Khóa luận Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi tại Tổng Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Dầu Khí Việt Nam

Trong quá trình thành lập và phát triển, cùng với sự thăng trầm của nền kinh tế Việt Nam, Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Dầu Khí Việt Nam luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ tốt nhất có thể. Để làm được điều đó, Công Ty đã không ngừng đổi mới toàn diện, ngày càng hoàn thiện hơn nữa các sản phẩm dịch vụ của mình nói chung và sản phẩm bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi nói riêng. Và với những cố gắng đó, PVI đã có những bước tiến dài và vững chắc trong những năm gần đây, vươn lên dẫn vị trí thứ hai trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. PVI hiện đang là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đầu tiên có đủ tiêu chuẩn để cấp đơn bảo hiểm Năng Lượng ra thị trường Quốc Tế và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Mặc dù nghiệp vụ bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi mới được triển khai ở Việt Nam nhưng, PVI đã triển khai nghiệp vụ này khá tốt và cũng đã đạt được một số thành công đáng kể. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những thành quả bước đầu trên con đường đi tới của PVI. Chúc cho PVI sẽ đạt được những mục tiêu đã đề ra, vươn xa hơn nữa ra thị trường Bảo Hiểm quốc tế để xứng đáng với thương hiệu “Ngọn Lửa Niềm Tin”. Trải qua quá trình thực tập và nghiên cứu, kết hợp giữa lý luận đã được học tại nhà trường và thực tế quan sát tại PVI, em đã hoàn thành khoá luận “Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi tại Tổng Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Dầu Khí Việt Nam” với mong muốn được tìm hiểu và đóng góp ý kiến vào việc phát triển nghiệp bảo hiểm này trong những năm tới tại PVI.

doc87 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi tại Tổng Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Dầu Khí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp và có phương hướng triển khai kế hoạch đúng đắn. Năm 2006, với đà tăng trưởng của các năm trước, PVI đã nghiên cứu thị trường bảo hiểm trong và ngoài nước, táo bạo đề ra doanh thu kế hoạch đối với bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi là 3.535.420 USD. Với kế hoạch đó, PVI đã đưa ra các chính sách và giải pháp mới để áp dụng trong khâu khai thác. Kết quả là năm này PVI đã thực hiện được doanh thu của nghiệp vụ này là 5.137.704 USD tương ứng với 119,54 % kế hoạch đề ra, chiếm 11,39 % doanh thu phí bảo hiểm gốc của toàn Ban Bảo Hiểm Năng Lượng. Theo đó, năm 2006, doanh thu bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi tăng 100,32% so với doanh thu năm 2005. Như vậy, năm 2006 đã có sự tăng trưởng mạnh trong doanh thu. Đó là vì 2006 là một năm sôi động của thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và bảo hiểm Năng Lượng nói riêng. Điều đó đã giúp cho những chính sách và biện pháp mới mà PVI áp dụng đã phát huy tác dụng mạnh mẽ. Đây cũng chính là năm PVI hoàn thành xuất sắc kế hoạch của mình và có bước nhảy vọt đáng ghi nhận. Với doanh thu đạt 1300 tỷ đồng, PVI đã vươn lên vị thứ hai trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam và tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu lĩnh vực bảo hiểm công nghiệp. Năm 2007, sau khi đã kết thúc một năm sôi động, thị trường bảo hiểm năng lượng lại lắng xuống. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu phí của bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi. Dường như PVI đã dự đoán trước được tình hình nên mức doanh thu kế hoạch đặt ra chỉ là 2.386.932 USD, bằng 67,51 % kế hoạch đặt ra cho năm trước, thế nhưng PVI vẫn không thể hoàn thành kế hoạch. Kết quả đạt được là 1.834.959 USD tương ứng với 76,88 % kế hoạch. Điều này kéo theo doanh thu năm 2007 giảm đi 64,28 % so với năm 2006. Mặc dù năm 2007 không hoàn thành kế hoạch nhưng năm 2008, công ty tiếp tục đặt ra doanh thu kế hoạch cao hơn năm trước. Doanh thu kế hoạch cụ thể của bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi 2008 là 2.820.339 USD. Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng PVI vẫn đã hoàn thành 107,37 % kế hoạch đặt ra. Điều này là nhờ PVI đã hết sức chú ý để cải thiện tình hình của năm 2007. Với các chính sách như thành lập thêm công ty thành viên, tuyển thêm đại lý và cộng tác viên, cử cán bộ đi học ở Viện bảo hiểm hoàng gia Anh, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và quảng bá hình ảnh, thương hiệu PVI…Bên cạnh đó được sự hỗ trợ của Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam về nguồn lực tài chính cũng như về đường lối phương hướng. Một lý do nữa cho sự hồi phục của bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi trong năm 2008 đó là do 2008 giá dầu trên thế giới tăng cao. Điều này làm cho nhu cầu về dầu khí cũng tăng theo. Do đó mà các dự án khai thác dầu khí lại được triển khai. Bên cạnh đó thì năm 2008, chính phủ cũng có thêm những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp khai thác dầu khí tăng khai thác để xuất khẩu dầu ra các nước, tăng kim ngạch xuất khẩu cho quốc gia. Nhìn chung, tình hình khai thác bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi tại PVI trong những năm qua đã đạt được những thành công nhất định. Hầu hết đều hoàn thành được kế hoạch đặt ra, chỉ có năm 2007 không hoàn thành, nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, vì lý do gì đi nữa thì PVI cũng cần phải nghiên cứu thị trường thận trọng hơn để chủ động đưa ra những phương pháp, chính sách phù hợp, nhằm đạt được kết quả cao hơn, hoàn thành tốt kế hoạch đề ra. b. Trong khâu đề phòng và hạn chế tổn thất. Đề phòng và hạn chế tổn thất là khâu rất quan trọng, nó giúp cho doanh nghiệp bảo hiểm có thể tiết kiệm được chi phí bồi thường vì nó hạn chế số vụ tổn thất xảy ra và làm giảm nhẹ mức độ tổn thất trong mỗi vụ. Đánh giá được tầm quan trọng của hoạt động này, PVI đã thiết lập quỹ đề phòng và hạn chế tổn thất để thực hiện hoạt động này được tốt hơn. Quỹ đề phòng và hạn chế tổn thất được lập nên trên cơ sở phí bảo hiểm gốc thu được. Mức trích lập là 2,5% doanh thu phí bảo hiểm của nghiệp vụ này. Quỹ được sử dụng tập trung vào các hoạt động như: + Kiểm tra thường xuyên các công trình được bảo hiểm. + Phối hợp với các cơ quan hữu quan để kiểm tra việc thực hiện đảm bảo an toàn lao động của người được bảo hiểm. + Công ty bảo hiểm tư vấn cho khách hàng về cách thức thực hiện các hoạt động trong quá trình thi công công trình sao cho hợp lý và an toàn. + Công ty bảo hiểm tư vẫn cho khách hàng cách thức để hạn chế tối đa tổn thất khi rủi ro đã xảy ra. … Cụ thể số tiền chi trả cho hoạt động đề phòng và hạn chế tổn thất qua các năm như sau: Bảng 2.9: Tình hình thực hiện hoạt động đề phòng và hạn chế tổn thất. Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Doanh thu phí nghiệp vụ. (USD) 1.672.205 2.564.708 5.137.704 1.834.959 3.028.248 Chi ĐPHC tổn thất. (USD) 39.965,70 63.091,82 131.011,5 48.259,42 84.185,29 Tỷ lệ chi ĐPHC tổn thất. (%) 2,39 2,46 2,55 2,63 2,78 Nguồn: thống kê Ban Bảo Hiểm Năng Lượng. Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong thời gian qua, từ năm 2004 đến năm 2008, PVI đã khá chú trọng đến vấn đề đề phòng và hạn chế tổn thất. Tỷ lệ chi cho hoạt động này tăng qua các năm một cách khá ổn định. Đặc biệt, năm 2008, tỷ lệ chi đã lên tới 2,78% so với doanh thu phí bảo hiểm gốc thu được từ nghiệp vụ bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi. Đó là vì, năm 2007 là năm có tỷ lệ bồi thường tổn thất rất cao tới 68,72%, điều này khiến PVI phải thật sự chú trọng hơn đến vấn đề đề phòng và hạn chế tổn thất. Tuy nhiên, nhìn chung so với doanh thu phí thu được thì khoản chi này chưa phải là cao. Do đó mà nó chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của công việc. Bên cạnh đó thì hoạt động này chưa được thực hiện một cách triệt để, do quá trình chờ duyệt chi còn dài và gặp một số khó khăn về thủ tục. Bởi vậy mà trong thời gian tới, nếu muốn hoạt động này phát huy hiệu quả của nó một cách tích cực hơn thì PVI cần phải nâng cao tỷ lệ trích lập quỹ, đồng thời, nên có một số biện pháp chính sách mới phù hợp hơn để nâng cao chất lượng của hoạt động đề phòng và hạn chế tổn thất. Đối với khâu giám định và bồi thường tổn thất: Giám định và bồi thường tổn thất là khâu có ý nghĩa quan trọng quan trọng trong việc quyết định uy tín của doanh nghiệp bảo hiểm đối với khách hàng. Do đó mà PVI rất chú trọng đến vấn đề này. Hơn nữa, đối với nghiệp vụ bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi thì tổn thất xảy ra thường rất phức tạp, do đó mà hầu hết các trường hợp, PVI phải thuê các giám định viên nước ngoài. Điều này phần nào làm tăng thêm lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi do PVI cung cấp. Tình hình giám định và giải quyết bồi thường tại PVI trong thời gian qua được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.10: Tình hình thực hiện khâu GĐBT tại PVI. Năm Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 Số vụ TT Vụ 1 2 3 3 2 Chi phí GĐ USD 11.852 15.317 92.587 52.631 17.984 Chi phí GĐ BQ 1vụ USD 11.852 7.658,5 30.862 17.543,7 8.992 STBT thực tế USD 331.765,4 405.736,8 2.704.487 1.260.984 562.042,8 Doanh thu phí USD 1.672.205 2.564.708 5.137.704 1.834.959 3.028.248 Tỷ lệ BT % 19,84 15,82 52,64 68,72 18,56 STBT/1 vụ USD 331.765,4 202.868,4 901.495,7 420.328 281.021,4 Nguồn: thống kê Ban Bảo Hiểm Năng Lượng. Qua bảng số liệu trên, hoạt động giám định bồi thường đối với nghiệp vụ bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi tại PVI từ năm 2004 đến năm 2008 được thể hiện khá rõ ràng. Số vụ tổn thất qua các năm không nhiều và cũng không ổn định, số vụ tổn thất của năm ít nhất là 1 vụ, của năm nhiều nhất là 3 vụ. Năm 2004, chỉ có một vụ tổn thất xảy ra được bồi thường, số tiền bồi thường thực tế là 331.765,4 USD chiếm 8,73% số tiền bồi thường thực tế bảo hiểm gốc của toàn Ban Bảo Hiểm Năng Lượng. Trong khi đó doanh thu phí bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi trong 2004 là 1.672.205 USD. Do đó mà tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ này là 19,84%. Đây là tỷ lệ bồi thường thấp. Là dấu hiệu đáng mừng cho PVI. Nó cũng phần nào phản ánh chất lượng hoạt động đề phòng và hạn chế tổn thất. Trong năm này chỉ có một vụ tổn thất và chi phí giám định là 11.852 USD. Đây là một chi phí khá cao vì PVI phải thuê chuyên viên nước ngoài giám định. Điều này làm tăng chi phí cho PVI. Năm 2005, có 2 vụ tổn thất được bồi thường, gấp đôi so với năm 2005, thế nhưng chi phí giám định cũng chỉ là 15.317 USD, tức có tăng nhưng không nhiều so với năm 2004. Đó là vì năm này xảy ra 2 vụ tổn thất nhưng không phức tạp thế nên chi phí giám định giảm đi tương đối so với 2004. Số tiền thực tế bồi thường cho 2 vụ tổn thất đó là 405.736,8 USD, chiếm 16,32% tổng số tiền bồi thường của ban Bảo Hiểm Năng Lượng trong năm. Theo đó, tỷ lệ bồi thường của bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi năm 2005 là 15,82%, giảm 4,02% so với 2004. Tính ra, số tiền bồi thường trung bình cho 1 vụ tổn thất là 202.868,4 USD . Con số này bé hơn so với năm 2004. Năm 2006, số vụ tổn thất được bồi thường tăng lên. 3 vụ tổn thất trong năm với chi phí giám định là 92.587, tức chi phí giám định bình quân 1 vụ là 30.862 USD. Như vậy, chi phí giám định năm 2005 tăng cao là vì số vụ tổn thất tăng lên đồng thời các vụ tổn thất xảy ra phức tạp nên chi phí giám định bình quân 1 vụ cũng tăng lên. Số tiền bồi thường cho 3 vụ tổn thất là 2.704.487 USD, chiếm 17,45% số tiền bồi thường bảo hiểm của ban Bảo Hiểm Năng Lượng trong năm. Doanh thu phí bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi trong năm 2006 là 5.137.704 USD. Do đó, tỷ lệ bồi thường của năm 2006 là 52,64%. Con số này là khá cao so với hai năm trước. Bình quân 1 vụ tổn thất, PVI phải bồi thường là 901.495,7 USD. Đây là số tiền bồi thường bình quân 1 vụ tổn thất cao nhất trong giai đoạn 2004 – 2008. Như vậy, số tiền bồi thường của năm 2006 cao hơn nhiều so với các năm khác vì số vụ tổn thất được bồi thường tăng lên đồng thời số tiền phải bồi thường trong bản thân mỗi vụ cũng tăng thêm. Năm 2007, số vụ tổn thất được bồi thường vẫn giữ nguyên là 3 vụ như năm 2006 nhưng chi phí giám định chỉ là 52.631USD, tức chi phí giám định bình quân một vụ là 17.543,67 USD. Điều này được lý giải là do tổn thất xảy ra không phức tạp bằng các vụ khác nên chi phí giám định rẻ hơn mặc dù PVI vẫn phải thuê chuyên viên nước ngoài giám định. Vì tổn thất xảy ra đơn giản hơn không chỉ làm cho chi phí giám định rẻ hơn mà thiệt hại cũng ít hơn, dẫn đến số tiền bồi thường cũng thấp hơn. Với 3 vụ tổn thất, tổng số tiền mà PVI phải bồi thường là 1.260.984 USD, chỉ bằng gần 50% số tiền công ty phải bồi thường cho 3 vụ năm 2006. Tuy nhiên, trong năm này, doanh thu phí bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi cũng giảm rất mạnh. Điều này làm cho tỷ lệ bồi thường của PVI trong năm 2007 là rất cao 68,72%, cao nhất trong cả giai đoạn từ 2004 đến 2008. Năm 2008, sau một năm có tỷ lệ bồi thường rất cao, tình hình đã được cải thiện. số vụ tổn thất được bồi thường giảm xuống chỉ còn 2 vụ. Số tiền bồi thường trong năm là 562.042,8 USD, tức số tiền bồi thường bình quân 1 vụ tổn thất là 281.021,4 USD. Điều này cho thấy được vai trò và tác dụng của các chính sách và biện pháp mới mà PVI đã áp dụng nhằm khắc phục tình hình của năm 2007. Cùng với chi phí bồi thường thấp, chi phí giám định cũng giảm theo. Chi phí giám định 2 vụ là 17.984 USD. Doanh thu phí bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi năm 2008 là 3.028.248 USD, cao hơn doanh thu phí của năm 2007. Bởi vậy