Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết và có hiệu lực đã mở cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam lối đi vào một thị trường giàu tiềm năng và có nhu cầu tiêu thụ hàng hóa lớn nhất trên thế giới. Thực tế gần một năm thực hiện Hiệp định, xuất khẩu của Việt Nam đã gặt hái được rất nhiều thành công trên thị trường này. Song không thành công nào là không phải trải qua nhiều khó nhọc, gian truân. Chấp nhận đặt chân vào thị trường Mỹ cũng chính là việc các doanh nghiệp Việt Nam chấp nhận đương đầu không chỉ với các doanh nghiệp Mỹ mạnh và có nhiều kinh nghiệm hơn gấp nhiều lần mà còn cả với những doanh nghiệp từ khắp các quốc gia trên thế giới. Người ta nói vào thị trường Mỹ như vào một sòng bạc nếu tỉnh táo và khôn khéo thì sẽ tồn tại và “phất lên” rất nhanh, nên nhiều người đổ xô vào, nhưng đồng thời cũng là nơi đã từng “chôn cất” những người không biết cách làm ăn.
Đối với một quốc gia mà nền kinh tế mới chỉ mở cửa với thế giới được hơn 15 năm thì những vấp váp, thất bại vừa qua của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Mỹ là điều khó tránh khỏi. Điều quan trọng là mỗi một lần vấp ngã là một lần các doanh nghiệp phải tự rút ra bài học kinh nghiệm và thôi thúc bản thân mình tiếp tục học hỏi, nâng cao kiến thức để không bị tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh.
Bên cạnh đó sự hỗ trợ của Nhà nước về mặt chính sách vĩ mô, và đối ngoại cũng vô cùng quan trọng.
106 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1731 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số chú ý cho doanh nghiệp khi tham gia một hội chợ quốc tế:
* Chuẩn bị cho hội chợ
Thời gian tốt nhất để chuẩn bị cho lần đầu tiên tham gia hội chợ triển lãm tại Mỹ là trước đó khoảng một năm. Cần nhớ rằng để có thể tham dự tốt triển lãm cần rất nhiều công tác hậu cần chuẩn bị. Tham gia hội chợ tại Mỹ phải được xác định là một sự đầu tư lâu dài. Nếu như việc tham gia các hội chợ trong nước thường nhằm mục đích marketing ngắn hạn thì việc lần đầu tiên tham gia hội chợ triển lãm tại Mỹ là cơ hội tốt để tạo dụng mối quan hệ, tìm hiểu kỹ hơn về thị trường Mỹ, về người tiêu dùng và hàng hóa. Mục đích không phải để bán được nhiều hàng ngay lập tức mà là sau khi trở về từ Mỹ sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích cho công tác tiếp thị sản phẩm sau này.
Đối tượng tham gia hội chợ: Người xem triển lãm là những ai? Triển lãm dành cho mọi người hay chỉ dành cho giới kinh doanh thương mại? Quyết định tham dự triển lãm dành cho các sản phẩm được sản xuất trong một vùng, triển lãm dành riêng cho một mặt hàng riêng biệt hay là cả hai? Thu thập các thông tin thống kê, tìm hiểu các thông số thống kê về hội chợ triển lãm lần trước: có bao nhiêu người tham dự, tần suất của các cuộc hội chợ triển lãm, có bao nhiêu cuộc triển lãm, mức độ lớn của các cuộc triển lãm đó, tỷ lệ doanh nghiệp nước ngoài tham dự so với các doanh nghiệp Mỹ là bao nhiêu.
Ngoài ra nên tìm hiểu các thông tin chi tiết khác như: ai là người tổ chức? Cơ quan thông tin đại chúng và các tổ chức liên quan nào kết hợp tổ chức triển lãm? Loại hình sản phẩm nào là chính? Triển lãm có một chủ đề nào? Triễn lãm sẽ diễn ra trong bao nhiêu lâu? Địa điểm tổ chức: luôn diễn ra tại một nơi hay thay đổi địa điểm thường xuyên? Chi phí để tham dự? Có chương trình đặc biệt nào liên quan đến sự kiện triển lãm và nếu có thì đòi hỏi chi phí thêm là bao nhiêu? Tiền thuê gian hàng là bao nhiêu?
Nên đặt trước và xắp xếp ổn thỏa trước chuyến đi và nên tìm hiểu thêm việc đi lại như thế nào tại địa phương nơi diễn ra hội chợ. Nếu hội chợ được tổ chức tại một thành phố lớn, việc đi lại là tương đối phức tạp và nên lựa chọn trước phương án đi lại thích hợp.
Với những tài liệu in ấn như tờ rơi, catalogue, card visite...: nên chuẩn bị bằng tiếng Anh hoặc song ngữ.
Xác định xem có cần thiết phải có phòng tiếp khách hay phòng họp không? Nếu cần thì nên đặt trước. Làm quen với giờ giấc tại địa điểm triển lãm và xem xét kỹ lưỡng lịch biểu của triển lãm.
* Trong thời gian tham gia triển lãm:
Lựa chọn kiểu cách ăn mặc theo kiểu business. Tìm hiểu xem những chuẩn mực về ăn mặc tại vùng diễn ra hội chợ.
Khi sắp xếp gian hàng, nên lưu ý khách tham quan hội chợ thường giao lưu thông qua 4 bước sau: nhìn quanh, thu thập thông tin, yêu cầu giới thiệu sản phẩm, muốn trao đổi. Do đó, doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu này để làm sao thu hút khách hàng vào gian hàng của mình. Chẳng hạn, việc bài trí phải mang một nét riêng, tốt nhất là trưng bày sao cho mang tính truyền thống và riêng biết của đất nước mình, của công ty mình. Đó sẽ là thông điệp đến khách hàng trong tương lai.
Ngay sau mỗi cuộc tiếp xúc, nên ghi lại đầy đủ nhất các thông tin, không nhất thiết phải mất sức để nhớ tất cả. Một số công ty thậm chí còn mang theo cả máy scan và các phần mềm để có thể nhập thông tin trực tiếp vào chương trình quản lý. Nên đến trước một ngày, khẳng định lại các cuộc hẹn gặp. Nên có thời gian nghỉ ngơi, thậm chí nên lập lịch biểu trước. Như vậy sẽ tiết kiệm năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.
* Sau triển lãm:
Trong vòng một tuần sau khi triển lãm kết thúc, nên tiếp tục các cuộc tiếp xúc mới và đáp ứng trước mọi đòi hỏi và thắc mắc về các thông tin. Nếu đã có các bản in sẵn thì nên gửi tới đối tác nhanh nhất.
Làm báo cáo đánh giá ngay khi còn đủ tỉnh táo, minh mẫn. Thậm chí ngay cả khi không chuẩn bị trước mẫu báo cáo, thỉnh thoảng hãy dành một chút thời gian để xắp xếp suy nghĩ của mình lên giấy để làm tài liệu sau này. Nhằm vào việc lượng hóa kết quả: mình có đạt được mục đích đặt ra hay không? Tại sao có và tại sao không? Mình có thể làm gì khác hơn? Vấn đề gì, chi phí nào phát sinh thêm?
Với những cuộc tiếp xúc mới và với kinh nghiệm thu được, nên bắt tay ngay vào chuẩn bị cho cuộc triển lãm tiếp theo.
Tranh thủ thời gian sau triển lãm, đi thăm các hội chợ tương tự vào thời gian đó ở các nơi khác, đi thăm các khách hàng cũ và mới, đặc biệt các khách hàng mới biết qua hội chợ để củng cố quan hệ mới và tranh thủ thẩm tra đối tác.
3.3 Tham gia mạng lưới phân phối hàng hóa nhập khẩu tại thị trường Mỹ
Xuất khẩu vào Mỹ mà không xây dựng cho mình mạng lưới tiêu thụ lâu dài, linh hoạt và rộng rãi thì rất khó thành công.
* Đặc điểm các hình thức phân phối tại thị trường Mỹ
Bán sỉ cho các cửa hàng bán lẻ: Hầu hết các loại hàng hóa như: trang sức, quần áo, đồ chơi, tạp hóa đề có thể bán trực tiếp cho các nhà bán lẻ thông qua các nhà nhập khẩu hay các người bán hàng có tính chất cá nhân và các công ty nhập khẩu hay các tổ chưc buôn bán hàng hóa chuyên nghiệp. Cách bán hàng này rất có hiệu quả khi hàng hóa có nhu cầu mạnh và có lợi nhuận cao.
