Trước hết cần xây dựng những chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất tốt sau đó thực hiện đào tạo tăng năng lực hoạt động trong hoạt động đầu tư phát triển, cần phải xây dựng và triển khai thực hiện chương trình đào tạo đồng bộ từ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ phụ trách khoa học kỹ thuật đến đội ngũ công nhân và đặc biệt chú tâm vào kỹ năng xây dựng, đánh giá quản lý dự án, nâng cấp năng lực tiếp nhận và đánh giá thông tin.
Phải quan tâm, bồi dưỡng, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để đào tạo tuyển dụng không những nguồn nhân lực trong nước mà còn nguồn nhân lực từ nước ngoài, giảm hiện tượng chảy máu chất xám, người tài đi mất. Thực hiện chế độ tuyển dụng cán bộ thông qua thi tuyển, kiểm tra chặt chẽ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo.Thi tuyển thường xuyên để có thể sàng lọc và thay thế những cán bộ không đủ năng lực, tìm thêm những nguồn nhân lực mới, chú trọng đào tạo cán bộ giỏi và là chuyên gia cho ngành. Có những chính sách thưởng phạt một cách hợp lý để khuyến khích người lao động và đội ngũ cán bộ làm việc hiệu quả, có những chính sách khuyến khích đối với những cán bộ làm việc ở các vùng sâu vùng xa, làm việc trong môi trường nặng nhọc.
Thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá trong phương thức và cách thức đào tạo cán bộ quản lý và thực hiện dự án, sử dụng bao gồm cả hình thức đào tạo trong nước, cử đi học nước ngoài nếu thấy cần thiết, học chính quy trong các chương trình đào tạo tại các trường đại học trong nước, học bán chính quy, tại chức, tập huần, tu nghiệp Mở rộng hợp tác với nước ngoài đặc biệt là các nước có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và đầu tư. Mời chuyên gia giảng dạy, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật công nghệ, tổ chức hội thảo thường xuyên giữa các đơn vị để có thể nâng cao trình độ tay nghề, khuyến khích hình thức đào tạo tự túc kết hợp giữa các nhân với nhà nước về kinh phí đào tạo, khuyến khích cán bộ có nguyện vọng đi học
Tăng cường đạo tạo về luật pháp, chính sách sử dụng vốn TPCP, quản lý đầu tư xây dựng, quy trình thanh toán vốn dự án, kiến thức tin học để thuận tiện cho công tác thu thập và xử lý thông tin, cách thức nâng cao khả năng huy động vốn của TPCP
80 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1728 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối lượng đạt 99.71 tỉ đồng, đạt 249,27% kế hoạch.
+ Kênh Phước Xuyên: khối lượng đạt 25.91 đạt 123,38% kế hoạch.
2.2.2.3. Tình hình phân bổ và sử dụng vốn TPCP cho các ngành y tế, giáo dục
A. Ngành y tế
Trong năm 2008, lần đầu tiên Chính phủ đã phát hành trái phiếu đầu tư cho ngành y tế, tổng số tiền huy động lên đến 3750 tỉ đồng cho 483 dự án. Số tiền này sẽ được dành đầu tư cho bệnh viện tuyến huyện ở 64 tỉnh thành trong cả nước, với hệ thống bệnh viện tuyến địa phương, nhằm giải quyết tình trạng khám chữa bệnh vượt tuyến dẫn đến quá tải, xây dựng cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế của đội ngũ cán bộ y tế của các tuyến đa khoa huyện, đa khoa khu vực liên huyện nhằm đưa các dịch vụ y tế kĩ thuật về phục vụ nhân dân. Tạo điều kiện cho người nghèo, người vùng núi, vùng sau vùng xa tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn. Tổng số bệnh viện được đầu tư, cải tạo, xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tâng là 552 bệnh viện đa khoa huyện, 69 bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện.
Hiện nay các điạ phương đã và đang tích cực triển khai các thủ tục để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ tài chính, đến ngày 31/8/2008 giá trị khối lượng hoàn thành của các dự án y tế huyện là 493,481 tỷ đồng đạt 13% kế hoạch, giải ngân đạt 6% kế hoạch.
Năm 2009, Chính phủ sẽ hỗ trợ cho các địa phương 6.000 tỷ đồng (trong tổng số 36.000 tỷ vốn trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2009 được Quốc hội thông qua), trong đó cho giáo dục là 3.000 tỷ đồng và y tế là 3.000 tỷ đồng. Ngoài ra, phần vốn kế hoạch năm 2008 chưa sử dụng hết được chuyển sang 2009. Năm 2009 sẽ có thêm 54 dự án có đủ điều kiện (39 bệnh viện tuyến huyện và 15 phòng khám đa khoa khu vực) của 21 tỉnh, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn. nâng tông số các dự án lên khoảng 515 dự án, phân bổ cho 62 tỉnh thành. Với 3000 tỉ đồng năm 2009, dự kiến được bố trí 2.500 tỉ cho các bệnh viện tuyến huyện, 500 tỉ cho một số bệnh viện đa khoa vùng tỉnh, sẽ có khoảng 515 dự án. Tổng số vốn ngân sách trung ương huy động từ phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2008-2010 để hỗ trợ các địa phương là 14.000 tỉ đồng.
B. Ngành giáo dục
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Số công trình các tỉnh báo cáo và cam kết khởi công trước ngày 31/12/2008 là hơn 29.000 phòng học và hơn 10.000 phòng công vụ giáo viên, Tổng số phòng học và nhà công vụ giáo viên triển khai thực hiện đến 15/02/2009 là 35.156 phòng học và 10.711 nhà công vụ giáo viên. Trong đó:
- Số phòng đã hoàn thành là 4.203 phòng học và 1.024 phòng công vụ GV.
- Số phòng đang xây dựng là 13.836 phòng học và 4.041 phòng công vụ GV.
- Số phòng đã hoàn thành thủ tục đang chuẩn bị khởi công xây dựng là 4.667 phòng học và 1.593 phòng công vụ giáo viên.
- Số phòng đang làm thủ tục phê duyệt đầu tư và đấu thầu là 12.450 phòng học và 4.053 phòng công vụ giáo viên.
Theo quyết định Thủ tướng Chính phủ phương án phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ hỗ trợ các địa phương thực hiện năm 2008 là 3.775,6 tỷ đồng. Đến ngày 15-02-2009, các địa phương báo cáo đã huy động, phân bổ cho các chủ đầu tư, các dự án là 5.467,4 tỷ đồng, trong đó, số vốn trái phiếu Chính phủ là: 3.643,2 tỷ đồng, đạt 99%.
Tiến độ giải ngân theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước đến ngày 15-02-2009 là 2.326,4 tỷ đồng, trong đó, vốn trái phiếu Chính phủ là 2.055,2 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 54,4 % so với kế hoạch.
