Khóa luận Thực trạng của việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và vấn đề ô nhiễm các chế phẩm hóa học sử dụng trong nông nghiệp Việt Nam

Sử dụng PBHH và thuốc BVTV vào trong ngành nông nghiệp là chìa khóa của sự thành công trong “cách mạng xanh” và đảm bảo nhu cầu về lương thực. Đây cũng là một trong những thành tựu to lớn của cách mạng khoa học kỹ thuật và cũng là một trong những phát minh quan trọng của con người ở thế kỷ XX. Tuy mức dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón, kim loại nặng để lại trong đất canh tác thấp hơn nhiều so với giới hạn tiêu chuẩn cho phép, song sự hiện diện của chúng trong đất, nước, nông sản cũng chứng tỏ rằng có sự tích lũy của chất độc trong các môi trường thành phần này. Đây là một vấn đề đáng lo ngại về sự ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe con người khi tiếp xúc với phân hóa học và thuốc BVTV , một khi lượng phân bón và thuốc BVTV được chú trọng hơn trong nông nghiệp thì chúng sẽ tồn dư lớn trong môi trường và ảnh hưởng nhiều hơn đến sức khỏe của con người.

doc88 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng của việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và vấn đề ô nhiễm các chế phẩm hóa học sử dụng trong nông nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hư hàm lượng tập trung trên đoạn sông đi qua khu Thái Nguyên, Cam Gía, chợ Mới (Bắc Cạn), cầu Loàng, thác Huống. Giá trị trung bình tại các vị trí quan trắc là 0,05 – 0,2 mg/l vượt quá TCCP mức A từ 5 – 20 lần và 4 lần so với mức B. Giá trị cao nhất đạt 2 – 2,8 mg/l cao hơn TCCP 56 lần so với mức B. Giá trị thấp nhất thường < 0,01 – 0,07 mg/l ở mức xấp xỉ và vượt quá TCCP mức A 1,4 lần. Trên đoạn sông Nhuệ, sông Đáy, mức độ ô nhiễm nitrit đã đến mức báo động, hầu hết các điểm đo trong lưu vực có giá trị vượt tiêu chuẩn mức A gấp 4 – 5 lần. Tích lũy NH4+ diễn ra trên diện khá rộng trong lưu vực. Tại các vị trí lấy mẫu trên sông Nhuệ hàm lượng NH4+ trung bình đạt 1,2 – 1,7 mg/l vượt tiêu chuẩn A (TCVN 5942 – 1995) từ 25 - 33 lần và vượt quá tiêu chuẩn B (TCVN 5942 – 1995) từ 1,2 – 1,7 lần. Trên sông Đáy, hàm lượng NH4+ tại các vị trí đo đạt từ 0,06 – 1,5 mg/l vượt quá tiêu chuẩn A từ 1,2 – 30 lần. Hàm lượng NH4+ tại các điểm đo trên các sông thuộc nội thành Hà Nội đạt trên 20mg/l vượt tiêu chuẩn B từ 10 – 20 lần Nguy hại hơn mức ô nhiễm đang tăng dần theo thời gian từ 2002 – 2003. Xã Yên Sở trong năm 2002 kết quả đo đạc cho thấy hàm lượng NH4+ là 37,2 mg/l đến năm 2003 tăng lên 45,2 mg/l, phường Bách Khoa mức ô nhiễm NH4+ từ 9.4 – 14,7mg/l có nơi chưa từng bị ô nhiễm NH4+ xong nay cũng đã vượt TCCP như Long Biên, Tây Mỗ, Đông Ngạc... hiện bản đồ nguồn nước bẩn bị nhiễm bẩn đã lan rộng ra toàn thành phố. Theo Lê Huy Hoàng mức ô nhiễm các hợp chất N và P trong nước dưới đất ở Hà Nội đang tăng lên. Diện tích nước dưới đất bị nhiễm bẩn tăng từ năm 1992 – 1995. Điều tra 109 giếng của 28 nhà máy nước có 48,6% số giếng khoan nhiễm bẩn bởi NH4+ trên 63% giếng nhiễm bẩn NO3-, 4% nhiễm bẩn NO2- 2.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHÂN BÓN HÓA HỌC Ở VIỆT NAM 2.3.1 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam 2.3.1.1. Số lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng tại Việt Nam trong thời gian qua Mặc dù cho đến nay vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, nhưng phải công nhận rằng thuốc BVTV đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ và tăng năng suắt cây trồng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Do đó, nhiều nông dân coi thuốc bảo vệ thực vật như một thứ thần dược duy nhất để bảo vệ sản lượng trên diện tích nhỏ nhoi của họ mà lãng quên đi mặt trái của chúng. Theo thống kê của Cục Tài Nguyên Môi Trường, lượng HCBVTV được sử dụng ở Việt Nam từ năm 1986 – 1990 khoảng 13 nghìn – 15 nghìn tấn (Hoàng Lê, 2003) và thống kê của Viện Bảo Vệ Thực Vật Việt Nam, năm 1990 lượng thuốc bảo vệ thực vật từ 10.300 tấn lên 33.000 tấn, đến năm 2003 tăng lên 45.000 tấn và năm 2005 là 50.000 tấn (Phương Liễu, 2006). Đây là con số đáng báo động Theo Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết (năm 2000) hàng năm Việt Nam sử dụng 14-15 ngàn tấn HCBVTV bình quân lượng thuốc sử dụng trên 1 ha gieo trồng là 0.4-05 kg a-i/ha. Vùng Sông Thuận Hải là 1.7-3.5kg a-i/ha .Vùng rau Hà Nội là 6.5-9.5kg a-i/ha. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là 1.5-2.7kg a-i/ha. Hòa Bình là 3.2-3.5kg a-i/ha Trong những năm qua, cùng với việc mở rộng diện tích, sự chuyển dịch cơ cấu và quá trình đầu tư thâm canh tăng năng suất các loại cây trồng đặc biệt là việc sử dụng ngày càng nhiều các giống lúa Trung Quốc, diện tích nhiễm sâu bệnh ngày càng tăng, do đó lượng thuốc BVTV đươc dụng cũng có xu hướng tăng lên. Theo thống kê của cục BVTV, Tổng Cục thống kê và Tổng Cục Hải Quan thì lượng thuốc nhập khẩu vào việt Nam năm 1998 là 42738 tấn thành phẩm, tăng gấp 2 lần so voi năm 1991. lượng thuốc trừ sâu không có xu hướng tăng lên nhưng cũng không có xu hướng giảm đi, trong khi đó lượng thuốc trừ bệnh tăng từ 2600 tấn năm 1991 lên 7532 tấn năm 1996 và 10.406 tấn năm 1998. lượng thuốc trừ cỏ có xu hướng tăng nhanh và cho đến nay đã cao hoơn thuốc trừ bệnh. Nhìn vào tỷ trọng các loại thuốc thì tỷ trọng thuốc trừ sâu tuy có giảm nhưng vẫn đang dẫn đầu trong 3 nhóm thuốc này. Tuy nhiên, đây là con số thống kê theo con đường nhập khẩu chính thức, thực tế thì lượng thuốc nhập lậu vào nước ta cũng không nhỏ, trong khi đó phần lớn thuốc được nhập khẩu là các loại thuốc trừ sâu có giá rẻ và dĩ nhiên đó là các thuốc có độ độc cao thậm chí đã bị hạn chế hay cấm sử dụng như Methaidophos, Methyl parathion v.v Năm