MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Kết cấu bài viết
Chương 1: VỀ NGƯỜI MƯỜNG Ở HOÀ BÌNH
1.1. Điều kiện tự nhiên, dân số và phân bố dân cư
1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên
1.1.2. Địa bàn dân cư và phân bố dân cư
1.2. Khái quát về người Mường ở Hoà Bình
1.2.1. Quá trình lịch sử
1.2.2. Đặc tính kinh tế
1.2.3. Đặc điểm văn hoá - xã hội
Chương 2: TIỀM NĂNG VĂN HOÁ NGƯỜI MƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HOÀ BÌNH
2.1. Tiềm năng Văn hoá
2.1.1. Cảnh quan Văn hoá
2.1.2. Văn hoá vật thể
2.1.3. Văn hoá phi vật thể
2.2. Giá trị của tiềm năng văn hoá Mường trong phát triển du lịch tỉnh Hoà Bình
Chương 3: TRIỂN VỌNG DU LỊCH VĂN HOÁ MƯỜNG Ở HOÀ BÌNH
3.1. Thực trạng khai thác các giá trị văn hoá Mường phục vụ hoạt động du lịch
3.1.1. Những giá trị văn hoá Mường đang được khai thác
3.1.2. Các sản phẩm du lịch
3.1.3. Các loại hình dịch vụ du lịch
3.2. Thực trạng bảo vệ các giá trị văn hoá Mường trong hoạt động du lịch
3.3. Thực trạng về cơ sở vật chất và những điều kiện khác
3.3.1. Mạng lưới và phương tiện giao thông
3.3.2. Hệ thống cung cấp điện, nước
3.3.3. Hệ thống thông tin liên lạc
3.3.4. Cơ sở lưu trú, ăn uống
3.3.5. Phương tiện vận chuyển khách
3.3.6. Cơ sở vui chơi giải trí, thể thao phục vụ cho du lịch
3.3.7. Lao động trong ngành du lịch
3.4. Những giải pháp tạo hướng phát triển du lịch văn hoá Mường ở Hoà Bình
3.4.1. Giải pháp bảo vệ và khai thác các giá trị văn hoá Mường phục vụ du lịch
3.4.2. Giải pháp về quy hoạch và đầu tư
3.4.3. Giải pháp về cơ sở vật chất, đội ngũ lao động phục vụ Du lịch
3.4.4. Giải pháp về vấn đề tuyên truyền và quảng cáo
3.4.5. Du lịch với sự tham gia của cộng đồng
KẾT LUẬN
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2207 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tiềm năng văn hoá Mường với việc phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lá dân tộc Mường, nghe hát đối Mường tại khách sạn Hoà Bình. Chiều thăm động Tiên Phi - Hết chương trình.
Ngoài các công trình du lịch xây dựng dành cho khách nội địa, các Công ty còn xác định chương trình cho khách quốc tế bởi lẽ lượng khách quốc tế đến Hoà Bình ngày càng đông.
3. Chương trình du lịch dành cho khách quốc tế (đi bộ)
Tour 1: (3 ngày 2 đêm)
Ngày 1: Sáng, hướng dẫn địa phương đón khách tại khách sạn Hoà Bình, xe đưa đến Xà Lĩnh ăn trưa (dân tộc Mường) chiều đi bộ đến hang Kia, ăn tối và ngủ đêm tại Hang Kia (dân tộc Mông).
Ngày 2: Ăn sáng đi bộ đến Táu Nà, ăn trưa picnic. Chiều đi bộ về bản Cun Pheo ăn tối và ngủ đêm tại Cun Pheo (dân tộc Mường).
Ngày 3: Ăn sáng, đi bộ đến Săn Khoè, ăn trưa, về Hà Nội kết thúc chương trình.
Tour 2: 4 ngày 3 đêm.
Ngày 1: 9 giờ sáng, hướng dẫn địa phương đón khách tại khách sạn Hoà Bình. Xe đưa đến Xà Lĩnh, ăn trưa (dân tộc Mường chiều đi bộ khoảng 4 giờ đến Hang Kia (dân tộc Mông). Ăn tối và ngủ tối tại Hang Kia.
Ngày 2: Ăn sáng đi bộ đến Táu Nà, ăn trưa picnic. Chiều đi bộ về bản Cun Pheo (dân tộc Mường) ăn tối và ngủ tối tại Cun Pheo.
Ngày 3: Ăn sáng đi bộ khoảng 4 giờ đến Săn Khoè, ăn trưa, ăn tối ngủ tại Săn Khoè.
Ngày 4: Ăn sáng, đi bộ khoảng 1 tiếng ra bến xe Săn Khoè, về khách sạn Hoà Bình ăn trưa kết thúc chương trình.
Tour 3: 5 ngày 4 đêm (1 đêm tại khách sạn).
Ngày 1: Chiều đến khách sạn Hoà Bình nhận phòng. Ăn tối và ngủ đêm tại khách sạn.
Ngày 2: Ăn sáng xe đưa đến Xà Lĩnh. Ăn trưa, chiều đi bộ đến bản dân tộc Mông Hang Kia. Ăn tối nghỉ tại Hang Kia.
Ngày 3: Ăn sáng đi bộ đến Táu Nà. Ăn trưa picnic. Chiều đi bộ đến bản dân tộc Mường cun Pheo, ăn tối ngủ đêm tại Cun Pheo.
Ngày 4: Ăn sáng, đi bộ đến bản dân tộc Thái Săn Khoè, ăn trưa, ăn tôi sngủ đêm tại Săn Khoè.
Ngày 5: Ăn sáng, đi bộ bản dân tộc Thái Vạn mai, ăn trưa xe đưa quý khách về Hà Nội.
Tour 4: Lễ hội văn hoá du lịch Hoà Bình (1 ngày)
- Xe đưa khách lên bãi tàu (6 km). Tàu đón khách tại bến Thái Thịnh lên xóm Trụ (dân tộc Mường). Dàn cồng chiêng đón khách từ bến lên bản. Uống rượu cần tại nhà sàn dân tộc Mường.
- Khách xem múa - điệu múa dân tộc Mường
- Khách tham gia cùng dân bản thi ném còn
- Xem hội cà kheo đá bóng
- Xem thi bắn nỏ
- Xem đánh quay
- Hội đánh mảng - trò chơi truyền thống của trai gái Mường
- Xem trò chơi buôn chó của dân tộc Mường.
- Khách lên bản múa sạp đoàn kết, chia tay. Khách xuống tàu. Hết chương trình.
3.1.3. Các loại hình dịch vụ du lịch.
Hiện nay, qua việc tìm hiểu các dịch vụ du lịch từ việc khai thác các giá trị văn hoá của dân tộc Mường và các dân tộc thiểu số khác là các dịch vụ thuê nhà nghỉ trọ, mở các quán bán hàng nước giải khát, quà lưu niệm, đồ ăn uống, dịch vụ điện thoại, Internet, và hướng dẫn du khách tham quan, leo núi, biểu diễn văn nghệ dân tộc và cung cấp lương thực. Đây là những loại dịch vụ mà khách rất cần đến cho việc tham quan bản làng. Trong đó dịch vụ kinh doanh lưu trú là loại hình dịch vụ mang lại nguồn thu lớn nhất: Hiện nay, dịch vụ cho thuê nhà nghỉ trọ thường được diễn ra tại các bản làng du lịch của người Mường như Giang Mỗ, Cun Pheo, Vầy Nưa, bản Trụ, Nà Lường, Mường Vôi.. Doanh thu của các hộ gia đình kinh doanh dịch vụ lưu trú này đạt từ 50 đến 60 triệu, đối với những gia đình đón ít khách cũng đạt từ 4 đến 10 triệu/ năm.
Những gia đình đông khách là do đã làm du lịch lâu năm và có quan hệ mật thiết với các Công ty lữ hành (để giữ khách, hợp đồng lưu trú thường xuyên cho khách). Tuy vậy, các gia đình cũng phải đảm bảo chất lượng phục vụ tốt, phong cách phục vụ chu đáo và giá cả hợp lý. Tại những gia đình này, hình thức dịch vụ lưu trú chuyên nghiệp hơn đảm bảo hơn.
