Khóa luận Thực trạng và và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các định chế tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I. Tổng quan về các định chế tài chính 1. Khái niệm 2. Chức năng và vai trò của các ĐCTC 3. Hệ thống các định chế tài chính II. Các định chế tài chính tham gia trên TTCK 1. Một số vấn đề cơ bản về TTCK 2. Các định chế tài chính tham gia trên TTCK III. Vai trò của các định chế tài chính trên TTCK 1. Cầu nối giữa người cho vay và người sử dụng vốn 2. Giảm thiểu rủi ro do đa dạng hoá danh mục đầu tư 3. Giảm thiểu chi phí xử lý thông tin và chi phí hợp đồng 4. Cung cấp một cơ chế thanh toán CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY I. Sự hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam 1. Bối cảnh kinh tế- xã hội và môi trường pháp lý 2. Sự hình thành và phát triển II. Hệ thống các định chế tài chính trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 1. Các văn bản pháp lý điều chỉnh 2. Các định chế tài chính tham gia trên TTCK Việt Nam III. Thực trạng vai trò của các định chế tài chính trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 1. Cầu nối giữa người cho vay và người cần vốn 2. Giảm chi phí giao dịch 3. Giảm thiểu rủi ro do đa dạng hóa danh mục đầu tư 4. Tạo cơ chế thanh toán IV. Đánh giá chung 1. Kết quả đạt được 2. Những hạn chế và nguyên nhân CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM I. Định hướng nâng cao vai trò của các định chế tài chính trên TTCK Việt Nam 1. Định hướng phát triển của TTCK Việt Nam đến năm 2010 2. Định hướng nâng cao vai trò của các ĐCTC trên TTCK Việt Nam II. Giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các định chế tài chính trên TTCK Việt nam trong giai đoạn hiện nay 1. Giải pháp chung 2. Giải pháp cụ thể 2.1. Tăng năng lực tài chính của các ĐCTC 2.2. Củng cố các nghiệp vụ chính, đồng thời phát triển các nghiệp vụ mới trên thị trường 2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực hoạt động của các ĐCTC 2.4. Mở rộng phạm vi hoạt động dựa vào quan điểm đa dạng hóa các định chế tài chính trên thị trường chứng khoán 2.5. Hội nhập hơn nữa với thị trường chứng khoán khu vực và thế giới 3. Một số kiến nghị KẾT LUẬN

doc117 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1817 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các định chế tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính cần được tiến hành một cách thận trọng về quy mô và thời điểm để không gây ảnh hưởng xấu tới thị trường cũng như chính các doanh nghiệp được cổ phần hóa. Củng cố và tăng cường phát hành các loại chứng khoán Chính phủ, địa phương. Trên TTCK hiện nay, các nhà đầu tư chủ yếu quan tâm tới việc giao dịch, mua - bán cổ phiếu, còn các loại chứng khoán Chính phủ - loại hình chứng khoán với mức độ rủi ro nhỏ nhất - lại chưa được phổ biến. Hơn nữa, cho đến nay, ở Việt Nam mới chỉ phát hành trái phiếu Chính phủ; việc phát hành chứng khoán các cấp địa phương hầu như vẫn chưa được quan tâm và tổ chức thực hiện. Để thúc đẩy quá trình này, một mặt xây dựng chương trình phát hành chứng khoán để tăng huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước trung ương; mặt khác cùng với việc tăng cường phát hành các trái phiếu chính phủ, cần phải giúp các chính quyền địa phương tổ chức phát hành thí điểm chứng khoán, huy động vốn để thực hiện các dự án và các chương trình kinh tế - xã hội do địa phương quản lý. Phát triển các chủng loại hàng hóa mới cho thị trường. Về chủng loại hàng hóa trên TTCK hiện nay chủ yếu vẫn là kỳ phiếu, tín phiếu kho bạc, chứng chỉ quỹ đầu tư, cổ phiếu. Việc đa dạng hóa các loại chứng khoán không chỉ tạo ra sự phong phú, đa dạng của các sản phẩm tài chính, tạo điều kiện tăng dung lượng TTCK; mà còn cho phép các nhà đầu tư - trong đó có ĐCTC - tăng thêm khả năng lựa chọn trong quá trình xây dựng các phương án trong danh mục đầu tư; đồng thời, đây là một trong những tiền đề thúc đẩy sự sôi động và phát triển của TTCK Việt Nam. Để thực hiện được điều này, cần thực hiện các giải pháp như: Đối với hệ thống các chứng khoán chính phủ, địa phương cần phát hành các trái phiếu có thời hạn và lãi suất khác nhau, căn cứ vào tình hình thực tế của thị trường và trên cơ sở lợi ích của nhà đầu tư. Đối với chứng khoán công ty, không chỉ chú trọng phát hành cổ phiếu như hiện nay, mà cần khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại chứng khoán phái sinh khác như quyền chọn, quyền mua, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn… 1.1.2. Hoàn thiện cơ chế hoạt động và quản lý của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Từ ngày 08/08/2007, TTGDCK thành phố Hồ chí Minh (HoSTC) được chuyển thành mô hình Công ty TNHH một thành viên và được đổi tên thành Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ quan quản lý thị trường, tăng quyền chủ động thực hiện các chiến lược Marketing để thu hút các nhà đầu tư và công ty đại chúng; tự chủ về tài chính, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước; nâng cao tính chuyên nghiệp của thị trường, áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản lý thị trường, tạo điều kiện kết nối với thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặc dù vậy, trong giai đoạn đầu vẫn còn một số tồn tại trên thị trường như: số lượng chứng khoán ít; thị trường có dấu hiệu tiêu cực như đầu cơ, thao túng thị trường, thiếu thông tin, hiện tượng mua bán nội gián, ….Cùng với các giải pháp phát triển thị trường chung, có thể áp dụng thêm một số giải pháp sau để hoàn thiện cơ chế và quản lý của Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh: Tăng cường minh bạch hóa thông tin trên TTCK. Điều này có nghĩa, mọi hoạt động trên thị trường cần được công khai hóa cho tất cả các thành viên tham gia trên thị trường và công chúng đầu tư. Minh bạch hóa thông tin là một vấn đề quan trọng, là một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của thị trường. Để làm được điều này, cần thực hiện mốt số biện pháp như: Thứ nhất, cần phải giám sát và hỗ trợ các công ty niêm yết trong việc thực hiện thông lệ tốt nhất về quản trị công ty; thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật; Thứ hai, tăng cường quản lý, giám sát các công ty niêm yết trong việc thực hiện công bố thông tin và nghĩa vụ đối với các nhà đầu tư. Từng bước nghiên cứu, đưa vào áp dụng lệnh thị trường trong giao dịch. Cùng với việc chuyển thành Sở giao dịch chứng khoán, TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã thực hiện phương thức khớp lệnh liên tục với 3 phiên giao dịch/ngày và sử dụng hai lệnh: Lệnh giao dịch tại giá khớp mở cửa (ATO) và lệnh giới hạn (L/O). Việc đưa thêm lệnh thị trường và áp dụng sẽ mang lại cho nhà đầu tư cơ hội được thực hiện giao dịch cao hơn so với lệnh giới hạn. Khi thị trường phát triển và có tính thành khoản cao, nhà đầu tư có thể chắc chắn rằng lệnh thị trường của mình sẽ được thực hiện với mức giá hợp lý nhất. Tuy nhiên, đây là một loại lệnh có tính phức tạp, có thể gây sự xáo trộn trên thị trường, do vậy cần giới thiệu rộng rãi tới công chúng đầu tư và danh thời gian cho họ nắm rõ loại lệnh này trước khi đưa vào giao dịch trên thực tế. 1.1.3. Hình thành và phát triển thị trường OTC Kinh nghiệm phát triển TTCK của nhiều quốc gia cho thấy, thị trường phi tập trung OTC thường ra đời trước làm tiền đề hoặc ra đời cùng với sự ra đời của thị trường tập trung và phát triển đồng bộ với thị trường tập trung. Việc xây dựng thị trường phi tập trung OTC tại Việt Nam có thể theo các hướng sau: Thứ nhất, xây dựng thị trường giao dịch qua quầy cho các loại chứng khoán chính phủ. Hiện nay, TTGDCK Hà Nội và SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh là 2 địa điểm giao dịch của các chứng khoán đã niêm yết, bao gồm các chứng khoán chính phủ, trái phiếu công ty, cổ phiếu công ty, chứng chỉ quỹ đầu tư. Các chứng khoán Chính phủ có tính chất đặc thù riêng như tính rủi ro thấp, tính thanh khoản cao hơn các loại chứng khoán khác, thường được giao dịch theo phương thức thỏa thuận với khối lượng lớn. Thêm vào đó, khi thị trường phát triển hơn nữa, số lượng các chứng khoán tăng với nhiều chủng loại đa dạng hơn thì một yêu vầu cấp thiết là phải tách hoạt động giao dịch chứng khoán chính phủ và chuyển sang giao dịch tại một thị trường riêng - thị trường phi tập trung OTC. Chứng khoán Chính phủ chủ yếu do các NHTM nắm giữ, nên trên thị trường này, các NHTM sẽ là thành viên chủ yếu và đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường. Thứ hai, thành lập thị trường giao dịch qua quầy đối với chứng khoán của các công ty chưa tiến hành niêm yết trên SGDCK. Các công ty chưa niêm yết này có thể là do không đủ diều kiện niêm yết hoặc không có nhu cầu niêm yết trên thị trường tập trung Tại Việt Nam, có một số lượng lớn các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần - các chủ thể phát hành trái phiếu và cổ phiếu - có quy mô vừa và nhỏ, không đủ điều kiện niêm yết tại cả TTGDCK Hà Nội và SGDCK thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do nhu cầu tài trợ vốn cho phát triển sản xuất ngày càng cao khiến các doanh nghiệp này cũng mong muốn phát hành chứng khoán để huy động vốn. Thị trường OTC sẽ tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán của các công ty này, tạo điều kiện cho các công ty huy động vốn thành công trên thị trường. Bên cạnh các công ty chưa đủ điều kiện niêm yết, còn một số lượng chứng khoán của các doanh nghiệp, không loại trừ chứng khoán của các công ty có tiềm lực tài chính lớn, các công ty có vốn nước ngoài, cả các ĐCTC, đáp ứng đủ các yêu cầu về niêm yết nhưng không muốn niêm yết trên thị trường tập trung. Điều này vì nhiều lý do khác nhau, như: chế độ kiểm toán đối với công ty niêm yết, yêu cầu về tính minh bạch hóa thông tin, …những vấn đề vốn rất “nhạy cảm” đối với hoạt động kinh doanh của nhiều công ty. Thị trường OTC hình thành và phát triển sẽ đáp ứng nhu cầu của các tổ chức này. Tuy nhiên, để thị trường này hoạt động có hiệu quả, cũng cần phải có những quy định và sự quản lý của cơ quan quản lý thị trường, như thực hiện quy định các công ty đại chúng phải đăng ký với UBCKNN; đồng thời đăng ký lưu ký chứng khoán tại trung tâm lưu ký chứng khoán và được một CTCK giới thiệu làm thủ tục đăng ký giao dịch tại trên thị trường. Việc thành lập và phát triển thị trường OTC có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện cấu trúc của TTCK Việt Nam, tạo điều kiện phát triển cho các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; đồng thời, phương án này cũng tạo thêm môi trường hoạt động cho các ĐCTC. 1.1.4. Đẩy mạnh hoạt động và tăng cường vai trò của Hiệp hội ngành chứng khoán trong việc hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước. Để khắc phục hiện tượng tiêu cực như cạnh tranh không lành mạnh, sự lũng đoạn thị trường; đồng thời để giảm thiểu các chi phí giao dịch, tăng cường sự liên minh, liên kết trong quá trình đầu tư - kinh doanh chứng khoán, đặc biệt là do khuynh hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ của thị trường OTC, việc thành lập các tổ chức tự quản, phi chính phủ của các nhà đầu tư- kinh doanh chứng khoán là một điều tất yếu khách quan và đã trở thành hiện thực ở nhiều quốc gia trên thế giới. UBCKNN cần giúp đỡ các nhà đầu tư chứng khoán trong việc thành lập các tổ chức phi lợi nhuận dưới hình thức các câu lạc bộ của các nhà đầu tư; trên cơ sở đó thành lập hiệp hội kinh doanh chứng khoán. Thêm vào đó, cũng cần phải thúc đẩy vai trò của các Hiệp hội này đối với các cơ quan quản lý thị trường trên các phương diện: xây dựng khuôn khổ pháp lý, đào tạo nhân lực, giám sát tuân thủ quy định của các thành viên tham gia thị trường và phát triển TTCK. 1.1.5. Thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư là nhứng nhân tố quan trọng trên thị trường, đồng thời là những đối tượng khách hàng quan trọng của các ĐCTC. Cho tới thời điểm hiện nay, số lượng các tài khoản trên TTCK khoảng 250.000, con số này khá khiêm tốn so với 84 triệu dân. Bên cạnh đó, rất nhiều nhà đầu tư vẫn trong tâm trạng thăm dò, chờ đợi các động thái của thị trường trước khi quyết định đầu tư hay không. Để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia đầu tư trên thị trường có thể thực hiện các biện pháp sau: Tạo niềm tin cho các nhà đầu tư bằng việc hoàn thiện khung pháp lý cho chứng khoán và TTCK và tăng cường sự quản lý của các cơ quan quản lý thị trường. Mở các diễn đàn thảo luận, các chương trình đào tạo về chứng khoán và đâu tư trên TTCK nhằm tăng hiểu biết của người dân đối. Điều này vừa có tác dụng thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư vừa hạn chế các nhà đầu tư đầu tư theo “phong trào”, “ bầy đàn” như thời gian vừa qua.Vì khi đã có hiểu biết về chứng khoán và TTCK, các nhà đầu tư sẽ đầu tư có “bài bản”, theo chiến lược cụ thể hoặc tham gia vào các quỹ đầu tư để giảm thiểu rủi ro. Có chế độ ưu đãi về thuế đối với các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Về giải pháp này có thể học tập kinh nghiệm của TTCK Hàn Quốc. Bước đầu có thể thực hiện miễn thuế đối với các khoản lợi tức từ chứng khoán; Các khoản thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu niêm yết có thể đánh thuế từ 10% đến 25%, tùy theo quy mô đầu tư; Đối với các nhà đầu tư có thu nhập từ trái phiếu thì không đánh thuế như đối với các khoản thu nhập từ gửi tiết kiệm ngân hàng. Sau khi thị trường đã phát triển, có thể áp dụngc ác mức thuế cao hơn đối với hoạt động đầu tư - kinh doanh chứng khoán. Đặc biệt, cần quan tâm tới việc thu hút các nguồn vốn gián tiếp nước ngoài thông qua TTCK. Vì đây là một nguồn vốn dồi dào và là bước khởi đầu tạo điều kiện cho thị trường hội nhập hơn với thị trường khu vực và thế giới. Để thu hút được lực lượng này, cần xây dựng một danh mục các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, không thuộc các doanh nghiệp mà Nhà nước cần giữ vai trò kiểm soát, để mở “room” 100% đối với các nhà đầu tư nước ngoài, thay vì quy định hạn chế vốn sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty cổ phần là 49% và đối với NHTM là 30%. 