Khóa luận Tìm hiểu nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay

Muc lục LỜI CẢM ƠN 1 CHƯƠNG I 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1 Lý do chọn đề tài 1 II. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 2.1. Ý nghĩa khoa học 3 2.2. ý nghĩa thực tiễn 3 III. Mục đích nghiên cứu 4 IV. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4 4.1. Nghiên cứu lý luận 4 4.1. Nghiên cứu thực tiễn 4 V. Đối tượng, khách thể, phạm vi và mẫu nghiên cứu 4 5.1. Đối tượng nghiên cứu 4 Nghiên cứu nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên 4 VI. Giả thuyết nghiên cứu 5 VII. Phương pháp nghiên cứu 6 CHƯƠNG II 7 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 7 I. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7 1.1. Các quan điểm và công trình nghiên cứu ngoài nước về nhu cầu và nhu cầu tiêu dùng 7 1.2. Các quan điểm công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Việt Nam về nhu cầu và nhu cầu tiêu dùng. 11 1.3. các công trình nghiên cứu về nhu cầu của khoa tâm lý học trường Đại học KHXH&NV 11 II. Các khái niệm cơ bản của đề tài. 14 2.1 Khái niệm nhu cầu. 14 2.2. khái niệm nhu cầu tiêu dùng. 16 2.3. Khái niệm nhu cầu tiêu dùng điện thoại di động của sinh viên. 17 2.4. Khái niệm sinh viên. 20 2.5. Khái niệm điện thoại di động. 21 2.6. Sự phát triển của điện thoại di động ở Việt Nam 23 III. Những yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng điện thoại di động. 26 3.1. Những yếu tố chủ quan 26 3.2. Những yếu tố khách quan 27 CHƯƠNG III 27 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27 I. Nguồn thông tin của sinh viên về điện thoại di động 27 II. Nhận thức chung về điện thoại di động của sinh viên 30 2.2. Nhận thức của sinh viên về nhược điểm khi sử dụng điện thoại di động 35 Phải nạp điện 36 2.3. Nhận thức của sinh viên về độ tiện lợi của điện thoại di động 39 III. Động cơ sử dụng điện thoại di động của sinh viên 42 3.1. Lý do khiến sinh viên sử dụng điện thoại di động 43 3.2. Những tiêu chí để sinh viên lựa chọn và sử dụng điện thoại di động 47 IV. Thực trạng sử dụng điện thoại di động hiện nay của sinh viên 52 4.1. Sự lựa chọn của sinh viên đối với các hãng điện thoại di động 54 4.2. Lý do sinh viên lựa chọn chiếc điện thoại di động đang dùng 57 V. Đánh giá về chất lượng, giá cả của điện thoại di động 60 5.1. Đánh giá của sinh viên về chất lượng của điện thoại di động 61 5.2. Sự đánh giá của sinh viên về giá thành của sản phẩm điện thoại di động hiện nay 62 5.3. Nhận xét của sinh viên khi sử dụng điện thoại di động. 65 VI. Một số biện pháp để nâng cao nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay. 67 CHƯƠNG IV 68 KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68 I. Kết luận 68 II. kiến nghị 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2438 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vệ tinh, qua hàng ngàn km cáp quang bạn lập tức được kết nối với các số máy trên thế giới. Với những công nghệ hiện đại rất tiện lợi không phải mang vác cồng kềnh mà sản phẩm điện thoại di động lại rất nhỏ gọn bạn có thể để trong túi quần, túi áo hoặc trong xắc tay và phục vụ cho nhu cầu liên lạc mọi lúc, mọi nơi. Chính vì thế mà tính tiện lợi của điện thoại di động chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất trong số các phương án được đưa ra. Đứng ở vị trí thứ hai thì sinh viên cho rằng: Họ sử dụng điện thoại di động là dựa trên tiêu chí sản phẩm có chất lượng tốt, cả hai giới có ý kiến gần bằng nhau. Nam sinh viên có 40 người chiếm (35%), nữ sinh viên có 60 người chiếm (32,2%), tổng số chung của cả nam và nữ sinh viên là 100 chiếm(33,3%). Vì sinh viên cho rằng chất lượng của sản phẩm tốt thì tính năng sử dụng cũng tốt để phục vụ cho thông tin liên lạc được nhanh chóng, không bị gián đoạn. Đứng ở vị trí thứ 3 là tiêu chí sản phẩm có nhiều tính năng sử dụng cũng là một trong những tiêu chí thu hút sinh viên tiêu dùng điện thoại di động, nam sinh viên có 24 chiếm (21%), nữ sinh viên coá 24 chiếm (12,9%), tổng số chung là 48 chiếm (16%). Nhưng ở tiêu chí này nam sinh viên có nhu cầu lựa chọn cao hơn nữ là 11,1%. Kiểu dáng đẹp là một trong những tiêu chí đưa ra và được sinh viên lựa chọn đứng ở vị trí thứ 4. Có 8 sinh viên nam chiếm (7%), 18 nữ sinh viên chiếm (9,6%). Tổng số chung của cả nam và nữ là 26 chiếm (8,6%), ở tiêu chí này ít được sinh viên quan tâm khi tiêu dùng sản phẩm điện thoại di động. Cũng như vậy ở phương án giá thành của sản phẩm điện thoại di động là tiêu chí được xếp ở bậc thứ 5 và là phương án được sinh viên lựa chọn ít nhất chỉ có 6 nam sinh viên chiếm (5,26%), 12 nữ sinh viên chiếm (6,4 %) tổng số chung của cả nam và nữ sinh viên là 18 chiếm (6%). Như vậy, nhận thức của sinh viên về sản phẩm điện thoại di động nhìn chung là khá chính xác. Tiêu chí để sinh viên lựa chọn và sử dụng điện thoại di động cũng tương đối giống nhau cả nam và nữ sinh viên đều lựa chọn phương án sử dụng thuận tiện, chất lượng tốt, nhiều tính năng sử dụng. Tuy nhiên, ở vị trí thứ 3 thì nam sinh viên có nhu cầu lựa chọn nhiều hơn nữ là 11,1%, nhưng ở phương án 2 thì nữ giới lại lựa chọn nhiều hơn nam là 7,2%. Điều này cũng một phần là do đặc điểm của giới tính quy định nên cũng có những lựa chọn khác nhau giữa nam và nữ sinh viên. Biểu đồ 2b: Nhận thức của sinh viên về điện thoại di động 2.2. Nhận thức của sinh viên về nhược điểm khi sử dụng điện thoại di động Như chúng ta đã biết điện thoại di động là phương tiện liên lạc rất tiện lợi, nhưng bên cạnh đó cũng có những nhược điểm mà người sử dụng hay gặp phải như: dễ rơi, dễ vỡ, phải thường xuyên nạp điện, vùng phủ sóng chưa rộng, chi phí cao. Nhưng trong những nhược điểm đó thì nhược điểm nào có ảnh hưởng lớn nhất đến nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên? chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: “theo bạn nhược điểm nào có ảnh hưởng lớn nhất đến nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay?”