MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: lịch sử HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI CỦA DI TÍCH
1.1. Vài nét về địa danh và cư dân nơi di tích tồn tại
1.1.1. Vị trí địa lý
1.1.2. lịch sử làng Triều Khúc
1.1.3. Các nghề thủ công truyền thống.
1.1.4. Truyền thống văn hoá
1.1.5. Truyền thống cách mạng
1.2 - Quá trình hình thành và tồn tại của di tích đình Triều Khúc
1.2.1. Vị thần được thờ
1.2.2. Đình Triều Khúc qua các thời kỳ lịch sử
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ kiến trúc - NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI ĐÌNH TRIỀU KHÚC
2.1. Gía trị kiến trúc - nghệ thuật Đình Triêu Khúc
2.1.1. Không gian cảnh quan và bố cục mặt bằng
2.1.1.1. Cảnh quan môi trường
2.1.1.2. Bố cục mặt bằng
2.1.2. Các đơn nguyên kiến trúc
2.1.3. Hệ thống di vật ở đình Triều Khúc
2.2. Lễ hội Đình Triều Khúc
2.2.1. Phần Lễ
2.2.2. Phần Hội
CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY TÁC DỤNG CỦA DI TÍCH
3.1. Hệ thống các văn bản pháp lý về bảo tồn di tích
3.1.1. văn bản quốc tế
3.1.2. văn bản Việt Nam
3.2. Bảo vệ bằng biện pháp kỹ thuật
3.3. Phát huy tác dụng
KẾT LUẬN
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, ở bất kỳ nơi đâu trên đất Việt, chúng ta đều bắt gặp những di tích lịch sử – văn hoá như đình, chùa, đền, miếu, lăng tẩm. Đây là những tài sản vô cùng quý giá của dân tộc mà cha ông ta đã để lại cho hậu thế.
Di tích lịch sử - văn hoá là những trang sử. Có sức thuyết phục lớn đối với mọi thế hệ vì ở đó mang dấu ấn của lịch sử, hơi thở của lịch sử truyền lại cho muôn đời sau. Những di tích lịch sử ấy được coi như những bảo tàng về nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, trang trí, và những giá trị văn hoá phi vật thể. Gìn giữ những di tích lịch sử - văn hoá không chỉ đơn thuần là giữ những thành quả vật chất của ông cha để lại, mà hơn thế là biết tiếp tục kế thừa và phát huy sáng tạo những giá trị văn hoá mới, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Tìm hiểu về di tích lịch sử – văn hoá là tìm về cội nguồn của dân tộc để kế thừa và phát huy, góp phần làm đẹp thêm truyền thống văn hoá. Những di tích ấy sẽ trở nên có ý nghĩa hơn nếu chúng ta đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích từng lớp văn hoá chứa đựng trong nó để góp phần hiểu sâu hơn về cội nguồn dân tộc để giữ gìn, bảo tồn những tinh hoa văn hoá, truyền thống đạo đức, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó kết hợp hài hoà giữa quá khứ, hiện tại và hướng tới tương lai.
Trải qua bao nhiêu thế hệ, với những biến cố thăng trầm của lịch sử và xã hội, đã khiến cho nhiều di tích lịch sử – văn hoá quý giá bị huỷ hoại dưới bàn tay vô tình hay hữu ý của con người, thêm vào đó là sự khắc nghiệt của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và chiến tranh đã tàn phá nặng nề khiến cho nhiều di tích lịch sử – văn hoá ở Hà Nội nói riêng, cũng như trong cả nước nói chung bị thu hẹp, đổ nát và xuống cấp nghiêm trọng hoặc bị phủ một lớp rêu phong vì sự lãng quên của con người.
Trong những năm gần đây, hoà chung với xu thế phát triển của đất nước, các di tích lịch sử - văn hoá dần dần được phục hồi, tôn tạo và phát huy tác dụng. Lễ hội được bảo lưu và ngày càng trở nên có ý nghĩa và thiết thực hơn. Người ta thừa nhận rằng chính các di tích lịch sử - văn hoá đã và đang đóng góp phần nhỏ bé vào sự hoàn thiện con người, đưa con người tới một cuộc sống tốt đẹp hơn và hướng người ta trở về với cội nguồn, ngược dòng lịch sử, trở về quá khứ, không lãng quên quá khứ mà trái lại biết trân trọng những thành quả vật chất và tinh thần của quá khứ. Từ đó kế thừa, khai thác phục vụ những mục đích hiện tại của con người.
Một trong những vấn đề cấp bách trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá ở nước ta là công tác bảo tồn, trùng tu và khai thác những giá trị văn hoá còn ẩn chứa bên trong các di tích lịch sử - văn hoá. Chúng ta luôn phải có ý thức bảo vệ, nghiên cứu những viên ngọc quí giá của cha ông để lại. Gìn giữ cho hiện tại và tương lai, kế thừa những tinh hoa, những truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, phù hợp với đường lối của Đảng và nhà nước là xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề này, là sinh viên năm thứ tư chuyên ngành Bảo tồn - Bảo tàng với niềm say mê nghề nghiệp, cùng kiến thức đã tập hợp được sau bốn năm học và quá trình thức tập thực tế tại một số di tích và bảo tàng ở Hà Nội. Chúng tôi nhận thức được rằng Hà nội là một địa chỉ văn hoá đặc biệt, có số lượng di tích đậm đặc mang những nét riêng của văn hoá Hà Nội. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn các di tích lịch sử - văn hoá trên đất Hà Nội, cùng với nguyện vọng của bản thân, tôi nghĩ rằng mình cần phải đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ di sản văn hoá quý báu đó. Với sự khuyến khích chỉ bảo của khoa Bảo Tàng và thày giáo Nguyễn Tiến, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Tìm hiều di tích đình Triều Khúc” làm khóa luận tốt nghiệp ra trường.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu những giá trị về lịch sử, văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật của di
tích đình Triều Khúc Trên cơ sở khảo sát thực tế, bước đầu đề xuất một số giải pháp mong muốn góp phần bảo tồn phát huy tác dụng giá trị di tích trong quá trình đô thị hoá, hiện đại hoá.
- Tập hợp những tư liệu nhằm cung cấp thêm thông tin cho việc nghiên cứu về di tích lịch sử - văn hoá có giá trị trong hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá của Thủ Đô, góp phần vào việc tìm hiểu Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là di tích và toàn bộ các di vật của đình Triều Khúc - xã Tân Triều - Thanh Trì - Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu đặt di tích đình Triều Khúc trong không gian lịch sử văn hoá xã Tân Triều - huyện Thanh Trì - Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điền dã, khảo sát thức tế.
- Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp so sánh.
- Phương pháp liên nghành. khảo cổ học, lịch sử văn hoá, bảo tàng học, bảo tồn di tích .
5. Bố cục khoá luận ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục. Khoá luận được kết cấu thành 3 chương:
- Chương 1 - lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của di tích.
- Chương 2 - Giá trị kiến trúc - nghệ thuật đình Triều Khúc.
- Chương 3 - Vấn đề bảo vệ, phát huy tác dụng của di tích .
Trong quá trình viết khoá luận này chúng tôi nhận thấy các tài liệu viết về di tích còn quá ít, nhất là với một sinh viên làm khoá luận tốt nghiệp, kinh nghiệm chưa nhiều nên gặp không ít khó khăn. Song với cố gắng nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Tiến. Cùng với sự dạy bảo của các thày cô trong khoa Bảo tồn - Bảo tàng trường Đại học văn hoá Hà Nội, lại được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cán bộ ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội, và nhiều cụ cao tuổi trong tiểu ban quản lý di tích đình Triều Khúc. Nhân đây chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới sự giúp đỡ quý báu đó.
Ý nghĩa giá trị của di tích lịch sử văn hoá đình Triều Khúc rất lớn, không chỉ về mặt kiến trúc và những di vật cổ còn lại trong di tích, mà còn mang những giá trị về ý nghĩa tâm linh sâu sắc, song do trình độ còn hạn chế nên mọi sự nhìn nhận đánh giá và những đề xuất nêu ra không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu và bạn bè đồng nghiệp lượng thứ và tham gia đóng góp ý kiến để bài khoá luận được hoàn chỉnh hơn.
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2589 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu di tích đình Triều Khúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cờ kẻ cầm gươm, đao, giáo, mác,mã tấu, xà mâu .... mỗi người một thứ chia làm hai phe (phe ta và phe địch ), chạy theo hai hướng bên phải và bên trái trước cửa đình .
Đoàn quân dẫn đàu là một người vác một lá cờ lớn rầm rầm vác vũ khí chạy vòng tròn ra cánh đồng trước mặt. Chạy được khoảng 400 m thì hai bên quay mặt hướng vào nhau tiến tới gặp nhau ở đoạn đường chiếu thẳng từ cổng đình ra, cả hai nhóm dừng lại. Tại đây hai bên làm các động tác như giao đấu, sau đó cầm các thứ vũ khí múa chéo nhau nhiều lần liên tục và chạy về đình theo một vòng tròn khép kín. Từ cổng đình, tiếng trống ngũ liên vẫn thôi thúc liên hồi tiếng nhạc, tiếng thanh la, tù và dồn dập, mọi người đứng trước cổng đình reo hò ầm ĩ cổ vũ hai đội quân cho tới khi họ về tới đình mới thôi.
