Vấn đề về thương hiệu và nhãn hiệu là vấn đề rất được chú trọng tại thị trường Mỹ. Doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập thành công vào thị trường Mỹ phải xây dựng cho mình một thương hiệu uy tín
- Doanh nghiệp cần chủ động đăng ký thương hiệu với các cơ quan chức năng để tránh bị các công ty, cá nhân khác lợi dụng và lấy cắp thương hiệu
- Xây dựng uy tín cho doanh nghiệp để từ đó nâng cao uy tín của thương hiệu. Nghiêm túc thực hiện các cam kết trong hợp đồng với khách hàng Hoa Kỳ, cũng như các nước khác. Doanh nghiệp Việt Nam phải đặc biệt chú ý khi làm ăn với các doanh nghiệp Mỹ, phải cung cấp đầy đủ các thông tin về hàng hoá xuất khẩu sang Mỹ nếu không hàng tới Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn, đã ký kết hợp đồng phải thực hiện nghiêm chỉnh nếu không sẽ dẫn tới các vụ kiện cáo phức tạp, gây ảnh hưởng tới uy tín cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam.
87 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ một năm sau hiệp định thương mại có hiệu lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ từ 1999-2002
Năm
1999
2000
2001
2002
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may (đơn vị: nghìn USD)
36.152
47.427
48.174
900.473
% trong tổng kim ngạch hàng công nghiệp chế tạo
17,25
20,72
20,69
64,30
% trong kim ngạch hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ
5,94
5,77
4,58
37,60
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam (triệu USD)
1.747
1.892
1.975
2.710
% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
2,07
2,51
2,44
33,23
(Nguồn: Bộ thương mại Hoa Kỳ)
Bảng 18: Mức thuế nhập khẩu của Mỹ đối với một số loại hàng dệt may
Đơn vị : %
Tên hàng
Mã HS
Thuế suất phi MFN
Thuế suất MFN
Mức thuế chênh lệch
áo khoác ngoài vải bông mã
6202.12
90
9,1
79,9
áo khoác từ sợi nhân tạo 654
6202.13.10
60
4,5
55,5
Quần dài, quần sooc bằng sợi tổng hợp
6103.43.15
72
28,9
43,1
áo sơ mi cotton cho nam và trẻ em trai
6105.10.00
45
20,2
24,8
Bộ quần áo thể thao bằng sợi tổng hợp
6112.12.00
72
28,9
38
Bộ quần áo thể thao bằng bông
6112.11.00
45
15,7
29,3
Bộ Pyjama bằng bông
6208.21.00
90
9,1
79,9
Sơmi nữ và trẻ em gái chứa ít nhất 70% hàm lượng tơ
6106.90.15
60
2,9
37,1
(Nguồn : Bảng mã HS của Hải quan Hoa Kỳ)
Nếu như trước khi ký Hiệp định thương mại và ngay cả khi Hiệp định chưa đi vào hiệu lực, kim ngạch hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ chiếm tỷ trọng không lớn trong kim ngạch hàng công nghiệp chế tạo cũng như trong kim ngạch tổng các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ. Tuy nhiên, nhờ có Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ và quy chế MFN (tham khảo bảng 18) được hưởng từ Hiệp định có hiệu lực, kim ngạch hàng dệt may có sự tiến bộ vượt bậc. Mức thuế nhập khẩu đánh vào hàng dệt may Việt Nam giảm nhiều so với trước khi được hưởng quy chế MFN giúp cho hàng Việt Nam không chỉ có sức cạnh tranh về chất lượng mà còn có sức cạnh tranh về giá cả. Nhờ đó, hàng dệt may từ chỗ chiếm tỷ trọng nhỏ trong các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã trỏ thành mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất, hơn cả thuỷ sản (chiếm 37,60%). Sự tăng trưởng về tỷ trọng của mặt hàng công nghiệp chế tạo chủ yếu là do sự tăng trưởng của mặt hàng dệt may (chiếm tới 64,30% trong tổng hàng công nghiệp chế tạo năm 2002). Mặt khác, như chúng ta đã biết, dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nhưng trước đây, khi chưa có Hiệp định thương mại, hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ phải chịu mức thuế nhập khẩu rất cao, do vậy tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian này rất nhỏ. Nhưng kể từ khi được hưởng quy chế MFN, con số này đã có sự thay đổi lớn. Có thể nhận thấy sự gia tăng về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2002 phần lớn là do sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Như vậy, có thể nói Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ có tác động vô cùng to lớn đối với ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, con số hơn 900 triệu USD nhập khẩu vào Hoa Kỳ vẫn là một con số quá khiêm tốn so với lượng nhập khẩu 60 tỷ USD hàng dệt may hàng năm của nước này. Có nhiều nguyên nhân cản trở các doanh nghiệp dệt may Việt Nam gia tăng kim ngạch dệt may vào thị trường Mỹ. Trước hết là do, nhìn chung trình độ công nghệ của các xí nghiệp may Việt Nam chưa cao. Các doanh nghiệp may mặc Việt Nam chủ yếu thực hiện gia công cho các hãng nước ngoài vì vậy không tạo lập được vị trí và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. Bên cạnh đó, trong khi thị trường Hoa Kỳ đòi hỏi hết sức khắt khe về chất lượng thì số doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 và SA 8000 còn quá ít ỏi. Lại do chưa có hệ thống phân phối hàng hóa trên thị trường Hoa Kỳ để tạo lập quan hệ liên kết chặt chẽ và thường xuyên với các hãng nhập khẩu , gây khó khăn trong việc tạo lập chỗ đứng ổn định, hạn chế khả năng mở rộng và ứng phó những bất trắc trên thị trường của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp cũng đã tích cực mở rộng đầu tư, cải tạo và xây mới nhà xưởng nhưng do chưa có sự chuẩn bị chu đáo nên rất thiếu hụt công nhân có tay nghề bậc cao, làm giảm hiệu quả của việc đầu tư. Và có một thực tế rất đáng lo ngại là không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu và nắm chắc về thị trường Mỹ. Trong khi đó, để hạn chế hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam, chính phủ Hoa Kỳ đã áp dụng hạn ngạch đối với mặt hàng này. Một thực tế là: Hải quan Mỹ luôn tìm cách quy kết hàng dệt may Việt Nam có xuất xứ bất hợp pháp. Nếu doanh nghiệp nào vi phạm chính phủ Mỹ sẽ trừ gấp 3 lần số lượng đơn đặt hàng bị giữ lại trong tổng hạn ngạch cấp cho Việt Nam. Đây là bằng chứng cho việc đối xử không công bằng của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Trên thực tế, lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ mới chỉ chiếm 1,6% trong tổng số hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ và sự gia tăng của ngành dệt may Việt Nam trong năm 2002 chỉ là dấu hiệu nhỏ trong tiềm năng to lớn của Việt Nam. Việc bình thường hoá quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ mới chỉ thực sự từ năm 2001, vì vậy các công ty bán lẻ và các nhà nhập khẩu của Mỹ mới chỉ xúc tiến các đơn đặt hàng từ nửa cuối năm 2002. Như vậy việc áp đặt hạn ngạch dệt may đối với Việt Nam là thực sự không công bằng. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ cần hết sức chú ý tới vấn đề khẳng định được uy tín của nhãn hiệu, tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, đồng thời cũng phải tìm hiểu về pháp luật Mỹ và chuẩn bị các giải pháp đối phó trong trường hợp bị ép sân.
