PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
“Lịch sử văn học Việt Nam phát triển trong những điều kiện hoàn cảnh đặc thù dân tộc đồng thời luôn có quan hệ mật thiết với các nền văn hoá, văn học ngoài biên giới của đất nước. Đó là mối quan hệ có tính vĩ mô trên dòng thời gian lịch sử từ cổ chí kim và không gian từ khu vực đến toàn thế giới” (Nghiên cứu văn học cổ trung đại Việt Nam trong mối quan hệ khu vực, Đặng Thanh Lê, tạp chí văn học số 1 năm 1992 , trang 1). Nằm trong văn hoá vùng chịu sự ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa, văn chương nước ta từ khi ra đời văn học viết đã thể hiện sự hấp thụ sáng tạo những tinh hoa của đất nước thi ca này. “Giai đoạn từ thế kỉ X trở về trước là giai đoạn thịnh đạt của văn chương bác học theo thể chế, khuôn thước thơ Đường, Tống gồm thơ, phú và rất ít cổ văn” (Mối quan hệ về thể loại giữa văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam thời trung đại: Tiếp nhận - Cách tân - Sáng tạo, Bùi Duy Tân, Tạp chí văn học, số 1 năm 1992, trang11 ).
Kể cả sau này, khi nền văn học Việt Nam bước sang giai đoạn hiện đại hoá, chúng ta vẫn lưu giữ những nét tinh hoa hấp thụ từ thi ca Trung Quốc. Nói khác đi, dấu vết ảnh hưởng của thi ca Trung Hoa trong thơ văn nước nhà vẫn không mất hẳn. Nó đã chuyển thành một mạch ngầm văn hoá nuôi dưỡng hồn dân tộc ta.
Việc nghiên cứu để khẳng định vai trò, ý nghĩa của những tác động tích cực từ thơ văn Trung Quốc đã được chú ý từ thời giai đoạn văn học viết dân tộc hình thành không được bao lâu. Trong lĩnh vực nghiên cứu nói chung, lí luận phê bình nói riêng, vấn đề tiếp nhận văn học nói chung và văn học nước ngoài nói riêng được thể hiện trên các bình diện: Tổng thuật, dịch thuật, giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Trước đến nay, chúng ta chỉ mới quan tâm đến việc xem xét những yếu tố cho thấy sự ảnh hưởng của văn tàu đối với văn ta, còn công việc xem xét vấn đề giảng dạy Thơ văn Trung Quốc được tiến hành như thế nào lại chưa chiếm một sự quan tâm xứng đáng. Đây có thể nói là một sự thiếu sót cần phải được bổ khuyết để việc nghiên cứu lịch sử tiếp nhận văn chương nước ngoài ở nước ta có một cái nhìn toàn vẹn.
Trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi chỉ có thể đi vào một mảng nhỏ trong công việc giảng dạy, qua đó phần nào thấy được đời sống của văn chương Trung Quốc trong chương trình dạy học của nhà trường Việt Nam. Đó là : Tìm hiểu nội dung Đường thi trong SGK phổ thông ở Việt Nam. Công việc này không thể tiến hành tách biệt và cô lập với sự xem xét mục tiêu, chính sách và chương trình giáo dục phổ thông của nền giáo dục nước nhà.
Lịch sử vấn đề:
Trong chương trình môn Ngữ văn PTCS và PTTH, Đường thi là một trong số những nội dung văn học nước ngoài được chọn đưa vào giảng dạy.
Có một vấn đề đặt ra: Đường thi có giá trị như thế nào trong vai trò định hướng và giáo dục nhân cách cho học sinh? Liệu việc đưa Đường thi vào chương trình giáo khoa giảng dạy có phải chỉ đơn thuần cho phong phú nội dung văn học thế giới để giới thiệu cho Học sinh?
Thực tế lịch sử đất nước Trung Hoa nói riêng, lịch sử nhân loại nói chung đã minh chứng cho sức sống của Đường thi - một tinh hoa của văn học nhân loại, vì thế việc giảng dạy nhằm mục đích giúp HS hiểu và trân trọng một giá trị văn hoá tinh thần đẹp. Từ đó giáo dục các em biết suy nghĩ, diễn đạt ý vị, tinh tế, kiệm lời.
Tuy nhiên, đây là một nội dung khó vì gặp trở ngại của ngôn ngữ. Chữ Hán là thứ ngôn ngữ tượng hình, thể hiện tư duy cổ của người Trung Hoa, xa lạ đối với HS.
Việc giảng dạy nội dung này hiện nay vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn của người biên soạn, như tâm nguyện của người thầy.
Một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho việc giảng dạy Đường thi có thể xét đến là: chưa một công trình nghiên cứu nào đánh giá một cách tổng thể để thấy vai trò của Đường thi trong chương trình NGữ văn và ý nghĩa của việc giới thiệu những tác giả, tác phẩm đưa vào chương trình SGK. Trong quá trình làm việc, chúng tôi lác đác bắt gặp những bài tiểu luận, những ý kiến đả động tới công việc giảng dạy Đường thi trong nhà trường phổ thông nước ta. Ví dụ: Giảng văn học Châu átrong trường phổ thông ( T.S Nguyễn Thị Bích Hải ), Văn học Trung Quốc với nhà trường - tập tiểu luận ( PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp ) trong đó có một bài duy nhất trực tiếp bàn tới vấn đề thơ Đường trong chương trình phổ thông là: Cái vỏ hình thức thơ Đường trong sách giáo khoa văn học (Trang 248), Bình giảng thơ Đường (T.S Nguyễn Thị Bích Hải), trong đó có phần Vị trí của thơ Đường và việc dạy học thơ Đường ở trường phổ thông
Các bài viết đã có công đề cập tới một lĩnh vực quan trọng trong giảng dạy cho HSPT, nhiều bài viết đã có những nhận xét xác đáng về mặt ưu điểm và hạn chế của công tác giảng dạy Đường thi.Tuy nhiên các bài viết đó chủ yếu xem xét vấn đề theo quan điểm của Lí luận phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn. Chưa có một tác phẩm nào tìm hiểu lịch sử việc đưa nội dung văn học đặc sắc này vào sách giáo khoa để qua đó thấy được côi nguồn sâu xa chi phối công tác biên soạn sách, một cơ sở để tiến hành đổi mới phương pháp dạy học. Một trong các nhân tố hàng đầu quy đinh chính là các quan điểm mới về lí luận văn học. N. S. Sécnưsepski đã nhận định một cách đúng đắn là: Không có lịch sử của đối tượng thì cũng sẽ không có lí luận về nó. Do đó kì vọng của chúng tôi là đưa ra một cái nhìn có tính lịch sử đối với Số phận Đường thi trong đời sống của nó ở Việt Nam, được giói hạn lại trong khuôn khổ giáo dục phổ thông.
Tính cấp thiết của vấn đề:
Một trong những biểu hiện cho việc cải cách giáo dục chính là nỗ lực đổi mới chương trình học, đổi mới phương pháp dạy học. Cải tiến SGK nhằm giải quyết một vấn đề trung tâm của cải cách giáo dục. Môn Ngữ văn không nằm ngoại lệ. Việc tìm hiểu nội dung biên soạn và những biến đổi của nội dung này qua một quãng thời gian dài là công việc cần thiết giúp người nghiên cứu thấy sự biến đổi của phương pháp dạy học tương ứng.
Dạy học Ngữ văn trong nhà trường cũng là một trong những hình thức tiếp nhận văn học, hơn thế còn là con đường tiếp nhận chính thống, có định hướng và chịu ảnh hưởng của tưởng chính trị. Và nghiên cứu Đường thi trong toàn bộ chương trình SGK phổ thông là một trong những công việc có ý nghĩa to lớn cần tiến hành ngay trong thời điểm hiện nay góp phần giúp giáo viên vững vàng kiến thức chuyên môn, làm tiền đề cho việc phát huy hiệu quả phương pháp dạy học mới.
Dựa trên cơ sở tiếp thu những lí thuyết được giới thiệu gần đây ở Việt Nam, quan trọng nhất là lí thuyết về thi pháp học hiện đại, trong đó mới nhất là lí luận về mỹ học tiếp nhận, chúng tôi hy vọng tái hiện và mô tả được phần nào diện mạo quá trình tiếp nhận Đường thi ở Việt Nam, cụ thể trong phạm vi chương trình giáo dục phổ thông. Từ đó cung cấp thêm ít nhiều tư liệu giúp cho việc lí giải đời sống văn học dân tộc.
Bản thân là một Sinh viên sư phạm ngành Ngữ văn, thấy được ý nghĩa của việc nghiên cứu chương trình SGK bộ môn có ảnh hưởng lớn đến vấn đề tìm phương pháp dạy học hiệu quả. Đối với nội dung Đường thi, để một giờ dạy hiệu quả đòi hỏi nỗ lực lớn của giáo viên để tìm hiểu về bài học và những vấn đề văn hoá, văn học cổ Trung Quốc và nhất là nội dung Đường thi.
2. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua việc Tìm hiểu Đường thi trong SGK phổ thông ở Việt Nam qua những giai đoạn những năm 1990 đến nay, chúng tôi muốn đưa ra những đánh giá và tổng kết về sự lựa chọn cũng như sự thay đổi của nội dung Đường thi trong bối cảnh đổi mới chương trình và SGK hiện thời.
Giảng dạy Ngữ văn là công việc tiếp nhận văn học và định hướng tiếp nhận văn học cho HSPT. Chương trình SGK sẽ là căn cứ rõ nhất để nghiên cứu tìm hiểu vấn đề tiếp nhận văn học theo hướng chính thống trong nhà trường được triển khai như thế nào. Sự biến đổi của nội dung chương trình phản ánh mức độ thích ứng giữa thực tế giảng đạy với lí luận mới về tiếp nhận văn học.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
- Khách thể nghiên cứu: Chương trình SGK môn Ngữ văn THCS và PTTH phần văn học cổ Trung Quốc: Thơ Đường
- Đối tượng nghiên cứu: Tác phẩm Đường thi trong SGK Ngữ văn và nội dung Hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm
4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Nhiệm vụ:
- Mô tả nội dung Đường thi đưa vào giảng dạy ở PT từ những năm 1980.
