Khóa luận Tìm hiểu kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII

MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Trong chế độ phong kiến trung ương tập quyền ở nước ta, cơ sở vật chất của xã hội dựa vào kinh tế nông nghiệp, ruộng đất là nguồn tư liệu sản xuất chính, địa tô phong kiến là nguồn sống, nguồn bóc lột chủ yếu của nhà nước phong kiến. Vì vậy, các triều đại phong kiến khi nắm quyền luôn phải có chính sách “trọng nông”, “khuyến nông”, tu sửa đê điều, mở mang thủy lợi, phát triển khai hoang Đặc biệt, theo quan niệm “dĩ nông vi bản, dĩ thương vi mạt”, hiện tượng bỏ “nghề gốc” (nghề nông) theo “nghề ngọn”(nghề buôn) sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn tô thuế từ ruộng đất, sự lớn mạnh của tầng lớp thương nhân sẽ có thể đe dọa ngai vàng . Nghề buôn, người đi buôn do vậy thường bị xem thường, bị khinh miệt Nhưng kinh tế ngoại thương lại là một nội dung quan trọng của chế độ phong kiến. Ngoại thương phản ánh tình hình kinh tế nói chung và có thể phản ánh cả những nét đặc sắc hay tính chất của chế độ xã hội đương thời. Cơ sở kinh tế xã hội của một giai đoạn quyết định chủ trương của nhà nước và tính chất của ngoại thương trong giai đoạn đó. Nền ngoại thương luôn gắn liền với hệ thống các yếu tố tác động đến hàng hóa. Đó là việc tổ chức giao dịch, các cơ quan giao dịch, các sản phẩm mua bán, thể lệ mua bán, hệ thống giao thông, hệ thống đo lường, chế độ thuế khóa, quan hệ giữa lái buôn và người sản xuất, các phương tiện vận tải Ngoại thương hoạt động tăng cường hay giảm sút đều tác động trở lại đến nền kinh tế của quốc gia nói chung. Nhu cầu về các loại hàng hóa trao đổi với nước ngoài có thể tác động đến việc tổ chức sản xuất trong nước đối với các sản phẩm trở thành hàng hóa đó. Ngoại thương là quá trình nền kinh tế hàng hóa được mở rộng khỏi thị trường trong nước. Vì vậy, có thể coi ngoại thương là một động lực kinh tế thúc đẩy xã hội phong kiến phát triển đến mức cao, đồng thời ngoại thương cũng là nơi biểu hiện của những mầm mống dẫn đến sự tan rã của chế độ phong kiến. Việc nghiên cứu kinh tế ngoại thương thời phong kiến ở nước ta có thể góp phần làm rõ vai trò và sự thăng trầm của các triều đại, góp phần làm rõ những bài học lịch sử cho ngày nay, khi nước ta đang trong giai đoạn kinh tế thị trường, hội nhập và phát triển. Với ý nghĩa đó, em chọn vấn đề “Tìm hiểu kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp và trình độ nghiên cứu còn hạn chế, em chưa thể đưa ra những kiến giải khoa học mới mà chỉ hy vọng qua việc sưu tầm, tổng hợp, hệ thống hóa, phân tích, đánh giá khách quan các sử liệu mà phục dựng được phần nào diện mạo lịch sử của ngoại thương Việt Nam thời phong kiến, trải qua các triều đại từ nhà Lý đến nhà Tây Sơn, góp phần làm phong phú thêm nhận thức của bản thân về một vấn đề, một giai đoạn của lịch sử Việt Nam. Đồng thời, em cũng hy vọng đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần giúp các bạn sinh viên Khoa Lịch sử và những người yêu thích lịch sử có thêm một phần tư liệu phục vụ cho quá trình học tập, tìm hiểu và nghiên cứu.Việc thực hiện đề tài này còn là một dịp tập dượt nghiên cứu khoa học và giúp ích cho em trong nghề nghiệp sau này Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 4 II. Lịch sử vấn đề và nguồn sử liệu: Do những nhận thức hạn chế của thời phong kiến đối với vai trò của kinh tế ngoại thương nên sử liệu trong thư tịch cổ còn ít và gián đoạn. Về sử liệu gốc có thể kể đến một số tác phẩm sau: - Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên, ghi chép về các sự kiện giao thương của nước ta với các nước trong khu vực từ thời dựng nước đến thời Lê Trung Hưng (thế kỉ XVI). Tuy nhiên do lối chép sử biên niên, các sự kiện giao thương không được ghi chép có hệ thống mà được ***g vào các sự kiện chính trị, ngoại giao theo thứ tự thời gian từng triều đại. Sách do Phan Huy Giu dịch, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1967-1968. - Khâm Định Việt Sử thông giám cương mục, Quốc sử quán triều Nguyễn, bản dịch, Nxb Giáo dục, 1998, cũng với lối chép sử biên niên, các sự kiện giao thương được ghi chép ***g vào các sự kiện chính trị, ngoại giao từ thời dựng nước đến hết thời Lê Trung Hưng, đầu thời Tây Sơn. - Phủ biên tạp lục của Lê Qúy Đôn chương IV và VI ghi chép về lệ thuế đầu nguồn, tuần ty, đầm hồ, chợ đò, thuế vàng, bạc, đồng, lệ vận tải , sản vật và một số hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóa ở hai tỉnh Quảng Nam và Thuận Hóa vào thế kỉ XVII-XVIII dưới sự quản lý của chính quyền chúa Nguyễn (Đàng Trong). Sách do Nxb Văn hóa thông tin dịch và xuất bản năm 1971. - Đại Nam thực lục tiền biên và chính biên do Quốc Sử Quán triều Nguyễn biên soạn, có nhiều ghi chép về một số sự kiện giao thương với nước ngoài thời các chúa Nguyễn và các vua đầu triều Nguyễn. Cũng do lối chép sử biên niên, các sự kiện giao thương cũng không được ghi chép tập trung mà ***g vào các sự kiện chính trị ngoại giao theo thứ tự thời gian từng triều đại. Sách do Viện Sử Học dịch và nhà xuất bản Sử Học, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Hà Nội xuất bản từ năm 1963 đến năm 1974. - Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ là một công trình có qui mô thuộc loại đồ sộ nhất trong kho tàng thư tịch cổ viết bằng chữ Hán của Việt Nam. Sách do Nội các triều Nguyễn biên soạn, gồm 262 quyển, trong đó từ quyển 48 đến quyển 50 ghi chép cách thức đánh thuế ngoại thương ở cửa bể, cửa tuần, bến tuần và từ quyển 64 đến quyển 67 ghi chép về công việc thu mua của nhà Nguyễn đối với các mặt hàng nước ngoài như tơ lụa Tàu, tơ lụa nước ngoài, các vị thuốc, các thứ trà, các thứ quả, đồ dùng, tạp liệu Những ghi chép này tương đối có hệ thống nhưng chỉ cung cấp được một phần tư liệu đầu thế kỉ XIX. Sách do Viện Sử học và Uỷ Ban Khoa học xã hội Việt Nam dịch, Nhà xuất bản Thuận Hóa sản xuất năm 1993, gồm 15 tập. - Kiến văn tiểu lục quyển V ghi chép về núi sông, thành quách, sản vật, thuế khóa, đường sá ở các trấn Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang dưới thời Trịnh- Nguyễn. Bản dịch do Nxb Sử học, Hà Nội, xuất bản năm 1962. - Đại Việt thông sử (còn gọi là Lê triều thông sử), của Lê Qúy Đôn, bản dịch do Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội xuất bản năm 1978. Nội dung sách có nhiều ghi chép về các sự kiện giao thương, được trình bày theo dạng kỷ truyện, bắt đầu từ thời Lê sơ đến triều Mạc. Tuy nhiên các sự kiện giao thương được đề cập chỉ sơ lược đầu triều Lê dưới thời Lê Thái Tổ còn về sau chủ yếu đề cập đến các nhân vật lịch sử dưới các triều đại trên. Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 5 Bên cạnh sử liệu gốc còn có một số sách thông sử và chuyên khảo, còn gọi là các công trình nghiên cứu, cũng đề cập đến vấn đề ngoại thương trong giai đoạn này. Có thể kể một số công trình tiêu biểu sau: - Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỉ XVII, XVIII và đầu thế kỉ XIX của tác giả Thành Thế Vỹ. Đây là công trình duy nhất đặt vấn đề một cách có hệ thống trong suốt chiều dài thời gian gần ba thế kỉ và chỉ giới hạn trong vấn đề ngoại thương. Sách gồm hai phần chính. Phần thứ nhất đề cập đến: hoàn cảnh trong nước, thế giới trong giai đoạn này ảnh hưởng và tác động của nó đến sự phát triển của nền ngoại thương nước nhà. Phần thứ hai đi vào nội dung chính, dựng lại bức tranh ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn hồi thế kỉ XVII, XVIII và đầu XIX với các mục nghiên cứu về quá trình phát triển và suy tàn của ngoại thương trong những thế kỉ XVII, XVIII và đầu XIX, tính chất ngoại thương, các mặt hàng, thể lệ, thủ tục, bộ máy, thuế khóa, cách thức mua bán, phương tiện vị trí địa lý, màu buôn bán Sách do Nxb Sử học, Hà Nội xuất bản năm 1961. - Kinh tế xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, của tác giả Nguyễn Thế Anh, Nxb Lửa Thiêng, năm 1971. Tác giả dành chương V gồm 53 trang nói về hoạt động thương nghiệp, nêu ra các yếu tố giao thông vận tải, trung tâm buôn bán, hoạt động thương mại và chính sách thuế khoá. Đặc biệt tác giả chú ý đến vai trò của nhà nước trong tổ chức hoạt động ngoại thương và địa vị của thương gia Hoa kiều trong nền ngoại thương Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. - Tác giả Đỗ Bang với Kinh tế thương nghiệpViệt Nam dưới triều Nguyễn, tác phẩm ngoài phần mở đầu gồm có bốn chương trong đó tác giả dành riêng chương IV để nói về tình hình ngoại thương dưới triều Nguyễn và hai chương đầu nói về điều kiến giao lưu hàng hóa và chính sách của triều Nguyễn đối với thương nghiệp. Sách do Nhà xuất bản Thuận Hóa xuất bản năm 1997. - Li Tana, Xứ Đàng Trong - lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỉ XVII-XVIII. Trong tác phẩm này tác giả đã dành trọn hai chương 3 và 4 viết về thành phần thương gia và tiền tệ, thương mại ở đất Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn. Sách do Nguyễn Nghị dịch, Nhà xuất bản Trẻ, năm 1991. - Nguyễn Thị Phương Chi, Nguyễn Tiến Dũng với bài Về các mối giao thương của quốc gia Đại Việt thời Lý – Trần (thế kỉ XI-XIV), trong bài viết này các tác giả đã dành khoảng hơn 10 trang để dựng lại bức tranh giao thương của quốc gia Đại Việt thời Lý – Trần về các mặt ngoại giao và ngoại thương với Trung Quốc, Champa, Ja-va và các nước khác trong khu vực. Bài viết được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 7 năm 2007. - Tác giả Phạm Văn Kính với bài Bộ mặt thương nghiệp Việt Nam thời Lý- Trần, đăng trên T/C Nghiên cứu lịch sử số 6, năm 1979, đã dành khoảng 8 trang để miêu tả về tình hình phát triển của nội thương và ngoại thương Việt Nam trong đó tác giả đã đi sâu lý giải những yếu tố đưa đến sự phát triển của hoạt động giao thương thời kỳ này như điều kiện đất nước độc lập tự chủ sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, sự mở mang của hệ thống giao thông nội địa và trên biển, sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa, sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp Và những mặt còn hạn chế của nền ngoại thương nước nhà như nền kinh tế tự nhiên vẫn còn chiếm ưu thế, giao thông đi lại khó khăn, khan hiếm phương tiện vận tải và tầng lớp thương nhân vẫn chưa đủ lớn mạnh để có thể đảm nhận vai trò chính trong hoạt động ngoại thương. Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 6 - Vài nét về tình hình công thương nghiệp Việt Nam thời Tây Sơn của tác giả Phạm Ái Phương đăng trên tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 1, năm 1989. Trong bài viết này tác giả đã đề cập đến vài nét về tình hình phát triển công thương nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài trước khi nhà Tây Sơn lên nắm quyền; Những chủ trương chính sách của triều Tây Sơn đối với công thương nghiệp và một vài nét về tình hình công thương nghiệp thời Tây Sơn. - Chính sách giao thương của chúa Nguyễn ở Đàng Trong - cơ sở hội nhập và phát triển của Đại Việt thế kỉ XVII-XVIII. Tác giả bài viết đã đề cập đến những nguyên nhân khiến chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong thay đổi quan niệm truyền thống “trọng nông ức thương” sang thực hiện chính sách “trọng thương” tạo điều kiện cho thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương thế kỉ XVII – XVIII lần đầu tiên đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế - xã hội ở Đàng Trong: Nhu cầu phát triển nhanh chóng vùng đất mới để đối đầu với chúa Trịnh, đảm bảo sự tồn tại của họ Nguyễn; Điều kiện tự nhiên – xã hội của vùng đất mới cơ sở “thiên tạo” cho việc thực hiện chính sách giao thương; Sự năng động, tư tưởng tự do của “người đi mở cõi”; bối cảnh thuận lợi của thương mại Quốc tế lúc bấy giờ. Và những chủ trương, biện pháp chủ yếu thể hiện chính sách giao thương của chúa Nguyễn: Chú trọng sản xuất giao thương nội địa làm cơ sở để giao thương với nước ngoài; chủ động mời gọi thương nhân nước ngoài đến buôn bán với Đàng Trong Đặc biệt, ở phần cuối bài viết tác giả đã rút ra những bài học hữu ích từ chính sách giao thương này đối với quá trình hội nhập và phát triển của đất nước ta hiện nay. Bài viết của tác giả Lê Huỳnh Hoa, được đăng trong cuốn “Tuyển tập báo cáo khoa học”, của Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, tại Hà Nội từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 12 năm 2008, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội và Viện KHXH Việt Nam. - Tác giả Vũ Duy Mền với bài: Ngoại thương Việt Nam thế kỉ XVII-XVIII đã dành phần mở đầu đề cập đến bối cảnh lịch sử đã tạo nên sự hưng khởi của ngoại thương trong giai đoạn này đó là cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn và ba mục chính để nói về quan hệ buôn bán với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước phương Tây. Trong đó mục cuối tác giả đưa ra một số nhận xét về tình hình ngoại thương trong giai đoạn này. Bài viết được đăng trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 292, tháng 9 năm 2002. - Chính sách ngoại thương Đàng Trong thế kỷ XVI-XVII, của tác giả Vũ Duy Mền đăng trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 274, tháng 3 năm 2001. Đề cập đến những yếu tố thúc đẩy ngoại thương Đàng Trong phát triển như tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, có vị trí trọng yếu hàng đầu trong công cuộc nam tiến cũng như công cuộc kiến quốc và cứu nước của dân tộc, có một nền kinh tế hàng hóa phát triển, chính sách của chúa Nguyễn thúc đẩy buôn bán với nước ngoài. Phần hai đi vào nội dung chính là đề cập đến những chính sách ngoại thương của chúa Nguyễn và tác động của ngoại thương đến sự phát triển kinh tế - xã hội Đàng Trong thế kỉ XVI – XVIII. Và phần cuối đề cập đến sự trì trệ của ngoại thương thế kỉ XVIII và sự tàn lụi của phố Hội An. - Thành Thế Vỹ với bài Một số tài liệu về ngoại thương ở Đường Ngoài đầu thế kỉ XVII của tác giả Thành ThếVỹ, đề cập đến các nội dung các nước buôn bán với Đường Ngoài hồi thế kỉ XVII, tiến hành giao dịch như thế nào với tàu buôn nước ngoài và các mặt hàng trao đổi, cách thức thanh toán. Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 7 - Bài viết Bước đầu tìm hiểu về chính sách thương nghiệp của nhà nước phong kiến Việt Nam của tác giả Trương Thị Yến được đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 4 năm 1979. Đề cập đến những mặt tích cực và tiêu cực trong chính sách thương nghiệp của nhà nước phong kiến thế kỉ XVII, XVIII. - Nguyễn Thừa Hỷ với bài Phải chăng ngoại thương tư nhân Việt Nam đã phát triển từ thế kỉ XVII? Tác giả đã phản biện lại quan điểm của nhà du hành người Pháp gốc Bỉ thế kỉ XVIII Jean Baptiste Tavernier trong cuốn “Du kí mới và kì thú về Vương quốc Đàng Ngoài” cho rằng ngoại thương tư nhân của Việt Nam đã phát triển từ thế kỉ XVII. - Trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 219 tháng 8, năm 1996 có giới thiệu bài: Chính sách ngoại thương của triều Nguyễn – thực trạng và hậu quả của tác giả Đỗ Bang đề cập đến chính sách bế quan tỏa cảng của triều Nguyễn và những chính sách của triều đại này đối với tàu thuyền và thương nhân nước ngoài. - Trên tạp chí nghiên cứu lịch sử số 6 năm 1993 có giới thiệu bài: Vài nét về thương nghiệp Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX của tác giả Trương Thị Yến. Tác giả đã dành riêng hơn 3 trang đề cập đến tình hình ngoại thương Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX, các hoạt động buôn bán với các nước láng giềng phương Đông và các nước tư bản phương Tây.’ - Chu Thiên với bài Vài nét về công thương nghiệp triều Nguyễn, được đăng trên Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 33 năm 1961, đã dành hơn một trang để miêu tả sự sa sút của thương nghiệp Việt Nam dưới các vị vua đầu triều Nguyễn. - Lê Văn Năm với Sản xuất hàng hóa và thương nghiệp Nam Bộ thế kỉ XVII-nửa đầu thế kỉ XIX , qua các bài viết được đăng tải liên tiếp trên các số 3,4,5,6 năm 1988 của Tạp chí nghiên cứu lịch sử tác giả đã nêu khá đầy đủ những hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa và sự hình thành các trung tâm buôn bán ở vùng đất Nam Bộ vào thời kì nói trên. - Tạp chí nghiên cứu Kinh tế số 9 năm 1999 có bài Kinh tế thương nghiệp Phú Xuân- Thanh Hà thế kỉ XVII-XVIII của tác giả Đỗ Bang. Bài viết nêu lên những điều kiện của hoạt động thương nghiệp như tiên tệ, giá cả và mối quan hệ buôn bán của Phú Xuân- Thanh Hà với bên ngoài trong hai thế kỉ phát triển của vùng đất này. Vấn đề ngoại thương còn được đề cập đến ở một số tài liệu khác như : - Tràng An, bài “Sông nước, bến chợ Sài Gòn xưa”- trong cuốn “Sài Gòn xưa và nay” (Nhiều tác giả), Nxb T rẻ Thành phố.HCM Tạp chí Xưa và nay, năm 1998 - Đào Duy Anh, Lịch sử cổ đại Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội, 2005. - Lê Minh Đức, Từ điển kinh doanh Anh- Việt, Nxb Trẻ,TP.HCM, 1994 - Phạm Văn Chiến, Lịch sử kinh tế Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2003. - Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt, Nxb Sông Nhị, ,Hà Nội, 1949. - Phan Khoang, Việt sử xứ Đàng Trong, Nhà sách Khai Trí,1998. - Văn Tạo, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam,Viện sử học, Đô thị cổ Việt Nam, Hà Nội, 1989. - Nguyễn Đức Tuấn - Địa lý kinh tế học - Nxb Thống kê, Hà Nội, năm 2002. - Phan Lạc Tuyên, Lịch sử bang giao Việt Nam- Đông Nam Á (Trước công nguyên- Thế kỉ XIX),Bộ Gíao Dục và Đào Tạo, Viện Đào Tạo Mở Rộng, Khoa Đông Nam Á. Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 8 - Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1996. - Nguyễn Khắc Thuần, Đại cương lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Nxb Giáo dục, 1977. - Nguyễn Công Thống, Lịch sử kinh tế thế giới và Việt Nam, NXB thành phố Hồ Chí Minh, 2004. - Hoàng Trang, bài “Cảng Sài Gòn”, trong cuốn “Sài Gòn xưa và nay” (Nhiều tác giả), Nxb Trẻ Thành phố.HCM Tạp chí Xưa và nay, năm 1998. - Nguyễn Phan Quang, Võ Xuân Đàn, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1884, Nxb Tp.HCM, 2005. - Nguyễn Phan Quang, Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh, Lịch sử Việt Nam (1427-1458), Quyển 2, tập 1, Nxb giáo dục, 2007. - Nguyễn Phan Quang, Phong trào Tây Sơn và cải cách của Quang Trung-Nguyễn Huệ, Nxb Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2000. - Trương Hữu Quýnh, Lịch sử Việt Nam ( Trước thế kỉ VI. Q1, Tập1), Nxb Gíao dục, TP. Hồ Chí Minh, 1976. - Trương Hữu Quýnh, Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 1), Nxb Giáo dục, 2005. - Sơn Nam, bài “Sài Gòn” trong cuốn “Sài Gòn xưa và nay” (Nhiều tác giả), Nxb Trẻ Thành phố.HCM Tạp chí Xưa và nay, năm 1998. - Đỗ Văn Ninh, Tiền cổ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã Hội, Hà Nội, 1992. - PTS Nguyễn Quang Ngọc- Cơ cấu xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam- Nxb Hà Nội, 1995. - Lê Nguyễn, Xã hội Đại Việt qua bút kí người nước ngoài, NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2004. - Hội đồng khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh, Lịch sử Việt Nam (tập 3), Nxb Trẻ, năm 2006. - Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý- Trần, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1981. Nguyễn Công Thống, Lịch sử kinh tế thế giới và Việt Nam, NXB thành phố Hồ Chí Minh, 2004. - Trương Hoàng Châu, Một số nhận thức về đặc điểm của xã hội trung thế ở Việt Nam, T/C Nghiên cứu Lịch sử, số 47, 1963. -Văn Kim, Nam Bộ Việt Nam môi trường kinh tế biển và mối quan hệ với các quốc gia khu vực thế kỉ XVII-XVIII, T/C Nghiên cứu lịch sử, số 1, 2006. - Nguyễn Văn Kim, Hệ thống buôn bán ở biển Đông thế kỉ XVI-XVII và vị trí của một số thương cảng Việt Nam (một cái nhìn từ điều kiện địa lý – nhân văn), Nghiên cứu lịch sử,số 1, năm 2002. -Nguyễn Thanh Lợi, Con đường thiên lý, T/C Nghiên cứu lịch sử,số 10, năm 2008. - Nguyễn Quang Ngọc, Mấy nhận xét về kết cấu kinh tế của một số làng thương nghiệp ở vùng đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XVIII-XIX - Văn Tân, Tại sao ở Việt Nam chủ nghĩa tư bản không ra đời trong lòng chế độ phong kiến?T/C Nghiên cứu kinh tế, số 130, 1970. - Hoàng Anh Tuấn, Vị trí của Việt Nam trong hệ thống thương mại biển Đông thời cổ trung đại, T/C Nghiên cứu lịch sử,số 9, năm 2008. - Vương Hoàng Tuyên, Sự manh nha của yếu tố tư bản chủ nghĩa trong xã hội phong kiến Việt Nam, T/C Nghiên cứu Văn-Sử-Địa, số 15, 1960. Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 9 - Hồng Thái, Vài nét về mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á trong lịch sử, T/C Nghiên cứu kinh tế, số 3,1986. - Nguyễn Hồng Phong, Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và vấn đề hình thành của chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam dưới thời phong kiến, T/ C Nghiên cứu Lịch sử, số 9, năm 1960. - Nguyễn Hồng Phong, Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và vấn đề hình thành của chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam dưới thời phong kiến, T/ C Nghiên cứu Lịch sử, số 10,năm 1960. - Nguyễn Hồng Phong, Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và vấn đề hình thành của chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam dưới thời phong kiến, T/ C Nghiên cứu Lịch sử, số 11, năm 1960. - Nguyễn Hồng Phong, Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và vấn đề hình thành của chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam dưới thời phong kiến, T/ C Nghiên cứu Lịch sử, số 12, năm 1960. - Nguyễn Hồng Phong, Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và vấn đề hình thành của chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam dưới thời phong kiến, T/ C Nghiên cứu Lịch sử, số 13,năm 1960. Vấn đề ngoại thương trong lịch sử Việt Nam đã được giới nghiên cứu quan tâm và được đề cập trong nhiều tác phẩm, công trình, và nhìn chung thường được trình bày trong tình hình phát triển công thương nghiệp, trong một giai đoạn lịch sử cụ thể, dưới một triều đại cụ thể Vì vậy, một công trình nghiên cứu có hệ thống và tập trung về kinh tế ngoại thương trong suốt 8 thế kỷ dưới các triều đại phong kiến dân tộc có thể vẫn là một mối quan tâm của người yêu thích và học tập lịch sử. Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu nghiêm túc, có chọn lọc những tư liệu, những kết quả nghiên cứu và các kiến giải khoa học của các công trình nói trên, luận văn này cố gắng nêu và làm rõ những nội dung sau: - Những điều kiện về địa lý, lịch sử và kinh tế -xã hội của hoạt động ngoại thương. - Tình hình ngoại thương dưới các triều đại phong kiến Việt Nam. - Đánh giá, nhận định tổng quát về hoạt động, vai trò của ngoại thương. Mặc dù rất cố gắng nhưng do một số khó khăn, thiếu thốn về tư liệu, kể cả sự ghi chép còn rời rạc về các sự kiện ngoại thương trong thư tịch cổ, nhiều nguồn tài liệu quan trọng bằng tiếng nước ngoài chưa thể khai thác được, do trình độ nghiên cứu của người viết và thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn này không tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và hướng dẫn của quý thầy cô. III. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, em sử dụng phương pháp nghiên cứu của ngành học là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, đồng thời cố gắng áp dụng thêm kỹ năng của ngành thống kê để góp phần hệ thống hóa các sự kiện lịch sử, các vấn đề thuế khóa, mặt hàng, giá cả Phương pháp cụ thể trong qúa trình khai thác tài liệu và hình thành bố cục luận văn: - Đọc tài liệu và công trình nghiên cứu theo định hướng vấn đề tìm hiểu. - Chọn lọc và tập hợp các tư liệu rút ra từ nguồn tài liệu tham khảo theo đề cương chi tiết. - Sắp xếp tư liệu theo các nội dung của đề tài. Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 10 - Dựa vào tư liệu để hình thành bố cục khóa luận. Khối lượng và nội dung tư liệu góp phần bổ sung, điều chỉnh bố cục khóa luận và hình thành các lập luận, nhận xét. - Hoàn chỉnh các nội dung chính của đề tài để bố cục được hợp lý,cân đối. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: - Chương I: Những điều kiện lịch sử- kinh tế của ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII. - Chương II: Tình hình ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII. - Chương III: Vai trò của hoạt động ngoại thương đối với sự phát triển xã hội Việt Nam dưới các triều đại phong kiến dân tộc. MỤC LỤC MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài II. Lịch sử vấn đề và nguồn sử liệu III. Phương pháp nghiên cứu Chương I: NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ-KINH TẾ CỦA NGOẠI THưƠNG VIỆT NAM TRONG CÁC THẾ KỈ XI-XVIII I. Điều kiện lịch sử - địa lý II. Những điều kiện kinh tế- xã hội làm tiền đề cho hoạt động ngoại thương. 1. Chính sách trọng nông của các triều đại phong kiến. 2. Tầng lớp thương nhân. 3. Về sự hình thành của nền kinh tế hàng hóa và thị trường dân tộc thống nhất Chương II : TÌNH HÌNH NGOẠI THưƠNG VIỆT NAM TRONG CÁC THẾ KỈ XI-XVIII A. Khái niệm ngoại thương B. Tình hình ngoại thương dưới các triều đại phong kiến dân tộc I. Thời Lý-Trần ( Thế kỉ XI-XIV) II. Thời Lê ( Thế kỉ XV) III. Thời Nam-Bắc phân tranh và thời Tây Sơn (Thế kỉ XVI-XVIII) Chương III: VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI THưƠNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CÁC THẾ KỈ XI-XVIII I. Đánh giá vai trò của ngoại thương trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc từ thế kỉ XI-XVIII. II. Vai trò tác dụng của ngoại thương đối với xã hội Việt Nam: 1. Đối với chính quyền phong kiến 2. Đối với nhân dân KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

pdf152 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lụa, là, gấm, vóc không chỉ để cho bản thân vua chúa dùng, cho phi tần cung nữ dùng, mà còn để thỉnh thoảng dùng để ban tứ cho những quan chức hay người nào làm được việc gì hài lòng vua chúa hoặc có một chút công lao. Những thứ len, dạ nhất là dạ loại tốt thì dùng cho vua chúa may quần áo loại thương dùng để may cờ, xí, hay áo quần cho lính hầu. Những thứ mà vua chúa ưa chuộng mua nhiều nhất là san hô, hổ phách, các loại “châu báu” trong đó kể cả những thứ trang sức làm bằng thủy tinh, hột bột, pha lê. Theo Đại Việt sử kí toàn thư năm Bính Ngọ, 1066, “người lái buôn nước Trảo Oa sang dâng ngọc châu dạ quang…”; Mùa xuân tháng 2, năm Kỉ Tỵ, 1149, vua Lê Anh Tôn đã cho lập trang Vân Đồn để “mua bán hàng hóa quý, dâng tiến sản vật địa phương”; Năm Đinh Hợi, 1347, đời vua Trần Dụ Tông thuyền buôn nước Tống sang buôn bán có “tiến một tấm vải hỏa cán, giá tiền mỗi thước là 300 quan, lưu truyền làm của quý, sau đem may áo của vua hơi ngắn một tý, cất trong nội phủ”; Mùa đông tháng 10, năm 1360, “thuyền buôn của các nước Lộ-hạc, Trà-oa, Xiêm-la đến Vân Đồn buôn bán tiến các vật lạ”; Mùa xuân, tháng giêng, năm 1394 “thuyền buôn nước Chà-và đến dâng ngựa lạ”. Lê Qúy Đôn trong Vân Đài loại ngữ cũng chép: “Đời nhà Trần thuyền buôn thông thương các nước như: vóc đoạn của các nước Tây dương; vải hoa, trân châu, cánh trả, kim la (thanh la) của Trà Và; gấm, chim ưng, cá sấu, da tê, ngà voi, trầm hương, bạch dần của Miên, Lào, không thiếu thứ gì, đều là những thứ đời sau ít có”.214. Sang thời Lê sơ là triều đại đầu tiên ban hành chính sách “bế quan tỏa cảng” mặc dù kiểm soát gắt gao các hoạt động giao thương, có thái độ khinh miệt đối với tầng lớp thương nhân nhưng các vua nhà Lê vẫn cần đến “hương kì nam, vảy đại mại (đồi mồi), bó an tức, bị hồ tiêu, thau Lào, thóc Huế…lụa ngũ sắc, vải tam lăng, vóc tố lĩnh, bả cầm chiên, quyến215 Thục, giấy Ngô…”216. Và thuyền buôn các nước vẫn sang nước ta dâng tiến các sản vật địa phương, các hàng hóa quý để xin thông thương buôn bán như năm 1434 “thuyền buôn nước Trảo Oa sang cống sản vật địa phương”, năm 1437 “nước Xiêm la sai sứ là bọn Trai- cương Lạt sang cống. Vua đưa cho sắc thư bảo mang về, và trừ cho phần thuế buôn giảm xuống bằng nửa phần năm trước, 20 phần thu một phần rồi thưởng cho rất hậu. Ngoài ra về phần quốc vương cho 24 tấm lụa, 30 bộ bát sứ, về phần quốc phi cho 5 tấm lụa, 2 bộ bát sứ mỗi bộ là 35 chiếc. 