Bên cạnh đó, các hộ gia đình trong những bản làng còn có được khoản thu từ việc phục vụ nhu cầu ăn uống tại chỗ và kinh doanh dịch vụ bán đồ lưu niệm, tổ chức biểu diễn văn nghệ dân tộc hay giới thiệu hướng dẫn viên tham quan leo núi thành thạo có kinh nghiệm cho khách. Đây có thể nói là loại hình dịch vụ thu lại nguồn lợi đứng thứ hai sau dịch vụ lưu trú phục vụ khách.
Ngoài ra việc tổ chức biểu diễn các loại hình nghệ thuật dân gian Mường như: cồng chiêng, múa, hát đã mang lại sự thích thú cho du khách, mang lại thu nhập đáng kể cho người dân và góp phần lưu giữ những bản sắc văn hoá vốn có ở người Mường.
Nhìn chung các loại dịch vụ vẫn còn nghèo chưa phong phú làm thoả mãn nhu cầu của du khách do dân bản còn nghèo mà chính sách dân tộc lại nhỏ giọt, chưa thống nhất, thiếu đồng bộ, chưa hợp lý. Đồng thời do chính sách quản lý chưa chặt chẽ dẫn đến nhiều hình thức tự phát, bừa bãi, chưa có các quy định cụ thể đối với các gia đình đủ quyền kinh doanh các loại dịch vụ, chất lượng dịch vụ nên còn đôi khi gây lên sự mất an toàn, tin tưởng đối với du khách.
3.2. Thực trạng bảo vệ các giá trị văn hoá Mường trong hoạt động du lịch.
Du lịch sinh thái và du lịch làng bản văn hoá tộc người là hai loại hình du lịch chính của tỉnh Hoà Bình. Đặc biệt là tài nguyên du lịch văn hoá. Việc khai thác các giá trị tiềm năng văn hoá của các dân tộc trên địa bàn của tỉnh để phục vụ cho mục đích phát triển du lịch là việc làm vô cùng cần thiết và đúng hướng. Với dân số chiếm hơn 60% dân số của toàn tỉnh, với nền văn hoá lâu đời là chủ nhân của nền văn hoá Hoà Bình. Người Mường với bề dầy văn hoá của mình đây là một tiềm năng du lịch vô cùng lớn. Biết được vai trò và tầm quan trọng đó các Công ty du lịch lữ hành của tỉnh hầu hết xây dựng các chương trình du lịch để phục vụ du khách đều dựa trên cơ sở khai thác những giá trị tiềm năng văn hoá đặc sắc của cư dân Mường. Đứng trước thực trạng và tác động mạnh mẽ của ngành du lịch, trước các mặt trái mà hoạt động du lịch mang lại các cơ quan chức năng đã có các biện pháp cụ thể để bảo vệ và giữ gìn các giá trị văn hoá của người Mường.
Các cơ quan ban ngành chức năng từ tỉnh cho tới địa phương có các chính sách:
- Tiến hành quy hoạch, phân vùng cụ thể xác định điểm trọng tâm du lịch chính là các bản Mường để từ đó tiến hành đầu tư xây dựng đưa các làng bản của người Mường vào để phục vụ cho hoạt động du lịch, nhu cầu của khách du lịch.
- Chính từ việc quy hoạch phân vùng các bản Mường từ đó có chính sách bảo vệ quản lý việc xây dựng nhà cửa, làm nương rẫy, khai thác rừng của người dân địa phương để tránh việc phá vỡ cảnh quan tự nhiên, khung cảnh làng bản theo truyền thống. Tránh việc xây dựng bừa bãi các công trình: nhà ở, khu vui chơi giải trí, hàng quán, nhà vệ sinh... bằng các vật liệu hiện đại như: xi măng cốt thép, nhựa... phá vỡ môi trường sinh thái vốn có của người Mường.
- Đầu tư khôi phục và đưa các loại hình văn hoá nghệ thuật dân gian Mường vào phục vụ cho hoạt động du lịch, đấy chính là hình thức giữ gìn khuyến khích làm người dân hiểu được tầm quan trọng và vai trò của các loại hình nghệ thuật dân gian của mình. Để từ đó có ý thức giữ gìn trau dồi, duy trì nó.
- Giáo dục nâng cao hiểu biết của người dân địa phương hiểu về vai trò cũng như tầm quan trọng của giá trị văn hoá của mình đồng thời trang bị cho họ những sự hiểu biết về du lịch, cách cư sử, phục vụ khách du lịch để khỏi làm mất đi vẻ đẹp truyền thống trong con mắt của du khách đối với địa phương. Tiến hành mở các lớp đào tạo cho người dân địa phương vào các đội văn nghệ biểu diễn phục vụ khách du lịch hay đào tạo họ để trở thành hướng dẫn viên du lịch. Không ít những nghệ sỹ, hay những hướng dẫn viên người Mường đã trở thành những rất giỏi và giàu kinh nghiệm. Tạo được sự thích thúc và tin tưởng của khách du lịch.
Mặc dù có những biện pháp để bảo vệ gìn giữ các giá trị văn hoá Mường song vẫn còn rất nhiều các mặt tồn tại. Do sự quản lý lỏng lẻo, đầu tư không đúng lúc, đúng cách, không đồng bộ giữa các cơ quan có chức năng từ tỉnh xuống địa phương. Thậm chí do những suy nghĩ chỉ biết khai thác chứ không biết bảo tồn và giữ gìn do vậy nên:
- Lượng khách du lịch đến các bản Mường ngày càng đông nên nhu cầu lưu trú của khách tăng nhanh chóng do vậy việc các gia đình phá rừng, phá ruộng, lấp ao... để làm nhà ngày càng nhiều, hay việc sử dụng các vật liệu như gạch ngói, bê tông, xi măng, để xây dựng nhà làm cơ sở lưu trú cho khách ngày càng nhiều. Điều này đã phá vỡ cảnh quan văn hoá làng bản truyền thống của người Mường, tạo nên sự lạc lõng, thiếu hài hoà phản cảm gây thất vọng cho du khách.
- Để phục vụ cho nhu cầu của khách một số gia đình đã thay đổi lại cách bố trí ngôi nhà sàn truyền thống của mình, họ kê thêm các dụng cụ đồ dùng hiện đại: ti vi, tủ lạnh, điện thoại, bàn ghế nhựa... vào trong ngôi nhà của mình. Hoặc khi có khách lưu trú gia đình họ chuyển mọi hình thức sinh hoạt của mình ra phía sau hay đi chỗ khác để phục vụ khác. Chính điều này không những làm cho khách du lịch không bằng lòng mà ngược lại du khách lại thấy thất vọng bởi không gian kiến trúc của ngôi nhà sàn cổ truyền của người Mường bị phá vỡ. Du khách đến đây không phải để hưởng thụ mà đến đây để được chứng kiến tìm hiểu cuộc sống thật của dân tộc Mường, họ muốn có được cảm giác mới lạ: căn nhà, đồ dùng sinh hoạt, bàn ghế, đũa ăn cơm, mâm... Vật liệu để chế biến những món ăn... của người Mường đều do tự nhiên nơi núi rừng mang lại.
- Các cô gái chàng trai Mường khi biểu diễn các chương trình văn hoá nghệ thuật dân gian cho khách du lịch dưới hình thức thuê khoán, vô hồn mang tính chất phục vụ. Khi khách có yêu cầu diễn thêm lấy thêm tiền của du khách. Điều này tạo nên sự gượng ép, sự thất vọng mất đi nét văn hoá cổ truyền.
- Mua quà lưu niệm là thói quen mà khách du lịch rất thích, nhu cầu ngày càng lớn và nó đem lại thu nhập tương đối lớn cho người dân địa phương. Do tính chất kinh doanh nên các hàng thủ công truyền thống người dân địa phương chỉ chú trọng đến số lượng, ít có chất lượng. Các mẫu hoa văn bị đơn giản hoá hay lược bỏ bớt. Đặc biệt là những người bán hàng rong chạy theo khách, ép khách mua hàng tạo nên sự khó chịu và làm xấu đi hình ảnh của dân Mường đẹp trong con mắt du khách.
- Môi trường cảnh quan đồi núi, cây cối xanh mát với không gian sinh hoạt thoáng đãng nay đã bị biến đổi nhiều. Tới nhiều bản làng nhất là những nơi đang thu hút khách du lịch rác thải đầy rẫy, những cấu trúc cổ truyền của bản làng thay đổi, bỏ đi những thứ rườm rà (mà là những nét truyền thống quan trọng đặc sắc) cho thuận tiện việc xây dựng những dịch vụ lưu trú, giải trí phục vụ khách du lịch.