1.2. Hoàn thiện khung pháp lý về chứng khoán và TTCK. Hoạt động của các ĐCTC trên TTCK chịu điều tiết của nhiều nguồn luật khác nhau. Tuy nhiên, các văn bản pháp lý này chưa đầy đủ, đồng bộ và chưa mang tính chiến lược lâu dài. Luật chứng khoán đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 có những quy định nhằm tạo lập khuôn khổ pháp lý để phát triển TTCK thành kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán vẫn chưa được ban hành đầy đủ, một số văn bản đã được ban hành nhưng còn gây nhiều tranh cãi, chưa phù hợp và đôi khi gây khó khăn trong thi hành. Ví dụ, văn bản pháp luật về chế tài xử phạt vi phạm của các CTCK vẫn nhẹ so với những lợi ích mà họ có thể nhận được khi có hành vi vi phạm (chánh Thanh tra chứng khoán hoặc chủ tịch UBCKNN có quyền phạt tiền tối đa là 70 triệu đồng đối với hành vi vi phạm), hay quy định về hoạt động tự doanh của các CTCK trong quy chế tổ chức và hoạt động của CTCK do Bộ tài chính ban hành, cũng đang gây những vấn đề khó khăn trong thực hiện. Nhiều văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của một số ĐCTC, như tổ chức ĐMTN vẫn chỉ dừng lại ở góc độ nghiên cứu, thảo luận tại các hội nghị mà chưa đưa ra được các văn bản pháp lý cụ thể. Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý rằng, hệ thống pháp lý chỉ để điều tiết hoạt động của các tổ chức ĐMTN chứ nó không thể ép buộc các thành phần tham gia trên thị trường sử dụng dịch vụ này. Thêm vào đó, để phát triển các ĐCTC theo hướng đa ngành thì cần phải ban hàng các văn bản pháp lý điều chỉnh cụ thể cho mô hình này, chứ không thể áp dụng các văn bản chuyên ngành như Luật các tổ chức tín dụng, luật doanh nghiệp. Ví dụ, để phát triển mô hình tập đoàn tài chính, thì nên ban hành các Luật về các tổ chức tài chính. Một vấn đề không còn mới nhưng lại rất đáng lưu tâm đối với công tác hoạch định, ban hành các quy định pháp luật của các cơ quan Nhà nước là tính chiến lược. Các cơ quan này khi đưa ra quyết định cần phải phân tích kỹ tình hình thực tế, tâm lý của nhà đầu tư, định hướng theo sự phát triển của thị trường trong tương lai, tránh những thay đổi đột ngột gây khó khăn cho hoạt động của toàn bộ thị trường nói chung và các định chế tài chính nói riêng. Những hạn chế về môi trường pháp lý sẽ gây khó khăn cho các ĐCTC khi hoạt động trên TTCK. Do vậy cần thiết phải tạo ra một môi trường pháp lý toàn diện và đồng bộ về chứng khoán và TTCK, cũng như các vấn đề có liên quan, để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các hoạt động trên thị trường. 1.3. Tăng cường hoạt động giám sát, quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý thị trường. Hoạt động của các định chế tài chính trên TTCK chịu sự quản lý và giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, như Ngân hàng nhà nước Việt Nam, UBCKNN, Bộ tài chính. Hoạt động giám sát, quản lý của các cơ quan này phải phát hiện ra những vi phạm của các định chế tài chính trên TTCK nhằm đảm bảo các định chế tài chính này phát huy đúng vai trò của mình đối với thị trường. Các hoạt động vi phạm của các chủ thể trên TTCK như CTCK, công ty kiểm toán…có rất nhiều nguyên nhân như năng lực của nhân viên chuyên trách, thiếu kiến thức về chuyên môn, hiểu không rõ các văn bản pháp luật, chế độ xử phạt còn nhẹ so với lợi ích mà họ có thể nhận được từ hành vi vi phạm… Chính vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước cần tiến hành một số biện pháp để tăng cường công tác giám sát, quản lý đối với thị trường như: Hoàn thiện các khung pháp lý về chế tài xử phát vi phạm của các đối tượng trên thị trường. Tăng cường công tác đào tạo, nghiên cứu và thông tin tuyên truyền, tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho cơ quan quản lý thị trường về chứng khoán và TTCK. Nhân lực cho các cơ quan quản lý, đặc biệt là các cơ quan quản lý trực tiếp trên thị trường, cần phải được đào tạo một cách đầy đủ, cập nhật thường xuyên những thông tin để đảm bảo lực lượng này có đầy đủ năng lực và thông tin cho việc hoạch định chính sách và thực hiện quản lý có hiệu quả đối với một thị trường đầy biến động như TTCK. Thêm vào đó, cần phải thàng lập một bộ phận giám sát chuyên nghiệp trực thuộc UBCKNN để giám sát các hoạt động trên TTCK. Bộ phận giám sát này phải bao gồm các thành viên được đào tạo, có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này. Bên cạnh bộ phận này, có thể thành lập thêm một ban cố vấn, gồm các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chứng khoán thuộc các ban ngành khác nhau trong Chính phủ, như bộ tài chính, UBCKNN,… để giúp bộ phận giám sát hoạt động có hiệu quả nhất. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho công tác giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán, đặc biệt là công tác nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin hiện đại và hoạt động tại các TTGDCK và SGDCK. Hệ thống công nghệ thông tin của cơ quan giám sát thị trường cần đảm bảo kết nối nhanh chóng, chính xác tới các tổ chức kinh doanh chứng khoán trên thị trường để giám sát thường xuyên hoạt động của các tổ chức này. Thông qua đó, nhanh chóng phát hiện ra các sai xót trong quá trình tác nghiệp của từng đơn vị và xử lý kịp thời, không để ảnh hưởng tới thị trường và lợi ích của các nhà đầu tư. Giải pháp cụ thể Bên cạnh việc thúc đẩy TTCK, khung pháp lý phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các ĐCTC, thì các ĐCTC cũng phải có những giải pháp phát triển riêng để phù hợp với môi trường mới đó. Các giải pháp cụ thể nhằm mục đích tăng năng lực cho các ĐCTC, để các tổ chức này có thể phát huy được vai trò của mình trên thị trường. Có thể áp dụng một số giải pháp như sau: Tăng năng lực tài chính của các ĐCTC Năng lực tài chính là cơ sở quan trọng đảm bảo sức mạnh, sức cạnh tranh, sức chống đỡ, chịu đựng rủi ro, đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững của một tổ chức. Năng lực tài chính mạnh là cơ sở để tổ chức đó mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động, là điệu kiện để đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh… Tuy