Bán cho nhà phân phối: Thay vì bán hàng cho người bán lẻ, ta có thể bán hàng cho các nhà phân phối vì họ có hệ thống phân phối rộng khắp khu vực nào đó hoặc nằm trong nhóm ngành công nghiệp nào đó. Họ có khả năng bán hàng trong thời gian ngắn. Nhưng cách này ta phải chia sẻ bớt lợi nhuận của mình cho các nhà phân phối.
Bán trực tiếp cho các nhà công nghiệp: Các công ty này có thể làm được khi các nhà máy công xưởng trực tiếp mua hàng của một số thương nhân nhỏ ở các nước sở tại khi họ không có điều kiện để mua trực tiếp của các nhà xuất khẩu nước ngoài hoặc mua qua các nhà nhập khẩu trong nước.
Bán sỉ qua đường bưu điện: Có một số sản phẩm nhỏ và không đắt lắm có thể bán theo cách này qua một số trung gian bán buôn. Cách này có lợi làm bán hàng theo diện rất rộng, không phải qua khâu trung gian phân phối hay bán buôn.
Bán lẻ qua đường bưu điện: Có một số nhà nhập khẩu không cần qua trung gian mà họ trực tiếp gửi bưu kiện đến cho người mua. Để làm được cách này phải có hệ thống nghiên cứu thị trường chuẩn xác và có hiệu quả cao. Thiết kế được thị trường một cách chi tiết.
Bán hàng theo catalogue: Chìa khóa cho phương thức này là phải biết được địa chỉ của người hay công ty có nhu cầu thường xuyên về mặt hàng mình kinh doanh.
Bán lẻ: Nhà nhập khẩu tự tổ chức việc nhập khẩu và bán lẻ hàng hóa theo khả năng về thị trường của mình và tự gánh chịu mọi rủi ro về nhu cầu của thị trường, song họ thu được toàn bộ lợi tức do nhập khẩu mang lại. Khi nhập khẩu họ phải biết được xu hướng thị trường và phải tự làm hết mọi việc trong mọi khâu buôn bán là điều chứa đựng nhiều rủi ro lớn.
Bán hàng qua các cuộc trưng bày hàng hóa trên các kênh truyền hình: là hình thức mới và bán theo giá công bố. Người mua hàng có thể đem hàng về dùng thử trong một thời gian, thấy vừa ý thì mới trả tiền.
Bán hàng trực tiếp cho các nhà máy công xưởng: với các điều kiện giống như bán cho các nhà bán buôn bán lẻ. Cách này đòi hỏi phải có mối quan hệ tốt với các công xưởng nhà máy.
Lập đại lý bán hàng: Có một số người Mỹ có quan hệ tốt cả hai chiều: với nhà thương nhân nước ngoài và với hệ thống phân phối bán buôn bán lẻ trong nước. Họ thường làm đại lý cho nước ngoài để khỏi phải lo khâu tài chính cho kinh doanh.
Bán hàng ở chợ ngoài trời (Flea Market): Có hãng lớn đã từng tổ chức nhập khẩu và bán hàng ở chợ ngoài trời với qui mô lớn và diện rộng khắp cả nước. Cách làm này đòi hỏi phải có quan hệ rộng với người bán hàng của nhiều nước khác nhau và phải trả một phần lợi tức cho người bán hàng. Cách này yêu cầu phải đặt giá trực tiếp đến người tiêu dùng.
Bán hàng qua các Hội chợ, triển lãm tại Mỹ: Có người mua hàng về kho của mình và quanh năm đi dự các hội chợ triển lãm khắp nước Mỹ để tìm kiếm các đơn đặt hàng tại quầy rồi về gửi hàng cho người mua theo đường bưu điện, chuyển phát nhanh. Cách này chỉ có thể làm ở qui mô nhỏ với hàng đặc chủng, hàng mới và giá cao.
Bán hàng qua hệ thống Internet: Bán qua các trang web về shopping nổi tiếng như Amazon.com.
* Một số điểm lưu ý khi phân phối hàng hóa vào thị trường Mỹ
Mỹ là một thị trường rộng lớn với nhiều tác nhân tham gia tạo thành một sức ép cạnh tranh tương đối lớn. Chiến lược Marketing là một trong những vấn đề then chốt để thâm nhập vào thị trường này. Cạnh tranh không chỉ đối với các nhà sản xuất bản địa mà còn cả với các nhà xuất khẩu đến từ các nước khác trên thế giới, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần xác định rõ và tận dụng triệt để lợi thế cạnh tranh của mình cũng như sự khác biệt của sản phẩm cung cấp so với các sản phẩm khác cùng loại đang có mặt và chiếm lĩnh thị trường.
Khi phân phối hàng hóa của mình tại thị trường Mỹ, doanh nghiệp cần chú ý một số điểm sau:
Bao bì hấp dẫn là một trong những yếu tố thành công trong kinh doanh bán lẻ. Hầu hết các chuyên gia marketing tại Mỹ đề xếp bao bì là một yếu tố của chiến lược sản phẩm. Bao bì được thiết kế tốt có thể tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng và đồng thời cũng là một công cụ hữu hiệu cho quảng cáo sản phẩm.
Các công cụ quảng cáo như: Tờ rơi, Catalogue, Brochures và các phương tiện quảng cáo, sản phẩm mẫu phải được làm phù hợp, phải được Mỹ hóa. Chi tiết về địa chỉ liên lạc (contact) phải bao gồm cả email, website, điện thoại quốc tế đều rất cần thiết được in trên các tài liệu quảng cáo.
II. Nhóm các giải pháp vĩ mô
1. Hoạch định chính sách đối ngoại linh hoạt và sắc bén trong quan hệ với Mỹ
Như đã trình bày ở Chương I, sau một thời gian băng giá, quá trình bình thường hóa quan hệ hai nước Việt - Mỹ, cả trên mặt ngoại giao và kinh tế, đang tiến triển rất tích cực kể từ năm 1994, khi Tổng thống Bill Cliton tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam. Ngày 10/12/2001, Hiệp định thương mại song phương có ý nghĩa vô cùng quan trọng giữa hai nước có hiệu lực đã đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ thương mại hai nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai bên sau 10 tháng Hiệp định có hiệu lực tăng 80% so với 10 tháng năm trước đó, đặc biệt xuất khẩu tăng 100%.
Tuy nhiên, do có sự khác biệt rất lớn trong hệ thống kinh tế chính trị xã hội giữa hai nước nên không thể phủ nhận rằng còn rất nhiều chông gai phía trước trên con đường bình thường hóa này. Như ở phần Mở đầu của khoá luận này đã nêu lên, kinh tế và chính trị là hai vấn đề luôn được Mỹ gắn liền với nhau trong quan hệ với những nước kém phát triển hơn. Mỹ nổi tiếng là quốc gia hay cho mình quyền xen vào các chuyện nội bộ của quốc gia khác. Trong Công ước Viên 1955 có một điều khoản rất quan trọng là: Không quốc gia nào được can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia khác có đại diện chính thức trên trường quốc tế. Nhưng khi quan hệ với Mỹ thì hãy tạm “quên đi” điều khoản này bởi vì trên thực tế, Mỹ chưa bao giờ tôn trọng điều khoản này. Vì vậy, ở tầm vĩ mô chính phủ phải luôn có một chính sách đối ngoại cực kỳ linh hoạt và sắc bén đối với Mỹ để bảo vệ lợi ích quốc gia nói chung và lợi ích của các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu sang Mỹ nói riêng.
Dưới đây xin phân tích sâu xung quanh vấn đề về đạo luật Jackson-Vanik mà Mỹ đã áp dụng đối với Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay, một đạo luật được coi là “cái gai” trong quan hệ thương mại hai nước.
1.1 Đạo luật Jackson-Vanik và việc Mỹ áp dụng đạo luật này với Việt Nam
Đạo luật Jackson-Vanik được đưa vào Phần 402, Chương IV Luật Thương mại Mỹ 1974 là một phản ứng của phía Mỹ đối với những chính sách mà Mỹ cho là hà khắc của chính quyền Liên bang Xô Viết đối với việc di cư của công dân nước này vào cuối những năm 1972. Đạo luật này sau đó được mở rộng ra đối với những nước bị Mỹ coi là có “nền kinh tế phi thị trường” (Non-market economy – NME country, sau đây gọi tắt là nước NME).
