Xuất khẩu, cho dù mặt hàng nào cũng là một hoạt động kinh tế có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia. Song, để xuất khẩu thật sự đẩy mạnh công cuộc CNH – HĐH cũng như hỗ trợ quá trình hội nhập quốc tế, để kim ngạch xuất khẩu góp phần cân bằng cán cân thanh toán, cán cân thương mại rồi từ đó nâng cao vị thế của quốc gia trên thương trường quốc tế, không thể chỉ dừng ở những sản phẩm nông lâm ngư nghiệp sơ chế. Cần đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao. Phần mềm là một trong những mặt hàng đó. Và đây cũng là lý do XKPM được xác định là một hoạt động kinh tế mũi nhọn.
Với một ngành CNpPM non trẻ, hoạt động XKPM Việt Nam còn quá nhỏ bé, phân tán, và manh mún. Cơ sở hạ tầng tuy đã được cải thiện song vẫn còn thua xa mặt bằng chung trên thế giới. Nhân lực thiếu về số lượng và kém về chất lượng. Đặc biệt là nạn vi phạm tác quyền diễn ra với tỷ lệ cao bậc nhất thế giới.
Đã có rất nhiều chính sách, biện pháp từ phía chính phủ cũng như từ bản thân các doanh nghiệp được áp dụng để cải thiện tình hình này. Các chính sách, biện pháp này dù còn thiếu sự cụ thể hóa và chưa được tổ chức thực hiện đầy đủ song cũng đang dần phát huy tác dụng. Tuy vậy, để phát triển XKPM thành một ngành kinh tế mũi nhọn như chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, cần chặn đứng nạn vi phạm tác quyền, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cấp cơ sở hạ tầng hơn nữa. Và điều quan trọng nhất là nhà nước cần đứng ra như một “người điều khiển”, xác định một chiến lược cụ thể chỉ đạo thực hiện những biện pháp này. Trong khuôn khổ và thời gian cho phép, những giải pháp đề ra mới là sơ bộ. Hy vọng rằng trong một tương lai không xa XKPM sẽ thật sự trở thành “đầu tàu” của ngành CNpPM, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế nước nhà.
Mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo và sự góp ý của tất cả những người có tâm huyết với những vấn đề này.
102 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1781 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
001, trang 13
Chính vì thế, sinh viên khi ra trường trình độ không cao. Nhiều người còn không bắt nhịp được với trình độ công nghệ trong nước chứ chưa nói gì đến thế giới. Vì thế, có đến 12,38% sinh viên ngành CNTT ra trường thất nghiệp. Trong số 87.62% còn lại, 8,60% người đang làm công không phù hợp và 1,82% người làm công việc hoàn toàn không phù hợp với chuyên ngành mình được đào tạo. Điều này hoàn toàn không phải do ngành CNTT phát triển trì trệ, thiếu việc làm. Trái lại, các doanh nghiệp trong ngành đang rất thiếu người. Song người thích hợp với vị trí công việc lại không có. Nhiều công ty phải xoay sang hướng tự đào tạo hoặc đào tạo lại những sinh viên khá giỏi mới ra trường. Còn những công ty quy mô nhỏ không thể tiến hành công tác đào tạo thì lắc đầu ngao ngán.
Còn hình thức đào tạo phi chính quy, trong những năm gần đây đã bắt đầu được đưa vào Việt Nam. Tuy vậy, do học phí đắt, hình thức này vẫn chưa thật sự phát triển dù chất lượng đầu ra của loại hình đào tạo này khá tốt.
Vi phạm bản quyền trở thành một đại dịch trong lĩnh vực phần mềm Việt Nam
Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm toàn cầu trong những năm gần đây liên tục giảm từ 49% xuống còn 39%. Trong khi đó Việt Nam vẫn luôn nằm trong danh sách những nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền cao nhất thế giới. Tính riêng trong 6 tháng đầu năm nay, trị giá vi phạm bản quyền của Việt Nam đã là 49,2 triệu USD.
Bảng 10: Vi phạm bản quyền của Việt Nam so với khu vực Châu á - Thái Bình Dương và toàn thế giới
Đơn vị: %
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
VN
100
99
99
98
97
98
97
94
95
CA-TBD
68
64
55
52
49
47
51
54
55
Thế giới
49
46
43
40
38
36
37
40
39
Nguồn: Chính sách công nghiệp và thương mại của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, NXB Thống Kê, 2003 – Chương 6, trang 298.
Rất nhiều cuộc điều tra trong nước cho thấy tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam đã đến mức báo động. Phần lớn đối tượng vi phạm bản quyền phần mềm là các cửa hàng bán phần mềm, bán máy tính. Theo kết quả điều tra tình hình xâm phạm bản quyền phần mềm do luật sư Lê Nết tiến hành với sự phối hợp của Hội tin học TP. Hồ Chí Minh, 76,9% đối tượng vi phạm là các cửa hàng phần mềm, 15,3% là các cửa hàng bán máy tính. Nói như vậy không có nghĩa là các đơn vị hành chính nhà nước, các tổ chức kinh doanh lớn không dùng phần mềm lậu không có bản quyền. Điều tra của nhóm phóng viên tạp chí PC World B Việt Nam vào đầu năm 2002 Tạp chí PC World B – 04/2002, bài “Phần mềm Việt Nam không có bản quyền: có ngay, giá rẻ như cho” trang 12
cho thấy trong số 89 đơn vị tham gia phỏng vấn (gồm các đơn vị CNTT tại công viên phần mềm Quang Trung, các văn phòng cấp bộ và tổng cục, công ty tin học, 2 tòa soạn báo lớn ở Hà Nội và Tp.HCM), 59% đơn vị chưa bao giờ khuyến cáo nhân viên chỉ được sử dụng phần mềm có bản quyền, 41% đơn vị có khuyến cáo nhân viên nên sử dụng phần mềm có bản quyền (nhưng chỉ có 36% đơn vị trong nhóm này đã từng cấp kinh phí mua phần mềm Việt Nam). Còn số đơn vị cho phép (hay ít nhất là không cấm) cũng lên đến 51%. Ngay đến giám đốc đốc Trung tâm Xúc tiến phát triển phần mềm doanh nghiệp (VSDC) cũng thừa nhận: “ … phần mềm từ điển Lạc Việt: chúng tôi không mua bản quyền.”
Phần mềm tại Việt Nam bị sao chép và bán lậu với một số lượng kỷ lục như vậy trước hết là do chính đặc trưng của phần mềm và sự phát triển của công nghệ số hóa. Công nghệ số hóa với những tính năng như sao chép dễ dàng, truyền phát dễ dàng, tập trung giá trị đã làm cho việc sao chép phần mềm trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Các phần mềm sẽ được chuyển thành một loạt các con số 0 và 1, tạo thành mã số, lưu trong những đĩa compact có dung lượng tới hơn 600 megabyte rồi được đem ra bày bán trên thị trường.
Song cũng không thể quy toàn bộ nguyên nhân cho công nghệ cao. Trình độ công nghệ của các nước phát triển còn hơn chúng ta rất nhiều vậy mà tỷ lệ xâm phạm bản quyền phần mềm tại những nước này lại thấp. Vấn đề ở đây chính là ý thức người dân Việt Nam. Từ người sản xuất phần mềm cho đến người sử dụng, từ cá nhân cho đến các tổ chức kinh doanh và hành chính, tất cả dường như đã quá quen với việc sử dụng phần mềm sao lậu giá rẻ (một đĩa chương trình bày bán tại nhiều nơi như phố Lý Nam Đế, khu Bách Khoa chỉ với giá 10.000 đồng). Thế nên mới có chuyện khách hàng hỏi mua phần mềm có cấp license dù giá có cao thì chủ hàng không bán. Theo PC World B số 04/2002 trang 14
Còn chính những người viết phần mềm cũng mới chỉ biết hô hào bảo hộ bản quyền một cách chung chung, mới biết quan tâm đến phần mềm của mình mà vẫn dùng phần mềm lậu của hãng khác.