Thời gian diễn ra tục chạy cờ kéo dài từ 60- 90 phút. Sau đó tất cả những người tham gia chạy cờ, các đội múa rồng, múa bồng, các đô vật cùng bà con trong làng kéo vào đình, đứng trước hương án làm lễ lạy tạ thánh và kết thúc hội.
*Các hoạt động trò chơi trong lễ hội Triều Khúc:
Bên cạnh múa bồng, múa Rồng, trong hội Triều Khúc còn có nhiều trò vui chơi giải trí khác như thi vật, trò chơi bắt vịt, chọi gà, chơi cờ, đá cầu .... Đó là những nội dung quan trọng làm cho ngày hội thêm sôi nổi, mà bất cứ ai đến xem hội cũng đều được xem và góp vui. Có thể nói tính chất dân gian đậm đà của hội làng nói chung và hội Triều Khúc nói riêng chính là ở chỗ đó.
+ Thi vật.
Thi vật là môn thể thao, một sinh hoạt văn hoá mang tinh thần thượng võ khá phổ biến trong các dịp lễ hội của người Việt. Trong ngày hội ở làng Triều Khúc, vật cũng là môn thể thao được đám trai làng ưa chuộng. Ngoài đám trai tráng trong làng ra, trong những ngày này, trai trámg ở những làng xung quanh cũng đến tham gia góp vui. Theo các cụ già kể lại, trước kia sới vật của làng Triều Khúc thu hút không ít các đô vật nổi tiếng trong làng như: Kẻ Đăm, Mai động, Thanh trì …. Nhiều lần các đô vật nổi tiếng ở đây đã giành giải hạ các đô nhất (cạp chiếu đỏ), đô nhị (cạp chiếu xanh), của Hà thành .
Hội thi vật được bắt đầu từ ngày 11 đến ngày 12 và diẽn ra từ sáng đến trưa. Có nhiều năm, do yêu cầu của nhân dân trong làng và trai tráng các nơi khác thì phải đến ngày 14-15 giải vật mới được phá .
Địa điểm diễn ra thi tài là một khoảng sân rộng trước cửa Đại Đình. Trước đó nơi đây đã được một số trai làng dọn sạch sẽ, dùng cuốc xẻng san xới vật và khu vực đứng xem, để người xem không xô đẩy, chen lấn ảnh hưởng đến cuộc thi tài.
Bên cạnh xới vật được0 đặt một chiếc trống cái hiệu lệnh cho cuộc thi tài. Người cầm trịch hay còn gọi là người cầm chầu điều khiển cuộc thi tài là người được dân làng cử ra. Đó là một người đàn ông có tuổi, am hiểu và giỏi về môn vật. Khi người cầm trịch nổi một hồi trống dài báo hiệu thì cuộc thi bắt đầu.
Trước khi các đô vật vào cuộc, người cầm trịch có nhiệm vụ căn dặn và khuyến khích các đô vật thi tài trên tinh thần thượng võ. Cụ thể các đô vật phải tuân theo một số quy định như không được sử dụng những miếng đòn hiểm như đấm, đá, húc đầu vào yết hầu, mạng mỡ của đối thủ, khi có sự cố như tuột khố, hoặc một đô vật bị bật ra ngoài xới , người cầm trịch sẽ bỏ chầu (tức là im tiếng trống ) thì các đồ vật phải dừng lại sửa chữa. Khi bị ngã ngửa ,”lấm lưng trắng bụng” hoặc bị đối phương nhấc bổng trên không thì đô vật đó đã thua.
Về giải thưởng năm nào tổ chức vật cũng trao ba giải: Giả nhất, giả nhì, giả ba. Ngoài ra làng còn trao giải thưởng cho những thanh niên làng lần đầu tiên tham gia thi đấu đã chơi hay và trao giải cho những người có tinh thần thi đấu.
Nhìn chung trong hội làng Triều Khúc, vật là một hình thức sinh hoạt văn hoá phổ biến, có vai trò quan trọng trong ngày hội thu hút được đông đảo người xem và tham dự.
+ Bắt vịt :
Bắt vịt cũng là trò chơi dân gian có tính truyền thống ở hội làng Triều Khúc. Trò chơi này không chỉ dành riêng cho đám thanh niên trai tráng, mà cho tất cả mọi người (là nam giới) có khả năng bơi lội, ham thích tham gia. Nơi diễn ra trò này là ao làng, thời gian là buổi trưa, hoặc buổi chiều ngày 12, khi buổi lễ ở đình đang nghỉ. Bắt đầu dân làng cho thả một con vịt xuống ao (đôi khi dân làng còn quẳng thêm cả bòng, bưởi) sau đó những người tham gia cuộc chơi cùng nhau nhảy xuống ao, tìm cách (bơi hoặc lặn) đến gần để bắt vịt. Bắt vịt là một trò chơi diễn ra rất sôi nổi và náo nhiệt, tập trung được nhiều người tham gia. Dưới ao là cảnh người đuổi vịt, trên bờ mọi người đứng xem cổ vũ, reo hò ầm ĩ. Ao rộng vịt bơi nhanh nên có khi cuộc chơi diễn ra hàng giờ vẫn không kết thúc. Trò chơi chỉ kết thúc khi con vịt được bắt, phần thưởng giành cho người thắng cuộc chính là con vịt bị bắt.
Như vậy ngoài ý nghĩa vui chơi, giải trí, trò chơi bắt vịt yêu cầu người tham gia phải có sức khoẻ, sự mau lẹ và mưu trí.
+ Đánh cờ :
Đánh cờ là một trò chơi giải trí, nên được nhiều người ưa chuộng. Khác với lối chơi cờ người như ở một số hội khác như hội Lim, hội Yên Thế ... Ở hội Triều Khúc, các quân cờ không dùng người. Theo quan niệm truyền thống của dân làng, nếu dùng người đóng vai trò quân cờ thì những người tham gia vào cuộc chơi sẽ phải gặp nhiều điều không may trong cuộc sống .
Ở đây các quân cờ được khắc bằng tên (bằng chữ Hán) vào một tấm biển gỗ vuông, sau đó đem gắn với một cây gậy dài khoảng 1m và cắm ở những vị trí đã định.
Sân cờ được bố trí ở trước cửa Đại Đình, ở mỗi giao điểm đều được đào một lỗ nhỏ để người chơi có thể dễ dàng chuyển dịch quân cờ theo ý mình. Lối chơi cờ này được người Triều khúc gọi là “Cờ Bỏi”.
Ngoài các hình thức lễ hội và các tò chơi kể trên, trong hội làng Triều Khúc còn có nhiều trò vui khác như đá cầu, chọi gà, tổ tôm,... Theo các cụ kể lại, trước đây những năm được mùa nhân dân làm ăn phát đạt, làng còn tổ chức đón cô đầu, kép hát ở Khâm Thiên và mời các phường chèo, phường tuồng về diễn trò ở sân đình vào buổi tối.
*Một vài nhận xét về lễ hội đình Triều khúc.
Lễ hội là một nhu cầu văn hoá không thể thiếu được ở đình Triều Khúc, nó đã in sâu vào tâm thức của mỗi người dân làng Triều Khúc. Chỉ có lễ hội người dân mới được tự thể hiện tín ngưỡng của mình đối với thần thánh, mới được bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đến thành hoàng đã nghe thấy lời cầu nguyện của họ, ban cho họ một mùa màng tốt đẹp, cuộc sống ấm no hạnh phúc, những người còn vướng mắc trần bụi thì đến bày tỏ tâm sự, cầu mong có sự giải toả, mọt đức tin để đủ can đảm bước tiếp.
Lễ hội ở đình Triều Khúc đã đem lại niềm vui, niềm hy vọng, đem lại đối với văn hoá tinh thần thật lớn lao, đã ôn lại truyền thống hay, ý tưởng đẹp , đạo lý cao cả của người xưa , có tác dụng giáo dục toàn thể mọi người nhất là thế hệ trẻ “Khuyến thiện, trừng ác”.
Lễ hội diễn ra đảm bảo nội dung truyền thống về lịch sử,văn hoá, đoàn kết đấu tranh xây dựng quê hương mình ngày một giầu đẹp, tưởng nhớ tới công đức của vị Thành Hoàng làng góp phần cho thế hệ trẻ hiểu sâu sắc hơn về quê hương mình .Trong lễ hội không thiếu những cái hay nhưng cũng không ít những cái dở. Vì vậy bỏ cái dở giữ lại cái hay không phải dễ. Cho nên phải kế thừa có chọn lọc và phê phán để tiếp thu cái tinh tuý, cái hồn của lễ hội xưa.
CHƯƠNG 3
VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY TÁC DỤNG CỦA DI TÍCH
Đã từ lâu trong tiềm thức của người dân đất Việt thì những ngôi đình, chùa, đền, miếu, lăng tẩm … không chỉ là những tượng đài bất diệt mà đã trở nên gắn bó, ăn sâu bám rễ vào trong đời sống của cộng đồng xã hội như một nhu cầu không thể thiếu được trong mỗi con người. Cùng với những giá trị tinh thần chứa bên trong các di tích thì bản thân các di tích còn là những công trình kiến trúc tôn giáo, là di sản văn hoá vật thể đặc trưng biểu hiện một khía cạnh văn hoá tâm linh người Việt, chứa đựng những tài năng và sức sáng tạo của con người, gắn liền lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Mỗi người dân đất Việt, dù đi dâu về đâu cũng luôn mang trong mình hình dáng quê hương với:
“Cây đa bến nước mái đình
Biết bao sâu nặng nghĩa tình làng quê”
Hay:
“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
Qua đó ta thấy được rằng trong ký ức sâu thẳm của tâm hồn người dân đất Việt thì hình ảnh quê hương yêu dấu với cây đa, bến nước, mái đình sẽ mãi gắn bó ăn sâu trong tiềm thức mỗi người. Đồng thời ngôi đình còn là niềm tự hào, gửi gắm mọi tâm tư tình cảm và là nơi giải toả tâm linh của người dân trong mỗi làng quê. Đình là ngôi nhà cộng đồng của mỗi làng. Mỗi làng thường có một ngôi đình. Đình phản ánh đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của cộng đồng cũng như cấu trúc phân tầng trong làng xã. Điều đáng nói là cho đến nay tuy không còn mang đầy đủ các chức năng như xưa kia, nhưng đình vẫn là trung tâm sinh hoạt văn hoá của cộng đồng làng xã. Hiện nay truyền thống văn hoá của làng được khôi phục thông qua ngôi đình. Các lễ hội của làng đều lấy đình là trung tâm. Về chức năng tôn giáo đình là nơi thờ thần của làng được gọi là “Thành hoàng làng”. Về chức năng văn hoá đình là nơi biểu diễn kịch hát, tích chèo …. một hình thức đã phát triển từ các thế kỷ trước, nơi tiến hành các lễ hội, các trò chơi … có thể nói ngôi đình là một nhà thờ, một nhà văn hoá của cộng đồng làng xã Việt Nam là một yếu tố hữu hình của văn hoá làng xã Việt Nam.
Muốn tìm hiểu đầy đủ về quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta một cách hoàn chỉnh hơn thì chúng ta cần phải thông qua các di tích, một nguồn bất động sản có giá trị lớn nhằm vạch ra một bước đi đúng đắn cho hiện tại và tương lai. Chính vì vậy việc kế thừa những di sản văn hoá quý báu của ông cha ta để lại xây dựng trên cơ sở đó nền văn hoá mới là điều mà chúng ta phải quan tâm và chú trọng.
Đình Triều Khúc là một ngôi đình nằm ở ngoại thành Hà Nội, có bề dày lịch sử cũng như có giá trị lớn về mặt kiến trúc nghệ thuật. Nằm trong tổng thể các ngôi đình, đền Hà Nội đã được xếp hạn, đình Triều Khúc là nơi sinh hoạt văn hoá và tín ngưỡng tâm linh bản địa của làng quê. Sự hiện diện của ngôi đình đã đóng góp một giá trị không nhỏ cho việc nghiên cứu lịch sử Hà Nội để tiến tới chuẩn bị kỉ niệm thủ đô tròn 1000 năm tuổi.
Với những giá trị văn hoá - lịch sử nhất định của di tích đình Triều Khúc, việc bảo tồn, tôn tạo, phát huy tác dụng của di tích đã trở thành một trong những nhiệm vụ chính của nghành văn hoá thủ đô nhất là Ban Quản lý di tích Hà Nội.
3.1 Hệ thống các văn bản pháp lý về bảo tồn di tích.
3.1.1: Văn bản quốc tế.
Trong thời đại ngày nay việc bảo tồn các di sản văn hoá không chỉ là vấn đề đặt ra trong khuôn khổ một quốc gia, hay một vùng lãnh thổ, nó trở thành một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Vì những di sản đó là những di sản chung của nhân loại từ thời cổ đại xa xưa cho đến những năm gần đây, loài người đã đúc kết được kinh nghiệm rằng không thể thiếu di sản văn hoá trong việc phát triển tri thức. Lênin dạy rằng: “Phải tiếp thu toàn bộ nền văn hoá do chế độ tư bản để lại và dùng những nền văn hoá đó để xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải tiếp thu toàn bộ nền khoa học kỹ thuật, tất cả những kiến thức, tất cả những nghệ thuật, không có những cái đó chúng ta không thể xây dựng cuộc sống xã hội cộng sản được” Lê Nin toàn tập – Nxb Maxcơva - 1977
Về thái độ ứng xử với các di sản văn hoá truyền thống, Lênin - người thầy vĩ đại của giai cấp vô sản đã vạch ra rằng: “giai cấp công nhân giữu gìn di sản những người lưu trữ văn thư giứ gìn những giấy tờ cũ và cùng không có nghĩa là gìn giữ di sản mà bám chặt lấy di sản” Lê Nin toàn tập – Tập 2 - Nxb sự thật – 1959 (tr. 693)
Đó là cái nhìn đúng đắn, đầy tính khoa học về mặt bảo lưu, tiếp thu và sử dụng những di sản văn hoá. Trên cơ sở đó việc tiếp thu và bảo vệ các di sản văn hoá với tính chất toàn cầu đã được thể hiện ở một số văn bản quốc tế và quy định của một số nước trên thế giới.
Tại Paris ngày 11/12/1962, Đại hội đồng UNESCO, khoá XII đã phê chuẩn một số khuyến cáo về việc bảo vệ vẻ đẹp và tính chất cảnh quan thiên nhiên với các khu vực. Trong phần trình bầy về nguyên tắc chung khuyến cáo đã đề cập tới một số việc bảo vệ không chỉ giới hạn những khu vực do con người sáng tạo mà còn cần phải đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ phong cảnh, thành phố và những khu vực thành phố thường xây dựng những công trình mới và việc xây dựng những công trình mới chỉ dẫn đến sự cần thiết phải khôi phục di sản và cảnh quan đã bị tổn thất và tuỳ theo khả năng mà phuc hồi lại di tích dưới dạng nguyên gốc.
Ngày 19/11/1968 Đại hội đồng khoá XV lại phê chuẩn một khuyến cáo về việc bảo vệ những di sản văn hoá, do những hoạt động xã hội hoặc cá nhân gây ra. Đại hội đồng đã đề ra việc áp dụng hai loại biện pháp:
a: Đảm bảo tính chất khu vực di tích và các loại di sản văn hoá khác khi tiến hành các công việc xã hội và tự nhiên.
b: Đảm bảo việc cứu thoát những giá trị văn hoá nằm trong các vùng, các cơ quan nhà nước hay tư nhân chiếm giữ, đồng thời tổ chức việc bảo vệ di chuyển nó toàn bộ hay từng phần nếu thấy cần thiết.
Đặc biệt khuyến cáo còn đề cập đến các công việc sau đây được coi là những công việc đe doạ nghiêm trọng những di sản văn hoá. Đó là:
a: Những đề án xây dựng và phát triển lại đô thị.
b: Xây dựng và sửa chữa một cách tuỳ tiện các di tích lịch sử văn hoá.
c: Xây dựng hoặc xây dựng lại những trục đường giao thông vận tải lớn.
d: Xây dựng đường ống và đường dây cao thế.
e: Những công việc có liên quan tới việc phát triển nông nghiệp hay công nghiệp và quá trình kỹ thuật.
Khuyến nghị đề cập tới “những nước thành viên của UNESCO cần phải áp dụng mọi biện pháp, có thể để bảo vệ tất cả các loịa di sản văn hoá ở dạng nguyên gốc…. Trong trường hợp vì những nguyên nhân kinh tế hay xã hội cần thiết mà phải di chuyển hay từ bỏ hay xoá đi những đối tượng là tài sản văn hoá thì cần phải áp dụng mọi biện pháp để cứu nó bằng cách nghiên cứu tỉ mỉ đo đạc chi tiết”. Sau khi đã nghiên cứu kỹ những sự thực đe doạ và gây ra những thiệt hại không thể sửa chũa được đối với tài sản văn hoá, các chương trình phải cứu nó, phải bao gồm những biện pháp, pháp lý cần thiết, ngân sách và những người có trình độ cao nghiên cứu cách giải quyết.
Năm 1972 UNESCO lại đưa ra một công ước về vấn đề bảo vệ các di sản văn hoá thế giới, trên cơ sở công ước này đem lại tình đoàn kết giữa các dân tộc các quốc gia, góp phần tạo nên ý thức kế thừa những công trình văn hoá cho nhân loại.
