MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1
1.1. Lý do chọn đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 2
1.3. Phương pháp nghiên cứu 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
2.1. Những vấn đề chung về tín dụng Ngân hàng 4
2.1.1. Khái niệm: 4
2.1.2. Bản chất của tín dụng: 4
2.1.3. Chức năng của tín dụng: 4
2.1.4. Vai trò của tín dụng: 5
2.1.5. Các loại tín dụng Ngân hàng 5
2.2. Qui trình tín dụng 6
2.2.1. Ý nghĩa của việc thiết lập qui trình tín dụng 6
2.2.2. Quy trình tín dụng ngắn hạn cụ thể tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang 8
2.3. Bảo đảm tín dụng 12
2.3.1. Giới thiệu chung về các hình thức bảo đảm tín dụng 132
2.3.2. Các hình thức bảo đảm tín dụng 13
2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động 14
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN 16
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển 16
3.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn 16
3.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang 17
3.2. Cơ cấu tổ chức - chức năng nhiệm vụ các phòng ban 18
3.2.1. Cơ cấu tổ chức 18
3.2.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban. 18
3.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh An Giang (2006 - 2007) 20
3.3.1. Các lĩnh vực họat động 220
3.3.2. Kết quả họat động kinh doanh 22
3.4.Đánh giá thuận lợi, khó khăn và phương hướng kinh doanh năm 2008 24
3.4.1. Thuận lợi: 24
3.4.2. Khó khăn: 24
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CN AN GIANG 26
4.1. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang 26
4.2. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại SCB – An Giang 28
4.2.1. Phân tích doanh số cho vay 28
4.2.1. Phân tích doanh số thu nợ 32
4.2.3. Phân tích tình hình dư nợ 35
4.2.4. Tình hình nợ quá hạn 39
4.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của SCB – An Giang trong năm 2007 41
4.4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại SCB - An Giang 43
4.4.1. Một số biện pháp tăng huy động vốn 44
4.4.2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng 45
4.4.4. Một số biện pháp hạn chế nợ quá hạn 46
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 488
TỔNG QUAN
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua hoạt động tín dụng Ngân hàng có nhiều chuyển biến tích cực, bằng nhiều chế tài tín dụng thích hợp, cụ thể là đã làm cho diện mạo của công tác đầu tư, cho vay thêm phần sinh động và hiệu quả. Mặc dù vậy, trong quá trình vận hành vẫn còn một số vấn đề cần được xem xét và trao đổi.
Bên cạnh đó, trong 4 tháng đầu năm 2007, hoạt động huy động vốn và tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế tiếp tục được mở rộng và đạt mức tăng trưởng cao. Nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế đã và đang tăng trưởng ở mức cao; Việt Nam chính thức gia nhập WTO, tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế (trong đó có hệ thống tổ chức tín dụng) đang tích cực mở rộng hoạt động để nâng cao khả năng cạnh tranh, nên cung cầu tín dụng đều tăng. Trong đó, nhu cầu vốn tín dụng trung, dài hạn tăng do giải ngân cho một số dự án lớn của ngành vận tải biển, dầu khí, khai thác chế biến lâm sản; thị trường bất động sản đang lên, dẫn đến nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng; cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ tăng do đáp ứng các nhu cầu vay vốn nhập khẩu mặt hàng xây dựng tăng, lãi suất cho vay ngoại tệ thấp hơn lãi suất cho vay VNĐ và tỷ giá ổn định.
Tín dụng đã đáp ứng cơ bản được các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, đầu tư và tiêu dùng, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Các tổ chức tín dụng đã chú trọng kiểm soát quy mô tín dụng đồng thời với việc mở rộng huy động vốn và đảm bảo chất lượng tín dụng, nên tỷ lệ nợ xấu giảm so với cuối năm 2006. Cơ cấu tín dụng theo ngành, lĩnh vực có sự điều chỉnh theo hướng tăng tỷ trọng các ngành kinh tế trọng điểm. Hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần được nâng lên, tạo đà cho sự cạnh tranh về thị phần với các ngân hàng thương mại nhà nước với các ngân hàng thương mại nước ngoài.
Trong những năm gần đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã từng bước khẳng định và không ngừng lớn mạnh qua kết quả kinh doanh và niềm tin khách hàng khắp cả nước. Điển hình là từ đầu năm 2006 đến nay, hoạt động của SCB tăng trưởng ổn định và an toàn với tốc độ khá nhanh. Tính đến 31/7/2006 đã gặt hái được những thành tích đáng khích lệ. Tổng tài sản đạt 7.176 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế dân cư là 2.318 tỷ đồng. Hoạt động tín dụng đầu tư cũng có mức tăng trưởng đáng kể. Tổng dư nợ cho vay đạt 5.641 tỷ đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 4.675 tỷ đồng và dư nợ trung dài hạn đạt 966 tỷ đồng. Sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng hiện đại đã được đưa vào phục vụ khách hàng như thẻ ATM SCB Link, dịch vụ SMS Banking . góp phần mang lại cho khách hàng ngày càng nhiều tiện ích. Mức lợi nhuận tính đến cuối tháng 7 đạt 8.789 tỷ đồng bằng 175,7% lợi nhuận năm 2005. SCB đã góp phần vào sự thành công của các doanh nghiệp thông qua vốn đầu tư tín dụng.
Thông qua các vấn đề trên mà đề tài “ Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang” được tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn, để có nhận thức rõ hơn về hoạt động tín dụng cũng như chất lượng tín dụng tại các NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Sài Gòn nói riêng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Trong hoạt động Ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất và cũng gặp nhiều rủi ro nhất. Do đó, việc tìm hiểu về thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn là rất cần thiết. Hơn nữa, khi phân tích đề tài sẽ tập trung vào các yếu tố như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn nhằm hướng tới các mục tiêu sau:
+ Phân tích doanh số cho vay để phản ánh mức tăng trưởng tín dụng tại Chi nhánh có phù hợp với mục tiêu phát triển chung của toàn hệ thống.
+ Doanh số thu nợ để nói lên hiệu quả của công tác thu nợ tại SCB – An Giang.
+ Phân tích tình hình dư nợ nhằm xác định mức tăng trưởng tín dụng tại Chi nhánh, đồng thời phản ánh mức tăng trưởng này có phù hợp với kế hoạch do Ban lãnh đạo SCB đặt ra.
+ Nợ quá hạn để nói lên công tác quản lý, kiểm soát nợ quá hạn, đồng thời phản ánh chất lượng thật sự của hoạt động tín dụng thông qua sự tăng trưởng nợ quá hạn.
Từ đó đề ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại SCB – An Giang.
65 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1707 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng. Vì vậy trong thời gian qua, nguồn vốn huy động tại Chi nhánh Ngày càng tăng. Và tình hình huy động vốn đối với từng loại hình cụ thể như sau:
+ Tiền gửi tiết kiệm: đối với loại tiền gửi, khách hàng chủ yếu là các tầng lớp dân cư trong tỉnh, họ gửi tiền với mục đích là hưởng lãi, an toàn và được hưởng các tiện ích khác. Và loại tiền gửi này thì có rất nhiều sản phẩm tiết kiệm như: Tiền gửi rút gốc từng phần hưởng lãi suất bậc thang, tích lũy hưu trí, tặng thêm lãi suất đối với người từ 50 tuổi trở lên….do đó, tiền gửi tiết kiệm chiếm tương đối cao trong tổng nguồn vốn, cụ thể như: trong năm 2007, tiền gửi tiết kiệm đạt được 67.605 triệu đồng tăng 22.988 triệu đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2006. Sự tăng trưởng của loại tiền gửi này cho thấy đa số người dân, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh ngày càng làm quen với dịch vụ Ngân hàng, tin tưởng Ngân hàng. Thu nhập của người dân ngày càng cao nên tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư cũng tăng, điều này càng thể hiện tốt của các chương trình tiết kiệm dự thưởng và những chính sách thu hút khách hàng doanh nghiệp do SCB đưa ra.
