đầu tư:
Lý do: Danh mục đầu tư chỉ gồm 3 loại chứng khoán:
- FPT là cổ phiếu có sức sinh lợi cao nhất, đồng thời là cổ phiếu có rủi ro cao về giá nhưng ở mức chấp nhận được.
- Trong khi GMD và AGF có rủi ro thấp hơn, như vậy khi chọn 3 loại cổ phiếu này trong cùng danh mục thì sẽ giảm thiểu được rủi ro.
- Mặt khác nếu chọn nhiều hơn 3, có thể là 4 hoặc 5 loại cổ phiếu thì với nguồn vốn 100 triệu đồng mà phải đầu tư nhiều cổ phiếu như vậy thì liệu việc phân tích, đánh giá và quản lý danh mục có tốt không, lợi nhuận từ danh mục có cao không.
- Theo tôi, với nguồn vốn 100 triệu đồng thì việc đa dạng hóa dạnh mục bằng 3 loại cổ phiếu trên là thích hợp. Với 3 loại cổ phiếu thì việc đánh giá, theo dỗi sát sao hơn, quản lý danh mục dễ dàng hơn.
3.7 Phân tích kĩ thuật:
3.7.1 Phân tích biểu đồ giá của GMD
Biểu đồ 3.1: Giá GMD từ năm 2006-2007
Nguồn: www.SSI.com.vn
Biểu đồ 3.2: Giá GMD từ tháng 5/2006 đến 4/2007
Nguồn: www.SSI.com.vn
Nhìn lại giá chứng khoán GMD trong năm vừa qua, giá chứng khoán ít biến động nhưng có chiều hướng tăng vào giai đoạn cuối năm. Giá GMD giai đoạn cuối năm 2006 biến động lớn có lúc lên đến 170 ngàn/ cổ phiếu và giảm liên tục đến mức 126 ngàn đông/ cổ phiếu. Ngày 28/12/2006 khi giá cổ phiếu đang xuống liên tục thì GMD lại có biểu hiện tăng giá, do vậy xu hướng giá sắp tới tăng là hoàn toàn có thể, và giá trở lại sẽ có khă năng ở mức cao hơn mức giá cũ. Đầu năm 2007, giá GMD có chiều hướng tăng và hiện nay có chiều hướng đang giảm, đây là thời cơ thích hợp để mua vào.
Tôi dự định sẽ mua GMD với giá 145 ngàn đồng/ cổ phiếu, với hy vọng nắm giữ và đợi giá tăng đến mức 180 ngàn đồng / cổ phiếu.
Giá GMD rất nhạy cảm có khi lên rất cao, rồi giảm liên tục ở mức thấp làm nhiều nhà đầu tư phải hoang mang. Tuy nhiên, cần xem xét giá quá khứ để đánh giá và dự báo xu hướng giá tương lai, có vậy mới lựa chọn đúng thời cơ mua bán.
3.7.2 Phân tích biểu đồ giá AGF
Biểu đồ 3.3: Giá AGF từ năm 2006-2007
Nguồn: www.SSI.com.vn
Biểu đồ 3.4: Giá AGF từ tháng5/2006 đến 4/2007
Nguồn: www.SSI.com.vn
Qua biểu đồ giá năm 2006, cho thấy giá cổ phiếu AGF dao động hẹp và có xu hướng tăng từ đầu năm đến cuối năm. Giá cổ phiếu AGF thường tăng 2 đến 3 tuần và lại đi xuống trong 2 đến 3 tuần tiếp. Nhưng sau khi tục giá thì mức giá tăng sau đó đến điểm cao nhất lại cao hơn so với lần tăng giá trước đó. Tuy nhiên, mức giá giảm giai đoạn sau vẫn không thấp hơn mức giá thấp nhất chu kì trước nó và xu thế này diễn ra suốt năm, đặc biệt rõ nét vào những tháng cuối năm 2006.
Như vậy, sau sự biến động giá của AGF tôi thấy rằng thời cơ tốt cho việc đầu tư là lúc giá AGF đang sụt vào cuối tháng 4 năm 2007 và tôi quyết định mua mức giá 110 ngàn/ cổ phiếu, đợi khi giá tăng khoảng trên 135 ngàn đồng/ cổ phiếu sẽ bán ra. Lý do chọn giá bán trên 135 ngàn vì mức giá tăng cao nhất trước đó là 132 ngàn đồng. Tôi kỳ vọng rằng mức giá tăng sau sẽ tăng hơn theo chu kỳ dự báo.