- Người Mường vốn được yêu quý bởi tính hiếu khách chân thật, lối ứng xử “không sôi nổi bề ngoài mà dạt dào tình cảm” thì nay cơ chế thị trường cùng những bon chen, tính toán nhanh chóng làm cho họ trở lên khôn khéo, tính toán về những lợi ích kinh tế. Cách đối xử tiếp khách của một số người Mường nay đã rất khác, họ lôi kéo khách bằng những lời lẽ mượt mà nhưng sáo rỗng, dân bản đối xử với nhau không còn giống người một nhà, anh em một gốc. Các cô gái Mường đang mất dần nét đẹp e lệ, duyên dáng do những phục trang và cách ứng xử mới.
Có thể thấy tính hai mặt của nền kinh tế thị trường đang tác động dần tới từng làng bản. Du lịch tới buôn, bản và để cho dân bản phát triển du lịch là một chiến lược quan trọng xoá đói giảm nghèo nâng cao đời sống của nhân dân. Nhưng cần có những chính sách cụ thể, thiết thực hơn nữa để bảo tồn nét văn hoá truyền thống không làm mai một những giá trị đáng quý, phục vụ lâu dài cho du lịch, bảo lưu vốn văn hoá của dân tộc.
3.3. Thực trạng về cơ sở vật chất và những điều kiện khác
Trong những năm gần đây, ngành du lịch đã có những đổi mới, từng bước phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện bước đầu phục vụ thu hút khách du lịch khắp nơi về thăm, khám phá thiên nhiên con người văn hoá Hoà Bình. Bước đầu đã thu hoạch được những kết quả nhất định:
3.3.1. Mạng lưới và phương tiện giao thông:
Mạng lưới và phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh Hoà Bình nhìn chung còn rất yếu kém cả về đường bộ cũng như đường thuỷ.
- Về đường bộ: đường quốc lộ qua địa bàn tỉnh Hoà Bình có đường 6, đường 12A, đường 12B, và đường 21. Tổng số độ dài đường bộ có 2.473km, trong đó quốc lộ có 194 km, đường an toàn khu có 186km, đường địa phương có 2.063km. Hiện nay mới chỉ có đường 6 là đạt tiêu chuẩn quốc gia do vừa được nâng cấp.
Những phương tiện đi lại trên những con đường bộ này cũng tương đối an toàn so với các khu vực miền núi khác. Chính vì vậy cho nên tỉnh Hoà Bình có các chuyến xe khách thường xuyên phục vụ khách đi đến các tỉnh lân cận và Hà Nội cũng như đón khách quay về tỉnh. Điều đó ta có thể thấy trong thực tế, những chuyến xe du lịch từ Hà Nội, từ các tỉnh lân cận đến Hoà Bình tương đối dễ dàng và tỉnh Hoà Bình cũng có đội ngũ xe du lịch đông đảo phục vụ mọi nhu cầu đi lại của quý khách. Nhìn chung, đường giao thông ở tỉnh Hoà Bình nói chung và đường vào các huyện, các bản của người dân tộc hiện nay đang ngày được mở rộng và vững chắc hơn do nhu cầu của khách hàng càng cao. Du khách muốn vào tận bản của đồng bào dân tộc để tìm hiểu và khám phá những nét đẹp văn hoá truyền thống nhưng nếu giao thông đường xá không thuận tiện thì là một vấn đề khó đối với du khách. Do vậy việc dân tộc nâng cấp hệ thống đường xá có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh du lịch.
- Về đường thuỷ: Giao thông đường thuỷ ở Hoà Bình có hai nhánh chính là Sông Đà và Sông Bổi:
Sông Đà nằm trên địa bàn của tỉnh có 151km nối liền giữa đồng bằng Bắc Bộ với khu vực Tây Bắc. Vị trí trung tâm của tỉnh có đập Thuỷ điện Hoà Bình. Phương tiện vận chuyển đường sông có hai chạm chu chuyển là thượng lưu đập và hạ lưu đập, hiện tại đang gặp khó khăn trong vận tải hàng hoá và hành khách. Về phương tiện phục vụ khách du lịch có một đội thuyền, nhưng chỉ phục vụ ở những tuyến thượng lưu từ lòng hồ đi khu vực đền Thác Bờ khoảng 20km và đến các bản dân tộc Mường trong khu vực Hồ, đi xa hơn nữa là giáp tỉnh Sơn La khoảng 160km.
Sông Bội là tuyến vận chuyển chủ yếu phục vụ dân sinh, phương tiện phần lớn là thuyền máy, chưa khai thác phục vụ vận chuyển khách du lịch. Nhưng nó có thể đưa vào khai thác phục vụ du lịch, thậm trí còn tuyệt vời hơn bởi con sông này luôn có nước trong xanh và khá sâu. Có thể xây dựng chương trình du lịch đường sông kết hợp tham quan làng, bản dân tộc Mường ở hai bên bờ sồng và nồng trường chè...
Ngoài hệ thống và phương tiện giao thông đường bộ và đường thuỷ ra Hoà Bình còn có một hệ thống giao thông nông thôn. Hệ thống giao thông nông thôn này phục vụ cho các dân tộc đi lại nối từ bản này đến bản khác và tiếp nối với đường quốc lộ. Ngày nay việc đi lại đến các bản Mường càng trở nên dễ dàng hơn. Đường xá được nâng cấp và mở rộng đến tận các bản, xe ô tô có thể đưa khách du lịch đến thăm bản Mường một cách dễ dàng hơn. Điều này đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho khách du lịch.
Chính hệ thống giao thông nông thôn của các dân tộc ở đây cũng được đưa vào phục vụ cho loại hình du lịch thăm làng, bản dân tộc mà phương tiện đi lại là đôi chân của du khách. Đây là loại chương trình du lịch thu hút rất nhiều khách du lịch đặc biệt khách du lịch quốc tế. Nhìn chung là loại hình đường giao thông này không tốt, nếu trời mưa việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn.
Hệ thống đường giao thông ở Hoà Bình đã có sự đầu tư nâng cấp nhưng còn nhiều yếu kém. Để phát triển hơn nữa đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch cần phải đẩy mạnh đầu tư xây dựng. Có kế hoạch tập trung trọng điểm, giải quyết từng phần khó khăn xuống cấp.
3.3.2. Hệ thống cung cấp điện, nước
Hoà Bình là tỉnh có nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình lớn nhất Đông Nam á và là tỉnh đang có ngành du lịch phát triển mạnh, do đó việc cung cấp điện và xây dựng mạng lưới điện ở đây đang được quan tâm hàng đầu, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng cho các hoạt động công nghiệp, sinh hoạt dân sinh và du lịch. Trong thời gian qua, ngành điện lực Hoà Bình đã có nhiều cố gắng, tạo nguồn điện và hệ thống truyền tải ổn định cho phát triển kinh tế và du lịch.
Tuy nhiên, các khách sạn nhà hàng và cơ sở du lịch vẫn chưa có nguồn điện cung cấp riêng mà phải dùng chung với các trạm công cộng. Vì vậy, những khi quá tải phải tạm cắt điện gây khó chịu cho du khách. Để có nguồn điện liên tục và an toàn cho ngành du lịch nhất là khách sạn nhà hàng cần thiết cho thêm trạm biến thế riêng, công suất tuỳ quy mô khách sạn. Một vấn đề bất cập khó khăn nữa về điện ở việc kinh doanh loại hình du lịch văn hoá dân tộc là vì hiện tại mới có trên 50% xã có điện (109/212 xã có điện) bởi địa hình chủ yếu đồi núi, dân cư tập trung rải rác và xa nhau nên việc kéo đường dây đưa điện về gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí.
Do vậy thường thì ở những bản làng được xây dựng khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch ở gần các trung tâm như: bản Gang Mỗ, Vầy Nưa, Trụ... mới có điện hoặc sử dụng máy phát điện cá nhân, bình ắc quy hoặc đèn dầu. Điện là một vấn đề rất cần thiết đáp ứng nhu cầu thiết yếu của du khách do vậy cần phải có sự đầu tư mạnh, nhanh chóng tới các làng bản để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch.
Nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất ở tỉnh Hoà Bình còn rất thiếu và chưa đồng bộ. Tất cả 9 huyện của tỉnh hiện nay còn đang phải sử dụng nguồn nước thiên nhiên chưa qua xử lý diệt trùng như: giếng khoan, giếng khơi, sông, suối, hồ... không đảm bảo cho sinh hoạt sử dụng của khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế (tiêu chuẩn vệ sinh của họ rất cao).