nhiên, một trong những hạn chế chủ yếu của các ĐCTC ở Việt Nam hiện nay là năng lực tài chính còn thấp, đặc biệt là các CTCK. Nhiều CTCK chỉ có vốn điều lệ dưới 100 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với quy định mới (300 tỷ đồng), của Luật chứng khoán đối với các CTCK muốn hoạt động đầy đủ 4 nghiệp vụ chủ yếu trên thị trường. Điều này sẽ cản trở rất nhiều tới hoạt động và năng lực cạnh tranh của các ĐCTC này trên TTCK. Để tăng năng lực tài chính cho các ĐCTC này, có thể áp dụng một số giải pháp sau đây: Thứ nhất, đối với các ĐCTC là các doanh nghiệp Nhà nước, cần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, giảm bớt tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trong các đơn vị mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn cổ phần. Điều này không những giúp tăng năng lực tài chính cho các đơn vị này mà nó còn tăng tính chủ động trong hoạt động kinh doanh của các đơn vị đó trên TTCK. Đặc biệt, trong tiến trình đó, Nhà nước có thể phát huy vai trò đối với các doanh nghiệp này bằng cách hỗ trợ nghiên cứu, tìm kiếm các đối tác chiến lược trong và nước ngoài. Vì sự tham gia của các cổ đông chiến lược nước ngoài, với tỷ lệ sở hữu theo quy định của pháp luật, vào các doanh nghiệp này không những sẽ giúp tăng năng lực tài chính mà còn có thể tăng năng lực về quản trị, trình độ công nghệ, kinh nghiệm… Thứ hai, đối với các ĐCTC là các doanh nghiệp cổ phần, cần tăng cường phát hành chứng khoán để huy động thêm vốn trên thị trường, trong đó, phát hành cổ phiếu sẽ làm tăng vốn điều lệ của công ty. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ có thể tiến hành liên doanh, liên kết, sáp nhập với các doanh nghiệp khác để trở thành các tập đoàn tài chính hùng mạnh. Việc này hoàn toàn có thể thực hiện được thông qua mua bán cổ phiếu trên TTCK. Thứ ba, tăng cường thu hút sự tham gia của nguồn vốn nước ngoài theo tỷ lệ cho phép (49% vốn điều lệ với doanh nghiệp cổ phần và 30% vốn điều lệ đối với các NHTM) vì đây là một nguồn vốn rất dồi dào. Thêm vào đó, khi xuất hiện sự có mặt của các cổ đông chiến lược nước ngoài vào doanh nghiệp sẽ giúp cho các doanh nghiệp này nâng cao được năng lực quản trị vốn, công nghệ, trình độ quản lý, kinh nghiệm …mà họ đã đúc kết trên các TTCK phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, vì thị trường còn nhỏ bé, nên cần phải thật trọng và chú ý tới những hạn chế về tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài để tránh bị thôn tính, mua lại. Đối với các ĐCTC, nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng tài sản, đặc biệt là các NHTM và các công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, việc tăng vốn chủ sở hữu của các ĐCTC này sẽ khẳng định được uy tín, đảm bảo mức độ an toàn khi tham gia trên thị trường. Có thể khẳng định, việc tăng vốn chủ sở hữu là một yếu tố quyết định tiềm lực tài chính của các ĐCTC. Tuy nhiên, đối với các ĐCTC trên TTCK hiện nay, song song với việc tăng tiềm lực tài chính, các ĐCTC phải chú ý tới quản trị nguồn vốn để sử dụng vốn một cách có hiệu quả, tránh sử dụng vốn để chạy theo nhu cầu trước mắt của thị trường mà cần phải có chiến lược lâu dài. Đối với các NHTM - ĐCTC quan trọng nhất trên TTCK – cần có biện pháp để xử lý nợ đọng, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. 2.2. Củng cố các nghiệp vụ chính, đồng thời phát triển các nghiệp vụ mới trên thị trường. Để phát huy hết vai trò của mình trên TTCK, các ĐCTC một mặt phải đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu hiện tại của khách hàng bằng việc củng cố các nghiệp vụ hiện tại, đồng thời phải chuẩn bị đón đầu các nhu cầu mới bằng việc tăng cường nghiên cứu, đầu tư để triển khai các nghiệp vụ mới trên thị trường. Trước hết, các ĐCTC đã được cấp phép thực hiện tất cả các nghiệp vụ trên thị trường theo Luật chứng khoán thì cần phải củng cố lại các nghiệp vụ hiện có của mình, đặc biệt là nghiệp vụ bảo lãnh phát hành - một trong những nghiệp vụ có liên quan mật thiết tới việc tăng khối lượng hàng hóa cho TTCK thông qua phát hành của các tổ chức phát hành. Đối với các ĐCTC mà phạm vi hoạt động còn hạn chế cần nghiên cứu, đăng ký và đưa vào triển khai các nghiệp vụ mới nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Các ĐCTC cần chủ động hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ để đón đầu nhu cầu của các nhà đầu tư. Như theo Philip Kotler, các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm, dịch vụ không những đáp ứng được nhu cầu hiện tại của khách hàng mà còn phải gợi mở và phục vụ cho nhu cầu tương lai. Bên cạnh những dịch vụ chính của mình, các ĐCTC cũng nên đưa ra các dịch vụ phụ trợ sử dụng công nghệ hiện đại để thu hút và phục vụ tốt hơn cho các nhà đầu tư, như dịch vụ vấn tin qua điện thoại, mạng internet; nhập lệnh qua mạng internet hoặc qua điện thoại… Việc phát triển đồng bộ các nghiệp vụ là một vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, mỗi ĐCTC nên đầu tư và tạo cho mình một thế mạnh trong một mảng dịch vụ cụ thể để nâng cao năng lực cạnh tranh cho bản thân mình. Ví dụ, các NHTM với tiềm lực về tài chính, kinh nghiệm có thể tập trung nghiên cứu để phát triển sâu đối với hoạt động bảo lãnh phát hành, đặc biệt bảo lãnh phát hành cho các công ty lớn, phát hành cổ phiếu với khối lượng lớn…Các CTCK có thể tập trung khai thác và phát triển năng động hoạt động môi giới thông qua nghiên cứu kinh nghiệm của các thị trường khác trên thế giới… Thêm vào đó, các tổ chức không phải là doanh nghiệp chuyên doanh trên TTCK mà chỉ coi hoạt động trên TTCK là một trong các mảng hoạt động của mình, như công ty bảo hiểm, NHTM,… thì cần phải chú ý tới các hoạt động truyền thống của mình, không nên mất định hướng, chạy theo lợi nhuận khủng lồ trên thị trường vì TTCK luôn luôn là một thị trường đầy biến động, có thể gây ra những rủi ro cho mọi đối tượng tham gia. 2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực hoạt động của các ĐCTC Việt Nam đã và đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, và gần đây nhất là việc gia nhập vào Tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Theo các cam kết khi gia nhập vào WTO, Việt Nam sẽ đối xử bình đẳng với các nhà đầu tư trong và ngoài nước; mở cửa thị trường vốn và các dịch vụ tài chính theo hướng thông thoáng nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn, ổn định cho hệ thống tài chính và thị trường vốn. Trước ngưỡng cửa của hội nhập, các định chế tài chính Việt Nam trong thời gian tới sẽ không chỉ phải đối mặt với việc cạnh tranh gay gắt với nhau mà còn cạnh tranh với các định chế tài chính nước ngoài, không loại trừ khả năng có sự tham gia của các tập đoàn tài chính hùng mạnh với