3.7.3 Phân tích biểu đồ giá FPT
Biểu đồ 3.5: Giá FPT từ năm 2006-2007
Nguồn: www.SSI.com.vn
FPT là cổ phiếu mới niêm yết tại Thị trường giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 13/12/2006 với giá giao dịch phiên đầu tiên là 400 ngàn đồng/ cổ phiếu và sau đó giá FPT tăng liên tục trên 2 tuần đạt mức trên 500 ngàn đồng/ cổ phiếu. Và khi đạt 510 ngàn đồng/ cổ phiếu thì giá cổ phiếu FPT lại xuống và đạt mức 440 ngàn vào ngày 03/01/2007. Hôm sau FPT lại tăng lên 450 ngàn đồng/ cổ phiếu, giá FPT giao động với biên độ rộng và có xu hướng tăng đến tháng 03 năm 2007 lên đến 645 ngàn đồng trên cổ phiếu ngày 05 tháng 03 năm 2007. Sau đó FPT tục giá liên tục xuống còn 456 ngàn vào ngày 24 tháng 04 năm 2007 và tôi nghỉ rằng xu hướng giá còn giảm nhẹ. Tôi quyết định đặt mua với giá 440 ngàn đồng/ cổ phiếu. Theo tôi, giá FPT sẽ lại tăng và khi FPT tăng thì sẽ có khả năng tăng hơn 500 ngàn đồng trên cổ phiếu. Bởi FPT là cổ phiếu mới nên nhiều nhà đầu tư còn e ngại, thị trường chưa phản ánh đúng giá trị thực của loại cổ phiếu này. Nhưng sắp tới hy vọng cổ phiếu FPT sẽ tăng giá vì nhà đầu tư bị thu hút bởi công ty nhiều triển vọng, hoạt động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực: công nghệ thông tin, bất động sản. Chính vì vậy sẽ đẩy giá cổ phiếu FPT lên cao.
3.7.4. Nhận định về sự biến động giá:
Giá chứng khoán lên xuống với biên độ dao động lớn và đặc biệt trong tháng 4/2007 giá nhiều loại chứng khoán giảm mạnh, kể cả các loại chứng khoán được đánh giá là loại chứng khoán chủ lực, nhiều loại giảm đến mức kịch sàn trong nhiều đợt khớp lệnh.
Theo một số chuyên gia chứng khoán cho biết, nguyên nhân chứng khoán giảm mạnh trong thời gian này là do chứng khoán Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn điều chỉnh sau một thời gian dài tăng nóng (từ 12/2006 đến 03/2007).
Nhiều nhà đầu tư có tâm lý lo sợ đã và đang bán tháo cổ phiếu do lo sợ cổ phiếu Việt Nam sẽ tiếp tục mất điểm trong thời gian tới.
Ngoài vấn đề tâm lý nhà đầu tư, theo các chuyên gia chứng khoán, một số yếu tố khác như: biến động của thị trường bất động sản, thông tin xoay quanh phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục và cả sự can thiệp của nhà đầu tư nước ngoài… đã tác động không nhỏ tới thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây.
Một số nhà phân tích chứng khoán lại nhận định rằng, sau một thời gian điều chỉnh giảm giá nhiều loại cổ phiếu đã xuống dưới mức giá trị thực. Rất thích hợp cho những nhà đầu tư tham gia vào thị trường dài hạn có nhiều loại cổ phiếu hiện nay đang ở mức giá rất tốt, các nhà đầu tư có thể tự đánh giá để lựa chọn loại cổ phiếu đầu tư thích hợp tùy theo mục tiêu đầu tư của mình.
Theo tôi đây là thời điểm thích hợp nhất để tôi tự quyết định mua vào 3 loại cổ phiếu AGF, GMD, FPT. Nếu đợi cổ phiếu này rớt đến đáy thì tôi e rằng không kịp.
Mặc dù ở phần phân tích kỹ thuật chúng ta đã phân tích kỹ giá mua và giá bán. Tuy nhiên nếu thị trường có sự biến động vượt ngoài mức dự kiến thì cần xem xét lại có nên chờ để bán được giá cao hay không hay có trường hợp giá chưa đạt mức dự kiến nhưng phải bán sớm để tránh giá tục trong thời gian dài… Nếu dự báo và đưa ra được quyết định chính xác thì lợi nhuận thu được từ chênh lệch giá sẽ cao hơn mức dự kiến. Đó là điều mà các nhà đầu tư hy vọng.
