A- PHẦN MỞ ĐẦU 1
B - PHẦN NỘI DUNG 2
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2
1- Quan điểm của chủ nghĩa Mác-LêNin và của Đảng và nhà nước ta về hôn nhân và gia đình. 2
2-Đặc điểm, tình hình thành phố Đà Lạt: 4
3- Thuận lợi và khó khăn 5
II- THỰC TRẠNG THỰC HIỆN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT TỪ NĂM 2001-2005. 7
1-Thực trạng: 7
2-Thực trạng tình hình họat động của các cơ quan nhà nước, đoàn thể nhằm thực hiện luật Hôn nhân Gia đình: 16
3-Hạn chế: 20
III-NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VIỆC THỰC HIỆN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH. 20
1- Giải pháp 21
2- Giải pháp Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, nâng cao năng lực quản lý của UBND các cấp và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội. 24
C/ PHẦN KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 25
1- Kiến nghị: 25
2- Kết Luận: 26
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2010 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường việc thực hiện luật Hôn nhân và Gia đình trên địa bàn thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấu Kinh tế –Xã hội :
Thành phố xác định dịch vụ-du lịch là chủ yếu có tính chất chủ đạo của thành phố chiếm tỷ trọng 77 đến 78% GDP, còn lại là nông nghiêp và các ngành nghề khác.
Dân số Đà Lạt có khỏang 39.000 hộ với khoảng 180.000 dân (trong đó dân tộc thiểu số chiếm gần 30.000 nguời), dân số chiếm 17% so với tòan tỉnh, về cơ cấu dân số Đà Lạt có cơ cấu dân số trẻ, dưới 15 tuổi chiếm 33%, số người trong độ tuổi chiếm tỷ lệ cao (khỏang 62%), trong đó lực lượng lao động trẻ từ 15 đến 35 tuổi chiếm đa số. Phong cách người Đà Lạt hiền hòa mến khách, cộng đồng dân cư Đà Lạt là một phức hợp hết sức độc đáo đó là dân cư từ nhiều miền của đất nước về định cư làm ăn sinh sống, tạo nên bản sắc văn hóa phong phú, đa dạng và đây là nguồn lực cơ bản phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội của thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
v Về An ninh,quốc phòng:
Công tác an ninh quốc phòng luôn được Đảng bộ Thành phố lãnh đaọ tòan diện về nhận thức và hành động, nên an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an tòan xã hội được bảo đảm.
v Về cơ cấu chính quyền:
Đảng bộ thành phố Đà Lạt có 74 tổ chức cơ sở Đảng với 2576 đảng viên.Tổ chức bộ máy của các cấp chính quyền được bầu và thành lập theo luật định và các đòan thể được cơ cấu và từng bước được kiện tòan và ổn định và phát huy tốt nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
b-Đặc điểm cụ thể:
Bên cạnh những đặc điểm chung về tự nhiên còn có những đặc điểm có ảnh hưởng tích cực đến việc thực hiện luật Hôn nhân và Gia đình.
Đó là dân số Đà Lạt có trình độ học vấn khá cao, tòan thành phố đã phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở, nên người dân nhận thức sâu sắc hơn về vị trí của mình đối với gia đình và xã hội; đối với gia đình các thành viên trong gia đình có quan hệ bình đẳng và nề nếp, thương yêu và có trách nhiệm với nhau; đối với xã hội thì xây dựng tốt các quan hệ với cộng đồng và tổ chức bên ngòai gia đình. Trình độ am hiểu pháp luật ngày được mở rộng và nâng lên từ đó đã hình thành trong họ ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật nói chung trong đó có pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Về mặt kinh tế –xã hội trong năm qua kinh tế có bước tăng trưởng rõ rệt, kinh tế phát triển năm sau tăng hơn năm trước, tốc độ tăng GDP bình quân đạt 12%/ năm, thu nhập bình quân đạt trên 8 triệu đồng/ người/ năm. Đã từng bước xã hội hóa một số lĩnh vực xã hội như y tế, giáo dục. Dân số… khai thác được nhiều nguồn lực để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo. Đời sống mọi mặt của nhân dân kể cả vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện.
Song cũng do điều kiện và môi trường sống nên phong cách người dân Đà Lạt trầm, rụt rè, nhút nhát và bàng quan trước thời cuộc, mặt khác do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường một số người vì cuộc sống mà chạy theo lợi ích cá nhân đã gây mâu thuẫn trong nội bộ gia đình, xã hội, những quan hệ xã hội mà luật Hôn nhân và Gia đình điều chỉnh không được họ tôn trọng. Kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường kéo theo sự phân hóa giàu nghèo ngày một lớn, một số gia đình kinh tế quá khó khăn, túng quẫn cũng là một trong những nguyên nhân sâu xa gây ra mâu thuẫn trong nội bộ gia đình, các quan hệ trong gia đình có nguy cơ bị xem nhẹ.
3- Thuận lợi và khó khăn
Trong thời kỳ đổi mới, với những đặc điểm trên đã có những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng nhất định đến quá trình thực hiện luật Hôn nhân Gia đình trong thời gian qua và trong thời gian tới.
a- Thuận lợi
Trong thời gian qua được sự quan tâm lãnh- chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân Tỉnh, Ủy ban nhân Tỉnh, các ban ngành cấp trên. Đảng bộ thành phố Đà Lạt và các cấp uỷ Đảng đã chú trọng, quan tâm đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Trong các kỳ đại hội vấn đề gia đình đều được nêu trong nghị quyết và trong chương trình hành động cụ thể.
Các cấp chính quyền, các ban ngành trên cơ sở nghị quyết của Đảng ủy đã có kế họach tổ chức và hình thức thực hiện việc tuyên truyền luật Hôn nhân và Gia đình và giải quyết các tranh chấp theo thẩm quyền. Các đoàn thể, tổ chức chính trị- xã hội với chức năng, nhiệm vụ của mình đã tổ chức họat động đưa chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật về hôn nhân và gia đình đến cơ sở.
Phần lớn nhân dân có ý thức chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
Chính những thuận lợi này đã góp phần đưa luật hôn nhân và gia đình đi vào cuộc sống.
b- Khó khăn:
-Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở, đoàn thể còn xem nhẹ việc thực hiện chủ trương, chính sách về lĩnh vực hôn nhân và gia đình nhất là vấn đề hôn nhân
-Chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ kịp thời giữa các ban ngành trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và giải quyết những tranh chấp liên quan đến hôn nhân và gia đình.
- Công tác tuyên truyền pháp luật còn mang tính hình thức chưa thật sự đến từng người dân, từng gia đình nhất là vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc ít người.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên tuyền phần lớn chưa được đào tạo bài bản. Một số cán bộ cơ sở còn coi nhẹ vấn đề hôn nhân và gia đình, coi đó là của nội bộ gia đình không phải của xã hội.
-Cơ cấu dân cư phân bố không đồng đều giữa các vùng đã dẫn đến trình độ dân trí và am hiểu pháp luật thấp, thu nhập kinh tế giữa các hộ gia đình có chênh lệch nhau làm ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thông tin về lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
- Một số bộ phận dân cư chưa có sự chuyển biến tư tưởng nhận thức về vấn đề hôn nhân và gia đình còn mang những tư tưởng phong kiến và tư sản về hôn nhân và gia đình. Ngược lại cũng một lớp người mới lại mang tư tưởng, lối sống qúa hiện đại xem nhẹ giá trị tình cảm gia đình nhất là ở tầng lớp trẻ hiện nay.
II- THỰC TRẠNG THỰC HIỆN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT TỪ NĂM 2001-2005.
