MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LƯ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH HẢI DƯƠNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về du lịch
1.1.2. Thị trường du lịch
1.1.3. Khái niệm khách du lịch
1.1.4. Tài nguyên du lịch
1.1.5. Sản phẩm du lịch
1.2. Khái quát về du lịch Hải Dương
1.2.1. Cơ cấu điều hành ngành Du lịch Hải Dương
1.2.2. Một số chương trình du lịch tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Chương 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA HẢI DƯƠNG
2.1. Điều kiện tự nhiên của Hải Dương
2.1.1.Vị trí địa lý
2.1.2. Địa hình
2.1.3.Khí hậu
2.1.4.Hệ thống sông hồ
2.1.5.Rừng và hệ sinh thái
2.2. Tài nguyên du lịch của Hải Dương
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
2.3. Thực trạng khai thác và phát triển du lịch của Hải Dương
2.3.1. Thực trạng về thị trường khách
2.3.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch
2.3.3. Thực trạng về nguồn lao động trong ngành du lịch tỉnh Hải Dương
2.3.4. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật
2.3.5. Thực trạng khai thác nguồn tài nguyên du lịch của Hải Dương
2.3.6. Thực trạng đầu tư vào du lịch
2.3.7. Đánh giá chung về tình hình hoạt động du lịch của tỉnh trong những năm qua
Chương 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG, NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẢI DƯƠNG
3.1. Một số định hướng phát triển du lịch Hải Dương
3.2. Các giải pháp khai thác và phát triển du lịch Hải Dương
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
92 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1773 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đáp ứng nhu cầu của khách.
b) Khách du lịch nội địa
Số lượng khách du lịch nội địa đến Hải Dương đã tăng lên trong những năm qua. Năm 2004 Hải Dương đón được 165.000 lượt người, đến năm 2007 đã đón được 303.000 lượt người. Khách du lịch đến Hải Dương chủ yếu bằng đường bộ từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Bắc Ninh…qua đường 5 theo đường 18 tới.
Khách du lịch nội địa đến Hải Dương hàng năm tập trung chủ yếu vào mùa lễ hội, vào các tháng giêng, tháng hai và tháng tám hằng năm. Thành phần, đối tượng khách nội địa chủ yếu là khách đi dự các lễ hội, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, thăm thân, du lịch sinh thái cảnh quan, đi với mục đích công tác làm ăn; học sinh, sinh viên đi du lịch dã ngoại…
Một dạng đối tượng khách du lịch không thể không nói đến là khách du lịch dừng chân. Với vị trí nằm giữa tam giác tăng trưởng kinh tế động lực phía Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, và khoảng cách phù hợp cho các điểm dừng chân thì rõ ràng lượng khách này tương đối lớn và đóng góp không nhỏ cho thu nhập du lịch của tỉnh. Đối tượng khách này không có nhu cầu về cơ sở lưu trú nhưng lại sử dụng nhiều các dịch vụ phục vụ tại chỗ như: ăn uống, mua sắm, tham quan giải trí…Trong thời gian tới cần có sự thống kê đầy đủ để thiết kế các điểm dừng chân du lịch với những dịch vụ phong phú nhằm phục vụ du khách tốt hơn, tăng nguồn thu cho du lịch và để quản lý tốt hơn nguồn khách du lịch cũng như các cơ sở kinh doanh dịch vụ.
2.3.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch
Chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển của ngành Du lịch không chỉ dựa vào sự tăng trưởng của lượng khách mà còn dựa vào doanh thu đạt được hàng năm mà ngành Du lịch mang lại.
Vượt qua bao khó khăn thách thức trong thời kỳ hội nhập, thế giới ngày một phát triển, doanh thu của ngành du lịch tỉnh Hải Dương không ngừng một tăng cao.
Thống kê doanh thu từ du lịch của tỉnh Hải Dương
giai đoạn 2004 - 2007
ĐVT: tỉ đồng
Năm
Doanh thu
2004
206
2005
300
2006
360
2007
465
(Nguồn: Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Hải Dương)
Theo thống kê của Sở Thương mại - Du lịch Hải Dương giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2007 thu nhập du lịch của tỉnh đều đạt năm sau cao hơn năm trước và ở mức tăng trưởng cao.
Trong thu nhập du lịch thì nguồn thu từ khách du lịch nội địa là chủ yếu do khách du lịch nội địa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng khách du lịch tỉnh. Thu nhập du lịch của Hải Dương như vậy là tương đối khiêm tốn so với các tỉnh bạn và so với tiềm năng du lịch của tỉnh. Nguyên nhân là do lượng khách còn ít, thời gian lưu trú không dài, điều kiện cơ sở vật chất còn nghèo, mức giá thấp, nơi vui chơi giải trí ít không đảm bảo về chất lượng, chưa khuyến khích được chi tiêu của khách; bên cạnh đó hoạt động kinh doanh còn bị ảnh hưởng nhiều của tính thời vụ du lịch; việc tổ chức quản lý du lịch gặp nhiều khó khăn, thu nhập du lịch của tỉnh mới chỉ tính được phần thu của các doanh nghiệp Nhà nước và các đơn vị có đăng ký kinh doanh, trong khi còn nhiều cơ sở kinh doanh du lịch dưới nhiều hình thức mà không đăng ký, không khai báo thu nhập và làm nghĩa vụ cho ngân sách nhà nước.
2.3.3.Thực trạng về nguồn lao động trong ngành Du lịch tỉnh Hải Dương
Theo báo cáo của Sở Thương mại - Du lịch tỉnh Hải Dương nguồn nhân lực lao động trực tiếp trong ngành Du lịch năm 2003 có khoảng 1.300 người, chiếm một số lượng rất nhỏ trong ngành dịch vụ thương mại. Có thể nói thực trạng nguồn nhân lực ngành Du lịch Hải Dương trong những năm qua chưa tương xứng với sự phát triển của ngành, số lượng lao động chưa qua đào tạo chuyên ngành còn nhiều, cần nhanh chóng tiến hành các hình thức đào tạo mới và đào tạo lại, tăng dần lực lượng đội ngũ cán bộ nhân viên được đào tạo bài bản, có chuyên môn kỹ thuật cao. Đặc biệt đối với các khách sạn lớn như: khách sạn Nacimex, khách sạn Hòa Bình, Hữu Nghị, Phương Đông…cần phải tuyển nhân viên có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn nhà hàng. Chính những yếu kém về quản lý, nghiệp vụ, nhận thức về công tác du lịch đã làm giảm chất lượng phục vụ khách của du lịch Hải Dương.
Hướng dẫn viên du lịch của tỉnh phần lớn chưa qua đào tạo về nghiệp vụ ngoại ngữ. Chỉ có một số biết tiếng Anh; riêng tiếng Pháp, tiếng Trung trình độ ngoại ngữ có cả A, B, C nhưng chủ yếu vẫn là trình độ A, B.
Nhìn chung nguồn nhân lực du lịch của Hải Dương chưa đáp ứng được cho nhu cầu hiện tại và tỷ lệ lao động chưa hợp lý giữa cán bộ quản lý du lịch và nhân viên phục vụ du lịch có tay nghề cao. Vì vậy vấn đề tuyển dụng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ , ngoại ngữ cho nguồn nhân lực là rất cần thiết và cấp bách.