Tổng số (tấn) Giá trị (triệu USD) Thuốc BVTV Khối lượng (tấn) Tỉ lệ (%) 1990 21.600 9,5 17.590 82,2 1991 20.300 22,5 16.900 83,3 1992 23.100 24,1 18.000 76,4 1993 24.800 33,4 18.000 72,7 1994 20.380 58,9 15.226 68,3 1995 25.666 100,4 16.451 64,1 1996 32.751 124,3 17.352 53,0 Bảng 2.5: Lượng thuốc BVTV được sử dụng ở Việt Nam từ năm 1990 – 1996 Theo các báo gần đây nhất cũng như các kết quả điều tra của Viện BVTV thì việc lạm dụng và sử dụng các thuốc BVTV có độ độc cao, thậm chí các loại thuốc bị hạn chế và thuốc cấm sử dụng vẫn đang diễn ra trong sản xuất. 2.3.1.2. Chủng loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam Mặc dù số lượng hoạt chất và thương phẩm được đăng ký sử dụng ở việt Nam trong những năm qua còn tăng nhanh hơn lượng thuốc sử dụng. Năm 1992 chỉ có 77 hoạt chất với 96 tên thương phẩm khác nhau thì các năm sau lần lượt tăng lên 111 (1993); 132 (1994); 231 (1995); 240 (1996); 257 (1997); 257 (1998); và 296 vào năm 1999 và lượng tên thương phẩm tương ứng là 159 (1993); 259 (1994); 413 (1995); 590 (1996); 707 (1997); 773 (1998) và 784 vào năm 1999. Tuy vậy số chủng loại thuốc được sử dụng trên đồng ruộng còn rất thấp so với số lượng đăng ký trên. Theo kết quả đều tra của Hoàng Anh Cung và CTV (1995), nông dân miền Bắc chỉ sử dụng phổ biến 12 loại thuốc BVTV trong đó chủ yếu là lân hữu cơ và Cacbonate, có 2/12 loại thuộc nhóm độc I, 5 loại thuộc nhóm độc II và 4 loại thuộc nhóm độc III, IV. Năm 1996, Nguyễn Duy Trang và CTV đã tiến hành điều tra và cũng cho các nhận xét tương tự. Theo kết quả điều tra năm 1997 – 1998, Hà Minh Trung và CTV cũng cho thấy nông dân miền Bắc chỉ sử dụng phổ biến 6 loại thuốc trừ sâu và 3 thuốc bệnh trên lúa, 13 thuốc sâu và 4 thuốc bệnh trên rau, 12 thuốc trừ sâu và 4 thuốc bệnh trên chè. Trên nho nông dân sử dụng tới 15 thuốc sâu và 15 thuốc bệnh. Có từ 11,8 đến 22,2% các loại thuốc trên thuộc nhóm độc I, 40,0 – 58,8% nhóm độc II, 11,1 – 30% nhóm độc III và 11,1 – 17,6% nhóm độc IV. Các thuốc đã bị hạn chế hoặc cấm sử dụng bao gồm: Wofatox (Metyl parothon), Monitor (Methamidophos); Kethane (Dicofol); Azodrin (Monocrotophos) và Thiodan (Endosulfan). Theo báo cáo của Chi Cục BVTV Hà Nội thì nông dân chỉ quen sử dụng 13 loại thuốc sâu, 4 loại thuốc bệnh cho rau và phần lớn các thuốc này thuộc thế hệ cũ, phổ tác dộng rộng, nhanh phát hiệu lực, giá rẽ nhưng rất độc. Gần đây, nông dân ở các vùng sản xuất đặc biệt là các vùng trồng rau, chè, nho đã lựa chọn và sử dụng nhiều loại thuốc tiên tiến thuộc nhóm Pyrethroid cũng như các thuốc trừ bệnh thuộc thế hệ mới. Tuy nhiên so với số lượng chủng loại thuôc đã được đăng ký sử dụng thì cũng còn quá nhiều loại thuốc bị lãng quên. Theo kết quả năm 1999 của Đào Trọng Aùnh, nông dân miền Bắc thường sử dụng 10 loại hoạt chất thuốc trừ sâu và 6 hoạt chất thuốc trừ bệnh trên lúa, còn nông dân miền Nam sử dụng 16 hoạt chất thuốc trừ sâu và 7 hoạt chất trừ bệnh. Trong số 17 hoạt chất trừ sâu được sử dụng trong cả hai khu vực trên có 3 hoạt chất thuộc nhóm độc I, và 12 hoạt chất thuộc nhóm độc II. Các thuốc được sử dụng phổ biến nhất là Cartap (78, 3% số hộ); Fenobucrb (64,8%) và Methamidophos(24,5%). Trên rau họ thập tự cũng chỉ có 17 hoạt chất trừ sâu trong đó có 6 thuốc thuộc nhóm lân hữu cơ, 1 thuốc Cacbamat, 5 thuốc Pyrethroid, 2 thuốc điều hòa sinh trưởng, 1 hỗn hợp và 2 thuốc thuộc nhóm khác. Hai trong số 17 thuốc thuộc nhóm độc I, 10 thuốc thuộc nhóm độc II, 1 thuốc thuộc nhóm độc III, và 4 thuốc thuộc nhóm độc IV. Các thuốc này được sử dụng phổ biến nhất là : Methamidophos (80,4%), sau đó đến Cypermethrin( 39,5%); CIDI-M (34,8%); Cartap (30,8%); Triclorfol (28,3%) và Methylparathion (25,4%) Trên chè có 14 hoạt chất trừ sâu tương tự. Trong đó các thuốc sử dụng phổ biến nhất là: Cartap (63,9%); Cypermethrin (62,4%); Fenonbucarb (58,3%); Methamydophos (40,8%) và Ethofenprox (42,2%). Năm 2001, khi điều tra tại các vùng sản xuất rau ở Hà Nội và vùng phụ can, tác giả Lê Thị Kim Oanh cũng xác định có 32 loại thương phẩm trừ sâu thuộc 29 hoạt chất khác nhau, trong đó có 8 thuốc thuộc nhóm lân hữu cơ, 5 thuốc Cacbamat, 6 thuốc Pyrethroid, 2 thuốc có nguồn gốc sinh học, 2 thuốc hỗn hợp và 4 thuốc điều hòa sinh trưởng. Trong số các thuốc trên có 3 thuốc thuộc nhóm độc I, 18 thuốc thuộc nhóm độc II, 3 thuốc thuộc nhóm độc III, và 4 nhóm thuốc thuộc nhóm độc IV. Trong vụ đông xuân 1998 – 1999 vẫn còn từ 60 – 91,1% số hộ nông dân sử dụng Methamidophos, sang năm 1999 – 2000 và 2000 – 2001 có xu hướng giảm xuống chỉ còn 3,3 – 12,2%, cá biệt có xã không sử dụng nữa như: Tiền Phong – Mê linh. Các hoạt chất được sử dụng phổ biến khác là Profenofox, Fenitrothion, Fenvalerate, Etofenprox, Fipronil và Abacmetin. Theo kế hoạch điều tra của chúng tôi năm 2002, nông dân hiện đang sử dụng 27 hoạt chất trừ sâu phổ biến trên luau, rau và chè với 41 tên thong mại khác nhau trong đó có 5 hoạt chất thuốc nhóm độc I, 19 nhóm độc II, 3 thuốc nhóm độc IV. Trên lúa, nông dân thường sử dụng 14 hoạt chất trừ sâu trong đó có 5 hoạt chất thuộc nhóm lân hữu cơ, 3 hoạt chất Carpamate, 2 hoạt chất thuộc nhóm Pyrethroid và 4 hoạt chất thuộc nhóm khác. Trong 14 hoạt chất trên có 3 hoạt chất thuộc nhóm hoạt chất khác. Các chất đang sử dụng phổ biến nhất là Padan, Regent, Ofatox, Bassa và Trebon. Hiện vẫn còn xấp xỉ 30% số hộ còn sử dụng thuốc cấm Wofatox và 2,94% số hộ sử dụng Monitor. Trên rau, nông dân sử dụng 25 hoạt chất trừ sâu với trên 35 tên thương mại khác nhau, tron đó có moat hoạt chất thuộc nhóm Clo hữu cơ, 4 nhóm lân, 5 Carbamate, 7 Pyrethroid và 8 hoạt chất thuộc các nhóm khác. 4 trong số 25 hoạt chất trên thuộc nhóm độc 1, 2 hoạt chất thuộc nhóm độc IV, các