Năm 2009, dự kiến phân bổ 3000 tỉ đồng vốn trái phiếu cho ngành giáo dục. Ngoài số vốn đó, sẽ tiếp tục thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn kế hoạch năm 2008 chuyển sang khoảng 2200 tỷ đồng. Qua đó cho ta thấy, tiến độ triển khai thực hiện đề án ở các địa phương nhìn chung là chậm và không đồng đều. Để tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện, các địa phương đã nêu lên những vướng mắc tại cơ sở trong quá trình thực hiện dự án và đề xuất những kiến nghị tập trung vào Chính phủ xem xét sớm phê duyệt phương án phân bổ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ hỗ trợ các địa phương thực hiện đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên cả giai đoạn 2008-2012, có cơ chế đặc thù cho các tỉnh khó khăn như hỗ trợ san tạo mặt bằng, cho chỉ định thầu các công trình trên 1 tỷ đồng, tăng tỷ lệ hỗ trợ cho các tỉnh khó khăn, kéo dài thời gian giải ngân dự án tới quý I năm 2009, tuỳ từng địa bàn khác nhau sẽ có tỷ lệ vốn đối ứng thích hợp....
Trong nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường, trái phiếu chính phủ được coi là một công cụ huy động vốn có hiệu quả, đã đáp ứng tương đối kịp thời các nhu cầu chi của NSNN cho đầu tư phát triển. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện NSNN của ta chưa ổn định và số thiếu hụt hàng năm còn tương đối lớn. Các công trình này, vừa mang lại cho Trung ương vừa mang lại cho địa phương những lợi ích to lớn, được đầu tư bằng vốn TPCP đã mang lại những lợi ích kinh tế cũng như xã hội , các công trình có thể kể đến là những công trình giao thông lớn như đường mòn Hồ Chí Minh, hay nhỏ hơn là các tuyến đường nối xã huyện như Hành lang Côn Minh - Hải Phòng, Quốc lộ 2,Quốc lộ 3, Quốc lộ 12 Km 104 - Km 196, Quốc lộ 7 (Tây Đô Lương - Nặm Cắn), Đường Vũng áng - biên giới Việt Lào (bao gồm cả đoạn ngập lụt km 17 - Km 29 quốc lộ 12 tại Quảng Bình, Khe Ve - Cha Lo)…. Tuyến đường đi qua, cùng với đó sẽ phát triển rất nhiều các dịch vụ an sinh xã hội do đó người dân cũng được hưởng lợi lớn. Các tuyến đường đã giảm tải, góp phần giảm ùn tắc giao thông, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng, liên kết các vùng kinh tế, đời sống nhân dân vùng xa càng ngày càng phát triển.
Nhiều công trình thủy lợi hoàn thành đã cung cấp, điều hòa được lượng nước tưới tiêu cho các vùng như Hồ Lòng Sông (Bình Thuận), Hồ Suối Dầu (Khánh Hoà), Hồ Sông Sào (Nghệ An), Cụm thuỷ lợi đầu mối Hát Môn Đập Đáy (Hà Tây), Hồ KRông Buk Thượng (Đắk Lắk)… Hầu hết các tỉnh miền núi đều chưa có nước sạch để dung, chính vì thế một khi các công trình thủy lợi hoàn thành, đã giải quyết được tình trạng thiếu nước sạch dùng và từ đó giảm bớt được cực nhọc của người dân trong việc đi lấy nứớc. Thực hiện các dự án này còn cung cấp được lượng nước lớn cho tưới tiêu vào mùa khô cũng như hạn chế được một phần nào hiện tượng lũ lụt trong mùa mưa.
Các công trình giáo dục , đã phần nào xóa được các lớp học tranh tre vách nứa, tạo được điều kiện thuận lợi hơn cho giảng dạy và học tập như: số phòng đã hoàn thành là 4.203 phòng học và 1.024 phòng công vụ giáo viên. Việc hoàn thành những công trình này góp phần xóa nạn mù chứ, nâng cao hiểu biết để từ đó dần dần xóa đói giảm nghèo, giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, công bằng xã hội được tăng lên góp phần giữ vững ổn định chính trị và thúc đẩy nền kinh tế phát triền.
Các công trình y tế khi hoàn thành, đã đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống. Cơ hở hạ tâng đã được nâng cấp là 552 bệnh viện đa khoa huyện, 69 bệnh viện đa khoa khu vực ưa đáp ứng được.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại
2.3.2.1. Hạn chế
Mục đích của phát hành trái phiếu Chính phủ được xác định ban đầu là để đầu tư cho các công trình thủy lợi, giao thông tại các vùng khó khăn, đặc biệt là miền núi, vùng sâu vùng xa. Tình thế đòi hỏi chúng ta phải tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển nên danh mục đầu tư được mở rộng cho y tế, giáo dục, một số công trình hạ tầng khác. Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa đã góp phần giảm chênh lệch vùng, miền, chênh lệch giàu, nghèo. Với việc mở rộng nguồn vốn ra cho các ngành như thế này, bên cạnh rất nhiều những cái được thì số khó khăn, hạn chế cũng tăng lên theo đó. Những hạn chế này vừa là do yếu tố khách quan vừa là do yếu tố chủ quan, hai yếu tố này tích góp lại tạo ra nhiều khó khăn trong việc sử dụng vốn.
Thứ nhất đó chính là tốc độ giải ngân vốn quá chậm
Tốc độ giải ngân vốn là một vấn đề nóng hổi, đang được cả nước quan tâm, kế hoạch đã được phê duyệt từ năm 2003 đến năm 2010, nhưng đến hết tháng 12.2008, tổng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ mới thực hiện được 54% kế hoạch. Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ thuộc Trung ương quản lý hiện còn chậm, mới đạt 52,2% so với tổng kế hoạch vốn được giao (2 năm 2003-2004). Trong đó, tỷ lệ giải ngân cho kế hoạch vốn năm 2004 chỉ đạt 25,3% kế hoạch. Giai đoạn 2003-2006 mới chỉ giải ngân được 56%, riêng năm 2006 chỉ giải ngân được 66%. Năm 2007, tổng vốn TPCP có 22.000 tỉ đồng, nhưng giải ngân chỉ đạt khoảng 7.000 tỉ đồng. Năm 2008, giải ngân được 20.000 tỉ đồng, đạt 62%. Bên cạnh đó, rất nhiều địa phương được giao quản lý nguồn vốn trái phiếu chính phủ cũng có tốc độ giải ngân cực thấp như Nghệ An là 0,5%, Cần Thơ 1,8%, Bình Phước 1,5%. Thậm chí có địa phương chưa triển khai thực hiện nguồn vốn trái phiếu như Lạng Sơn, Yên Bái, Cao Bằng, Đồng Tháp, Quảng Bình...Trái phiếu Chính phủ là vốn đi vay nên khi giải ngân chậm, giá cả vật liệu tăng lên, tổng mức đầu tư tăng… rồi gánh nặng trả nợ, chính người dân cùng Nhà nước gồng lên mà nhận, cái này là tự làm khó mình. Mặt khác, chậm giải ngân còn khiến vòng luẩn quẩn vay- trả thêm rối rắm. Hơn nữa, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ được sử dụng để bù đắp việc thiếu hụt vốn cho đầu tư phát triển, cho các chính sách an sinh – xã hội nên giải ngân chậm sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, chúng ta vẫn đang đặt trái phiếu Chính phủ và công trái Chính phủ ở ngoài cân đối ngân sách quốc gia. Bội chi ngân sách 5% là hoàn toàn chưa có phần trái phiếu Chính phủ, trong khi nguồn vốn này rất lớn. Nếu đưa vào cân đối ngân sách thì mức bội chi không thể là 5%. Phải tính toán để có cái nhìn tổng thể đối với ngân sách quốc gia để tiến tới việc cân đối được thu chi ngân sách quốc gia, bởi ngân sách quốc gia có tầm rất quan trọng trong sự phát triển của một đất nước.