2.3.4.Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch, cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì có vai trò quan trọng như vậy nên sự phát triển ngành Du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
Du lịch là một ngành kinh tế đặc biệt, là một ngành sản xuất nhiều và đa dạng về thể loại hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Do vậy cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều thành phần khác nhau, chúng mang những chức năng khác nhau và có ý nghĩa nhất định đối với việc tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch. Để bảo đảm cho việc tham quan du lịch trên quy mô lớn cần phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng như các khách sạn, nhà hàng, cửa hiệu, trung tâm y tế, khu vui chơi giải trí…
a) Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ lưu trú, ăn uống
Toàn tỉnh Hải Dương hiện nay có 83 cơ sở lưu trú du lịch với 1.550 phòng, trong đó có khách sạn 4 sao Nacimex (157 phòng), 6 khách sạn 2 sao 250 phòng, 7 khách sạn 1 sao 160 phòng và gần 60 khách sạn, nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn. Công suất sử dụng buồng, phòng trong các khách sạn, nhà nghỉ đạt từ 60% đến 70%. Nhiều khách sạn đã chú trọng khai thác bản sắc văn hóa dân tộc trong bài trí, ẩm thực như các khách sạn ASEAN, Phả Lại, Đồng Xanh…
Đây là một thuận lợi để du lịch Hải Dương luôn sẵn sàn đón tiếp khách du lịch trong nước và quốc tế tới tham quan vào bất cứ thời gian nào trong năm…
Mức giá trung bình của các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương:
Khách sạn hạng 4 sao: 55 - 800 USD/phòng/ngày, đêm
Khách sạn hạng 2 sao: 180.000 - 250.000đ/phòng/ngày, đêm
Khách sạn hạng 1 sao: 130.000 - 180.000đ/phòng/ngày, đêm
Nhà nghỉ, KS đủ tiêu chuẩn: 80.000 - 120.000đ/phòng/ngày, đêm
Cùng với cơ sở lưu trú, cơ sở phục vụ ăn uống của Hải Dương cũng vô cùng phong phú. Hiện nay trên địa bàn đã xuất hiện nhiều nhà hàng đa dạng về chủng loại ẩm thực của rất nhiều nước trên thế giới như: Pháp, Thái…với chất lượng phục vụ có tính chuyên nghiệp rất cao. Bên cạnh đó là hàng loạt nhà hàng, quán ăn đã có từ lâu đời với những món ăn truyền thống đặc trưng của dân tộc Việt Nam rất hấp dẫn khách du lịch quốc tế khi đến đây tham quan.
b) Hệ thống thương mại khách sạn
Trên địa bàn tỉnh có 18 doanh nghiệp Nhà nước, 12 Hợp tác xã Thương mại, 54 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 20.298 cửa hàng kinh doanh thương mại. Có 1 Trung tâm thương mại tại thành phố Hải Dương, là đầu mối giao dịch và xúc tiến thương mại, thông tin, tiếp thị dự báo thị trường tư vấn môi giới đàm phán ký kết hợp đồng.
Hệ thống khách sạn, nhà hàng bao gồm quốc doanh, tư nhân và các tổ chức khác có đầy đủ tiện nghi, sang trọng, lịch sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế.
c) Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông phân bố hợp lý, trên địa bàn có nhiều trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như đường 5, đường 18, đường 183 và hệ thống đường tỉnh, huyện đã được nâng cấp cải tạo rất thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài.
Cụ thể:
- Đường bộ: có 4 tuyến đường quốc lộ qua tỉnh dài 99 km đều là đường cấp I, cho 4 làn xe đi lại thuận tiện:
+ Quốc lộ 5 từ Hà Nội đi thành phố cảng Hải Phòng, chạy ngang qua tỉnh 44 km, đây là đường giao thông chiến lược, vận chuyển toàn bộ hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng Hải Phòng và nội địa.
+ Quốc lộ 18 từ Nội Bài qua Bắc Ninh đến tỉnh Quảng Ninh. Đoạn chạy qua huyện Chí Linh (tỉnh Hải Dương) dài 20 km.
+ Quốc lộ 183, nối quốc lộ 5 với quốc lộ 18, quy mô cấp I đồng bằng.
+ Quốc lộ 37 dài 12,4 km, đây là đường vành đai chiến lược quốc gia, phục vụ trực tiếp cho khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc
Đường tỉnh: có 13 tuyến dài 258 là đường nhựa tiêu chuẩn cấp III đồng bằng
Đường huyện có 352,4 km và 1.448 km đường xã đảm bảo cho xe ô tô đến tất cả các vùng trong mọi mùa.
- Đường sắt: Hải Dương có 70 km đường sắt đi qua (kể cả 15 km đường chuyên dùng cho nhà máy nhiệt điện Phả Lại).
+ Tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với quốc lộ 5, vận chuyển hàng hóa, hành khách qua 7 ga trong tỉnh Hải Dương.
+ Tuyến Kép - Bãi Cháy chạy qua huyện Chí Linh, là tuyến đường vận chuyển hàng nông lâm thuỷ sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc ra nước ngoài qua cảng Cái Lân, cũng như hàng nhập khẩu và than cho các tỉnh.
- Đường thuỷ: với 400 km đường sông cho tàu, thuyền qua lại dễ dàng. Các hoạt động khai thác trên hệ thống sông chỉ mới hình thành theo phương thức tự nhiên nhiều bến bãi, tàu thuyền chưa được cải tạo, phương tiện chỉ dẫn chưa được hiện đại hóa và luồng lạch chưa được nạo vét thường xuyên nên hạn chế khả năng lưu thông. Hiện nay mới chỉ đảm bảo cho các phương tiện loại 30 tấn hoạt động. Trên địa phận Hải Dương có 10 bến xếp dỡ hàng hóa dọc theo các sông, trong đó cảng lớn nhất là cảng Cống Câu có công suất 300.000 tấn/năm.
- Đường không: hiện tại đang có nghiên cứu xây dựng cảng hàng không quốc tế lớn nhất từ trước tới nay tại Hải Dương, nhằm thay thế sân bay Nội Bài.
Hệ thống giao thông trên bảo đảm cho việc giao lưu kinh tế từ Hải Dương đi cả nước và nước ngoài rất thuận lợi
d) Cơ sở vật chất kỹ thuật trong vận chuyển
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các cơ sở lưu trú, dịch vụ kinh doanh vận chuyển khách du lịch ngày một phát triển, phương tiện an toàn, lịch sự; đội ngũ lái xe nhiệt tình, chu đáo. Hiện có 20 doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực này. Một số hãng taxi mới được thành lập nhưng bước đầu hoạt động có hiệu quả. Hiện nay trên toàn tỉnh có trên 500 xe taxi đảm bảo chất lượng, tiện lợi và an toàn cho khách. Toàn tỉnh có 8 điểm cho khách du lịch dừng chân, chủ yếu dọc các quốc lộ 5A và 18. Dịch vụ điểm dừng chân đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Lượng khách du lịch quốc tế dừng chân tại các điểm này hàng năm tăng bình quân 18 - 19%. Nổi bật nhất vẫn là doanh nghiệp tư nhân Minh Anh, năm 2005 đón hơn 300.000 lượt khách quốc tế; sân golf Ngôi Sao Chí Linh phục vụ 40.000 lượt khách đến chơi golf, trong đó khách quốc tế chiếm 70%.