hoạt chất còn lại đều thuộc nhóm độc II. Các thuốc đang được sử dụng phổ biến nhất là Fipronil, Etofenprox, Cartap, Cypermethrin, Alpha Cypermethrin, Bennofucarb, Fenvalerate, Abacmetin, Dimethoate và Triclorfon. Trên chè, nông dân chỉ dùng một thuốc thuộc nhóm Carbamate và 6 thuốc thuộc các nhóm khác, trong đó có 1 nhóm thuộc nhóm độc I, 2 thuốc thuộc nhóm độc IV và 4 thuốc thuộc nhóm độc II (xem bảng 2.5) Bảng 2.6: Danh sách các loại thuốc trừ sâu đang được nông dân sử dụng chủ yếu trên lúa, rau, chè tại một số địa phương năm 2002 STT Tên hoạt chất Tên thương mại Nhóm thuốc Nhóm độc % số hộ sử dụng Trên lúa Trên rau Trên chè 1 Endosulfan Cyclodan 35EC Clo hữu cơ I 4,92 2 Diazinon Basudin 40EC, 50EC 10G Lân hữu cơ II 16,38 11,32 3 Dimethoate Bi58 40EC; Bitox 40 EC, 50EC II 2,94 32,82 4 Methamidophos Monitor 50EC I 2,94 8,19 5 Methyl parathion Wofatox 50EC I 29,41 6 Triclorfon Dipterex 90EC II 4,97 19,67 7 Benfuracarb Oncol 20EC Carbamate II 18,31 8 Carbaril Sevin 43FW II 1,64 9 Cartap Padan 95 SP II 93.1 27,8 10 Fenobucrb Bascide 50EC, II 37 6,66 33,34 Bassa 50EC, Superkill 50EC, Vibacide 50EC, 11 Nereistoxin Sát trùng đan 95 BTN, Netoxin 90 WP II 13,23 11,47 12 Cypermethrin Sherpa 10EC, 25EC, Carmethrin 10EC, Cyperkill 5EC, Cymerin 5EC Pyreth -roid II 4,41 32,79 13 α Cypermethein Bestox 5EC, Vifast 5ND, α 5EC, Fastac 5 EC, Motox 5EC II 8,82 31,29 14 Cyfluthrin Baythroid 5 SL II 1,64 15 Deltamethrin Decis 2, 5 EC II 8,19 16 Lambda cyhalothrin Karate 2, 5EC I 2,4 17 Fenvalerate Vifenva 20 ND, Sumicidin 10EC II 56,64 18 Permethrin Ambush 50EC II 3,28 19 Fenitrothion + Triclorfin Ofatox 400EC Hỗn hợp II 29,41 8,19 20 Phosalon + Cypermethrin Sherzol EC II 3,28 21 Fenpyroximate Ortus 50 EC Pyraz Ol II 1,64 25,0 22 Imidacloprid Admire 50EC Chlor Onicot Inyl II 4,41 3,28 25,0 23 Propargite Comite 73EC Sulfite ester IV 16,67 24 Fipronil Regent 800WG Nhóm khác I 73,53 67,21 25,0 25 Etofenprox Trebon 10EC, 20Wp IV 38,2 45,6 8,83 26 Abacmetin Tạp kỳ 1,8EC, II 1,47 26,22 25,0 Vertimex 1, 8EC 27 Bacillus thuringiensis Defin WG Sinh học IV 3,28 Tổng 27 41 10 Trên lúa các loại trừ bệnh đang được sử dụng phổ biến là Validamycin, Isoprothiolane, Carbendanzim, Triacyclazole, Ediphenphos, Oxolinic Acid và Sai ku zuo. Trên rau nông dân thường sử dụng 9 hoạt chất chính là Carbendazim, oxyclorua đồng, Zineb, Hexaconazole, Kasuramycin, Mancozeb, Matalaxyl, Propyconezol và Thiphanate methyl. Như vậy qua các kết quả trên cho thấy xu hướng sử dụng thuốc trong nông dân hiện đang có sự thay đổi, họ đã quan tâm đến việc lựa chọn các loại thuốc thế hệ mới để sử dụng thay thế cho các thuốc có độ độc cao nhằm đáp ứng yêu cầu của một nền nông nghiệp sạch. Tuy có một thực trạng là hiện nay nông dân đã nhận thức được sự độc hại của các loại thuốc cấm nên họ thường giấu diếm và không khai nhận là mình có sử dụng, song qua quan sát và khai thác từ các nguồn thông tin khác nhau cho thấy việc sử dụng các loại thuốc cấm như: Monitor, Wofatox, Kenthan v.v đang có xu hướng giảm xuống. Nếu trong năm 1996 – 1998 từ 60% - 100% nông dân ở các vùng trồng rau sử dụng các thuốc này (Hà Minh Trung, 1998; Nguyễn Duy Trang, 1996; Nguyễn Văn Hải, 1997) thì hiện nay con số này đã giảm đáng kể. Số lượng chủng loại thuốc sử dụng cũng có xu hướng đa dạng hơn, đặc biệt trên cây rau nông dân đã biết sử dụng luân phiên nhiều loại thuốc để khắc phục tính kháng của sâu hai. Tuy vậy, so với con số 123 hoạt chất và 394 tên thương mại thì số lượng chủng loại thuốc đang được nông dân sử dụng quả còn ít ỏi 2.3.1.3. Thực trạng về vần đề lựa chọn sử dụng các dạng thuốc an toàn đối với môi trường Mặc dù nhiều công ty sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam đang cố gắng cho ra đời những dạng thuốc mới tiên tiến, ít gay ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người sử dụng như dạng viên tan (WG), dạng dung dịch hòa tan (SL), dạng huyền phù đậm đặc (SC), dạng vi hạt (WDG), dang AE, dạng ME hay AF v.v Trước năm 1994 chỉ có 19 dạng thương phẩm được đăng ký sử dụng trong đó chủ yếu là dạng EC, WP, GR, SP, SC, FW hay dạng bột D. Đến năm 1997, nhiều dạng thuốc mới đã bắt đầu được đăng ký sử dụng như dạng: WG, WDG, F, ME, SG, AE, AF v.v đua tổng số dạng thuốc lên 29 dạng. Tuy vậy số lượng thuốc thong phẩm được tạo ra dưới dạng tiên tiến trên còn quá thấp. Các dạng thuốc cũ như dạng nhũ dầu (EC) hay dạng bột thấm nước (WP) vẫn chiếm đa số. Cho đến nay vẫn còn sấp sỉ 40% chủng loại thuốc ở dạng EC, 30% ở dạng WP (xem bảng 1.3). Hơn thế nữa các thuốc được tạo thành phẩm dưới dạng tiên tiến mặc dù đã được đăng ký nhưng vì những lý do về thương mại ví dụ như giá thành sản phẩm, thị hiếu của người tiêu dùng v.v vẫn rất ít được sử dụng trong sản xuất. Kết quả điều tra ở bảng 1.1 cũng cho thấy rõ rằng, trong số 41 loại thuốc thong phẩm đang được nông dân sử dụng chỉ có 1 thuốc dạng SL, 2 thuốc dạng WG, 1 thuốc dạng SP, 1 thuốc dạng FW, 1 dạng SC, 3 dạng WP, 32 loại thuốc còn lại đều ở dạng EC. Mặc dù vậy, cho đến nay các cơ quan quản lý vẫn chưa có chính sách nào để khuyến khích các công ty để sản xuất và thong mại các dạng thuốc tiên tiến và an toàn đối với mội trường. Trong công tác huấn luyện, thông tin và tuyên truyền cũng đang có rất ít chú trọng đến việc khuyến cáo nông dân lựa chọn các dạng thuốc mới để sử dụng. Bảng 2.7: Các dạng thuốc bảo vệ thực vật đang đăng ký sử dụng tại Việt Nam Dạng thuốc 1994 1997 2000 Dạng sữa EC 163 336 379 Dạng thuốc thấm WP 89 213 241 Dạng guyền phù đậm đặc SC 19 44 58 Dạng hat GR 22 47 54 Dạng dung dịch hòa tan SL 7 31 42 Dạng boat hòa tan SP 7 26 27 FW 6 10 8 Dạng boat D 7 8 9 DS 1 11 14 O/W emulsions EW 3 3 5 Dang lỏng L 3 3 8 Dạng