Đạo luật Jackson - Vanik yêu cầu một quốc gia NME phải đáp ứng được một số điều kiện về quyền tự do di cư của công dân nước mình, thì mới được hưởng những lợi ích về thương mại với Mỹ. Những lợi ích này là: được hưởng chế độ thuế quan tối huệ quốc (MFN) trong thương mại với Mỹ; được tiếp cận với những ưu đãi về tài chính của Mỹ (tín dụng xuất khẩu, bảo đảm tín dụng xuất khẩu và các bảo đảm về đầu tư) và được ký kết Hiệp định thương mại với Mỹ (là cơ sở để được trao qui chế MFN).
Tổng thống Mỹ sẽ là người ra quyết định một nước NME đã tuân thủ với những điều kiện về tự do di cư đưa ra trong đạo luật này hay chưa. Nếu quyết định là “đã tuân thủ” thì Tổng thống cũng là người đưa ra quyết định miễn áp dụng đạo luật Jackson – Vanik cho nước đó. Các quyết định này sẽ phải được xem xét lại hàng năm. Tuy các quyết định này của Tổng thống không phải qua sự phê duyệt của Quốc hội, song với mỗi lần gia hạn hàng năm, Quốc hội có thể bác bỏ bằng việc thông qua một nghị quyết phản đối chung.
Đạo luật Jackson – Vanik được áp dụng cho toàn Việt Nam bắt đầu từ năm 1975. Năm 1998, Tổng thống Bill Clinton đã ra tuyên bố trao cho Việt Nam quyền miễn đạo luật này một năm. Quyết định miễn này được tiếp tục vào các năm 1999, 2000, 2001 và 2002. Mặc dù Quốc hội Mỹ có thể thông qua một nghị quyết phản đối chung để bác bỏ việc gia hạn miễn hàng năm đối với Việt Nam song từ Biểu đồ 5 ở trang sau có thể thấy từ năm 1998 đến nay số phiếu ủng hộ việc miễn này luôn vượt quá rất xa số phiếu phản đối trong Quốc hội Mỹ.
(Nguồn: Báo cáo “Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ”, số RL30416 của CRS – Congressional Research Services trình Quốc hội Mỹ, tháng 9/2002)
1.2 Hủy bỏ việc áp dụng đạo luật Jackson-Vanik đối với Việt Nam là cần thiết để phát triển hơn nữa quan hệ thương mại Việt- Mỹ
* Đạo luật Jackson – Vanik là điều kiện tiên quyết để Mỹ trao qui chế MFN cho Việt Nam
Điều 1 Chương I, qui định về Qui chế tối huệ quốc (MFN) trong Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, là một trong những nội dung cốt lõi của Hiệp định này. Nhờ được hưởng qui chế này hàng Việt Nam xuất sang Mỹ sẽ được giảm từ mức thuế phi-MFN trước kia bình quân là 40% xuống còn bình quân 3%.
Tuy nhiên, Chương IV của Luật Thương mại Mỹ 1974 qui định, MFN chỉ được trao cho những nước NME với điều kiện sau: Tổng thống ra quyết định rằng quốc gia này không trái với những yêu cầu đề ra trong đạo luật Jackson-Vanik (cho tới nay, Việt Nam vẫn chưa được coi là đã “tuân thủ hoàn toàn” những điều kiện của đạo luật này). Hoặc, trong một số điều kiện nhất định, Tổng thống có quyền ra lệnh miễn việc tuân thủ hoàn toàn với đạo luật này cho nước đó (như Tổng thống Clinton và Bush đã làm với Việt Nam từ năm 1998). Việc miễn này phải được xem xét lại hàng năm và Quốc hội có thể phủ quyết thông qua một nghị quyết phản đối chung.
Như vậy, qui chế MFN của Mỹ trao cho Việt Nam hiện nay mới chỉ là qui chế tạm thời (temporary MFN), vì còn phụ thuộc vào việc Việt Nam phải tuân thủ theo những điều kiện nêu ra ở phần trên. Do đó, đạo luật Jackson-Vanik vẫn còn tồn tại như là một cái cớ để Mỹ có thể vin vào bất cứ lúc nào để gây áp lực với Việt Nam trong việc trao qui chế MFN.
* Đạo luật Jackson-Vanik ảnh hưởng tới hiệu lực lâu dài của Hiệp định thương mại Việt Mỹ
Giống như các Hiệp định thương mại song phương Mỹ đã ký với những quốc gia bị Mỹ coi là có nền kinh tế phi thị trường, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ sẽ có hiệu lực trong vòng 3 năm và sẽ tự động kéo dài trừ phi một trong hai bên có phản đối. Đạo luật Jackson-Vanik sẽ là căn nguyên chính để phía Mỹ, đặc biệt là Quốc hội Mỹ, phản đối việc kéo dài Hiệp định trong tương lai.
Sau Hiệp định thương mại song phương, bước tiếp theo trong quá trình bình thường hóa quan hệ thương mại Việt Mỹ sẽ là trao qui chế MFN vĩnh viễn cho Việt Nam. Việc này yêu cầu Quốc hội hủy bỏ việc áp dụng các điều khoản trong Chương IV, cũng như đã làm đối với một số nước trong đó có Trung Quốc, Albani, Georgia.
Mặt khác, Việt Nam đặt mục tiêu gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) trước năm 2005. Khi đó mọi ưu đãi đặc biệt là ưu đãi về thuế quan và các phương tiện tiếp cận thị trường của một quốc gia phải được trao một cách công bằng cho mọi thành viên của WTO và Mỹ không thể đứng ngoài nguyên tắc này. Việc Mỹ trao qui chế MFN vĩnh viễn cho Việt Nam là tất yếu cũng như tổng thống Clinton đã làm với Trung Quốc sau khi nước này gia nhập WTO vào năm 1999.
2. Mau chóng xây dựng hình ảnh cho ‘Made-in-Vietnam’ trong lòng các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ – xây dựng một thương hiệu quốc gia cho hàng Việt Nam tại Mỹ
2.1. Tính cấp thiết của việc xây dựng một thương hiệu quốc gia cho Việt Nam tại thị trường Mỹ
Đi vào thị trường Mỹ nếu không làm tốt công tác tiếp thị sẽ để lại hậu quả không tốt. Các doanh nghiệp phải tự tiếp thị cho sản phẩm của mình, đó là điều tất nhiên, xong trên tầm vĩ mô, Nhà nước có nghĩa vụ rất lớn trong việc tiếp thị cho hình ảnh của hàng hóa quốc gia mình. “Cái tên” không còn là chuyện nhỏ bởi đằng sau nó là tài sản vô hình, là cam kết của người bán với khách hàng, là uy tín, chất lượng, hình ảnh quốc gia...
* Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài đang phải chịu một ‘nỗi buồn của người không tên gọi’
Đến nay trên thế giới biết đến Việt Nam chủ yếu như là một nước xuất khẩu nông sản. Đặc biệt Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới, vậy mà chưa có một bao gạo xuất khẩu nào của Việt Nam ghi tên giống gì, sản xuất ở đâu, chưa một loại trái cây nào mang nhãn hiệu đặc sản của Việt Nam. Hay nói cách khác, Việt Nam xuất khẩu rất nhiều nông sản nhưng thế giới không thể nhận biết đâu là sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. Chuyện nước ngoài cố ý “ăn theo” thương hiệu hay “mượn danh” tiếng đặc sản của Việt Nam, của một địa phương cụ thể ở Việt Nam không còn là chuyện lạ. Thái Lan đang ráo riết mở chiến dịch trên nhiều mặt để chứng minh cho thế giới thấy rằng xoài Hòa Lộc là một đặc sản của Thái, Đài Loan cũng làm tương tự như vậy đối với thanh long, Trung Quốc thì mua trái cây Việt Nam về dán mác “Made in China” xuất sang các nước thứ ba. Nhiều người rất buồn khi thấy gạo “nàng thơm chợ đào”, gạo “nàng hương”, nước mắm “Phú Quốc”, nhãn “Hưng Yên”... được bày bán công khai tại các siêu thị, cửa hàng nước ngoài với nhãn hiệu “Made in Thailand”, “Made in Hongkong”, “Made in Taiwan”
Điều này cho thấy sự yếu kém của Việt Nam khiến Việt Nam thua thiệt so với các nước. So với Thái Lan chẳng hạn, họ không chỉ “mượn” thương hiệu của nước ngoài mà còn bảo vệ rất chặt thương hiệu trong nước. Như ngay khi giống lúa thơm của họ có tên gọi “Hương Nhài” bị một số nhà khoa học Mỹ lấy về nghiên cứu để sản xuất ngay trên đất Mỹ, lập tức họ mở chiến dịch để bảo vệ. Hay thương hiệu xe Tuk –tuk vừa có nguy cơ bị mất cắp, họ lập tức bảo vệ bản quyền bằng cách đăng ký nhãn hiệu thương mại, tên kinh doanh và bằng sáng chế. Bởi vì nó không chỉ là một biểu tượng độc đáo của đất nước họ mà còn có giá trị lớn về kinh tế.