e) Các khu vui chơi giải trí thể thao
Trên địa bàn tỉnh hiện nay ngày xuất hiện khá nhiều khu vui chơi giải trí thu hút được khá nhiều khách du lịch. Hải Dương có một hệ thống công viên khá đẹp. Bên cạnh đó là các trung tâm thể thao: bóng đá, tenis, bóng chuyền, cầu lông…bể bơi, tắm thuỷ lực, xông hơi…đảm bảo nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn của khách du lịch.
f ) Cơ sở y tế
Nhắc đến bộ phận này nhiều người vẫn lầm tưởng rằng đó là công việc của các nhà bảo trợ xã hội hay y tế, nhưng thực chất nó lại rất gắn liền với ngành Du lịch. Trong quá trình thực hiện các chương trình du lịch chúng ta không chỉ cung cấp cho khách du lịch những thông tin về điểm du lịch, đảm bảo an toàn an ninh cho họ mà còn phải quan tâm và đảm bảo sức khỏe cho họ nữa. Chính vì vậy mà cơ sở vật chất của các cơ sở y tế cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của du lịch
Đến nay toàn tỉnh có 6 bệnh viện tuyến tỉnh, 1 khu điều dưỡng, 1 khu điều trị bệnh phong và 13 trung tâm y tế huyện, 6 phòng khám đa khoa khu vực, 236 trạm y tế xã phường. Bình quân 10.000 dân có 4 bác sỹ, 21 gường bệnh. Ở tuyến tỉnh đã được đầu tư một số thiết bị hiện đại trong khám điều trị bệnh như: máy siêu âm, nội soi, chụp cắt lớp..
Đây là những cơ sở hạ tầng hiện có và ngày một nâng cấp hoàn chỉnh để thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Hải Dương.
g) Mạng lưới thông tin liên lạc
Mạng lưới thông tin liên lạc của Hải Dương ngày càng được trang bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Tại các cơ sở lưu trú đã trang bị điện thoại, máy thu thanh, hệ thống ăngten, truyền hình cáp thu các chương trình quốc tế qua vệ tinh. Hiện nay mạng lưới bưu chính viễn thông đã phủ sóng di động trên phạm vi toàn tỉnh, 100% thôn, xã đều có điện thoại liên lạc trực tiếp nhanh chóng với cả nước và thế giới.
h) Hệ thống điện
Trên địa bàn tỉnh có nhà máy nhiệt điện Phả Lại công suất 1.040 Mw, hệ thống lưới điện khá hoàn chỉnh, đảm bảo cung cấp điện an toàn và chất lượng ổn định; trên địa bàn tỉnh có 5 trạm biến áp 110/35 kV tổng dung lượng 197 MVA và 11 trạm 35/10 kV, các trạm phân bố đều trên địa bàn tỉnh. Lưới điện 110, 35 kV đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, phục vụ tốt nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt
2.3.5.Thực trạng khai thác nguồn tài nguyên du lịch của Hải Dương
Hải Dương có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú và vô cùng quý giá, trong đó nguồn tài nguyên nhân văn là nguồn tài nguyên chủ đạo trong các chương trình du lịch văn hóa của tỉnh từ trước đến nay.
Tuy nhiên hiện nay nguồn tài nguyên này đang bị đe dọa nghiêm trọng. Tình trạng xuống cấp của các di tích lịch sử, các điểm tham quan du lịch diễn ra chóng mặt cả về cơ sở vật chất lẫn văn hóa. Cho đến nay, vẫn còn tồn tại nhiều di tích lịch sử chờ nguồn kinh phí hỗ trợ để tu sửa. Tiến độ giải quyết về mặt hành chính để trùng tu lại các di tích lịch sử này cũng diễn ra rất chậm. Do vậy tình trạng các công trình tu sửa di tích lịch sử bị bỏ ngỏ là rất nhiều.
Một điều đáng lo ngại nữa là tại các điểm tham quan du lịch, di tích lịch sử tình trạng người ăn xin, làm thuê, bán hàng rong đứng vây quanh khách du lịch để chèo kéo xin xỏ vẫn diễn ra thường quyên gây mất mỹ quan rất nhiều. Không những vậy mà họ còn là nguyên nhân trực tiếp làm khách du lịch cảm thấy khó chịu, mất hứng thú để ngắm cảnh…Kéo theo hiện trạng đó là tình trạng mất vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch cũng rất đáng lo ngại và cần được lên tiếng. Kể cả người tham gia du lịch lẫn người kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch đều không có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh. Vì thế mà càng làm cho các di tích lịch sử, điểm tham quan này xuống cấp nhanh hơn.
Mặt khác trên địa bàn tỉnh Hải Dương còn rất nhiều điểm tham quan du lịch lý tưởng có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có bề dày văn hóa lâu đời thì hiện nay vẫn chưa được đưa vào khai thác phục vụ du lịch hay mới chỉ được khai thác ở tầm vi mô, chưa phát huy được hết tiềm năng. Bỏ qua các nguồn tài nguyên đó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta quay lưng lại với khả năng doanh thu mà đáng lẽ chúng ta có được. Và như vậy là ta đã lãng phí nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với du lịch.
Tuy nhiên cũng không thể nói Sở Thương mại và Du lịch Hải Dương và các cơ quan ban ngành chức năng đã buông lơi việc quản lý cũng như công tác khai thác và phát triển nguồn tài nguyên của tỉnh. Trong những năm qua, tỉnh cũng đã ký quyêt định trùng tu rất nhiều các di tích lịch sử như: văn miếu Mao Điền, tượng đài Trần Hưng Đạo…để tiếp đón khách du lịch được nhiều hơn nữa, trả lại vẻ đẹp vốn có cho các điểm du lịch này. Không những vậy tỉnh còn có các kế hoạch cải tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên để đưa vào khai thác du lịch hiệu quả hơn.
Sở Thương mại và Du lịch Hải Dương cũng đã từ lâu đưa ra phương án cho phép các cơ sở kinh doanh du lịch tự phát triển và tự điều hành làm sao để khai thác nguồn tài nguyên nhân văn một cách triệt để và có hiệu quả.Vì vậy hàng loạt các cơ sở kinh doanh du lịch đã ra đời. Hiện nay bước đầu toàn tỉnh có 7 đơn vị hoạt động lữ hành (trong đó hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế có chi nhánh Công ty Đầu tư thương mại và dịch vụ Thắng Lợi tại Hải Dương). Các doanh nghiệp có nhiều cố gắng trong nghiên cứu thị trường, xây dựng các Tour, tuyến, các loại hình du lịch phong phú để thu hút khách.
Như vậy Sở Thương mại và Du lịch Hải Dương và các ban ngành chức năng đã nỗ lực rất nhiều trong công tác quản lý khai thác tài nguyên du lịch, góp phần thúc đẩy việc tạo ra các sản phẩm du lịch mới thu hút sự chú ý của khách du lịch -trong nước và quốc tế. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế và thời gian nên một số tài nguyên vẫn chưa được khai thác hợp lý. Điều này chúng ta cần rút ra kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn nữa việc quản lý và khai thác nguồn tài nguyên du lịch.
2.3.6.Thực trạng đầu tư vào du lịch
Đầu tư là đòn bẩy thúc đẩy các ngành kinh tế, trong đó có du lịch phát triển. Trong những năm qua, đầu tư du lịch Hải Dương còn nhỏ bé, vấn đề này cần được quan tâm hơn nữa để Hải Dương có thể hội nhập cùng du lịch của vùng và của cả nước. Thực tế thì nhu cầu đầu tư cho du lịch ở Hải Dương là rất lớn.