phun thể tích nhỏ ULV 2 3 1 Dạng FC 1 1 1 Dạng LF 1 1 1 Dạng AC 1 1 3 Erosion E 1 1 4 Dry flowable (DF) 10 11 Dạng viên tan WG 5 10 Dang vi hạt WDG 1 Flowable suspension (F) 1 4 A 1 1 DBMU 1 1 DP 1 1 Dạng nhão 4 5 S 1 1 Microemulsions (ME) 2 TC 1 Suspension granule (SG) 1 Encapsult (EL) 4 AF 1 Aerosol (AE) 3 FL 1 4 Microcapsul suspension (CS) 1 1 Tổng dạng thuốc 19 29 29 2.3.1.4. Vấn đề lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất Gần đây đã có khá nhiều báo cáo đề cập đến hiện tượng lạm dụng thuốc BVTV như tăng số lần và nồng độ thuốc phun, không đảm bảo thời gian cách ly, phun định kỳ không theo diễn biến của dịch hại. Các hiện tượng này đã trở thành phổ biến ở hầu hếtø các vùng sản xuất đặc biệt là trên cây trồng bị nhiễm nhiều sâu bệnh như rau thập tự, chè v.v Theo Hoàng Anh Cung và CTV (1995), Nguyễn Duy Trang và CTV (1996) nông dân trồng rau vùng ngoại thành Hà Nội phần lớn vẫn đang sử dụng thuốc định kỳ hoặc bắt chước nhau, do đó số lần và lượng thuốc phun còn cao hơn nhiều so với yêu cầu của thực tế. Trong vụ bắp cải sớm, nông dân có thể phun 7 – 10 lần thuốc với lượng phun từ 4 – 10 kgai/ha, trên cà chua là 15 – 20 lần, đậu chính vụ là 8 – 12 lần với lượng thuốc từ 8,0 – 21,6 kg/ha. Phần lớn nông dân không tuân thủ thời gian cách ly khi phun thuốc. Tương tự, Chi Cục BVTV Hà Nội cũng thông báo rằng có 100% nông dân vùng ngoại thành Hà Nội vẫn phun thuốc định kỳ để tránh rũi ro, có tới 50% nông dân tự tiện tăng nồng độ thuốc lên gấp đôi, 70% không tuân thủ thời gian cách ly. Theo Nguyễn Văn Hải (1997), trên bắp cải nông dân thường phun 10 – 13 lần, sup lơ 10 – 15 lần, đậu đũa 10 – 12 lần và cà chua 10 – 13 lần. Theo GS. Hà Minh Trung và CTV (1998), số lần phun thuốc lên lúa thường cao gấp 2 – 2,5 lần so với nhu cầu, trên rau từ 2 – 6 lần, chè 1,5 – 2 lần và nho là 2,0 lần. Lượng thuốc dùng trên cây trồng trên cũng lần lượt tăng 3,0; 2,5 – 7; 4 – 5 và 2,0 lần. Theo Lê Thị Kim Oanh (2002), nông dân vùng ngoại thành Hà Nội thường phun thuốc từ 9,7 – 15,1 lần thuốc trên rau với lượng phun cao gấp 1,7 đến 2,4 lần so với khuyến cáo. Ở thành phố Hồ Chí Minh, theo báo cáo năm 1996 cũng khẳng định nông dân vùng ngoại thành phải phun thuốc 20 – 30 lần thuốc trên rau bắp cải, còn trên cây nho, nông dân ở Ninh Thuận phải phun tới 80 lần/ vụ. Theo kết quả khảo sát gần đây của chúng tôi, trên cây rau thập tự vụ sớm nông dân thường phun từ 4,0 – 15 lần thuốc có trên 40% số hộ phun từ 7 – 8 lần. Với cây rau chính vụ và vụ muộn thì số lần phun còn cao hơn nhiều. Trên lúa nông dân phải phun từ 2 – 4 lần, phổ biến là 3 lần. Như vậy nếu so sánh với các số liêu điều tra được trước đây thì số lần sử dụng thuốc cũng như lượng thuốc dùng không có xu hướng giảm xuống. Bên cạnh việc tăng lượng dùng và số lần sử dụng, nông dân thường tăng nồng độ thuốc phun. Việc tăng nồng độ thuốc phun có thể xuất hiện dưới 2 dạng: + Khi phun thuốc thấy sâu không chết, nông dân có thể tăng lượng thuốc dùng trên một bình phun. + Hai là nông dân vẫn giữ nguyên lượng thuốc phun nhưng giảm lượng nước phun theo khuyến cáo, như vậy vô hình chung họ đã tăng nồng độ thuốc phun. Theo kết quả điều tra của Viện BVTV năm 1995 và 1996, hầu hết nông dân vùng trồng rau thườøng tăng nồng độ thuốc từ 1,5 – 2 lần, còn nông dân vùng trồng lúa thường chỉ phun với lượng nước tối đa là 300 l/ ha, giảm 1/3 so với khuyến cáo. Kết quả điều tra của Đào Trọng Ánh (2001) cũng cho thấy nông dân các vùng trồng lúa đều tăng nồng độ thuốc phun lên tối đa 3 lần, còn nông dân vùng trồng rau phổ biến tăng tối đa từ 1 – 3 lần, cá biệt có hộ tăng nồng lên lớn hơn 5 lần, nông dân vùng trồng chè cũng tăng nông độ thuốc từ 2 – đến 3 lần, cá biệt có hộ tăng lên từ 3 – 4 lần. Theo kết quả điều tra thì có 80% nông dân giảm lượng nước phun trên lúa. Trong đó xấp xỉ 70% số hộ tăng nồng độ thuốc từ 1,5 – 2 lần, có rất ít hộ tăng nồng độ trên 2 lần. Trên các vùng rau, việc tăng nồng độ thuốc (đặc biệt là thuốc sâu) là khá phổ biến, phần lớn là tăng 1,5 – 2 lần. Khoảng 35% số hộ tăng từ 2 – 2,5 lần, cá biệt có hộ tăng trên 3 lần. Trên cây chè, do phần lớn các vùng sản xuất trên đồi cao cách xa nguồn nước nên nông dân chỉ phun 1,5 – 2 bình /sào tương đương với 350 – 500 l/ha, thấp hơn nhiều so với khuyến cáo. Việc tăng nồng độ thuốc phun không chỉ làm giảm hiệu quả kinh tế của thuốc, gay ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái đặc biệt là ảnh hưởng KSTĐ, dư lượng của thuốc trong đất và nông sản mà còn làm tăng sức ép quần thể dẫn phát sinh tính kháng thuoc61cua3 sâu hại. Khi thấy sâu kháng thuốc ,nông dân càng tăng nồng độ và số lần phun thuốc. Việc hỗn hợp các loại thuốc cũng đang trở thành xu hướng diễn ra khá phổ biến: Nông dân thường hỗn hợp thuốc với kỳ vọng là có thể tạo ra moat loại thuốc mới có tác động rộng, có thể trừ đồng thời nhiều loại sâu bệnh và nâng cao hiệu quả của thuốc. Tuy nhiên do thiếu kiến thức về hỗn hợp thuốc, nên các hỗn hợp thường không hợp lý. Các loại thuốc do nông dân tự hỗn hợp không những không có tác dụng hỗ trợ cho nhau mà đôi khi còn làm giảm tác dụng. Thực tế trên đồng ruộng ít khi nhiều đối tượng dịch hại xuất hiện đỉnh cao cùng lúc với nhau, do đó hỗn hợp thuốc không chỉ lãng phí thuốc, gay ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường mà còn đôi khi gây hưởng đến cây trồng và hệ sinh thái. Theo kết quả điều tra thì ở các vùng trồng lúa 45,8% số hộ tự hỗn hợp 2 loại thuốc, 15,8% hỗn hợp tới 3 loại thuốc. Ở các vùng trồng rau có tới 66,5% số hộ hỗn hợp 2 loại thuốc với nhau, 28,3 % số hộ hỗn hợp 3 loại thuốc với nhau và 18,3 số hộ hỗn hợp trên 3 loại thuốc. Theo Lê Thị Oanh (2001) thì có xấp xỉ 80% nông dân ở các vùng