- Mô tả và phân tích nội dung phần Hướng dẫn học bài trong SGK qua từng năm.
- Lý giải sự thay đổi của nội dung chương trình theo các phương diện: Văn hoá xã hội, ý thức chính trị, sự thay đổi của lí luận tiếp nhận văn học
4.2. Phạm vi tư liệu nghiên cứu:
Mục đích ban đầu của chúng tôi là có một cái nhìn toàn diện và hệ thông svề nội dung Đường thi từ những năm đầu tiên được đưa vào giảng dạy ở chương trình môn văn trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên do nhiều hạn chế về vấn đề tư liệu, phạm vi khảo sát của chúng tôi sẽ là SGK: khoảng thời gian từ 1989 đến nay. Chúng tôi chia Phạm vi này thành 3 hệ:
- SGK trước 1990
- SGK từ 1990 - 2000
- SGK thí điểm và bộ mới (hiện hành)
5. Đóng góp của đề tài:
5.1. Đề tài là một sự cố gắng của người viết bằng cái nhìn lịch sử và hệ thống nhằm chỉ ra đặc điểm và những nét mới trong cách lựa chọn, trình bày và Hướng dẫn tìm hiểu Đường thi trong SGK văn . Đồng thời, việc giải quyết đề tài trên cơ sở xem xét chương trình Ngữ văn trong mối quan hệ với sự phát triển của lí luận văn học hiện đại, chúng tôi mong muốn làm một công việc thiết thực đối với nghề nghiệp của mình là nắm được bản chất của thực tế thay đổi chương trình và SGK nói chung để phát huy hiệu quả phương pháp dạy học mới.
5.2. Với những kết quả thu được, đề tài không chỉ cho chúng ta một cái nhìn hệ thống về câu chuyện Đường thi được giảng dạy ở Việt Nam như thế nào. Hơn thế, đây sẽ là một gợi ý để những công trình sau này của giới nghiên cứu có thể vận dụng làm sáng rõ vấn đề tiếp nhận Đường thi nói riêng và Văn học nước ngoài nói chung trong nhà trường phổ thông Việt Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Mô tả.
- Thống kê
- Phân tích
- Lí giải
7. Cấu trúc đề tài:
Ngoài Phần mở đầu và phần kết luận, nội dung có 2 chương
Chương I: Quá trình Đường thi được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn PT ở Việt Nam.
Chương II: Hướng dẫn Giảng dạy Đường thi trong SGK Ngữ văn phổ thông ở Việt Nam.
Luận văn dài 74 trang, chia làm 2 chương
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2524 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu nội dung Đường thi trong sách giáo khoa phổ thông ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứa một dung lượng rộng lớn, bao la gồm một tư liệu rộng rãi. Mang tính chất tổng hợp bao gồm nhiều mối liên hệ giữa các yếu tố, các sự kiện nhằm sáng tỏ một quan niệm chung của tác giả trong tác phẩm” (Phan Trọng Luận, tuyển tập).
* Bảng khảo sát về cách đặt câu hỏi trong phần HD học bài:
Năm
Bản chất câu hỏi
Tái hiện
Sáng tạo
1989
9 (69%)
4 (31%)
1990 - 1994
nt
nt
1995
25 (68%)
12 (32%)
1996 - 2000
nt
nt
2001
12 (86%)
2 (14%)
2002 - 2006
nt
nt
Nhận xét:
Mặc dù có những thay đổi nhất định, cụ thể : Tăng số lượng câu hỏi để giúp HS sáng tỏ vấn đề: tăng chỉ dẫn định hướng cho cách tiếp cận văn bản của HS nhưng nhìn chung, tỉ lệ câu hỏi bản chất tái hiện vẫn chiếm ưu thế. (86%). Đây chính là một biểu hiện của việc chú trọng hướng HS vào nắm vững tri thức là chính, chưa tạo điều kiện cho HS phát huy sự sáng tạo.
Chương trình cấp ba (PTTH)
Năm
Bản chất câu hỏi
Tái hiện
Sáng tạo
1990
6 (75%)
2 (25%)
1992
nt
nt
1993
Ban KHTN
6 (67%)
3 (33%)
Ban KHXH
14 (67%)
7 (33%)
1994
nt
nt
1995
14 (73%)
5 (27%)
1996
nt
Nt
1997
Ban KHTN
8 (73%)
3 (27%)
Ban KHXH
16 (76%)
5 (24%)
1998 -1999
nt
nt
2000
14 (70%)
6 (30%)
2003
Bộ 1
Ban KHTN
17 (49%)
18 (51%)
Ban KHXH
8 (33%)
16 (67%)
Bộ 2
Ban KHTN
7 (33%)
14 (67%)
Ban KHXH
17 (49%)
18 (51%)
2006
Cơ bản
8 (47%)
9 (53%)
Nâng cao
10 (52%)
9 (48%)
Nhận xét:
Qua sự khảo sát nội dung hướng dẫn học bài các năm, chúng ta thấy có được sự chuyển biến đáng kể trong phương pháp định hướng tiếp nhận cho HS. Sự thay đổi theo hướng tích cực: Có nhiều chỉ dẫn và yêu cầu HS thực hiện một cách sáng tạo các yêu cầu để hiểu được giá trị thẩm mĩ của tác phẩm.
2.2. Sự thay đổi về nội dung các bài Đường thi trong SGK các thời kì:
SGK năm 1989:
Về tác giả: trình bày trong phần chú thích. Giói thiệu về tiểu sử là chủ yếu. Chỉ có duy nhất một câu nói về phong cách thơ Đỗ Phủ: “Thơ ông chứa chan lòng yêu nước thương dân chống bất công bạo ngược, rất coi trọng tính nghệ thuật của thơ ca” (Tr. 63, Văn 9, tập 2 năm 1989). Về Lí Bạch thì giới thiệu: “Thơ Lí Bạch viết theo phong cách lãng mạn, rất tự do phóng khoáng trong nội dung và tràn đầy tưởng tượng và cảm xúc, giống như “con ngựa trời bay trên mấy tầng mây”. Thơ Lí Bạch là thơ của một tâm hồn phhóng khoáng, có hùng tâm khí phách, yêu đời, yêu tự do, yêu tổ quốc, yêu thiên nhiên…”
Về tác phẩm: Giới thiệu Hoàn cảnh ra đời, những yếu tố liên quan đến hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Kẻ lại ở Thạch Hào, Bài hát gió thu tốc nhà, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Đôi én rời nhau, Hoàng Hạc lâu.
Định hướng tìm hiểu: Thiên về yếu tố nội dung tư tưởng của tác phẩm. Ví dụ: Trong Kẻ lại ở Thạch Hào: yêu cầu HS tái hiện lại cảnh tượng mà nhà thơ nhìn thấy, hình dung cảnh ngộ của bà lão khốn khổ vô cùng , lí giải hành động đầy mâu thuẫn của bà lão. Thậm chí ở yêu cầu luyện tập thêm, SGK còn yêu cầu HS tưởng tượng ra cảnh sau đó. Trong bài Bài hát gió thu tốc nhà: nêu lại những cảnh được miêu tả trong baì thơ, tìm hiểu cách miêu tả của tác giả, khai thác giá trị xã hội của bài thơ. “Câu chuyện của một người mà có thấy bóng dáng của xã hội gây ra nó và những vấn đề già của xã hội được đặt ra?” hoặc: “Cái đêm ấy nhà thơ sống trong những điều kiện vật chất khoong cònlà của con người nhưngnhà thơ có chịu mất đi tính người không?”. Các câu hỏi còn yêu cầu HS phải sử dụng hiểu biết về cảnh ngộ tác giả mà lí giải nội dung bài thơ. Chẳng hạn: trong Đường đi khó có câu: “… Bài thơ không phaỉ là một bài thơ khẩu khí suông. Hãy dựa vào tiểu sử của Lí Bạch để thấy nhà thơ nói những điều mình đã sống”.
Bên cạnh đó vẫn có những bài hướng HS tìm hiểu nghệ thuật: ví dụ Tĩnh dạ tứ (Phân tích cái hay của hia câu kết - Nghệ thuật tạo hình ảnh, nghệ thuật biểu hiện nội tâm.)
Nhìn chung, câu hỏi đưa ra có đọ dài vừa phải, chỉ hạn chế là khoong có phần hướng dẫn đọc thêm và không có nhiều kiến thức chú giải về đặc điểm thơ Đường.
SGK từ 1990 đến trước 2000:
Chương trình THCS: Văn học 9, tập hai, năm 1995.
- Về tác giả: Chương trình chỉ giới thiệu Lí Bạch và Đỗ Phủ. Lí Bạch có 3 bài giảng chính, 2 bài đọc thêm, Đỗ Phủ có 3 bài giảng chính, 2 bài đọc thêm. Trước một bài mở đầu của cụm tác phẩm của Lí Bạch (Đỗ Phủ), có một phần giới thiệu về tác giả. Lí Bạch: “là đỉnh cao của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa, thơ ông biểu hiện một tinh thần truy cầu lí tưởng mạnh mẽ, một tâm hồn tự do, hào phóng. Hình ảnh trong thơ thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ thơ tự nhiên mà điêu luyện, nhiều bài mang đậm phong vị dân ca…” (Tr. 83). Đỗ Phủ “Thơ được mệnh danh là thi sử, vì đã phản ánh một cách sâu rộng, chân thực hiện thực xã hội đời Đường. Những vần thơ giàu tính hiện thực đã thể hiện lòng yêu nước thương dân tha thiết của nhà thơ. Người đời suy tôn ông là “Thánh thơ”, Nguyễn Du ca ngợi ông là “bậc thầy muôn thuở của văn chương muôn thuở” (Tr. 94).