Thứ 2 chính là chất lượng công trình chưa cao
Mục tiêu lớn nhất của công cuộc đầu tư là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đem lại nguồn thu cho ngân sách và quan trọng hơn đó là nó mang lại hiệu quả xã hội to lớn khi đưa các công trình vào sử dụng. Việc sử dụng vốn hiệu quả sẽ giúp kích cầu tiêu dùng và đem lại nhiều lợi ích lâu dài. Giai đoạn 2003-2009 là giai đoạn được đánh giá là bước nhảy trong việc thu hút đầu tư cho các dự án, vốn trái phiếu chính phủ là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất. Tuy nhiên, qua các số liệu cho thấy một số dự án hoàn thành xong chưa phát huy công dụng đã phải sủa chữa, tu bổ. Như các công trình giao thông miền núi, chưa được đưa vào sứ dụng bao lâu thì đã phải tu bổ do mưa gió, lũ lụt… điều này một phần cũng do ban thi công dự án chưa có phương án thích hợp, chưa tính toán đầy đủ các yếu tố tác động đề hoàn thiện một cách tốt nhất.
Thứ 3 chính là vấn đề thất thoát, lãng phí
Hiện nay đây là căn bệnh nhức nhối nhiều năm qua. Đã có không ít ý kiến cho rằng tỉ lệ thất thoát vốn đầu tư từ nguồn vốn TPCP vào khoảng 30%-40% tổng vốn đầu tư. Điều này đã dẫn đến việc sử dụng vốn không có hiệu quả và làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển chung của xã hội. Trong nhiều trường hợp thì các nguyên tắc về xây dựng cơ bản không được thực hiện nghiêm túc, mặc khác công tác thanh tra kiểm tra không chặt chẽ đã tạo ra khẽ hở cho thất thoát và tham nhũng, một hiện tượng hay xảy ra là là tình trạng lập hồ sơ nghiệm thu gian dối, khai khống khối lượng, khai vượt dự toán để tham ô, trường hợp điển hình là dự án Mường Tè(Lai Châu) chỉ riêng một tuyến đường dài 39km vốn đầu tư 62 tỉ đồng nhưng đã bị tham ô tới 7 tỉ đồng, thế này thì chất lượng công trình sẽ đi về đâu.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Mỗi ngành, mỗi nghề với các dự án đều có mặt trái, mặt tốt của nó. Mặt tốt thì được học hỏi, áp dụng, còn mặt trái thì được ghi nhận những tồn tại, những cái chưa được để tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết. Với nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, rất nhiều nguyên nhân được đưa ra giải thích cho việc giải ngân chậm, chất lượng công trình chưa cao.
Thứ nhất, chất lượng công tác quy hoạch chưa cao
Chất lượng công tác quy hoạch chưa cao, chưa đủ căn cứ khoa học để làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư phát triển, dẫn đến tình trạng phải điều chỉnh quy hoạch nhiều lần, gây lãng phí thời gian và tiền của. Các quy hoạch thiếu gắn kết với nhau, chưa dựa vào nhu cầu thị trường. Trong khi đó, Nhà nước lại thiếu công cụ, chính sách hữu hiệu hợp lý, giám sát thực hiện quy hoạch, tình trạng đầu tư tự phát, không theo quy hoạch còn khá phổ biến dẫn đến hậu quả tiêu cực về kinh tế và môi trường. Quá trình bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn TPCP phân tán, giàn trải, không theo quy hoạch, thiếu tập trung đã không tạo được các mối liên kết giữa các công trình, một khi công trình hoàn thành không hỗ trợ tốt cho các công trình đi sau nó, phải đầu tư lại, gây lãng phí rất nhiều .
Thứ hai, trình tự, thủ tục triển khai dự án chưa rõ ràng.
Tình hình khó khăn trong xây dựng cơ bản của ngành GTVT bắt đầu từ năm 2006, khi Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu có hiệu lực với nhiều thay đổi cơ bản về trình tự, thủ tục triển khai dự án đầu tư, phân công phân cấp, hình thức tổ chức quản lý dự án, khiến nhiều dự án bị ảnh hưởng về tiến độ, đặc biệt các dự án giao thông có vốn đầu tư lớn, thực hiện trong thời gian dài… Có quá nhiều vướng mắc trong các văn bản hướng dẫn có nhiều thay đổi về trình tự, thủ tục triển khai, những quy định rắc rối, phức tạp về công tác đấu thầu. Luật mới nhiều thay đổi với luật cũ, chồng chéo và muốn thực hiện một dự án thì phải đi qua quá nhiều thủ tục: triển khai các thủ tục xây dựng cơ bản theo qui định của Nhà nước (chuẩn bị đầu tư, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, đấu thầu,…) thường từ 1 đến 2 năm, quá trình xin cấp thủ tục quá lâu dẫn đến việc nguồn vốn bị ứ đọng, nằm “chết” trong kho bạc, không phát huy được tác dụng, chức năng mà nó đảm nhận, sự chậm chạp trong cấp phát thủ tục tạo ra tăng mức vốn đầu tư theo từng năm, năm 2003, tổng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ là 63.064 tỷ đồng, đến 2006 tăng lên 110 nghìn tỷ đồng và đến nay số vốn này dự kiến lên tới 230.496 tỷ đồng.
Vấn đề trình tự, thủ tục chưa rõ ràng cũng gây ra hiện tượng thất thoát lãng phí. Điều kiện cơ bản có tính nguyên tắc để được ghi kế hoạch vốn đầu tư hằng năm là các dự án phải đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Các hiện tượng như thi công chưa có thiết kế, dự toán chưa được phê duyệt là các nguyên nhân dẫn tới thất thoát, lãng phí.
Cơ chế chính sách liên quan đến quản lý đầu tư và xây dựng chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, lại thường xuyên thay đổi đã gây sự bị động, lúng túng trong quá trình xây dựng và điều hành kế hoạch đầu tư. Sự bị động, chậm trễ đã gây ra hiện tượng giải ngân vốn chậm, nhiều chi phí cơ hội bị mất đi.
Thứ ba, công tác đấu thầu và năng lực nhà thầu chưa cao.