trồng rau hỗn hợp 2 loại thuốc với nhau và 6,6 – 12,2% hỗn hợp trên 2 loại. Nông dân trồng luau thường hỗn hợp thuốc sâu với thuốc bệnh. Trong khi vùng trồng rau thường hỗn hợp giữa thuốc sâu với thuốc sâu và 2 loại thuốc sâu với 1 – 2 loại thuốc bệnh. 2.3.1.5 Nguyên nhân của việc lạm dụng thuốc và sử dụng không hợp lý thuốc BVTV a. Hạn chế trong nhận thức và năng lực quản lý dịch hại của người nông dân: Nhận thức và năng lực quản lý dịch hại của nông dân có lẽ là nguyên nhân chủ yếu và đã được rất nhiều báo cáo đề cập. Sự hạn chế trước hết là khả năng nhận biết và phát hiện sớm các đối tượng hại. Phần lớn nông dân hiện nay còn hạn chế trong việc nhận biết các loại dịch hại đặc biệt là việc phát hiện và phát hiện sớm sự xuất hiện cũng như mức độ xuất hiện của dịch hại để tiến hành phòng trừ kịp thời Theo kết quả điều tra cho thấy trừ đối tượng cào cào và châu chấu chỉ có 5 – 55% nông dân ở các vùng sản xuất có khả năng nhận biết được nay đủ được các loại dịch hại phổ biến trên luau, rau và chè, 4 – 9,3% biết được thời điểm mẫn cảm nhất của cây trồng đối với cá đối tượng dịch bệnh phổ biến và nhỏ hơn 6,6% số nông dân biết được thời điểm phòng trừ hợp lý (Dào Trọng ÁNh, 2001). Tuy vậy những nông dân trên chủ yếu chủ yếu phát hiện được dịch hại vào nhừng pha điển hình nhất hay thông qua triệu chứng hại khi đã rõ rệt. Ví dụ: khi sâu cuốn lá làm tổ, bệnh đạo ọn hay khô vằn đã rõ hình thù vết bệnh. Hầu hết nông dân không phát hiện được các pha khác của sâu hại như trưởng thành và trứng Do đó khi nông dân phát hiện được sâu hại thì đã quá muộn để các loại thuốc phát huy được hiệu lực. Qua các kết quả nghiên cứu đều cho thấy dù đối với loại sâu dễ trừ nhất là sau cuốn lá thì cũng phải phun thuốc khi sâu còn ở tuổi nhỏ (1 -2 tuổi), nếu sâu đã lớn thì khó phát huy được hiệu quả của thuốc. Hạn chế thứ hai là nông dân kong6 có khả năng phát hiện và lợi dụng các ký sinh thiên địch trên đồng ruộng; cũng như đối với các đối tượng dịch hại, tỷ lệ nông dân có khả năng điều tra, phát hiện và nhận biết các loài ký sinh thiên địch trên đồng ruộng là rất thấp (>20%). Trong khi đó không phải ai cũng có khả năng phát hiện và nhận biết các loại ký sinh thiên địch cũng có khả năng lợi dụng chúng để hạn chế dịch hại vì họ không có nay đủ kiến thức về mối quan hệ sự tương thích giữa thời điểm phát sinh của ký sinh và ký chủ cũng như mối tương quan về mật độ giữa chúng để có thể khống chế được dịch hại. Thứ 3 là nông dân còn hạn chế kiến thức về thuốc BVTV và việc sử dụng hợp lý chúng trên đồng ruộng. Có một điều hết sức nghịch lý là khi chúng ta làm bất cứ moat việc gì đều phải có kiến thức về lĩnh vực đó, nhưng hiện nay trong cả nước có ít nhất 11,5 triệu người đang trực tiếp sử dụng và tiếp xúc với thuốc BVTV là lĩnh vực rất chuyên sâu và độc hại lại rất thiếu kiến thức về thuốc BVTV. Hầu như bất kể ai, người già, người trẻ, đàn ông, đàn bà khi can đều có thể mua và sử dụng thuốc mà không can hiểu về nó. Họ mua theo kinh nghiệm, bắt chước nhau hay theo lời khuyên của các đại lý thuốc giống như mua một vật dụng thông thường. Vì không hiểu biết về thuốc nên họ cũng không đọc nhãn thuốc trước khi đi phun. Theo số liệu điều tra cho thấy chỉ có 38,5% nông dân vùng luau, 43,8% nông dân vùng rau và 39,6 nông dân vùng chè đọc nhãn trước khi phun thuốc như tỷ lệ hiểu về các hướng dẫn trên nhãn thuố như hoạt chất, hàm lượng hoạt chất, lượng dùng không quá 15%. Do vậy, việc lạm dụng thuốc hoặc phun sai thuốc là điều không tránh khỏi. Khi sử dụng không hợp lý, thuốc BVTV không những không trừ được dịch hại mà đôi khi còn mang hiệu quả ngược lại và đặc biệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi trường. Tác hại của việc sử dụng thiếu hiểu biết về thuốc BVTV thể hiện rõ rệt nhấ là đối với thuốc trừ cỏ. Gần đây có nhiều trường hợp do sử dụng nhằm hay sử dụng bình thuốc trừ sâu còn sót thuốc trừ cỏ đã gây tác hại nghiêm trọng trong sản xuất. Do thiếu kiến thức về quản lý dich hại và thuốc bảo vệ thực vật nên nông dân thường sợ rủi ro khi áp dụng các kien thức IPM, do vậy hiện tượng phun thuốc đinh kỳ theo kinh nghiệm, phun ngay khi có sâu bệnh xuất hiện, phun theo hàng xóm đã xảy ra khá phổ biến. Theo các kết quả điều tra gần nay cho thấy vẫn còn xấp xỉ 60% nông dân các vùng trồng rau (kể cả vùng có truyền thống sản xuất rau và hiện đang được thực hiện chương trình sản xuất rau sạch), vẫn còn phun thuốc định kỳ, 13,8 – 21,6% phun theo nông dân khác, 21,2 – 35,8% phun khi có sâu xuất hiện. Trên luau có trên 80% số hộ phun khi phát hiện thấy sâu bệnh và dưới 15% sử dụng ngưỡng phòng trừ khi phun thuốc. Do vậy số lần phun thuốc trong một vụ tăng lên rất cao. Do thiếu kiến thức về thuốc BVTV nên hiện tượng tăng nồng độ thuốc, hỗn hợp thuốc v.v cũng đang xảy ra khá phổ biến. Thực tế trong những năm qua việc tăng cường và mở rộng chương trình IPM mà trọng tâm là huấn luyện cho người nông dân đã có kết quả rõ rệt. Nhận thức của nông dân về quản lý tổng hợp dịch hại được cải thiện rất nhiều. Nhiều người dân đã hiểu được tác hại của thuốc BVTV và sự cần thiết phải giảm sử dụng thuốc. Bản thân họ cũng mong muốn giảm sử dụng thuốc để giảm chi phí sản xuất. Vấn đề là họ không có khả năng để quản lý dịch hại một cách hợp lý vì: Nhiều người dân khi được huấn luyện lại không phải là người trực tiếp sản xuất hay đảm nhận việc phòng trừ sâu bệnh. Để áp dụng được kiến thức quản lý dịch hại tổng hợp người nông dân phải có một lượng kiến thức rất rộng, bao quát và linh hoạt. Hơn thế nữa những hướng dẫn về kỹ thuật IPM với đối tượng dịch hại chỉ là những hướng dẫn chung, mang tính nguyên lý còn việc áp dụng nó phải phu thuộc rất nhiều vào tình hình thực tế trên thửa