+ Tiền gửi thanh toán: đối với loại tiền gửi này thì khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp trong tỉnh có quan hệ tín dụng với SCB, kết quả đạt được cụ thể như: trong năm 2006, loại tiền gửi này là 10.926 triệu đồng, đến năm 2007 đạt 36.604 triệu đồng, tăng 7,376 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 68 % so với năm 2006.
Nhìn chung, công tác huy động vốn ở SCB – An Giang đã đạt được những kết quả đáng kể, vốn huy động ngày càng tăng trong 2 năm qua. Để có được kết quả này thì SCB đã không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động tìm kiếm khách hàng, và thực hiện nhiều chính sách khuyến mãi để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, chính sự tăng trưởng này đã góp phần vào việc mở rộng kinh doanh của các thành phần kinh tế trong tỉnh, tạo sự phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng và của đất nước nói chung.
4.2. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại SCB – An Giang
4.2.1. Phân tích doanh số cho vay
Trong những năm gần đây kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng với tốc độ cao. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO là một cơ hội tạo đà đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển nhanh như vậy thì nhu cầu vốn cho nền kinh tế cũng tăng mạnh là một tất yếu.
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, SCB đã không ngừng nâng cao năng lực, tái cơ cấu và chấn chỉnh lại bộ máy hoạt động, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ cũng như quy trình quản lý. Bằng cách tung ra các sản phẩm tín dụng hấp dẫn, linh hoạt, phù hợp với từng vùng, từng nhóm đối tượng cụ thể, SCB đã cải thiện tình hình, nâng cao hiệu quả kinh doanh với tốc độ nhanh.
Ø Doanh số cho vay theo thời hạn
SCB – An Giang đầu tư tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn cho tất cả các TPKT trong các lĩnh vực khác nhau như: công nghiệp, xây dựng, kinh doanh, dịch vụ,… và mục đích của cho vay ngắn hạn là để bổ sung nhu cầu vốn lưu động, tài trợ nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, đầu tư TSCĐ đối với cho vay trung dài hạn…. hoạt động cấp tín dụng tại SCB – An Giang đều tăng trưởng qua các năm, với tốc độ tăng trưởng khá cao. Trong thời gian qua, SCB – An Giang đã đạt được kết quả như sau:
Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay
ĐVT: Triệu đồng
06 tháng năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch năm
2007/2 – 06 tháng năm 2006
Giá trị
Tỷ lệ
Ngắn hạn
23,717
171,607
62,087
262%
Trung và dài hạn
519
155,840
77,401
14,913%
Tổng
24,236
327,447
139,488
576%
(Nguồn: Phòng Tín dụng và bảo lãnh tại SCB - An Giang)
Biểu đồ 4.2: Doanh số cho vay theo thời hạn
Doanh số cho vay tăng trưởng theo các năm. Cụ thể là trong năm 2007 đạt 327.447 triệu đồng tăng 139.488 triệu đồng tăng gấp 5 lần so với năm 2006. Trong thời gian này, SCB – An Giang luôn bám sát mục tiêu phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh là phát triển kinh tế bền vững, nâng cao tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ, công nghiệp xây dựng…., Ngân hàng cũng bám sát vào phương hướng kinh doanh, các kế hoạch đã đề ra. Ngoài ra, SCB – An Giang cũng đang tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn và vừa, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Hơn nữa, SCB- An Giang còn mở rộng đối tượng khách hàng và có những chính sách ưu đãi riêng dành cho khách hàng nên số lượng khách hàng vay vốn ngày càng tăng, làm cho doanh số cho vay của SCB – An Giang liên tục tăng trong các kỳ.
Doanh số cho vay ngắn hạn
Trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng doanh số cho vay ( bình quân trên 70% tổng doanh số cho vay). Hơn nữa, cho vay ngắn hạn thường có lãi suất cao (từ 1% – 1.3%), phí dịch vụ là 0.1% điều này sẽ thuận lợi trong việc kinh doanh đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. An Giang là tỉnh phát triển đa dạng các ngành nghề nhưng phần lớn là các ngành nghề có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn nên việc cho vay của Ngân hàng cũng tập trung vào cho vay ngắn hạn là chính. Hơn nữa, mục đích của cho vay ngắn hạn là dùng để tài trợ nhu cầu tài sản lưu động, tài trợ xây dựng tạm thời, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Việc cho vay vốn lưu động tại SCB-An Giang tập trung vào việc mua nguyên vật liệu sản xuất công nghiệp, lương thực, phân bón…..
Trong thời gian qua, việc cấp tín dụng ngắn hạn luôn đạt doanh số cao, năm 2007, DSCV đạt 171.607 triệu đồng tăng 62.087 triệu đồng, tốc độ tăng gấp 62lần so với năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu của việc gia tăng này là do Ngân hàng đã thực hiện những chính sách tiếp thị để tìm kiếm khách hàng, hơn nữa cũng trong thời gian này Chi nhánh đã có sự thay đổi nhân sự từ lãnh đạo cho đến nhân viên. Ngoài ra, trong năm qua tình hình sản xuất nông nghiệp có nhiều thuận lợi, việc mua bán của các tiểu thương có phần khởi sắc, đa số kinh doanh có lời nên nhu cầu tăng vốn để mở rộng sản xuất làm doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên.
Doanh số cho vay trung và dài hạn
Hoạt động cho vay trung và dài hạn có doanh số chiếm tỷ trọng thấp hơn cho vay ngắn hạn. Đối với loại này, khách hàng vay chủ yếu với mục đích là thực hiện các dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất và hỗ trợ nhu cầu vốn trong tiêu dùng của cán bộ nhân viên,…. Mà các khoản cho vay này có thời gian thu hồi vốn lâu, thường có rủi ro tương đối lớn. Vì vậy, thận trọng trong việc thẩm định và xét duyệt cho vay đối với Ngân hàng là một việc hết sức cần thiết.
Bên cạnh cho vay ngắn hạn đạt doanh số cao thì cho vay trung và dài hạn cũng đạt được kết quả đáng kể như: trong năm 2007 DSCV tăng 77.401 triệu đồng, tốc độ tăng gần 15 lần so với năm 2006. Với sự tăng trưởng này là do trong đầu tháng 10 năm 2007, Ngân hàng có xuất cho vay một khách hàng lớn. Ngoài ra, DSCV tăng lên cho thấy nhu cầu vốn đầu tư của các đơn vị SXKD trong tỉnh tăng cao, các phương án SXKD có tính khả thi và có tính thuyết phục về hiệu quả kinh tế. Hơn nữa theo quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, cho phép các NHTM được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Nhờ sự thuận lợi này đã góp phần đưa DSCV trung và dải hạn tăng lên.
Lãi suất cho vay đối với thể loại này cao hơn cho vay ngắn hạn, với phương thức trả lãi hàng tháng và trả vốn gốc theo kỳ (3 tháng hoặc 6 tháng) nên phần nào hạn chế được rủi ro và thu lợi nhuận cao.
Tóm lại, hoạt động cấp tín dụng ở các NHTM nói chung và SCB – An Giang nói riêng thì tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng doanh số cho vay. Do đó thu nhập của Ngân hàng chủ yếu từ việc cấp tín dụng ngắn hạn. Ở mỗi phương thức cho vay ngắn hạn hay trung dài hạn đều có những mặt tích cực của nó, vì vậy tùy vào khả năng cung ứng vốn của Ngân hàng ở mỗi thời điểm, tùy vào nhu cầu của khách hàng cũng như xu hướng phát triển chung của nền kinh tế mà Chi nhánh quyết định nên bổ sung vốn vào loại hình kinh doanh nào để cho vay ngắn hạn tăng trưởng nhanh hay cho vay trung dài hạn. Vì thế, khi cho vay phải nhận thức tìm hiểu đầy đủ về khách hàng, xem xét đánh giá kỹ trước khi quyết định cho vay.