3.8 Dự báo kết quả sau khi đầu tư:
Bảng 3.6: kết quả đầu tư
GMD
AGF
FPT
Tổng số cổ phiếu
100
100
170
Giá mua chứng khoán
145.000
105.000
425.000
Giá bán chứng khoán
180.000
137.000
570.000
Lợi nhuận từ chênh lệch giá
35.000
32.000
145.000
Tổng lợi nhuận
31.350.000
Chi phí mua và bán
0,00375 x (97.250.000+128.600.000) = 846.000
Lợi nhuận thuần
31.350.000 – 846.000 = 30.504.000
Tỷ suất lợi nhuận
30.504/(97.255+846) = 31.09%
Dựa vào giá mua và giá bán dự kiến, các điều kiện ràng buộc khác như: số lượng cổ phiếu, nguồn vốn đầu tư nhỏ hơn 100 triệu đồng… Để đạt được lợi nhuận tối đa với rủi ro ở mức tương đối thì hàm Solver trong excel cho ta phương án tối ưu nhất, đó là số lượng từng loại cổ phiếu trong bảng trên.
* Giá mua cổ phiếu trong bảng trên vào thời điểm là:
- GMD, giá 145.000/CP ngày 24/04/2007
- AGF, giá 105.000/CP ngày 24/04/2007
- FPT, giá 425.000/CP ngày 25/04/2007
* Giá bán cổ phiếu trong bảng trên vào thời điểm là:
- GMD, giá 180.000 chỉ là giá dự kiến để báo cáo kết quả, còn trong thời điểm này (31/05/2007) giá GMD chỉ có 164.000 và nếu tính lợi nhuận và cổ phiếu quy đổi thì lợi nhuận thuần chỉ đạt 28.864.000 và tỷ suất lợi nhuận là 29,19%.
- AGF, giá bán là 137.000/CP ngày 23/05/2007.
- FPT, giá 578.000/CP ngày 14/05/2007.
Như vậy sau khi đầu tư, nhà đầu tư đạt được lợi nhuận khá cao, với tỷ suất lợi nhuận đạt 31.09%. Tuy vậy, không phải đầu tư chứng khoán lúc nào cũng lời, có đôi khi nhà đầu tư lổ nặng vì những phân tích hay dự báo không đúng với thị trường. Do đó việc thu thập thông tin, dữ liệu để thiết lập danh mục đầu tư làm cơ sở cho đầu tư chứng khoán để hạn chế phần nào rủi ro là rất cần thiết. Để đầu tư đạt hiệu quả thì ngoài việc thiết lập danh mục còn phải biết quản lý danh mục tốt, tuỳ theo chiến lược kinh doanh mà nhà đầu tư có cách quản lý riêng.
3.9 Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán:
* Trước khi ra quyết định mua chứng khoán:
Xem xét nền kinh tế toàn cầu và quốc gia, để cơ bản dự đoán xu thế vận hành của thị trường, lựa chọn kênh đầu tư thích hợp. Sau khi lựa chọn đầu tư vào chứng khoán, thì việc cần làm tiếp theo là phân tích ngành nghề lựa chọn đầu tư. Lựa chọn công ty có triển vọng của ngành, phù hợp mục tiêu đầu tư, thông qua các bước phân tích tài chính, thị trường…
* Ra quyết định mua, bán:
Phân tích công ty, biết được những khả năng những hạn chế của công ty trong tương lai và thông tin tài chính của công ty đã phần nào giúp chúng ta dự báo được xu thế giá cổ phiếu trong thời gian tới. Ngoài ra, việc phân tích biểu đồ thông qua một số chỉ tiêu dự báo như: khối lượng giao dịch, xu hướng giá… kết hợp với thông tin thị trường sẽ giúp chúng ta nhiều trong việc lựa chọn thời điểm mua bán chứng khoán.