ruộng của người nông dân. Điều đó có nghĩa là người nông dân phải thực sự là những chuyên gia trên thửa ruộng của họ. Với những gì đã phân tích ở phần thực trạng trên đây thì ý tưởng biến người nông dân Việt Nam thành những chuyên gia quả là không tưởng hoặc ít nhất không phù hợp với thời điểm hiện tại. b. Cơ chế sản xuất nhỏ, cá thể và có nhiều người tham gia sử dụng thuốc gây khó khăn cho công tác giám sát và quản lý sử dụng. Có thể nói sử dụng thuốc là bước cuối cùng trong quá trình luân chuyển của thuốc BVTV. Nó chịu ảnh hưởng của nhiều quy trình quản lý khác nhau như quản lý đăng ký, xuất khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh, quảng bá Ví dụ: hiện tượng còn sử dụng các loại thuốc cấm một phần là do công tác quản lý xuất nhập khẩu chưa tốt. Tuy nhiên chỉ xét trên góc độ sử dụng thì phải công nhận rằng việc quản lý trong khâu sử dụng thuốc BVTV của chúng ta còn chưa tốt. Mặc dù pháp lệnh BVTV và KDTV đã có những điều khoảng quy định rõ ràng về trách nhiệm về người sử dụng vật phẩm (thuốc BVTV) song việc giám sát, kiểm trathì quả là khó có tính khả thi, lực lượng thanh tra BVTV thậm chí không đủ nhân lực và điều kiện để quản lý và thanh tra chặt chẽ đối với 19.000 đon vị kinh doanh thuốc trong cả nước chứ chưa tính đến việc thanh tra 11,5 triệu hộ dân đang tham gia sử dụng thuốc. Bên cạnh đó phương pháp và tiêu chuẩn về thanh tra sử dụng thuốc BVTV cũng chưa được đưa ra cụ thể, gây lung túng cho lực lượng giám sát Mặc dù hiện nay chúng ta làm tốt công tác quản lý đăng ký, sản xuất, gia công để tạo cho việc sử dụng một cách có hiệu quả thuốc BVTV. Nhưng có thể nói công tác giám sát và quản lý sử dụng sau đăng ký hầu như còn bỏ trống. Chúng ta chỉ biết được hiện nay có bao nhiêu loại thuốc có trong danh mục mà không biết được có bao nhiêu loại hiện không còn sử dụng, các loại thuốc đó được sử dụng ở vùng nào, trong bao lâu, cây trồng nào, lượng dùng bao nhiêu. Điều này không chỉ gây khó khăn trong công tác điều tra giám sát mà còn gây khó khăn cho công tác nghiên cứu và khuyến nông. Trước sự cảnh báo của toàn xã hội về tác động xấu của thuốc bảo vệ thực vật đối với mội trường, sức khỏe con người và chất lượng nông sản, gần đây mỗi năm nhà nước phải chi khá nhiều tiền cho công tác thanh tra, cho các đề tài nghiên cứu và có rất nhiều cơ quan đã vào cuộc, song có thể nói rằng phần lớn kết quả chỉ thêu dệt thêm được bức tranh toàn cảnh về vấn đề lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất mà nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế trong nhận thức của người nông dân. Lý do chính trong việc hạn chế của các kết quả nghiên cứu là do chưa quản lý được vấn đề sử dụng nên phần lớn đề tài chỉ tập trung vào công tác xác định xác định thực trạng. Hai là chúng ta nghiên cứu đối tượng mà chỉ biết nó qua danh mục chứ không biết hiện nó ở đâu. Tất cả các nguyên nhân về tính kháng thuốc cũng như về ảnh hưởng tiêu cực của thuốc đến môi trường, ký sinh thiên địch đều là phỏng đoán hay dựa cào các mô hình thực nghiệm và còn quá chung chung. Ơû nơi này, nơi khác quan sát thấy cá chết, rau chết nhưng không biết cụ thể thuốc nào đã ảnh hưởng, thuốc nào không ảnh hưởng. Có chang là chúng ta bố trí một ruộng phun thử trong khi chúng ta đều biết rằng nghiên cứu về ảnh hưởng sinh thái đều phải qua quan sát trong một thời gian dài. Một vấn đề nữa cũng cần đặt ra là liệu nhà nước có đủ tiền để thường xuyên chu cấp cho các nghiên cứu này không trong khi chúng ta đều biết, có chăng nó chỉ giải quyết phần ngọn. Tuy vấn đề lộn xộn trong sử dụng phần lớn là do cơ chế thị trường hóa trong kinh doanh song chúng ta không thể không nhắc đến việc thiếu vắng một cơ chế, biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ và có hiệu quả hơn thuốc BVTV trong quá trình sử dụng. c. Sự lộng xộn về chủng loại, phẩm chất và giá cả đã gây lúng túng cho người sử dụng “Có quá nhiều loại thuốc để cho cán bộ kỹ thuật nhớ và hướng dẫn nông dân chứ chưa nói là để cho nông dân lựa chon” đó là ý kiến hầu hết của các đơn vị quản lý mà đã thu thập được trong quá trình điều tra. Hiện tượng thuốc giả, thuốc kém phẩm chất đặc biệt là thuốc được sản xuất từ Trung Quốc, giá thành rẽ đang chiếm lĩnh thị trường. Do phần lớn nông dân hiện vẫn chưa nhận thức được sự khác biệt về phẩm chất hoặc nhận thức được nhưng vẫn còn ham giá rẽ nên các thuốc này chiếm được một lượng lớn trên thị trường. Nhiều loại thuốc có hiệu quả rất thấp nên nông dân phải phun lại nhiều lần. Vì giá thuốc quá rẽ (2000-5000đ/sào) nên nhiều nông dân đã lạm dụng và sẵn sàng phun bất cứ lúc nào có điều kiện. d. Công tác hướng dẫn kỹ thuật BVTV còn hạn chế. Mặc dù trong những năm qua, chương trình IPM đã được mở rộng và tăng cường công tác huấn luyện cho nông dân, nhưng số lượng người tham gia chương trình còn rất hạn chế. Tuy số lượng người tham gia rất lớn song có nhiều người tham gia trong nhiều lớp khác nhau. Nội dung giảng dạy về thuốc BVTV còn chưa sâu, mặc khác nhiều nhiều loại hoặc nhóm thuốc mới chưa được phổ cập đến nông dân. Chưa kể nhiều người dân không thể nhớ nổi những kiến thức đã được học hoặc người dân được học nhưng lại không trực tiếp tham gia sản xuất. Hàng năm chúng ta có rất nhiều loại, nhóm thuốc mới được đưa vào sản xuất. Vì vậy vấn đề hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân phải được xác định là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và rộng khắp. Trong khi đó chúng ta lại không có đủ lực lượng và năng lực tài chính để tổ chức và thực hiện công việc này. Trong khi trên thế giới nông dân tiếp nhận thông tin từ cán bộ kỹ thuật là 45%, theo người bán hàng la 15%, bắt chướt nhau 12%, theo nhãn thuốc lá 17% và 