Khóa luận Thực trạng hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam và giải pháp phát triển

Thành quả đất nước ta đạt được qua những năm đổi mới - nhất là 10 năm gần đây, đã tạo thế và lực mới; công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đã có những bước tiến cơ bản; các mặt xã hội, trình độ dân trí, chất lượng nguồn lực và tính năng động trong xã hội được nâng lên; tình hình chính trị xã hội cơ bản được ổn định. Mặc dù khái niệm “Doanh nghiệp vừa và nhỏ” mới được xuất hiện sau thời kỳ đổi mới (năm 1986) song khu vực này đã phát triển với tốc độ rất nhanh kể cả về số lượng, đóng góp đáng kể cho GDP và thu hút một số lượng lớn lao động trong xã hội. Những thành quả kinh tế nước ta đều có sự đóng góp không nhỏ của SME trong đó có hoạt động xuất khẩu. Tỷ trọng của khu vực này trong xuất khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam đã lên tới 48,5% vào năm 2002, xấp xỉ bằng khu vực quốc doanh. Đặc biệt có những ngành hàng mà sự tham gia của khu vực SME chiếm tỷ trọng lớn như xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, rau quả chế biến Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là một nhiệm vụ quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Những biện pháp hỗ trợ của nhà nước có thể khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát huy được tính chủ động, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng các mối liên kết với các laọi hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường; phát triển sản xuất kinh doanh , tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động.

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam và giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclvanmoi1.doc
  • docbialvanthuy.doc
  • docMuc luc thuy.doc