Đối với du lịch Hải Dương thì có một phần nội dung khá quan trọng, đấy là việc tôn tạo các di tích văn hóa. UBND tỉnh đã có chỉ đạo tích cực để ngành Văn hóa tỉnh tạo dựng những khung cảnh đổi khác lớn trong một số điểm du lịch, nổi tiếng là đền thờ Nguyễn Trãi (Côn Sơn - Chí Linh), tượng đài Trần Hưng Đạo…Các đền, đình chùa các nơi cũng được tôn tạo đáng kể như: chùa Giám, văn miếu Mao Điền…,các địa phương cũng tự tôn tạo lại các đền chùa của địa phương. Những sự đầu tư ấy không được tính trong sự đầu tư vào du lịch nhưng cũng giúp cho sự phát triển du lịch được tiến thêm một bước.
Ở Hải Dương các công trình vui chơi giải trí cũng được xây dựng với quy mô đáng kể: vườn hoa Bạch Đằng (thành phố Hải Dương)…Khu thành phố mới, những tuyến đường quốc lộ số 5 và 18 được nâng cấp…đã góp phần thay đổi bộ mặt chung.
Trong những năm gần đây UBND tỉnh Hải Dương đã quan tâm bổ sung vốn đầu tư cho một số dự án nâng cấp cải tạo các cơ sở lưu trú, phương tiện vận chuyển khách du lịch và các khu vui chơi giải trí. Giai đoạn 1998 - 2002 tổng số vốn đầu tư đạt 44 tỷ đồng cho các khu du lịch như: Côn Sơn - Kiếp Bạc và thành phố Hải Dương. Trong đó phần lớn là đầu tư xây dựng, nâng cấp khách sạn, nhà nghỉ và hạ tầng du lịch, một số ít đầu tư cho vận chuyển khách. Vì vậy mà cơ sở vật chất kỹ thuật ở Hải Dương đã được cải thiện đáng kể.
Nhiều cơ sở lưu trú du lịch đã chủ động dành nguồn vốn đầu tư để cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa trang thiết bị. Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cũng đã đầu tư xây dựng mới nhiều cơ sở du lịch, đặc biệt là các cơ sở lưu trú và ăn uống. Tuy nhiên, với nguồn vốn còn hạn hẹp, mặc dù được cải tạo nâng cấp nhưng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở Hải Dương vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành trong giai đoạn hiện nay. Một khâu hầu như còn khiếm khuyết trong đầu tư vào du lịch Hải Dương, đó là đầu tư vào các khu du lịch, các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao và các dịch vụ du lịch khác, các cơ sở đào tạo, các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ…Chính những cơ sở dịch vụ du lịch bổ trợ này là nguồn tạo ra doanh thu cao cùng với những doanh thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, lữ hành...
2.3.7.Đánh giá chung về tình hình hoạt động du lịch của tỉnh trong những năm qua
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong những năm vừa qua, du lịch tỉnh ta còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Đó là toàn tỉnh chưa có một khu du lịch hoàn chỉnh, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn chưa phong phú, hấp dẫn nên mặc dù lượng khách đông và tăng nhưng thời gian lưu lại ngắn, chi tiêu cho mua sắm và vui chơi giải trí thấp. Lượng khách du lịch quốc tế còn ít, khách du lịch thuần túy vào Hải Dương chiếm tỷ lệ nhỏ, phần lớn khách quốc tế nghỉ lại Hải Dương là khách của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh ta và khách đến với mục đích tìm kiếm thị trường đầu tư, hoặc khách đi theo Tour chỉ dừng chân ăn uống và mua hàng hóa. Các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch ở quy mô nhỏ, trình độ, kỹ năng, chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp chưa cao, đặc biệt tỉnh ta chưa có doanh nghiệp mạnh chuyên kinh doanh lữ hành. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch vẫn còn hạn chế, công tác tiếp thị còn yếu, chưa có chiến lược cụ thể rõ ràng, do nguồn kinh phí hạn hẹp nên việc nghiên cứu dự báo thị trường kém, tuyên truyền quảng bá tiếp thị còn nhỏ bé chưa tạo được chuyển biến sâu rộng trong xã hội. Ý thức trách nhiệm tham gia phát triển du lịch từ việc giữ gìn bảo vệ tài nguyên , sản phẩm du lịch, bảo vệ môi trường, trật tự vệ sinh ở các tuyến, điểm du lịch còn hạn chế.
Chương 3
Một số định hướng &
những giải pháp nhằm khai thác và phát triển du lịch Hải Dương
3.1.Một số định hướng phát triển du lịch của Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh có tiềm năng tương đối đa dạng và phong phú để phát triển du lịch. Do vậy trong chiến lược phát triển du lịch của vùng Bắc Bộ, cũng như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010 đều đánh giá ngành kinh tế du lịch Hải Dương có điều kiện phát triển và đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu ngoại tệ và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Phát triển ngành Du lịch Hải Dương trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài phải dựa trên những quan điểm phát triển sau:
- Phát triển du lịch sinh thái, cảnh quan, môi trường bền vững: phát triển du lịch đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhưng phải gắn liền với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trường sinh thái.
- Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống: phát triển du lịch dựa trên nguyên tắc bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, tránh du nhập những văn hóa phẩm độc hại…
- Phát triển du lịch phải dựa trên mối liên hệ khăng khít, chặt chã với các ngành kinh tế khác, tạo điều kiện để các ngành kinh tế khác phát triển.
Phát triển mạnh ngành Du lịch và dịch vụ sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. Tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế của địa phương trước hết nhằm mục đích:
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán.
- Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
- Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế.
- Phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống, làng nghề, cảnh quan, môi trường…
3.2.Các giải pháp khai thác và phát triển du lịch Hải Dương
1) Công tác quy hoạch
Triển khai lập, xét duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết khu vực trọng điểm, trên cơ sở đó xây dựng các dự án ưu tiên đầu tư theo từng giai đoạn. Trong đó đặc biệt quan tâm lập và xét duyệt các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp, phục hồi các di tích lịch sử văn hóa cho các khu du lịch trọng điểm. Phát huy việc xã hội hóa du lịch thực hiện quy hoạch theo tinh thần Nghị định 52/1999/NĐ - CP và các văn bản khác của Nhà nước về quản lý quy hoạch của Chính phủ về Quy chế quản lý đầu tư xây dựng, công bố rộng rãi các quy hoạch phát triển du lịch sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt, tăng cường quản lý theo quy hoạch.
Trong công tác quy hoạch cần lưu tâm:
- Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020
- Tiến hành thiết kế các quy hoạch chung - phối hợp đồng bộ với quy hoạch văn hóa và quy hoạch xây dựng cũng như các chuyên ngành khác (giao thông vận tải, nước, điện…)
+ Côn Sơn - Kiếp Bạc (đặc biệt quan trọng)
+ An Phụ - Dương Nham (đặc biệt lưu tâm tới việc tránh khai thác đá tràn lan)
+ Quy hoạch các điểm du lịch ở các huyện (các di tích quan trọng, danh y Tuệ Tĩnh, vườn vải tổ Thanh Hà, đảo cò Chi Lăng)
- Rà soát lại các quy hoạch và dự án đã có
- Tăng cường công tác quy hoạch gắn liền với dự án, các chủ đầu tư có tiềm lực về kinh tế trong và ngoài nước.
- Tăng cường công tác quy hoạch với việc quản lý quy hoạch.
