PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Báo chí là sản phẩm thuộc kiến trúc thượng tầng, nó ra đời và phát triển do nhu cầu thông tin của xã hội. Vì thế, một mặt, báo chí được sử dụng như một phương tiện tuyên truyền, giáo dục, cổ động nhân dân; mặt khác nó trở thành diễn đàn của mọi người về các lĩnh vực của đời sống. Không có một đảng phái, tổ chức, lực lượng kinh tế xã hội nào không sử dụng báo chí với tư cách như một phương tiện thông tin để phục vụ các mục tiêu của mình.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong thời gian qua, báo chí nước ta đó phỏt huy thế mạnh của mỡnh trong việc phản ỏnh sự thay đổi kỳ diệu của Việt Nam sau thời kỳ đổi mới. Ngoài việc thông tin về tỡnh hỡnh phỏt triển mọi mặt của xó hội như kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục đáp ứng nhu cầu thông tin cho toàn thể nhân dân; trong quá trình hội nhập thời cơ và thách thức, báo chí còn trở thành yếu tố quan trọng trong quản lý kinh tế xó hội, gúp phần cựng với nhà chức trỏch tỡm ra những phương phỏp hợp lý nhằm giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn.
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thông tin về hoạt động xuất khẩu lao động trên báo lao động và thời báo kinh tế Việt Nam từ 2002-2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tại Hàn Quốc với nội dung “phục vụ biểu diễn nghệ thuật”. Công việc cụ thể như làm Marketing, đạo cụ, kéo phông màn, ánh sáng… cho các đoàn biểu diễn nghệ thuật ở Hàn Quốc. Thấy đây là một chương trình hay, có thể giúp người lao động Việt nam có thêm việc làm, công ty SONA liền ký thoả thuận phối hợp với Hương - Tiến trên nguyên tắc: bên Hương - Tiến khai thác thị trường, công ty SONA tổ chức đưa người lao động đi. Tuy nhiên, qua tìm hiểu và nhận được tư vấn của Cục quản lý lao động ngoài nước, nhận thấy chương trình không có tính khả thi và không rõ ràng về phía đối tác, SONA đã dừng thực hiện chương trình này.
Mặc dù không được SONA cho phép tuyển người, nhận hồ sơ thu tiền của người lao động, Hương và Tiến vẫn tự động tuyển người, tổ chức khám sơ tuyển, khám sức khoẻ và cũng cho họ học… tiếng Hàn. “Đi lao động Hàn Quốc mà lại được làm công việc “phục vụ biểu diễn nghệ thuật”, có cơ hội tiếp xúc với các diễn viên, “minh tinh màn bạc” của Hàn Quốc thì đúng là “mơ” cũng chưa thấy”. Chính vì tâm lý đó mà rất nhiều người ở Cẩm Giàng, Gia Lộc (Hải Dương), Văn Lâm, Yên Mỹ (Hưng Yên) đã bị “sa bẫy”, nộp tiền cho Hương và ôm hy vọng đi Hàn Quốc phục vụ biểu diễn nghệ thuật. Và rồi cái giấc mơ làm nghệ thuật ấy chẳng thấy đâu, trong khi khoản tiền vay mượn, dành dụm cả đời của họ thì “theo chân Hương đi mất”…
Do c«ng t¸c qu¶n lý cña Nhµ níc ®èi víi c¸c doanh nghiÖp chuyªn doanh XKL§ cßn bÞ bu«ng láng, hiÖn nay ®· x¶y ra t×nh tr¹ng nhiều doanh nghiệp không đủ năng lực khai thác thị trường đã bán giấy phép cho các “đại lý” tuyển người hoặc ký các hợp đồng với nội dung sơ hở, bất lợi cho người lao động. Hai tác giả Chu Thảo – Minh Đức có bài viết “Thủ đoạn…“bán” người lao động đi Đài Loan!” đăng trên Lao Động số 123 ra thứ Năm ngày 16/5/2002 làm rõ những hợp tác sai trái của cơ sở dạy nghề Cao Mẫn và Cty TraNaCo đưa người lao động sang Đài Loan, gây thiệt hại cả về tài sản lẫn danh dự của họ.
Cụ thể: Ông Lý Tô, chủ cơ sở dạy nghề xây dựng và đào tạo tiếng Trung (không có chức năng XKLĐ), có quan hệ mật thiết với một số Cty môi giới lao động ở Đài Loan nên cùng với Cty TraNaCo ®· thiết lập một “dây chuyền khép kín” đưa người lao động đi Đài Loan. Trong đó, ông Lý Tô đứng ra tuyển dụng, đào tạo, thu tiền và đưa người lao động sang Đài Loan; Cty TraNaCo chỉ làm thủ tục để thu phí theo kiểu “cho thuê giấy phép”. Những người lao động ký hợp đồng đi XKLĐ ở Đài Loan chỉ biết ông Lý Tô và cơ sở Cao Mẫn mà hoàn toàn không biết lµ cã một TraNaCo đứng đằng sau. Khi vụ việc bị vỡ lở, trách nhiệm lại đang bị giằng co giữa cơ sở Cao Mẫn và Cty TraNaCo. Cty TraNaCo không có năng lực XKLĐ mà chỉ cho thuê giấy phép, song về nguyên tắc, TraNaCo là pháp nhân đưa lao động đi Đài Loan, nên phải chịu trách nhiệm chính trong vụ này. Mặc dù vậy, hậu quả lớn vẫn thuộc về những người lao động. Các lao động này bị đuổi về nước sau mấy ngày lưu lạc trên đất bạn, mất trắng từ 15 – 20 triệu đồng…
Còng do c«ng t¸c qu¶n lý cßn láng lÎo, tình trạng kẻ xấu lợi dụng danh nghĩa của doanh nghiệp để lừa đảo XKLĐ cũng là vấn đề hết sức nhức nhối hiện nay. Hiện tượng “núp bóng” này gây thiệt hại nghiêm trọng cho người lao động. Bởi lẽ họ đã đặt quá nhiều niềm tin và tiền bạc vào doanh nghiệp, nhưng hoá ra lại gặp phải bọn “cò lừa”. Các vụ việc lừa đảo XKLĐ do “núp bóng” được Lao Động và Thời báo Kinh tế Việt Nam quan tâm theo dõi trong nhiều bài viết. Báo Lao Động số 98 ngµy 7/4/2004 có bài viết: Hai “chuyên gia” Đài Loan … lừa đảo. Qua các chi tiết thu thập được, bài viết từng bước làm lộ diện 2 “chuyên gia…lừa”.
Ngày 3/4, Công an TP. Hà Nội đã tiến hành khám xét số nhà 19/2 khu tập thể Viện Máy (ngõ 105 đường Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, HN), nơi ở của hai người Đài Loan là Trương Trường Tín và Lưu Thành Thương. Tại đây, có gần 100 lao động Việt Nam đang ăn chực nằm chờ nhiều ngày với hi vọng lấy lại được số tiền lên tới gần 90.000 USD mà họ đã dại dột nộp cho hai “chuyên gia lừa” này những mong kiếm được một công việc có thu nhập cao ở Đài Loan. Sự việc cụ thể như sau:
Hai “chuyên gia lừa” Đài Loan này lợi dụng danh nghĩa là đại diện của Cty TNHH cổ phần giấy Vĩnh Phong Dư, một Cty khá lớn ở Đài Loan, để tìm kiếm công nhân lái xe nâng. Đầu tiên, 2 người này tìm cách liên kết với Trung tâm đào tạo của Cty PCC II để tuyển lao động. Sau đó, khi biết Cty này bị Bộ LĐTBXH đình chỉ hoạt động XKLĐ, họ lại tìm cách liên hệ với trung tâm đào tạo của Cty OSC Hải Phòng và cả 2 được giám đốc trung tâm này tiếp nhận làm cố vấn đào tạo tại cơ sở 1 của trung tâm tại 19/2 khu tập thể Viện Máy. Sau khi đã có danh nghĩa đầy đủ, hợp pháp, Tín và Thương tuyển 2 nữ nhân viên người Việt Nam để dạy nấu ăn, quản lý và thu tiền người lao động. Dù không có hợp đồng XKLĐ với các đối tác tại Đài Loan và nhật Bản, nhưng từ giữa năm 2003, cả Tín và Thương đã thông báo tuyển lao động đi Đài Loan và Nhật Bản. Kết quả, đã có 60 người từ các tỉnh tìm đến trung tâm của Tín và Thương để xin làm lái xe nâng tại Đài Loan với mức phí 4.000 USD/người,13 người đã đóng tiền với tổng số 45.000 USD. Có 5 người đi lao động môi trường ở Đài Loan với mức phí 2.500 USD/người và đã thu được 12.500 USD. Ngoài ra còn có 13 người đi du học Nhật Bản với mức phí 6.000 USDD/nam, 5.000 USD/nữ, thu được tất cả 40.000 USD. Tổng cộng, Tín và Thương đã lừa đảo, chiếm đoạt 88.500 USD của người lao động Việt Nam. Số tiền này, Tín đã cuỗm sạch và trốn sang Hàn Quốc theo con đường bất hợp pháp.
Thời gian qua, dư luận trong nhân dân đều hết sức bất bình trước thủ đoạn lừa đảo XKLĐ qua đường du lịch sang Malaysia, Đài Loan… của một số cá nhân, tổ chức. Đây là hành động lừa đảo trắng trợn đối với người lao động và cần phải nghiêm trị. Thủ đoạn chủ yếu của loại tội phạm này là lợi dụng chức năng dạy nghề, tư vấn đào tạo, việc làm mà Luật doanh nghiệp cho phép, thuê trụ sở khang trang để gây lòng tin, lợi dụng danh nghĩa hợp pháp của một số doanh nghiệp có chức năng XKLĐ, từ đó tổ chức cò mồi.
Báo Lao Động trong năm 2003 có nhiều bài phản ánh về vụ việc sai phạm ở chi nhánh Cty Bitocimex Bình Phước tại thành phố Hồ Chí Minh. Lợi dụng uy tín của công ty “mẹ”, chi nhánh này đã thiết lập đường dây lừa đảo hàng ngàn ngưòi lao động sang thị trường Malaysia và Đài Loan bất hợp pháp với số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng. Nh÷ng manh mèi lõa ®¶o cña vô viÖc nµy b¾t ®Çu tõ N.TuÊn - mét nh©n vËt vèn ®· cã tiÒn ¸n, tiÒn sù - nhng l¹i ®îc c«ng ty “mÑ” chØ ®Þnh lµm gi¸m ®èc chi nh¸nh “con”.
Nắm bắt được tình hình xuất khẩu đi nước ngoài ngon ăn, Tuấn thiết lập một đường dây “cò” từ Nam ra Bắc và sang tận Malaysia.Từ năm 2001 đến thời điểm bị bắt (22/7/2004), Tuấn đã tuyển mộ hàng ngàn người lao động. Riêng năm 2003, cơ quan CSĐT Bình Phước thu giữ được 719 hồ sơ mà Tuấn và đồng bọn chưa kịp phi tang, trong đó có 629 người đi Malaysia và 90 người đi Đài Loan…Ban đầu xác định, số tiền mà Tuấn và đồng bọn thu của người lao động năm 2003 là 11 tỷ 778 triệu đồng, nhưng Tuấn chỉ thể hiện trên sổ sách là 2,5 tỷ đồng, còn lại là ghi chép bằng sổ tay. Để khép kín đường dây trong nước, Tuấn phối hợp với một số trung tâm dịch vụ việc làm (TTDVVL) các tỉnh phía Bắc thông qua các “cò” trung gian. Bình quân một suất lao động sang Malaysia, Tuấn cho thu 1.300 – 1.400 USD. Chưa hết, ở nước ngoài cũng có một cò làm nhiệm vụ tiếp cận, môi giới dẫn người lao động do Bitocimex cung ứng từ sân bay, lo visa lao động bán cho các công ty có nhu cầu. Để lừa người lao động, Tuấn cho họ đi theo đường du lịch, đẻ ra bộ hợp đồng mà chỉ có người Việt ký với những điều khoản rất mập mờ. Chiêu thức này làm nhiều người lao động chịu không ít phải về nước trong tình trạng “tiền mất, tật mang”.
Vụ lừa đảo người đi XKLĐ qua đường du lịch sang Malaysia theo đường dây của “trïm lõa ®¶o” Đào Phong Nhã đối với các nạn nhân ở Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Tây, Hải Dương…gây nóng bỏng trên các trang báo Lao Động năm 2003. §µo Phong Nh· sau khi bÞ b¾t ®· hëng møc ¸n tö h×nh v× hµnh vi lõa ®¶o g©y hËu qu¶ nghiªm träng. Báo Lao Động đã từng bước làm rõ các thủ đoạn của đường dây này qua nhiều bài báo. Theo ngêi viÕt tổng hợp thì sự việc cụ thể được diễn biến như sau: Vào thời điểm đó, ở Malaysia đang rất thiếu lao động trong ngành xây dựng và một số ngành nghề khác. Xuất phát từ tình hình này, Đào Phong Nhã đã phối hợp với một số đồng bọn tổ chức đi XKLĐ qua đường du lịch sang Malaysia. Lợi dụng việc đi từ Việt Nam sang Malaysia khá dễ dàng, chỉ cần làm hộ chiếu phổ thông, tự mua vé máy bay là có thể đi, chúng đã tổ chức đưa một số lượng lớn lao động sang đây. Sau đó chúng tập trung họ vào một nơi. Bên đó, chúng có một vài chân rết đi tìm việc tại các công trường, nhà máy. Có việc thì chúng cắt cử người lao động đi làm, lương chúng thoả thuận với các chủ thuê lao động, sau đó trả một phần cho người lao động. Thậm chí chúng còn “bán” lao động của ta cho một nhóm “cai” người bản địa hoặc một số nước khác. Do chúng trốn được các khoản thuế, các khoản chi phí…, nếu có việc đều thì lợi nhuận chúng thu được cũng tương đối. Và cũng vì vậy mà thời gian đầu, khi có việc, một số lao động của ta được trả lương khá, viết thư về gia đình tuyên truyền, nên nhiều người lao động ở nhà do kém hiểu biết đua nhau đi theo đường dây của Nhã.Chỉ khi không có việc, giấy phép hết thời hạn lưu hành, phải sống chui lủi trốn tránh cảnh sát, thậm chí bị cảnh sát bắt, lúc đó người lao động mới biết . và cũng lúc đó, bộ mặt của kẻ lừa đảo mới lộ ra. ( Theo b¸o Lao §éng th¸ng 4, 5, 6 /2003).
Về phía người lao động, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến họ bị lừa đảo. Trước hết là do tâm lý bức xúc muốn đi nước ngoài nên họ sẵn sàng nghe bất cứ ai. Thứ hai là do họ còn chưa hiểu biết đầy đủ các thông tin về XKLĐ. Ở nhiều địa phương, chính quyền còn thiếu quan tâm đến công tác XKLĐ nên người dân muốn đi không biết phải chuẩn bị những điều kiện cần thiết nào, không biết phải chọn thị trường nào phù hợp với mình. Vì thế, họ dễ bị kẻ xấu lừa tiền.
Mục tiêu của Nhà nước là đưa càng nhiều lao động ra nước ngoài càng tốt nhưng phải từng bước giảm thiểu và tiến tới loại bỏ tiêu cực khỏi hoạt động XKLĐ. Thời báo Kinh tế Việt Nam số 15 ra ngày 25/1/2003 đã tham vấn một số vấn đề cho các nhà quản lý. Dưới tiêu đề “Làm sao để người lao động bớt khổ”, bài viết của tác giả Nguyễn An Thơ đã nêu lên 4 vấn đề lớn cần tập trung giải quyết trong hoạt động XKLĐ hiện nay. Chúng tôi nhận thấy trong đó có 3 vấn đề liên quan đến việc phòng chống lừa đảo XKLĐ.
Một là, cần “nối mạng” rộng rãi thông tin mọi mặt về hoạt động XKLĐ cho người lao động từ nông thôn tới thành thị, từ đồng bằng đến vùng sâu vùng xa. Theo tác giả thì “làm được điều này sẽ góp phần làm “cò” lao động hết “đất” làm ăn”. Bởi lẽ trong thực tế, những thông tin về hoạt động XKLĐ vẫn còn nằm nhiều trên giấy tờ mà không đến được trực tiếp với người dân dẫn đến họ bị lừa do thiếu hiểu biết. Bài báo nêu ra một thực tế đã xảy ra trong thời gian qua đối với các thông tin về XKLĐ. “Ngày 8/6/ 2001, Cục quản lý lao động với nước ngoài (Bộ LĐTBXH) đã có Công văn số 450/QLLĐNN – TTLĐ thông báo danh sách 156 công ty hiện đang có giấy phép hoạt động. Gần đây, ngày 28/11/2002, Cục ký thông báo số 4179/LĐTBXH–QLLĐNN: chấm dứt hiệu lực đưa ngưòi lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài của 8 doanh nghiệp. Đây là những động thái tích cực của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động XKLĐ nhằm góp phần giải quyết nạn “cò” lao động. Thế nhưng những văn bản trên hÇu nh cha đến được tận nơi người lao động mµ chỉ nằm ở ngành LĐTBXH và các doanh nghiệp. Trong khi ®ã, người lao động có quyền được thông tin đầy đủ về tình hình thị trường lao động các nước, tình trạng hoạt động của các doanh nghiệp tham gia XKLĐ, quy trình tuyển chọn lao động đi nước ngoài và các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân của những tổ chức cá nhân không có chức năng.
Trong hoạt động XKLĐ của các doanh nghiệp hiện nay còn có hiện tượng một số người là cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp lại có hành vi đồng loã, tiếp tay cho cò lao động để lừa đảo người lao động đến liên hệ tại doanh nghiệp của mình. Những điều mà người viết chứng kiến và kể lại trong bài báo là ví dụ thực tế minh hoạ sinh động cho hiện tượng trên. “Lẫn trong sự chờ đợi của người lao động là những người ăn mặc bảnh bao, xách cặp, điện thoại di động kè kè , những ả son phấn loè loẹt, váy ngắn váy dài đang căn dặn đám đông thí sinh từ Thái Bình, Hải Dương, Nghệ An… Một người bạn rỉ tai tôi: “cò lao động đấy!”. Rất nhiều cán bộ phụ trách tuyển dụng của các công ty hết đứng lên lại ngồi xuống, điện thoại cầm tay réo liên tục, gặp hết “cò” này đến “cò” khác để nhận mặt “người nhà” trước khi vào dự tuyển . Nếu mọi việc suôn sẻ, những “người nhà đó sẽ phải đóng một khoản không nhỏ thông qua cò để chảy vào túi những con người đang “nhấp nhổm” kia…” Qua thực tế đó, bài báo có kiến nghị tới các nhà quản lý về việc ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để những trường hợp vi phạm như trên, không để tồn đọng, kéo dài gây tổn thất cho dân.
Vấn đề thứ ba mà bài báo kiến nghị giải quyết là cần giám sát chặt chẽ quy định tuyển chọn lao động đi nước ngoài. Bài viết cũng nêu rõ: rất nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước về công tác XKLĐ đã được ban hành, từ Nghị định 52/CP đến các văn bản khác của Bộ LĐTBXH như Quyết định 725/BLĐTBXH ngày 30/6/1999, Thông tư 28/BLĐTBXH, Thông tư liên tịch 16/BTC–BLĐTBXH, trong đó đề cập rất kỹ đến vấn đề tuyển chọn lao động, đào tạo, quy định chế độ tài chính, nhưng ít thấy đề cập đến việc giám sát các hoạt động cụ thể của các doanh nghiệp. Có thời kỳ tiêu cực trong hoạt động XKLĐ gần như không kiểm soát nổi, đã có ý kiến đưa hoạt động này tập trung về một mối: Bộ LĐTBXH. Tuy nhiên trong xu thế bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh, bất kỳ thành phần kinh tế nào cũng có quyền hoạt động ở một lĩnh vực nào đó nếu có khả năng và dựa trên cơ sở điều chỉnh của luật pháp. Sự đa dạng hoá các ngành nghề, thành phần kinh tế trong hoạt động XKLĐ là chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Dù vậy không thể phó mặc hoàn toàn cho doanh nghiệp. Cục quản lý lao động ngoài níc cần làm tốt hơn nữa vai trò giám sát của mình từ các khâu tuyển dụng, đào tạo, ký hợp đồng và hoạt động của người lao động khi đã ở nước ngoài. Trong đó việc giám sát thu tiền của người lao động cũng phải được quan tâm đặc biệt. Bởi vì có một nghịch lý như thế này đã xảy ra trong tuyển dụng: Rất nhiều lao động (không phải tất cả) trước khi ký hợp đồng đã phải đóng những khoản tiền không nhỏ cho cò lao động do có sự tiếp tay của những cán bộ nhân viên trực tiếp tuyển dụng và họ “bị” tập huấn rất kỹ để đề phòng các cơ quan pháp luật “hỏi thăm”.
Về các biện pháp cụ thể để phòng chống lừa đảo XKLĐ, Nhà báo Khánh Vũ trên báo Lao động số 307 ngày 3/11/2003 cũng có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân An – Giám đốc Trung tâm Thông tin tư vấn - Cục quản lý lao động ngoài nước. Trong đó phần trả lời của ông Nguyễn Xuân An đã nêu rõ những biện pháp cần thực hiện đối với các doanh nghiệp chuyên doanh XKLĐ, người lao động và địa phương nơi người lao động cư trú. Cụ thể là:
- Khi có nhu cầu tuyển dụng lao động (LĐ), các doanh nghiệp (DN) phải thực hiện công khai. Chẳng hạn, khi tuyển LĐ phổ thông, các DN phải phối hợp với địa phương; nếu có nhu cầu tuyển chọn lao động có tay nghề, các doanh nghiệp phải phối hợp với các cơ sở đào tạo. Các DN phải trực tiếp tuyển chọn, không được qua trung gian để giảm bớt chi phí cho người LĐ. Ngoài ra, khi tuyển dụng, các đơn vị phải để dành 10% chỉ tiêu tuyển chọn người LĐ thuộc đối tưọng nghèo, gia đình chính sách.
- Người LĐ và các địa phương khi phối hợp với các đơn vị tuyển dụng cần phân biệt các công ty “ma” và các công ty thực sự có nhu cầu và có khả năng đưa người LĐ ra nước ngoài làm việc.
- Bộ LĐTBXH yêu cầu các đơn vị trước khi tuyển chọn người LĐ cần phải công khai địa chỉ cụ thể của DN, thông báo địa bàn và nơi tuyển chọn người lao động; công bố số lượng LĐ cần tuyển, tuổi, giới tính, công việc, nơi làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện làm việc và sinh hoạt, mức lương và tiền công, các khoản chi phí phải đóng trước khi đi( tiền đặt cọc, tiền làm hồ sơ, mua vé máy bay, làm hộ chiếu, thủ tục sân bay…), các khoản tiền phải trích nộp từ lương cũng như các quyền lợi và nghĩa vụ khác. Đồng thời khi tuyển chọn, các DN cũng phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình, loa đài…) về chỉ tiêu, kế hoạch, số lượng LĐ, công việc phải làm, nơi làm việc…của người LĐ.
Việc người đi XKLĐ mà vẫn không biết chi phí cụ thể như thế nào, nộp cho ai, nộp bao lâu trước khi đi dẫn đến bị lừa đảo cũng là chuyện đáng tiếc đã xảy ra. Ông Nguyễn Xuân An, trong một cuộc trao đổi khác với phóng viên báo Lao Động, đã hướng dẫn các chi tiết mà người lao động cần quan tâm trước khi đi XKLĐ trong đó có các khoản chi phí đóng góp ban đầu.
Cụ thể: Người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải chi phí và đóng góp các khoản tiền như: Chi phí làm hồ sơ và thủ tục đi làm việc ở nước ngoài theo quy định hiện hành của Nhà nước(bao gồm cả hộ chiếu, visa), chi phí khám sức khoẻ theo mức quy định của Bộ Y tế, phí dịch vụ, tiền đặt cọc (sau khi hoàn thành hợp đồng về nước sẽ được nhận lại cả gốc và lãi), bảo hiểm xã hội, tiền vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc (trừ trường hợp được tổ chức tiếp nhận lao động nước ngoài đài thọ), phí môi giới nộp cho các công ty môi giới Đài Loan, Hàn Quốc (trong trường hợp đi lao động ở Đài Loan, Hàn Quốc), phí tư vấn hợp đồng (trong trường hợp đi lao động ở Malaysia).
Cục quản lý lao động ngoài nước cũng khuyến cáo người lao động cần kiểm tra tính hợp pháp của tổ chức tuyển lao động xuÊt khÈu. Đó là: xem giấy phép XKLĐ hoặc đăng ký hợp đồng do Bộ LĐTBXH, Cục Quản lý lao ®éng ngoµi níc cấp hoặc giới thiệu của sở LĐTBXH tỉnh, kiểm tra tư cách của cá nhân trực tiếp tuyển LĐ, xem họ đại diện cho tổ chức XKLĐ nào (các giấy tờ hợp pháp để chứng minh), Người LĐ cần ký hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài với DN XKLĐ và chỉ nộp các khoản chi phí (như phí dịch vụ, tiền đặt cọc…) trực tiếp cho DN cho DN trong vòng 15 ngày trước khi xuất cảnh, phải có hoá đơn, biên lai theo quy định của pháp luật, tuyệt đối không nộp tiền qua cá nhân, tổ chức môi giới, trung gian. Hiện nay, mô hình liên kết XKLĐ giữa Bộ LĐTBXH và các địa phư¬ng đã được tiến hành ở trên 30 tỉnh, thành phố, người LĐ nên liên hệ trực tiếp với chính quyền địa phương để được hướng dẫn.
Số lượng DN tham gia hoạt động XKLĐ hiện nay khá lớn (9 DN được phép XKLĐ sang Hàn Quốc, 29 DN được phép XKLĐ sang Nhật Bản, còn XKLĐ sang Malaysia là 70 DN…). Do đó, trước khi liên hệ với một DN nào, chắc chắn nhất người LĐ nên liên hệ đến các số điện thoại đường dây nóng của Cục Quản lý lao ®éng ngoµi níc (04.8249525, 8241867 hoặc 9340925) để biết thông tin chính xác về DN (Làm sao để tránh lừa đảo XKLĐ, Lao Động số 143 - ngày 23/5/2003).
Mét trong các biện pháp chống lừa đảo XKLĐ hiện nay bước đầu đã được tiến hành từ phía doanh nghiệp: doanh nghiệp về tận địa phương để tuyển dụng lao động. Thời báo Kinh tế Việt Nam số 62 - thứ Sáu – 24/5/2002 viết về cách làm mới này. “Các công ty, doanh nghiệp XKLĐ cũng đã đổi mới cách làm. Trước đây, họ chỉ đăng báo tuyển dụng rồi ngồi chờ người đến. Vì vậy, kẻ xấu vẫn có cơ hội về địa phương lừa người lao động. Nay công ty, doanh nghiệp về tận địa phương để tuyển LĐXK, sau khi đã thông báo đến tỉnh, tỉnh chỉ đạo huyện chọn LĐXK ở một số xã nhất định. Có công ty về tuyển kèm theo cả người của doanh nghiệp nước ngoài thuê LĐXK của Việt Nam. Cách làm tận xã đã đạt hiệu quả cao, nhất là nâng cao được trách nhiệm đối với nhân dân của chính quyền, tuyển LĐXK có chất lượng, tuyệt đối tránh cho người lao động không bị lừa đảo”.
2.3.4. Chi phí ban đầu quá cao nên khó cho người nghèo XKLĐ.
Trong hoạt động XKLĐ của ta vẫn tồn tại một thực tế là chi phí ban đầu quá cao, gây khó khăn cho người đi lao động xuất khẩu, nhất là với những người nghèo, những người đến từ các vùng nông thôn. Theo quy định thông thường th× người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài chỉ phải nộp khoản phí dịch vụ không quá 12% thu nhập theo hợp đồng, không bao gồm tiền ăn, bảo hiểm tại chỗ trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Nhưng quy định này không mấy khi các doanh nghiệp XKLĐ thực hiện đúng. Vì vậy mà mức phí đóng góp để đi XKLĐ của lao động ta luôn ở tình trạng gây ít nhiều khó dễ cho người lao động. Rất nhiều nước XKLĐ như Philippines, Indonesia… đã thực hiện việc cắt giảm chi phí ban đầu cho lao động xuất khẩu của họ, tạo điều kiện cho nhiều người có thể tham gia XKLĐ. Tuy vậy ở Việt Nam, chi phí ban đầu quá lớn vẫn còn là một vấn đề bất cập mà chúng ta cần nỗ lực giải quyết.
Số tiền chi phí ban đầu nhiều khi đã trở thành gánh nặng đối với mỗi gia đình có người đi XKLĐ. Thời báo Kinh tế Việt Nam ghi nhận một số phản ánh của người dân về vấn đề này.
Bà Trần Thị Hằng ở Hà Tây có con đi lao động Malaysia cho biết: “Mỗi gia đình chỉ được vay 5 triệu đồng nhưng phải thế chấp tài sản, có nhiều nhà không đủ thế chấp. Do đó phải vay mượn gom góp mọi nguồn…”. Ông Văn Đồn ở xã Đạo Tú, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc chuẩn bị cho 2 người con đi XKLĐ tâm sự: “Cái khó đầu tiên vẫn là tài chính. Cần có 10 triệu đồng để nộp ngay là điều rất khó. Chúng tôi rất mong chờ ngân hàng. Hiện nay lãi suất thông thường của ngân hàng là 1% nhưng khống chế chỉ được vay có 5 triệu đồng. Nhưng chúng tôi cần tới 10 triệu đồng để chuẩn bị cho con mình đi. Quả là rất khó”. (XKLĐ sang Malaysia- cần hỗ trợ vốn ban đầu, Thời báo Kinh tế Việt Nam số 135 – 11/11/2002)
Để được đi XKLĐ ở Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, mỗi người phải bỏ ra ít nhất 50 – 60 triệu đồng, còn đi Nhật Bản phải mất hơn trăm triệu đồng. Đây quả là số tiền quá lớn đối với những lao động thuần nông, khi mà kinh tế của họ chỉ dựa vào đồng ruộng. Chuyện đi xuất khẩu lao động do vậy mà vừa vui vừa buồn, như chuyện của bà Viễn Bân (ngoài 70 tuổi, ở thôn 8, xã Hương Ngải, Thạch Thất, Hà Tây) có ba người con đi xuất khẩu lao động. Nói chuyện với phóng viên tờ Thời báo Kinh tế Việt nam, bà than thở: “Gia đình tôi chỉ biết bám víu vào mấy sào ruộng. Trước khi đi, chúng nó chẳng nói gì với tôi cả. Tôi chỉ biết đứa nào cũng chạy đôn chạy đáo để vay tiền” (Không trông chờ XKLĐ - Thời báo Kinh tế Việt Nam số 164 - thứ Hai -13/10/2003).
Những khó khăn vì chi phí ban đầu quá cao như vậy đã khiến cho rất nhiều lao động của chúng ta không có cơ hội “xuất ngoại” để làm giàu. Nhà báo Chu Thượng - trong mục “Sự kiện và bình luận” - Báo Lao Động ngµy 14/8/2002 đã có những lời bình sắc sảo về hiện trạng này. Bài viết lấy tiêu đề dựa trên một thành ngữ quen thuộc với nhân dân ta: “cá treo mèo nhịn”. Tác giả giải thích: “Cụ thể đây là nói về chuyện xuất khẩu lao động, trong đó cá treo là thị trường việc làm, còn con mèo phải nhịn thì (xin lỗi) ám chỉ hàng chục vạn lao động nước ta đang khát khao tìm việc làm ở nước ngoài vậy… Về con cá thì dường như chưa bao giờ chúng ta lại có con cá to và béo đến thế. Thị trường XKLĐ của ta hiện đã được mở rộng tới 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó riêng thị trường Malaysia cũng dư khả năng tiếp nhận tới 100.000 lao động Việt Nam, chủ yếu là lao động phổ thông. Về phần mèo, như đã có lời xin lỗi trước, nguồn lao động nước ta rất dồi dào bởi có tới 7% số người trong độ tuổi lao động chưa tìm được việc làm, con mèo ấy dư sức chén bay không chỉ một con cá. Lại phải kể thêm hiện có tới 159 doanh nghiệp được cấp phép tham gia dịch vụ XKLĐ…Vậy mà cảnh “cá treo mèo nhịn” vẫn diễn ra, chủ yếu do người lao động không có đủ tiền đóng góp những chi phí ban đầu, dẫu có nơi khoản chi phí đó chỉ là 10 triệu đồng”.
Để giải quyết kịp thời bất cập này, tạo điều kiện cho đông đảo nhân dân mà trực tiếp là những người lao động nghèo có thể đi XKLĐ nâng cao chất lượng cuộc sống, Nhà nước ta đã có các chính sách như cho vay vốn, hỗ trợ chi phí ban đầu... Việc Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ người lao động đi xuất khẩu mà báo chí đưa tin trong thời gian qua là những động thái thực sự đáng mừng.
Cuối tháng 2/2003, Ngân hàng NNPTNT đã triển khai chương trình cho vay XKLĐ với tổng số vốn cho vay dự kiến tới 3.000 tỷ đồng. Điều kiện cho vay ưu đãi: vay tối đa 20 triệu đồng không cần thế chấp, thủ tục đơn giản, lãi suất thấp. Đối tượng cho vay của chương trình này chủ yếu sẽ là các thanh niên nông thôn đi XKLĐ, bộ đội xuất ngũ, con em các gia đình thuộc diện chính sách xã hội… Ngoài ra, Ngân hàng còn mở dịch vụ chuyển tiền cho người lao động từ Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc về gia đình với mức phí rất thấp, chỉ có 0.2% so với mức phí chuyển tiền 2% của các công ty đang thực hiện… Chương trình này có các ưu điểm là thủ tục vay vốn được giảm tới mức tối đa; đồng thời việc chuyển tiền của người lao động từ nước ngoài về Việt Nam cũng được thực hiện dễ dàng. Người lao động Việt Nam ở nước ngoài chỉ cần đến một trong các ngân hàng lớn ở nước sở tại (May bank, Public bank, Hongleong bank ở Malaysia; Chinfon bank, China Trust bank ở Đài Loan; Woori bank, Cho Hung bank ở Hàn Quốc) là có thể yên tâm vì đồng tiền về đến Việt nam nhanh chóng, an toàn (Theo Lao Động số 57-26/2/2003, Tháo gỡ vướng mắc trong việc cho người đi lao động nước ngoài vay vốn).
Ngân hàng Chính sách xã hội cũng bổ sung chính sách vay vốn đi XKLĐ cho các đối tượng chính sách với mức vay tối đa là 10 triệu đồng, lãi suất vay vốn 0.5% tháng. Thời hạn cho vay căn cứ vào thời hạn đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng, thời hạn trả nợ vay do hai bên thoả thuận, có thể trả lãi và gốc theo tháng, quý, năm hoặc khi thời hạn cho vay chấm dứt. Chính sách mới này được bổ sung nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng thuộc diện chính sách, người lao động nghèo có chi phí để tham gia XKLĐ (Đi XKLĐ được vay 10 triệu đồng - Thời báo Kinh tế Việt Nam số 180 - thứ Hai – 10/11/2003)
Ở một số địa phương, Đảng bộ và chính quyền các cấp cũng đã có những giải pháp tích cực trong việc hỗ trợ vốn ban đầu cho người đi XKLĐ.
Chính sách cho vay vốn hiệu quả của Đồng Tháp là một ví dụ .“Ngoài việc cho vay tín chấp 80% theo quy định chung, Ban chỉ đạo XKLĐ tỉnh Đồng Tháp còn xuất ngân sách 2 tỷ đồng, uỷ thác cho 2 ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chính sách xã hội cho vay thêm 20%. Bên cạnh đó, mỗi lao động được tặng không 400.000 đồng. Ông Nguyễn Thành Thi - Trưởng phòng quản lý đào tạo nghề, Sở LĐTBXH §ång Th¸p - cho biết: Thực ra, chính sách này đã được thử nghiệm đối với 60 lao động đi Malaysia từ năm 2002, sang năm 2003 mới áp dụng đại trà. Đặc biệt, Ban chØ ®¹o của nhiều huyện, thị như Thanh Bình, Hồng Ngự, Tam Nông, Sa Đéc còn trích ngân sách cho người lao động mượn từ 3,5 - 4 triệu đồng để tạm ứng trước cho công ty XKLĐ (nhằm tạo lòng tin trong quá trình làm thủ tục), khi nào được vay vốn tín chấp thì phòng LĐTBXH có trách nhiệm thu hồi” (Bất ngờ Đồng Tháp – Lao Động số 328 ngµy 24/11/2003) Có thể nói đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tăng trưởng đột biến trong XKLĐ ở Đồng Tháp. Thực tế là Đồng Tháp đang dành mọi ưu tiên cho XKLĐ, tiến tới đạt mục tiêu xuất khẩu 20.500 lao động từ nay đến 2010. Cũng trong bài báo trên, Giám đốc trung tâm dịch vụ việc làm Đồng Tháp nhận xét: Nhu cầu vay vốn tín chấp trong thực tế chỉ chiếm khoảng 15 - 20%. Tuy ít, nhưng đây đều là đối tượng nghèo, rất cần được Nhà nước hỗ trợ tối đa mới thoát khỏi cảnh nghèo thông qua con đường XKLĐ.
Cương Gián (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) là địa phương thực hiện rất tốt công tác đưa người lao động đi xuất khẩu. Nhiều địa phương trong Nam ngoài Bắc đã đến Cương Gián để học hỏi kinh nghiệm. Ông Lê Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã cho biết: bí quyết của Cương Gián là chính sách về vốn và hỗ trợ chi phí ban đầu cho người đi XKLĐ. Một yếu tố quyết định trong việc đưa người đi lao động xuất khẩu được thuận chèo mát mái là người lao động cần phải có nguồn vốn. Dân Cương Gián rất nghèo, lấy đâu ra nguồn vốn hàng chục triệu đồng để làm thủ tục. Bài toán này được giải bằng một phép rất đơn giản: cả làng gom tiền lại cho người lao động, người lao động lại gửi về cho người khác đi tiếp, cứ thế mà mở rộng dần. Và để làm được điều này, Cương Gián có một tổ chức trung gian là quỹ tín dụng nhân dân. Một quỹ tín dụng nhân dân cấp xã nhưng có dư nợ cho vay lên tới hơn 6 tỷ đồng và được Ngân hàng Nhà nước thí điểm cho huy động vốn vay bằng ngoại tệ…Ban đầu vốn ít, mỗi nhà được vay 3 – 7 rồi 10 triệu đồng. Hiện tại được nâng dần lên 20 – 25 triệu đồng. Người đi XKLĐ chỉ cần chịu khó 1 – 2 năm đầu là có thể hoàn thành vốn vay cho quỹ tín dụng nhân dân để người khác đi tiếp... Ngoài nguồn vốn tín dụng, xã Cương Gián còn xây dựng được tổ “tự quản liên gia” từ 3 – 5 gia đình. Khi có người trong các gia đình cần vốn thì các thành viên của tổ có trách nhiệm hùn vốn vào để hỗ trợ, cứ như vậy, người trước dắt díu người sau, họ lần lượt xuất ngoại và mang tiền của về làm giàu. (Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam số 23/2002, số 37/2003)
Ch¬ng III:
ph¬ng híng n©ng cao hiÖu qu¶ xuÊt khÈu lao ®éng trong thêi gian tíi
3.1. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách
Ở tầm vÜ mô, các biện pháp cần làm ngay để đẩy mạnh hoạt động XKLĐ là tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách về lĩnh vực này. Nhà nước cần có các chính sách thông thoáng để nâng cao khả năng hoạt động tự chủ của doanh nghiệp. Đồng thời là các chính sách hỗ trợ về tài chính cho doanh nghiệp tham gia thăm dò và xúc tiến mở rộng thị trường. Điều này đã được thực hiện ở một số địa phương, đơn cử là ở Hà Nội, từ đầu quý II/2003, doanh nghiệp XKLĐ được hỗ trợ với mức 80 – 100 triệu đồng (nếu đưa được 400 người là lao động của thủ đô đi xuất khẩu trở lên).
Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có hưóng đầu tư cho chiến lược chuẩn bị đào tạo nguồn nhân lực XKLĐ bằng nhiều cách, trong đó tập trung xây dựng thêm cơ sở đào tạo, mở rộng liên kết đào tạo theo yêu cầu của thị trường LĐXK quốc tế. Nguồn nhân lực phải đảm bảo ngày càng đầy đủ hơn về các tiêu chuẩn như ngoại ngữ, trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ tay nghề…
Về mở rộng thị trường XKLĐ, hiện nay Chính phủ đã giao cho Bộ ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam ở các nước cùng tham gia tìm kiếm và mở rộng thông qua việc thăm dò tình hình phát triển kinh tế, đầu tư, các dự án lớn về xây dựng cầu, cảng, đường của các nước. Để dành được các dự án đấu thầu lớn ở nước ngoài, Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần vốn cho doanh nghiệp trong nước tham gia đấu thầu.
Chỉ thị 41 của Bộ Chính trị nhắc nhở những người làm công tác XKLĐ phải thấy hết được lợi ích kinh tế - xã hội của XKLĐ. Đây thực sự là ngành kinh tế đầu tư ít nhưng hiệu quả cao. Ngoài ý nghĩa thu về cho ngân sách nhà nước một lượng ngoại tệ đáng kể để đầu tư trở lại cho phát triển kinh tế trong nước, nó còn có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng nguồn nhân lực giúp chúng ta thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì vậy mà nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực cho hoạt động XKLĐ nh chÝnh s¸ch cho vay vèn, chÝnh s¸ch u tiªn ngêi nghÌo ë n«ng th«ng, ngêi thuéc diÖn chÝnh s¸ch x· héi ®i XKL§ đã ra đời.
Để giảm phiền hà cho ngưòi đi XKLĐ, các cơ quan nhà nước cũng cần tiến tới thực hiện miễn giảm một số thủ tục hành chính ràng buộc người lao động như thủ tục vay vốn, thủ tục cấp phép hộ chiếu, giấy chứng nhận sức khoẻ…Bên cạnh đó là việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa, xử lý nghiêm tu nghiệp sinh, người lao động bỏ trốn; xử lý nghiêm hành vi lừa đảo người lao động.
§Çu th¸ng 9/2004, Quü hç trî xuÊt khÈu lao ®éng ra ®êi nh»m thùc hiÖn tèt viÖc më réng thÞ trêng lao ®éng ngoµi níc, n©ng cao chÊt lîng vµ kh¶ n¨ng c¹nh tranh cña lao ®éng ViÖt Nam trªn thÞ trêng lao ®éng quèc thÕ, hç trî rñi do cho ngêi lao ®éng vµ doanh nghiÖp.
3. 2. Xây dựng một đội ngũ doanh nghiệp đủ mạnh
Tại Hội nghị toàn quốc về xuất khẩu lao động (XKLĐ), tổ chức hồi tháng 9/2001, Thủ tướng Phan Văn Khải đã nói: “Tới đây chỉ doanh nghiệp nào đủ mạnh, đủ uy tín mới được XKLĐ…”. Ngày 19/3/2002, tại TP. Hồ Chí Minh cũng diễn ra cuộc toạ đàm liên quan đến vấn đề XKLĐ, trong đó nổi bật việc củng cố lại các doanh nghiệp làm công tác XKLĐ nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng XKLĐ của Việt Nam. Rõ ràng, với mục tiêu mà Chính phủ đề ra vào năm 2005 là bình quân mỗi năm phải đưa được từ 10 đến 15 vạn lao động đi ra nước ngoài làm việc, việc xây dựng một đội ngũ doanh nghiệp XKLĐ vững mạnh là cần thiết.
Tờ Lao Động số ra ngày 1/1/2002 cho biết: “Hiện Việt Nam có 159 doanh nghiệp XKLĐ, trong đó có đến 144 doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề khác được bổ sung chức năng XKLĐ. Theo ông Nguyễn Lương Trào - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH – trong số đó, có những doanh nghiệp có tiềm lực (như một số TCty 90,91) được bổ sung chức năng XKLĐ nhưng chưa đầu tư cho lĩnh vực này, thậm chí còn thụ động trong tìm đối tác. Có những doanh nghiệp không thành lập tổ chức chuyên trách… Cá biệt, có doanh nghiệp còn tiếp nhận và bổ nhiệm cả các cá nhân có tiền án, tiền sự vào cương vị quản lý công tác XKLĐ(!)Tức là thêm một bộ phận doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, coi lợi nhuận là mục đích chính mà không quan tâm đến lợi ích của Nhà nước và người lao động”
Xét về thực chất, chỉ có 30% tổng số doanh nghiệp XKLĐ hoạt động có hiệu quả, mỗi năm đưa được từ 500 – 3500 lao động. Trong thời gian qua, lượng lao động mà các doanh nghiệp này đưa ra nước ngoài chiếm đến 90% tổng số lao động xuất khẩu. Có đến 25% tổng số doanh nghiệp còn hoạt động quá yếu kém và không đưa được lao động nào đi làm việc ở nước ngoài.
Do các doanh nghiệp XKLĐ phải tự hạch toán về kinh tế, tự vận động để tồn tại và phát triển chứ chưa nhận được sự hỗ trợ từ phía nhà nước nên điểm yếu chung của các doanh nghiệp là thiếu vốn, tiềm năng về tài chính còn hạn hẹp, cộng thêm là thiếu cán bộ đủ năng lực để mở rộng thị trường. Mặt khác, XKLĐ cũng là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, yếu tố rủi ro cao và phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách quan nên nhiều doanh nghiệp chùn bước, không dám đầu tư mở rộng thị trường cũng như đầu tư để cạnh tranh trên thị trường nhân lực quốc tế.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp trong việc quản lý lao động ở nước ngoài còn chưa chú ý và chưa giải quyết kịp thời các bất đồng vẫn thường xảy ra giữa người lao động Việt Nam và chủ sử dụng lao động nước ngoài dẫn đến mất tín nhiệm trên thị trường lao động quốc tế, mất lòng tin của ngưòi lao động. Một số doanh nghiệp do hoạt động yếu kém, thiếu năng lực, chỉ hiểu biết rất lờ mờ về đối tác nước ngoài hoặc không tìm hiểu kỹ các thông tin về phía đối tác tiếp nhận lao động nên đã ký kết nhiều hợp đồng bất lợi cho người lao động. Khi có các rủi ro xảy ra gây thiệt hại cho người lao động lại rũ bỏ trách nhiệm hoặc giải quyết không thoả đáng đối với người lao động. Hoạt động của một số doanh nghiệp nhiều khi còn là dẫm chân lên nhau. Việc cạnh tranh không lành mạnh làm phương hại đến lợi ích của các bên tham gia và quyền lợi của người lao động, ảnh hưởng đến công tác ổn định và phát triển thị trường.
Nghị định 152/CP ngày 20/9/1999 về quản lý hoạt động XKLĐ và chuyên gia đã có những quy định về quy trình sắp xếp lại cac doanh nghiệp làm công tác XKLĐ. Theo đó sẽ nâng quy mô vốn pháp định cho các doanh nghiệp từ 7 tỷ đồng trở lên. Thứ hai, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của các doanh nghiệp, nhất là trình độ ngoại ngữ. Thứ ba, các doanh nghiệp phải có khả năng tiếp cận thị trường và dự án khả thi. Thứ tư, các doanh nghiệp phải có phương thức tổ chức lao động hợp lý, đồng thời phải làm tốt công tác giáo dục và đào tạo định hướng, tay nghề chuyên môn cũng như ngoại ngữ cho người lao động.
“Bộ LĐTBXH đang chuẩn bị tiến hành sắp xếp lại các doanh nghiệp XKLĐ. Sẽ chọn 10 đến 15 doanh nghiệp để đầu tư nâng cấp thành doanh nghiệp mạnh nhất trong lĩnh vực này. Còn các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả thì sau 18 tháng kể từ khi cấp giấy phép mà không ký được hợp đồng sẽ bị rút giấy phép. Hoặc các doanh nghiệp sau 12 tháng không có đủ điều kiện mới theo quy định như: vốn điều lệ (7 tỷ đồng trở lên), có 7 cán bộ chuyên trách có trình độ đại học, có trụ sở ổn định và cơ sở đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động… thì cũng bị rút giấy phép. Sau quá trình sắp xếp này, có thể sẽ còn ít hơn số lượng doanh nghiệp XKLĐ như hiện nay nhưng chất lượng các doanh nghiệp sẽ tăng lên” (Sắp xếp lại các DN XKLĐ: Lấy chất lượng thay số lượng - Thời báo Kinh tế Việt Nam số 36 - thứ Hai – 25/3/2002).
KÕt luËn
Thời đại mà chúng ta đang sống là thời đại của giao lưu và trao đổi thông tin về mọi lĩnh vực trên phạm vi toàn thế giới. Có thể nói, trong thời đại ngày nay, không một người nào, một dân tộc nào có thể phát triển tiên tiến nếu lạc hậu về thông tin. Các thông tin về kinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục…đã trở thành yêu cầu cần thiết trong cuộc sống của mỗi người cũng như toàn xã hội để phát triển toàn diện và bền vững. Trong hoàn cảnh đó, báo chí có ý nghĩa thực sự thiết thực và to lớn.
Là sản phẩm của Kiến trúc thượng tầng, báo chí ra đời và phát triển do nhu cầu thông tin của xã hội. Chính vì thế, trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, báo chí đã góp vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống xã hội.
Về điều này, các nhà nghiên cứu đã có nhận xét thật xác đáng. Theo đó thì “trong thời đại của chúng ta, báo chí là một trong những kênh quan trọng bậc nhất để tiếp cận các nguồn thông tin ngày càng ồ ạt và liên quan đến cuộc sống con người”. Do vậy, việc phản ánh kịp thời, đầy đủ những thông tin mọi mặt của cuộc sống là trách nhiệm lớn lao của người làm báo.
Cùng với sự phát triển kinh tế, hội nhập khu vực và cộng đồng quốc tế, báo chí Việt Nam cũng bước vào một giai đoạn mới. Nhờ sự phát triển nhanh chóng và ngày càng rộng khắp của mạng lưới các phương tiện chuyển tải thông tin, báo chí ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của mình trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước.
Báo chí ngày nay đã trở thành chiếc cầu nối quan trọng thân thiết giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân, với các bộ, ngành, địa phương. Báo chí không chỉ phục vụ cho công tác đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước mà còn đáp ứng nhu cầu thông tin của quần chúng về mọi mặt của đời sống đất nước cũng như trên thế giới. Thông qua những phản ánh của mình, báo chí cũng góp phần hỗ trợ Nhà nước, Chính phủ có những biện pháp chỉ đạo cho phù hợp với mọi vấn đề bức xúc của đời sống xã hội.
Chủ trương “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” đề ra từ Đại hội VII và được thực hiện trong những năm sau đó đã làm thay đổi sâu sắc bộ mặt kinh tế xã hội của đất nước. Về cơ bản, Việt Nam đã thoát khỏi sự khủng hoảng về kinh tế, duy trì được sự ổn định về chính trị, đảm bảo cuộc sống no ấm cho nhân dân.
Riêng về mặt kinh tế, cùng với việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư trong nước, Đảng và Nhà nước ta cũng đặt nhiệm vụ giải quyết công ăn việc làm cho người lao động lên hàng đầu. XKLĐ được coi là một giải pháp quan trọng trong mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu cho nhà nước.
Về thực trạng của hoạt động XKLĐ trong thời gian qua, báo chí đã có sự phản ánh tích cực và rất kịp thời. Hàng loạt bài viết về vấn đề này đăng trên các tờ báo của Trung ương, báo ngành, báo địa phương như Nhân Dân, Lao Động, Công An Nhân Dân, Đầu Tư, Thời báo Kinh tế Việt Nam đã khái quát được những điểm chính của XKLĐ Việt Nam: những thành tựu đạt được, những khó khăn còn tồn tại cũng như những dự kiến trong tương lai. Các bài viết đó cũng đồng thời nêu lên một số giải pháp thích hợp để khắc phục những vụ việc cụ thể, đề xuất những ý kiến, kiến nghị tới các cơ quan có thẩm quyền nhằm hoàn thiện hơn các điều khoản trong bộ luật lao động, hướng dẫn việc ký kết hợp đồng để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Qua viÖc kh¶o s¸t nh÷ng th«ng tin cña hai tê b¸o Lao §éng vµ tê b¸o Kinh tÕ ViÖt Nam vÒ ho¹t ®éng XKL§ cña ViÖt Nam trong thêi gian tõ n¨m 2002 ®Õn 2004, chóng t«i ®i kÕt luËn.
1. S¬ bé ®¸nh gi¸ hiÖu qu¶ th«ng tin cña hai tê b¸o.
Là hai tờ báo có uy tín với số lượng độc giả đông đảo, Lao Động và Thời báo Kinh tế Việt Nam có ưu thế đặc biệt trong việc phản ánh đề tài này. Trong các năm 2002, 2003 và 2004, những thông tin về XKLĐ xuất hiện trên hai tờ báo này với tần số tương đối lớn (152 tin và 179 bài). Có thể nói, hai tờ báo này đã bám sát đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về hoạt động XKLĐ, đưa đến cho độc giả những thông tin phong phú, sinh động về đề tài này. Qua những thông tin đó nhận thức của bạn đọc về hoạt động XKLĐ cũng tăng lên rất nhiều. Việc này khơi dậy ở độc giả niềm tin vào những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, tránh những cảm giác bi quan, thất vọng.
Không chỉ dừng lại ở các bài viết phản ánh nói chung, hai tờ báo này thường xuyên xuất hiện các phóng sự và bài điều tra có tính cụ thể, chi tiết về hoạt động XKLĐ. Chẳng hạn những kết quả tốt đẹp của hoạt động XKLĐ ở nhiều nơi trong cả nước cũng như những vụ việc sai phạm trong XKLĐ của các cá nhân, các tổ chức, doanh nghiệp… đã diễn ra thời gian qua. Hai tờ báo này cũng chú ý đến việc sử dụng thể loại bài phỏng vấn để lấy ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia về vấn đề XKLĐ, giúp người đọc tiếp cận được với đường lối chính sách của Nhà nước và Bộ LĐTBXH về vấn đề này.
Nghệ thuật thông tin cũng được Lao Động và Thời báo Kinh tế Việt Nam hết sức chú ý. Thông tin về XKLĐ xuất hiện ở nhiều chuyên mục khác nhau tạo điều kiện cho vấn đề được nhìn nhận ở nhiều góc cạnh, đem đến cho bạn đọc thông tin có tính đa diện, nhiều chiều. Việc sử dụng đa dạng các hình thức phản ánh như: tin, bài phản ánh, phóng sự, bài điều tra, phỏng vấn, ảnh…không những tránh được sự đơn điệu cho các thông tin mà còn tạo ra sự phong phú, linh hoạt gây hấp dẫn và tạo nhiều ấn tượng mới mẻ cho người đọc…Do vậy mà đạt được một số kết quả nhất định về hiệu quả thông tin.
Đặc biệt trên Báo Lao Động, sự xuất hiện của các bài phóng sự, điều tra dài kỳ trên nhiều số báo liên tục đã phản ánh được tính bức xúc và nóng bỏng của vấn đề. Hiệu quả của những chùm bài này là đã đáp ứng được nhu cầu thông tin của đông đảo bạn đọc quan tâm, góp phần hướng dẫn nhận thức của nhân dân, đảm bảo sự ổn định trong dư luận xã hội, tránh sự hoang mang không đáng có cho một bộ phận lớn người lao động.
Tuy vậy, bên cạnh những hiệu quả đạt được, việc phản ánh về hoạt động XKLĐ của 2 tờ báo trên còn tồn tại một số hạn chế.
- Cụ thể là phần thông tin về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về XKLĐ còn ít được đăng tải hoặc đăng tải chưa sát với yêu cầu cần đạt được. Mục tiêu cÇn ®¹t ®îc cña qóa tr×nh truyÒn th«ng là thông tin phải đến được với c«ng chóng song trên thực tế thì ngêi d©n thêng nhận các thông tin về XKLĐ từ các nguồn khác, đôi khi ít tin cậy. Do ®ã cã thÓ thÊy nhiệm vụ là người tuyên truyền, cổ động của báo chí còn chưa thể hiện rõ rệt ở hai tờ báo này.
- Trong khi đó, nhiều bài viết còn nặng về thông tin chung chung, thiếu tính cụ thể, xác thực. Người viết đôi khi “bàn tán”quá nhiều đến những vấn đề xa vời, chỉ ở “tầm vĩ mô” mà không thực sự cần thiết và có lợi ích cụ thể với người đi lao động xuất khẩu. Các thông tin có tính hướng dẫn, mách nước cho họ như thông tin về các doanh nghiệp chuyên doanh XKLĐ đáng tin cậy, điều kiện đi làm việc ở nước ngoài, quyền lợi và nghĩa vụ khi ký hợp đồng XKLĐ, các khoản chi phí khi tham gia XKLĐ… mặc dù đã ít nhiều xuất hiện dưới các hình thức khác nhau (như trong chuyên mục “hỏi - đáp” trang Bạn đọc - Việc làm của Thời báo Kinh tế Việt Nam hoặc ở các chuyên mục “ vấn đề bạn đọc quan tâm”, “hồi âm” của Báo Lao Động) song số lượng không nhiều, hiệu quả thông tin thấp.
- Việc sử dụng các hình thức phụ trợ đi kèm bài viết như các box thông tin, các biểu đồ, hình vẽ minh hoạ còn hạn chế. Thậm chí ở một số bài viết bạn đọc chỉ nhận được những thông tin đơn điệu trong dày đặc chữ và chữ mà không có bất kỳ sự thể hiện nào khác, dù là một bức ảnh. Rõ ràng, điều nên làm đối với mỗi người viết là tận dụng hơn nữa khả năng thu hút và biểu cảm mạnh mẽ của các hình thức phụ trợ nhằm làm tăng hiệu quả thông tin. Bởi vì, đây là một trong những ưu thế cần sử dụng và phát huy trong phương thức làm báo hiện đại.
- Một số tên công ty, tên riêng tiếng nước ngoài còn chưa được Việt hoá hoặc “được” Việt hoá một cách ngô nghê, không nhất quán, gây cảm giác ức chế, khó chịu cho bạn đọc. Điều này tuy đơn giản nhưng lại thường xuyên xảy ra. Do đó, mỗi tờ báo cần chú ý khắc phục, tránh làm cho thông tin bị nhiễu, bị rối khi đến với bạn đọc. Như vậy thì hiệu quả thông tin sẽ tăng lên rất nhiều.
Báo chí - kinh tế - xã hội có sự liên quan biện chứng với nhau. Trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang cố gắng xây dựng một đất nước “ấm no - bình đẳng - hạnh phúc” thì các thông tin báo chí về kinh tế - xã hội có một vai trò vô cùng quan trọng. Việc phản ánh của báo chí về hoạt động XKLĐ có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo ra dư luận đúng đắn và lành mạnh trong nhân dân. Trong thực tế, XKLĐ là một vấn đề nhạy cảm, không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề của ngoại giao, của hội nhập quốc tế; vấn đề của “quốc kế dân sinh”. Do đó, hoạt động thông tin của báo chí về vấn đề này luôn đòi hỏi ở mỗi nhà báo những hiểu biết nhất định về pháp luật, kinh tế đối ngoại; một bản lĩnh chính trị và nghề nghiệp vững vàng; những nỗ lực to lớn để vượt qua mọi khó khăn trở ngại trong cuộc sống và công việc đÓ thông tin hiệu quả nhất đến bạn đọc.
Trước tình hình đó, việc xem xét đánh giá hiệu quả thông tin của báo chí là công việc hết sức cần thiết. Chẳng những nó góp phần cho báo chí “nhận rõ mình hơn” mà còn giúp các cơ quan báo chí kịp thời có kế hoạch cải tiến nội dung và hình thức để báo chí ngày càng hiện đại hơn, chất lượng hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của bạn đọc.
2. Mét sè ®Ò xuÊt ý kiÕn cña t¸c gi¶.
Qua nghiên cứu xem xét những phản ánh của hai tờ báo Lao Động và Thời báo Kinh tế Việt Nam về hoạt động XKLĐ, chúng tôi mạnh dạn đề xuất các ý kiến sau:
- Chúng tôi nhận thấy số lượng bài viết, tin tức, tranh ảnh của hai tờ báo trên còn chưa được nhiều, chưa đáp ứng hết nhu cầu thông tin của đông đảo bạn đọc. Do đó, hai tờ báo cần tăng số lượng tin tức, bài viết về vấn đề này. Nếu có thể thì nên hình thành một chuyên mục riêng, định kỳ trên hai tờ báo tạo thói quen theo dõi cho bạn đọc.
- Song song với các bài viết của các nhà báo, cần đăng tải nhiều hơn nữa ý kiến của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu về vấn đề này để thông tin được phổ cập rộng khắp tới mọi người dân. Điều này có ý nghĩa thiết thực để các chủ trương chính sách của nhà nước có thể đến với người dân một cách một cách trực tiếp và sinh động.
- Các phóng viên về đề tài này cần được chuyên nghiệp hoá. Họ cần được đào tạo tốt hơn về ngoại ngữ, kiến thức pháp luật và kinh tế đối ngoại để có thể khai thác tốt hơn các nguồn thông tin về XKLĐ, không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài.
Trên đây là những điều mà cả hai tờ báo cần quan tâm và có hướng khắc phục hợp lý, kịp thời. Người viết cũng như đông đảo bạn đọc của Lao Động và Thời báo Kinh tế Việt Nam rất mong nhận được những tín hiệu đổi mới của hai tờ báo theo hướng hiệu quả nhất!
Một lần nữa, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo đã ủng hộ và hướng dẫn em hoàn thành quá trình học tập của mình bằng luận văn tốt nghiệp này. Cảm ơn các bạn đã góp ý kiến và giúp tôi có nhiều hứng thú hơn trong quá trình làm việc. Những tình cảm đó thực sự đã động viên tôi rất nhiều khi tôi bắt đầu bước vào ngưỡng cửa cuộc sống và công việc!
Danh môc tµi liÖu tham kh¶o
A. Văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước
1. Văn kiện Đại hội Đảng VI, VII, VIII, IX của Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội 1986, 1991, 1996, 2001.
2. Bộ luật lao động của Bộ lao động thương binh xã hội
3. Nghị định 07/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
4. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Nghị định số 139 – Hội đồng Bộ trưởng
B. Sách
1. Nguyễn Trí Dĩnh, Vai trò nhà nước trong phát triển kinh tế các nước ASEAN, NXB Thống kê, H. 1993
2. §øc Dòng, ViÕt b¸o nh thÕ nµo, NXB V¨n ho¸ th«ng tin, H.2000.
3. Hà Minh Đức (chủ biên), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Văn hoá thông tin, H.1996
4. §ç Xu©n Hµ, B¸o chÝ víi th«ng tin quèc tÕ, NXB §HQGHN, H.1999.
5. Nguyễn Quang Hiển, Thị trường lao động - Thực trạng và giải pháp, NXB Thống kê, H. 1995
6. TrÇn Quang, C¸c thÓ lo¹i chÝnh luËn b¸o chÝ, NXB §HQGHN, H.2001.
7. D¬ng Xu©n S¬n, C¸c thÓ lo¹i b¸o chÝ chÝnh luËn nghÖ thuËt, NXB V¨n ho¸ th«ng tin, H. 2001.
8. Dương Xuân Sơn - Đinh Hường - Trần Quang, Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, NXB Văn hoá thông tin, H. 1995
9. H÷u thä, C«ng viÖc cña ngêi viÕt b¸o, NXB Gi¸o dôc, H.1998.
10. Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Giáo trình kinh tế đối ngoại, H. 1993
C. Báo và tạp chí
Báo:
1. Báo Nhân Dân (2002 - 2004)
2. Báo Lao Động (2002 - 2004)
3. Báo Đầu Tư (2002 - 2004)
4. Báo Thời báo Kinh tế Việt Nam (2002- 2004)
Tạp chí:
1. Tạp chí Kinh tế và dự báo - Hội khoa học kinh tế Việt nam
2. Tạp chí Thị trường lao động nước ngoài - Cục quản lý lao động ngoài nước
Môc lôc
Trang
PhÇn më ®Èu
1
PhÇn néi dung
5
Ch¬ng I
§êng lèi cña §¶ng vµ Nhµ níc t¸ vÒ ph¸t triÓn kinh tÕ ®èi ngo¹i vµ ho¹t ®éng XKL§ trong thêi kú ®æi míi
5
Ch¬ng II
Th«ng tin vÒ ho¹t ®éng XKL§ trªn B¸o Lao §éng vµ Thêi b¸o Kinh tÕ ViÖt Nam tõ n¨m 2002 ®Õn 2004
12
2.1.
XKL§ - nhu cÇu tÊt yÕu cña ®æi míi kinh tÕ x· héi
14
2.2.
Nh÷ng thµnh tùu cña XKL§ ViÖt Nam
17
2.2.1.
C¸c thÞ trêng chÝnh
18
2.2.2.
XKL§ - Gi¶i ph¸p h÷u hiÖu ®Ó xãa ®ãi gi¶m nghÌo
23
2.3.
Nh÷ng tån t¹i trong ho¹t ®éng XKL§ - thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p.
28
2.3.1.
ChÊt lîng lao ®éng xuÊt khÈu thÊp.
28
2.3.2.
“Héi chøng bá hîp ®ång” vµ sù luÈn quÈn trong gi¶i ph¸p chèng trèn
34
2.3.3.
B¸o ®éng vÒ t×nh tr¹ng lõa ®¶o XKL§
41
2.3.4.
Chi phÝ ban ®Çu qu¸ cao nªn khã cho ngêi nghÌo XKL§
54
Ch¬ng III
Ph¬ng híng n©ng cao hiÖu qu¶ XKL§ trong thêi gian tíi
60
3.1.
TiÕp tôc hoµn thiÖn c¬ chÕ chÝnh s¸ch
60
3.2.
X©y dùng mét ®éi ngò doanh nghiÖp ®ñ m¹nh
61
PhÇn kÕt luËn
64
1.
S¬ bé ®¸nh gi¸ hiÖu qu¶ th«ng tin cña 2 tê b¸o
65
2.
Mét sè ý kiÕn ®Ò xuÊt cña t¸c gi¶
68
Danh môc tµi liÖu tham kh¶o
70
Phô lôc
§¹i häc quèc gia Hµ Néi
Trêng §¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n
khoa b¸o chÝ
------
Th«ng tin vÒ ho¹t ®éng xuÊt khÈu
lao ®éng trªn b¸o lao ®éng vµ
thêi b¸o kinh tÕ ViÖt Nam tõ 2002-2004
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LBC 19.doc