1-Thực trạng:
Trong xã hội, gia đình có vị trí quan trọng. Đó là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách của mỗi cá nhân, chuẩn bị hành trang để họ hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng xã hội, tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xuất phát từ việc đánh giá đúng vai trò của gia đình, trong mọi thời kỳ cách mạng, Đảng và nhà nước ta luôn dành sự quan tâm to lớn đối với vấn đề hôn nhân và gia đình, đã sớm có chủ trương thể chế hóa bằng pháp luật đối với chủ trương, chính sách của Đảng về vấn đế này. Thể hiện là sau Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, trên cơ sở Hiến pháp năm 1959, một trong những đạo luật được ban hành sớm nhất là luật Hôn nhân Gia đình.
Luật Hôn nhân Gia đình năm 2000 thay thế luật Hôn nhân gia đình 1986. Gồm 13 chương, 110 điều, được Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, khóa X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 9 tháng 6 năm 2000 và được Chủ tịch nước công bố ngày 22 tháng 6 năm 2000. Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 đề cao vai trò của gia đình trong xã hội hiện nay, củng cố và xây dựng gia đình truyền thống Việt Nam, chống những ảnh hưởng của hôn nhân gia đình phong kiến và tư sản, hạn chế những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đối với quan hệ hôn nhân và gia đình. Nhìn chung, tại thành phố Đà Lạt trong năm năm được sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp tổ chức tuyên truyền và thực hiện của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã từng bước đi vào cuộc sống, Cụ thể:
a-Tình hình kết hôn:
Chương II luật hôn nhân gia đình năm 2000 qui định việc kết hôn, so với luật năm 1986 có một số điểm mới như điều 10: ‘‘Những trường hợp cấm kết hôn” có bổ sung điểm mới là cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, qui định này xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay đã có một số trường hợp cặp nam, cặp nữ đồng giới tính có tổ chức lễ cưới và chung sống với nhau như vợ chồng, hay điều 11 qui định mới cần lưu ý là:‘‘ Nam nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng”. Qua thống kê của Phòng Tư Pháp thành phố Đà Lạt từ 01/01/2001 đến 01/01/2006 có 6253 cặp đăng ký kết hôn (trung bình mỗi năm có 1250 cặp đăng ký) cụ thể:
Năm : 2001 có 1206 cặp đăng ký kết hôn
Năm :2002 có 1370 cặp đăng ký kết hôn
Năm :2003 có 1317 cặp đăng ký kết hôn.
Năm :2004 có 1232 cặp đăng ký kết hôn
Năm :2005 có 1228 cặp đăng ký kế hôn.
Trong số 6253 cặp đăng ký có 112 cặp đăng ký trễ hạn, việc đăng ký trễ hạn của số cặp vợ chồng nêu trên đã thể hiện sự quan tâm của cấp ủy của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền pháp luật, trong đó có luật Hôn nhân và Gia đình đến với đại đa số quần chúng nhân dân.
Bên cạnh đó vẫn còn tình trạng không đăng ký kết hôn, về nguyên nhân của tình trạng này như nhận định ở phần đặc điểm cũng còn một số ít nhân dân còn chưa am hiểu pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao, do điều kiện kinh tế, địa lý ở một số địa phương vùng sâu vùng xa điều kiện đi lại khó khăn ngại đi đăng ký, họ chưa thấy rõ được hậu quả của việc không đăng ký kết hôn, chưa chuyển hóa về tư tưởng, vẫn còn ảnh hưởng của tư tưởng cũ cho rằng chỉ cần tổ chức lễ cưới long trọng là đủ nên không cần đăng ký kết hôn. Chỉ cho đến khi sinh con hoặc khi có mâu thuẫn, có tranh chấp họ mới thấy được hậu quả pháp lý của vấn đề không đăng ký kết hôn và điều này đã đi sâu vào tiềm thức của phần lớn cộng đồng dân cư ở vùng nông thôn, vùng sâu,vùng xa. Hơn nữa do mặt trái của nền kinh tế thị trường dẫn đến môi trường văn hóa không lành mạnh đã tác động đến lớp thanh niên trẻ (chưa đủ tuổi kết hôn) có lối sống thực dụng, quan hệ tình dục bừa bãi, có thai buộc phải tổ chức cưới (Theo thống kê hàng năm của Tòa án Thành phố Đà Lạt tình trạng vi phạm, không đăng ký kết hôn vẫn còn, Tòa án vẫn còn thụ lý nhiều trường hợp không công nhận vợ chồng). Điều này đã nói lên việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật của các cấp chính quyền chưa sâu rộng, chưa triệt để, nội dung cụ thể của luật H ôn nhân và Gia đình chưa thật sự đến với người dân.
b-Về quan hệ giữa vợ chồng:
Quan hệ giữa vợ chồng đó là quyền và nghĩa vụ về nhân thân, là quyền và nghĩa vụ về tài sản gia đình được qui định ở chương III từ điều 18 đến điều 33, được xác lập từ khi hai bên nam và nữ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận kết hôn. Mục đích kết hôn là nhằm xây dựng gia đình dân chủ hòa thuận, hạnh phúc bền vững, song mục đích này không phải gia đình nào cũng đạt được. Bước vào giai đọan mới, nhất là ngày nay khi các phương tiện thông tin hiện đại đã đươc đa số nhân dân sử dụng nên từ bên ngòai nhiều yếu tố tiến bộ và cả yếu tố tiêu cực của thời đại về quan hệ gia đình đã tác động đến quan hệ giữa vợ chồng.
Thực tế trên phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố Đà Lạt nói riêng đa phần các gia đình vẫn luôn có ý thức xây dựng gia đình trong đó vợ chồng chung thủy, thương yêu, quí trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều gia đình đã không có ý thức xây dựng và duy trì và vun đắp tình cảm tốt đẹp này.
Mặc dù Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách và biện pháp tạo điều kiện cho người phụ nữ được bình đẳng với nam giới, nhưng vẫn còn những người chồng chưa có sự chuyển hóa về tư tưởng vẫn còn mang tư tưởng tiêu cực trong quan hệ vợ chồng thời phong kiến” Chồng chúa vợ tôi” coi quan hệ vợ chồng là bất bình đẳng, coi rẻ quyền lợi của người vợ. Người vợ phải phụ thuộc và phục tùng người chồng. Người chồng không giúp đỡ, tạo điều kiện cho người vợ tham gia học tập, tìm việc làm, tham gia các họat động chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng, chỉ muốn người vợ ở nhà chăm sóc con cái và gia đình.
Vẫn còn tư tưởng có vợ lẽ, vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng, buộc người vợ phải chấp nhận cuộc sống tay ba, đa số các ngưới vợ không chấp nhận điều kiện này nhưng cũng có trường hợp người vợ chấp nhận như trường hợp bà Nguyễn Thị Trà My tại đường Phan bội Châu- Đà Lạt, chồng có vợ lẽ buộc bà phải chấp nhận cho về sống chung một nhà, bà cũng chấp nhận, sau đó bà xin ly hôn, Tòa án thụ lý giải quyết thì không rõ do áp lực nào mà bà lại rút đơn chấp nhận cuộc sống tay ba.
Tình trạng vợ chồng không có sự quan tâm thiếu trách nhiệm trong việc xây dựng gia đình còn xảy ra phổ biến; có người còn có tư tưởng quan hệ vợ chồng chỉ cần kiếm tiền đưa cho vợ là đủ không có sự quan tâm, chăm sóc, gắn bó nhau.