Hàng nông sản thì là vậy, những mặt hàng là thế mạnh khác của Việt Nam cũng chịu chung số phận. Ví dụ như các mặt hàng giày dép, quần áo, thủ công mỹ nghệ, hải sản, hàng nhựa... đang được xuất khẩu rất nhiều ra nước ngoài song tới 90% vẫn là hàng gia công và mang thương hiệu do các đối tác ấn định.
* Hiện tượng ỷ lại làm gia công nguyên liệu thô cho công ty nước ngoài còn rất phổ biến
Hiện tượng ỷ lại làm gia công nguyên liệu thô cho công ty nước ngoài ngay trên lãnh thổ Việt Nam, sau đó để các công ty này xuất khẩu thành phẩm dưới thương hiệu của họ và đề là “Made in... một nước khác” tại Việt Nam hiện nay là rất phổ biến. Lấy ví dụ hiện tượng tương tự xảy ra gần đây với ngành chế biến và xuất khẩu hạt điều: một số công ty hạt điều từ chế biến – xuất khẩu trực tiếp (FOB) nay ngả theo hướng nhận làm gia công cho các hãng nước ngoài. Có một số công ty 100% vốn nước ngoài xâm nhập thị trường Việt nam, mua hàng nghìn tấn điều thô của dân, sau đó giao điều thô nguyên liệu cho các công ty chế biến điều Việt Nam gia công, chế biến thành nhân điều. Các công ty này sau đó nhận bao tiêu xuất khẩu toàn bộ thành phẩm ra nước ngoài. Trong quá trình gia công, các công ty này đều cử cán bộ của mình giám sát bên nhận gia công, phía gia công không được quyền mang hàng hóa gia công đi thế chấp, hàng được đóng gói dưới thương hiệu của bên giao gia công – nghĩa là hạt điều made-in-một nước khác.
Cách làm này tạo tiền lệ cho các doanh nghiệp Việt Nam tính lười biếng, không thường xuyên tham gia, cọ xát thị trường thế giới để thu hút khách hàng, củng cố vị thế hàng hóa của Việt Nam trên thế giới. Nguy hại hơn, việc công ty nước ngoài đòi ghi sản phẩm của Việt Nam dưới thương hiệu của họ thì quả là đau xót. Vì như vậy một ngày nào đó, tự Việt nam sẽ đánh mất thương hiệu những hàng hóa xuất khẩu có thế mạnh của mình.
* ý thức về xây dựng một thương hiệu quốc gia của các doanh nghiệp còn rất mờ nhạt
Từ những hiện tượng ỷ lại làm gia công cho nước ngoài, chịu chấp nhận sử dụng thương hiệu của nước ngoài cho hàng của mình của các doanh nghiệp Việt Nam như nói trên đã chứng tỏ một thực tế, các doanh nghiệp chưa ý thức hết được tầm quan trọng của việc xây dựng một thương hiệu quốc gia. Xây dựng thương hiệu quốc gia chính là bước đầu để mở rộng qui mô kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hiện vẫn đang hoạt động rất manh mún. Đặc biệt với bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay là phần lớn thị trường thế giới đã được chia phần cho một số công ty đa quốc gia chi phối. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không hợp tác lại thì không thể có đủ sức mạnh để đứng vững trên thị trường nước ngoài. Hơn nữa, nếu bản thân các doanh nghiệp chưa tự hiểu hết được lợi ích của “thương hiệu quốc gia” thì đó chính là nghĩa vụ của Nhà nước trong việc lập chiến lược xây dựng cho hình ảnh hàng hóa của quốc gia mình.
2.2 Nhà nước cần tiếp thị cho hình ảnh của “Made-in-Vietnam” ở thị trường Mỹ theo hướng nào
Theo đánh giá của các chuyên gia, ấn tượng ở Mỹ đối với hàng Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ nhìn chung chưa có gì sâu sắc. Bởi vì người Mỹ nói chung chỉ mới hiểu Việt Nam qua chiến tranh, chưa phải là người tiêu dùng quen thuộc hàng hóa Việt Nam. Đây là thuận lợi cho Việt Nam, nghĩa là “không xấu, không tốt”. Nếu từ thời điểm này, hàng hóa “Made in Vietnam” có ấn tượng ngày một tốt đẹp thì đây là cách chiếm lĩnh từng bước thị trường Mỹ một cách vững chắc. Đây cũng là điều diễn ra với hàng “Made in Japan”, bắt đầu từ con số không, ngày nay “Made in Japan” có ấn tượng là hàng chất lượng cao và uy tín lớn trên thị trường Mỹ. Nhưng nếu ngay từ đầu, tạo ấn tượng “tiêu cực” đối với hàng Việt Nam thì việc sửa chữa các hệ quả tiêu cực sẽ rất khó khăn. Các cơ quan chức năng Nhà nước cũng như các doanh nghiệp và doanh nhân cần đề ra chiến lược và cơ chế làm cho “Made in Vietnam” đi vào thị trường Mỹ tương tự như con đường của “Made in Japan”. Nhãn hiệu “Made in China” đang rất nổi tiếng ở Mỹ, nhưng đã có một số mặt hàng bị tiếng xấu về chất lượng và đang bị loại.
Thực tế thấy rằng: Mỗi nước phải xuất phát từ điều kiện và bối cảnh quốc tế riêng của nước mình để tự xây dựng một chiến lược tiếp thị hợp lý nhằm chiếm lĩnh thị phần trên thị trường Mỹ. Không thể nước nào bắt chước nước nào, song có thể nhìn theo mà học tập kinh nghiệm. Các kinh nghiệm cụ thể được các nước khác áp dụng trong chiến lược xây dựng hình ảnh cho hàng hóa quốc gia tại Mỹ có thể kể ra như sau:
- Nghiên cứu để phân chia thị trường Mỹ thành nhiều lớp, nhiều bộ phận khác nhau, rồi tìm kẽ hở cho những hàng hóa dịch vụ mà ta có lợi thế đáp ứng nhất. Nhà nước cần có chiến lược tiếp thị chung cho hàng hóa của cả nước, từng doanh nghiệp cũng phải tự xây dựng chiến lược tiếp thị riêng cho sản phẩm của mình. Nhà nước không thể làm thay công việc tiếp thị thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp. Song trong việc tiếp thị, vai trò bà đỡ của Nhà nước, các Hiệp hội là điều rất quan trọng.
- Hiện đang tồn tại hai loại “quan điểm tiếp thị” trong việc tăng nhanh hàng xuất sang Mỹ:
Quan điểm “tiền nào của nấy”. Thường được hiểu là hàng rẻ và chất lượng tương ứng, bán cho những tầng lớp dân cư có thu nhập thấp. Hiện Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược này, song phải có sức cạnh tranh lớn như Trung Quốc mới có hiệu quả, bởi vì hiện có nhiều nước đang phát triển khác cũng tham gia vào cuộc cạnh tranh “kiểu này” rất gay gắt trên thị trường Mỹ. Thậm chí Trung Quốc dùng chiến thuật “chịu lỗ” để chiếm lĩnh thị trường, giành thị phần trong bước đi ban đầu.
Quan điểm “Chất lượng cao – Nhãn hiệu nổi tiếng”. Có thể nêu ví dụ như: Quả cam bình thường bán trên thị trường Mỹ là 1USD nhưng nếu do hãng Sunkist bán và có dán thêm nhãn “Sunkist” thì giá là 1,8USD. Chênh lệch đó là cái giá của nhãn hiệu nổi tiếng. Việt Nam có thể liên doanh sản xuất các chi tiết với các hãng nổi tiếng để sản xuất các chi tiết, linh kiện đặc biệt là những chi tiết đòi hỏi sự khéo léo và nhiều sức lao động.