Lý do quan trọng nhất của tình trạng chậm giải ngân các dự án xây dựng cơ bản ngành giao thông là năng lực tài chính yếu kém của các nhà thầu. Hiện tại, hầu hết các nhà thầu đều hoạt động bằng vốn vay, với dư nợ lớn. Trong khi đó, các ngân hàng tập trung thu nợ và cho vay nhỏ giọt nên các nhà thầu không có vốn hoạt động, nhiều dự án thiếu vốn, thi công dở dang, nhiều dự án mới không có vốn để thi công. Như ngành GTVT thách thức lớn nhất đối với các chủ đầu tư ngành GTVT chính là nguy cơ thiếu hụt nhà thầu. Mặc dù các chủ đầu tư nhiều dự án lớn nêu trên đều áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế cho các gói thầu xây lắp và tư vấn, nhưng không vì thế mà sự căng thẳng về nguồn nhân lực phục vụ thi công giảm đi. Có một thực tế là, không một nhà thầu quốc tế nào khi trúng thầu lại huy động cả ngàn lao động cùng tất cả các thiết bị, máy móc vượt hàng ngàn cây số với vô số thủ tục phức tạp sang Việt Nam trực tiếp thi công. Cho nên, ngoài bộ khung quản lý dự án, chỗ dựa về nhân lực thi công chính của họ vẫn là các nhà thầu trong nước. Trong khi đó, ngoài 7 tổng công ty xây dựng công trình giao thông lớn của Bộ GTVT thì số doanh nghiệp xây dựng khác thuộc Bộ Xây dựng, Bộ Quốc phòng, các công ty tư nhân có năng lực thi công các công trình giao thông quy mô lớn, phức tạp về công nghệ, đạt giá trị sản lượng trung bình khoảng 2.000 tỷ đồng/năm chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đây thực sự là một bài toán hóc búa dành cho các chủ đầu tư trong việc đảm bảo tiến độ triển khai các dự án lớn, bởi máy móc, thiết bị thi công có thể bổ sung gấp được, song việc đào tạo cán bộ quản lý dự án, kỹ sư thi công, lao động có tay nghề cao không phải là một việc có thể thực hiện trong một sớm, một chiều.
Hầu hết các đơn vị tư vấn thiết kế chưa đáp ứng kịp thời gian về bản vẽ thi công, điều chỉnh tổng mức đầu tư các công trình do thay đổi về cơ chế đầu tư và giá vật tư. Với các nhà thầu, Ban quản lý dự án, nguyên nhân chủ yếu là do các nhà thầu đang tập trung thực hiện khối lượng thuộc các kế hoạch năm trước, năm nay thực hiện dự án năm trước, năm sau thực hiện dự án năm nay, sự chậm trễ trong khâu thực hiện đã tạo những vướng mắc nhất định.
Thứ tư, các cấp quản lý chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Tinh thần trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, các cơ chế chính sách đã được ban hành về công tác quản lý đầu tư và xây dựng chưa cao. Tình trạng buông lỏng trong quản lý, thiếu kỷ cương, kỷ luật trong lĩnh vực đầu tư đã dẫn đến những sai sót trong quản lý kế hoạch đầu tư và quá trình đầu tư xây dựng. Các khâu, từ xác định chủ trương, xây dựng dự án, thẩm định dự án, ra quyết định đầu tư, thiết kế kỹ thuật, lập tổng dự toán đến khâu triển khai thực hiện, giám sát thi công, theo dõi cấp phát, thanh quyết toán chưa chặt chẽ.
Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ quản lý đầu tư và xây dựng còn kém, thậm chí thường lợi dụng những kẽ hở của cơ chế chính sách, lợi dụng chức, quyền, vị trí công tác để trục lợi bất chính, sự thất thoát vốn đầu tư còn nhiều, gắn liền với tình trạng tham nhũng hiện nay.
Năng lực các tổ chức tư vấn lập dự án và thiết kế kỹ thuật thấp, năng lực quản lý của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm, tổ chức thẩm định mang tính hình thức, hành chính, quyết định đầu tư khi chưa có đầy đủ căn cứ để xác định tính khả thi và hiệu quả của các dự án đầu tư, công tác giám sát chưa chặt chẽ, chưa trung thực, dễ dãi trong kiểm tra, nghiệm thu làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về đầu tư và xây dựng chưa được triển khai đến nơi đến chốn trong tất cả các ngành và các cấp. Việc phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng cho các bộ, ngành, các địa phương đã được tiến hành rộng rãi, toàn diện và triệt để nhưng lại thiếu các chế tài kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm.
Thêm vào đó, trách nhiệm quản lý của các bộ, ngành, địa phương, các chủ đầu tư chưa cao trong việc xem xét đầy đủ các nội dung theo quy định. Các cơ quản lý Nhà nước chưa tổ chức tốt công tác giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm trong quản lý đầu tư và xây dựng.
Thứ năm, công tác giải phóng mặt bằng chậm.
Sự thiếu đồng bộ trong khâu quy hoạch với sự chồng chéo về hệ thống luật đã nảy sinh nhiều vấn đề. Một trong những vấn đề lớn nhất đó là công tác giải phóng mặt bằng.
Một số địa phương chưa đáp ứng yêu cầu tiến độ thi công, do khó khăn về kinh phí đền bù của các địa phương, khung giá đền bù chưa hợp lý dẫn tới khiếu kiện kéo dài gây cản trở về tiến độ thi công công trình. Ví dụ các dự án bị vướng mắc GPMB nghiêm trọng là: QL4B Lạng Sơn, Dự án đường vành đai III Hà Nội, Dự án cầu Thanh Trì và tuyến Nam Vành đai III Hà Nội, QL32 Nhổn - Tây Sơn, QL32 Diễn - Nhổn, đường Láng - Hòa Lạc, Dự án khôi phục các cầu trên QL1 giai đoạn III vốn JBIC, đường Hồ Chí Minh (giai đoạn III)…
Thứ sáu, do sự tăng lên của giá cả nguyên vật liệu.
Từ năm 2007 trở đi giá vật liệu thi công cho các công trình xây dựng giao thông tăng vọt khiến các nhà thầu phải chịu sức ép từ sự thua lỗ khiến các công việc thi công không được trơn tru. Chưa bao giờ công tác XDCB nói chung và các nhà thầu xây dựng các công trình giao thông nói riêng lại lao đao như thời điểm cuối năm 2007 và năm 2008 vừa qua. Sự gia tăng chóng mặt về giá của các loại VLXD từ cuối năm 2007 đến năm 2008 đã làm cho các nhà thầu mất khả năng kiểm soát tình hình và đối mặt với rất nhiều rủi ro, các dự án giao thông thì rơi vào cảnh đình trệ. Tốc độ tăng giá năm 2007 cũng cao nhất so với tốc độ các năm trước đó, giá vật liệu năm 2007 so với năm 2006 : Thép tăng 25,75%, gạch tăng 22,8%, cát tăng 18,9%, nhựa đường tăng 17,5%. Nếu so với năm 2000, riêng thép đã tăng 2,25 lần. Sang đến đầu 2008, giá vật liệu tiếp tục tăng phi mã: Thép tăng từ 12.000 đồng lên 20.000 đồng đồng kg, ximăng tăng 40% so với cuối năm 2007, gạch tăng gần gấp 3 lần.
Các nhà thầu cho biết, hiện việc nhiều định mức, đơn giá chậm được ban hành, sửa đổi, nhất là giá cả máy, các định mức chuyên ngành, trượt giá vật tư vật liệu đã khiến không có cơ sở lập, phê duyệt các thủ tục dự án và nghiệm thu thanh toán. Đây cũng là lý do khiến việc triển khai thi công bị đình lại.
Thứ bảy, một số nguyên nhân khác.
Một yếu tố khách quan chính là diễn biến thời tiết, mưa lũ kéo dài, liên miên trên diện rộng gây khó khăn cho các nhà thầu triển khai xe máy thi công, một số công trình đang xây dựng dở dang thì bị cuốn trôi hết.