Vẫn còn tình trạng người chồng không lo làm ăn, kiếm tiền nuôi sống gia đình mà để mặc mọi việc trong gia đình cho người vợ phải gánh vác, tự lo liệu, ngược lại cũng có người vợ có quan niệm việc kiếm tiền nuôi sống gia đình là của người chồng.
Khi một trong hai bên có người bị bệnh nan y hoặc tai nạn, trở thành gánh nặng cho một bên thì bên kia bỏ mặc không có trách nhiêm gì với nhau.
Vẫn còn tình trạng vợ chồng không có sự tôn trọng nhau mà còn ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, uy tín của nhau dẫn đến bao lực trong gia đình.
Do mặt trái của kinh tế thị trường dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức, tác động đến quan hệ vợ chồng, chung thủy là nét bản chất của tình yêu sau hôn nhân, là yếu tố quan trọng để vợ chồng có hạnh phúc bền vững, nhưng sự chung thủy với nhau đang bị phá vỡ, hiện tượng ngọai tình diễn ra ngày một nhiều,ngọai tình không chỉ có ở người chồng mà còn xảy ra ở người vợ trong giới trẻ mà cả ở người lớn tuổi. Những tình trạng trên là nguy cơ làm cho gia đình không còn sự bền vững.
c-Về Quan hệ giữa cha mẹ và con cái:
Là quan hệ phát sinh trên cơ sở huyết thống sinh đẻ và nuôi dưỡng ( nhận nuôi con nuôi). Được qui định tại chương IV từ điều 34 đến điều 46 vàđiều 56, 57, 67 luật hôn nhân gia đình.
Quan hệ này được hun đúc lâu đời, gắn liền với sự ra đời của gia đình truyền thốngViệt Nam từ xưa cho đến nay vẫn còn giá trị đó là trách nhiệm đối với nhau mà cha ông chúng ta đã đúc kết để nhắc nhở nhau “ Trẻ nhờ cha, già cậy con”. Xã hội bước sang gia đọan mới quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng mang tinh thần mới, quan hệ giữa cha mẹ và con cái không phải chỉ ràng buộc về mặt tình cảm, đạo đức mà còn được pháp luật điều chỉnh đó là cha mẹ yêu thương không phân biệt đối xử với con cái, tôn trọng và có hướng dẫn những nhu cầu chính đáng của con cái, nuôi dạy con thành người có ích cho gia đình và xã hội là nghĩa vụ thiêng liêng của cha mẹ.
Ngược lại con cái phải biết ơn, kính trọng, nghe lời khuyên nhủ của cha mẹ và khi đã thành niên có nghĩa vụ cấp dưỡng và chăm sóc khi cha mẹ già yếu không có khả năng lao động và tài sản để tự nuôi mình.
Ngày nay khi điều kiện kinh tế phát triển, xã hội có sự thay đổi lớn, cuộc sống gia đình được cải thiện trong gia đình cha mẹ đều thấy rõ trách nhiệm đối với con cái, họ có sự đầu tư có sự chuẩn bị về mọi điều kiện vật chất, tinh thần về kiến thức xã hội để nuôi dưỡng và giáo dục con cái theo mong muốn, theo yêu cầu phát triển chung của xã hội như xin cho con vào học ở những trường điểm, học thêm ngoại ngữ, tin học, đi du học.v..v.
Song do tác động của kinh tế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo kéo theo nhiều gia đình kinh tế khó khăn không có điều kiện nuôi dạy con nên tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng, không được đi học vẫn còn.
Trường hợp cha mẹ chỉ lo làm giàu không có quan tâm đến con cái hoặc có điều kiện kinh tế khá giả nhưng lại nuông chiều con quá mức làm cho con cái hư hỏng còn nhiều;tình trạng cha mẹ sau khi ly hôn một bên không chịu cấp dưỡng nuôi con Tòa án phải xử buộc, sau khi buộc hoặc có thỏa thuận tự cấp dưỡng nhưng đến giai đọan thi hành án cũng không tự nguyện phải cưỡng chế. Theo báo cáo của cơ quan Thi hành án thành phố Đà Lạt hàng năm trong số án hoặc quyết định của Tòa án về cấp dưỡng nuôi con thì có khoảng 20% phải cưỡng chế thi hành.
Ngược lại do thu nhập trong gia đình ngày một tăng nên phần lớn con cái cũng đã có sự chăm lo cho cha mẹ khi về tuổi đã cao, tuy nhiên cũng còn tình trạng con cái không quan tâm đến cha mẹ lúc về già như trường hợp một cụ bà ở phường 5. Bà có một con trai duy nhất, khi con trai có vợ nghe theo vợ đối xử tệ bạc bà phải ra khỏi nhà, bà đến Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Lâm Đồng xin ở nhưng không được nhận vì bà có con, bà lại đến Tòa án xin khước từ con để được nhận vào Trung tâm bảo trợ, Tòa án giải thích cho bà rõ không có chế định khước từ con đẻ và phải đưa bà đến Công an Phường 5 để bà yêu cầu Công an phường can thiệp ….
Tình trạng con cái hỗn láo với cha me vẫn xảy ra, đối xử tệ bạc với cha mẹ nuôi như trường hợp bà Nguyễn Thị Phương, trú tại Đồng Tâm phường 4 nhận con nuôi, nuôi trưởng thành đã không có trách nhiệm chăm sóc mẹ nuôi mà còn ham chơi hư hỏng về tống tiền mẹ nuôi, buộc bà phải yêu cầu xin chấm dứt nuôi con nuôi.
Hiện tượng cha mẹ con cái tranh chấp, tranh giành nhau về tài sản theo số liệu thống kê của Tòa trong 5 năm có 9 trường hợp ( không kể tranh chấp về thừa kế ).
d-Về quan hệ giữa ông bà và cháu,giữa anh chị em, giữa các thành viên trong gia đình.
Được qui định tại chương V từ điều 47 đến điều 49 luật Hôn nhân và Gia đình. Những điều qui định này xuất phát từ nghĩa vụ của những người thân thuộc trong gia đình là phải chăm sóc lẫn nhau, dựa trên cơ sở hôn nhân và huyết thống. Đây là nghĩa vụ bổ sung khi nghĩa vụ chính giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái không thực hiện được.
Hiện nay, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, do mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự xuống cấp của đạo đức, quan hệ này ngày càng bị xem nhẹ, có tình trạng chồng của em gái và vợ của anh trai cùng sống chung trong một gia đình nhưng lại quan hệ tình cam sâu đậm với nhau dẫn đến cả hai cặp vợ chồng cùng phải ly hôn.
Tình trạng các cháu ít quan tâm đến ông bà, không làm bổn phận chăm sóc phụng dưỡng vẫn xảy ra; quan hệ giữa anh chị em cũng như các thành viên khác trong gia đình ngày càng khác biệt nhau; tranh chấp giữa anh chị em, giữa các thanh viên về tài sản ngày một nhiều (Theo thống kê của Tòa án Thành phố Đà Lạt hàng năm lượng án tranh chấp thừa kế chiếm khỏang 46% tranh chấp trên số lượng án tranh chấp dân sự).
e-Về tình hình ly hôn:
Luật Hôn nhân và Gia đình dành một chương riêng(chương X) để qui định về ly hôn, từ điều 85 đến điều 99. So với luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986, chương này bổ sung thêm 5 điều đó là điều 86 khuyến khích hòa giải ở cơ sở, điều 92 qui định việc trông nom. chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn, điều 97 chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn, điều 98 qui định việc chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng, điều 99 giải quyết quyền lợi của vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên, những qui định mới này rất cần thiết nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi giải quyết nhưng tranh chấp có liên quan đến việc ly hôn hiện nay mà luật năm 1986 không đề cập.