Hội nghị toàn thể khoá họp thứ XIX của UNESCO tại Nairobi ngày 26/10/1976 đã thông qua khuyến nghị“ về trao đổi quốc tế các tài sản văn hoá”. Hội nghị toàn thể đã nhắc lại rằng: “tài sản văn hoá là yếu tố căn bản của nền văn hoá, của các dân tộc” khuyến nghị đề cập tới thết chế văn hoá là cơ quân thường trực được giao quyền quản lý tài sản văn hoá, và được nhà cần quyền chấp nhận vì lợi ích chung giữ gìn nghiên cứu khai thác hợp với trình độ công chúng. Tài sản văn hoá là những hiện vật biểu thị hay chứng thực sự sáng tạo của loài người hay sự sáng tạo của thiên nhiên và theo ý kiến của các cơ quan thẩm quyền của mỗi nước, hoặc có thể có giá trị về lịch sử, nghệ thuật khoa học, hay khoa học kỹ thuật, các nước thành viên sẽ áp dụng các điều khoản trong bản khuyến nghị và thông báo cho chính quyền và các cơ quan chức năng được biết, đồng thời báo cáo về hội đồng về việc triển khai thực hiện bản khuyến nghị này.
Ngoài các văn bản do UNESCO đưa ra còn có các công ước quốc tế được ký kết giữa các nước về bảo vệ di tích văn hoá như công ước LaHay ngày 14/05/1954, đại diện của 43 quốc gia Vaticăng ký công ước và một số văn bản kèm theo về việc bảo vệ tài sản văn hoá trong trường hợp có xung đột quân sự xảy ra. Công ước được soạn thảo dưới sự bảo trợ của UNESCO trù định:
a: Dự thảo những biện pháp đề phòng (chỉ thị riêng cho các cơ quan chỉ huy quân sự nhằm mục đích bảo vệ văn hoá)
b: Nhất thiết không được phá làm hỏng các di tích văn hoá.
c: Nhờ đến các cấp trọng tài trong trường hợp các giá trị văn hoá bị tổn thất do xung đột vũ trang.
Trong lời căn dặn đảm bảo áp dụng có ghi:
Soạn thảo và giải thích danh mục quốc tế các giá trị văn hoá được bảo vệ đặc biệt thành lập cơ quan kiểm soát nhằm đảm bảo cho việc bảo vệ tài sản văn hoá. Tổ chức phương tiện và cơ chế kiểm soát về việc bảo đảm về các giá trị văn hoá trong trường hợp phải vận chuyển các thứ tự đó. Một văn bản được soạn thảo riêng cấm chuyên trở các giá trị văn hoá ra khỏi lãnh thổ bị xâm chiếm.
Năm 1964 Đại hội quốc tế II của các kiến trúc sư và các kỹ thuật gia từ ngày 31/05/1964 về việc bảo vệ các kiến trúc lịch sử đã mở rộng hiến chương Athene năm 1931 và thông qua bản hiến chương quốc tế về bảo tồn, phục hồi các công trình kiến trúc.
Luật Washingtơn - Luật về bảo vệ di sản khảo cổ học đã được uỷ ban điều hành và được đại hội đồng Liên hợp quốc và tổ chưc ICOMOS phê chuẩn tại Lausanne năm 1990. Như vậy trên thế giới đã có rất nhiều các văn bản khuyến nghị các công ước … của rất nhiều các tổ chức của Liên hợp quốc đưa ra mục đích chính là nhằm giữ gìn bảo tồn phát huy giá trị các di sản văn hoá chung của toàn nhân loại. Ngoài những văn bản mang tính chất pháp lý quốc tế ra thì riêng từng quốc gia lại có những văn bản của mình góp phần giữ gìn, bảo vệ, phát huy tác dụng của di sản văn hoá của quốc gia mình, đóng góp vào khối di sản văn hoá thế giới ngày càng phong phú, đa dạng.
3.1.2: Văn bản Việt Nam:
+ Trước cách mạng tháng Tám
Vào thời kỳ phong kiến, triều đình có ban hành các điều lệ luật pháp để bảo vệ thành quách, đình, đền, chùa, miếu … các công trình tôn giáo, tín ngưỡng dân gian, các công trình liên quan tới hoàng tộc.
Thời Lê Thánh Tông đã ban hành luật Hồng Đức trong đó ghi rất rõ và chi tiết từng loại tội vi phạm tới di tích.
Chế độ phong kiến cũng thể hiện rõ vai trò của mình qua việc sắc phong, điều lệ nghi thức cho công trình tôn giáo, với đình thì sắc phong cho thần và các vị thần hầu hết là gắn với một thần tích, có vị còn gắn với hai ba thần tích, theo thống kê của viện Hán Nôm còn lưu giữ được 568 cuốn thần tích của 2821 xã thôn của nước ta. Với các ngôi chùa thì đượcc xếp vào ba hạng như sau: Đại danh lam, Trung danh lam, Tiểu danh lam (thường là các ngôi chùa nhỏ của dân) Ngoài ra để góp phần bảo tồn di tích, thì nhà nước cho các di tích một số ruộng hoa lợi, còn với những ngôi đình thì có ruộng làng. Đây cũng là nguồn thu duy trì bảo bệ di tích dưới các triều đại phong kiến ở nước ta. Việc bảo vệ di tích thời phong kiến thường giao cho Lễ bộ trông coi việc điều lệ của nhà nước, đồng thời có nhiệm vụ theo dõi các di tích để cấp sắc cho các di tích ở các địa phương.
Vào thời Pháp thuộc, chính quyền địa phương có ban hành “luật bảo tồn di sản văn hoá” năm 1913 và được bổ sung vào năm 1925, song vào thời Pháp thuộc dân ta không có chủ quyền nên các di tích hầu như không có được bảo tồn chỉ chú ý vào việc bảo tồn các di tích kiến trúc nghệ thuật.
Như vậy trước cách mạng tháng 8 việc bảo tồn, tôn tạo các di tích ở nước ta đã được các triều đại chú ý đến, song vẫn còn có rất nhiều di tích có giá trị nhưng so với tổng thể thì vẫn không được là bao. Và hầu hết như các di tích có niên địa sớm và có gía trị do rất nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan: thời tiết khí hậu nước ta (đa phần các di tích đều làm bằng gỗ) và sự tàn phá của cuộc chiến tranh xâm lược mà di tích nước ta còn lại đến ngày nay không nhiều, Đó cũng là một tổn thất đối với nền văn hoá nước nhà.
+ Sau cách mạng tháng 8:
Ngay sau khi giành được chính quyền Đảng và nhà nước ta đã quan tâm đến việc bảo vệ và sử dụng di tích ch của dân tộc. Một loạt các văn bản pháp lý làm cơ sở cho công tác bảo vệ di tích đã được ban hành.
Ngày 23/11/1945 Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh 65 SL/CTP ấn định của nhiệm vụ Đông Phương Bác Cổ học viện, sắc lệnh đã nhấn mạnh việc bảo tồn cổ tích là việc cần thiết của nước Việt Nam. Đồng thời tuyên bố bãi bỏ tổ chức của Pháp Quốc Viễn Đông Bác Cổ, cơ quan văn hoá nô dịch của thực dân Pháp ở nước ta và quyết định Học viện Đông Phương Bác Cổ (tên mới của cơ quan) có nhiệm vụ bảo tồn cổ tích ở Việt Nam. Sắc lệnh coi toàn bộ di sản văn hoá là tài sản chung của toàn dân. Trong sắc lệnh ghi rõ “cấm phá huỷ đền, chùa, đình, miếu và những nơi thờ tự khác như: cung điện, thành quách, lăng mộ chưa được bảo tồn, nghiêm cấm phá huỷ các bia quý, văn bằng giấy má sách vở có tính chất tôn giáo có lợi cho lịch sử nhưng chưa được bảo tồn. Đồng thời sắc lệnh còn quy định việc nhà nước phải chi nhân sách cho việc bảo vệ, tu sửa di tích và công nhận các khoản trợ cấp cho học viện Đông Phương Bác Cổ.
Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, ban hấp hành TW Đảng đã ra thông tư số 38 TT/TW ngày 28/06/1956, thủ tướng chính phủ ra thông tư số 954/TTg ngày 7/7/2956 quy định rõ những điều khoản về bảo vệ di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh.
Bước vào thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội để có được văn bản pháp lý với hiệu lực cao hơn. Nghị định 519/TTg của thủ tướng chính phủ đã ký tháng 10/1957 về bảo tồn cổ tích. Văn bản đã xác định rõ đối tượng và nhiệm vụ cơ bản của công tác Bảo tồn, Bảo tàng, quản lý di tích phục vụ sự nghiệp cách mạng. Nghị định này có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn to lớn đối với ngành bảo tồn bảo tàng và công tác bảo vệ di tích lịch sử văn hoá. Đây cũng chính là văn bản khác thay thế nghị định 519/TTg gồm 7 mục và 32 điều khoản:
Mục I: Xác định “tất cả những bất động sản và động sản có giá trị lịch sử hay nghệ thuật (kể cả bất động sản nằm dưới đất hay dưới nước) bất cứ thuộc quyền sở hữu của ai nay đặt dưới sự bảo vệ của nhà nước.
Mục II: Nói về liệt hạng.
Mục III: Sưu tầm và khai quật
Mục IV: Bảo quản.