- Định hướng tìm hiểu bài: Phần Hướng dẫn học bài được viết rất kĩ, mỗi bài trung bình có 4 câu hỏi (kể cả bài đọc thêm). Ví dụ: Hành lộ nan có câu “Tìm hiểu bố cục bài thơ. Gợi ý:
a ) Căn cứ tên bài thơ và diễn biến tâm trạng của nhà thơ để phát hiện bố cục. Tâm trạng đó không diễn biến theo đường thẳng mà biểu hiện khá quanh co, phức tạp.
b) Cách cấu tạo mỗi phần của bài thơ đều giống nhau. Hãy giải thích ý nghĩa của cách câu tạo đó.” (Tr. 84)
Hoặc Tĩnh dạ tứ có câu hỏi: “Có người cho rằng hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau tả tình. Có hẳn như vậy không?” Gợi ý:
a) Hãy đọc bài thơ nhiều lần, đọc trên xuống, đọc dưới lên để phát hiện ra mối quan hệ mật thiết giữa hai câu đầu và hai câu cuối.
b) Phân tích ý nghĩa của hai từ quan trọng nhất ở hai câu đầu là “sàng” (giường) và “nghi” (ngỡ) (Tr. 88)
Phần giới thiệu tác giả cụ thể, giúp HS có được những hình dung nhất định về tác giả và từ đó có thể dễ dàng hơn khi đi vào phân tích giá trị từng bài thơ.
Chương trình THPT:
Văn học 10, năm 1990 (Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên)
Về tác giả: trình bày lại những nét chính về tiểu sử và rất ít nhận xét chung về phong cách của từng tác giả.
Về tác phẩm: hoàn cảnh ra đời, những yếu tố có mối liên quan tới tác phẩm in ở phần chú thích.
Định hướng tìm hiểu: Trong bài Hoàng Hạc lâu tông Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, SGK có 3/3 số câu hỏi đều xoáy vào nội dung : cảnh sắc thiên nhiên, tình cảm lưu luyến thàm kín của tác giả; Bài Tảo phát Bạch Đế thành có 2/3 số câu hỏi khai thác nội dung, làm rõ “đặc điểm cảnh sắc thiên nhiên, cuộc hành trình” từ Bạch Đế tới Giang Lăng, còn lại là câu hỏi mang tính tổng hợp phân tích hình ảnh con người tác giả “xông xáo, hăm hở, tràn trề sức sống”; Thu hứng có 2/4 số câu hỏi về nội dung: Đặc điểm cảnh thu và nỗi lòng nhà thơ, 1/4 số câu tìm hiểu nghệ thuật (cách chia bố cục bài thơ), còn lại là câu mang tính tổng hợp (Chỉ ra tính nhất quán của bài thơ Đường luật có gía trị); bài Nguyệt dạ có 5/6 số câu hỏi khai thác nội dung bài thơ (qua cảnh ngắm trăng trong tưởng tượng mà thể hiện nỗi thương vợ nhớ con), 1 /4 số câu hỏi là yêu cầu việc đối chiếu bản dịch; Hoàng Hạc lâu có 2 /3 câu đi vào khai thác yếu tố nghệ thuật (đặc điểm về âm điệu, phép đối), còn 1 câu tổng hợp đánh giá giá trị của tác phẩm; Tì bà hành có 1 câu hỏi về nội dung (câu chuyện về tác giả và người ca nữ), 1 câu hỏi về nghệ thuật (nghệ thuật tả tiếng đàn)
Văn học 10, 1990 (Nguyễn Lộc chủ biên):
Các tri thức về tác giả đưa vào phần tiểu dẫn, giới thiệu trước khi HS đọc tác phẩm.Tên tuổi, năm sinh, các biến cố lớn trong cuộc đời.
Về tác phẩm: chú thích là phần in chữ nhỏ
Trong bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng có 2/3 số câu hỏi về nghệ thuật (về thể loại, số chữ, cách kết cấu), 1 câu hỏi nội dung ( mối quan hệ giữa bầu trời - cánh buồm - dòng sông); Đăng cao (Hoàn cảnh sống của tác giả); Tì bà hành có 2/4 câu khai thác nội dung (Tâm trạng của người ca nữ và của nhà thơ), 1 câu phân tích nghệ thuật (Nghệ thuật miêu tả tiếng đàn); Tảo phát Bạch Đế thành và Hoàng Hạc lâu chỉ in phần bình, phần tham khảo một nội dung văn học Trung Quốc.
Văn học 10, 1993 (SGK thực nghiệm) và SGK văn 10, năm 1997 (Thí điểm)
Tri thức về tác giả: in ở phần chữ nhỏ trước mỗi văn bản: Tiểu sử, cuộc đời (Riêng chương trình ban KHXH trình bày chi tiết hơn về phong cách thơ của các nhà thơ: Lí Bạch “Đã sử dụng một cách táo bạo và thành công những thủ pháp nghệ thuật truyền thống như tỉ dụ, khoa trương, nhân cách hoá… Lí Bạch không chịu chấp nhận những quy định ngặt nghèo về hình thức thể hiện…Nhiều nhà nghiên cứu phương Tây mệnh danh là “rabơle Trung Hoa” (Tr. 56, văn học 10, ban KHXH năm 1993); Nói về Đỗ Phủ: “Thơ Đỗ Phủ được mệnh danh là “thi sử” vvì lần theo ông qua các thời kì, ta có thể thấy hình bóng xã hội đườ Đường dần hiện lên như một bức tranh… Đại bộ phận thơ Đỗ Phủ là những baì luật thi biểu hiện tâm trạng khác nhau của nhà thơ.Thơ ông cuối đời càng trầm uất nhưng không rơi vào bi luỵ… Đỗ Phủ là “Bậc thầy thiên cổ của văn chương thiên cổ” (Tr. 61, 62, Sdd). Bạch Cư Dị “không chỉ là nhà thơ mà còn là nhà lí luận xuất sắc, một trong những người đề xướng phong trào sáng tác tiến bộ mang tên là Tân nhạc phủ…khác với nhà thơ Đỗ Phủ “một đời chưa từng thấy kẻ tri âm”, nhà thơ họ Bạch đã có ngay hàng loạt kẻ tri âm lúc nhà thơ còn sống”. So với ban KHTN và Ban kĩ thuật, những tri thức về tác giả được trình bày kĩ và có thêm nhiều dẫn chứng, có ích cho HS trong quá trình tiếp cận các bài thơ tiêu biểu.
Về định hướng tiếp cận tác phẩm: Hoàng Hạc lâu có 1/4 số câu hỏi khai thác nội dung (cảnh sắc, tâm trạng nhà thơ), 3/4 số câu hỏi khai thác sâu về nội dung (đặc điểm về âm điệu, phép đối và nghệ thuật dựng cảnh lầu Hoàng Hạc); Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng với 3 câu hỏi, chủ yếu hướng HS khai thác khía cạnh tâm trạng lưu luyến của tác giả đối với người bạn trong giờ khắc tiễn biệt; Tảo phát Bạch Đế thành có 2/3 số câu hỏi tìm hiểu nội dung (cảnh sắc và cuộc hành trình), 1 câu hỏi đánh giá chung về giá trị tác phẩm; Thu hứng có 4 câu hỏi thì 3/4 câu hỏi khai thác nội dung (đặc điểm cảnh thu, nỗi lòng nhà thơ), 1 câu hỏi về nghệ thuật (bố cục bài thơ); Đăng cao có 1 câu hỏi về nội dung (cảnh thu); 1 câu tổng hợp (cách thể hiện nỗi lòng của tác giả); Nguyệt dạ không đưa ra câu hỏi mà gợi ý về nội dung bài thơ (lòng thương vợ nhớ con qua hình ảnh ánh trăng); Tì bà hành có 3/5 số câu hỏi khai thác nội dung (cốt truyện, cảnh ngộ tương đồng giữa nhà thơ và ca nữ), và 1 câu hỏi tổng hợp đánh giá về mói quan hệ giữa hình tượng người ca nữ với nhà thơ.
Văn học 10, năm 1995 có cách trình bày nội dung của SGK văn 10, tập 2, năm 1990 (Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên).
Văn học 10, Sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000:
Về tác giả: Trình bày trong mục “Tác giả và tác phẩm” với 2 nội dung chính: Tiểu sử (năm sinh, năm mất, tên chữ, quê quán); và sự nghiệp (Các mốc chính trong cuộc đời tác giả, gắn liền với chặng đường thơ ca). Về Lí Bạch “ là nhà thơ lãng mạn nổi tiếng, thường được mện danh là thi tiên…là người có tài, có hoài bão song chẳng được dùng. Đièu đó tạo nên những mặt mâu thuẫn , phức tạp trong tư tưởng cũng như thơ ca ông…Về cơ bản, Lí Bạch là nhà thơ lạc quan, hào phóng. âm hưởng chủ đạo trong thơ ông vẫn là tiếng nói yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Ông đã có những sáng tạô mới mẻ trong việc xây dựng hình ảnh tứ thơ, cũng như trong việc sử dụng thể thơ và ngôn từ” (Tr. 40); Về Đỗ Phủ: “Trong sự biến An Lộc Sơn, thơ ca hiện thực của Đỗ Phủ đã phát triển tới đỉnh điểm với những bài thơ đại diện như Tam lại, Tam biệt…Thơ Đỗ Phủ được gọi là thi sử… Đỗ Phủ được tôn là thi thánh” (Tr. 45); Bạch Cư Dị “là nhà thơ nổi tiếng nhất thời trunug Đường, cũng là nhà thơ sáng tác nhiều nhất đời Đường hiện còn trên 3000 bài…đỗ tiến sĩ, được bổ làm Tả thập di, chức gián quan, là thời kì ông thu được thành tựu rực rỡ nhất về thơ… Bạch Cư Dị còn là một nhà lí luận xuất sắc, một trong những người đề xướng phong trào sáng tác tiến bộmang tên là Tân nhạc phú… nhà thơ họ Bạch có hàng loạt “tri âm” ngay từ lúc còn sống”; Thôi Hiệu được giới thiệu sơ sài nhất (chỉ giói thiệu năm sinh năm mất, quê quán, giới thiệu thơ ông còn truyền lại được 40 bài và nổi tiếng nhất là Hoàng Hạc lâu).