* Giai đoạn nắm giữ chứng khoán:
Giai đoạn này tôi cần theo dõi giá cổ phiếu, đặc biệt lúc giá tăng gần với mức giá dự kiến, cần theo dõi để có thể đặt bán kịp thời. Hoặc khi nắm giữ cổ phiếu trong thời gian dài mà giá vẫn chưa đạt mức dự kiến thì cần xem xét có nên bán ra để chọn một cơ hội đầu tư tốt hơn. Việc lựa chọn thời điểm mua bán không phải lúc nào cũng như dự kiến, nó có thể linh hoạt hơn tuỳ theo tình hình hoạt động của doanh nghiệp mà mình nắm cổ phiếu.
* Sau khi bán chứng khoán:
Sau khi đã bán được chứng khoán tôi quyết định tái đầu tư, nhưng không phải ngay lúc mới bán. Bởi vì, sau một thời gian đầu tư thì cần phải phân tích lại thị trường để tìm hiểu cơ hội đầu tư mới tốt hơn hay đầu tư vào cổ phiếu cũ, nhưng ở một thời điểm khác tốt hơn.
3.10 Kết Luận:
Việc phân tích và thiết lập danh mục làm cơ sở cho việc đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư nắm vững thông tin về công ty, giúp họ đầu tư hiệu quả tránh được rủi ro.
Ngoài ra chúng ta còn gặp hạn chế trong việc thiết lập danh mục: khó khăn trong việc thu thập thông tin, liệu thông tin có thật chính xác không. Những ngoại tác tiêu cực tác động đến thị trường như thế nào. Đó là vấn đề mà các nhà đầu tư phải đau đầu.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận:
Trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư muốn đạt được những kết quả khả quan từ việc đầu tư của mình thì việc thiết lập danh mục là điều cần thiết. Để thiết lập danh mục thì nhà đầu tư cần nắm vững thông tin công ty, phân tích để thấy rõ sức mạnh tài chính của công ty. Ngoài ra, còn phải thường xuyên cập nhật thông tin thị trường để có thể linh hoạt trong việc lựa chọn chứng khoán đưa vào danh mục. Còn đối với những nhà đầu tư theo phong trào, thì việc mua bán chứng khoán là theo cảm hứng, bị chi phối bởi yếu tố tâm lý rất lớn. Đầu tư chứng khoán theo phong trào đã không dựa trên nền tảng, cơ sở lý thuyết nào, chính vì vậy sẽ gặp nhiều rủi ro và việc đầu tư như thế thì không nên.
Những nhà kinh doanh thực thụ hay những nhà đầu tư lớn chẳng mấy ai đầu tư theo cảm hứng hay theo những lời đồn đại, những thông tin chưa xác thực về lĩnh vực họ đầu tư. Phần lớn họ đầu tư đều phải dựa trên nền tảng kiến thức về chứng khoán hay kinh nghiệm. Có như vậy đầu tư mới thật sự đem lại hiệu quả.
Việc thiết lập danh mục là cơ sở cho đầu tư chứng khoán. Thế nên, việc đầu tư có hiệu quả hay không là phụ thuộc vào khả năng thiết lập danh mục của nhà đầu tư. Họ có nắm vững thông tin, phân tích thông tin về công ty ở mức độ nào, thông tin thị trường mà họ biết có thật chính xác không… Như vậy, một danh mục thật sự hiệu quả là nhờ vào mức độ hiểu biết và khả năng phân tích của nhà đầu tư.
Trong một số trường hợp, nếu chúng ta là người quan tâm nhiều đến thị trường, muốn tham gia vào thị trường chứng khoán nhưng khả năng phân tích chứng khoán kém thì có thể nhờ đến các nhà tư vấn chứng khoán. Nhà tư vấn là những người có trình độ chuyên môn, nắm vững thông tin, phân tích chứng khoán tốt hơn, chuyên nghiệp hơn. Họ sẽ thiết lập cho chúng ta danh mục đầu tư phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro và mục tiêu đầu tư. Mặc dù phải trả phí, nhưng kết quả thu được sẽ tốt hơn khi chúng ta tự đầu tư. Nhìn chung, khi cần đầu tư vào thị trường chứng khoán bằng cách này hay cách khác thì nhà đầu tư nên thiết lập danh mục để đầu tư đạt kết quả tốt hơn.