. Theo các mức độ đã chọn và thu được kết quả như sau: Bảng 3a. Nhận thức của sinh viên về nhược điểm khi sư dụng điện thoại di động Giới tính Nhược điểm Nam 114 Nữ 186 Chung 300 S % Bậc S % Bậc S % Bậc Dễ rơi, dễ vỡ 51 44,7 1 89 47,8 1 140 46,6 1 Phải nạp điện 6 52,6 4 8 4,3 4 14 4,66 4 Vùng phủ sóng chưa rộng 50 43,8 2 80 43 2 130 43,3 2 Chi phí cao 7 6,1 3 9 4,8 3 16 5,3 3 Kết quả trên cho thấy nhược điểm lớn nhất mà sinh viên sử dụng điện thoại di động hay gặp phải đó là: dễ rơi, rễ vỡ chiếm vị trí thư nhất. Có 51 nam sinh viên chiém (44,7%) và có 89 sinh viên nữ chiếm (47,8%) và tổng số chung của cả nam và nữ là 140 chiếm (46,6%). Như chúng ta đã biết điện thoại di động có kích thước khá nhỏ, được thiết kế vừa bằng bàn tay thậm chí còn nhỏ hơn nữa vì thế nhiều người cho rằng nó rất dễ rơi và khi đã rơi thì thường dễ vỡ. Tuy nhiên có nhiều nhà sản xuất nắm bắt được nhược điểm đó và khắc phục bằng cách chế tạo ra chiếc vỏ rất cứng để hạn chế những trường hợp rơi vỡ. Nhưng cũng có nhiều trường hợp thậm chí họ không hề biết mình đánh rơi và mất máy khi nào. Ở vị trí thứ 2 sinh viên cho rằng: Vùng phủ sóng chưa rộng cũng gây nên những hạn chế cho người sử dụng điện thoại di động. Có 50 nam sinh viên chiếm (43,8%), có 80 nữ sinh viên chiếm (43%) và có 130 trong tổng số cả nam và nữ (chiếm 43,3%). Trên thực tế hiện nay vùng phủ sóng của các dịch vụ tuy nhiên cũng đã phần nào được mở rộng, đã có 61/61 tỉnh thành, nghĩa là đã được bao phủ trên cả nước. Nhưng bên cạnh đó vẫn có một số vùng sóng vẫn chưa tốt, còn yếu khiến cho việc thông tin liên lạc của người sử dụng bị gián đoạn thậm chí còn không liên lạc được. Đứng ở vị trí thứ 3, sinh viên cho rằng sử dụng điện thoại di động có chi phí cao vì đa số sinh viên là còn đang sống phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình. Tuy nhiên cũng có rất nhiều gia đình có điều kiện kinh tế để phục vụ cho nhu cầu liên lạc của con, nhưng bên cạnh đó thì cũng có nhiều gia đình điều kiện kinh tế còn hạn chế. Hơn nữa hàng tháng lại phải nạp tiền cho máy để liên lạc vì thế đây cũng là một lý do hạn chế nhu cầu tiêu dùng và sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay, và trong tiêu chí này thì có 7 nam sinh viên lựa chọn chiếm (6,1%), và 9 sinh viên nữ chiếm (4,8%) và có 16 trong tổng số cả nam và nữ sinh viên chiếm (5,3%). Cuối cùng là do điện thoại di động phải thường xuyên nạp điện, có 6 nam sinh viên chiếm (5,26%), và 8 nữ sinh viên chiếm (4,3%), tổng số chung cho cả nam và nữ sinh viên là 14 chiếm (4,66%). Đây cũng là một yếu tố bất lợi đối với những người hay phải mang theo bộ sạc pin cho máy. Tuy nhiên cũng có nhiều nơi không thể cắm điện được vì vậy việc sạc pin là không thể. Nắm được những nhược điểm đó thì một số máy đã có thêm bộ phận sạc pin trong xe hơi. Tóm lại sinh viên cho rằng: Nhược điểm có ảnh hưởng lớn nhất đến nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay là dễ rơi, dễ vỡ vì sinh viên là những người chưa có thu nhập, điều kiện kinh tế còn hạn chế và như thế để mua một chiếc điện thoại di động phục vụ cho nhu cầu là một điều còn rất khó đối với họ. Biểu đồ 3b: Nhận thức của sinh viên về nhược điểm khi sử dụng điện thoại di động 2.3. Nhận thức của sinh viên về độ tiện lợi của điện thoại di động Hiện nay sinh viên vừa đi học, vừa đi làm không còn là chuyện hiếm. Họ chạy như con thoi giữa giảng đường và chỗ làm. Vì thế chiếc điện thoại di động cũng rất cần thiết đối với họ, cũng có những sinh viên như sinh viên học ngành báo chí hay du lịch chẳng hạn thì chiếc điện thoại di động sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công việc, cũng như cuộc sống của họ. Hay những sinh viên con nhà giàu, bố mẹ bắt cầm theo điện thoại di động để dễ bề kiểm soát, nhưng cũng có những người phải thắt lưng, buộc bụng để có chiếc điện thoại di động cho bằng chị, bằng em. Vì trên thực tế chúng ta cũng đã biết điện thoại di động là một phương tiện liên lạc rất tiện lợi yếu tố này cũng đã được sinh viên lựa chọn nhưng cũng không phải là yếu tố cao nhất. Tuy nhiên nó không chỉ có một tiện lợi mà còn có rất nhiều tiện lợi khác nhau như: Tiện lợi trong giao lưu kết bạn, tiện lợi khi hoà mạng, tiện lợi khi thanh toán. Nhưng sự tiện lợi quan trọng nhất đối với sinh viên chúng tôi đã đưa ra câu hỏi là: Theo bạn khi sử dụng điện thoại di động bạn thấy sản phẩm có sự tiện dụng nào là quan trọng nhất?” và thu được kết quả như sau: Bảng 4a. Nhận thức của sinh viên về độ tiện lợi của điện thoại di động (phân theo giới tính) Giới tính Tiện lợi Nam 114 Nữ 186 Chung 300 S % Bậc S % Bậc S % Bậc Gao lưu kết bạn 50 43,8 1 80 43 1 130 43,3 1 Tiện lợi khi hoà mạng 10 8,7 4 12 6,4 4 22 7,3 4 Tiện lợi khi thanh toán 42 36,6 2 40 21,5 2 82 27,3 2 Tiện lợi khi sử dụng 26 22,8 3 40 21,5 3 66 22 3 Nhì vào bảng kết quả ta thấy. Vị trí cao nhất được sinh viên lựa chọn là độ tiện lợi trong giao lưu kết bạn, có 50 sinh viên nam chiếm (43,8%), có 80 sinh viên nữ lựa chọn chiếm (43%) và tổng số chung của cả nam và nữ là 130 chiếm (43,3%). Đứng ở vị trí số 2, sinh viên cho rằng sử dụng điện thoại di động tiện lợi khi thanh toán, có 42 sinh viên nam lựa chọn chiếm (36,8%) và 40 sinh viên nữ chiếm (21,5%). Tổng số chung của cả nam và nữ sinh viên là 82 chiếm (27,3%). Tuy nhiên ở phương án này cũng có sự chênh lệch trong khi lựa chọn giữa nam và nữ, nam có sự lựa chọn nhiều hơn nữ là (15,3%) vì sinh viên cho rằng đối với các thuê bao trả sau thì việc thanh toán cước phí cũng giống như hầu hết các dịch vụ khác như: điện, nước,… còn đối với thuê bao trả tiền trước thì số tiền họ mua thẻ sẽ tương ứng với thời gian họ được sử dụng. Nếu trong tài khoản của họ vẫn còn tiền, nhưng thời hạn sử dụng đã hết thì họ không có khả năng gọi đi, nhưng họ sẽ được cộng số tài khoản còn lại vào số tài khoản mới mà họ sẽ nạp tiếp để liên lạc. Vì vậy, mỗi một hình thức thuê bao thì đều có những mặt ưu và nhược điểm của nó, song chung quy lại là nó đều phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng. Tiếp theo sinh viên cho rằng điện thoại di động rất tiện lợi trong khi sử dụng. Đây là phương án được xếp ở vị trí thứ ba. Trong đó có 26 nam sinh viên chiếm (22,8%), và 40 nữ sinh viên chiếm (21,5%), có 82 sinh viên chiếm (27,3%) tổng số chung của cả hai giới. Nhìn chung, ở phương án này giữa nam và nữ sinh viên đều có sự lựa chọn tương đối đồng đều, sự chênh lệch không đáng kể. Ở vị trí cuối cùng sinh viên cho rằng sử dụng điện thoại di động rất tiện lợi khi hoà mạng. Vì bất kỳ ai cũng vậy khi đã có một chiếc điện thoại di động rồi thì việc đầu tiên phải làm để chiếc di động của mình liên lạc được là phải đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để sử dụng dịch vụ của họ, kèm theo đó là một khoản tiền cố định nếu không tính đến thời gian chờ của máy thì sau khi hoà mạng chúng ta đã có thể liên lạc được ngay. Ở phương án này có 10 nam sinh viên lựa chọn chiếm (8,7%), và 12 nữ sinh viên chiếm (8,4%). Tổng số chung cảu cả hai giới là 22 chiếm (7,3%). Đây là phương án được sinh viên lựa chọn ít nhất trong các phương án đưa ra. Phải chăng bởi mỗi con người chúng ta đang được sống và tiếp xúc với một nền kinh tế mở cửa, mọi thứ đều nhằm phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Do vậy, sự nhanh gọn khi hoà mạng điện thọai di động không khiến cho tầng lớp sinh viên ngạc nhiên lắm. Như vậy, ở cả 4 phương án đưa ra thì phương án 1 được cả nam và nữ sinh viên lựa chọn cao nhất. Có 130 người trong