Giày dép
Giày dép là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ thương mại. Tuy nhiên, từ sau khi Việt Nam Hoa Kỳ ký kết Hiệp định thương mại kim ngạch giày dép xuất khẩu vào Hoa Kỳ không tăng. Năm 2000 giá trị xuất khẩu giảm 21,3 triệu USD. Đến năm 2001, mặt hàng này tiếp tục giảm 10,3triệu USD (bảng 19). Như vậy là đúng theo đánh giá của các chuyên gia, việc Hiệp định thương mại Việt – Mỹ vừa được quốc hội thông qua đã mở ra cơ hội đồng thời cũng là thử thách lớn lao đối vơí sự phát triển của ngành dệt may và da giày Việt Nam.
Bảng 19: Kim ngạch xuất khẩu giày dép 1999-2002
Năm
1999
2000
2001
2002
Kim ngạch xuất khẩu giày dép
(đơn vị: nghìn USD)
145.775
124.871
132.195
224.825
% trong tổng kim ngạch hàng công nghiệp chế tạo
69,55
54,55
56,78
16,05
% trong kim ngạch hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ
23,94
15,37
12,56
9,39
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng Giày dép của Việt Nam (triệu USD)
1.392
1.464
1.559
1.828
% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng giày dép
10,47
8,53
8,48
12,30
(Nguồn: Bộ thương mại Hoa Kỳ)
Hiệp định thương mại có hiệu lực cùng với việc được hưởng quy chế tối hệ quốc đã giúp cho giá mặt hàng này giảm nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, do sự chênh lệch về giá so với trước khi được hưởng MFN là không quá lớn, lại bị sự cạnh tranh gay gắt của các mặt hàng cùng loại từ Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia nên kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam đã giảm đi trong hai năm 2000,2001. Mặt khác, xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam cũng phải đối mặt với một khó khăn khác đó là hiện nay phần lớn các doanh nghiệp xuất hàng sang Mỹ đều là doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài vì các doanh nghiệp này có lợi thế về công nghệ, quản lí sản xuất tiên tiến, kĩ năng tiếp thị xuất khẩu cao, sản phẩm có chất lượng ổn định. Trong khi đó điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh xuất khẩu mặt hàng này là thiếu kinh nghiệm tiếp thị và chưa thông hiểu luật pháp Mỹ.
Do vậy mà sau khi hiệp định có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may chỉ tăng 70%, trong khi các chỉ tiêu về tỷ trọng giảm mạnh. Từ vị trí xuất khẩu hàng đầu trong nhóm mặt hàng công nghiệp chế tạo, tới năm 2002, dệt may chỉ chiếm 16,05% trong tổng lượng hàng công nghiệp chế tạo, chiếm 9,39% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang Hoa Kỳ . Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ cũng chưa cao, chỉ chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam , và con số nhập khẩu vào Hoa Kỳ của mặt hàng này vẫn còn quá nhỏ bé so với tổng lượng hàng nhập khẩu hàng năm của Hoa Kỳ. Như vậy, Hoa Kỳ vẫn chưa trở thành thị trường xuất khẩu lớn của hàng giày dép Việt Nam mà thị trường lớn nhất hiện nay vẫn là EU và Nhật Bản. Tuy nhiên, sự gia tăng về kim ngạch sau khi Hiệp định thương mại có hiệu lực đã cho thấy khả năng xuất khẩu xét về mặt chất lượng và tiêu chuẩn hóa của lực lượng lao động trong ngành giày Việt Nam. Vấn đề đặt ra ở đây là các doanh nghiệp sản xuất giày Việt Nam với vốn đầu tư trong nước, phải nhanh chóng tiếp cận phương pháp sản xuất, phương pháp tiếp thị mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hoa Kỳ đang áp dụng. Đồng thời phải nắm bắt được các thông tin về luật pháp Mỹ, các quy trình thủ tục Hải quan,…để tận dụng được nhiều hơn nữa những thuận lợi mà Hiệp định thương mại mang lại.
Dầu thô
Tình hình xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang Hoa Kỳ sau khi có Hiệp định thương mại tăng đáng kể, là mặt hàng có kim ngạch lớn thứ hai trong các mặt hàng xuất khẩu chưa qua chế biến của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, do sự biến động của giá dầu thế giới cũng như những tác động từ sau sự kiện ngày 11 tháng 09 năm 2001, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này hầu như không thay đổi, thậm chí có xu hướng giảm về kim ngạch (bảng 20)
Bảng 20: Kim ngạch xuất khẩu dầu thô 1999-2002
Năm
1999
2000
2001
2002
Kim ngạch xuất khẩu dầu thô
(đơn vị: nghìn USD)
100.633
88.412
182.798
181.125
% trong tổng kim ngạch hàng chưa chế biến
25,20
95,69
22,25
18,22
% trong kim ngạch hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ
16,53
10,76
17,37
7,56
(Nguồn: Bộ thương mại Hoa Kỳ)
Tình hình xuất khẩu chung của mặt hàng này cũng không có sự thay đổi lớn, sản lượng hàng cũng ổn định. Do đó, sự thay đổi về tỷ trọng hàng dầu thô xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu là do sự tăng mạnh về kim ngạch của hàng thuỷ sản, rau quả cũng như các hàng chưa qua chế hiến khác.
Bảng 21: Sản lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam năm 1999-2002
(đơn vị nghìn tấn)
Năm
1999
2000
2001
2002
Sản lượng
14.882
15.430
16.732
16.850
( Nguồn: Bộ thương mại Việt Nam)
Như vậy, Hiệp định thương mại đã thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu dầu thô tăng lên đáng kể, song xuất khẩu dầu thô vẫn chưa thực sự có hiệu quả. Trong thời gian tới, Việt Nam cần có các chính sách, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu dầu thô sang Mỹ bởi đây là mặt hàng Việt Nam có thế mạnh lớn trong khi Mỹ lại là thị trường đầy tiềm năng cho mặt hàng này. Vấn đề đặt ra là cần hạn chế ảnh hưởng của giá dầu thô trên thế giới đối với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
2. Tình hình nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ
a. Kim ngạch và cơ cấu nhập khẩu
Giống như xuất khẩu, nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam cũng đạt được các kết quả khả quan. Năm 2002, một năm sau Hiệp định thương mại có hiệu lực, kim ngạch nhập khẩu đạt 580.154 nghìn USD, tăng 26% so với năm 2001 (bảng 11). Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu tuy thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu song cũng là tốc tộ tăng khá cao. Tuy nhiên, nếu xét về tỷ trọng nhập khẩu thì khối lượng hàng nhập khẩu từ Mỹ vẫn còn ở mức thấp, Mỹ cung cấp chưa tới 3% hàng nhập khẩu của Việt Nam, kim ngạch chưa bằng 1/4 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ. Theo các chuyên gia kinh tế, thặng dư thương mại song phương của Việt Nam đối với Mỹ có thể còn tăng trưởng hơn nữa trong tương lai, vì hiện tại những cơ hội mở rộng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ còn lớn hơn nhiều so với cơ hội tăng xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam.