Cuối cùng, khung pháp lý của Việt Nam còn yếu kém cũng là một nguyên nhân. Mặc dù Chỉ thị 58/CT – TW, Nghị quyết 07/NQ – CP, Quyết định 128/QĐ - Ttg đều đề cập đến vấn đề bảo hộ quyền tác giả với phần mềm nhưng vẫn chưa có những văn bản hướng dẫn và chế tài thực hiện, việc phân cấp trách nhiệm vẫn chưa phù hợp. Coi sản phẩm phần mềm như một tác phẩm văn học nghệ thuật như quy định trong Nghị định 76/NĐ - CP có vẻ không hợp lý so với những đặc trưng riêng của sản phẩm phần mềm. Vẫn biết ý thức là quan trọng nhưng nếu nhà nước có những chế tài phạt đích đáng thì ý thức cũng sẽ thay đổi. Hẳn không ai quên được những ngày đầu năm 2003, khi cả nước quyết tâm cải thiện tình trạng giao thông công cộng. Hy vọng rằng trong một tương lai không xa tình hình bảo hộ bản quyền Việt Nam cũng sẽ chuyển biến tích cực như vậy.
Tất cả những yếu tố kể trên đã kìm hãm sự phát triển của ngành CNpPM Việt Nam. Năng lực sản xuất hạn chế ảnh hưởng sâu sắc đến khâu tiêu thụ. Nhiều khi với cơ chế “chỉ định”, một số khách hàng nhà nước buộc phải đặt hàng tại các doanh nghiệp phần mềm trong nước. Tuy vậy, do các doanh nghiệp phần mềm không đáp ứng được về mặt công nghệ, chất lượng sản phẩm nên những khách hàng này lại chuyển sang đặt hàng của công ty nước ngoài dù phải trả chi phí cao hơn. Bán hàng trong nước đã bị ảnh hưởng như vậy thì xuất khẩu phần mềm ra nước ngoài càng gặp khó khăn. Để sản phẩm được chấp nhận tại các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, EU, các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam còn phải đi một chặng dài.
Nghiệp vụ xuất khẩu thiếu tính chuyên nghiệp
Về khâu trước bán hàng, khả năng tiếp cận thị trường, tiếp cận khách hàng cả trong và ngoài nước của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam còn khá yếu kém. Chỉ có một số công ty phần mềm lớn chủ dộng tìm kiếm đối tác nước ngoài, thâm nhập thị trường quốc tế mà chủ yếu là qua kênh Việt Kiều. Ngay như với công ty TMA – công ty đầu tiên của Việt Nam được hãng tư vấn Aberdeen – Boston, Mỹ bầu là một trong15 công ty gia công phần mềm tốt nhất thể giới, hợp đồng ban đầu có được là do người thân làm ở hãng Nortel giới thiệu. Còn phần lớn các hợp đồng được ký do sự chủ động tìm kiếm của các công ty nước ngoài hoặc do sự gặp gỡ tình cờ trên thị trường.
Sở dĩ vậy trước hết là do hạn chế về vốn. Vươn ra thị trường quốc tế đòi hỏi một khoản chi phí khá lớn. Vì thế, dù biết lợi ích của việc chủ động thâm nhập thị trường, nhiều công ty vẫn không thể thực hiện. Hơn nữa, ngay cả với những công ty chịu và có thể bỏ vốn ra thì hiệu quả cũng không cao lắm. Đó là do hạn chế trong năng lực marketing của Việt Nam. Khả năng quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung là còn yếu. Đồng thời, việc thiếu một chiến lược tìm và tiếp cận khách hàng, một chiến lược phân đoạn thị trường để tìm kiếm khách hàng mục tiêu cũng khiến các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam không hiểu kỹ được nhu cầu của khách hàng, đội ngũ bán hàng không nắm được kiến thức về lĩnh vực chuyên biệt của khách hàng và cuối cùng là không thực sự làm hài lòng khách hàng. Thủ tục ký kết hợp đồng và thủ tục mua bán còn nhiều phức tạp, hai bên thiếu thông tin qua lại về nhau.
Trong những trường hợp tiếp cận được khách hàng, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc ký hợp đồng và tiến hành giao hàng theo đúng hợp đồng đấy. Các dịch vụ sau bán hàng nhằm duy trì liên kết giữa khách hàng và doanh nghiệp hầu như chưa được quan tâm thích đáng. Có lẽ vì vậy mà ngoài một số doanh nghiệp hiếm hoi như FPT, TMA, PSV, các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đa phần đều không thiết lập được mối quan hệ bạn hàng lâu dài. Các hợp đồng nhận được chủ yếu theo từng dự án cụ thể.
chương III: Triển vọng phát triển và giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu phần mềm của Việt Nam
Triển vọng phát triển của ngành xuất khẩu phần mềm Việt Nam
Trong nền kinh tế thị trường, giá cả và số lượng hàng hóa bán ra được quyết định bởi tương quan cung và cầu. Sản phẩm phần mềm cũng tuân theo quy luật đó. Vì vậy, triển vọng xuất khẩu phần mềm nước ta phụ thuộc vào hai yếu tố: thị trường phần mềm thế giới trong tương lai (cầu) và khả năng đáp ứng – tức năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế (cung).
Dự báo thị trường phần mềm thế giới trong những năm tới
Cùng với sự ra đời của chiếc máy tính đầu tiên vào năm 1946 là ngành CNTT hiểu theo nghĩa hẹp. Chỉ trong vòng 40 năm, CNTT đã đạt được những thành tựu không ngờ. Ngành công nghiệp CNTT vào những năm 80, 90 vì thế cũng phát triển như vũ bão với tốc độ bình quân là 12%/ năm. Trong đó, thị trường phần mềm thế giới tăng trưởng với tốc độ khoảng 10 – 15%, ước đạt khoảng 500 tỷ USD. Với kết quả khả quan này, tương lai ngành CNpPM thế giới trong những năm tới sẽ như thế nào? Có rất nhiều dự báo được đưa ra.
Dung lượng thị trường phần mềm thế giới
Từ năm 2000, công nghiệp CNTT rơi vào tình trạng sa sút nghiêm trọng. Tất cả bắt đầu từ việc các công ty Dotcom (công ty tổ chức các loại hình dịch vụ trên nền tảng Internet) giải thể hàng loạt. Số lượng các công ty Dotcom giải thể năm 2000 là 223, năm 2001 là 521, năm 2002 là 170. Chính điều này đã đẩy công nghiệp CNTT rơi vào khủng hoảng. Giá cổ phiếu của các công ty, doanh nghiệp trong ngành công nghiệp CNTT rớt thê thảm. Các công ty CNTT viễn thông, phần mềm lớn trên thế giới như Micrsoft, Alcatel, Ericsson, AOL,… liên tục sa thải nhân viên. Cổ phiếu hãng Oracle – công ty phần mềm lớn thứ hai thế giới vào tháng 7/2002 sụt giá chỉ còn bằng khoảng 50% đến 60% so với đầu năm. Chủ tịch hãng đã phát biểu “Đây là sự suy thoái nghiêm trọng, tồi tệ nhất trong lịch sử công nghiệp CNTT nước Mỹ. Thung lũng Silicon sẽ không bao giờ được như xưa nữa.” PC World B số tháng 11/2002 – trang 17
Biểu 12: Giá cổ phiếu một số công ty phần mềm hàng đầu thế giới
năm 2001
Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển ngành CNpPM Việt Nam 2001 (phần IV) - www.vinasa.org
Trước tình hình này, giới chuyên môn đưa ra hai nhận định. Một số cho rằng đây chỉ là suy thoái chu kỳ, trong một thời gian ngắn ngành công nghiệp CNTT sẽ thoát khỏi tình cảnh này và phát triển với tốc độ như trước, hoặc có thể hơn trước. Số khác lại kết luận rằng sự chững lại cho thấy ngành công nghiệp CNTT đã bước vào giai đoạn bão hòa, không thể phát triển mạnh như trước được nữa. Đại diện cho quan điểm thứ nhất là các công ty như IDC, WEB Mergers, AMR... IDC cho rằng năm 2002 sẽ kết thúc thời kỳ đen tối này. Còn công ty WEB Mergers hồi đầu năm 2003 cũng cho rằng 36 tháng đau thương này là thời gian chuẩn bị cho một làn sóng phát triển mới với tốc độ phát triển nhanh hơn. Báo cáo toàn cảnh CNTT Việt Nam 2003 – Lê Trường Tùng - HCA
Hãng tư vấn AMR Research (Boston – Mỹ) thậm chí còn dự báo cụ thể rằng thị trường phần mềm phục vụ doanh nghiệp sẽ hồi phục trong năm 2003 với tổng doanh thu dự kiến đạt 36,9 tỷ USD, tức tăng 3% so với năm trước do nhu cầu đầu tư vào thiết bị của các công ty đang làm ăn có lãi tăng lên và các hãng sản xuất phần mềm lớn sau nhiều năm đầu tư đã phát triển được nhiều sản phẩm. Còn doanh thu từ phần mềm cung cấp hàng hóa ước tính sẽ tăng 5,6% lên 6 tỷ USD và phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM) sẽ tăng 9% lên 9 tỷ USD. Các con số tương ứng của năm 2004 là 5,9%, 7,1% và 10%.