Tuy ban đầu, quan điểm “tiền nào của nấy” là dễ thực hiện hơn, song về lâu dài phải có ý thức tiến dần lên “Chất lượng cao – nhãn hiệu nổi tiếng”
Lợi thế so sánh lớn nhất của Việt Nam là nguồn nhân lực và tương lai phát triển của kinh tế thế giới sẽ dựa chủ yếu vào trí tuệ và năng lực con người. Là nước đi sau, để thu hẹp khoảng cách phát triển so với thế giới bên ngoài, để phát huy lợi thế so sánh lớn nhất của mình và nâng cao dần khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, ngay từ bây giờ Việt Nam không thể không tính đến con đường “nhãn hiệu nổi tiếng” để từng bước nâng cao uy tín của “Made in Vietnam”.
- Khi bắt đầu xuất khẩu một mặt hàng mới nào đó, phải tạo ngay “ấn tượng tốt” trong người tiêu dùng Mỹ. Muốn vậy không nên chạy theo số lượng nhiều trong khi chất lượng chưa bảo đảm. Làm chậm mà chắc, phát huy lợi thế của người đi sau. “Thành công nhỏ, chắc dần lên” hơn là “Làm to rồi thất bại, sẽ rất khó sửa”.
3. Tăng cường công tác vận động hành lang ở tầm vĩ mô hỗ trợ cho các doanh nghiệp (Lobby)
3.1 Vai trò của Lobby trong công việc kinh doanh tại Mỹ
Như đã nêu ở phần các phần trước, hệ thống luật pháp của Mỹ nổi tiếng là rắc rối. Việt Nam đã có bài học kinh nghiệm xương máu trong vụ cá catfish và thương hiệu và trong tương lai không biết những cú đánh “bất ngờ” và “đúng luật” nào đang chờ đón các doanh nghiệp Việt Nam nữa. Có thể thấy trong các vụ kiện cáo, các doanh nghiệp Mỹ rất giỏi trong việc “vận động hành lang” (Lobby) nhất là vận động sự ủng hộ thậm chí gây sức ép với các Nghị sĩ Quốc hội. Lobby đã trở thành một “nhu cầu không thể thiếu” trên thị trường Mỹ, nhất là khi cần giải quyết tranh chấp. Thậm chí năm 1946, Mỹ đã ban hành “Luật Lobby”. Ai muốn làm nghề “lobby” phải đăng ký, sáu tháng một lần phải công khai báo cáo những vụ việc đã và đang làm, kết quả ra sao, số lượng tiền thù lao thu được qua hoạt động lobby... Việt Nam nếu không làm quen và không biết cách vận dụng Lobby vào những vụ tranh chấp tại Mỹ thì khó có thể đứng vững được.
3.2 Một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong hoạt động “Lobby” tại Mỹ
Khác với nhiều nước, Mỹ thực hiện nhất quán thể chế “phân chia quyền lực” giữa các bộ phận khác nhau trong hệ thống chính trị. Các bộ phận này vừa hỗ trợ lại vừa kiểm soát và kiềm chế lẫn nhau trong quá trình hoạt động. Người ta cho rằng: Hệ thống chính trị “phân quyền cao độ” là đặc trưng độc đáo của nước Mỹ. Trên một vấn đề, có thể do nhiều tổ chức khác nhau giải quyết tùy theo từng mặt của vấn đề. Ví dụ: Thông thường ở các nước khác, việc điều hành xuất nhập khẩu thuộc thẩm quyền của Bộ Thương mại, nhưng ở Mỹ, tuy có đến 5 cơ quan thương mại (Bộ thương mại, Đại diện thương mại, Uỷ ban thương mại quốc tế, Uỷ ban thương mại liên bang, Uỷ ban thương mại liên tiểu bang), song việc “cấm nhập khẩu cá basa Việt Nam” lại không xuất phát từ cơ quan Thương Mại mà là từ yêu cầu của một nhóm ngư dân và một số Nghị sĩ của vùng đó nêu ra, soạn thành Luật trình Quốc hội.
Hệ thống quyền lực rắc rối như vậy đã khiến Lobby đã trở thành một “nhu cầu không thể thiếu” trên thị trường Mỹ, nhất là khi cần giải quyết tranh chấp. Thực hiện Lobby trước hết là thuê đúng người làm lobby, tìm đúng cửa để gõ, chọn đúng người để đối thoại, giải quyết đúng vấn đề... (Việc thuê này phải đúng theo qui định của Luật pháp Mỹ). Nhiệm vụ của Đại sứ tại Mỹ là làm lobby, tìm đúng người làm lobby cho từng vấn đề. Để làm được nhiệm vụ này, Đại sứ cần được sự hậu thuẫn của Chính phủ mình và Đại sứ quán cần có cán bộ có khả năng đáp ứng tốt nhiệm vụ này.
* Quốc hội thứ 3
Hiến pháp của Mỹ đã phân chia rõ ràng 3 vòng quyền lực là Lập pháp thuộc Quốc hội; Hành pháp thuộc Tổng thống và Tư pháp thuộc tòa án. Song các doanh nhân nước ngoài làm ăn tại Mỹ thường truyền tai nhau về một vòng quyền lực thứ tư nữa, đó là “Quốc hội thứ 3” (sau Thượng viện và Hạ viện). “Quốc hội thứ 3” này bao gồm các nghị sĩ, cán bộ nằm trong bộ máy Quốc hội, chủ tịch các Uỷ ban, luật sư, nhân viên quản lý lobby... Là những người có quyền, thạo việc và đa số là những nhân viên cũ của Quốc hội, nội các, có nhiều mối quan hệ với nhiều chính giới cũng như với các nhóm khác nhau trong xã hội Mỹ. Chọn người làm lobby trước hết nhằm vào những nhân vật này. Điều này đòi hỏi đại sứ và nhân viên sứ quán chẳng những có năng lực tiếp cận, vận động mà còn phải có nhiệm kỳ tương đối dài. Nhiệm kỳ dài là cần thiết cho công việc Lobby để duy trì tính “liên tục” của các mối quan hệ đã thiết lập được. Khi tiến hành Lobby phải thận trọng để tránh bị qui kết hối lộ quan chức Nhà nước.
* Tìm kiếm “Bạn đồng minh” và xây dựng một “mạng lưới đồng minh”
Khi có vấn đề phát sinh tranh chấp thì trước hết, cần nghiên cứu xem nó đụng chạm đến lợi ích của cử tri khu vực nào và ai là nghị sĩ của vùng đó, để xác định đúng người làm Lobby. Bởi vì không nghị sĩ nào lại không bảo vệ “đến cùng” lợi ích của những người đã bầu họ. Tiếp đó là tìm kiếm “Bạn đồng minh” cho mình. “Bạn đồng minh” có thể là một người bạn, một chính khách hay một người có thiện cảm với ta; hoặc có thể là một khách hàng, một nhà đầu tư hay một công ty, tập đoàn đang hoặc sẽ làm ăn với ta; cũng có thể là một bộ phận dân cư Mỹ có cảm tình với một điều gì đó ở Việt Nam; hoặc một hay nhiều nhóm có lợi ích liên quan đến Việt Nam...
Trong đẩy mạnh hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Mỹ, đồng minh là những nhà đầu tư Mỹ đang làm ăn ở Việt Nam, những bạn hàng của Việt Nam trên nước Mỹ, những quan chức hoặc chính khách có thiện cảm với việc phát triển quan hệ Việt – Mỹ.. Những chính khách đã từng góp phần đẩy nhanh quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ, những công ty đã từng vào Việt Nam trong thời kỳ còn cấm vận hoặc chưa có Hiệp định thương mại Việt-Mỹ... Trong vụ tranh chấp catfish vừa qua, đã có rất nhiều các doanh nghiệp Mỹ làm ăn tại Việt Nam viết thư lên các cơ quan chức năng của Mỹ ủng hộ cho phía Việt Nam trong vụ kiện, đặc biệt là trong nỗ lực thuyết phục Bộ Thương mại Mỹ coi Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Cần xây dựng một mạng lưới bạn đồng minh trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt chú ý tới những người Việt đang sinh sống tại Mỹ, có nhiệt tình với sự nghiệp phát triển đất nước, cần mạnh dạn gửi nhiều người sang Mỹ học và làm ăn để cùng tham gia tạo dựng mạng lưới này. Kinh nghiệm của Trung Quốc: Thanh niên Trung Quốc được cử sang học ở Mỹ khá nhiều. Đa số học xong là về nước, song số ở lại cũng khá đông. Họ ở lại Mỹ cũng để “phục vụ Tổ quốc” theo một cách khác của họ.