11% tu nguồn khác. Thì ở Việt Nam có tới 73,8% người dân sử dụng thuốc theo lời khuyên của đại lý thuốc, 13,7% là bắt chướt lẫn nhau và chỉ có 12,5% là phun theo hướng dẫn của kỹ thuật hoặc tự mua thuốc. e. Công cụ phun rải thuốc kém chất lượng cũng làm giảm hiệu quả thuốc và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng Theo báo cáo của Vũ Lữ (1998) thì hiện nay nông dân phỏ biến vẫn đang sử dụng các loại bơm tay đeo vai được sản xuất từ các cơ sở trong nước và từ Trung Quốc. Nhưng phần lớn các bơm này không đủ tiêu chuan chất lượng vẫn rất hay xảy ra hỏng hóc các phu kiện như vòi phun, can phun, bình tích áp v.v làm cho kích thước hạt thuốc to, không đồng đều, do đó hiệu quả của thuốc bị giảm đáng kể. Mặt khác, khi bơm hỏng dễ bị rò rĩ thuốc ra ngoài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người phun. 2.3.2 Tình hình sử dụng phân bón hóa học tại Việt Nam Việt Nam là một nước nông nghiệp trồng lúa nước nhưng so với thế giới mãi đến năm 50 của thế kỷ này mới bắt đầu làm quen với phân bón hóa học. Tuy vậy mức độ sử dụng phân bón hóa học ở Việt Nam mỗi năm một tăng. Năm 1980 cả nước sử dụng 500.000 tấn phân đạm (quy về đạm tiêu chuẩn) và trên 200.000 tấn phân lân ( quy về super photphat đơn). Đến năm 1990 đã sử dụng 2,1 triệu tấn phân đạm và 650.000 tấn phân lân Mức độ sử dụng phân bón hóa học (N + P2O5 + K2O) trong 17 năm (1985 – 2001) tăng bình quân 9%/năm và đang có xu hướng mỗi năm tăng khoảng 10% trong thời gian tới. Từ năm 1985 đến nay sử dụng phân đạm tăng trung bình 7,2%/năm, phân lân tăng 13,9%/năm, phân kali tăng tốc độ cao nhất 23,9 %/năm. Tổng lượng dinh dưỡng (N + P2O5 + K2O) sử dụng năm 1985/1986 là 385,6 ngàn tấn, năm 1989/1990 là 541,7 ngàn tấn thì năm 1990/2000 là 2234,0 ngàn tấn tăng 5,8 lần so với năm 1985/1986 Trong 5 năm trở lại đây (2001 – 2005) lượng dinh dưỡng sử dụng cho trồng trọt đang ngày một gia tăng: Bảng 2.8: Số lượng phân hĩa học được sử dụng qua các năm Đơn vị: 1000 tấn dinh dưỡng Năm N P2O5 K2O NPK (kg/ha) Tỷ lệ N:P2O5:K2O 2000/2001 1245,5 475,0 390,0 171,5 1:0,38:0,31 2001/2002 1071,4 620,2 431,9 165,5 1:0,58:0,4 2002/2003 1251,8 668,0 411,0 179,7 1:0,53:0,33 2003/2004 1317,5 733,2 480,0 - 1:0,56:0,36 2004/2005 1385,5 806,6 516,0 - 1:0,58:0,37 (Nguồn: Đất và phân bón, Bùi Huy Hiền, 2005) Theo bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ở nước ta lượng phân bón sử dụng trong nông nghiệp ngày càng tăng cả về số lượng và chủng loại. Hàng năm ít nhất có 1.420 loại phân bón khác nhau được đưa ra thị trường. Trong đó phân đơn, phân NPK khoảng 1.084 loại, phân hữu cơ – khoáng, phân vi sinh, phân trung – vi lượng và các loại phân khác. Nhìn chung, mức sản xuất và sử dụng dinh dưỡng cho cây trồng thấp và không cân đối. Phân đạm ure mới chỉ đáp ứng được 10% so với nhu cầu sản xuất, phân lân đáp ứng 60 – 70%, phân Kali phải nhập khẩu hoàn toàn Hàng năm nhập khẩu khoảng 1,4 triệu tấn ure/năm 200 – 300.000 tấn lân/năm và 150 – 200.000 tấn/năm Kali [18]. Tỷ lệ dinh dưỡng trung bình thế giới là N : P2O5 : K2O là 1 : 0,47 : 0,36 trong đó các nước đang phát triển tỷ lệ này là 1 : 0,37 : 0,17. Ở Việt Nam mới chỉ đạt 1 : 0,23 : 0,04 mức độ sử dụng phân bón khác nhau ở nhiều vùng Lượng phân bón sử dụng cho lúa không đều giữa các vùng trong cả nước. Liều lượng phân hóa học sử dụng đối với lúa ở Đồng Bằng sông Hồng 155 – 210 kg NPK/ha, vùng Đồng Bằng sông Cửu Long 150 – 200 kg NPK/ha một vụ. Khoảng 80% lượng phân học sử dụng ở nước ta tập trung ở vùng trồng lúa Tuy nhiên, do hệ số sử dụng đạm của lúa không cao nên lượng đạm bón cho lúa cao hơn nhiều so với nhu cầu. Trên các loại đất khác nhau tỷ lệ liều lượng phân bón cho lúa rất khác nhau Mặc dù lượng phân bón hóa học ở nước ta còn chưa cao so với một số quốc gia phát triển song đã tồn tại một số hạn chế gây sức ép lên vấn đề môi trường do: Sử dụng không đúng kỹ thuật nên hiệu quả phân bón thấp NPK là 1,0 : 0,3 : 0,1 trong khi tỷ lệ thích hợp là : 1 : 0,5 : 0,3. Chất lượng phân bón không đảm bảo: Hiện nay ngoài lượng phân bón nhập khẩu do nhà nước quản lý hoặc các doanh nghiệp công nghiệp trong nước sản xuất, còn một lượng lớn phân bón nhập lậu không được kiểm soát và một số cơ sở nhỏ lẻ sản xuất trong nước không đảm bảo chất lượng. Chính lượng phân bón này gây ra áp lực và ảnh hưởng xấu tới môi trường đất CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 3.1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TẾ VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT Ở CÁC VÙNG NGOẠI THÀNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Bảng 3.1: Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên một số cây trồng tại vùng ngoại thành , thành phố Hồ Chí Minh (7/2010) STT Tên nông dân Cây trồng Số lần phun thuốc trong 1 vụ Định kỳ phun thuốc Loại thuốc Thời gian cách ly Thời gian thu hoạch 1 Nguyễn Thị Loan Rau nhúc 2 15 ngày/ lần Reasgant, Padan, thuốc dưỡng lá 1 ngày 3lần / tháng/ vụ 2 Trần Thanh Hải Rau nhúc 3 10 ngày/ lần Reasgant, thuốc dưỡng lá 1 ngày 3 lần/ tháng/ vụ 3 Nguyễn Văn Cường Mướp đắng 6 1 tuần/ lần Cyperan, Baythroid 7 ngày 45 ngày/ vụ 4 Nguyễn Thị Hồng Sen Mướp đằng 6 10 ngày/ lần Cyperan, Baythroid, Sherpa 7 ngày 45 ngày/ vụ 5 Thùng Thị Như Ý Mướp đắng 4 10 ngày/ lần Cyperan, Confider 7 ngày 45 ngày/ vụ 6 Nguyễn Duy Hoàng Mướp đắng 7 7 ngày/ lần Cyperan , Sherpa 7 ngày 50 ngày/ vụ 7 TRần Thị Hồng Trúc Dưa chuột 4 7 ngày/ lần Cyperan, 7 ngày 30 ngày/ vụ 8 Trần Thanh Dung Dưa chuột 7 5 ngày/ lần Confidor, Sherzol, Biocin 7 ngày 35 ngày/ vụ 9 Nguyễn Hữu Mẫn Dưa chuột 4 7 ngày/ lần Cyperan, Confidor 10 ngày 30 ngày/ vụ 10 Lê Thị Thơ Bí 5 10 ngày/ lần Basudin, Sumithion 7 ngày 50 ngày/ vụ 11 Nguyễn