1467, thuyền buôn nước Tô-môn-đáp-lạt217 tiến cống phẩm vật địa phương”, “thuyền buôn nước Xiêm-la đến trang Vân Đồn, dâng biểu lá vàng và dâng sản vật địa 214 Dẫn theo Nguyễn Thị Phương Chi, Tiến Dũng, về các mối giao thương của quốc gia Đại Việt thời Lý, Trần (thế kỉ XI-XIV), T/C Nghiên cứu lịch sử, số 7, 2007, trang 27. 215 Quyến thục là lụa dệt ở đất Thục (Tứ Xuyên). 216 Trích bài “Thập giới cô hồn quốc ngữ văn của Lê Thánh Tông dẫn theo Văn Tân, Tại sao ở Việt Nam chủ nghĩa tư bản không ra đời trong lòng chế độ phong kiến?T/C Nghiên cứu kinh tế, số 130, 1970, trang 21. 217 Tức là Xu-ma-tơ-ra thuộc nước In-đô-nê-xi-a ngày nay. Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 130 phương…”…. Thời Trịnh – Nguyễn điểm mới là các mặt hàng xa xỉ đáp ứng nhu cầu của vua chúa không chỉ dừng lại ở các sản vật tự nhiên, lụa là, gấm vóc mà là các mặt hàng công nghệ cao của phương Tây như: năm 1691, Trinh Căn đã đặt hàng với công ty Hà Lan ở Ba-ta-vi-a “mua mười vật bằng loại thủy tinh trắng muốt làm theo mẫu gỗ gửi theo và 100 thứ bằng loại pha lê trong nhất” (Công ty Ấn Độ-Hà Lan và Đông Dương-W. J. Buých). Các lái đều biết tính vua chúa ưa thích gì và thường mách lái cho nhau: “Gương, đồng hồ, các mặt đá trang sức, gấm vóc, đò đạc lạ kì bằng pha lê, một số đồ vật về quang học như đèn ảo đăng, ống xem hoa, lăng trụ, ống nhòm…hoặc những máy móc như đàn chấm cầm tự động, thảm dệt…”(Một chuyến đi Đàng Trong 1744- Poa-vơ-rơ). Đó là chưa kể những thứ xa xỉ khác như đồ chạm trổ bằng vàng bạc, những đố sứ quý giá, gạch hoa, đá hoa để xây dựng cung điện, những thức ăn nóng hiếm lạ của Trung Quốc, Nhật Bản… Một loại hàng khác đó là loại để “giữ gìn xã tắc”: Những hàng mà vua chúa chú trọng một cách đặc biệt trong một thời gian lâu dài là vũ khí và những thứ để làm ra vũ khí (sắt, đồng…). Ví dụ như dưới thời Trịnh- Nguyễn các chúa ở Đàng Trong và Đàng Ngoài đã mua súng của Hà Lan, của Anh và bất kỳ các lái ở nước nào khác đến là cũng hỏi đến mua súng. Đăm –pi – ê trong tác phẩm - Một chuyến đi Đường Ngoài năm 1688 cho biết: “…Họ đến mua hàng hóa trong nước và mang đến những hàng mà họ biết có thể bán chạy được. Hàng hóa mang đến ngoài bạc ra là diêm trắng, diêm vàng, dạ khổ rộng của Anh, len dày ra –tin, vải sơn, hạt tiêu và các hàng gia vị khác, chì, súng thần công…Nhưng trong những súng thì súng trường được ham chuộng ở đây nhiều lắm…”218 . Riêng ở Đàng Trong nhờ chính sách ưu tiên phát triển giao thương của các chúa Nguyễn mà về quân sự theo nhận xét của một người phương Tây lúc bấy giờ: “Quân lính của vương quốc này hoàn hảo nhất trong cả vùng, …Đó là lý do khiến họ luôn thắng thế trong các cuộc chiến liên miên với vua Đàng Ngoài, mặc dù Đàng Ngoài vượt Đàng Trong về tất cả mọi lĩnh vực”219Thời Nguyễn Gia Long đã mua hơn một một vạn khẩu súng của Pháp… Đó là một việc làm có ý thức tất nhiên của giai cấp thống trị muốn bào vệ nền thống trị của nó và để đàn áp nhân dân, bịt ngòi khởi nghĩa cũng như để đề phòng ngoại xâm và có khi cả mưu toan chiếm đất của nước láng giềng nữa (thời đầu nhà Nguyễn, Gia Long với Cam-pu-chia). Không những hoạt động ngoại thương có thể cung cấp cho giai cấp thống trị các mặt hàng để “giữ gìn xã tắc” mà trong lịch sử “cuộc kháng chiến chống Tống hồi thế kỉ XI, trong cuộc chiến tranh giữa nước Đại Việt và quân Mông Cổ, thương nhân của hai bên tham chiến hình như đã làm công việc “tình báo” rất nhiều. Trong cuộc kháng chiến chống Minh từ năm 1407 đến năm 1427, có lẽ thương nhân và Nho sĩ đã cung cấp cho quân địch nhiều tin tức tình báo. Chính Trần Ích Tắc khi còn ở Việt Nam “thường viết thư riêng gửi bọn khách thương ở Vân Đồn đem về Trung Quốc, xin quân Nguyên tiến công nước ta”. Có lẽ các vua Lê Thánh Tông cũng như các vua Lê Thái Tổ Lê Thái Tôn, Lê Nhân Tôn nhìn thấy vai trò của thương nhân trong việc cung cấp tin tức tình báo, mỗi khi đất nước bị xâm lược, cho nên sau khi đánh bại ngoại xâm, các vua nhà Lê đã thi hành nhều biện pháp bảo về biên cương. Các vua nhà Lê sơ đã thi hành việc kiểm soát 218 Thành Thế Vỹ, Ngoại thương Việt Nam thế kỉ XVII, XVIII và đầu thế kỉ XIX, Sđd, trang 224-225. 219 Travels and Controversies Friar Domingo Navarrete, 1618 - 1688. Ấn hành: Do J.SCummins. Dẫn theo Lê Huỳnh Hoa, bài “Chính sách giao thương của chúa Nguyễn ở Đàng Trong – Cơ sở hội nhập và phát triển và phát triển của Đại Việt thế kỉ XVII - XVIII”-Tuyển tập báo cáo khoa học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội và Viện KHXH Việt Nam, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, Hà Nội 4-7 tháng 12 năm 2008, trang 8. Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 131 việc đi lại rất chặt chẽ. Năm 1434 Lê Thánh Tôn ra lệnh: “…Nếu là nhân dân đi buôn bán cũng phải xin giấy thông hành của quan lộ huyện. Tuần kiểm các trấn và thủ bá các nơi trên đường thủy bộ cần phải xét hỏi rõ ràng, nếu không có giấy thông hành thì lập tức ngăn lại không cho đi…”. Luật Hồng Đức cũng qui định rõ việc giao thiệp và buôn bán với nước ngoài như sau: “người trốn qua cửa quan ra khỏi biên giới đi sang nước khác thì bị chém (theo thuyền buôn nước ngoài mà ra nước ngoài cũng bị tội này) người giữ cửa quan, người coi xét cửa bể cũng thế) không biết thì bị lưu220đi châu gần, biết mà cố ý cho đi thì cũng một tội với người trốn đi nước ngoài, người chủ tướng bị biếm hai tư. Nếu kết vợ chồng với người nước ngoài phải lưu đi châu xa đôi vợ chồng ấy phải ly dị và bắt trở về nước. Người giữ cửa quan không phát giác bị xử tội đồ làm chủng điền binh; người chủ tướng bị biếm một tư”221; “Những người giữ cửa quan thấy người đem đồ cấm qua cửa quan mà không bắt giữ lại, nếu là lính bị tội đồ làm khao đinh; người ở trấn222tội giảm một bậc. Nếu chiếu giấy phép xét ra có mang thừa cấm vật gì, mà không giữ lại , thì lính và quan trấn thủ đều được giảm tội một bậc. Nếu lính canh hay quan trấn thủ cố ý dung túng , cùng là tự mình phạm vào tội nói trên (tội đem cấm vật qua cửa quan) thì đều phải xử tội nặng hơn tội đem cấm vật ra ngoài một bậc…”223. “Những người bán ruộng ở bờ cõi cho người nước ngoài thì bị tội chém. Những người bán nô tỳ và voi ngựa cho người nước ngoài thì bị tội chém. Quan phường xã biết mà không phát giác, thì tội giảm một bậc. Quan lộ, huyện, trấn cố ý dung túng, thì cùng một tội, vô tình không biết thì bị xử biếm hay phạt”224. “Các quan ty mà cùng với những tù trưởng ở nơi phiên trấn kết làm thông gia thì phải xử tội đồ hay lưu và phải ly dị…”225. Đại Việt sử kí toàn thư cũng cho hay vào năm 1467 : “Tháng 12, quyền đô đốc Đông quân phủ Trịnh Công Lộ từ trấn Yên Bang về, dâng sớ về việc tiện nghi bốn điều: 1. Lập doanh bảo Tân Yên Vạn Ninh để chống giặc ngoài; 2. Tuyển đặt hương trưởng làm giáp thủ để trông coi lẫn nhau; 3.Chọn người có tài cán văn võ làm quan trấn thủ; 4. Lấp đường các quan ải không cho đốn chặt cây cối để mở đường đi mà làm mất thế hiểm trở226…. “Người ở trang Vân Đồn, chở hàng hóa Trung Quốc lên kinh thành mà không có giấy của An Phủ ty cấp cho, khi đến bến Triều Đông lại không đến cho Đề bạc ty kiểm soát, đã đem đi bán lén lút, cùng là khi về không có giấy của Đề bạc ty cấp cho; đến chỗ thông mậu (buôn bán trao đổi hàng hóa với người nước ngoài trường lại không đến cho An Phủ ty kiểm soát mà đã về thẳng trang, thì đều phải biếm một tư và phạt tiền 100 quan, thưởng người tố cáo một phần ba (số tiền phạt). Nếu đem hàng hóa đến các nơi làng mạc bán giấu thì xử biếm ba tư và phạt tiền 200 quan; thưởng cho người tố cáo cũng một phần ba. An phủ 220 Lưu: Lưu phóng, đày người có tội đi nơi xa. 221 Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991, trang 57 ( điều 22, chương Cấm vệ). 222 Dân địa phương ở trấn hạt đó. Ý nói nếu dân mang đồ cấm vật qua cửa quan mà người giữ cửa không biết thì người giữ cửa quan bị tội nhẹ hơn so với bỏ sót người lính đem cấm vật đi. 223 Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991, trang 57-58 ( điều 23, chương Cấm vệ). 224 Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991, trang 58 ( điều 25, chương Cấm vệ). 225 Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991, trang 126 (điều 51, chương Quân chính) . 226 Theo Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 1968, trang 219. Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 132 ty, đề bạc ty vô tình không biết đều phải biếm một tư; cố ý dung túng thì biếm một tư và bãi chức”227. Thêm vào đó một vấn đề không thể không nói đến đó là khi hoạt động ngoại thương phát triển sẽ cho phép chính quyền phong kiến thu được một nguồn lợi khá lớn từ thuế khóa và lễ vật: “Với chúa Nguyễn ở Đàng Trong, năm 1774 tổng thuế đầu nguồn tuần ty, đầm núi, chợ đò thu được là 76476 quan tiền hơn 145 hốt 2 lượng bạc, 10 chiếc ngà voi, 2 tòa sừng tê, một con ngựa đực cùng nhiều sáp ong và dầu nước”228 Chỉ riêng ở Hội An, Lê Qúi Đôn cũng cho ta biết: “Năm Tân Mão tàu buôn các nơi đến cửa Hội An là 16 chiếc, cộng số tiền thuế thu được là 30.800 quan. Năm Nhâm Thìn số tàu buôn đến là 12 chiếc cộng số tiên thuế là 14.300 quan. Năm Qúy Tỵ, số tàu buôn đến là 8 chiếc, cộng số tiền thuế là 3200 quan…Thuyền trưởng soạn các lễ vật: biếu chúa Nguyễn chè 3 cân, bốn quan tứ trụ mỗi quan biếu chè 1 cân, thái giám coi về việc tàu thuyền và Cai bạ đều mỗi viên chè 1 cân, Tri bạ, Cai phủ, Ký lục mỗi viên chè nửa cân. Các lễ vật ấy kê vào một danh sách nộp ở chính dinh. Họ Nguyễn xét danh sách xong rồi mới phân phát cho các quan, thuyền trưởng lại phải biếu các lễ vật khác như gấm, vóc, tơ lụa và đồ trân ngoạn… Lễ vật ấy phải khai với Cai bạ. Cai bạ giao cho lính đệ đền Cai tẩu, rồi tiến lên họ Nguyễn. Lễ vật ấy không có hạn định, thường thường giá chừng 500 quan”229. “Sang các vua nhà Nguyễn cả nước có 60 cửa thu thuế (tính theo Minh Mệnh năm thứ 19) số tiền thu được hơn 851323 quan cùng một số bạc và đồng”230…Do đó để thu được lợi nhuận cao nhất, với quyền lực trong tay giai cấp thống trị đã thực hiện nắm độc quyền về ngoại thương. Ngay từ thời Lê sơ cũng đã có việc giai cấp thống trị muốn giữ độc quyền rồi. Bản kỉ thực lục của Ngô Sĩ Liên chép: “ Bản triều cấm bầy tôi và nhân dân không được lén lút buôn bán với ngoại quốc”. Trước hết, tất cả những thuyền, tàu buôn nước ngoài đến đều phải trình diện với vua chúa đã và đến khi được phép buôn bán thì cũng phải là buôn bán với vua chúa trước tiên. Nói là độc quyền nhưng cũng chỉ là độc quyền buôn bán trước chứ không chỉ là nắm hoàn toàn việc buôn bán với nước ngoài. Vua chúa chỉ giành lấy việc ưu tiên lựa chọn những hàng hóa nào ưa thích nhất, quý giá nhất, có lời nhất. Còn những thứ khác hoặc những hàng hóa không mua hết thừa lại mới cho bán ra ngoài. Lúc đó lại đến tay những quan to, quan nhỏ của triều đình. Họ trực tiếp giao thiệp với thương nhân nước ngoài, cò kè mặc cả, hay buôn bán một cách khéo léo dưới hình thức che đậy là vay mượn để hoàn lại bằng hàng hoá. “ Muốn bán hàng hóa của họ người Trung Quốc nhờ đến các quan. Các quan rất có thể dễ dàng trở nên con buôn khi có thể vớ được món lời nào. Các quan mua những gì lớn lao và đắt tiền. Những thứ gì giá trị ít hơn, các quan đã có những người phụ nữ thân tín, rất thạo nghề buôn, họ nhận lại một hay hai lô hàng để lấy một số lãi”231. 2. Đối với nhân dân: 227 Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991, trang 210-211 (Điều 63, chương Tạp luật). 228 Phan Khoang, Việt sử xứ Đàng Trong, Nhà sách Khai Trí,1998, trang 489. 229 Theo Lê Qúy Đôn, Vân đài loại ngữ,Sđd, trang 293.s 230 Chu Thiên, Vài nét công thương nghiệp triều Nguyễn, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 35 năm 1961. 231 Thành Thế Vỹ, Ngoại thương Việt Nam thế kỉ XVII, XVIII và đầu thế kỉ XIX, Sđd, trang 93 Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 133 Việt Nam ở vào một vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc giao thông bằng đường biển với đường bờ biển dài trên ba nghìn km và rất nhiều hải cảng nước sâu và kín gió mà tàu thuyền có thể ghé đến.Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy nhưng thương thuyền Việt Nam rất ít đi xa, buôn bán chỉ quanh quanh ven bờ. Việt Nam không có một nền kinh tế thương mại và hàng hải phát triển, không có nền văn hóa hải dương hội nhập và khai phóng, như các cư dân ở khu vực Địa Trung Hải hay một vài quốc gia khác trên thế giới. Mối quan hệ kinh tế văn hóa giữa Đại Việt với các nước Đông Nam Á, châu Á không lấy gì làm sâu sắc. Sự hiểu biết của người Việt về lịch sử, địa lý, các nước trên thế giới cũng rất hạn hẹp cho dù là các quốc gia lân bang, láng giềng 232. Có thể nêu lên ba nguyên nhân: Thứ nhất, người Việt Nam không biết nghề hàng hải, không biết dùng địa bàn, chưa hề đi xa bờ biển quá tầm con mắt nhìn thấy bờ hoặc thấy núi233. Điều này là do ảnh hưởng của điều kiện sinh thái đến tập tục, thói quen ứng xử với tự nhiên của người Việt là những nguyên nhân trọng yếu khiến cho kinh tế ngoại thương Việt Nam chưa từng đóng vai trò thực sự nổi bật trong hệ thống buôn bán ở biển Đông qua nhiều thời kỳ lịch sử. Vào những thế kỷ sau Công nguyên, mặc dù đã làm chủ được hầu khắp vùng đồng bằng sông Hồng và chinh phục được hầu khắp một số dải đất ven biển nhưng người Việt vẫn không thể và thực tế không cần vượt ra khỏi không gian kinh tế nông nghiệp truyền thống để tiến ra biển. “Cái không gian sinh tồn cụ thể và độc đáo này đã đào luyện nên tính cách hạ bạn, tâm lý hóa thân vào đồng đất và mở rộng cõi bờ với hướng chảy dọc theo các đồng bằng ven sông”. Để thích ứng với môi cảnh sống của hệ sinh thái phổ tạp vùng nhiệt đới, từ thời tiền sử cư dân Đông Nam Á trong đó có người Việt cổ đã phải săn bắt và hái lượm theo phổ rộng. Điều cần lưu ý là, trong các vùng sinh thái có trữ lượng thức ăn phong phú đã chứa đựng nhiều điều kiện ngẫu nhiên có thể dẫn đến những khả năng triệt tiêu những biến chuyển trong lối sống do ít phải đối diện với tình trạng suy kiệt về nguồn thực phẩm dự trữ. Và như Mác từng nhận xét: “Một thiên nhiên quá hào phóng sẽ dắt tay một con người đi như dắt tay một đứa trẻ mới tập đi. Nó không làm cho sự phát triển của con người thành một sự tất yếu tự nhiên…”. Thực tế là trong những thời điểm đứng trước cuộc khủng hoảng, cư dân nông nghiệp Việt Nam luôn có được khả năng tự điều chỉnh, tự mở được những môi trường canh tác mới. Sự bồi lấp phù sa của các dòng sông lớn cũng như khả năng mở rộng không gian canh tác về phía Nam khiến cho nông nghiệp Việt Nam dường như không phải chịu sức ép cao về dân số và rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng234. Đây chính là một đặc điểm quan trọng qui định ưu thế vượt trội của nông nghiệp so với các ngành kinh tế khác trong đó có ngoại thương. Tập quán định cư gắn chặt với đồng đất và nguồn cung cấp thực phẩm khá đa dạng, lượng thủy sản nước ngọt khá phong phú của một không gian địa kinh tế ẩm, trũng miền chân núi là nguyên nhân chính yếu kiềm tỏa sức vươn ra biển, nhu cầu muốn chinh phục biển khơi của người Việt. Borri khi đến Đàng Ngoài vào thế kỉ XVII sau gần 5 năm đi nhiều vùng đất nước, tìm hiểu tình hình chính trị, kinh tế phong tục và cảnh vật đã đưa ra một nhận xét khá xác đáng về quan hệ thương mại của người Việt: “Xứ Đàng Trong có rất nhiều thứ thuận lợi cho sinh hoạt của con người…Vì thế dân xứ này không ưa và không có khuynh hướng đi 232 Nguyễn Văn Kim, Hệ thống buôn bán ở biển Đông thế kỉ XVI-XVII và vị trí của một số thương cảng Việt Nam (một cái nhìn từ điều kiện địa lý – nhân văn), Nghiên cứu lịch sử,số 1, năm 2002, trang 45 233 Thành Thế Vỹ, Ngoại thương Việt Nam thế kỉ XVII, XVIII và đầu thế kỉ XIX, Sđd, trang 182. 234 Nguyễn Văn Kim, Hệ thống buôn bán ở biển Đông thế kỉ XVI-XVII và vị trí của một số thương cảng Việt Nam (một cái nhìn từ điều kiện địa lý – nhân văn), Nghiên cứu lịch sử,số 1, năm 2002, trang 45- 46. Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 134 đến các nơi khác để buôn bán, cũng như không bao giờ ra khơi quá xa đến độ không còn không thấy bờ biển và lãnh thổ tổ quốc yêu quý của họ” . Thêm vào đó tác động của tư tưởng trọng nông, nên kinh tế công - thương nghiệp, trong đó có ngoại thương luôn được coi là ngành kinh tế phụ, không căn bản. Ngay cả những làng những vùng có truyền thống ngư nghiệp, buôn bán trên sông nước vẫn thường có và luôn giữ một khoảnh đất để canh tác nông nghiệp, thờ phụng tổ tiên. Đặc tính đó thể hiện rõ khuynh hướng hướng nội trong tư tưởng kinh tế và văn hóa truyền thống của người Việt235. Và với đặc tính này ta không mấy khó hiểu khi Đăm-pi-ê nhận xét: “Đáng lý ra, với rất nhiều sản vật như vậy, dân chúng (Đường ngoài) phải giàu có sung túc mới phải. Thật ra phần đông lại rất nghèo. Việc này cũng không lấy gì làm lạ nếu chú ý tới việc buôn bán mà họ có thể làm. Họ rất ít buôn bán hay cả chẳng buôn bán tí nào cho riêng họ ở trên đường biển, nếu không chỉ là về lương thực như gạo, cá, và những thứ thức ăn trong xứ…Còn việc buôn bán chính thì do những người Trung Quốc, Anh, Hà Lan và những lái ngoài khác làm…”236. Nguyên nhân thứ hai, cơ sở kinh tế - xã hội ở Việt Nam không đưa đến chỗ cần phải phát triển kĩ thuật hàng hải, buôn bán với nước ngoài: Thuyền Việt Nam không chống lại được với sóng và bão thường xảy ra trong một chuyến đi xa, dài. Người Việt cổ vốn nổi tiếng với tài thao lược thủy quân với hình ảnh những mô típ thuyền trên một số hiện vật đồ đồng như trống đồng Đông Sơn, Ngọc Lũ…Với những chiến công hiển hách trên sông Bạch Đằng chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (năm 938), chống Tống của Lê Hoàn (năm 981) và chống quân Mông Nguyên của quân dân nhà Trần (năm 1288) và chiến thắng oanh liệt của vị anh hùng dân tộc áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ chống quân xâm lược Xiêm trong trận thủy chiến Rạch Gầm – Xoài Mút…Tuy vậy những thuyền được sử dụng trên cũng chỉ là thuyền nước ngọt chứ chưa phải là thuyền nước mặn. Theo Thành Thế Vỹ, ở Việt Nam cho đến thế kỉ XVIII, thuyền Việt Nam vẫn không chống lại được với sóng và bão vì “ván thuyền và các bộ phận thuyền không phải là đóng đinh hay đóng chốt vào nhau mà chỉ buộc với nhau, hàng năm lại chỉ buộc nối lại. Tuy vậy đã có khi các lái nước ngoài đã phải ngạc nhiên về sự vững chắc, mau lẹ của thuyền Việt Nam, nhất là thuyền của họ Nguyễn ở Đàng Trong, rất chú ý đóng thuyền để cũng cố binh lực chống họ Trịnh. Nhưng còn đa số các thuyền của tư nhân khác không được bề thế lắm . Năm 1717, người Trung Quốc đã mô tả một chiếc thuyền (gọi là ia-iszy) như sau: “Dưới bản thì làm bằng tre quét dầu dừa, chỉ có khoang thuyền là bằng ván gỗ. Có những thuyền nhỏ hơn, nhưng cũng làm bằng những vật liệu đó. Cũng có cả những thuyền mà đáy làm bằng gỗ phiến, đóng bằng tre. Nhưng nước rỉ vào qua kẻ ván và phải dùng gàu để tát”. Ở Đàng Trong theo lời Poa-vơ-rơ thì thuyền “buộc bằng mây, buồm bằng gióng tre lợp lá, hình thù như cái tai. Nhưng thuyền đó chạy tốt và chống chọi được với gió. Trọng tải của những thuyền đó là từ 100-150 ton-no”237. Tàu thuyền nước ngoài đến Việt Nam buôn bán còn phải phụ thuộc vào mùa sản xuất, Những hàng hóa của Việt Nam bán ra chủ yếu là sản phẩm thiên nhiên (lâm sản, hải sản, thổ sản…) và hàng thủ công (tơ lụa, đường là chính). Không kể những sản phẩm lấy trên rừng, dưới biển (trầm hương, quế, yến sào, vây…) những hàng thủ công như tơ lụa, đường… đã tạo ra một sự tấp nập, rộn ràng trong đời sống kinh tế của nhân 235 Nguyễn Văn Kim, Hệ thống buôn bán ở biển Đông thế kỉ XVI-XVII và vị trí của một số thương cảng Việt Nam (một cái nhìn từ điều kiện địa lý – nhân văn), Nghiên cứu lịch sử,số 1, năm 2002, trang 46. 