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên theo thuận tình và được Tòa án công nhận bằng bản án cho ly hôn hoặc bằng quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Ly hôn là một hiện tượng xã hội hết sức phức tạp, vì nó ảnh hưởng đến tình cảm của vợ chồng, lợi ích của con cái, của gia đình và xã hội. Trong những năm gần đây măc dù Đảng và Nhà nước đã quan tâm nhiều đến vấn đề gia đình, nhưng tình hình xin ly hôn ngày càng gia tăng.
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Đà Lạt từ 01/01/2001 đến 31/12/2005 số đơn xin ly hôn mà Tòa án nhận được là 3.817 đơn, trung bình mỗi năm khoảng 763 đơn, nếu So sánh giữa đăng ký kết hôn và ly hôn hàng năm tỷ lệ là 61% (763/1250), cụ thể:
Năm 2001 nhận 722 đơn.
Năm 2002 nhận 743 đơn.
Năm 2003 nhận 764 đơn.
Năm 2004 nhận 782 đơn.
Năm 2005 nhận 806 đơn.
Để hạn chế việc xin ly hôn khi mâu thuẫn giữa vợ chồng chưa đến mức trầm trọng Tòa án đã phân đơn nếu hai vợ chồng cùng địa chỉ thì chuyển đơn về phường, cụ thể:
-Chuyển về các xã phường 2.201 đơn.
-Phường hòa giải chuyển lại về Tòa 1371 đơn ( Số đơn còn lại phường hòa giải đòan tụ, như vậy hàng năm các phường hòa giải đòan tụ đạt tỷ lệ gần 63% số đơn xin ly hôn), số đơn còn lại Tòa án thụ lý giải quyết theo thẩm quyền.Theo số liệu từ 01/01/2001 đến 31/12/2005 Tóa án Thành phố Đà Lạt thụ lý 1492 vụ.
Năm 2001 thụ lý 292vụ.
Năm 2002 thụ lý 315vụ.
Năm 2003 thụ lý 247 vụ.
Năm 2004 thụ lý 218 vụ,
Năm 2001 thụ lý 420 vụ,;
So với lượng đơn nhận 1492/3817 chỉ khoảng 39%, điều đó nói lên công tác hòa giải ở các cấp xã phường đã góp phần không nhỏ trong viêc giải quyết đơn ly hôn cùng Tòa án như đã nêu phần trên.
v Về nguyên nhân xin ly hôn có nhiều nguyên nhân cụ thể:
-Mâu thuẫn gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất 71% với 992 vụ.
-Một trong hai bên ngọai tình, nguyên nhân này ngày một tăng (năm 2001 : 37 vụ, năm 2002 : 40 vụ, năm 2003 : 52 vụ, năm 2004 : 58 vụ, năm 2005 : 85 vụ, chiếm tỷ lệ 20% ).
-Một nguyên nhân khác khi giải quyết ly hôn buộc phải chấp nhận thực tế vi phạm pháp luật Hôn nhân Gia đình đó là có vợ lẽ, với nguyên nhân này khi ly hôn hầu hết là đơn chung hai bên thuận tình và thỏa thuận về việc nuôi con và chia tài sản nên đa phần Tòa án giải quyết bằng hình thức Công nhận thuận tình ly hôn; ngoài ra cũng còn nhưng nguyên nhân khác xin ly hôn như: một bên bệnh tật, không có khả năng có con, bị lừa dối, một bên mất tích…song số lượng không nhiều.
v Về chủ thể:
Trong số 1492 vụ Tòa án thụ lý có 814 đơn vợ, có 474 đơn chồng, 204 đơn chung.
v Về độ tuổi: Qua phân lọai về độ tuổi trong 5 năm qua cho thấy :
-Độ tuổi từ 18-30 có 310 trường hợp và ở lứa tuổi này nguyên nhân xin ly hôn là do bế tắc về kinh tế, mâu thuẫn phát sinh do kinh tế chung đụng với cha mẹ.
-Độ tuổi từ 30 đến 50 nhiều nhất 910 trường hợp điều này cho thấy mặt trái của thị trường, một khi cuộc sống của một số gia đình đã ổn định, con cái trưởng thành không phải lo toan, không còn sự cộng lực trong việc lo từng bữa ăn, đưa con đến trường lớp… thì lý ra có nhiều điều kiện thuận lợi để vợ chồng có thời gian cho nhau, quan tâm chăm sóc nhau…nhưng thực thế thì ngược lại mỗi người tự tạo cho mình thời gian huởng thụ riêng rồi nảy sinh ý tưởng so sánh vợ ( chồng) với người khác, khi về nhà lại có thái độ thô lỗ cộc cằn …gây mâu thuẫn gia đình dẫn đến ly hôn, như vậy bên cạnh nguyên nhân mâu thuẫn gia đình còn ẩn bên trong đó nguyên nhân khác đó là ‘’ ngọai tình tư tưởng” mà hầu hết ở lứa tuổi trung niên.
-Một đối tượng khác mà mọi người thường ví von là tuổi về chiều đó là tuổi từ 50 đến 70 thậm chí có trường hợp trên 70 tuổi như trường hợp ông Nguyễn Kỳ, sinh 1926 và bà Trần Thị Kim Liên, sinh 1933, vụ ông Nguyễn Văn Sắc sinh 1929 và Bà Nguyễn Trúc Ngọc Yến sinh 1934, họ ly hôn không phải vì kinh tế mà vì tâm lý họ muốn giải phóng về mặt pháp lý để thỏai mái về tinh thần tạo cho mình một môi trường vui vẻ cho những năm còn lại.
Qua 5 năm thực hiện luật Hôn nhân và Gia đình ngòai những nội dung trình bày trên còn những nội dung khác như: xác nhận cha cho con, nuôi con nuôi, cấp dưỡng…ít có tranh chấp, nhưng trong đó nội dung xác định cha cho con cũng là một vấn đề hết sức nan giải, như nhận định nêu ở phần đặc điểm do tác động của những yếu tố tiêu cực của thời đại về gia đình, do mặt trái của kinh tế thị trường làm cho môi trường văn hóa không lành mạnh đã tác động đến lớp thanh niên trẻ tuổi, lớp người có lối sống thực dụng quan hệ tình dục bừa bãi, hoặc giữa những người nam và nữ tuy có tình cảm thật sự dẫn đến có thai, sinh con nhưng người nam không dám nhận trách nhiệm, không chịu nhận con, buộc người mẹ phải xin xác định cha cho con, thương những trường hợp này người cha không bao giờ thừa nhận, muốn vậy người mẹ phải chứng minh, mà hiện nay thì chi phí cho yêu cầu giám định ADN rất tốn kém, hai bên không ai chịu chi phí nên rất khó khăn khi giải quyết tranh chấp.