trong tổng số chung chiếm (43,3%), phương án thấp nhất là tiện lợi khi hoà mạng chỉ chiếm có (7,3%) trong trong tổng số chung của cả nam và nữ sinh viên. Hai phương án còn lại có sự lựa chọn tương đối giống nhau. Tuy nhiên cũng có sự chênh lệch, nhưng không đáng kể. Ở phương án 3, tiện lợi khi thanh toán nam có sự lựa chọn nhiều hơn nữ là (15,3%) và được xếp ở bậc thứ 2, cũng như vậy tiêu chí tiện lợi khi sử dụng có 66 sinh viên chiếm (22%), xếp ở bậc thứ 3. Biểu đồ 4b. Nhận thức của sinh viên về độ tiện lợi của điện thoại di động III. Động cơ sử dụng điện thoại di động của sinh viên Động cơ bao giờ cũng được bắt nguồn từ nhu cầu. Theo Philip Koher: “Nhu cầu là đòi hỏi tất yếu mà con người cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển”. (trang 29, Maketting văn bản, NXB Thống kê, 1994). Nhu cầu của con người nói chung và nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên nói riêng là rất phong phú và đa dạng cùng là một chiếc điện thoại di động, nhưng người này thích nó vì nhiều tính năng sử dụng, hay thậm chí dùng nó để làm phương tiện giao lưu kết bạn, hay trong công việc làm ăn…cũng có nhiều người cho rằng sử dụng điện thoại di động là vì chất lượng tốt, giá cả phải chăng, hợp thời trang, hay còn để nâng cao vị thế trong xã hội. Trên thực tế chưa bao giờ người Việt Nam mua và sử dụng điện thoại di động nhiều như thời gian qua. Theo số liệu của công ty nghiên cứu trị trường GFK Asia Pte cho biết: tổng số máy bán ra trong đầu năm 2005 là 1,6 triệu máy, dự báo nửa cuối năm 2005 thị trường điện thoại di động sẽ còn tăng trưởng hơn nữa. Những động cơ chính để thúc đẩy thị trường điện thoại di động phát triển nhanh như vậy là do sự ra đời của các nhà cung cấp dịch vụ mạng như: Viettel, S-Fone, cuộc cạnh tranh về giá cước trên thị trường đã thật sự trở nên quyết liệt, liên tục các đợt hạ giá cước (bao gồm cước thuê bao và cước cuộc gọi), các giá cước hấp dẫn được tung ra thị trường kèm theo các chương trình khuyến mãi, tặng máy, tặng sim…chính vì vậy người tiêu dùng hiện nay được sử dụng một mức cước điện thoại rẻ hơn nhiều lần so với trước đây. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nhãn hiệu khiến cho giá điện thoại ngày càng rẻ, mẫu mã đa dạng, tiện ích ngày càng nhiều…GFK đánh giá nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam về điện thoại di động hiện nay đang rất cao vì chỉ có khoảng 1,5 triệu đồng là đã có thể sở hữu một chiếc điện thoại di động màn hình màu với khá nhiều tiện ích, còn với khoảng 600.000 đồng là được một chiếc điện thoại di động hàng chính hãng. Dự báo doanh số điện thoại di động trong năm 2005, sẽ đạt 2,7 đến 3 triệu chiếc. Thị trường điện thoại Việt Nam 2005 vẫn sẽ đi theo chiều hướng giá thành giảm, loại có nhiều chức năng hiện đại, có mức giá cao vẫn sẽ được tiêu thụ tốt, các sản phẩm mới sẽ ngày càng đa dạng hơn về hình dáng, mẫu mã, chức năng…đây cũng là những động cơ để thúc đẩy sinh viên có nhu cầu sử dụng điện thoại di động ngày một nhiều hơn cũng là điều đương nhiên. 3.1. Lý do khiến sinh viên sử dụng điện thoại di động Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu động cơ khiến sinh viên quyết định sử dụng điện thoại di động qua câu hỏi: “Xin bạn cho biết lý do khiến bạn sử dụng điện thoại di động” và thu được kết quả sau: Bảng 5a. Lý do khiến sinh viên sử dụng điện thoại di động Giới tính Lý do sử dụng Nam 114 Nữ 186 Chung 300 S % Bậc S % Bậc S % Bậc Hợp thời trang 18 15,7 3 6 3,2 4 24 8 4 Tiện lợi khi sử dụng 36 31,5 2 60 32,2 2 96 32 2 Giao lưu kết bạn 54 47,3 1 78 41,9 1 132 44 1 Thủ tục hoà mạng nhanh 6 5,26 4 42 22,5 3 48 16 3 Theo bảng số liệu trên cho thấy động cơ khiến cho sinh viên quyết định sử dụng điện thoại di động lớn nhất là: để giao lưu kết bạn đây cũng là một lý do khá hợp lý. Bởi mối quan hệ giữa con người là mối quan hệ 2 chiều, ngoài những giờ học tập căng thẳng, mệt mỏi thì giao lưu hay trò chuyện cùng bạn bè cũng có ý nghĩa rất to lớn trong việc giảm sự mệt mỏi, căng thẳng, giúp cho sinh viên cảm thấy thoải mái hơn và đó cũng là điều kiện để cho sinh viên được tiếp xúc và làm quen với những người bạn mới, giúp cho mối quan hệ được mở rộng hơn nữa bởi vậy sinh viên đã lựa chọn phương án này nhiều nhất, có 54 nam sinh viên chiếm (47,3%) và có 78 nưa sinh viên 9 chiếm (41,9%) tổng số chung của cả 2 giới là 132 chiếm (44%). Đứng ở vị trí thứ hai sinh viên lựa chọn phương án tiện lợi khi sử dụng bởi trong thời đại ngày nay mỗi con người đều sống, làm việc và vận động không ngừng để theo kịp với sự phát triển của nhân loại. Mỗi một sinh viên đều tự tìm cho mình một chuyên ngành khác nhau để phù hợp với năng lực, sở thích của mình vì vậy, không phải lúc nào họ cũng có thể trao đổi hay gặp gỡ nhau được. Để liên lạc được với nhau, trao đổi những công việc chung và đôi khi còn có những tâm sự riêng tư. Song với những nhu cầu đó được nảy sinh bạn mới thấy chiếc điện thoai di động quan trọng nhường nào. Mỗi khi có nhu cầu bạn chỉ cần cầm máy và bấm số qua vệ tinh lập tức bạn sẽ được kết nối với số máy mình cần gọi nó là phương tiện giúp cho con người liên lạc, giao tiếp với nhau. Tính tiện lợi của điện thoại di động là ở chỗ đó. Bởi vậy phương án này cũng chính là lý do khiến cho sinh viên sử dụng điện thoại di động và được xếp ở bậc thứ hai trong bốn phương án được đưa ra. ở phương án này có 36 nam sinh viên chiếm (31,5%), có 60 nữ sinh viên chiếm (32,2%), tổng số chung là 96 chiếm (32%). Lý do tiếp theo khiến cho sinh viên sử dụng điện thoại di động là do thủ tục hoà mạng nhanh. Đây là lý do được sinh viên lựa chọn ở bậc thứ ba là một trong những ưu điểm của các dịch vụ nhằm thúc đẩy hơn nữa việc sử dụng điện thoại di động của sinh viên. Vì càng ngày nhu cầu của con người nói chung và của sinh viên nói riêng càng đựơc phát triển cao hơn, khắt khe hơn, vì thế việc hoà mạng nhanh chóng để có thể liên lạc được. Tuy nhiên số sinh viên lựa chọn phương án này là không cao, có 6 nam sinh viên chiếm (5,26%), có 42 nữ sinh viên chiếm(17,24%), cao hơn nam. Cuối cùng đứng ở vị trí thứ 4 sinh viên sử dụng điện thoại di động với lý do hợp thời trang, chiếm tỉ lệ % thấp nhất, chỉ có (8%) trong tổng số chung của cả nam và nữ. Trên đây là 4 lý do khiến sinh viên sử dụng điện thoại di động và đã được xếp theo bậc từ 1 đến 4. Tóm lại, lý do được sinh viên đánh giá cao nhất là để phục vụ cho nhu cầu giao lưu kết bạn. Ngoài ra sinh viên còn cho rằng điện thoại di động tiện lợi trong khi sử dụng và được xếp ở bậc thứ 2, tiêu chí còn lại ít được sinh viên đề cập đến khi sử dụng điện thoại di động. Biểu đồ 5b. Lý do khiến sinh viên sử dụng điện thoại di động 3.2. Những tiêu chí để sinh viên lựa chọn và sử dụng điện thoại di động Hiện nay