bề dày lịch sử trên các thị trường phát triển lâu đời. Vì vậy, vấn đề quan trọng đối với các ĐCTC trong giai đoạn hiện nay là phải tăng năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh mới. Để thực hiện được điều này, các ĐCTC có thể áp dụng một số kiến nghị sau. Nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên trong tổ chức. Có thể khẳng định, nguồn nhân lực là một trong các yếu tố quan trọng, quyết định năng lực cạnh tranh, thành công của các định chế tài chính. Trong thời điểm hiện tại, việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của tổ chức cần tiến hành ngay trên 3 khía cạnh là: thay đổi thái độ phuc vụ đối với khách hàng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tăng mức độ ủy quyền cho nhân viên trong tổ chức. Thứ nhất, cần thay đổi thái độ phục vụ của nhân viên trong tổ chức đối với khách hàng. Phong cách phục vụ không chuyên nghiệp của thời kỳ mà cầu lớn hơn cung trong lĩnh vực tài chính vẫn còn tồn tại dai dẳng trong nhiều tổ chức. Nhưng trong thời gian tới, khi thị trường phát triển mạnh mẽ, đối thủ cạnh tranh tăng lên, để đảm bảo được sự tồn tại và phát triển của mình trên thị trường thì các tổ chức này phải có chính sách nhằm thay đổi thái độ đó của nhân viên, như ý thức cho nhân viên về tầm quan trọng của khách hàng đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức trong điều kiện môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, tiến hành đánh giá nhân viên thông qua kết quả hoạt động của từng người... Thứ hai, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên bằng cách đào tạo và đào tạo lại, kết hợp với việc thuê các chuyên gia gia nước ngoài về làm việc. Cần có một chính sách nhân sự hợp lý, trong đó, thực hiện đào tạo và đào tạo lại nhân viên, để tăng chất lượng chuyên môn cũng như trình độ nghiệp vụ cho nhân viên. Việc đào tạo nhân viên có thể tiến hành theo hai hình thức: Lựa chọn và gửi đi đào tạo chính quy tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước; Hoặc đào tạo tại chỗ, vừa kết hợp bồi dưỡng ngắn hạn với cập nhật kiến thức thực tiễn. Trong hình thức đào tạo này, tổ chức có thể mời, thuê các chuyên gia nước ngoài, các chuyên gia trong nước với nhiều kinh nghiệm tham gia thực hiện chương trình đào tạo. Thứ ba, trao quyền, ủy quyền cho nhân viên để khuyến khích tính chủ động, sáng tạo của nhân viên trong quá trình tác nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động của từng nhân viên trong sự đóng góp chung vào sự phát triển của tổ chức. Ví dụ, hoạt động môi giới trong công ty chứng khoán là một trong những hoạt động rất linh hoạt, năng động. Vì vậy, công ty không nên đưa ra các hình thức hoạt động cụ thể mà nên khuyến khích nhân viên thực hiện bằng cách riêng của họ theo định hướng chung của công ty là phục vụ tốt nhất cho khách hàng và thu hút được nhiều khách hàng nhất về cho công ty. Cần phải tổ chức các phòng ban chuyên trách về từng mảng nghiệp vụ chứng khoán trong công ty và tập trung đầu tư cho các bộ phận chủ chốt. Điều này sẽ giúp tổ chức tập trung và khẳng định năng lực cạnh tranh trong một số mảng hoạt động trên thị trường. Ví dụ, trong CTCK phòng nghiên cứu và tư vấn có thể coi là một trong những bộ phận quan trọng vì nó ảnh hưởng tới hoạt động của các phòng ban khác. Do đó, cần đầu tư nhân lực và tài chính cho phòng tư vấn của công ty. Thêm vào đó, cần khuyến khích và thiết lập các chương trình làm việc theo nhóm người và nhóm công việc. Trong điều kiện nhân lực của các công ty còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm trên thị trường thì giải pháp này sẽ phát huy được năng lực tổng hợp của cả nhóm, từ đó có thể đưa ra những nhận định chính xác hơn đối với mỗi vấn đề nghiên cứu. Ví dụ, đối với nghiệp vụ môi giới trong công ty, ngoài việc khuyến khích các cá nhân phát huy tính chủ động sáng tạo, mỗi tổ chức có thể thành lập các nhóm môi giới, trong đó, mỗi nhóm sẽ phụ trách một nhóm chứng khoán trên thị trường về các mặt như tình hình biến động giá cả, tình hình hoạt động của công ty phát hành, các nhân tố ảnh hưởng, triển vọng cho tương lai…Khi cả nhóm đã có hiểu biết sâu sắc, thống nhất về nhóm chứng khoán được phụ trách, sẽ bắt đầu triển khai nghiệp vụ môi giới cho khách hàng quan tâm tới các chứng khoán này. Tiến hành hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin trong đơn vị Công nghệ luôn đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chứng khoán, vì TTCK luôn cần sự nhanh chóng và chính xác. Rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn giao dịch tại một CTCK nào đó chỉ vì lý do là công nghệ tại công ty đó tốt hơn, không gây ra tình trạng nhầm lẫn, dẫn tới lệnh giao dịch không nhập được hoặc nhập sai. Trong thời gian tới, số lượng các nhà đầu tư tham gia vào TTCK sẽ tăng, thêm vào đó vấn đề bảo mật thông tin ngày càng được đặt ra trước vấn nạn Hacker đang phát triển trên thị trường càng đòi hỏi các công ty phải hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin. Làm sao có thể bảo mật thông tin khách hàng cũng như cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất, phần lớn phụ thuộc vào hệ thống công nghệ của các ĐCTC. Tuy nhiên, sẽ cần đầu tư một lượng vốn lớn để có thể phát triển toàn diện hệ thống công nghệ thông tin cho một công ty kinh doanh chứng khoán. Vì vậy, các tổ chức này, đặc biệt là các công ty có tiềm lực tài chính hạn chế, cần phải thực hiện giải pháp này từng bước, phù hợp với sự phát triển của thị trường, để đảm bảo không tạo ra gánh nặng chi phí trong những giai đoạn “trầm lắng” của thị trường. Ngoài ra, việc hiện đại hóa hệ thống thông tin cũng để triển khai kế hoạch giao dịch không sàn và chuyển việc quản lý tiền của các nhà đầu tư tại các CTCK sang các NHTM được ủy quyền theo kế hoạch của UBCKNN trong thời gian tới. Phát triển, mở rộng mạng lưới chi nhánh nhận lệnh của khách hàng trên nhiều tỉnh thành trong cả nước. Các CTCK trực thuộc ngân hàng, với thế mạnh là mạng lưới hoạt động rộng của ngân hàng mẹ, sẽ rất thuận lợi khi thực hiện giải pháp này. Hiện nay, các định chế tài chính chủ yếu đặt các chi nhánh tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tập trung đông các nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi mà TTCK phát triển hơn nữa, số lượng nhà đầu tư tại các tỉnh thành có tốc độ tăng trưởng cao như Hải Phòng, Hải Dương, Đồng Nai… tăng lên, sẽ tạo ra một mảng thị trường lớn. Vì vậy, cần phải có các chi nhánh tại cở sở để đáp ứng nhu cầu cho khối lượng đối tượng này. Ngoài các giải pháp như trên, việc thu hút các cổ đông chiến lược nước ngoài tham gia vào các ĐCTC cũng là một trong những giải pháp rất đáng được chú ý trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực hoạt động