Về định hướng tìm hiểu tác phẩm: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng có 2/3 số câu hỏi yêu cầu khai thác nội dung (cảnh sắc làm nền cho tâm trạng của nhà thơ), 1 câu yêu càu đối chiếu bản dịch và rút ra nhận xét cần thiết; Tảo phát Bạch Đế thành có 2/4 số câu hỏi khai thác nội dung tác phẩm (cảnh sắc thiên nhiên và cuộc hành trình); Thu hứng có 3/5 số câu hỏi về nội dung (cảnh thu, nỗi lòng nhà thơ, sự nhất quán của bài thơ), 1 câu yêu cầu xác định bố cục và 1 câu yêu cầu đối chiếu bản dịch; “Đăng cao” có 1 câu xác định bố cục, 1 câu khắc hoạ cảnh thu, 1 câu trình bày cách thể hiện mối liên hệ gữa cảnh thu và nỗi lòng nhà thơ, 1 câu gợi ý các đặc điểm chính về nghệ thuật); Hoàng Hạc lâu có 2/3 số câu hỏi yêu cầu phân tích nghệ thuât (luật đối, cách dựng cảnh lầu Hoàng Hạc), 1 câu yêu cầu tìm hiểu nội dung (Cảnh sắc thiên nhiên và mối quan hệ với tâm trạng nhà thơ); Tì bà hành có 4/5 số câu hỏi yêu cầu tìm hiểu nội dung bài thơ (Cốt truyện, sự tương đồng cảnh ngộ của nhà thơ và người ca nữ), 1 câu tìm hiểu nghệ thuật (nghệ thuật tả tiếng đàn).
Có thể nhận xét chung: Trung bình mỗi bài có 4 câu hỏi và được gợi ý chi tiết. Ví dụ bài Hoàng Hạc lâu hướng dẫn cụ thể: Câu đề ở đây cũng đối (để đối lập ý: còn - mất); chữ cuối câu thứ nhất không gieo vần; chữ Hoàng Hạc được lặp lại 3 lần; câu thứ ba phá luật; 3 chữ cuối của câu thứ tư đều thuộc thanh “bằng”, hơn nữa lại là “Phù bình” (không dấu); Thôi Hiệu đã dùng phương pháp gì để dựng lên hình ảnh lầu Hoàng Hạc? (Nó đã được định vị trong không gian và thời gian như thế nào?; bài Tì bà hành: Hãy nêu những thành công của tác giả trong việc miêu tả tiếng đàn.
Gợi ý:
Người ca nữ đánh đàn ba lần. Hãy nêu lên sự hợp lý trong việc phân bố mức độ miêu tả ở mỗi lần.
Tác giả dùng những phương pháp nào để miêu tả tài nghệ của người ca nữ?
Tác giả đã tập trung miêu tả những thời điểm nào của quá trình diễn tấu?
Vị trí của thính giả đặc biệt, kẻ “ tri âm” của người ca nữ, nhà thơ bất hạnh, đa tài, đa cảm: Bạch Cư Dị?
Do phần gợi ý nhièu nên 1 câu hỏi thường chia làm nhiều vế nhỏ. Ví dụ: Trong bài Hoàng Hạc lâu hỏi: “Cảnh sắc ở bốn câu cuối có gì khác với cảnh sắc được miêu tả trong bốn câu đàu? Sự khác nhau đó nói lên điều gì trong diễn biến tâm trạng nhà thơ? Những yếu tố nào đã làm cho bài thơ tuy miêu tả một di tích xa xưa mà vẫn gần gũi với cuộc đời, với con người?”. Trong bài Thu hứng hỏi: “Tìm hiểu đặc điểm của cảnh thu được miêu tả trong bốn câu thơ đầu. Cảnh trong hai câu “đề” có gì khác cảnh trong hai câu “thực”? Đây có phải chỉ là những câu thơ tả cảnh thuần tuý không? Đâu là chỗ chưa đạt của bản dịch thơ? ( Chú ý câu thứ nhất và các động từ “rợn”, “đùn” )”.
SGK soạn theo chương trình mới (xuất bản sau năm 2000):
Chương trình THCS: Ngữ văn 7, tập 1:
- Tác giả: Được trình bày trong phần chú thích, ngắn gọn.
- Định hướng tìm hiểu tác phẩm: Có phần giải thích từ Hán Việt sau phần dịch nghĩa, đây là căn cứ để HS có thể hiểu văn bản có cơ sở, tạo thuận lợi cho HS thực hiện được thao tác đối chiếu bản dịch (trong trường hợp cần thiết). Đối với HS lớp 7, việc học những bà thơ chữ Hán là một việc khó khăn, chính cách biên soạn nội dung theo kiểu mới này giúp HS cảm thấy nhẹ nhàng khi học bài. Các em có thể hiểu bài thơ qua cách tự tìm ý nghĩa của nó sau khi dịch lại, trên cơ sở các chữ Hán đã được giải thích.
- Câu Phần đọc - hiểu là những gợi ý về cách tìm hiểu ý nghĩa đối với từng tác phẩm cụ thể.
- Ghi nhớ: chốt lại những nội dung cơ bản nhất của văn bản. Ví dụ: ở bài: Vọng Lư Sơn bộc bố: “Với những hình ảnh tráng lẹ, huyền ảo, bài thơ đã miêu tả một cách sinh động vẻ đẹp nhìn từ xa của thác nước chảy từ đỉnh Hương Lô thuộc dãy núi Lư, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên đằm thắm và phần nào bộc lộ tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả” ( Tr. 125)
Chương trình THPT: Sách thí điểm phân ban:
Về tác giả: Tiểu sử và sự nghiệp gói gọn trong Tiểu dẫn: Bộ 1 (Trần Đình Sử chủ biên) giới thiệu về tác giả chi tiết như những SGK chương trình cũ. Bộ 2 (Phan Trọng Luận chủ biên) gạn lọc bớt những yếu tố thuộc về tiểu sử của tác giả mà chỉ nêu những đặc trưng tính cách của tác giả, phong cách nhà thơ (Trong quyển SGK Ngữ văn 10 ban KHXH và NV giói thiệu: Lí Bạch: “Vì tính cách hào phóng, siêu thoát, thơ lại hay nói đến cõi tiên nên Lí Bạch được gọi là thi tiên. Nội dung thơ Lí Bạch phong phú, với những chủ đề chính là thể hiện ước mơ vươn tới kí tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính, bất bình với hiện thực tầm thường, thể hiện tình cảm phong phú và mãnh liệt… Đặc trưng mĩ học của thơ Lí Bạch là sự thống nhất giữa cái cao cả và cái đẹp” (Tr.36 - 37); Đỗ Phủ: “Là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc, danh nhân văn hoá thế giới. Thơ Đỗ Phủ có nội dung rất phong phú và sâu sắc. Đó là những bức tranh hiện thực sinh động và chân xác đến mức gọi là “thi sử”…do nhân cách cao thượng, tài năng nghệ thuật trác việt nên Đỗ Phủ được người Trung Quốc gọi là Thi thánh” (Tr.40).; Thôi Hiệu “là một nhà thơ nổi tiếng thời thịnh Đường, … thời trẻ phong cách thơ phù diễm, về sau…trở nên khảng khái, trầm hùng. Thơ thất ngôn luật thi của người thời Đường, bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu là đệ nhất” (Tr. 43).
Về định hướng tiếp cận tác phẩm: Kết cấu bài học:
SGK bộ 1 (Trần Đình Sử chủ biên)
- Yêu cầu càn đạt: Trình bày ngắn gọn những điều cơ bản mà HS phải nắm được sau khi học bài. Ví dụ: ở bài Hành lộ nan : Yêu cầu HS thấy được tâm trạng day dứt và niềm lạc quan, tin tưởng của nhf thơ; chỉ ra đươcj thành công về mặt nghệ thuật trong việc thể hiện tâm trạng ấy (Tr. 196). Ở bài Xuân vọng: HS cảm nhận đợc lòng yêu nước thương nhà sâu sắc của nhà thơ; tháy đợc cấu trúc chặt chẽ và tính chất hàm súc của bài thơ (Tr. 198)…
- Hướng dẫn học bài và bài tập nghiên cứu: “ Hoàng Hạc lâu” có 2 câu tổng hợp (và 1 câu tìm hiểu nghệ thuật (Tìm hiểu về việc vận dụng linh động quy tác “nhị tứ lục phân minh”) trong 5 câu hỏi; Hành lộ nan có 4 6 câu hỏi về nội dung ( Tâm trạng nhà thơ, hình ảnh những con đường và ý nghĩa của chúng); Thu hứng có 2/5 câu hỏi nghiêng về nội dung (tâm trạng, cảnh thu), 1 câu hỏi về nghệ thuật (bố cục) và 1 câu tổng hợp (tính nhất quan của một bài Đường luật); Tì bà hành có 3/4 số câu hỏi nghiêng về tìm hiểu nội dung (cảnh ngộ tương đồng giữa tác giả và ca nữ, tâm trạng của nhà thơ), 1 câu yêu cầu tìm hiẻu nghệ thuật tả tiếng đàn.
- Tri thức đọc - hiểu: cung cấp những nét chính về thơ Đường: nội dung, nghệ thuật (Thể loại), tác giả (tiêu biểu).
SGK bộ 2 (Phan Trọng Luận chủ biên)
- Kết quả cần đạt: Nêu những nội dung cơ bản nhất mà HS cần nhớ đợc sau khi học tác phẩm: Ví dụ Hành lộ nan: Hiểu được hùng tâm tráng chí và tinh thần vượt qua mọi khó khăn để vươn tới lí tưởng của Lí Bạch; bước đầu phân biệt thơ cổ thể với thơ cận thể; đồng thời hiểu đựoc phong cách thơ phóng khoáng, mạnh mẽ của Lí Bạch; Nhận thức được “đuờng đi khó là là hình ảnh tượng trưng của “đường đời khó”. Phải có tinh thần vượt qua mọi khó khăn thử thách mới vươn tới được lí tưởng. So với bộ 1, đây là phần định hướng rõ ràng và cụ thể hơn, giúp các em tránh trường hợp “đi sai đường”.