Ø Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Ta có số liệu về doanh số theo thành phần kinh tế cụ thể như sau:
Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
ĐVT
06 tháng năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch năm 2007/2 – 06 tháng năm 2006
Giá trị
Tỷ lệ
Doanh nghiệp
Triệu đồng
10,378
196,076
87,660
845%
Hộ SXKD cá thể
Triệu đồng
11,953
119,835
47,965
401%
Khác
Triệu đồng
1,905
11,536
3,863
203%
Tổng
Triệu đồng
24,236
327,447
139,488
576%
(Nguồn: Phòng Tín dụng và bảo lãnh tại SCB - An Giang)
Biểu đồ 4.3: Doanh số cho vay phân theo TPKT
SCB – An Giang đã đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng DSCV, nhất là đối với doanh nghiệp.
+ Trong năm 2007, DSCV doanh nghiệp là 196.076 triệu đồng tăng 87.660 triệu đồng, ứng với tốc độ tăng gấp 8 lần so với năm 2006. Nguyên nhân DSCV đối với loại hình này tăng là do trong năm qua Ngân hàng đã chú trọng, quan tâm, đẩy mạnh phát triển lĩnh vực này, thực hiện nhiều hình thức quảng cáo, tiếp thị, phát tờ rơi,…. Thu hút được sự quan tâm của khách hàng có nhu cầu vay vốn đến giao dịch.. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sử dụng tiền vay có hiệu quả nên cần vốn thêm để mở rộng quy mô. Ngoài ra, trong năm 2006, 2007 là năm mà các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh trong tỉnh đang chuẩn bị bước vào một sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nên cần vốn để tu sửa, xây dựng, đổi mới thiết bị công nghệ…Chính những điều này đã đưa DSCV doanh nghiệp tại Ngân hàng tăng lên với tốc độ cao so với năm trước.
+ Đối với hộ SXKD cá thể, Ngân hàng cũng rất chú trọng đầu tư phát triển tín dụng trong lĩnh vực này, phần lớn dân cư trong tỉnh An Giang đều sống dựa vào sản xuất nông nghiệp với các ngành như chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…., DSCV trong năm 2007 tăng 47.965 triệu đồng, tốc độ tăng gấp 4 lần so với năm 2006. Nguyên nhân DSCV tăng là do trong năm qua, tình hình dịch bệnh, dịch cúm gia cầm được ngăn chặn nên nhiều hộ SXKD đã bắt đầu chăn nuôi lại, mở rộng thêm quy mô. Tình hình giá cả nông sản trong năm tương đối ổn định, nông dân được mùa, việc sản xuất có lời, vì vậy nông dân có nhu cầu vay vốn để đầu tư thêm vào sản xuất. Hơn nữa, một số hộ nông dân thấy được tình hình chăn nuôi thủy sản có khả quan mang lại lợi nhuận cao nên cần vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Chính các nguyên nhân đó làm cho DSCV hộ SXKD cá thể ngày càng tăng.
+ Các thành phần còn lại thì tương đối thấp so với tổng DSCV. Cụ thể là trong năm 2006, DSCV đạt 1.905 triệu đồng, đến năm 2007, DSCV tăng 3.863 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng lên gấp 2 lần so với năm 2006.
Trong thời gian qua DSCV doanh nghiệp đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV. Từ đó mà thu nhập của Chi nhánh từ hoạt động cấp tín dụng cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng cần phải duy trì các khách hàng truyền thống, mở rộng quan hệ với các khách hàng mới để đảm bảo tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới.
Nhìn chung, tình hình cho vay tại Ngân hàng trong thời gian qua có doanh số cho vay đều tăng, nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do Ngân hàng rất chú trọng đến việc đầu tư tín dụng, Ngân hàng đã mở thêm phòng giao dịch thu hút được nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn đến giao dịch. Hơn nữa, sản phẩm vay của Ngân hàng đa dạng với nhiều hình thức như vay trả góp, cầm cố, tín chấp…..và phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên luôn vui vẻ, nhiệt tình, sẵn sàng trao đổi hướng dẫn khách hàng khi có yêu cầu. Ngoài ra, thủ tục, hồ sơ đăng ký vay vốn đơn giản, nhanh gọn. Do đó, Ngân hàng ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch.
4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ
Song song với nghiệp vụ cho vay thì hoạt động thu nợ cũng được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm đảm bảo việc thu hồi vốn được đầy đủ, và hoạt động cho vay tiếp tục được duy trì và phát triển. Vì vậy, việc thu nợ có hiệu quả hay không sẽ được thể hiện qua doanh số thu nợ. Ngoài ra, DSTN còn thể hiện khả năng đánh giá của CBTD có chính xác không, đồng thời cũng phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng và việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đem lại hiệu quả hay không.
Trong năm qua, tình hình thu nợ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang cũng đạt được kết quả đáng khích lệ, cụ thể như sau:
Ø Doanh số thu nợ theo thời hạn
Ta có bảng số liệu về tình hình thu nợ theo thể loại cho vay sau:
Bảng 4.4: Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay
ĐVT: Triệu đồng
06 tháng năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch năm
2007/2 – 06 tháng năm 2006
Giá trị
Tỷ lệ
Ngắn hạn
1,053
33,250
15,572
1,479%
Trung và dài hạn
11
1,706
842
7,655%
Tổng
1,064
34,956
16,414
1,543%
(Nguồn: Phòng Tín dụng và bảo lãnh tại SCB - An Giang)
Biểu đồ 4.4: Doanh số thu nợ theo thời hạn
Doanh số thu nợ ngắn hạn
Tình hình thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSTN. Bởi vì cho vay ngắn hạn luôn là thế mạnh của Ngân hàng và phù hợp với ngành nghề sản xuất của tỉnh. Tình hình thu nợ ngắn hạn tại Ngân hàng cũng đạt được doanh số tăng, năm 2007, DSTN tăng 15.572 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng gấp 14 lần so với năm 2006. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do công tác thu nợ đối với cho vay ngắn hạn tăng. Các hộ SXKD cá thể, doanh nghiệp đa số sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả nên việc thu nợ của Ngân hàng cũng rất thuận lợi.
Doanh số thu nợ trung và dài hạn
DSTN trung và dài hạn cũng đạt được kết quả đáng khích lệ. Cụ thể năm 2007, DSTN tăng 842 triệu đồng, tốc độ tăng gấp 76 lần so với năm 2006. Do đặc điểm của thể loại vay này là cho vay trong thời gian dài và thu nợ trong nhiều kỳ, thu dần qua nhiều năm, do đó khó đánh giá được tình hình thực tế trong năm. Nhưng đề có được kết quả này, cho thấy các cán bộ tín dụng đã có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn khách hàng, trong công tác thẩm định, theo dõi quá trình sử dụng vốn vay và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng thời hạn.
Đối với thu nợ theo thể loại cho vay, sau khi cho vay, cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, theo dõi sự biến động giá cả thị trường. Từ đó, Ngân hàng sẽ nắm vững tình hình hoạt động SXKD của khách hàng.
Ø Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế:
Ta có bảng số liệu về thu nợ theo TPKT như sau:
Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
ĐVT: Triệu đồng
06 tháng năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch Năm 2007/2 – 06 tháng năm 2006
Giá trị
Tỷ lệ
Doanh nghiệp
850
5,672
1,986
234%
Hộ SXKD cá thể
111
22,690
11,234
10,121%
Khác
103
6,594
3.194
3,101%
Tổng
1,064
34,956
16,414
1,543%
(Nguồn: Phòng Tín dụng và bảo lãnh tại SCB - An Giang)
Biểu đồ 4.5: Doanh số thu nợ phân theo TPKT
Công tác thu nợ của Chi nhánh trong thời gian qua đạt được kết quả cũng tương đối tốt. Năm 2007, DSTN tăng 16.414 triệu đồng, ứng với tốc độ tăng gấp 15 lần so với năm 2006.
+ DSTN đối với doanh nghiệp chiếm tương đối cao trong tổng thu nợ cụ thể như: năm 2007, DSTN đạt 5.672 triệu đồng tăng 1.986 triệu đồng, tốc độ tăng gấp 2 lần so với năm 2006. Trong thời gian qua, Ngân hàng cho vay nhiều và đa số khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả, kinh doanh có lời nên thực hiện trả nợ đầy đủ cho Ngân hàng. Vì vậy việc thu nợ của Ngân hàng cũng rất thuận lợi và có hiệu quả.