của các tổ chức này. 2.4. Mở rộng phạm vi hoạt động dựa vào quan điểm đa dạng hóa các định chế tài chính trên thị trường chứng khoán Việc đa dạng hóa các ĐCTC trên TTCK sẽ tạo điều kiện phát triển hoàn thiện hệ thống các ĐCTC trong thị trường tài chính; đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các tổ chức này, chuẩn bị năng lực cho cạnh tranh trong quá trình hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Mở rộng phạm vi hoạt động của các ĐCTC có thể theo các hướng sau: Thứ nhất, hình thành các ngân hàng đa năng, các tập đoàn tài chính hùng mạnh. Theo đó, các ĐCTC có thể xâm nhập vào các hoạt động khác trên thị trường, như các NHTM với tiềm lực tài chính mạnh có thể tiến hành góp vốn cổ phần, sáp nhập với các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, …để hình thành các ngân hàng đa năng; các CTCK có thể sáp nhập với nhau để hình thành CTCK chuyên doanh có tiềm lực tài chính mạnh…Giải pháp này được thực hiện thuận lợi hơn nhờ sự hỗ trợ của chính TTCK thông qua việc mua ban cổ phiếu trên thị trường. Thứ hai, phát triển thêm các loại hình ĐCTC mới, có triển vọng phát triển trên thị trường như tổ chức ĐMTN, Quỹ đầu tư. Tổ chức ĐMTN là một mảng hoạt động đầy tiềm năng khi thị trường ngày càng phát triển. Một trong những lý do khiến cho các nhà đầu tư chưa dám đầu tư mạnh hoặc đầu tư theo phong trào vào thị trường chứng khoán là vì cơ sở hạ tầng về đánh giá tín nhiệm chưa phát triển. Hệ thống đánh giá của các tổ chức tín nhiệm không chỉ đem lại niềm tin cho công chúng đầu tư mà còn mang lại lợi ích to lớn cho các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư. Chính những kết quả mà đánh giá tín nhiệm đem lại sẽ là nền tảng cho việc chọn danh mục đầu tư lý tưởng đối với các công ty chứng khoán, công quản lý quỹ đầu tư. Để hình thành và phát triển các tổ chức ĐMTN, bên cạnh việc hỗ trợ từ các cơ quản quản lý Nhà nước về mặt xây dựng khung pháp lý, các biện pháp nhằm tạo điều kiện để hình thành một thị trường nợ năng động và đa dạng, các công ty cần thực hiện các biện pháp sau: + Lựa chọn mô hình các tổ chức ĐMTN phù hợp cho thị trường trong giai đoạn hiện nay. ĐMTN là một khái niệm phổ biến tại nhiều thị trường trên thế giới, tuy nhiên nó vẫn còn là một vấn đề mới mẻ đối với thị trường non trẻ của Việt Nam. Mô hình này cần phải đảm bảo nguyên tắc hoạt động của các tổ chức tín nhiệm là tính tin cậy, tính độc lập và tính chuyên nghiệp. Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, để đảm bảo được mục tiêu này, các doanh nghiệp có vốn của Nhà nước có thể thành lập tổ chức ĐMTN theo mô hình công ty cổ phần vẫn có sự tham gia góp vốn của Nhà nước, nhưng phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu sao cho không có bất kỳ một tổ chức nào có quyền kiểm soát và chi phối hoạt động của tổ chức ĐMTN; các doanh nghiệp tư nhân có thể thành lập mô hình doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn (Mô hình của Mỹ). Việc lựa chọn mô hình phù hợp còn phải dựa vào chiến lược phát triển thị trường cụ thể của Chính phủ. + Nghiên cứu các tiêu chuẩn quốc tế về định mức tín nhiệm để xây dựng một hệ thống đánh giá riêng cho đơn vị mình. Việc này có thể thực hiện thông qua nghiên cứu hệ thống đánh giá tín nhiệm của các công ty lớn trên thế giới, như Moody’s, Standard & Poor… Phát triển các quỹ đầu tư Việt Nam. Quỹ đầu tư là một ĐCTC mà nguồn vốn chủ yếu được tập trung từ nhiều tổ chức và cá nhân đầu tư, đựoc quản lý chuyên nghiệp và vốn được sử dụng để đầu tư vào tập hợp các chứng khoán của các công ty và tổ chức nhằm mục đích sinh lợi. Với lợi thế nhờ chuyên môn hóa trong hoạt động đầu tư chứng khoán, lợi thế do tiết kiệm kinh tế theo quy mô, lợi thế về đa dạng hóa trong danh mục đầu tư, các quỹ đầu tư chứng khoán là một hình thức đầu tư phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Mở rộng hoạt động trên lĩnh vực này là một hướng phát triển của thị trường. Để thực hiện được điều này, có thể áp dụng các giải pháp sau: + Xây dựng các quỹ đầu tư với các mục tiêu khác nhau, như tăng trưởng, mạo hiểm… để thu hút được các đối tượng nhà đầu tư có mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau tham gia đầu tư vào quỹ. + Xây dựng một đội ngũ cán bộ phân tích và quản lý chuyên nghiệp cho quỹ để thu hút các nhà đầu tư. Vì khi nhà đầu tư bỏ tiền vào qũy, họ rất mong muốn tiền của mình được quản lý một cách chuyên nghiệp và sinh lợi. + Ngoài ra, cần phải có những quy định bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư khi tổ chức giám sát quỹ và công ty quản lý quỹ không thực hiện đúng điều lệ, đem lại lợi ích cho số ít cổ đông và gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích của số đông các nhà đầu tư trong các quỹ công chúng. 2.5. Hội nhập hơn nữa với thị trường chứng khoán khu vực và thế giới. Việc hội nhập vào TTCK khu vực và thế giới để tạo ra môi trường cạnh tranh, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh cho chính các ĐCTC. Để thực hiện giải pháp này, các ĐCTC có thể tiến hành niêm yết chứng khoán trên các thị trường chứng khoán trên thế giới. Khi đó, các ĐCTC cần phải chú ý tới năng lực tài chính và tính minh bạch về thông tin để đáp ứng được các yêu cầu niêm yết của các trung tâm giao dịch nước ngoài. Đây là một giải pháp không phải đơn giản đối với nhiều ĐCTC Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, bởi lĩnh vực tài chính Việt Nam vốn vẫn rất nhạy cảm với vấn đề công bố thông tin, đặc biệt là thông tin về tình hình tài chính. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của TTCK, chính các cơ quan Nhà nước Việt Nam sẽ đưa ra những yêu cầu nghiêm ngặt với vấn đề này, và đây sẽ là những cơ hội để các ĐCTC Việt Nam thử nghiệm. 3. Một số kiến nghị Đối với Việt Nam, việc phát triển, vận hành có hiệu qủa TTCK có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế. Sức ép của hội nhập ngày càng lớn, vì vậy, Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước cần nhìn nhận đúng vai trò của các định chế tài chính đối với việc phát triển TTCK, từ đó có những chính sách cụ thể để tạo điều kiện thu hút, định hướng, chỉ đạo hoạt động của các tổ chức này theo kịp và thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Đối với Nhà nước Nhà nước cần phải tiến hành nghiên cứu, hoạch định và ban hành các văn bản pháp lý có liên quan đến thị trường chứng khoán để tạo ra một khuôn khổ pháp lý hoàn thiện cho các hoạt động trên thị trường. Trong quá trình này, cần phải tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm của các thị trường phát triển trên thế giới, đặc biệt là các thị trường có đặc điểm giống Việt Nam, kết hợp với nghiên cứu thực tiễn Việt Nam để tạo tính ổn định, chiến lược khi đưa ra các quyết định. Phát triển nền kinh tế - xã hội, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các lực lượng tham gia đầu tư vào TTCK. Đối với UBCKNN Đẩy mạnh tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về chứng khoán và TTCK Tăng cường quản lý việc thực hiện các quy định về chứng khoán và TTCK đối với các tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức niêm yết chứng khoán, tổ chức kinh doanh chứng khoán. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động trên TTCK, phát hiện và xử lý các vi phạm về chứng khoán và TTCK Thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm đẩy nhanh tiến trình quốc tế hóa về chứng khoán và TTCK, nhằm đưa TTCK nước ta hội nhập hơn với thị trường khu vực và thế giới theo định hướng phát triển thị trường mà Chính phủ đã đề ra. 3.3. Đối với Ngân hàng Nhà nước Xây dựng đề án phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng để tạo cơ sở cho việc thành lập các ĐCTC mới trên thị trường. Nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng trên TTCK. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ngân hàng, kiểm soát tín dụng của các ngân hàng trong lĩnh vực chứng khoán phù hợp với các luật đã được thông qua và dựa trên nghiên cứu thực tiễn thị trường. KẾT LUẬN Việt Nam đã từng bước tiến hành cải cách thị trường tài chính, trong đó, xây dựng được một hệ thống các định chế tài chính đa dạng và phong phú. Các định chế tài chính này không chỉ là những chủ thể chính trên thị trường tiền tệ mà còn đóng vai trò quan trọng trên thị trường chứng khoán - kênh dẫn vốn trực tiếp cho nhu cầu đầu tư của nền kinh tế. Nâng cao vai trò của các định chế tài chính trên thị trường chứng khoán là xu thế tất yếu khách quan trong chiến lược phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam hội nhập hơn nữa vào thị trường chứng khoán khu vực và thế giới. Bằng việc vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, khóa luận đã một phần thực hiện được các mục tiêu đã đặt ra: Thứ nhất, tìm hiểu về các định chế tài chính và vai trò của chúng trên thị trường chứng khoán . Thứ hai, tìm hiểu và đánh giá được thực trạng một số vai trò chủ yếu của các định chế tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Thứ ba, đề xuất một số giải pháp để nâng cao vai trò của các định chế tài chính trên thị trường chứng khoán trong giai đoạn hiện nay. Hoạt động của thị trường chứng khoán cũng như vai trò của các định chế tài chính trên thị trường chứng khoán vẫn còn là một trong những vấn đề mới mẻ đối với nhiều cá nhân và tổ chức cả về phương diện thực tiễn và lý thuyết. Thêm vào đó, vì những hạn chế về kiến thức và thời gian, nên chắc chắn khóa luận còn nhiều khiếm khuyến. Vì vậy, người viết rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn. Một lần nữa, người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Cô giáo PGS-TS. Nguyễn Thị Quy đã tận tình hướng dẫn hoàn thành khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ thương mại, Bản tin thông tin thương mại, chuyên ngành ngân hàng – tài chính – tiền tệ, trung tâm thông tin thương mại năm 2006. Bộ thương mại, Bản tin thông tin thương mại, chuyên ngành ngân hàng – tài chính – tiền tệ, trung tâm thông tin thương mại quý I/2007. Chính phủ, Nghị định 14/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết về một số điều của Luật chứng khoán, ngày 19 tháng 01 năm 2007. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001 – 2010, Báo cáo của Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng. Lương Đức Cường (2006), Hỏi - đáp về Luật chứng khoán năm 2006, NXB Tài chính. Nguyễn Hữu Tài (2002), Giáo trình lý thuyết tài chính – tiền tệ, NXB thống kê. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Chỉ thị số 03/2007CT-NHNN ngày 28 tháng 5 năm 2007. PGS.NGƯT. Đinh Xuân Trình, Giáo trình thị trường chứng khoán, NXB giáo dục 1998. Phạm Văn Định (2005), Giáo trình bảo hiểm, NXB Thống kê. Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 163/2003/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2003 phê duyệt chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010. Trường đại học Ngoại Thương (1999), Giáo trình lý thuyết tài chính – tiền tệ, NXB giáo dục. Viện nghiên cứu tài chính (2000), Tài chính với sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, NXB Tài chính. Viện hàn lâm khoa học quốc gia Ucraine (2006), Thị trường chứng khoán trong nền kinh tế chuyển đổi, NXB Tài chính. Frederic S. Mishkin (1999), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội. Richard A. Brealey (2001), Fundamentals of Corporate Finance, McGraw-Hill compnanise, Inc. Các Website: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ thương mại, Bản tin thông tin thương mại, chuyên ngành ngân hàng – tài chính – tiền tệ, trung tâm thông tin thương mại năm 2006. Bộ thương mại, Bản tin thông tin thương mại, chuyên ngành ngân hàng – tài chính – tiền tệ, trung tâm thông tin thương mại quý I/2007. Chính phủ, Nghị định 14/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết về một số điều của Luật chứng khoán, ngày 19 tháng 01 năm 2007. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001 – 2010, Báo cáo của Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng. Lương Đức Cường (2006), Hỏi - đáp về Luật chứng khoán năm 2006, NXB Tài chính. Nguyễn Hữu Tài (2002), Giáo trình lý thuyết tài chính – tiền tệ, NXB thống kê. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Chỉ thị số 03/2007CT-NHNN ngày 28 tháng 5 năm 2007. PGS.NGƯT. Đinh Xuân Trình, Giáo trình thị trường chứng khoán, NXB giáo dục 1998. Phạm Văn Định (2005), Giáo trình bảo hiểm, NXB Thống kê. Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 163/2003/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2003 phê duyệt chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010. Trường đại học Ngoại Thương (1999), Giáo trình lý thuyết tài chính – tiền tệ, NXB giáo dục. Viện nghiên cứu tài chính (2000), Tài chính với sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, NXB Tài chính. Viện hàn lâm khoa học quốc gia Ucraine (2006), Thị trường chứng khoán trong nền kinh tế chuyển đổi, NXB Tài chính. Frederic S. Mishkin (1999), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội. Richard A. Brealey (2001), Fundamentals of Corporate Finance, McGraw-Hill compnanise, Inc. Các Website: Phụ lục 1: Các công ty chứng khoán tại Việt Nam tính đến tháng 10/2007 STT Tên công ty Vốn điều lệ Website Tên viết tắt 1 Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Đông Nam Á 50 tỷ SEABS 2 CTCK Âu Lạc 50 tỷ www.chungkhoanaulac.com.vn ASC 3 Công ty cổ phần chứng khoán Đà Nẵng 22 tỷ www.dnsc.com.vn DNSC 4 Công ty cổ phần chứng khoán Hà Thành 20 tỷ HASC 