- Phàn ghi nhớ: Ghi lại ngắn gọn giá trị nội dung, nghẹ thuật của bài thơ. Ví dục ở bài Hành lộ nan: Với phong cách thơ phóng khoáng và đặc sắc của thơ nhạc phủ, Lí Bạch đã bộc bạch ý chí vượt qua mọi khó khăn để vươn tới lí tưởng. Tác dụng của phần này nhằm khắc sâu tri thức bài học đối với HS.
- Phần hướng dẫn học bài có hai nội dung: Đọc - hiểu: Giúp HS phát hiện đúng các giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ; và Luyện tập là bước vận dụng tri thức văn bản, phát huy thêm kĩ năng trình bày, cảm thụ và liên hệ của HS.
SGK chương trình chuẩn, năm 2006:
Về tác giả: Trình bày ngắn gọn trong Tiểu dẫn. Không liệt kê các sự kiện có tính biên niên sử về cuộc đời tác giả, thay vào đó, SGK chú trọng khái quát các ý chính về tính cách, phong cách, đặc trưng nổi bật của thơ mỗi người. Ví dụ: Lí Bạch: “là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc…tính cách khoáng đạt, thơ lại hay nói đến cõi tiên nên Lí Bạch được gọi là Thi tiên…Phong cách thơ Lí Bạch hào phpóng, bay bổng lại rất tự nhiên, tinh tế và giản dị. Đặc trưng nổi bật của thơ Lí Bạch là sự thống nhất giữa cái cao cả và cái đẹp” (Tr. 143).
Về Định hướng tìm hiểu tác phẩm: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng có 5/5 câu tìm hiẻu nội dung (mối quan hệ không gian - thời gian - con người, tâm tình của thi nhân, tình bạn), Thu hứng có 3/6 câu tìm hiểu nội dung (tầm nhìn của nhân vật trữ tình, mối quan hệ giữa các phần trong bài, giải thích ý của chữ “lệ”), 1 câu tìm hiểu bố cục bài thơ.; Hoàng Hạc lâu có 3/3 câu tìm hiểu nội dung (tâm trạng của con người trước những biến thiên dâu bể của cuộc đời); Khuê oán có 1/3 số câu tìm hiểu nội dung (niềm hối hận của người khuê phụ”, 1/3 số câu tìm hiểu nghệ thuật (cấu tứ của bài thơ), 1/3 câu có yêu cầu tổng hợp (Giá trị phản đối chiến tranh phi nghĩa của bài thơ); Điểu minh giản có 3/3 số câu tìm hiểu nội dung bài thơ (cảnh đêm xuân và tâm hồn thi sĩ thể hiện qua mối quan hệ giữa động và tĩnh, hình và âm).
Như vậy, bộ sách này đã kế thừa các điẻm ưu việt của bộ sách thí điểm, đáp ứng yêu cầu giảm tải và khối lượng kiến thức phù hợp với thời lượng giờ học và đặc điểm tâm lí HS.
2.2. Một số nguyên nhân chi phối nội dung giảng dạy Đường thi
SGK trong nhà trường là loại sách dành cho HS nghiên cứu, học tập dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Nó là phương tiện giáo dục để trên cơ sở đó giáo viên dịnh ra phương pháp dạy học cụ thể nhằm đạt mục đích giáo dục, giáo dưỡng và rèn luyện, phát huy kĩ năng cho HS. Qua hệ thống câu hỏi SGK, GV biết HS đã được định hướng đến đâu, từ đó biết cách truyền đạt hiệu qủa nhất kiến thức.
Cũng như những loại SGK khác, SGK văn là một loại sách giữ vị trí trung tâm bên cạnh những sách: Tuyển tập dành cho HS đọc thêm và rèn kĩ năng, Hướng dẫn giảng dạy dùng cho giáo viên được soạn theo từng lớp cụ thể, hướng dẫn phương pháp giảng dạy bộ môn nói chung, Tham khảo và đọc thêm dành cho Giáo viên.
Có nhiều yếu tố chi phối tới công việc biên soạn một chưong trình SGK. Trươc hết phải kể tới chủ trương chính trị, tư tưởng của Đảng và Nhà nước trong việc định hướng phát triển một nền giáo dục. Sau đó mới nói đến các quan điểm văn nghệ, các trưòng phái lí luận tiến bộ trên thế giới và những tác động của chúng đối với nguyên tắc và cách thức làm việc của tập thể tác giả biên soạn.
Đó là lí do vì sao khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, lội ngược lịch sử tìm về những thời điểm quá khứ để tìm hiểu, mô tả nội dung Đường thi và quá trình đưa các tác phẩm này vào giảng dạy ở trường phổ thông, chúng tôi xem xét và tiến hành trong mối liên hệ với nhiều lĩnh vực về chính trị, văn hoá, xã hội, những chính sách về giáo dục liên quan đến việc thay đổi chương trình và SGK. Công việc nhằm tới cái đích giúp sáng tỏ về một phương diện trong vấn đề tiếp nhận Đường thi ở Việt Nam
2.2.1. Bối cảnh văn hoá xã hội
Tại sao việc xem xét nội dung SGK , đặc biệt là SGK môn Ngữ văn lại phải quan tâm đến bối cảnh văn hoá xã hội? “ SGK ra đời cho nhà trường được ví như “vầng trán cộng đồng”, là nơi trau dồi học vấn sang trọng, là cuốn sách học chung của giáo viên và học sinh, là tài liệu dạy học quan trọng, là bộ phận cấu thành quá trình giảng dạy khoa học. Trên bình diện chân lí, SGK chứa đựng những tri thức cơ bản, chính xác nhất và được nhân loại tin cậy nhất”( Văn hoá SGK, GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hội thảo khoa học quốc tế - SGK trong xã hội hiện đại).
Vai trò của môn Ngữ văn trong chương trình học phổ thông nói chung đã được xem trọng từ xưa. Môn Ngữ văn là một môn học độc lập thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, có nhiệm vụ trang bị cho HS những kiến thức về tiếng Việt và văn học, hình thành và phát triển ở HS năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học. Qua môn học này, HS được trang bị những hiểu biết về văn hoá, xã hội, lịch sử, đời sống tinh thần và tình cảm của con người.
Mục tiêu của giảng dạy Ngữ văn cũng góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục trong trường phổ thông nói chung. Giáo dục phổ thông là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, là sự tiếp nối giáo dục mầm non và chuẩn bị cho giáo dục nghề nghiệp và giáo dục Đại học, góp phần nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhận lực và bồi dưỡng nhân tài. Mục tiêu chung nhất là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, để HS đủ điều kiện tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Dù trong thời đại nào, giáo dục cũng phải hướng đến đào tạo một đội ngũ những con người thực sự có ích cho xã hội, nói cách khác, đáp ứng được nhu cầu của xã hội thời đại đó. Chương trình được soạn thảo trên cơ sơ tìm hiểu hoàn cảnh xã hội từng thời kì, đặc điểm về nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội thời kì đó.
Một vấn đề có tính nguyên lí đó là: Việc dạy văn ở bất kì chế độ nào, thời đại nào cũng phải nhằm vào mục tiêu xây dựng con người cho chế độ đó. Ở Việt Nam, từ năm 1975 đến nay, thực tế giảng dạy môn học luôn bám sát mục tiêu đào tạo của nhà trường và dựa trên nguyên lí giáo dục của Đảng nhằm đáp ứng một mức độ đáng kể nhiệm vụ chính trị và cuộc sống ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam.
Từ năm 1975 - 1979: Sau đại thắng mùa xuân 1975, nước nhà thống nhất, chúng ta đang đứng trước những khó khăn phức tạp của buổi đầu xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong toàn quốc. Giáo dục giai đoạn này gắn chặt với sự nghiệp cách mạng XHCN. Các môn chính trị, đạo đức và các môn KHXH giữ một vai trò quan trọng trong việc truyền đạt tri thức thế giới quan khoa học, về chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời quá trình giáo dục cũng là một cuộc đấu tranh gay gắt nhằm đẩy lùi những tàn dư của tư tưởng tư sản còn khá sâu đậm trong một bộ phận nhân dân vùng mới giải phóng, nhằm dẩy lui những biểu hiện của suy thoái tư tưởng nảy sinh trong qua trình vận động kinh tế trông giai đoạn đầu của thời kì quá độ. “ SGK văn thời kì này cần vạch cho HS thấy rõ những khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa đối với chủ nghĩa Mac - Lênin. Đặc biệt cần vạch rõ bản chất tư tưởng phản động của chủ nghĩa Mao Trạch Đông, sự phản bội lớn nhất, tệ hại nhất và nguy hiểm nhất đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, CNXH. (Tr. 16, Tiến trình đổi mới chương trình và phương pháp dạy học về tác gia, tác phẩm Nguyễn Khuyến trong SGK văn bậc THPT từ năm 1975 đến nay, Nguyễn Thị Thu Hiền, Khoá luận tốt nghiệp 2006). Các tác phẩm được chọn giảng chủ yếu phản ánh cuộc sống chiến đấu, lao động sản xuất trong mọi hoàn cảnh. Những tình cảm đời thường với cha mẹ anh em, bạn bè, những rung động thẩm mĩ trước thiên nhiên rất ít ỏi. Các tác phẩm văn học thời kì này chủ yếu là những áng văn chương ca ngợi khích lệ tinh thần chiến đấu, thể hiện tình yêu nước, lòng căm thù giặc. Qua tìm hiểu, chúng tôi không tháy nội dung Đường thi trong chương trình SGK ở giai đoạn này.