+ Đối với hộ SXKD cá thể thì DSTN cũng đạt được khá tốt, năm 2007 DSTN tăng 11.234 triệu đồng, tốc độ tăng gấp 101 lần so với năm 2006. Đạt được kết quả này là do CBTD đã thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng nhằm phát hiện kịp thời việc sử dụng vốn sai mục đích, luôn nhắc nhở khách hàng trả nợ và lãi cho Ngân hàng đúng hạn. Bên cạnh đó, việc chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của nhiều hộ SXKD có hiệu quả, năng suất tăng, bán được giá cao. Vì vậy có khả năng trả nợ gốc và lãi đúng hạn góp phần làm cho DSTN trong năm tăng lên.
+ Các thành phần khác thì thu nợ chiếm tương đối thấp so với tổng thu nợ cụ thể như: năm 2007 DSTN tăng 3.194 triệu đồng, tốc độ tăng gấp 31 lần so với năm 2006. Điều này cho thấy sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng đạt kết quả khá tốt nên trả nợ và lãi cho Ngân hàng cũng đúng hạn làm cho DSTN của Ngân hàng ngày càng tăng.
Qua phân tích tình hình thu nợ tại Chi nhánh SCB – An Giang thì các khách hàng thực hiện trả lãi và gốc đúng thời hạn. Do đó, công tác thu nợ cần tập trung vào các đối lượng là doanh nghiệp và các hộ SXKD cá thể, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, nhắc nhở khách hàng trả nợ và lãi đúng thời hạn.
Qua kết quả về tình hình thu nợ tại SCB – An Giang có thể thấy rằng thu nợ ngắn hạn luôn đạt doanh số cao hơn thu nợ trung, dài hạn và hộ SXKD cá thể là lĩnh vực chiếm tỷ trọng thu nợ cao hơn các lĩnh vực khác. DSTN tăng cho thấy sự nổ lực trong công tác thu nợ của CBTD. Nhìn chung, tình hình thu nợ đối với các TPKT có sự chuyển biến mạnh mẽ, cho thấy hoạt động cấp tín dụng của Chi nhánh có sự chuyển biến tích cực, vì thế chúng ta có thể đánh giá được công tác lựa chọn khách hàng của các CBTD tại Chi nhánh là khá tốt, nên đa số khách hàng trả nợ đúng thời hạn nên thu nợ của Chi nhánh cũng tăng lên đáng kể.
Tóm lại, công tác thu nợ là rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng, nó đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất kể từ khâu tiếp xúc khách hàng đến khâu thẩm định. Bởi vì nếu có sai sót hoặc có rủi ro thì sẽ dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy, cán bộ tín dụng cần phải thận trọng, thường xuyên kiểm tra, đánh giá, theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng từ lúc vay vốn đến lúc trả nợ và lãi đầy đủ cho Ngân hàng.
4.2.3. Phân tích tình hình dư nợ
Tình hình dư nợ của Ngân hàng cho ta biết được thực trạng hoạt động tín dụng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ ngắn hạn hay trung và dài hạn đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của Ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Do đó, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao DSCV mà còn nâng cao mức dư nợ.
Dư nợ là kết quả của quá trình tăng trưởng tín dụng, nó phản ánh một cách thực tế tình hình cho vay, thu nợ tại Ngân hàng có đạt hiệu quả hay không. Qua đó cho ta thấy quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng, phản ánh chính xác, đầy đủ lượng vốn đầu tư mà Ngân hàng góp phần vào phát triển kinh tế của tỉnh tại thời điểm xem xét, điều này được thể hiện qua kết quả dư nợ cho vay sau:
Ø Dư nợ cho vay theo thời hạn
Bảng 4.6: Dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay
ĐVT: Triệu đồng
06 tháng năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
năm 2007/2 – 06 tháng năm 2006
Giá trị
Tỷ lệ
Ngắn hạn
22,664
138,357
46,515
205%
Trung và dài hạn
508
154,134
76,559
15,071%
Tổng
23,172
292,491
123,074
531%
(Nguồn: Phòng Tín dụng và bảo lãnh tại SCB - An Giang)
Biểu đồ 4.6: Dư nợ cho vay theo thời hạn
Tổng dư nợ cho vay của SCB – An Giang tăng đều qua các năm. Cụ thể là tổng DNCV trong năm 2007 là 292.491 triệu đồng tăng 123.074 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng gấp 5 lần so với năm 2006.
Tương ứng với sự gia tăng của tổng dư nợ cho vay thì tỷ lệ biến động của dư nợ cho vay đối với từng thể loại cụ thể như sau:
Dư nợ cho vay ngắn hạn:
Cùng với DSCV thì dư nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tại Ngân hàng. Tình hình dư nợ ngắn hạn cũng đạt được kết quả khá cao, nhất là dư nợ ngắn hạn năm 2007 tăng 46.515 triệu đồng, tốc độ tăng gấp 2 lần so với năm 2006. Qua kết quả này ta thấy cho vay ngắn hạn là chủ yếu trong Ngân hàng với thời gian cho vay ngắn, thu hồi vốn nhanh, góp phần làm tăng vòng quay vốn tín dụng. Nguyên nhân của việc dư nợ tăng là do trong thời gian qua nền kinh tế của tỉnh phát triển sôi động, các mặt hàng xuất khẩu ngày càng tăng, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng nhiều. Do đó, dư nợ ngắn hạn cũng được tập trung ngày càng nhiều.
Dư nợ cho vay trung và dài hạn:
Dư nợ trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng thấp hơn dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ. Trong thời gian qua, tình hình dư nợ trung và dài hạn đạt được kết quả như sau: năm 2006 là 508 triệu đồng, đến năm 2007 dư nợ này lên đến 154.134 triệu đồng tăng 76.559 triệu đồng, ứng với tốc độ tăng trưởng gấp 150 lần so với năm 2006. Nguyên nhân là do loại hình cho vay trung và dài hạn được chú trọng đẩy mạnh nên đạt DSCV tăng qua các năm. Hơn nữa, các khoản dư nợ cho vay đối với loại này có đặc điểm là không thể thu hồi trong thời gian ngắn mà phải kéo dài trong vài năm. Do vậy mà dư nợ năm trước vẫn tồn đọng sang năm sau dẫn đến dư nợ của Ngân hàng trong năm tiếp theo tăng lên.
Nhìn chung, hoạt động tín dụng của SCB – An Giang vẫn tiếp tục phát triển với dư nợ ngày càng tăng.Để có được kết quả này thì ngoài sự lãnh đạo của Ban giám đốc, các Trưởng phòng thì còn có sự nổ lực của các cán bộ tín dụng. Vì các cán bộ tín dụng đã làm tốt trong công tác của mình, từ đó tạo thêm uy tín cho Ngân hàng đối với khách hàng.
Ø Dư nợ cho vay theo TPKT:
Như đã trình bày thì SCB – An Giang cũng mở rộng tín dụng đối với mọi thành phần kinh tế. Do đó, kết quả dư nợ cho vay đối với TPKT được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.7: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế
ĐVT: Triệu đồng
06 tháng năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
Năm 2007/2 – 06 tháng 2006
Giá trị
Tỷ lệ
Doanh nghiệp
9,528
190,404
85,674
899%
Hộ SXKD cá thể
11,842
97,145
36,731
310%
Khác
1,802
4,942
669
37%
Tổng
23,172
292,491
123,074
531%
(Nguồn: Phòng Tín dụng và bảo lãnh tại SCB - An Giang)
Biểu đồ 4.7: Dư nợ cho vay phân theo TPKT
+ Đối với lĩnh vực cho vay doanh nghiệp thì dư nợ tăng trưởng mạnh qua các năm. Năm 2007 dư nợ tăng 85.674 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng gấp 9 lần. Nguyên nhân dẫn đến dư nợ tăng là do thị trường ngày càng ổn định và phát triển, nhiều doanh nghiệp hoạt động có lãi nên tăng vốn để mở rộng đầu tư. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp mới thành lập chưa có nhiều kinh nghiệm nên hoạt động kinh doanh bị thua lỗ, và cần vốn để phục hồi SXKD, ngoài ra cũng có nhiều khách hàng có phương án SXKD khả thi đủ điều kiện vay vốn nên cũng được Ngân hàng đáp ứng.