Một số công trình thực hiện trên các địa hình phức tạp, đòi hỏi phải có công nghệ cao cho nên công tác chuẩn bị cũng như thực hiện kéo dài, gây ứ đọng vốn và chậm tiến độ dự án.
Nhiều dự án bắt đầu triển khai muộn, do phải điều chỉnh tổng mức vốn trái phiếu để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, nên tiến độ cũng chậm.
CHƯƠNG 3MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
3.1. Định hướng phát triển
3.1.1. Với ngành giao thông
Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đến năm 2020, hệ thống giao thông vận tải nước ta cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải đa dạng của xã hội với mức tăng trưởng nhanh, đảm bảo chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý; kiềm chế tiến tới giảm sự gia tăng tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường. Về tổng thể, hình thành được một hệ thống giao thông vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải và các hành lang vận tải chủ yếu đối với các mặt hàng chính có khối lượng lớn. Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của đất nước, đặc biệt là tiềm năng biển, để phát triển hệ thống giao thông vận tải hợp lý, tiết kiệm chi phí xã hội. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, hợp lý; kết hợp phát triển từng bước vững chắc với những bước đột phá đi thẳng vào hiện đại tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi toàn quốc, đồng thời coi trọng công tác bảo trì, đảm bảo khai thác hiệu quả, bền vững kết cấu hạ tầng giao thông hiện có. Xã hội hóa việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Huy động tối đa mọi nguồn lực, coi trọng nguồn lực trong nước, để đầu tư phát triển giao thông vận tải. Người sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông có trách nhiệm đóng góp phí sử dụng để bảo trì và tái đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.
3.1.2. Với ngành thuỷ lợi
Phát triển thuỷ lợi tưới tiêu, cấp nước phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn và phát triển các ngành kinh tế xã hội:
Tập trung nâng cấp, hiện đại hoá các hệ thống thuỷ lợi hiện để phát huy và tăng tối đa năng lực thiết kế.
Tiếp tục đầu tư xây dựng thêm công trình mới, gồm:
- Các công trình thuỷ lợi tổng hợp quy mô vừa và lớn ở các lưu vực sông, cấp nước tưới cho nông nghiệp, thuỷ sản, sinh hoạt, công nghiệp, chống lũ và phát điện;
- Phát triển các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ ở miền núi phục vụ cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, sinh hoạt, khai thác thuỷ điện, góp phần hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn;
- Phát triển các công trình thuỷ lợi cấp nước, ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ phát triển dân sinh và sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, diêm nghiệp ở vùng ven biển;
- Phát triển các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các loại cây trồng cạn: cây công nghiệp, cây ăn quả ở các vùng trung du, miền núi;
- Phát triển các hệ thống kênh dẫn ngọt thau chua ém phèn ở ĐBSCL.
Củng cố, phát triển các giải pháp phòng chống, giảm nhẹ thiên tai bão lụt:
- Củng cố hệ thống đê điều, gồm cứng hoá mặt đê, trồng tre chắn sóng, cải tạo, nâng cấp và thay mới cống dưới đê, xử lý nền đê, kè mái các đoạn xung yếu... cho các hệ thống đê sông Bắc bộ và Khu 4.
- Hoàn thành các công trình hồ chứa lợi dụng tổng hợp có nhiệm vụ cắt lũ hạ du: Tuyên Quang (sông Gâm), Cửa Đạt (sông Chu), Bản Lả (sông Cả), triển khai xây dựng tiếp các công trình: Tả Trạch (sông Hương), Định Bình (sông Côn), công trình trên sông Vũ Gia - Thu Bồn... và phối hợp với các Bộ, Ngành đẩy nhanh quá trình chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình Sơn La (Sông Đà) và các công trình trên sông Đồng Nai, Sê san, Srê Pôk, sông Ba...
- Hoàn chỉnh và củng cố hệ thống đê điều chống lũ hè-thu, bảo đảm ổn định, hạn chế hư hỏng khi lũ chính vụ tràn qua ở các vùng đồng bằng Trung bộ, DHNTB, ĐBSCL, MĐNB, TN.
- Củng cố các công trình phân, chậm lũ dự phòng chống lũ cho ĐBSH;
- Hình thành các tuyến đê bảo vệ vùng ngập nông, có các giải pháp thích nghi và giảm thiểu tổn thất cho dân sinh, sản xuất ở vùng ngập sâu của ĐBSCL.
- Hoàn chỉnh và nâng cấp hệ thống đê biển, đê cửa sông, gồm tôn cao đỉnh, ổn định mái và chân đê, trồng cây chống sóng theo 2 chương trình: l) đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam và 2) Đê biển ở DH NTB và ĐBSCL;
- Đầu tư thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn công trình: hồ chứa, đê kè cống...
- Chỉnh trị sông, tăng khả năng thoát lũ và bảo vệ bờ sông, bờ biển.
- Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn rừng chắn sóng ven biển để giữ nước, giữ đất, chống lũ quét ở vùng núi và giảm lũ cho hạ du (với chỉ tiêu trồng 5 triệu ha.
- Tăng cường công tác điều tra cơ bản, nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo lũ, chuẩn hóa quy trình vận hành các hồ chứa lớn cắt lũ cho hạ du, tăng khả năng phòng tránh và đối phó bão lũ.
- Xây dựng được bản đồ ngập lụt ở các lưu vực sông để phục vụ cho chỉ dạo phát triển dân sinh, cơ sở hạ tầng, sản xuất phòng tránh thiên tai bão lũ.
Tăng cường quản lý nguồn nước và quản lý công trình thuỷ lợi
- Tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh và nâng cao Quy hoạch phát triển thuỷ lợi các lưu vực sông, các vùng kinh tế, các tỉnh.
- Kiện toàn tổ chức quản lý Thuỷ lợi từ Trung ương đến Địa phương, phát huy vai trò của các BQLQH lưu vực sông đã có và tiếp tục thành lập BQLQH các lưu vực sông lớn khác ban hành tiếp các văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý đủ mạnh cho quản lý nguồn nước và công trình thuỷ lợi.
- Tăng cường quản lý Nhà nước, làm rõ và điều chỉnh chức năng nhiệm vụ cho phù hợp với cơ cấu tổ chức mới, tăng cường phân cấp quản lý;
- Tăng cường năng lực chuyên môn, quản lý đảm bảo sự hoạt động của ngành có hiệu quả, nhất là ở cơ sở.
- Thường xuyên đánh giá, đúc kết kinh nghiệm trong việc thực hiện và quản lý quy hoạch, kịp thời điều chỉnh công tác xây dựng và quản lý công trình thuỷ lợi ở từng hệ thống cho phù hợp với yêu cầu thực tế và nâng cao hiệu quả đầu tư.
Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ
- Đầu tư nâng cấp hiện đại hoá trang thiết bị kỹ thuật cho các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng thuộc các cơ quan trong Ngành.
- Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, triển khai ứng dụng vào thực tiễn phát triển và quản lý nguồn nước từ bước quy hoạch đến thiết kế, thi công và quản lý vận hành.
- Xây dựng cơ chế thích hợp, khuyến khích các nghiên cứu ứng dụng, triển khai nhanh vào sản xuất.