Mục V: Trùng tu và sửa chữa:
Mục VI: Xuất khẩu những di vật có giá trị.
Mục VII: Khen thưởng và kỷ luật.
Với tính pháp lý nghị định 519/TTg đã trở thành cơ sở phát triển cho sự nghiệp bảo tồn bảo tàng ở nước ta, đồng thời đã ngăn chặn được nhiều biểu hiện do vô hình hay cố ý phá huỷ các di tích lịch sử văn hoá.
Giai đoạn chống Mỹ cứu nước, chính phủ đã ra nhiều chỉ thị quan trọng về công tác bảo tồn bảo tàng trong tình hình chiến tranh như chỉ thị quan trọng về quản lý các tư liệu Hán Nôm sử dụng các di tích lịch sử nghệ thuật liên quan tới công tác phòng không và chỉ thị về phát huy tác dụng di tích trong thời kháng chiến chống Mỹ cùng việc bảo tồn di tích lịch sử trong thời kỳ này.
Sau di tích lịch sử văn hoá nghệ thuật, hội đồng nhà nước đã ban hành pháp lệnh ngày 31/3/1984 và được công bố ngày 4/4/1984 về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh do đồng chí Trường Chinh ký. Pháp lệnh gồm 5 chương và 27 điều. Ngay trong lời mở đầu pháp lệnh đã khẳng định rõ “di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh là tài sản lâu đời của dân tộc Việt Nam” Để bảo vệ và sử dụng có hiệu quả di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh trong việc giáo dục tinh thần yêu nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, yêu chủ nghĩa xã hội và tự hào dân tộc nâng cao kiến thức phục vụ công tác nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và văn hoá của nhân dân, xây dựng nền văn hoá mới và con người mới xã hội chủ nghĩa, làm giàu đẹp kho tàng di sản văn hoá dân tộc và góp phần làm phong phú văn hoá thế giới.
Nội dung pháp lệnh gồm 5 chương:
Chương I: Những quy định chung. Gồm 6 điều trong đó nêu được vài vấn đề như sau: khái niệm về di tích lịch sử văn hoá, xác định sự quản lý thống nhất đối với các di tích, nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, nghĩa vụ của công dân.
Chương II: Công nhận di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh (gồm 5 điều).
Chương III: Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh (gồm 13 điều).
Chương IV: Việc khen thưởng và xử phạt.
Chương V: Điều khoản cuối cùng
Ngày 31/12/1985 Hội đồng bộ trưởng đã ra nghị định số 288/HDBT với 18 điều quy định việc thi hành pháp lệnh về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh.
Để thực hiện pháp lệnh và nghị định của hội đồng bộ trưởng bộ văn hoá đã ra thông tư 20b/VH-TT ngày 22/7/1986 về việc hướng dẫn thi hành pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh. Hướng dẫn giải thích từng điều khoản và quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan hữu trách phương pháp tiến hành cho từng nhiệm vụ bảo vệ và sử dụng di tích.
Thông tư liên bộ số 54/TT-LB ngày 11/8/1992 của bộ văn hoá thông tin và thể thao, bộ tài chính. Về chế độ cấp phát quản lý tài chính đối với các bảo tàng và di tích lịch sử văn hoá.
Ngoài ra trong các bài báo chính trị của các nhiệm kỳ đại hội đại biểu Đảng toàn quốc đều đề cập đến như một lĩnh vực quan trọng của công tác văn hoá.
Báo cáo chính trị Đại hội Đảng khoá VI đã nêu ra: “nhà nước cùng với nhân dân xây dựng những cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho văn hoá nghệ thuật giữ gìn tôn tạo và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của di tích, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại”.
Tại công văn số 71/BTBT về kế hoạch 5 năm (1996 - 2000) ngày 25/2/1995 của nghành bảo tồn bảo tàng nêu rõ ”xây dựng hồ sơ khoa học cho các di tích đã được công nhận từng bước di tích lịch sử văn hoá để thống nhất quản lý, nghiên cứu lâu dài phục vụ khai thác trong tương lai” Với sự cố gắng của ngành văn hoá thông tin cùng với sự cố gắng của ban ngành có liên quan, công tác bảo tồn di tích đã thu được nhiều thành tích trong công việc giữ gìn và khai thác các di tích.
Luật di sản văn hoá ra đời đã được nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/6/2001 và chủ tịch nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký lệnh công bố ngày 1/1/2002. Luật gồm 7 chương và 74 điều. Đây là bộ luật có ý nghĩa rất lớn đối với ngành văn hoá nước ta.
Chương I: Những quy định chung.
Chương II: Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân đối với di sản văn hoá.
Chương III: Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể.
Chương IV: Bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá phi vath thể.
Chương V: Quản lý nhà nước về di sản văn hoá.
Chương VI:Khen thưởng và xử lý vi phạm.
Chương VII: Điều khoản thi hành.
Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật di sản văn hoá gồm 9 chương và 56 điều.
Chương I: Những quy định chung.
Chương II: Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể.
Chương III: Bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá phi vat thể.
Chương IV: Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
Chương V: Việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Chương VI: Tổ chức và hoạt động của Bảo tàng.
Chương VII: Trách nhiệm của cán bộ cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và uỷ ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện luật di sản văn hoá.
Chương VIII: Việc khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Chương IX: Điều khoản thi hành.
Ngoài ra, các báo cáo chính trị của các nhiệm kỳ đại hội đại biểu Đảng toàn quốc đều đề cập tới một lĩnh vực quan trọng của công tác văn hoá.
Báo cáo chính trị đại hội Đảng khoá V đã nêu: “trong công cuộc xây dựng nền văn hoá mới, con người mới, một vai trò cực kỳ quan trọng thuộc hoạt động văn hoá nghệ thuật, văn hoá, sân khấu, âm nhạc, bảo tồn, bảo tàng.”…
Báo cáo chính trị đại hội Đảng khoá VI đã nêu ra : “nhà nước cùng với nhân dân xây dựng những cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho văn hoá nghệ thuật, giữ gìn tôn tạo và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của di tích, tiếp thu văn hoá tinh hoa của nhân loại….”
Dựa trên những văn bản được ban hành, kèm theo các báo cáo chính trị của các nhiệm kỳ đại hội đại biểu của các nhiệm kỳ đại hội đại biểu toàn quốc, ngành bảo tồn bảo tàng đã có rất nhiều cố gắng trong việc phát hiện, kiểm kê, phân loại, lập hồ sơ xét duyệt công nhận di tích lịch sử văn hoá, song trên thực tế nhiều di tích lịch sử văn hoá dù đã được xếp hạng nhưng do chưa được bảo vệ chu đáo nên đã bị lấn chiếm, thu hẹp diện tích. Thực trạng các di tích bị thu hẹp là do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân sâu xa vẫn là sự thiếu ý thức của người dân trong việc bảo vệ di tích lịch sử - văn hoá và sự quan tâm chưa được sát sao của nhiều cơ quan quản lý. Công bằng mà nói, việc bảo vệ di tích không chỉ quy trách nhiệm cho ngành bảo tồn bảo tàng hay ban quản lý di tích mà đó là trách nhiệm của nhiều ban ngành, của các cơ quan có chức năng, để có thể xử lý kiên quyết, dứt điểm đối với các trường hợp vi phạm tài sản chung của toàn dân. Trong nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã nêu rõ : “bảo vệ di tích lịch sử văn hoá không chỉ là nhiệm vụ riêng của ngành bảo tồn bảo tàng mà còn là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân là nhiệm vụ của tất cả các ban ngành, các địa phương, việc bảo vệ di tích, di vật là điều rất cần thiết cần phải tăng cường”.
Gần đây do sự đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, giáo dục và văn hoá của đất nước nên đã có sự phối hợp chặt chẽ, nghiêm túc tạo ra sức mạnh trong việc quản lý nhà nước và thực hiện tốt các lĩnh vực chính sách về văn hoá nói chung và sự nghiệp bảo tồn bảo tàng nói riêng tạo ra những nề nếp, trật tự kỷ cương cũng như sự ứng tác, nhạy bén với tình hình xã hội hiện nay.
Trở lại với ngôi đình Triều Khúc, một ngôi đình cổ của huyện Thanh Trì - Hà Nội. Từ khi ra đời, tồn tại đến nay đã trải qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, chịu đựng thời tiết khắc nghiệt của nước ta, qua nhiều lần trùng tu tôn tạo nó vẫn tiềm ẩn bên trong biết bao giá trị lịch sử văn hoá, nghệ thuật, … Ngôi đình đã được bộ văn hoá thông tin xếp hạng Di tích lịch sử – Van hoá vào năm 1992.
3.2. Bảo vệ bằng biện pháp kỹ thuật.
Thiên nhiên ban cho nước ta nhiều ân huệ, nằm trong xứ nhiệt đới phong phú đa dạng …. nhưng bên cạnh đó lại đặt ra cho chúng ta muôn vàn thử thách. Đặc điểm khí hậu nước ta là nóng ẩm mưa nhiều nhiệt độ thay đổi thất thường mà các công trình kiến trúc của ta hầu hết là gỗ nên các loại côn trùng, nấm mốc, mối mọt có điều kiện phát triển. Theo tác giả người Nhật Naxaruxuhiô: “các di tích gỗ được bảo quản định kỳ thì di tích sẽ tồn tại 300 đến 350 năm. Sau đó có thể tháo lắp ngâm tẩm khử mối mọt, những phần mục quá phải thay”.