sinh viên dùng điện thoại di động đã phổ biến hơn trước đây rất nhiều, vậy khi đi mua sản phẩm điện thoại di động, sinh viên thường lựa chọn những tiêu chí nào trong các tiêu chí sau: chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp, giá cả hợp lý, hay sản phẩm có bảo hành…Trong những phương án đó thì phương án nào sẽ được sinh viên quan tâm hàng đầu. Để biết được câu trả lời chính xác chúng tôi đưa ra câu hỏi : “Khi mua điện thoại di động bạn quan tâm đến tiêu chí nào nhất trong 4 tiêu chí sau” và thu được kết quả: Bảng 6a. Những tiêu chí để sinh viên lựa chọn và sử dụng điện thoại di động Giới tính Tiêu chi lựa chọn Nam 114 Nữ 186 Chung 300 S % Bậc S % Bậc S % Bậc Chất lượng tốt 23 20 2 29 15,5 2 52 17,3 2 Kiểu dáng đẹp 5 4,3 4 4 2,1 4 9 3 4 Giá cả hợp lý 79 69,2 1 145 77,9 1 224 74,6 1 Có bảo hành 7 6,1 3 8 4,3 3 15 5 3 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Ở vị trí đầu tiên là giá cả hợp lý vì nước ta là một nước đang phát triển do vậy, bất kỳ một sản phẩm hàng hoá nào có giá cả hợp lý với túi tiền của người tiêu dùng thì đều được người tiêu dùng tiêu thụ nhiều. Bởi trên thực tế ngày 14/ 09/ 2005, Bộ bưu chính viễn thông đã cho phép VNPT giảm cước điện thoại di động hai mạng Vinaphone và MobiFone với mức thuê bao tháng chỉ còn 60.000 đồng. Tuy nhiên thêm một tin vui cho thuê bao của Vinaphone và MobiFone cách tính cước theo block mới sẽ là 30 + 6 chứ không phải là 30 + 10 như dự kiến. Theo quyết định số 30/2005 QĐ- BBCVT, phương án tính cước theo block 30 + 30 trước đây đều được tính thành 30 + 6, bên cạnh đó cước thuê bao tháng đối với dịch vụ điện thoại trả sau xuống 60.000 đồng/ máy/ tháng, giảm 17,4% so với hiện hành (trước đây là 80.000 đồng /máy/tháng, đã có VAT). Đối với thuê bao trả trước VinaDaily và Mibile 4U, cước thuê bao ngày giảm xuống còn 1545 đồng/ ngày, giảm 15% so với trước đây ( 2000 đồng/ ngày). Các mức cước này chưa bao gồm VAT và được áp dụng từ ngày 1/ 10 / 2005. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nhãn hiệu khiến giá điện thoại ngày càng rẻ. Bởi vậy tiêu chí hàng đầu được sinh viên lựa chọn khi mua điện thoại di động là giá cả hợp lý. Ở phương án này có 79 nam sinh viên chọn chiếm (69,2%), có 145 nữ sinh viên chiếm (77,9%) có 224 tổng số chung của cả nam và nữ chiếm (74,6%). Đứng ở vị trí rhứ 2 là chất lượng tốt, có 23 sinh viên nam chiếm( 20%), và 29 sinh viên nữ chiếm (15,5%). Tổng số chung là 52 chiếm (17,3%). Đây cũng là một lý do khá hợp lý bởi sinh viên là những người chưa có điều kiện về kinh tế, họ phần đa còn phụ thuộc vào gia đình nên khi sử dụng điện thoại di động họ lựa chọn tiêu chí chất lượng tốt, vì sản phẩm có chất lượng tốt thì sẽ ít khi bị hỏng sẽ giảm được chi phí cho họ như: ít phải thay đổi hay sửa chữa. Vị trí thứ ba được sinh viên tiêu dùng đó là sản phẩm có bảo hành. Đây là nơi có nhiệm vụ sửa chữa, thay đổi, giải thích cho khách hàng khi họ có thắc mắc hay khi điện thoại của họ bị trục trặc, không sử dụng được, nhưng với điều kiện chiếc máy đó còn đang trong thời gian bảo hành, bởi vậy mà tiêu chí này cũng được sinh viên quan tâm khi mua điện thoại di động vì nó tạo cho họ sự tin tưởng, yên tâm về nơi mà họ đã mua. Ngoài ra nó còn thể hiện trách nhiệm của nơi bán đối với khách hàng. Bởi người bán không chỉ đơn thuần là bán hàng cho một người là song mà còn phải tạo được niềm tin và uy tín cho khách hàng, để sản phẩm của mình được nhiều người tiêu dùng biết đến, ở phương án này có 7 sinh viên nam lựa chọn chiếm (6,1%), và nữ 8 sinh viên chiếm (4,3%). Tuy nhiên đây cũng không phải là phương án được sinh viên đề cao. Cuối cùng là tiêu chí kiểu dáng đẹp được sinh viên lựa chọn thấp nhất trong 4 phương án được đưa ra, có 5 sinh viên nam và 4 sinh viên nữ lựa chọn tổng số chung là 9 chiếm( 3%). Tuy nhiên với tỉ lệ % thấp như vậy không có nghĩa là sinh viên không thích những sản phẩm đẹp mà do điều kiện kinh tế còn eo hẹp nên yếu tố hàng đầu của họ vẫn là giá cả và chất lượng tốt sau đó mới đến hình thức. Tóm lại, qua điều tra và phân tích kết quả chúng tôi có nhận xét rằng đa số sinh viên lấy tiêu chí giá cả hợp lý là hàng đầu. Có 224 sinh viên lựa chọn chiếm (74,6%), ngoài ra tiêu chí chất lượng tốt cũng được sinh viên đề cao, đứng ở vị trí thứ 2 với 52 sinh viên chiếm (17,3%), 2 tiêu chí còn lại sinh viên ít đề cập đến khi mua sản phẩm điện thoại di động. Biểu đồ 6b: Những tiêu chí để sinh viên lựa chọn và sử dụng điện thoại di động IV. Thực trạng sử dụng điện thoại di động hiện nay của sinh viên Trước đây các loại điện thoại di động có tính năng công nghệ GPRS đã có trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên nhiều người mua nó bởi sự hấp dẫn và sang trọng, kiểu dáng thời trang chứ không phải vì cái tính năng hiện đại mà các nhà sản xuất đã dày công nghiên cứu. Chỉ đến khi Mobiphone và Vinaphone cùng đồng loạt ra quân, triển khai thử nghiệm dịch vụ thì dịch vụ nhắn tin đa phương tiện MMS, dịch vụ vô tuyến chuyển mạch gói GPRS, nhiều người mới tò mò tìm hiểu từ đó cùng đẩy nhu cầu tiêu dùng điện thoại di động trên thị trường tăng trưởng đến chóng mặt. Bởi vậy giờ đây sở hữu 1 chiếc điện thoại di động không còn là chuyện chỉ dành riêng cho giới quý tộc, hay dân sành điệu. Một mặt do các nhà cung cấp dịc vụ thi nhau đưa ra hàng loạt các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng, mặt khác các hãng điện thoại cạnh tranh gay gắt, đua nhau giảm giá máy, ngoài ra thị trường máy điện thoại di động cũng rất phát triển khiến cho những ngưòi có túi tiền hẹp cũng có thể sở hữu một chiếc điện thoại để phục vụ cho nhu cầu liên lạc mọi lúc, mọi nơi của mình. Nhưng đôi khi chiếc điện thoại di động cũng đem lại những điều rắc rối cho người sử dụng nó, vì vậy để biết đựơc thực trạng sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay như thế nào, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Bạn có thường xuyên sử dụng điện thoại di động không (theo các mức độ)” và thu được kết quả sau: Bảng 7. Thực trạng sử dụng điện thoại di động của sinh viên Giới tính Thực trạng sử dụng Nam 114 Nữ 186 Chung 300 S % Bậc S % Bậc S % Bậc Thường xuyên sử dụng 75 65,7 1 96 51,6 1 171 57 1 Ít sử dụng 33 28,9 2 78 41,9 2 111 37 2 Không sử dụng bao giờ 6 5,26 3 12 4,6 3 18 6 3 Qua khảo sát thực tế và phân tích số liệu cho thấy thực trạng sử dụng điện thoại di động của sinh viên ở mức độ thường xuyên chiếm tỉ lệ % cao nhất trong 3 phương án đưa racó 75 nam sinh viên lựa chọn chiếm (65,7%) và 96 nữ sinh viên lựa chọn chiếm (51,6%). Tổng số chung của cả hai giới la 171 chiếm (57%), đứng ở vị trí cao nhất.Tiếp sau đó là phương án sử dụng ít chiếm vị trí thư hai. Có 33 nam sinh viên chiếm (28,9%) vá 78 nữ lựa chọn chiếm (41,9%). Tổng số chung là 111chiếm (37%), cuối cùng là không sử dụng bao giờ, chỉ có 6 nam và 12 nữ, tổng số chung là 18 chiếm (6%). 