Riêng đối với tôi, đầu tư vào thị trường chứng khoán thì việc thiết lập danh mục là tất yếu. Sau khi đầu tư, nếu lợi nhuận đạt được cao là điều rất tốt. Nhưng nếu ngược lại, lợi nhuận ở mức thấp, thậm chí bị lỗ, thì tôi xem đó như bài học kinh nghiệm. Và việc tiếp theo cần làm là tìm hiểu nguyên nhân thất bại để tìm hướng khắc phục sau này. Trong mọi công việc đều có thất bại và thành công và trong đầu tư cũng vậy. Thế nhưng đầu tư dựa trên hiểu biết và có cơ sở thì dễ gặt hái được những thành quả tốt đẹp. Đó cũng là ý nghĩa của việc nên thiết lập danh mục làm nền tảng cho đầu tư chứng khoán.
4.2 Kiến nghị:
Thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường khá mới mẽ nên việc đầu tư vào thị trường này còn gặp nhiều hạn chế. Phần lớn nhà đầu tư là tầng lớp trí thức, người có trình độ cao, họ là những người ít nhiều biết về thị trường chứng khoán. Một số người có đồng vốn nhàn rỗi nhưng ngại tham gia vào thị trường chứng khoán vì họ không biết hay biết rất ít về thị trường này. Đó là vấn đề mà các nhà kinh tế, các tổ chức tài chính tín dụng, các trung tâm chứng khoán phải quan tâm. Riêng những người tham gia vào thị trường này lại có một số biết rất ít thông tin về thị trường, họ phần lớn đầu tư theo phong trào hay những lời đồn đại, còn những người đầu tư theo phân tích gặp khó khăn trong việc thu thập, phân tích thông tin… Tất cả là những vướng mắc cần được giải quyết. Sau đây tôi xin có một số kiến nghị giúp khắc phục phần nào những hạn chế nêu trên:
- Các trung tâm, sở giao dịch chứng khoán cần đạt được những yêu cầu nhất định về cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, trong đó việc đào tạo một đội ngũ chuyên viên giỏi có đủ phẩm chất và năng lực cần được khẳng định là chiến lược hàng đầu.
- Cần thành lập thêm các trung tâm môi giới chứng khoán ở các thành phố nhỏ hay chi nhánh ở các huyện để thị trường chứng khoán ngày càng gần gủi hơn với mọi người.
- Tại công ty môi giới chứng khoán, cần có nhân viên tư vấn về chứng khoán cho những nhà đầu tư muốn tham gia vào thị trường.
- Hiện nay, đa số các nhà đầu tư chứng khoán là những người có trình độ, biết ít nhiều về lĩnh vực tài chính, chứng khoán… một số còn lại còn xa lạ với 2 từ “chứng khoán”. Vì vậy, muốn thị trường phát triển mạnh, ngày càng nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường thì việc giới thiệu về chứng khoán trên các phương tiện thông tin là rất cần thiết.
- Các công ty chứng khoán cần chuẩn bị tốt hơn các cơ sở hạ tầng, cũng như đội ngũ nhân sự để thực hiện giao dịch khớp lệnh liên tục trong thời gian tới.
- Thông tin về các công ty niêm yết phải được chính xác, rõ ràng và được đưa lên mạng, báo, đài… thường xuyên.
- Hiện nay có nhiều tranh luận về việc tăng khối lượng giao dịch mỗi lô lên 100 cổ phiếu chứ không phải là 10. Theo tôi chưa nên tăng khối lượng giao dịch lên 100 mỗi lô vì thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay tuy phát triển nhưng vẫn còn là thị trường non trẻ, vẫn có rất nhiều nhà đầu tư nhỏ mới tham gia. Nếu khối lượng mỗi lô tăng 10 lần thì việc này có thể sẽ gây khó khăn cho họ. Chưa kể đến một số nhà đầu tư định tham gia vào thị trường vì khi mới chơi lại phải chơi lớn, liệu họ có thể chấp nhận rủi ro thử đầu tư vào thị trường.
- Trong xu thế hội nhập hiện nay, Việt Nam được nhiều quốc gia trên thế giới biết đến và thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng thu hút vốn nhà đầu tư nước ngoài. Các công ty chứng khoán cần tạo các trang web dành cho nhà đầu tư nước ngoài thông tin về thị trường chứng khoán Việt Nam, cũng như minh bạch hóa về các công ty niêm yết…
Những kiến nghị nêu trên, nếu được thực hiện tốt tôi hy vọng sẽ có nhiều người tham gia vào thị trường và thị trường chứng khoán Viêt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ.