Từ khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, đặc biệt là từ sau khi có Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã có những đóng góp tích cực cho quá trình phát triển nền kinh tế – xã hội của Việt Nam, góp phần giải quyết công ăn việc làm, đóng góp vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, cũng có không ít những điều còn trăn trở bởi trên thực tế sau gần 6 năm Hiệp định thương mại có hiệu lực, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với đầu tư của Hoa Kỳ vào Đông Nam Á, còn quá nhỏ so với tiềm năng của hai nước, việc chuyển giao công nghệ còn hạn chế
Việc Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO chắc chắn đã có tác động tích cực và không nhỏ đến việc thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam, triển vọng thu hút FDI của Việt Nam từ Hoa Kỳ trong những năm tới đang đứng trước những cơ hội rất lớn. Tuy nhiên, những cản trở đối với dòng vốn từ bên ngoài đổ vào Việt Nam cũng đang đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi nhà nước và các cơ quan quản lý, khuyến khích đầu tư cần có những giải pháp kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư, hoàn thiện hơn nữa các chính sách khuyến khích đầu tư và tăng cường các họat động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư Hoa Kỳ nói riêng vào Việt Nam. Điều này chắc chắn sẽ đem lại lợi ích to lớn không chỉ cho Việt Nam mà cho cả các nhà đầu tư Hoa Kỳ.
104 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1635 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư đã xuất hiện động thái mới về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có Hoa Kỳ, thể hiện qua việc gia tăng số lượng các nhà đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh. Xu hướng trên cũng sẽ tạo điều kiện để hình thành các dự án đầu tư mới trong tương lai.
3.1. Quan điểm của Việt Nam đối với thu hút FDI từ Mỹ:
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn Tạp chí quan hệ quốc tế của Hoa Kỳ về tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến FDI từ Hoa Kỳ cách đây không lâu, Cựu Thủ tướng Phan Văn Khải đã bày tỏ hi vọng rằng đầu tư trực tiếp từ Hoa Kỳ vào Việt Nam sẽ phát triển ngang tầm với tiềm lực to lớn của Mỹ. Việt Nam cũng mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ tích cực và thiết thực hơn nữa của cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư Mỹ đối với công cuộc cải cách và phát triển kinh tế của đất nước.
Tháng 6 vừa qua, chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và đoàn 150 doanh nghiệp Việt Nam với những buổi làm việc dày đặc với cộng đồng doanh nghiệp Mỹ cũng là một thông điệp khẳng định rằng các doanh nghiệp Việt Nam muốn tăng cường làm ăn với doanh nghiệp Hoa Kỳ và nó sẽ góp phần thúc đẩy làn sóng đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam trong thời gian tới. Trong chuyến thăm Hoa Kỳ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nói rằng Việt Nam sẵn sàng là đối tác và sẵn sàng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam. Còn Tổng thống Bush cũng đã khẳng định: “Nếu còn trẻ và muốn kiếm nhiều tiền tôi sẽ tới Việt Nam”. Chính những thông điệp mà hai nhà lãnh đạo gửi tới cộng đồng doanh nghiệp hai nước đã khiến cho các nhà đầu tư rất ấn tượng và tin tưởng vào việc hợp tác đầu tư giữa hai bên trong tương lai(15).
3.2. Quan điểm của Mỹ đối với đầu tư trực tiếp vào Việt Nam
Vào thời điểm Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO, có rất nhiều ý kiến bình luận của giới đầu tư Mỹ về sự thay đổi môi trường đầu tư của Việt Nam. "Nói chung cộng đồng doanh nghiệp Mỹ rất phấn khởi về triển vọng làm ăn ở Việt Nam. Họ đang trông chờ Việt Nam gia nhập WTO bởi điều đó có nghĩa rằng Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp và tạo một sân chơi công bằng hơn cho đầu tư và thương mại’’ - Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Michael Marine cho biết(16).
Ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, tại diễn đàn Hội nghị cấp cao APEC (15/11/2006), ông R.David.Knapp-Chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp Mỹ tại Việt Nam (Amcham) nhận định: ‘‘Việt Nam sẽ tạo ra những cơ hội kinh doanh mới cho các công ty Mỹ và các công ty khác trên khắp thế giới đến đây làm ăn. Điều này cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển cho chính Việt Nam và cho cuộc sống của 84 triệu dân tại đây’’. Ông cho hay, các nhà đầu tư Mỹ đang bị Việt Nam cuốn hút bởi tốc độ tăng trưởng GDP mạnh mẽ, tốc độ công nghiệp hóa, nguồn nhân lực dồi dào, sự ổn định chính trị và triển vọng môi trường đầu tư sẽ tốt hơn với tư cách là thành viên của WTO. Sau sự kiện tập đoàn Intel nâng mức đầu tư lên tới 1 tỷ USD vào Việt Nam, chắc chắn sẽ còn nhiều công ty Mỹ nữa vào Việt Nam nhân cơ hội này. Bên cạnh đó là những công ty đã hiện diện tại Việt Nam cũng tính đến chuyện tăng mức vốn đầu tư hay mở thêm dự án…(17)
Trong tháng 11 này, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Carlos M.Gutierrez cũng sẽ dẫn đầu một phái đoàn thương mại cấp cao gồm đại diện 23 công ty Mỹ tới Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhằm giúp các công ty Mỹ tìm kiếm cơ hội đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Việt Nam. Ông Gutierrez nói: ‘‘Việt Nam là một nền kinh tế phát triển nhanh nên chuyến đi sẽ là cơ hội tuyệt vời cho các nhà sản xuất và công ty Mỹ’’. Chuyến đi tiếp tục khẳng định sự quan tâm đặc biệt của Mỹ đối với môi trường đầu tư Việt Nam và triển vọng quan hệ đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới.
3.3. Những lĩnh vực đầu tư trực tiếp tại Việt Nam mà Mỹ đang hướng tới
Dự báo trong những năm tới, tình hình kinh tế-xã hội nước ta tiếp tục ổn định, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh, thị trường sẽ tiếp tục được mở rộng, cơ sở hạ tầng cũng sẽ tiếp tục được nâng cấp. Nền kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi kéo theo sự phục hồi dòng vốn FDI trên toàn cầu. Theo đánh giá của phía Hoa Kỳ, thời điểm để Hoa Kỳ trở thành nhà đầu tư số một ở Việt Nam đã đến gần khi lộ trình mở cửa các dịch vụ viễn thông, tài chính, năng lượng… vốn là thế mạnh của Hoa Kỳ đã gần kề. Nhiều nhà kinh tế Hoa Kỳ cho rằng trong vài năm tới đây sẽ có nhiều tỉ USD của các công ty Hoa Kỳ đổ vào Việt Nam. Chỉ cần một số tập đoàn lớn xuất hiện trên những lĩnh vực công nghệ cao sẽ tạo hiệu ứng thu hút nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác đến Việt Nam.
Trong định hướng xúc tiến đầu tư, Bộ kế hoạch và đầu tư đã nhận định, Mỹ là nơi hội tụ của nhiều tập đoàn xuyên quốc gia, có thế mạnh về tài chính và công nghệ hiện đại, mạng lưới thị trường quốc tế và kĩ năng quản trị kinh doanh tốt. Các lợi thế nêu trên một khi được kết hợp với các lợi thế của Việt Nam sẽ mang lại lợi ích to lớn và thiết thực cho cả hai bên. Việt Nam chủ trương hướng mạnh vào việc tiếp cận và thu hút đầu tư từ các TNCs của Mỹ theo chiều hướng: thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao hướng vào xuất khẩu, tạo điều kiện để một số TNCs xây dựng các trung tâm nghiên cứu, phát triển vườn ươm công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực.
Hiện tại, Mỹ và Việt Nam có một cơ chế chung thúc đẩy thương mại đầu tư là Hội đồng tư vấn Việt-Mỹ, nơi mà bên cạnh chức năng tư vấn chính sách còn là điểm để các nhà đầu tư Mỹ thảo luận với các đối tác Việt Nam các kế hoạch làm ăn một cách cơ bản và có hệ thống nhất. Thông qua cầu nối này, trong hơn một năm qua các nhà đầu tư đã đề xuất ít nhất khoảng 10 dự án trong hầu hết các lĩnh vực quan trọng như dầu khí, điện lực, hàng không và công nghệ thông tin. 10 thành viên chính thức về phía Mỹ trong hội đồng, cùng với một số doanh nghiệp chưa là thành viên khác, đã cam kết sẽ đầu tư khoảng 4-5 tỉ USD vào Việt Nam trong vòng 2-3 năm tới.
Trong một báo cáo gần đây cho thấy, hiện rất nhiều nhà đầu tư Mỹ đã chính thức đưa ra những đề xuất cho các dự án lớn. Vào dịp Hội nghị thượng đỉnh APEC cuối năm ngoái, các nhà đầu tư Mỹ đã đạt được thỏa thuận xây dựng dự án nhiệt điện Mông Dương và dự án mở rộng cảng Cái Lân. Hai hãng bảo hiểm ACE và Liberty Mutual cũng đã đạt được hai giấy phép kinh doanh bảo hiểm sớm hơn dự kiến. Cho đến thời điểm này, các dự án trên đã lần lượt được triển khai. Đây là một tín hiệu cho thấy sự sẵn sàng của cả hai phía và mở ra một thời kì mới, một động lực để các nhà đầu tư Mỹ đẩy nhanh các dự án lớn.
Qua chuyến thăm Mỹ hồi tháng 6 của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, có thể nhận thấy các doanh nghiệp Mỹ rất quan tâm và đẩy mạnh đầu tư vào các dự án lớn, nhất là lĩnh vực cơ sở hạ tầng, xây dựng các cảng biển, các nhà máy điện… Theo dự báo, một số cảng biển của Việt Nam sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu lưu chuyển hàng hóa trong thời gian tới, do vậy mà các doanh nghiệp Mỹ đang rất quan tâm đầu tư vào lĩnh vực này.
Chính vì vậy, một loạt các thỏa thuận đã được kí kết giữa hai nước lên tới gần 11 tỉ USD, đa số tập trung vào các lĩnh vực: Cơ sở hạ tầng, cảng biển, nhà máy điện, khu công nghiệp, khu đô thị… Ngoài ra còn đầu tư vào các dự án phát triển thị trường tài chính khác, công nghệ cao, viễn thông, công nghệ thông tin, các hợp đồng xuất nhập khẩu, giáo dục đào tạo. Đặc biệt có dự án liên doanh thành lập trường Đại học kỹ thuật tại Việt Nam. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, Mỹ là cường quốc số 1, do vậy mà các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tiếp cận chặt chẽ với các đối tác Hoa Kỳ, đây được cho là một lĩnh vực có rất nhiều triển vọng hợp tác. Ngoài các dự án được kí kết trực tiếp tại chuyến đi, các doanh nghiệp hai nước cũng đã bàn tới những dự án lớn về công nghệ cao trong tương lai.
Được biết, trong đề xuất của các nhà đầu tư Mỹ hiện nay có rất nhiều tên tuổi lớn. Tập đoàn Conoco Phillips đã đầu tư khoảng 1 tỉ USD trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam và cho biết họ có thể đầu tư thêm hàng tỉ USD nếu có tiềm năng và cơ hội. Tập đoàn Gannon quan tâm đến dự án đầu tư một nhà máy nhiệt điện tại Đồng Nai với công suất 1000MW theo 3 giai đoạn. Hiện công ty đang khảo sát xây dựng nhà máy điện tại Nhơn Trạch-Đồng Nai và sẽ đầu tư nếu đạt được những thỏa thuận liên quan phù hợp với hai bên.
Trong khi đó, các đại gia trong ngành công nghệ thông tin của Mỹ là Microsoft, Unisys, Qualcom và Motorola cũng muốn thúc đẩy các dự án hợp tác với Việt Nam. Qualcom muốn cung cấp hạ tầng mạng di động 3G cho các hãng EVN Telecom và Hanoi Telecom và tham gia dự án Internet không dây cho ngành giáo dục Việt Nam.
Dự đoán, dưới tác động của sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, dòng đầu tư trực tiếp của Mỹ sẽ tiếp tục hướng vào các lĩnh vực sau:
Phát triển hạ tầng và chế tạo: Các nhà đầu tư Mỹ hiện đang rất quan tâm đến các dự án khách sạn ven biển Vũng Tàu…
Công nghệ thông tin: Microsoft đã có văn phòng đại diện tại Việt Nam, và họ sẽ mở rộng hoạt động tại đây. Về chế tạo, quyết định đầu tư của Intel sẽ kéo theo các nhà sản xuất có liên quan đến họ…
Theo như quan niệm của giới kinh doanh Hoa Kỳ thì quan hệ thương mại-đầu tư song phương mới thật sự là tâm điểm của hợp tác kinh tế Hoa Kỳ-Việt Nam nên họ rất quan tâm đến những cơ hội đầu tư của Việt Nam. Do vậy mà triển vọng đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng sẽ không ngừng tăng bởi Việt Nam là điểm đến tin cậy và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và Hoa Kỳ nói riêng.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM
1. Các giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư
Theo một nghiên cứu mới đây của dự án STAR-Việt Nam, là dự án thuộc chương trình phát triển kinh tế của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) nhằm giúp Việt Nam thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ và gia nhập WTO thì chúng ta cần tiến hành rất nhiều biện pháp để có thể cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam.
Hình 1: Các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam
(từ 1 – 5; 1 là quan trọng nhất)
(Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp thực hiện cho báo cáo “Tác động của Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam”)
Nhìn vào kết quả điều tra trên có thể thấy các nhà đầu tư Hoa Kỳ coi trọng nhất các yếu tố như thực thi pháp luật công bằng và hiệu quả, vai trò của các Hiệp định về thuế, thương mại và đầu tư mà Việt Nam kí kết với Mỹ cũng như các đối tác khác, việc Việt Nam gia nhập WTO, việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính… khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam. Từ đó có thể đưa ra một số giải pháp cơ bản sau đây để hoàn thiện môi trường đầu tư của Việt Nam nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ Mỹ:
1.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý
Triển khai thực hiện tốt Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư 2005; Cần sớm ban hành các nghị định và thông tư hướng dẫn hai Luật nói trên để tạo ra sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư bất luận trong hay ngoài nước, đặc biệt là bảo đảm tính minh bạch và tiên liệu trước được trách nhiệm giải trình để các nhà đầu tư an tâm đầu tư; Tích cực tuyên truyền, phổ biến nội dung của các Luật mới; Kịp thời hướng dẫn cụ thể về chuyển đổi thủ tục hành chính; Củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài phù hợp với quy định của Luật mới. Coi trọng việc giữ vững sự ổn định, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI khi áp dụng các luật mới.
Ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh doanh bất động sản đáp ứng nhu cầu và thực tế hội nhập kinh tế quốc tế.
Bổ sung cơ chế, chính sách xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến việc thực hiện cam kết của nước ta trong lộ trình AFTA và các cam kết đa phương và song phương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là trong lĩnh vực mở cửa dịch vụ (bưu chính viễn thông, vận chuyển hàng hóa, y tế, giáo dục và đào tạo…)
Thực hiện nghiêm chỉnh cam kết về minh bạch và công khai theo Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, yêu cầu tất cả các biện pháp có tính áp dụng chung phải được công bố trước khi có hiệu lực và các công dân, doanh nghiệp của hai nước phải có cơ hội đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật của nước kia.
Ngày 22/06 vừa qua, Việt Nam và Hoa Kỳ đã chính thức kí Hiệp định khung về thương mại và đầu tư TIFA tại thủ đô Hoa Kỳ Washington DC. Trong khuôn khổ Hiệp định khung, hai nước đã bàn bạc các vấn đề liên quan đến tính minh bạch trong chính sách, quản trị nhà nước và pháp luật. Trong thời gian tới, hai nước cần tích cực thương thuyết hai thỏa hiệp về đầu tư song phương (BIT) và ưu đãi thương mại (PTA) để sau đó có thể tiến tới một thỏa hiệp thương mại tự do (FTA). Điều này rất cần thiết bởi lẽ việc kí kết các Hiệp định về thương mại-đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam theo ý kiến của các nhà đầu tư Hoa Kỳ.
Tổng kết việc thực hiện thí điểm cổ phần hóa các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài để nhân rộng. Đồng thời khai thác mạnh hơn các kênh đầu tư mới như thành lập công ty hợp danh, đầu tư nước ngoài theo hình thức mua lại và sáp nhập (M&A), công ty quản lý vốn (holding company)…
1.2. Đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính
Trong những năm gần đây, việc cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút đầu tư đã thu được những kết quả bước đầu. Nhận thức của cán bộ, công chức và một bộ phận nhân dân về cải cách hành chính đã có nhiều chuyển biến. Hệ thống thể chế tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện, thủ tục hành chính được rà soát đơn giản hơn. Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”được tiến hành đồng bộ ở các cấp và có nhiều chuyển biến tốt hơn so với khi chưa áp dụng cơ chế này.
Tuy nhiên, việc nhiều địa phương gặp khó khăn khi tiếp nhận dòng vốn FDI cũng là một hiện tượng khá phổ biến. Mặc dù đã có những quy định rất rõ ràng về việc thẩm tra năng lực nhà đầu tư đối với những dự án đầu tư thuộc diện thẩm tra, song trên thực tế, ở không ít địa phương, việc vận dụng lại không thực sự rõ ràng, thậm chí là sai luật. Việc phát sinh thêm thủ tục ngoài quy định thực sự là nỗi lo ngại của các nhà đầu tư, nhất là khi các địa phương lại đưa ra những yêu cầu khác nhau, thậm chí có trường hợp không nhất quán với cả quy định của Luật đầu tư và các nghị định hướng dẫn thi hành. Đó là chưa kể một số dự án còn phải chờ lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan về sự phù hợp với quy hoạch, xem xét các lĩnh vực đầu tư có điều kiện, dẫn đến thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư kéo dài, ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư cũng như việc tiếp nhận đầu tư của các địa phương.
Theo một cuộc phỏng vấn với ông Adam Sitkoff, giám đốc điều hành Phòng thương mại Mỹ tại Hà Nội cho câu hỏi vì sao sau khi ký BTA, Mỹ đã trở thành đối tác thương mại số một của Việt Nam nhưng đầu tư của Mỹ vẫn còn khiêm tốn, ông này đã trả lời rằng: “2/3 Amcham muốn mở rộng hoạt động kinh doanh ở Việt Nam trong năm tới. Tuy nhiên, sự thiếu minh bạch, chậm trễ, ách tắc trong thủ tục hành chính… còn khiến nhiều công ty Mỹ ngần ngại khi đầu tư vào Việt Nam”. Theo ông, chừng nào không có tiến bộ trong việc giải quyết vấn đề này thì khả năng đầu tư của Mỹ sẽ chảy sang các quốc gia khác là điều hoàn toàn có thể xảy ra(18).
Năm 2008 là năm được nhiều địa phương trong cả nước coi là “Năm cải cách các thủ tục hành chính để thu hút đầu tư”. Vì vậy, cần tiếp tục minh bạch hóa các quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài. Thực hiện tốt cơ chế liên thông đối với đầu tư. Tăng cường thực hiện quy chế “một cửa” theo hướng đi vào thực chất và chiều sâu. Rà soát các vướng mắc về thủ tục hành chính ở tất cả các lĩnh vực, các cấp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp phép đầu tư mới và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư; các thủ tục liên quan tới triển khai dự án đầu tư như thủ tục về đất đai, xuất nhập khẩu, cấp dấu, xử lý tranh chấp… Xử lý dứt điểm các vướng mắc trong quá trình cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư và các vấn đề vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
1.3. Xây dựng và cải thiện kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng yếu kém là một trong những vấn đề nổi cộm khiến hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Mỹ đều tỏ ra lo ngại khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam.Việc hệ thống hạ tầng cơ sở chưa phát triển và chưa chuẩn bị sẵn sàng về đất đai (đặc biệt đối với các dự án lớn cần mặt bằng sản xuất rộng) đã hạn chế việc triển khai dự án sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Thực tế hiện nay là tình trạng thiếu mặt bằng để giao cho nhà đầu tư đang diễn ra ở hầu hết các địa phương. Mặt khác, công tác giải phóng mặt bằng, đền bù, di dời và tái định cư còn nhiều bất cập vẫn đang là trở ngại lớn nhất trong tiến trình triển khai dự án, nhất là những dự án lớn trong lĩnh vực bất động sản. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu cho tỉ lệ thực hiện vốn đầu tư nước ngoài của cả nước trong thời gian qua chưa bao giờ đạt đến mức 50% so với tổng vốn đăng ký.
Vì vậy, cần tiếp tục tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, điều chỉnh và kiểm soát quy chế đấu thầu nói chung và trong lĩnh vực công nghiệp-xây dựng nói riêng để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà đầu tư, từ đó thúc đẩy việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có, trước mắt giải quyết tốt nhu cầu năng lượng cho các nhà đầu tư theo hướng bảo đảm trong mọi trường hợp không để xảy ra tình trạng thiếu điện đối với cơ sở sản xuất. Có cơ chế khuyến khích tư nhân trong nước và ngoài nước đầu tư phát triển các công trình cơ sở hạ tầng, trong đó có các nhà máy điện độc lập, các công trình giao thông cảng biển bởi đây là nguồn đầu tư có vai trò chủ chốt trong việc giải quyết các vấn đề của cơ sở hạ tầng nhưng vẫn chưa được tận dụng.
Hoàn chỉnh luật pháp đối với các công trình hạ tầng để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài. Ban hành danh mục cụ thể để kêu gọi đầu tư hạ tầng, vận động đối với từng nhà đầu tư cụ thể và từng dự án cụ thể.
1.4. Tháo gỡ các rào cản trong quy hoạch và triển khai thực hiện dự án
* Thứ nhất là tiếp tục tháo gỡ những rào cản trong công tác quy hoạch: Khẩn truơng rà soát, điều chỉnh quy hoạch ngành nhằm dỡ bỏ những hạn chế đối với đầu tư nước ngoài phù hợp với các cam kết quốc tế song phương và đa phương. Trong quy hoạch cần quan tâm thỏa đáng đến lợi thế so sánh của từng ngành và từng địa phương trong thu hút đầu tư nước ngoài. Cần khắc phục ngay những bất hợp lý trong quy hoạch theo kiểu truyền thống, nặng quy hoạch theo địa giới hành chính, nhẹ quy hoạch thống nhất mang tính liên vùng.
* Thứ hai là tháo gỡ những vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án. Thực tế cho thấy vốn thực hiện còn rất thấp so với vốn đăng ký. Vì vậy trong giai đoạn tới cần tiếp tục rà soát các dự án đã được cấp phép, trên cơ sở đó tập trung tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc nhằm thúc đẩy triển khai dự án, hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Tháo gỡ những vướng mắc về đất đai cho các nhà đầu tư còn tồn tại. Thực hiện kiên quyết việc giải thể các dự án không có khả năng triển khai nhằm thu hồi đất cho các dự án mới. Có các biện pháp mạnh và kiên quyết trong công tác đền bù và giải phóng mặt bằng. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án lớn, chuyển giao công nghệ nguồn mở rộng sản xuất kinh doanh.
Các nhà hoạch định chính sách Việt Nam-Hoa Kỳ cần tăng cường trao đổi, tiếp xúc nhằm tìm ra các giải pháp tối ưu để tăng cường hiệu quả các dự án đã triển khai và xúc tiến các dự án mới trong các lĩnh vực mà hai bên có nhiều tiềm năng. Đề nghị phía Hoa Kỳ dành cho Việt Nam dự án hỗ trợ tăng cường năng lực quản lý đầu tư nước ngoài.
Tăng cường hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ nhằm khai thác tối đa những lợi ích từ việc triển khai Hiệp định này, giảm thiểu những tác động tiêu cực, đồng thời tăng cường thu hút đầu tư của Hoa Kỳ trên cơ sở đảm bảo sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động này.
Về phía Việt Nam sẽ nỗ lực hỗ trợ các dự án đầu tư của Hoa Kỳ đã được cấp giấy phép đầu tư hoặc đang đàm phán, chuẩn bị đầu tư bằng cách giải quyết sớm các vướng mắc trong hoạt động của các dự án đầu tư đã được cấp giấy phép; thành lập tổ công tác liên ngành để thúc đẩy đàm phán, chuẩn bị một số dự án quan trọng.
1.5. Bảo vệ sở hữu trí tuệ
Đây là một yếu tố quan trọng được trên 54% các nhà đầu tư (72% nhà đầu tư Hoa Kỳ) coi là giúp cải thiện môi trường kinh doanh(19). Bảo vệ sở hữu trí tuệ là điều kiện tiên quyết để Việt Nam có thể thu hút được những dự án có hàm lượng trí tuệ và công nghệ cao, góp phần tiến tới xây dựng nền kinh tế tri thức và cũng là đòi hỏi bắt buộc trong việc thực hiện Hiệp định thương mại và gia nhập WTO. Nhận thức được điều này Việt Nam đã xây dựng luật sở hữu trí tuệ mới có hiệu lực từ 1/7/2006, là hành lang pháp lý hiệu quả cho việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Thêm vào đó, hoàn thiện công tác thực thi, các thủ tục và xây dựng năng lực của tòa án cũng như tăng cường sự phối hợp và hiệu quả họat động của các cơ quan chức năng cũng đang được tiến hành để bảo đảm thực hiện việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên thực tế.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là khó khăn đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, do đó chính phủ và các doanh nghiệp sở hữu quyền sở hữu trí tuệ cần cố gắng nhiều hơn nữa để giảm tỉ lệ ăn cắp bản quyền và làm hàng giả trên thực tế.
2. Các giải pháp xúc tiến đầu tư
Trong những năm tới, Việt Nam cần chủ động và tích cực hơn trong họat động xúc tiến đầu tư, coi đây là khâu đột phá, mở đường cho việc thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư của Mỹ. Muốn vậy, chúng ta cần tập trung giải quyết những vấn đề sau:
2.1. Thành lập cơ quan nhà nước về xúc tiến đầu tư tại Mỹ
Cơ quan nhà nước về xúc tiến đầu tư là một tổ chức được thành lập với chức năng, nhiệm vụ tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư, giới thiệu môi trường và chính sách đầu tư của Đảng và Nhà nước Việt Nam một cách rộng rãi, cùng với các cơ hội đầu tư, các lĩnh vực ưu tiên, các chương trình và dự án đầu tư cụ thể. Tổ chức này là cơ quan duy nhất tập hợp và có khả năng cung cấp đầy đủ những thông tin miễn phí cần thiết cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Cơ quan nhà nước về xúc tiến đầu tư cũng cần mở rộng họat động tại nước ngoài, có thể cử đại diện làm việc tại các cơ quan đại diện ngoại giao để tiến hành các họat động xúc tiến đầu tư, nắm bắt các thông tin về các nhà đầu tư nước ngoài tạo cơ sở thông tin cần thiết cho các đối tác trong nước hợp tác và cùng giúp chính phủ có căn cứ phê duyệt các dự án nhanh, kịp thời nhất. Từng bước thực hiện chức năng cung cấp các dịch vụ đầu tư như một công ty môi giới tư vấn có thể giải quyết tất cả mọi thủ tục đầu tư. Đồng thời, cung cấp các thông tin cần thiết, cụ thể cho các nhà đầu tư về quy hoạch xây dựng, giá thuê đất, chủ trương cho các dự án, thị trường, thời gian, thủ tục hải quan, chính sách thuế, hướng dẫn luật, tư vấn lập hồ sơ dự án…Cơ quan nhà nước về xúc tiến đầu tư phải có đủ năng lực, quyền hạn và uy tín để các nhà đầu tư có thể tin tưởng.
Từng bước tăng cường năng lực của cơ quan nhà nước về xúc tiến đầu tư, lựa chọn những cán bộ có trình độ được đào tạo, có kiến thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ chuyên ngành, có hiểu biết về thị trường và những vấn đề kinh tế-xã hội có liên quan khác. Đồng thời phải được trang bị cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại, đặc biệt là hệ thống máy tính nối mạng để cập nhật thường xuyên những thông tin mới, những biến động của môi trường kinh doanh trong và ngoài nước.
Được biết, tháng 10 vừa qua Chính phủ đã đồng ý với đề án của Bộ kế hoạch đầu tư về việc thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư nước ngoài tại một số địa bàn trong điểm, trong đó có Mỹ. Bộ phận này sẽ hoạt động theo nguyên tắc trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở Mỹ và Bộ ngoại giao thống nhất quản lý công tác ngoại giao kinh tế(20).
2.2. Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư
Chiến lược xúc tiến đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm trong từng giai đoạn để chống dàn trải, phân tán nguồn lực và tạo ra những ấn tượng mạnh trong từng lĩnh vực cụ thể. Để xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư có chất lượng cần :
Quan tâm và không ngừng nâng cao năng lực dự báo về diễn biến tình hình thị trường và nhu cầu đầu tư. Thường xuyên dự báo nhu cầu vốn đầu tư nước ngoài trong từng giai đoạn, làm cơ sở cho quy hoạch và xây dựng chính sách thu hút đầu tư thích hợp.
Xây dựng quy hoạch đầu tư nước ngoài và định hướng đầu tư tại Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý tin cậy cho các nhà đầu tư tin tưởng và xác định lựa chọn phương hướng, hình thức và khu vực đầu tư thích hợp. Xác định khu vực, địa bàn trọng điểm để chủ động vận động, xúc tiến đầu tư đối với từng dự án, từng tập đoàn, nhà đầu tư có tiềm năng.
Trên cơ sở cơ cấu kinh tế, xác định định hướng cơ cấu đầu tư, ban hành danh mục các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên đầu tư; công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và có những biện pháp hữu hiệu thực hiện các định hướng cơ cấu đầu tư đã đề ra.
Bên cạnh việc vận động đầu tư song song với các chuyến tháp tùng nguyên thủ quốc gia, cần phải tiến hành đều đặn có định hướng trong thời gian sau đó các chiến lược quốc gia về thu hút đầu tư trực tiếp từ các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ, xúc tiến thực hiện dự án đối với từng nhà đầu tư của Mỹ.
2.3. Lựa chọn hình thức và phương pháp xúc tiến đầu tư thích hợp, có hiệu quả
Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức xúc tiến đầu tư, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá các thông tin và hình ảnh về môi trường đầu tư Việt Nam tại các địa phương và trên đất Mỹ. Thường xuyên tổ chức các cuộc tiếp xúc định kì hàng năm với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ cũng như các quốc gia khác, lắng nghe những ý kiến đề xuất, tạo cơ sở cho việc cải thiện môi trường đầu tư sát thực, có hiệu quả. Việc tổ chức các cuộc tiếp xúc trực tiếp còn có tác dụng nâng cao uy tín của Việt Nam trong con mắt các nhà đầu tư.
Xây dựng hệ thống tài liệu xúc tiến đầu tư nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm cả những thông tin về các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Hệ thống cơ sở dữ liệu phải được thu thập, xử lý, lưu trữ, cập nhật một cách thường xuyên, kịp thời. Xây dựng Website về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Website xúc tiến đầu tư Việt-Mỹ.
Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư thông qua các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo nhà nước và chính phủ. Đây là một họat động mang tính chất chính trị, song nó có tác dụng khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nhà đầu tư trong các quốc gia trên thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng
Xúc tiến đầu tư thông qua việc tổ chức hội thảo và quảng bá môi trường đầu tư tại Việt Nam, tăng cường tổ chức các cuộc hội thảo về xúc tiến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Hoa Kỳ. Việc tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư phải trên cơ sỏ phối hợp với các nhà tài trợ Hoa Kỳ và tại các hội nghị này cần phải có nội dung quảng bá về môi trường đầu tư tại Việt Nam; giới thiệu những chính sách ưu đãi đầu tư và thông tin mới về sự thay đổi của những chính sách này trong thời gian gần đây.
Đổi mới quan điểm xúc tiến đầu tư nước ngoài tại các ngành, các cấp và các địa phương, trong đó quán triệt quan điểm chung của Đảng và nhà nước về xúc tiến đầu tư. Tiến hành đồng bộ các họat động xúc tiến đầu tư trong tổng thể chung của cả nước để tránh tạo sự mất cân đối giữa các ngành, vùng và miền.
2.4. Tăng cường các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ Việt kiều Mỹ đầu tư về nước
Hiện nay có khoảng 1,5 triệu Việt kiều đang sinh sống , làm ăn tại Hoa Kỳ. Nhiều người Việt đã trở thành những nhà kinh doanh thành đạt có khả năng đầu tư về nước, một số khác có trình độ kĩ thuật cao, đặc biệt trong các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ…Với tập quán văn hóa, ngôn ngữ, thói quen tiêu dùng và những thế mạnh về vốn, chất xám, cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ không chỉ tạo ra một thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm truyền thống của Việt Nam mà còn là nguồn đầu tư tiềm năng mà Chính phủ Việt Nam khuyến khích. Do vậy cần đẩy mạnh thu hút đầu tư của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ theo hướng:
Tiếp tục tăng cường các ưu đãi khuyến khích Việt kiều đầu tư về nước, đặc biệt trong các ngành công nghệ thông tin, giáo dục, y tế, nghiên cứu phát triển, du lịch, kinh doanh bất động sản…
Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc nhập cảnh, cư trú, đi lại và sinh hoạt của Việt kiều tại Việt Nam như mở rộng hơn nữa diện Việt kiều được phép mua nhà ở tại Việt Nam…
Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư của Mỹ được đề xuất trên đây có thể giúp Việt Nam tận dụng được những cơ hội mà Hiệp định thương mại Việt Nam-Mỹ và việc gia nhập WTO đem lại cho Việt Nam. Tuy nhiên, muốn thực hiện thành công những giải pháp đó cần phải có một quyết tâm thực hiện các cam kết về đầu tư theo đúng lộ trình cũng như có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành và các địa phương có liên quan. Nếu làm được điều đó thì triển vọng khai thác nguồn vốn đầu tư của Mỹ phục vụ cho phát triển kinh tế tại Việt Nam mới có thể biến thành hiện thực.
Kết luận
Từ khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, đặc biệt là từ sau khi có Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã có những đóng góp tích cực cho quá trình phát triển nền kinh tế – xã hội của Việt Nam, góp phần giải quyết công ăn việc làm, đóng góp vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, cũng có không ít những điều còn trăn trở bởi trên thực tế sau gần 6 năm Hiệp định thương mại có hiệu lực, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với đầu tư của Hoa Kỳ vào Đông Nam Á, còn quá nhỏ so với tiềm năng của hai nước, việc chuyển giao công nghệ còn hạn chế…
Việc Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO chắc chắn đã có tác động tích cực và không nhỏ đến việc thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam, triển vọng thu hút FDI của Việt Nam từ Hoa Kỳ trong những năm tới đang đứng trước những cơ hội rất lớn. Tuy nhiên, những cản trở đối với dòng vốn từ bên ngoài đổ vào Việt Nam cũng đang đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi nhà nước và các cơ quan quản lý, khuyến khích đầu tư cần có những giải pháp kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư, hoàn thiện hơn nữa các chính sách khuyến khích đầu tư và tăng cường các họat động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư Hoa Kỳ nói riêng vào Việt Nam. Điều này chắc chắn sẽ đem lại lợi ích to lớn không chỉ cho Việt Nam mà cho cả các nhà đầu tư Hoa Kỳ.
Chính vì vậy, trong tương lai, môi trường đầu tư tại Việt Nam cần được cải thiện hơn nữa để đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam đạt được tốc độ tương xứng với tiềm lực của hai nước và tạo ra những bước đột phá quan trọng.
Danh mục tài liệu tham khảo
I. Địa chỉ các trang Web
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
...
II. Giáo trình, khóa luận tốt nghiệp, sách, báo , tạp chí
1. Nguyễn Văn Hà (2007), Chuyên đề thực tập chuyên ngành “Tăng cường thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO”, Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội.
2. TS. Vũ Chí Lộc (1997), Giáo trình “Đầu tư nước ngoài”, Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Thái Thị Ngọc Thúy (2002), KLTN “Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam – thực trạng và triển vọng”, Trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội.
4. Lê Thanh Thủy (2005), KLTN “Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam sau 10 năm bình thường hóa quan hệ”, Trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội.
5. Ngô Thị Thu Trang (2002), KLTN "Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Mỹ vào Việt Nam: Thực trạng và triển vọng", Trường ĐH Ngọai Thương Hà Nội.
6. Ths. Lại Lâm Anh, Vũ Xuân Trường (2007), Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam: Thực trạng và triển vọng, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 6 (134).
7. Trần Xuân Tùng (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp.
8. Nhóm thực tập tại Viện chiến lược và phát triển – Ban dự báo (2007), Báo cáo thực tập “Triển vọng FDI của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO”, Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội.
9. Báo Thanh niên (12/2/2006), Quan hệ Việt Mỹ.
10. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, các số năm 2007.
11. Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 7 (2007), Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
12. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, các số năm 2007.
13. Tạp chí Phát triển kinh tế, các số năm 2007.
14. Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp, các số năm 2007.
15. Tạp chí Việt Mỹ, số 15, 16, 17 (2007).
16. Thời báo kinh tế Việt Nam (12/2006), Tìm biện pháp tăng FDI từ Mỹ.
III. Các văn bản và Báo cáo
1. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (13/07/2000).
2. Dự án STAR – Việt Nam (2005), Báo cáo “Tác động của Hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
3. Cục đầu tư nước ngoài (21/9/2007), Báo cáo “Quan hệ hợp tác đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ”.
4. Cục đầu tư nước ngoài, “Báo cáo đầu tư Hoa Kỳ 1988-2002, 2006, 9/2007”
5. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật đầu tư.
6. Vụ Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2002), Tổng hợp về đầu tư của Mỹ tại Việt Nam giai đoạn 1988 - 2002.
7. Vụ quản lý dự án đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (27-28/12/2001), Báo cáo tổng quan tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2001.
8. OECD (2005), Trends and recent developments in Foreign Direct Investment.
9. UNCTAD (2006), World Investment Report 2005.
10. UNCTAD (2007), World Investment Report 2006.
11. US Department of Commerce (2007), Survey of current business.
Danh mục các bảng biểu
Bảng 1.1: Dòng vốn FDI ra thế giới theo quốc gia và khu vực (1990-2005)
Bảng 1.2: Lũy kế FDI ra thế giới theo khu vực (1980-2005)
Bảng 1.3: Số lượng Công ty mẹ và công ty con phân chia theo khu vực (tính đến năm 2005)
Bảng 1.4: Thị trường đầu tư lớn nhất của Mỹ tính đến năm 2005
Bảng 1.5: Tỉ trọng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ phân theo khu vực giai đoạn 1996-2006
Bảng 1.6: Tỉ trọng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ theo lĩnh vực giai đoạn 1996-2006
Bảng 1.7: Lũy kế FDI của Mỹ vào các nước Châu Á-TBD năm 2005
Bảng 1.8: Lũy kế FDI của Mỹ vào các nước Châu Á-TBD theo quốc gia, lĩnh vực năm 2005
Bảng 2.1: Vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam giai đoạn 1988-2007
Bảng 2.2: FDI đăng ký (VĐK) của Mỹ vào Việt Nam (1988-6/2006)
Bảng 2.3 : FDI thực hiện (VTH) của Mỹ trước và sau Hiệp định thương mại (1988-6/2006)
Bảng 2.4 : Vốn đầu tư của Mỹ theo ngành (1988-6/2006)
Bảng 2.5 : Vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ theo các địa phương trọng điểm (1988-6/2006)
Bảng 2.6 : Đầu tư của Mỹ theo hình thức đầu tư (1988-6/2006)
Bảng 2.7: Đầu tư của Mỹ theo ngành 9 tháng đầu năm 2007
Bảng 2.8: Đầu tư của Mỹ theo địa phương 9 tháng đầu năm 2007
Bảng 2.9: Đầu tư của Mỹ theo hình thức đầu tư 9 tháng đầu năm 2007
Hình 1: Các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam
Phụ lục 1: FDI của Mỹ vào Việt Nam theo ngành
(Từ ngày 01/01/1988 đến ngày 20/09/2007)
STT
Chuyên ngành
Không qua nước thứ 3
Qua nước thứ 3
Số dự án
Tổng vốn đầu tư
Đầu tư thực hiện
Số dự án
Tổng vốn đầu tư
Đầu tư thực hiện
I
Công nghiệp
223
1.126.747.712
494.279.965
31
2.142.867.016
2.570.526.901
CN dầu khí
6
86.400.000
179.273.688
3
123.500.000
1.582.626.755
CN nhẹ
66
158.114.040
22.859.732
14
1.206.588.000
287.994.853
CN nặng
120
736.311.935
11.728.814
5
92.567.950
62.045.919
CN thực phẩm
18
62.302.625
25.551.053
5
605.848.000
517.092.715
Xây dựng
13
83.619.112
25.551.053
4
114.363.066
120.766.659
II
Nông-lâm-ngư nghiệp
35
166.790.930
62.103.417
3
90.900.000
29.450.000
Nông-Lâm nghiệp
29
147.646.114
48.872.650
3
90.900.000
29.450.000
Thủy sản
6
19.144.816
13..230.767
0
0
0
III
Dịch vụ
96
1.304.860.786
228.302.425
23
321.683.867
169.585.422
Dịch vụ
47
53.748.300
20..221.488
5
6.901.000
5.841.855
GTVT-Bưu điện
9
189.921.126
24.022.180
2
22.804.000
14.529.671
Khách sạn-Du lịch
13
843.996.645
94.770.000
5
123.833.000
19.120.493
Tài chính-Ngân hàng
8
95.300.000
46.500.000
7
48.000.000
65.397.311
Văn hóa–Y tế–Giáo dục
18
105.894.715
34.988.757
2
74.000.000
8.552.039
XD Văn phòng-Căn hộ
1
16.000.000
7.800.000
2
46.145.867
56.144.053
Tổng số
354
2.598.399.428
784.685.807
57
2.555.450.883
2.769.562.323
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư
Phụ lục 2: FDI của Mỹ vào Việt Nam theo hình thức đầu tư
(Từ ngày 01/01/1988 đến ngày 20/09/2007)
STT
Hình thức đầu tư
Không qua nước thứ 3
Qua nước thứ 3
Số dự án
TVĐT
ĐT thực hiện
Số dự án
TVĐT
ĐT thực hiện
1
100% vốn nước ngoài
282
1.727.391.614
338.246.519
40
2.011.000.000
813.872.848
2
Liên doanh
50
579.325.087
210.948.676
14
420.950.883
373.062.720
3
Công ty cổ phần
5
186.046.645
53.118.236
3
123.500.000
1.582.626.755
4
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
17
105.636.082
182.372.376
0
0
0
Tổng số
354
2.598.399.428
784.685.807
57
2.555.450.883
2.769.562.323
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư
Phụ lục 3: FDI của Mỹ vào Việt Nam theo địa phương
(Từ ngày 01/01/1988 đến ngày 20/09/2007)
STT
Địa phương
Không qua nước thứ 3
Qua nước thứ 3
Số dự án
TVĐT
ĐT thực hiện
Số dự án
TVĐT
ĐT thực hiện
TP. Hồ Chí Minh
134
500.680.013
102.548.641
18
1.632.952.000
706.346.607
Bình Dương
55
200.286.842
47.131.082
6
204.923.066
160.350.869
Đồng Nai
32
312.596.710
109.570.078
5
138.610.950
91.168.457
Hà Nội
36
157.555.480
55.284.107
8
110.588.867
67.603.524
Bà Rịa-Vũng Tàu
10
497.046.218
16.470.424
3
82.026.000
56.591.175
Bình Thuận
3
18.450.000
20.000
3
76.900.000
15.620.493
Hà Tây
4
26.300.000
21.660.002
1
49.177.000
51.834.969
Quảng Nam
0
0
0
3
47.433.000
3.950.000
Đà Nẵng
6
213.346.645
2.010.000
2
35.093.000
1.500.000
Long An
4
9.500.000
-
1
26.237.000
5.250.000
Hải Phòng
7
9.609.126
1.595.500
2
22.410.000
26.519.474
Vĩnh Phúc
3
18.066.278
1.896.000
1
5.000.000
-
Tây Ninh
7
16.000.000
2.914.652
1
500.000
200.000
Bình Định
1
250.000.000
65.000.000
0
0
0
Hải Dương
2
112.700.000
148.065.811
0
0
0
Phú Yên
5
26.240.000
3.320.000
0
0
0
Quảng Ninh
3
23.500.000
5.500.000
0
0
0
Thừa Thiên Huế
8
22.803.190
141.000
0
0
0
Thái Bình
2
18.280.000
280.000
0
0
0
Đồng Tháp
1
14.200.000
-
0
0
0
Bạc Liêu
1
10.464.816
10.844.336
0
0
0
Bắc Ninh
2
9.735.500
-
0
0
0
Quảng Trị
3
7.172.000
1.288.840
0
0
0
Bình Phước
2
6.500.000
3.167.000
0
0
0
Cần Thơ
3
6.460.375
1.340.741
0
0
0
Vĩnh Long
3
4.590.000
-
0
0
0
Lâm Đồng
2
4.400.000
1.484.474
0
0
0
Kiên Giang
1
4.200.000
2.920.000
0
0
0
Nghệ An
1
3.500.000
-
0
0
0
Hòa Bình
2
2.839.235
-
0
0
0
Hưng Yên
1
2.700.000
100.000
0
0
0
Khánh Hòa
1
1.400.000
529.431
0
0
0
Sóc Trăng
1
497.000
-
0
0
0
An Giang
1
330.000
330.000
0
0
0
Ninh Thuận
1
50.000
-
0
0
0
Dầu khí*
6
86.400.000
179.273.688
3
123.500.000
1.582.626.755
Tổng số
354
2.598.399.428
784.685.807
57
2.555.450.883
2.759.562.323
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư
Phụ lục 4: FDI của Mỹ qua nước thứ 3 theo đối tác
(Từ ngày 01/01/1988 đên ngày 20/09/2007)
STT
Đối tác
Số dự án
TVĐT
ĐT thực hiện
Hồng Kông
7
1.116.000.000
179.704.709
Singapore
13
587.681.066
641.176.085
Hà Lan
6
318.000.000
797.915.053
Bristish Virgin Islands
9
87.457.000
32.631.710
Bermuda
3
80.322.867
136.979.022
Mauritius
1
65.000.000
879.803.864
Thụy Sỹ
2
60.093.000
552.039
Cayman Islands
2
58.340.000
45.808.635
Cook Island
2
55.000.000
-
Saint Kitts & Nevis
1
39.585.000
11.500.000
Đài Loan
4
34.610.950
10.410.950
Vương quốc Anh
2
31.000.000
19.922.270
Ukraina
1
15.661.000
12.386.671
Hoa Kỳ
1
5.000.000
-
Australia
1
1.000.000
-
Thái Lan
1
400.000
671.315
Canada
1
300.000
100.000
Tổng số
57
2.555.450.883
2.769.562.323
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư
Phụ lục 5: FDI của Mỹ vào Việt Nam theo các năm
(Trừ đầu tư qua nước 3, kể cả tăng vốn đầu tư)
STT
Năm
Số dự án
Vốn đầu tư
1
280.000
2
1.660.000
1
330.000
3
5.245.000
2
2.007.000
1
600.000
20
200.359.604
24
461.890.175
14
111.042.016
13
278.092.519
17
125.933.156
18
103.944.912
15
78.393.907
28
126.741.000
41
176.543.674
28
122.860.199
31
100.958.765
61
338.480.165
58
960.604.873
9T/2006
47
503.335.498
9T/2007
41
224.773.619
Tổng số
419
3.420.740.584
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư
Phụ lục 6: Những cột mốc cơ bản trong quan hệ Việt-Mỹ
Ngày 29/9/1990: Ngoại trưởng Mỹ J.Baker và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch lần đầu tiên gặp nhau để bàn về quan hệ hai nước tại New York.
Ngày 9/4/1991: Mỹ đưa ra Bản lộ trình 4 bước về bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Ngày 21/11/1991: Thứ trưởng ngoại giao Lê Mai và trợ lý NT Mỹ về Đông Á-Thái Bình Dương R.Solomon đàm phán đầu tiên về bình thường hóa quan hệ hai nước tại New York.
Tháng 12/1992: Tổng thống Mỹ lúc đó là George Bush ra quyết định cho phép các doanh nghiệp Mỹ mở văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Ngày 2/7/1993: Mỹ ngừng phản đối các nước giúp Việt Nam trả nợ cho Quỹ tiền tệ Quốc tế.
Ngày 3/2/1994: Tổng thống Mỹ W. Clinton tuyên bố bỏ hoàn toàn cấm vận và lập Cơ quan liên lạc giữa hai nước.
Ngày 26/5/1994: Việt Nam và Mỹ đạt thỏa thuận mở cơ quan liên lạc ở thủ đô hai nước.
Tháng 2/1995: Việt Nam và Mỹ mở Cơ quan Liên lạc tại Washington và Hà Nội.
Ngày 11/7/1995: Tổng thống Mỹ W.Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngọai giao với Việt Nam. Ngày 12/7, Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt tuyên bố thiết lập quan hệ ngọai giao với Mỹ.
Tháng 8/1995: Việt Nam và Mỹ khai trương Đại sứ quán tại Oa-sinh-tơn và Hà Nội. Ngoại trưởng Mỹ W.Christopher lần đầu tiên thăm Việt Nam.
Tháng 10/1995: Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam và đại diện thương mại Mỹ ký thoả thuận 2 bên tập trung thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại và chuẩn bị đàm phán Hiệp định thương mại.
Tháng 11/1995: Đoàn liên bộ Mỹ thăm Việt Nam để tìm hiểu hệ thống luật lệ thương mại, đầu tư của Việt Nam.
Tháng 4/1996: Mỹ trao cho Việt Nam bản "Những yếu tố bình thường hoá quan hệ kinh tế-thương mại với Việt Nam".
Tháng 7/1996: Việt Nam trao cho Mỹ bản "Năm nguyên tắc bình thường hoá quan hệ kinh tế-thương mại và đàm phán Hiệp định thương mại với Mỹ" đáp lại văn bản nói trên.
Tháng 4/1997: Bộ trưởng Tài chính Mỹ Rubin thăm Việt Nam, ký thỏa thuận về xử lý nợ của chính quyền Sài Gòn với Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Sinh Hùng. Việt Nam cử Tùy viên quân sự đầu tiên tại Mỹ.
Ngày 27/6/1997: Ngọai trưởng Mỹ Albright thăm Việt Nam và ký Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả với Ngọai trưởng Nguyễn Mạnh Cầm.
Ngày 12/5/1997: Việt Nam và Mỹ trao đổi Đại sứ đầu tiên.
Tháng 11/1997: Tại cuộc họp cấp cao APEC tại Canada, Mỹ ủng hộ Việt Nam vào APEC.
Ngày 11/3/1998: Tổng thống Mỹ W.Clinton lần đầu tiên tuyên bố miễn áp dụng Đạo luật bổ sung Jackson-Vanik (J-V) đối với Việt Nam. Sau đó, hàng năm Tổng thống Mỹ ra quyết định gia hạn miễn áp dụng Đạo luật J-V đối với VN.
Tháng 3/1998: Hai bên chính thức ký Hiệp định cho phép Cơ quan Đầu tư Tư nhân Hải ngoại Hoa Kỳ (OPIC) hoạt động ở Việt Nam.
Ngày 30/9-2/10/1998: Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm lần đầu tiên thăm chính thức Mỹ.
Tháng 10/1998: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Trần Hanh lần đầu tiên thăm chính thức Mỹ.
Ngày 29/7/1999: Cuộc trao đổi chính trị lần đầu tiên giữa hai Bộ Ngọai giao diễn ra ở Hà Nội. Đến năm 2004, đã diễn ra 4 vòng đối thoại chính trị.
Ngày 6-7/9/1999: Ngoại trưởng Mỹ Albright thăm Việt Nam.
Ngày 12-13/9/1999: Nhân dự cuộc họp Cấp cao APEC tại Auckland, New Zealand, Thủ tướng Phan Văn Khải và Tổng thống B.Clinton đã có các cuộc tiếp xúc riêng trao đổi một số vấn đề trong quan hệ song phương
Ngày 9/12/1999: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hoa Kỳ (EXIMBANK) chính thức ký Hiệp định Bảo lãnh khung và Hiệp định Khuyến khích dự án đầu tư.
Ngày 13-15/3/2000: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Cohen lần đầu tiên thăm chính thức Việt Nam.
Ngày 14/7/2000: Bộ trưởng Thương mại Vũ Khoan và ĐDTM Mỹ Barshefsky ký HĐTM song phương Mỹ-Việt tại Washington.
Ngày 6/9/2000: Nhân dự Hội nghị Thiên niên kỷ của LHQ tại New York (Mỹ), Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã có cuộc gặp với Tổng thống Clinton, và đã chính thức mời Tổng thống Clinton thăm Việt Nam vào thời gian thuận tiện cho hai bên.