Với di tích có kiến trúc gỗ như đình Triều Khúc thì khi tiến hành công việc này sẽ gặp nhiều khó khăn.
Vấn đề bảo vệ di tích là vấn đề không đơn giản, công tác bảo tồn di tích là một công tác khoa học đòi hỏi người cán bộ bảo tồn phải tìm hiểu nghiên cứu kỹ lưỡng mọi vấn đề có liên quan tới di tích như: lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật… Công tác bảo tồn di tích dựa trên yêu cầu và cơ sở nguyên gốc của di tích, nó cũng là nguyên tắc bất di bất dịch trong tất cả các mặt hoạt động của bảo tàng. Nhưng điều đó không có nghĩa là bảo tồn di tích mà chúng ta máy móc gạt bỏ tất cả những cái gì không phải là nguyên gốc. Chúng ta cũng không có lý do gì mà gạt bỏ những di tích ra đời trong thời điểm lịch sử nào đó mà nhà nước đương thời làm ngăn cản bước tiến xã hội bởi những công trình đó là do bàn tay khối óc nhân dân lao động làm nên chứ không phải do giai cấp thống trị tự tạo nên.
Cho nên khi bảo tồn 1 di tích người cán bộ phải thận trọng trong nghiên cứu, đứng trên quan điểm lập trường giai cấp của Đảng mà nhận xét đoán mọi vấn đề một cách đúng đắn từ đó rút ra những giá trị và tình trạng của di tích nhằm áp dụng các hình thức bảo vệ cho phù hợp.
Trong việc bảo vệ di tích có nhiều phương pháp kỹ thuật:
Thứ nhất là hình thức không tác động tới di tích. Đây là hình thức chung của mọi biện pháp giữ di tích ở trạng thái ban đầu bằng những thủ pháp về vật lý, hoá học, những di tích áp dụng hình thức này là những di tích còn tương đối nghuyên vẹn và khá tốt.
Hình thức thứ hai có tác động tới di tích. Sử dụng hình thức này tức là thay thế các bộ phận, cấu kiện và làm lại một số chi tiết trong di tích. Công việc này nhằm khôi phục lại hình dáng, kết cấu của các công trình đã bị đổ nát hoặc hư hỏng nhiều.
Đình Triều Khúc từ khi ra đời và tồn tại cho tới nay, đã trải qua bao thời gian và năm tháng, trong quá trình toạ lạc, đình luôn luôn được bảo vệ tu sửa với phương châm “hỏng đâu sửa đấy” bằng nguồn kinh phí tự tạo của nhân dân và một phần kinh phí của nhà nước. Do đó kết cấu kiến trúc của di tích không có sự đồng nhất về chất liệu, kỹ thuật phong cách cũng như tuổi thọ của công trình. muốn khắc phục tình trạng này, trong quá trình nghiên cứu tu sửa bảo vệ chúng ta phải nghiên cứu toàn diện về chất liệu kỹ thuật, màu sắc…. đối chiếu với bản vẽ thiết kế ban đầu của di tích trước khi tu sửa. Phải chú ý thận trọng đối với các yếu tố làm thêm sau này, làm sao phải phù hợp với mặt lịch sử, mỹ thuật, tỷ lệ kích thước và môi trường xung quanh.
Tình trạng bảo quản của di tích đình Triều Khúc nói chung còn khá tốt vì làm bằng chất liệu bền vững là gỗ lim. Tuy thế để bảo quản xử lý kịp thời các hiện tượng mối mọt, nấm mốc chúng ta phải có những kế hoạch bảo quản định kỳ, thường xuyên kiêm tra tình trạng các cấu kiện của công trình nhằm có những biện pháp xử lý kịp thời. Công việc này không những bảo đảm tình nguyên gốc cho di tích mà còn là một trong những biện pháp tiết kiệm về mặt tài chính, vì nếu không bảo quản tốt, việc làm mới, thi công lại rất tốn kém, phiền hà mà hiệu quả công việc lại không cao. Đối với các di vật đồ tế khí khác cũng cần có kế hoạch theo dõi quá trình lão hoá để xử lý kịp thời, phun thuốc bảo quản liên tục theo định kỳ là một trong những biện pháp tốt nhất. Hiện nay đối với đình Triều Khúc. Ngoài ra để tôn tạo kịp thời đối với các thành phần gỗ, với các cấu kiện cũ hư hỏng nặng hoặc bị sai lệch, chúng ta có thể loại bỏ thay thế nhưng phải bằng chất liệu truyền thống (gỗ lim chất lượng cao). Phục chế theo đúng tỷ lệ, kích thước và hình thức hoa văn ăn nhập với đường nét kiến trúc của ngôi đình.
Trên thực tế người ta thường dùng hoá chất trong việc bảo quản kiến trúc gỗ là Cloro Benzen (NO2C6H4CL), Penta clopenola (C6CLHD) Mêtin Bromit (CH2Br) và nếu sử dụng đúng kỹ thuật có thể kéo dài tuổi thọ của gỗ từ 250 đến 300 năm. Cần theo dõi quá trình lão hoá để có biện pháp kịp thời.
Cùng với việc sử dụng các thuốc hoá học để bảo quản kéo dài tuổi thọ cho kiến trúc gỗ ngôi đình thì chúng ta còn có thể tiến hành các biện pháp bảo quản các bộ phận và các yếu tố cấu thành di tích từ cảnh quan tới môi trường, phần mái, tường, bộ khung tới các di vật còn lại trong đình Triều Khúc.
+ Bảo tồn cảnh quan môi trường của di tích:
Khi nói đến đình, đền, chùa, thì không thể không nói tới cây xanh, vì cây xanh không chỉ làm đẹp cho công trình kiến trúc, tạo cảnh quan hài hoà tươi mát cho di tích mà lại mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Đối với đình Triều Khúc cần bổ xung một số loại cây cao tán rộng ở xung quanh di tích để tôn thêm vẻ đẹp của kiến trúc và còn ý nghĩa tâm linh như đại, lan, gạo, đề… Nhũng cây bụi xoè không nên trồng sát kiến trúc, bởi sẽ làm chìm nét đẹp của kiến trúc.
+ Bảo quản mái:
Mái là một bộ phận che mưa, che nắng cho toàn bộ di tích, là nơi chịu ảnh hưởng của mưa gió, bởi các loài sinh vật như rêu là loại phổ biến nhất tạo thành những thảm rêu xanh. Mái đình Triều Khúc được lợp bằng loại ngói ri dưới là lớp ngói lót nên việc bảo quản cần chú ý.
làm vệ sinh mái thường xuyên, diệt bỏ các loại dương xỉ, rêu tảo trên má, nếu có cây mọc trên mái cần phải có biện pháp diệt trừ.
Quan sát, phát hiện sớm các ổ mối mọt, chuột, dơi…. để tiêu diệt. Đảo ngói định kỳ, bỏ đi những viên ngói kém chất lượng. Lợp mái là công việc có tính chuyên môn cao do đó khi lợp ngói đòi hỏi phải có những thợ lành nghề để lợp ngói cho kín, không bị hở ngói, nếu không mưa nắng sẽ hắt vào qua các lỗ thủng rọi xuống những bộ phận kiến trúc gỗ trong đình sẽ nhanh chóng làm hỏng, mục ruỗng các cấu kiện gỗ.
+ Bảo quản khung gỗ:
Các vì, kèo, cột, xà, hoành, rui, mè… trong đình đều được làm bằng gỗ, mà gỗ là vật liệu có sức bền kém nhất, nó hay bị ảnh hưởng bởi thời tiết mưa nắng mà nguy hại lớn nhất là mối mọt. Chúng là kẻ thù số một của gỗ nên phải kiểm tra định kỳ, nhiều khi mối mọt gặm nhấm bên trong mà vẫn để lại lớp vỏ mới nguyên, nhưng tới khi sờ vào thì chỉ thấy lớp vỏ mà thôi. Trước đây, để ngăn ngừa mối mọt cha ông ta thường ngâm gỗ thật lâu dưới các ao bùn hoặc có thể phủ kín một lớp sơn dầy để ngăn ẩm cho gỗ và phòng chống mối mọt.
Nếu như cột có nguy cơ sẽ bị mục thì khoan thủng một lỗ trên cao nhất trên cột rồi đổ xi măng lỏng cùng với chất DH-92 vào. hai chất này kết hợp với nhau khá hiệu quả, khi nó đông cứng sẽ trả lại sự bền vững cho cột nhà mà không cần phải thay thế.
Trường hợp cột bị mục đầu trên hay đầu dưới thì có thể dùng một đoạn gỗ khác lắp ghép thật khớp vào, sau đó bả sơn ta.Thường xuyên kiểm tra bộ khung gỗ xem có chỗ nào bị mối mọt.