Từ năm 1990 đến năm 2000, chủ trương đổi mới của Đảng đề ra trong Đại hội VI năm 1986 đi vào đời sống thực sự đã tạo nhiều chuyển biến mạnh mẽ về tư duy: Kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin nhưng không giáo điều, cứng nhắc. “Giáo dục Việt Nam không phải đào tạo con ngưòi chính trị công dân mà là đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện có đạo đức cách mạng, có tinh thần nhân văn, có năng lực chuyên môn, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế nhiều thành phần” (Tr. 17, Tiến trình đổi mới chương trình và phương pháp dạy học về tác gia, tác phẩm Nguyễn Khuyến trong SGK văn bậc THPT từ năm 1975 đến nay, Nguyễn Thị Thu Hiền, Khoá luận tốt nghiệp 2006). SGK văn giai đoạn này thể hiện tư tưởng “không thể là phiên bản của cuốn đạo đức học, nặng về hô hào lí thuyết” (GS. Nguyễn Đức Nam), thực sự trả lại “bản chất thẩm mĩ cho môn văn”. Các tác phẩm được giảng dạy thiên về hướng khai thác tính thẩm mĩ và tính nhân văn, chống lại lối dạy học xã hội học tầm thường hay chính trịi hoá một cách thô bạo. Chính vì thế, các tác phẩm đưa vào giảng dạy đa dạng hơn, thiên về nhiều nội dung tư tưởng, tình cảm với tính đa dạng, phong phú của con người.
Đường thi đã chính thức được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông giai đoạn này. Tuy có một số thay đổi nhỏ ở từng bộ sách được biên soạn thí điểm vào năm 1997 đối với hai ban KHTN, KHTN-KT và ban KHXH nhưng nhìn chung đã giới thiệu được những tác phẩm mang tính tiêu biểu cho đặc sắc thơ Đưòng của những tác giả nổi bật nhất, ưu tú nhất. Đó là: Hành lộ nan, Tĩnh dạ tứ, Vọng Lư sơn bộc bố, Thái liên khúc ( Lí Bạch), Thạch Hào lại, Mao ốc vị thu phong sở phá ca, Tuyệt cú (Đỗ Phủ) trong chương trình THCS (lớp 9).Trong chương trình THPT cung cấp thêm Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Tảo phát Bạch Đế thành (Lí Bạch), Thu hứng, Đăng cao, Nguyệt dạ (Đỗ Phủ), Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu), Tì bà hành (Bạch Cư Dị).
Từ năm 2000 đến nay, đất nước phát triển mau chóng theo xu thế hội nhập. Đối tượng của nền giáo dục không chỉ chịu tác động từ môi trường trong nước. Cuộc cách mạng CNTT với những ứng dụng của nó đã đưa người học tiếp xúc với cả nhân loại. Suy nghĩ của con người không chỉ chịu ảnh hưởng từ giáo dục nhà trường mà bị chi phối bởi quá nhiều thông tin từ khắp nơi trên hành tinh này. Chúng ta đang trên con đường thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp. Yêu cầu của xã hội đối với nền giáo dục là phải đào tạo một lớp người lao động có tư duy phê phán và khả năng sáng tạo, tổng hợp, thay đổi và ứng dụng thông tin. Quan điểm của Đảng và nhà nước về giáo dục được phổ biến “ Giáo dục là quốc sách”, “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Nhiều chính sách nhà nước dành cho giáo dục được ban hành, đặc biệt là đầu tư cho xây dựng chương trình và biên soạn lại SGK. Sự ra đời của một hệ SGK văn của thế kỉ mới là một đòi hỏi và hiện tượng mang tính quy luật.
Trong điều kiện xã hội đang chuyển biến từ mô hinh khép kín sang mô hình kinh tế thị trường có định hướng, mở rộng liên hệ với các nền giáo dục trên thế giói thì SGK bên cạnh tăng cường hơn nữa tính hiện đại và tính thực tiễn là một tiêu chí không kém phần quan trọng thì còn phải thể hiện được định hướng về tính giao lưu quốc tế. Bộ sách mới (THCS và PTTH) không chỉ giới thiệu với bạn bè thế giới những thành tựu, những tác giả, tác phẩm đặc sắc của văn học Việt Nam mà còn nối rộng vòng giao lưu bằng cách lựa chọn những tác phẩm văn học nước ngoài để đưa vào chương trình nhiều hơn. Ngoài những tác phẩm đã có trong SGK chương trình cũ, còn thêm những tác phẩm mới: Đi bộ ngao du (Ru - xô), Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê) trong chương trình Ngữ văn 6. Sang chương trình Ngữ văn 7, đó là một loạt các bài thơ Đường: Vọng Lư sơn bộc bố, Tĩnh dạ tứ (Lí Bạch), Mao ốc vị thu phong sở phá ca (Đỗ Phủ) vốn được giảng dạy ở lớp 9 trong chương trình cũ, và thêm Hồi hương ngẫu thư (Hạ Tri Chương), bài đọc thêm Phong Kiều dạ bạc (Trương Kế). ở lớp 8, có giới thiệu vở hài kịch Mô-li-e với trích đoạn Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, truyện Hai cây phong (Ai-tma-tôp). Lớp 9 có Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Đê-phô).
Xét riêng bộ phận thơ Đường, đã thấy phạm vi tác giả tác phẩm được mở rộng: Bên cạnh hai tác giả Lí Bạch và Đỗ Phủ, SGK đưa thêm vào 1 tác phẩm học chính thức Hồi hưong ngẫu thư (Hạ Tri Chương) và 1 tác phẩm đọc thêm Phong Kiều dạ bạc (Trương Kế).
Như vậy, nhìn một cách tổng thể, chúng tôi nhận thấy việc lựa chọn các tác phẩm Đưòng thi để giảng dạy trong chương trình phổ thông đã phản ánh một phần rất rõ chủ trương giáo dục, nguyên lí giáo dục của từng giai đoạn của lịch sử Việt Nam. Mục đích của việc thay đổi theo hướng bổ sung thêm tác phẩm của các tác giả khác vào chương trình không phải gây nên sự quá tải mà nhằm giúp HS có một cái nhìn rộng hơn về thành tựu của Đường thi. Hiện tượng chuyển Đường thi từ nội dung chương trình lớp 9 xuốn chương trình lớp 7 cũng là một sự đổi mới tích cực. Lớp 6, HS đã bắt đầu học những tác phảm văn học nước ngoài của Nga, Pháp. Vậy thì Trung Quốc với một nền thi ca đồ sộ và ảnh hưởng nhiều tới văn chương nước nhà ngay từ những tác phẩm đầu tiên của nền văn học viết, cũng cần được giới thiệu. Thứ nhất, sốm cung cấp cho các em những kiến thức rất sơ đẳng về văn học nước láng giềng, thứ hai làm giàu vốn văn hoá nói chung, làm giàu tâm hồn các em bằng những áng thơ văn ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên và tình yêu quê hương đất nước.
2.2.2. Sự đổi mới quan niệm về văn học:
Thi pháp học “là khoa học nghiên cứu thi ca với tư cách là một nghệ thuật” (V. Girmunxki), tức là nó nghiên cứu các thủ pháp, kỹ thuật văn học nhưng không giản đon là “kỹ thuật văn học”. Thi pháp học đi sâu vào hoạt động sáng tạo, tư duy nghệ thuật của chủ thể.
Nhìn chung, thi pháp học truyền thống thiên về nghiên cứu thể loại, ngôn từ để chỉ đạo sáng tác, đề xuất các lời khuyên. Điều này thể hiện qua cuốn Thi pháp học của Aristote, cuốn Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp.
Thi pháp học hiện đại là một trong những hướng chủ yếu của nghiên cứu văn học thế kỉ XX và đang tiếp tục ở thế kỉ XXI được phát triển trên cơ sở nền tảng là tính chủ thể, tính sáng tạo, tính quy ước, tính cấu trúc.Thi pháp học hiện đại có nhiều trường phái và mỗi trường phái phụ thuộc vào một lí thuyết cơ sở họ lấy làm chỗ dựa. Theo Trần Đình Sử, “Thi pháp học đòi hỏi nghiên cứu hình thức nghệ thuật như những hiện tượng có quy luật” với hai mặt: mặt cụ thể cảm tính và mặt quan niệm.
“Từ những năm 80 của thế kỉ XX, việc vân dụng các hiện tượng thi pháp học để nghiên cứu các hiện tượng văn học đã được các nhà nghiên cứu quan tâm. Nhiều người cho rằng đây là một hướng tối ưu để khắc phục kiểu tiếp cận xã hội học đã kéo dài nhiều thập kỉ. Ứng dụng thi pháp học hiện đại, Trần Đình Sử đã đóng góp không nhỏ cho lĩnh vực nghiên cứu các hiện tượng văn học trong nước, tiêu biểu là Thi pháp văn học trung đại và Thi pháp thơ Tố Hữu. Riêng vấn đề nghiên cứu Đường thi, đáng kể có có công trình Về thi pháp thơ Đường của Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử và Thi pháp thơ Đưòng - một số phương diện chủ yếu của Nguyễn Thị Bích Hải.
Việc xây dựng nội dung giảng dạy Đường thi cũng do các tác giả trên trực tiếp tham gia nên không thể tách rời với nghiên cứu thành tựu của thi pháp học hiện đại. Các công trình nghiên cứu về thơ Đường ở nước ta trước năm 1975, căn bản nhất trí với quan điểm và hướng tiếp cận của các công trình nghiên cứu thơ Đường ở Trung Quốc. Có nghĩa là chú trọng vào nội dung tư tưởng với hướng xã hội học khá rõ. Tiêu biểu có: Thơ Đỗ Phủ (Trần Xân Đề), Đỗ Phủ - Nhà thơ dân đen (Phan Ngọc), Đại cương văn học sử Trung Quốc (Nguyễn Hiến Lê)…Sau 1975, cùng với sự tôn trọng nội dung tư tưởng, giới nghiên cứu đã dành sự quan tâm thích đáng đến các phương diện hình thức, các phuơng thức nghệ thuật. Đó là các công trình chuyên khảo, luận án khoa học: Sự phát triển của thi pháp Đỗ Phủ qua các thời kì sáng tác (Hồ Sĩ Hiệp), Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường (Nguyễn Sĩ Đại), Thử tìm hiểu tứ thơ của thơ Đường (Nhữ Thành) và thành công nhất là những công trình của tác giả Nguyễn Khắc Phi với Về thi pháp thơ Đường và Thi pháp thơ Đường - một số phương diện chủ yếu của Nguyễn Thị Bích Hải như đã kể trên. Các tác giả nghiên cứu theo hướng thi pháp đã chú trọng vào khai thác nội dung Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Đường, vấn đề về không gian, thời gian nghệ thuật trong thơ Đường, các thể thơ và ngôn ngữ thơ Đường.