Ngày 16-19/11/2000: Tổng thống Mỹ Clinton thăm chính thức Việt Nam. Trong dịp này, hai bên ký Hiệp định về hợp tác Khoa học-Công nghệ và Bản ghi nhớ về hợp tác lao động và chứng kiến lễ ký 12 Thư Thỏa thuận về đầu tư, buôn bán.
Ngày 5-6/12/2000: Chủ tịch OPIC G. Munnoz thăm Việt Nam, cam kết dành 200 triệu USD bảo hiểm đặc biệt để hỗ trợ cho các công ty Mỹ muốn đầu tư vào Việt Nam.
Ngày 22/6-2/7/2001: Trong dịp dự khóa họp về HIV/AIDS của LHQ tại New York, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm thăm làm việc tại Hoa Kỳ trao đổi về hợp tác khoa học, công nghệ và giáo dục giữa hai nước.
Ngày 24-26/7/2001: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Colin Powell lần đầu tiên thăm Việt Nam dịp dự ARF 8 và PMC tại Hà Nội.
Ngày 9-14/12/2001: Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng thăm làm việc tại Hoa Kỳ, chứng kiến Lễ phê chuẩn HĐTM Việt Nam-Hoa Kỳ (Có hiệu lực ngày 10/12/2001).
Ngày 12-22/6/2002: Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm thăm làm việc tại Hoa Kỳ, chứng kiến Lễ ký Tuyên bố về Hợp tác giữa Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bang Texas và Bản ghi nhớ về Chương trình hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện HĐTM Việt Nam-Hoa Kỳ.
Ngày 6-12/9/2002: Bộ trưởng Ngọai giao Nguyễn Dy Niên thăm làm việc tại Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước.
Ngày 9/9/2002: Lần đầu tiên Chính phủ 2 nước ký MOU về chương trình dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS tại VN từ 2003-2008 trị giá khoảng 20 triệu đô la.
Ngày 8-22/7/2003: Đoàn VEF của Mỹ vào VN triển khai Quỹ VEF, trao 22 học bổng đầu tiên cho sinh viên VN sang đào tạo tại Mỹ theo Đạo luật "Quỹ Giáo dục VN" (tổng số tiền là 145 triệu USD trong 18 năm).
Ngày 17/7/2003: Hiệp định dệt may Việt Nam – Hoa Kỳ được ký chính thức tại Hà Nội (ký tắt tại Washington, D.C. ngày 25/4/2003).
Ngày 23/7/2003: ITC tuyên bố VN bán phá giá cá tra, ba sa vào thị trường Hoa Kỳ và áp thuế bán phá giá đối với philê cá Tra, basa của Việt Nam.
Ngày 9-12/11/2003: Bộ trưởng quốc phòng Phạm Văn Trà thăm Mỹ.
Ngày 19-21/11/2003: Tàu hải quân Mỹ lần đầu tiên thăm hữu nghị cảng Sài Gòn.
Ngày 3-12/12/2003: Phó Thủ tướng Vũ Khoan chính thức thăm làm việc tại Mỹ, chứng kiến Lễ ký 5 văn bản, trong đó có Hiệp định hợp tác về Hàng không, Thoả thuận hợp tác phòng chống ma tuý.
Ngày 8-12/2/2004: Đô đốc Thomas Fargo, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ thăm Việt Nam.
Ngày 22-30/4/2004: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phúc Thanh thăm Mỹ, tham dự lễ ra mắt của "Nhóm nghị sĩ Mỹ về quan hệ Mỹ-Việt" (28/4/2004).
Ngày 23/6/2004: Tổng thống Mỹ chọn Việt Nam vào danh sách 15 nước được ưu tiên nhận viện trợ trong khuôn khổ Kế hoạch cứu trợ AIDS khẩn cấp (quốc gia duy nhất ở Châu Á) giai đoạn 2004-2008.
Ngày 20-21/11/2004: Hội nghị cấp cao (HNCC) APEC 12 tại Santiago (Chilê). Chủ tịch nước Trần Đức Lương tiếp xúc song phương với Tổng thống Mỹ George Bush bên lề HNCC.
Ngày 10/12/2004: Chuyến bay trực tiếp đầu tiên từ Mỹ đến Việt Nam sau 1975.
Ngày 10-14/1/2005: Đoàn Thượng nghị sĩ Akaka (Hawaii) và Hạ nghị sĩ Issa (California) tham dự Diễn đàn Nghị viện Châu Á-TBD lần thứ 13 tại TP. Hạ Long (10-13/1).
Ngày 29/3-1/4/2005: Tàu hải quân Mỹ thăm cảng Sài Gòn.
Ngày 13/5/2006: Kết thúc vòng đàm phán Việt Nam-Hoa Kỳ về việc gia nhập WTO
Tháng 11/2006: Tổng thống Mỹ G.Bush thăm chính thức Việt Nam
Ngày 20/12/2006: Tổng thống Mỹ G.Bush phê chuẩn Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn PNTR với Việt Nam
Ngày 18-23/6/2007: Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết thăm hữu nghị chính thức Hoa Kỳ
MỤC LỤC
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM 24
I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG FDI CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM 24
1. Vài nét về lịch sử quan hệ Việt-Mỹ 24
2. Tiến trình đầu tư của Mỹ vào Việt Nam 27
II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM 28
1. FDI của Mỹ vào Việt Nam trước khi Việt Nam gia nhập WTO (1988-2006) 28
1.1. Quy mô đầu tư 29
1.2. Cơ cấu đầu tư 37
1.2.1. Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế 37
1.2.2. Cơ cấu đầu tư theo địa phương 40
1.2.3. Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư 42
2. FDI của Mỹ vào Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO (năm 2007) 44
2.1. Quy mô đầu tư 44
2.2. Cơ cấu đầu tư 45
2.2.1. Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế 45
2.2.2. Cơ cấu đầu tư theo địa phương 47
2.2.3. Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư 48
3. Đánh giá chung 50
3.1. Những kết quả đạt được 50
3.2. Những hạn chế cần khắc phục 52
CHƯƠNG III. TRIỂN VỌNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM 56
I. SỰ KIỆN VIỆT NAM GIA NHẬP WTO VÀ TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM 56
1. Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam 56
2. Những cơ hội và thách thức sau khi Việt Nam gia nhập WTO đối với việc thu hút FDI 59
2.1. Cơ hội 59
2.2. Thách thức 62
3. Triển vọng FDI của Mỹ vào Việt Nam trong thời gian tới 63
3.1. Quan điểm của Việt Nam đối với thu hút FDI từ Mỹ: 64
3.2. Quan điểm của Mỹ đối với đầu tư trực tiếp vào Việt Nam 65
3.3. Những lĩnh vực đầu tư trực tiếp tại Việt Nam mà Mỹ đang hướng tới 66
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM 69
1. Các giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư 69
1.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý 71
1.2. Đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính 72
1.3. Xây dựng và cải thiện kết cấu hạ tầng 74
1.4. Tháo gỡ các rào cản trong quy hoạch và triển khai thực hiện dự án 75
1.5. Bảo vệ sở hữu trí tuệ 76
2. Các giải pháp xúc tiến đầu tư 77
2.1. Thành lập cơ quan nhà nước về xúc tiến đầu tư tại Mỹ 77
2.2. Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư 78
2.3. Lựa chọn hình thức và phương pháp xúc tiến đầu tư thích hợp, có hiệu quả 79
2.4. Tăng cường các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ Việt kiều Mỹ đầu tư về nước 80
Kết luận 82
Danh mục tài liệu tham khảo 83
Danh mục các bảng biểu 86
Phụ lục 87
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVKT083.doc