2) Tăng cường công tác quản lý nhà nước và hoàn thiện các chính sách phát triển du lịch
Tuy nhiên để thúc đẩy ngành du lịch Hải Dương phát triển nhanh và theo kịp được với nhịp độ phát triển của khu vực, thì trong thời gian tới Sở du lịch Hải Dương cần phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về du lịch. Cụ thể là:
- Tổ chức hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch chặt chẽ và thường xuyên hơn.
- Tăng cường sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ hơn nữa giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đối với các cơ quan ban ngành chức năng địa phương để phát triển du lịch, giải quyết một số vấn đề liên quan đến du lịch có tính liên ngành như:
+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là các di tích đã được Nhà nước xếp hạng, các khu danh lam thắng cảnh khỏi tình trạng khai thác bừa bãi, không có quy hoạch làm kiệt quệ nguồn tài nguyên.
+ Triển khai có hiệu quả công tác quản lý, chấm dứt hiện tượng không lành mạnh, hành vi gây phiền hà, quấy nhiễu du khách đến tham quan (ví dụ: tệ ăn xin níu kéo, chèo kéo bán hàng rong, ép mua hàng, làm mất vệ sinh môi trường gây ô nhiễm một số cảnh quan và điểm tham quan du lịch)
+ Thực hiện cải tiến thủ tục hành chính, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, môi trường kinh doanh lành mạnh, từng bước tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch để họ tổ chức kinh doanh đúng quy định, đúng pháp luật và có hiệu quả cao.
+ Xây dựng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ về vốn, lãi suất hay miễn giảm thuế…, tạo điều kiện và khuyến khích các cơ sở kinh doanh du lịch mở rộng kin doanh hơn nữa.
+ Tăng cường phối hợp với các ngành giao thông công chính, bưu điện, cung ứng năng lượng, sở văn hóa thông tin, sở giáo dục và đào tạo cùng thực hiện chủ trương mở rộng môi trường du lịch cho thành phố.
3) Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Nền kinh tế thế giới phát triển ngày càng cao với sự phổ biến của khoa học công nghệ. Vì vậy nhu cầu phục vụ du lịch của khách du lịch cũng nhày một cao hơn. Hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật của Hải Dương vẫn còn lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển. Trong những năm qua khách sạn được xếp sao vẫn còn hạn chế, số phòng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của một số khách du lịch quốc tế kể cả về số lượng và chất lượng. Do đó Hải Dương cần thực hiện đầu tư nâng cấp cho cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho khách du lịch.
- Kêu gọi vốn đầu tư nhà nước và nước ngoài cho việc cải tiến hệ thống giao thông vận tải. Tiếp tục mở rộng các tuyến đường trong thành phố và tăng cường các dịch vụ vận tải công cộng,
- Đầu tư đổi mới trang thiết bị trong ngành Du lịch, đặc biệt là trong các khách sạn.
- Tiến hành cổ phần hóa đối với những khách sạn, nhà hàng nằm trong phạm vi doanh nghiệp nhà nước nhằm huy động vốn để mở rộng kinh doanh.
- Sử dụng quỹ đất của thành phố để đầu tư cho việc xây dựng các khách sạn, nhà hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Đối với các khu vui chơi giải trí cần tăng cường thêm vốn và nhân lực, biến chúng thành những khu vui chơi giải trí cấp cao (resort), đa dạng hóa các loại hình vui chơi.
- Thực hiện tốt và mở rộng các chế độ ưu đãi về đầu tư để kêu gọi đầu tư nước ngoài kết hợp với các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật.
4) Đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù
Đây là một trong những yếu tố quan trọng của sự phát triển du lịch Hải Dương, đòi hỏi phải nhanh chóng tạo ra các sản phẩm du lịch mới, độc đáo mang đậm bản sắc riêng của Hải Dương. Một số hướng cơ bản để giải quyết vấn đề này gồm:
- Tiến hành điều tra đánh giá về hiện trạng của sản phẩm du lịch Hải Dương (chất lượng, số lượng, khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách), những tiềm năng tạo sản phẩm còn chưa được khai thác…để từ đó có kế hoạch xây dựng những sản phẩm mang tính đặc thù, có chất lượng cao và đáp ứng được yêu cầu của những thị trường khách chính của Hải Dương.
- Nhanh chóng đánh giá, phân loại hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ, ban hành các quy định cụ thể chặt chẽ về tiện nghi và chất lượng dịch vụ trong hệ thống các khách sạn, nhà hàng, thường xuyên tiến hành kiểm tra để đảm bảo chất lượng các sản phẩm, dịch vụ không bị xuống cấp.
- Khuyến khích đầu tư nâng cấp mở rộng các loại hình vui chơi giải trí, các cơ sở vui chơi giải trí tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh. Trong lĩnh vực này cần có sự hợp tác và chỉ đạo chung để tránh sự trùng lặp trong thiết kế các hình thức vui chơi giải trí.
- Nghiên cứu quy hoạch một số điểm trình diễn văn nghệ ca múa nhạc dân tộc với những chương trình độc đáo mang tính nghệ thuật và dân tộc cao.
- Huy động các nguồn vốn đầu tư nâng cấp, hình thành các khu điểm du lịch chuyên đề và tổng hợp, có khả năng thu hút và cung cấp các dịch vụ đa dạng, chất lượng cao.
- Cần nhấn mạnh tới các sản phẩm mang tính đặc thù, đặc sắc của Hải Dương đó là tổ chức lễ hội hoành tráng đối với Côn Sơn - Kiếp Bạc, tổ chức dịch vụ thật tốt tại các điểm dừng chân, tổ chức thật tốt những điểm du lịch có tính chất độc đáo, tổ chức khai thác triệt để những cảnh quan thiên nhiên đã có và những tác phẩm nghệ thuật mà con người tạo ra, tổ chức các hoạt động nhất là đối với giới văn học nghệ thuật, âm nhạc, hội họa, khuyến khích họ có tác động trực tiếp với du lịch Hải Dương, tổ chức nâng cao tính chất du lịch của các sản phẩm các làng nghề…
5) Nâng cấp, sửa chữa và xây dựng các điểm du lịch
Do việc khai thác ồ ạt không đúng hướng nguồn tài nguyên phục vụ du lịch của các doanh nghiệp trong những năm qua, nên hiện tượng xuống cấp của một số điểm tham quan du lịch và di tích lịch sử diễn ra rất nhiều.
Để phát triển du lịch Hải Dương thành một ngành du lịch bền vững, làm vừa lòng, thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách du lịch thì Hải Dương cần phải nhanh chóng nâng cấp, sửa chữa và xây dựng các điểm du lịch. Để có thể thực hiện được điều này, chúng ta cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
- Tiến hành kiểm tra, lên danh sách các điểm du lịch, di tích lịch sử đang bị xuống cấp để có thể tạm ngừng việc khai thác, tạo thời gian phục hồi lại. Từ việc có danh sách của các điểm tham quan đó ta phân loại mức độ xuống cấp để kịp thời xin ý kiến chỉ đạo của các ban ngành quản lý chức năng.
- Thành lập các quỹ hỗ trợ, kêu gọi đóng góp của người dân và các tổ chức về tài chính để tu sửa các điểm tham quan, di tích lịch sử bị xuống cấp.
- Kêu gọi hỗ trợ và đầu tư nước ngoài để chúng ta có điều kiện về tài chính nâng cấp các cơ sở bị xuống cấp đó.