Còn đại diện cho quan điểm thứ hai là Lary Ellison, chủ tịch hãng Oracle. ông cho rằng công nghiệp CNTT đã chín sớm. Điều mà người ta dự đoán sẽ xảy ra vào những năm 20 của thế kỷ 21 thì giờ đã xảy ra. Rất nhiều công trình nghiên cứu cũng đồng ý với ông. Chúng đều chỉ ra rằng trong ngành công nghiệp CNTT đã hội tụ đủ 3 đặc điểm của một ngành công nghiệp phát triển như vũ bào và bắt đầu bước vào giai đoạn bão hòa. Đó là Chi phí R&D tại các trung tâm phát triển của ngành giảm đi; thị trường sôi động nhất sẽ giảm nhiệt độ và diễn ra sự chuyển động của thị trường sang các vùng kém phát triển ; và các cơ sở sản xuất cũng được chuyển dần sang các nước chậm phát triển hơn để gần với thị trường đang lên và tận dụng được ưu thế giá sản xuất thấp. Có thể thấy rõ điều này thông qua việc hàng loạt các công ty lớn trên thế giới tăng cường đầu tư, hợp tác với ấn Độ, Trung Quốc. Chẳng hạn như AOL đầu năm 2001 đã tuyên bố sẽ đầu tư 100 triệu USD vào ấn Độ trong vòng 5 năm với dự kiến tuyển hơn 100 kỹ sư thiết kế phần mềm cho Netscape – nhà sản xuất phần mềm trình duyệt web và công ty mẹ AOL Time Warner. Hay như hãng Network associates – nhà sản xuất phần mềm diệt virus và quản lý mạng máy tính Mỹ đến cuối năm 2003 sẽ tăng gấp đôi số kỹ sư ấn Độ lên 200 người cho bộ phận Sniffer Technologies (bộ phận sản xuất phần mềm kiểm soát sự lạm dụng mạng ở các công ty). Oracle cũng mở rộng hoạt động của mình tại Bangalore với kế hoạch tăng thêm 1.800 lao động phần mềm tại ấn Độ trong vòng 4 năm từ năm 2002 đến 2006 sau khi chính thức sa thải 200 nhân viên tại thung lũng Silicon. Theo các nhà phân tích, số nhân viên bị Oracle sa thải tại Mỹ sẽ còn tiếp tục tăng thêm 600 người. Và rất nhiều hãng khác như SAP, Sun Microsystems… đều tăng cường đầu tư, mở rộng cơ sở sản xuất tại ấn Độ. Còn với Trung Quốc, vừa mới hồi đầu tháng 11/2003, hãng Microsoft cũng tuyên bố thành lập một trung tâm nghiên cứu thu hút 80 nhà khoa học tại nước này nhằm phục vụ cho việc phát triển sản phẩm mới. Theo chân Microsoft, nhiều hãng khác như Oracle, Cisco cũng tỏ ý muốn thành lập trụ sở nghiên cứu tại Trung Quốc.
Việc khẳng định đâu trong hai nhận định kia mới là xu hướng phát triển của công nghiệp CNTT nói chung và CNpPM nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng tới triển vọng phát triển của CNpPM, đến khả năng xuất khẩu phần mềm nước ta bởi nó có ảnh hưởng sâu sắc đến cầu thế giới về phần mềm. (Bảng 11). Câu trả lời chính xác sẽ giúp chúng ta dự đoán được tình hình thị trường phần mềm thế giới và trong từng hoàn cảnh, chúng ta lại có một chiến lược phát triển riêng nhằm tận dụng tốt nhất thời cơ, khai thác tốt nhất các nguồn lực.
Nếu nhận định thứ nhất là đúng, triển vọng xuất khẩu phần mềm của Việt Nam có khá nhiều thuận lợi. Lúc này, do CNpPM vẫn trong giai đoạn tăng trưởng, khủng hoảng nếu có cũng chủ có tính chất chu kỳ nên cầu phần mềm còn rất lớn về số lượng và không khắt khe về số lượng. Cạnh tranh vì thế không quá gay gắt. Việt Nam, với chiến lược phát triển CNpPM, chiếm thị phần trong nước hợp lý và hướng mạnh ra nước ngoài đặc biệt là hướng ra thị trường Mỹ vẫn còn nhiều cơ hội để chiếm một chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Còn nếu nhận định thứ hai mới là nhận định đúng thì cánh cửa cho xuất khẩu phần mềm của Việt Nam thu hẹp lại rất nhiều. Cầu phần mềm giảm nhưng yêu cầu về chất lượng lại tăng. Để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu, chúng ta phải đối mặt với vô số đối thủ cạnh tranh để giành giật thị trường nhỏ bé.
Việc nhận định nào đúng, nhận định nào sai giờ vẫn chưa ngã ngũ. Nhưng một điều chắc chắn rằng dù đang ở giai đoạn tăng trưởng hay bão hòa thì CNpPM cũng sẽ vẫn phát triển. Chỉ có tốc độ tăng trưởng là nhanh chậm khác nhau, đòi hỏi Việt Nam phải có nỗ lực ở những mức độ khác nhau thì mới có thể mở rộng hoạt động xuất khẩu phần mềm.
Bảng 11 -Dự báo thị trường phần mềm khu vực và thế giới
Đơn vị: triệu USD
Khu vực
2000
2005
2010
Đông nam á
7000
20000
6000
Châu á TBD
32000
72000
175000
Mỹ
12700
200000
390000
Nhật Bản
46000
70000
150000
Thế giới
32000t0
50000
995000
Nguồn: Triển vọng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm mang thương hiệu Việt Nam - trang 68 - Luận văn tốt nghiệp - Đặng Trung Kiên - Lớp Nga Khóa 37 - Đại học Ngoại thươngHà Nội.
Hình thức xuất khẩu phần mềm trên thế giới
Trong những năm gần đây, thị trường thế giới có xu hướng tăng cầu về gia công sản phẩm phần mềm. Ước tính đến năm 2005, nhu cầu gia công phần mềm của thế giới sẽ cần đến khoảng hơn một triệu lập trình viên. Hiện nay, ấn Độ đang là nước cung cấp gia công phần mềm lớn nhất thế giới với thị phần trên 80%. Tuy vậy, theo đánh giá của các chuyên gia, cung của ấn Độ sẽ không đủ để đáp ứng được cầu thế giới. (Bảng 12). Điều này mở ra một cơ hội lớn cho các nước phát triển nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng.
Bảng 12: Nhu cầu chuyên gia gia công phần mềm và khả năng đáp ứng của ấn Độ
Đơn vị: Nghìn người
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Nhu cầu thế giới
145
360
635
850
1065
Cung cấp của ấn Độ
440
522
582
645
710
Nguồn: Chính sách công nghiệp và thương mại của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập - Đại học kinh tế quốc dân - Chương 6: Công nghiệp phần mềm: Năng lực cạnh tranh của một ngành công nghiệp non trẻ, trang 325 - Thạc sỹ Phạm Thị Hồng Hoa - Nhà xuất bản thống kê - Năm 2003.
Năng lực cạnh tranh của CNpPM Việt Nam trên thị trường quốc tế
Như đã nói, dù ngành CNpPM đang ở trong giai đoạn bão hòa hay tăng trưởng thì năng lực cạnh tranh của một nước vẫn là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến vị thế nước đó trên thương trường quốc tế. CNpPM Trung Quốc, bất chấp việc nền CNpPM toàn cầu suy thoái vẫn đều đặn tăng trưởng với tốc độ 30% với hy vọng vươn lên thành cường quốc CNTT thứ hai thế giới sau Mỹ. ấn Độ vẫn lạc quan dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm 2008 của mình là 50 tỷ USD. Còn Việt Nam, khả năng của chúng ta đến đâu?