236 Thành Thế Vỹ, Ngoại thương Việt Nam thế kỉ XVII, XVIII và đầu thế kỉ XIX, Sđd, trang 225. 237 Thành Thế Vỹ, Ngoại thương Việt Nam thế kỉ XVII, XVIII và đầu thế kỉ XIX, Sđd, trang 183. Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 135 dân. Tơ lụa, đường, hai thứ hàng chủ chốt đó đã phát triển nghành thủ công khá mạnh. Vàng bạc cũng khiến cho những người làm nghề vàng bạc hoạt động nhiều lên238. Việc các lái buôn nước ngoài đến buôn bán ở Việt Nam đã mang đến một số yếu tố mới. Không những họ đã tạo nên cho nền thủ công (tơ lụa,đường…) một dịp phát triển mạnh mẽ cách thức tiến hành của lái buôn phương Tây cũng đem lại một không khí mới mẽ, khác thường. Họ lập những thương điếm. họ đặt hàng trước, họ đưa mẫu để làm hàng, giấm hàng rồi bao thầu… Những sự việc đó có thể đưa những người lao động, những người thợ thủ công Việt Nam trở thành những người làm công sản xuất cho lái buôn, nếu có điều kiện. Nhưng điều kiện đó không có. Những yếu tố mới không gặp đất tốt để nảy nở do cơ cấu của chế độ phong kiến Việt Nam đã không tạo điều kiện, tiền đề để những yếu tố mới dễ dàng mọc ra lớn lên được. Do đó mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam không được sự tiếp xúc với các lái ở các nước tư bản chủ nghĩa trực tiếp thúc đẩy nảy nở mau chóng. Mác viết: “Về phần người lao động, người sản xuất trực tiếp muốn có thể định liệu được bản thân mình, thì trước hết anh ta cần thoát khỏi ràng buộc vào miếng đất hay lệ thuộc vào người khác; anh ta cũng không có thể trở nên người tự do bán lao động đem hàng của mình đến bất cứ nơi nào khác có chợ, mà chưa thoát khỏi chế độ phường hội, với những phường bạn, phường thợ, luật lệ học nghề… Cuộc vận động lịch sử biến đổi những người sản xuất thành những người làm công, trình diễn ra thành cuộc giải phóng khỏi chế độ nông nô và khỏi cái trật tự công nghệ. Mặt khác, những người được giải thoát đó chỉ trở nên những người bán mình đi sau khi đã bị tước đoạt tất cả thủ đoạn sản xuất và tất cả những bảo đảm sinh sống của trật tự cũ” (Tư bản luận, quyển đầu, tập III). Đó là điều kiện tất yếu cho chủ nghĩa tư bản hình thành. Những điều kiện đó không có ở Việt Nam khi có những yếu tố mới do ngoại thương với lái phương Tây tạo nên, cho nên những yếu tố mới đó không nảy nở được. Lý do những điều kiện tất yếu đó đã không có ở Việt Nam chính là vì cơ sở kinh tế ở Việt Nam không để cho những điều kiện đó nảy nở ra: Người nông dân, người lao động Việt Nam trong chế độ phong kiến không có điều kiện trải qua hai mặt Mác đã nêu. Chế độ công điền, công thổ ở Việt Nam đã buộc chặt người nông dân vào ruộng đất. Không bao giờ người nông dân Việt Nam có thể rời bỏ được nơi quê cha đất tổ, nghĩa là đồng ruộng bao nhiêu đời họ đã đổ mồ hôi ở đấy. Và khi có những đám người nông dân bỏ làng, bỏ ruộng mà đi thì lập tức có lệnh của nhà vua bắt dân lưu tán về làm ruộng. Những việc kiêm tính ruộng đất của nông dân cũng không phải là làm cho nông dân “thoát khỏi ràng buộc vào miếng đất hay lệ thuộc vào một người khác”. Địa chủ có mưu mô cướp đoạt ruộng đất của nông dân, thì ruộng đất ấy cũng vẫn chỉ là do bàn tay nông dân cày cấy. Thay đổi chủ ruộng, thay đổi chủ sở hữu nhưng không thay đổi bàn tay lao động. Địa chủ chỉ trở nên chủ đất chứ không lao động cày cấy trên ruộng đất đã cướp đoạt được. Việc kiêm tính ruộng đất ở Việt Nam do đó không xua đuổi người nông dân mất ruộng đất ra ở đô thị. Hiện tượng “tước đoạt tất cả thủ đoạn sản xuất và tất cả những bảo đảm sinh sống của trật tự cũ” cũng không thể xảy ra trong khi cuộc sống kinh tế phong kiến Việt Nam đặt trên nền tảng công điền, công thổ và trong khi mầm mống tư bản chủ nghĩa rất khó khăn nhú ra, không đủ sức gây nên một cuộc tích lũy sơ kỳ. Những người thợ thủ công cũng bị giam vào những thể lệ phường hội, nhất là những thể lệ độc đoán của các phường hội đặc biệt là các quan xưởng là công tượng, cho nên muốn thoát ra khỏi cái tròng đó không phải là ở thời kỳ mà sản xuất còn thấp kém, chậm chạp, nặng về nông 238 Thành Thế Vỹ, Ngoại thương Việt Nam thế kỉ XVII, XVIII và đầu thế kỉ XIX, Sđd, trang 200. Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 136 nghiệp. Trong tình hình đó, công việc sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp ở Việt Nam ở trong tình trạng lạc hậu, lệ thuộc rất chặt chẽ vào thiên nhiên. Cho nên tàu thuyền đến Việt Nam buôn bán còn phải phụ thuộc vào mùa sản xuất. Ví dụ như về tơ chẳng hạn ở Đàng Ngoài có hai vụ sản xuất. Vụ thứ nhất là từ tháng 4 đến tháng 6, vụ thứ hai từ tháng 10 đến tháng 12. Về đường (ở Đường Trong) thì khoảng tháng 4, 5, và 6. Ở Đàng Trong thường thường hàng hóa là mang từ phía trong, miền núi ra bán. Ở đây đường giao thông rất khó khăn bất tiện, và cứ đến mùa mưa bào từ tháng 10 đến tháng giêng là hoàn toàn không đi lại được vì nước lũ, gió bão khiến cho việc chuyên chở hàng hóa rất khó khăn, nguy hiểm. Nhưng đến hết mùa mưa là bắt đầu mùa buôn bán. Từ mạn trong người ta mang ra bán nào tơ, nào lụa, nào trầm hương trên những giỏ mây đeo sau lưng, hoặc những hàng nặng như đường, hồ tiêu, “sắt thì chuyên chở ra bằng thuyền”. Ở Fai-fo việc buôn bán kéo dài từ tháng 2 đến tháng 9 (dương lịch), tức khoảng tháng 6 hay tháng 7239. Tuy vậy đó là trường hợp những lái buôn đến nước ta may mắn gặp lúc thời tiết thuận lợi “được mùa”. Nhưng nếu gặp lúc “gió bão, lụt lội, đói kém, tất cả những thứ đó, ở một thời kỳ mà hầu như chưa biết khoa học là gì, đều làm cho những người sản xuất chỉ còn biết khoanh tay đợi số. Lái phương Tây có giục nhiều xông xáo nhiều cũng vô ích. Lụt lội thì đâu không có lá, tằm chết, không tơ, không lụa. Đó là những việc thường xảy ra mà các lái phương Tây chỉ còn biết la trời vì hàng khan hiếm, giá cao vọt. Và bất lực ở nơi đất nước Việt Nam họ đã nghĩ tới việc đem giống cây về nơi đất nước họ để trồng thử (như Poa-vơ –rơ đã làm). Cũng lại có những lái đem một số cây khác sang trồng ở Việt Nam để nhằm vào kết quả gây nguồn lợi mới. Lái Hà Lan có đem sang trồng nhiều thứ cho đến nay vẫn còn một thứ đậu gọi là đậu “hòa lan”. Lái Pháp mang sang trồng cây cà phê cũng đã kiếm lời được với món đó. Nhưng những việc làm đó cũng không làm chuyễn biến được căn bản tình hình kinh tế240. Những nơi lui tới buôn bán của thương nhân nước ngoài là các bến cảng và trung tâm giao thương. Việt Nam có một đường bờ biển rất dài và các bến có thể chứa tàu lớn không phải là ít. Theo lời giáo sĩ Alếch-xăng đơ Rốt Việt Nam có chừng “năm mươi bến có thể tiếp đón ít nhất 10, 12 tàu lớn” và chỉ riêng vùng đất Đàng Trong của các chúa Nguyễn thời Trịnh Nguyễn phân tranh thì“chỉ trong khoảng hơn 100 dặm một chút, người ta có thể đếm được hơn 60 cảng, tất cả đều rất thuận tiện để cập bến và lên đất liền”241. Thực ra nhiều bến tàu đỗ được, nhưng những bến mở ra buôn bán không phải là nhiều. Vì cơ sở kinh tế ở Việt Nam lúc này vẫn còn ở trình độ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nên việc buôn bán không thể nào trở nên phồn thịnh đến mức đòi hỏi có nhiều cảng mở ra buôn bán. Những nơi tụ tập để mua bán “các trung tâm giao thương” như Kẻ Chợ (Hà Nội), Phố Hiến, Hội An và sau này là Sài Gòn…. Buôn bán cũng chỉ dựa vào các phiên chợ. Ngày thường vẫn có hàng có mua bán nhưng chỉ đến phiên chợ các nơi đổ về, mang tất cả các thứ hàng có thể bán được để về bán. Và các lái buôn nước ngoài cũng chỉ nhằm mua vào một số hàng có thể đem bán kiếm lời được ở nơi khác (Trung Quốc, Hà Lan, Anh, Pháp, Ba-ta-vi-a…)242 239 Thành Thế Vỹ,Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỉ XVII-XVIII đầu thế kỉ XIX, Sđd, trang 187. 240 Thành Thế Vỹ,Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỉ XVII-XVIII đầu thế kỉ XIX, Sđd, trang 203-204. 241 Theo Cristophoro, Xứ Đàng Trong 1621. Nxb TpHCM, 1998, tr 91. Dẫn theo Lê Huỳnh Hoa, bài “Chính sách giao thương của chúa Nguyễn ở Đàng Trong – Cơ sở hội nhập và phát triển và phát triển của Đại Việt thế kỉ XVII - XVIII”-Tuyển tập báo cáo khoa học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội và Viện KHXH Việt Nam, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, Hà Nội 4-7 tháng 12 năm 2008, trang 3 242 Thành Thế Vỹ,Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỉ XVII-XVIII đầu thế kỉ XIX, Sđd, trang 189. Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 137 Nguyên nhân thứ ba, như đã đề cập là vì các vua chúa phong kiến không cho phép người dân đi sang nước khác để buôn bán, sợ họ quen đời sống ở những nước đó không trở về nước, do đó làm giảm thuế đóng cho triều đình. Ví dụ như dưới thời Lê sơ, Đại Việt sử kí toàn thư ghi rõ “Bản triều cấm các quan và nhân dân không được mua riêng hàng hóa nước ngoài”; Luật Hồng Đức cũng qui định: “ Những người trốn qua cửa quan ra khỏi biên giới đi sang nước khác thì bị chém (theo thuyền buôn nước ngoài mà ra nước ngoài cũng bị tội này) người giữ cửa quan, người coi xét cửa bể cũng thế) không biết thì bị lưu243đi châu gần, biết mà cố ý cho đi thì cũng một tội với người trốn đi nước ngoài, người chủ tướng bị biếm hai tư. Nếu kết vợ chồng với người nước ngoài phải lưu đi châu xa đôi vợ chồng ấy phải ly dị và bắt trở về nước. Người giữ cửa quan không phát giác bị xử tội đồ làm chủng điền binh; người chủ tướng bị biếm một tư”244. G.Ta-bu-lê nhận xét rằng: “ Người dân chỉ biết buôn bán dọc theo bờ biển mà không dám đi ra ngoài khơi, vả lại họ cũng bị cấm đoán không được rời khỏi đất nước, dù là tạm thời, nếu không sẽ bị trừng phạt nặng nề”. Còn A-lếch-xăng Đờ- rốt thì giải thích “ chúa Trịnh không cho dân xuất dương để có đông dân đóng sưu dịch và đi lính”.245 Từ sự phân tích trên ta có thể rút ra kết luận hoạt động ngoại thương có tác dụng không nhỏ đối với chính quyền phong kiến. Ngoại thương mang lại cho giai cấp thống trị không chỉ hàng hóa tiêu dùng mà còn cho phép chính quyền phong kiến thu về nguồn lợi từ thuế khóa và các mặt hàng quân sự, tạo ra sức mạnh để củng cố vương quyền. Vì số tiền thuế thu được sẽ được đưa vào quốc khố, một phần chia nộp cho các quan lại, một phần chi dùng cho việc công làm tăng thêm tiềm lực nhà nước. Nhưng đối với nhân dân ngoại thương chỉ là nghề phụ, nghề tay trái giúp họ kiếm thêm thu nhập trong những lúc công việc nông tang rảnh rỗi, còn bao nhiêu miếng ngon, bao nhiêu những béo bở đều được sàng lọc mấy lần qua tay vua chúa rồi đến bọn quan, vợ quan…Vì vậy nên trong xã hội Việt Nam việc buôn bán phần lớn là do phụ nữ đảm nhận, nam giới những người vào cỡ lớn những người đảm đương việc buôn bán với nước ngoài không có. Nam giới tham gia buôn bán cũng có nhưng ít đến nỗi những thương nhân Tây Âu mặc dầu có người nhìn sự việc rất tinh, rất sắc mà cũng còn nhầm lẫn như Poa- vơ- rơ đã viết trong cuốn chuyến đi của Poa-vơ-rơ ở Đàng Trong: “ Tôi nhận thấy rằng buôn bán ở đây (Đàng Trong) nằm trong tay phụ nữ. Chỉ có phụ nữ làm việc này và tỏ ra rất thành thạo” . Phụ nữ rất giỏi buôn bán nhất là về nghề đổi tiền thì phụ nữ lại càng tài giỏi “Công việc đổi bạc ở đây là một nghề quan trọng. Chính những người phụ nữ đã làm cho nó có giá trị. Phụ nữ có một sự khéo léo đặc biệt trong việc này, họ chuyên giỏ phép của họ về đêm và không kém gì bọn lành nghề nhất ở Luân Đôn về mánh khóe làm đầy két bạc và tăng thêm vốn liếng”.(Một chuyến đi Đàng Ngoài năm 1688- Đăm-pi-e). Kốp-phơ-le vào khoảng năm 1755 cũng viết: “Phụ nữ bắt tay vào công việc buôn bán kể cả các bà vợ của các quan đại thần to nhất. Phụ nữ kiếm ra được nhiều lãi trong nghề buôn ở chợ hay trong những cửa hiệu của các lái buôn của tất cả các nước ngoài”. Buôn bán hầu như chỉ còn là phụ nữ. Và đối với bọn lái Mĩ thì họ ghét quá lắm, vì họ cho là đến quấy nhiễu, làm phiền họ. Giôn Oét vốn đã thành kiến với cả mọi sự việc ở Đàng Trong cho nên đã viết “Đó là những người đàn 243 Lưu: Lưu phóng, đày người có tội đi nơi xa. 244 Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991, trang 57 ( điều 22, chương Cấm vệ). 245 Dẫn theo Trương Thị Yến, Bước đầu tìm hiểu về chính sách thương nghiệp của Nhà nước Việt Nam thế kỉ XVII-XVIII, T/C Nghiên cứu Lịch sử, số 4-1979, trang 68. Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 138 bà đi buôn…và họ đến với mục đích để thương lượng với chúng tôi buôn bán họ muốn biết chúng tôi mua hàng gì, chúng tôi định giá đường bao nhiêu…”. “Chúng tôi bị ngay một đám đàn bà xúm quầy lấy. Họ muốn đứng ra làm mô giới cho chúng tôi mua hàng và giúp chúng tôi xếp được một chuyến tàu. Chúng tôi đã biết quá rõ mánh khóe của họ rồi để mà giữ miếng… “Chúng tôi phải tiếp một đám phụ nữ tự xưng là lái buôn hay đúng hơn là những người chạy hàng. Sau khi đòi và được uống mỗi người một cốc rượu mạnh, rồi họ nói đến công việc và ngỏ ý muốn bán cho chúng tôi đường, tơ, bông và các hàng hóa khác nữa, nhưng không đưa cho chúng tôi xem mẫu hàng (chuyến đi của Giôn Oét (1819-1820). Và trong thực tế với một nền kinh tế trong nước còn thấp kém thì hoạt động ngoại thương cũng không góp phần hình thành nên những thương nhân lớn, nắm trong tay số vốn lớn được. Cũng vì vậy nên các lái nước ngoài đã chê các lái trong nước nghèo “Không có thể lệ nào trong việc tiến hành buôn bán trước hết là do nghèo nàn, khổ sở. Vì rằng không có một người lái Đàng Ngoài nào lại có và đã có can đảm và khéo léo mua hàng một lần trị giá tới hai nghìn đô la và trả tiền ngay được…” (Tả vương quốc Đàng Ngoài – Barong – 1659). Mặt khác, không có những lái buôn giàu có buôn bán lớn đến một lúc nào tích lũy được một số vốn, trở nên yếu tố mầm mống tư bản chủ nghĩa được mà số tiền kiếm được lại chỉ dừng lại ở việc quay về quê hương làm nhà cửa, tậu ruộng nương, sinh cơ lập nghiệp theo lối địa chủ phong kiến. Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 139 KẾT LUẬN Trong khoảng 8 thế kỉ phát triển (từ thế kỉ XI – XVIII) ngoại thương Việt Nam bao gồm nhiều giai đoạn lịch sử có tích chất khác nhau. Nền kinh tế hàng hóa Việt Nam đã ra đời và phát triển không ngừng có tác dụng phần nào trong việc thúc đẩy sức sản xuất phát triển. Tuy vậy nó vẫn ở vào địa vị phụ thuộc trong toàn bộ nền sản xuất lúc bấy giờ, mang nặng tính chất tự nhiên, tự cung tự cấp tức vẫn mang tính chất của một nền kinh tế hàng hóa giản đơn. Kinh tế hàng hóa trong đó có ngoại thương hoàn toàn nằm trong phạm vi ảnh hưởng của những quan hệ sản xuất phong kiến. Ngoại thương Việt Nam hoạt động hầu như chỉ để phục cho nhu cầu của giai cấp thống trị , nuôi dưỡng và củng cố nền thống trị của nhà nước phong kiến. Phạm vi hoạt động của nó cũng chỉ quanh quẩn ở các nước láng giềng như Trung Quốc, Diệp Điều, Ja-va, Xiêm la, Trảo Oa… Cho đến thế kỉ XVII khi chủ nghĩa tư bản ở các nước phương Tây phát triển và lan tràn khắp thế giới ngoại thương Việt Nam lúc này không chỉ được tiến hành chỉ với “thiên triều” hay các nước “man di” mà bắt đầu tiếp xúc với các lái phương Tây hoạt động tích cực trên con đương theo đuổi lợi nhuận tối đa. Ngoại thương Việt Nam đột nhiên hoạt động sầm uất trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt bởi hai tập đoàn phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong và họ Trịnh ở Đàng Ngoài và chủ nghĩa tư bản phương Tây đang ráo riết tìm kiếm thị trường và thuộc địa. Nền kinh tế hàng hóa Việt Nam lúc này không còn là một nền kinh tế hàng hóa giản đơn nhưng chưa hẳn là một nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Ngoại thương Việt Nam được tiến hành giữa một nước nông nghiệp lạc hậu với các nước tư bản khoa học, kĩ nghệ phát triển. Chế độ phong kiến Việt Nam đang trên đà suy yếu mà những nhân tố tiến bộ của sản xuất vẫn chưa hình thành, lực lượng sản xuất ở Việt Nam mặc dù bị những quan hệ sản xuất phong kiến kìm hãm nhưng vẫn cứ theo qui luật chung mà phát triển đem lại cho ngoại thương những bước phát triển nhất định ngược lại sự phát triển của ngoại thương Việt Nam cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của lực lượng sản xuất. Qua quá trình tìm hiểu về vấn đề ngoại thương trong một quá trình lịch sử lâu dài như vậy ta có thể rút ra các đặc điểm sau: Trước hết, như đã đề cập ở trên, ngoại thương Việt Nam phát triển trong điều kiện của một nước nông nghiệp lạc hậu. Hàng hóa Việt Nam bán ra chủ yếu vẫn là các sản phẩm thiên nhiên (lâm sản, thổ sản, hải sản….) và hàng thủ công (tơ lụa, đường…) Thứ hai, ngoại thương Việt Nam phát triển trong thời kỳ độc quyền mua bán của vua chúa. Nhưng độc quyền chỉ mang tính tương đối không thật là triệt để. Vì sự tiêu thụ cũng như sự cung cấp hàng hóa của phong kiến thống trị cũng rất hạn chế. Thương nhân nước ngoài luôn tìm cách thoát khỏi vai trò trung gian của giai cấp thống trị và người sản xuất cũng tìm cách để giao thiệp với thương nhân nước ngoài.. Do đó độc quyền cũng chỉ là mua trước, bán trước sau đó cho tự do mua bán với nhân dân. Về cách thức tiến hành trao đổi hình thức trao đổi thông dụng nhất vẫn là hàng đổi lấy hàng, vật ngang giá chung dùng trong mua bán chủ yếu là bạc nén. Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 140 Do những hạn chế của điều kiện kinh tế - xã hội trong nước nên mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam không được vai trò xúc tác của ngoại thương thúc đẩy nảy nở mau chóng. Và do đó ngoại thương Việt Nam chưa từng đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế dân tộc. Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. SỬ LIỆU GỐC: 1. Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm Định, Việt sử thông giám cương mục (tập 1), Nxb giáo dục, 1998. 2. Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm Định Việt Sử thông giám cương mục (tập 2), Nxb Giáo dục, 1998. 3. Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 1), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1967 . 4. Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 2), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1967. 5. Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1968. 6. Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 4), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1968. 7. Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991. 8. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí (tập 4) (bản dịch của Viện sử học), Nxb Giáo dục, Quảng Nam, 2007. 9. Vũ Thế Dinh, Mạc Thị Gia Phả, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, năm 2002. 10. Lê Qúy Đôn, Phủ biên tạp lục, Nxb văn hóa – thông tin, Hà Nội, 2007. 11. Lê Qúy Đôn, Đại Việt thông sử (Ngô Thế Long dịch), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1978 12. Lê Qúy Đôn, Kiến văn tiểu lục (Phạm Trọng Điềm dịch), Nxb Sử học, Hà Nội, năm 1962. II. SÁCH: 1. Tràng An, bài “Sông nước, bến chợ Sài Gòn xưa”- trong cuốn “Sài Gòn xưa và nay” (Nhiều tác giả), Nxb T rẻ Thành phố.HCM Tạp chí Xưa và nay, năm 1998 2. Đào Duy Anh, Lịch sử cổ đại Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội, 2005. 3. Lê Minh Đức, Từ điển kinh doanh Anh- Việt, Nxb Trẻ,TP.HCM, 1994 4. Phạm Văn Chiến, Lịch sử kinh tế Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2003. 5. Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt, Nxb Sông Nhị, ,Hà Nội, 1949. 6. Lê Huỳnh Hoa, bài “Chính sách giao thương của chúa Nguyễn ở Đàng Trong – Cơ sở hội nhập và phát triển và phát triển của Đại Việt thế kỉ XVII - XVIII”- Tuyển tập báo cáo khoa học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội và Viện KHXH Việt Nam, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, Hà Nội 4-7 tháng 12 năm 2008. 7. Dương Văn Huề, bài “Các nhóm người Hoa ở Gia Định thời các chúa Nguyễn”- trong cuốn “Những vấn đề lịch sử triều Nguyễn”, T/C Xưa và nay, NXB Văn hóa Sài Gòn, 2007. 8. Phan Khoang, Việt sử xứ Đàng Trong, Nhà sách Khai Trí,1998. 9. Litana, Xứ Đàng Trong, Lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỉ XVII và XVIII (bản dịch của Nguyễn Nghị), Nxb Trẻ, Thành phố HCM, năm 1993. Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 142 10. Văn Tạo, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam,Viện sử học, Đô thị cổ Việt Nam, Hà Nội, 1989. 11. Nguyễn Đức Tuấn-Địa lý kinh tế học-Nxb Thống kê, 2002. 12. Phan Lạc Tuyên, Lịch sử bang giao Việt Nam-Đông Nam Á (Trước công nguyên- Thế kỉ XIX), Bộ Gíao Dục và Đào Tạo, Viện Đào Tạo Mở Rộng, Khoa Đông Nam Á, năm 1993. 13. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1996. 14. Nguyễn Khắc Thuần, Đại cương lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Nxb Giáo dục, 1977. 15. Nguyễn Công Thống, Lịch sử kinh tế thế giới và Việt Nam, NXB thành phố Hồ Chí Minh, 2004. 16. Hoàng Trang, bài “Cảng Sài Gòn”, trong cuốn “Sài Gòn xưa và nay” (Nhiều tác giả), Nxb T rẻ Thành phố.HCM Tạp chí Xưa và nay, năm 1998. 17. Nguyễn Phan Quang, Võ Xuân Đàn, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1884, Nxb Tp.HCM, 2005. 18. Nguyễn Phan Quang, Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh, Lịch sử Việt Nam (1427-1458), Quyển 2, tập 1, Nxb Giáo dục, 2007. 19. Nguyễn Phan Quang, Phong trào Tây Sơn và cải cách của Quang Trung- Nguyễn Huệ, Nxb Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2000. 20. Trương Hữu Quýnh, Lịch sử Việt Nam ( Trước thế kỉ VI. Q1, Tập1), Nxb Gíao dục, TP. Hồ Chí Minh, 1976. 21. Trương Hữu Quýnh, Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 1), Nxb Giáo dục, 2005. 22. Theo Sơn Nam, bài “Sài Gòn” trong cuốn “Sài Gòn xưa và nay” (Nhiều tác giả), Nxb Trẻ Thành phố.HCM Tạp chí Xưa và nay, năm 1998. 23. Đỗ Văn Ninh, Tiền cổ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã Hội, Hà Nội, 1992. 24. PTS Nguyễn Quang Ngọc- Cơ cấu xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam- Nxb Hà Nội, 1995. 25. Lê Nguyễn, Xã hội Đại Việt qua bút kí người nước ngoài, NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2004. 26. Thành Thế Vỹ, Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỉ XVII, XVII và đầu thế kỉ XIX, Nxb Sử học, Hà Nội, 1961. 27. Hội đồng khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh, Lịch sử Việt Nam (tập 3), Nxb Trẻ, năm 2006. 28. Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý- Trần, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1981. 29. Nguyễn Công Thống, Lịch sử kinh tế thế giới và Việt Nam, NXB thành phố Hồ Chí Minh, 2004. III. TẠP CHÍ: 1. Trương Hoàng Châu, Một số nhận thức về đặc điểm của xã hội trung thế ở Việt Nam, T/C Nghiên cứu Lịch sử, số 47, 1963. 2. Trương Minh Dục, Chính sách ngoại thương ở Đàng Trong thế kỉ XVI-XVII, T/C Nghiên cứu kinh tế, số 274,2001. 3. Nguyễn Thừa Hỷ, Phải chăng ngoại thương tư nhân Việt Nam đã phát triển từ thế kỉ XVII? T/C Nghiên cứu Lịch sử, số 7, 2006. Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 143 4. Phạm Văn Kính (1979),“Bộ mặt thương nghiệp Việt Nam thời Lý –Trần”,T/C Nghiên cứu Lịch sử, (số 6), trang 35. 5. Nguyễn Văn Kim, Nam Bộ Việt Nam môi trường kinh tế biển và mối quan hệ với các quốc gia khu vực thế kỉ XVII-XVIII, T/C Nghiên cứu lịch sử, số 1, 2006. 6. Nguyễn Văn Kim, Hệ thống buôn bán ở biển Đông thế kỉ XVI-XVII và vị trí của một số thương cảng Việt Nam (một cái nhìn từ điều kiện địa lý – nhân văn), Nghiên cứu lịch sử,số 1, năm 2002. 7. Nguyên Khang, Hà Tiên từng là thương cảng trung tâm Đông Nam Á, T/C Kiến thức ngày nay, số 558, năm 2002. 8. Hoàng Xuân Long, Mấy nét về đô thị Việt Nam trong lịch sử, Nghiên cứu kinh tế, số 226, tháng 3, năm 1997. 9. Nguyễn Thanh Lợi, Con đường thiên lý, T/C Nghiên cứu lịch sử,số 10, năm 2008. 10. Vũ Duy Mền, Ngoại thương Việt Nam thế kỉ XVII-XVIII, T/C Nghiên cứu kinh tế số 292, năm 2002. 11. Nguyễn Quang Ngọc, Mấy nhận xét về kết cấu kinh tế của một số làng thương nghiệp ở vùng đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XVIII-XIX 12. Văn Tân, Tại sao ở Việt Nam chủ nghĩa tư bản không ra đời trong lòng chế độ phong kiến?T/C Nghiên cứu kinh tế, số 130, 1970. 13. Hoàng Anh Tuấn, Vị trí của Việt Nam trong hệ thống thương mại biển Đông thời cổ trung đại, T/C Nghiên cứu lịch sử,số 9, năm 2008. 14. Vương Hoàng Tuyên, Sự manh nha của yếu tố tư bản chủ nghĩa trong xã hội phong kiến Việt Nam, T/C Nghiên cứu Văn-Sử-Địa, số 15, 1960. 15. Hồng Thái, Vài nét về mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á trong lịch sử, T/C Nghiên cứu kinh tế, số 3,1986. 16. Chu Thiên, Vài nét công thương nghiệp triều Nguyễn, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 35 năm 1961. 17. Nguyễn Hồng Phong, Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và vấn đề hình thành của chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam dưới thời phong kiến, T/ C Nghiên cứu Lịch sử, số 9, năm 1960. 18. Nguyễn Hồng Phong, Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và vấn đề hình thành của chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam dưới thời phong kiến, T/ C Nghiên cứu Lịch sử, số 10,năm 1960. 19. Nguyễn Hồng Phong, Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và vấn đề hình thành của chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam dưới thời phong kiến, T/ C Nghiên cứu Lịch sử, số 11, năm 1960. 20. Nguyễn Hồng Phong, Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và vấn đề hình thành của chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam dưới thời phong kiến, T/ C Nghiên cứu Lịch sử, số 12, năm 1960. 21. Nguyễn Hồng Phong, Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và vấn đề hình thành của chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam dưới thời phong kiến, T/ C Nghiên cứu Lịch sử, số 13,năm 1960. 22. Phạm Aí Phương, Vài nét về tình hình công thương nghiệp Việt Nam thời Tây Sơn, T/C Nghiên cứu kinh tế, số 1, 1989 23. Nguyễn Thị Phương Chi, Nguyễn Tiến Dũng, về các mối giao thương của quốc gia Đại Việt thời Lý, Trần (thế kỉ XI-XIV), T/C Nghiên cứu lịch sử, số 7, 2007. Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 144 24. Thành Thế Vỹ, Một số tài liệu về ngoại thương ở Đàng Ngoài đầu thế kỉ XVII, T/C Nghiên cứu kinh tế, số 44, năm 1958. 25. Trương Thị Yến, Bước đầu tìm hiểu về chính sách thương nghiệp của Nhà nước Việt Nam thế kỉ XVII-XVIII, T/C Nghiên cứu Lịch sử, số 4-1979. Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 145 PHỤ LỤC Toàn cảnh Thăng Long nhìn từ Đông sang Tây thế kỉ XVII ( Nguồn: Phố Hàng Đường, một trong những con đường của 36 phố phường xưa. anh/165584/index.htm Phố Hàng Đường, một trong những con đường của 36 phố phường xưa. qua-anh/165584/index.htm Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 146 Một phiên chợ ở ngoại vi thành phố Hà Nội. Nguồn: anh/165584/index.htm Cảng Sài Gòn xƣa Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 147 Tàu thuyền cập cảng Sài Gòn mua hàng hóa Thƣơng nhân mua bán trên sông Sài Gòn Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 148 Chợ Bến Thành xƣa Họp chợ trên sông Sài Gòn Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 149 Phố Hiến Phố cổ Hội An Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 150 Quang cảnh Phố Hiến xƣa (tranh phục dựng) Đế cột cắm cờ của thƣơng điếm Hà Lan (ở Phố Hiến) có đƣờng kính gần 1m Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 151 Chùa Cầu Nhật Bản (ở Hội An) Một góc đƣờng phố Hội An

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDaothiphuongHuyen.pdf