Ngoài ra còn phải tính đến những người trong hệ thống quyền lực chính trị Mỹ không thiện cảm với việc phát triển quan hệ Việt – Mỹ. Đồng thời còn phải chú ý đến ảnh hưởng của những phần tử người Việt chống phá quan hệ Việt-Mỹ nói chung và quan hệ kinh tế Việt-Mỹ nói riêng.
4. Đẩy nhanh lộ trình gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO)
Việt Nam bắt đầu đệ đơn xin gia nhập vào Tổ chức thương mại quốc tế – WTO vào năm 1995 và cho tới nay vẫn đang trong quá trình đàm phán cho việc gia nhập. Theo kế hoạch, Việt Nam hi vọng sẽ hoàn thành việc gia nhập vào WTO trước năm 2005.
Việt Nam chịu rất nhiều bất lợi trong việc bảo vệ quyền lợi của mình trên trường quốc tế nếu không đẩy nhanh quá trình hội nhập WTO.
Khi các công cụ trực tiếp điều tiết nhập khẩu bị hạn chế, các nước nhập khẩu có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều các biện pháp gián tiếp như các áp dụng tiêu chuẩn về vệ sinh, kỹ thuật ngặt nghèo đối với hàng nhập khẩu, hay vin vào luật chống bán phá giá để bảo vệ cho lợi ích của các nhà sản xuất trong nước. WTO tạo cho những nước nhỏ như Việt Nam một sân chơi bình đẳng với những cường quốc “khổng lồ” về kinh tế như Mỹ, EU và Trung Quốc. Và khi xảy ra tranh chấp thương mại với những chàng khổng lồ này, Việt Nam sẽ có thể áp dụng qui chế giải quyết tranh chấp của WTO và đứng ở vị trí ngang hàng với những nước này. Trong vụ tranh chấp cá catfish vừa qua, phía Mỹ đã sử dụng tới 8 triệu USD cho hoạt động lobby để có được những điều luật gây tổn hại cho ngành xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam. Nếu là thành viên của WTO, việc theo kiện theo qui chế giải quyết tranh chấp của WTO chắc chắn sẽ tốn ít kinh phí hơn để Việt Nam có thể lật ngược lại thế trận.
Hơn nữa, các điều kiện để có thể gia nhập WTO đang có xu hướng ngày càng cao hơn. Các yêu cầu đặt ra đối với những thành viên mới sẽ cao hơn so với những thành viên hiện nay khi họ gia nhập trước kia. Chương trình nghị sự Doha (Doha Development Agenda) của WTO sẽ có khả năng đặt ra nhiều điều kiện hơn cho việc gia nhập này. Như vậy, Việt Nam cần phải gia nhập WTO trước khi Chương trình nghị này kết thúc dự kiến vào 1/1/2005.
Việc không là thành viên của WTO còn khiến Việt Nam ở vị trí vô cùng bất lợi trong việc cạnh tranh với các nước đang phát triển khác ở thị trường thứ ba (trường hợp này là thị trường Mỹ). Có thể lấy Trung Quốc làm ví dụ điển hình. Trung Quốc là một nước có lợi thế so sánh khá tương đương với Việt Nam trong việc sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động cao. Tuy nhiên, nước này đã gia nhập vào WTO từ năm 1999. Như vậy Trung Quốc đã được hưởng lợi ích trong thương mại quốc tế trong khi Việt Nam vẫn chưa được hưởng. Cuộc cạnh tranh vốn đã khốc liệt với hàng xuất khẩu của Trung Quốc tại thị trường Mỹ sẽ trở nên càng khốc liệt hơn. Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng rất lớn nếu Trung Quốc được hưởng chế độ phi hạn ngạch trong xuất khẩu hàng dệt may bắt đầu vào năm 2005.
5. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho thương mại
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho thương mại có thể kể ra là: Hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa; Hệ thống cung cấp điện, nước; Hệ thống cung cấp các dịch vụ viễn thông.
Cơ sở hạ tầng cho thương mại của Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây. Đặc biệt là những cải cách trong công tác vận hành ở các cảng làm tăng hiệu quả của việc bốc dỡ container. Ngoài ra, tháng 10/2001 Luật Hải quan mới được ra đời đã giúp tinh giản hóa các thủ tục hải quan cho hàng xuất nhập khẩu. Không những thế Việt Nam đã cam kết sẽ áp dụng những nguyên tắc của WTO vào việc tính trị giá hải quan vào cuối năm 2003. Việt Nam cũng đã phê chuẩn Công ước về vận tải biển quốc tế (Convention on Facilitation of International Maritime Traffic) của Tổ chức Hàng hải quốc tế (International Maritime Organization), điều này đã giúp thuận lợi hóa cho hoạt động giao thông đường biển giữa Việt Nam và các nước ngoài.
Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng cho thương mại của Việt Nam còn cần được tiếp tục cải thiện nhiều hơn nữa thì mới có thể đáp ứng được những nhu cầu đặt ra và theo kịp được tốc độ tăng trưởng của thương mại trong tương lai. Đặc biệt vấn đề cải cách các doanh nghiệp nhà nước độc quyền hoạt động kém hiệu quả trong lĩnh vực này là vô cùng cấp thiết.
Hậu quả của độc quyền là dẫn đến chi phí cao và hiệu quả thấp. Có thể lấy ví dụ như: Cước phí các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam vẫn còn quá cao, ví dụ, giá lắp đặt điện thoại tại Hà Nội là 93 USD so với mức giá 68 USD ở Bangkok, 28 USD ở Bắc Kinh. Cước 3 phút gọi điện thoại quốc tế tới Nhật Bản từ Hà Nội là 6,9 USD, gấp đôi so với cước phí gọi từ Bangkok, Jakarta và Bắc Kinh.
Ngoài ra, các dịch vụ thương mại chất lượng cao của Việt Nam còn đang thiếu và không hiệu quả. Các dịch vụ của chính phủ hiện tại dường như dựa trên cơ sở chính phủ cung cấp những dịch vụ nào mà chính phủ cho là cần thiết, chứ không xuất phát từ nhu cầu đích thực của nhà xuất khẩu. Trang 91 dưới đây là Bảng phân tích về hiện trạng Cở sở hạ tầng liên quan tới thương mại của Việt Nam. Trích dẫn từ Báo cáo phát triển 2003 của Ngân hàng Thế giới.
6. Tạo dựng một sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong nước và đầu tư nước ngoài
Đây là một chủ trương đã được xác định trong các quyết định của Đảng và Nhà nước. Cần xúc tiến nhanh nhiệm vụ này vì đây là điều kiện quan trọng để vừa thu hút thêm vốn đầu tư, vừa phối hợp lực lượng của các thành phần kinh tế xuất khẩu vào Mỹ theo một “chiến lược” đã vạch ra của Nhà nước. Tốt nhất là kéo cho được nhiều công ty Mỹ đầu tư vào Việt Nam (không nhất thiết phải xuất phát từ nước Mỹ mà có thể từ những nước khác, nơi họ đang có mặt) để làm hàng xuất khẩu trở lại Mỹ. Như vậy, vừa có thể phát triển sản xuất trong nước vừa phát triển xuất khẩu sang thị trường Mỹ vì các doanh nghiệp Mỹ chắc chắn sẽ thông thạo về thị trường của chính họ hơn bất cứ một doanh nghiệp nào.
Bảng 4: Thực trạng Cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại của Việt Nam
Cảng/Sân bay
Vận tải hàng không
Vận tải đường thuỷ nội địa
Vận tải đường bộ
Vận tải đường sắt
Điện
Viễn thông
Cơ cấu thị trường
Công ty nhà nước
Độc quyền nhà nước
Tàu lớn thuộc sở hữu Nhà nước
Tàu nhỏ thuộc sở hữu tư nhân
Xe tải công và tư
Nhà nước độc quyền
Nhà nước độc quyền
Nhà nước độc quyền
Chất lượng
Hợp lý
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Không ổn định
Điện thế thất thường
Không ổn định
* Chậm chễ trong lắp đặt đường dây mới.