Một bộ phận cũng được cần chú ý là chân kê, chân đá, chịu đựng tất cả các trọng lượng kết cấu di tích dồn lên. Trường hợp nếu cần tôn nền cao lên thì để nổi một phần chân tảng lên mặt nền, vì vậy sẽ chống được mối mọt và lún cột.
Nhìn chung, qua khảo sát thực địa di tích chúng tôi thấy rằng hệ thống chịu lực của đình Triều Khúc đến nay đã bị mối mọt gặm nhấm và nó đã có phần xuống cấp. Ngôi đình này cần được bảo vệ hơn nữa vì hiện nay những di tích có bộ khung gỗ cổ truyền như đình Triều Khúc – Thanh Trì còn lại không nhiều. Chính vì vậy trong điều kiện hiện nay chúng ta cần phải quan tâm tới việc giữ gìn, bảo vệ những di tích này như những tài sản văn hoá chung của nhân loại, nếu để mất đi, thì chúng ta những người cán bộ bảo tàng và thời đại chúng ta đang sống sẽ thấy có tội lớn với quá khứ, những thế hệ đi trước đã để lại cho chúng ta ngày nay.
+ Bảo quản tường và bộ phận móng của di tích:
Đối với tường và móng của di tích (thường là bộ phận chịu lực đối với công trình và bảo vệ nội thất). Vì vậy, để bảo quản tốt tường cần chú ý những điểm sau:
- Làm tốt công tác thoát nước.
- Kiến trúc phải thông thoáng bằng cách mở cửa vào những ngày khô ráo, có ánh mặt trời, đóng cửa những ngày mưa phùn.
- Khi mái dột vào tường cần phải sửa ngay, nếu không bờ tường sẽ bị hoen ố.
- Che chắn không để nước mái xối vào tường, nếu hai mái giao nhau cần có máng hứng nước cho chảy xa chân tường.
- Phải gỡ những cây leo bám vào tường.
- Không nên xây dựng những kiến trúc mới sát di tích sẽ gây lún móng, nứt tường hoặc xiêu vẹo di tích.
+ Bảo quản nền di tích bằng cách không cho nhỏ giọt hay chảy vào nền móng phía ngoài di tích để tránh sạt lở. Thường xuyên kiểm tra cây cối ở cạnh di tích vì rễ sẽ mọc đâm sát vào nền, kiểm tra phát hiện kịp thời tổ mối đục nền.
+ Bảo quản các di vật trong di tích:
* Bảo quản các di vật bằng gỗ:
Trong mỗi di tích, ngoài cảnh quan kiến trúc thì di vật được coi là một trong những thành tố làm nên vẻ đẹp của di tích. Di vật hàm chứa giá trị thẩm mỹ qua sự sáng tạo của con người.
Di vật bằng gỗ chiếm số lượng đáng kể trong đình Triều Khúc gồm có: ngai thờ, kiệu, hạc, nhang án, câu đối, hoành phi….
Theo phương pháp truyền thống, ông cha ta thường ngâm gỗ trước khi dùng, sơn son thiếp vàng… làm cho di vật có tính thẩm mỹ vừa bảo đảm được lâu dài.
Ngoài ra, còn dùng những phương pháp ngâm tẩm, xông hơi, quét thiếc để tránh mối mọt và ẩm mốc.
Cần giữ vệ sinh lau chùi các di vật thường xuyên, không để nước thấm vào di vật gỗ như vậy sẽ nhanh mục.
* Bảo quản các di vật bằng giấy:
Đình Triều Khúc đang lưu giữ một số di vật bằng giấy rất quý bao gồm 1 cuốn thần phả, 11 đạo sắc phong, một số tài liệu ghi chép về câu đối, hoành phi … Giấy là chât liệu khó bảo quản do đó cần phải giữ gìn chất liệu này như sau: - Thường xuyên phơi khô ráo.
- Với những di vật quan trọng như sắc phong, thư tịch …cần phải cất giữ cẩn thận trong hòm để chống bị nhàu nát.
* Bảo quản di vật bằng gốm:
Đồ gốm trong đình có khá nhiều song chúng chủ yếu là sản phẩm của thời gian gần đây nên chỉ mang ý nghĩa tâm linh là chính còn giá trị nghệ thuật không cao. Tuy nhiên, đó là những đồ thờ gắn với đình cho nên cần phải bảo quản tốt. Cụ thể do đồ gốm rất giòn và dễ vỡ nên phải để những nơi chắc chắn và lau chùi cẩn thận.
* Bảo quản di vật bằng kim loại:
Di vật bằng kim loại có trong di tích thường được làm bằng chất liệu đồng là chủ yếu. Đồng là chất liệu mềm dẻo dễ đúc, khi bảo quẩn cần phải rửa sạch các lớp muối đồng tan trong nước như CuCl2, CuSO4 sau đó để nơi khô ráo.
3.3. Phát huy tác dụng
Lịch sử đã để lại cho chúng ta ngày nay nhiều di sản quý báu. Trong số các di sản đó thì di tích chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Chúng trở thành hồn thiêng của dân tộc, thành minh chứng vật chất mà không một khái niệm, một biểu tượng nào có thể thay thế nổi để gợi nhớ và tự hào với ngàn năm văn hiến biết bao thế hệ người Việt Nam lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, anh dũng tuyệt vời, tạo nên giá trị nội dung chứa đựng trong mỗi di tích từ lâu đã hoà nhập nhuần nhuyễn vào tâm hồn, vào lối sống của người Việt Nam.
Từ trước tới nay chúng ta hay nói tới việc bảo vệ di tích nhưng chúng ta không mấy quan tâm tới việc phát huy tác dụng của di tích. Các di tích lịch sử, văn hoá ngoài việc phải giữ gìn và bảo quản thì còn phải biết sử dụng những giá trị vốn có ẩn chứa trong các di tích lịch sử, văn hoá vào các mục đích khoa học, tuyên truyền giáo dục quần chúng. Các di tích sẽ mất dần ý nghĩa, giá trị nếu chúng ta không khai thác những giá trị chứa đựng trong di tích và phát huy những gía trị đó. Những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và nhà nước tới các di tích đã cứu vãn được nhiều di tích có nguy cơ bị huỷ hoại, đã nghiên cứu xếp hạng, bảo vệ, tôn tạo và phát huy tác dụng của di tích. Bên cạnh đó thì còn không ít các di tích trong tình trạng xuống cấp, xâm phạm di tích hay tình trạng “rêu phong” tẻ nhạt, bỏ thì thương, vương phải tội… Do đó để các di tích không gặp phải những tình trạng trên thì chúng ta cần phải hướng dẫn có mục đích trong việc tuyên truyền cho tổ chức tham quan các di tích, làm sao thu hút lượng khách tới di tích.
Ngày nay thì việc sử dụng và khai thác các mặt tích cực của di tích được coi là một biện pháp khá hữu hiệu để bảo vệ di tích. Các di tích đều có khả năng tối ưu trong việc chuyển tải cho người xem những giá trị đích thực. Để phát huy tác dụng của di tích có kết quả cao cần khai thác nghiên cứu sử dụng hợp lý những giá trị tiềm ẩn chứa đựng ở di tích. Nắm được điều cơ bản này thì những người làm công tác quản lý di tích mới có khả năng phát huy tác dụng di tích trong mọi nơi, mọi lúc.
Trở lại với đình Triều Khúc làm tôi rất ngạc nhiên khi thấy một di tích lịch sử văn hoá như thế mà rất ít người biết đến. Nhà nước, Bộ văn hoá thông tin và các cấp ngành liên quan cần chú trọng hơn tới các di tích lịch sử văn hoá ở các tỉnh huyện trong cả nước, đặc biệt là các di tích ở vùng quê hẻo lánh xa thủ đô thì ý thức gìn giữ của người dân cao hơn, họ hầu như không xâm phạm lấn chiếm di tích. Những di tích lớn có giá trị hơn thì được cả làng quan tâm bảo vệ….
Nhà nước, Bộ văn hoá thông tin cần có sự quan tâm hơn nữa ở xã thôn về việc bảo vệ, tôn tạo di tích và đầu tư về mặt kinh phí để bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích.
Hiện nay đình Triều Khúc chưa phải là nơi thu hút nhiều khách du lịch do đó để phát huy tác dụng của di tích hơn nữa cần có sự phối hợp giữa các cấp từ sở văn hoá thông tin, phòng văn hoá huyện, xã đến những người dân sống quanh di tích để đưa ra được những biện pháp cụ thể và thiết thực.
Làm cho mọi người có thể tiếp cận với những công trình kiến trúc, tác phẩm nghệ thuật….để họ hiểu được giá trị của chúng mà có thái độ đúng đắn đối với di tích.
Tránh mọi trường hợp làm thất thoát hiện vật, đặc biệt là nhựng hiện vật quý hiếm. Cần phải có những biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những hành động xâm phạm, phá hoại, đánh cắp di vật…
Tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống, các hoạt động văn hoá thể thao trong khu vực di tích.