Hiện thị xã Hoà Bình chỉ có hai nhà máy nước cung cấp nước cho khu vực thị xã. Tuy nhiên thời gian gần đây tỉnh Hoà Bình cũng đầu tư xây dựng thêm các nhà máy xử lý nước ở các huyện và các khu du lịch trọng điểm, tăng cường khai thác các nguồn nước sạch nhất là tại các bản có khách du lịch quốc tế nghỉ lại bản Cun Pheo, Vầy Nưa, Giang Mỗ... Để khắc phục tình trạng đó, hiện tại Hoà Bình vẫn đang thực hiện chương trình nước sạch nông thôn. Chương trình này được đẩy mạnh về vùng cao như Kim Bôi.
Trong tương lai không xa hệ thống thoát nước của tỉnh Hoà Bình sẽ đáp ứng được nhu cầu nước sạch của nhân dân trong tỉnh và đáp ứng được nhu cầu nước sạch phục vụ các đối tượng khách du lịch kể cả đối tượng khách du lịch quốc tế có nhu cầu cao.
3.3.3. Hệ thống thông tin liên lạc.
Thông tin liên tục là điều kiện cơ sở hạ tầng rất quan trọng. Muốn phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng phải phát triển hệ thống thông tin liên lạc đồng bộ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và phức tạp của du khách.
Chính từ tầm quan trọng đó nên ngành Bưu chính Viễn thông của Hoà Bình đã được trang bị những thiết bị máy móc hiện đại, thực hiện với công nghệ kỹ thuật số hiện đại, lượng máy điện thoại bàn đang tăng cao. Đặc biệt số lượng máy điện thoại di động cũng tăng mạnh.
Các doanh nghiệp du lịch và khách sạn trên địa bàn tỉnh thay thế và lắp đặt mới nhiều thiết bị viễn thông hiện đại. Di động, telex, fax... Đặc biệt tại các bản làng dân tộc đã có điện thoại và thậm trí còn được phủ cả sóng điện thoại di động...
Tuy nhiên với điều kiện tự nhiên chủ yếu là rừng núi các làng bản ở không tập trung và quá xa nhau do vậy hệ thống thông tin liên lạc không thể đến được một số làng bản vùng xa. Và điều này gây nên không ít khó khăn trong quá trình phục vụ khách du lịch đi bộ qua các làng bản. Những hướng dẫn viên cho loại hình này không sử dụng được điện thoại di động. Ngày nay ở hầu hết các bản đều đã có điện thoại bàn như tại Giang Mỗ có 1 máy, Vầy Nưa có 4 máy, bản Cun Pheo có 10 máy điện thoại. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn đối việc kinh doanh của các gia đình trong việc liên kết giữa họ với các công ty du lịch. Đây là khó khăn chung song là một trong những trung tâm du lịch của miền Bắc Hoà Bình cần phải điều tiết khắc phục.
3.3.4. Cơ sở lưu trú ăn uống.
Cơ sở lưu trú ăn uống là loại hình dịch vụ mạng được lợi nhuận và nguồn thu lớn nhất trong ngành du lịch mang lại.
Cho đến nay toàn tỉnh có tới 9 đơn vị làm du lịch kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống. 9 đơn vị kinh doanh này trực thuộc 8 tổ chức, ngành quản lý. Đó là: Công ty du lịch tỉnh Hoà Bình, Sở Thương mại, Ban Tài chính quản lý tỉnh uỷ, Liên đoàn lao động tỉnh, Công ty lương thực, Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà, Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, Uỷ ban nhân dân huyện Mai Châu.
Tên khách sạn
Số phòng
Số giường
Khách sạn Phương Lâm (2 sao)
40
74
Khách sạn Đà Giang (đủ tiêu chuẩn)
18
54
Khách sạn Hoà Bình I
32
64
Khách sạn Hoà Bình II
23
46
Khách sạn Sông Đà
77
164
Nhà nghỉ lương thực
10
30
Nhà nghỉ Công đoàn Kim Bôi
47
144
Nhà khách UBND huyện Mai Châu
13
31
Trong 267 phòng có 111 phòng đạt tiêu chuẩn khách quốc tế. Do nhiều đơn vị cơ quan khác nhau quản lý nên việc kinh doanh còn gặp rất nhiều khó khăn, không có đơn vị chủ quản quy định mức giá chung dẫn đến việc phá giá phòng gây nhiều thiệt hại cho doanh thu của ngành.
Công suất sử dụng phòng năm 2002 là 41% trong đó cao nhất là khách sạn Hoà Bình II, đạt công suất 68%.
Về dịch vụ ăn uống thì hầu như 9 cơ sở này đều có và đều phục vụ cả đối tượng khách quốc tế và khách nội địa. Nhưng nếu tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế thì chỉ có cơ sở dịch vụ ăn uống của khách sạn Phương Lân còn lại không đạt tiêu chuẩn phục vụ đối tượng khách quốc tế.
Ngoài các khách sạn, nhà nghỉ là nơi cung cấp chủ yếu các dịch vụ cho khách du lịch đến Hoà Bình còn một số lượng khách khá lớn lưu trú tại các bản Mường. Do vậy, tại các bản Mường rất nhiều gia đình tổ chức kinh doanh phục vụ du khách dưới các hình thức cung cấp dịch vụ cho du khách nhưng chủ yếu là lưu trú, ăn uống và giải trí.
Với các gia đình truyền thống họ có sự liên hệ cùng các công ty du lịch gửi khách đến thường xuyên nên lượng khách đến đông hơn, tính chuyên nghiệp trong việc phục vụ khách cũng cao hơn nhiều và đặc biệt là giá cả cũng phù hợp hơn. Tại các gia đình này du khách đã có được sự tin tưởng và yên tâm hơn.
Tại bản Cun Pheo có tới 12 hộ gia đình tham gia kinh doanh các loại hình dịch vụ cho khách du lịch: gia đình có thu nhập cao nhất là ông Đinh Thế Hưởng năm 2003 gia đình ông đón tới 974 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 662 lượt, khách nội địa là 312 lượt. Tổng thu nhập từ các dịch vụ của gia đình là 68.672.000đ. Đây là gia đình kinh doanh hiệu quả và mang tính chuyên nghiệp cao tại bản Cun Pheo.
Tại bản Vầy Nưa gia đình ông Quách Hữu Vân, năm 2003 đã đón được 528 lượt khách. Trong đó khách quốc tế là 349 lượt, khách nội địa là 177 lượt. Tổng thu nhập từ các dịch vụ đã bán cho khách mang lại là 38.974.000đ.
Ngoài các gia đình kể trên còn một số hộ gia đình làm dịch vụ phục vụ khách song nhỏ lẻ, không thường xuyên. Do vậy thu nhập chưa cao, trung bình hàng năm từ 13 đến 20 triệu, thậm chí có gia đình chỉ đạt từ 6 đến 7 triệu đồng/ năm.
3.3.5. Phương tiện vận chuyển khách.
Trong loại hình cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách du lịch, phương tiện vận chuyển khách cũng là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của những chương trình du lịch. Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch ở Tỉnh luôn đầu tư, nâng cấp các loại phương tiện vận chuyển: các loại xe ô tô... có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch.
Ngoài ra về loại hình vận chuyển khách ở những tour du lịch dọc theo lòng hồ Sông Đà cũng có đội ngũ tàu, thuyền máy sẵn sàng phục vụ khách.
Đối với các bản Mường ngoài đường ô tô, đường thuỷ còn đường đi bộ xuyên rừng, kết hợp thăm một số bản theo chương trình tour. Vậy loại hình vận chuyển chủ yếu của các tour này theo tôi nên có phương tiện vận chuyển đặc trưng như: ngựa... hay đối với đường sông ta nên dùng thuyền độc mộc, thuyền đuôi én...
3.3.6. Cơ sở vui chơi giải trí thể thao phục vụ cho du lịch.
Về cơ sở vui chơi giải trí thể thao phục vụ cho du lịch ở Hoà Bình còn quá ít và quá nghèo nàn. Hiện tại chỉ có thể gọi là dịch vụ bổ sung chứ chưa thể thành loại hình du lịch. Chẳng hạn loại hình du lịch thể thao leo núi, loại hình thể thao lướt ván, săn bắn...