Về cơ cấu nhập khẩu, những mặt hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ là bông, phân bón phụ liệu ngành giày dép, nhiên liệu chế biến thực phẩm. Trong đó, mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh nhất là hàng máy móc thiết bị tăng 42%, thiết bị giao thông tăng 51%, phân bón tăng 34%, nhựa và sản phẩm tăng 26%,…
Có được kết quả như vậy là do, quy chế đối xử mà Việt Nam dành cho Hoa Kỳ hiện rất thuận lợi, từ năm 1999, hàng từ Hoa Kỳ xuất vào Việt Nam được hưởng tối huệ quốc và được hưởng các điều kiện cân bằng với hàng hóa xuất khẩu vào Việt Nam từ các nước khác. Hơn nữa, Chính phủ Hoa
Bảng 22: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Hoa Kỳ của Việt Nam
(đơn vị: nghìn USD)
Các mặt hàng
2001
2002
% tăng năm 2002
Hàng chưa chế biến
106.324
121.090
14
Thực phẩm
49.327
49.331
0
Sợi dệt
30.292
30.213
0
Hàng chưa chế biến khác
26.705
41.546
56
Hàng công nghiệp chế tạo
354.569
459.065
29
Phân bón
19.434
26.004
34
Nhựa và sản phẩm
19.862
25.036
26
Sản phẩm giấy
17.601
16.778
-5
Máy móc
126.928
180.040
42
Thiết bị giao thông
60.436
91.267
51
Phụ kiện giày dép
19.276
17.804
-8
Thiết bị khoa học
16.083
15.440
-4
Hàng công nghiệp chế tạo khác
74.494
86.696
16
(Nguồn: Bộ thương mại Hoa Kỳ)
Kỳ có chiến lược tổng thể và một loạt chương trình cụ thể (TDA, OPIC, EXIMBANK...) hỗ trợ công tác xuất khẩu của các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Hơn nữa, sau khi quan hệ thương mại hai nước được khai thông, các chương trình hỗ trợ và xúc tiến xuất khẩu của Hoa Kỳ hoạt động có hiệu quả, kim ngạch nhập khẩu hàng Hoa Kỳ từ đó cũng tăng lên. Vấn đề đặt ra với Việt Nam là làm sao tận dụng và tối đa hóa lợi ích hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ, đặc biệt các nhóm hàng có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
b. Kim ngạch các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu
Nhóm hàng máy móc thiết bị
Hàng máy móc thiết bị vẫn là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch nhập khẩu từ VIệt Nam từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên từ khi Hiệp định thương mại có hiệu lực, tỷ trọng mặt hàng này trong tổng kim ngạch đã giảm nhiều so với giai đoạn trước.Mặc dù vạy kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này vẫn tăng khá cao và đứng đầu về mặt kim ngạch.Nguyên nhân chủ yếu của việc giảm tỷ trọng mặt hàng thiết bị là do sự đa dạng hơn về chủng loại các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ của Việt Nam cùng với sự tăng lên về kim ngạch của các mặt hàng này.
Từ sau khi Hiệp định thương mại có hiệu lực,Việt Nam đã tích cực thực hiện các chính sách đổi mới về kinh tế, mở cửa thông thoáng hơn trong mọi lĩnh vực để phù hợp với Hiệp định thương mại. Nhờ đó các doanh nghiệp Mỹ càng có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với thị trường Việt Nam. Do đó cơ cấu hàng nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam ngày càng phong phú và đa dạng.Hơn nữa trong giai đoạn này, Việt Nam đã nhập khẩu một lượng khá lớn các máy móc thiết bị phục vụ cho CNH,HĐH nên nhu cầu không còn cấp thiết như giai đoạn trước.
Bảng 23: Kim ngạch hàng máy móc, thiết bị nhập khẩu từ Mỹ
Năm
1999
2000
2001
2002
Kim ngạch
(nghìnUSD)
92.095
141.784
126.928
180.040
% trong kim ngạch hàng công nghiệp chế tạo
36,79
47,38
35,80
39,22
Nhập khẩu từ Mỹ
31,69
38,56
27,54
31,03
(Nguồn: Bộ Thương mại Hoa Kỳ)
Thiết bị giao thông
Trong giai đoạn trước sau khi quan hệ thương mại hai nước được bình thường hoá, năm 1996, Việt Nam đã nhập khẩu được một lượng lớn mặt hàng này (307.598 nghìn USD) do nhu cầu nhập khẩu máy bay của Việt Nam lúc này rất cao. Tuy nhiên ngay sau đó, kim ngạch mặt hàng này đã giảm mạnh. Năm 1999, chỉ còn 2.834 nghìn USD. Đến khi Hiệp định thương mại được ký kết thì kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam lại tăng mạnh. Năm 2001, đạt 60.436 nghìn USD, tăng 790% so với năm 2000, và một năm sao hiệp định có hiệu lực, kim ngạch tăng 51%. Đây là mặt hàng đứng thứ nhất về kim ngạch và đứng thứ hai về tỷ trọng hàng nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam sau khi Hiệp định thương mại có hiệu lực.
Nguyên nhân là do nhu cầu nhập khẩu thiết bị giao thông phục vụ sản xuất,kinh tế giao thông trong giai đoạn tăng mạnh, sự phát triển kinh tế, gia tăng hàng xuất nhập khẩu đã dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ của giao thông.Hiệp định thương mại có hiệu lực cùng với những nỗ lực từ phía Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả của hiệp định càng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệpMỹ thâm nhập vàp thị trường Việt Nam
Bảng 24: Kim ngạch nhập khẩu thiết bị giao thông từ Mỹ
Năm
1999
2000
2001
2002
Kim ngạch
(nghìn USD)
2.834
7.650
60.436
91.267
% trong hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ
9,75
2,08
13,11
15,73
(Nguồn: Bộ thương mại Hoa Kỳ)
Nhóm nguyên liệu phục vụ sản xuất
Trong giai đoạn trước phân bón là mặt hàng chiếm tỷ trọng khá lớn trong kim ngạch nhập khẩu từ Hoa Kỳ, song kể từ sau ký kết Hiệp định thương mại, tỷ trọng mặt hàng này đã giảm ký kết đáng kể. Mặc dù kim ngạch năm 2002 có tăng 34% so với năm 2001 song xét về thực chất thì con số này đã giảm đáng kể so với giai đoạn trước. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp Việt Nam đã phần nào tự sản xuất được mặt hàng này với chất lượng khá tốt. Hơn nữa, do chính sách bảo hộ của Việt Nam và sự thiếu minh bạch trong các quy định của luật pháp Việt Nam, các doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu phân bón sang Việt Nam cũng gặp phải không ít khó khăn.
Bảng 25: Kim ngạch nhập khẩu hàng phân bón từ Mỹ
Năm
1999
2000
2001
2002
Kim ngạch
(nghìn USD)
47.224
29.432
19.434
26.004
% trong hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ
16,25
8,00
4,22
4,48
(Nguồn: Bộ thương mại Hoa Kỳ)
Tuy nhiên, thay vào đó, hiện nay các doanh nghiệp Mỹ lại đẩy mạnh được xuất khẩu một lượng lớn mặt hàng nhựa vào Việt Nam.kim ngạch mặt hàng nhựa tăng lên không ngừng, đặc biệt từ khi Hiệp định thương mại có hiệu lực.
Bảng 26: Kim ngạch nhập khẩu nhựa từ Mỹ
(đơn vị: nghìn USD)
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
Kim ngạch
4.777
10.280
16.452
19.862
25.036
% trong kim ngạch hàng nhập khẩu từ Mỹ
1,74
3,54
4,47
4,31
4,32
(Nguồn: Bộ thương mại Hoa Kỳ)
Mặc dù kim ngạch nhập khẩu nhựa chưa phải là cao song nó cũng bước đầu đánh dấu sự tăng trưởng nhập khẩu mặt hàng này, đồng thời cũng hứa hẹn sự tăng trưởng của mặt hàng này trong tương lai.