Một nội dung trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình mà hiện nay xã hội đang hết sức quan tâm đó là “Bạo lực gia đình’’. Bạo lực gia đình mang tính chất tòan cầu, nó diễn ra ở mọi nước, mọi nền văn hóa thế giới. Việt Nam có rất ít nguồn số liệu thống kê phản ánh tình trạng bạo lực gia đình, những số liệu thống kê mà chúng ta biết đến là các số vụ án có liên quan đến bạo lực gia đình do Tòa án xét xử hoặc số liệu của Công an về tình hình phạm tội liên quan đến bạo lực gia đình, những số liệu này chưa phản ánh được đầy đủ tình hình bạo lực gia đình, bởi vì trong thực tế nhiều vụ bạo lực gia đình nạn nhân không tố cáo, vấn đề này đang có chiều hướng gia tăng, Theo báo cáo kết qủa thực hiện khảo sát các hành vi bạo lực của Tòa án nhân dân và đánh giá bạo lực gia đình thông qua xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình trong 5 năm ( 2001-2005) tại 29 tỉnh - thành phố thuộc Trung ương có 46% vụ án ly hôn có nguyên nhân từ bạo lực gia đình, trong số 775 vụ án có liên quan đến bạo lực gia đình đã xét xử thì trong đó vụ án ‘‘ ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, người có công nuôi dưỡng chiếm 43%”. Tại thành phố Đà Lạt theo số liệu thống kê trong 5 năm từ 01/ 01/ 2001 đến 31/ 12/ 2005,Tòa án thành phố Đà Lạt xét xử: Trong số 1492 vụ án ly hôn Tòa thụ lý có 962 vụ có liên quan đến bạo lực chiếm 64,45 %.Cụ thể xét xử qua từng năm như sau:
NĂM
2001
2002
2003
2004
2005
THỤ LÝ
211
140
203
170
180
XÉT XỬ
37
36
44
45
48
Ngòai ra còn số một số vụ án dân sự “ xin chia thừa kế”, một khi cảm nhận quyền lợi cá nhân không công bằng thì phát sinh mâu thuẫn, có trường hợp anh chị em, các thành viên trong gia đình giữa các thế hệ xung đột đánh đập nhau.
Đây là một vấn đề cần phải hạn chế bởi lẽ khi con người sống trong môi trường đó thật sự bất hạnh, hậu qủa nào là ly hôn, con cái lớn lên trong hòan cảnh không bình thường, tranh chấp tài sản, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của xã hội. Điều này cũng cho thấy các gía trị gia đình truyền thống bị suy giảm, nhiều người đặt lợi ích vật chất lên tình cảm gia đình. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình là: Thiếu hiểu biết vế pháp luật; bất bình đẳng về trọng nam khinh nữ, nghiện rượu, ma túy và các chất kích thích khác dẫn đến hành vi thiếu kiểm sóat; thiếu kiềm chế trong ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, coi bạo lực là biện pháp giải quyết mọi mâu thuẫn; thiếu trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình, ảnh hưởng của văn hóa đồi trụy; quẫn bách, khó khăn về kinh tế, sự suy đồi về đạo đức trong gia đình …Mà biện pháp hiệu quả nhất là phải đưa bạo lực gia đình vượt ra khỏi cánh cửa gia đình biến nó thành vấn đề chung của tòan xã hội.
2-Thực trạng tình hình họat động của các cơ quan nhà nước, đòan thể nhằm thực hiện luật Hôn nhân Gia đình:
a- Kết quả đạt được:
-Thực hiện luật Hôn nhân và Gia đình, về phía Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Lạt trên cơ sở luật Hôn nhân và Gia đình và căn cứ vào nghị quyết của Thành ủy Đà Lạt về vấn đề gia đình đã triển khai, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, các ban ngành, đòan thể liên quan thuộc Ủy ban tổ chức tuyên truyền luật Hôn nhân và Gia đình và thực hiện thông qua các chương trình tập huấn, phổ biến trong khu phố, tổ dân phố, các ngành tùy theo chức năng của mình đã có tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức.
Phòng Tư pháp đã kết hợp với các phòng ban, đòan thể khác tổ chức tìm hiểu pháp luật nói chung và luật Hôn nhân Gia đình cũng như những chính sách của nhà nước về vấn đề gia đình như kết hợp với phòng giáo dục tổ chức thi tìm hiểu Luật Hôn nhân Gia đình khi luật được ban hành vào năm 2000 trong học sinh - sinh viên.
Phòng Văn hóa Thông tin thông qua các họat động truyền thông tuyên truyền những chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về hôn nhân và chính sách gia đình, kết hợp với các ban ngành khác tổ chức những cuộc thi Văn hóa văn nghệ có nội dung về gia đình như phòng chống các tệ nạn xã hội có ảnh hưởng đến nếp sống của gia đình.
-Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em tổ chức tư vấn pháp luật, bảo vệ cho phụ nữ và trẻ em khi quyền về nhân thân và tài sản bị xâm hại như kết như kịp thời báo cho Tòa án biết những thông tin thu nhận được về quyền của trẻ em và phụ nữ bị xâm hại có liên quan đến những trường hợp Tòa án đang thụ lý giải quyết, kết hợp với Tòa án tham mưu cho UBND Thành phố giải quyết và xử lý kịp thời trường hợp Ni cô chùa Phước Huệ –Phường 12 Đà Lạt có hành vi ngược đãi trẻ em…
- Ủy ban nhân dân các phường, xã tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn theo qui định, cán bộ phường xã thông qua các cuộc họp tiếp xúc với nhân dân đã có nhắc nhở nhân dân thực hiện việc kết hôn theo qui định của pháp luật, phối kết hợp với Tòa án hòa giải về ly hôn và các lĩnh vực tranh chấp có liên quan đến hôn nhân và gia đình.
-Tòa án nhân dân thành phố Đà Lạt thực hiện luật Hôn nhân và Gia đình 2000, đã giải quyết các vụ án Hôn nhân gia đình và các tranh chấp liên quan đến hôn nhân và gia đình theo qui định của pháp luật.
Khi giải quyết Tòa án luôn quán triệt hai mặt của một vấn đề đó là bảo đảm thực hiện tự do ly hôn, mặt khác phải giải quyết ly hôn một cách chính xác, không gò bó, đồng thời không khinh suất..
Vai trò chính của Tòa án là thông qua công tác xét xử để đề cao pháp luật, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, giải quyết đúng đắn các mâu thuẫn trong quan hệ hôn nhân và gia đình, nhất là quan hệ giữa vợ chồng nhằm cải thiện các quan hệ vợ chồng khi chưa đáng phải ly hôn, giúp họ đòan tụ, mặt khác khi mâu thuẫn đã trầm trọng cuộc sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì Tòa án giải quyết ly hôn.
Trong 5 năm 2001-2005 đã giải quyết 1.501vụ/1637 vụ đạt tỷ lệ 91,62%, cụ thể từng năm như sau :
Năm 2001 thụ lý 311vụ, giải quyết 284 vụ đạt tỷ lệ 91,3%.
Năm 2002 thụ lý 336 vụ, giải quyết 304 vụ đạt tỷ lệ 90,7%.
Năm 2003 thụ lý 271 vụ, giải quyết 252 vụ đạt tỷ lệ 92,98 %.
Năm 2004 thụ lý 254 vụ, giải quyết 233 vụ đạt tỷ lệ 91,7%.
Năm 2005 thụ lý 465 vụ, giải quyết 427 vụ đạt tỷ lệ 91,8%.
Trong số án đã giải quyết thì có 58 vụ kháng cáo, qua kết qủa xét xử phúc thẩm án 40 vụ, cải sửa 16 vụ, và chỉ hủy 2 vụ.
-Công an thành phố Đà Lạt trong thời gian qua đã phối hợp cùng các cơ quan ban ngành, các tổ chức hữu quan có kế họach và biện pháp ngăn ngừa những hành vi vi phạm luật Hôn nhân và Gia đình và các vi phạm khác liên quan đến vấn đề hôn nhân và gia đình, giải quyết kịp thời, tùy vào mức độ vi phạm xử lý, những trường hợp vi phạm nghiêm trọng đều lập hồ sơ truy tố trước pháp luật.