Từ phân tích thực trạng CNpPM và hoạt động XKPM nước ta, có thể thấy, với đội ngũ nhân lực kém về chất lượng, thiếu về số lượng, kinh nghiệm làm các dự án lớn hầu như không có, lợi thế so sánh duy nhất của Việt Nam có lẽ là giá nhân công rẻ. Điều này sẽ giúp Việt Nam có cơ hội khi số lượng chuyên gia gia công phần mềm của ấn Độ không đáp ứng được nhu cầu của thế giới nên dẫn đến áp lực tăng lương. Tuy vậy, theo điều tra của Kenan thì các tiêu chuẩn lựa chọn đối tác gia công phần mềm của các công ty lớn xếp hạng ưu tiên từ cao đến thấp là chi phí, khả năng kỹ thuật công nghệ, chất lượng, danh tiếng, chuyên môn và tốc độ (xem bảng 13). Chi phí được đa số các công ty đánh giá là quan trọng nhưng khi đặt yếu tố lương bên cạnh chất lượng và năng suất thì giá nhân công thấp cũng không có ý nghĩa mấy. Khả năng đáp ứng được nhu cầu của thị trường phần mềm thế giới cả về số lượng lẫn chất lượng của Việt Nam có thể nói là còn rất kém.
Bảng 13: Tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ gia công phần mềm
Tiêu chí
Chi phí
Công nghệ
Chất lượng
Danh tiếng
Chuyên môn
Tốc độ
Đánh giá
55%
45%
30%
25%
20%
15%
Nguồn: Chính sách công nghiệp và thương mại của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập - Đại học kinh tế quốc dân - Chương 6: Công nghiệp phần mềm: Năng lực cạnh tranh của một ngành công nghiệp non trẻ, trang 325 - Thạc sỹ Phạm Thị Hồng Hoa - Nhà xuất bản thống kê - Năm 2003
( % là số công ty được hỏi chọn tiêu chí đó là một tiêu chuẩn quan trọng)
Triển vọng phát triển của hoạt động XKPM Việt Nam
Căn cứ vào xu hướng biến động của thị trường phần mềm thế giới và năng lực cạnh tranh của phần mềm Việt Nam, có thể dự báo được triển vọng phát triển của hoạt động XKPM nước ta. Đúng như chiến lược về thị trường mục tiêu hiện nay, Mỹ, Nhật và Tây Âu là những thị trường lớn nhất. (Bảng 14)
Bảng 14: Dự báo thị trường xuất khẩu phần mềm Việt Nam
Đơn vị: triệu USD
Nước
Năm 2005
Năm 2010
Kim ngạch
Tỷ lệ %
Kim ngạch
Tỷ lệ %
Mỹ
9
18
30
25
Nhật bản
8
16
16
13,33
Canada
7
14
10
8,3
ASEAN
5
10
15
12,5
Đức
4
8
9
7,5
Pháp
7
14
10
8,3
Nướckhác
10
25
30
25
Nguồn: Triển vọng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm mang thương hiệu Việt Nam - trang 71- Luận văn tốt nghiệp - Đặng Trung Kiên -Lớp Nga Khóa 37- Đại học Ngoại thương Hà nội
Mỹ là một nước có trình độ công nghệ thông tin lớn nhất thế giới song không phải là không còn khe hở thị trường cho các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam thâm nhập, tận dụng để đẩy mạnh xuất khẩu. Các hãng phần mềm của Mỹ chủ yếu cung cấp sản phẩm cho các lĩnh vực đòi hỏi một trình độ công nghệ rất cao mà bỏ qua các nhu cầu cấp thấp và đơn lẻ. Mặt khác chi phí nhân công của nước Mỹ cũng rất cao nên phần nào làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng hoá Mỹ. Do vậy, cùng thuận lợi từ Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Việt Nam nên tận dụng những khe hở và các điểm yếu này. Trước mắt, việc xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm phần mềm của Việt Nam có thể chưa thực hiện được do trình độ công nghệ và khả năng nắm bắt thị trường còn kém, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam có thể hợp tác với các công ty phần mềm của Mỹ, gia công xuất khẩu cho thị trường này.
Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu phần mềm tương đối lớn. Theo tính toán do Nhật Bản công bố, nhập khẩu phần mềm hiện tại mới chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu thực sự. Trong nhiều năm qua một số công ty phần mềm Việt Nam đã xây dựng được quan hệ đối tác với các công ty Nhật Bản. Đây là cơ sở để đẩy mạnh hình thức xuất khẩu gia công sang thị trường này. (Bảng 15)
Bảng 15:Dự báo gia công xuất khẩu phần mềm của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đến năm 2010
Đơn vị : tr USD
Năm
00
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
KNXK
1,3
2,14
3,9
5,85
8,78
9,75
10,7
11,7
12,3
12,9
13,4
Nguồn: Triển vọng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm mang thương hiệu Việt Nam - trang 69 - Luận văn tốt nghiệp - Đặng Trung Kiên - Lớp Nga Khóa 37- Đại học Ngoại thương Hà nội
Tuy vậy, một cách khái quát nhất, vẫn phải thừa nhận triển vọng phát triển của hoạt động xuất khẩu phần mềm Việt Nam có vẻ không lấy gì làm khả quan. Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 500 triệu USD với đội ngũ lao động phần mềm đạt 25000 người còn rất xa vời. Thậm chí có người còn xin hạ mục tiêu xuống còn có 200 triệu USD, tức chưa được một nửa.
Giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu phần mềm Việt Nam
Như đã trình bày ở trên, hoạt động xuất khẩu một sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động sản xuất. Vì thế, để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu phần mềm Việt Nam, việc hoàn thiện không chỉ nghiệp vụ xuất khẩu cần được tiến hành song song với việc xây dựng một nền CNpPM vững mạnh.
Nhóm giải pháp vĩ mô
Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng
Có thể nói hạ tầng CNTT nước ta hiện nay đã tốt hơn trước rất nhiều nhưng vẫn chưa so được với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để CNpPM Việt Nam vươn ra được thị trường thế giới, việc tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng theo hướng xây dựng KCNpPM như hiện nay là hợp lý và cần thiết bởi các KCNpM có một vai trò rất quan trọng. Cụ thể là các KCNpPM:
Cung cấp điều kiện sản xuất và kinh doanh phần mềm như các phương tiện vật chất, văn phòng làm việc hiện đại, các dịch vụ CNTT…
Trợ giúp kỹ thuật, cung cấp các dịch vụ tổ chức nhân sự, marketing, đăng ký và bảo vệ bản quyền phần mềm.
Đảm bảo các chính sách ưu đãi của Chính phủ dành cho các KCNpPM và các ưu đãi dành cho ngành phần mềm đối với các DNPM trong khu. Thứ nhất là ưu đãi về việc thuê cổng Internet trực tiếp, giá cước viễn thông ưu đãi theo quyết định số 15/ 2002/ QĐ - TCBĐ của tổng cục bưu điện ký ngày 11/ 1/ 2002. Thứ hai là ưu đãi về thuế, tín dụng, quyền thuê đất, bảo hộ bản quyền tác giả theo quyết định 128/2000/QĐ - TT. Ngoài ra, còn một loạt những ưu đãi khác tùy theo từng địa phương nơi KCNpPM đặt trụ sở.
Thực hiện vai trò đầu mối, tạo điều kiện cho các liên kết trong nước và quốc tế trong lĩnh vực phần mềm; liên kết giữa các doanh nghiệp trong khu chủ yếu thông qua cơ chế thỏa thuận, tin cậy, chia sẻ khó khăn và thuận lợi. Tổ chức các hợp đồng sản xuất và gia công phần mềm giữa các doanh nghiệp trong khu.
Trong tương lai, cần khắc phục những hạn chế hiện nay của các KCNpPM theo các hướng :
Cung cấp một tập hợp dịch vụ đa dạng và theo quy trình khép kín để hỗ trợ cho các DNPM khi kinh doanh độc lập ngoài khu. Tránh tình trạng có khu chỉ dừng ở dịch vụ cho thuê văn phòng.
Có chính sách marketing thích hợp để thu hút một số lượng nhất định DNPM. Có như thế mới tạo ra được lợi thế kinh tế theo quy mô, doanh thu đủ bù đắp các chi phí tạo ra các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp như tổ chức hội nghị đào tạo, tổ chức giới thiệu sản phẩm, tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại tại các nước lớn…
Ngoài ra, cần chú trọng nâng cao chất lượng hạ tầng viễn thông/ Internet nói chung bởi còn nhiều doanh nghiệp phần mềm không tham gia vào các KCNpPM. Chất lượng cao ở đây phải được hiểu là hiệu quả trong kinh doanh. Điều đó có nghĩa là về mặt kỹ thuật, hạ tầng viễn thông/ Internet tốt hơn nhưng giá cả không được cao hơn nếu không nói là phải giảm đi.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Lao động là một trong những yếu tố đầu vào không thể thiếu của bất kỳ một ngành nào. Hàm lượng công nghệ của ngành càng cao thì ý nghĩa của lao động càng lớn. CNTT nói chung và CNpPM nói riêng là ngành mà sản phẩm có hàm lượng chất xám lớn. Vì thế, nguồn nhân lực chính là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến sự phát triển nhanh chóng hay chậm chạp, sự thành công hay thất bại của CNpPM.
Để khắc phục những hạn chế trong vấn đề nhân lực hiện nay, xin đưa ra một số kiến nghị như sau :
Về chương trình đào tạo
Thứ nhất, chương trình đào tạo nên tránh nghiên cứu quá nhiều về lý thuyết chung chung mà nên có nội dung thiết thực cho sinh viên khi ra trường như giúp sinh viên hình dung và làm quen được môi trường làm việc công nghiệp hóa, chuyên môn hoá. Tăng số giờ thực hành cũng là điều cần thiết bởi kỹ năng làm việc rất quan trọng, nhiều khi còn quan trọng hơn cả kiến thức.
Thứ hai, nên phối hợp hài hòa hai yếu tố ứng và mềm trong chương trình đào tạo. Cứng có nghĩa là những môn học bắt buộc sinh viên, học viên phải học. Mềm có nghĩa là cho phép sinh viên được lựa chọn môn mình thích, được tự xếp thời khóa biểu cho mình. Chương trình học như vậy sẽ phát huy tính sáng tạo, chủ động của người học. Đồng thời nó cũng giúp giảm thiểu những môn học không cần thiết bởi khi ra trường, người được đào tạo sẽ chỉ làm việc trong một chuyên ngành hẹp. Tinh sẽ có lợi hơn đa.
Về công tác tổ chức đào tạo
Cần phải hoàn thiện hơn nữa sao cho có hiệu quả nhất. Nên lập các hội đồng khoa học và đào tạo tầm cỡ quốc gia về CNTT, giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Vụ Công nghiệp CNTT trong khâu xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển CNTT nói chung, CNpPM nói riêng và một kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với chiến lược phát triển này, tránh tình trạng trong mấy năm gần đây là đến cả mã ngành cũng chưa rõ ràng.
Đồng thời, cần có một cơ quan chức năng điều hành việc triển khai các chương trình viện trợ phát triển nguồn nhân lực trong ngành CNpPM như chương trình của ấn Độ trị giá 7,8 triệu USD (5 triệu USD như thỏa thuận ban đầu và 2,8 triệu USD bổ sung) nhằm thiết lập trung tâm phát triển phần mềm và đào tạo, tránh hiện tượng chồng chéo dẫn đến lãng phí, làm ăn kém hiệu quả.
Về hình thức đào tạo
Những bằng cấp của các tổ chức như APTECH, CISCO hiện có giá trị không kém gì bằng đại học chính quy bởi chương trình đào tạo của những tổ chức này chú trọng đến công nghệ và công cụ, hướng dẫn các học viên thích nghi vào quy trình hoạt động của các công ty phần mềm, xây dựng hạ tầng cơ sở mạng. Được đào tạo theo hướng này, 80% học viên APTECH đã tìm được việc làm phù hợp. Đánh giá về chất lượng học viên của những tổ chức này, ông Gordon Astles, chủ tịch mạng CISCO khu vực châu á Thái Bình Dương cho là: “Không thua kém bất cứ một học viên nào ở Mỹ, Canada, Australia hay Singapore”. Tuy thế, vì học phí khá đắt, không phải bất kỳ ai cũng trang trải được, loại hình đào tạo phi chính quy này vẫn chưa phổ biến rộng rãi lắm. Vì vậy, nhà nước cần có những biện pháp hỗ trợ như miễn giảm thuế, cấp tín dụng, nới lỏng khâu hành chính … , tiến hành đa dạng hóa các loại hình đào tạo chứ không nên chỉ hỗ trợ cho hình thức đào tạo chính quy.
Hoàn thiện chính sách nhà nước
Xã hội càng phát triển, vai trò điều phối của nhà nước càng được thể hiện rõ. Không một ngành kinh tế nào có thể tự phát triển nếu không có được sự quan tâm thích đáng của nhà nước. CNpPM cũng vậy. Mức độ phát triển của ngành này không chỉ phụ thuộc vào tác động của nền kinh tế thị trường và quá trình cạnh tranh sáng tạo mà còn vào những chính sách của nhà nước. Vì thế, hoạt động sản xuất, kinh doanh phần mềm chỉ có thể phát triển hơn nữa nếu hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý, chính sách khuyến khích đầu tư.
Hoàn thiện cơ chế quản lý
Theo kinh nghiệm phát triển CNpPM ấn Độ, để xây dựng một ngành CNpPM hùng mạnh, không chỉ cần những ưu đãi về mặt chính sách mà còn rất cần một đường lối chiến lược. Nói như tiến sỹ Nguyễn Trọng PC World B, số tháng 2/2002, bài: “CNpPM Việt Nam, câu chuyện về đòn bẩy và người điều khiển”
thì những ưu đãi này mới chỉ là “điểm tựa”. Đường lối, chiến lược, kế hoạch phát triển mới là “đòn bẩy”. Cùng với điểm tựa và đòn bẩy này, phải có một cơ quan đứng ra liên kết, hỗ trợ các doanh nghiệp phần mềm như một “người điều khiển” đòn bẩy thì CNpPM mới có thể phát triển.
Về “đòn bẩy”, nhà nước cần tăng cường vai trò quản lý của mình hơn nữa, đề ra một chiến lược phát triển cụ thể giúp đỡ các doanh nghiệp xác định một định hướng hoạt động rõ ràng. Nội dung chính của chiến lược phải được xác định sao cho:
Tạo môi trường liên kết giữa các doanh nghiệp phần mềm trong nước với nhau trên cơ sở chia sẻ thông tin và hợp tác dẫn đến một sức mạnh cộng hưởng giúp doanh nghiệp nước ta có khả năng đảm nhận các hợp đồng lớn. Điều quan trọng là phải đảm bảo việc liên kết này được tiến hành trong một môi trường cạnh tranh bình đẳng, không làm triệt tiêu động lực phát triển.
Tạo sự thông suốt trong thông tin giữa chính phủ và doanh nghiệp thông qua việc chia sẻ cơ sở dữ liệu và thực hiện cơ chế phối hợp thông qua các dự án của chính phủ.
Tạo cơ chế và thủ tục mua bán rõ ràng, đơn giản, thuận tiện cho các khách hàng quốc tế.