4.1. Sự lựa chọn của sinh viên đối với các hãng điện thoại di động Để tìm hiểu thực trạng sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay như thế nào, họ đang sử dụng loại điện thoại di động gì, của hãng nào? chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Hiện nay bạn đang sử dụng điện thoại di động nhãn hiệu nào?” và thu được kết quả như sau: Bảng 8a. Thực trạng sử dụng các loại sản phẩm điện thoại di động của sinh viên Giới tính Nhã hiệu Nam 114 Nữ 186 Chung 300 S % Bậc S % Bậc S % Bậc Samsung 18 15,7 2 60 32,2 2 78 26 2 Nokia 81 71 1 102 54,8 1 183 61 1 Sony Errissonericsson 11 9,6 3 13 9,6 3 24 8 3 Motorola 4 3,5 4 11 5,9 4 15 6 4 Nhìn vào bảng kết quả trên, ta thấy: Nhãn hiệu Nokia được sinh viên sử dụng nhiều nhất. Có 81 sinh viên nam chiếm (71%) và 102 nữ chiếm (54,8%). Tổng số chung là 183 chiếm (61%), xếp ở vị trí thứ nhất. Bởi Nokia có phần mề rất dễ sử dụng và sản phẩm đã sớm làm được cuộc cạnh tranh thời trang hướng đến giới trẻ. Đối với những người sử dụng điện thoại di động lần đầu tiên được biết đến sản phẩm có kiểu dáng thiết kế độc đáo, mầu sắc phong phú và bắt mắt với nhiều tính năng sử dụng . Không những thế mà họ còn sớm được làm quen với hàng loạt điện thoại “đặc trưng” như Nokia 3300 dành cho nghe nhạc MP3 đài FM, Nokia 6800 nhắn tin, Nokia- Gage chơi game… Không kém cạnh Samsung cùng với việc liên tục thay đổi mẫu mã, thu nhỏ, rồi mỏng đi, màn hình đen trắng, màn hình màu, màn hình đơn, màn hình kép…các nhà sản xuất còn “bắt” điện thoại di động gánh thêm nhiều chức năng khác không liên quan gì đến việc “alô” cả như: duyệt Web, vap, gửi và nhận tin, lịch, sổ ghi chép, nhật ký, ghi âm… thế là điện thoại thông minh ra đời, có nhiều chức năng sống động khác nhau, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của chủ nhân. Và dĩ nhiên thời của điện thoại di động thông minh “anh một kiểu, em một kiểu” đây là câu quảng cáo của điện thoại di động Samsung V200 và đã trở thành câu nói ngầm chỉ loại điện thoại di động có chức năng chụp hình kỹ thuật số với rất nhiều tính năng sử dụng như: gắn camera ống kính với góc quay 1800, có thể phóng to, thu nhỏ, chỉ với hai nút nhấn bạn sẽ chụp được những tấm ảnh dùng làm màn hình nền hoặc gửi e-mail cho bạn bè. Bên cạnh đó điện thoại di động của hãng Samsung còn có rất nhiều kiểu dáng trẻ trung, hợp thời trang nên được giới trẻ yêu thích và sử dụng nhiều. Có 18 nam sinh viên chiếm (15,7%) và 60 nữ chiếm (32,2%). Tổng số chung là 78 chiếm (26%). Tuy nhiên ở phương án này nữ sinh viên có nhu cầu sử dụng nhiều hơn nam là (16,5%). Hai hãng điện thoại còn lại là Sony Errissonericsson và Motorola ít được sinh viên biết đến, gần như họ không có nhu cầu sử dụng hai hãng này, với sản phẩm Sony Errissonericsson chỉ có (8%) sinh viên lựa chọn và Motorola có (3,4%). Như vậy, qua điều tra cho thấy sản phẩm điện thoại di dộng của hãng Nokia đang được sinh viên sử dụng nhiều nhất với tổng số 183 sinh viên chiếm (61%), đứng thư hai là Samsung, có 78 sinh viên chiếm (26%), bởi sản phẩm của hai hãng này có rất nhiều chức năng sử dụng, kiểu dáng đẹp và liên tục được thay đổi để phù hợp với thời trang và lứa tuổi, giá thành vừa phải, riêng Nokia có phần mềm rất dễ sử dụng và nhiều tính năng. Hai hãng còn lại ít được sinh viên sử dụng là vì kiểu dáng và màu sắc của sản phẩm không mấy phù hợp với lứa tuổi sinh viên, giá thành lại tương đối đắt so với sản phẩm của Samsung và Nokia. Biểu đồ 8b. Thực trạng sử dụng các loại sản phẩm điện thoại di động của sinh viên 4.2. Lý do sinh viên lựa chọn chiếc điện thoại di động đang dùng Để tìm hiểu rõ hơn lý do tại sao sinh viên lại chọn và sử dụng loại điện thoại di động đang dùng chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Nếu bạn gặp cùng một lúc các sản phẩm điện thoại di động một là Nokia, hai là Samsung, ba là Motorola, bốn là Sony Errissonericsson thì bạn sẽ lựa chọn sản phẩm nào. Tại sao?” và thu được kết quả sau: Bảng 9a. Lý do sinh viên lựa chọn sản phẩm điện thoại di dộng của mình Giới tính Nhã hiệu Nam 114 Nữ 186 Chung 300 S % Bậc S % Bậc S % Bậc Sony Errisson 18 15,7 3 24 12,9 3 42 14 3 Samsung 19 16,6 2 36 19,3 2 55 18,3 2 Nokia 70 61,4 1 114 61,2 1 184 61,3 1 Motorola 7 6,1 4 12 6,4 4 19 6,3 4 Kết quả cho thấy sản phẩm điện thoại di động Nokia được sinh viên lựa chọn và sử dụng nhiều nhất, có 70 sinh viên nam chiếm (61%), 114 sinh viên nữ chiếm (61%), tổng số chung là 184 chiếm (61,3%). Sinh viên lựa chọn sản phẩm này với lý do Nokia có phần mềm rất dễ sử dụng , hình thức đẹp và gọn nhẹ, vì vậy được rất nhiều sinh viên sử dụng, tiếp theo là đến Samsung, sinh viên lựa chọn và sử dụng điện thoại di động của hãng Samsung là vì sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, có rất nhiều loại máy hình thức đẹp, kiểu dáng phong phú, hợp thời trang, bắt sóng tốt, có 19 nam sinh viên lựa chọn chiếm (16,6%), có 36 sinh viên nữ chiếm (19,3%). Tổng số chung là 55 chiếm (18,3%). Đứng ở vị trí thứ ba là hãng Sony Ericsson, có 18 nam sinh viên chiếm (15,7%) và 24 sinh viên nữ chiếm (12,9%). Tổng số chung là 42 chiếm (14%), những sinh viên lựa chọn sản phẩm này cho rằng sản phẩm có chất lượng tốt, độ bền của máy cao. Đứng ở vị trí cuối cùng là Motorola, có 7 nam sinh viên chiếm (6,1%) và 12 sinh viên nữ chiếm (6,45%), tổng số chung là 19 chiếm (6,3%), những sinh viên lựa chọn sản phẩm này có nhận xét như sau: Thứ nhất về hình thức của sản phẩm thì không được đẹp lắm, giá cả lại tương đối cao, nhưng họ sử dụng là do chất lượng tốt âm thanh và màn hình rõ nét. Như vậy, trên đây là 4 hãng điện thoại được đưa ra để sinh viên lựa chọn và đưa ra những lý do để giải thích việc tại sao họ lại lựa chọn và sử dụng chiếc điện thoại di động đó. Hãng Nokia được lựa chọn cao nhất chiếm (61,3%), với lý do phần mềm rất dễ sử dụng, hình thức đẹp và gọn nhẹ. Đứng ở vị trí thứ hai là Samsung chiếm (18,3) với lý do giá cả hợp lý, hình thức đẹp, có khả năng bắt sóng tốt. Tiếp theo là Sony Ericsson với lý do duy nhất là chất lượng tốt, cuối cùng là Motorola với lý do âm thanh và màn hình rõ nét, chất lượng của sản phẩm cũng tương đối tốt. Biểu đồ 9b: Lý do sinh viên lựa chọn sản phẩm điện thoại di động của mìnhđang sử dụng V. Đánh giá về chất lượng, giá cả của điện thoại di động Tròn 12 năm thế giới điện thoại di động có mặt ở Việt Nam, 12 năm không phải là nhiều, nhưng chỉ chừng ấy thôi đã xuất hiện những dấu ấn, những sự kiện quan trọng và cả những câu chuyện đời thường thú vị làm thay đổi cuộc sống xã hội cũng từ chiếc điện thoại di động. Đó là sự kiện 1 triệu máy, 2 triệu máy điện thoại