Những dịch vụ đang được khai thác phục vụ khách du lịch cụ thể như: biểu diễn các chương trình ca - múa - nhạc của các dân tộc ở các khách sạn, nhà sàn thuộc các khách sạn Hoà Bình I và Hoà Bình II. Tại các bản, các gia đình tổ chức kinh doanh phục vụ lưu trú, ăn uống cho du khách thì hình thức dịch vụ này lại phong phú gần gũi hơn như: uống rượu cần, xem biểu diễn ca - múa - nhạc, nghe kể các câu chuyện cổ Mường, biểu diễn cồng chiêng và dặc biệt du khách có thể trực tiếp tham gia nhảy múa, biểu diễn và tham gia các trò chơi do chính dân bản Mường tổ chức.
3.3.7. Lao động trong ngành du lịch
Về vấn đề tổ chức quản lý cán bộ công nhân viên lao động và phục trang ngành du lịch có nhiều vấn đề cần bàn tới.
Trong những năm gần đây đội ngũ cán bộ, công nhân viên phục vụ trong ngành du lịch đã có những bước trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Năm 1991 ngành mới có 100 lao động đến nay đội ngũ cán bộ quản lý công nhân lao động phục vụ trong ngành đã lên đến gần 600 người.
Số cán bộ có trình độ Đại học chuyên ngành du lịch chiếm số lượng rất ít, chủ yếu là ở các ngành khác chuyển sang, không có kiến thức chuyên môn mà chủ yếu là vừa làm vừa học tập trong thực tế.
Xác định được tình trạng yếu kém này. Tỉnh Hoà Bình đã coi trọng đến công tác đào tạo trong ngành du lịch và được thực hiện tính cực đã phát huy được trách nhiệm trong ngành, gắn việc đào tạo chính quy, hoặc tự đào tạo kiến thức thi nâng bậc, tổ chức tham gia học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước, gửi cán bộ đi học các lớp chuyên ngành ngắn và dài hạn do Tổng cục du lịch, các trường đào tạo vè du lịch mở.
Nói chung tuy đã có nhiều cố gắng trong đào tạo nguồn nhân lực nhưng trước yêu cầu ngày càng cao, so với sự hội nhập du lịch thế giới thì trình độ của cán bộ quản lý kinh doanh ngày càng yếu dần chưa năng động đáp ứng được du khách nhất là ngành truyền đạt từ du khách nền văn hoá dân tộc. Đòi hỏi phải có bằng cấp trình độ kinh nghiệm nhất định. Điều này là rất hiếm với tỉnh Hoà Bình.
Qua việc điều tra xem xét tôi nhận thấy còn một đội ngũ đông đảo lao động nữa làm công tác phục vụ trong lĩnh vực hoạt động du lịch. Do đó nhân dân các bản Mường làm dịch vụ, ăn ngủ nghỉ, biểu diễn văn hoá văn nghệ... số lượng lao động sống nhờ vào hoạt động du lịch là khá đông.
- Người dân tham gia vào các hoạt động các dịch vụ phục vụ khách tương đối đông. Họ là nguồn nhân lực quan trọng bởi lẽ được chính người dân phục vụ giới thiệu về họ là một thành công lớn khi xây dựng chương trình du lịch. Tuy nhiên hầu hết họ chưa được qua các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nên trình độ, cách làm việc còn chậm, thiếu khoa học, hiệu quả thấp.
Trên đây là những kết quả mà tỉnh Hoà Bình nói chung, ngành du lịch Hoà Bình cùng các bản Mường đã đạt được. Tuy nhiên còn nhiều khó khăn bất cập cần được giải quyết kịp thời, có khoa học, cụ thể để đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch Hoà Bình cũng như nhu cầu của khách tới tham quan.
3.4. Những giải pháp tạo hướng phát triển du lịch văn hoá Mường ở Hoà Bình.
3.4.1. Giải pháp bảo vệ và khai thác các giá trị văn hoá Mường phục vụ du lịch.
Trong thời gian qua, cơ quan chức năng, các ngành, các cấp kết hợp với Sở Du lịch - Thương mại - tỉnh Hoà Bình đưa ra nhiều văn bản pháp quy có liên quan đến quản lý và khai thác tài nguyên du lịch. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một hệ thống chính sách đồng bộ được gắn kết trong một chiến lược thống nhất để quản lý, khai thác, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch. Sự chồng chéo, thiếu kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các địa phương trong quản lý và khai thác không những hạn chế đến phát triển du lịch mà còn là nguyên nhân làm giảm bớt nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.
Chúng ta đều biết rằng, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau. Bởi vậy du lịch cần có sự phối kết hợp từ nhiều cấp ngành, bên cạnh các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Kể cả thực tiễn và nhận thức, nói về dân tộc là nói đến văn hoá, chỉ có văn hoá mới thể hiện sắc nét cái hồn, cái đặc trưng của mỗi dân tộc. Là người Việt Nam, chúng ta đều biết rằng trải qua hàng ngàn năm lịch sử nền văn hoá nước ta luôn đứng trước thử thách gay go quyết liệt, các thế lực xâm lược tìm mọi cách áp đặt vào Việt Nam nền văn hoá ngoại lai với âm mưu đồng hoá về mặt văn hoá để dễ bề thống trị. Nhưng thật tự hào không những không mất đi mà nền văn hoá của chúng ta luôn đứng vững và bề dầy càng nhiều càng đậm đà bản sắc.
Trải qua những biến thiên của lịch sử dân tộc ta đã tỏ ra có bản lĩnh văn hoá của mình xứng đáng là dân tộc có ngàn năm văn hiến. Thực tế cho thấy bản sắc văn hoá ấy vẫn tồn tại cho đến ngày nay và luôn toả sáng trở thành nền tảng tinh thần cho xã hội Việt Nam hiện đại.
Trở lại vấn đề khai thác giá trị văn hoá Mường phục vụ cho phát triển du lịch. Có thể nói trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, giá trị văn hoá của mỗi dân tộc được coi là nguồn nguyên liệu chính để các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này sáng tạo thiết kế cũng như xây dựng thành các chương trình du lịch đa dạng phong phú đáp ứng mọi nhu cầu của du khách:
Giá trị văn hoá tộc người thể hiện ở các mặt văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần như: kiến trúc làng bản nhà ở, văn hoá ẩm thực, trang phục, lễ hội các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian. Tuy nhiên với xu hướng mở cửa phát triển như hiện nay nhiều giá trị văn hoá có nguy cơ bị mai một đi rất nhiều như kiến trúc nhà sàn của người Mường đang dần theo lối xây dựng của người Kinh. Vì vậy nếu không bảo vệ, khai thác đúng hướng chắc chắn trong nay mai chúng ta sẽ không được ngắm nhìn những nếp nhà sàn xinh xắn, ngăn nắp nừam gọn gàng hoà mình trong núi rừng của người dân nơi đây mà chúng ta chỉ có thể tìm thấy qua sách, tài liệu, tranh ảnh.
Vì vậy ngành du lịch nếu kết hợp với các ngành hữu quan tiến hành khai thác các giá trị văn hoá vật chất tinh thần và các dân tộc đồng thời phát huy tác dụng của nó để phục vụ khách du lịch: bảo vệ giữ gìn tôn tạo phục hồi các giá trị văn hoá vật chất và tinh thần trên quan điểm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Xây dựng những quy định mang tính quy tắc về giữ gìn yếu tố nguồn gốc các giá trị văn hoá độc đáo.
Tuy nhiên phối hợp này cần phải tính đến hình thức và nơi biểu diễn sao cho mang tính tự nhiên mà không bị “nghệ thuật hoá” để duy trì được truyền thống và ý nghĩa đối với dân tộc Mường. Như vậy hoạt động văn hoá lành mạnh này một mặt đáp ứng nhu cầu khách du lịch tìm hiểu và thưởng thức giá trị văn hoá của dân tộc Mường. Mặt khác làm tăng vai trò cũng như lợi ích của dân bản trong việc phát triển du lịch.
Một hình thức sinh hoạt văn hoá không kém phần quan trọng: lễ hội cồng chiêng, hái sắc bùa, hát ví... nếu tổ chức tốt sẽ chở thành điểm thu hút khách du lịch bốn phương.
Như vậy, ngoài biện pháp nêu trên. Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Hoà Bình cần tổ chức thêm nhiều hoạt động khác. Mở các lớp dân tộc dạy múa hát cho các thanh niên trong bản giúp cho các thế hệ trẻ biết được các điệu múa, hát của cha ông để duy trì và bảo tồn chúng.