Về “người điều khiển”, sau một thời gian dài có quá nhiều Bộ, cơ quan cùng tham gia quản lý các doanh nghiệp phần mềm, hoạt động quản lý nhà nước về CNTT đã quy về một mối với sự thành lập Vụ Công nghiệp CNTT thuộc Bộ Bưu chính viễn thông. Ngoài ra, học tập kinh nghiệm ấn Độ với hoạt động thành công của các hiệp hội liên kết các doanh nghiệp như NASCOM, INFAST, ngày 27 tháng 4 năm 2003, Hiệp hội các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam – VINASA đã ra đời. Nhiệm vụ chủ yếu của VINASA là hỗ trợ, hợp tác, liên kết các hội viện về trao đổi thông tin, kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, phối hợp đào tạo, liên kết trong sản xuất, ứng dụng và xuất khẩu phần mềm. Bên cạnh đó, Hiệp hội còn có một trách nhiệm to lớn là thiết lập đầu mối quan hệ với Chính phủ, các ngành, địa phương và các hiệp hội phần mềm nước ngoài. Nhìn chung, những đổi mới này đã góp phần làm tăng đáng kể số lượng công ty hoạt động sản xuất phần mềm. Nhưng đáng tiếc, do các cơ chế mới được áp dụng, các cơ quan quản lý mới được thành lập, chưa phát huy mấy tác dụng nên sự gia tăng này chỉ là con số giả. Đa số đều chỉ đăng ký để đề phòng trong trường hợp tiến hành sản xuất thì sẽ được hưởng các biện pháp ưu đãi còn năng lực thực chất của các doanh nghiệp phần mềm nước ta vẫn còn rất yếu kém. Vì thế, cần hỗ trợ sự phát triển của các hiệp hội đang hoạt động để bản thân các hiệp hội trở thành một cầu nối giữa chính phủ và doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với nhau. Cụ thể là hỗ trợ VINASA – Hiệp hội các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam, HCA – Hội tin học thành phố Hồ Chí Minh… trong việc xúc tiến tìm hiểu thị trường, thiết lập các kênh phân phối và quảng bá cho ngành và các sản phẩm của ngành trên trường quốc tế. Đồng thời, khuyến khích và hỗ trợ sự ra đời các hiệp hội mới quản lý các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm như Trung tâm kiểm định chất lượng phần mềm – STQC của ấn Độ.
Hoàn thiện cơ chế khuyến khích đầu tư
Việc những quy định về thuế, tín dụng… các doanh nghiệp đề xuất hồi cuối những năm 90 trở thành hiện thực với quyết định số 128/2000 QĐ - TT của Thủ tướng chính phủ đã tạo rất nhiều thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phần mềm. Song, trong giai đoạn ngành CNpPM nước ta còn rất non trẻ như hiện nay, sự giúp đỡ của nhà nước nhằm hoàn thiện hơn nữa môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp phần mềm là rất cần thiết bởi nó sẽ nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp phần mềm nước ta. Sự giúp đỡ này có thể là :
Có chính sách tạo và hỗ trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp phần mềm bởi muốn phát triển sản xuất và kinh doanh phần mềm cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư vào R&D… mà tất cả những điều này chỉ có thể làm được nếu có vốn. Hiện các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đang được cấp tín dụng dưới các hình thức cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư và trả nợ vốn vay như quy định trong Nghị định số 43/1999/NĐ - CP. Cần có thêm các hình thức hỗ trợ khác như thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm…
Định hướng cho các hoạt động R&D trong toàn ngành. Định hướng này nên tập trung vào nghiên cứu ứng dụng để nhanh chóng đi vào thực tiễn như con đường Nhật Bản và ấn Độ đã đi và đã thành công hơn là vào các nghiên cứu cơ bản như các nước Tây Âu và Mỹ.
Tiến hành các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về CNTT trong xã hội, tin học hóa đời sống. Công nghiệp CNTT nói chung và CNpPM nói riêng không thể phát triển nếu chúng ta chỉ quan tâm đến bản thân các doanh nghiệp trong ngành này. Cần phải khuyến khích áp dụng CNTT, CNPM trong các ngành khác để tạo khách hàng cho các doanh nghiệp phần mềm. Chỉ có thể CNpPM mới phát triển, thị trường nội địa mới là lò thử lửa cho các sản phẩm phần mềm trước khi xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Giải quyết tốt vấn đề sở hữu trí tuệ
Một trong những đặc trưng của phần mềm là dễ sao chép. Điều này cũng đồng nghĩa với việc dễ vi phạm bản quyền phần mềm. Chính vì vậy, sự phát triển của nền CNpPM một nước phụ thuộc rất nhiều vào việc thực hiện tốt khâu sở hữu trí tuệ.
Trước hết, nó ảnh hưởng đến nội lực của nền sản xuất phần mềm. Không một người nào thực sự muốn đầu tư viết một phần mềm nếu không biết chắc rằng sản phầm mình làm ra sẽ được bảo hộ một cách thích đáng. Việc những sản phẩm phần mềm làm ra bị sao chép và bán một cách bất hợp pháp mà không trả phí cho người làm ra chắc chắn sẽ làm mất động lực của lập trình viên.
Hơn nữa, vi phạm bản quyền còn cản trở việc nhận chuyển giao công nghệ của những nước đang phát triển bởi như ông Joseph Papovich, trợ lý đại diện thương mại Mỹ về dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ đã nói: “…các công ty Mỹ giữ những sáng chế mới nhất của họ bên ngoài thị trường của các nước đang phát triển bởi vì họ không muốn chúng bị sao chép một cách vô lý. Họ chỉ cung cấp những công nghệ đã cũ, không có bằng sáng chế, những công nghệ này không còn được bảo vệ sở hữu trí tuệ nữa.” Theo PC World Việt Nam Tháng 3/2001, bài “Bản quyền phần mềm: Thực trạng và giải pháp” - Đặng Kim Long, trang 15
Vậy mà, như đã phân tích, vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam đang trở thành một nạn dịch bởi người dân Việt Nam chưa có thói quen với việc trả tiền cho việc khai thác bản quyền. Vì thế, muốn có một nền CNpPM, XKPM phát triển, trong giai đoạn hiện nay, cần có những biện pháp cương quyết của nhà nước. Có thể áp dụng các biện pháp sau :
Có các chế tài rõ ràng, nặng và cương quyết với các hành vi vi phạm bản quyền. Điều quan trọng nhất là khi thi hành các chế tài này cần có một sự phối hợp đồng bộ nhưng không quá rầm rộ trên phạm vi cả nước. Nếu không tiến hành đồng bộ trên phạm vi cả nước, người vi phạm sẽ không thấy được quyết tâm của nhà nước. Nhưng nếu tuyên truyền rộng rãi cho mỗi lần ra quân này thì ngay sau mỗi lần như thế mọi chuyện sẽ lại đâu vào đấy.
Hỗ trợ về giá cho các doanh nghiệp phần mềm để giảm giá phần mềm có bản quyền. Trong giai đoạn này, đây là điều cần thiết bởi nó giúp phần mềm có bản quyền cạnh tranh được với phần mềm in sao lậu. Dần dần, việc sử dụng phần mềm có bản quyền sẽ trở thành thói quen của người dân.
Giúp đỡ các doanh nghiệp thành lập một hiệp hội riêng giải quyết các vấn đề về bản quyền như Hiệp hội chống vi phạm tác quyền INFAST của ấn Độ.
Nhóm giải pháp vi mô
Kinh doanh là một nghệ thuật. Câu nói này có lẽ không quá nếu xét đến sự phát triển ngày một nhanh của nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh ngày nay không còn đơn thuần là việc một bên đưa tiền và nhận hàng còn một bên đưa hàng và nhận tiền mà là một quy trình phức tạp gắn liền với việc cung cấp các dịch vụ trước, trong và sau bán hàng. Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Vì vậy, việc làm tốt cả ba khâu càng có ý nghĩa quan trọng.
Khâu trước bán hàng của các doanh nghiệp phần mềm nước ta vẫn được đánh giá là kém. Còn khâu trong và sau bán hàng thì dường như chỉ có VINASA đứng ra hỗ trợ cho các doanh nghiệp song vai trò cũng có vai trò rất mờ nhạt Vì thế, nếu nói các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam nói chung không giữ được mối quan hệ với khách hàng thì cũng không có gì là lạ.
Đẩy mạnh hiệu quả công tác trước bán hàng
Trước bán hàng là một hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Vậy mà, cho đến nay nó vẫn bị các DNPM Việt Nam xem nhẹ, hoặc chú trọng nhưng chưa thực hiện tốt. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới, các DNPM Việt Nam cần giải quyết tốt những vấn đề sau:
Tiến hành nghiên cứu tình hình thị trường thế giới từ đó dự đoán nhu cầu thị trường về phương diện quy mô cũng như cơ cấu sản phẩm. Đây là một việc khó bởi những hạn chế về vốn cũng như kinh nghiệm. Song các doanh nghiệp có thể khắc phục bằng cách liên kết, hợp tác trong khuôn khổ các hiệp hội sao cho các bên cùng có lợi. Cúng nên chú ý rằng nghiên cứu thị trường không nhất thiết là phải có các chuyến thăm quan tốn kém mà có thể chỉ là phân tích thống kê dựa trên số liệu thực tế. Việc này sẽ giúp các doanh nghiệp có một cái nhìn khá chính xác về tình hình thị trường mà không quá tốn kém.