3.1.3. Với ngành y tế
Với ngành y tế thì đinh hướng chung sẽ là xây dựng hệ thống y tế Việt Nam, từng bước hiện đại, hoàn chỉnh hướng tới công bằng, hiệu quả và phát triển; đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống, đạt và vượt các chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2010 – 2020. Cụ thể là :
- Xây dựng và phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển. Các bệnh viện xây dựng mới phải phù hợp quy hoạch chung và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Bảo đảm đủ điều kiện xử lý chất thải y tế và khả năng chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện để hoạt động khám bệnh, chữa bệnh không ảnh hưởng tới người dân và môi trường sống. Bảo đảm tính hệ thống và tính liên tục trong hoạt động chuyên môn của từng tuyến điều trị và sự phát triển cân đối, hợp lý giữa các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa.
- Từng bước thực hiện việc di chuyển các cơ sở điều trị bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ra khu vực thích hợp. Củng cố và hiện đại hoá các bệnh viện y học cổ truyền hiện có tại tuyến trung ương đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng I; xây dựng bệnh viện y học cổ truyền ở những tỉnh chưa có bệnh viện y học cổ truyền, vừa làm cơ sở điều trị, vừa là cơ sở thực hành cho các trường đào tạo cán bộ y tế chuyên ngành y dược học cổ truyền.
- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ y tế, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản của toàn dân, đồng thời thực hiện được một số kỹ thuật đơn giản trong khám, điều trị một số bệnh chuyên khoa về mắt, răng, tai - mũi - họng, sức khỏe sinh sản và sức khỏe trẻ em.
3.1.4. Với ngành giáo dục
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Điều này đòi hỏi giáo dục phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại. Với việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu, trong những năm tới mục tiêu và định hướng cho ngành giáo dục như sau:
- Hoàn thành việc xây dựng chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật cho tất cả các loại hình trường nhằm đảm bảo những điều kiện vật chất cơ bản thực hiện việc đổi mới quá trình dạy học. Trong đó, chú trọng đến chuẩn hóa phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn và trang thiết bị dạy học ở các cấp học, đặc biệt là đồ chơi an toàn cho trẻ em.
- Quy hoạch lại quỹ đất để xây dựng mới trường học hoặc mở rộng diện tích đất cho các trường phổ thông, dạy nghề và các trường đại học đạt tiêu chuẩn nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục, trong đó ưu tiên đầu tư quỹ đất để xây dựng một số khu đại học tập trung.
- Đẩy mạnh chương trình kiên cố hoá trường học, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên, ưu tiên cho giáo dục vùng sâu, vùng cao, vùng khó khăn, bảo đảm đủ phòng học cho mẫu giáo 5 tuổi, cho giáo dục tiểu học và trung học cơ sở học 2 buổi ngày. Đến năm 2020, không còn phòng học tạm ở tất cả các cấp học, 100% trường phổ thông được nối mạng Internet và có thư viện.
- Xây dựng hệ thống thư viện điện tử dùng chung và kết nối giữa các trường đại học trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Xây dựng một số phòng thí nghiệm hiện đại ở các trường đại học trọng điểm.
- Xây dựng các khu ký túc xá cho sinh viên và nhà nội trú cho các trường phổ thông có nội trú ở vùng dân tộc và nhà công vụ cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
3.2. Một số giải pháp sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ hiệu quả
Trong những năm qua, nước ta cũng đã thu hút được nhiều nguồn vốn từ khắp nơi để đầu tư phát triển. Tuy nhiên, để được sử dụng các nguồn vốn đó thì chúng ta cũng phải chịu những ràng buộc nhất định. Chính vì thế mà khi huy động nguồn vốn nội tại trong nước một phần loại bỏ những ràng buộc đó, phần khác huy động được lượng tiền nhàn rỗi rất lớn trong nhân dân. Huy động vốn cũng chỉ để đầu tư phục vụ nhân dân nên phải sử dụng thật sao cho hiệu quả đúng với những mục tiêu và kế hoạch đưa ra. Sau đây là một số giải pháp một phần nào giúp cho quá trình sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ hiệu quả hơn.
3.2.1. Tiếp tục hoàn chỉnh các Bộ luật, hướng dẫn, nghị định
Quá trình hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đòi hỏi phải được xem xét một cách toàn diện và đồng bộ, hướng đơn giản hóa thủ tục ở đầu tư ở địa phương. Ví dụ như thực hiện phân cấp mạnh hơn về thẩm quyền quyết định đầu tư cho cấp huyện xã, loại bỏ những loại thủ tục không cần thiết gây mất thời gian. Các Bộ luật thì phải đi đầu, tránh tình trạng sai phạm đến đâu thì Luật mới xuất hiện các quy định mới ở đó, nhiều điều khoản trong các Bộ luật còn chồng chéo nhau chính vì thế cần có sự kết hợp, sự liên kết giữa các nghành, các nghề với nhau. Các hướng dẫn nghị định cần ban hành một cách nhanh chóng và kịp thời.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư, trước mắt tập trung triển khai có hiệu quả Luật đầu tư, Luật đấu thầu, Luật kinh doanh bất động sản, Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán... tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cơ chế phân bổ vốn đầu tư, vốn cho chương trình mục tiêu quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc đầu tư, tôn trọng tiêu chí, tiêu chuẩn, định mức theo hướng công khai minh bạch và có chủ định rõ rệt.
Cải cách hành chính trong đầu tư xây dựng, trước hết tập trung vào cải cách thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư, thủ tục xem xét, phê duyệt dự án, phân bổ và bố trí vốn, thủ tục giải ngân và thanh toán...
3.2.2. Tăng cường hiệu quả công tác quản lý của các cơ quan có thẩm quyền
Trước hết cần tập trung áp dụng cơ chế, giải pháp mạnh trong quản lý dự án, quản lý công trình đầu tư xây dựng cơ bản bằng cách phân định rõ quyền và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong từng khâu như chủ đầu tư, chủ dự án, tư vấn, thiết kế, nhà thầu, giám định:
- Xác định rõ trách nhiệm của các thành viên trong ban quản lý dự án trong đó có cán bộ kĩ thuật, cán bộ tài chính. Đảm bảo sao cho công trình được quản lý tốt nhất và gắn trách nhiệm của ban quản lý dự án với vốn được sử dụng và tiến độ cũng như chất lượng của công trình.
- Đảm bảo quản lý công trình theo giá dự toán công trình, thời gian xây dựng công trình phải hoàn thành theo thời gian đã được phê duyệt, xây dựng các quy chế hợp lý nhằm khen thưởng cũng như cảnh cáo đúng thời điểm với các ban quản lý dự án.
Nâng cao chất lượng, tầm nhìn dài hạn, tính đồng bộ, tính liên kết, tính pháp lý trong công tác quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản. Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định về quy hoạch hoặc chỉ đạo soạn thảo Pháp lệnh về quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, tăng cường phân cấp, phân quyền, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng gắn quyền với trách nhiệm trong công tác quy hoạch giữa các bộ ngành, địa phương.
Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát, trước hết là các biện pháp giám sát và kiểm soát nội bộ, sau đó là các biện pháp kiểm tra, thanh tra từ bên ngoài; hình thành, duy trì và nâng cao tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ bằng chính quy trình đầu tư, quy trình quản lý vốn, quản lý đầu tư...