3. Đánh giá tổng quát
Như vậy kể từ ngày 12/12/2001, Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực và cho đến nay là đã hơn một năm rưỡi. Đúng như những gì được dự báo, thương mại hai nước trong thời gian từ sau khi Hiệp định thương mại có hiệu lực phát triển hết sức mạnh mẽ. Khối lượng buôn bán giữa hai nứôc Việt Nam và Hoa Kỳ năm 2002 tăng gấp đôi so với năm 2001 và con số sáu tháng đầu năm 2003 cho thấy, buôn bán hai chiều đang tiếp tục tăng cao hơn nữa. Dự kiến năm 2003 kim ngạch buôn bán hai chiều trong năm 2003 sẽ đạt khoảng gần 5 tỷ USD.
Riêng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ kể từ sau khi Hiệp định thương mại có hiệu lực đã thực sự bùng nổ. Sự bùng nổ này theo như các chuyên gia kinh tế nhận định, đã phủ nhận những ý kiến tiêu cực nảy sinh khi mới bắt đầu thực hiên BTA, rằng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi xuất khẩu sang một thị trường cạnh tranh và phức tạp như Hoa Kỳ, theo như nghiên cứu của giáo sư James Riedel, cố vấn kinh tế cao cấp của dự án hỗ trợ thúc đẩy thương mại Star Việt Nam ( do cơ quan phát triển Hoa Kỳ tài trợ – USAID) cho thấy: Khi được phỏng vấn các doanh nghiệp xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ cho rằng họ có thể tìm được người mua sản phẩm của mình và trên thực tế thường xảy ra tình trạng những người mua trên thị trường Hoa Kỳ đặt hàng nhiều hơn mức mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể đáp ứng. Những doanh nghiệp này cho rằng, hạn chế lớn nhất đối với mở rộng xuất khẩu sang Hoa Kỳ là năng lực sản xuất chứ không phải thiếu người mua hay phải cạnh tranh về giá cả.
Trong hơn một năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam, Hoa Kỳ cũng đã bắt đầu đi vào tìm hiểu các khả năng và nhu cầu dài hạn của nhau, tìm kiếm các cơ hội đầu tư, buôn bán, kinh doanh để hợp tác, thể hiện sự quan tâm và coi trọng tiềm năng của nhau, mặc dù tương quan rất khác.
Tuy nhiên, một thực trạng đáng lo ngại cho quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ sau khi Hiệp định thương mại có hiệu lực đó là: trên thực tế, chủ yếu xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng mạnh, còn nhập khẩu tăng không nhiều và vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ. Nguyên nhân là do cơ hội mở rộng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ lớn hơn nhiều so với cơ hội xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam. Do Hiệp định thương mại dẫn đến giảm hàng rào thương mại đối với hàng hoá Mỹ vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên điều quan trọng hơn nữa là sự chênh lệch về quy mô rất lớn giữa hai nền kinh tế, trong đó GDP của Việt Nam chỉ tương đương với 0,5% GDP của Mỹ.
Mặt khác các chuyên gia kinh tế Mỹ cũng tỏ ra lo ngại trước những động thái không bình thường của Hoa Kỳ trong thời gian qua mà chủ yếu “đánh”vào những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Mới đây Hoa Kỳ quy định áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may của Việt Nam ( mức 1,7 tỷ USD trong năm 2003) chỉ sau một năm thực hiện BTA từ khi Hiệp định thương mại sản phẩm với Hoa Kỳ. Bên cạnh đó giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ diễn ra hàng loạt các vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá basa, tôm đông lạnh. Chính những điều này đã tạo ra những bất bình thường và cũng lầ điều đáng chú nhất trong quan hệ thương mại Việt- Mỹ. Trong quan hệ với bên ngoài, các tranh chấp về các hợp đồng buôn bán cụ thể thì các doanh nghiệp Việt Nam ít nhiều đã có kinh nghiệm song lần này đã xuât hiện tranh chấp thương mại với Mỹ liên quan đến toàn bộ một ngành sản xuất. Đây là một vấn đề hoàn toàn mới đối với Việt Nam không những về tính chất, phạm vi mà còn về đặc điểm luật lệ, văn hoá kinh doanh của đối tác…Vụ kiện Việt Nam bán phá giá cá tra cá ba sa của các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ là hết sức vô lý song đây cũng là một thực tế ở Mỹ mà các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp cận, xử lý nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Quá trình khiếu kiện đồng thời cũng là quá trình tích luỹ thêm kinh nghiệm.
Theo ông Raymond F.Burghardt, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã khẳng định tại cuộc họp báo ngày 6/12/02 do đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam tổ chức “BTA đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ kinh tế giữa hai nước, dỡ bỏ phần lớn những hàng rào tồn tại trong nhièu năm…”. “ Việt Nam rất cố gắng trong tiến trình thực thi BTA…”. Và quả thật,trên thực tế, việc phía Việt Nam nghiêm túc thực hiện cam kiết của mình theo Hiệp định thương mại sản phẩm, cùng với việc tăng nhanh khối lượng hàng trao đổi và phát triển quan hệ đầu tư đang tạo ra một bầu không khí phấn chấn trong giới doanh nghiệp Hoa Kỳ và Việt Nam, tạo đà cho sự phát triển trong tương lai. Mặt khác, Hoa Kỳ cũng dành cho Việt Nam sự giúp đỡ cần thiết để thực thi có hiệu quả Hiệp định thương mại song phương.
Việt Nam cũng còn có nhiều việc cần phải làm, đặc biệt là, theo như Đại sứ Raymond F.Burghardt nhấn mạnh, vấn đề sở hữu trí tuệ tại Việt Nam . nhiều công ty Mỹ tỏ ra lo lắng trước tình hình bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam chưa tốt. Việt Nam chưa thực hiện hết những nghĩa vụ của mình trong lĩnh vực này.
Như vậy, mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã bình thường hoá mà cũng chưa thật bình thường. Để bình thường còn nhiều vấn đề cần giải quyết và cần có sự vun đắp của cả hai bên.
Chương IIIMột số Giải pháp thúc đẩy thương mạiViệt Nam-Hoa Kỳ
I. Triển vọng thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ
Sự tăng trưởng mạnh mẽ về khối lượng buôn bán cũng như đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngay một năm sau khi Hiệp định thương mại có hiệu lực đã tạo đà rất quan trọng cho sự phát triển quan hệ hợp tác cùng có lợi trong quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới. Mặc dù so sánh tiềm năng của hai bên cùng với thực tế buôn bán và đầu tư của các nước quanh ta với Mỹ, những kết quả đạt được còn khiêm tốn, song trong tương lai quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước có thể nói là lạc quan.
Trước hết, cả hai nền kinh tế Mỹ và Việt Nam đều có triển vọng tăng trưởng. Các mặt hàng của Việt Nam như nông sản nhiệt đới chế biến, cà phê, thuỷ sản, dệt may, giày dép, đồ gỗ và các mặt hàng tiêu dùng trong gia đình, hàng thủ công mỹ nghệ dều có thể tiếp tục gia tăng vào Mỹ vì đây là mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh và người Mỹ không hoặc ít sản xuất. Tuy nhiên, điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự đầu tư công nghệ mới và thực hiện các biện pháp khác để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh với hàng hoá của nước thư ba trên thị trường Mỹ.