Các tác giả đã chứng minh có một kiểu quan niệm về con người vũ tụ và con người xã hội thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa con người với các yếu tố không gian và thời gian trong các tác phẩm. Con người thơ Đường “khêu gợi ở người đọc những tình cảm tốt đẹp, lành mạnh, hướng về cái thiện, cái mĩ. Đó là chủ nghĩa nhân văn đích thực mà các nhà thơ Đường cống hiến cho nhân dân Trung Quốc và nhân loại” (Nguyễn Thị Bích Hải).
Về thể loại, các nhà nghiên cứu đã có những phát hiện mang tính bản chất như: Vấn đề đối ngẫu trong thơ Đường luật, trình tự phân tích một bài thơ bát cú Đường luật của Nguyễn Khắc Phi. Tác giả công nhận có 3 quan niệm khác nhau về mô hình luật thi: 2/2/2; 4/4; 2/4/2 và dùng mô hình nào là do thực tiễn bài thơ quy định. Tuy nhiên, có trường hợp vẫn phải dùng mô hình khác: 4/2/2; 2/4/4; 6/2 (Bài Lệ của Lí Thương Ẩn); 2/6 (Bài Tuỳ cung cũng của Lí Thương ẩn). Riêng Bút pháp thơ ca Trung Quốc của Franscoi Cheng (Nguyễn Khắc Phi dịch) đã bổ sung một nguồn tài liệu rất đáng giá cho công việc nghiên cứu Đường thi ở Việt Nam. Tác giả đã chỉ ra được mối liên hệ giữa ngôn ngữ thông thường và ngôn ngữa thơ ca, tức khoảng cách giữa ngôn ngữ thơ ca với những quy luật từ pháp, cú pháp và những hệ quả mà những hiện tượng đó dẫn tới; những hình thức thơ ca đích thực, câu trúc và ý nghĩa của chúng. Trong quá trình phân tích, tác giả đã làm rõ bút pháp ở những khía cạnh cụ thể như: phép tỉnh lược đại danh từ, tỉnh lược giới từ, tỉnh lược những so sánh và động từ, dùng hư từ thay cho động từ (Những thủ pháp bị động); vấn đề nhịp điệu, đối vị có điệu thức, cấp độ cú pháp cảu Luật thi (Những thủ pháp chủ động). Chính những thành tựu về thi pháp học này đã làm thay đổi lớn lao đến việc định hướng tiếp nhận Đường thi trong nhà trường, cụ thể là nội dung câu hỏi hướng dẫn học bài.
Suốt một thòi gian dài, lí luận văn học của ta coi lí thuyết phản ánh là định hướng cho con đưòng tiếp cận và khám phá tác phẩm văn học. Văn học được xem là công cụ đấu tranh xã hội. Nội dung tư tưởng và thế giới quan được coi trọng hơn là cá tính sáng tạo của nhà văn. Theo đó, giá trị phản ánh trong một tác phẩm văn học được đăth cao hơn giá trị biểu hiện. Phương pháp này đã dẫn đến vviệc đánh giá các tác phẩm văn học một cách đơn giản, thậm chí võ đoán đồng thời hạ thấp các lao động sáng tạo của nhà văn về mặt ngôn từ.
Từ năm 1986 đến nay, lí luận, phê bình, nghiên cứu văn học có những đột phá quan trọng, đưa ra vấn đề đặc trưng văn học trong cấu tạo của nó, đặc điểm thẩm mĩ của văn học, tiếp nhận văn học, vai trò của người đọc. Văn học được xem như là một cấu trúc mang nghĩa. Văn học trước hết là những biểu hiện và tưởng tượng sáng tạo. Tính xã hội và tính phản ánh luôn nằm trong luôn nằm trong hoạt động sáng tạo cảu nhà văn. Nội dung văn học không đóng khung trong quan điểm chính trị mà thể hiện trong toàn bộ kinh nghiệm sống mang tính toàn diện của nhà văn. Văn học là một “hình thái ý thức xã hội nhưng nó vẫn có một nguồn năng lượng bất kham có thể làm rạn nwts hệ thống hình thái đã có và góp phần kiến tạo hệ ý thức mới”. Văn học luôn đựơc xem xét trong mối quan hệ với quy luật tiếp nhận của người đọc. O.V.Slivizkaja đã khẳng định: “ Nội dung khách quan của tác phẩm nghệ thuật khong bao giờ hoàn toàn trung khớp với điều nó sống như thế nào trong đầu bạn đọc” (Tr. 47, Định hướng tiếp nhận của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trường phổ thông, Luận án tiến sĩ). Tác phẩm văn chương với sự sống động, phức tạp của thế giói tinh thần đã gợi ra vo vàn cảm nghĩ, ý niệm và cách lí giải ở người đọc nên quá trình tiếp nhận văn học là một quá trình vô cùng phức tạp.
Những kết quả của lí luận, phê bình nói trên là tiền đề trực tiếp cho việc đánh giá đúng bản chất quá trình tiếp cận và phân tích tác phẩm văn chương trong trường phổ thông. Việc tiếp nhận văn học trong nhà trường có những quy tắc, đặc điểm riêng. “Hoạt động tiép nhận văn chương của HS trong nhà trường không hoàn toàn giống với bạn đọc ngoài xã hội… việc tiếp nhận một tác phẩm văn chương trong nhà trường hoàn toàn có tính chất tự do, độc lập và mang tính cá nhân là chủ yếu. Còn tiếp nhận tác phẩm văn chương trong nhà trường lại mang tiính tập thể và có sự hướng đẫn trực tiếp của giáo viên” ( Tr. 476, Tuyển tập Phan Trọng Luận).
Sở dĩ có điều đó chính bởi bạn đọc - HS do những đặc điểm và điều kiện cá nhân đã tiếp cận tác phẩm văn chương với những tầm đón riêng mang màu sắc chủ quan. HS với những những đặc điểm về cảm xúc, vốn sống, kinh nghiệm, trình độ chênh lệch với nhà văn sẽ là một cản trở trong quá trình tiếp nhận văn học.
SGK được biên soạn theo chương trình thí điểm đã theer hiện rõ sự tôn trọng và lưu ý tới vấn đề Bạn đọc - HS với những đặc trưng tâm lí, trình độ và nhu cầu riêng. Qua khảo sát hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài, chúng tôi nhận thấy việc gợi ý phân tích của người soạn rất cụ thể, hướng vào từng nội dung trong mỗi tác phẩm. Mỗi bài trung bình có 5, 6 câu hỏi. Bản chất câu hỏi chú trọng nhiều đến việc xây dựng cho HS các thao tác, cách thức phân tích nghệ thuật, lí giải nội dung tác phẩm. Điều này tạo thuận lợi cho HS trong khi phân tích, tìm hiểu giá trị tác phẩm. Riêng phần chú thích về nghĩa các từ Hán Việt cuối mỗi chân trang (sách Ngữ văn 7, tập 1, 2001) đã giảm bớt phần nào trở ngại về việc tiếp nhận cho HS.
2.2.3. Công cuộc đổi mới phương pháp giáo dục
Theo nhiều nhà nghiên cứu giáo dục, nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố của các tổ chức UNESCO, SGK và thiết bị dạy học là một trong 3 yấu tố quyết định chất lượng giáo dục bên cạnh hệ thống giáo dục và đội ngũ giáo viên. Việc cải tiến phương pháp giảng dạy là một trong những vấn đề then chốt của cải cách giáo dục và cải tiến SGK là giải quyết một trong những vấn đề trung tâm của Cải cách giáo dục.
Từ trước tới nay, có hai phương diện cơ bản trong dạy học các môn nói chung là hệ thống kiến thức, kĩ năng. Trước nay, theo phương pháp dạy học cũ, vì chú trọng vào Kiến thức nên SGK nói chung là tập trung trả lưòi câu hỏi: Dạy cái gì và học cái gì? SGK có phần hướng dẫn học bài nhưng chủ yêu là những gợi ý mang tính áp đặt. Với SGK từ giai đoạn 1900 đến 2000, bên cạnh các bài học chính có câu hỏi gợi ý tìm hiểu, riêng phần học thêm, nhiều bài soạn Hướng dẫn học thêm theo hướng bình giảng. Theo cách viết đó, không tạo “độ mở” cho quá trình tiếp nhận của HS. Điều đó phản ánh quan niệm truyền thống, dạy văn chủ yếu là nhằm làm cho HS thấy được cái hay, cái đẹp của những tác phẩm văn chương. Cái hay, cái đẹp ấy lại do chính giáo viên cung cấp bằng cách thuyết trình, thuyết giảng. Đó là cách giảng dạy theo quan niệm lấy người học làm trung tâm.
Đến những SGK biên soạn sau năm 2000, đã bỏ hẳn lối định hướng theo kiểu trình bày sẵn nội dung tác phẩm mà đặt ra nhiều câu hỏi (tự luận và trắc nghiệm) để HS tư duy nhiều hơn, đưa ra nhiều câu hỏi yêu cầu HS trình bày cảm nhận cũng như cách lí giải của người học. Đây là một sự đổi mới trên tinh thần phục vụ cách dạy văn: Dạy cách đọc - cách giải mã văn bản. SGK được soạn theo nguyên tắc tích hợp (theo chiều dọc và theo chiều ngang). Bộ SGK cũ (biên soạn trước năm 2000) chia môn văn thành 3 loại sách: Sách văn học, sách Tiếng Việt, Sách Tập làm văn. Các bộ SGK mới (biên soạn theo chương trình thí điểm) đã tinh gọn trong 1 bộ với tên gọi Ngữ văn. Các băn bản đọc hiểu còn là kiến thức phương tiện để dạy Tiếng Việt và Tập làm văn và theo đó, kiến thức về văn bản được khai thác sâu hơn, kết hợp với việc rèn kỹ năng đọc, tự lĩnh hội các tác phẩm ngoài chương trình. Những tác phẩm Đường thi được giảng dạy trong mối liên quan chặt chẽ với kiến thức về từ Hán Việt (ở chương trình THCS) và là Luật thơ Đường (ở chương trình PTTH), những kiến thức bổ trọ rất hữu dụng đối với việc đọc - hiểu thơ Đường.