Nghiên cứu sắp xếp lại các đơn vị quản lý sao cho thống nhất tránh tình trạng chồng chéo giữa các bộ, ngành và các địa phương, nghiên cứu sắp xếp lại các đơn vị quản lý nhà nước sao cho phân công, phân cấp một cách hợp lý để bộ máy quản lý gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, phân định rõ những công việc mà mỗi cơ quan được toàn quyền quyết định và những công việc mà mỗi cơ quan quản lý phải chuyển lên cấp trên, tăng cường trách nhiệm của các địa phương, tạo điều kiện cho mỗi địa phương có toàn quyền quyết định tuy nhiên cũng cần phải có những báo cáo rõ ràng đối với các dự án phức tạp có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cả nước.
Về công tác điều hành, các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư cần rà soát lại hệ thống văn bản từ khâu tạm ứng, thanh toán đến quyết toán vốn đầu tư nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư, đẩy mạnh công tác đôn đốc, kiểm tra, thanh tra các bộ, ngành, địa phương trong việc chấp hành các quy định về công tác quản lý đầu tư. Mỗi bộ, ngành, địa phương cần có tổ chức bộ máy thanh tra quyết toán vốn đầu tư bảo đảm cả số lượng và chất lượng. Thực hiện công tác này tốt sẽ tránh được tình trạng lãng phí, và thất thoát vốn của nhà nước. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn định mức kinh tế- kỹ thuật, đơn giá hợp lý:
- Bộ xây dựng và bộ giao thông vận tải cần ban hành hệ thống các định mức sử dụng các loại nguyên vật liệu, máy móc thiết bị thi công, phương pháp xác định định mức, đơn giá tổng dự toán…
- Bộ tài chính cần ban hành các quy định về quy trình thẩm định và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành để có thể hướng dẫn thống nhất cho từng ban quản lý dự án, từng địa phương.
3.2.3. Tăng cường các biện pháp để đảm bảo chất lượng công trình
Chất lượng công trình là yếu tố quan trọng nhất trong công cuộc đầu tư. Bời vì công trình thực hiện lên là để phục vụ nhân dân. Bảo đảm chất lượng công trình là công tác đặc biệt quan trọng và có tác dụng trực tiếp trong việc chống thất thoát, lãng phí. Việc sử dụng tiết kiêm, đúng mức mục đích vốn TPCP sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn TPCP. Một công trình nếu như xây dựng không đảm bảo chất lượng sẽ phải phá đi làm lại hay chi phí sửa chữa nó sẽ là rất lớn dẫn đến lãng phí vốn nghiêm trọng nên để đảm bảo chất lượng công trình và thực hiện đúng tiến độ của dự án thì công trình phải được tham gia giám sát chất lượng, đánh giá, thanh tra và kiểm tra thường xuyên.
Việc kiểm soát chặt chẽ, thanh toán vốn đầu tư đúng mục đích, đúng khối lượng hoàn thành sẽ góp phần tránh thất thoát lãng phí và cần phải có những biện pháp cụ thể như :
- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức kĩ thuật, đơn giá xây dựng và sửa chữa công trình.
- Thực hiện kiểm toán các công trình, nâng cao vai trò và tác dụng của công tác kiểm toán đối với quyết toán chính xác công trình.
- Khi công trình hòan thành, bàn giao cần kiểm tra chặt chẽ, chất lượng công trình được quy vào trách nhiệm của ban quản lý dự án hay chủ đầu tư, nếu sai phạm cần có biện pháp xử lí thích hợp.
- Cần tổ chức theo dõi, nắm tình thực hiện từ xa đảm bảo thông tin kịp thời cho việc lập kế hoạch thanh tra hoặc tiến hành thanh tra đột xuất với các công trình thấy xuất hiện nhiều sai phạm.Việc thu thập, cập nhật thông tin thường xuyên từ các dự án nhằm tạo ra một kho thông tin, dữ liệu về tình hình thực hiện các dự án của nhà nước, khắc phục tình trạng bị động nhằm chủ động trong công tác thay đổi kế hoạch thanh tra hàng năm cũng như trong việc thực hiện kế hoạch thanh tra.Vì vậy các cơ quan thanh tra của nhà nước cần có các phương pháp nắm tình hình thực tế của các dự án nhằm bảo đảm nguồn thông tin đồng bộ và hệ thống, cần bố trí cán bộ nắm những thông tin của từng dự án để có thể phối hợp giữa các bộ ngành, và các địa phương với nhau như ở Bộ kế hoạch đầu tư (vụ thẩm định và giám sát đầu tư,vụ quản lý đấu thầu…), bộ tài chính(vụ ngân sách, vụ đầu tư, kho bạc nhà nước) và bộ giao thông .
- Tiến hành rà soát, kiểm tra lại danh mục đầu tư ở tất cả các bộ, ngành, địa phương đảm bảo các dự án có hiệu quả, nếu dự án đầu tư không còn khả thi nữa thì có thể loại bỏ tránh lãng phí vốn đầu tư của nhà nước.
- Sau khi tiến hành thanh tra, kiểm tra cần phải đưa ra được những kết luận và kiến nghị thanh tra chính xác, chặt chẽ, rõ ràng tránh tình trạng nể nang, tham nhũng vốn TPCP. Và phải thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện cho cơ quan có thẩm quyền hơn sau khi thanh tra.
3.2.4. Đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng
Giải phóng mặt bằng hiện nay đang là vấn đề nhức nhối ở mỗi công trình mới, chính vì thế mà nó có sự quan tâm rất lớn của các cấp quản lý. Tuy nhiên ngay cả khi đã có những chính sách về giải phóng mặt bằng nhưng sự phối hợp giữa ban quản lý dự án với chính quyền địa phương không thống nhất, sát sao đã tạo nhiều khó khăn trong khâu giải phóng. Trong thời gian qua công tác giải phóng mặt bằng nhằm tạo quỹ đất cho các công trình giao thông, các công trình thủy lợi gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công của nhiều dự án và ảnh hưởng trực tiếp đến quy hoạch cũng như chiến lược đầu tư của nhà nước, thực tế cho thấy nhiều công trình đã bị chậm trễ vài năm. Để giải quyết những vấn đề trên thì trong thời gian tới cần phải có những giải pháp kịp thời để thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng:
- Xây dựng quy hoạch trung hạn và dài hạn một cách chi tiết để xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông cũng như thủy lợi, trên cơ sở đó lập quy hoạch quỹ đất và có những chính sách thu hồi đất hợp lý với những cột mốc chỉ giới ổn định.
- Mỗi khi có chủ trương đầu tư, Chính phủ cùng các cơ quan địa phương phải thông báo kịp thời, có các chính sách, khung giá đất hợp lý, nhanh chóng cho nhân dân. Các cấp chính quyền địa phương phải mạnh tay, đi trước nhiều bước để tránh tình trạng xây nhà trái phép, lấn chiếm để được đến bù. Điều chỉnh giá đền bù hợp lý với giá trị đất đai của từng địa bàn và trong từng thời kỳ nhất định vì đây là một vấn đề tác động lớn nhất đến việc chấp thuận di dời của người dân. Khi mà lợi ích của ngừơi dân được đảm bảo, đủ bù đắp thiệt hại cho người dân thì sẽ có thể đẩy nhanh được công tác đền bù và giải phóng mặt bằng, tiết kiệm được thời gian và chi phí, tăng hiệu quả sử dụng vốn TPCP.