Theo như các chuyên gia kinh tế dự báo, trước mắt trong năm 2003, thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có thể đạt tới hơn 5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu là 4 tỷ USD, đưa Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, vượt cả Nhật Bản. Cũng theo dự báo, con số này sẽ không dừng lại ở đó, bởi Hiệp định thương mại song phương cùng với việc nghiêm túc thực hiên của cả hai phía đã và đang thúc đẩy hết sức hiệu quả thương mại hai nước. Dự báo của các chuyên gia, tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Mỹ và ngược lại trong thời gian tới 2010 và 2020 sẽ rất mạnh mẽ, cụ thể theo như bảng sau:
Bảng dự báo các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của
Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2010
(đơn vị: Nghìn tấn)
Loại hàng
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tới tất cả các nước
Hoa Kỳ
I. Xuất khẩu, trong đó:
58.100
7.648
1. Dầu thô
9.000
760
2. Cà phê
950
154
3. Đồ gỗ
1.572
72
II. Nhập khẩu,trong đó:
50.000
5.390
1. Phân bón
1.020
3,2
2. Sắt thép, phôi
2.600
5,2
3. Máy móc thiết bị
500
21,5
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
108.100
13.037
(Nguồn: Bộ Thương mại Việt Nam)
Bảng dự báo các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của
Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2020
(đơn vị: Nghìn tấn)
Loại hàng
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tới tất cả các nước
Hoa Kỳ
I. Xuất khẩu, trong đó:
109.000
17.678
1. Dầu thô
7.000
608
2. Cà phê
1.000
180
3. Đồ gỗ
2.000
92
II. Nhập khẩu,trong đó:
101.000
12.492
1. Phân bón
952
30
2. Sắt thép, phôi
7.000
14
3. Máy móc thiết bị
500
21,5
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
210.000
30.160
(Nguồn: Bộ Thương mạiViệt Nam)
Theo dự báo, tới năm 2010 và 2020, thương mại Việt – Mỹ sẽ vẫn phát triển mạnh mẽ, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam- Hoa Kỳ sẽ chiếm tới trên 10% trong tổng kim ngạch chứ không phải là mức 3-4% như hiện nay. Cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng sẽ không có nhiều thay đổi, mà chủ yếu là có sự tăng lên về kim ngạch. Những dự báo trên dựa trên cơ sở những lợi thế mà thương mại Việt – Mỹ đang có được và các chính sách, biện pháp hỗ trợ tích cực từ phía Chính phủ hai nước. Có thể con số dự báo trên sẽ không chính xác, song với những dự báo như vậy có thể thấy được một triển vọng thương mại rất to lớn đối với quan hệ buôn bán Việt Nam- Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, để các con số dự báo lạc quan trên có thể trở thành chính xác, không chỉ đòi hỏi có sự nỗ lực từ phía Nhà nước Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam, mà còn cần có sự phối hợp chặt chẽ, sự hỗ trợ từ phía Chính phủ Hoa Kỳ và các tổ chức kinh doanh, các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Cần phải coi trọng việc thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương và thành phố lớn của hai nước, nhất là thông qua các trung tâm thương mại của nhau. Phù hợp với chính sách đối với cộng đồng người Việt Nam ở bên ngoài, Nhà nước hoan nghênh và tạo mọi điều kiện thuần lợi cho bà con người Việt ở Mỹ về đầu tư, buôn bán, hợp tác kinh doanh trong nước cũng như hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để xuất hàng vào Mỹ. Đó cũng là một tiềm năng đáng quý và một kênh quan trọng của việc hợp tác giữa hai nước.
II. Các giải pháp thúc đẩy thương mại hai nước
Mối quan hệ ngoại giao cũng như thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã bình thường hoá mà chưa thật bình thường. Đằng sau cái gọi là “bình thường hoá” còn chứa chất rất nhiều yều tố phức tạp. Để quan hệ hai nước được bình thường hoá thật sự và ngày càng phát triển hơn nữa đòi hỏi rất nhiều vấn đề phải giải quyết. Vấn đề này không chỉ cần nỗ lực từ một phía mà nó đòi hỏi phải có sự nỗ lực từ cả hai phía Việt nam cũng như Hoa Kỳ. Về phía Việt Nam, Chính phủ cũng như các doanh nghiệp đang nỗ lực hết mình để đẩy mạnh thương mại Việt Mỹ, bình thường hoá thực sự quan hệ ngoại giao hai nước từ đó tiến xa hơn trong quan hệ thương mại thế giới, cải thiện vị trí của Việt Nam trong nền kinh tế thế giới.
1. Các giải pháp vĩ mô
1.1 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực hiện minh bạch hoá các luật lệ
Mặc dù từ khi hai nước ký kết hiệp định, Việt Nam đã có sự điều chỉnh về Pháp Luật cho phù hợp với Hiệp định thương mại song phương. Tuy nhiên, do hệ thống pháp luật Việt nam và Hoa Kỳ có rất nhiều điểm không tương đồng, chính vì vậy việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống Pháp luật là hết sức cần thiết. Điều này không chỉ bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, giúp các doanh nghiệp có một cơ sở pháp lý vững vàng khi bước vào kinh doanh với Mỹ, tránh được rủi ro cao mà còn giúp cho các doanh nghiệp Mỹ dễ tiếp cận hơn với thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng góp phần nâng cao hiệu quả của Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật là một khối lượng công việc khổng lồ liên quan đến nhiều bộ ngành quản lý nhà nước, đòi hỏi sự thống nhất, tập trung. Rà soát lại hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại nói chung và xuất khẩu nói riêng của Việt Nam nhằm loại bỏ những văn bản (luật hoặc dưới luật) đã lỗi thời, đã bất cập, các cơ chế, chính sách không còn phù hợp cũng cần được thay đổi như cơ chế xuất nhập khẩu, nên tiến tới có quy định điều hành dài hạn trong một thời kỳ thay vì mỗi năm có một quyết định riêng.
Đây là công việc phức tạp, tốn kém, đòi hỏi phải có sự đầu tư của Nhà nước về kinh phí cũng như về nguồn nhân lực. Nếu không đầu tư thích đáng khiến cho việc rà soát chỉ có tính chất cục bộ, nửa vời thì rất khó có cơ sở chắc chắn để khẳng định văn bản nào cần loại bỏ ngay và văn bản nào còn có thể xử dụng được. Công việc này không phải chỉ làm trong một vài tháng mà phải làm trong một vài năm. Làm được điều này cũng chính là đẩy nhanh tiến trình Việt Nam gia nhập WTO. Ban hành luật cạnh tranh và chống độc quyền nhằm tạo sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các doang nghiệp Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài.
Chính phủ Việt Nam cũng cần thực hiện việc minh bạch hoá Luật lệ, thực hiện các cam kết đã đưa ra về minh bạch hoá luật pháp. Trong thời gian qua nhiều nhiều doanh nhân và đại diện doanh nghiệp nước ngoài hiện vẫn phàn nàn về sự thiếu minh bạch trong các văn bản pháp luật của ta, gây cản trở cho việc đầu tư và kinh doanh của họ tại Việt Nam. Do đó, việc minh bạch hoá hơn lúc nào là hết sức cần thiết đối với phía Việt Nam. Việc minh bạch hoá không chỉ giúp các doanh nghiệp trong nước kinh doanh được thuận lợi mà còn giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm hơn khi kinh doanh tại Việt Nam.