5 Công ty cổ phần chứng khoán Gia Anh 22 tỷ GASC 6 Công ty cổ phần chứng khoán Thủ Đô 60 tỷ www.chungkhoanthudo.com.vn CSC 7 Công ty cổ phần chứng khoán Thiên Việt 86 tỷ www.tvs.com.vn TVSC.JSC 8 Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt 150 tỷ www.bvsc.com.vn BVSC 9 Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển 200 tỷ www.bsc.com.vn BSC 10 Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn 800 tỷ www.ssi.com.vn SSI 11 Công ty cổ phần chứng khoán Đệ Nhất 100 tỷ www.fsc.com.vn FSC 12 Công ty TNHH chứng khoán Thăng Long 80 tỷ TSC 13 Công ty TNHH chứng khoán Châu Á 500 tỷ www.acbs.com.vn ACBS 14 Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng công thương Việt Nam 105 tỷ www.icbs.com.vn IBS 15 Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 150 tỷ AGRISECO 16 Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương 200 tỷ ww.vcbs.com.vn VCBS 17 Công ty cổ phần chứng khoán Mê Kông 22 tỷ www.mekongsecurities.com.vn MSC 18 Công ty cổ phần chứng khoán TP.HCM 100 tỷ www.hsc.com.vn HSC 19 Công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng 50 tỷ www.hspc.com.vn HASSECO 20 CTCK ngân hàng Đông Á 500 tỷ www.dongasecurities.com.vn DAS 21 Công ty cổ phần chứng khoán Đại Việt 250 tỷ www.dvsc.com.vn DVSC 22 Công ty TNHH một thành viên chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thường Tín 300 tỷ www.sbsc.com.vn SBS 23 Công ty cổ phần chứng khoán An Bình 330 tỷ ABS 24 Công ty cổ phần chứng khoán Kim Long 315 tỷ www.kls.vn KLS 25 Công ty cổ phần chứng khoán Quốc tế Việt Nam 55 tỷ www.vise.com.vn VISecurities 26 Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect 50 tỷ www.vnds.com.vn VNDS 27 Công ty cổ phần chứng khoán Việt 9,750 tỷ VSC 28 Công ty cổ phần chứng khoán Hà Nội 50 tỷ HSSCCorp 29 Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng ngoài quốc doanh 300 tỷ www.vpbs.com.vn VPBS 30 Công ty cổ phần chứng khoán quốc gia 50 tỷ www.nsi.vn NSI 31 Công ty cổ phần chứng khoán Việt Nam 9 tỷ www.vnsec.vn VSEC 32 Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương 60 tỷ www.apec.com.vn APECSECURITIES 33 Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt 300 tỷ VDSC 34 Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long 60 tỷ www.mhbs.vn MHBS 35 Công ty cổ phần chứng khoán Alpha 20 tỷ www.apsc.vn APSC 36 Công ty cổ phần chứng khoán Thái Bình Dương 28 tỷ PSC 37 Công ty cổ phần chứng khoán Việt Tín 50 tỷ www.viet-tin.com VTSS-JSC 38 Công ty cổ phần chứng khoán Biển Việt 25 tỷ www.cbvvn.com CBV.JSC 39 Công ty cổ phần chứng khoán Đại Dương 50 tỷ www.ocs.com.vn OCS 40 Công ty cổ phần chứng khoán Tràng An 60 tỷ TAS 41 Công ty cổ phần chứng khoán Cao Su 40 tỷ www.rupse.com.vn RUBSE 42 Công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt 55 tỷ www.isecurities.com.vn TVSI 43 Công ty cổ phần chứng khoán Dầu khí 150 tỷ www.pvsecurities.com.vn PVEecurities 44 Công ty cổ phần chứng khoán Phú Gia 43 tỷ www.pgsc.com.vn PGSC 45 Công ty cổ phần chứng khoán Tầm nhìn 12 tỷ www.horizonsecurities.com HRS 46 Công ty cổ phần chứng khoán Phương Đông 120 tỷ www.ors.com.vn ORS 47 Công ty cổ phần chứng khoán Hoàng Gia 20 tỷ ROSSECorp 48 Công ty cổ phần chứng khoán Hướng Việt 20 tỷ www.gsi.vn GSI 49 Công ty cổ phần chứng khoán Sao Việt 36 tỷ VSSCorp 50 Công ty cổ phần chứng khoán Chợ Lớn 90 tỷ www.cholonsc.com.vn CLSC 51 Công ty cổ phần chứng khoán VINA 45 tỷ www.vinasecurities.com VNSC 52 Công ty cổ phần chứng khoán DN nhỏ và vừa Việt Nam 51 tỷ www.smesc.vn/www.smesc.com.vn SMESc 53 Công ty cổ phần chứng khoán Việt Quốc 45 tỷ www.vqs.vn Vqsc 54 Công ty cổ phần chứng khoán Gia Quyền 135 tỷ www.eps.com.vn EPS 55 Công ty cổ phần chứng khoán FPT 200 tỷ www.fpts.com.vn FPTS 56 Công ty cổ phần chứng khoán Quốc tế hoàng gia 135 tỷ www.irs.com.vn IRS 57 Công ty cổ phần chứng khoán Âu Việt 300 tỷ www.avssc.com.vn AVSC 58 CTCK VNS 59 Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội 150 tỷ www.hbbs.com.vn HBBS (Nguồn: Phụ lục 2: Danh sách các quỹ đầu tư tại Việt Nam tính đến tháng 10/2007 STT Quỹ đầu tư Công ty quản lý quỹ Nguồn vốn (triệu USD) 1 Bao viet investment fund Bao Việt 31,3 2 BVIM BIDV partners 100 3 Blackhorse enhanced VN Inc Blackhorse Asset Management 50 4 DWS VN fund Deutsche Asset management 354 5 VN top select – Zertifikat Deutsche bank 100 6 VN Enterprise Investment Ltd Dragon Capital 1.044 7 VN Growth fund Dragon capital 536 8 VN Dragon fund Dragon capital 334,1 9 VN equity fund Finansa fund management 18,1 10 Blue ocean fund Glden bridge 10 11 Hanoi investment fund Hanoi fund management 12 12 Horizon capital Việt Nam 13 P-notes HSBC 100 14 Indochina equity fund Indochina capital 428 15 Indochina Land Holdings Indochina capital 42 16 Indochina land holdings II Indochina capital 100 17 IDG ventures Vn International data group 100 18 JF asset VN fund JF asset management 104 19 Keppel fund Keppel land 100 20 KITMC VN Growth fund Korean investment trust management 25 21 Worldwide VN fund Korean investment trust management 76 22 Korean worldwide VN Hybrid toust 1 Korean investment trust management 400 23 VN investment fund Singapore KV management Pte Ltd 5,5 24 VN opportunity – Zertifikat Landesbank Berlin 50 25 Lion VN fund Lion Capital 33 26 Mekong enterprise fund Mekong capital 27,1 27 Mekong enterprise fund II Mekong capital 27,1 28 VN pioneer fund Pioneer 29 PPF A.s PPF Asset management asset 50 30 Prudential VN segregated portfolio Prudential Viet nam 288 31 Prudential fund Prudentil Vietnam 63,7 32 Prudential balanced fund 1 Prudentil Vietnam 31,3 33 PXP VN fund PXP Vietnam Asset management 134 34 VN emerging equity fund 1 PXP Vietnam Asset management 31,3 35 VN lotus fund PXP Vietnam asset management 41 36 Saigon fund A1 Thanh viet fund management 1,3 37 Saigon fund A2 Thanh viet fund management 31 38 VPF1 Vietcombank JV 12,5 39 VPF2 Vietcombank JV 40 VFMVF1 Viet fund management 156,2 41 VFMVF2 Viet fund management 25 42 Beta VN fund Vietnam fund management 2,9 43 VN holding fund Vietnam holding asset management 128,8 44 VN opportunity fund Vina capital 789,5 45 DFJ vinancapital LP Vina capital 25 46 Vinaland fund Vina capital 200,7 (Nguồn: Vietnam investment review) DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TTCK : Thị trường chứng khoán TTGDCK : Trung tâm giao dịch chứng khoán SGDCK : Sở giao dịch chứng khoán ĐMTN : Định mức tín nhiệm ĐCTC : Định chế tài chính UBCKNN : Uỷ ban chứng khoán Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại CTCK : Công ty chứng khoán Thực trạng và và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các định chế tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTaichinh (11).doc
Tài liệu liên quan