Trên cơ sở dự đoán tình hình thị trường, doanh nghiệp phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình để định vị được thị trường mục tiêu. Từ đây, doanh nghiệp mới có thể có được một chiến lược sản xuất, kinh doanh hợp lý, sản phẩm làm ra mới đáp ứng đúng nhu cầu và tự bán được.
Như đã nói, đặc thù của các DNPM nói chung là kiêm luôn sản xuất lẫn kinh doanh, xuất khẩu. Vì thế sản xuất sản phẩm như thế nào để sản phẩm được thị trường thế giới chấp nhận cũng là một điều rất quan trọng. Trên cơ sở là chiến lược sản xuất, DNPM cần có chiến lược đầu tư hợp lý cho cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực của mình. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng có hai hướng, hoặc là vào khu công nghiệp, hoặc là không. Với hiện trạng các khu công nghiệp như hiện nay những doanh nghiệp vừa hoạt động trong lĩnh vực phần cứng, vừa hoạt động trong lĩnh vực phần mềm (mà đa phần là phần cứng mạnh hơn phần mềm) có lẽ không nên vào khu công nghiệp mà nên đặt trụ sở tại những phố đông, đi lại thuận tiện, giao dịch dễ dàng thì mới có thể đẩy mạnh hoạt động kinh doanh phần cứng. Những DNPM đơn thuần thì nên vào khu công nghiệp để tận dụng những ưu đãi trong khu. Còn về phát triển nguồn nhân lực, nên đầu tư thích hợp bởi nhân lực là yếu tố quan trọng nhất không chỉ trong lĩnh vực CNpPM mà còn của tất cả các ngành khác. Ngoài chế độ đãi ngộ tốt để giữ chân người giỏi, tránh chảy máu chất xám cũng nên tiến hành đào tạo thêm. Trong trường hợp công tác đào tạo thêm gặp trở ngại về vốn, quy mô, có thể liên kết, hợp tác giữa nhiều đơn vị với nhau, giữa đơn vị sản xuất và đơn vị đào tạo.
Đẩy mạnh hiệu quả công tác bán hàng
Hiện hợp đồng của các DNPM Việt Nam chủ yếu được ký kết do các mối quan hệ cá nhân. Một ngành công nghiệp lớn mạnh không cho phép duy trì tình trạng manh mún này. Cần đa dạng hóa các kênh phân phối qua các tổ chức, hiệp hội, các cơ quan thương mại, đại sứ quán, lãnh sự quán… của Việt Nam ở nước ngoài.
Đáng lưu ý là những người trực tiếp tiến hành đàm phán ký kết nếu chỉ có kiến thức ngoại thương mà không có kiến thức về sản phẩm sẽ khó thuyết phục được khách hàng. Còn những người chỉ có kiến thức sản phẩm mà thiếu kiến thức ngoại thương sẽ dễ bị thua thiệt trong quá trình đàm phán. Vì thế, cần giải quyết tốt vấn đề nhân lực. Có thể đi theo hai phương hướng, đào tạo kiến thức sản phẩm cho người đã có kiến thức ngoại thưong hoặc ngược lại. Việc đào tạo kiến thức ngoại thương cho đội ngũ kỹ thuật sẽ vấp phải rào cản ngoại ngữ bởi khả năng ngoại ngữ của của lập trình viên Việt Nam nói chung còn thấp. Sẽ khả thi hơn nếu đào tạo kiến thức sản phẩm cho người đã có kiến thức ngoại thương.
Đẩy mạnh hiệu quả công tác sau bán hàng
Cũng giống như công tác trước bán hàng, công tác sau bán hàng của các DNPM Việt Nam hiện nay còn yếu. Để chiếm được lòng tin của khách hàng, cần làm tốt khâu này. Doanh nghiệp cần có một bộ phận riêng về sau bán hàng, sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề phát sinh sau này của khách hàng. Điều này sẽ khiến khách hàng trung thành với doanh nghiệp và giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Tất nhiên, chi phí vẫn luôn là một vấn đề nan giải khi có một bộ phận chuyên như vậy nhưng xét đến lâu dài, cái được vẫn nhiều hơn cái mất. Thậm chí khi đó, chuyên môn hóa còn làm giảm chi phí.
Nhìn chung, các DNPM Việt Nam hiện nay không chỉ kinh doanh phần mềm mà còn cả phần cứng và thường lấy “cứng” nuôi “mềm”. Điều này chỉ nên coi như một giải pháp tình thế. Về lâu dài, muốn đẩy mạnh CNpPM và XKPM, cần có một sự chuyên môn hóa rõ ràng.
Trong giai đoạn đầu của CNpPM, khi các doanh nghiệp thiếu cả vốn lẫn kinh nghiệm tiếp cận thị trường quốc tế, hỗ trợ từ phía nhà nước thật sự quan trọng. Trong một tương lai không xa, hy vọng có thể khắc phục những nhược điểm này. Chỉ có thế, mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu phần mềm mới có thể thành công.
Kết luận
Xuất khẩu, cho dù mặt hàng nào cũng là một hoạt động kinh tế có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia. Song, để xuất khẩu thật sự đẩy mạnh công cuộc CNH – HĐH cũng như hỗ trợ quá trình hội nhập quốc tế, để kim ngạch xuất khẩu góp phần cân bằng cán cân thanh toán, cán cân thương mại rồi từ đó nâng cao vị thế của quốc gia trên thương trường quốc tế, không thể chỉ dừng ở những sản phẩm nông lâm ngư nghiệp sơ chế. Cần đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao. Phần mềm là một trong những mặt hàng đó. Và đây cũng là lý do XKPM được xác định là một hoạt động kinh tế mũi nhọn.
Với một ngành CNpPM non trẻ, hoạt động XKPM Việt Nam còn quá nhỏ bé, phân tán, và manh mún. Cơ sở hạ tầng tuy đã được cải thiện song vẫn còn thua xa mặt bằng chung trên thế giới. Nhân lực thiếu về số lượng và kém về chất lượng. Đặc biệt là nạn vi phạm tác quyền diễn ra với tỷ lệ cao bậc nhất thế giới.
Đã có rất nhiều chính sách, biện pháp từ phía chính phủ cũng như từ bản thân các doanh nghiệp được áp dụng để cải thiện tình hình này. Các chính sách, biện pháp này dù còn thiếu sự cụ thể hóa và chưa được tổ chức thực hiện đầy đủ song cũng đang dần phát huy tác dụng. Tuy vậy, để phát triển XKPM thành một ngành kinh tế mũi nhọn như chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, cần chặn đứng nạn vi phạm tác quyền, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cấp cơ sở hạ tầng hơn nữa. Và điều quan trọng nhất là nhà nước cần đứng ra như một “người điều khiển”, xác định một chiến lược cụ thể chỉ đạo thực hiện những biện pháp này. Trong khuôn khổ và thời gian cho phép, những giải pháp đề ra mới là sơ bộ. Hy vọng rằng trong một tương lai không xa XKPM sẽ thật sự trở thành “đầu tàu” của ngành CNpPM, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế nước nhà.
Mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo và sự góp ý của tất cả những người có tâm huyết với những vấn đề này.
Tài liệu tham khảo
Chính sách công nghiệp và thương mại của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập -
Đại học kinh tế quốc dân – Chương 6: Công nghiệp phần mềm: Năng lực cạnh tranh của một ngành công nghiệp non trẻ – Thạc sỹ Phạm Thị Hồng Hoa – Nhà xuất bản thống kê - Năm 2003.
Báo cáo tình hình phát triển ngành CNpPM Việt Nam 2001 (phần IV) - www.vinasa.org.
Báo cáo toàn cảnh CNTT Việt Nam 2003 – Diễn đàn CNTT Việt Nam 2003 - Lê Trường Tùng – HCA
Tạp chí PC World B các số năm 2000, 2001, 2002.
Khóa luận tốt nghiệp: “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm mang thương hiệu Việt Nam” – Đặng Trung Kiên – Lớp Nga - K 37 - Đại học Ngoại Thương Hà Nội.
Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế – Chủ biên: Nguyễn Hữu Phước – Nhà xuất bản Thống kê - 2003.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn – GS. TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, PGS. TS. Nguyễn Thế Nghĩa – PGS. TS. Đặng Hữu Toàn – Nhà xuất bản chính trị quốc gia – 2002
Báo cáo về những ngành dịch vụ tiêu biểu năm 2001 của Bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản (tháng 12/2002) – FPT.
Báo cáo toàn ngành (Industry report) – Brean Murray – 16/06/2003 – FPT
Toàn cầu hóa công nghệ thông tin và xuất khẩu công nghệ phần mềm – Hà Dương Tuấn – tháng 5/2000
Một số trang web
www.vinasa.org
vnexpress.net
www.lacai.com
www.vietsoftonline.com
vn.trade.com.vn
www.vnpost.dgpt.com.vn
www.tintucvietnam.com.vn
Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở Việt Nam
Phụ lục I: 8 KCNpPM đang hoạt động của Việt Nam
STT
Tên KCNpPM
Địa chỉ
Thành lập - Đi vào hoạt động chính thức
Địa chỉ website
Thành viên
1
TT CNPM Hà Nội
Số 2 Đường Chùa Bộc - Đống Đa - HN
10/10/2002
www.hanoisoftware.net.vn
7
2
TT CNPM Hải Phòng
225 Lạch Tray – Ngô Quyền – HP
Thành lập: 10/2001
Hoạt động: 7/9/2002
www.hsp.com.vn
0
3
Công viên CNPM Huế
TT Thành phố Huế
8/2001
www.huesp.com.vn
0
C
4
TT CNPM Đà Nẵng
Tòa nhà 15 Quang Trung – Hải Châu - Đà Nẵng
Thành lập: 11/2000
Hoạt động: 25/3/2001
www.dsp.com.vn
7
5
TT CNPM Cần Thơ
29 Cách Mạng Tháng Tám – Cần Thơ
4/2001
www.csp.com.vn
0
6
TT CNPM Sài Gòn
123 Trương Định – Q.3 – TP HCM
17/1/2000
www.ssp.com.vn
22
7
Công viên phần mềm Quang Trung
Phường Tân Chánh Hiệp – Q.12 – TP HCM
7/2000
16/3/2002
www.quangtrungcity.com.vn
51
8
TT CNPM Đại học Hàng hải
Trường đại học hàng hải – HP
HĐ: 5/2001
0
Nguồn: Chính sách công nghiệp và thương mại của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập - Đại học kinh tế quốc dân - Chương 6: Công nghiệp phần mềm: Năng lực cạnh tranh của một ngành công nghiệp non trẻ, trang 329 - Thạc sỹ Phạm Thị Hồng Hoa - Nhà xuất bản thống kê - Năm 2003
Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở Việt Nam
Phụ lục II: Bảng tổng hợp những hoạt động chủ yếu của các KCNpPM Việt Nam
Các KCNpPM tập trung
Hà Nội
Hải Phòng
Huế
Đà Nẵng
Cần Thơ
Sài Gòn
Quang Trung
A. Cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật
1. Vốn đầu tư và diện tích sử dụng
`
27 tỷ
7000 m2
130 tỷ
3700 m2
2. Không gian và địa điểm
2.1. Nằm trong khu kinh tế trọng điểm
X
X
X
X
X
X
X
D
2.2. Nằm ở khu kinh tế trọng điểm
X
X
X
X
X
X
Vào Tp. HCM mất 25 phút xe buýt
2.3. Môi trường tự nhiên rộng, đẹp, thông thoáng, sạch sẽ
0
0
X
0
0
X
X
3. Cơ sở vật chất
3.1. Cho thuê văn phòng/ khu làm việc hiện đại, điện nước và các dịch vụ hạ tầng thuận tiện
X
X
X
X
X
X
X
3.2. Có dịch vụ nhà ở, sinh hoạt, giải trí, mua sắm, y tế 24*7
0
0
0
0
0
0
X
4. Hạ tầng kỹ thuật
4.1. Cung cấp đường truyền Internet tốc độ cao và hệ thống mạng hiện đại
X
Có cổng riêng
X
X
Có cổng riêng
Có cổng riêng
Có cổng riêng
4.2. Bảo trì các hệ thống máy tính và hệ thống mạng, bảo mật thông tin
Không đề cập
Không đề cập
Không đề cập
Không đề cập
x
Không đề cập
X
B. Các chức năng đồng bộ
1. Đào tạo các lớp học về CNTT và CGCN
Không đề cập
X
Không đề cập
X
X
X
X
2. Đào tạo LTV theo tiêu chuẩn quốc tế
Không đề cập
X
Không đề cập
X
X
X
X
3. Tổ chức hợp tác và gia công sản xuất phần mềm theo yêu cầu
X
X
Không đề cập
X
X
X
X
4. Hỗ trợ các DNPM thành viên về kỹ thuật, bảo vệ bản quyền tác giả, pháp lý…
Không đề cập
X
X
X
X
X
X
5. Tổ chức triển lãm, hội nghị hội thảo chuyên ngành phần mềm
Không đề cập
Không đề cập
Không đề cập
Không đề cập
Không đề cập
X
X
6. Dịch vụ hỗ trợ tư vấn và triển khai các hoạt động Marketing phần mềm
Không đề cập
Không đề cập
Không đề cập
Không đề cập
Không đề cập
Không đề cập
X
C. Các chính sách ưu đãi của khu cho các DN thành viên
E
Dịch vụ một cửa: thủ tục thành lập doanh nghiệp, giấy phép đầu tư, hỗ trợ thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục giao đất, thuê đất, giấy phép xây dựng, visa…
Không đề cập
Không đề cập
Không đề cập
Không đề cập
Không đề cập
Không đề cập
X
D. Hỗ trợ các doanh nghiệp phần mềm
1. Dịch vụ ban đầu về xây dựng và thành lập doanh nghiệp
Không đề cập
Không đề cập
Không đề cập
Không đề cập
Không đề cập
Không đề cập
X
2. Hỗ trợ các DNPM trong quá trình sản xuất
2.1. Phối kết hợp sản xuất đa công đoạn, đa chuyên ngành
Không đề cập
X
Không đề cập
X
X
X
X
2.2. Đào tạo và cung ứng nhân sự bổ sung
Không đề cập
X
Không đề cập
X
X
X
X
2.3. Khai thác các nguồn lực bên trong và bên ngoài khác (lao động, hạ tầng, giao dịch…)
Không đề cập
Không đề cập
Không đề cập
Không đề cập
Không đề cập
Không đề cập
X
3. Kinh doanh và Marketing
3.1. Liên hệ giao dịch, marketing, phân chia phối hợp thực hiện các đơn hàng
Không đề cập
X
Không đề cập
X
X
X
X
3.2. Các thủ tục liên quan đến phân phối sản phẩm phần mềm trong và ngoài nước
Không đề cập
Không đề cập
Không đề cập
Không đề cập
Không đề cập
x
X
F
3.3. Các dịch vụ Marketing (tổ chức giới thiệu sản phẩm mới, hội nghị khách hàng…)
Không đề cập
Không đề cập
Không đề cập
Không đề cập
Không đề cập
x
X
E. Các chi phí hoạt động như chi phí thuê văn phòng USD/m2/tháng (bao gồm văn phòng, điều hòa trung tâm, nước, các chi phí quản lý điều hành, bảo vệ, vệ sinh)
Không có thông tin
Tính trọn gói cả điện chiếu sáng, điện điều hòa, nước, vệ sinh, bảo vệ
Không có thông tin
6
5 – 10 theo tầng
Không có thông tin
2 USD/VP có sẵn, nếu muốn thuê đất xây dựng tính theo giá thuê đất
Nguồn: Chính sách công nghiệp và thương mại của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập - Đại học kinh tế quốc dân - Chương 6: Công nghiệp phần mềm: Năng lực cạnh tranh của một ngành công nghiệp non trẻ, trang 342 - 344 - Thạc sỹ Phạm Thị Hồng Hoa - Nhà xuất bản thống kê - Năm 2003
Chú thích: X: Có 0: Không có
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khoa luan tot nghiep.doc
- bia luan van.doc