Hàng năm nên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu các món ăn truyền thống nhằm nâng cao trình độ nấu ăn, khôi phục các món ăn truyền thống Mường phục vụ khách du lịch.
Cần quy định mọi thành viên trong gia đình của các bản làng Mường du lịch phải mặc trang phục truyền thống khi đón khách.
Các ngành chức năng tuyên truyền vận động người dân có ý thức bảo tồn bản sắc văn hoá của mình, phát hiện những hành vi tiêu cực của khách. Cần có một số biện pháp giám sát kiểm tra các đơn vị kinh doanh lữ hành trong phối hợp đưa khách và bản.
Phối kết hợp với các ngành khác để quán triệt triển khai thực hiện pháp lệnh du lịch và nghị định 87/CP của Thủ tướng Chính phủ và quy chế liên quan tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và hoạt động du lịch.
Đẩy mạnh bài trừ tệ nạn xã hội đặt biệt là nạn mại dâm với phụ nữ Mường.
Riêng với việc khai thác giá trị văn hoá tộc người của dân tộc Mường để xây dựng các khu du lịch có tính chất chân thật để gây được ấn tượng với du khách. Các đơn vị kinh doanh du lịch cần nghiên cứu kỹ những nơi cần khai thác đưa vào tour trên cơ sở tìm sự phối hợp chặt chẽ với địa phương.
Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác các nguồn tài nguyên có giá trị đặc trưng. Mở rộng các tuyến điểm du lịch với khai thác du lịch bằng việc tạo lập các bản làng mới trên cơ sở đáp ứng những tiêu trí về dịch vụ. Các bản làng đó phải là những điểm du lịch đích thực phải hoàn thiện các dịch vụ như: ăn, ngủ, nghỉ... cụm làng bản tiêu biểu hay một cụm nhiều bản làng có hoạt động văn hoá truyền thống để hấp dẫn khách. Đồng thời lấy du lịch làng bản làm trung tâm nối kết hợp với các điểm du lịch phụ cận để kéo dài thêm thời gian lưu trú của du khách như: Hang, Động, Chùa, Miếu, Đền...
3.4.2. Giải pháp về quy hoạch và đầu tư.
Đây là vấn đề vô cùng bức thiết nó có liên quan trực tiếp đến việc hấp dẫn thu hút khách du lịch đến với tỉnh nhà, đến hiệu quả công việc. Đặc biệt đến với Hoà Bình một trung tâm du lịch của miền Bắc cơ sở hạ tầng chưa phát triển mạnh.
Nhận thức được vấn đề này tỉnh Hoà Bình cần phải có sự quy hoạch cụ thể đưa vào khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch. Trên cơ sở quy hoạch đó tiến hành dân tộc một cách toàn diện đồng bộ, đúng hướng, từ trên xuống dưới, đến tận bản Mường, tránh tình trạng nhỏ giọt thiếu thống nhất mang lại hiệu quả không cao.
Dưới đây là một số vấn đề cần đầu tư mà qua thực tế tôi nhận thấy:
1. Về không gian: Tập trung vào các cụm du lịch trọng điểm và phụ cận đang có sức hút khách du lịch quốc tế và nội địa.
Mở điểm du lịch mới tại bản Luỹ, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc. Cách trung tâm Mường Khến không xa, đây là điểm dừng chân của du khách từ Mai Châu về hoặc từ trung tâm điều phối du lịch thị xã Hoà Bình đến. Đây là miền đất tổ của người Mường (Mường Bi), có mái đá Mường Khến nguy nga, mang nhiều sự tích huyền thoại miêu tả trong các áng mo Mường. Từ đây đến xã Phong Phú, Địch Giáo rất gần, là những bản làng dân tộc nằm trên gò đồi cây trái xum xuê, nơi còn giữ được nguyên vẹn bản sắc văn hoá Mường rõ nét nhất. Cồng chiêng ở đây lúc nào cũng sẵn sàng vui hội, hoà âm sắc bùa rất tài tình và đẹp mắt. Đêm nghỉ lại ở đây, khách được thưởng thức các làn điệu dân ca, múa dân tộc cổ truyền: múa mõ, múa quạt mo... và uống rượu cần thuộc loại ngon nhất vùng. Từ đây khách sẽ đến các điểm du lịch ở Yên Thuỷ thăm hang Chùa, qua Lạc Sơn nghe hát đối, hát giao duyên và còn có thể đi tới các khu du lịch của tỉnh bạn - Ninh Bình...
Xây dựng nhà bảo tàng văn hoá Mường cổ. Bên cạnh Mường Khến là Lũng Vân - thung lũng mây, lên đây hưởng gió núi mênh mang, đó là tuyến du lịch xanh có Thác Bạc, Suối Mưa. Khí trời, hơi đất ở đây thật trong lành, tại đây có thể chiêm ngưỡng cả đất Mường Bi và có điều kiện để xây dựng một khu nghỉ mát, trại sáng tác, nhà bảo tàng văn hoá cổ người Mường thật quý giá phục vụ cho du lịch, cũng đang là sở thích của du khách các nước Tây Âu và Đồng Âu. Việc tìm hiểu lịch sử, văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, những cái hay cái đẹp của từng dân tộc là nhu cầu của khách du lịch. Bất kỳ khách du lịch nào đến Việt Nam (khách du lịch thuần tuý, thương gia, nhà nghiên cứu...) đều mong muốn tìm hiểu đất nước, con người Việt Nam, về các dân tộc thiểu số. Có được nhà bảo tàng văn hoá cổ truyền dân tộc Mường có hiện vật lưu giữ, trưng bày trong bảo tàng giúp cho du khách chứng kiến tận mắt một dân tộc có bề dày lịch sử hàng nghìn, hàng vạn năm.
Đầu tư xây dựng công viên du lịch “Sử thi Đẻ đất đẻ nước” theo dự án của Sở Du lịch và Thương mại Hoà Bình (2002 - 2005). Từ núi Đúng, hồ Đúng (khách sạn Sông Đà) đến giáp cảng Bích hạ. Được mô tả theo từng Cuông Mo và có từng khu vui chơi giải trí đa năng, vui chơi nước cảm giác mạnh (lấy nguồn nước từ hồ Sông Đà), trồng rừng, nuôi thú. Công viên du lịch được dân tộc sẽ là yếu tố thuận lợi góp phần đưa thị xã Hoà Bình trở thành thành phố trong tương lai.
Đầu tư phát triển bản du lịch Mường Cời - Lương Sơn: Bên cạnh những khu du lịch sinh thái đã và đang hình thành rất thuận lợi cho du khách từ Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác đến tham quan, nghỉ cuối tuần. Trong tương lai không xa sẽ có thêm một làng du lịch văn hoá các dân tộc Hoà Bình được hình thành sẽ là một trung tâm du lịch văn hoá lớn.
2. Về nội dung: nang cấp cơ sở vật chất và môi trường tại các khu, su điểm du lịch điển hình đang có khách và mở thêm các điểm du lịch làng bản mới còn giữ được nguyên bản sắc, mở thêm các điểm du lịch sinh thái và những khu rừng bảo tồn sinh học, bảo tồn thiên nhiên.
- Nâng cao và phát triển loại hình du lịch văn hoá bản Mường và du lịch sinh thái.
- Tổ chức các lễ hội truyền thống: lễ hội cồng chiêng...
- Xây dựng các bản Mường thành làng văn hoá (như ở Kim Bôi)
- Khôi phục các làng nghề truyền thống, nghệ thuật ẩm thực.
- Sở Du lịch - Thương mại phối hợp với các ngành mở lớp đào tạo nghề nghiệp ngắn ngày, hướng dẫn tham quan học tập kinh nghiệm và tổ chức tuyên truyền quảng bá.
- Các doanh nghiệp tổ chức trưng bày giới thiệu các sản phẩm chương trình hướng dẫn tham quan làng nghề phục vụ khách.
3.4.3 Giải pháp về cơ sở vật chất, đội ngũ lao động phục vụ Du lịch
Trong những năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế nhanh đến chóng mặt của đời sống xã hội đều được cải thiện và nâng cao, kéo theo nhu cầu của con người ngày càng đòi hỏi chất lượng và tiện nghi hơn. Cùng với sự phát triển của ngành kinh tế khác, Du lịch đang phát triển rất mạnh ở nước ta đặc biệt là ở các trung tâm Du lịch.