di động…Việt Nam trở thành một trong những nước có tốc độ phát triển mạng thông tin di động nhanh nhất Châu Á. Với sự kiện mạng di động đầu tiên MobiFone và tiếp theo là Vinaphone, S-Fone rồi đến Viettel ra đời đã nhanh chóng tạo thành một cuộc cạnh tranh không kém phần mạnh mẽ giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Đồng loạt các hãng điện thoại danh tiếng thế giới nhảy vào thị trường Việt Nam tạo nên những cuộc đua về công nghệ, về thời trang di động…một chiếc điện thoại nhỏ bé vậy mà làm nên xu hướng thời trang điện thoại, văn hoá điện thoại, cuộc sống điện thoại…thậm chí nhìn điện thoại còn biết được tính cách, đẳng cấp của người sử dụng nó. Chia đôi khoảng thời gian đó, chỉ 6 năm về trước chiếc điện thoại di động thường gắn với hình ảnh doanh nhân, sau đó 6 năm, những công chức, người lao động bình thường đã có thể có nó trong tay. Sáu năm tới có lẽ hình ảnh về những người nông dân dắt chiếc điện thoại di động trên lưng hẳn không còn là giấc mơ trong chuyện cổ tích. Điều gì đã làm nên bước tiến kỳ diệu? Đó là sự nỗ lực không ngừng của ngành viễn thông Việt Nam, bắt mạch cùng làn sóng công nghệ của viễn thông thế giới, sâu xa hơn là nhu cầu đòi hỏi tự thân của thông tin sớm bắt nhịp cùng xu thế thời đại, đi tắt, đón đầu mang lại nhiều đổi thay đưa ước mơ tiến gần hiện thực. Đó là những đóng góp quan trọng nhất, thành tựu đáng ghi nhận nhất, câu chuyện đáng kể nhất về điện thoại di động ở Việt Nam. Trong 12 năm cùng sẻ chia thông tin đến với bao người giúp thông tin đi xa, vươn ra cộng đồng đến với thế giới và trở lại với từng cá nhân để không gian không chỉ bó hẹp quẩn quanh ở một vùng, miền, ở một làng quê…mà từ đó đi xa, vươn xa hoà cùng nhịp đập phát triển và đi lên của đất nước. Vậy, với những thành tựu to lớn đó sinh viên có những đánh giá gì về điện thoại di động ngày hôm nay? 5.1. Đánh giá của sinh viên về chất lượng của điện thoại di động Khi đã tiêu dùng sản phẩm điện thoại di động sinh viên đã có những nhận thức đánh giá sản phẩm tương đối chính xác. Bởi sự đánh giá của người tiêu dùng nói chung và của sinh viên nói riêng là đều dựa trên qúa trình tích luỹ kinh nghiệm từ thói quen, quan điểm, lòng tin, nhân cách và sự phản ứng của cá nhân đó đối với hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể nào đó trong tiêu dùng. Vì vậy, để biết được sinh viên có sự đánh giá như thế nào về sản phẩm điện thoại di động, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “ Bạn có đánh giá gì về chất lượng sản phẩm điện thoại di động bạn đang dùng” và thu được kết quả sau: Bảng 10. Sự đánh giá của sinh viên về chất lượng điện thoại di động Giới tính Chất lượng Nam 114 Nữ 186 Chung 300 S % Bậc S % Bậc S % Bậc Tốt 78 68,4 1 78 41,9 1 156 52 1 Bình thường 24 21 2 66 35,4 2 90 30 2 Kém 12 10,5 3 42 22,5 3 54 18 3 Nhìn vào bảng kết quả ta thấy: tiêu chí chất lượng tốt được sinh viên đánh giá cao, có 78 sinh viên nam chiếm (68,4%), có 78 sinh viên nữ chiếm (41,9 %). Tổng số chung là 156 chiếm (52%) trong các phương án đưa ra và đứng ở vị trí thứ nhất. Vị trí thứ hai sinh viên cho rằng điện thoại di động có chất lượng bình thường, có 24 nam sinh viên chiếm (21 %), 66 sinh viên nữ chiếm (35,4%). Tổng số chung của hai giới là 90 chiếm (30%), sinh viên nam có sự lựa chọn ít hơn nữ là (14,4 %). Đứng ở vị trí cuối cùng là sản phẩm có chất lượng kém, ở tiêu chí này nữ sinh viên có sự lựa chọn nhiều hơn, có thể là do họ sử dụng máy ngoài những chức năng nghe, gọi và nhắn tin thì họ còn sử dụng máy để giải trí bằng cách chơi các trò chơi trên máy. Bởi vậy với việc sử dụng nhiều thì chất lượng máy sẽ giảm đi. Nhìn chung sinh viên cũng có sự đánh giá tốt về chất lượng của điện thoại di động mình đang sử dụng. Có 156 sinh viên lựa chọn phương án này chiếm (52%), bên cạnh đó cũng có một số sinh viên cho rằng sản phẩm điện thoại di động chất lượng còn kém, tuy nhiên số lượng này không nhiều, chỉ có (18%) sinh viên lựa chọn. 5.2. Sự đánh giá của sinh viên về giá thành của sản phẩm điện thoại di động hiện nay Như chúng ta đã biết giá cả của sản phẩm luôn là tiêu chí hàng đầu của người tiêu dùng. Vậy, để biết được sinh viên có những đánh giá như thế nào về giá cả của điện thoại di động hiện nay, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Bạn có đánh giá thế nào về giá cả của điện thoại di động hiện nay”, kết quả thu được như sau: Bảng 11. Đánh giá của sinh viên về giá cả sản phẩm điện thọi di động hiện nay. Giới tính Giá thành Nam 114 Nữ 186 Chung 300 S % Bậc S % Bậc S % Bậc Đắt 22 19,2 3 13 6,9 3 35 11,6 3 Rất đắt 10 8,7 4 11 5,9 4 21 7 4 Bình thường 56 49 1 102 54 1 158 52,6 1 Rẻ 26 22,8 2 60 32,2 2 86 28,6 2 Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy ở phương án một có 22 sinh viên nam chiếm (19,2%) và 13 sinh viên nữ chiếm (6,9%) tông số chung là 35 chiếm (11,6%) sinh viên cho rằng giá của điện thoại di động hiện nay là đắt. Đứng ở vị trí thứ hai là phương án rất đắt có 10 sinh viên nam chiếm (8,7%) và 11 sinh viên nữ chiếm (5,9%). Tổng số chung là 21 chiếm (7%). Tại sao nhưẽng sinh viên này lại có sự đánh giá về giá thành của sản phẩm như vậy? Bởi vì lứa tuổi sinh viên là lứa tuổi rấyt năng động, sáng tạo, thích những cái được coi là hiện đại, thích được thể hiện cái tôi trong sản phẩm. Nhưng do điều kiện kinh tế của họ còn nhiều hạn chế, họ phần đông còn sống phụ thuộc vào sự chu cấp của gia đình, nên những sản phẩm được coi là mốt là thời trang, và tiện lợi thì sẽ được sinh viên có nhu cầu tiêu dùng rất cao. Nhưng giá thành của sản phẩm phải rẻ. Tuy nhiên hai phương án này số sinh viên lựa chọn để đánh giá là không cao. Ở phương án 3 là phương án được sinh viên lựa chọn và đánh giá cao nhất. Có 56 sinh viên nam lựa chọn chiếm (49%) và 102 nữ sinh viên lựa chọn chiếm (54%). Tổng số chung là 158 chiếm (52,6%) sinh viên cho rằng giá thành của sản phẩm điện thoại di động hiện nay là bình thường. Đứng ở phương án thứ 4, phương án giá thành rẻ có 26 nam sinh viên lựa chọn chiếm (22,8%) và 60 nữ sinh viên chiếm (32,2%). Tổng số chung là 86 chiếm (28,6%) và phương án này đã được xếp ở bậc thứ 2 trong số 4 phương án được đưa ra. Vậy tại sao sinh viên lại có sự lựa chọn nhiều ở phương án này? Trước hết là do trên thị trường điện thoại di động nói chung được phát triển nhanh, do sự ra đời của các nhà cung cấp dịch vụ mạng như Viettel, S-Fone. Cuộc cạnh tranh giá cước trên thị trường đã thực sự trở nên quyết liệt, liên tục các đợt hạ gía cước (bao gồm cước thuê bao và cước cuộcu gọi) kèm theo là các đợt khuyến mãi tặng máy, tặng sim… Chính vì vậy mà giá cước hiện nay đã rẻ hơn nhiều so với trước đây. Thứ 2 là do sự cạnh tranh giữa các nhãn hiệu khiến giá thành của điện thoại ngày càng