6) Xây dựng các loại hình du lịch mới
Nguồn tài nguyên du lịch của Hải Dương chủ yếu vẫn là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn, chính vì vậy mà từ trước đến nay tỉnh ta vẫn phát triển du lịch theo hướng tham quan, thẩm nhận các công trình văn hóa mà chưa phát triển thêm các loại hình du lịch, xây dựng thêm các chương trình du lịch mới. Để thu hút khách du lịch chúng ta cần xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn hơn bằng việc kết hợp với các loại hình du lịch khác. Ví dụ như:
- Du lịch hội nghị: Đây là một loại hình du lịch mang tính đặc thù rất riêng, rất đặc biệt. Đó thường là các chuyến công du của các đoàn ngoại giao, các lãnh đạo cấp cao của các quốc gia hay các tập đoàn kinh tế hoặc các tổ chức phi chính phủ. Vì thế họ là những vị khách có khả năng thanh toán rất cao. Phát huy loại hình du lịch này, ngành du lịch Hải Dương sẽ thu được ngoại tệ lớn và nhanh chóng phát triển được du lịch.
7) Xúc tiến quảng bá du lịch
Tại điều 17 chương III Pháp lệnh du lịch của Nhà nước Việt Nam quy định: “Nhà nước có chính sách và biện pháp đẩy mạnh xúc tiến du lịch theo các nội dung: Tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi về đất nước, con người Việt Nam, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích Cách mạng, di sản văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn hóa dân tộc cho các tầng lớp nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế. Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn, phát huy truyền thống mến khách của dân tộc…”
Tuyên truyền , quảng bá là một trong những biện pháp rất quan trọng trong việc phát triển du lịch. Đây là cách đưa du khách đến với các điểm tham quan du lịch, là cách rút ngắn khoảng cách về sự hiểu biết của khách du lịch đối với điểm du lịch. Nếu như công tác tuyên truyền, quảng bá tốt thì ấn tượng của điểm du lịch sẽ đến gần với khách du lịch hơn, sẽ thúc đẩy được nhu cầu đi du lịch của họ đến nhanh hơn và kích thích trí tò mò của họ nhiều hơn. Để đạt được điều này thì phương thức và mức độ quảng bá là rất quan trọng.
Có thể thực hiện quảng bá bằng cách đặt các tấm biển quảng cáo có nội dung hấp dẫn, trình bày có thẩm mỹ tại các vị trí quan trọng của thành phố, tại những nơi tập trung đông dân cư, đặc biệt là nơi hay có người nước ngoài đi lại, sinh sống, tại các trạm điện thoại công cộng, các bến xe bus, các khu vui chơi giải trí…
Ngoài ra ta cũng có thể lập ra các trang Web về du lịch bằng nhiều thứ tiếng khác nhau bởi Internet là công cụ hữu hiệu nhất để đưa thông tin đến cho toàn thế giới nhanh nhất. Chúng ta nên đặt quảng cáo về du lịch tại các trang Web thông tin khác nhằm xuất hiện tối đa sự hiện diện của du lịch trên mạng Internet.
Song song với việc tạo ra các trang Web hấp dẫn, chúng ta cho xây dựng các đĩa CD room, cho ban hành các ấn phẩm, sách báo về du lịch, giới thiệu về tiềm năng du lịch, các điểm du lịch, các chính sách du lịch của Hải Dương và Việt Nam bằng nhiều thứ tiếng, đặc biệt là tiếng Anh…Phối hợp với các đài truyền hình xây dựng các chương trình về hoạt động du lịch của Hải Dương, tạo các sân chơi trên truyền hình có chủ đề thuộc về lĩnh vực du lịch để mọi đối tượng người dân đến gần với du lịch hơn.
Xây dựng, tổ chức và phát triển các sự kiện văn hóa, phong trào du lịch như: “Tuần lễ du lịch Hải Dương”…, tổ chức chào mừng các ngày lễ lớn của tỉnh và của cả nước, kết hợp với việc phát triển các cuộc thi Hướng dẫn viên giỏi, cán bộ ngành du lịch giỏi…để khuyến khích mọi người tham gia và quan tâm đến ngành du lịch.
8) Phát triển du lịch Hải Dương phối hợp khai thác du lịch của các vùng lân cận
Hải Dương nằm ở vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh của vùng Bắc Bộ. Chính vì vậy, Hải Dương có một vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng nói riêng và của cả nước nói chung. Du lịch của Hải Dương phát triển không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho tỉnh mà còn tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế của các vùng lân cận. Tuy không có điều kiện phát triển du lịch biển như: Hải Phòng, Quảng Ninh… hay nghỉ mát như ở Tam Đảo, Sa Pa…nhưng nơi đây lại có nguồn tài nguyên nhân văn vô cùng phong phú. Đây chính là điểm mấu chốt để du lịch Hải Dương kết hợp với các vùng lân cận tạo nên sự hài hòa, hoàn mỹ cho du lịch để đưa du lịch của tỉnh đến với mục tiêu phát triển du lịch bền vững.
Ngành du lịch Hải Dương cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với ngành du lịch của các vùng lân cận tạo nên thế vững chắc cho ngành du lịch. Hải Dương cần chủ động trong việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn nhân lực, giới thiệu các điểm du lịch nổi tiếng, các sản phẩm du lịch đặc thù của mình đồng thời xây dựng kế hoạch xúc tiến quảng bá hiệu quả để tham gia cùng các địa phương khác mở rộng điểm đến trong tuyến du lịch. Làm được điều này, lượng khách sử dụng Tour liên tỉnh sẽ cao hơn theo đó các dịch vụ tại nhiều địa phương cũng thu được lợi nhuận kinh tế tốt hơn. Việc phát triển du lịch Hải Dương trên cơ sở tăng cường liên kết giữa các tỉnh phụ cận và các trung tâm du lịch lớn của vùng sẽ là giải pháp tốt để tạo tuyến liên hoàn trong phát triển du lịch của vùng.
9) Nâng cao chất lượng phục vụ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong ngành du lịch.
Đội ngũ nhân viên luôn là nhân tố quan trọng của mọi loại hình kinh tế. Đối với du lịch, một ngành kinh tế dịch vụ đặc thù thì đội ngũ nhân viên lại càng quan trọng hơn. Họ là những người trực tiếp làm ra sản phẩm, trực tiếp bán sản phẩm và là bộ mặt, đại diện cho toàn ngành. Do vậy yêu cầu về chất lượng đối với đội ngũ lao động, cán bộ công nhân viên trong ngành là tương đối cao.
Tuy nhiên đội ngũ nhân viên, cán bộ phục vụ trong ngành du lịch của Hải Dương từ trước đến nay vẫn còn nhiều hạn chế. Chủ yếu họ là những đối tượng chuyển đổi từ các ngành, lĩnh vực kinh tế khác sang làm công tác du lịch. Do đó, ít nhiều họ không có đầy đủ kiến thức về mặt chuyên môn nghiệp vụ nên gặp rất nhiều khó khăn trong công việc. Hơn nữa đa phần đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành du lịch của Hải Dương còn thiếu khả năng ngoại ngữ, một yêu cầu hàng đầu đối với du lịch. Vì thế, họ còn hạn chế rất nhiều trong các khâu giao tiếp, giải quyết công việc với khách du lịch quốc tế.
Để phát triển đội ngũ nhân viên trong ngành du lịch của tỉnh cả về chất lượng và số lượng thì công tác đào tạo, bồi dưỡng là vô cùng quan trọng.