+ Đối với cho vay hộ SXKD cá thể: dư nợ cũng tăng qua các năm, nhất là năm 2007, dư nợ đạt 97.145 triệu đồng tăng 36.731 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng gấp 3 lần. Dư nợ ngắn hạn đối với loại hình này cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ ( 51% năm 2006 và 33% năm 2007). Đây cũng là lĩnh vực quan trọng mang tính chiến lược của tỉnh, của Ngân hàng, tăng dư nợ cho vay để thúc đẩy kinh tế trên địa bàn tỉnh phát triển nhằm hỗ trợ, bổ sung vốn cho nông dân mở rộng ngành nghề, yên tâm sản xuất nhằm đưa dư nợ hộ SXKD cá thể tại Ngân hàng ngày càng tăng lên.
+ Các thành phần còn lại thì tương đối thấp so với tổng dư nợ cho vay. Cụ thể, năm 2007, DNCV là 4.942 triệu đồng tăng 669 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng là 37% so với năm 2006. Nguyên nhân là Ngân hàng cũng đã tập trung mở rộng thêm đối tượng cho vay, hơn nữa các khách hàng loại này cũng cần vốn đầu tư, bổ sung vào việc mua bán, mở rộng sản xuất vì vậy mà dư nợ đối với loại này cũng tăng lên.
Tóm lại, dư nợ cho vay của SCB – An Giang trong thời gian qua đều tăng, trong đó, dư nợ đối với doanh nghiệp là chiếm tỷ trọng cao nhất ( 65% trên tổng dư nợ). Dư nợ tăng thể hiện sự lớn mạnh của Ngân hàng trong việc cấp vốn và cũng khẳng định vị thế của mình trong thị trường Ngân hàng hiện nay. Trong thời gian qua, Ngân hàng đã không ngừng hoàn thiện các sản phẩm cho vay để thu hút và phục vụ khách hàng tốt nhất. Và để có được kết quả này thì phải có sự nổ lực, phấn đấu của các cán bộ tín dụng cộng thêm sự lãnh đạo của Ban giám đốc và các trưởng phòng, phó phòng trong cơ quan.
Hơn nữa, để thực hiện kế hoạch tăng dư nợ, việc mở rộng mạng lưới (PGD Tân Châu và Châu Phú), SCB còn tổ chức thực hiện công tác tiếp thị tích cực hơn nữa để tìm khách hàng, nhất là khách hàng tốt của những tổ chức tín dụng khác. Cán bộ nhân viên của SCB AG có phong cách phục vụ nhiệt tình đối với khách hàng, thủ tục gọn nhẹ vẫn đảm bảo tính an toàn, giải ngân nhanh chóng rút ngắn tối đa thời gian chờ đợi của khách hàng. Chính vì thế, nghiệp vụ tín dụng của Chi nhánh ngày càng thu hút được nhiều khách hàng tạo ra dư nợ ngày càng tăng.
4.2.4. Tình hình nợ quá hạn
Nợ quá hạn hiện nay ở các Ngân hàng đang là một vấn đề đáng quan tâm. Nợ quá hạn được hiểu một cách tổng quát là một khoản nợ mà người đi vay đến hạn phải trả cho ngân hàng cả vốn lẫn lãi theo đúng cam kết, nhưng người đi vay không trả được cho Ngân hàng, nợ quá hạn có tác dụng xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như hoạt động SXKD của các doanh nghiệp vay vốn.
Đối với các khoản cho vay khi đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trả được nợ thì Ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn. Nếu vì những nguyên nhân khách quan mà khách hàng không trả nợ đúng hạn thì có thể xin gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Và sau khi hết thời gian gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ mà khách hàng vẫn không trả được nợ thì khoản nợ đó sẽ được chuyển sang nợ quá hạn.
Khi đã phát sinh nợ quá hạn thì Ngân hàng phải phân tích tình hình nợ quá hạn để tìm ra nguyên nhân và tìm biện pháp khắc phục.Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh SCB – An Giang tính đến thời điểm 31/12/2007 như sau:
Bảng 4.8: Phân nhóm nợ tại thời điểm 30/12/2007:
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Dư nợ
Dự phòng
Cụ thể
Chung
Nhóm 1
290,719
-
1,279.16
Nhóm 2
1,327
18.25
5.84
Nhóm 3
45
-
0.2
Nhóm 4
400
43.25
1.76
Tổng
292,491
62
1,287
Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của TCTD và quyết định số 18 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định phân loại nợ, sử dụng và trích lập dự phòng theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của thống đốc NHNN, tại điều 6 thì các TCTD thực hiện phân loại nợ như sau:
- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn là nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.
- Nhóm 2: Nợ cần chú ý (các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày) là nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn (quá hạn từ 91 đến 180 ngày) là nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn.
- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ (quá hạn từ 181 đến 360 ngày) là nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao.
- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (quá hạn trên 360 ngày) là nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
Tình hình nợ quá hạn tại SCB – An Giang tính đến thời điểm 31/12/2007 là 1.772 triệu đồng. Theo kết quả này thì nợ quá hạn cũng không cao so với tổng dư nợ ( chỉ chiếm 0.61% trên tổng dư nợ). Trong tổng nợ quá hạn đó thì nợ ở nhóm 2 chiếm tỷ lệ cao nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng gặp khó khăn trong việc kinh doanh nên chậm đóng lãi. Và theo quyết định 493 thì những khoản lãi đóng trễ cũng sẽ được chuyển qua nợ quá hạn (phân theo nhóm). Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng có nhiền biện pháp tích cực trong công tác thu hồi nợ như sẽ cho khách hàng biết là việc trả nợ không đúng hạn sẽ ảnh hưởng đến việc vay vốn lần sau của khách hàng, hoặc Ngân hàng sẽ phát mãi tài sản bảo đảm tiền vay.
Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn:
Ø Nguyên nhân khách quan:
- Khách hàng vay vốn gặp những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình như: thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn,… Do chính sách kinh tế, định hướng ngành nghề thay đổi….vì vậy việc sử dụng vốn vay và vốn của doanh nghiệp không đạt hiệu quả, mất hoàn toàn về vốn của cả doanh nghiệp và cả vốn vay của Ngân hàng.
- Ngoài ra nợ quá hạn tăng do trong năm 2007 đã phát sinh một trường hợp là do khách hàng đã chết, người thân không chịu trả nợ thay. Hơn nữa, đây là khách hàng lớn có DSCV rất cao nên nợ quá hạn cũng tăng theo.
- Tình hình kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng như: biến động của giá vàng thế giới, giá dầu mỏ, giá một số ngoại tệ mạnh hoặc giá của một số vật tư chủ yếu có xu hướng tăng cao.
Ø Nguyên nhân chủ quan:
- Về phía Ngân hàng, khi quyết định cho vay, thiếu căn cứ khoa học, không phân tích tình hình khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ của doanh nghiệp, do vậy đã đưa vốn vào những doanh nghiệp kém hiệu quả dẫn đến nợ quá hạn, hoặc cũng có thể do nguyên nhân từ phía đạo dức của người cán bộ tín dụng, cố tình cho vay để vì mục đích riêng cho mình.
- Do định thời gian trả nợ không phù hợp với thời gian thu hoạch của khách hàng, do đó khách hàng đã không trả nợ theo đúng thời hạn.
- Bản thân khách hàng vay thiếu ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay, hoặc thiếu ý thức trong vấn đề trả nợ, không quan tâm, lo lắng đến nợ Ngân hàng mặc dù khả năng tài chính của khách hàng có đủ để trả.