Có các biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm các vùng đất đã được cắm mốc chỉ giới để xây dựng hay vi phạm hành lang bảo vệ. Cần có các biện pháp xử phạt về kinh tế, kết hợp với hệ thống pháp luật đối với các trường hợp vi phạm.
3.2.5. Tăng cường công tác quản lý đấu thầu và cơ chế đấu thầu
Trong thời gian qua, công tác đấu thầu đã bộc lộ nhiều yếu kém làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ của dự án do quy chế đấu thầu chưa hoàn thiện và thiếu thông tin vì vậy các nhà quản lý cần hoàn thiện cơ chế đấu thầu để chấm dứt tình trạng trên, phát huy tối đa hiệu quả của vốn TPCP.
Phải đảm bảo tính công khai minh bạch trong công tác đấu thầu thì bộ kế hoạch đầu tư và bộ tài chính cần lập kế hoạch đầu thầu dự án rộng rãi dưới hình thức cạnh tranh rộng rãi để có thể lựa chọn được các nhà thầu phù hợp đảm bảo chất lượng và tiến độ của dự án, không nên chia công trình ra làm nhiều gói thầu quá nhỏ để tránh tình trạng lãng phí, không đảm bảo tính tổng thể hơn nữa gói thầu quá nhỏ sẽ không khuyến khích được các nhà thầu tham gia đấu thầu, gây khó khăn cho quản lý. Để đảm bảo tính công khai minh bạch thì các dự án phỉ đăng tải thông tin (gửi thông tin qua fax và xác nhận thông tin trên trang Web đấu thầu) và phát hành Báo Đấu thầu giúp đẩy nhanh tiến độ dự án và tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu.
Quản lý đấu thầu phải thực hiện xuyên suốt từ khâu chuẩn bị đến khâu tổ chức đầu thầu, đánh giá sơ bộ dự thầu, lựa chọn nhà thầu, kí kết hợp đồng. Tránh trường hợp nhà thầu trúng thầu có tên trong hợp đồng nhưng khi thực hiện gói thầu lại là nhà thầu khác.Nghiêm minh xử lý các trường hợp móc nối với nhà quản lý để làm thất thoát vốn của nhà nước.
Quy trình, thủ tục thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ được đơn giản hóa tối đa (không cần lập Hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu mà chỉ cần chủ đầu tư và nhà thầu được kiến nghị chỉ định thầu thương thảo và ký hợp đồng). Thủ tục đánh giá đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp quy mô nhỏ cần được đơn giản hóa theo hướng không bắt buộc phải xác định giá đánh giá mà chỉ cần xét duyệt trúng thầu đối với nhà thầu đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm, đạt về mặt kỹ thuật và có giá đề nghị trúng thầu nhỏ hơn hoặc bằng giá gói thầu được duyệt để tăng tốc, giảm thời gian làm thủ tục.
3.2.6. Đào tạo nguồn nhân lục có phẩm chất tốt.
Trước hết cần xây dựng những chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất tốt sau đó thực hiện đào tạo tăng năng lực hoạt động trong hoạt động đầu tư phát triển, cần phải xây dựng và triển khai thực hiện chương trình đào tạo đồng bộ từ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ phụ trách khoa học kỹ thuật đến đội ngũ công nhân…và đặc biệt chú tâm vào kỹ năng xây dựng, đánh giá quản lý dự án, nâng cấp năng lực tiếp nhận và đánh giá thông tin.
Phải quan tâm, bồi dưỡng, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để đào tạo tuyển dụng không những nguồn nhân lực trong nước mà còn nguồn nhân lực từ nước ngoài, giảm hiện tượng chảy máu chất xám, người tài đi mất. Thực hiện chế độ tuyển dụng cán bộ thông qua thi tuyển, kiểm tra chặt chẽ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo.Thi tuyển thường xuyên để có thể sàng lọc và thay thế những cán bộ không đủ năng lực, tìm thêm những nguồn nhân lực mới, chú trọng đào tạo cán bộ giỏi và là chuyên gia cho ngành. Có những chính sách thưởng phạt một cách hợp lý để khuyến khích người lao động và đội ngũ cán bộ làm việc hiệu quả, có những chính sách khuyến khích đối với những cán bộ làm việc ở các vùng sâu vùng xa, làm việc trong môi trường nặng nhọc.
Thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá trong phương thức và cách thức đào tạo cán bộ quản lý và thực hiện dự án, sử dụng bao gồm cả hình thức đào tạo trong nước, cử đi học nước ngoài nếu thấy cần thiết, học chính quy trong các chương trình đào tạo tại các trường đại học trong nước, học bán chính quy, tại chức, tập huần, tu nghiệp…Mở rộng hợp tác với nước ngoài đặc biệt là các nước có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và đầu tư. Mời chuyên gia giảng dạy, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật công nghệ, tổ chức hội thảo thường xuyên giữa các đơn vị để có thể nâng cao trình độ tay nghề, khuyến khích hình thức đào tạo tự túc kết hợp giữa các nhân với nhà nước về kinh phí đào tạo, khuyến khích cán bộ có nguyện vọng đi học…
Tăng cường đạo tạo về luật pháp, chính sách sử dụng vốn TPCP, quản lý đầu tư xây dựng, quy trình thanh toán vốn dự án, kiến thức tin học để thuận tiện cho công tác thu thập và xử lý thông tin, cách thức nâng cao khả năng huy động vốn của TPCP …
KẾT LUẬN
Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ là một nguồn vốn không thể thiếu trong quá trình đẩy mạnh công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đóng vai trò điều tiết nguồn Ngân sách Nhà nước cùng với những chính sách quản lý và sử dụng đúng đắn có hiệu quả nguồn vốn thì chắc chắn trong tương lai gần nước ta sẽ có một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và ổn định.
Tuy nhiên, sự biến động của nền kinh tế thế giới nói chung và của nước ta nói riêng cũng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình sử dụng nguồn vốn này.
Với đề tài về lĩnh vực sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ, với thời gian nghiên cứu tiếp xúc ngắn, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế... nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi tồn tại, khiếm khuyết. Em kính mong được sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo để em được nhận thức đầy đủ hơn về lĩnh vực này.
Em xin chân thành cảm ơn Ths.Trần Mai Hoa cùng với các cán bộ trong Vụ đầu tư-Bộ tài chính đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Danh mục tài liệu tham khảo
1.Giáo trình kinh tế đầu tư- PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt, PGS-Ts Từ Quang Phương
2.Giáo trình lập dự án - PGS-TS.Nguyễn Bạch Nguyệt
4. Giáo trình thị trường vốn - TS.Phạm Mạnh Hùng
5. Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
6. Quy hoạch phát triển thủy lợi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
7. Quy hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
8. Quy hoạch phát triển y tế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
9. www.vneconomy.com
10. www.mof.gov.vn
Lời nhận xét GVHD
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21276.doc