Trước hết, chúng ta phải thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng với khoảng thời gian hợp lý để đội ngũ nhân viên ngành du lịch có điều kiện bổ túc thêm kiến thức cho mình, đặc biệt là đội ngũ Hướng dẫn viên.
Thường xuyên tổ chức các chương trình, cuộc thi có tính chất chuyên môn cho đội ngũ nhân viên để họ có cơ hội trau dồi, học hỏi thêm kiến thức và kinh nghiệm.
Tạo điều kiện cho lớp trẻ, bổ sung họ vào tầng lớp cán bộ, nhân viên trong ngành. Bởi vì họ là những người được đào tạo kỹ về chuyên môn, nghiệp vụ, hơn nữa họ là những người năng động sẽ đáp ứng được nhu cầu khắt khe của du lịch.
Các kế hoạch, chương tình đào tạo phải có sự kết hợp đồng bộ giữa Sở Du lịch, Tổng cục Du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
10) Đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm
Vệ sinh môi trường không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển du lịch của Hải Dương.
Sở Du lịch Hải Dương cần phải có sự kết hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các chương trình hành động bảo vệ môi trường như: tổ chức các tuần lễ vì môi trường; tuyên truyền kêu gọi người dân tham gia bảo vệ môi trường, bảo vệ các di tích lịch sử của tỉnh.
Thành lập quỹ vì môi trường để có điều kiện kịp thời tham gia vào các công tác bảo vệ môi trường. Ban hành các quy định, hình thức xử phạt hành chính đối với các trường hợp có hành động phá hoại gây huỷ hoại môi trường.
Khách du lịch sẵn sàng chi trả cho những bữa ăn thịnh soạn mang đậm phong vị của Hải Dương nhưng họ cũng sẽ huỷ bỏ ngay nếu biết rằng bữa ăn đó không đủ tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Tăng cường công tác an toàn thực phẩm không chỉ bảo vệ cho sức khỏe của khách du lịch mà còn giúp cho ngành du lịch Hải Dương giữ được uy tín và phát triển bền vững. Muốn làm được điều này thì Sở du lịch và các cấp, các ngành chức năng phải thường xuyên tiến hành kiểm tra tại các cơ sở dịch vụ kinh doanh ăn uống.
Ban hành các thông tư, quy định về an toàn thực phẩm tại các khách sạn, nhà hàng nhằm đẳm bảo uy tín cho các cơ sở kinh doanh ăn uống nói riêng và cho ngành du lịch Hải Dương nói chung.
Tuy nhiên để làm được điều này thì không chỉ có các cấp, các ngành lãnh đạo đưa ra các phương án hành động, mà ngay bản thân chúng ta, những người trực tiếp tham gia hoạt động du lịch hãy bảo vệ môi trường như bảo vệ chính bản thân mình.
11) Mở rộng thị trường
Thị trường là nhân tố quan trọng của sự phát triển. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển cần không ngừng mở rộng và phát triển thị trường, kể cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, đặc biệt chú trọng thị trường khách du lịch nội địa vì đây là thị trường chính của du lịch Hải Dương cả hiện tại lẫn về lâu về dài.
- Đối với thị trường trong nước: lượng khách du lịch nội địa của tỉnh trong những năm qua có mức tăng ổn định và trở thành thị trường chủ đạo của du lịch Hải Dương, đòi hỏi có chính sách và biện pháp thích hợp khai thác tốt thị trường này. Khách du lịch nội địa chủ yếu đến từ các tỉnh lân cận, thủ đô Hà Nội và các tỉnh thuộc vùng du lịch Bắc Bộ, họ đến với mục đích đi du lịch, công vụ, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, tham dự các lễ hội đặc sắc. Vì vậy cần tiến hành hợp tác với các công ty lữ hành hoặc mở văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…, coi trọng mở rộng và phát triển thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
Ngoài ra cần quan tâm đến thị trường miền Trung và miền Nam, đặc biệt là Huế - Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là phân đoạn thị trường lớn và có khả năng chi trả tương đối cao, sản phẩm chính cho phân đoạn thị trường này là các di tích văn hóa lịch sử, các lễ hội.
- Đối với thị trường ngoài nước: Hải Dương với lợi thế sản phẩm chính cho thị trường này là du lịch sinh thái, văn hóa, nghiên cứu. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, liên kết với các công ty du lịch tại Hà Nội (trung tâm phân phối khách quốc tế của miền Bắc), nghiên cứu triển khai việc thiết lập trang Web riêng của du lịch Hải Dương để tăng khả năng truy cập trực tiếp của du khách và các hãng lữ hành quốc tế. Tăng cường đầu tư chiều sâu đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Trong thời gian tới cần tập trung vào thị trường các nước Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á.
12) Thu hút vốn đầu tư
Muốn đầu tư phát triển thì yếu tố quan trọng hàng đầu là vốn, trong khi đó nguồn tích lũy từ GDP du lịch chỉ đáp ứng được một phần nhỏ. Đối với một tỉnh có nguồn thu còn khiêm tốn như Hải Dương thì việc huy động vốn cho đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách và từ tích lũy của các doanh nghiệp du lịch là khá hạn chế, vì vậy cần có những giải pháp linh hoạt để huy động tối đa các nguồn vốn trong nước và ngoài nước. Các nguồn vốn có thể huy động thêm là vốn hỗ trợ của TW và các Bộ, ngành, vốn đầu tư tư nhân, vốn liên doanh liên kết, vốn vay ngân hàng và các nguồn khác.
Vấn đề quan trọng là phải tạo được cơ chế, chính sách phù hợp, khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các cồng trình du lịch theo quy hoạch và dự án đầu tư cụ thể, đồng thời có chính sách rõ ràng về quản lý đầu tư xây dựng, kinh doanh lợi nhuận và phân chia lợi nhuận.
Một số hướng đi cần nghiên cứu áp dụng là:
- Nhanh chóng xây dựng các dự án kêu gọi vốn đầu tư cho du lịch Hải Dương, ban hành các quy định ưu đãi về đầu tư như: ưu tiên giải phóng mặt bằng, giảm giá cho thuê đất, miễn giảm các khoản thuế trong một khoảng thời gian nhất định…
- Nhanh chóng xây dựng các quy hoạch và dự án đầu tư cụ thể, sử dụng nguồn vốn đầu tư hỗ trợ hạ tầng du lịch của TW đầu tư hạ tầng cho các khu, điểm du lịch làm đòn bẩy thu hút vốn của các thành phần kinh tế khác đầu tư vào các sản phâm du lịch.
- Nghiên cứu áp dụng giải pháp “đổi đất lấy hạ tầng”, đầu thầu sử dụng quỹ đất tạo vốn đầu tư phát triển du lịch. Giải pháp này đã được thực hiện có hiệu quả ở một số địa phương trong nước.
- Tăng cường công tác quản lý thị trường chống thất thu thuế từ các doanh nghiệp và các hộ tư nhân, tiết kiệm các khoản chi không cần thiết, tăng cường liên doanh với các địa phương khác để phát triển du lịch.
- Đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép đầu tư; xác định rõ chức năng và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong việc hướng dẫn, xúc tiến đầu tư, thành lập thêm các tổ chức xúc tiến đầu tư; khuyến khích phát triển đi đôi với tăng cường quản lý Nhà nước nhằm đảm bảo vai trò quản lý và điều tiết của cơ quan Nhà nước, đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng của mọi thành phần kinh tế trong khuôn khổ pháp luật.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của các đoàn thể, tổ chức chính phủ, phi chính phủ, của các Bộ ngành và khuyến khích huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ trong dân.