-Cơ quan thi hành án thành phố Đà Lạt trên cơ sở những bản án và quyết định của Tòa án các cấp giải quyết về việc cấp dưỡng nuôi con, chia tài sản chung vợ chồng, tài sản giữa các thành viên trong gia đình có hiệu lực, khi đương sự có đơn yêu cầu đã kịp thời thụ lý thi hành, nhất là yêu cầu cấp dưỡng nuôi con phải thi hành thường xuyên và kéo dài, đơn vị đã kiên trì thi hành nên đã góp phần bình ổn cuộc sống của các con và của hai bên sau khi cha mẹ ly hôn.
Góp phần trong việc thực hiện luật Hôn nhân và Gia đình, thời gian qua các đòan thể chính trị xã hội như Liên đòan Lao động thành phố Đà Lạt, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Lạt, Thành Đòan Đà Lạt đã phối hợp cùng các cơ quan ban ngành, các tổ chức đòan thể như đã nêu trên đã tổ chức các hội thi có liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình, 2 năm một lần Liên đòan Lao động thành phố Đà Lạt và Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Đà Lạt, Thành Đòan Đà Lạt tổ chức hội thi kiến thức gia đình và pháp luật, tất cả các công đòan cơ sở trong thành phố đều tham gia.
Hội Phụ Nữ một số phường thành lập câu lạc bộ ông bà cháu, thông qua họat động các cán bộ hội tham gia tuyên truyền các lĩnh vực liên quan đến hôn nhân và gia đình, bảo vệ phụ nữ và trẻ em khi gia đình có mâu thuẫn góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện luật Hôn nhân Gia đình. Đòan Thanh niên ngòai việc phối hợp với các tổ chức khác thông qua họat động của mình đã giáo dục Đòan viên thanh niên chấp hành các chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước v ề lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
Hầu hết các thành viên của Uy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Đà lạt, mà cụ thể là cá nhân thành viên của các tổ chức đều tham gia các vận động tòan dân xây dựng nếp sống mới trên địa bàn dân cư, nên đã góp phần rất lớn trong việc thực hiện luật Hôn nhân và Gia đình trong thời gian qua.
Qua 5 năm thực hiện luật Hôn nhân và Gia đình, tuy trong điều kiện còn khó khăn nhưng Thành phố Đà Lạt đã có nhiều biện pháp và họat động thiết thực thể hiện thông qua họat động của các ban ngành, đòan thể đã trình bày ở phần trên, kết quả đạt được là luật Hôn nhân và Gia đình cũng như những chính sách khác của Đảng và pháp luật của nhà nước về lĩnh vực hôn nhân và gia đình đã từng bứớc đi vào cuộc sống xã hội, nhận thức và sự hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình được nâng lên, góp phần hạn chế những vi phạm pháp luật và tranh chấp trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
Nguyên nhân đạt được kết quả nêu trên:
v Nguyên nhân khách quan:
Do sự tòan cầu hóa về công nghệ thông tin, nhiều yếu tố tiến bộ của thời đại về gia đình hàng ngày, hàng giờ phần nào ảnh hưởng đến nhận thức của người dân.
v Nguyên nhân chủ quan:
Được sự quan tâm lãnh đạo của các ấp ủy Đảng và chính quyền,sự phối hợp họat động của các ban ngành, đòan thể.
Công tác tuyên truyền vận động tòan dân thực hiện luật Hôn nhân và Gia đình bước đầu được tòan thể cộng đồng quan tâm,ủng hộ và thực hiện.
Nhân dân phần lớn tự ý thức được trách nhiệm trong việc xây dựng và giữ gìn gia đình theo truyền thống văn hóa và Đạo đức của dân tộc.
Đã chú ý đến việc xã hội hóa lĩnh vực gia đình và đạt được kết quả nhất định.
3-Hạn chế:
Một số bộ phận trong nhân dân ý thức chấp hành pháp luật còn kém, còn vi phạm pháp luật Hôn nhân Gia đình.
Sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong việc tuyên truyền pháp luật Hôn nhân Gia đình được thực hiện trên tòan thành phố chưa thường xuyên, còn mang tính hình thức, việc thực hiện còn nhiều bất cập, nhất là ở vùng sâu-vùng xa, chưa có sự tổng kết đánh giá việc thực hiện.Sự hạn chế này do những nguyên nhân sau :
a-Nguyên nhân khách quan:
Do sự tác động tòan cầu hóa nhiều yếu tố tiêu cực của thời đại về gia đình, cũng như sự phá họai của kẻ thù bằng “Diễn biến hòa bình’’ đã tác động vào truyền thống dân tộc vào nhân cách của thế hệ trẻ làm tha hóa đạo đức, lối sống.
Do tác động từ mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đã làm ảnh hưởng đến đời sống các gia đình chỉ lo chạy theo đồng tiền xem nhẹ luân thường đạo lý, sự phân hóa giàu nghèo, sự khác biệt và bất bình đẳng về thu nhập ít nhiều ảnh hưởng đến cách cư xử giữa các gia đình trong cộng đồng.
Bên cạnh đó, hệ thống luật pháp cũng như cơ chế quản lý của nhà nước chưa chặt chẽ, có những chỗ còn bất cập, tạo sơ hở cho những hành vi vi phạm pháp luật.
b-Nguyên nhân chủ quan:
Một số cấp ủy Đảng và chính quyền, các ban ngành, đòan thể còn xem nhẹ việc thực hiên chưa có sự giám sát, theo dõi, chưa tổng kết đánh giá kết quả đạt được ở mức độ nào để rút kinh nghiệm.
Công tác tuyên truyền vận động tòan dân thực hiện luật Hôn nhân và Gia đình còn hình thức, chưa thường xuyên và triệt để.
Một số bộ phận cán bộ cơ sở và nhân dân chưa có sự chuyển biến về hệ tư tưởng.
III-NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VIỆC THỰC HIỆN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
Nước ta đang ở trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, các điều kiện để hình thành gia đình mới, không xuất hiện và hình thành ngay lập tức. Do vậy gia đình mới cũng ra đời và hình thành dần và hòan chỉnh dần từng bước.
Xã hội còn nhiều thành phần kinh tế khác nhau, việc chuyển biến hình thành các yếu tố mới sẽ ở mức độ khác nhau trong các gia đình ở từng vùng dân cư. Do vậy, cần thiết phải đề ra những định hướng chủ yếu để xây dựng gia đình mới đó là: Gia đình mới ra đời trên sự kế thừa những nét đẹp truyền thống đồng thời tiếp thu những tiến bộ của gia đình thời đại. Phương hướng quan trọng để hình thành ngày càng nhiều gia đình mới là thực hiện hôn nhân tiến bộ. Các thành viên trong gia đình có quan hệ bình đẳng và nề nếp, thương yêu và có trách nhiệm với nhau, đây chính là phương hướng chủ yếu để xây dựng gia đình kiểu mới. Trên cơ sở gia đình hòa thuận còn phải xây dựng tốt các mối quan hệ với các cộng đồng, tổ chức bên ngòai gia đình, phải đảm bảo quyền tự do ly hôn đây là một trong những điều kiện xây dựng gia đình mới dưới chủ nghĩa xã hội là bước tiến trong nội dung giải phóng phụ nữ.
Những định hướng trên trong thực tế, được thực hiện ra trên nhiều mặt và nội dung họat động, nhưng trong đó việc ban hành và thực hiện luật Hôn nhân gia đình là mặt chủ yếu và là nội dung thiết thực, việc thực hiện này đòi hỏi sự cố gắng chung của từng thành viên, của từng gia đình và của tòan xã hội, thì mới có thể xây dựng được những gia đình theo quan điểm của Đảng và nhà nươc.