- Sử dụng vốn không đúng mục đích
- Do việc kinh doanh có phần khó khăn hơn trước nên khách hàng chậm đóng lãi. Theo quy định của NHNN thì các khoản nợ này sẽ được chuyển sang nợ quá hạn.
Trong các nguyên nhân làm phát sinh tình trạng nợ quá hạn, phần lớn là do nguyên nhân khách hàng chậm đóng lãi và do việc sản xuất kinh doanh của khách hàng còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến nợ quá hạn tại Ngân hàng gia tăng.
Để giảm bớt việc phát sinh nợ quá hạn, ngoài việc Ngân hàng tiến hành thẩm định đúng và đầy đủ các thủ tục trước khi cấp tín dụng, CBTD cần phải kiểm tra chặt chẽ khách hàng trong quá trình sử dụng vốn, theo dõi quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng ….. Tất cả các công việc này cần được thực hiện chặt chẽ trong suốt thời gian vay vốn của khách hàng. Ngoài ra, Ngân hàng cần chọn lọc và loại bỏ những khách hàng yếu kém, thiếu thiện chí trong việc trả nợ nhằm hạn chế mức thấp nhất tình trạng nợ quá hạn xảy ra.
4.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của SCB – An Giang trong năm 2007:
Đánh giá hiệu quả hoạt động là một công việc hết sức quan trọng là cần thiết cho mỗi cá nhân và doanh nghiệp, Ngân hàng cũng vậy, từ kết quả đánh giá đó đề ra một số biện pháp khắc phục những hạn chế, nhược điểm của Chi nhánh, để phương hướng hoạt động có hiệu quả hơn. Đối với hoạt động tín dụng Ngân hàng, việc đánh giá hiệu quả được thực hiện thông qua các tiêu chí sau:
ĐVT: Triệu đồng
Bảng 4.9: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của SCB - An Giang
Chỉ tiêu
Đơn vị
06 tháng năm 2006
Năm 2007
Tổng nguồn vốn
Triệu đồng
31,500
350,236
Vốn huy động
Triệu đồng
21,791
104,309
Doanh số cho vay
Triệu đồng
24,236
327,447
Doanh số thu nợ
Triệu đồng
1,064
34,956
Dư nợ
Triệu đồng
23,172
292,491
Dư nợ bình quân
Triệu đồng
11,586
73,123
Nợ quá hạn
Triệu đồng
-
1772
Vốn huy động/ TNV
%
69%
30%
Dư nợ/ Vốn huy động
%
106%
280%
Nợ quá hạn / Dư nợ
%
1%
Hệ số thu nợ
%
4%
11%
Vòng quay vốn tín dụng
Vòng
0.09
0.48
Ø Vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này cho ta biết được khả năng huy động vốn đáp ứng được bao nhiêu phần trăm cho nguốn vốn hoạt động của Ngân hàng. Dựa vào bảng trên ta thấy tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn có sự biến động mạnh, cụ thể là trong năm 2006, tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn là 69%, và đến năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống còn 30%. Với kết quả này thì Ngân hàng phải cần thêm vốn điều hòa từ Hội sở chuyển xuống. Cho thấy Ngân hàng chưa chủ động được nguồn vốn, mà lãi điều hòa vốn cao nên ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Thông thường một Ngân hàng hoạt động tốt khi tỷ lệ này đạt từ 80% trở lên, nhưng dựa vào kết quả trên thì tình hình huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian qua cũng tương đối thấp. Do đó trong thời gian tới, nếu Ngân hàng nổ lực và cố gắng nhiều hơn nữa trong việc huy động vốn thì tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn ngày càng cao, bằng cách đưa ra nhiều chính sách hấp dẫn để thu hút khách hàng.
Ø Dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, nếu tỷ số này lớn hơn 100% thì nguồn vốn huy động được sử dụng hết cho hoạt động cấp tín dụng, nếu nhỏ hơn 100% thì nguốn vốn huy động vẫn còn thừa.
Qua bảng kết quả chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thì phần lớn trong thời gian qua, chi nhánh đã sử dụng hết nguồn vốn huy động được, và tỷ lệ này luôn đạt trên 100%, cụ thể là năm 2006 đạt 106% và năm 2007 là 280%.
Ø Nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng đối với khách hàng cũng như uy tín của khách hàng đối với Ngân hàng. Ngoài ra, chỉ tiêu này còn phản ánh công tác thẩm định các phương án SXKD của CBTD. Hiện nay, theo quy định của NHNN thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là dưới 5%, trong đó tỷ lệ nợ khó đòi trong tổng nợ quá hạn thấp thì được coi là tín dụng có chất lượng tốt.
Vì vậy, tình hình nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại Chi nhánh trong thời gian qua đạt kết quả khá tốt là tỷ lệ này chỉ có 0.61% trên tổng dư nợ trong năm 2007, điều này cho thấy sự tăng trưởng tín dụng của SCB – An Giang rất tốt và Chi nhánh cũng đã tích cực trong việc xử lý nợ quá hạn.
Ø Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của Ngân hàng. Đồng thời chỉ tiêu này cũng nói lên thiện chí và khả năng trả nợ của khách hàng Với doanh số cho vay nhất định thì Ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
Với kết quả trên, hệ số thu nợ của SCB – An Giang trong thời gian qua là tương đối thấp. Hệ số thu nợ trong năm 2006 và 2007 chỉ có 4% và 11%.Vì ở mỗi thời điểm khác nhau, Ngân hàng sẽ có kế hoạch cho vay và thu nợ khác nhau nên không thể dựa vào hệ số này mà đánh giá công tác thu nợ của Ngân hàng là không hiệu quả. Vì trong thời gian qua, DSCV tại SCB – An Giang phần lớn là tập trung cho vay trung và dài hạn nên công tác thu nợ phải kéo dài trong nhiều năm. Hơn nữa, do Chi nhánh muốn tăng doanh số cho vay mà tình hình kinh tế không ổn định làm cho khách hàng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên Ngân hàng không thu được nợ đúng hạn. Do đó, việc đảm bảo chỉ tiêu hệ số thu nợ là không phải làm cho hệ số này càng cao càng tốt mà phải đảm bảo sự cân bằng về mức độ tăng lên của doanh số cho vay và doanh số thu nợ khi đến hạn.
Ø Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả của đồng vốn cho vay và phản ánh mức độ luân chuyển vốn tín dụng hay mức thu hồi nợ của Ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao thể hiện khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng là rất tốt.
Ta thấy, vòng quay vốn tín dụng tại SCB – An Giang trong 2 năm qua là tương đối thấp, chỉ có 0.48 vòng trong năm 2007. Với kết quả này, đồng vốn của Ngân hàng không quay về kịp thời để đầu tư cho chu kỳ tiếp theo. Vòng quay vốn thấp là do doanh số thu nợ của Chi nhánh trong thời gian qua chưa cao. Để vòng quay vốn đạt ở mức cao, đòi hỏi Ngân hàng tăng cường hơn nữa trong công tác thu nợ và có biện pháp xử lý đối với các khoản nợ xấu để đảm bảo công tác thu nợ được tiến hành thuận lợi đem lại doanh số tăng.
4.4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại SCB - An Giang
Ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa để giải quyết nhu cầu phân phối vốn, nhu cầu thanh toán…., mở rộng SXKD cho các tổ chức kinh tế, cá nhân với đặc thù kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Vì vậy, hoạt động Ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro mà chúng ta khó có thể lường trước được. Nguyên nhân của những tiềm ẩn rủi ro này là do Ngân hàng là một trung gian tài chính, huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế với lãi suất thấp, sau đó cho các tổ chức kinh tế, cá nhân vay lại với lãi suất cao để thu lợi nhuận. Nếu Ngân hàng không đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế hoặc huy động đủ vốn nhưng không có thị trường để cho vay thì Ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, sẽ dẫn đến rủi ro.