mà tỷ lệ bồi thường trong năm chỉ là 18,56%, giảm mạnh so với năm 2007. Như vậy, qua 5 năm từ năm 2004 đến năm 2008, ta đã thấy được tình hình thực hiện giám định bồi thường ở PVI được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên vẫn bộc lộ một số hạn chế nhất định như PVI thường xuyên phải thuê giám định viên nước ngoài, điều này làm tăng chi phí giám định bồi thường cho công ty. Do đó mà PVI cần phải có thêm các chính sách, giải pháp mới để khắc phục tình trạng này như là cử các cán bộ đi ra nước ngoài để được đào tạo chuyên sâu về giám định bồi thường… Đối với khâu Tái bảo hiểm Tái bảo hiểm là một trong những khâu rất quan trọng trong quá trình kinh doanh bảo hiểm. Đặc biệt là đối với những hợp đồng bảo hiểm năng lượng bởi vì giá trị bảo hiểm của chúng rất lớn. Việc tái bảo hiểm càng sâu (nhiều nhà nhận tái và mỗi nhà nhận tái một lượng nhỏ) và năng lực tài chính của các nhà nhận tái càng mạnh thì việc thu hồi tiền khi một tổn thất lớn xẩy ra càng trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Ý thức được điều đó và để đảm bảo an toàn cho công ty cũng như đảm bảo khả năng thanh toán đối với khách hàng, PVI luôn luôn chọn lựa những đối tác là những nhà nhận tái bảo hiểm chuyên nghiệp, hàng đầu trong khu vực và thế giới. Hoạt động tái bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi tại PVI trong thời gian qua được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.11: Tình hình thực hiện tái bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm Dự án Xây Dựng ngoài khơi tại PVI (2004 – 2008) 2004 2005 2006 2007 2008 Phí BH (USD) 1.672.205 2.564.708 5.137.704 1,834,959 3,028,248 Phí nhượng (USD) 1.555.150,65 2.436.472,6 4.993.848,29 1.743.211,05 2.574.010,8 Hoa hồng (USD) 342.133,143 511.659,246 986.285,04 349.513,82 566.282,38 Tỷ lệ hhồng BQ (%) 22 21 19,75 20,05 36,3 Tỷ lệ tái BQ (%) 93 95 97,2 95 85 Nguồn: Thống kê Ban Bảo Hiểm Năng Lượng Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong 5 năm từ 2004 đến 2008 thì hoạt động tái bảo hiểm cho nghiệp vụ bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi tại PVI rất được chú trọng vì tỷ lệ tái bảo hiểm rất lớn. Cụ thể: Năm 2004, số phí bảo hiểm phải chuyển cho nhà tái bảo hiểm là 1.555.150,65 USD, tương đương với 93% tổng phí bảo hiểm thu được. Đây là một con số khá lớn. Cũng chính vì vậy, hoa hồng PVI nhận được trong năm của nghiệp vụ bảo hiểm này là 342.133,143 USD. Đây là một trong số những nguồn thu quan trọng cho PVI. Từ đó, ta có tỷ lệ hoa hồng bình quân của năm 2004 là 22%. Điều này có nghĩa là cứ 1 đồng phí bảo hiểm PVI nhượng đi cho nhà tái thì sẽ được nhà tái trả 0,22 đồng hoa hồng. Năm 2005, PVI tăng tỷ lệ tái bảo hiểm lên 95%, số phí bảo hiểm phải nhượng đi cho nhà tái bảo hiểm là 2.436.472,6 USD. Mặc dù xét về số tương đối thì tỷ lệ tái năm này chỉ hơn năm 2004 là 2% nhưng vì phí bảo hiểm của năm này cao hơn năm trước rất nhiều nên phí mà PVI phải nhượng đi năm này tăng 56,67 % so với năm 2004. Do đó, hoa hồng năm 2005 đạt 511.659,246 USD tăng 49,55% so với năm 2004. Tỷ lệ hoa hồng bình quân là 21%, giảm 1% so với 2004. Năm 2006 là năm có tỷ lệ tái bảo hiểm cao nhất 97,2% nhưng lại có tỷ lệ hoa hồng bình quân thấp nhất (19,75%) trong cả giai đoạn 2004-2008. Tỷ lệ tái bảo hiểm cao kết hợp với mức phí thu được lớn nhất trong 5 năm làm cho tổng phí nhượng tái của năm này cao nhất. Do đó mà mặc dù tỷ lệ hoa hồng không cao nhưng tổng hoa hồng thu được vẫn là cao nhất trong cả giai đoạn, đạt 986.285,04 USD tăng 92,76 % so với năm 2005. Năm 2007, phí nhượng cho nhà tái là 1.743.211,05 USD chỉ bằng 1/3 phí nhượng của năm 2006. Tỷ lệ hoa hồng tăng dè dặt từ 19,75% năm 2006 lên thành 20,05% năm 2007. Theo đó, hoa hồng chỉ đạt 349.513,82 USD giảm 64,56 % so với năm 2006. Năm 2008 có sự thay đổi lớn cả về tỷ lệ tái cũng như tỷ lệ hoa hồng. Tỷ lệ tái là 85 %, trong khi đó năm 2007 tỷ lệ tái bảo hiểm là 95 %. Sở dĩ có sự thay đổi lớn như vậy là do chính sách của công ty. Năm 2008, PVI cảm thấy đã có đủ khả năng, kinh nghiệm và năng lực tài chính, với tư cách là nhà bảo hiểm đứng đầu thị trường Việt Nam trong lĩnh vực phi nhân thọ, PVI đã quyết định tăng tỷ lệ giữ lại của mình. Năm này, hoa hồng mà PVI thu được từ hoạt động nhượng tái là 566.282,38 USD tăng 216.768,56 USD so với năm 2007 tương ứng với 62,02 %. Tỷ lệ hoa hồng bình quân năm 2008 là 36,3%. Như vậy, tổng hoa hồng của PVI trong năm 2008 tăng là do số phí bảo hiểm nhượng tái tăng đồng thời tỷ lệ hoa hồng cũng tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỷ lệ hoa hồng bình quân tăng là năm 2008, Bộ Tài Chính không còn quy định bắt buộc tái cho Vinare 20% trách nhiệm của mỗi đơn bảo hiểm năng lượng. Trong khi đó thì tỷ lệ hoa hồng tái cho Vinare thường không cao. Đây là điều kiện thuận lợi để PVI tìm kiếm nhà tái khác với mức hoa hồng cao hơn. Kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh của bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi tại PVI trong trong thời gian qua được thể hiện qua một số chỉ tiêu như là: Tổng thu nghiệp vụ = phí thu (không tính phần của Doanh nghiệp đồng bảo hiểm) + thu hoa hồng nhượng tái + thu đòi nhà tái (đòi bồi thường tổn thất và đòi phí giám định) + thu đòi người thứ 3 + thu khác. Tổng chi nghiệp vụ = chi bồi thường + chi chuyển phí nhượng cho nhà tái + chi giám định + chi đề phòng hạn chế tổn thất + chi khác. Lợi nhuận = tổng thu nghiệp vụ - tổng chi nghiệp vụ. Tình hình kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi tại PVI qua các năm 2004 đến 2008 được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.12: Kết quả và hiệu quả kinh doanh Bảo Hiểm dự án xây dựng ngoài khơi tại PVI. Đơn vị: Triệu USD. Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng thu nghiệp vụ 2,3711 3,5363 8,9701 3,4783 4,1591 Tổng chi nghiệp vụ 1,9387 2,9206 7,9219 3,1051 3,2382 Lợi nhuận 0,4324 0,6157 1,0482 0,3732 0,9209 Hiệu quả theo DT 1,223 1,211 1,132 1,120 1,284 Hiệu quả theo lợi nhuận 0,223 0,211 0,132 0,120 0,284 Nguồn: thống kê Ban Bảo Hiểm Năng Lượng. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, Tổng thu nghiệp vụ và tổng chi nghiệp của bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi tại PVI không ổn định trong giai đoạn 2004 - 2008, nhìn chung là tổng thu nghiệp vụ và tổng chi nghiệp vụ tăng qua các năm, chỉ có năm 2007 giảm. Điều này dẫn đến hiệu quả theo doanh thu và hiệu quả theo lợi nhuận không ổn định. Trong 5 năm từ 2004 đến 2008 thì năm 2004 là năm có cả tổng thu nghiệp vụ và tổng chi nghiệp vụ thấp nhất. Tổng thu nghiệp vụ đạt 2,3771 triệu USD, chiếm 9,12% tổng thu nghiệp vụ của ban Bảo Hiểm Năng Lượng năm 2004. Đây là một tỷ lệ khả quan cho bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi. Tổng chi của nghiệp vụ này năm 2004 là 1,9387 triệu USD. Lợi nhuận thu được trong năm là 0,4324 triệu USD. Từ các kết quả trên ta có được hiệu quả tính theo doanh thu và hiệu quả theo lợi nhuận là 1,223 và 0,223. Điều này có nghĩa là trong năm 2004, đối với nghiệp vụ bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi, cứ một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được 1,223 đồng doanh thu và 0,223 đồng lợi nhuận. Trong năm 2005, tổng thu nghiệp vụ tăng lên nhiều so với 2004, với tổng doanh thu nghiệp vụ đạt 3,5363 triệu USD, tăng 48,78 % so với năm 2004. Tuy nhiên, trong năm này, tổng chi nghiệp vụ cũng tăng lên đáng kể. Tổng chi nghiệp vụ đạt 2,9206 triệu đồng, tăng 50,65 % so với 2004. Như vậy, cả tổng thu nghiệp vụ và tổng chi nghiệp vụ đều tăng lên, nhưng tổng chi tăng lên nhiều hơn. Điều này làm cho chỉ tiêu hiệu quả theo doanh thu và hiệu quả theo lợi nhuận đều giảm. Điều này đạt ra một yêu cầu đối với PVI, đó là song song với việc đẩy mạnh hoạt động khai thác bảo hiểm thì cũng cần phải tăng cường hoạt động đề phòng và hạn chế tổn thất. Đồng thời, nâng cao chất lượng của khâu giám định điều kiện trong khai thác, tránh hiện tượng chạy theo doanh thu làm ảnh hưởng đến chất lượng của hợp đồng. Năm 2005, hiệu quả theo doanh thu đạt 1,132. Tức là cứ 1đồng chi phí bỏ ra sẽ thu về được 1,132 đồng doanh thu và 0,132 đồng lợi nhuận. Năm này, Lợi nhuận đạt được là 0,6157 triệu USD, tăng 0,1833 triệu USD so với năm 2004, tương ứng với 42,39 %. Năm 2006 là năm có tổng chi nghiệp vụ và tổng thu nghiệp vụ tăng đột biến. Tổng chi nghiệp vụ là 8.9701 triệu USD, tăng 153,66 % so với năm 2005. Có sự tăng cao như thế này là vì năm 2006 doanh thu phí bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi tăng trưởng mạnh. Đó là nhờ tác động của thị trường, năm 2006 thị trường bảo hiểm sôi động hơn, đồng thời PVI cũng đã nghiên cứu và đưa ra các biện pháp và chính sách mới nhằm đẩy mạnh hoạt động khai thác. Cùng với sự tăng trưởng trong tổng thu, tổng chi của nghiệp vụ này cũng tăng mạnh.Tổng chi năm 2006 là 7,9219 tăng 171,24 %. Do đó mà hiệu quả theo doanh thu và theo lợi nhuận đều giảm. Điều này lại một lần nữa nhắc nhở PVI cần thận trọng hơn nữa trong khâu giám định điều kiện của khai thác, và cần chú trọng hoạt động đề phòng và hạn chế tổn thất. Lợi nhuận đạt 1,0482 triệu đồng, tăng 0,4325 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng với 70,25%. Chỉ tiêu hiệu quả theo doanh thu đạt 1,132. Điều này có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì sẽ thu được 1,132 đồng doanh thu và 0,132 đồng lợi nhuận. Năm 2007 là năm có lợi nhuận của hoạt động kinh doanh bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi tại PVI thấp nhất trong giai đoạn 2004 – 2008. Tổng thu nghiệp vụ 3,4783 triệu đồng, giảm 61,22 % so với 2006. Tổng chi nghiệp vụ là 3,1051 triệu USD, giảm 60,8 % so với 2006, tuy nhiên, 2007 vẫn là năm có tỷ lệ bồi thường cao. Do đó mà lợi nhuận đạt được là 0,3732 triệu USD. Giảm 0,675 triệu USD so với 2006. Hiệu quả theo doanh thu đạt 1,120. Điều này có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được 1,120 đồng doanh thu và 0,120 đồng lợi nhuận, giảm 0,012 đồng so với năm 2006. Đây là năm có hiệu quả theo doanh thu và hiệu quả theo lợi nhuận thấp nhất trong giai đoạn 2004 – 2008. Do đó mà PVI cần chú ý để đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục tình hình này. Năm 2008, nhờ các chính sách mới của PVI nên tình hình đã được cải thiện phần nào. Tổng thu là 4,1591 triệu USD, tăng 19,57 % so với năm 2007. Tổng chi là 3,2382 triệu USD, tăng 4,29% so với 2007. Như vậy cả doanh thu và chi phí đều tăng nhưng doanh thu nghiệp vụ tăng nhiều hơn chi phí, nhờ đó mà hiệu quả theo doanh thu và hiệu quả theo lợi nhuận đều tăng lên. Hiệu quả theo doanh thu đạt 1,284. Tức là cứ bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ thu được 1,284 đồng doanh thu và 0,284 đồng lợi nhuận, tăng 0,164 đồng so với 2007. Lợi nhuận đạt 0,9209 triệu USD, tăng 146,76 % so với 2006. Như vậy nhìn chung, hoạt động kinh doanh bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi tại PVI trong 5 năm từ 2004 đến 2008 đã đạt được một số kết quả tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế mà PVI cần chú ý để khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm nói chung và kinh doanh bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi nói riêng. Cụ thể: + Việc khai thác bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi còn quá phụ thuộc vào Tập Đoàn, PVI chưa sử dụng hiệu quả các công ty thành viên, hệ thống đại lý và cộng tác viên hiện có. Khai thác qua môi giới còn ít, trong khi đó khai thác qua môi giới lại là các hợp đồng có yếu tố nước ngoài, giúp cho PVI có thể mở rộng thì trường ra nước ngoài, mở rộng hợp tác quốc tế… + Công tác Marketing cho thương hiệu Ngọn Lửa Của Niềm Tin cũng như cho sản phẩm của PVI còn chưa tốt. + Trình độ của cán bộ công nhân viên còn chưa cao, chưa theo kịp với đòi hỏi của thị trường. Công tác đào tạo còn chưa xứng với tốc độ phát triển của hoạt động kinh doanh. + Khâu giám định bồi thường còn thiếu cán bộ và cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế, bởi vậy mà thường xuyên phải thuê giám định viên nước ngoài, làm gia tăng chi phí cho PVI. + Tỷ lệ bồi thường còn cao + Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất còn chưa thật sự tốt… + Tỷ lệ tái bảo hiểm cao, mức giữ lại thấp. Điều này đồng nghĩa với việc PVI phải chuyển đi một lượng lớn phí bảo hiểm thu được cho nhà tái. + Tỷ lệ tái chỉ định còn cao và tái phát sinh thì thấp. Trong khi đó thì hoa hồng của tái chỉ định thường không cao bằng hoa hồng của tái phát sinh. + Trong tái phát sinh thì tỷ lệ tái tạm thời cao, chiếm phần lớn giá trị bảo hiểm còn tỷ lệ tái cố định thấp hơn. Trong khi tái bảo hiểm theo hình thức tái bảo hiểm cố định sẽ giúp cho công ty chủ động hơn trong việc ký kết hợp đồng bảo hiểm gốc, an toàn hơn cho công ty đồng thời giảm được các chi phí tìm kiếm đối tác, thỏa thuận và ký hợp đồng… CHƯƠNG III: Một số giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi tại PVI. I. Mục tiêu và phương hướng hoạt động của PVI. 1. Mục tiêu. 1.1. Mục tiêu chiến lược. 2008 – 2010: Mục tiêu của PVI trong giai đoạn này là phấn đấu trở thành nhà bảo hiểm số 1 trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Đồng thời chuyển đổi dần mô hình kinh doanh từ Tổng Công Ty Bảo Hiểm thành Tổng Công Ty Bảo Hiểm - Đầu Tư – Tài Chính. 2010 – 2015: PVI sẽ tăng tốc phát triển mạnh mẽ để trở thành Tổng Công Ty Bảo Hiểm – Đầu Tư - Tài Chính có thứ hạng trong khu vực. 2016 – 2025: PVI hướng tới phát triển và ổn định đẩy mạnh vị thế của PVI trên thị trường quốc tế. 1.2. Mục tiêu năm 2009. - Bên cạnh mục tiêu chiến lược dài hạn, PVI cũng đề ra mục tiêu ngắn hạn. Sau đây là mười mục tiêu phấn đấu của PVI trong năm 2009: Doanh thu đạt 3006 tỷ đồng, tăng trưởng 112,5% so với năm 2008, chiếm 21,5% thị phần của toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam.(Tăng 1% thị phần so với năm 2008). Tỷ lệ lợi nhuận tăng, duy trì vị trí số một về tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn. Trở thành nhà bảo hiểm số một và là doanh nghiệp Bảo Hiểm Việt Nam đầu tiên được xếp hạng năng lực tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế. Tăng vốn điều lệ, tăng mức giữ lại trong kinh doanh bảo hiểm và khả năng phát triển đầu tư tài chính, bất động sản. Duy trì tỉ lệ cổ tức ở mức cao hơn so với năm 2008 và vị trí số một về tỷ lệ trả cổ tức trong các công ty bảo hiểm. Chiếm thị phần tuyệt đối về bảo hiểm năng lượng, dẫn đầu thị trường về bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm hàng hải với trên 40% thị phần của toàn thị trường bảo hiểm. Hệ thống mạng lưới bán lẻ tăng 135% so với năm 2008. Trở thành nhà nhận tái bảo hiểm từ thị trường nội địa lớn nhất Việt Nam. Trở thành nhà bảo hiểm hoạt động có hiệu quả nhất trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. - Mục tiêu đặt ra đối với nghiệp vụ bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi trong năm 2009 là: Chiếm 100% thị phần nghiệp vụ này trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Doanh thu đạt 3.482.485 USD, tăng trưởng 115 % so với 2008. 2. Phương hướng hoạt động của PVI. - Sau khi đã trải qua năm 2008 thành công tốt đẹp, PVI nhanh chóng đặt ra nhiệm vụ, mục tiêu cho năm 2009. Trong kỳ họp hội đồng quản trị lần thứ IX của tổng công ty Cổ Phần Bảo Hiểm Dầu Khí Việt Nam, hội đồng quản trị của công ty đã nhận đinh tình hình kinh tế đất nước năm 2009 sẽ còn rất nhiều khó khăn, hội đồng quản trị yêu cầu ban tổng giám đốc lấy mục tiêu nâng cao chất lượng điều hành kinh doanh nhằm bảo toàn vốn và tối ưu hoá lợi nhuận, duy trì đầu tư sâu để tăng tài sản cho Tổng Công Ty. Phương hướng hoạt động cụ thể như sau: Về thị trường: Chuyển dịch trọng tâm kinh doanh bảo hiểm vào thị trường miền Nam, lấy văn phòng 2 của Tổng công ty tại thành phố Hồ Chí Minh làm trọng tâm. Tiếp tục mở rộng và hoàn thiện thị trường tại những khu vực tiềm năng trên toàn quốc ( Huế, Bình Định…) và các quốc gia có đầu tư của PVN. Trực tiếp làm việc với thị trường quốc tế, sử dụng tối đa năng lực các hợp đồng tái bảo hiểm cố định để mang lại nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng. Tăng cường kinh doanh nhận tái bảo hiểm quốc tế. Phát triển nhanh các dự án đầu tư có hiệu quả và tìm thị trường đầu tư thứ cấp cho các dự án. Tận dụng triệt để ưu thế kinh doanh bảo hiểm trong lĩnh vực dầu khí để tạo điều kiện phát triển các loại hình bảo hiểm tiềm năng như bảo hiểm xuất khẩu, vận chuyển dầu thô và tham gia vào các dự án trọng điểm quốc gia như dự án Năng lượng, dự án xây dựng hệ thống tàu điện ngầm… Thành lập các công ty/ văn phòng đại diện tại nước ngoài( trước mắt là tại Lào) và mở rộng sang các khu vực như Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Âu và Nga. b. Về sản phẩm: Cải tiến hoàn thiện các sản phẩm và quy trình bán hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt đối với các sản phẩm bảo hiểm tài sản, cháy nổ, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm hàng hóa và bảo hiểm con người. Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới để đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng, tập trung nghiên cứu các sản phẩm bảo hiểm có liên quan đến dịch vụ tài chính, thương mại. Cải tiến quy trình giám định, giải quyết khiếu nại nhằm đảm bảo tốt các quyền lợi của khách hàng. c. Về hệ thống quản lý: Chuẩn mực hoá hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng cơ chế chi phí bán hàng, lương, thưởng theo hiệu quả. Hoàn thiện hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000, nâng cấp hệ thống thông tin phục vụ cho khai thác bảo hiểm/ tái bảo hiểm và đầu tư tài chính. Tập trung xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, ưu tiên phục vụ các nhiệm vụ: quản lý bán hàng, quản lý kế toán, quản lý tái bảo hiểm và quản lý bồi thường. Thiết lập kênh Video Conference cho hai đầu Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. d. Về nguồn lực Biệt phái một số cán bộ có trình độ chuyên môn và Marketing vào phía Nam để phát triển thị trường và hỗ trợ các đơn vị thành viên. Tăng cường đào tạo đội ngũ lãnh đạo và chuyên gia của Tổng công ty, ưu tiên các lĩnh vực: cán bộ quản lý, chuyên gia định phí và chuyên gia tài chính. Hoàn thiện chính sách giữ chân và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng thông qua thu nhập cạnh tranh, cơ hội đào tạo, thăng tiến, các chế độ an sinh ưu đãi và môi trường văn hóa công ty. Về xây dựng thương hiệu và văn hóa PVI. Phát triển thương hiệu PVI thành thương hiệu nguồn gắn liền với thương hiệu PVN. Xây dựng văn hoá PVI với niềm tự hào về ngành Dầu Khí, về “ ngọn lửa của niềm tin”, phát huy tinh thần hợp tác, kỷ luật trong toàn Tổng công ty. Lựa chọn cổ đông chiến lược là nhà bảo hiểm quốc tế lớn để tăng cường tính chuyên nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin và nguồn nhân lực tạo điều kiện xây dựng thương hiệu PVI mạnh mẽ và chuyên nghiệp hơn. Xây dựng và phát huy văn hoá PVI cũng như nâng cao đời sống người lao động của công ty. Phương hướng phát triển của PVI đối với nghiệp vụ bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi trong năm 2009 là: Tăng cường hợp tác quốc tế, tạo mối quan hệ lâu dài đối với các đối tác trong nước (như Bảo Việt, Bảo Minh) và quốc tế. Hoàn thành tốt nghiệp vụ bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi cho toàn ngành Dầu Khí Việt Nam. Mở rộng phạm vi khách hàng ra các nước trên thế giới. Từng bước nâng cao tỷ lệ giữ lại. Gắn hiệu quả kinh tế với việc phát triển kinh doanh, lấy lợi nhuận làm mục tiêu hàng đầu để đánh giá kết quả kinh doanh Từng bước bổ sung và đào tạo cán bộ chuyên môn kỹ thuật cao, ổn định đời sống của công nhân viên chức. II. Một số giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi tại PVI. Giải pháp đối với ngành Dầu Khí Việt Nam Ngành Dầu Khí là một trong những ngành chủ chốt của Việt Nam hiện nay. Bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi chủ yếu là bảo hiểm trong ngành. Do đó để phát triển và hoàn thiện nghiệp vụ này thì ngành dầu khí cũng cần có một số biện pháp nhằm hỗ trợ và pháp triển nghiệp vụ này. Cụ thể như sau: Ngành Dầu Khí cần tăng thêm nhu cầu bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi thông qua các chính sách của mình. Bên cạnh đó, để tăng nhu cầu bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi, ngành dầu khí cần tập trung hỗ trợ, khuyến khích các nhà thầu dầu khí nước ngoài thực hiện chương trình công tác và giải ngân theo hợp đồng đã ký. Thực hiện các biện pháp để thu hút vốn từ nước ngoài vào các dự án dầu khí trong nước. Kêu gọi các công ty dầu khí lớn trên thế giới tiếp tục đầu tư, tìm kiếm, thăm dò dầu khí. PVN cần có biện pháp để quảng bá thương hiệu, nâng cao uy tín, mở rộng quan hệ của mình với các đối tác trong nước và quốc tế. Từ đó, góp phần giúp PVI nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm trong nước và quốc tế. Ngành Dầu Khí nói chung và Tập Đoàn Dầu Khí nói riêng cần có biện pháp hỗ trợ cho PVI, giúp đỡ và hậu thuẫn cho PVI trong những lúc khó khăn. Giúp đỡ PVI để PVI có thể niêm yết cổ phiếu của mình trên sàn chứng khoán Hồng Kông và Singapore trong thời gian sớm nhất để PVI có thể thu hút vốn nước ngoài, đồng thời quảng bá thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế. Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam phải thường xuyên theo dõi sát sao để đưa ra những chỉ đạo về đường lối và phương hướng đúng đắn đối với PVI. Giải pháp đối với PVI. a. Đối với phương hướng hoạt động kinh doanh bảo hiểm: + PVI cần hoàn thiện mô hình hoạt động trên cơ sở phát triển kinh doanh tại phía Nam. Thành lập Ban Kinh Doanh Bảo Hiểm phía Nam để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về dịch vụ bảo hiểm, thu xếp các chương trình bảo hiểm, tái bảo hiểm an toàn và hiệu quả. + Đẩy mạnh phát triển ngoài ngành và phát triển các sản phẩm bảo hiểm mới tại phía Nam. + Nâng cao trình độ nghiệp vụ và tính chuyên nghiệp của các Ban tại Tổng Công Ty để hỗ trợ cho các ban ở phía Nam, đẩy mạnh công tác bán hàng ra khu vực phía bắc, chiếm lĩnh thị trường bảo hiểm đối với các dự án Năng Lượng. + Xây dựng cơ chế kinh doanh phù hợp với thị trường trên cơ sở tính toán để đạt hiệu quả cao nhất. b. Đối với khâu khai thác: Trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm, khâu tiếp cận khách hàng để giới thiệu sản phẩm là khâu đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến khả năng duy trì và phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm đó. Vì vậy mà PVI cần có những biện pháp và chính sách để nâng cao chất lượng của khâu khai thác bảo hiểm nói chung và bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi nói riêng. Cụ thể là: + PVI cần có kế hoạch nghiên cứu thị trường để thu thập thông tin về những người có nhu cầu bảo hiểm ở hiện tại và tương lai cũng như nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh và điểm yếu của họ. Từ thông tin về nhu cầu và đặc điểm của khách hàng sẽ có thể giúp cho PVI xây dựng được chiến lược khai thác bảo hiểm tốt hơn sao cho phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng. Từ thông tin về đối thủ cạnh tranh giúp cho PVI có thể tận dụng, phát huy lợi thế của mình, hạn chế những bất lợi trong khai thác bảo hiểm. Từ đó giành thị phần cao trên thị trường và nâng cao doanh thu, lợi nhuận cho công ty. + PVI cần thành lập và phát triển thêm các công ty thành viên, tuyển thêm đội ngũ đại lý chuyên nghiệp, tăng thêm số lượng cộng tác viên. PVI hiện có 25 công ty thành viên trên các tỉnh thành phố lớn trong cả nước nhưng dường như con số này vẫn chưa xứng với tầm vóc của PVI. Trong khi đó Bảo Minh có 57 công ty thành viên, Pjico có 42 công ty thành viên. Điều này cho thấy mạng lưới phân phối của PVI còn bị hạn chế so với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khác trên thị trường Việt Nam. + Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm để thoả mãn nhu cầu và duy trì khách hàng truyền thống đồng thời thu hút thêm khách hàng mới. Hầu hết các khách hàng đều quan tâm đến chất lượng dịch vụ. Nó quyết định sự hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp bảo hiểm vì vậy nó ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động khai thác bảo hiểm. Chất lượng dịch vụ được đánh giá thông qua một số các yếu tố như là: cách thức, phương thức, thời hạn giải quyết bồi thường, thái độ phục vụ…vì vậy, muốn nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, PVI cần đơn giản hoá các thủ tục giải quyết bồi thường nhằm đảm bảo “Nhanh - Đúng - Đủ”. Bên cạnh đó, PVI cần đào tạo cho đội ngũ cán bộ nhân viên có thái độ nhiệt tình, thân thiện đối với khách hàng nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp về một PVI xứng đáng với thương hiệu “ Ngọn lửa của niềm tin”. + Đa dạng hoá phương thức khai thác bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi. Có thể khai thác qua các ban quản lý dự án, hoặc qua các nhà thầu. PVI cũng có thể khai thác qua môi giới, và phương thức này cần được chú trọng hơn vì đây thường là các hợp đồng có yếu tố nước ngoài và điều này sẽ giúp PVI tăng doanh thu đồng thời khẳng định được vị thế của PVI trên thị trường bảo hiểm trong và ngoài nước. + PVI có thể mở rộng các kênh phân phối như là : . Sử dụng kênh phân phối trực tiếp: bám sát PVN và các đơn vị thành viên, các ban quản lý dự án triển khai tại nước ngoài… . Sử dụng kênh phân phối mở rộng: đối với các dịch vụ nhỏ của nhà thầu phụ, dịch vụ dự án xây dựng ngoài khơi ngoài ngành Dầu Khí, dịch vụ Dự án xây dựng ngoài khơi tại nước ngoài… . Sử dụng các chương trình hợp tác với các đối tác để tăng doanh thu, cân đối trong và ngoài ngành Dầu Khí. + PVI cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo về sản phẩm bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi. Hoạt động tuyên truyền quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng hình ảnh và thương hiệu của PVI cũng như sản phẩm của công ty. Do hiện nay trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, đó là các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khác trong và ngoài nước. Bên cạnh đó thì nhu cầu bảo hiểm của khách hàng ngày càng nhiều, yêu cầu và đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao, họ muốn được bảo hiểm bởi các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh, lâu năm, uy tín thực hiện đúng các cam kết…Do đó mà công ty nào thực hiện tốt công tác tuyên truyền quảng cáo, xây dựng được hình ảnh tốt trong lòng khách hàng thì sẽ đạt kết quả cao trong khâu khai thác. Bởi vậy, PVI cần có những biện pháp tuyên truyền quảng cáo thông qua các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, phát thanh, các website…PVI nên tổ chức một cách thường xuyên các buổi hội nghị khách hàng qua đó giới thiệu đến khách hàng các sản phẩm mới đồng thời tiếp nhận những ý kiến phản hồi từ khác hàng để hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi. + PVI cần tận dụng lợi thế là thành viên của tập đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam để khai thác đối với các dự án xây dựng ngoài khơi do tập đoàn Dầu Khí thực hiện. + PVI phải sắp xếp, tổ chức hợp lý cán bộ nhân viên trong Tổng Công Ty, thường xuyên tổ chức các chương trình nhằm nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên trong PVI, các đại lý, cộng tác viên. Vì những cán bộ khai thác, đại lý phải là những người có trình độ hiểu biết để có thể giải đáp các thắc mắc của khách hàng, nhờ vậy có thể thuyết phục khách hàng mua bảo hiểm tại PVI. Đối