Bước vào giai đoạn đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tất yếu các hộ gia đình cũng phải vươn lên ở mức độ tương ứng. Cho nên, để xây dựng và củng cố gia đình văn hoá ở nước ta, cần chú ý đến những giải pháp lớn sau đây:
1-Giải pháp
a-Tuyên truyền Luật Hôn nhân và gia đình đến các gia đình.
Luật Hôn nhân và gia đình là cơ sở pháp lý toàn diện hướng vào xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
Do vậy, tuyên truyền Luật Hôn nhân và Gia đình là hướng tác động đầu tiên quan trọng trong sự nghiệp xây dựng gia đình mới. Phải xem việc Tuyên truyền Luật Hôn nhân và Gia đình đến các gia đình là một nhiêm vụ trọng tâm của cac cấp chính quyền, đòan thể xã hội nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho mỗi công dân giúp họ nắm được, hiểu được đường lối,chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước nói chung và luật Hôn nhân Gia đình nói riêng, trang bị cho họ những kiến thức pháp luật cơ bản để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình trong cuộc sống gia đình và xã hội.
Đồng thời giáo dục công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và xã hội, nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm việc thực thi pháp luật.
Để tuyên truyền có hiệu quả phải có chương trình, kế họach cụ thể với nội dung, hình thức và biện pháp tuyên truyền hữu hiệu phù hợp với nhiệm vụ chính trị của địa phương, với trình độ dân trí, từng đối tượng, nội dung và hình thức phải luôn có sự đổi mới, phải tổ chức kiểm tra,sau mỗi đợt tuyên truyền có tổng kết rút kinh nghiệm. Phải xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ khả năng tuyên truyền yêu cầu có trình độ hiểu biết về pháp luật, những kiến thức xã hội nhất định, và phải có khả năng truyền đạt.
b-Nhà nước chăm lo phát triển kinh tế và hòan thiện hệ thống chính sách xã hội nhằm xây dựng gia đình Việt Nam.
Để chăm lo phát triển kinh tế cho nhân dân, nhà nước phải họach định chính sách kinh tế phù hợp với từng vùng, miền, ngành nhằm giúp cho từng gia đình có có định hướng xây dựng kinh tế cho gia đình tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình.
Đồng thời nhà nước phải có hệ thống chính sách về gia đình có thể bao gồm: Chính sách tác động trực tiếp và chính sách tác động gián tiếp đến gia đình; chính sách chung cho tất cả các gia đình và các chính sách riêng cho các đối tượng gia đình đặc thù - gia đình thương binh, liệt sĩ, tàn tật, nghèo đói; chính sách phát huy các chức năng của gia đình và các chính sách góp phần nâng cao chất lượng gia đình - y tế, giáo dục.Trong thực tế, hệ thống chính sách xã hội có tác động lớn đến gia đình. Do vậy, hoàn thiện và thực hiện tốt hệ thống chính sách xã hội là một phương hướng tích cực xây dựng gia đình Việt Nam.
Hiện nay, cần chú trọng đến một số chính sách xã hội cấp bách sau: tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo hiểm xã hội và từ thiện, nâng cao thể chất con người Việt Nam. Thực hiện tốt sẽ góp phần hạn chế tình hình vi pháp luật Hôn nhân Gia đình.
c-Tổng kết phong trào xây dựng gia đình văn hoá.
Theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, gia đình văn hóa phải hội đủ những nội dung tiêu chuẩn: đời sống vật chất ổn định, phát triển; đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú; gia đình hạnh phúc hòa thuận; chấp hành tốt và đòan kết với xóm giềng.
Phong trào xây dựng gia đình văn hoá đã có sự phát triển rộng rãi, vấn đề hiện nay là cần chú trọng đến bề sâu, sự bền vững của phong trào. Chuẩn mực gia đình văn hoá chung đã được ghi vào Luật Hôn nhân và Gia đình, nhưng cần cụ thể hoá ở từng địa phương, và các khu dân cư và loại hình gia đình khác nhau, để xây dựng có hiệu quả, thiết thực.
Xây dựng gia đình văn hoá cần gắn liền với các phong trào khác, như xây dựng khu dân cư văn hoá, làng xã văn hoá, thôn bản văn hoá.
Cần kết hợp các lực lượng trong xã hội để xây dựng gia đình văn hoá. Xây dựng gia đình, trước hết, là sự cố gắng của mỗi gia đình, của từng thành viên trong gia đình.
Xây dựng gia đình còn là sự cố gắng chung của nhiều lực lượng. Vì vậy, xây dựng, hoàn thiện gia đình phải được thể hiện rõ nét trong các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của Nhà nước, của tất cả các ngành, các cấp, các địa phương. Hàng năm phải có kế họach tổng kết, trên cơ sở đó đánh giá mặt đạt được, mặt còn hạn chế của phong trào, kịp thời có đề xuất, chỉnh lý nội dung cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội và nguyện vọng của nhân dân.
d-Quan tâm hơn nữa đến phụ nữ và sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Phụ nữ, mà trước hết là các bà mẹ và người vợ, là nhân vật trung tâm trong gia đình. Trong thực tế, phụ nữ là người có tâm huyết và đóng góp nhiều hơn cả cho xây dựng gia đình. Do vậy, cần quan tâm hơn nữa đến phụ nữ và giải phóng phụ nữ, nói giải phóng phụ nữ là nói đến khắc phục bất bình đẳng nam nữ và giảm bớt gánh nặng nội trợ đối với người phụ nữ, chỉ có như vậy thì sự nghiệp giải phóng phụ nữ mới trở thành thực chất.
Biến lao động gia đình - nội trợ - thành lao động xã hội, tạo điều kiện phát triển người phụ nữ về mọi mặt trình độ, sức khoẻ... để đưa phụ nữ vào tham gia mọi hoạt động của đời sống xã hội, trên cơ sở đồng tình, hỗ trợ, giúp đỡ của những thành viên trong gia đình, trước hết là người chồng. Đó là những hướng cơ bản, mang tinh thần giới để thực hiện giải phóng phụ nữ.
e- Chú trọng hơn nữa công tác tuyên truyền và định hướng thông tin về gia đình, về sử dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào các hoạt động của gia đình.
Khi hoà nhập với công nghệ thông tin hiện đại đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải có sự tuyên truyền và định hướng chọn lọc thông tin. Điều này yêu cầu các cấp, các ngành, trước hết là ngành văn hoá- thông tin cần tiếp tục tổng kết và thực hiện có hiệu quả hơn nữa những quy định pháp lý về thông tin, báo chí, xuất bản... ở nước ta.
Cũng như vậy, cần sử dụng hợp lí các thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ việc thực hiện các chức năng của gia đình nói chung- phù hợp với điều kiện kinh tế,yếu tố pháp lý, đạo đức và truyền thống văn hoá dân tộc.
f-Cần giải quyết vấn đề ly hôn một cách tích cực và có tính nhân văn.
Ly hôn có chiều hướng tăng, và lại mang tính phức tạp hơn- ly hôn ở nhiều lứa tuổi, ở khắp các tầng lớp xã hội, có vợ hoặc chồng là người nước ngoài, không ít trường hợp ly hôn không chính đáng... Do vậy, cần tập trung vào: một là, tìm ra đúng những nguyên nhân để qua đó tác động nhằm hạn chế ly hôn; hai là, đến độ phải giải quyết ly hôn cần thực hiện đúng luật, giảm thiểu những đổ vỡ không cần thiết; ba là, giải quyết hậu quả ly hôn: chăm sóc đến các cháu nhỏ, tạo điều kiện cho những người ly hôn, nhất là phụ nữ vượt qua những khó khăn, để mau chóng trở lại cuộc sống bình thường và sớm đến với hạnh phúc mới.