13) Tăng cường hợp tác quốc tế về du lịch
Đây là giải pháp phát triển du lịch không chỉ của riêng Sở du lịch Hải Dương mà còn là của cả Tổng cục Du lịch Việt Nam đề ra.
Hợp tác quốc tế về du lịch sẽ là điều kiện tốt nhất để ngành du lịch Hải Dương có cơ hội được học hỏi, giao lưu kinh nghiệm với các quốc gia có ngành du lịch phát triển trong các tổ chức quốc tế. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tổ chức quốc tế về du lịch hỗ trợ các nước tham gia về nhiều mặt như: tài chính, nguồn nhân lực, chiến lược phát triển cũng như chuyển giao công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên Việt Nam mới chỉ tham gia vào một số tổ chức quốc tế về du lịch như: PaTa, ASIA Travel, WTO. Vì thế trong tương lai, cần phải tiến hành tham gia vào tất cả các tổ chức quốc tế về du lịch để đưa du lịch tỉnh nhà vươn lên một tầm cao mới.
14) Xã hội hóa phát triển du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, sự phát triển du lịch luôn nằm trong mối quan hệ tương hỗ với các cấp, các ngành, các đoàn thể và toàn xã hội. Tuy được Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển du lịch là một định hướng chiến lược quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng không phải ở đâu vai trò của du lịch cũng được đánh giá một cách đầy đủ, đúng đắn và tạo điều kiện tốt nhất để phát triển.
Do vậy trước hết cần tạo nên sự chuyển biến trong nhận thức về ngành Du lịch trong các cấp, các ngành. Du lịch cần phải được coi là một ngành kinh tế tổng hợp, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương và giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo ra nhiều việc làm cho xã hội; du lịch phối hợp cùng các ngành bảo tồn và khai thác các giá trị về tự nhiên và nhân văn; giúp tái tạo sức lao động cho xã hội; tính liên ngành, liên vùng của du lịch đòi hỏi có sự phối kết hợp liên ngành chặt chẽ có hiệu quả dưới sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền. Bên cạnh đó du lịch còn thể hiện tính xã hội hóa cao, sự phát triển du lịch luôn gắn với cộng đồng dân cư, vai trò của cộng đồng dân cư rất lớn bởi họ vừa là những người hoặc trực tiếp tham gia vào dòng khách du lịch, hoặc tham gia vào các dịch vụ du lịch, vừa góp phần tạo nên môi trường xã hội cho du lịch phát triển, vì vậy cần đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức của toàn dân về phát triển du lịch, tránh các biểu hiện tiêu cực làm cản trở, ảnh hưởng đến phát triển du lịch. Để du lịch Hải Dương phát triển bền vững và có hiệu quả cần tạo lên những điểm du lịch hấp dẫn, an toàn và thân thiện cho du khách.
Kết luận
Trong điều kiện kinh tế - xã hội ngày một phát triển, du lịch đang trở thành một hoạt động không thể thiếu trong đời sống của mọi người dân trên thế giới. Ngày nay du lịch không chỉ dừng lại ở nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí mà còn nhằm thỏa mãn cả những nhu cầu to lớn về mặt tinh thần. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có nét văn hóa đặc trưng riêng biệt không giống nhau thu hút sự chú ý của khách du lịch.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú, thu hút được rất nhiều sự quan tâm của khách du lịch, trong đó có Việt Nam. Hải Dương - một tỉnh của Việt Nam - là một vùng đất sớm phát triển và giàu truyền thống lịch sử văn hóa, là vùng đất trù phú, cảnh quan đa dạng, nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh thắng. Với nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, vị trí địa lý thuận lợi cho phép Hải Dương có thể phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa hấp dẫn và độc đáo.
Trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng. Vì vậy cũng như chiến lược phát triển du lịch của cả nước, trong thời gian tới tỉnh Hải Dương cần phải có chiến lược cụ thể để khai thác triệt để có hiệu quả các tiềm năng du lịch trên địa bàn, từ đó góp phần đưa ngành Du lịch của tỉnh và của cả nước vươn lên ngang tầm với các nước trên quốc tế
Tài liệu tham khảo
1/ Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học Du lịch, tái bản năm 2005, NXB ĐHQG Hà Nội, 1999, 216 trang.
2/ Tác giả V.L, “Phát triển Du lịch Hải Dương để tạo tuyến liên hoàn trong phát triển du lịch vùng”, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, 18/2/2008.
3/ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020
4/ Portal Bộ khoa học & công nghệ tỉnh Hải Dương
5/ Website:
6/ Website:
7/ Website:
8/ Website:
9/ Website:
10/ Website:
Phụ lục
Một số hình ảnh tiêu biểu về các địa danh du lịch ở Hải Dương
* Khu danh thắng Côn Sơn
Chùa Côn Sơn
Bàn Cờ Tiên
Giếng Ngọc
* Đền Kiếp Bạc
Đền Kiếp Bạc
* Tượng đài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Tượng đài Trần Hưng Đạo
* Khu vực An Phụ
Thắng cảnh An Phụ
* Đảo Cò (Chi Lăng Nam)
Đảo Cò
* Mỏ nước khoáng Thạch Khôi
Mỏ nước khoáng
Một số hình ảnh về các làng nghề truyền thống ở Hải Dương
* Làng nghề vàng bạc Châu Khê
Sản phẩm làng nghề Châu Khê
* Hồng Lục - Liễu Tràng, trung tâm khắc ván in mộc bản
Sản phẩm của làng nghề
Một số món ăn truyền thống của Hải Dương
* Vải thiều Thanh Hà
Quả vải thiều
* Bánh đậu xanh Hải Dương
Quy trình chế biến bánh đậu
Bản đồ tỉnh Hải Dương
Bản đồ tỉnh Hải Dương
Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch Hải Dương
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LƯ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH HẢI DƯƠNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về du lịch
1.1.2. Thị trường du lịch
1.1.3. Khái niệm khách du lịch
1.1.4. Tài nguyên du lịch
1.1.5. Sản phẩm du lịch
1.2. Khái quát về du lịch Hải Dương
1.2.1. Cơ cấu điều hành ngành Du lịch Hải Dương
1.2.2. Một số chương trình du lịch tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Chương 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA HẢI DƯƠNG
2.1. Điều kiện tự nhiên của Hải Dương
2.1.1.Vị trí địa lý
2.1.2. Địa hình
2.1.3.Khí hậu
2.1.4.Hệ thống sông hồ
2.1.5.Rừng và hệ sinh thái
2.2. Tài nguyên du lịch của Hải Dương
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
2.3. Thực trạng khai thác và phát triển du lịch của Hải Dương
2.3.1. Thực trạng về thị trường khách
2.3.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch
2.3.3. Thực trạng về nguồn lao động trong ngành du lịch tỉnh Hải Dương
2.3.4. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật
2.3.5. Thực trạng khai thác nguồn tài nguyên du lịch của Hải Dương
2.3.6. Thực trạng đầu tư vào du lịch
2.3.7. Đánh giá chung về tình hình hoạt động du lịch của tỉnh trong những năm qua
Chương 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG, NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẢI DƯƠNG
3.1. Một số định hướng phát triển du lịch Hải Dương
3.2. Các giải pháp khai thác và phát triển du lịch Hải Dương
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DL (175).doc