với cán bộ trong công ty thì PVI phải thường xuyên cử đi đào tạo ở nước ngoài hoặc mời chuyên gia nước ngoài về tổ chức các buổi hội thảo vì hoạt động bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi có liên quan nhiều đến thị trường bảo hiểm nước ngoài. + PVI cần chú ý hoàn thiện sản phẩm của mình, nghiên cứu để đưa ra mức phí hợp lý mang tính cạnh tranh mà vẫn đảm bảo để chi trả cho khách hàng khi có tổn thất xảy ra. Bên cạnh đó các điều kiện, điều khoản cần được xây dựng một cách linh hoạt nhằm có thể thay đổi phạm vi bảo hiểm tuỳ thuộc vào đối tượng được bảo hiểm và yêu cầu của người tham gia bảo hiểm. Sản phẩm phải thấy rõ được lợi ích của khách hàng, nêu bật lên đặc điểm vượt trội hơn so với các sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khác trên thị trường. Bên cạnh đó thì PVI cần chú trọng áp dụng mức phí linh hoạt cho các khách hàng truyền thống, khách hàng lâu năm và các khách hàng lớn nhằm khuyến khích và thu hút khách hàng mua bảo hiểm ở PVI. Đặc biệt cần quan tâm đến vấn đề giảm phí cho các khách hàng đã ký kết hợp đồng và khi kết thúc hợp đồng thì không có tổn thất hoặc tổn thất xảy ra ít. Vì đây chính là khách hàng có kinh nghiệm và ý thức đề phòng hạn chế tốt nên khả năng xảy ra tổn thất thấp, do đó mà công ty mong muốn ký được những hợp đồng với những khách hàng này vào những năm tiếp theo. + PVI cần có biện pháp để tìm kiếm thị trưởng mới để mở rộng thị trường trong và ngoài nước. + Về nghiệp vụ, PVI cần phải tuân thủ các quy trình kinh doanh sử dụng công cụ ISO. + Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ thông tin trong khâu khai thác. + PVI cần chú trọng đến việc giám định điều kiện trong khâu khai thác nhằm ký được những hợp đồng có chất lượng tốt, giảm các hợp đồng xấu vì chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận và tình hình kinh doanh của công ty. Cũng chính vì lẽ đó mà các cán bộ khai thác không nên chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng của hợp đồng gây ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của công ty. c. Đối với khâu đề phòng và hạn chế tổn thất. Đề phòng và hạn chế tổn thất là trách nhiệm của cả hai bên khách hàng và công ty bảo hiểm. Nếu làm tốt khâu này, số vụ tổn thất sẽ giảm đi đồng thời nếu có tổn thất thì mức độ tổn thất trong mỗi vụ cũng giảm đi. Điều này giúp doanh nghiệp bảo hiểm tiết kiệm được chi phí chi bồi thường tổn thất, góp phần nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm. Để thực hiện tốt công tác này, PVI cần triển khai thực hiện một số giải pháp sau: + PVI cần tổ chức các nhóm chuyên trách chuyên theo dõi, thống kê chi tiết những vụ tổn thất xảy ra, tình hình tổn thất chung theo thời gian và không gian, từ đó đưa ra các nhận xét, đúc rút kinh nghiệm, quy luật để từ đó hướng dẫn khách hàng thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất hiệu quả hơn. + Trong thời gian thi công công trình, PVI phải thường xuyên cử cán bộ quản lý rủi ro xuống công trình để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các biện pháp an toàn của người được bảo hiểm. Từ đó đưa ra các ý kiến, đề xuất nhằm hướng dẫn người được bảo hiểm thực hiện tốt hơn các hoạt động đề phòng và hạn chế tổn thất tốt hơn. d. Đối với khâu giám định và bồi thường tổn thất. Giám định và bồi thường tổn thất là khâu quan trọng quyết định tới uy tín và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm. Làm tốt công tác này sẽ giúp PVI tạo dựng lòng tin trong khách hàng. Vì vậy, PVI rất chú trọng đến công tác này. Tuy nhiên trong quá trình giám định và giải quyết bồi thường còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như : chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, quy trình giải quyết bồi thường… Để nâng cao chất lượng của công tác giám định và bồi thường tổn thất thì PVI cần thực hiện một số các biện pháp sau đây: + Nâng cao trình độ nhận thức cũng như ý thức kỷ luật làm việc cho cán bộ làm công tác giám định và bồi thường tổn thất. Các cán bộ làm công tác giám định và bồi thường tổn thất của công ty cần được đào tạo và thường xuyên đào tạo lại để trang bị những kiến thức, những thông tin mới về thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi nói riêng để có thể phục vụ khách hàng tốt hơn. PVI nên thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo để nhân viên cùng nhau trao đổi kinh nghiệm từ đó đưa ra những cảnh báo về vấn đề trục lợi bảo hiểm và các biện pháp phát hiện và đề phòng hạn chế trục lợi bảo hiểm. + PVI nên có những chính sách hợp lý ưu đãi cho các giám định viên, vì họ phải thường xuyên làm việc ở hiện trường tổn thất, nhằm khuyến khích giám định viên nỗ lực giám định chính xác cho khách hàng, đồng thời phát hiện ra hiện tượng trục lợi bảo hiểm để ngăn chặn kịp thời, tiết kiệm chi phí cho công ty. + PVI cần cải cách hành chính, đơn giản hoá các thủ tục giám định tổn thất và bồi thường một cách nhanh gọn, chính xác theo đúng nguyên tắc mà công ty đã đặt ra “ Nhanh - Đúng - Đủ”. PVI đã thực hiện khâu giám định và bồi thường tổn thất theo một quy trình chặt chẽ và khoa học. Tuy nhiên, để thực hiện tốt hơn công tác này, PVI cần rút ngắn thời gian giữa các bước trong quy trình, tránh gây phiền hà cho khách hàng. Những lúc khi tổn thất xảy ra, đặc biệt là những tổn thất lớn sẽ làm cho tâm lý khách hàng không tốt, nếu được giải quyết bồi thường nhanh, hỗ trợ tài chính để khắc phục tổn thất sẽ làm cho khách hàng có ấn tượng tốt với doanh nghiệp bảo hiểm. III. Một số kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi tại PVI. Kiến nghị đối với nhà nước. Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa Luật kinh doanh bảo hiểm cũng như các luật có liên quan. Tạo môi trường hành lang pháp lý giúp hoạt động kinh doanh bảo hiểm được phát triển hơn. Nhà nước cần có thêm các chính sách để có một môi trường kinh tế ổn định hơn. Từ đó thu hút các nhà thầu nước ngoài đầu tư vào các dự án Dầu Khí của Việt Nam, giúp tăng nhu cầu bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và PVI nói riêng. Nhà nước cần hoàn thiện hơn Luật đầu tư, giúp các doanh nghiệp bảo hiểm có thêm các cơ hội đầu tư, từ đó giúp tăng lợi nhuận cũng như kết quả kinh doanh tốt hơn. Doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đang phải đối diện với một số thách thức lớn như là: từ năm 2007 không còn hạn chế việc cung cấp qua biên giới các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Hơn thế nữa, từ năm 2008, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được kinh doanh bảo hiểm cho các công trình dầu khí. Do đó mà nhà nước nên có một số chính sách mới thể hiện sự ưu ái đối với doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam như giảm thuế thu nhập... Trong bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi thì đối tượng được bảo hiểm được chia thành hai phần riêng biệt là bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ Ba. Do đó mà Nhà Nước nên có quy định về việc bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ 3 đối với các dự án khai thác Dầu Khí ở Việt Nam. Đồng thời, nhà nước có thể quy định Số Tiền Bảo Hiểm bắt buộc đối với fần bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ Ba. Kiến nghị đối với Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam: - Tập Đoàn Dầu Khí cần phải đẩy mạnh hoạt động khai thác, Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu dầu thô nhằm tăng nhu cầu bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi. Sau khi đã có nhu cầu bảo hiểm, Tập Đoàn Dầu Khí nên ưu tiên những hợp đồng bảo hiểm các dự án xây dựng ngoài khơi do tập đoàn Dầu khí triển khai cho PVI, giúp đỡ để PVI ký kết các hợp đồng được thuận lợi hơn. Đa dạng hoá các loại hình đầu tư, mở rộng đầu tư ra nước ngoài để quảng bá thương hiệu, uy tín PVN cũng như PVI. Tập đoàn Dầu Khí quốc gia Việt Nam giúp đỡ PVI thông qua việc tăng nguồn vốn uỷ thác của tập đoàn cho PVI, giúp PVI có thêm năng lực tài chính, tăng tỷ lệ giữ lại trong kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi nói riêng. Tập Đoàn Dầu Khí cũng cần có những cán bộ chuyên trách về Bảo Hiểm để có thể kiểm tra nghiệp vụ đối với PVI, từ đó đưa ra đường lối và phương hướng phát triển cho PVI. Tập đoàn Dầu Khí cần hoàn thiện điều lệ, quy chế tài chính, quy chế quản lý rủi ro và bảo hiểm. Kiến nghị đối với PVI. PVI cần tăng cường thêm cán bộ cũng như tài chính cho Ban Nghiên Cứu Sản Phẩm để có thể hoàn thành tốt hơn việc nghiên cứu thị trường từ đó Hằng năm, PVI cần tổ chức các đợt tuyển dụng và đào tạo cho đại lý, cộng tác viên. Đồng thời, thường xuyên thanh lọc những đại lý, cộng tác viên vi phạm quy định, kém chất lượng gây ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh và uy tín của công ty. PVI cần nghiên cứu thị trường và khả năng, năng lực của công ty để thành lập thêm công ty thành viên ở các thị trường tiềm năng trong nước và các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới. PVI cần đẩy mạnh hoạt động chăm sóc khách hàng sau khi đã ký hợp đồng. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tư vấn cho khách hàng về các kinh nghiệm đề phòng hạn chế tổn thất, cần chú trọng đến những dịp lễ quan trọng gửi lời chúc mừng…thể hiện sự quan tâm của công ty, tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng. PVI nên tổ chức các cuộc khảo sát thị trường trong và ngoài nước, tìm kiếm thị trường bảo hiểm mới. Xây dựng chiến lược tuyên truyền quảng cáo cho năm 2009 một cách chi tiết không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nước ngoài (chú trọng thị trường tiềm năng). Tổ chức chương trình quảng cáo qua Tivi, internet… Thiết lập hệ thống liên lạc thường xuyên với Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Viêt Nam để lấy thông tin về khách hàng cũng như chỉ đạo từ tập đoàn. Thường xuyên cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài và mời chuyên gia nước ngoài về, tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kiến thức để học hỏi kinh nghiệm từ thị trường quốc tế, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Song song với việc đào tạo thì PVI cần phải chú ý đến hoạt động tuyển dụng, phải đặt ra một số tiêu chí nhất định về trình độ và kiến thức đối với người dự tuyển. KẾT LUẬN. Trong quá trình thành lập và phát triển, cùng với sự thăng trầm của nền kinh tế Việt Nam, Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Dầu Khí Việt Nam luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ tốt nhất có thể. Để làm được điều đó, Công Ty đã không ngừng đổi mới toàn diện, ngày càng hoàn thiện hơn nữa các sản phẩm dịch vụ của mình nói chung và sản phẩm bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi nói riêng. Và với những cố gắng đó, PVI đã có những bước tiến dài và vững chắc trong những năm gần đây, vươn lên dẫn vị trí thứ hai trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. PVI hiện đang là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đầu tiên có đủ tiêu chuẩn để cấp đơn bảo hiểm Năng Lượng ra thị trường Quốc Tế và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Mặc dù nghiệp vụ bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi mới được triển khai ở Việt Nam nhưng, PVI đã triển khai nghiệp vụ này khá tốt và cũng đã đạt được một số thành công đáng kể. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những thành quả bước đầu trên con đường đi tới của PVI. Chúc cho PVI sẽ đạt được những mục tiêu đã đề ra, vươn xa hơn nữa ra thị trường Bảo Hiểm quốc tế để xứng đáng với thương hiệu “Ngọn Lửa Niềm Tin”. Trải qua quá trình thực tập và nghiên cứu, kết hợp giữa lý luận đã được học tại nhà trường và thực tế quan sát tại PVI, em đã hoàn thành khoá luận “Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi tại Tổng Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Dầu Khí Việt Nam” với mong muốn được tìm hiểu và đóng góp ý kiến vào việc phát triển nghiệp bảo hiểm này trong những năm tới tại PVI. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Định và các anh chị trong ban bảo hiểm Năng Lượng tại Tổng Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Dầu Khí Việt Nam đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Bảo Hiểm của trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Giáo trình Quản Trị Kinh Doanh Bảo Hiểm của trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Sách Offshore Oil and Gas Insurrance. Tạp chí Hiệp hội bảo hiểm số 1 năm 2005. Tạp chí Hiệp hội bảo hiểm số 1 năm 2006. Tạp chí Hiệp hội bảo hiểm số 1 năm 2007. Tạp chí Hiệp hội bảo hiểm số 1 năm 2008. Tạp chí Hiệp hội bảo hiểm số 1 năm 2009. Báo cáo thường niên 2006, 2007, 2008 của PVI. Bản Tin Ngọn Lửa số 2/2008. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt diễn giải BH TBH BHNL GĐBT BGĐ BHDK KTKH bảo hiểm tái bảo hiểm bảo hiểm năng lượng giám định bồi thường ban giám đốc bảo hiểm dầu khí kinh tế kế hoạch MỤC LỤC Trang DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Trang Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của PVI. 2 Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng về doanh thu của PVI. 2 Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng lợi nhuận của PVI. 2 Biểu đồ 2.4: Thị phần của PVI năm 2008. 2 Sơ đồ 2.5: Quy trình khai thác. 2 Sơ đồ 2.6: Quy trình giám định điều kiện. 2 Sơ đồ 2.7: Quy trình giám định tổn thất và giải quyết bồi thường 2 Bảng số 2.8: Tình hình khai thác 2004 - 2008. 2 Bảng số 2.9: .Tình hình thực hiện khâu đề phòng hạn chế tổn thất 25 Bảng số 2.10:.Tình hình thực hiện khâu GĐBT 52 Bảng số 2.11:Tình hình thực hiện khâu tái bảo hiểm………………………..60 Bảng số 2.12: Kết quả kinh doanh…………………………………………..62

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21245.doc
Tài liệu liên quan