* Có nhiều hạn chế trong việc sử dụng các công cụ Internet phục vụ cho kinh doanh
Giá cả
Cao
Không có
Tùy vào địa điểm
Cạnh tranh
Vừa phải
Vừa phải
Quá cao
Hiệu quả
Thấp
* Cảng không đủ công suất vận hành container
* Sân bay không đủ phương tiện xử lý hàng
Thấp
* Không đủ kho lạnh
* Gây chậm trễ do biện pháp kiểm tra an ninh lạc hậu
* Phương tiện và kỹ thuật bốc dỡ không thỏa đáng
Thấp
Năng lực quản lý thấp, không nạo vét sông ngòi đầy đủ, thiếu các biện pháp an toàn
Thấp
Phát triển và duy tu đường chưa đầy đủ
Rất thấp
Không sử dụng hết công suất đường sắt
Rất thấp
Tỉ lệ thất thoát rất lớn
Thấp
7. Tổ chức nghiên cứu kỹ hơn nữa Hiệp định thương mại Việt - Mỹ
Chính phủ hai nước đã phải trải qua một thời gian dài (hơn 5 năm) để có thể cho ra được một Hiệp định thương mại song phương Việt-Mỹ lịch sử. Song để thật sự hiểu được ý nghĩa của các điều khoản qui định trong Hiệp định thì cần phải có thực tế trải nghiệm. Vì vậy, không chỉ ở cơ quan Nhà nước mà cả trong hàng ngũ doanh nghiệp, nhất là các Tổng công ty lớn của Nhà nước phải tổ chức nghiên cứu kỹ hơn nữa Hiệp định này để thực hiện Hiệp định có hiệu quả. Vừa khai thác được các mặt thuận lợi, vừa vượt qua được các mặt thách thức, nhất là để có thể “thích ứng nhanh hơn” với yêu cầu phải đẩy nhanh đàm phán gia nhập WTO và thực hiện các cam kết quốc tế khác.
Nghiên cứu các điều khoản trong Hiệp định không chỉ nghiên cứu nội dung trực tiếp của điều khoản mà còn phải dự báo những khả năng phát sinh tranh chấp trên từng vấn đề khi thực hiện, để có biện pháp ngăn ngừa, đối phó. Cần rút kinh nghiệm vụ “cá ba sa” vừa qua. Nếu ngay từ đầu, hiểu được đặc điểm của thị trường Mỹ, nhất là khả năng phát sinh tranh chấp để sử dụng nhãn hiệu hàng hóa một cách thích hợp thì có lẽ đã bớt lúng túng, chịu “lép vế” như vừa rồi.
Đồng thời, nghiên cứu nên tập trung vào các lĩnh vực rất nhạy cảm là: (1) Tối huệ quốc; (2) Đối xử quốc gia; (3) Tính minh bạch công khai; (4) Các trường hợp ngoại lệ; (5) Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ là một cơ sở tốt cho đàm phán của Việt Nam gia nhập WTO. Hiệp định này cùng với GATT và các hiệp định trong WTO là có rất nhiều vấn đề tương đồng, vì vậy, tìm hiểu cặn kẽ nội dung và cách thức vận dụng từng điều khoản của Hiệp định là một đòi hỏi không thể thoái tách của các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp.
Trên đây em xin được phép đưa ra một số giải pháp cả trên tầm vi mô và vĩ mô nhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ. Có thể nói con số những giải pháp trên là vô cùng ít ỏi song trong giới hạn của một bài khóa luận tốt nghiệp, em rất muốn tập trung tìm hiểu và phân tích sâu vào các giải pháp cho những vấn đề mang tính cấp thiết nhất trong hoạt động xuát khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang Mỹ hiện nay. .
Kết luận
Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết và có hiệu lực đã mở cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam lối đi vào một thị trường giàu tiềm năng và có nhu cầu tiêu thụ hàng hóa lớn nhất trên thế giới. Thực tế gần một năm thực hiện Hiệp định, xuất khẩu của Việt Nam đã gặt hái được rất nhiều thành công trên thị trường này. Song không thành công nào là không phải trải qua nhiều khó nhọc, gian truân. Chấp nhận đặt chân vào thị trường Mỹ cũng chính là việc các doanh nghiệp Việt Nam chấp nhận đương đầu không chỉ với các doanh nghiệp Mỹ mạnh và có nhiều kinh nghiệm hơn gấp nhiều lần mà còn cả với những doanh nghiệp từ khắp các quốc gia trên thế giới. Người ta nói vào thị trường Mỹ như vào một sòng bạc nếu tỉnh táo và khôn khéo thì sẽ tồn tại và “phất lên” rất nhanh, nên nhiều người đổ xô vào, nhưng đồng thời cũng là nơi đã từng “chôn cất” những người không biết cách làm ăn.
Đối với một quốc gia mà nền kinh tế mới chỉ mở cửa với thế giới được hơn 15 năm thì những vấp váp, thất bại vừa qua của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Mỹ là điều khó tránh khỏi. Điều quan trọng là mỗi một lần vấp ngã là một lần các doanh nghiệp phải tự rút ra bài học kinh nghiệm và thôi thúc bản thân mình tiếp tục học hỏi, nâng cao kiến thức để không bị tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh.
Bên cạnh đó sự hỗ trợ của Nhà nước về mặt chính sách vĩ mô, và đối ngoại cũng vô cùng quan trọng.
Em hy vọng bài Khóa luận này tuy nhỏ bé và chắc chắn còn rất nhiều khiếm khuyết song sẽ phần nào mang lại cho những người quan tâm tới lĩnh vực thương mại quốc tế nói chung và thương mại Việt – Mỹ nói riêng những thông tin bổ ích và cần thiết.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt
Lịch sử nước Mỹ – Lê Minh Đức – Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 1994
Việt Nam thực hiện cam kết – Báo cáo phát triển 2003, Ngân hàng thế giới phối hợp với Ngân hàng phát triển Châu á, 2002
Chiến lược đối ngoại của Mỹ trong những năm 90 – Vụ Châu Mỹ, Bộ Ngoại giao, 1995
Tìm hiểu luật, chính sách thương mại, một số qui định và thủ tục trong buôn bán với Mỹ – Vụ Âu Mỹ, Bộ Thương Mại, 1995
Cục diện kinh tế thế giới 2000 và Dự báo thương mại 2001, Bộ Thương Mại, 2001
Qui định Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Mỹ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Đưa các sản phẩm vào thị trường Mỹ, Công ty luật Russin&Vecchi (Mỹ), 2000
Tài liệu tiếng Anh
Doing Business in the United States – Ernst & Young Firm, 1991
Overview and compilation of US Trade Statutes, 1991 Edition
Committee on ways and means – US House of Representative
US Imports for Consumption at Customs Value from Vietnam, US Department of Commerce, June 2000
Following CRS Reports for Congress – Congressional Research Services, The Library of Congress, United States:
Trade and Americas, Updated November 19, 2002;
The Vietnam-US Bilateral Trade Agreement, Updated September 9, 2002;
Vietnam-US Trade Agreement: Approval and Implementing Procedures, Updated September 7, 2001;
Products Liability: A Legal Overview, Updated December 3, 2002;
US Trade Report Overview 2002;
US Trade Annual Report 2001;
The Vietnam-US Textile Agreement Debate: Trade Patterns, Interests and Labor Rights, Updated June 21, 2002;
Jackson-Vanik Amendement: A Survey, Updated September 22, 2000;
Báo, tạp chí
Tạp chí Châu Mỹ ngày nay 2000 – 2002
Tìm hiểu hợp đồng thương mại Việt – Mỹ – Báo Công nghiệp, số 2, 14/1/2002
Pháp luật về hợp đồng ở Hoa Kỳ – Báo Thương mại, số 1, tháng 1/2002
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ, Thời báo kinh tế Việt Nam, số 8, 18/1/2002.
Tình hình xuất khẩu sang Mỹ sau 11-9, Báo Thị trường tại chính tiền tệ, số 21, 1/11/2001.