1.2 Hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường để cung cấp các sản phẩm phù hợp.
Mỹ là thị trường hoàn toàn mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp hiện đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu thông tin về thị trường Mỹ cũng như việc thực hiện các hoạt động xúc tiến bán sản phẩm. Có rất nhiều doanh nghiệp cũng như cán bộ kinh doanh không có đầy đủ thông tin về thị trường Mỹ, luật pháp Mỹ cũng như thực tế kinh doanh trên thị trường Mỹ. Vì vậy, Nhà nước cần có sự hỗ trợ các doanh nghiệp về vấn đề này.
Như đã phân tích ở phần trên để có thể xâm nhập thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu rất nhiều luật và quy định về thương mại của Mỹ. Các doanh nghiệp phải nắm được những quy định điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán giữa mình và các thương nhân Mỹ trong Luật Thương mại của Mỹ cùng những điểm khác biệt so với Luật Thương mại Việt Nam. Mặt khác, luật và các quy định về thuế và hải quan của Mỹ như Danh bạ thuế thống nhất, Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập, cơ sở tính thuế hải quan hay những quy định về xuất xứ hàng hoá... có tác động trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi xuất khẩu sang Mỹ. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thể thành công trên thị trường nếu không nghiên cứu hệ thống hàng rào phi thuế quan với những quy định chi tiết về danh mục hàng hoá hạn chế nhập khẩu, cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, những quy định về vệ sinh dịch tễ đối với hàng hoá nhập khẩu,hay Luật chống phá giá, Luật thuế bù trừ của Mỹ.
Với một hệ thống những luật và quy định phức tạp như vậy và một thực tế rằng đối với các bang khác nhau ở Mỹ nhiều luật hay quy định lại khác nhau, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc nghiên cứu và rất cần sự giúp đỡ từ phía Nhà nước. Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, Nhà nước cần tổ chức các khóa đào tạo, các lớp tập huấn hay hội nghị, hội thảo về hệ thống pháp luật thương mại của Mỹ nhằm nâng cao hiểu biết của các doanh nghiệp về khía cạnh pháp lý trong kinh doanh với Mỹ. Đồng thời, Nhà nước cần khuyến khích các cơ quan, Bộ, ngành liên quan và các cá nhân xuất bản và lưu hành những ấn phẩm hay băng, đĩa về vấn đề này dưới dạng sách hay những bài viết trên báo, tạp chí hay đĩa hình... nhằm tạo ra nguồn thông tin phong phú và chính xác cho các doanh nghiệp thông qua việc cung cấp một số địa chỉ tư vấn pháp luật đáng tin cậy cho các doanh nghiệp.
Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và các cơ quan quản lý nói chung phải có sự hiểu biết nhất định về thị trường Hoa Kỳ, về đặc điểm của pháp luật cũng như chính sách của Hoa Kỳ đối với việc quản lý nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào Hoa Kỳ. Việc này không còn là công việc của doanh nghiệp nữa, mà hiện nay nó đã là công việc quan trọng của Nhà nước, có ý nghĩa quyết định để giúp doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Nhà nước cần phải:
- Cho tuyên chuyền, bằng nhiều kênh thông tin đại chúng, bằng nhiều hình thức, về thị trường Hoa Kỳ, về pháp luật, về chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ cũng như về tiêu chuẩn chất lượng và thị hiếu người tiêu dùng Hoa Kỳ.
- Thành lập Quỹ hỗ trợ xúc tiến việc tìm hiểu thị trường Hoa Kỳ và cử các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng thâm nhập thị trường Hoa Kỳ đi khảo sát bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước.
- Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế tích cực chủ động đi vào thị trường Mỹ như mở văn phòng đại diện, đại lý, đầu tư liên doanh sản xuất và kinh doanh tại thị trường này.
Bên cạnh đó, thông qua thương vụ của Việt Nam tại Mỹ, Bộ Thương mại phải thu thập và phổ biến thông tin về thị trường Mỹ cho các doanh nghiệp. Đồng thời, với những thông tin về thị trường như nhu cầu, đặc điểm, tính chất .... của hàng hoá, các thông tin về luật pháp Mỹ, Bộ Thương mại và thương vụ Việt Nam tại Mỹ cần xây dựng một chiến lược tổng thể về thị trường để giúp các doanh nghiệp trong việc định hướng sản xuất và xây dựng chiến lược cho riêng mình. Các doanh nghiệp sẽ biết được mặt hàng nào nên sản xuất và với chất lượng ra sao, với mức giá là bao nhiêu, đối thủ cạnh tranh trên thị trường cũng như phương thức cạnh tranh của các đối thủ ...có như vậy mới có thể hỗ trợ tốt cho hoạt động của các doanh nghiệp Việt nam và cả các doanh nghiệp Mỹ muốn làm ăn buôn bán với Việt Nam.
Về công tác xúc tiến bán sản phẩm, Nhà nước cần nhanh chóng thành lập Cục Xúc tiến thương mại để hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực thông tin và tiếp thị. Chức năng của Cục Xúc tiến thương mại là phổ biến thông tin và tổ chức xúc tiến các hoạt động thương mại. Trên cơ sở chiến lược xâm nhập thị trường đã được hoạch định, Cục Xúc tiến thương mại có nhiệm vụ xây dựng lộ trình hành động cụ thể để giúp các doanh nghiệp đưa hàng hoá Việt Nam ra thị trường nước ngoài.
1.3. Nâng cao hơn nữa vai trò của các Hiệp hội ngành hàng
Trong thời gian vừa qua, nhờ có sự hỗ trợ của các hiệp hội ngành hàng như Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản (VASEP), mà hàng hoá Việt Nam vào thị trường Mỹ đã có được nhiều thành công đáng kể. Tuy nhiên, hoạt động của các Hiệp hội vãn còn có nhiều hạn chế, chưa thực sự có được tiếng nói quyết định, chưa hỗ trợ được đúng mức các mặt hàng cũng như xúc tiến thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ. Trong thời gian tới, các Hiệp hội ngành hàng của Việt Nam cần nâng cao hơn nữa vai trò của mình, giúp các doanh nghiệp có được những thông tin vi mô về đối tác và dự báo thị trường. Có sự phối hợp, theo dõi giữa các doanh nghiệp trong cơ chế định giá xuất khẩu đồng thời với việc đẩy mạnh công tác kiểm soát chống gian lận thương mại.
1.4. Mở cửa hơn nữa các lĩnh vực thương mại dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực tài chính
Khi thi hành hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Việt Nam đã mở cửa khá thông thoáng tất cả các lĩnh vực dịch vụ, tài chính,…Các nhà cungcấp nước ngoài đã được phép cung cấp trong hầu hết các ngành dịch vụ theo phân loại của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO. Có thể nói lĩnh vực dịch vụ là lĩnh vực Việt Nam có nhiều bước đi tích cực, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính. Thời gian qua các nhà cung cấp dịch vụ của Mỹ đã vào Việt Nam nhưng chưa nhiều. Vì vậy, trong thời gian tới, cần cải thiện nhiều hơn nữa lĩnh vực này. Thực tế là không có các ngân hàng mạnh thì doanh nghiệp không thể vay tiền. Một thị trường tài chính phát triển là nền tảng tốt để kinh doanh. Tương tự, không phát triển lĩnh vực bảo hiểm thì chẳng có các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp.