Hoà Bình một tỉnh miền núi được coi là trung tâm của Du lịch phía Bắc rất có tiềm năng về phát triển Du lịch sinh thái và Du lịch Văn hoá dựa trên cơ sở khai thác các giá trị Văn hoá bản làng dân tộc thiểu số.
Mặc dù đã được quan tâm đầu tư từng bước đổi mới song nhìn chung các cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng cơ sở phục vụ cho ngành Du lịch còn yếu kém.
Trước hết là về hệ thống đường giao thông ngoài quốc lộ 6 đạt tiêu chuẩn quốc gia còn các trục đường khác đều nhỏ hẹp khó đi và xuống cấp nghiêm trọng. Nhu cầu của khách ngày càng cao muốn về tận bản Mường để tham quan tìm hiểu song chỉ có ít bản Mường là có thể sử dụng xe ôtô vào tận nơi như: Giang Mơ, Can Pheo... đặc biệt các tuyến đường bộ gặp thời tiết mưa thì rất khó đi, đường sông phương tiện cũng chưa đưa vào khai thác được hết.
Do vậy cần phải có sự đầu tư nâng cấp mở rộng làm thêm một số con đường mới để du khách có thể đến tham và tìm hiểu đến tận bản làng.
Dịch vụ lưu trú nhà hàng khách sạn xuống cấp nghiêm trọng số lượng phòng tiện nghi đạt tiêu chuẩn phục vụ khách Du lịch quốc tế quá ít. Hệ thống điện nước thiếu nghiêm trọng chỉ có ở khu trung tâm thị xã và một số trung tâm khác là có điện có nước sạch, còn lại phần nhiều là sử dụng nước tự nhiên, giếng khoan, điện chưa về được các bản làng xa nên việc phục vụ khách Du lịch ảnh hưởng rất nhiều.
Hệ thống thông tin liên lạc mặc dù có cải tiến nâng cấp song cơ bản chưa đáp ứng được nhu cầu.
Với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng như vậy đòi hỏi tỉnh uỷ, sở Du lịch thương mại phối hợp các ngành, giao thông, xây dựng, bưu chính viễn thông, công ty điện lực, cấp thoát nước để cải tiến đầu tư nâng cấp mới mong đạt được hiệu quả cao trong hoạt động Du lịch.
Về công tác đào tạo đội ngũ lao động phục vụ Du lịch
Con người là yếu tố quyết định của mọi sự phát triển. Vì vậy cần phải có những giải pháp đồng bộ để sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực cho Du lịch. Trong đó những chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực phải thông qua các chương trình đào tạo bao gồm đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Dành nguồn tài chính thoả đáng để đào tạo nguồn nhân viên, từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, các doanh nghiệp năng động và sáng tạo có đủ năng lực để điều hành các hoạt động kinh doanh Du lịch theo cơ chế thị trường.
Triển khai kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên. Từng bước đào tạo đội ngũ nhân viên tinh thông về nghiệp vụ để phục vụ ngày càng tốt hơn. Đặc biệt là trang bị những kiến thức ban đầu cho họ nhất là đối với các hướng dẫn viên Du lịch sẽ kém hấp dẫn khi hướng dẫn viên ít hiểu biết về phong tục tập quán, về nếp sống truyền thống và các giá trị Văn hoá của dân tộc.
Bên cạnh đó là việc xã hội hoá công tác giáo dục, nâng cao nhận thức về Du lịch cho nhân dân địa phương và khách Du lịch hỗ trợ giáo dục cho những người dân tộc trực tiếp tham gia các hoạt động Du lịch. Đặc biệt ở Hoà Bình nên chú trọng việc đào tạo hướng dẫn viên là người dân tộc Mường. Bởi đây không chỉ là biện pháp quan trọng nhằm thu hút và tạo điều kiện cho đồng bào Mường tham gia vào hoạt động Du lịch ngày một nhiều hơn và có hiệu quả hơn mà nó còn là nhân tố quan trọng để thu hút khách Du lịch. Có đến 90% khách Du lịch quốc tế và 60% khách Du lịch nội địa thích hướng dẫn viên là người dân tộc. Nếu điều này được thực hiện giúp người dân có thu nhập kinh tế có việc làm, nâng cao hiệu quả Du lịch.
Việc làm này thu hút một số trẻ em lang thang tiếp xúc với khách Du lịch quốc tế có một vốn ngoại ngữ nhất định, giúp các em có môi trường học tập tốt hơn và mở lớp đào tạo hướng dẫn viên Du lịch cho người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên để thực hiện việc này cần có kinh phí thời gian lớn.
3.4.4 Giải pháp về vấn đề tuyên truyền và quảng cáo
Hiện nay trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt đang diễn ra giữa các doanh nghiệp. Đồng thời khách hàng có thể tự do lựa chọn những sản phẩm và dịch vụ mà họ ưa thích. Như vậy nghiên cứu thị trường cũng như xúc tiến quảng bá sản phẩm là việc làm hết sức cần thiết.
Đối với ngành kinh doanh Du lịch cũng vậy công tác quảng bá và xúc tiến Du lịch có mục tiêu cung cấp những thông tin chính xác kịp thời để có sự lựa chọn và thực hiện chuyến đi của mình sao cho thuận tiện và có hiệu quả nhất, khơi dậy lòng tự hào về truyền thống lịch sử các giá trị Văn hoá dân tộc, cũng như giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp các ngành đối với sự nghiệp phát triển Du lịch.
Tuy thời gian vừa qua các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong tỉnh kết hợp với sở du lịch thương mại đã có nhiều nỗ lực trong công tác nghiên cứu thị trường và quảng bá về Du lịch dưới các hình thức. Tổ chức các hội thảo, làm việc với cán bộ, các ngành các cấp trung ương, các tỉnh bạn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm tuyên truyền các chính sách về Du lịch của tỉnh.
Đặc biệt mở rộng các tour Du lịch bằng việc kết hợp với các làng bản của người dân tộc, nhằm quảng cáo giới thiệu những nét Văn hoá truyền thống trong những phong tục tập quán, kiến trúc nhà cửa, ăn mặc của người dân nơi đây cũng như làm phong phú và hấp dẫn thêm cho chuyến đi của du khách.
Ngoài ra tỉnh Hoà Bình còn khuyến khích các tổ chức, các cá nhân đầu tư vào hoạt động kinh doanh Du lịch, xây dựng nhiều cuốn phim ảnh giới thiệu tiềm năng du lịch của tỉnh cũng như kết hợp thiết lập gấp về các tour Du lịch và các tiềm năng Du lịch Mường, đưa vào trang Web, internet làm cho các cuốn sách giới thiệu về các điểm Du lịch ...
Xây dựng các biển quảng cáo, panô , áp phích.
Như vậy có thể nói hoạt động nghiên cứu thị trường và quảng cáo đã góp phần xây dựng và tuyên truyền những hình ảnh tốt đẹp về Du lịch ở Hoà Bình.
Tuy nhiên điểm khác biệt khác biệt là Hoà Bình chủ yếu tập trung khai thác hai loại hình Du lịch chính là Du lịch sinh thái và du lịch văn hoá dân tộc. Do đó cư dân nơi đây phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy quảng cáo về Du lịch của tỉnh rất cần thiết chú trọng đến thế mạnh nổi trội hơn các tỉnh khác. và đặc biệt là chú trọng từ cảnh quan thiên nhiên và Văn hoá dân tộc. Đây chính là thế mạnh của Du lịch tỉnh Hoà Bình cần được quảng cáo và giới thiệu.
Mặc dù rất tích cực song vẫn còn nhiều hạn chế do kinh phí cho hoạt động này quá ít, chưa đủ sức mạnh trên thị trường nguồn, nhưng thông tin chưa đáp ứng được với nhu cầu thị hiếu của du khách để phục vụ cho chuyến đi. Do vậy cần thiết lập thêm các trung tâm thông tin về Du lịch ở thị xã và các điểm du lịch, nên có bản đồ du lịch tỉnh đặc biệt các tuyến đường đi vào các bản làng.
Củng cố xây dựng các chi nhánh tại các tỉnh, thành phố khác để thu hút quảng cáo sản phẩm của mình.