2- Giải pháp Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, nâng cao năng lực quản lý của UBND các cấp và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội.
a-Đối với cấp ủy Đảng
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với việc tuyên truyền, thực hiện luật Hôn nhân gia đình, nội dung này không chỉ đưa vào nghị quyết của Đảng bộ thành phố Đà Lạt, mà các cấp ủy phường-xã, khu phố, chi bộ đều phải đưa nội dung này vào nghị quyết.
Trên cơ sở nghị quyết chung về lĩnh vực gia đình cũng cần phải ra các nghị quyết chuyên đề. Ngòai ra các cấp ủy Đảng phải có kế họach tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể họat động trong lĩnh vực này. Giáo dục đảng viên gương mẫu chấp hành và vận động người thân chấp hành chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước trong đó có luật Hôn nhân và Gia đình.
b-Đối với chính quyền:
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm cụ thể hóa nghị quyết của các cấp ủy thành chương trình họat động cụ thể tạo điều kiện về mọi mặt cho các đòan thể, tổ chức chính trị-xã hội, nhân dân họat động về vấn đề thực hiện luật Hôn nhân Gia đình và các truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật bên cạnh việc phối hợp với các ban ngành tổ chức tuyên truyền pháp luật trong nhân dân còn cần tăng cường hơn nữa việc phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực hôn nhân và gia đình vì đây là hiện tượng xã hội phức tạp diễn ra hàng ngày trong cuộc sống cọng đồng làm ảnh hưởng lớn đến quá trình xây dựng gia đình văn hóa kiểu mới.
c-Đối với các tổ chức chính trị xã hội
Các thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố nhất là cấp Hội Phụ nữ, Chi Đòan Thanh niên bên cạnh việc phối hợp với các ban ngành tổ chức tuyên truyền pháp luật trong nhân dân còn phải thành lập các câu lạc bộ tư vấn về lĩnh vực hôn nhân và gia đình, và trợ giúp cho Phụ nữ cho Thanh niên những kiến thức và vướng mắc về lĩnh vực hôn nhân gia đình.
Tóm lại: Trên đây là một số giải pháp cơ bản, bước đầu góp phần tăng cường thực hiện luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 và các chính sách của Đảng và nhà nước về lĩnh vực gia đình, nhằm xây dựng gia đình Văn hóa, ấm no,hạnh phúc, bền vững góp phần ổn định xã hội.
C/ PHẦN KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
1- Kiến nghị:
Nhằm nâng cao hiệu qủa việc thực hiện luật Hôn nhân và Gia đình trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tôi có một số kiến nghị sau :
- Cần tiếp tục và có phương pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung, luật Hôn nhân Gia đình nói riêng trong nhân dân một cách sâu rộng, thường xuyên và dễ hiểu.
- Chính quyền địa phương cần có kế họach xây dựng những gia đình văn hóa kiểu mẫu, đồng thời nhân rộng điển hình.
- Tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở vì hòa giải là một trong những biện pháp tuyên truyền, giáo dục trực tiếp đến người dân.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan pháp luật và các đòan thể trong việc giải quyết các tranh chấp về hôn nhân gia đình của nhân dân.
2)Kết Luận:
Hôn nhân và gia đình là hiện tượng xã hội. Hôn nhân là cơ sở của gia đình, còn gia đình là tế bào của xã hội mà trong đó kết hợp chặt chẽ, hài hòa lợi ích của mỗi công dân, nhà nước và xã hội. Gia đình luôn biến đổi theo từng thời kỳ lịch sử và gắn liền với sự phát triển của xã hội lòai người. Trong thời kỳ đất nước thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu phong phú của cuộc sống, thì họat động kinh tế của hộ gia đình có vai trò rất thiết thực vì hoạt động kinh tế của mỗi hộ gia đình có hình thức và mức độ khác nhau nhưng cũng vì mục đích tăng thu nhập, làm giàu chính đáng, sẽ góp phần tạo ra nhiều hàng hóa cho xã hội góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Sự phát triển mọi mặt của xã hội quyết định đến sự phát triển của gia đình, song gia đình có vai trò quyết định đối với sự phát triển của xã hội bởi lẽ là tế bào của xã hội, gia đình thực hiện các chức năng xã hội của mình góp phần giữ vững bình ổn định chính trị, trật tự an tòan xã hội, tác động đến sự vận động của xã hội, nếu không có gia đình thì xã hội không thể phát triển, thậm chí không thể tồn tại được.
Thành phố Đà Lạt với những đăc điểm, tình hình thực trạng việc thực hiện tốt luật hôn nhân gia đình trong thời gian qua đã có ảnh hưởng rất nhiều trong sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội.Trong thời gian tới, các cấp chính quyền, ban ngành, đòan thể phải tiếp tục tăng cường thực hiện các giải pháp nêu trên nhằm xây dựng gia đình kiểu mới hiện nay để góp phần thực hiện thành công nghị quyết của Đảng bộ thành phố Đà Lạt nhiệm kỳ 2006-2010,một trong những phương hướng và nhiệm vụ của kế họach phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 là gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu chính đáng, chăm lo cho người nghèo, vùng khó khăn thực hiện tốt các chính sách xã hội nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2010 đề ra là GDP bình quân đạt 16-17 triệu đồng/ người/năm, hộ nghèo còn dưới 2%,tăng dân số tự nhiên dưới 1,3%, trẻ em suy dinh dưỡng dưới 10%, có trên 90% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa.
Từ nhận định trên cho thấy vị trí to lớn của gia đình đối với xã hội.Việc xây dựng gia đình mới là một trong những vấn đề quan trọng của sự nghiệp cách mạng hiện nay. Như Bác Hồ đã nói “ Nhiều gia đình cộng lại sẽ thành một xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt”. Nên việc xã hội tạo điều kiện và cá nhân phấn đấu cho gia đình hạnh phúc là nghĩa vụ cao cả, mang ý nghĩa nhân văn thiết thực và là biểu hiện của sự tiến bộ và phát triển xã hội.
Qua 5 năm thực hiện luật Hôn nhân và Gia đình, tuy trong điều kiện còn khó khăn nhưng Thành phố Đà Lạt đã có nhiều biện pháp và họat động thiết thực thể hiện thông qua họat động của các ban ngành, đòan thể đã đạt những thành tựu đáng kể đó là luật Hôn nhân và Gia đình cũng như những chính sách khác của Đảng và pháp luật của nhà nước về lĩnh vực hôn nhân và gia đình đã từng bứớc đi vào cuộc sống xã hội, nhận thức và sự hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình được nâng lên, góp phần hạn chế những vi phạm pháp luật và tranh chấp trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Song bên cạnh cũng còn tồn tại một số hạn chế nhất định cần phải khắc phục đó một số bộ phận trong nhân dân ý thức chấp hành pháp luật còn kém, còn vi phạm pháp luật Hôn nhân Gia đình, sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong việc tuyên truyền pháp luật Hôn nhân Gia đình được thực hiện trên tòan thành phố chưa thường xuyên, còn mang tính hình thức, việc thực hiện còn nhiều bất cập, nhất là ở vùng sâu-vùng xa, chưa có sự tổng kết đánh giá việc thực hiện. Do vậy các cấp chính quyền ban ngành đoàn thể phải tăng cường hơn nữa việc tổ chức thực hiện luật Hôn nhân Gia đình trong nhân dân tạo sự bình ổn về chính trị-xã hội góp phần tạo đà cho kinh tế của thành pho phát triển.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LDOCS (120).doc