Econet, Thông tấn xã Việt Nam: Kinh tế Việt Nam & Thế giới , 2002
Thời báo kinh tế Sài Gòn, Số 34 – 40
Tạp chí Thương mại Thủy Sản, số tháng 9-12/2002
Trang web:
US Department of Commerce
US Office of Textiles and Apparel
US International Trade Commission
American Textile Manufacturers Institute
US-Vietnam Trade Council
Library of Congres
phụ lục
Cán cân thương mại Việt – Mỹ
Giai đoạn từ 1992 – tháng 9/2002
Cán cân thương mại Việt – Mỹ 2002
Đơn vị: Triệu USD
Tháng
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân
Tháng 1
35.20
101.60
-66.40
Tháng 2
36.00
87.70
-51.70
Tháng 3
41.10
90.50
-49.40
Tháng 4
39.20
134.00
-94.80
Tháng 5
45.10
151.60
-106.50
Tháng 6
40.10
226.90
-186.80
Tháng 7
48.40
238.20
-189.80
Tháng 8
34.00
288.70
-254.70
Tháng 9
45.20
252.00
-206.80
Tổng
364.20
1,571.20
-1,207.00
Cán cân thương mại Việt – Mỹ 2001
Đơn vi: Triệu USD
Tháng
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân
Tháng 1
26.50
58.40
-31.90
Tháng 2
31.60
50.00
-18.40
Tháng 3
31.50
56.50
-25.00
Tháng 4
28.90
82.30
-53.40
Tháng 5
77.50
78.80
-1.30
Tháng 6
27.00
102.20
-75.20
Tháng 7
30.70
103.80
-73.10
Tháng 8
38.60
119.00
-80.40
Tháng 9
33.10
89.00
-55.90
Tháng 10
40.60
124.20
-83.60
Tháng 11
54.40
93.00
-38.60
Tháng 12
40.00
96.00
-56.00
Tổng
460.30
1,052.90
-592.60
Cán cân thương mại Việt – Mỹ 2000
Đơn vị: Triệu USD
Tháng
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân
Tháng 1
42.00
66.90
-24.90
Tháng 2
29.20
63.00
-33.80
Tháng 3
39.90
60.00
-20.10
Tháng 4
31.70
50.90
-19.20
Tháng 5
26.00
59.30
-33.30
Tháng 6
34.80
70.00
-35.20
Tháng 7
29.70
77.80
-48.10
Tháng 8
26.80
76.00
-49.20
Tháng 9
22.40
69.30
-46.90
Tháng 10
28.60
109.10
-80.50
Tháng 11
26.50
56.20
-29.70
Tháng 12
29.90
62.80
-32.90
Tổng
367.60
821.40
-453.80
Cán cân thương mại Việt – Mỹ 1999
Đơn vị: Triệu USD
Tháng
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân
Tháng 1
19.70
44.90
-25.20
Tháng 2
22.50
45.20
-22.70
Tháng 3
19.20
37.70
-18.50
Tháng 4
26.10
23.10
3.00
Tháng 5
22.30
39.00
-16.70
Tháng 6
18.50
45.20
-26.70
Tháng 7
19.40
48.30
-28.90
Tháng 8
30.90
48.10
-17.20
Tháng 9
16.80
53.40
-36.60
Tháng 10
40.30
111.60
-71.30
Tháng 11
24.60
62.40
-37.80
Tháng 12
31.20
49.50
-18.30
Tổng
291.50
608.30
-316.80
Cán cân thương mại Việt – Mỹ 1998
Đơn vị: Triệu USD
Tháng
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân
Tháng 1
18.50
55.10
-36.60
Tháng 2
23.40
32.90
-9.50
Tháng 3
26.30
28.30
-2.00
Tháng 4
22.90
41.60
-18.70
Tháng 5
19.40
43.00
-23.60
Tháng 6
22.00
44.00
-22.00
Tháng 7
22.40
49.30
-26.90
Tháng 8
17.70
75.70
-58.00
Tháng 9
27.80
51.30
-23.50
Tháng 10
31.20
43.30
-12.10
Tháng 11
21.60
43.90
-22.30
Tháng 12
20.70
45.70
-25.00
Tổng
274.10
554.10
-280.00
Cán cân thương mại Việt – Mỹ 1997
Đơn vị: Triệu USD
Tháng
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân
Tháng 1
22.90
43.30
-20.40
Tháng 2
23.60
48.10
-24.50
Tháng 3
29.00
29.20
-0.20
Tháng 4
25.30
38.00
-12.70
Tháng 5
24.10
28.10
-4.00
Tháng 6
18.90
33.10
-14.20
Tháng 7
20.70
22.20
-1.50
Tháng 8
29.20
31.00
-1.80
Tháng 9
22.70
24.30
-1.60
Tháng 10
18.40
20.70
-2.30
Tháng 11
26.00
24.60
1.40
Tháng 12
25.90
45.80
-19.90
Tổng
286.60
388.50
-101.90
Cán cân thương mại Việt – Mỹ 1996
Đơn vị: Triệu USD
Tháng
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân
Tháng 1
111.90
39.10
72.80
Tháng 2
213.80
32.30
181.50
Tháng 3
39.60
25.60
14.00
Tháng 4
32.80
29.70
3.10
Tháng 5
32.80
26.80
6.00
Tháng 6
31.80
34.20
-2.40
Tháng 7
27.70
13.80
13.90
Tháng 8
21.30
14.70
6.60
Tháng 9
19.50
16.50
3.00
Tháng 10
29.20
31.70
-2.50
Tháng 11
23.20
43.20
-20.00
Tháng 12
33.00
24.20
8.80
Tổng
616.40
331.80
284.60
Cán cân thương mại Việt – Mỹ 1995
Đơn vị: Triệu USD
Tháng
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân
Tháng 1
16.60
17.60
-1.00
Tháng 2
7.40
21.80
-14.40
Tháng 3
12.50
24.10
-11.60
Tháng 4
21.30
10.60
10.70
Tháng 5
11.90
7.30
4.60
Tháng 6
20.60
8.50
12.10
Tháng 7
31.60
7.60
24.00
Tháng 8
29.40
9.50
19.90
Tháng 9
16.90
20.70
-3.80
Tháng 10
29.00
21.60
7.40
Tháng 11
26.10
22.00
4.10
Tháng 12
29.00
27.70
1.30
Tổng
252.50
198.90
53.60
Cán cân thương mại Việt – Mỹ 1994
Đơn vị: Triệu USD
Tháng
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân
Tháng 1
0.40
0.00
0.40
Tháng 2
0.60
0.00
0.60
Tháng 3
2.30
0.50
1.80
Tháng 4
8.30
2.90
5.40
Tháng 5
8.30
4.60
3.70
Tháng 6
10.20
2.50
7.70
Tháng 7
6.00
2.60
3.40
Tháng 8
17.70
12.10
5.60
Tháng 9
12.30
7.30
5.00
Tháng 10
78.80
4.60
74.20
Tháng 11
12.30
5.10
7.20
Tháng 12
15.70
8.30
7.40
Tổng
172.70
50.60
122.10
Cán cân thương mại Việt – Mỹ 1993
Đơn vị: Triệu USD
Tháng
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân
Tháng 1
0.20
0.00
0.20
Tháng 2
0.20
0.00
0.20
Tháng 3
0.50
0.00
0.50
Tháng 4
1.60
0.00
1.60
Tháng 5
0.20
0.00
0.20
Tháng 6
0.20
0.00
0.20
Tháng 7
0.20
0.00
0.20
Tháng 8
0.20
0.00
0.20
Tháng 9
0.60
0.00
0.60
Tháng 10
2.50
0.00
2.50
Tháng 11
0.20
0.00
0.20
Tháng 12
0.40
0.00
0.40
Tổng
7.00
0.00
7.00
Cán cân thương mại Việt – Mỹ 1992
Đơn vị: Triệu USD
Tháng
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân
Tháng 1
0.70
0.00
0.70
Tháng 2
0.20
0.00
0.20
Tháng 3
0.80
0.00
0.80
Tháng 4
0.30
0.00
0.30
Tháng 5
0.30
0.00
0.30
Tháng 6
0.20
0.00
0.20
Tháng 7
0.20
0.00
0.20
Tháng 8
0.50
0.00
0.50
Tháng 9
0.40
0.00
0.40
Tháng 10
0.40
0.00
0.40
Tháng 11
0.40
0.00
0.40
Tháng 12
0.20
0.00
0.20
Tổng
4.50
0.00
4.50
Ghi chú:
Số trên là số đã được làm tròn.
Nguồn: U.S. Census Bureau, Foreign Trade Division, Data Dissemination Branch,Washington, D.C. 20233
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khoa luan tot nghiep.ThaiThuPhuong.Nhat1K36A.doc