Hoạt động kinh doanh Ngân hàng rất nhạy cảm, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan lẫn chủ quan như kinh tế, chính trị, xã hội,….Từ đó cũng gây ra những thiệt hại không nhỏ cho Ngân hàng. Hơn nữa, Ngân hàng kinh doanh không chỉ huy động vốn và cho vay mà còn rất nhiều lĩnh vực khác như thanh toán , bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ,…..Vì vậy có thể nói rằng rủi ro Ngân hàng rất đa dạng. Ngoài ra, các Ngân hàng đang hoạt động trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các Ngân hàng với nhau hoặc giữa các tổ chức tín dụng, dẫn đến việc cạnh tranh về lãi suất để huy động vốn, làm cho lãi suất huy động cao hơn lãi suất cho vay cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro cho Ngân hàng.
Hoạt động tín dụng Ngân hàng là một trong những hoạt động mang lại lợi nhuận cao, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của Ngân hàng, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy cần phải có biện pháp để giải quyết các vấn đề này.
Việc kinh doanh khó có thể thất bại qua một đêm, do vậy mà sự thất bại đó thường có một vài dấu hiệu báo động. Có dấu hiệu biểu hiện mờ nhạt, có dấu hiệu biểu hiện rất rõ ràng. Ngân hàng cần có cách nhận ra những dấu hiệu ban đầu của khoản vay có vấn đề và có hành động cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc xử lý chúng. Nhưng cần phải chú ý là : các dấu hiệu này đôi khi được nhận ra qua một quá trình chứ không hẳn là một thời điểm, do vậy, cán bộ tín dụng phải biết cách nhận biết chúng một cách có hệ thống.
4.4.1. Một số biện pháp tăng huy động vốn
Để góp phần tăng trưởng nguồn vốn một cách ổn định, hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu kinh doanh của Chi nhánh, cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách khách hàng.
- Xem xét phân loại khách hàng để có những chính sách đặc biệt đối với những khách hàng có nguồn tiền gửi lớn.
- Thực hiện chính sách tiếp thị, khuyến mãi, tiếp tục quảng bá thương hiệu SCB đến mọi người. Tổ chức thực hiện kế hoạch tiếp thị các chương trình tiết kiệm, mở rộng tuyên truyền về dịch vụ thẻ ATM. Để thực hiện được điều này đòi hỏi từng cán bộ nhân viên của Chi nhánh phải hiểu và nắm vững các sản phẩm dịch vụ cũng như quy định của SCB để huy động vốn nhàn rỗi đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, SCB đưa vào nhiều sản phẩm với nhiều hình thức phục vụ phong phú hơn.
- Để tăng được số dư huy động, thì trong thời gian tới SCB – An Giang cần tăng cường mở rộng mối quan hệ với các công ty, doanh nghiệp. Hơn nữa, phải giữ được mối quan hệ đã được thiết lập như hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội nghề cá, …quan tâm chăm sóc tới những khách hàng, mở rộng thêm mối quan hệ với các khách hàng mới.
- Cần nâng cao công tác đào tạo các cán bộ nhân viên của Chi nhánh, không ngừng học tập nghiệp vụ chuyên môn Ngân hàng, kiến thức Pháp luật, qua đó tích lũy thêm kinh nghiệm để nâng cao tính tác nghiệp phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.
- Tìm hiểu nguyên nhân của khách hàng ngừng giao dịch, rút tiền gửi chuyển sang Ngân hàng khác để có biện pháp thích hợp nhằm khôi phục lại và duy trì quan hệ tốt với khách hàng.
- Cử cán bộ nghiệp vụ giỏi, đạo đức tốt có khả năng giao tiếp tốt để giao dịch, chăm sóc khách hàng có số dư tiền gửi lớn, sử dụng nhiều dịch vụ Ngân hàng.
- Khảo sát, đánh giá tiềm năng nguồn vốn ở từng thị trường, từng nhóm khách hàng.
- Có chính sách khách hàng hấp dẫn, linh hoạt đảm bảo cạnh tranh được với các Ngân hàng khác.
- Huy động vốn đảm bảo lãi suất đầu vào cạnh tranh, tạo được chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay.
- Quan tâm tới đội ngũ cán bộ làm công tác huy động vốn.
- Kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh thường xuyên thái độ, tác phong giao dịch của cán bộ Ngân quỹ.
- Chủ động nghiên cứu, triển khai các ý tưởng, các sản phẩm mới phục vụ khách hàng.
- Hoàn thiện tác phong, lề lối làm việc, văn hóa giao dịch, quan tâm, chăm sóc khách hàng có số dư tiền gửi tại Chi nhánh, tích cực khai thác, tiếp thị các khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, nhằm tạo ra sự tăng trưởng ổn định của nguồn vốn huy động, góp phần hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh.
Þ Nếu thực hiện tốt các hoạt động trên thì Chi nhánh không những có điều kiện để phát triển tăng tốc về công tác huy động vốn mà các sản phẩm dịch vụ khác cũng có điều kiện phát triển theo.
4.4.2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng
Như chúng ta đã biết, tín dụng Ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm, không rập khuôn, không máy móc, nhưng cũng cần đảm bảo tính nguyên tắc cho nó phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể theo đúng pháp luật và cơ chế hiện hành. Tín dụng là cho vay, là đầu tư vào những phương án, dự án….đồng thời đem lại hiệu quả về mặt xã hội. Đó là mong muốn của người cho vay, cũng như người đi vay, nhưng làm thế nào để đạt được mục đích đó, đây là vấn đề không hề đơn giản. Do đó cần phải đổi mới và nâng cao chất lượng tín dụng, cũng như cần phải xem xét các hoạt động tín dụng, cụ thể như:
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn, thực hiện kế hoạch tăng dư nợ, việc mở rộng mạng lưới, SCB còn tổ chức thực hiện công tác tiếp thị tích cực hơn nữa để tìm khách hàng, nhất là khách hàng tốt của những tổ chức tín dụng khác.
- Cán bộ nhân viên của SCB – An Giang cần có phong cách phục vụ nhiệt tình đối với khách hàng, thủ tục gọn nhẹ, nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn, giải ngân nhanh chóng rút ngắn tối đa thời gian chờ đợi của khách hàng, về mặt lãi suất cần có khung linh hoạt do TGĐ ban hành, cần có lãi suất phù hợp nhằm lôi kéo khách hàng về SCB.
- Tích cực xử lý nợ tồn động để tăng khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế, trên cơ sở đảm bảo an toàn và hiệu quả tín dụng.
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với tăng trưởng vốn huy động thực tế, mục tiêu tín dụng đề ra từ đầu năm và khả năng kiểm soát chất lượng tín dụng; đảm bảo vốn khả dụng cho các nhu cầu thanh toán, an toàn hoạt động kinh doanh.
- Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng. Vì đây là khâu quan trọng giúp Ngân hàng đưa ra các quyết định đầu tư một cách chính xác. Từ đó, nâng cao chất lượng của các khoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh.
- Thực hiện đúng các quy định của Pháp luật về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán và bảo đảm tiền vay; xem xét và quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc không có bảo đảm bằng tài sản, cho vay có bảo đảm hình thành từ vốn vay, tránh các vướng mắc khi xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay.
- Phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản; sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tăng cường công tác đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh Ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế.
- Tiến hành rà soát, bổ sung và chỉnh sửa các quy chế, quy trình nghiệp vụ tín dụng đảm bảo tuân thủ quy định của Pháp luật, phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
- Tiến hành phân tích, đánh giá quy mô, cơ cấu và hiệu quả tín dụng đối với các ngành kinh tế, TPKT và địa bàn nông thôn, thành thị, trên cơ sở đó thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng an toàn - hiệu quả - bền vững.
- Thực hiện các quy định đảm bảo kiểm soát rủi ro và an toàn hoạt động tín dụng.