Việc mở cửa lĩnh vực tài chính cần phải thực hiện song song với việc minh bạch hoá luật lệ, tránh tình trạng các văn bản pháp lý còn chồng chéo và không đồng bộ. Nhanh chóng đưa ra các văn bản chung điều chỉnh các hoạt động kinh doanh dịch vụ. Điều này không chỉ thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương mại song phương mà còn giúp các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh yên tâm hơn và có hiệu quả hơn.
1.5. Đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các cam kết về quyền sở hữu trí tuệ
Hiện tại Mỹ vẫn đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần theo dõi về vấn đề tuân thủ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Do vậy, phía Việt Nam cần phải có các biện pháp để cải thiện tình hình này:
Kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ
Ban hành các văn bản pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ song song với việc công bố rộng rãi cho toàn dân cùng hiểu và thực hiện
Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cấp trên các lĩnh vực để có thể tổ chức tốt hơn công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
2. Các giải pháp vi mô
2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam
Một trong những khó khăn trong quá trình xuất khẩu sang thị trường Mỹ của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Việt Nam là năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam còn rất thấp. Các doanh nghiệp Việt Nam, do đó, muốn đứng vững tai thị trường Mỹ cần có các biệ pháp nhằm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá sản phẩm, phát triển tiềm năng sản xuất và xuất khẩu và phải thâm nhập được vào thị trường Mỹ. Để làm được điều này các doanh nghiệp cần có các biện pháp:
- Ngoài những nguồn đầu tư trong nước, thu hút và tận dụng một cách tối đa các nguồn vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc là vốn viện trợ chính thức (ODA) vào việc sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là các nghành sản xuất sử dụng công nghệ cao nhằm tạo những sản phẩm có chất lượng tốt và đồng đều, có sức cạch tranh trên thị trường.
- Cùng với giải pháp về vốn, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng là một biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp nhất thiết phải áp dụng phương pháp quản lý chặt chẽ từ quản lý doanh nghiệp, quản lý quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 và các quy định của các cơ quan kiểm soát chất lượng của Mỹ đối với những mặt hàng mà mình tham gia kinh doanh.
- Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cả của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ, các doanh nghiệp cần tận dụng đến mức tối đa các nguyên phụ liệu sản xuất trong nước nhằm hạn chế chi phí đến mức thấp nhất có thể. Mặt khác, hiện nay Việt Nam chủ yếu xuất khẩu qua các nước trung gian hoặc gia công cho các doanh nghiệp Mỹ. Tới đây các doanh nghiệp cần đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, từng bước chuyển việc xuất khẩu gián tiếp sang xuất khẩu trực tiếp cho phù hợp với thông lệ buôn bán của thị trường Mỹ. Cùng lúc đó các doanh nghiệp Việt Nam nên mở rộng qui mô sản xuất để có thể đáp ứng được những đơn hàng có khối lượng lớn. Trong điều kiện chưa thể mở rộng qui mô sản xuất ngay thì các doanh nghiệp hãy liên kết chặt chẽ , cùng nhau đáp ứng đơn hàng để không phải đi thuê gia công lại từ nước thứ ba, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Cơ cấu hàng xuất khẩu cũng cần được cải thiện nếu doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh hàng xuất khẩu. Các doanh nghiệp nên giảm xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng tỷ trọng các sản phẩm chế biến ngày càng sâu và tinh trong cơ cấu hàng xuất khẩu nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá, đồng thời làm gia tăng giá trị hàng xuất khẩu và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
2.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trên thị trường Mỹ
Để làm được điều này, bản thân các doanh nghiệp cần nhận thức rằng: chưa bao giờ doanh nghiệp Việt Nam lại có cơ hội như khi Hiệp định thương mại đã đi vào hiệu lực. Hơn nữa, muốn xuất khẩu vào thị trường Mỹ thành công các doanh nghiệp phải có đủ 4 chữ C đó là: Cam kết thực hiện đúng theo các điều khoản của hợp đồng (Commited); Có đủ vốn lưu động (Cash); Có sản phẩm và dịch vụ cạnh tranh (Competitive); Có năng lực và khả năng sản xuất (Capability and Capacity). Với các doanh nghiệp Mỹ nếu doanh nghiệp Việt Nam không đủ hàng giao đúng hạn, chất lượng không đúng…thì đồng nghĩa với việc chấm dứt vĩnh viễn sự hợp tác làm ăn. Đồng thời, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam lại không lớn mạnh, đây là một khó khăn rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Do vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải ngay lập tức thực hiện các biện pháp cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, thâm nhập một cách có hiệu quả vào thị trường Mỹ như:
- Nâng cao hơn nữa trình độ quản lý doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp xuất khẩu), nâng cao chất lượng sản phẩm hàng xuất khẩu (đối với doanh nghiệp sản xuất) bằng cách xây dựng các kế hoạch như: đào tạo tích cực hơn nữa đội ngũ thợ lành nghề , có tri thức. Nâng cao trình độ hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ. Vi tính hóa công tác quản lý, tăng cường nối mạng nội bộ trong các doanh nghiệp.
- Khảo sát thị trường Hoa Kỳ từ nhiều góc độ, bằng nhiều phương pháp để xây dựng chiến lược sản xuất và/hoặc chiến lược xuất khẩu. Các doanh nghiệp phải hiểu rõ các quy định của luật pháp Mỹ, nắm được cơ chế xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ sang Mỹ. Khi nghiên cứu thị trường, cần nghiên cứu cụ thể khách hàng của mình là ai, khách hàng đó có khả năng cạnh tranh ở thị trường Mỹ thế nào? Những yêu cầu về sản phẩm của thị trường ấy như thế nào, làm thế nào để mọi người biết về sản phẩm của mình, mọi người sẽ chấp nhận mua với giá bao nhiêu?…Các doanh nghiệp có thể tìm hiểu đối tác của mình qua các Hiệp hội ngành nghề, báo chí về thương mại, cá tổ chức hội chợ, các cơ quan nhà nước,địa phương, các trường dạy kinh doanh, các nhà chức trách ở các cảng biển, các website,…để phục vụ tốt nhất cho chiểm lược kinh doanh của doanh nghiệp mình.
- Phải khai thác tối đa yếu tố tích cực của sản phẩm doanh nghiệp mình mang đến cho mọi người, tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Đặc tính màu sắc, kiểu dáng mới phù hợp với giai cấp thượng hạng…là những cái cuh thể thể hiện lợi thế này, đặc biệt là trên một thị trường có nhiều người bán cùng loại sản phẩm,dịch vụ này thì ưu thế riêng nhất là đặc tính về dịch vụ lại càng quan trọng.
- Có chính sách đối với việc tìm kiếm nguồn hàng có thể chiếm lĩnh thị trường Hoa Kỳ.
-Xây dựng "thị trường ngách" nhằm từng bước giữ được tín nhiệm của khách hàng, củng cố và tiến tới chiếm lĩnh thị phần nhất định.