Ngoài việc đầu tư trực tiếp vào di tích để bảo vệ tôn tạo, trùng tu di tích. Thì vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng cũng rất cần được quan tâm. Đặc biệt là những di tích có giá trị lớn cần đầu tư giao thông đi lại thuận tiện, chỗ ăn, chỗ nghỉ giúp thu hút lượng khách tham quan đến di tích.
Ngoài ra, phòng văn hoá huyện cũng cần phối hợp với ban văn hoá xã nên giới thiệu di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài truyền thanh, tivi, sách báo, tạp chí, giới thiệu về mảnh đất, con người và các hoạt động văn hoá truyền thống cũng như di tích lịch sử văn hoá gắn liền với người dân địa phương làng Triều Khúc…. để giúp nhiều người biết về di tích cũng là biện pháp thu hút khách tham quan tới di tích.
Trong nền kinh tế đang còn nhiều khó khăn như nước ta hiện nay, những vấn đề tôi vừa nêu ra có phần khó thực hiện được như chúng ta nên xét về phát triển lâu dài thì cần có sự quan tâm của Đảng, nhà nước các cấp, ngành liên quan đến các di tích lịch sử văn hoá trên toàn quốc để làm sao chúng ta phát triển được các mặt kinh tế, giáo dục, văn hoá….
Cuối cùng chúng tôi hy vọng rằng di tích đình Triều Khúc với những giá trị văn hoá quý báu cùng những tiềm năng đang ẩn chứa trong di tích sẽ tự khẳng định được vị trí của mình để mọi người biết tới như một biểu tượng văn hoá truyền thống của làng quê Triều Khúc.
KẾT LUẬN
Trong suốt tiến trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của lịch sử dân tộc, nhân dân ta đã tạo dựng cho mình một nền văn hoá mang bản lĩnh và bản sắc riêng. Chính bản sắc riêng ấy đã làm nên sức sống mãnh liệt giúp dân tộc ta vượt qua những thác ghềnh lịch sử để đi đến thắng lợi đầy vinh quang.
Ngày nay, chúng ta luôn tự hào vì khắp các nơi trên đất nước Việt, trải dài từ Bắc tới Nam, nơi đâu cũng có những di tích lịch sử văn hoá mang dấu ấn của nhiều thời đại khác nhau. Hoà cùng với những di tích lịch sử văn hoá của cả nước, đình Triều Khúc - Thanh Trì ngoại thành Hà Nội đã và đang góp phần làm phong phú cho kho tàng di sản văn hoá của dân tộc và vẫn mãi là một mắt xích không thể nào thiếu được trong chuỗi hạt tinh hoa của văn hoá Việt Nam .
Đến đình Triều Khúc nghiên cứu tôi thấy nổi lên rất nhiều điểm đặc sắc thể hiện trên những phương diện kiến trúc, nghệ thuật, lễ hội. Tất cả đã hoà nhập, đan xen vào nhau và có sự hội tụ mang nhiều ý nghĩa: sự kết hợp này đã làm nổi bật giá trị của đình Triều Khúc, nhất là trong cuộc sống hiện nay khi tư duy và hiểu biết của con người đã có nhiều thay đổi. Con người đòi hỏi phải có sự tổng hợp một cách thuần thục vừa Logic vừa độc đáo mà vẫn giữ được nét riêng của bản thân mình.
Từ những điều đã trình bầy trong nội dung chính của bài khoá luận, tôi xin một số ý kiến đóng góp mang tính khái quát nhất về dình Triều Khúc.
1. Giá trị lịch sử:
Đình Triều Khúc nằm trên một vùng đất có lịch sử lâu đời. Lịch sử của làng gắn với ngôi đình cổ nằm ở ngoại thành Hà Nội. Tồn tại đến ngày nay bản thân ngôi đình đã có một bề dầy lịch sử khá dài. Chứng cứ trực tiếp là các mảng chạm còn lại của thế kỷ 17 và hệ thống sắc phong, câu đối, hiện được bảo lưu trong đình.
Điểm nổi bật của đình làng Triều Khúc vốn là nơi đặt tại bản doanh xưa kia của Phùng Hưng trong cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Đường.
Phùng Hưng – Bố Cái Đại Vương đã trở thành Thành Hoàng làng Triều Khúc và được thờ phụng ở Đại đình. Đình tồn tại trong suốt vài thế kỷ trong lịch sử và gắn chặt với mảnh đất làng Triều Khúc.
Trong xã hội hiện nay khi nền kinh tế thị trường phát triển thì việc giữ gìn và bảo lưu những chứng tích lịch sử là vô cùng quan trọng. Lịch sử càng xa thì càng có nhiều giá trị, xu hướng nhớ về những giá trị cổ truyền hiện đang rất phổ biến.
Mỗi dân tộc có một lịch sử riêng biệt mang sắc thái khác nhau. Việc bảo lưu giữ gìn những di tích lịch sử là vô cùng cần thiết không chỉ cho thế hệ hiện nay mà còn cho thời đại mai sau.
2. Giá trị về kiến trúc:
Cảnh quan kiến trúc của ngôi đình có giá trị thẩm mỹ cao, chịu ảnh hưởng của thuyết “Phong thuỷ”. Hơn nữa, công trình kiến trúc tôn giáo gắn với thiên nhiên luôn có ý nghĩa đối với tâm linh của con người. Về đến đình làng, mỗi người dân như thấy một cảm giác siêu thoát nhẹ nhàng, lan toả, con người tạm quên lo lắng buồn phiền của đời thường để bước vào một cõi thiêng liêng để nguyện cầu và hy vọng.
Đình Triều Khúc có vẻ đẹp độc đáo, mang những nét truyền thống của kiến trúc cổ Việt Nam. Cho đến nay ngôi đình còn bảo lưu được mảng chạm khắc từ thời Hậu Lê hết sức độc đáo. Đó là phiên bản quý giá góp phần vào cuộc nghiên cứu, tìm hiểu về kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc thế kỷ XVII.
3. Giá trị khoa học:
Đình Triều Khúc, đức thánh Phùng Hưng, truyền thuyết hội hè đình đám và các di vật trong đình là những tư liệu quý báu, giúp cho chúng ta nghiên cứu tìm hiểu về phong tục tập quán của một vùng đất cổ tiếp giáp với kinh thành Thăng Long. Đó là những nguồn thông tin vô cùng quý giá và chính xác để xác định được giá trị thực tại của đình Triều Khúc.
Các di vật và các mảng chạm khắc trong đình là những tiêu bản quý góp phần tìm hiểu về lịch sử nghệ thuật chạm khắc trang trí của dân tộc,
4. Giá trị giáo dục thẩm mỹ:
Bất cứ một công trình nghệ thuật nào cũng phải thể hiện được 3 mặt: chân - thiện – mỹ hướng con người tới cái đẹp, cái tốt lành. Nó không chỉ đẹp trước mắt mà còn đẹp về ý nghĩa nội dung.
Trước đây đình, chùa là nơi thiêng liêng nhất, đến nơi đây hầu hết mọi người phải thành kính và họ cảm thấy thanh thản tốt đẹp lên hơn, điều đó thể hiện cái “chân”. Ở chốn tĩnh mịch thanh cao không ai nỡ làm điều xấu và thể hiện rằng mình là người xấu, đó là cái “thiện”, và những gì làm cho họ nghĩ như trên là cái “mỹ”.
Nếu như đáp ứng được yêu cầu trên nghĩa là mang giá trị giáo dục. Tất cả những gì còn lại ở đình Triều Khúc như nhắn nhủ, nhắc nhở thế hệ tiếp nối phải biết quý giá thành quả lao động của ông cha, đánh giá được giá trị lịch sử, nghệ thuật ….. trong cuộc sống hiện nay.
Đình Triều Khúc không chỉ có giá trị giáo dục và thẩm mỹ, ở mặt kiến trúc điêu khắc, di vật …. những cái mà người ta vẫn nhìn thấy mà còn thể hiện qua ngày hội lễ đình. Đó thực sự là những ngày hội văn hoá cổ truyền, đưa người ta trở về với quá khứ. Mỗi làng như một xã hội thu nhỏ cũng có những kiến trúc công cộng riêng của làng mình, có phong tục tập quán, cách tổ chức lễ hội riêng. Đó là niềm tự hào chung của nhân dân trong làng và họ tìm thấy cái hay cái đẹp đặc sắc của đình làng. Trong những ngày tổ chức lễ hội ở đình Triều Khúc bên cạnh việc thoả mãn nhu cầu hoạt động và hưởng thụ văn hoá, nó còn có ý nghĩa nữa là giáo dục và củng cố tinh thần cộng đồng cho tất cả các thành viên trong làng, nhất là thế hệ trẻ những người nối tiếp truyền thống của ông cha.
Với những giá trị trên, đình Triều Khúc thật xứng đáng là một di tích lịch sử văn hoá của đất nước. Năm 1982 được sở văn hoá thông tin xếp hạng, đến năm 1992 được Bộ văn hoá thông tin công nhận xếp hạng di tích lịch sử.
Tìm hiểu di tích đình Triều Khúc (LV; 15)
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vhoc18-t.doc