4.4.4. Một số biện pháp hạn chế nợ quá hạn
Trong kinh doanh Ngân hàng, đầu tư, cho vay vốn nhưng chậm hoặc không thu được vốn dẫn đến nợ quá hạn, thậm chí rủi ro mất vốn là điều khó tránh khỏi. Sở dĩ khách hàng không trả được nợ và lãi vay đúng hạn theo các cam kết có thể do sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả, hàng hóa sản xuất ra tiêu thụ chậm, hoặc tiêu thụ rồi nhưng tiền chưa thu. Tuy nhiên cũng không loại trừ trường hợp khách hàng thua lỗ, không chịu trả nợ cho Ngân hàng.
Hiện nợ tồn động, nợ xấu của các TCTD đang là vấn đề đáng quan tâm Các TCTD phải dùng khá nhiều nguồn khác nhau để bù đắp rủi ro, trong đó chủ yếu dùng lợi nhuận để xử lý, bù đắp. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các TCTD có nợ tồn động, nợ xấu đều phải trích lập dự phòng rủi ro theo các nhóm nợ từ 0% đến 100% ( Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngàt 22/04/2005). Sau đây là những biện pháp nhằm làm giảm nợ quá hạn:
- Theo dõi quản lý tình hình đôn đốc thu nợ của cán bộ tín dụng; ngoài các biện pháp như: nhắc qua điện thoại, gửi thư thông báo…cần phải lập biên bản cụ thể đối với trường hợp quá hạn trong đó ghi nhận các cam kết trả nợ của khách hàng, để tiện theo dõi và có biện pháp xử lý thích hợp tiếp theo nhằm hạn chế thấp nhất nợ quá hạn.
- Thực hiện kế hoạch rà soát tín dụng đối với hồ sơ tín dụng đã được nhận bàn giao từ tổ tín dụng An Giang, để kịp thời nắm bắt diễn tiến các khoản vay nhằm sớm phát hiện các rủi ro tiềm ẩn, ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh.
- Cán bộ tín dụng cần bám sát đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương từng năm và từng giai đoạn để đầu tư đúng hướng, có hiệu quả. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng, để hạn chế thấp nhất nợ quá hạn do thẩm định yếu, thiếu kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.
- Khi đã phát sinh nợ quá hạn phải phân tích kỹ, tìm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan để có hướng xử lý đề xuất thích hợp.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
Chi nhánh An giang chính thức hoạt động vào giữa tháng 06 năm 2006. Sau 1 thời gian hoạt động chi nhánh An giang nhận thấy các ngành kinh tế then chốt tại An Giang là thuỷ sản, xây dựng và nông nghiệp, bên cạnh các công ty hoạt động với quy mô lớn thì doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ khá cao. An Giang là một tỉnh có khá nhiều ngân hàng và quỹ tín dụng hoạt động. Do đó sức ép cạnh tranh từ lãi suất cho vay cũng như lãi suất tiền gửi diễn ra gay gắt, nên Chi nhánh đã gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động tiền gửi cũng như cho vay, vì vậy việc lôi kéo khách hàng về SCB cũng là vấn đề đáng quan tâm.
Đối với khách hàng tiền gửi có rất nhiều khách hàng tiềm năng đang gửi tiền cùng lúc về Ngân hàng … nhưng để lôi kéo các khách hàng này tập trung về SCB An Giang thì phải tuỳ thời gian vì đối với khách hàng, bên cạnh lãi suất và các chính sách ưu đãi thì điều họ quan tâm nhất là tính an toàn của ngân hàng nơi họ gửi tiền vào, SCB An Giang đang trong thời gian được khách hàng quan sát.
Đối với khách hàng vay vốn, SCB An Giang là ngân hàng đầu tiên thực hiện quyền phải thu từ các hợp đồng, việc làm này khá mới đối với các cơ quan ban ngành cũng như chính người đi vay…vì vậy, Chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác hoàn thiện hồ sơ. Lãi suất cũng là yếu tố gây trở ngại cho người vay.
Bên cạnh những khó khăn thì SCB An Giang cũng có được một số thuận lợi là nhận được sự quan tâm và ủng hộ của nhiều cơ quan ban ngành ở địa phương , được sự hỗ trợ sâu sắc của ban lãnh đạo và toàn thể hệ thống đơn vị trực thuộc SCB. Điều này giúp cho SCB An Giang ngày càng khẳng định được vị trí của mình nói riêng và SCB nói chung tại tỉnh An Giang.
Qua phân tích và đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại SCB – An Giang cho thấy hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động của Ngân hàng, đồng thời cũng chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu thu nhập của Ngân hàng. Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn tại Ngân hàng. Ta thấy hoạt động tín dụng tại Chi nhánh đang trên đà phát triển và đạt hiệu quả ngày càng cao.
Tình hình dư nợ tại Chi nhánh trong thời gian qua vẫn tăng trưởng qua các năm, cụ thể là trong năm 2006, dư nợ là 23.172 triệu đồng, đến năm 2007 dư nợ đạt 292.491 triệu đồng, ứng với tốc độ tăng gấp 5 lần so với năm 2006. Có được kết quả này là nhờ sự nổ lực hết mình của toàn thể cán bộ nhân viên và Ban lãnh đạo của SCB - An Giang. Song, mặc dù dư nợ có tăng nhưng vẫn chưa đạt so với kế hoạch đề ra là 500.000 triệu đồng. Nhưng nhìn chung với sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm, Chi nhánh đã góp phần cung ứng vốn vào sự phát triển của nền kinh tế tỉnh nhà.
Nợ quá hạn tại Chi nhánh không có diễn biến phức tạp, chủ yếu phát sinh là do khách hàng chậm đóng lãi, nhóm nợ xấu chiếm tỷ lệ thấp, không gây thiệt hại cao đến lợi nhuận của ngân hàng và chất lượng tín dụng vẫn luôn bảo đảm.Tuy nợ quá hạn có tăng nhưng với tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ thấp vẫn còn nằm trong tằm kiểm soát của Ngân hàng.
Nhìn chung, tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian qua tương đối tốt, qua quá trình sử dụng vốn vay, hầu hết khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, trả lãi và vốn đúng hạn.
Từ những kết quả đạt được làm cho Ngân hàng luôn có lợi nhuận và đều tăng trưởng qua các kỳ. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của Ngân hàng ngày càng phát triển mặc dù còn nhiều khó khăn.
Tóm lại, trong năm 2007 SCB đã gặt hái đuợc nhiều thành quả quan trọng, quy mô hoạt động ngày càng tăng trưởng và luôn duy trì ở tốc độ cao. SCB – An Giang cũng ngày càng phát triển và tự khẳng định mình đối với nền kinh tế địa phương.
Trong năm 2008, để đảm bảo phát triển bền vững, hướng đến việc xây dựng một Ngân hàng đa năng trong tương lai, SCB phải tiếp tục tăng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động theo định hướng “ An toàn - hiệu quả - ổn định - bền vững” của chính phủ thong qua việc tăng cường năng lực tài chính, nâng cao chất lượng quản trị điều hành, kiểm soát rủi ro, mở rộng mạng lưới, phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng chăm sóc, phục vụ khách hàng….Vì vậy, đòi hỏi SCB phải luôn tự hoàn thiện mình, không ngừng phấn đấu vươn lên bằng nội lực và quyết tâm cao để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, tạo dựng uy tín và khẳng định vị thế của SCB ngày càng tự tin và vững bước trên con đường hội nhập cùng khu vực và thế giới.
Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê năm 2006.
- Hồ Diệu, Tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê năm 2001.
- Nguyễn Đăng Dờn. 2005. Tiền Tệ Ngân Hàng. Trường Đại Học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê năm 2005.
- Nguyễn Thị Thùy Đăng. 2005. Phân Tích Hiệu Quả Tín Dụng Sacombank An Giang.
- Bản cáo bạch của Ngân hàng TMCP Sài Gòn năm 2007
- Quyết định số 49/QĐ-SCB-TGĐ.06 ngày 17/06/2006 của TGĐ Ngân hàng TMCP Sài Gòn V/v ban hành Quy trình Tín dụng ngắn hạn.
- Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng
- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN qui định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
- Các số liệu, thông tin tải từ trang web :
www.scb.com.vn
www.tapchiketoan.com
www.sbv.gov.vn
www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1329&Itemid=30
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT5.doc