2.3 Về vấn đề nhãn hiệu và thương hiệu
Vấn đề về thương hiệu và nhãn hiệu là vấn đề rất được chú trọng tại thị trường Mỹ. Doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập thành công vào thị trường Mỹ phải xây dựng cho mình một thương hiệu uy tín
Doanh nghiệp cần chủ động đăng ký thương hiệu với các cơ quan chức năng để tránh bị các công ty, cá nhân khác lợi dụng và lấy cắp thương hiệu
Xây dựng uy tín cho doanh nghiệp để từ đó nâng cao uy tín của thương hiệu. Nghiêm túc thực hiện các cam kết trong hợp đồng với khách hàng Hoa Kỳ, cũng như các nước khác. Doanh nghiệp Việt Nam phải đặc biệt chú ý khi làm ăn với các doanh nghiệp Mỹ, phải cung cấp đầy đủ các thông tin về hàng hoá xuất khẩu sang Mỹ nếu không hàng tới Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn, đã ký kết hợp đồng phải thực hiện nghiêm chỉnh nếu không sẽ dẫn tới các vụ kiện cáo phức tạp, gây ảnh hưởng tới uy tín cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam.
2.4 Tìm kiếm thị trường và đối tác tin cậy
Để có thể thâm nhập tốt hơn vào thị trường Mỹ các doanh nghiệp Việt Nam rất cần tìm kiếm các nhà phân phối tin cậy, thiết lập “đồng minh” tại thị trường này, nhất là các nhà nhập khẩu , các nhà hoạt động chính trị, tổ chức thương mại và người tiêu dùng Mỹ, tạo được sự ủng hộ của họ, nhất là khi gặp cản trở và rủi ro tại thị trường này. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xây dựng cho mình một hệ thống đối tác tốt, hệ thống bạn hàng tin cậy. Phải tìm được đối tác xung quanh các khía cạnh: Đối tác có hiểu biết, có cập nhật được thông tin về Hải quan, thuế ở Mỹ không? Có kho dự trữ, có khả năng quảng cáo, phân phối sản phẩm ở thị trường Mỹ không? Có quan hệ tốt với đối phương ngành hàng mà sản phẩm dịch vụ tiêu thụ không? Có như vậy mới đảm bảo cho doanh nghiệp Việt Nam có được một vị thế tốt hơn trên thị trường Mỹ.
Doanh nghiệp Việt Nam cần thiết lập một mạng lưới phân phối tin cậy, thực hiện tốt các công việc quảng cáo tiếp thị sản phẩm, cung cấp các thông tin cần thiết về nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường. Tuy nhiên, cũng phải hết sức chú ý rằng các thông tin và quảng cáo hàng hoá trên thị trường Mỹ cần phải rõ ràng, minh bạch, không nên nói quá cái mà mình có, và cần đối thoại trực tiếp khi có những thông tin sai lệch về hàng hoá.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên đa dạng hoá hàng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, không nên tập trung quá nhiều vào một mặt hàng, dễ bị các rào cản thương mại và rủi ro như cá tra, cá ba sa, hàng tôm đông lạnh.
Các doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của phía Mỹ cho các hàng hoá xuất khẩu vào thị trường Mỹ cũng như đòi hỏi có thông tin đầy đủ về nguồn gốc hàng nhập khẩu từ Mỹ, tuyệt đối tránh gian lận nếu muốn hàng hoá vào Mỹ được giải phóng nhanh.
Việc kiểm tra và xác định đối tác trong thương mại và đầu tư cũng rất quan trọng. Khi đối tác mới ma mình chưa biết thì cần chủ động yêu cầu họ cung cấp thôgn tin, sau đó cần cử cán bộ điều tra lại, xác định tính chân thực của thông tin. Trường hợp cần thiết có thể nhờ Bộ ngoại giao hay các Đại sứ quán của từng nước giúp đỡ, thực hiện hiệu quả.
Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu nắm bắt các thông tin về thị trường cũng như luật pháp Mỹ, có như vậy các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào buôn bán với Hoa Kỳ mới có thể tránh được những rủi ro không đáng có.
Những giải pháp trên không thể thực hiện tách rời, mà cần được thực hiện một cách đồng bộ, có sự phối kết hợp với nhau một cách chặt chẽ. Việt Nam cần ngay lập tức thực hiện để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ thương mại với Hoa Kỳ , từ đó giúp cho Việt Nam dễ dàng hội nhập hơn với nền kinh tế thế giới.
Kết luận
Trong công cuộc đổi mới nhằm hội nhập kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới , thì làm thế nào để hàng hóa của Việt nam thâm nhập và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Hoa Kỳ là vấn đề bức xúc của các doanh nghiệp Việt nam. Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực đã mở ra một bước phát triển mới, thay đổi cả về lượng cũng như về chất trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ có hiệu lực cũng đưa đến cho công nông nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội mới cùng nhiều thách thức không phải dễ dàng vượt qua. Thuận lợi ở chỗ hàng hóa của ta đang tràn vào Hoa Kỳ với mức thuế rất thấp và phi hạn ngạch nên khách hàng có thể mua số lượng không hạn chế tất cả các chủng loại hàng; Nhiều mặt hàng thế mạnh của ta chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng đã thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng Mỹ. Thách thức ở chỗ đa số các doanh nghiệp của ta chưa có sự chuẩn bị thực sự kỹ càng cho thị trường Mỹ nên khả năng đáp ứng cho các đơn hàng lớn còn hạn chế ; Việc thiếu hiểu biết, thiếu thông tin về pháp luật trong hoạt động thương mại của Hoa Kỳ cũng đang là lực cản lớn, rủi ro cao đối với phía Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp chưa có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chẩn ISO-9000, môi trường theo tiêu chuẩn ISO-14000, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA-8000 nên dù có khách hàng cũng không triển khai được; Khả năng cung cấp nguyên liệu trong nước chưa cao và chưa phong phú nên còn phụ thuộc chủ yếu vào nhập ngoại rất kém chủ động và lại không được hưởng ưu đãi GSP; Trong một vài năm tới khi chế độ hạn ngạch được bãi bỏ thì Trung Quốc sẽ là đối thủ lớn cạnh tranh trực tiếp, các doanh nghiệp Việt nam cần biết rõ : Trung Quốc có thể sản xuất được mọi thứ với giá rất rẻ.
Để chuẩn bị cho mình một "hành trang nhất định" trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay và trong tương lai , việc tìm hiểu các quy định của pháp luật Hoa Kỳ, các chính sách xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ cũng như các quy định điều tiết thương mại hàng hoá trong Hiệp định là điều quan trọng trước tiên đối với mọi ngành, mọi cấp, đối với cơ quan quản lý, các cơ quan hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu cũng như các doanh nghiệp Việt Nam. Thêm vào đó việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư cho lĩnh vực quản lý chất lượng , môi trường, vv…là yêu cầu bức xúc. Đồng thời công tác xúc tiến thương mại, hoạt động Marketing tại thị trường Hoa Kỳ cũng cần được quan tâm đúng mức. Chỉ có như vậy nhãn hiệu “Made in Vietnam” mới tìm được chỗ đứng và đứng vững trên thị trường Hoa Kỳ. Nếu làm được điều này xuất khẩu của Việt nam đã có “đầu ra” rất lớn và rất ổn định.
Nội dung của những vấn đề được đề cập trong đề tài sẽ phần nào giúp cho tất cả những ai quan tâm, có được cái nhìn khái quát nhất về thực trạng thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trong thời gian qua, đặc biệt là kể từ sau khi Hiệp định thương mại song phương có hiệu lực, cũng như các biện pháp thúc đẩy thương mại giữa hai nước trong thời gian tới. Đây là vấn đề rộng, do đó, những nội dung được phân tích trong đề tài này sẽ là cụ thể hơn, chuyên sâu hơn, nếu được đầu tư thời gian và thời lượng đầy đủ hơn nữa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phuong's luan van.doc
- bia Phuong.doc