rẻ, mẫu mã đa dạng, tiện ích ngày càng nhiều…Đây cũng là lợi thế cho người sử dụng nói chung và sinh viên nói riêng. Như vậy ở 2 phương án trên, phương án bình thường và phương án rẻ, đối với giá thành của điện thoại di động hiện nay được sinh viên đánh giá là tương đối chính xác. Biểu đồ 11b: đánh giá của sinh viên về giá của sản phẩm điện thoại di động hiện nay. 5.3. Nhận xét của sinh viên khi sử dụng điện thoại di động. Để biết được sinh viện có những nhận xét như thế nào về điện thoại di động chúng tôi đưa ra câu hỏi “bạn cảm thấy thế nào khi sử dụng sản phẩm điện thoại di động theo các mức độ sau.” Và thu được kết quả. Bảng 12: Nhận xét của sinh viên khi sử dụng điện thoại di động Giới tính Mức độ Nam 114 Nữ 186 Chung 300 S % Bậc S % Bậc S % Bậc Rất hài lòng 29 65,7 2 54 29 2 83 27,6 2 Hài lòng 75 65,7 1 96 51,6 1 171 57 1 Bình thường 7 6,1 3 34 18,2 3 41 13,6 3 Không hài lòng 3 2,6 4 2 1 4 5 1,66 4 Bảng kết quả trên cho thấy ở mức độ rất hài lòng có 29 nam sinh viên lựa chọn chiếm (25,4%) và 54 nữ chiếm (29%). Tổng số chung là 83 chiếm (27,6%). Được xếp ở bậc thứ 2. Phương án tiếp theo là hài lòng được sinh viên lựa chọn nhiều nhất với 75 nam sinh viên chiếm (65,7%) và 96 nữ chiếm (51,6%). Tổng số chung của cả hai giới là 171 chiếm (57%). Tuy nhiên ở phương án này cũng có sự chênh loch giữa nam và nữ sinh viên, nam sinh viên có sự hàI lòng nhiều hơn nữ là (14,1%). Ở phương án 3, phương án bình thường có 7 nam sinh viên chiếm (6,1%) và 34 nữ chiếm (18,2%). Tổng số chung là 41 chiếm (13,6%) ở phương án này nữ sinh viên lại có sự lựa chọn nhiều hơn nam là (12,5%). Đứng ở phương án cuối cùng, phương án không hài lòng có 3 nam sinh viên chiếm (2,6%) và 2 nữ sinh viên chiếm (1%). Tổng số chung của cả hai giới là 5 chiếm (1,66%). Nhìn chung sinh viên đều có nhận xét hài lòng về sản phẩm điện thoại di động đang sử dụng chiếm (57%), đây là phương án chiếm tỷ lệ % cao nhất trong 4 phương án đưa ra. Và đướng ở vị trí thứ 2 là sinh viên cảm thây rất hài lòng về sản phẩm điện thoại di động đang sử dụng chiếm (27,6%). Đứng thứ 3 là phương án bình thường với (23,6%). Tuy nhiên ở phương án cuối cùng cũng có một số sinh viên lựa chọn, họ có nhận xét không hài lòng với sản phẩm điện thoại di động mà họ đang sử dụng nhưng con số này là không đáng kể chỉ chiếm (1,66%) trong tổng số chung của cả hai giới. VI. Một số biện pháp để nâng cao nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay. Theo kết quả nghiên cứu thực tế chúng tôi thấy sinh viên có đưa ra ba hướng giải pháp chính để nhằm nâng cao nhu cầu sử dụng điện thoại di động hiện nay. - về phí nhà cung cấp dịch vụ. + Điều chỉnh giá cước cho phù hợp với điều kiện của sinh viên. + Đầu tư các trang thiết bị viễn thông hiện đại, và thường xuyên nâng cấp thiết bị để đảm bảo cho chất lượng truyền thông tốt nhất. + Tăng cường mở rộng các trạm thu, phát song. + Phục vụ và chỉ dẫn cho khách hàng tận tình. + Giảm cước phí và tăng thời hạn sử dụng cho thuê bao trả trước. - Về phía nhà nước. + Đầu tư mở rộng xây dung nhiều hơn nữa các trạm thu, phát sóng, phải thường xuyên nâng cấp, tu bổ lại những cơ sở vật chất đã có. + Khuyến khích các dịch vụ viễn thông nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt Nam. Để góp phần nâng cao đời sống người dân, hỗ trợ đắc lực cho nền kinh tế của đất nước. + Khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh giữa các hãng viễn thông, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người sử dụng điện thoại di động hiện nay. + Giám sát và sử lý nghiêm những cơ sở sản xuất và phân phối điện thoại di động kém chất lượng, sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. - Về phía người sử dụng. + Sử dụng điện thoại di động đúng mục đích, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định không sử dụng điện thoại trong khi đang tham giao thông. + Tránh những trường hợp lạm dụng tin nhắn để tung tin đồn nhảm. + Tránh những trường hợp sử dụng điện thoại di động để tổ chức những hành động phi pháp. CHƯƠNG IV KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Qua kết quả điều tra thực tế về nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay. Chúng tôi rút ra kết luận sau. Cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin hiện nay, thì chiếc điện thoại di động ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người biết đến, nhất là đối với tầng lớp sinh viên thì nhu cầu sử dụng điện thoại di động ngày càng cao. Bởi con đường thăng tiến của lượng thuê bao điện thoại cũng tỷ lệ thuận với sự phát triển nhanh ổn định của nền kinh tế quốc dâm, và đã có mối quan hệ tương hỗ cùng phát triển. Vì vậy với sự phát triển vượt bậc của ngành viễn thông đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế quốc dân, và sau đó kinh tế quốc dân được phát triển đẩy nhu cầu sử dụng điện thoại di động trong thông tin liên lạc ngày càng nóng hơn, bản thân môi truờng kinh doanh cung cấp các dịch vụ viễn thông ngày một cạnh tranh hơn cũng là một sự lý giải hợp lý, và điều đó được thể hiện trong sự thay đổi nhu cầu về đời sống văn hoá, tinh thần của con người. 1. Qua kết quả nghiện cứu cho thấy, hiện nay số lượng sinh viên sử dụng điện thoại di động là tương đối lớn chỉ tính riêng ở địa bàn Hà Nội đã chiếm từ 20 – 30%. Bởi lý do khi sử dụng điện thoại di động nó giúp cho sinh viên có thể liên lạc một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất. Bên cạnh đó sử dụng điện thoại di động còn làm tăng thêm sự phát triển nhân cách của con người trong việc tiếp cận những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của nhân loại. 2. Sinh viên sử dụng điện thoại di động vì rất nhiều lý do như: phù hợp với điều kiện sống của sinh viên, phù hợp với công việc, sản phẩm lại tiện lợi, nhiều tính năng sử dụng… Nhưng trong đó lý do đầu tiên để sinh viên lựa chọn và sử dụng điện thoại di động là để giao lưu, kết bạn, sau đó là do độ tiện lợi của sản phẩm. Vì vậy cũng có sự thống nhất trong việc sắp xếp thứ tự các lý do thúc đẩy sinh viên sử dụng điện thoại di động như: Tiện lợi trong giao lưu kết bạn, tiện lợi khi sử dụng, tiện lợi khi hoà mạng, tiện lợi khi thanh toán … Trong đó yếu tố quan trọng nhất được sinh viên đánh giá cao là tiện lợi trong giao lưu kết bạn. 3. Sinh viên cho rằng trên thị trường hiện nay thì điện thoại của hãng Nokia và Samsung đang được tiêu thụ nhiều nhất. Bởi sản phẩm có kiểu dáng phong phú, hợp thời trang, giá cả phải chăng và phù hợp vớ mọi lứa tuổi. 4. Giá cả phải chăng và chất lượng tốt là hai tiêu chí quan trọng nhất được sinh viên quan tâm khi đi mua sản phẩm điện thoại di động 5. Đa số sinh viên tiêu dùng sản phẩm điện thoại di động qua các nguồn thông tin từ bạn bè, gia đình, người