3.4.5 Du lịch với sự tham gia của cộng đồng
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang nội dung Văn hoá sâu sắc. Hoạt động Du lịch phức tạp đòi hỏi sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều tổ chức cá nhân tham gia tạo sản phẩm Du lịch có chất lượng. Thực vậy, với tỉnh Hoà Bình Du lịch nhân văn là phàn quan trọng nên tiềm năng chính của nó là con người sinh sống trên địa bàn này. Cộng đồng dân tộc tỉnh Hoà Bình nói chung và dân tộc Mường nói riêng đóng vai trò quan trọng với việc phát triển Du lịch. Bởi lẽ khi tiến hành quy hoạch đầu tư các doanh nghiệp cần xác định một vấn đề quan trọng là tận dụng nguồn nhân lực tại chỗ. Như vậy Du lịch sẽ góp phần củng cố ý thức giữ gìn bản sắc Văn hoá tạo đà cho cho việc phát triển Du lịch theo chiều sâu. Mặt khác tận dụng nguồn nhân lực tại chỗ sẽ tiết kiệm được kinh phí vả lại người dân địa phương chính họ sẽ hiểu họ và phong tục của họ hơn ai hết. Đây sẽ là nguồn lực góp phần đáng kể vào sự thành công của công việc kinh doanh.
Tuy nhiên, do điều kiện khó khăn trình độ người dân cư nhiều hạn chế cần có kế hoạch đào tạo bài bản theo nghiệp vụ, có thể mở lớp bồi dưỡng ngay tại địa phương hoặc gửi đi học tại trung tâm Du lịch đã phát triển.
- Các nhà dân tộc phải biết phối hợp với dân bản để xây dựng và triển khai các dự án khai thác các giá trị văn hoá phục vụ cho du lịch, đồng thời cho người dân tham gia vào các hoạt động phục vụ du lịch. Khuyến khích người dân tự bảo vệ giữ gìn và phát huy vốn văn hoá của mình.
Trên cơ sở những thực trạng và giải pháp được nêu ở trên tôi xin đưa ra một số kiến nghị nhằm khai thác có hiệu quả giá trị Văn hoá Mường cho mục tiêu phát triển Du lịch ở Hoà Bình.
- Cần xác định vị trí, vai trò cũng như tầm quan trọng của việc đưa loại hình Văn hoá dân tộc Mường và hoạt động Du lịch của tỉnh.
- Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp do đó phát triển Du lịch phải gắn liền với một số ngành khác như: giao thông, thương mại, bưu điện, điện lực, Văn hoá thông tin... để tạo ra sản phẩm Du lịch hấp dẫn đạt tiêu chuẩn và tính cạnh tranh cao.
- Cần tiến hành quy hoạch chi tiết các cụm, tuyến điểm Du lịch theo quy hoạch tổng thể.
- Đầu tư xây thêm các cơ sở vui chơi giải trí tạo sự hấp dẫn, kéo dài thêm thời gian lưu trú của khách.
- Tăng cường công tác quản lý, chấm dứt tình trạng đưa đón khách lộn xộn, cần ban hành quy chế về các làng bản làm Du lịch. Quy định mức thu lệ phí đối với các dịch vụ liên quan tới hoạt động Du lịch của khách.
- Đổi mới công tác quản lý Nhà Nước về Du lịch, tạo các cơ chế, chính sách thông thoáng, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung và ngành Du lịch tỉnh Hoà Bình nói riêng. Thành lập sở thương mại Du lịch tại tỉnh và các trung tâm du lịnh tại các điểm.
- Xúc tiến các chương trình hoạt động bồi dưỡng nhân viên và cán bộ ngành Du lịch cách học tại chỗ, tổ chức gửi đi học các trường Đại học chính quy để có đội ngũ nhân viên đủ trình độ đáp ứng nhu cầu sự phát triển Du lịch trong tương lai.
KẾT LUẬN
Văn hoá 54 thành phần tộc người ở nước ta nói chung và văn hoá dân tộc Mường nói riêng là tài sản quý giá của quốc gia mà không gì có thể so sánh được. Nó được xem là chìa khoá của các quốc gia trong nền văn minh nhân loại.
Hơn lúc nào hết, khi nền văn minh công nghiệp đã và đang xâm nhập vào nước ta, khi sự giao lưu kinh tế, văn hoá đang diễn ra và là xu thế tất yếu mang tính toàn cầu thì giá trị văn hoá nói chung và giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể nói riêng của các dân tộc vẫn cần được nghiên cứu bảo tồn và phát huy, góp phần vào công việc xây dựng cũng như phát triển của đất nước.
Hiện nay giá trị văn hoá các dân tộc ngày càng được phát huy và tuyên truyền rộng rãi với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế góp phần vào việc nhận rõ chân dung văn hoá của ta cho nhân loại hiểu ta. Đặc biệt trong đó hoạt động Du lịch là một việc rất quan trọng "Du lịch là một ngàng kinh tế tổng hợp mang nội dung văn hoá sâu sắc"
Tuy nhiên Du lịch lại khác với các ngành kinh tế ở chỗ nó được khai thác trên giá trị văn hoá của các tộc người, bởi đây chính là nhân tố làm nên diện mạo văn hoá vùng miền,tạo thành diện mạo văn hoá vật thể, phi vật thể.
Văn hoá tộc người được coi là tiềm năng, là nguồn tài nguyên để khai thác Du lịch và ngược lại chính hoạt động Du lịch đã có tác động mạnh mẽ đến nghiên cứu làm hồi sinh nhiều giá Văn hoá giúp chúng ta có thể ngược dòng thời gian trở về với những phong tục tập quán truyền thống, Văn hoá nếp sống sinh hoạt mà trải qua bao thăng trầm, bao biến thiên của lịch sử vẫn còn giữ được.
Như vậy, việc tìm hiểu khai thác giá trị Văn hoá của dân tộc Mường vào hoạt động Du lịch của Hoà Bình là việc làm cần thiết, có ý nghĩa với việc phát triển Du lịch.
Tiềm năng văn hoá Mường với việc phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Kết cấu bài viết
Chương 1: VỀ NGƯỜI MƯỜNG Ở HOÀ BÌNH
1.1. Điều kiện tự nhiên, dân số và phân bố dân cư
1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên
1.1.2. Địa bàn dân cư và phân bố dân cư
1.2. Khái quát về người Mường ở Hoà Bình
1.2.1. Quá trình lịch sử
1.2.2. Đặc tính kinh tế
1.2.3. Đặc điểm văn hoá - xã hội
Chương 2: TIỀM NĂNG VĂN HOÁ NGƯỜI MƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HOÀ BÌNH
2.1. Tiềm năng Văn hoá
2.1.1. Cảnh quan Văn hoá
2.1.2. Văn hoá vật thể
2.1.3. Văn hoá phi vật thể
2.2. Giá trị của tiềm năng văn hoá Mường trong phát triển du lịch tỉnh Hoà Bình
Chương 3: TRIỂN VỌNG DU LỊCH VĂN HOÁ MƯỜNG Ở HOÀ BÌNH
3.1. Thực trạng khai thác các giá trị văn hoá Mường phục vụ hoạt động du lịch
3.1.1. Những giá trị văn hoá Mường đang được khai thác
3.1.2. Các sản phẩm du lịch
3.1.3. Các loại hình dịch vụ du lịch
3.2. Thực trạng bảo vệ các giá trị văn hoá Mường trong hoạt động du lịch
3.3. Thực trạng về cơ sở vật chất và những điều kiện khác
3.3.1. Mạng lưới và phương tiện giao thông
3.3.2. Hệ thống cung cấp điện, nước
3.3.3. Hệ thống thông tin liên lạc
3.3.4. Cơ sở lưu trú, ăn uống
3.3.5. Phương tiện vận chuyển khách
3.3.6. Cơ sở vui chơi giải trí, thể thao phục vụ cho du lịch
3.3.7. Lao động trong ngành du lịch
3.4. Những giải pháp tạo hướng phát triển du lịch văn hoá Mường ở Hoà Bình
3.4.1. Giải pháp bảo vệ và khai thác các giá trị văn hoá Mường phục vụ du lịch
3.4.2. Giải pháp về quy hoạch và đầu tư
3.4.3. Giải pháp về cơ sở vật chất, đội ngũ lao động phục vụ Du lịch
3.4.4. Giải pháp về vấn đề tuyên truyền và quảng cáo
3.4.5. Du lịch với sự tham gia của cộng đồng
KẾT LUẬN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DL (172).DOC