Sự thay đổi về cách trình bày (hình thức lẫn nội dung) đều cho thấy người biên soạn đã quán triệt quan điểm phát huy tính chủ động sáng tạo của người học. Đó là hệ quả kế thừa từ thành tựu tâm lí học hoạt động và mĩ học tiếp nhận, coi HS là ban đọc sáng tạo và quá triình tiếp nhận của HS trong nhà trường là một quá trình từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Mục đích cuối cùng là trang bị cho HS những tri thức để tự đọc văn dưới sự định hướng của người thầy.
PHẦN KẾT LUẬN
Nhận xét chung về nội dung phần Đường thi được đưa vào chương trình SGK Ngữ văn PT ở Việt Nam.
Trong chương trình Ngữ văn phổ thông, Đường thi được dạy học hai lần (lớp 9 và lớp 10 - chương trình cũ; nay là lớp 7 và lớp 10) gồm thơ của 9 tác giả trong đó trọng tâm vẫn là thơ Lí Bạch, Đỗ Phủ. Như vậy thơ Đường được dành nhiều thời gian hơn so với các thành tựu văn học nước ngoài khác. Điều ấy là hợp lí vì thơ Đường là một trong những đỉnh cao của văn học thế giới, hơn thế lại còn là thành tựu văn học nước ngoaì ảnh hưởng sâu sắc tới văn học Việt Nam. Trong thơ của các nhà thơ Việt Nam trung - cận đại, kể cả thơ chữ Hán lẫn thơ chữ Nôm, có đến 3/4 số bài được sáng tác theo thể Đường luật. Đây chính là một biểu hiện tiếp thu và sáng tạo của truyền thống thơ ca nước ta.
Trong 9 tác giả được tuyển dạy chỉ có Hạ Tri Chương ở thời Sơ Đường và Bạch Cư Dị ở thời trung Đường. Còn lại 7 tác giả đều ở thời Thịnh Đường. Trong đó có Lí Bạch và Đỗ Phủ được chọn dạy và học ở cả hai cấp, điều này hợp lí và phù hợp với thực tế thơ Đường. Thịnh Đường là thời hoàng kim của thơ cổ điển Trung Quốc. Lí Bạch và Đỗ Phủ là hai nhà thơ vĩ đại mang tầm vóc quốc tế.
1.1. Được
Số lượng tác phẩm đưa vào SGK ngữ văn còn ít, kể cả 2 cấp, so với sự đồ sộ của Đường thi. Nhưng đó đều là những tác phẩm nổi tiếng, tiêu biểu cho đặc trưng thi pháp thơ Đường.
Thể tuyệt cú là thể thơ ngắn nhất Trung Quốc.Thời hiện đại, cả Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn sử dụng theer loại này. Đây là một hiện tượng thú vị đáng tìm hiểu. Trong cuộc sống hiện đại, con người vẫn có nhu cầu thưởng thức văn thơ nhưng những pho sử thi đồ sộ hay tiểu thuyết dài hơi không phải ai cũng có thời gian và kiên nhẫn để thưởng thức. Chúng hầu như chỉ là đối tượng của nghiên cứu, phê bình, lí luận. Xu hướng đại đa số vẫn thích truyện ngắn, truyện ngắn mini, thơ haiku, thơ tuyệt cú.Ngắn nhưng có thể nói thể loại này là sự đúc kết và thăng hoa cảm xúc và kĩ thuật của người nghệ sĩ.
Có thể thấy, những tác phẩm được đưa vào giảng dạy đều rất tiêu biểucho một thành tựu thi ca, gần gũi với tâm hồn và văn học Việt Nam. Những bài thơ được tuyển chọn tuy không nhiều nhưng mỗi bài một vẻ, tiêu biểu cho thi pháp thơ Đưòng và mang chứa đựng noioị dung tư tưởng tốt đẹp, trong sáng. Bất chấp khoảng cách về thời gian, những giá trị nhân văn cao đẹp của Đường thi vẫn còn gần gũi và có ích đối với chúng ta bây giờ. Không thể vì cái ấn tượng “khó” mà tạo ra những trở ngại trong việc cảm nhận cái hay của thơ Đường. Nếu chúng ta vượt qua được những yếu tố về hình thức thì chúng ta sẽ đọc được thông điệp mang tầm triết lí của người xưa.
Đặc trưng của thơ Đường là tạo lập các mối quan hệ nên khi tìm hiểu, chúng ta phải phát hiện ra các mối quan hệ đó.Thơ Đường vốn hàm súc, để hiểu được nó, chúng ta càng phải phát huy hết những khả năng liên tưởng, tưởng tượng. Những câu hỏi hướng dẫn học bài trong bộ SGK thí điểm đã phần nào theo sát được yêu cầu để HS có nhiều cơ hội thể hiện ý kiến chủ quan, sự sáng tạo của cá em. Việc tăng cường kênh hình ảnh minh hoạ cho các bài Đọc - hiểu văn bản đã có tác dụng lôi cuốn và khơi gợi các em tưởng tượng. Những đổi mới đó góp phần giảm bớt trở ngại, tăng tính hiệu quả cho quá trình tiếp nhận Đường thi của HSPT.
1.2. Chưa được
Thơ Đường, như đã nói, do cách xa chúng ta về cả không gian, thời gianvà cả phương thức tư duy nghệ thuật. Tâm lí tuổi trẻ ngày nay rất nôn nóng, khó có thể tĩnh tâm để cảm nhận và thẩm thấu những rung động tế vi của tâm hồn.
Không thể phủ nhận ý nghĩa mang tính nhân văn của các tác phẩm đưa vào giảng dạy cho HSPT, tuy nhiên, đối với một số bài trong SGK Ngữ văn 7, có nhiều ý kiến bàn ra tán vào về sự không phù hợp. Tieu biểu là ý kiến của Nguyễn Thế Long trong quyển Đổi mới tư duy, phát triển giáo dục Việt Nam trong Kinh tế thị trường” : “ Thật là phản sư phạm khi đưa vào SGK bài Hồi hương ngẫu thư. Cảm xúc của một ông già hơn 80 tuổi cáo quan về thăm lại làng cũ, nhìn cảnh xưa thay đổi ngỡ nàgn, sao có thể rung cảm tâm hồn của những đứa trẻ 13 tuổi. Hơn nữa bài thơ còn đậm ý vị triết học”. “ Thơ chữ Hán nội dung rất hàm súc, cô đọng, nhiều ý tại ngôn ngoaị, đem dạy ở lứa tuổi này sẽ làm cho suy nghĩ các em nhiễm cách trầm tư của người lớn, thêm già đi nhanh chóng”.
Việc học thơ chữ Hán ở lứa tuổi 13 không phải là quá sớm và quá sức đối với các em. HS ở lứa tuổi này, nhất là trong thời đại ngày nay, nhận thức và tình cảm các em đã khác trước rất nhiều, do các em sống trong một thời đại đựoc tiếp xúc với rất nhiều nguồn thông tin. Việc đưa ra những kiến thức không mang tính ăn sẵn sẽ buộc các em phải đầu tư suy nghĩ và phát huy sự sáng tạo, đề xuất và trình bày ý tưởng riêng. Dạy các tác phẩm Đường thi, lại có thêm nhiều sự định hướng như trong SGK mới, không phải là đưa ra những yêu cầu phản giáo dục như Nguyễn Thế Long nói.
Nhưng công bằng mà nói, nếu để chọn những bài thơ hoàn toàn phù hợp với trình độ và tâm lí lứa tuổi của các em không phải quá khó. Tuy nhiên, mục đích của dạy văn là nhằm bồi dưỡng về tâm hồn, nâng cao năng lực thẩm mĩ cho các em, những tác phẩm đó phải được thời gian kiểm chứng về giá trị, ý nghĩa. Có thể ở một số bài thơ chữ Hán, các em khó tiếp nhận được hết ý nghĩa nhưng chỉ cần các em cảm nhận được phần nào vẻ đẹp của tác phẩm, đã là một thành công. Bởi vì, học, chính là đặt cho mình một cái đích cao hơn, nếu dễ dàng đạt được quá, người học sinh ra tâm lí nghi ngờ và coi thường giá trị nhận thức và đạo đức của văn chương.
Việc đưa vào giảng dạy tác phẩm mang ý vị triết học như thế làm phong phú đa dạng nội dung các tác phẩm văn chương, giúp các em được sống với nhiều cung bậc cảm xúc, trưởng thành sớm trong suy nghĩ tức là sẽ sống sâu sắc hơn với cuộc đời. Như vạy đã hoàn thành sứ mệnh của môn học.
Một số kiến nghị:
Đường thi là một bộ phận văn tinh hoa của nhân loại nhưng khó tiếp nhận đối với HS PT. Do đó mỗi giáo viên cần phải nỗ lực tìm tòi phương pháp giảng dạy phù hợp để nâng tầm cảm thụ văn học cho HS.
Cần có những công trình nghiên cứu sâu hơn. Trong khuôn khổ 1 đề tài KKLTN, chúng tôi với sự hiểu biét còn nhiều hạn chế, chưa có điều kiện đi sâu hơn. Đề tài chỉ mang tính chất gợi mở một hướng mới trong việc nghiên cứu văn học nước ngoài nói chung, đặc biệt là lĩnh vực tiếp nhận văn học nước ngoài ở Việt Nam
Tiền đề cho những công trình nghiên cứu sâu hơn về vấn đề tiếp nhận văn học Trung Quốc nói chung và Đường thi nói riêng ở Việt Nam. Cụ thể: Đề ra những sáng kiến trong việc đổi mới PPDH văn học nước ngoài - phần Đường thi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- duong_thi_trong_sgk_pt_o_viet_nam_7178.doc