quên. 6. Sinh viên thường mua sản phẩm điện thoại di động ở các cửa hàng, đại lý cảu nhà phân phối, vì ở đó bán đúng giá và có dịch vụ bảo hành. 7. Đặc điển của lứa tuổi sinh viên cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định sử dụng sản phẩm điện thoại di động. 8. Qua phương pháp phỏng vấn sâu thì chúng tôi thu được kết quả là đa số sinh viên hiện nay đang sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp VinaPhone. Nhìn chung sinh viên đều cảm thấy rất hài lòng khi sử dụng dịch vụ này. 9. Trong tương lai sản phẩm điện thoại di động của hãng Samsung và Nokia cùng với dịch vụ cung cấp của VinaPhone vẫn sẽ được sinh viên lựa chọn và tiêu dùng nhiều nhất trong tương lai. Như vậy các kết quả thu được cơ bản là phù hợp với giả thuyết được đưa ra. II. kiến nghị 1. Các nhà cung cấp dịch vụ phải thường xuyên nâng cấp các phương tiện, trang thiết bị viễn thông và điều chỉnh giá cước cho phù hợp với điều kiện của sinh viên. 2. Các cơ quan chủ quản cần có sự giám sát chặt chẽ, ngăn chặn kịp thời các sản phẩm điện thoại di động không rõ nguồn gốc xúât sứ, hàng kém chất lượng, giả nhãn mác. 3. Các tập đoàn sản xuất và phân phối điện thoại di động phải nắm bắt được nhu cầu của sinh viên nói riêng và người tiêu dùng nói chung trong việc sử dụng điện thoại di động để đáp ứng một cách có hiệu quả nhất. Ngoài ra cần tạo sự hiểu biết và tin tưởng cho khách hàng. 4. Cần có những biện pháp xoá bỏ hình thức độc quyền trong ngành bưu chính viễn thông, để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho khách hàng sử dụng nói chung và sinh viên nói riêng. 5. Đối với sinh viên cần phải có những biện pháp để chiếc điện thoại không là náo loạn lớp học và làm ảnh hưởng nhiều đến việc học tập của sinh viên. Như một vài cơ quan đã có những quy định nhân viên phải tắt máy khi váo cuộc họp, một vài cuộc họp cũng yêu cầu người dự tắt di động. Vậy tại sao ở trường học lại không ra một quy định như thế. Vì từ trức đến nay thì giảng đường, trường học được xem là nơi có nội quy nghiêm ngặt nhất, nhưng vẫn chưa có biện pháp nào cho chiếc điện thoại di động trong giờ học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mã Nghĩa Hiệp – Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng ở Việt Nam. Xuất bản năm 1998 Nguyễn Đình Xuân – Tâm lý học quản trị kinh doanh. Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia 1996. Nguyễn Hoàng Phê - Từ điển tiếng việt. Nguyễn Khắc Việt – Tử điển tâm lý. Nhà xuất bản văn hoá thông tin 2001. PGS. PTS Đỗ Long – Tâm lý học tiêu dùng và su thế diễn biến, viện tâm lý học. Nhà xuất bản khoa học xã hội 1997. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ – Tâm lý học đại cương. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội 1996. Philipkotler – Marketing văn bản. Nhà xuất bản thống kê Hà Nội 1994. A.Gcôvaliôp – Tâm lý học cá nhân. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội 1971. Thông tin di động. Nhà xuất bản bưu điện.2005 Hưỡng dẫn sử dụng dịch vụ điện thoại di động GSM tại Việt Nam. Nhà xuất bản bưu điện. 2003 Tạp chí tâm lý học các số: 1,2 năm 1997: số 1,4 năm 2000: số 1 năm 2001. Tạp chí xã hội thông tin số: 5,7. Nhà xuất bản Bưu chính viễn thông Việt Nam. Năm 2003 Báo Chip số: 176, 192, 250, 261. Nhà xuất bản Công nghệ thông tin – Viễn thông – Truyền thông – AVSC. Năm 2005 Báo ChípM số: 9,28. Nhà xuất bản. Công nghệ thông tin – Viễn thông - Truyền thông – VASC. Năm 2005 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐAI HỌC KHOA HỌC XA HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA – TÂM LÝ HỌC ---------------- BẢNG TRƯNG CẦU Ý KIẾN Chúng tôi là sinh viên trường đại học KHXH&NV. Đang làm kháo luận tốt nghiệp về đề tài “Tìm hiểu nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay.” Kết quả nghiên cứu này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến đóng góp của các bạn. Xin bạn hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào câu trả lời mà bạn cho là phù hợp nhất với quan điểm của mình, hoặc đưa ra nhữmg ý kiến theo suy nghĩ chủ quan của bạn. Những ý kiến của bạn sẽ giúp chúng tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của bạn. Câu 1. Sử dụng điện thoại di động có rất nhiều tiện lợi theo bạn sự tiện lợi nào là quan trọng nhất. a. Để giao lưu kết bạn. b. Tiện lợi khi hoà mạng. c. Tiện lợi khi thanh toán. d. Tiện lợi khi sử dụng. Câu 2. Bạn có thường xuyên sử dụng điện thoại di động không? a. Thường xuyên sử dụng. b. ít sử dụng. c. Không sử dụng bao giờ. Câu 3. Theo bạn những yếu tố nào có ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng điện thoại di động hiện nay. a. Dễ rơi, dễ vỡ. b. Phải nạp điện. c. Vùng phủ sóng chưa rộng. d. Chi phí cao. Câu 4. Khi mua điện thoại di động bạn thường dựa trên những tiêu chí nào. a. Chất lượng tốt. b. Kiểu dáng đẹp. c. Giá cả hợp lý. d. Có bảo hành. Câu 5. Bạn có đánh giá gì về giá thành của sản phẩm điện thoại di động hiện nay. a. Đắt. b. Rất đắt. c. Bình thường. d. Rẻ. Câu 6. Trước khi mua điện thoại di động bạn thường tìm kiếm thông tin ở những nơi nào. a. Bạn bè, gia đình, người quen. b. Sách báo, đài truyền hình. c. Xem tại các cửa hàng bày bán. d. xem ở các cuộc triển lãm. e. Quan sát người khác sử dụng. Câu 7. Xin bạn cho biết lý do nào khiến bạn sử dụng điện thoại di động. a. Hợp thời trang. b.Tiện lợi khi sử dụng. c. Để giao lưu kết bạn. d. Do thủ tục hoà mạng nhanh. Câu 8. Xin bạn cho biết hiện nay bạn đang sử dụng điện thoại di động của hãng nào trong 4 hãng sau. a. Samsung. b. Nokia. c. Sony Errissonericsson. d. Motorola. Tại sao bạn lại sử dụng hãng đó…………………………………………………… Câu 9. Khi sử dụng điện thoại di động bạn có nhận thức gì về sản phẩm theo các mức độ sau. a. Sử dụng tiện lợi. b. Chất lượng tốt. c. Kiểu dáng đẹp. d. Giá thành hợp lý. e. Nhiều tính năng sử dụng. Câu 10. Xin bạn cho biết cảm nhận của mình khi sử dụng sản phẩm điện thoại di động theo các mức độ sau. a. Rất hài lòng. b. Hài lòng. c. Bình thường. d. Không hài lòng. Xin bạn cho biết lý do……………………………………………………….. Câu 11. Nừu bạn gặp cùng một lúc các sản phẩm điện thoại di động 1 là Nokia, 2 là Samsung, 3 là Motorola, 4 là Sony Errissonericsson. Thì bạn sẽ lựa chọ sản phẩm nào. a. Sony Errissonericsson. b. Samsung. c. Nokia. d. Motorola. Tại sao bạn lại lựa chọn sản phẩm đó…………………………………………. Câu 12. Theo bạn là một nhà sản xuất các sản phẩm điện thoại di động thì cần phải chú ý đến điểm nào nhất để sản phẩm của mình có thể chiếm lĩnh được thị trường. a. Kiểu dáng. b. Kích cỡ. c. Chất lượng. d. Giá thành. Câu 13. Cuối cùng xin bạn cho biết một số thông tin về bản thân. Nam Nữ Tuổi Lớp Khoa ……………… Muc lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLH (16).doc
Tài liệu liên quan