Ngọc Văn Cải bẹ xanh 4 7 ngày/ lần Basudin, Cyperan 10 ngày 30 ngày/ vụ 12 Nguyễn Thị Hiền Cải bẹ xanh 5 7 ngày Basudin, Biocin, Cyperan 7 ngày 35 ngày/ vụ *Nhận xét về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Kết quả điều tra trên 12 hộ nông dân trồng rau ở Hóc Môn và Củ Chi cho thấy, hầu hết các loại rau trồng đều phun thuốc bảo vệ thực vật, chủ yếu là thuốc trừ sâu. Theo phỏng vấn, nông dân phun thuốc với định kỳ 5 – 10 ngày/lần. So với các kết quả điều tra của các tác giả khác, kết quả này khá thấp, có lẽ là nông dân không dám nói thật. Tuy vậy điều tra cũng cho thấy nông dân sử dụng thuốc trừ sâu bệnh khá tùy tiện. Việc phun thuốc không dựa vào mật độ của dịch hại mà chỉ phun theo định kỳ. Chủng loại thuốc chủ yếu là nhóm Pyrethroid, Cyperan, Sherpa, Baythoid, một số thuốc hạn chế sử dụng trên cây ngắn ngày như Basudin và Sumithion vẫn được sử dụng. Các loại thuốc có nguồn gốc sinh học ít được chú ý sử dụng trong việc phòng trừ sâu và bệnh hại rau. Thời gian cách ly: kat61 quả ở bảng 3.1 cho thấy thời gian cách ly của thuốc kéo dài từ 7 – 10 ngày, có 2 hộ chỉ cách ly có 1 ngày. Đây là vấn đề đặc biệt lưu ý nhằm hạn chế ảnh hưởng của thuốc đến sức khỏe con người. 3.2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TẾ VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN HÓA HỌC Ở CÁC VÙNG NGOẠI THÀNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Bảng 3.2: Tình hình sử dụng phân bón hóa học một số cây trồng tại vùng ngoại thành , thành phố Hồ Chí Minh (7/2010) STT Tên nông dân Cây trồng Số lần bón trong 1 vụ Định kỳ bón phân Loại phân 1 Nguyễn Thị Loan Rau nhúc 3 10 ngày/ lần Phân bón lá, vượt đọtù 2 Trần Thanh Hải Rau nhúc 3 10 ngày/ lần Thuốc bón lá, vượt đọt, dưỡng rễ 3 Nguyễn Văn Cường Mướp đắng 6 7 ngày/ lần Urê, Super lân, Kai 4 Nguyễn Thị Hồng Sen Mướp đằng 6 7 ngày/ lần Urê, Super lân, Kai 5 Thùng Thị Như Ý Mướp đắng 6 7 ngày/ lần Urê, Super lân, Kali 6 Nguyễn Duy Hoàng Mướp đắng 7 1 tuần/ lần Urê, DAP, Urê, Super lân, Kai 7 TRần Thị Hồng Trúc Dưa chuột 3 10 ngày/ lần Lân, Urê, phân chuồng, Kali 8 Trần Thanh Dung Dưa chuột 3 10 ngày/ lần Urê, Super lân, Kali, Đạm, 9 Nguyễn Hữu Mẫn Dưa chuột 3 15 ngày/ lần Urê, Super lân, Kali, phân chuồng, Đạm 10 Lê Thị Thơ Bí 7 10 ngày/ lần N, P, K, Phân chuồng 11 Nguyễn Ngọc Văn Cải bẹ xanh 3 10 ngày/ lần N, P, K, Ure, Phân chuồng 12 Nguyễn Thị Hiền Cải bẹ xanh 5 15 ngày/ lần Urê, N, P, K, phân chuồng *Nhận xét về việc sử dụng phân bón hóa học Chủng loại phân: nông dân chủ yếu sử dụng phân hóa học là N, P, K để bón qua đất và phun qua lá. Mặc dù hiện nay, nhiều loại phân có nguồn gốc hửu cơ được phát hiện nhưng vẫn được áp dụng rộng rãi tại các vùng trồng rau ở TPHCM. Định kỳ bón: so với thuốc hóa học, định kỳ phân bón và phun phân hóa học có dài hơn, khoảng từ 7 – 15 ngày/ lần phun, bón. Việc sử dụng phân bón hóa học cũng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm Về liều lượng sử dụng: theo phỏng vấn, nông dân sử dụng phân bón với liệu lượng tùy tiện không theo chuẩn mực. Tóm lại: Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học với chủng loại và liều lượng tùy tiện. Thời gian cách ly ngắn : 1 - 10 ngày, chủ yếu là 7 ngày. CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN Sử dụng PBHH và thuốc BVTV vào trong ngành nông nghiệp là chìa khóa của sự thành công trong “cách mạng xanh” và đảm bảo nhu cầu về lương thực. Đây cũng là một trong những thành tựu to lớn của cách mạng khoa học kỹ thuật và cũng là một trong những phát minh quan trọng của con người ở thế kỷ XX. Tuy mức dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón, kim loại nặng để lại trong đất canh tác thấp hơn nhiều so với giới hạn tiêu chuẩn cho phép, song sự hiện diện của chúng trong đất, nước, nông sản cũng chứng tỏ rằng có sự tích lũy của chất độc trong các môi trường thành phần này. Đây là một vấn đề đáng lo ngại về sự ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe con người khi tiếp xúc với phân hóa học và thuốc BVTV , một khi lượng phân bón và thuốc BVTV được chú trọng hơn trong nông nghiệp thì chúng sẽ tồn dư lớn trong môi trường và ảnh hưởng nhiều hơn đến sức khỏe của con người. Việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học ở Việt Nam đang ở mức báo động cả về số lượng và chủng loại. Việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật tại thành phố Hồ Chí Minh mang tính tùy tiện và tự phát không được sự hướng dẫn của các nhà chuyên môn. 4.2 KIẾN NGHỊ Đẩy mạnh hơn công tác quản lý thuốc BVTV tại các nơi bán thuốc BVTV. Nghiêm cấm việc buôn bán thuốc không có tên trong danh mục thuốc cấm, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, nghiêm cấm các loại thuốc lậu. Biên soạn tài liêu hướng dẫn việc sử dụng thuốc BVTV hợp lý, có hiệu quả đối với từng loại cây trồng, thực hiên theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, đúng cách). Phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn cho người tiêu dùng các loại sản phẩm có sử dụng thuốc BVTV. Giảm mức thấp nhất gây tác động cho môi trường xunh quanh. Huy động các lực lượng khoa học, các chuyên gia tham gia vào việc tuyên truyền giúp dỡ người dân hiểu rõ hơn về việc sử dụng thuốc BVTV, tác hại của thuốc BVTV đối với môi trường xung quanh và con người. Mở rộng phạm vi ứng dung IPM trên cây màu, cây ăn trái. Đặc biệt đối với cây màu khuyến khích sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ và các loại sau bệnh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDO AN.doc
  • doc3. Lời cảm ơn - tóm tắt - viết tắt - bảng - hình.doc
  • doc5. Mục lục.doc
  • doc7. Tài liệu kham thảo.doc
  • docnhan xet.doc
  • docten de ta.doc
Tài liệu liên quan